Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Khía cạnh pháp lý của việc bảo vệ đa dạng sinh học ở việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.93 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

NGUYỄN KIM THANH XUÂN

KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA VIỆC BẢO VỆ
ĐA DẠNG SINH HỌC
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thương mại

TP HCM – 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA VIỆC BẢO VỆ
ĐA DẠNG SINH HỌC
Ở VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN KIM THANH XUÂN
Khóa: 32
MSSV: 3220231
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. VÕ TRUNG TÍN



TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan: Khóa luận “Khía cạnh pháp lý của việc bảo vệ đa dạng sinh
học ở Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học do tác giả thực hiện dưới sự hướng
dẫn của Ths. Võ Trung Tín; các thơng tin, số liệu trong bài viết là trung thực.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với lời cam đoan trên.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Kim Thanh Xuân


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ

Ký hiệu thay thế

Đa dạng sinh học

ĐDSH

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM

Văn bản pháp luật

Cụm từ thay thế


Nghị định 109/2003/NĐ-CP về việc bảo tồn và Nghị định số 109/2003/NĐ-CP
phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
Thông tư 18/2004/TT-BTNMT hướng dẫn thực
hiện Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và
phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo
vệ và Phát triển rừng
Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật

Thông tư số 18/2004/TTBTNMT
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP
Nghị định số 32/2006/NĐ-CP

rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Nghị định 82/2006/NĐ-CP về quản lý hoạt Nghị định số 82/2006/NĐ-CP
động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập
nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh
trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật,
thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm
Quyết định 07/2007/QĐ-BNN thành lập cơ Quyết định số 07/2007/QĐquan quản lý Công ước về bn bán quốc tế các BNN
lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
Nghị định 57/2008/NĐ-CP về quản lý các khu Nghị định số 57/2008/NĐ-CP
bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc
gia và quốc tế
Quyết định 82/2008/QĐ-BNN về việc công bố Quyết định số 82/2008/QĐDanh mục các lồi thủy sinh q hiếm có nguy BNN
cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ,


phục hồi và phát triển

Thông tư
23/2010/TT-BTNMT về điều tra khảo
sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ

Thông tư số 23/2010/TTBTNMT

biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo
Thông tư 36/2010/TT-BTNMT về định mức

Thông tư số 36/2010/TT-

kinh tế - xã hội điều tra khảo sát, đánh giá hệ

BTNMT

sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất
ngập nước vùng ven biển và hải đảo
Thông tư 59/2010/TT-BNNPTNT ban hành
danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã
thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc
tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
Quyết định 742/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy
hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến
năm 2020
Nghị định 65/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và

Thông tư số 59 /2010/TTBNNPTNT
Quyết định số 742/QĐ-TTg

Nghị định số 65/2010/NĐ-CP


hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa
dạng sinh học
Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản
lý hệ thống rừng đặc dụng

Nghị định số 117/2010/NĐ-CP


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐA DẠNG SINH
HỌC Ở VIỆT NAM ------------------------------------------------------------ 5
1.1 Khái niệm đa dạng sinh học và sự cần thiết phải có các quy định pháp
luật về đa dạng sinh học ở Việt Nam...................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học........................................................................................... 5
1.1.1.1. Định nghĩa đa dạng sinh học................................................................... 5
1.1.1.2. Giá trị của đa dạng sinh học..................................................................... 7
1.1.2. Sự cần thiết phải có các quy định pháp luật về đa dạng sinh học ở
Việt Nam
10
1.1.2.1. Sự đa dạng sinh học ở Việt Nam 10
1.1.2.2. Sự suy thoái đa dạng sinh học và những tác động tiêu
cực đến đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay 13
1.2 Sơ lược quá trình phát triển các quy định của pháp luật về bảo vệ đa
dạng sinh học ở Việt Nam trong thời gian qua............................................................... 18
1.2.1. Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập Công ước về Đa dạng sinh

học 18
1.2.2. Giai đoạn từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về Đa dạng sinh
học đến nay 20
Kết luận chương 1...................................................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT
NAM ----------------------------------------------------------------------------- 23
2.1 Các nguyên tắc bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam................................................... 23
2.1.1. Nguyên tắc bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước
và mọi tổ chức, cá nhân
23
2.1.2. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng
hợp lý đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý
đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo 24


2.1.3. Nguyên tắc bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với
bảo tồn chuyển chỗ 25
2.1.4. Nguyên tắc tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng
đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo
đảm hài hồ giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá
nhân. 25
2.1.5. Nguyên tắc bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gien, mẫu
vật di truyền của sinh vật biến đổi gien gây ra đối với đa dạng
sinh học
26
2.2 Pháp luật về bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên........................................................................ 27
2.2.1. Quy hoạch khu bảo tồn theo Luật Đa dạng sinh học......................................... 27
2.2.2. Quy hoạch khu bảo tồn đất ngập nước tự nhiên.................................................. 30
2.2.3. Quy hoạch khu bảo tồn biển........................................................................................ 32
2.2.4. Quy hoạch khu bảo tồn rừng đặc dụng.................................................................... 33

2.3 Pháp luật về bảo vệ các loài sinh vật.................................................................................... 35
2.3.1. Pháp luật về bảo vệ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm 35
2.3.2. Pháp luật về kiểm sốt lồi ngoại lai xâm hại....................................................... 41
2.4 Pháp luật về bảo vệ tài nguyên di truyền........................................................................... 43
2.4.1. Pháp luật về quản lý, tiếp cận và chia sẻ tài nguyên di truyền.......................44
2.4.2. Pháp luật về bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gien..........................47
Kết luận chương 2...................................................................................................................................... 49
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐA
DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN
THIỆN --------------------------------------------------------------------------- 50
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam...............50
3.1.1. Nguyên nhân đến từ tính khả thi của luật pháp về bảo tồn trên
thực tiễn và sự thiếu vắng những quy định cụ thể
50
3.1.2. Nguyên nhân đến từ sự mâu thuẫn trong công tác bảo vệ đa dạng
sinh học
50
3.1.3. Nguyên nhân đến từ khả năng thực hiện việc quản lý trên thực tế...............51
3.1.4. Nguyên nhân đến từ khả năng nhận thức và áp dụng pháp luật của
người dân
54


3.2. Một vài đề xuất đối với pháp luật và thực tiễn bảo vệ đa dạng sinh
học......................................................................................................................................................... 56
3.2.1. Vấn đề áp dụng pháp luật khi xảy ra mâu thuẫn.................................................. 56
3.2.2. Vấn đề quy hoạch khu bảo tồn................................................................................... 56
3.2.3. Vấn đề pháp điển hố việc bảo tồn rạn san hơ và thảm cỏ biển....................58
3.2.4. Vấn đề quy định việc quản lý đối với các loài nguy cấp, quý, hiếm

