Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thành tựu - hạn chế của kinh tế Việt Nam năm 2020 và giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.19 KB, 10 trang )

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

08.

THÀNH TỰU - HẠN CHẾ CỦA KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020
VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021
ThS. Lê Thị Hương*
Tóm tắt
Đại dịch COVID- 19 đã làm suy giảm nghiêm trọng nền kinh tế - xã hội của thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID- 19, Việt Nam
đã thực hiện được mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội, cụ
thể: tăng trưởng GDP của Việt Nam 2020 là 2,91% - mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn
2010 - 2020 nhưng lại là mức tăng trưởng dương và thuộc nhóm các quốc gia có mức tăng trưởng
cao nhất thế giới, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát trong năm 2020 và cán cân thương mại
thặng dư ở mức kỷ lục 19,1 tỷ USD... Bên cạnh những thành tựu đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn
còn bộc lộ những hạn chế nhất định cần khắc phục trong những năm tiếp theo như: việc tái cơ
cấu nền kinh tế còn chậm, chưa thu hút được nhiều nguồn vốn FDI, những tác động nặng nề của
dịch COVID-19 đối với các doanh nghiệp… Trong bài viết này, tác giả tổng kết ra những thành
tựu và hạn chế của kinh tế Việt Nam năm 2020 và từ đó đưa ra các giải pháp giúp kinh tế Việt
Nam tăng trưởng bền vững trong năm 2021.
Từ khóa: COVID-19, kinh tế, kinh tế Việt Nam 2020
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 xuất hiện, bùng phát và hiện diễn biến rất phức tạp,
khó lường trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các nước, các lĩnh vực,
đẩy kinh tế thế giới rơi vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau Đại khủng hoảng
1929 - 1933. Năm 2020, thế giới đã trải qua cuộc khủng hoảng kép về y tế và kinh tế khi đại dịch
COVID-19 bùng phát và lan rộng chưa từng có trong lịch sử, đến hết năm 2020 đã có gần 83 triệu
người bị nhiễm virus COVID-19 và hơn 1,8 triệu người tử vong. Đại dịch COVID-19 là cú sốc,
là tác nhân lớn nhất đẩy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái sâu và phải mất 2 - 4 năm nữa mới có


thể khắc phục được. Theo các tổ chức quốc tế, kinh tế thế giới năm 2020 suy giảm khoảng 4%
- 4,5%, trong đó thương mại toàn cầu dự báo suy giảm khoảng  9,2% - 10%  và đầu tư giảm
* Bộ mơn Lý luận chính trị, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

93


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

khoảng 10% - 15%, dòng vốn FDI giảm khoảng 25%- 30%, chủ yếu do dịch COVID-19. Ngoài
ra, những vấn đề lớn khác như cạnh tranh chiến lược, căng thẳng địa chính trị, tranh chấp chủ
quyền, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xu thế chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, sự ly khai của các nước lớn
trong các tổ chức quốc tế và khu vực, biến đổi khí hậu…, tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. 
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất lớn
về kinh tế và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, Việt Nam đã hồn thành “mục tiêu kép” vừa phịng,
chống dịch bệnh hiệu quả vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bức tranh kinh tế năm 2020
của Việt Nam đã ghi nhận nhiều thành tựu được cộng đồng trong nước và quốc tế ghi nhận. Mặc
dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức địi hỏi sự nỗ lực và
quyết tâm giải quyết, khắc phục trong năm tới mới có thể đạt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội đã đề ra. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Thành tựu và hạn chế của kinh
tế Việt Nam năm 2020 và giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam năm 2021” cho bài viết của mình.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Đây là vấn đề cấp thiết và được rất nhiều các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu như:
- Tác giả Lê Hải Đường với bài viết “Kinh tế Việt Nam năm 2020: Đồng lòng vượt qua khó
khăn trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19” Đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp
số 18 (418), tháng 9/2020.
- TS. Cấn Văn Lực – thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia có
một số bài viết đề cập đến kinh tế Việt Nam năm 2020 và đưa ra những dự báo cho kinh tế Việt
Nam năm 2021 như bài viết “Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021” đăng trên báo Nhà đầu tư.

