Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.28 KB, 155 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

QUYỀN TỰ DO TƠN GIÁO Ở MỸ
VÀ MỘT SỐ GIÁ TRỊ PHỔ BIẾN
CÓ Ý NGHĨA THAM KHẢO ĐỐI
VỚI VIỆT NAM

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. VŨ VĂN NHIÊM

TP. HỒ CHÍ MINH – 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

QUYỀN TỰ DO TƠN GIÁO Ở MỸ
VÀ MỘT SỐ GIÁ TRỊ PHỔ BIẾN
CÓ Ý NGHĨA THAM KHẢO ĐỐI
VỚI VIỆT NAM

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. VŨ VĂN NHIÊM

TP. HỒ CHÍ MINH - 2011


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................... 1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO VÀ QUYỀN TỰ DO
TÔN GIÁO Ở MỸ

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO.............................................................. 11
1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc của tôn giáo..................................................................... 11
1.1.2 Bản chất và chức năng của tôn giáo........................................................................ 19
1.1.3 Mối quan hệ giữa chính trị và tơn giáo................................................................... 22
1.1.4 Vai trị (tính tích cực và mặt trái) của tơn giáo.................................................... 29
1.1.5. Quyền tự do tôn giáo.................................................................................................... 32
1.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÔN GIÁO VÀ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO
Ở MỸ.............................................................................................................................................. 43
1.2.1. Nơi lánh nạn tôn giáo và sự đa dạng về tôn giáo ở nước Mỹ
thời kỳ lập quốc.......................................................................................................................... 43
1.2.2. Phong trào thức tỉnh và tôn giáo phục hưng ở Mỹ............................................ 49
PHẦN 2: THỰC TIỄN VỀ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO Ở MỸ

2.1 KHÁI QUÁT VỀ THỰC TIỄN TÔN GIÁO VÀ QUYỀN TỰ DO
TÔN GIÁO Ở MỸ..................................................................................................................... 62
2.1.1 Sự đa dạng về tơn giáo ở nước Mỹ.......................................................................... 62
2.1.2 Vai trị của quyền tự do tôn giáo trong xã hội Mỹ.............................................. 67
2.1.3 Luật Quyền công dân năm 1964 - Một đạo luật cụ thể hóa các quyền
(nói chung), quyền tự do tơn giáo (nói riêng)................................................................. 69
2.2 CÁC PHÁN QUYẾT QUAN TRỌNG CỦA TÕA ÁN BẢO VỆ QUYỀN
TỰ DO TÔN GIÁO...................................................................................................................... 72

2.2.1 Thẩm phán Hugo L. Black trong vụ Everson kiện Sở giáo dục (1947).....75
2.2.2 Thẩm phán Hugo L. Black, trong vụ Engel kiện Vitale (1962).....................77
2.2. 3 Chánh án Tòa án Tối cao Morrison R. Waite trong vụ Renolds



kiện Hoa Kỳ (1879)................................................................................................................... 83
2.2.4 Thẩm phán Robert H. Jackson, trong vụ Sở Giáo dục Tây Virginia
kiện Barnette (1943)................................................................................................................ 86
PHẦN 3: NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ PHỔ BIẾN CỦA
QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO Ở MỸ VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO
ĐỐI VỚI VIỆT NAM

3.1 NHỮNG MẶT HẠN CHẾ VỀ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO Ở MỸ.................... 89
3.1.1 Quyền tự do tơn giáo Mỹ bị chính trị lợi dụng, là công cụ tư tưởng
của giai cấp tư sản Mỹ

89

3.1.2 Những thách thức trong việc thực hiện quyền tự do tôn giáo........................95
3.1.3 Chính giáo phân ly khó có thể thực hiện triệt để trong thực tiễn..................98
3.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ Ý NGHĨA THAM KHẢO VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚI
VIỆT NAM................................................................................................................................ 103
3.2.1 Đổi mới nhận thức về tôn giáo, quyền tự do tơn giáo và chính sách
đối với quyền tự do tơn giáo.................................................................................... 103
3.2.2 Vai trị của quyền tự do tơn giáo đối với đoàn kết dân tộc và
xây dựng đồng thuận xã hội.................................................................................... 109
3.2.3 Quyền tự do tôn giáo với đời sống xã hội công cộng..................................... 111
3.2.4 Quyền tự do tôn giáo với khoan dung và phục vụ xã hội.............................. 115
3.2.5 Tôn giáo với việc điều chỉnh hành vi con người, phát huy các giá trị
và chuẩn mực xã hội................................................................................................... 120
3.2.6 Quyền tự do tôn giáo với kinh doanh thương mại........................................... 124
3.2.7 Quyền tự do tôn giáo với giáo dục......................................................................... 127
3.2.8 Quyền tự do tơn giáo với văn hóa, an ninh và sự phát triển......................... 130

KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 134
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 136


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ ngàn xưa cho đến nay, tôn giáo luôn là vấn đề phức tạp và nhạy cảm.
Thực tiễn lịch sử ở nhiều khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới đã cho chúng ta
thấy rằng, khơng có gì gắn kết con người với nhau chặt chẽ như tơn giáo, nhưng có
lẽ cũng khơng có gì gây chia rẽ, phân ly và lịng hận thù một cách đáng sợ như tôn
giáo.
Một trong những nội dung quan trọng trong Báo cáo về chương trình Thiên
niên kỉ của Liên hợp quốc (2002) về “Mục tiêu cụ thể nhưng có tính chiến lược to
lớn của nhân loại mang tinh thần nhân văn cao cả của thiên niên kỉ này, đến năm
1

