Tải bản đầy đủ (.doc) (211 trang)

PHÒNG NGỪA các tội xâm PHẠM TÌNH dục TRẺ EM TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.54 KB, 211 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN LƢƠNG

PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC
TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN LƢƠNG

PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC
TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 9.38.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HOA



HÀ NỘI, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm
về tất cả những số liệu, kết quả nghiên cứu đó. Luận án này chưa được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả Luận án

LÊ VĂN LƢƠNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI......................................................................................................................................... 7
1.1. Tình hình nghiên cứu................................................................................................... 7
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu............................................................................. 27
1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu................................................................................................................................ 28
Kết luận chƣơng 1.......................................................................................................................... 31
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỊNG NGỪA CÁC
TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM......................................................................... 32
2.1. Khái niệm, mục tiêu phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em
........................................................................................................................................................ 32
2.2. Cơ sở, ngun tắc phịng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em....37
2.3. Nội dung, biện pháp, chủ thể phòng ngừa các tội xâm phạm
tình dục trẻ em........................................................................................................................ 50

Kết luận chƣơng 2.......................................................................................................................... 63
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG PHỊNG
NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................................................................. 64
3.1. Đặc điểm tình hình có liên quan đến phịng ngừa các tội xâm
phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2010 đến năm 2019.............................................................................................................. 64
3.2. Thực trạng lý luận, cơ sở chính trị - pháp lý và chủ thể phịng
ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2019....................................................................... 95
3.3. Thực trạng áp dụng biện pháp phịng ngừa các tội xâm phạm
tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010
đến năm 2019....................................................................................................................... 112


Kết luận chƣơng 3....................................................................................................................... 140
Chƣơng 4: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG PHỊNG
NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................................ 142
4.1. Dự báo về hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ
em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.....................142
4.2. Giải pháp tăng cường phịng ngừa các tội xâm phạm tình dục
trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới..............148
Kết luận chƣơng 4....................................................................................................................... 178
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 179
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ...........180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 181
PHỤ LỤC........................................................................................................................................... 192



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

BLHS

Bộ luật Hình sự

Nxb

Nhà xuất bản

XPTDTE

Xâm phạm tình dục trẻ em


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1

Số vụ phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến
năm 2019

Bảng 3.2

Số vụ phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2019

Bảng 3.3

Tình hình bắt và xử lý tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2019


Bảng 3.4

Cơ cấu các tội xâm phạm tình dục trẻ em so với tổng số vụ án hình sự
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2019

Bảng 3.5

Cơ cấu các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em xảy ra theo đơn vị hành
chính cấp quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến
năm 2019

Bảng 3.6

Đặc điểm của người phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2019

Bảng 3.7

Đặc điểm của người bị hại trong các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2019
Bảng 3.8 Thời gian và địa điểm xảy ra các vụ án xâm phạm tình dục
trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm
2019

Bảng 3.9

Động cơ phạm tội trong các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2019


Bảng 3.10 Mối quan hệ giữa đối tượng phạm tội và người bị hại trong các vụ án
xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2010 đến năm 2019
Bảng 3.11 Phương thức thủ đoạn phạm tội trong các vụ án xâm phạm tình dục trẻ
em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2019


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Động thái (diễn biến) của tình hình các tội XPTDTE trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2019.................................................... 71
Biểu đồ 2: Cơ cấu tình hình tội phạm XPTDTE xảy ra trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2019 theo hình thức phạm tội........................ 73
Biểu đồ 3: Cơ cấu xét theo giới tính của người phạm tội............................................. 80
Biểu đồ 4: Cơ cấu xét theo độ tuổi của người phạm tội................................................ 81
Biểu đồ 5: Cơ cấu xét theo trình độ học vấn của người phạm tội............................81
Biểu đồ 6: Cơ cấu xét theo nghề nghiệp của đối tượng phạm tội.............................82


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, con người và vấn đề bảo đảm quyền con người
là trung tâm của mọi hoạt động xã hội. Quan điểm xuyên suốt thể hiện trong đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là luôn coi con người vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, trong đó trẻ em, người chưa thành
niên được ví như măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, tương lai của dân tộc,
chủ nhân kế tục sự nghiệp phát triển đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh:
“…Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của thanh niên, thiếu
niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em…”[49, tr.79-80]. Đối với người chưa thành niên nói
chung, trẻ em nói riêng, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục nhằm giúp họ phát triển về thể chất lẫn tinh thần một cách tốt nhất. Điều 37
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 xác định: “Trẻ em
được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào
các vấn đề về trẻ em”[55]. Điều 5 Luật Trẻ em năm 2016 cũng quy định rõ: “Bảo
đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình. Khơng phân biệt
đối xử với trẻ em. Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan
đến trẻ em. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ
em”[64]. Trên bình diện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, thì Hiến pháp
và pháp luật luôn coi trẻ em, người chưa thành niên là đối tượng cần bảo vệ, chăm
sóc và quan tâm đặc biệt đối với cả hai trường hợp, khi họ là chủ thể của tội phạm
cũng như khi họ là nạn nhân của tội phạm.
Trên cơ sở thể chế hóa tinh thần, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc
bảo đảm, bảo vệ trẻ em ở mọi phương diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
lẫn pháp lý, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có những quy định
tương đối tồn diện, sâu sắc, minh bạch, rõ ràng, khả thi về các tội XPTDTE, đây
chính là nền tảng pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ quyền của trẻ em liên quan đến
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Có thể khẳng định, hệ thống thể chế nhằm đảm bảo
quyền của trẻ em liên quan đến vấn đề tình dục và tự do tình dục chỉ thực sự có ý
nghĩa và giá trị lý luận, thực tiễn, pháp lý nếu việc thực thi trên thực tế đảm bảo đạt
được kết quả cao, góp phần xây dựng mơi trường sống an tồn, lành mạnh, nhân văn,
tạo mọi điều kiện để trẻ em được thể hiện, bày tỏ, tơn trọng trong việc hồn thiện về
trí lực, thể lực, nhân cách.