Ngồi ra, cịn các ấn phẩm, bài viết có đề cập đến những vấn đề kinh tế Việt Nam năm 2020.
Tuy nhiên, chưa có bài viết nào đầy đủ chi tiết về những thành tựu và hạn chế của kinh tế Việt
Nam 2020 và những giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam năm 2021.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của bài viết tập trung tổng kết về những thành tựu và hạn chế của
kinh tế Việt Nam năm 2020, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam năm 2021.
- Thời gian nghiên cứu: năm 2020.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa
Kế thừa số liệu, trích dẫn của các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như của
tác giả: Cấn Văn Lực, Lê Hải Đường.
- Phương pháp tổng hợp
Qua thu thập thông tin, số liệu từ các bài viết trên các thời báo, tạp chí, cổng thơng tin điện
tử... Trên cơ sở kế thừa được những số liệu trong các bài viết, các nghiên cứu đi trước, tác giả

94


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

bài viết phải đánh giá, tổng hợp được vấn đề nghiên cứu để từ đó có những nhận định, đánh giá
về những thành tựu và hạn chế của kinh tế Việt Nam đã đạt được trong năm 2020, đồng thời đề
xuất những giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam năm 2021.
- Ngoài những phương pháp nghiên cứu trên, tác giả bài viết còn sử dụng kết hợp một số
phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích… Tổng hợp chung lại trong bài
viết này tác giả thiên về sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để giải quyết vấn đề.
4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.1. Những thành tựu kinh tế Việt Nam đã đạt được năm 2020
Trong bối cảnh kinh tế thế giới bị suy thoái sâu do tác động nặng nề của dịch COVID-19,
kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn đạt được những thành tựu đáng ghi nhận:
Một là, Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới kiểm sốt tốt dịch bệnh. 
Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, nhanh chóng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam và các bộ,
ngành, địa phương, tổ chức và doanh nghiệp, với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và kiên
định thực hiện phương châm “quyết tâm thực hiện mục tiêu kép”, cộng với sự ủng hộ, đồng lòng,
chấp hành nghiêm túc của người dân, các đợt bùng phát dịch COVID-19 đã nhanh chóng được
kiểm sốt; giúp khôi phục lại các hoạt động kinh tế - xã hội, tạo nền tảng cho sự phục hồi kinh tế
trong các tháng cuối năm 2020. Đến nay, kết quả kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam được thế giới
ghi nhận như một điểm sáng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm vắc-xin COVID-19
trên người từ cuối tháng 12/2020.
Hai là, tăng trưởng GDP thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Hình 1. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 đạt 2,91%, tuy là mức thấp nhất trong vòng 10
năm qua, nhưng là mức tăng trưởng dương và thuộc nhóm cao nhất thế giới. Kinh tế Việt Nam
phục hồi rõ nét từ đáy trong quý II/2020 với mức tăng trưởng GDP của 4 quý lần lượt là 3,68%
0,39%; 2,62% và 4,48% so với cùng kỳ năm 2019. Động lực tăng trưởng chính là các ngành cơng
95


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

nghiệp chế biến - chế tạo, xây dựng, nông - lâm nghiệp và thủy sản, bán buôn - bán lẻ, thông tin
- truyền thơng, tài chính - ngân hàng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ rệt, khi đóng góp
của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng chung đạt 46,1% (bình quân giai đoạn
2016 - 2020 đạt 44,7%), cao hơn nhiều mức 33,58% của giai đoạn 2011 - 2015 và vượt mục tiêu

