Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

giao an 3 tuan 24 mot cot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.07 KB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 24 Thứ hai, ngày 18 tháng 2 năm 2013 Tập đọc – Kể chuyện Tiết 70, 71 : ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I/ MỤC TIÊU: Tập đọc - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Bài ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. Học sinh trả lời được các câu hỏi sgk. Kể chuyện: Học sinh biết sắp xếp tranh sgk cho đúng thứ tự Kể lại được từng đoạn chuyện dựa theo tranh minh họa. * Các KNS giáo dục HS : HS tự nhận thức , thể hiện sự tự tin .Có tư duy sáng tạo .Kĩ năng ra quyết định II/ CHUẨN BỊ : -. GV tranh minh họa , bảng phụ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra - Học sinh đọc bài và TLCH nội dung bài tập đọc: Chương trình xiếc đặc sắc. - Nhận xét 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Đối đáp với vua . Hoạt động 1: Tập đọc 1.1Luyện đọc trơn - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Lưu ý cách đọc cho học sinh : với giọng đọc trang nghiêm , tinh nghịch , ca ngợi , khâm phục . -Học sinh luyện đọc từng câu ( Đọc nối tiếp , cả lớp ) + Luyện đọc : Huế , Cao Bá Quát , hốt hoảng , vùng vẫy , cởi trói . - Luyện đọc đoạn : HS đọc nối tiếp từng đoạn ( 4 đoạn ) - Giảng từ : hướng dẫn HS đọc các từ ngữ SGK/ 50 - Học sinh đọc bài theo nhóm 4. ( nhóm cố định ) - Thi đua đọc trước lớp. ( 3 ,4 nhóm ) ( đọc theo vai ) - HS nhận xét - GV chốt lại , tuyên dương.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Cả lớp đọc ĐT toàn bài. 1.2 Luyện đọc hiểu : ( hỏi đáp , thảo luận nhóm ) - Học sinh đọc thầm từng đoạn , giáo viên hỏi: + Đoạn 1 : Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ? ( hỏi đáp ) + Đoạn 2 : Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ? Cậu làm gì để thực hiện được mong muốn đó ? ( HS trao đổi nhóm đôi ). + Đoạn 3,4 : 1 HS đọc to , trả lời các câu hỏi : . Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ? . Cao Bá Quát đối như thế nào ? HS trả lời , nhận xét GV nhận xét , chốt lại - 1.3 Luyện đọc lại: - Giáo viên đọc mẫu đoạn 3 ( hướng dẫn HS đọc đúng văn ) - HS đọc cá nhân , thi đọc - 1 học sinh đọc lại cả bài. . Hoạt động 2: Kể chuyện - Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh – nhóm nhỏ. - GV dùng tranh đã chuẩn bị , ghi đúng các câu hỏi gợi ý để giúp HS kể lại từng đoạn . - Học sinh sắp xếp tranh theo trình tự câu chuyện. - HS kể trong nhóm theo từng đoạn ( nhóm 4 bạn ) +Thực hành kể trong nhóm ( kể theo vai ) +Thi kể phân vai ( mỗi nhóm 1 đoạn ) ( 3nhóm ) - GV , học sinh nhận xét chọn những nhóm kể hay để khen ngợi +Một nhóm giỏi kể cả câu chuyện 4. Củng cố : ( Trao đổi cả lớp ) -Từ nhỏ Cao Bá Quát đã bộc lô những tài năng gì ? ( trình bày ý kiến. cá nhân ). - GV nhận xét , giáo dục HS - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : Tiếng đàn.. ---------------------------------------------------------------------Toán Tiết 115: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( TT ) I/ MỤC TIÊU: Biết chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ( trường hợp có chữ số 0 ở thương ) . Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán . HS vận dụng sáng tạo , chính xác ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> II/ CHUẨN BỊ : - GV các bảng phụ , bảng từ - HS bảng con , bảng nhóm III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh chia số / Hướng dẫn thực hiện phép chia 4218 : 6 HS đọc phép tính . - GV gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính (1 HS ), HS còn lại làm bảng con HS nhận xét , Gv chốt lại như SGK /119 ( GV nhắc HS , mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm ( chia , nhân , trừ ) , chỉ ghi chữ số của thương và số dư . -1.2/ Hướng dẫn thực hiện phép chia 2407 : 4 (cả lớp thực như phép chia 4218 : 6 ) Hoạt động 2:. Thực hành. Bài 1: Đặt tính rồi tính - HS làm bảng con , bảng lớp cột a . - Cột b/ HS làm vào vở , 2 HS sửa bài - HS nhận xét , GV chốt lại Bài 2 : Bài toán -1 HS đọc bài toán , HS trao đổi nhóm đôi nêu cách thực hiện - GV chốt lại : + Quảng đường dài bao nhiêu ? + Đã sửa được bao nhiêu quãng đường ? + Còn phải sửa bao nhiêu mét đường ? - HS nêu tóm tắt và nêu từng tự các bước giải , cả lớp làm vào vở . - 1 HS trình bày bảng nhóm , nhận xét - GV chốt lại lời giải đúng : Giải Số mét đường đã sửa là 1215 : 3 = 405 ( m ) Số mét đường còn phải sửa là : 1215 - 405 = 810 ( m ) Đáp số : 810 m đường.