1


Dưới góc độ tội phạm học và phịng ngừa tội phạm thì phịng ngừa các tội
XPTDTE là hệ thống nhiều mức độ các biện pháp mang tính chất Nhà nước, xã hội
và Nhà nước – xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm
hoặc làm vơ hiệu hóa chúng và bằng cách đó làm giảm và dần dần loại bỏ tình hình

tội phạm. Phịng ngừa các tội XPTDTE là hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức
và của mỗi công dân được tiến hành bằng nhiều biện pháp, phương tiện để phát hiện
nguyên nhân, điều kiện tội phạm, xóa bỏ, hạn chế hoặc làm mất tác dụng của nó,
khơng để tội phạm xảy ra, tiến tới thủ tiêu hiện tượng tội phạm trong xã hội tương lai.
Phịng ngừa các tội XPTDTE tức là khơng để tội phạm xảy ra và gây nên những hậu
quả nguy hiểm cho xã hội, không để cho các thành viên của xã hội phải chịu hình
phạt. Và nếu tội phạm xảy ra thì phải kịp thời phát hiện xử lý để bảo đảm cho người
phạm tội không thể tránh khỏi hình phạt, giáo dục và cải tạo những người phạm tội
trở thành những cơng dân có ích cho xã hội. Với cách tiếp cận và nhận thức nền tảng
đó, phòng ngừa các tội XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thực sự có ý
nghĩa về mặt chính trị, xã hội, pháp lý.
Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, từ
năm 2010 đến năm 2019, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 798 vụ án
XPTDTE, với 1.158 đối tượng. Nhìn chung, số lượng các vụ án XPTDTE trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ khơng cao trong tổng số vụ phạm pháp hình
sự nhưng lại có những diễn biến phức tạp, khó lường, tính chất, mức độ phạm tội hết
sức tinh vi, xảo quyệt, thành phần đối tượng phạm tội rất đa dạng, gây ảnh hưởng xấu
đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, gây căm phẫn, bất bình trong
quần chúng nhân dân. Phần lớn các vụ án XPTDTE gây ra hậu quả nặng nề cho nạn
nhân và gia đình của nạn nhân, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trong tương lai của
nạn nhân. Mặc dù trong thời gian qua, đã có rất nhiều hoạt động phịng ngừa, đấu
tranh được triển khai trong thực tế của các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhưng tội phạm
XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang hiện hữu và là mối lo ngại
lớn của toàn xã hội, đòi hỏi sự quan tâm của các ngành, các cấp và của tồn xã hội.
Với mục đích nghiên cứu để có những hiểu biết sâu sắc về lý luận cũng như thực tiễn
tình hình tội phạm XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, về đặc điểm tình
hình có liên quan và thực trạng hoạt động phòng ngừa các tội XPTDTE, nêu ra một
số dự báo, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa. Tác
giả chọn nghiên cứu đề tài: “Phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa


2


bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành tội phạm
học và phòng ngừa tội phạm.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Mục đích của luận án là thơng qua việc nghiên cứu thực trạng phịng ngừa các
tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm
2019, trên cơ sở đó, xác định chính xác kết quả đạt được, hạn chế, thiếu sót và nguyên
nhân, làm căn cứ cho việc nghiên cứu xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường phòng
ngừa các tội XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh những năm tới.

2.2. Nhiệm vụ của luận án
- Đánh giá tình hình nghiên cứu của các cơng trình trong và ngồi nước có liên
quan đến hoạt động phòng ngừa các tội XPTDTE; đánh giá khái quát phạm vi và mức
độ nghiên cứu của những cơng trình này, xác định những kiến thức được kế thừa và
làm rõ những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phòng ngừa các tội XPTDTE như:
Khái niệm, mục tiêu phòng ngừa các tội XPTDTE, cơ sở, các nguyên tắc phòng ngừa,
nội dung phòng ngừa, các biện pháp phòng ngừa và chủ thể phòng ngừa các tội
XPTDTE.
- Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm tình hình có liên quan và thực trạng phòng
ngừa các tội XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Dự báo về hoạt động phòng ngừa các tội XPTDTE trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường phịng ngừa các tội XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận về phòng ngừa các

tội XPTDTE và thực trạng phòng ngừa các tội XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh, hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa các tội XPTDTE trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Trong phạm vi nội dung nghiên cứu luận án, tác giả tập
trung làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa các tội XPTDTE (tập trung vào
nhóm các tội gồm: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Tội cưỡng dâm người từ đủ 13

3


tuổi đến dưới 16 tuổi, Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, Tội sử dụng
người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm, Tội mua dâm người dưới 18 tuổi của BLHS
năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ tình hình
các tội XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng phịng ngừa các tội
XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Dự báo về hoạt động phòng ngừa các tội
XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa các tội XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Tất nhiên, việc giới hạn nội dung nghiên cứu nêu trên chỉ mang tính chất tương
đối bởi lẽ theo phương pháp nghiên cứu khoa học tiếp cận vấn đề đa ngành, đa lĩnh vực,
các vấn đề được bàn luận, phân tích, kiến giải ln đan xen và hịa quyện với nhau trên
hệ thống nền tảng tri thức chung.

- Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động phòng ngừa
các tội XPTDTE trên địa bàn 24 quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu thống kê sử dụng trong luận án được tiến hành
thu thập từ năm 2010 đến năm 2019.
- Phạm vi chủ thể: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; Cơ quan Công
an, Viện kiểm sát, Tịa án; Mặt trận, các ban ngành, đồn thể, gia đình, nhà trường. Trong

đó, Cơ quan Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án giữ vai trị nịng cốt, xung kích, có chức
năng, nhiệm vụ trực tiếp thực hiện hoạt động phòng ngừa các tội XPTDTE.

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật
và biện chứng lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật, hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống được sử dụng khi tác giả tổng
quan tình hình nghiên cứu tại chương 1, kiến giải những vấn đề lý luận tại chương 2.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử
dụng trong việc tổng hợp, phân tích kết quả từ các hoạt động phịng ngừa tội phạm,
các số liệu thống kê về tình hình tội phạm tại chương 3, chương 4, phân tích thực
trạng phịng ngừa tội phạm của các chủ thể tại chương 3.