30% - 35%; năng suất lao động cải thiện rõ nét, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước
đạt 5,8%, cao hơn nhiều so với giai đoạn 2011 - 2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%). Kết
quả này cho thấy, khả năng, hiệu quả của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế trước những tác
động bên ngồi.
Ba là, lạm phát được kiểm sốt trong mục tiêu. 
Hình 2. Tốc độ tăng CPI bình quân năm 2020 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4% và cả giai đoạn 2016
- 2020 tăng khoảng 3,2%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 (7,65%). Lạm phát cơ bản
giảm và duy trì ổn định, chỉ tăng 2,31% năm 2020 và bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng
1,8%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 là 6,31%. Kết quả tích cực này đã khẳng định
những nỗ lực của Việt Nam trong phối hợp điều hành, đặc biệt là giữa chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa cũng như trong việc đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn giá cả.
Bốn là, các cân đối vĩ mơ được duy trì ổn định trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều
biến động. 
Hoạt động xuất khẩu tiếp tục tăng ở mức khá (đạt  281,5 tỷ USD,  tăng 6,5%  so với năm
2019) trong bối cảnh thương mại toàn cầu ước tính giảm khoảng 10% năm 2020 (WTO, tháng
10/2020). Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019; vì vậy,
cán cân thương mại hàng hóa thặng dư ở mức kỷ lục 19,1 tỷ USD. Thâm hụt ngân sách và nợ
cơng tăng, song vẫn trong tầm kiểm sốt. Trong bối cảnh chi ngân sách tăng 8,81% và thu ngân
sách giảm 7,55% so với cùng kỳ 2019, thâm hụt ngân sách năm 2020 ước khoảng 4,2% GDP
(chưa đánh giá lại), tăng từ mức 3,4% GDP năm 2019, nợ công khoảng 56,8% GDP, tuy cao hơn
năm 2019 (55% GDP) song chấp nhận được trong bối cảnh dịch bệnh và vẫn trong giới hạn cho
phép (dưới 65% GDP) và thấp hơn mức trung bình tồn cầu (khoảng 100% GDP) và của các
quốc gia mới nổi (63% GDP).

96



KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

Hình 3. Xuất - nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Năm là, đầu tư cơng có những chuyển biến rõ rệt. 
Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19, Chính phủ đã quyết
định chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công bằng các quyết định, đôn đốc, nhắc nhở
kịp thời, coi đây như một nhiệm vụ trọng tâm nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế. Nhờ đó, giải ngân vốn
đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 466,6 nghìn tỷ đồng, bằng 91,1% kế hoạch năm
và tăng 34,5% so với năm trước, cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2020 (năm 2019 bằng 90,5% và
tăng 7,1%). Theo tính tốn của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên
cứu BIDV, mức tăng này đóng góp 6,5% vào mức tăng trưởng chung (khoảng 0,19 điểm %).
Sáu là, tỷ giá cơ bản ổn định, lãi suất giảm, hoạt động của hệ thống ngân hàng ổn định. 
Nhờ sự điều hành tỷ giá linh hoạt, chủ động của ngân hàng nhà nước, kết hợp với các giải
pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thơng, sẵn sàng can thiệp để bình ổn thị
trường, tỷ giá giao dịch duy trì xu hướng ổn định, giảm nhẹ 0,21% so với đầu năm, góp phần
kiểm sốt lạm phát và ổn định vĩ mô. Giống như nhiều nền kinh tế khác, mặt bằng lãi suất của
Việt Nam trong năm 2020 cũng giảm mạnh, về mức thấp trong vòng 10 năm qua sau khi Ngân
hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt với 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất
điều hành, giúp giảm mặt bằng lãi suất đầu vào, tạo cơ sở để các tổ chức tín dụng giảm lãi suất
cho vay, hỗ trợ nền kinh tế sớm hồi phục sau dịch bệnh, và thực hiện các biện pháp thị trường
mở nhằm tăng thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời khiến lãi suất giảm mạnh.
Bảy là, thị trường chứng khoán phục hồi nhanh từ đáy vào cuối tháng 3/2020. Đến hết ngày
31/12/2020, VNIndex đạt 1.103,87 điểm, tăng 70% kể từ đáy tháng 3/2020 và tăng 14,86% so
với đầu năm (tương đương với mức tăng của các thị trường trong khu vực). Quy mô vốn hóa

thị trường cổ phiếu đạt gần 5,1 triệu tỷ đồng (tương đương 80% GDP), tăng 14% so với năm
2019. Đặc biệt, thanh khoản thị trường bùng nổ, đạt mức bình quân trên 14.000 tỷ đồng/phiên
trên Sàn Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh. Về thị trường trái phiếu, trong năm, có đến 333
nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ được phát hành, tăng 68,4% so với năm 2019; lãi suất bình
quân ở mức 2,86%/năm. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, khối lượng phát hành khoảng 348,4
nghìn tỷ đồng tính đến hết tháng 11/2020 (tăng 14,7% so với cả năm 2019).
Tám là, hội nhập quốc tế và đối ngoại đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Quá trình hội nhập tiếp tục được triển khai mạnh mẽ trong năm 2020 với việc Việt Nam
đẩy mạnh triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
97


