Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

TIEU SU TAC GIA VAN HOC TRONG CHUONG TRINH TRUONG HOCCO SO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 82 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Lời nói đầu Văn học vốn rất đa dạng về thể loại, phong phú về số lượng tác phẩm, có thể kể đến con số hàng vạn tác phẩm, từ những bài thơ Đường luật thuở xưa đến các văn bản có giá trị lịch sử lâu đời đối với vận mệnh của dân tộc như Bảng tuyên ngôn độc lập, Chiếu dời đô,…hay những tập truyện ngắn dạt dào cảm xúc của các nhà văn. Sở dĩ ta có được những tác phẩm ấy phải kể đến công sức vô cùng to lớn của các tác giả đã sáng tác ra những tác phẩm ấy. Ở cấp THCS ta sẽ được học trọn bộ là 4 chương trình ngữ văn: lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9. Trong đó là các tác phẩm hay đoạn trích đã được Bộ GD & ĐT chọn lọc chặt chẽ, mỗi văn bản gồm phần nguyên văn khi xuất bản, tiểu sử tác giả( một số tác phẩm là các bài báo đăng nên không có phần này), phần chú thích và cuối cùng là ghi nhớ. Để hiểu rõ hơn về các tác giả và sự ra đời của các tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam và thế giới, tôi đã chọn lọc và đưa ra quyển Tổng hợp tiểu sử một số tác giả văn học với mong muốn củng cố kiến thức phổ thông cho bản thân và mọi người. Quyển này có đầy đủ hình ảnh các tác giả từ thế kỉ XIX đến nay ( riêng một số tác giả ít tên tuổi của thế kỉ XVIII do thời gian quá lâu nên không thể sưu tầm hình ảnh) và tiểu sử của các tác giả đó. Mời các bạn đọc và góp ý. Chân thành cảm ơn ! Hoàng Long. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span>

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TÔ HOÀI Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, lớn lên tại quê ngoại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tô Hoài viết văn từ trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945. Ông có khối lượng tác phẩm rất phong phú, đa dạng, gồm nhiều thể loại. Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký xuất bản lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài, truyện viết về thế giới các loài vật. Tác phẩm là tâm huyết của Tô Hoài gửi đến các cháu thiếu nhi. Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký gồm 10 chương, kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới các loài vật bé nhỏ. Dế Mèn vốn là chú dế khỏe mạnh, cường tráng, do chán cảnh sống quẩn quanh ao hồ nên chú cùng các bạn của mình đi chu du khắp mọi nơi. Truyện là sự trải nghiệm vô cùng lí thú đối với lứa tuổi học sinh đồng thời cũng có tính giáo dục rất cao. Bộ GD & ĐT đã quyết định trích một phần của truyện để đưa vào SGK ngữ văn 6 ( tập hai ) , đoạn trích có tên là Bài học đường đời đầu tiên.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ĐOÀN GIỎI Đoàn Giỏi sinh năm 1925 mất năm 1989, quê ở tỉnh Tiền Giang, viết văn từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946 – 1954 ). Ông được mệnh danh là nhà văn “ Bóng cả cây già” của nền văn học Nam Bộ. Tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ. Đất rừng phương Nam xuất bản năm 1957, là truyện dài nổi tiếng nhất của ông. Truyện kể về quãng đời lưu lạc của chú bé An – nhân vật chính, tại vùng đất rừng U Minh, miền tây Nam Bộ. Trong truyện để có thể sống chú bé An đã làm đủ thứ nghề và phiêu bạt khắp mọi nơi. Truyện là bằng chứng tố cáo tội ác của chiến tranh và những điều lạc hậu đã khiến gia đình của chú bé An phải xa lìa. Truyện đã được dựng thành phim và trình chiếu trên hầu khắp các kênh truyền hình của Nam Bộ từ năm 2004.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TẠ DUY ANH Tạ Duy Anh tên thật là Tạ Viết Dũng,sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây. “ Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải nhì trong cuộc thi viết “ Tương lai vẫy gọi” của báo thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Truyện kể về nhân vật người anh thường xuyên đố kị, ghen ghét đối với tài năng hội họa của em gái mình, nhưng cuối cùng khi xem bức tranh của em gái vẽ mình thật cao cả, người anh đã nhận ra mình đã sai. Ngược với sự đố kị mà mình dành cho em, cô em gái nhỏ vẫn xem anh là thần tượng. Truyện Bức tranh của em gái tôi là một sự trải nghiệm vô cùng lí thú đối với các bậc làm anh làm chị, truyện đã đưa ra thông điệp : Hãy hiểu em mình bằng cả trái tim.  Ngoài bút danh Tạ Duy Anh ông còn có các bút danh khác như: Lão Tạ, Bình Tâm..  Ông còn có các tác phẩm như: Bước qua lời nguyền (1990) , Khúc dạo đầu (1991), Đi tìm nhân vật , Lão Khổ (1992) ,Hiệp sĩ áo cỏ ,Thiên thần sám hối , Luân hồi (1994) ,Tập truyện ngắn Người khác,Bến thời gian. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> MINH HUỆ Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh năm 1927 , quê ở tỉnh Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ : Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ dựa trên sự kiện có thật: trong chiến dịch biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh của Bác như một vị cha già dân tộc, lo lắng cho các con mình. Bài thơ còn cho thấy tình cảm của Bác đối với nhân dân là vô cùng to lớn. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> TRẦN ĐĂNG KHOA Sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trần Đăng Khoa có năng khiếu thơ nảy nở rất sớm. Từ lúc là học sinh tiểu học đã có nhiều bài thơ đăng báo và tập thơ đầu tay được in năm 1968, lúc tác giả mới mười tuổi, đó là tập thơ : “ Góc sân và khoảng trời”. Đến nay, Trần Đăng Khoa đã có nhiều bài thơ dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ảnh : Nhà thơ Trần Đăng Khoa và gia đình. Đồng thời Trần Đăng Khoa cũng có nhiều bài thơ sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Các bài thơ của ông thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước như : Hạt gạo làng ta, …. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> AN – PHÔNG – XƠ ĐÔ – ĐÊ An – phông – xơ Đô – đê sinh năm 1840 mất năm 1897: nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. Truyện : “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ , nước Pháp thua trận, hai vùng An – dát và Lo – ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Phổ là nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây. Truyện : “Buổi học cuối cùng” xoay quanh câu chuyện chia tay của các thầy trò ở một ngôi trường nhỏ thuộc vùng An – dát. Vì bị sát nhập vào Phổ nên trường này phải đóng cửa. Thầy trò chia tay nhau trong cảnh đầm đìa nước mắt và cảm xúc đau đớn khi phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ của mình. Truyện đã tố cáo tội ác chiến tranh đã phá hủy nền văn hóa bản sứ của cả một vùng đất, đồng thời thể hiện tinh thần yêu nước cao cả của nhân Pháp bấy giờ.