4


- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử
dụng khi đánh giá thực trạng phòng ngừa tại chương 3, đề xuất các biện pháp tăng
cường phòng ngừa tội phạm tại chương 4.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng trong việc
thống kê số vụ phạm tội, số người phạm tội, thống kê về đặc điểm nhân thân của
người phạm tội tại chương 3, chương 4.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Phương pháp nghiên cứu điển hình được
sử dụng khi tìm hiểu về một số địa bàn xảy ra nhiều vụ án XPTDTE, nghiên cứu đặc
điểm nhân thân của người phạm tội, người bị hại tại chương 3, chương 4. Đặc biệt, để
đảm bảo tính thực tiễn trong việc phân tích, luận giải các nội dung của luận án, tác

giả tiếp cận, nghiên cứu 100 bản án hình sự về các tội XPTDTE do Tòa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh xét xử trong những năm vừa qua.
- Phương pháp nghiên cứu so sánh: Phương pháp nghiên cứu so sánh được sử
dụng khi tác giả so sánh hệ số nguy hiểm của tội phạm ở một số địa phương và các
quận, huyện của thành phố tại chương 3, so sánh mức độ, cơ cấu của tình hình tội
phạm trong những giai đoạn khác nhau.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia được sử dụng khi đánh
giá tình hình tội phạm ẩn, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, dự báo tình hình
tội phạm trong thời gian tới, các biện pháp phòng ngừa tội phạm tại chương 3.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án tập trung đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến
phòng ngừa các tội XPTDTE, cụ thể tập trung nghiên cứu các cơng trình đã được cơng
bố trong và ngoài nước về lý luận, thực trạng và giải pháp tăng cường phịng ngừa các tội
XPTDTE. Thơng qua đó, chỉ rõ những kết quả về mặt khoa học mà các cơng trình cơng
bố đã đạt được, đánh giá những hạn chế, thiếu sót, những khoảng trống khoa học mà các
cơng trình chưa tiếp cận, luận giải, phân tích và giải quyết một cách thấu đáo, chỉ rõ
những vấn đề cấp bách đặt ra mà luận án phải tập trung giải quyết.

Luận án tập trung luận giải, nghiên cứu, xây dựng khái niệm phịng ngừa các
tội XPTDTE; phân tích và chỉ rõ mục tiêu, cơ sở và nguyên tắc của hoạt động phòng
ngừa các tội XPTDTE; nội dung, biện pháp phòng ngừa các tội XPTDTE. Đồng thời,
xác định vai trò, vị trí của các chủ thể có nhiệm vụ tham gia vào hoạt động phòng
ngừa các tội XPTDTE.
Luận án tập trung làm rõ đặc điểm tình hình có liên quan và đánh giá thực
trạng phịng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

5


Minh từ năm 2010 đến năm 2019, phân tích sâu sắc các nguyên nhân và điều kiện

làm phát sinh tình hình tội phạm XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế thiếu sót về hệ thống lý luận và cơ sở chính
trị pháp lý, hệ thống tổ chức lực lượng cũng như việc thực hiện các giải pháp cụ thể
nhằm phòng ngừa các tội XPTDTE. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các giải pháp tăng
cường phòng ngừa các tội XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong
những năm sắp tới.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em

Chƣơng 3: Đặc điểm tình hình và thực trạng phịng ngừa các tội xâm phạm
tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Chƣơng 4: Dự báo và giải pháp tăng cường phòng ngừa các tội xâm phạm
tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về lý luận phịng ngừa các tội xâm
phạm tình dục trẻ em
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Trong suốt những năm vừa qua tình hình tội phạm XPTDTE diễn biến phức
tạp, đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế và rất nhiều tổ
chức, các nhà nghiên cứu tội phạm học ở hầu hết các quốc gia như: Liên bang Nga,
Australia, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Cộng hòa liên bang Đức, Pháp... Với nhiều cấp

độ nghiên cứu và khía cạnh tiếp cận khác nhau về tội phạm XPTDTE, các nhà nghiên
cứu đã đưa ra khơng ít những luận cứ khoa học, những giải pháp phòng ngừa, ngăn
chặn tội phạm XPTDTE. Trong số đó có nhiều cơng trình mang tính khái qt cao ở
tầm quốc gia và có liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài luận án. Tuy nhiên, sự khác
biệt về chế độ chính trị, truyền thống pháp luật và tổ chức bộ máy nên mỗi quốc gia
lại có cách thức phòng ngừa tội phạm khác nhau. Qua nghiên cứu một số cơng trình
cho thấy, lý luận về hoạt động phịng ngừa tội phạm nói chung và phịng ngừa tội
phạm XPTDTE nói riêng ln là đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý và tội
phạm học, trong đó có một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Chuyên khảo “Criminology – The Core”, của tác giả Larry Siegel, Nxb
Cengage Learning, năm 2014. Tác giả Larry Siegel đã công bố những luận điểm về
tội phạm, tập trung xoay quanh mối quan hệ giữa nạn nhân với tội phạm, giữa nạn
nhân với nạn nhân, bao hàm trên các lĩnh vực nghiên cứu về phạm vi, bản chất, đặc
điểm người phạm tội và những nguy cơ từ những người này, phương pháp kiểm sốt
đối với những nguy cơ đó. Tác giả đã đưa ra những nghiên cứu một cách tổng thể về
lý thuyết cơ cấu xã hội, xung đột xã hội nghiêm trọng giữa tội phạm và công lý, các
lý thuyết phát triển về thiên hướng và quy luật tội phạm... Theo đó, Larry Siegel đã
làm rõ được khái niệm và lý thuyết tội phạm, làm nổi bật được những tính chất liên
ngành của lĩnh vực khoa học này. Điểm đáng chú ý trong tác phẩm này là tác giả đã
phân tích, giải quyết được nhiều điểm giao thoa giữa tính hợp pháp chính trị, pháp
luật với bạo lực chính trị và hoạt động tội phạm. Nhìn chung, đây là một cơng trình
nghiên cứu tương đối tồn diện về tội phạm, đặc biệt là kết quả của những nghiên cứu
về mối quan hệ giữa nạn nhân và tội phạm, nạn nhân với nạn nhân, dự báo về các