KỶ YẾU HỢI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

(có hiệu lực từ tháng 01/2019), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu
(EVFTA) (có hiệu lực từ ngày 01/8/2020), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực ASEAN
(RCEP) đã được ký kết ngày 15/11/2020, dự kiến sẽ có hiệu lực trong vịng 18 tháng và mới nhất
là Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (UKVFTA) có hiệu lực
từ đầu năm 2021. Điều này ngày càng củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, mang
lại nhiều cơ hội xuất khẩu, đầu tư, du lịch, đồng thời là nhân tố quan trọng tiếp tục thúc đẩy quá
trình cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế trong thời gian tới. Trong năm 2020, Việt Nam cũng
đã thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA-41 và Ủy viên không thường trực Hội
đồng bảo an Liên Hiệp Quốc; đồng thời đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với các nước, nhất là tăng
cường hợp tác trong phòng, chống dịch; nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam; góp phần giữ
vững mơi trường hịa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
Chín là, năng lực cạnh tranh quốc gia, môi trường kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được
cải thiện. 
Theo Báo cáo về thương hiệu quốc gia năm 2020 do Brand Finance công bố, giá trị thương
hiệu của Việt Nam năm 2020 tăng 29% (mức tăng nhanh nhất thế giới), đạt mức 319 tỷ USD, xếp
thứ 33 (tăng 9 bậc từ thứ 42 năm 2019). Cũng trong năm 2020 các tổ chức quốc tế Standard &

Poor’s (S&P), Moody’s và Fitch Rating vẫn giữ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam
ở mức BB và triển vọng “Ổn định”, bất chấp bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy giảm và nhiều
nước bị hạ tín nhiệm. Về cải thiện mơi trường kinh doanh, Việt Nam đã đưa vào vận hành hệ
thống Chính phủ điện tử và theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, chỉ số chính phủ điện tử của Việt
Nam năm 2020 tăng 2 bậc, xếp hạng 86/193 quốc gia và 24/47 châu Á. Bên cạnh đó, cải cách
thủ tục hành chính được chú trọng, triển khai quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực. Tính từ đầu
năm 2016 đến nay, Chính phủ đã chỉ đạo cắt giảm, đơn giản hóa gần 1.000 thủ tục hành chính,
gần 3.900 điều kiện kinh doanh, gần 6.800 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; tổng
cộng cả cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, đã tiết kiệm khoảng 14.900
tỷ đồng mỗi năm (theo cách tính của WB)…
4.2. Những hạn chế của kinh tế Việt Nam năm 2020
Mặc dù kinh tế Việt Nam ghi nhận sự phục hồi tích cực, đạt được nhiều thành tựu ấn tượng;
tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
Một là, những rủi ro, thách thức từ bên ngồi.
Ba rủi ro chính có thể nhận diện từ bên ngoài vẫn là: (i) dịch COVID-19 trên thế giới diễn
biến khó lường, vẫn chưa được kiểm sốt tại nhiều nước, nhiều khu vực; (ii) cạnh tranh chiến
lược giữa các quốc gia, đối tác lớn, căng thẳng thương mại và cơng nghệ cịn leo thang và khó
đốn; và (iii) địa chính trị phức tạp và thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng tới khả năng phục hồi kinh tế
toàn cầu. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, chuyên gia tiếp tục cảnh báo về rủi ro bất ổn tài chính
tồn cầu, có thể dẫn đến bong bóng tài sản tài chính. Việt Nam cũng cần lưu tâm vấn đề này.
Hai là, việc thu hút vốn FDI giảm mạnh so với những năm trước.
Lũy kế đến hết ngày 20/12/2020, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam ước đạt  28,5 tỷ
USD, giảm 25% so với năm 2019, trong đó, chỉ có vốn đăng ký điều chỉnh tăng (+10,6%), mức
giảm mạnh nhất thuộc về vốn góp và mua cổ phần (giảm 51,7%). Vốn FDI giải ngân ước đạt
98