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> VÕ QUẢNG Nhà văn Võ Quảng sinh ngày 1/3/1920 tại Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, đã từ trần hồi 11 giờ 20 phút ngày 15/6/2007 (tức ngày 1/5 Đinh Hợi) tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội sau thời gian bệnh nặng. Nhà văn Võ Quảng là người viết nhiều truyện cho thiếu nhi với nhiều tác phẩm được các thế hệ thiếu nhi yêu thích như: Cái Thăng (truyện 1961); Chỗ cây đa làng (1964); Cái Mai (1967) Những chiếc áo ấm (truyện 1970); Quê nội; Tảng sáng (truyện 1973) Vượn hú (truyện 1993); Gà mái hoa (thơ 1975); Thấy cái hoa nở (thơ 1962); Quả đỏ (thơ 1980); Ánh nắng sớm (thơ 1993) và nhiều tập truyện, tập thơ khác. Ngoài ra ông còn có một số biên soạn viết bằng tiếng Pháp. Suốt chặng đường văn chương của Võ Quảng, ông đã dành trọn tình cảm yêu thương, nâng niu lứa tuổi thiếu nhi. Vĩnh biệt nhà văn Võ Quảng, lễ viếng được cử hành lúc 13 giờ đến 15 giờ ngày 20/6/2007 (tức 6 tháng 5 Đinh Hợi) tại Nhà tang lễ Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội. Linh cữu của nhà văn Võ Quảng sẽ được an táng tại nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc cùng ngày.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> NGUYỄN TUÂN Nguyễn Tuân sinh năm 1910 mất năm 1987, quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng, sở trường về thể tùy bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú về nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài kí Cô Tô – tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên , con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn Nguyễn Tuân thu nhận được trong chuyến đi ra thăm đảo.. Trang bìa: tác phẩm “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> THÉP MỚI Thép Mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ , Hà Nội , sinh ngày 15 tháng 2, 1925 tại Nam Định, mất ngày 28 tháng 8, 1991 (66 tuổi) tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Một số bút danh khác của ông được biết đến với các bút danh như Phượng Kim, Hồng Châu. Các tác phẩm của ông như :Cây tre Việt Nam (1958)Điện Biên Phủ, Một danh từ Việt Nam (1965) Giải thưởng chính : Huân chương Độc lập hạng nhì 1992. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> I – LI –A E – REN – BUA I – li –a E – ren – bua sinh năm 1891 mất năm 1962: là nhà văn nổi tiếng của Liên Xô . Ông còn là nhà báo lỗi lạc.. THẠCH LAM Thạch Lam (1910 – 1942) sinh tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh,sau đổi là Nguyễn Tường Lân, là nhà văn nổi tiếng, là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn trước Cách mạng tháng tám 1945. Ông có sở trường về truyện ngắn, là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, đặc biệt trong công việc khai thác thế giới cảm xúc, cảm giác của con người.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> DUY KHÁN: Duy Khán sinh năm 1934 mất năm 1995 quê ở huyện Quế Võ , tỉnh Bắc Ninh. “ Tuổi thơ im lặng” xuất bản năm 1985 là tập hồi kí tự truyện của tác giả. Thông qua hồi tưởng và kỉ niệm tuổi thơ, tác giả dựng lại những nét chấm phá về cuộc sống ở làng quê thuở trước trong những bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt, đồ vật và hình ảnh con người. Cuộc sống ấy tuy nghèo khó, vất vả nhưng giàu sức sống bền bỉ và chứa đựng bản sắc văn hóa độc đáo của làng quê. “Tuổi thơ im lặng” đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> TRẦN QUANG KHẢI. Sơ đồ Chiến thắng Chương Dương. Trần Quang Khải sinh năm 1241 mất năm 1294, con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, được phong thượng tướng, có công rất lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ( 1284 – 1285; 1287 – 1288), đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương. Ông không chỉ là một võ tướng kiệt xuất mà còn là người có những vần thơ “ sâu xa lí thú”. Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có thể gieo vần tương tự ở thất ngôn tứ tuyệt.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> TRẦN NHÂN TÔNG Trần Nhân Tông ( 1258 – 1308 ) tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông, là một ông vua yêu nước, anh hùng , nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, đã cùng cua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, thắng lợi vẻ vang. Ông theo đạo Phật. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên Tử (thuộc Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng Trúc Lâm Yên Tử. Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. Tượng Trần Nhân Tông ở chùa Yên Tử. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> NGUYỄN TRÃI Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh,tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín,tỉnh Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội ). Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi đã trở thành nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có.Nhưng cuối cùng ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương năm 1442; mãi đến năm 1464, ông mới được vua Lê Thánh Tông rửa oan. Ông còn là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hóa Thế giới ( 1980 ). Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ,phong phú. Trong đó có: Bình ngô đại cáo,Quốc Âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập,Ức trai thi tập. Bài ca Côn Sơn có khả năng được ông sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> BÀ HUYỆN THANH QUAN Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh năm mất, quê ở làng Nghi Tàm,nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm quan tri huyện Thanh Quan ( thuộc huyện Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mới có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan. Bà là một trong số những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa. Hiện bà còn để lại sáu bài thơ Đường luật, trong đó có Qua Đèo Ngang. Tranh minh họa Bà Huyện Thanh Quan. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> NGUYỄN KHUYẾN Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) lúc nhỏ tên là Thắng, quê ở thôn Vị Hà (làng Và), xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, đỗ đầu cả 3 kì thi: Hương, Hội,Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan khoảng 10 năm, nhưng đến khi thực dân Pháp đánh chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn. Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ca của ông chủ yếu được sáng tác vào giai đoạn sau ngày cáo quan về sống ở Yên Đổ.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> LÍ BẠCH Lí Bạch (701 – 762) là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới 5 tuổi; gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long, tỉnh Miên Châu ( Tứ Xuyên ) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê của mình. Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu đời nhưng chưa bao giờ ông được toại nguyện. Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”. Thơ ông biểu hiện tinh thần tự do hào phóng. Hình ảnh trong thơ thường mang màu sắc tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. Lí Bạch có nhiều bài thơ hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> HẠ TRI CHƯƠNG Hạ Tri Chương (659 – 744) tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu ( nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang), đỗ tiến sĩ năm 695,sinh sống, học tập và làm việc trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được Đường Huyền Tông vị nể. Lúc xin từ quan về quê làm đạo sĩ, vua có tặng thơ, thái tử và các quan đều đưa tiễn. Ông là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch, ông còn để lại 20 bài thơ. Tranh mô tả Hạ Tri Chương trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> ĐỖ PHỦ Đỗ Phủ ( 712 – 770 ) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc, tự là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam. Có một thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt đời sống trong cảnh khổ, bệnh tật. Năm 755, tướng An Lộc Sơn nổi dậy chống triều đình. Để tránh hiểm họa, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một nhà bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô. Đỗ Phủ vừa ở nhà mới được mấy tháng thì căn nhà đã bị gió phá nát. “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ. Bút pháp hiện thực cũng như tinh thần nhân đạo cao cả của bài thơ đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> XUÂN QUỲNH Xuân Quỳnh ( 1942 – 1988 ) quê ở La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội ), là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. Năm 2001, Xuân Quỳnh được Nhà nước truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.. Trang bìa quyển sách: “ Thơ Xuân Quỳnh”. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> VŨ BẰNG Vũ Bằng (1913 – 1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút,bút ký. Sau 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động Cách mạng.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> ĐẶNG THAI MAI Đặng Thai Mai (1902 – 1984 ) quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín. Trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945, ông vừa dạy học, hoạt động Cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học. Từ năm 1945 về sau, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn. Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> PHẠM VĂN ĐỒNG Phạm Văn Đồng ( 1906 – 2000 ) Nhà Cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia Cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từ là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Ông là người học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài viết, bài nói về văn hóa, nghệ thuật, về Chủ tịnh Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa dân tộc. Những tác phẩm của ông lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> HOÀI THANH Hoài Thanh ( 1909 – 1982 ) quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh văn hóa – nghệ thuật. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “ Thi nhân Việt Nam” in năm 1942.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> PHẠM DUY TỐN Phạm Duy Tốn ( 1883 – 1924 ) nguyên quán làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, sinh quán thôn Đông Thọ ( nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội ), là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Sống chết mặc nay ( in trong SGK ngữ văn 7 ) được coi là tác phẩm thành công nhất của ông.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> NGUYỄN ÁI QUỐC. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890- 1969) Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt đông cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở Kim Liêm huyện Nam Đàn, tình Nghệ An, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống giặc ngoại xâm.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.Với tình cảm yêu nước thương dân vô hạn, năm 1911 Người đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.Từ năm 1912 đến năm l917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, châu Phi, sống hòa mình với nhân dân lao động. Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc giành tự do, độc lập.Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp tiếp tục hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vesailles bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt .Tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và Người bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Tháng 4 năm 1922, ra báo “Người cùng khổ “ (Le Paria).. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Tháng 10 năm l923, tại Hội nghị Quốc tế nông dân lần thứ nhất Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân. Người tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ.Nguyễn Ái Quốc là Ủy viên thường trực Bộ phương Đông.Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) chọn một số thanh niên Việt Nam sống ở Quảng Châu, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam . Tháng 5 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô) ,sau đó đi Berlin (Đức), đi Bruxell (Bỉ) tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về Châu Á.Tử tháng 7 năm 1928 đến tháng 11 năm 1929, Người hoạt đông trong phong trào vận Đảng Việt kiều yêu nước ở Thái Lan. Mùa xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long gần Hương Cảng, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (Hội nghị của Đảng tháng 10 năm 1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cao trào cách mang 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.Tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hong Kong. Mùa xuân năm 1933, Người được trả tự do. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> THANH TỊNH Thanh Tịnh ( 1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm gia lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế. Từ năm 1933, ông đi làm tại các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ. Sáng tác của Thanh Tịnh đều toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937); Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm ( tập truyện ngắn, 1943); Sức mồ hôi (ca dao, 1954); Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956);… Truyện ngắn Tôi đi học( in trong SGK ngữ văn 8) được in trong tập Quê mẹ.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> NGUYÊN HỒNG Nguyên Hồng (1918 – 1982 ) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng tháng Tám ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người nghèo khổ gần gũi mà ông thân thiết. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Nguyên Hồng được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật( 1996). Tác phẩm chính : Bỉ vỏ ( tiểu thuyết, 1938), Những ngày thơ ấu ( hồi kí, 1938), Trời xanh (tập thơ, 1960), Cửa biển( bộ tiểu thuyết gồm 4 tập),Núi rừng Yên Thế( bộ tiểu thuyết lịch sử gồm nhiều tập, đang viết dở), Bước đường viết văn (hồi kí, 1970)… Những ngày thơ ấu là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm IX chương, đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích Trong lòng mẹ là chương IV của tác phẩm.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> NGÔ TẤT TỐ Ngô Tất Tố (1893 – 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ( nay thuộc Đông Anh, Hà Nội), xuất thân là một gia đình nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình nghiên cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( năm 1996). Tác phẩm chính : các tiểu thuyết như Tắt đèn( 1939), Lều chõng(1940); các phóng sự như Tập án cái đình( 1939), Việc làng( 1940)… Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ ( in trong SGK ngữ văn 8) được trích từ chương XVIII của tác phẩm trên.