ở các hệ sinh thái khác ngoài hệ sinh thái rừng 59
3.2.5. Vấn đề liên quan đến việc quản lý, tiếp cận và chia sẻ tài nguyên
di truyền
59
3.2.6. Vấn đề liên quan đến bản quyền tri thức truyền thống về nguồn
gien 61
3.2.7. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ đa
dạng sinh học tiến đến đồng quản lý tài nguyên 61
Kết luận chương 3...................................................................................................................................... 63
KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------------------------- 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có mức đa dạng sinh học cao với
các hệ sinh thái tự nhiên phong phú và cũng là nơi dự trữ nhiều nguồn gien hoang dã có
giá trị của thế giới.
Tuy nhiên, những năm gần đây, hệ sinh học đa dạng của Việt Nam đang bị suy thoái
với tốc độ rất nhanh do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các hành vi đối xử bất hợp lý
của con người tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Diện tích các khu vực có hệ sinh thái
tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. Bên cạnh đó, số loài, nguồn gien hoang dã bị suy
giảm, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Trước tình hình đó, Việt Nam đã sớm tham gia Công ước Đa dạng sinh học từ năm
1994 và Luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.
Các cơng ước quốc tế nói chung và Cơng ước đa dạng sinh học nói riêng cùng hệ thống
pháp luật mơi trường Việt Nam nói chung và Luật Đa dạng sinh học nói riêng đã phần
nào đảm bảo các khía cạnh pháp lý cho hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam và

cũng đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước ta đối với công tác bảo vệ nguồn đa dạng sinh
học hiện có.
1.2 Điểm lược tình hình nghiên cứu
Trong thời gian vừa qua, đã có khá nhiều bài viết của một số luật gia, những nhà
nghiên cứu luật pháp về lĩnh vực mơi trường nói chung và bảo vệ mơi trường nói riêng.
Song, đối với mảng đa dạng sinh học và pháp luật về đa dạng sinh học thì vẫn chưa hiện
hữu nhiều bài nghiên cứu dưới góc độ tổng hợp. Điểm qua một vài bài viết như đề tài
“Luật quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học và vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam”
của tác giả Kim Thị Hạnh trong Hội nghị nghiên cứu của Sinh viên lần thứ 2 năm 1998,
luận văn cử nhân “Khía cạnh pháp lý của việc bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam” cuả
Lê Võ Thị Ánh Trinh năm 2005, bài viết “Những khía cạnh pháp lý quốc tế của đa dạng
sinh học và sự thể hiện của chúng trong pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Hồng Hạnh
trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2 (202) năm 2005 và “Luật Đa dạng sinh học năm
2008: hướng tiếp cận và những nội dung chủ yếu” của tác giả Vũ Thu Hạnh trên tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 12 (260) năm 2009… tác giả nhận thấy dù pháp luật về bảo vệ
đa dạng sinh học đã có bước tiến không nhỏ từ khi Luật Đa dạng sinh học năm 2008 ra


đời nhưng các bài viết, các cơng trình về pháp luật bảo vệ đa dạng sinh học vẫn còn chưa
thật phong phú.
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài và nhìn nhận từ thực tiễn nghiên cứu, tác giả
đã chọn đề tài “Khía cạnh pháp lý của việc bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam” để làm
đề tài khố luận tốt nghiệp của mình, nhằm mục đích dựa trên cơ sở những kiến thức đã
được học và tình hình áp dụng tìm được trên thực tế, có thể đưa đến người đọc một cái
nhìn đầy đủ hơn, mang tính tồn diện hơn về pháp luật bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt
Nam, nhất là giai đoạn từ khi Luật Đa dạng sinh học năm 2008 ra đời.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục đích
Với đề tài này, mục đích mà tác giả đặt ra là: có thể tìm hiểu và đánh giá những quy
định của pháp luật hiện hành một cách toàn diện hơn, đối chiếu những quy định pháp luật

hiện hành với nhau, thơng qua đó tìm thấy những vướng mắc của quy định pháp luật,
phân tích những hạn chế bất cập trong thực tiễn, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp
phần xây dựng những quy định pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học sao cho ngày càng
phù hợp hơn với tình hình thực tế của Việt Nam cũng như quy định của các điều ước
quốc tế.
2.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích nói trên đề tài có nhiệm vụ:
 Nhìn nhận sự cần thiết phải có pháp luật điều chỉnh trong vấn đề bảo vệ đa
dạng sinh học.
 Hệ thống hóa một số quy định pháp luật về công tác quản lý ba hệ sinh thái
tiêu biểu của Việt Nam; công tác quản lý và khai thác đối với động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, việc gây nuôi động vật hoang dã nguy
cấp, quý, hiếm, kiểm sốt lồi ngoại lai xâm hại; việc quản lý, tiếp cận và
chia sẻ tài nguyên di truyền, vấn đề bản quyền tri thức truyền thống về
nguồn gien.
 Phân tích cơ sở pháp lý và những bất cập trong các quy định pháp luật lĩnh
vực này ở Việt Nam.
 Trên cơ sở thực trạng áp dụng, tác giả có những nhận định về mặt tiến bộ và
hạn chế trong quy định pháp luật về vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt
Nam và từ đó, kiến nghị một vài phương hướng hoàn thiện.


3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đa dạng sinh học là một phạm trù rất rộng, các khía cạnh pháp lý của việc bảo vệ đa
dạng sinh học ở Việt Nam cũng rất phong phú. Do đó, trong phạm vi hiểu biết cịn nhiều
hạn hẹp của mình, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau:
3.1 Về mặt lý luận
Tác giả làm rõ khái niệm đa dạng sinh học cùng các giá trị của đa dạng sinh học, từ
đó cho thấy sự cần thiết phải có pháp luật điều chỉnh việc bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt
Nam; mặt khác, điểm sơ lược qua quá trình phát triển các quy định của pháp luật Việt

Nam về bảo vệ đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, trong khả năng của mình, tác giả cố gắng làm rõ quy định pháp luật
Việt Nam trong việc bảo tồn ba hệ sinh thái tiêu biểu là hệ sinh thái tự nhiên trên các
vùng đất ngập nước tự nhiên, hệ sinh thái tự nhiên trên biển và hệ sinh thái rừng đặc
dụng; trong việc quản lý và khai thác động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm,
gây nuôi động vật hoang dã nguy cấp, q, hiếm, kiểm sốt lồi ngoại lai xâm hại; trong
việc quản lý, tiếp cận và chia sẻ tài nguyên di truyền, vấn đề bản quyền tri thức truyền
thống về nguồn gien.
3.2 Về mặt thực tiễn áp dụng pháp luật
Từ nhận thức về mặt lý luận trên, bài viết có sự đối chiếu với thực trạng áp dụng
pháp luật để tìm ra những điểm cần hồn thiện và đề xuất những kiến nghị cho pháp luật
về bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam trong tương lai.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng:
Phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử của triết
học Marx – Lenin.
Và các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
 Phương pháp phân tích, tổng hợp
 Phương pháp so sánh
Trong trường hợp cần thiết, tác giả cũng sử dụng cả phương pháp liệt kê, trích dẫn,
ví dụ như: liệt kê một vài quy định của pháp luật, viện dẫn ý kiến của một tác giả
hay một nhà nghiên cứu.


5. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN VÀ BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
5.1.

Đóng góp của khóa luận

Thơng qua nghiên cứu, tác giả phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản cũng như thực

trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học. Đồng thời, cung cấp cho người đọc
những ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu luật học cũng như ý kiến của tác già
trong mong muốn góp phần vào việc tìm hiểu, chia sẻ, hồn thiện pháp luật về bảo vệ đa
dạng sinh học ở Việt Nam.
Đề tài bảo vệ đa dạng sinh học dưới góc độ pháp luật hãy cịn tương đối mới và dù
tác giả đã rất cố gắng nhưng do kiến thức lý luận và thông tin về thực tiễn áp dụng chưa
thật sâu sắc nên khơng tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Tuy nhiên, đề tài vẫn có giá trị
tham khảo, cung cấp thông tin thiết thực đối với những ai muốn tìm hiểu về khía cạnh
pháp lý của việc bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam.
5.2.

Bố cục của đề tài

Cùng với phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài viết được chia làm ba chương:
Chương I trình bày khái quát chung về pháp luật đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Chương II trình bày pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Chương III trình bày thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt
Nam và hướng hoàn thiện.


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC Ở
VIỆT NAM
1.1. Khái niệm đa dạng sinh học và sự cần thiết phải có các quy định pháp luật về
đa dạng sinh học ở Việt Nam
1.1.1.

Khái niệm đa dạng sinh học

1.1.1.1.


Định nghĩa đa dạng sinh học

Có quan điểm cho rằng thuật ngữ “ĐDSH” (biodiversity, biological diversity) lần
đầu tiên được định nghĩa bởi Norse and McManus (1980), bao hàm hai khái niệm có liên
quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa
dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Định nghĩa này là định
nghĩa được dùng trong Công ước về ĐDSH với mong muốn tìm ra cách thức xử sự phù
hợp nhằm bảo vệ mơi trường tự nhiên trước tình cảnh mơi trường tự nhiên đang bị phá
1

hoại một cách nhanh chóng .
Ngồi ra, cịn có một số các khái niệm khác về ĐDSH:
2

- Dictionary of Environmental Law định nghĩa: ĐDSH là một thuật ngữ được dùng
để diễn tả chung về sự đa dạng và tính biến thiên của tự nhiên. Nó bao gồm ba
mức độ cơ bản trong tổ chức của các hệ thống đang tồn tại như: di truyền, loài và
hệ sinh thái.
3

- Theo Biodiversity , ĐDSH được hiểu như là “thiên nhiên có ích” – một tập hợp
gồm các lồi và tài nguyên di truyền mà con người sử dụng vì lợi ích của chính họ
dù tập hợp đó có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên hay đã được thuần hoá. Trong
ngữ cảnh này, ĐDSH trở thành một dạng tài nguyên tự nhiên, lệ thuộc vào sức
mạnh điều chỉnh của thị trường và những nguồn lợi tiềm ẩn mang tính quan trọng
đối với những quốc gia đang sở hữu nguồn tài nguyên di truyền.

1

/>%E1%BA%A1ngsinhh%E1%BB%8Dc.aspx


2

Alan Gilpin (2000), Dictionary of Environmental Law, Edward Elgar Publishing, Inc., United Kingdom
and United States of America, pp. 22.
3
Christian Lévêque, Jean-Claude Mounolou (2003), Biodiversity, John Wiley & Sons Ltd, United Kingdom,
pp. 7 8.


4

- Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng: ĐDSH là khái niệm
miêu tả sự đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp.
5

- Chương trình mơi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) quan niệm: ĐDSH là sự đa
dạng của sự sống trên trái đất, nó bao gồm tất cả các sinh vật, các loài và dân cư;
sự biến thiên gien trong số này; và tập hợp phức tạp của chúng trong các cộng
đồng và các hệ sinh thái. ĐDSH cũng đề cập đến mối tương quan bên trong của
các gien, các loài và các hệ sinh thái; và cả sự tương tác của chúng đối với môi
trường.
- Quan điểm về ĐDSH của các tác giả trong Biodiversity in Environmental
6

Assessment: Enhancing Ecosystem Services for Human Well-Being được xuất
phát từ khái niệm ĐDSH trong Công ước về ĐDSH khi cho rằng ĐDSH là sự biến
thiên giữa các sinh vật sống từ mọi nguồn như hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, hệ
sinh thái biển cùng các dạng mặt nước khác và tập hợp sinh thái của các thành
phần này; ĐDSH bao gồm sự đa dạng loài, giữa các loài và đa dạng hệ sinh thái.

Tham khảo các định nghĩa trên trong sự đối sánh với khái niệm ĐDSH tại Công ước
7

về ĐDSH : “ĐDSH có nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả
các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực
khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong
8

mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học” và tại Luật ĐDSH năm 2008 của Việt
Nam: “ĐDSH là sự phong phú về gien, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên”, ta có
thể hiểu như sau:
ĐDSH là một phạm trù diễn tả sự phong phú của sinh vật có từ tất cả các nguồn
trong hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh
thái mà chúng tạo thành. ĐDSH bao gồm sự phong phú và đa dạng về: di truyền (hay cịn
gọi là gien), lồi sinh vật và hệ sinh thái. Tiếp tục tìm hiểu về thuật ngữ đa dạng di
truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái, ta nhận thấy:

4
5
6 Roel

/> />
8

Khoản 5 điều 3 Luật ĐDSH.

Slootweg, Asha Rajvanshi, Vinod B. Mathur, Arend Kolhoff (2010), Biodiversity in Environmental
Assessment: Enhancing Ecosystem Services for Human Well-Being, Cambridge University Press, United States of
America, pp. 16.
7

Điều 2 Công ước về ĐDSH.


-

Đa dạng di truyền là tất cả các gien di truyền khác nhau của tất cả các sinh
9

vật bao gồm thực vật, động vật, nấm và vi sinh vật . Đa dạng di truyền tồn
tại trong một loài và giữa các lồi khác nhau; có thể di truyền được trong một
10

quần thể hoặc giữa các quần thể .
-

Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại một
khu vực nhất định tại một vùng nào đó; là tất cả sự khác biệt trong một hay
nhiều quần thể của một loài cũng như đối với quần thể của các lồi khác
11

nhau . Nói cách khác, đa dạng loài là tất cả các loài khác nhau, cũng như sự
12

khác biệt trong và giữa các loài khác nhau .
-

Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi
quá trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh
thái


13,14

.