7


nguy cơ tái phạm đối với một số loại tội phạm như: giết người, cướp, cướp giật tài
sản, cố ý gây thương tích... hướng xử lý đối với nguy cơ đó. Đây là cơng trình có ý
nghĩa lớn đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa tội phạm và ngăn

chặn các nguy cơ tái phạm đối với tội phạm XPTDTE.
Chuyên khảo “An introduction to Crime and Criminology” (Tạm dịch: Giới
thiệu về tội phạm và tội phạm học) của Hennessy Hayes và Tim Prenzler, xuất bản tại
Pearson Australia, năm 2014. Tài liệu được tổng hợp và nghiên cứu của hai chuyên
gia tội phạm học người Australia là Hennessy Hayes và Tim Prenzler, cơng trình là sự
đúc kết từ thực tiễn nghiên cứu. Bằng việc phân tích và tổng hợp những quan điểm
khác nhau của các cá nhân, cơ quan có uy tín của Australia trong lĩnh vực nghiên cứu
về nhân thân người phạm tội, về tình hình tội phạm, các tác giả cho rằng, nguyên
nhân và điều kiện của tội phạm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố tiêu cực như: từ
phía người bị hại, từ mơi trường cộng đồng xã hội, từ chính sách pháp luật của quốc
gia, từ môi trường giáo dục... Điều đáng chú ý là cơng trình đã đưa ra được rất nhiều
các chiến lược, phương pháp phịng ngừa, quy trình đấu tranh với một số loại tội
phạm cụ thể; đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho cơng tác giáo dục, đào tạo của
các cơ quan, tổ chức trong tuyên truyền giáo dục và phịng ngừa tội phạm. Cơng trình
này thực sự có giá trị khoa học và thực tiễn rất cao, xây dựng các luận điểm cho việc
giải quyết dứt điểm các vấn đề nghiên cứu đặt ra của luận án.
Chuyên khảo “Crime prevention – Theory and Practice” (Tạm dịch: Phòng
ngừa tội phạm – Lý luận và thực tiễn) của Giáo sư Stephen R. Schneider, thuộc Đại
học Saint mary, Halifax, Nova Scotia, Canada, năm 2014. Tác giả nhấn mạnh các vấn
đề lý luận về phịng ngừa tội phạm, tình huống phịng ngừa tội phạm và phịng chống
tội phạm thơng qua thiết kế mơi trường. Với cơng trình này, Stephen R. Schneider đã
giải thích một cách khoa học về hoạt động phòng ngừa tội phạm như: giảm nguy cơ
phạm tội bằng cách thay đổi hành vi của các nạn nhân tiềm tàng trong xã hội; giám
sát mọi cơ hội tiếp cận để phòng ngừa hành vi phạm tội; các biện pháp kiểm sốt lãnh
thổ, khơng gian, kiểm sốt xã hội khơng chính thức, nhằm giảm những ngun nhân,
điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm. Tác giả cũng chỉ ra được những hạn chế và
cách giải quyết những hạn chế của việc áp dụng các giải pháp giải quyết vấn đề xã
hội cho người phạm tội, tập trung vào cơng tác phịng ngừa tái phạm, nâng cao trách
nhiệm của cộng đồng trong phòng ngừa tội phạm.
Chuyên khảo: “The Epidemic of Rape and Child Sexual Abuse in the United

States” (Tạm dịch: Nạn hiếp dâm và lạm dụng tình dục trẻ em ở Hoa kỳ) của các tác
8


giả Diana E. H. Russell và Rebecca M. Bolen, Nxb Sage Publications Inc, 2000 (336
trang). Tác giả đã sử dụng phương pháp sưu tầm, phân tích số liệu, tư liệu về các vụ
hiếp dâm và lạm dụng tình dục trẻ em, từ đó làm rõ thực trạng vấn nạn hiếp dâm và
lạm dụng tình dục trẻ em ở Hoa kỳ rất đáng báo động. Tác giả nghiên cứu cũng như
kiến nghị các giải pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng, chống tình trạng lạm dụng tình
dục trẻ em ở Hoa kỳ. Cơng trình nghiên cứu này là tài liệu hữu ích cho các nhà
nghiên cứu, các nhà giáo dục và cũng rất hữu dụng cho các phụ nữ, trẻ em là nạn
nhân của hiếp dâm và lạm dụng tình dục trong việc đối phó với các hành vi lạm dụng
tình dục cũng như khắc phục các hậu quả của hành vi này gây ra. Thành cơng của
cơng trình này là đã sử dụng có hiệu quả phương pháp nghiên cứu thực nghiệm để
phân tích, đánh giá tình hình lạm dụng tình dục trẻ em.
Chuyên khảo “Child Sexual Abuse in Victorian England” (Lạm dụng tình dục
trẻ em dưới thời Victoria ở Anh) của tác giả Louise A. Jackson, Nxb Routledge 2000.
Công trình nghiên cứu này đã tiến hành điều tra chi tiết về tình trạng cũng như cách
thức phát hiện ra một đứa trẻ bị lạm dụng tình dục hoặc phương pháp dự báo nguy cơ
trẻ em bị lạm dụng tình dục dưới thời Victoria và Edward ở nước Anh. Công trình này
cũng nghiên cứu tác động của các thủ tục tố tụng đến đứa trẻ là nạn nhân bị lạm dụng
tình dục, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ
các thủ tục tố tụng đến tâm sinh lý và cuộc sống của những đứa trẻ là nạn nhân. Từ
tác động này, công trình cũng nghiên cứu lý giải ảnh hưởng của vấn đề này đến hoạt
động lập pháp và sự ra đời của định nghĩa pháp lý về lạm dụng tình dục, lạm dụng
tình dục trẻ em dưới thời Victoria. Thành cơng của cơng trình nghiên cứu là khơng
chỉ đưa ra các phương pháp để phát hiện các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em mà cịn
đưa ra được những phương pháp dự báo nguy cơ bị lạm dụng tình dục của trẻ em từ
đó giúp gia đình và xã hội xây dựng các giải pháp nhằm giảm tối đa nguy cơ trở
thành nạn nhân của lạm dụng tình dục.