2052” là “xóa tận gốc sự chia rẽ tơn giáo, dân tộc, để chung sống hịa bình” . Báo
cáo tổng kết tại Hội nghị khoa học Quốc tế “Bước đầu trao đổi: Tôn giáo và pháp
quyền ở Đông Nam Á” năm 2006 đã kết luận: Thực tế là, trong đời sống tôn giáo ở
nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới hiện nay, việc giải quyết vấn đề tơn giáo
và pháp quyền cịn nhiều thách đố. Các quốc gia ở Đông Nam Á dường như đều có
những nỗ lực để hướng tới việc ngày càng đảm bảo tốt hơn cho quyền tự do tôn
giáo của cơng dân mỗi nước. Mặt khác, tính đa dạng và những địi hỏi của hệ thống
Cơng ước quốc tế về quyền tự do tôn giáo, nhân quyền đang đặt ra những thách
2

thức mới trong việc giải quyết mối quan hệ tôn giáo với pháp quyền ở mỗi nước .
Tại Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa
X tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ “Tiếp tục hoàn thiện
chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng

trong giai đoạn mới của đất nước; tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp

1Hồ Bá Thâm, Đạo và đời với truyền thống nhân văn Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, Số 10- 2007,
tr. 4, 5.
2 Một hội nghị khoa học quốc tế về Tôn giáo và Pháp quyền lần đầu tiên, được tổ chức tại Hà Nội (Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam) vào hai ngày 8 và 9- 9- 2006.
Xem: Đỗ Quang Hưng, Báo cáo tổng kết Hội nghị khoa học Quốc tế “Bước đầu trao đổi: Tôn giáo và pháp
quyền ở Đơng Nam Á” Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1 - 2007, tr.69, 70.

1


của các tơn giáo; động viên chức sắc, tín đồ, các tổ chức tôn giáo sống tốt đời, đẹp
3

đạo, tham gia đóng góp tích cực cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” .
Chính vì thế, trong mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, việc nhận
thức và xử lý đúng đắn vấn đề tôn giáo và các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng tơn
giáo để phát huy những yếu tố tích cực trong các tín ngưỡng tơn giáo, là góp phần
quan trọng trong việc xây dựng đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.
Xây dựng lý luận về công tác tôn giáo ở mỗi nhà nước nói chung, ở Việt
Nam nói riêng khơng thể khơng tính đến các thành tựu lý luận, kinh nghiệm thực
tiễn ở các quốc gia trên thế giới. Tuy có sự khác nhau về thể chế chính trị, về bản
chất giai cấp của từng chế độ nhà nước, các hình thức tổ chức nhà nước phổ biến
trên thế giới trong thời đại ngày nay vẫn chứa đựng khơng ít yếu tố hợp lý, nhìn từ
góc độ quyền lực nhân dân, quyền con người và mục tiêu dân chủ. Nghiên cứu tiếp
thu một cách cầu thị, có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức của các nhà nước, bảo đảm
cho Nhà nước ta thực sự là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vừa có tính dân

tộc, vừa có tính hiện đại là rất cần thiết. Tư duy mới địi hỏi khơng chỉ địi hỏi đổi
mới về nhận thức, khắc phục tính lý luận chung chung, mà cần nhận diện được các
yếu tố nội hàm của từng vấn đề, để từ đó chuyển các nguyên tắc, các vấn đề chính
4

trị, xã hội thành nội dung pháp lý . Đối với tôn giáo và công tác tôn giáo, bên cạnh
việc nghiên cứu, tổng kết hoạt động tôn giáo trong nước, thiết nghĩ việc nghiên cứu
những giá trị phổ biến về hoạt động tôn giáo, tham khảo những mơ hình tơn giáo
của các nước trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, như tơn giáo nước Mỹ, là
việc làm có ý nghĩa.
Mặt khác, cần phải thấy rằng, nước Mỹ ln chiếm vị trí siêu cường trên thế
giới trong suốt thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI. Ngày nay, Mỹ vẫn là
cường quốc số một, có vai trị quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới về kinh
tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, qn sự; ngoại giao…Việt Nam cũng không phải là
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự
thật, Hà Nội 2011, tr. 51.
4 Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (Đồng Chủ biên), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
của dân, do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội 2008, tr.292, 293.

2


ngoại lệ; đặc biệt, vào năm 2000, Việt Nam và Mỹ đã ký kết hiệp định Thương mại.
Rõ ràng, dù muốn hay khơng, chỉ có thể trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp và tồn
diện về nước Mỹ mới có thể hiểu được bản chất gốc rễ, nhận thức được qui luật và
dự báo xu thế phát triển của nước Mỹ và chủ nghĩa tư bản Mỹ. Trên cơ sở đó, chúng
ta mới có thể hoạch định chính sách một cách đúng đắn, khoa học và bảo vệ được
lợi ích khi thiết lập quan hệ và làm ăn với nước Mỹ. Nghiên cứu về tôn giáo nước
5


Mỹ là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện định hướng đó .
Bên cạnh đó, nghiên cứu về nước Mỹ, một phương diện khó có thể thiếu
được, đó chính là tơn giáo nước Mỹ. Nhà nghiên cứu tôn giáo nổi tiếng người Trung
Quốc Lưu Bành, tác giả của cuốn sách “Tôn giáo Mỹ đương đại” cho rằng, bức
6

tranh về nước Mỹ sẽ khơng hồn chỉnh, nếu thiếu gam màu về tơn giáo . Thực ra,
nếu quan sát và để ý một chút về nước Mỹ, sẽ khơng khó nhận thấy tơn giáo cắm rễ
rất sâu vào xã hội Mỹ. Trên đồng tiền giấy của Mỹ có in dịng chữ “IN GOD WE
TRUST” (Chúng tôi tin tưởng nơi Chúa); trong Quốc ca nước Mỹ có câu “Chúa phù
hộ nước Mỹ”. Tổng thống Mỹ nhậm chức, khi tuyên thệ phải đặt tay lên cuốn Kinh
Thánh. Cả Thượng nghị viện và Hạ nghị viện, mỗi kỳ họp đều phải tiến hành cầu
nguyện (do một mục sư của Nghị viện chủ trì). Trong quân đội Mỹ có mục sư, linh
mục hoặc các nhân viên chức sắc các tôn giáo khác cùng đi theo, mặc quân phục sĩ
quan, làm công việc phục vụ sinh hoạt tôn giáo trong quân đội Mỹ. Trong các
trường học nước Mỹ có rất nhiều những đồn thể tơn giáo của học sinh hoạt động.
Trong bệnh viện, nhà tù, sân bay, nơi công cộng và các tổ chức quần chúng đều có
sự hiện diện của nhân viên chức sắc tôn giáo chuyên trách hoặc kiêm chức đảm
nhiệm công việc phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo của công chúng. Hơn 85% học sinh
ở các trường trung học, tiểu học dân lập nước Mỹ đều học tập ở các trường của Giáo
hội thành lập. Nhiều trường đại học nổi tiếng nước Mỹ ban đầu đều do Giáo hội
sáng lập, như Đại học Havard, Đại học Yale, Đại học Princeton…. Đại đa số
5 Tư duy theo hướng này, Trung Quốc đang huy động giới trí thức và các chuyên gia trên các lĩnh vực tiến
hành biên soạn bộ sách “Nước Mỹ đương đại tùng thư” gồm 10 cuốn sách nghiên cứu sâu về 10 phương diện
khác nhau về nước Mỹ (kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, pháp luật, tôn giáo, xã hội, văn hóa, giáo dục
và khoa học kỹ thuật).
Xem: Lưu Bành, Tơn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa (bản dịch của Trần Nghĩa
Phương), Hà Nội 2009, tr.5-8.
6 Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa (bản dịch của Trần Nghĩa
Phương), Hà Nội 2009, tr.9.