Trên cơ sở cách hiểu về ĐDSH trình bày ở trên, ta tìm hiểu thế nào là bảo vệ
15

ĐDSH. Theo Từ điển Hán Việt Từ Nguyên , “bảo vệ” nghĩa là giữ gìn, che chở. Từ điển
16

17

tiếng Việt phổ thông và Từ điển tiếng Việt 2006 định nghĩa “bảo vệ” là “chống lại
mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn”. Theo Từ điển tiếng Việt
18

2008 thì “bảo vệ” là “che chở, giữ gìn để được nguyên vẹn”. Qua đó, ta thấy rằng khái
niệm “bảo vệ” được dùng để chỉ những hoạt động với mục đích giữ cho một vật, một
hiện trạng có thể tồn tại trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, bảo vệ ĐDSH là những hoạt
động của con người nhằm hướng đến mục đích giữ cho ĐDSH có thể tiếp tục tồn tại cả
trong hiện tại lẫn tương lai.

9

/>
10

/>%E1%BA%A1ngditruy%E1%BB%81n.aspx
11


/>%E1%BA%A1nglo%C3%A0i.aspx

12
13

/> />
14

/>%E1%BA%A1ngh%E1%BB%87sinhth%C3%A1i.aspx

15
16
17
18

Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt Từ Nguyên, NXB Thuận Hoá, TP.HCM, tr. 102.
Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB TP.HCM, TP.HCM, tr. 34.
Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt 2006, NXB Đà Nẵng, TP.HCM, tr. 39 - 40.
Nguyễn Văn Xô chủ biên (2008), Từ điển tiếng Việt 2008, NXB Thanh Niên, TP.HCM, tr. 35.


1.1.1.2.

Giá trị của đa dạng sinh học

Vai trò của ĐDSH được thể hiện thông qua giá trị trực tiếp (các lợi ích có thể định
19

luợng được) và giá trị gián tiếp (các lợi ích khó có thể định lượng) của nó .
 Giá trị trực tiếp

ĐDSH thể hiện giá trị trực tiếp của mình thơng qua việc cung cấp nguồn thực phẩm,
nhiên liệu, dược liệu cho con người và có thể trở thành sản phẩm thương mại được mua
bán trên thị trường trong nước và quốc tế.
Giá trị sử dụng trực tiếp và quan trọng nhất của các loài là dùng làm thức ăn. Một
số lượng tương đối lớn các lồi thực vật có thể được dùng làm thực phẩm và rất nhiều
lồi động vật có thể ăn được. Một số lồi, chủ yếu là động vật có vú được sử dụng trong
chăn nuôi, cung cấp sức kéo, thịt và các sản phẩm từ sữa. Ví dụ như: Đối với các loài
thực vật, ta thấy rằng, về cơ bản, ba loại cây trồng lúa mì, ngơ và lúa nước chiếm hơn hai
phần ba các yêu cầu của dân số trên toàn thế giới. Đối với các loài động vật, cá là minh
chứng cụ thể cho vai trò cung cấp thức ăn cho con người. Thông qua việc phát triển nuôi
trồng thủy sản, kỹ thuật, cá và các sản phẩm từ cá đã trở thành nguồn protein lớn trên thế
giới.
Giá trị tiếp theo của ĐDSH là cung cấp nguồn nhiên liệu cho xã hội loài người.
Ngay từ thuở ban sơ, gỗ rừng đã được sử dụng làm chất đốt, cung cấp nhiệt lượng cho
hoạt động của con người. Ngoài ra, con người cũng sử dụng than đá, dầu mỏ, các loại khí
tự nhiên làm nguồn nhiên liệu quan trọng cho cuộc sống hằng ngày.
Đồng thời, ĐDSH cũng là nguồn dược liệu quý giá mà quả đất mang lại cho con
người. Các loại dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên giữ vai trị quan trọng trong cơng tác
bảo vệ sức khoẻ trên phạm vi tồn cầu. Phần đơng dân số các nước đang phát triển trông
cậy vào dược phẩm truyền thống trong việc chăm sóc sức khoẻ; và sự phụ thuộc này
khơng hề giảm đi kể cả khi có mặt các loại tây dược. Khoảng 120 hoá chất được chiết
xuất thành dạng tinh khiết từ 90 loài sinh vật đang được dùng trong y học trên toàn thế
20

giới, khá nhiều loại trong số đó khơng thể sản xuất nhân tạo được .
19

/>
20


/>%BB%A7ab%E1%BA%A3ot%E1%BB%93n%C4%91ad%E1%BA%A1ngsinhh%E1%BB%8Dc.aspx: Digitoxin
kích thích hoạt động tim - một thuốc trợ tim phổ biến nhất của đông y - được chiết xuất trực tiếp từ cây Mao địa
hoàng (Digitalis); hiệu quả của vincristine nhân tạo - dùng để điều trị bệnh bạch cầu ở trẻ em - chỉ đạt 20% khi so
sáng với hiệu quả của sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ cây Catharanthus roseus (Rosy Periwinkle).


Ngoài ra, hoạt động trao đổi, mua bán gỗ, sợi, cao su, tơ tằm và các mặt hàng trang
trí đã chứng minh vai trò thương mại của ĐDSH.
3

Hằng năm, Việt Nam khai thác khoảng 1,3 - 1,4 triệu m gỗ và các lâm sản khác
(song, mây, tre nứa và củi) cho mục đích kinh tế. Bên cạnh đó, có khoảng 2300 loài thực
vật và một số loài động vật hoang dã được khai thác làm dược liệu, thức ăn cho người và
gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp và thủ công nghiệp. Các sản phẩm từ ĐDSH được
21

trao đổi mậu dịch với các nước láng giềng ngày càng tăng .
Nguồn lợi thủy sản biển của Việt Nam được đánh giá vào loại phong phú trong khu
vực. Cùng với nguồn lợi cá biển, biển Việt Nam hiện hữu nhiều loại đặc sản khác có giá
trị kinh tế cao như tơm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn
2.000 lồi khác nhau, trong đó trên 100 lồi có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải
22

sản khoảng 3 – 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5 – 1,8 triệu tấn/năm .
 Giá trị gián tiếp
Giá trị gián tiếp của ĐDSH tập trung ở khía cạnh xã hội và khía cạnh sinh thái.
Xét đến giá trị xã hội, sinh vật trong quá trình tiến hoá đã tồn tại và phát triển một
cách bền vững và hài hoà với nhau, tạo nên một thiên nhiên đa dạng, phong phú và hấp
dẫn, làm nền tảng cho cảm hứng về thẩm mỹ, nghệ thuật và văn hóa của con người.
Nhiều lồi thực vật và động vật được xem là biểu tượng của văn hoá và thẩm mỹ như

hình tượng hoa sen tượng trưng cho sự thuần khiết thanh tao, hình tượng con cị tơn vinh
người phụ nữ tảo tần sớm hơm, hình tượng rùa Hồ Gươm đại diện cho chiến thắng của
dân tộc trước quân xâm lược từ lâu đã khắc sâu vào tâm linh của người dân Việt Nam.
Vượt trên giá trị xã hội, giá trị sinh thái càng khẳng định tầm quan trọng của
ĐDSH đối với đời sống của con người. Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống cho
cả trái đất và con người: đảm bảo cho sự chu chuyển khí O 2 và các nguyên tố dinh dưỡng
khác trên tồn hành tinh, duy trì tính ổn định và sự màu mỡ của đất nói riêng hay của
hành tinh nói chung… Các hệ sinh thái bị suy thối thì tính ổn định và sự mềm dẻo, linh
động của sinh quyển cũng bị thương tổn.
Ở Việt Nam, rừng Tây Bắc nói riêng và hệ thống rừng trên cạn nói chung góp phần
làm giảm tác hại của lũ lụt, hạn hán, hạn chế sự xói mịn đất, điều tiết dịng chảy, loại trừ
các cặn bã làm cho dòng chảy trở nên trong và sạch. Vai trị điều hồ dịng chảy vơ cùng
21

Mục 1 phần I Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam ban hành theo Quyết định 845-TTg năm 1995 phê
duyệt "Kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH của Việt Nam".