Chuyên khảo “Sexual Abuse of Young Children in Southern Africa” (Tạm dịch:
Lạm dụng tình dục trẻ em ở Nam Phi) của các tác giả Linda Richter, Andrew Dawes
và Craig Higson-Smith, Nxb Human Sciences Research Council, 2005 (494 trang).
Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên ở khu vực về tình trạng lạm dụng tình dục trẻ
em, thanh thiếu niên, thuộc chương trình của Hội đồng nghiên cứu khoa học nhân văn
(Human Sciences Research Council). Cơng trình nghiên cứu cho thấy xu hướng bùng
nổ của nạn lạm dụng tình dục trẻ em cùng với sự phát triển của nền kinh

9


tế - xã hội cũng như những hậu quả nghiêm trọng mà hành vi này gây ra cho các nạn
nhân ở Nam phi. Cơng trình cũng nghiên cứu về chính sách, pháp luật và đưa ra
những giải pháp để đấu tranh phịng, chống các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em ở
Nam Phi, Mơ dăm bích. Cơng trình nghiên cứu này là tài liệu cần thiết giúp các nhà
quản lý, các nhà nghiên cứu nhận thức rõ tính chất, mức độ nghiêm trọng của tình
hình lạm dụng tình dục trẻ em ở Nam Phi và có các giải pháp để đấu tranh phịng,
chống có hiệu quả đối với hành vi này. Đây là tài liệu hữu ích để Nghiên cứu sinh
tham khảo khi đề ra các giải pháp đấu tranh phịng, chống có hiệu quả với tội phạm
XPTDTE, đặc biệt là các giải pháp từ góc độ chính sách, pháp luật.
Cơng trình nghiên cứu “Child sexual abuse in Indonesia: A systematic review
of literature, law and policy” (Tạm dịch: Lạm dụng tình dục trẻ em ở Indonesia: Một
tổng quan hệ thống về văn học, luật pháp và chính sách) của các tác giả Yanuar Farida
Wismayanti, Patrick O’Leary, Clare Tilbury, Yenny Tjoe, 2019. Cơng trình nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, giống như nhiều quốc gia có thu nhập trung bình, kiến thức về lạm
dụng tình dục trẻ em (CSA) là hạn chế ở Indonesia. Chính phủ quốc gia đã tuyên bố
cam kết bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức lạm dụng tồi tệ nhất, nhưng sự nhạy cảm
của lạm dụng tình dục cùng với sự phức tạp của văn hóa và pháp luật, thể hiện rõ
những thách thức đáng kể. Đánh giá này cho thấy, nghèo cũng dẫn đến nguy cơ lạm
dụng tình dục trẻ em, có ít sự chú ý đến lạm dụng tình dục xảy ra trong bối cảnh gia

đình và sự tập trung nhiều hơn vào sự xuất hiện của nó bên ngồi gia đình. Cần
nghiên cứu thêm để cho phép phát triển các phương pháp dựa trên bằng chứng để hài
hòa tốt hơn sự phát triển của luật pháp và chính sách với kiến thức đương đại về lạm
dụng tình dục. Đặc biệt, cơng trình cịn chỉ rõ những nghiên cứu gần đây đã bắt đầu
nhấn mạnh rằng thủ phạm lạm dụng tình dục khơng chỉ dừng lại ở các thành viên
ngồi gia đình mà thường là cha hoặc thành viên trong gia đình, khiến lạm dụng tình
dục trở nên phức tạp và hết sức nhạy cảm. Cơng trình này thực sự có giá trị để tác giả
tham khảo, tiếp cận làm sáng tỏ tình hình các tội XPTDTE và nguyên nhân của tình
hình các tội XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơng trình nghiên cứu “Preventinh child sexual abuse: A systematic review of
interventions and their efficacy in developing countries” (Tạm dịch: Ngăn chặn lạm
dụng tình dục trẻ em: Đánh giá có hệ thống các can thiệp và hiệu quả của chúng ở các
nước đang phát triển) của các tác giả D. Russell, D. Higgins, A. Posso, 2020. Cơng
trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nước đang phát triển vẫn chủ yếu tập trung vào

10


các chiến lược dựa trên trường học để ngăn chặn lạm dụng tình dục trẻ em, gắn kết
giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong việc trang bị cho trẻ em những kỹ năng
phịng ngừa lạm dụng tình dục trẻ em. Cơng trình này có giá trị tham khảo để tác giả
đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa các tội XPTDTE trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh.
1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, có nhiều tài liệu, cơng trình nghiên cứu lý thuyết liên quan đến
vấn đề phòng ngừa tội phạm nói chung và phịng ngừa các tội XPTDTE nói riêng.
Trước hết các giáo trình, tài liệu chun khảo các mơn Luật hình sự, Luật Tố tụng
hình sự, Luật thi hành án hình sự, Tội phạm học, Chiến thuật điều tra hình sự và
Phương pháp điều tra hình sự, Tâm lý học tội phạm, đề tài khoa học đã đề cập đến
những vấn đề cơ bản về phòng ngừa tội phạm nói chung và phịng ngừa các tội

XPTDTE nói riêng. Cụ thể:
Bình luận khoa học BLHS của Nguyễn Ngọc Điệp, Nxb Thanh niên, năm
2009; Bình luận khoa học BLHS của Trần Minh Hưởng, Nxb Hồng Đức, năm 2012;
Bình luận khoa học BLHS của Nguyễn Đức Mai chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia,
năm 2010; Bình luận khoa học những điểm mới của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) của Nguyễn Thị Phương Hoa – Phan Anh Tuấn, Nxb Hồng Đức,
năm 2017; Bình luận khoa học BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) của
Trần Văn Biên – Đinh Thế Hưng, Nxb Hồng Đức, năm 2017; Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam – Phần các tội phạm của Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, Nxb Công
an nhân dân, năm 2011; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm của
Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Cơng an nhân dân, năm 2010; Giáo trình Luật hình
sự Việt Nam - Phần các tội phạm của Đại học Huế, Nxb Cơng an nhân dân, năm
2008; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung của Trường Đại học luật Hà
Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2018. Các giáo trình, tài liệu trên đều đề cập đến
khái niệm về các tội XPTDTE, các khái niệm, định nghĩa về tội này cơ bản đã phản
ánh được nội dung, bản chất của tội phạm; làm rõ được khách thể, mặt khách quan,
mặt chủ quan và chủ thể của các tội XPTDTE. Đây là tiền đề, là cơ sở pháp lý để
nghiên cứu sinh tiếp cận và nghiên cứu tình hình tội phạm XPTDTE trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tăng cường phòng ngừa các
tội XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