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> NAM CAO Nam Cao ( 1917 – 1951 ) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân ( nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân ), tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao chân thành tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hi sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch. Nam cao được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( năm 1996).Tác phẩm chính : các truyện ngắn Chí Phèo( 1941), Giăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Lão hạc ( 1943), Một đám cưới(1944),… Tiểu thuyết Sống mòn(1944),truyện ngắn Đôi mắt ( 1948), tập nhật kí Ở rừng (1948), kí sự Chuyện biên giới ( 1951)… Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> AN – ĐÉC – XEN An – đéc – xen (1805 – 1875) là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch với loại truyện kể dành cho trẻ em. Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có nhiều truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra. Bạn đọc khắp năm châu quen thuộc với nhiều truyện của ông như Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu… Văn bản Cô bé bán diêm (in trong SGK ngữ văn 8), trích gần hết truyện ngắn cùng tên.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> XÉC – VAN – TÉT Xéc – van – tét (1547 – 1616) là nhà văn Tây Ban Nha. Ông vốn là binh sĩ, bị thương năm 1571 trong một cuộc thủy chiến và bị bắt giam ở An – giê từ năm 1575 đến năm 1580. Trở về Tây Ban Nha, ông sống một cuộc đời cực nhọc, âm thầm mãi cho đến khi ông công bố tiểu thuyết Đôn Ki – hô – tê. Văn bản Đánh nhau với cối xay gió ( in trong sách ngữ văn 8) trích trong tiểu thuyết ấy.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> O HEN – RI O Hen – ri (1862 – 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như Căn gác xếp, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,…Các truyện của O Hen – ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Văn bản Chiếc lá cuối cùng ( In trong SGK ngữ văn 8) là phần cuối của truyện ngắn cùng tên.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> AI – MA – TỐP Ai – ma – tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư – rơ – gư – xtan, một nước cộng hòa ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Nhiều tác phẩm của ông quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng,…. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> PHAN BỘI CHÂU Phan Bội Châu ( 1867 – 1940 ), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm ( có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 33 tuổi, Phan Bội Châu đỗ Giải nguyên ( đỗ đầu kì thi Hương).Ông là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng hai mươi lăm năm đầu thế kỉ XX, từng xuất dương sang Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp cứu nước. Phan Bội Châu cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ. Tác phẩm của ông gồm rất nhiều thể loại, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường : Hải ngoại huyết thư( thơ chữ Hán), Sào Nam thi tập(thơ chữ Hán và chữ Nôm), Trùng Quang tâm sử(tiểu thuyết chữ Hán), Văn tế Phan Châu Trinh( chữ Nôm), Phan Bội Châu niên biểu (hồi kí chữ Hán)… Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ( in trong SGK ngữ văn 8) là một bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư viết bằng chữ Hán, sáng tác vào năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam. Ngục trung thư có thể là tập tự truyện đầu tiên của Phan Bội Châu, có ý nghĩa như một bức thư tuyệt mệnh.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> PHAN CHÂU TRINH Phan Châu Trinh(1872 – 1926),hiệu là Tây Hồ,biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông(nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Phước, thị xã Tam Kì), tỉnh Quảng Nam. Ông đỗ Phó bảng, được bổ dụng một chức quan nhỏ, nhưng chỉ một thời gian ngắn ông đã bỏ quan, chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước. Trong nhũng năm đầu của thế kỉ XX, Phan Châu Trinh là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam. Hoạt động cứu nước của ông đa dạng, phong phú và sôi nổi ở trong nước,có lúc ở Pháp,ở Nhật.Phan Châu Trinh là người giỏi biện luận và có tài văn chương. Văn chính luận của ông rất hùng biên,đanh thép,thơ văn trữ tình đều thắm đậm tinh thần yêu nước và dân chủ. Tác phẩm chính: Tây Hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca,Xăng –tê thi tập(các tập thơ),Giai nhân kì ngộ(truyện thơ dịch),… Năm 1908, Phan Châu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì nên bị đày ra Côn Đảo; đến tháng 6 năm 1910, nhờ có sự can thiệp của Hội Nhân quyền (Pháp),ông mới được tha.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> TẢN ĐÀ Tản Đà (1889 – 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu,quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt,tỉnh Sơn Tây( nay là huyện Ba Vì,Hà Nội).Tản Đà xuất thân là nhà nho, từng hai phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Sau đó ông đã chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ và sớm nổi tiếng, đặc biệt là vào những năm 20 của thế kỉ XX.Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn,lại rất đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ.Có thể xem thơ Tản Đà như một gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam. Ngoài thơ, Tản Đà còn viết văn xuôi và cũng nổi tiếng với những bài tản văn,tùy bút,tự truyện,những thiên du kí viễn tưởng đặc sắc. Tác phẩm chính : Khối tình con I,II( thơ,1917),Giấc mộng con I(tiểu thuyết,1917),Thề non nước(tiểu thuyết,1920),Giấc mộng con II(du kí,1932),Giấc mộng lớn(tự truyện,1932) Bài thơ Muốn làm thằng Cuội (in trong SGK ngữ văn 8) nằm trong quyển Khối tình con I.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> TRẦN TUẤN KHẢI Trần Tuấn Khải (1895 – 1983), bút hiệu Á Nam, quê ở làng Quang Xán,xã Mĩ Hà,huyện Mĩ Lộc,tỉnh Nam Định. Ông thường mượn những đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật bóng gió để bộc lộ nổi đau mất nước, nỗi căm giận bọn cướp nước và bè lũ tay sai, nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của đổng bào và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình. Thơ Trần Tuấn Khải vào những năm 20 của thế kỉ XX được truyền tụng rộng rãi, nổi tiếng nhất là những bài hát theo các làn điệu dân ca và những bài thơ theo thể loại cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bát. Tác phầm chính: Các tập thơ Duyên nợ phù sinh I,II (1921 và 1923),Bút quan hoài I,II(1924 và 1927), Với sơn hà I,II(1936 và 1949),… Hai chữ nước nhà( in trong SGK ngữ văn 8) là phần đầu của tập Bút quan hoài I(1924). TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 42.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> THẾ LỮ Thế Lữ (1907 – 1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1932 – 1945) buổi đầu. Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan trong vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho Thơ mới. Ngoài sáng tác thơ, Thế Lữ còn viết truyện (truyện trinh thám,truyện kinh dị, truyện đường rừng lãng mạn,…). Sau đó,ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và là một trong những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2000). Tác phẩm chính: Mấy vần thơ(1935),Vàng và máu (1934),Bên đường thiên lôi (1936),Lê Phong phóng viên(1937),…. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 43.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> VŨ ĐÌNH LIÊN Vũ Đình Liên (1913 – 1996) quê gốc ở Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội , là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.Thơ ông thường mang nặng lòng yêu thương người và niềm hoài cổ. Ngoài sáng tác thơ,ông còn nghiên cứu,dịch thuật,giảng dạy văn học. Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác không nhiều nhưng chỉ với bài Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 44.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> TẾ HANH Tế Hanh tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh năm 1921 tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Ông có mặt trong phong trào Thơ mới ở chặng cuối (1940 – 1945) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Sau năm 1945, Tế Hanh bền bỉ sáng tác nhằm phục vụ cách mạng và kháng chiến. Ông được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nổi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc thống nhất. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính : các tập thơ Hoa niên 1945),Gửi miền Bắc (1955),Tiếng sóng(1960),Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966),… Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài Quê hương là sự mở đầu. Bài thơ này rút trong tập Nghẹn Ngào (1939).. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 45.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> LÍ CÔNG UẨN Lí Công Uẩn (974 – 1028) tức Lí Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng,huyện Từ Sơn,tỉnh Bắc Ninh). Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm Canh Tuất (1010) tức năm Thuận Thiên thứ nhất, Lí Công Uẩn viết bài Chiếu dời đô bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Ảnh: tượng Lí Thái Tổ (tư liệu). TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 46.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> TRẦN QUỐC TUẤN Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300), tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. Năm 1285 và năm 1287, quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều giành thắng lợi vẻ vang. Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước. Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn viết vào trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285).. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 47.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> NGUYỄN THIẾP Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trong gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn,xã Nguyệt Ao,huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Thiếp là người “thiên tư sáng suốt,học rộng hiểu sâu”,từng đỗ đạt,làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học. Quang Trung mấy lần viết thư mời ông cộng tác với thái độ rất chân tình nên cuối cùng Nguyễn Thiếp ra giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị. Khi Quang Trung mất, ông lại về ở ẩn cho đến cuối đời mà không hợp tác với triều Nguyễn. Ảnh: Nguyễn Thiếp. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 48.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> RU – XÔ Ru – xô(1712 – 1778) là nhà văn,nhà triết học,nhà hoạt động xã hội Pháp. Ông là tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng: Giuy – li hay Nàng Hê – lô i- dơ mới, Ê –min hay Về giáo dục. Bài Đi bộ ngao du( in trong SGK ngữ văn 8) trích trong quyển V của tác phẩm Ê – min hay Về giáo dục (1726).. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> MÔ – LI – E Mô – li –e (1622 – 1673) là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp, tác giả của những vở kịch Lão hà tiện,Trưởng giả học làm sang,Người bệnh trưởng,… Ông đồng thời cũng là một diễn viên và thường đóng các vai chính trong một số vở kịch của chính mình. Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục(in trong SGK ngữ văn 8) trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang(1670) và là lớp kịch kết thúc hồi 2.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 50.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> GA – BRI – EN GÁC – XI –A MÁC – KÉT Ga – Bri – En Gác – Xi – a Mác – Két, nhà văn Cô – lôm – bi – a,sinh năm 1928,tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Trăm năm cô đơn (1967). Mác – két được nhận giải thưởng Nô – ben về văn học năm 1982. Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (in trong SGK ngữ văn 9) là bài tham luận của ông trong cuộc hợp của 6 nguyên thủ các nước Ấn Độ, Mê– hi –cô, Thụy Điển, Hi Lạp, Tan –Da Ni –A, Ac – Hen – Ti – Na, về Tuyên bố chấm dứt chạy đua vũ trang. NGUYỄN DỮ Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự( chưa rõ năm sinh, năm mất),người huyện Trường Tân,nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỉ XVI,là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Mạc,Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Ông học rộng,tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin về nhà nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời. THANH HẢI Thanh Hải (1930 – 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế.Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp.Trong thời kì chống Mĩ cứu nước,Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những năm đầu. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 51.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> PHẠM ĐÌNH HỔ. Bìa quyển sách Bình chọn danh nhân Văn hóa Việt Nam Trong đó có Phạm Đình Hổ. Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ, người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương ( nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang,tỉnh Hải Dương). Ông sống vào buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn,vua mời ông ra làm quan. Ông đã mấy lần từ chức, rồi lại bị triệu ra. Phạm Đình Hổ để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực :văn học,triết học,lịch sử,địa lí, …tất cả đều bằng chữ Hán. Vũ trung tùy bút là một tác phẩm đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được viết vào khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX). Tác phẩm gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, viết theo thể tùy bút. Ông bàn về các thứ lễ nghi, phong tục,tập quán,… ghi chép những việc xảy ra trong xã hội lúc đó, viết về một số nhân vật, di tích lịch sử, khảo cứu về địa dư, chủ yếu là vùng Hải Dương quê ông.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 52.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> NGÔ GIA VĂN PHÁI. Bìa quyển sách Hoàng Lê nhất thống chí Của Ngô gia văn phái. Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội),trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788), làm quan thời Lê Chiêu Thống, và Ngô Thì Du (1772 – 1840),làm quan dưới triều nhà Nguyễn. Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm ghi bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Cũng có thể xem Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Nó không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều Lê, mà còn được tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng 30 năm cuối của thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 53.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> NGUYỄN DU Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên;quê ở làng Tiên Điền,huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ,từng giữ chức Tể tướng. Anh cùng cha là Nguyễn Khản cũng làm quan to dưới triều Lê – Trịnh. Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động, với hai đặc điểm nổi bật; chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786 – 1796) rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh (1796- 1802). Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813 – 1914, ông được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc.Năm 1820,dưới triều Minh Mạng,Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế. Sự nghiệp của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có 3 tập, gồm 243 bài. Sáng tác chữ Hán xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường gọi là Truyện Kiều. Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 54.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên– Huế. Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), 6 năm sau (1849),ông bị mù. Không đầu hàng số phận,ông về Gia Định bốc thuốc và chữa bệnh cho dân.Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, Nguyễn Đình Chiểu tích cực tham gia phong trào kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc đánh giặc và sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Lúc cả Nam Kì đã rơi vào tay giặc Pháp, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù, giữ trọn lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân cho đến lúc mất. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người như Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu; cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,Thơ điếu Trương Định…và truyện thơ dài Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Truyện Lục Vân Tiên : truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu,được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, lưu truyền rộng rãi dưới dạng sinh hoạt văn hóa dân gian như “kể thơ”, “ nói thơ Vân Tiên”, “Hát Vân Tiên” ở Nam Kì và Nam Trung Kì.Ảnh hưởng của nó còn lan rộng ra cả toàn quốc. Theo văn bản thường dùng hiện nay,truyện có 2082 câu thơ lục bát. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 55.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> CHÍNH HỮU Chính Hữu (1926 – 2007),tên khai sinh là Trần Đình Đắc,quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.Năm 1946,ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Năm 2000, Chính Hữu được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Bài thơ Đồng Chí (in trong SGK ngữ văn 9) được sáng tác vào năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc. Bài thơ Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học đương thời kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 56.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> PHẠM TIẾN DUẬT Phạm Tiến Duật (1911 – 2007), quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Năm 2001,ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Bài thơ tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa của tác giả.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 57.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> HUY CẬN Huy Cận (1919 – 2005),tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Vụ Quang (trước đây thuộc huyện Hương Sơn, sau là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ Lửa thiêng(1940).Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau Cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Huy Cận được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật(1996). Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài Đoàn thuyền đánh cá (in trong SGK ngữ văn 8) được sáng tác trong thời gian ấy và nằm rong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958).. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 58.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> BẰNG VIỆT Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội. Bài thơ Bếp lửa (in trong SGk ngữ văn 9) được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968),tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. NGUYỄN KHOA ĐIỀM Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 trong một gia đình trí thức cách mạng, quê ở làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế.Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, Nguyễn Khoa Điềm về quê hương miền Nam tham gia chiến đấu. Ông thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam khóa V, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( in trong SGk ngữ văn 9) được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 59.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> NGUYỄN DUY Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đầu ở nhiều chiến trường. Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ năm 1977, Nguyễn Duy là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2007, Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Nguyễn Duy đã được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 – 1973. Ông trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Tập thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 60.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> KIM LÂN Kim Lân(1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có nhiều sáng tác đã đăng báo từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Nam 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn Nghệ năm 1948.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 61.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> NGUYỄN THÀNH LONG Nguyễn Thành Long (1925 – 1991),quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (in trong SGK ngữ văn 9) là kết quả của chuyến đi Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 62.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> NGUYỄN QUANG SÁNG Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tiếp tục tham gia kháng chiến và sáng tác văn học. Tác phẩm của ông có nhiều thể loại :truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. Năm 2000, Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Truyện ngắn Chiếc lược ngà (in trong SGK ngữ văn 9) được viết năm 1966 ( khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 63.