22

Đỗ Văn Sen (2009), “Một số ý kiến về phát triển kinh tế nông, lâm, thủy sản vùng ven biển”, Tạp chí Tài
ngun và Mơi trường, (số 17 (79)), tr. 30.


quan trọng đối với sinh hoạt hằng ngày cũng như hoạt động sản xuất và thuỷ điện của con
người.
Bên cạnh đó, rừng ngập mặn có vai trị rất quan trọng trong sinh thái, được ví như lá
chắn bảo vệ vùng cửa sơng, cửa biển nhằm chống xói lở, hạn chế tác hại của gió bão, ổn
định bờ biển và mở rộng đất liền. Ngoài việc làm bãi đẻ và là nơi sinh sống cho nhiều
loài sinh vật, rừng ngập mặn cịn được ví như một nhà máy lọc sinh học khổng lồ, khơng
chỉ hấp thụ khí CO2 từ hoạt động cơng nghiệp và sinh hoạt hằng ngày mà cịn sinh ra một

lượng lớn khí O2, giúp cho bầu khơng khí trở nên trong lành.
Được bao bọc bởi biển Đông, đối với Việt Nam, rạn san hô và thảm cỏ biển giữ vai
trị cực kỳ quan trọng. Rạn san hơ phân phối ở ven các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa có tác dụng lớn trong việc che chắn, chống xói lở bờ biển, hải đảo. Sự nguyên
vẹn của các rạn san hô đã giúp Việt Nam tiết kiệm nhiều kinh phí trong việc xây dựng các
cơng trình chống xói lở ven biển. Tương tự như rạn san hô, các bãi cỏ biển ở thềm lục địa
làm giảm cường độ phá hoại của sóng, là nơi ni dưỡng, cung cấp thức ăn và duy trì
cuộc sống cho hàng vạn lồi sinh vật biển.
Như vậy, việc ĐDSH giúp duy trì một chuỗi thức ăn, cung cấp nhiên liệu, là một
nguồn vô tận các cây thuốc quý; giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá, xã hội và
thẩm mỹ, duy trì cân bằng sinh thái đã chứng minh rằng giá trị của nó khơng chỉ đơn
thuần dừng lại ở các con số, số liệu giản đơn trên các báo cáo, nghiên cứu. Con người
vốn dĩ không thể tách rời khỏi sự tương tác với ĐDSH mà phải dựa vào đa dạng của sinh
vật để tồn tại. Do đó, thực tế đã đặt ra yêu cầu: cần có các quy định pháp luật cụ thể để có
thể điều chỉnh lĩnh vực ĐDSH bằng sức mạnh quyền lực nhà nước nhằm bảo vệ các giá
trị mà ĐDSH mang lại cho con người.
1.1.2.

Sự cần thiết phải có các quy định pháp luật về đa dạng sinh học ở Việt Nam

1.1.2.1.

Sự đa dạng sinh học ở Việt Nam

 Đánh giá chung
2

Nằm ở Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km , Việt Nam là một
trong 16 nước có tính ĐDSH cao trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(2002), Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002 - 2010).

Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu... của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ
sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ
động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo - Malaysia. Các
đặc điểm trên đã giúp nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính ĐDSH cao của


thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của
thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Báo cáo quốc gia về các khu
23

bảo tồn và Phát triển kinh tế) .
 Sự đa dạng các hệ sinh thái
Hệ sinh thái ở Việt Nam có thể phân thành ba dạng chính: hệ sinh thái trên cạn (đặc
trưng là hệ sinh thái rừng, chiếm hơn 36% diện tích tự nhiên), hệ sinh thái đất ngập nước
(dưới 30 dạng đất ngập nước tự nhiên ven biển và nội địa, 9 loại dạng ngập nước nhân
24

tạo) và hệ sinh thái biển (với khoảng 20 kiểu hệ sinh thái biển điển hình) .
i.

Hệ sinh thái rừng

Hệ sinh thái rừng tự nhiên ở nước ta có nhiều kiểu tiêu biểu như: rừng kín vùng
thấp, rừng thưa, trảng trng, rừng kín vùng cao… Trong đó, đáng chú ý là các khu vực
có hệ sinh thái rừng đặc dụng tự nhiên vừa mang tính đại diện cho các hệ sinh thái rừng
tự nhiên nhiệt đới nhưng lại có những nét đặc thù của Việt Nam. Các khu rừng đặc dụng
tự nhiên là nơi sinh sống của nhiều lồi hoang dã đặc hữu, có giá trị cần được bảo vệ
(Tổng quan về ĐDSH ở Việt Nam, Báo cáo được tổng hợp từ các tài liệu do nhóm
25


chuyên gia trong nước và quốc tế chuẩn bị phục vụ xây dựng dự án Luật ĐDSH) .
ii.

Hệ sinh thái tự nhiên trên biển
2

Bờ biển dài 3.260 km cùng vùng đặc quyền kinh tế biển khoảng 1 triệu km với hơn
3.000 hòn đảo lớn nhỏ, đã tạo nên hệ sinh thái biển giàu có về ĐDSH. Ta đã phát hiện
được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau,
trong đó phải kể đến các hệ sinh thái cỏ biển với hơn 15 loài cỏ biển, hệ sinh thái rạn san
2

hơ có diện tích khoảng 1.122km với hơn 310 lồi san hơ là nơi cư ngụ của hơn 2000 loài
sinh vật biển (Tổng quan về ĐDSH ở Việt Nam, Báo cáo được tổng hợp từ các tài liệu do
26

nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế chuẩn bị phục vụ xây dựng dự án Luật ĐDSH) .
iii.

Hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng đất ngập nước tự nhiên

Dựa theo hệ thống phân loại của Cơng ước Ramsar, Việt Nam có hơn 30 kiểu đất
ngập nước tự nhiên (11 kiểu đất ngập nước ven biển và 19 kiểu đất ngập nước nội địa), là
nơi tập trung các loài động vật, thực vật phong phú. Đất ngập nước không chỉ là nơi cư
23

Nguyễn Huy Dũng, Vũ Văn Dũng (2008), “Bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam – Mối liên hệ với phát triển bền
vững và biến đổi khí hậu”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 17 (133)), tr. 12.