11


“Giáo trình Tội phạm học” của Trường Đại học Huế do tác giả Võ Khánh
Vinh (chủ biên) đã xác định, cơng tác đấu tranh với tình hình tội phạm có hai phương
hướng tác động chặt chẽ với nhau: Phòng ngừa và việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét
xử các tội phạm. Tác giả nhấn mạnh, việc phịng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống
nhiều mức độ các biện pháp mang tính chất nhà nước, xã hội và nhà nước xã hội
nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hoặc làm vơ hiệu hóa

(làm yếu, hạn chế) chúng và bằng cách đó làm giảm và dần dần loại bỏ tình hình tội
phạm. Theo tác giả, việc phịng ngừa tình hình tội phạm được thực hiện bằng cách
giải quyết cả những nhiệm vụ xã hội (phòng ngừa chung tồn xã hội) lẫn những
nhiệm vụ chun mơn (chun ngành). Trong đó, phịng ngừa chung tồn xã hội được
thực hiện một cách nhất quán bởi quá trình phát triển và hoàn thiện về mọi mặt của xã
hội chúng ta, bởi việc thực hiện các quy luật và tính ưu việt của xã hội. Cịn phịng
ngừa chun mơn (chun ngành) được hiểu là tổng thể các biện pháp tác động pháp
luật và các biện pháp giáo dục, tổ chức kỷ luật hướng đến việc phịng ngừa tình hình
tội phạm nói chung, tình hình tội phạm của một loại tội phạm nào đó hoặc các tội
phạm cụ thể. Các biện pháp phịng ngừa tình hình tội phạm được phân loại theo: Nội
dung; khối lượng; phạm vi; khách thể và những người nhận sự tác động; cơ chế tác
động, cường độ (sự tương quan của các yếu tố thuyết phục và cưỡng chế). Trong đó
theo nội dung có các biện pháp phịng ngừa mang tính chất kinh tế, nhân chủng học,
chính trị, tư tưởng, tổ chức, kỹ thuật và pháp lý, theo khối lượng được chia thành các
biện pháp phòng ngừa chung, riêng và cá nhân, theo phạm vi gồm có các biện pháp
của Nhà nước, của khu vực, địa phương... Tác giả còn khẳng định, các chủ thể của
hoạt động phòng ngừa là các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và các tập thể,
cũng như mọi công dân trong phạm vi, trách nhiệm của mình trong cơng tác phịng
ngừa tội phạm. Mỗi chủ thể này có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ
nhất định và phải chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện chúng. Tác giả chỉ rõ các
chủ thể của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm bao gồm: Các tổ chức Đảng,
Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan của Hội đồng nhân dân các cấp; các chủ
thể quản lý về mặt quyền lực nhà nước; các cơ quan bảo vệ pháp luật; các tổ chức xã
hội, các tập thể và cơng dân.
“Giáo trình Tội phạm học” của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân do tác giả
Đỗ Ngọc Quang chủ biên (năm 2008) đề cập đến những vấn đề tổng quan về tội
phạm học như lịch sử và khuynh hướng phát triển của tội phạm học trên thế giới và

12



Việt Nam, quan hệ của Tội phạm học với các ngành khoa học khác, phương pháp
nghiên cứu của tội phạm học. Đồng thời, tác giả chỉ rõ nội dung của tội phạm học,
những yếu tố đánh giá tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội, nguyên nhân và
điều kiện phạm tội, một số tình hình, nguyên nhân và điều kiện phạm tội ở các nước
trên thế giới, tình hình, nguyên nhân và điều kiện phạm tội ở Việt Nam. Đặc biệt, tác
giả làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tổ chức đấu tranh phịng chống tình hình tội
phạm như nội dung đấu tranh phòng chống tội phạm, tình hình đấu tranh phịng
chống tội phạm ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam, dự báo tình hình tội phạm và
kế hoạch hóa đấu tranh phịng chống tội phạm. Tuy nhiên, giáo trình này chỉ đề cập
đến những tri thức cơ bản, bao quát nhất hoạt động phịng ngừa tội phạm nói chung
mà chưa tập trung vào hoạt động phòng ngừa loại tội phạm cụ thể là phịng ngừa tội
phạm XPTDTE.
“Giáo trình Tội phạm học” của Trường Đại học Luật Hà Nội do tác giả Lê Thị
Sơn chủ biên (năm 2012) nghiên cứu những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm
(thực trạng của tội phạm, diễn biến của tội phạm), nguyên nhân của tội phạm (khái
niệm và nguyên nhân của tội phạm, tình huống và vai trị của tình huống trong cơ chế
hình thành hành vi phạm tội, vai trò của nạn nhân của tội phạm trong cơ chế hình
thành hành vi phạm tội), nhân thân người phạm tội (khái niệm, đặc điểm nhân thân
người phạm tội, mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và xã hội của nhân thân người
phạm tội, phân loại người phạm tội), nạn nhân của tội phạm (khái niệm, phân loại nạn
nhân của tội phạm, các yếu tố có vai trò làm gia tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của
tội phạm, phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm). Đặc biệt, tác giả chỉ
rõ các định hướng cũng như chủ thể phòng ngừa tội phạm. Những vấn đề lý luận nêu
trên được phân tích, nghiên cứu một cách công phu, tỉ mỉ, nghiên cứu cho rằng, cơng
trình này có giá trị lớn về mặt lý luận để tiếp thu vào việc hệ thống hóa những vấn đề
lý luận về phòng ngừa các tội XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên khảo “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” của tác giả
Nguyễn Xuân Yêm, Nxb Công an nhân dân, năm 2005, đã phân tích, kiến giải những
vấn đề lý luận về phịng ngừa tội phạm. Theo đó, phịng ngừa tội phạm là hoạt động

cải tạo các quan hệ xã hội nhằm mục đích loại trừ những nguyên nhân tội phạm, loại
trừ các điều kiện tạo thuận lợi phát sinh ra các hành vi phạm tội, hạn chế hoặc cô lập
các nhân tố tội phạm hoặc có sự ảnh hưởng đến sự hình thành các đặc điểm chống xã
hội của con người phạm tội. Ở nghĩa rộng, phòng ngừa tội phạm được hiểu như là