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> LỖ TẤN Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, lúc nhỏ tên là Chu Chương Thọ, tên chữ là Dự Tài, sau đổi là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Triệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút, mẹ xuất thân nông dân nên từ nhỏ ông đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với đời sống nông thôn. Từ lúc còn trẻ ông đã từ giã gia đình, quyết tâm đi tìm con đường lập thân mới, khác với những thanh niên cùng quê đương thời.Thoạt đầu, nghĩ rằng sức mạnh và kĩ thuật có thể cứu được nước. Ông lần lượt theo học các ngành hàng hải, địa chất rồi y học. Rồi dần ông thấy rằng một mình khoa học không thể làm thay đổi xã hội một cách triệt để. Ông bỏ ngành y chuyển sang hoạt động văn học vì nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại để “biến đổi tinh thần” dân chúng ở tình trạng “ngu muội” và “hèn nhát”. Công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn rất đồ sộ và đa dạng, trong đó có 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét (1923) và Bàng hoàng (1926). Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét. Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 64.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> MÁC – XIM GO – RƠ – KI Mác – xim Go – rơ – ki (1868 – 1936) là bút danh của A – lếch – xây Pê – scốp, một trong những nhà văn lớn của Nga và của thế giới trong thế kỉ XX. Pê – scốp mồ côi bố khi mới ba tuổi và sống với ông bà ngoại; lớn lên lại phải đi làm rất nhiều nghề để kiếm ăn. Bút danh “Go – rơ – ki” theo tiếng Nga có nghĩa là “cay đắng”. Ông là tác giả của bộ ba tiểu thuyết tự thuật, loại tiểu thuyết nhà văn dùng ngôi thứ nhất kể chuyện đời mình ; Thời thơ ấu (1913 - 1914); Kiếm sống (1916); Những trường đại học của tôi (1923). Một tác phẩm quan trọng của ông là Người mẹ (1906 – 1907), tiểu thuyết viết về sự biến chuyển tư tưởng của nhân vật chính, một bà mẹ Nga, phía chủ nghĩa xã hội. Văn bản Những đứa trẻ trích ở chương IX tác phẩm Thời thơ ấu ( gồm 13 chương).. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 65.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> NGUYỄN ĐÌNH THI Nguyễn Đình thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội, là thành viên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập từ năm 1943. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Tổng thư kí Hội văn hóa cứu nước, Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên. Từ năm 1958 – 1989, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật. Hoạt động văn nghệ của Nguyễn Đình Thi khá đa dạng : làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. Năm 1996, ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tiểu luận Tiếng nói văn nghệ (in trong SGK ngữ văn 9) được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 (thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp), in trong cuốn Mấy vần đề văn học (xuất bản năm 1956).. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 66.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> VŨ KHOAN Vũ Khoan: nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từng là Bộ trưởng Bộ Thương mại, Phó Thủ tướng Chính phủ. Bài viết : Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (in trong SGk ngữ văn 9) được đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và được in vào tập Một góc nhìn của tri thức, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2002.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 67.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> HI – PÔ – LÍT TEN Hi – pô – lít Ten (1828 – 1893) là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, tác giả công trình nghiên cứu La Phông – ten và thơ ngụ ngôn của ông. Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten ( in trong SGK ngữ văn 9) trích từ chương II, Phần thứ hai của công trình trên. CHU QUANG TIỀM Chu Quang Tiềm (1897 – 1986): nhà mĩ học và lí luận nổi tiếng của Trung Quốc. Văn bản Bàn về đọc sách (in trong SGK ngữ văn 9) trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui và nỗi buồn của việc đọc sách, xuất bản ở Bắc Kinh năm 1955. HỮU THỈNH Nhà thơ Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ rồi vào binh chủng Tăng – Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ông đã tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa III, IV, V. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 68.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> CHẾ LAN VIÊN Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập thơ Điêu tàn (1937). Với hơn 50 năm sáng tác, có nhiều tìm tòi sáng tạo ở những tập thơ gây được tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX. Năm 1996 , ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Bài thơ Con cò (in trong SGK ngữ văn 9) được in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967) của Chế Lan Viên.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 69.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> VIỄN PHƯƠNG Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa mới khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc , vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ Viếng lăng Bác (in trong SGK ngữ văn 9) được sáng tác trong dịp đó và được in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978).Bài thơ đã được phổ nhạc và trở thành một bản nhạc bất hữu và phổ biến trong nhân dân vì lời lẽ nhẹ nhàng, thiết tha, sâu lắng, chất chứa tình cảm của một người con miền Nam thương nhớ Bác Hồ.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 70.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Y PHƯƠNG Nhà thơ Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hóa – Thông tin Cao Bằng. Từ năm 1993, Ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Năm 2007, Y Phương được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 71.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> RA – BIN – ĐRA – NÁT TA – GO Ra – bin – đra – nát Ta – go (1861 – 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, sinh ở Can – cút – ta, bang Ben – gan, trong một gia đình quý tộc. Ta – go làm thơ từ rất sớm và cũng tham hoạt động chính trị và xã hội. Năm 1929, Ta – go đã ghé thăm Sài Gòn và đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân Việt Nam mến mộ ông. Ta – go đã để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật khá đồ sộ : 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng một trăm truyện ngắn, rất nhiều bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín,… trên 1500 bức họa và một số lượng ca khúc cực lớn. Với tập Thơ Dâng, ông là nhà văn đầu tiên ở châu Á nhận được giải thưởng Nô – ben về văn học (1913). Thơ Ta – go thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và tính trữ tình, triết lí nồng đượm. Thơ ông sử dụng rất thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, những hình thức liên tưởng, so sánh và thủ pháp trùng điệp. Mây và sóng vốn được viết bằng tiếng Ben – gan, in trong tập thơ Si – su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được chính Ta – go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non , xuất bản năm 1915.