3


các hôn lễ của người Mỹ được tổ chức trong các nhà thờ; các đám tang thì do các
mục sư hoặc linh mục chủ trì. Có thể nói rằng, mọi phương diện đời sống của người
dân Mỹ đều có quan hệ mật thiết với tôn giáo, đúng như nhà thần học nổi tiếng
người Mỹ, Nieburh đã nói “nước Mỹ là quốc gia thế tục nhất thế giới, đồng thời
7

cũng là quốc gia có tính tơn giáo mạnh nhất” . Như vậy, để tìm hiểu tồn diện về
nước Mỹ, khó có thể bỏ qua vấn đề tôn giáo. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay
những cơng trình nghiên cứu về tơn giáo nước Mỹ, đặc biệt dưới góc độ pháp lý cịn
rất ít ỏi.
Với những lý do như phân tích ở trên, đề tài “Quyền tự do tôn giáo ở Mỹ và
một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam” là một cơng trình
nghiên cứu rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Từ góc độ nghiên cứu lý luận tơn giáo, một số học giả đã bàn đến tôn giáo ở
Mỹ. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Gustav Niebuhr, Phó Giáo sư về tôn giáo tại
Đại học Syracuse, New York với cuốn sách khá nổi tiếng “Vượt trên tinh thần khoan
dung: Tìm đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tín ngưỡng ở Hoa Kỳ” (Beyond
Tolerance: Searching for Interfaith Understanding in America); Melvin Urofsky với
ấn phẩm “Các quyền con người được Hiến pháp bảo đảm”. Trung tâm Hoa Kỳ
Phịng Thơng tin-Văn hóa, Đại sứ qn Hoa Kỳ. Tạp chí điện tử của Chương trình
Thơng tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (eJournal USA -U.S. Department of
State) tháng 8/2008 đã công bố ấn phẩm “Tự do Tín ngưỡng: Các nhóm tơn giáo
thiểu số ở Hoa Kỳ” (Freedom of Faith: Religious Minorities in the United States).
Barbara Cohen với bài viết “Tôn giáo Mỹ thế kỉ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Tơn
giáo, số 3 – 2006 (Bản dịch của Hoàng Văn Chung). Francois Houtart (GS. Đại học

Louvain-la-Neuve, Bỉ), “Đối thoại giữa các nền văn minh vai trò quyết định của các
nhân tố xã hội, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 2 – 2005. Học giả người Trung

7 Gustav Niebuhr là Phó Giáo sư về tôn giáo tại Đại học Syracuse, New York. Ông là tác giả cuốn sách khá
nổi tiếng“Vượt trên tinh thần khoan dung: Tìm đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tín ngưỡng ở Hoa Kỳ”
(Beyond Tolerance: Searching for Interfaith Understanding in America).
Xem: Gustav Niebuhr, Phong trào liên tôn giáo (The Interfaith Movement) (trong tác phẩm “Tự do Tín
ngưỡng: Các nhóm tơn giáo thiểu số ở Hoa Kỳ” (Freedom of Faith: Religious Minorities in the United
States), Tạp chí điện tử của Chương trình Thơng tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 8- 2008, tr.29-31.

4


Quốc Lưu Bành có tác phẩm “Tơn giáo Mỹ đương đại” (bản dịch tiếng Việt của
Trần Nghĩa Phương, do Nxb. Tôn giáo phối hợp với Nxb. Từ điển bách khoa phát
hành năm 2009 (đây là một trong 10 cuốn sách trong bộ sách “Nước Mỹ đương đại
tùng thư” do Viện Khoa học xã hội Trung Quốc biên soạn); Học giả Lý Bình Hoa
với bài viết “Triển vọng phát triển của tơn giáo thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu Tơn
giáo, số 6 – 2005...
Ở trong nước, cũng đã có một số bài viết về tôn giáo nước Mỹ được công bố,
như: Nghiêm Văn Thái với bài viết “Tôn giáo ở Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo,
số 3 – 2001; Học giả Đỗ Quang Hưng với bài viết “Vài nhận biết về Tin Lành Mỹ”,
Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 1 – 2003; Nguyễn Văn Dũng, “Bước đầu tìm hiểu
vị trí của tơn giáo trong đời sống chính trị - xã hội Hoa Kỳ nửa sau thế kỉ XX”, Tạp
chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 7 – 2007; Tác giả Hương Liên, “Bầu cử Tổng thống
Hoa Kỳ năm 2008: tranh luận xung quanh việc một ứng cử viên theo Giáo hội
Mormons”, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 9 – 2007; Nguyễn Duy Hinh với bài
“Tơn giáo với tồn cầu hoá và hiện đại hoá (Đối thoại cùng Samuel Huntington qua
tác phẩm: Sự va chạm của các nền văn minh), Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 9 –
2007; Tác giả Hoàng Văn Chung với bài viết “Quan điểm của một số học giả