13


một bộ phận của hoạt động hạn chế, xóa bỏ các nguyên nhân làm nảy sinh tội phạm,
là một phần nhiệm vụ của hệ thống kiểm tra xã hội, hoàn thiện lối sống xã hội chủ
nghĩa, và hình thành con người mới. Như vậy, ngoài việc làm triệt tiêu các nguyên
nhân, điều kiện nảy sinh, tồn tại và phát triển của tội phạm cịn phải kết hợp với việc
hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa, gắn liền với mục đích của cơng cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Tác giả xác định: Chủ thể phòng ngừa tội phạm là toàn bộ các
cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và các công dân ở những mức độ và quy mô
khác nhau đang tiến hành lãnh đạo, lập kế hoạch các biện pháp phòng ngừa tội phạm,
quản lý hoặc trực tiếp thực hiện những biện pháp phòng ngừa hoặc đảm bảo cho việc
thực hiện nó. Cơng trình đã liệt kê ra các chủ thể của hoạt động phòng ngừa bao gồm:
Các chủ thể lãnh đạo chính trị cơng tác phòng ngừa; các chủ thể điều chỉnh pháp luật
và lãnh đạo, quản lý về chính quyền trong hoạt động phòng ngừa; các chủ thể lập kế
hoạch và điều phối các tổng thể ngành, chức năng và lãnh thổ hoạt động phòng ngừa
tội phạm; các chủ thể lãnh đạo trực tiếp các phương hướng và các phần riêng biệt
hoạt động phòng ngừa; các chủ thể trực tiếp tiến hành các biện pháp phòng ngừa tội
phạm, thực hiện các đảm bảo phòng ngừa tội phạm về bảo vệ pháp luật, kinh tế, quản
lý, giáo dục, giáo dục – xã hội, khoa học, thông tin, phương pháp... Những nội dung
đã được tác giả đề cập sẽ được tiếp thu một cách tối đa vào việc giải quyết các nội
dung của luận án.
Chuyên khảo “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” của tác
giả Phạm Văn Tỉnh, Nxb Tư pháp, năm 2007 đã khái quát những vấn đề lý luận về tình
hình tội phạm. Ngồi ra, khi nói đến đặc điểm của tình hình tội phạm theo quan điểm của

tác giả là nói đến những đặc điểm định tính và những đặc điểm định lượng của tình hình
tội phạm ở mỗi thời kỳ, mỗi vùng lãnh thổ - hành chính nhất định. Làm rõ được các đặc
điểm này của tình hình tội phạm, tức là có đủ số liệu minh họa cho mức độ, cơ cấu và
tính chất của tình hình tội phạm theo sự vận động của thời gian (động thái), thì mới có
thể nhận thức được tình hình tội phạm (mức độ của tình hình tội phạm là đặc điểm định
lượng tiêu biểu, cho biết về toàn bộ số người phạm tội cùng số tội phạm do họ thực hiện
trong một đơn vị thời gian và khơng gian nhất định; cơ cấu của tình hình tội phạm cho
biết về kết cấu bên trong của các con số tạo nên tình hình tội phạm; tính chất của tình
hình tội phạm phản ánh mức độ nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng khác nhau của tình
hình tội phạm ở từng thời gian và không gian khác nhau thông qua tương quan về tỷ lệ
giữa các thành phần tạo nên cơ cấu của tình hình tội phạm như tỷ lệ giữa

14


tội phạm nghiêm trọng và ít nghiêm trọng, tỷ lệ giữa số người phạm tội bị kết án phạt
tù và khơng bị kết án phạt tù v.v... Như vậy, tính chất của tình hình tội phạm chính là
kết quả của sự đánh giá đối với mức độ, cơ cấu và động thái của tình hình tội phạm;
động thái của tình hình tội phạm là sự vận động tự nhiên của tình hình tội phạm theo
thời gian). Do vậy, tiếp cận bản chất của tình hình tội phạm với tư cách là cái được
phản ánh thông qua các đặc điểm định tính, định lượng và cần phải xuất phát từ hành
vi cụ thể của con người, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Xác
định được tính quyết định luận của tồn tại xã hội đối với hành vi con người sẽ là cơ
sở để có những biện pháp đấu tranh phịng chống tội phạm có hiệu quả. Theo đó,
phần “hiện” và phần “ẩn” của tình hình tội phạm là mặt hiện tượng, là sự phản ánh
của mặt bản chất bên trong của tình hình đó. Tác giả nghiên cứu và phân tích sâu về
bản chất của tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm ở Việt Nam qua các
giai đoạn. Nhìn chung, đây là một cơng trình nghiên cứu khoa học mang tính tồn
diện, cung cấp những kiến thức về tội phạm học, đồng thời cũng chỉ ra phương pháp
nghiên cứu, trang bị cho nghiên cứu sinh hệ thống các khái niệm và phương hướng

nghiên cứu tình hình tội phạm XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên khảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, điều tra, xử lý tội
phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh An Giang” của tác giả Bùi Bé Năm,
năm 2007 đã đề cập đến những vấn đề nhận thức cơ bản về hoạt động phòng ngừa,
điều tra, xử lý tội phạm xâm hại tình dục trẻ em như khái niệm trẻ em, khái niệm tội
phạm XPTDTE, khái niệm phòng ngừa tội phạm XPTDTE, làm rõ quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động phòng ngừa tội phạm XPTDTE, các quy định
của pháp luật về quyền của trẻ em và tội phạm XPTDTE, các biện pháp phòng ngừa
tội phạm XPTDTE cũng như những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động phòng
ngừa, điều tra, xử lý tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh An Giang.
Những vấn đề lý luận đã được làm rõ trong cơng trình này sẽ được tác giả nghiên cứu
tiếp thu và thể hiện một cách phù hợp trong việc kiến giải lý luận về phòng ngừa các
tội XPTDTE trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên khảo “Tội phạm học Việt Nam, Tập 2” của tác giả Nguyễn Xn m,
năm 2013 là cơng trình khoa học đề cập toàn diện các vấn đề lý luận tội phạm học
chuyên ngành. Tại chương Đặc điểm tội phạm học và phòng ngừa tội hiếp dâm, tác
giả khái quát đặc điểm tình hình tội phạm hiếp dâm và đặc điểm nhân thân của đối
tượng hiếp dâm ở Việt Nam hiện nay; nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh ra tội