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài 3 : GV nêu yêu cầu - Trò chơi : Ai nhanh hơn ( cả lớp ) - Ghi chữ Đ hoặc chữ S vào phép tính , HS thi đua thực hiện ghi đáp án và nêu cách thực hiện - GV nhận xét , chốt lại : a/ Đ , b/ S , C/S 4. Củng cố : - Thi đua tìm thương của phép tính chia : 2426 : 4 ( 3 HS ) - GV ,cả lớp nhận xét , tuyên dương - Về nhà tiếp tục luyện giải toán thêm Giáo viên nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập ------------------------------------------------------------------------Tự nhiên và xã hội Tiết 46: KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY I/ MỤC TIÊU :  Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và lợi ích của hoa đối với đời sống con người .  HS khá, giỏi: Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời, còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.  Kĩ năng sống:  Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây đối với đời sống của cây, đồi sống động vật và con người.  Kĩ năng làm chủ bản thân: Có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống: Không bẻ cành, bứt lá, làm hại với cây.  Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán, lên án, ngăn chặng, ứng phó với những hành vi làm hại cây. II/ CHUẨN BỊ:  Các hình trong SGK/88,89. Vở BT TNXH.  Học sinh và giáo viên sưu tầm các lá cây khác nhau. III/ LÊN LỚP : 1. Kiểm tra bài cũ: Lá cây - Kiểm tra 2 em.: Nêu đặc điểm của lá cây? - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: khả năng kì diệu của lá cây * Hoạt động 1: Biết nêu chức năng của lá cây Bước 1:. Thảo luận theo cặp.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Yêu cầu từng cặp dựa vào hình 1 SGK trang 88 tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. + Trong quá trình quang hợp thì lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? + Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ? + Quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? + Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ? - Các cặp ngồi xoay mặt vào với nhau để quan sát hình 1 trong sách giáo khoa trang 88 để đặt câu hỏi và trả lời với nhau. + Lá cây khi quang hợp hấp thụ khí các bon níc và thải ra khí ô xi, quá trình này xảy ra vào ban ngày. Ngược lại trong quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí ô - xi và thải ra các bon - níc, quá trình này xảy ra vào ban đêm. + Ngoài ra lá cây còn tham gia vào việc thoát hơi nước. Bước 2:. Làm việc cả lớp. - Mời một số cặp trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhận xét chốt lại ý đúng. + Vậy lá cây có có những chức năng nào ? Kết luận: Lá cây có 3 chức năng chính: Quang hợp; Hô hấp; Thoát hơi nước * Hoạt động 2: Ích lợi của lá cây Bước 1 : - Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận dựa vào thực tế cuộc sống và hình trong sách giáo khoa trang 89 để: + Nêu ích lợi của lá cây ? + Kể tên 1 số lá cây dùng để gói bánh, làm thuốc, để ăn, làm nón, lợp nhanh[ Bước 2: - Mời đại diện các nhóm thi kể trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung: Lá cây để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà, làm phân bón … - Cả lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc. 3) Củng cố - Dặn dò: - Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày. - Về nhà học bài và ghi nhớ. - Chuẩn bị: Hoa – Sưu tầm một số loại hoa ----------------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thứ ba, ngày 19 tháng 2 năm 2013 Chính tả Tiết 46 : NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM I/ MỤC TIÊU: Nghe viết đúng bài chính tả “Người sáng tác Quốc ca Việt Nam” Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi , bài viết không sai quá 5 lỗi . Làm đúng bài tập 2b, 3 a. HS tích cực trong giờ học . II/ CHUẨN BỊ : GV các bảng phụ , bảng từ . HS bảng con , vở chính tả III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam . Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết ( Hoạt động cả lớp ). 1. Chuẩn bị : GV đọc cả bài ( lần 1 ) Giới thiệu về Nhạc sĩ Văn Cao ( HS lắng nghe ) HS đọc lại + Nhận xét bài chính tả . +Tìm tên riêng trong bài ( Văn Cao ) , Quốc . + Tìm từ khó ,dễ sai viết bảng con : Nhạc sĩ , khởi nghĩa , Quốc hội , vẽ tranh . ( HS đính bảng ) - GV nhận xét , sửa sai 2 .Hướng dẫn HS viết vào vở . - GV đọc bài(lần 2 ) - HS nhắc lại cách trình bày đoạn văn . - GV đọc bài HS viết - GV đọc bài cả lớp soát lỗi -Chấm chữa bài . Hoạt động 2: luyện tập Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài. -. Chọn bài 2b / : Điền vào chỗ trống ut hay uc ?. -. Cả lớp làm vào vở , 1 HS sửa bài , nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -. GV chốt lại. Bài 3 : ( bài a ) ( Làm việc nhóm 5 ) -. Đặt câu phân biệt hai từ trong cặp từ sau :. -. Nồi – lồi , no –lo ( ghi vào bảng nhóm ). -. HS trình bài trước lớp ( 3 nhóm ) , nhóm khác nhận xét. -. GV chốt lại. 4. Củng cố : - Nhận xét , tuyên dương những HS học tốt - Về nhà sửa lỗi sai vào vở Chuẩn bị : Đối đáp với vua. ---------------------------------------------------------------------Toán Tiết 116 : LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Học sinh có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có 1 chữ số ( trường hợp có chữ số 0 ở thương ) - Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán có lời văn. - Tính toán cẩn thận, chính xác. II/ CHUẨN BỊ : -. GV cc bảng phụ , bảng từ. -. HS bảng con , bảng nhĩm. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : ht 2. Kiểm tra 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Luyện tập . Hoạt động 1: Củng cố chia số có bốn chữ số cho số có 1 chữ số Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu – Đặt tính rồi tính. -. Học sinh làm bảng con ( cột a , b ). -. 4 học sinh sửa bài.. -. Cột c/ HS lm vở , 2 HS sửa bi. -. GV , cả lớp nhận xt . Bài 2: Học sinh nhắc lại cách tìm thừa số. - Bài a/ X x 7 = 2107 ( Trao đổi nhóm đôi ) , gọi 2 HS thi đua thực hiện . - HS nhận xét , GV chốt lại - Bài b / 8 x X = 1640 ( cả lớp làm vào vở ) , 1 HS sửa bài.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - HS khác nhận xét , GV chốt lại . Hoạt động 2: Ap dụng vào giải toán Bài 3: Học sinh đọc đề bài toán. -. Bài cho biết gì?. -. Bài hỏi gì?. -. Dạng bài toán gì?. -. Học sinh giải vào vở , 1 HS đính bảng nhóm .. -. HS khác nhận xét. -. GV chốt lại đáp án đúng Bài giải Số gạo cửa hàng đã bán là : 2024 : 4. = 506 ( kg ). Số gạo cửa hàng còn lại : 2024. - 506 = 1518 ( kg ) Đáp số : 1518 kg gạo. Bài 4 : Tính nhẩm -. Học sinh nhẩm nêu kết quả nối tiếp.. -. GV ghi kết quả , nhận xét. -. GV chốt lại. 4 . Củng cố : - HS nhắc lại các kiến thức đã ôn tập - Về nhà luyện tập thêm về chia số có 4 chữ số cho số có 1 chư số Chuẩn bị : Luyện tập chung -. Giáo viên nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------------Tập viết Tiết 24: ÔN CHỮ HOA R. I/ MỤC TIÊU: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R ( 1 dòng ) , PH , H ( 1 dòng ) - Viết đúng tên riêng: Phan Rang ( 1 dòng ) và câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy ….. có ngày phong lưu ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ. - Học sinh viết cẩn thận, đúng mẫu. II/ CHUẨN BỊ : GV chữ mẫu , bảng từ , tranh Phan Rang III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. Kiểm tra - Học sinh nêu từ , câu ứng dụng ở tiết 23 - Giáo viên chấm điểm 1 số tập. - Nhận xét 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Ôn chữ hoa R Hoạt động 1: Hướng dẫn viết bảng con. . 1.1. Luyện viết chữ hoa. -. Học sinh tìm các chữ hoa trong bài. -. Giáo viên treo lần lượt mẩu chữ viết hoa.. -. Học sinh nhận xét độ cao, khoảng cách?. -. Giáo viên viết mẫu, kết hợp nêu quy trình.. -. Học sinh viết bảng con.. Nhận xét. 1.2 Luyện viết từ ứng dụng - Học sinh đọc từ : Phan Rang , quan sát tranh - giáo viên : Giới thiệu tranh Phan Rang là tên 1 thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận. - Học sinh quan sát nêu độ cao, khoảng cách các con chữ trong từ ứng dụng. - Giáo viên viết mẫu - Học sinh viết bảng con.. Nhận xét. 1.3 Luyện viết câu ứng dụng - Học sinh đọc câu ứng dụng + Em hiểu câu ca dao nói gì? Giáo viên: Câu ca dao nói lên nổi nhọc nhằn của người nông dân, được đền đáp xứng đáng. - Học sinh nhận xét độ cao, khoảng cách các từ trong câu ứng dụng. - Học sinh viết bảng con: Rủ, Xem - Nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vở.  -. Giáo viên cho học sinh quan sát vở viết mẫu.. -. Giáo viên nêu yêu cầu khi viết vở.. -. Học sinh viết vở theo yêu cầu.. -. Chấm điểm 1 số vở.- nhận xét. 4. Củng cố : - Nêu lại từ ứng dụng , câu cao trong bài - Về nhà viết phần ở nhà.. - Nhận xét tiết học.. ----------------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Mĩ thuật Tiết 24 : Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TỰ DO I. Mục tiêu : - Học sinh làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do. - Học sinh tập vẽ tranh đề tài tự do. - Học sinh có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh. II. Đồ dùng dạy học : 1. Giáo viên :. - Tranh của họa sĩ và thiếu nhi - Tranh phong cảnh, lễ hội, dân gian.. 2. Học sinh :. - Vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu.. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Ổn định 2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TỰ DO GV cho HS xem tranh và gợi ý : + Trong tranh có những hình ảnh gì ? Có những hoạt động nào ? + Các bức tranh dân gian Việt Nam vẽ về đề tài gì? Màu sắc trong tranh như thế nào? - GV tóm tắt : Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung, đề tài vẽ tranh : + Vẽ tự do là vẽ theo ý thích, mỗi người có thể chọn cho mình một nội dung, một đề tài. + Vẽ tự do rất phong phú về đề tài nên có thể vẽ được nhiều tranh đẹp. * Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài. - GV gợi ý về đề tài và cách khai thác để HS chọn : + Cảnh đẹp đất nước. + Các di tích lịch sử, di tích cách mạng, văn hóa. + Cảnh nông thôn, thành phố, miền núi, miền biển. + Thiếu nhi vui chơi. + Các trò chơi dân gian. + Lễ hội, học tập. + Sinh hoạt gia đình. * Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh. - GV nêu câu hỏi gợi ý HS cách vẽ : + Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ. + Tìm các hình dáng phù hợp với hoạt động. + Tìm thêm các chi tiết để bức tranh sinh động..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt. + nên vẽ màu kín tranh. * Hoạt động 3 : Thực hành. - GV cho HS xem lại tranh. - Khi vẽ, GV đến từng bàn để : + Gợi ý HS cách vẽ. + Nhắc HS không nên vẽ giống nhau. - Gợi ý HS tìm màu : + Tôn trọng ý thích của HS. + Không yêu cầu HS vẽ màu đúng như màu thực của thiên nhiên. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ về : + Cách thể hiện nội dung đề tài. + Các hình ảnh (sinh động) + Màu sắc. - HS chọn các tranh đẹp và xếp loại theo ý mình. 4. Dặn dò : - HS về nhà xem lại các bài trang trí đường diềm, hình vuông. - Chuẩn bị bài “Vẽ trang trí : Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật”. ------------------------------------------------------------------------Thứ tư, ngày 20 tháng 2 năm 2013 Thể dục BÀI 47 : ÔN NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN TRÒ CHƠI “ NÉM TRÚNG ĐÍCH” I/ MỤC TIÊU - Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN _ Địa điểm : Trên sân trường _ Phương tiện : Còi , kẻ sân III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1/ Phần mở đầu _ GV nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học _ Đứng tại chỗ , vỗ tay và hát _ Đi đều 1-4 hàng dọc, khởi động các khớp.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> _ Trò chơi “ Kết bạn”. + GV hướng dẫn HS chơi. 2/ Phần cơ bản a/ Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân _ GV cho HS tập luyện theo tổ _ GV đến từng tổ nhắc nhở , sửa sai _ Cho HS thi đua xem ai nhảy được nhiều nhất _ GV nhận xét tuyên dương. b/ Trò chơi “ Ném trúng đích” _ GV nêu tên trò chơi _ GV nêu mục đích trò chơi: Tập trước động tác ngắm đích, ném và phối hợp với thân người, rồi mới tập động tác ném vào đích _ Cho HS chơi nháp _ Cho HS chơi thi đua _ GV nhận xét tuyên dương. 3/ Phần kết thúc _ Cho hs chạy chậm, thả lỏng _ Gv cùng HS hệ thống bài _ Nhận xét tiết học _ Chuẩn bị bài sau: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân ------------------------------------------------------------------------Tập đọc Tiết 72: TIẾNG ĐÀN I/ MỤC TIÊU: - Đọc đúng rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa nhịp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. - Trả lời được các câu hỏi sgk/ - HS biết lắng nghe , cảm nhận , chia sẻ ,bình luận . Yêu thích môn học II/ CHUẨN BỊ : - GV tranh minh họa , bảng phụ ghi đoạn văn để luyện đọc . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra - Học sinh đọc bài và TLCH cuối bài: Đối đáp với vua - Nhận xét , ghi điểm. 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Tiếng đàn Hoạt động 1: Luyện đọc trơn. . - Giáo viên đọc toàn bài, với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu tình cảm. - Học sinh đọc nối tiếp câu ( cả lớp ) + Luyện đọc lại các tiếng khó , dễ sai : ắc –sê , trắng trẻo , sẫm màu , khẽ rung , vi- ô – lông . Lưu ý: Học sinh đọc đúng từ: Vi-ô- lông , ắc – sê -Đọc đoạn : GV chia làm 2 đoạn . -HS đọc nối tiếp từng đoạn -Giáo viên giải thích từ ngữ. ( SGK / 54 ) -Học sinh đọc bài theo nhóm ( nhóm đôi ) -Thi đọc giữa các nhóm. ( 5, 6 nhóm ) -Cả lớp đọc ĐT toàn bài. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu ( hỏi đáp ). . - Học sinh đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi: + Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi ? ( hỏi đáp ) + Những từ ngữ nào mêu tả âm thanh của cây đàn ? ( trao đổi nhóm đôi ) +HS đọc thầm đoạn 1 : Cử chỉ , nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì ? ( thảo luận cả lớp , trình bày 1 phút trước lớp ) + 1HS đọc to đoạn 2 : Thi đua tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn ( 3 , 4 HS ) -. GV ,cả lớp nhận xét. -. GV chốt lại tuyên dương. . Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Học sinh luyện đọc lại đoạn 2. - Đọc cá nhân , nhóm đôi ( GV chú ý sửa sai những tiếng từ phát âm sai , ngừng nghĩ không đúng chỗ . - Thi đọc trước lớp - GV , cả lớp nhận xét , tuyên dương - 2 học sinh đọc lại cả bài. 4. Củng cố : - HS nêu nội dung bài( 2HS) - GV nhận xét , chốt lại - Về nhà rèn đọc lại bài , trả lời câu hỏi - Giáo viên nhận xét tiết học. -----------------------------------------------------------------------Toán Tiết 117 : LUYỆN TẬP CHUNG I/ MỤC TIÊU: - Biết , nhân chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. - Vận dụng giải bài toán có hai phép tính. - HS có tư duy nhanh nhẹn . Cẩn thận trong tính toán. II/ CHUẨN BỊ : -GV các bảng phụ , bảng từ -HS bảng con , bảng nhóm III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Luyện tập chung Hoạt động 1: Củng cố cách nhân , chia số có ba bốn chữ số. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu -. Học sinh làm bài vào bảng con , đính kết quả và nêu cách thực hiện .. -. HS nhận xét. -. GV chốt lại Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu – Đặt tính rồi tính. -. Học sinh làm vào vở ( côt a , b , c ). -. HS sửa bài ( 3HS ). -. Cột d / 3 HS thi đua , HS khác nhận xét. -. Giáo viên chốt lại.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Lưu ý: Chia lần lượt các lượt chia, mỗi lượt hạ xuống 1 số. Bài 4: Học sinh đọc đề toán , trao đổi nhóm đôi để xác định yêu cầu bài , trả lời câu hỏi GV . - HS nhắc lại qui tắc tính chu vi HCN ( 1 HS ) - GV gợi ý + Bài toán cho biết gì? + Tìm gì ? - Học sinh giải cá nhân vào vở , 1 HS đính bảng phụ , trình bày trước lớp . - HS nhận xét , GV chốt lại Bài giải Chiều dài sân vận động là : 95 x 3 = 285 ( m ) Chu vi sân vận động là : ( 285 + 95 ) x 2 = 760 ( m ) Đáp số : 760 ( m ) 4. Củng cố : - Nêu lại các bước giải toán có văn , qui tắc tính chu vi HCN ( 2 HS ) - Về nhà tăng cường luyện tập chia số , nhân số có 4 chữ số. - CBB: Làm quen chữ số la mã. - Giáo viên nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------------Thứ năm, ngày 21 tháng 2 năm 2013 Âm nhạc Tiết 24: Ôn tập 2 bài hát: EM YÊU TRƯỜNG EM, CÙNG HÁT MÚA DƯỚI TRĂNG TẬP NHẬN BIẾT TÊN MỘT SỐ NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG I/ MỤC TIÊU :  Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát.  Tập biểu diễn bài hát.  HS khá, giỏi: Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát. Biết gọi tên nốt, kết hợp hình nốt trên khuông nhạc. II/ CHUẨN BỊ:  Nhạc cụ gõ đệm. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Gọi 2,3 HS hát lại bài hát “cùng hát múa dưới trăng ”.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3. Bài mới: ôn tập 2 bài hát: em yêu trường em, cùng hát múa dưới trăng Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông - GV ghi tựa bài lên bảng. Hai HS nhắc lại tựa bài.  Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát: Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng. - Mỗi nhóm sẽ trình bày hai bài hát. - Các nhóm tự chọn một bài hát đã học và lên trình bày trước lớp. - Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ hoạ hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp. - Trình bày theo tổ, tổ trưởng sẽ chọn bài hát và bắt nhịp cho các bạn cùng trình bày. - Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ hoạ hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp.  Hoạt động 2: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông. - GV treo bảng phụ có khuông nhạc, khoá Son và nốt nhạc. - GV chỉ vào một vài dòng và khe, yêu cầu HS đọc tên những dòng, khe đó. - Viết chữ Rê,Pha, La lên bảng và hỏi: Em nào xung phong nhắc lại vị trí của nốt Rê, Pha, La? - GV viết nốt Son trắng lên khuông nhạc và nói: Chúng ta tô đen thân nốt thành nốt Son đen, thêm dấu móc vào, thành nốt Son móc đơn , thêm dấu móc nữa, thành nốt Son móc kép. - GV kẻ hai khuông nhạc lên bảng, mời HS xung phong lên viết những nốt nhạc sau: Son đen: Pha móc đơn; Mi móc kép, Rê móc kép; Đồ đen. 4. Củng cố- Dặn dò. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Chuẩn bị: Học hát: Chị Ong Nâu và em bé. – Đọc thuộc lời bài hát ---------------------------------------------------------------------------------Chính tả Tiết 47: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I/ MỤC TIÊU: - Nghe viết đúng bài chính ta “ Đối đáp với vua ” ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập 2a, 3b. - HS hoàn thành nhiệm vụ , cẩn thận II/ CHUẨN BỊ : -GV các bảng phụ , bảng từ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Học sinh viết bảng con từ ngữ viết sai - Kiểm tra tập chấm điểm. - Nhận xét 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Nghe – viết: Đối đáp với vua . Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết -Giáo viên đọc lần 1 -2 học sinh đọc lại, giáo viên hỏi: + Hai vế đối trong đoạn chính tả được viết như thế nào? + Tìm chữ viết hoa trong bài? Học sinh đọc câu tìm từ khó viết bảng con: - Từ khó: đuổi nhau, tức cảnh, nghĩ ngợi, Bá Quát. -Giáo viên đọc bài lần 2 -Giáo viên đọc, học sinh viết vào vở. -Soát lỗi, chấm chữa bài.. . -Giáo viên – nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Giáo viên lựa chọn bài 2a - Học sinh nêu yêu cầu bài. - Học sinh làm bài cá nhân vào vở. - 4 học sinh sửa bài. - Giáo viên nhận xét- chốt ý. Bài 3: Giáo viên chọn phần b -Học sinh làm bài nhóm 4 ( nhóm cố định ) -2 nhóm thi đua tiếp sức , nhóm khác nhận xét -Giáo viên chốt ý- nhận xét – tuyên dương. 4. Củng cố : - Thi viết đúng nhanh , đẹp : Cao Bá Quát ( 3 HS ) - Về nhà sửa lỗi chính tả. - Giáo viên nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------------------------Toán Tiết upload.123doc.net: LÀM QUEN VỚI SỐ LA MÃ. I/ MỤC TIÊU: - Bước đầu làm quen với chữ số La Mã. Bài 1,2,3 ( a ) 4. - Nhận biết được các chữ số La Mã từ I đến XII ( để xem được đồng hồ) ; số XX, XXI ( đọc và viết thế kỉ XX, thế kỉ XXI ).

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - HS có tư duy nhanh nhẹn , tích cực trong học tập . II/ CHUẨN BỊ : -Mô hình đồng hồ ghi số La Mã , bảng từ -HS bảng con , bảng nhóm III/ CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra - 2 học sinh thực hiện bảng 9845 : 6. 1089 x 3. - Nhận xét 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Làm quen với số La mã . Hoạt động 1: Giới thiệu về chữ số La Mã. - Giáo viên viết bảng: I, V , X giới thiệu cho học sinh. - Học sinh đọc các chữ số La Mã: I, V , X - Giáo viên: ghép hai chữ số I với nhau ta được chữ số II đọc là hai. - Ghép ba chữ số I ta được mấy? - Đây là chữ số V ( năm ) ghép bên trái 1 chữ số I ta được số nhỏ hơn V đó là số IV đọc là bốn. - Cùng chữ số V , viết thêm I vào bên phải chữ số V, ta được VI đọc là sáu. - Giáo viên giới thiệu chữ số, VII, VIII, XI, XII tương tự như trên. - Học sinh đọc lại các chữ số La Mã: I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XX, XXI. . Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Đọc các số viết bằng chữ số La Mã Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp các chữ số La mã theo thứ tự xuôi ngược, bất. kì. - Nhận xét Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài. ( Đồng hồ chỉ mấy giờ ? ) - Giáo viên treo mặt đồng hồ ghi bằng chữ số la Mã xoay kim đồng hồ đến vị trí giờ đúng. Học sinh thi đua đọc giờ trên đồng hồ. - HS xung phong trả lời ( 6 giờ , 12 giờ , 3 giờ ) - HS nhận xét , GV chốt lại Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu -Học sinh tự làm nháp ( phần a ) -2 học sinh sửa bài ( thi đua ) , HS khác.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> -Nhận xét Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu -Học sinh viết các số La Mã vào vở -1 HS lên bảng thực hiện , HS nhận xét -GV chốt lại -Học sinh đọc lại cá nhân, đồng thanh 4. Củng cố : - Nêu lại nội dung bài - Về luyện đọc, viết các chữ số La Mã. - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập --------------------------------------------------------------------------------------Đạo đức Tiết 24: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T.2). I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang . - Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác. * KNS:Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.; Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - GV: Các tình huống, VBT - HS: VBT, thẻ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Bài cũ: Tôn trọng đám tang (tiết 1) - GV gọi HS trả lời. + Vì sao phải tôn trọng đám tang? + Nêu những hành vi đúng, sai khi gặp đám tang? - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: Tôn trọng đám tang (tiết 2) * Hoạt động 1 : HS biết trình bày những quan điểm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. Bày tỏ ý kiến. - GV đọc từng ý kiến ở bài tập 4: a/ Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết. b/ Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> c/ Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa. - Sau mỗi ý kiến HS dùng thẻ để đưa ra ý kiến, thảo luận về lí do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự rồi giơ thẻ theo qui định. Kết luận : - Nên tán thành với các ý kiến b, c. - Không tán thành ý kiến a. Hoạt động 2 : HS biết lựa chọn cách xử lí đúng trong các tình huống gặp đám tang. Xử lí tình huống. - Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu, giao việc. -Tình huống a: em nhìn thấy bạn đeo băng tang đi sau xe tang. -Tình huống b : Bên nhà hàng xóm có tang. -Tình huống c : Gia đình bạn học cùng lớp có tang. -Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ chạy theo xem 1 đám tang, cười nói, chỉ trỏ. - Cho đại diện các nhóm trình bày. Kết luận: Nên thông cảm chia buồn cùng với những người có người thân