phương Tây về đa nguyên tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 5 – 2007.
Như vậy, ở Việt Nam hiện nay, đã có một số các tác giả nghiên cứu về tôn
giáo Mỹ, nhưng chưa nhiều. Nghiên cứu tơn giáo ở Mỹ dưới góc độ pháp lý ở nước
ta lại càng ít ỏi. Theo hiểu biết của chúng tôi, cho đến nay ở Việt Nam chưa có một
cơng trình khoa học pháp lý nào nghiên cứu bao qt và chun sâu về tơn giáo Mỹ.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Quyền tự do tôn giáo ở Mỹ và một số giá trị phổ biến có
ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam” là cơng trình chuyên khảo đầu tiên ở Việt
Nam nghiên cứu về quyền tự do tơn giáo nước Mỹ.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Thơng qua việc phân tích, lý giải về quyền tự do tôn giáo ở Mỹ, mục đích
trước hết, lớn nhất và bao trùm của đề tài nhằm cung cấp cho sinh viên và người
đọc có cách nhìn tổng thể, hệ thống, mang tính khách quan, khoa học về cơ sở lý
luận, cơ sở pháp lý và một số khía cạnh thực tiễn về quyền tự do tôn giáo ở Mỹ.

5


Dưới các góc nhìn khác nhau về tư duy nhận thức, xây dựng pháp luật, thi hành
pháp luật, bảo vệ pháp luật, đề tài sẽ phân tích, làm rõ những kết quả, những mặt
tích cực và những hạn chế về quyền tự do tôn giáo ở Mỹ và liên hệ với vấn đề tôn
giáo ở Việt Nam. Đề tài này không hướng đến việc nghiên cứu chi tiết, cụ thể về
quyền tự do tơn giáo ở Việt Nam. Mục đích lớn nhất và bao trùm của đề tài là
nghiên cứu một cách có hệ thống, mang tính khách quan, khoa học về quyền tự do
tôn giáo ở Mỹ. Trên cơ sở đó, đề tài rút ra một số giá trị có ý nghĩa tham khảo trong
việc đổi mới quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Để đạt được mục đích nói trên, đề tài có nhiệm vụ:
Phân tích cơ sở lý luận về tự do tôn giáo trong xã hội dân chủ: khái niệm tôn
giáo; các chức năng của tôn giáo; mối quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước; khái niệm
tự do tôn giáo, tự do tôn giáo trong mối quan hệ với pháp luật.
Phân tích cơ sở pháp lý về quyền tự do tôn giáo ở Mỹ: các yếu tố quan trọng

chi phối, tác động đến tự do tôn giáo ở Mỹ; Phân tích vai trị nền tảng pháp lý của
Điều sửa đổi, bổ sung Thứ nhất Hiến pháp Mỹ đối với tự do tôn giáo ở nước này; đề
cập khái quát các giai đoạn phát triển của tơn giáo nước Mỹ.
Phân tích thực tiễn của quyền tự do tôn giáo ở Mỹ trên một số khía cạnh như
các loại hình tơn giáo Mỹ; vai trị của tơn giáo và quyền tự do tôn giáo Mỹ trong xã
hội Mỹ, tôn giáo Mỹ với các hoạt động chính trị; sự bảo vệ của Hiến pháp, thực tiễn
các vụ kiện mang tính điển hình liên quan đến quyền tự do tôn giáo nước Mỹ.
Từ cơ sở lý luận về tự do tôn giáo trong Phần 1, thực tiễn về quyền tự do tôn
giáo ở Mỹ trong Phần 2, Đề tài rút ra những hạn chế và những nội dung có ý nghĩa
giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Phân tích những hạn chế về quyền tự do tơn
giáo ở Mỹ: ngun tắc chính - giáo phân ly được qui định trong Hiến pháp nhưng
khó có thể thực hiện triệt để trong thực tiễn; tơn giáo Mỹ bị chính trị lợi dụng và bị
tác động bởi chính trị.
Phân tích những giá trị phổ biến có ý nghĩa và giá trị tham khảo đối với Việt
Nam: về cơ sở pháp lý; về vai trị của tơn giáo trong việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội ở một số các khía cạnh, vai trị của tơn giáo trong việc xây dựng đồng thuận xã
hội, đối với kinh doanh, thương mại, giáo dục, đối với việc thức tỉnh tinh thần

6


khoan dung. Khía cạnh này có vai trị rất quan trọng trong điều kiện hiện nay ở Việt
Nam.
4. Giới hạn của đề tài
Vì tự do tơn giáo ở Mỹ gắn liền với lịch sử, chính trị, xã hội pháp lý nước
Mỹ, do đó, nó là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học như thần học, chính trị
học, xã hội học, tâm lý học… Cơng trình nghiên cứu này xem xét quyền tự do tơn
giáo Mỹ dưới góc độ của khoa học pháp lý. Tuy nhiên, vì tự do tơn giáo không chỉ
thuần túy là vấn đề đức tin, đến nhân sinh quan và thế giới quan của từng cá nhân,
mà nó cịn là những vấn đề mang tính chính trị, xã hội, pháp lý, đặc biệt là tính

chính trị - pháp lý, do vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài, mặc dù chủ yếu nhìn
nhận dưới lăng kính pháp lý, nhưng để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu, trong một số
trường hợp, một số mục của đề tài, vấn đề có thể được tiếp cận dưới góc độ của
khoa học chính trị và một số khoa học khác có liên quan, như thần học, tâm lý học,
xã hội học …
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo
đóng vai trị là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho việc nghiên cứu tất cả các vấn
đề trong đề tài. Các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là các quan điểm
của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, trong đó có đổi mới về tơn giáo và
công tác tôn giáo là cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá các vấn đề trong đề
tài.
Bên cạnh đó, trong xu thế tồn cầu hóa và sự hội nhập sâu rộng của Việt
Nam vào các diễn đàn quốc tế, những văn kiện quốc tế về quyền con người nói
chung, về tự do tơn giáo nói riêng, như Tuyên ngôn thế giới về quyền con người của
Liên hợp quốc (1948), đặc biệt là các công ước quốc tế của Liên hợp quốc mà Việt
Nam đã gia nhập như Cơng ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự năm1966
(có hiệu lực từ 23/3/1976, Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982)… sẽ được đề cập khi
giải quyết một số vấn đề đặt ra trong đề tài. Ngoài ra, những thành tựu lý luận và
một số kinh nghiệm mà nhân loại đã đạt được về tôn giáo và tự do tôn giáo cũng
được xem xét, chắt lọc khi phân tích, đối chiếu các vấn đề đặt ra trong đề tài.