24


Lê Thanh Bình (2008), “ĐDSH và cơng tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp, (số 17 (133)), tr.19.
25
/>sAction=DETAIL_CONT&intDocID=814#xhhJZ08Uw95K
26
/>sAction=DETAIL_CONT&intDocID=814#xhhJZ08Uw95K


trú, nơi đến của nhiều loài hoang dã quan trọng, đặc biệt là các lồi chim nước mà cịn là
nơi đẻ trứng, sinh sản của nhiều loài hoang dã (Tổng quan về ĐDSH ở Việt Nam, Báo
cáo được tổng hợp từ các tài liệu do nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế chuẩn bị
27

phục vụ xây dựng dự án Luật ĐDSH) .
 Sự đa dạng về loài
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tính đa dạng lồi cao, thành
phần lồi phong phú, có nhiều nét độc đáo và đặc trưng cho vùng Đông Nam Á.
Cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận được hơn 16.000 loài thực vật, hơn 21.000 loài
động vật và khoảng 3000 loài vi sinh vật và nấm. Việt Nam được xếp hàng thứ tư về số
lượng các loài linh trưởng và là nơi cư trú của 4 trong số 25 loài linh trưởng bị đe dọa
tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Ngồi ra, có hơn 100 lồi chim đặc hữu, 78 lồi lồi
thú, bị sát, ếch nhái chỉ có ở Việt Nam mà khơng nơi nào trên thế giới có được. Một số
lồi hoang dã có giá trị có thể kể đến như: Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Voọc xám,
Voọc Hà Tĩnh, Sao la, Mang lớn, Mang nanh, Gà lôi lam đuôi trắng, Khướu Ngọc Linh,
Khướu vằn đầu đen, Sếu đầu đỏ, Cá cóc Tam Đảo, hơn 100 lồi bướm, gần 100 lồi san
hơ và nhiều lồi động vật không xương sống khác (Tổng quan về ĐDSH ở Việt Nam,
Báo cáo được tổng hợp từ các tài liệu do nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế chuẩn
bị phục vụ xây dựng dự án Luật ĐDSH)


28

.

 Sự đa dạng về nguồn gien
Việt Nam được xem là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng và cũng
là trung tâm thuần hố vật ni nổi tiếng của thế giới. Hiện nay, trong lĩnh vực nông
nghiệp, Việt Nam đang sử dụng 16 nhóm các lồi cây trồng với tổng số trên 800 lồi cây
trồng cùng hàng nghìn giống khác nhau. Ngân hàng gien cây trồng Quốc gia đang bảo
tồn 12.207 giống của 115 loài cây trồng. Một bộ phận quan trọng của số giống này là
29

nguồn gien bản địa với nhiều đặc tính q và duy nhất chỉ có ở Việt Nam .
 Hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam
Đầu tiên là hệ thống các khu bảo tồn đất ngập nước. Theo thống kê, Việt Nam có
trên 10 triệu ha đất ngập nước. Năm 2001, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay
là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã đề xuất 68 vùng đất ngập nước có giá trị ĐDSH và
mơi trường ở Việt Nam, bao gồm các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, các đầm, phá,
27

/>sAction=DETAIL_CONT&intDocID=814#xhhJZ08Uw95K
28
/>sAction=DETAIL_CONT&intDocID=814#xhhJZ08Uw95K

29

Lê Thanh Bình (2008), “ĐDSH và công tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp, (số 17 (133)), tr. 20.



cửa sông, các sân chim, các khu rừng ngập nước, các trảng cỏ ngập nước theo mùa, trong
đó có 17 khu thuộc hệ thống các khu rừng đặc dụng đã được Thủ tướng Chính phủ xác
30

lập .
Thứ đến là hệ thống các khu bảo tồn biển. Ngày 26/05/2010, Thủ tướng Chính phủ
đã ký Quyết định số 742/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển
Việt Nam đến năm 2020. Quy hoạch được thực hiện thông qua hai giai đoạn: 2010 –
2015 và 2016 – 2020. Theo đó, trong giai đoạn 2010 – 2015, Việt Nam sẽ thiết lập và đưa
vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển (Đảo Trần, Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê,
Cồn Cỏ, Hải Vân - Sơn Trà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Nam Yết, Vịnh Nha Trang, Núi
Chúa, Phú Q, Hịn Cau, Cơn Đảo, Phú Quốc); đến năm 2015 có ít nhất 0,24% diện tích
vùng biển Việt Nam nằm trong các khu bảo tồn biển và khoảng 30% diện tích của từng
khu bảo tồn biển được bảo vệ nghiêm ngặt. Ở giai đoạn 2016 - 2020 mục tiêu được đặt ra
là nghiên cứu, đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống khu bảo tồn biển; điều tra,
khảo sát, thiết lập và đưa vào hoạt động một số khu bảo tồn biển mới.
Cuối cùng là hệ thống các khu bảo tồn rừng đặc dụng. Trong 128 khu bảo tồn rừng
đặc dụng hiện nay có 30 vườn quốc gia, 48 khu dự trữ thiên nhiên, 12 khu bảo tồn loài sinh cảnh, 38 khu bảo vệ cảnh quan, với tổng diện tích 2.400.092 ha, chiếm gần 7,24%
diện tích tự nhiên trên đất liền của cả nước. Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, một số
khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học cũng đã được thống kê trong hệ thống rừng
đặc dụng.

31

1.1.2.2. Sự suy thoái đa dạng sinh học và những tác động tiêu cực đến đa dạng sinh
học ở Việt Nam hiện nay
 Sự suy thoái ĐDSH ở Việt Nam
Dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, ĐDSH của Việt Nam hiện đang bị
suy thoái trầm trọng. Diện tích rừng, hệ sinh thái có ĐDSH cao nhất, đã giảm từ 72%
(1909), 43% (năm 1941) xuống 28% (1995). Tuy trong những năm gần đây, với nhiều cố

gắng của nhà nước và cộng đồng, diện tích che phủ của rừng đã được nâng lên từ 33,2%

30

Lê Thanh Bình (2008), “ĐDSH và công tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp, (số 17 (133)), tr. 21.

31

Nguyễn Huy Dũng, Vũ Văn Dũng, “Bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam – Mối liên hệ với phát triển bền vững và
biến đổi khí hậu”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (số 17 (133)), tr. 13.