mất, khuyên các bạn không nên có những hành vi không đúng khi gặp đám tang. Hoạt động 3 : Củng cố bài Mục tiêu: Biết tự đánh giá cách cư xử của bản thân khi gặp đám tang GV yêu cầu hs tự liên hệ sau đó trình bày trước lớp. -Nên: nhường đường, ngả mũ nón, chia buồn với người thân của người đã khuất ... -Không nên: chỉ trỏ, cười đùa, chạy theo xem, bóp còi xe xin đường, luồn lách vượt lên phía trước ... Kết luận: Nhận xét,tuyên dương những hs có hành vi đúng. 3. Dặn dò. - Hôm nay ta học bài gì ? - Cần phải tôn trọng đám tang không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Tôn trọng thư từ và tài sản của người khác – Xem trước các bài tập sgk -----------------------------------------------------------------------------------Luyện từ và câu Tiết 24. TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY. I/ MỤC TIÊU: - Nêu được 1 số từ ngữ về nghệ thuật. - Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn. - HS có tư duy sáng tạo , tích cực . II/ CHUẨN BỊ : - GV các bảng phụ , bảng từ . Tranh sưu tầm về nghệ thuật III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Học sinh tìm phép nhân hóa trong khổ thơ. Hương rừng thơm đồi vắng. Nước suối trong thì thầm Cọ xòe ô che nắng Râm mát đường em đi. - Nhận xét 3. Bài mới - Giới thiệu bài: MRVT: Nghệ thuật.Dấu phẩy Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu về nghệ thuật. . Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài Học sinh làm việc nhóm 5 ( nhóm màu sắc ) , các nhóm trao đổi ghi kết quả vào bảng nhóm ( GV theo dõi , giúp đỡ ) a/Chỉ người hoạt động nghệ thuật? b/Chỉ các hoạt động nghệ thuật? c/Chỉ các môn nghệ thuật? - Trình bày ( 3 nhóm ) , nhóm khác nhận xét - Giáo viên nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. - Chốt lại bài . Hoạt động 2: ôn tập về dấu phẩy Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu. -. Học sinh làm bài cá nhân vào vở.. -. 2 học sinh sửa bài bảng phụ.. Lưu ý: Học sinh đọc kĩ đoạn văn, đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp. 4. Củng cố : - Nhận xét chung tinh thần học tập của cả lớp - Về nhà sửa bài tập 1 vào vở - Chuẩn bị : Nhân hóa.Ôn tập câu hỏi Vì sao? - Giáo viên nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------------Thứ sáu, ngày 22 tháng 2 năm 2013 Thể dục BÀI 48 : ÔN NHẢY DÂY TRÒ CHƠI “ NÉM TRÚNG ĐÍCH” I/ MỤC TIÊU - Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN _ Địa điểm : Trên sân trường _ Phương tiện : Còi , kẻ sân III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1/ Phần mở đầu _ GV nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học _ Chạy chậm thành 1 hàng dọc xung quanh sân tập _ Tập bài TDPTC _ Trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh” + GV hướng dẫn HS chơi 2/ Phần cơ bản a/ Nhảy dây kiểu chụm hai chân _ GV cho HS tập luyện theo tổ _ GV đến từng tổ nhắc nhở , sửa sai _ Cho HS thi đua theo tổ xem trong thời gian qui định tổ nào nhảy được nhiều nhất _ GV nhận xét tuyên dương. b/ Trò chơi “ Ném trúng đích” _ GV nêu tên trò chơi _ GV nêu mục đích trò chơi : Tập trước động tác ngắm đích, ném và phối hợp với thân người, rồi mới tập động tác ném vào đích _ Cho HS chơi nháp _ Cho HS chơi thi đua. _ GV nhận xét tuyên dương.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 3/ Phần kết thúc _ Cho hs chạy chậm, thả lỏng _ Gv cùng HS hệ thống bài _ Nhận xét tiết học _ Chuẩn bị bài sau: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân ---------------------------------------------------------------------Tập làm văn Tiết 24. NGHE- KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN. I/ MỤC TIÊU: -. Nghe- kể được câu chuyện: Người bán quạt may mắn.. -. Biết nghe và nhận xét được lời kể của bạn.. -. Có tư duy sáng tạo .. -. Biết giao tiếp và lắng nghe tích cực . Thể hiện sự cảm thông. II/ CHUẨN BỊ : - Tranh minh họa , bảng phụ ghi các câu gợi ý . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra - Học sinh đọc lại bài viết: Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã xem. - Nhận xét 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Nghe – kể: người bán quạt may mắn . Hoạt động 1: Học sinh chuẩn bị -Giáo viên treo bảng phụ ghi 3 câu hỏi ( SGK/ 56 ). -Học sinh quan sát tranh minh họa câu chuyện nêu nội dung trong tranh. ( quan sát tranh , trả lời câu hỏi ) -Giáo viên chỉnh sửa , chốt lại . . Hoạt động 2: Kể chuyện -Giáo viên kể mẫu câu chuyện -Học sinh chú ý nghe -Giáo viên giải thích 1 số từ ngữ: + lem luốc: bị vây bẩn nhiều chỗ. + Cảnh ngộ: tình trạng không hay mà người ta gặp phải. -Học sinh trả lời 1 số câu hỏi sau: + Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? + Ông Vương Hi Chi viết chữ vào chiếc quạt để làm gì? ( trao đổi nhóm đôi ).