7


Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin,
đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp phân tích theo hệ thống, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn,
phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong
đề tài.

Phương pháp phân tích, tổng hợp mang tính xun suốt tồn bộ đề tài.
Phương pháp phân tích thường được thể hiện: để làm sáng tỏ các vấn đề lớn, trước
hết cần làm rõ các nội dung bên trong của nó. Từ những vấn đề nhỏ, từng nội dung,
từng tiểu mục, từng mục…, phương pháp tổng hợp sẽ góp phần làm rõ những
nhiệm vụ đặt ra đối với từng chương và toàn bộ đề tài.
Phương pháp phân tích theo hệ thống đặt vấn đề nghiên cứu trong một hệ
thống, hệ thống này lại nằm trong hệ thống lớn hơn…Tất cả được đặt trong một
chỉnh thể thống nhất. Tự do tôn giáo không tồn tại độc lập, mà vận hành trong mối
liện hệ tác động với các chế định khác của nền dân chủ. Do vậy, đề cập tự do tôn
giáo ở Mỹ hay bất cứ một quốc gia nào, phải đặt nó trong tổng thể lịch sử, văn hóa,
xã hội, tâm lý, phong tục, tập quán và thể chế chính trị của quốc gia đó.
Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn xem xét từng vấn đề nghiên cứu
trong mối liên hệ giữa lịch sử, lý luận, pháp lý với thực tiễn tổ chức thực hiện. Điều
này có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt trong Phần 2 của đề tài. Những vấn đề lý luận về tự
do tôn giáo cần được đặt trong thực tiễn, từng giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định.
Không phải tất cả những vấn đề lý luận về tự do tôn giáo được áp dụng thành cơng
ở Mỹ thì điều đó cũng hồn tồn đúng đối với Việt Nam hay ngược lại.
Phương pháp lịch sử đòi hỏi khi nghiên cứu tự do tôn giáo, phải đặt chúng
trong những bối cảnh lịch sử cụ thể và trên những địa bàn, vùng lãnh thổ cụ thể.
Tôn giáo và quyền tự do tôn giáo chỉ được xem xét một cách toàn diện, đầy đủ khi
chúng được đặt trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể với những quốc gia cụ thể.
Phương pháp này làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa sự vận động, phát triển của
của nước Mỹ với sự vận động, phát triển của tôn giáo và quyền tự do tơn giáo. Nói
cách khác, tự do tơn giáo ở Mỹ ngày nay là kết cả của cả một quá trình vận động và
phát triển của nước Mỹ. Nếu liên hệ với Việt Nam, có thể thấy rằng cùng với sự

8


thay đổi về điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt

Nam, tự do tôn giáo ở Việt Nam cần đổi mới một cách thích ứng và hợp lý để đáp
ứng việc thực hiện những nhiệm vụ chiến lược đó; đặc biệt, tự do tơn giáo phải là
công cụ hữu hiệu để thực hiện những mục tiêu trong công cuộc đổi mới. Phương
pháp này thể hiện rõ nét trong Phần 1, Phần 3 của đề tài.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong đề tài để đối chiếu các vấn đề
tương ứng trong tự do tôn giáo ở Việt Nam với tự do tôn giáo của Mỹ. Trên cơ sở
mối liên hệ cái chung với cái riêng, cái phổ biến và cái đặc thù, giữa bản chất và
hiện tượng, phương pháp này cho phép tìm ra những đặc điểm chung nhất của tự do
tôn giáo nói chung, xu hướng phát triển của chúng cũng như những vấn đề mang
tính đặc thù của tự do tơn giáo Việt Nam. Mục đích của phương pháp so sánh, một
mặt để thấy được những vấn đề thuộc về bản chất hoặc có tính độc đáo của tự do
tơn giáo nước Mỹ, mặt khác cho phép chúng ta tham khảo, học hỏi, tiếp thu có chọn
lọc những hạt nhân hợp lý về tự do tơn giáo mang tính phổ qt ở Mỹ trong việc đổi
mới tự do tôn giáo ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới. Phương pháp so sánh
xun suốt tồn bộ đề tài và có ý nghĩa rất quan trọng đối với cơng trình khoa học
này.
6. Ý nghĩa khoa học và điểm mới của Đề tài
Đề tài là một trong những chuyên khảo khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên
cứu cơ bản, toàn diện, có hệ thống và chuyên sâu về quyền tự do tơn giáo ở Mỹ
dưới góc độ khoa học pháp lý.
Về mặt lý luận, đề tài làm rõ vai trò cơ sở lý luận và pháp lý của quyền tự do
tôn giáo ở Mỹ; vai trị của quyền tự do tơn giáo trong xã hội Mỹ và gợi mở một số
khía cạnh để tham khảo ở Việt Nam. Đề tài chỉ rõ trong bất cứ nhà nước và xã hội
nào, quyền tự do tôn giáo gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của từng cá nhân, của
những bộ phận xã hội nhất định và xa hơn là chấp nhận đa nguyên về tư tưởng. Tự
do tôn giáo được thiết kế, xây dựng phải đặt trong một thể chế chính trị nhất định,
không những thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần và tâm linh của từng cá nhân,
từng nhóm người, mà cần phù hợp với những mục tiêu của nhà nước, cộng đồng và
cả hệ thống chính trị.