(2000), 35,8% (2003) đến 39,1% (2009) nhưng rừng tự nhiên vẫn có xu hướng giảm sút,
32

chỉ cịn khoảng dưới 10% .
Các hoạt động của con người cũng đe doạ đến sự tồn tại của những rạn san hô vùng
ven biển Việt Nam. Trong đó, 50% số rạn được xếp ở mức đe doạ cao, 17% ở mức rất
cao. Kết quả nghiên cứu, giám sát cho thấy các rạn san hô đang diễn biến theo chiều
hướng xấu và phần nhiều đã biểu hiện xu hướng suy thối. Số rạn san hơ trong tình trạng
xấu hoặc rất xấu tăng lên theo thời gian từ 14,8% (1994 – 1997) đến 50% (2000 – 2003)
… Số rạn san hô chất lượng tốt giảm từ 33,3% (1994 – 1997) xuống 11,6 % (2004
33

– 2007) .
Hơn 60 năm qua, rừng ngập mặn nước ta bị tàn phá rất nhiều do khai thác gỗ, chất
đốt; làm hồ nuôi tôm, cua, cá; làm đất nông nghiệp, đường sá, nhà cửa. Rừng ngập mặn
bị tàn phá đã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên sinh học, nguồn lợi thuỷ hải
sản, đẩy mạnh sự xâm nhập của nước mặn vào đất liền, thúc đẩy q trình xói lở, gây ô

nhiễm đất và nguồn nước. PGS-TS. Nguyễn Chu Hồi, Phó tổng cục trưởng Tổng cục
Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, cả nước hiện chỉ còn khoảng trên 155.290 ha rừng
ngập mặn, giảm 100.000 ha so với trước năm 1990 và vẫn tiếp tục giảm nhanh. Tốc độ
mất rừng ngập mặn do các hoạt động sản xuất trong giai đoạn 1985 – 2000 vào khoảng
34

15.000 ha/năm .
Các kết quả điều tra cũng cho thấy do nơi cư trú bị tàn phá, do nguồn nước bị cạn
kiệt và do khai thác quá mức (nhất là nạn săn bắt) nên các giống loài động vật và thực vật
ở nước ta đang bị suy thối. Việt Nam ghi nhận có hơn 400 loài động vật, hơn 450 loài
thực vật bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó có Tê Giác một sừng, Sao La, Voọc mũi hếch,
Voọc Cát Bà, Cá Cóc, Bị Biển, v.v… Việt Nam được xếp vào nhóm 15 nước hàng đầu
Thế giới về số lồi thú, nhóm 20 nước hàng đầu về số lồi chim, nhóm 30 nước hàng đầu
về số loài thực vật và lưỡng cư bị đe dọa tuyệt chủng (Tổng quan về ĐDSH ở Việt Nam,
Báo cáo được tổng hợp từ các tài liệu do nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế chuẩn
35

bị phục vụ xây dựng dự án Luật ĐDSH) .

32

/>%E1%BB%AFng-2010/

33

Bùi Minh Quang (2009), “Rạn san hô và rừng ngập mặn: tài nguyên cần được bảo vệ”, Tạp chí Tài ngun
và Mơi trường, (số 17 (79)), tr. 28.

34


Bùi Minh Quang (2009), “Rạn san hô và rừng ngập mặn: tài nguyên cần được bảo vệ”, Tạp chí Tài ngun
và Mơi trường, (số 17 (79)), tr. 29.
35
/>sAction=DETAIL_CONT&intDocID=814#xhhJZ08Uw95K


Ngồi ra, nhiều giống cây trồng và vật ni như: lúa, đậu tương, ngơ, cây ăn quả,
các lồi cá bản địa cũng đang mất dần. Đây được xem là một tổn thất lớn trên các phương
diện: kinh tế, khoa học, môi trường và xã hội.
 Tác động tiêu cực đến ĐDSH ở Việt Nam
Thực tế hiện hữu nhiều nhân tố tác động đến ĐDSH Việt Nam, dẫn đến sự suy thối
của ĐDSH. Trong đó, hầu hết các tác động đều có ngun nhân đến từ phía con người,
tiêu biểu là những tác động sau:
iv.

Sự gia tăng dân số không ngừng

Dân số loài người tăng dần qua mỗi năm song song với việc các loài đang bị diệt
vong với tốc độ nhanh nhất được biết tới trong lịch sử và khí hậu đang thay đổi ngày
càng nhanh hơn so với trước đây. Những tác động có tính huỷ diệt đến cùng lúc từ phía
những người nghèo khó trên bước đường mưu sinh và từ phía những người giàu có có
nhu cầu sử dụng nhiều tài nguyên đang dần phá vỡ sự cân bằng vốn dĩ đã tồn tại từ lâu
giữa nhu cầu tiêu thụ tài nguyên của con người và khả năng đáp ứng của trái đất.
Tổng số dân của Việt Nam vào 0 giờ ngày 01/04/2009 là 85.789.573 người. Với số
dân trên, Việt Nam là nước đông dân thứ ba ở Ðông Nam Á (sau Indonesia và
Philippines) và đứng thứ mười ba trên thế giới. Sau mười năm, dân số nước ta tăng thêm
36

khoảng 9,47 triệu người, bình quân mỗi năm tăng khoảng 947 nghìn người .
Sự gia tăng dân số Việt Nam trong những năm qua dẫn đến nhu cầu đối với các giá

trị mà ĐDSH đem đến ngày càng tăng. Hậu quả của nhu cầu tăng là các hoạt động khai
thác, sử dụng các hệ sinh thái, các lồi và nguồn gien khơng ngừng tăng mạnh, dẫn đến
sự mâu thuẫn giữa việc đáp ứng nhu cầu của số dân với việc bảo vệ ĐDSH ở Việt Nam.
v.

Tình trạng khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên

Dù hiện nay việc xuất khẩu gỗ cây, khai thác tại những khu vực quan trọng, khai
thác một số loài nhất định đã bị hạn chế nhiều nhưng thực tế cho thấy hoạt động khai thác
gỗ và các lâm sản khác ngoài gỗ vẫn còn là một mối đe doạ lớn đối với ĐDSH nói chung.
Ở khu vực có dân cư sinh sống, chất lượng và sản lượng rừng ngày càng giảm và rừng
nhiều vùng bị xé lẻ, trở nên nhỏ hơn, tách biệt với nhau dẫn đến việc chúng khơng cịn
khả năng hỗ trợ cho việc sinh sống, phát triển của các lồi như ban đầu. Khơng chỉ đối
với rừng mà cả nguồn tài nguyên thủy sản cũng bị đe doạ. Nạn đánh bắt cá quá mức vẫn
đang diễn ra hằng ngày. Hơn nữa, phương thức đánh bắt không được áp dụng một cách
36