<span class='text_page_counter'>(24)</span> + Vì sau mọi người đua nhau đến mua quạt? - Giáo viên kể lại câu chuyện lần 2,3. . Hoạt động 3: Học sinh thực hành kể chuyện. - Học sinh thực hành kể chuyện theo nhóm 4. ( nhóm cố định ) - Giáo viên theo dõi giúp đỡ nhóm còn lúng túng. - Thi kể trước lớp. ( 3 nhóm ) - Nhận xét. + Qua câu chuyện em biết điều gì về Vương Hi Chi? + Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này? - GV nhận xét , giáo dục HS 4. Củng cố – dặn dò : - GV hỏi : Hôm nay các em nghe và kể lại câu chuyện gì ? - Về nhà tập kể câu chuyện cho người thân nghe. - Nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------------Toán Tiết 119: LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Biết đọc , viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học. - Làm được các bài 1,2,3, 4 ( a, b ) - Rèn tính cẩn thận ,chính xác. II/ CHUẨN BỊ : - GV các bảng phụ , bảng từ - HS bảng con , vở toán III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra - Học sinh viết số La Mã từ 1 đến 12, rồi đọc - Nhận xét 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Luyện tập . Hoạt động 1: Củng cố đọc các số La Mã Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu. ( Đồng hồ chỉ mấy giờ ?) - Học sinh quan sát mặt đồng hồ ( thi đua Ai nhanh hơn ) - GV quay kim đồng hồ cho HS đọc.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Thi đọc giờ ( 3 HS ), HS khác nhận xét - GV chốt lại Bài 2: Giáo viên treo bảng phụ các số La Mã: I, III, IV, VI, VII, IX, VIII, XII. -. Học sinh thi đọc. ( 5, 6 HS ). -. GV , cả lớp nhận xét. -. GV chốt lại. -. Hoạt động 2: Học sinh nhận biết giá trị của số La Mã Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu. -. Học sinh tự làm bài cá nhân vào vở.. -. Thi đua sửa bài ( tiếp sức ) 3 nhóm. -. GV , cả lớp nhận xét. -. GV chốt lại Bài 4: Giáo viên chọn a,b. -. Học sinh thi đua xếp số nhanh, đúng. ( HS khá giỏi ). -. Nhận xét – tuyên dương. 4. Củng cố : - Vài học sinh đọc các số La Mã theo yêu cầu.. - CBB: Thực hành xem đồng hồ. - Giáo viên nhận xét tiết học ------------------------------------------------------------------------Tự nhiên và xã hội Tiết 47: HOA I/ MỤC TIÊU :  Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống thực vật và lợi ích của hoa đối với đời sống con người .  Kể tên các bộ phận của hoa.  HS khá, giỏi: Kể tên các loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau.  Kĩ năng sống:  Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa.  Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loài II/ CHUẨN BỊ:  Các hình trong SGK. Vở BT TNXH.  Học sinh và giáo viên sưu tầm các loại hoa khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Khả năng kì diệu của lá cây.  Nêu chức năng của lá cây?  Nêu lợi ích của lá cây đối với đời sống con người? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Hoa  Hoạt động 1: Sự đa dạng về màu sắc, mùi hương, hình dạng của hoa. - Tổ chức học sinh thảo luận nhóm. + Học sinh để ra trước mặt các bông hoa đã sưu tầm. + HS quan sát màu sắc, hương thơm của mỗi bông hoa. Sau đó giới thiệu cho các bạn trong nhóm biết. - Đại diện các nhóm trình bày - Nhóm khác bổ sung - GV kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về màu sắc, hình dạng. Mỗi loài hoa có một mùi hương riêng.  Hoạt động 2: Các bộ phận của hoa. - Giáo viên cho học sinh quan sát bông hoa có đủ các bộ phận. + Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa đang quan sát. - Vài học sinh lên bảng chỉ lại các bộ phận của bông hoa thật. - Giáo viên kết luận: Hoa thường có các bộ phận là cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. (kết hợp xem hoa thật).  Hoạt động 3: Chức năng và ích lợi của hoa. - Học sinh làm việc theo cặp đôi. + Hoa có chức năng gì? + Hoa thường được dùng để làm gì? Nêu ví dụ? + Quan sát các hình trang 91, những hoa nào được dùng để trang trí, những hoa nào dùng để ăn? - HS trình bày trước lớp - Giáo viên kết luận: Hoa để ăn (hình 5;6); Hoa để trang trí (hình 7;8): “ Hoa có nhiều ích lợi, hoa dùng để trang trí, làm nước hoa, ướp chè, để ăn, để làm thuốc. Hoa là cơ quan sinh sản của cây”. - Mở rộng: Hoa có hương thơm nhưng không nên ngửi nhiều  có hại. Một số phấn hoa như hoa mơ có thể gây ngứa nên chúng ta cần chú ý khi tiếp xúc với các loại hoa. 4. Củng cố- Dặn dò. - Hoa được dùng để làm gì ? - Như vậy để bảo vệ các loài hoa các con phải làm thế nào ? - Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK. Liên hệ thực tế giáo dục học sinh..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài. - Chuẩn bị: Quả: tìm hiểu ích lợi của quả đối với đời sống con người. -------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×