9


Về mặt thực tiễn, đề tài phân tích, đánh giá tự do tôn giáo ở Mỹ, chỉ rõ tự do
tôn giáo ở Mỹ khơng hồn tồn màu hồng. Bên cạnh các vai trị tích cực, tự do tơn
giáo ở Mỹ giữa lý luận, pháp lý với thực tiễn vẫn còn có khoảng cách khá lớn. Đạo
Tin Lành với với tư cách là tôn giáo truyền thống của nước Mỹ vẫn thể hiện tầm
ảnh hưởng và khơng thể thốt khỏi vịng kiểm tỏa của nền chính trị Mỹ. Cuộc tranh
luận xoay quanh chủ đề “rốt cuộc, thế nào là chính giáo phân ly ở nước Mỹ” vẫn
chưa có hồi kết. Tính hạn chế lịch sử của hai nguyên tắc chính giáo phân ly và tơn
giáo tự do ở Mỹ, thậm chí đã làm cho bản thân các nguyên tắc đó lại trở thành một
nguyên nhân tồn tại lâu dài mâu thuẫn chính giáo trong xã hội Mỹ.
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về tự do tôn giáo, thực tiễn tự do tôn giáo ở
Mỹ, đề tài đưa ra một số vấn đề mang tính phổ biến có ý nghĩa tham khảo và mang
tính gợi mở trong việc đổi mới tự do tôn giáo ở Việt Nam.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đây là cơng trình khơng những có ý nghĩa trong việc hệ thống hóa các thông
tin, các quan điểm, các học thuyết về tự do tôn giáo của các học giả trên thế giới, mà
cịn có ý nghĩa trong việc phát triển cơ sở lý luận về tự do tôn giáo và thực tiễn việc
áp dụng nó tại nước Mỹ. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào kiến
thức lý luận về tự do tơn giáo, về vai trị của tự do tôn giáo, nhất là trong việc xây
dựng đồng thuận xã hội, giáo dục tinh thần khoan dung, nhân ái, làm việc thiện
trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam.
Những vấn đề có ý nghĩa gợi mở trong đề tài là những vấn đề đáng được
tham khảo khi nghiên cứu, nâng cấp Pháp lệnh về tín ngưỡng, tơn giáo thành Luật
tín ngưỡng tơn giáo ở nước ta trong thời gian tới. Ngoài ra, đề tài là tài liệu tham
khảo hữu ích trong việc nghiên cứu và giảng dạy về xã hội học, về dân chủ, về
quyền con người, quyền công dân, về nhà nước pháp quyền, về xã hội dân sự.
8. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có: Mở đầu, Ba phần, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.

Phần 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quyền tự do tôn giáo ở Mỹ;
Phần 2: Thực tiễn về quyền tự do tôn giáo Mỹ;

10


Phần 3: Những hạn chế và những giá trị phổ biến của quyền tự do tôn giáo ở
Mỹ và giá trị tham khảo đối với Việt Nam.

11


PHẦN I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO
VÀ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO Ở MỸ
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO

1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc của tơn giáo
1.1.1.1. Khái niệm tơn giáo
Tơn giáo có mặt từ buổi bình minh của xã hội lồi người. Giới khoa học đã
8

thống nhất có một thời kì rất dài con người chưa biết đến tôn giáo . Theo Ph.
Ăngghen “Tôn giáo sinh ra từ thời đại hết sức nguyên thủy... những khái niệm tôn
giáo ban đầu ấy thường là chung cho một tập đồn dân cư, cùng dịng máu, sau lại
9

phân chia ra, phát triển lên một cách riêng biệt ở mỗi dân tộc” . Mặc dù là một hiện
tượng xã hội xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử, đồng hành cùng con người trong tiến

trình vận động và phát triển (ít nhất cho đến ngày nay), tuy nhiên, việc đặt ra câu
hỏi: “Tơn giáo là gì?” mới chỉ được giới khoa học thực sự đặt ra trong thời gian gần
đây, khi tôn giáo trở thành vấn đề được xã hội quan tâm.
Từ “tôn giáo” trong tiếng Anh là “religion”, có nguồn gốc của nó từ tiếng
Latinh là “relegare” hoặc “relegere”. Từ “relegare” biểu thị “buộc lại với nhau”,
“liên kết với nhau”, hàm chứa ý nghĩa “đoàn kết” hoặc “liên kết hữu nghị”; từ
“relegere” biểu thị “luyện tập lặp đi lặp lại”, “thực hành khắc khổ”, nói chung là chỉ
10

đặc điểm lặp đi lặp lại của nghi thức tơn giáo .

8Đó là thời kì từ khi lồi người ra đời, sống theo bầy nguyên thuỷ, chưa thành xã hội ổn định đến thời kì xã
hội thị tộc – bộ lạc ra đời, kéo dài hàng triệu năm. Tôn giáo chỉ ra đời cách đây 100.000 năm từ khi con
người hiện đại Homo sapiens xuất hiện trong xã hội thị tộc – bộ lạc.
Theo: Đặng Nghiêm Vạn, Bàn về tín đồ và tổ chức của một tơn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 2 –
2003, tr. 14.
9C. Mác, Ph. Ăngghen, Tồn tập, tập 16, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 443.
10 Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa (bản dịch của Trần Nghĩa
Phương), Hà Nội 2009, tr.61.
Cịn theo nhà nghiên cứu tơn giáo Việt Nam Đặng Nghiêm Vạn, thuật ngữ “Tôn giáo” ngày nay, tiếng Latinh,
có gốc từ thuật ngữ “legere”, tiếng Anh là “religion”, có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên. Ông
còn chỉ rõ: Những thuật ngữ để chỉ các khái niệm khoa học nói chung thường xuất phát từ phương Tây, một
số được dịch qua chữ Hán. Các thuật ngữ trong lĩnh vực tơn giáo cũng khơng thốt khỏi quy luật đó. Khi
khơng gian xã hội mở rộng ra tồn cầu, khi tiếp cận với những nền văn minh ngoài Châu Âu, vì tính thống
nhất nhưng đa dạng của lồi người, các nhà khoa học cố gắng thay đổi nội dung các thuật ngữ cho bao quát
được tất cả, để tránh chủ nghĩa trung tâm Châu Âu. Tuy nhiên, nhiều tác giả Châu Âu khi nghiên cứu Châu
Âu, vẫn dùng thuật ngữ với nội dung thích hợp với Châu Âu. Do vậy, những định nghĩa các khái niệm