15


phạm hiếp dâm. Khi xác định nguyên nhân, điều kiện từ phía nạn nhân của các vụ
phạm tội hiếp dâm, tác giả nhận định: “Đối với các vụ hiếp dâm trẻ em chưa đủ 13
tuổi, có những nạn nhân hồn toàn đồng ý, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên thực
hiện quan hệ tình dục; nạn nhân khơng áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn về bản
thân, phẩm giá; nạn nhân không muốn thông báo, tố giác cho các cơ quan pháp luật
những ý đồ hoặc những hành vi xâm hại của người khác có dấu hiệu xâm hại bản
thân mình hoặc người khác”. Trên cơ sở đặc điểm tội phạm học của tội hiếp dâm, tác
giả đã đưa ra hệ thống giải pháp phòng ngừa tội phạm hiếp dâm trong giai đoạn hiện

nay. Ngoài ra, tại chương Đặc điểm tội phạm học và phòng ngừa tội phạm xâm hại
tình dục trẻ em, cơng trình khái qt đặc điểm tội phạm học của tội phạm xâm hại trẻ
em theo các nội dung như: Tình hình tội phạm xâm hại trẻ em ở Việt Nam; đặc điểm
nhân thân của người phạm tội; nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm hại trẻ em.
Cơng trình đã đề cập một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về lý luận phòng
ngừa các tội xâm hại trẻ em. Đi sâu phân tích phương hướng chung và nội dung
phịng ngừa các tội xâm hại trẻ em.
Luận án tiến sĩ “Hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng
ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em tại các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ” của tác
giả Nguyễn Văn Hùng, năm 2015 đã đưa ra khái niệm trẻ em, làm rõ một số đặc điểm
của trẻ em; khái quát được khái niệm, đặc điểm pháp lý của tội phạm hiếp dâm trẻ
em. Theo đó, trẻ em là người dưới 16 tuổi, phát triển chưa đầy đủ về thể chất, trí tuệ,
cần có sự chăm sóc, giáo dục và bảo hộ của người lớn và xã hội; tội phạm hiếp dâm
trẻ em là hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi hoặc trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới
16

tuổi trái với ý muốn của họ bằng bất kỳ thủ đoạn nào. Luận án đã khái quát được

lý luận hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm hiếp
dâm trẻ em như: Nêu được khái niệm, xác định được đặc điểm, cơ sở pháp lý của
hoạt động này, làm rõ nội dung, biện pháp và quan hệ phối hợp của lực lượng Cảnh
sát nhân dân trong phịng ngừa tội phạm này. Theo đó, hoạt động của lực lượng Cảnh
sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em là hoạt động do lực lượng
Cảnh sát nhân dân tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, có sự tham gia phối hợp của
các lực lượng khác, sử dụng đồng bộ các biện pháp theo quy định của pháp luật và
của ngành Công an nhằm phát hiện, loại trừ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội
phạm, hạn chế đến mức thấp nhất tội phạm hiếp dâm trẻ em xảy ra; ngăn chặn tội
phạm và bảo vệ nhân phẩm, danh dự, sức khỏe cho trẻ em.

16



Luận án tiến sĩ “Điều tra vụ án xâm hại tình dục trẻ em” của tác giả Hà Minh
Tân, năm 2016 đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về điều tra vụ án xâm hại tình
dục trẻ em ở Việt Nam theo chức năng của lực lượng Cảnh sát hình sự như khái niệm
có liên quan; nội dung, phương pháp và mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh
sát hình sự với các lực lượng nghiệp vụ và cơ quan chức năng trong điều tra loại án
này. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở
Việt Nam hiện nay, thực trạng hoạt động điều tra loại án này theo chức năng của lực
lượng Cảnh sát hình sự; nhận xét, đánh giá các mặt ưu điểm, kết quả đạt được; những
hạn chế thiếu sót và nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa
ra những dự báo và đề xuất các giải pháp nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động điều tra làm rõ vụ án xâm hại tình dục trẻ em theo chức năng của lực lượng
Cảnh sát hình sự.
Luận án tiến sĩ “Hoạt động của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phịng ngừa
tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ” của tác
giả Nguyễn Ngọc Trai, năm 2018 đã đưa ra khái niệm trẻ em, làm rõ đặc điểm của trẻ
em; khái quát được khái niệm, đặc điểm của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Theo
đó, trẻ em là người dưới 16 tuổi, phát triển chưa đầy đủ về thể chất, trí tuệ, cần có sự
chăm sóc, giáo dục và bảo hộ của người lớn và xã hội; Tội phạm xâm hại tình dục trẻ
em khơng phải là một tội phạm cụ thể, mà là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm tội
danh được quy định tại BLHS. Tác giả đã khái quát được lý luận hoạt động của lực
lượng Cảnh sát hình sự trong phịng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em như: Khái
niệm, cơ sở pháp lý, đặc điểm của hoạt động này; làm rõ nhiệm vụ, nội dung, biện
pháp và quan hệ phối hợp của lực lượng Cảnh sát hình sự với các lực lượng khác
trong và ngồi ngành trong phịng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Theo đó,
hoạt động của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phịng ngừa tội phạm xâm hại tình
dục trẻ em là quá trình lực lượng Cảnh sát hình sự tiến hành bằng cách sử dụng đồng
bộ các biện pháp theo quy định của pháp luật, đúng với chức năng, nhiệm vụ của
mình để từng bước xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; ngăn ngừa hạn chế

đến mức thấp nhất không để tội phạm xâm hại tình dục trẻ em xảy ra, góp phần bảo
đảm trật tự an tồn xã hội. Mặc dù vậy, luận án nêu trên tập trung nhiều vào việc phân
tích, kiến giải thực trạng hoạt động của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phịng ngừa
tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ, vì vậy,
điểm hạn chế của luận án này là chủ yếu tiếp cận và giải quyết vấn đề theo

17


×