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN


gần 20 tỷ USD, giảm nhẹ 2% so với năm 2019. Mặc dù có sự cải thiện trong nửa cuối năm, song
nhìn chung thu hút FDI cả năm của Việt Nam cũng nằm trong xu hướng suy giảm đầu tư tồn
cầu (dịng vốn FDI tồn cầu ước giảm 25% - 30% năm 2020, theo UNCTAD). Nguyên nhân dòng
vốn FDI vào Việt Nam giảm hoặc chưa tăng nhanh như kỳ vọng trong bối cảnh xu hướng dịch
chuyển chuỗi cung ứng tồn cầu có thể là: (i) nhà đầu tư còn cân nhắc hoặc mới dịch chuyển một
phần (nhỏ lẻ, dễ dịch chuyển), (ii) việc hạn chế hoặc chưa cho đi lại bằng đường hàng không do
dịch bệnh phức tạp khiến việc thực địa, khảo sát, tìm hiểu và đàm phán của nhà đầu tư bị gián
đoạn, và (iii) tác động tiêu cực của dịch bệnh khiến nhiều nhà đầu tư khó khăn về tài chính, sản
xuất kinh doanh, xuất khẩu nên do dự mở rộng đầu tư.

Ba là, các doanh nghiệp chịu tác động nặng nề do dịch COVID-19. 
Năm 2020 là năm hết sức khó khăn đối với hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt trong các thời
điểm giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình
trệ, chuỗi cung - cầu bị bị đứt gãy. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 2,3% so với
năm 2019, là năm giảm duy nhất trong giai đoạn 2016 - 2020. Mặc dù số doanh nghiệp quay trở
lại hoạt động kinh doanh tăng 11,9%, nhưng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn
(lên đến 46,6 nghìn doanh nghiệp) tăng 62,2% so với năm trước, mức tăng mạnh nhất trong giai
99


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

đoạn 2016 - 2020. Điều này cho thấy dịch COVID-19 ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình
hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2020.
Bốn là, rủi ro nợ xấu, thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ gia tăng. 
Đến cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu đã vượt mức 2%, song vẫn trong tầm kiểm soát nhờ việc
NHNN cho phép cơ cấu lại nợ mà khơng phải chuyển nhóm nợ để có thể cho vay mới phục
vụ sản xuất kinh doanh... (theo tinh thần Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020). Hoạt
động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như nêu trên, khiến nợ xấu có xu hướng tăng lên