12



Nội hàm của thuật ngữ này cũng có một quá trình biến đổi. Hiện nay, có
nhiều quan niệm, quan điểm và cách định nghĩa khác nhau về tôn giáo.
Vào những năm đầu công nguyên, khi đạo Kitô xuất hiện, đế chế Roma u
cầu phải có một tơn giáo chung và muốn xóa bỏ các tơn giáo trước đó. Khái niệm
“religion” lúc này là chỉ đạo Kitô. Trong thời kỳ này, những đạo khác Kitô đều bị
coi là tà đạo. Đến thế kỷ XVI, với sự ra đời của Tin Lành – một đạo tách ra từ Công
giáo, trên diễn đàn khoa học và thần học châu Âu, “religion” trở thành một thuật
ngữ chỉ hai tôn giáo thờ cùng một chúa. Sau đó, cùng với sự bành trướng của chủ
nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi Châu Âu và với sự tiếp xúc với các tôn giáo thuộc các
nền văn minh khác Kitô giáo, “religion” là thuật ngữ dần dần được dùng để chỉ các
11

hình thức tơn giáo khác nhau trên thế giới .
Khi dịch sang các ngôn ngữ khác, “religion” có những phiên bản khác nhau.
Chẳng hạn, nó được dịch thành “Tông giáo” ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII. Tuy
nhiên, ở Trung Hoa, thuật ngữ Tông giáo (vào thế kỷ XIII) lại hàm nghĩa chỉ đạo
Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng của Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật).
Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX và được đăng
trên các báo, nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”

12

.

thường chưa thống nhất. Tuy nhiên, ta buộc phải và phải dùng các thuật ngữ đó, vì tính phổ biến, nhưng cần
mở rộng hay thu hẹp cho đúng với thực tiễn đối tượng được nghiên cứu. Tuy ta có thuật ngữ đạo, thờ cúng,
nhưng vẫn phải dùng thuật ngữ tôn giáo.
Theo: Đặng Nghiêm Vạn, Bàn về tín đồ và tổ chức của một tơn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 2 –
2003, tr. 14.

11 Mục “Phổ biến kiến thức” -Viện nghiên cứu tôn giáo
- module- news- ViewContent.asp?langid=2&ID=124, truy cập 5- 2- 2011.
12 Mục “Phổ biến kiến thức” -Viện nghiên cứu tôn giáo
http:// vnctongiao.org- module- news- ViewContent.asp?langid=2&ID=124, truy cập 5- 2- 2011.
Có một số từ gần nghĩa với tôn giáo được sử dụng, như - Đạo: từ này xuất xứ từ Trung Hoa, tuy nhiên “đạo”
không hẳn đồng nghĩa với tôn giáo vì bản thân từ đạo cũng có thể có ý nghĩa phi tơn giáo. “Đạo” có thể hiểu
là con đường, học thuyết. Mặt khác, “đạo” cũng có thể hiểu là cách ứng xử làm người: đạo vợ chồng, đạo cha
con, đạo thầy trị… Vì vậy khi sử dụng từ “đạo” với ý nghĩa tôn giáo thường phải đặt tên tôn giáo đó sau
“đạo”. Ví dụ: đạo Phật, đạo Kitơ…; -Giáo: từ này có ý nghĩa tơn giáo khi nó đứng sau tên một tôn giáo cụ
thể. Chẳng hạn: Phật giáo, Nho giáo, Kitơ giáo… “giáo” ở đây là giáo hóa, dạy bảo theo đạo lý của tôn giáo.
Tuy nhiên “giáo” cũng có thể được hiểu với nghĩa phi tơn giáo (lời dạy của thầy dạy học). Có một điểm cần
chú ý là: thường không sử dụng từ “giáo” đối với tơn giáo mới phát sinh như Cao Đài, Hịa Hảo…; - Thờ:
đây có lẽ là từ thuần Việt cổ nhất. Thờ có ý bao hàm một hành động biểu thị sự sùng kính một đấng siêu linh:
thần thánh, tổ tiên… đồng thời có ý nghĩa như cách ứng xử với bề trên cho phải đạo như thờ vua, thờ cha mẹ,
thờ thầy hay một người nào đó mà mình mang ơn… Thờ thường đi đơi với cúng; cúng cũng có nhiều nghĩa:
vừa mang tính tơn giáo, vừa mang tính thế tục. Cúng theo ý nghĩa tơn giáo có thể hiểu là tế, là tiến dâng, là
cung phụng, là vật hiến tế… Ở Việt Nam, cúng có nghĩa là dâng lễ vật cho các đấng siêu linh, cho người đã
khuất nhưng cúng với ý nghĩa trần tục cũng có nghĩa là đóng góp cho việc cơng ích, việc từ thiện… Tuy
nhiên, từ ghép “thờ cúng” chỉ dành riêng cho các hành vi và nội dung tôn giáo. Đối với người Việt, tôn giáo

13


Tôn giáo là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học xã hội và là
một vấn đề được bàn luận nhiều trong giới nghiên cứu. Ngay định nghĩa về nó, cũng
có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối
liên hệ giữa thần thánh và con người”. E. Tylor cho rằng tôn giáo là niềm tin vào
các thực thể vô hình như thần thánh, ma quỷ, vong hồn… ; hay theo định nghĩa của
E. Durkheim “Tôn giáo là một hệ thống cố kết những tín ngưỡng và thực hành có
liên quan tới các sự vật linh thiêng, tức là những sự vật được tách riêng ra, bị cấm