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 72.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> NGUYỄN MINH CHÂU Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, vào bộ đội năm 1950 và bắt đầu viết văn từ năm 1954. Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu – đặc biệt là các truyện ngắn – đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Truyện ngắn Bến quê ( in trong SGk ngữ văn 9) in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 73.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> LÊ MINH KHUÊ Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn từ đầu những năm 70. Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn. Trong những năm kháng chiến, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới. Truyện Những ngôi sao xa xôi (in trong SGk ngữ văn 9) ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 74.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> ĐE – NI – EN ĐI – PHÔ Đe – ni – en Đi – phô (1660 – 1731) là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVIII. Ông đến với tiểu thuyết khá muộn, khi đã gần 60 tuổi. Rô – bin – xơn Cru – xô (1719) là tiểu thuyết đầu tay và cũng nổi tiếng nhất của ông. Sau đó ông viết một số cuốn như: Thủ lĩnh Xin – gơn – tơn (1720), Rô – xa – na (1724)… Văn bản Rô – bin - xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô – bin – xơn Cru – xô. Tác phẩm được viết dưới dạng tự truyện. Trong truyện Rô – bin – xơn đã bị đắm tàu vào một ngày cuối tháng 9 khi ông ấy 27 tuổi, chỉ một mình ông ta sống sót dạt vào đảo hoang. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày, Rô – bin – xơn khi ấy đã 55 tuổi mới trở về được nước Anh. Đoạn trích trong SGK ngữ văn 9 là chuyện lúc Rô – bin – xơn đã sống trên đảo hoang khoảng 15 năm.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 75.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> GUY ĐƠ MÔ – PA – XĂNG Guy đơ Mô – pa – xăng (1850 – 1893) là nhà văn Pháp. Tuy chỉ sống hơn 40 tuổi, ông đã sáng tác gồm khối lượng lớn gồm một số tiểu thuyết như Một cuộc đời (1883), Ông bạn đẹp (1885)…và đặc biệt là hơn 300 truyện ngắn. Các tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc nhiều phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX. Văn bản Bố của Xi – mông trích truyện ngắn cùng tên. Chị Blăng – sốt trong truyện này bị một người đàn ông lừa dối sinh ra Xi – mông. Vì thế Xi – mông trở thành một đứa trẻ không có bố dưới con mắt mọi người. Truyện bắt đầu khi lúc Xi – mông khoảng 7, 8 tuổi, lần đầu tiên đến trường bị đám học trò chế giễu là không có bố. Em buồn bực, lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết cho xong.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 76.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> GIẮC LÂN – ĐƠN Giắc Lân – đơn (1876 – 1916) là nhà văn Mĩ. Ông trải qua thời thanh niên vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm ăn và sớm tiếp cận với tư tưởng chủ nghĩa xã hội. Vì thế nên ông thường được so sánh với M. Go – rơ – ki của Nga. G. Lân – đơn là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Tiếng gọi hoang dã (1903), Sói biển (1904), Nanh trắng (1906), Gót sắt (1907), … Văn bản Con chó Bấc trích tiểu thuyết Tiếng gọi hoang dã. Tác phẩm kể về Bấc, một chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng giôn Thoóc – tơn là người đã có lòng nhân từ đối với nó, và nó đã được cảm hóa. Về sau khi Thoóc – tơn chết, nó hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 77.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> NGUYỄN HUY TƯỞNG Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội, viết văn từ trước 1945. Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử. Từ sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng, có nhiều đóng góp trong việc phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến với những tác phẩm đậm chất anh hùng và không khí lịch sử. Nguyễn Huy Tưởng còn viết nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi, được bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Kịch Bắc Sơn được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 78.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> LƯU QUANG VŨ Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) sinh ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng. Ông từng là bộ đội thời kháng chiến chống Mĩ. Ông bắt đầu sáng tác thơ vào khoảng giữa những năm 60 của thế kỉ XX. Đầu những năm 80, ông chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu. Chỉ chưa đầy 10 năm, ông đã sáng tác gần 50 kịch bản, hầu hết đã được dàn dựng. Ngòi bút kịch của ông nhạy bén, sắc sảo, đề cập đến hàng loạt vấn đề có tình thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời, đáp ứng được những đòi hỏi của đông đảo người xem trong thời kì xã hội chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng đổi mới. Năm 2000, Lưu Quang Vũ được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, lề lối hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi.. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 79.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> LÊ THÁNH TÔNG Lê Thánh Tông (1442 – 1497): tức Lê Lợi ông vua dựng lên một vương triều thịnh vượng nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Nhà vua đồng thời là tác giả của nhiều tác phẩm chữ Hán, chữ Nôm rất có giá trị, là người sáng lập hội Tao đàn (1495 – 1497), xướng họa nhiều bài thơ mừng đất nước thái bình, thịnh vượng và cổ động phong trào sáng tác văn học thời đó.. Tranh thờ : vua Lê Thánh Tông. TỔNG HỢP TÁC GIẢ VĂN HỌC - Trang 80.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> MỤC LỤC Lời nói đầu Tô Hoài Đoàn Giỏi Tạ Duy Anh Minh Huệ Trần Đăng Khoa An – phông – xơ Đô – đê Võ Quảng Nguyễn Tuân Thép Mới I – li –a E – ren – bua , Thạch Lam Duy Khán Trần Quang Khải Trần Nhân Tông Nguyễn Trãi Bà huyện Thanh Quan Nguyễn Khuyến Lí Bạch Hạ Tri Chương Đỗ Phủ Xuân Quỳnh Vũ Bằng Đặng Thai Mai Phạm Văn Đồng Hoài Thanh Phạm Duy Tốn Nguyễn Ái Quốc Thanh Tịnh Nguyên Hồng Ngô Tất Tố Nam Cao An – đéc – xen Xéc – van – tét O Hen – ry Ai – ma – tốp Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Tản Đà Trần Tuấn Khải Thế Lữ. 1 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Vũ Đình Liên Tế Hanh Lí Công Uẩn Trần Quốc Tuấn Nguyễn Thiếp Ru – xô Mô – li - e Ga – bri – en Gác – xi – a Mác – két, Nguyễn Dữ, Thanh Hải Phạm Đình Hổ Ngô gia văn phái Nguyễn Du Nguyễn Đình Chiểu Chính Hữu Phạm Tiến Duật Huy Cận Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm Nguyễn Duy Kim Lân Nguyễn Thành Long Nguyễn Quang Sáng Lỗ Tấn Mác – xim Go – rơ – ki Nguyễn Đình Thi Vũ Khoan Hi – pô – lít Ten, Chu Quang Tiềm, Hữu Thỉnh Chế Lan Viên Viễn Phương Y Phương Ra – bin – đra – nát Ta – go Nguyễn Minh Châu Lê Minh Khuê Đe – ni – en Đi – phô Guy đơ Mô – pa – xăng Giắc Lân – đơn Nguyễn Huy Tưởng Lưu Quang Vũ Lê Thánh Tông. 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79. 80.

<span class='text_page_counter'>(83)</span>

×