/>

có lựa chọn, thậm chí mang tính tàn phá như bẫy cá, dùng lưới mắt quá nhỏ, sử dụng chất
nổ và có nơi dùng cả chất độc.
Ở Việt Nam, việc khai thác quá mức đã ảnh huởng nghiêm trọng đến ĐDSH nói
chung. Một ví dụ cụ thể là nạn khai thác san hô ở ven biển miền Trung suốt những năm
qua. San hô được khai thác dưới hai dạng: khai thác san hô chết (hay đá vôi san hô) và
khai thác đá vơi cịn sống. Việc khai thác đá vơi san hô bất hợp lý để sản xuất vôi, xi
măng, kè hồ nuôi tôm… đã làm mất môi trường sống của nhiều lồi sinh vật dưới đáy
biển và làm xói lở rạn san hơ. Ngồi ra, tình trạng khai thác san hơ cịn sống làm đồ mỹ
nghệ (Khánh Hồ, Bình Thuận…) đã làm giảm đáng kể độ che phủ của rạn cũng như số
lồi san hơ. Mặt khác, do mơi trường là một thể thống nhất nên việc khai thác thành tố
này của môi trường cũng sẽ ảnh hưởng đến những thành tố cịn lại, chẳng hạn như: tình

trạng tàn phá rừng trên đất liền kéo theo lượng nước ngọt và bùn đất trơi ra biển cũng góp
phần làm suy thối nhiều rạn san hơ. Bên cạnh đó, phương thức khai thác cũng ảnh
hưởng rất nhiều đối với ĐDSH, ví dụ như tình trạng khai thác huỷ diệt bằng chất nổ, chất
độc từng rất phổ biến ở các tỉnh miền Trung như Nghệ an, Quảng Bình, Thừa Thiên –
Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Việc khai thác sinh vật trên rạn
san hô bằng thuốc nổ không những huỷ diệt tất cả những gì có trong lịng đại dương, gây
37

ơ nhiễm mơi trường mà cịn ảnh hưởng lâu dài đến sự phục hồi, phát triển của san hô .
vi.

Tình trạng du canh, khai hoang và di dân

Du canh là một trong những nguyên nhân thường dẫn đến cháy rừng. Trong số 9
triệu ha rừng của nước ta thì có khoảng 56% thuộc diện rừng dễ cháy vào mùa khô; và
hàng năm, rừng nước ta cháy mất khoảng 20 - 30 ngàn ha, thậm chí có năm lên đến 100
38

ngàn ha rừng. Mất rừng đã gây thất thốt khơng nhỏ cho ĐDSH .
Ngoài ra, việc di dân, khai hoang lấy đất canh tác nông nghiệp... cũng làm giảm dần
diện tích các hệ sinh thái rừng.
vii.

Ơ nhiễm mơi trường biển đến từ dầu lan và các chất thải của con
người

Ô nhiễm dầu được coi là hiểm họa lớn nhất đối với môi trường biển. Mức dầu do
hoạt động khai thác dầu khí và giao thơng vận tải biển lẫn trong nước biển ven bờ từ 0,4 1,0 mg/lít đã vượt quá mức cho phép nhiều lần. Tỉnh Quảng Ninh cũng phải gánh chịu
37


Bùi Minh Quang (2009), “Rạn san hô và rừng ngập mặn: tài nguyên cần được bảo vệ”, Tạp chí Tài ngun
và Mơi trường, (số 17 (79)), tr. 28.

38

Mục 2 phần I Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam ban hành theo Quyết định 845-TTg năm 1995 phê
duyệt "Kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH của Việt Nam".


tình trạng lắng bùn nghiêm trọng ở vùng nước ven biển do hoạt động khai thác than và
đất sét. Hàng triệu tấn bùn cát do nạo vét các cảng (cảng Hải Phòng nạo vét 3 - 5 triệu
tấn/năm) thường tạo ra bùn lắng ở cửa sơng và ven biển có lẫn dầu và các độc tố, gây hại
39

cho các hệ sinh thái ven biển và sinh vật biển .
Bên cạnh đấy, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp… chưa qua xử lý được thải
tràn vào môi trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến ĐDSH. Thông qua một vài số liệu cụ
40

thể về chất thải ở đồng bằng Sông Cửu Long , ta nhận thấy hằng năm, nguồn nước trên
các sơng ngịi, kênh rạch ở đồng bằng Sơng Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung
đang phải “gồng mình” gánh chịu một khối lượng lớn các chất thải, chất độc hại từ sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của con người, tạo nên áp lực nhiều mặt đến
ô nhiễm môi trường và sức khỏe của nhân dân.
viii.

Hoạt động sản xuất, lao động của con người
41

Một vài số liệu thống kê cho thấy quá trình xây dựng các ao hồ nuôi trồng thuỷ

sản dọc bờ biển, khai hoang lấn biển làm đồng muối hay canh tác nông nghiệp, xây dựng
khu dân cư thường dẫn đến làm giảm diện tích vùng thuỷ triều, tăng độ chua phèn, thay
đổi quá trình bùn lắng... làm rất nhiều đầm lầy bị phá hủy, giảm sút nghiêm trọng. Việc
khai thác cát, đá cho xây dựng và các khống sản khác ở quy mơ lớn là ngun nhân gây
ra xói mịn vùng ven biển, làm nghèo nước và tác động đến các thành phần của hệ sinh
thái biển.
ix.

Sự du nhập của sinh vật ngoại lai

Quản lý sinh vật ngoại lai hiện đang là bài tốn khó được đặt ra cho các quốc gia
trên thế giới. Được biết, các chuyên gia của quốc tế đã xác định 100 loài sinh vật ngoại
39

Mục 2 phần I Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam ban hành theo Quyết định 845-TTg năm 1995 phê
duyệt "Kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH của Việt Nam".
40
Tổng
lượng nước thải sinh hoạt ở nông thôn khoảng 38,3 triệu m 3/năm; rác thải sinh hoạt là 12,7 triệu m3/năm; chất thải
trong giết mổ gia súc gia cầm 199.100 tấn/năm; chất thải rắn công nghiệp nguy hại 2.000 tấn/năm; tổng lượng nước
thải sản xuất công nghiệp 47,2 triệu m3/năm; chất thải y tế 3.800 tấn/năm; chất thải nguy hại 1.500-2.400 tấn/năm;
chất thải nuôi trồng thủy sản 456 triệu m 3/năm; lượng phân bón hóa học được sử dụng hàng năm trên 2 triệu tấn;
500.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm nuôi trồng thủy sản... Và hầu hết các chất thải này chưa được xử
lý triệt để, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.
41
Bùi Minh Quang (2009), “Rạn san hô và rừng ngập mặn: tài nguyên cần được bảo vệ”, Tạp chí Tài ngun
và Mơi trường, (số 17 (79)), tr. 28: Theo Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, các rạn san hô ở đây đang
bị đe doạ bởi chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, san lấp biển, cùng hơn 6.000 lồng bè ni
hải sản.
Ngồi ra, theo tài liệu của Viện Hải dương học Nha Trang, tình trạng suy giảm san hơ ở Cơng viên biển Hịn Mun

minh hoạ cho tác động tiêu cực của hoạt động du lịch quá mức đối với rạn: Khoảng 10% vùng rạn ở vịnh Nha Trang
chịu tác động của neo tàu, chủ yếu ở những nơi có du khách bơi lặn mà thực tế có những khối san hơ chỉ tăng
trưởng khoảng 1 cm/năm (nghĩa là một khối san hơ đường kính 1 m có thể đã phát triển qua hàng thế kỷ tựu thành).
Như vậy, nếu một chiếc neo, một quả thuốc nổ phá huỷ một khối san hơ thì chưa chắc có thể kiến tạo lại trong một
sớm một chiều.


×