và tín dụng tăng chậm hơn. Tính đến ngày 21/12/2020, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam
đạt 10,14%, thấp hơn mức 13,6% của năm 2019 khi sức cầu cịn yếu và khả năng đáp ứng điều
kiện tín dụng của một số khách hàng khó khăn hơn do năng lực tài chính giảm sút. Năm 2020,
tăng trưởng tín dụng khoảng 11%, thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020 nhưng là mức chấp
nhận được trong bối cảnh sức cầu còn yếu và khơng thể hạ chuẩn tín dụng, gây rủi ro lâu dài. Khi
Thông tư 01/2020/TT-NHNN sửa đổi hết hiệu lực, nợ xấu nội bảng dự báo sẽ tăng lên đến 3% 3,5% và nợ xấu gộp có thể lên đến 4,5% - 5% năm 2021. Cùng với đó, thâm hụt ngân sách tăng
từ mức 3,4% GDP năm 2019 lên 4,2% GDP năm 2020. Nghĩa vụ trả nợ so với thu ngân sách nhà
nước ước tính năm 2020 là 23% và năm 2021 có thể vượt ngưỡng 25% của Quốc hội nếu mặt
bằng lãi suất vay nợ tăng lên.
Năm là, tái cơ cấu nền kinh tế cịn chậm.
Q trình cơ cấu lại kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt kết quả tích cực hơn so với giai đoạn
trước đó, dù vẫn chưa đạt kỳ vọng. Hiệu quả đầu tư công giai đoạn 2016-2019 cải thiện chưa
đáng kể (hệ số ICOR là 6,13 lần, chỉ giảm nhẹ so với mức 6,25 lần của giai đoạn trước). Q
trình cổ phần hóa (CPH) và thoái vốn DNNN giai đoạn 2016 - 2020 vẫn chậm hơn so với kế
hoạch đề ra, với 178 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa;
tổng số tiền thoái vốn đạt 25.749 tỷ đồng, thu về 173.103 tỷ đồng. Như vậy, giá trị cổ phần Nhà
nước bán được đạt 11%, cao hơn so với giai đoạn 2011 - 2015 (8%). Ngoài ra, việc xử lý 12 dự
án thua lỗ, yếu kém còn chậm; một phần là do dịch COVID-19 khiến hoạt động của các dự án
này trở nên khó khăn hơn. Cùng với đó, việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý
nợ xấu (nhất là xử lý tài sản đảm bảo) vẫn cịn khó khăn, chủ yếu do khâu phối kết hợp và yếu tố
thị trường khơng mấy khả quan.
Sáu là, tính bền vững và năng lực chống chịu của nền kinh tế với các cú sốc bên ngồi cịn mỏng.
Thành tích xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 là đáng ghi nhận (kim ngạch tăng 6,5%),
nhưng chủ yếu lại là do khối doanh nghiệp FDI dẫn dắt, với mức tăng 9,7%, chiếm 72,2% (tỷ
trọng tăng 2,1 điểm % so với năm trước), trong khi khu vực kinh tế trong nước giảm 1,1%, chiếm
27,8%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp FDI chịu đựng cú sốc tốt hơn và đang khai thác hiệu quả
các hiệp định thương mại tự do FTA tốt hơn doanh nghiệp nội? Ngoài ra, dự trữ ngoại hối của
Việt Nam dù tăng nhanh và đạt gần 100 tỷ USD (như NHNN công bố), nhưng cũng chỉ tương
đương 3,7 tháng nhập khẩu, thấp hơn nhiều so với mức 7,5 tháng của ASEAN-4 và 14 tháng của
Trung Quốc…, cho thấy rõ nhu cầu cần tăng dự trữ ngoại hối, trong khi việc Mỹ gắn mác “thao

túng tiền tệ” có ảnh hưởng nhất định đến tiến trình tăng dự trữ ngoại hối này.

100


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

4.3. Các giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam năm 2021
Mục tiêu tổng quát mà Đảng và Nhà nước đặt ra cho giai đoạn 2021 - 2025 là Việt Nam
phấn đấu trở thành nước đang phát triển có cơng nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức
thu nhập trung bình thấp; tớc đợ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5 -7%; GDP bình
quân đầu người đến năm 2025 đạt 4.700 -5 .000 USD; chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân tăng
khoảng dưới 4%; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng
khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động bình qn trên 6,5%/năm....
Năm 2021 là năm có nhiều ý nghĩa khi hệ thống chính trị tiếp tục được kiện toàn với việc tổ
chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV, đồng thời là
năm đầu thực Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025). Trong bối cảnh thế giới
dự báo có nhiều biến động, đặc biệt là dịch COVID-19 cịn phức tạp, khó lường, Nhóm chuyên
gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021
của Việt Nam vẫn là: thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả
vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Để thực hiện được
những mục tiêu đó thì cần phải có các giải pháp đồng bộ như sau:
Một là, Chính phủ, các bộ, ngành chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, pháp
lệnh liên quan trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 để triển khai thực hiện
ngay Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, sớm đưa các chủ trương của Đảng đi vào cuộc
sống; chủ động, tích cực triển khai các luật mới được Quốc hội thông qua nhằm đẩy mạnh cải
thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh như: Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công
tư (PPP), Luật Đầu tư năm 2020, Luật Doanh nghiệp năm 2020, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù hợp với cam kết
quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm
sốt lạm phát.
Hai là, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mơi trường kinh doanh; phịng, chống tham
nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giải
quyết thủ tục hành chính, góp phần cắt giảm thời gian, chi phí và nâng cao tính cơng khai, minh
bạch; quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp liên quan đến việc chuyển đổi số toàn diện, phát
triển nền kinh tế số, nghiên cứu, xây dựng các chính sách cho phép thử nghiệm các sản phẩm, giải
pháp, dịch vụ, mơ hình kinh doanh, cơng nghệ mới, thanh toán điện tử, kinh tế chia sẻ đã bước đầu
phát huy hiệu quả ở nước ta trong thời gian qua khi dịch COVID-19 xảy ra. Thực tế cho thấy, khi
dịch COVID-19 xảy ra, việc “giãn cách xã hội”, hạn chế tiếp xúc trực tiếp được khuyến khích; kỹ
thuật số hóa, khơng chỉ thương mại điện tử mà cả trong các cuộc họp - hội nghị của Quốc hội, của
Chính phủ, trong giáo dục, trong y tế, làm việc văn phòng,… đã phát triển và đem lại hiệu quả rõ
nét; khơng ít doanh nghiệp đã bổ sung, chuyển đổi mơ hình kinh doanh, cách thức tương tác khách
hàng thành công nhờ công nghệ số, đây cũng là xu hướng phát triển trong tương lai.
 Ba là, chú trọng đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp về tài
chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, bảo vệ doanh nghiệp và người lao động vượt
qua khó khăn của đại dịch COVID-19; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp
chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mơ khác nhằm hỗ trợ hoạt động sản
xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng nhưng khơng chủ quan với lạm phát nhằm góp phần ổn
101


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

định kinh tế vĩ mơ, đảm bảo an tồn hoạt động của hệ thống ngân hàng; thực hiện có hiệu quả
các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh thị trường trong nước.
Bốn là, đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; tập trung tháo gỡ
các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy nhanh thực hiện các dự
án đầu tư xây dựng cơ bản và tiến độ giải ngân vốn đầu tư cho các dự án, công trình quan trọng,

có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương như dự án dự án đường cao
tốc Bắc - Nam phía Đơng, dự án Cảng hàng khơng quốc tế Long Thành; các chính sách, dự án
phát triển nông nghiệp - nông thôn để nông nghiệp tiếp tục là trụ cột của nền kinh tế trong khó
khăn; Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021 - 2030....
Năm là, cần rà soát, đánh giá hiệu quả và dự báo tác động của các hiệp định thương mại tự
do mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia để có giải pháp phù hợp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát
nhập khẩu, giảm nhập siêu hướng đến cân bằng thương mại bền vững; chủ động xây dựng các
biện pháp phòng vệ thương mại, các hàng rào kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế; tăng
cường công tác quản lý, kiểm tra thị trường, xử lý kịp thời các hành vi gian lận thương mại. Tập
trung phát triển thị trường bán lẻ, xây dựng mạng lưới phân phối theo chuỗi giá trị cho các sản
phẩm trong nước.
Sáu là, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp, chính sách hỗ trợ kịp thời các
vùng bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường biển; rà soát, bổ sung hoàn thiện
hệ thống văn bản pháp luật về môi trường, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm soát
việc bảo đảm tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Năm 2021 là năm chuyển tiếp sang thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5
năm và 10 năm tới với các mục tiêu và định hướng lớn mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
sẽ thơng qua. Việc nhận diện những khó khăn, thách thức cũng như những cơ hội và đề ra các
giải pháp phù hợp để đưa đất nước vượt qua những khó khăn, tạo đà phát triển cho giai đoạn tiếp
theo có ý nghĩa hết sức quan trọng.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo số 6219-BC/BKHĐT ngày 22 tháng 9 năm 2020 về
đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và dự kiến Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo số 5738/BC-BKHĐT ngày 01 tháng 9 năm 2020 tóm
tắt tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng
năm 2020; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, dự kiến Kế
hoạch phát triển KT-XH năm 2021.
3. Lê Hải Đường (2024), Kinh tế Việt Nam năm 2020: Đồng lòng vượt qua khó khăn trong bối

cảnh tác động của đại dịch COVID-19. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18 (418), tháng 9/2020.
4. Quốc hội (2019), Nghị quyết số 85/2019/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
5. Tổng cục Thống kê,

102



×