đốn, đó là những tín ngưỡng và thực hành nối kết tất cả những ai tin theo thành
một cộng đồng gọi là giáo hội". Nhà xã hội học M. Weber, trong tác phẩm Xã hội
học tôn giáo lại viết: "Định nghĩa tôn giáo là cái gì là việc khơng thể vào phần khởi
đầu của một cơng trình như cơng trình nghiên cứu này. Nếu thật cần, có thể cố gắng
đưa ra định nghĩa nhưng chỉ ở phần kết luận của cuộc nghiên cứu. Bản chất của tôn
giáo không phải là mối quan tâm của chúng ta khi xác định nhiệm vụ là nghiên cứu
13

những điều kiện và ảnh hưởng của một loại hành vi xã hội đặc biệt" . Theo định
nghĩa của J. Wach: “Tơn giáo là kinh nghiệm về cái thiêng”. Hình thức tôn giáo rất
đa dạng, đa dạng đến nỗi một vị có quyền uy trong Giáo hội Cơng giáo đã có ý kiến
phủ nhận Phật giáo như một tơn giáo, hoặc cịn có ý kiến tranh cãi coi Nho giáo có
14

phải là một hình thức tơn giáo hay khơng . Một số nhà tâm lý học lại cho rằng: Tôn
giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cơ đơn của mình, tơn giáo là sự cơ
đơn, nếu “anh” chưa từng cơ đơn thì “anh” chưa bao giờ có tơn giáo.
Dưới khía cạnh xã hội, C.Mác cho rằng “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng
sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có trái tim, nó là tinh thần của trật tự
khơng có tinh thần”. Nhìn nhận theo nguồn gốc, Ph.Ăngghen cho rằng “Tơn giáo là
sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài,
cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày”.
Khơng phải khơng có lí trong những văn bản buổi đầu mang tính pháp lí của
Hồ Chủ Tịch, Người không dùng chữ Tôn giáo. Trong Chương trình Việt Minh do

theo thuật ngữ thuần Việt là thờ hay thờ cúng hoặc theo các từ gốc Hán đã trở thành phổ biến là đạo, là giáo.
Thuật ngữ tơn giáo trong sinh hoạt đời thường ít được sử dụng.
13 Nguyễn Xuân Nghĩa, Định nghĩa về tôn giáo và những hệ luận trong nghiên cứu quá trình thế tục hố
(nhìn từ góc độ xã hội học), Nghiên cứu Tơn giáo, số 2 – 2002, tr.21-27
14 Đặng Nghiêm Vạn, Lại bàn về tôn giáo, Nghiên cứu Tôn giáo, số 4 – 2004, tr.16-23.


14


Người biên soạn chính đã thể hiện rõ: “… 2. Ban bố các quyền tự do dân chủ cho
nhân dân: tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức; tự do tín ngưỡng”. Trong
bài thơ Mười chính sách của Việt Minh, Hồ Chí Minh viết: “… Hội hè, tín ngưỡng,
báo chương. Họp hành đi lại có quyền tự do”. Chỉ một ngày sau khi tuyên bố Độc
lập, ngày 3 tháng 9 năm 1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Người đã đề
ra Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, nhận thấy
tầm quan trọng của vấn đề tơn giáo, Người đặt hẳn "Vấn đề thứ sáu: Thực dân và
phong kiến tiến hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và Lương để dễ thống trị.
Tơi đề nghị chính phủ ta tuyên bố Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đồn kết". Tinh
thần đó được ghi trong Hiến pháp năm 1946, trong Chính cương của Đảng Lao
động Việt Nam, trong Tám điều mệnh lệnh của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hồ. Sau ngày hồ bình lập lại (1954) Sắc lệnh về vấn đề tôn giáo ngày 14 tháng 6
năm 1955 của Chủ tịch nước lại vẫn ghi ở Điều 1 khẳng định: Chính phủ đảm bảo
quyền Tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm
quyền tự do ấy. Từ đó về sau Người có dùng thuật ngữ tơn giáo nhằm chỉ những ai
mượn danh nghĩa tơn giáo để phá hoại đồn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩa vụ cơng
dân, xâm phạm tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác.
Từ đó về sau, trong các văn bản mới thấy dùng thuật ngữ tín ngưỡng tơn
15

giáo, có khi hai từ này để liền hoặc như gần đây để tách rời tín ngưỡng, tơn giáo .
Như vậy, khi nói đến tôn giáo, dù theo cách thể hiện hay ý nghĩa nào thì ln
ln phải đề cập vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế
giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và
vơ hình. Tơn giáo trước hết phản ánh sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh
với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình, từ đó

phải dựa vào thánh thần, Tuy nhiên, ở một góc độ khác, dù có phần ảo tưởng, nhưng
tơn giáo gieo niềm hi vọng vào con người, để yên tâm, tin tưởng để sống và phải
sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải.
Ở Việt Nam hiện nay, vẫn phổ biến một quan điểm về tôn giáo theo loại hình
tơn giáo của giáo hội, vẫn phân biệt tơn giáo và các tín ngưỡng dân gian như là hai
15

Đặng Nghiêm Vạn, Tơn giáo hay tín ngưỡng?, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1 – 2007, tr. 3-13

15


cấp độ phát triển, như nhận xét của một tác giả nghiên cứu tôn giáo: “Hiện nay, ở
nước ta và một số nước dường như chỉ coi các hình thức tơn giáo nảy sinh ra từ xã
hội có giai cấp, hay đúng hơn nữa là phải có tổ chức, giáo lí, giáo luật mới được coi
16

là tơn giáo” . Thêm vào đó là những khó khăn về khoảng cách giữa những định
nghĩa về tơn giáo có tính cách học thuật và thực tiễn thi hành chính sách tơn giáo.
Trong thời gian gần đây, những nhà nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam cũng bàn luận
về định nghĩa tôn giáo bằng cách phê phán hay tán đồng định nghĩa của các tác giả
nước ngoài như quan điểm của Trần Mạnh Đức

17

hay nỗ lực đưa ra định nghĩa tôn

giáo, như định nghĩa của Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn: “đối tượng chung nhất của tôn
giáo, Tây cũng như Đông, là thế giới siêu nhiên vơ hình được chấp nhận một cách
trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo giữa con người và thế giới đó nhằm

giải lí những vấn đề trên trần thế, cũng như thế giới bên kia trong những hồn cảnh
18

lịch sử, địa lí khác nhau, của từng cộng đồng tôn giáo hay xã hội khác nhau” .
1.1.1.2. Nguồn gốc của tôn giáo
a. Nguồn gốc xã hội của tơn giáo
Nguồn gốc xã hội của tơn giáo là tồn bộ những nguyên nhân và điều kiện
khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tơn
giáo. Trong đó một số ngun nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa con người với con người.
Tôn giáo học mácxít cho rằng sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự
nhiên là một nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
b. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Trước hết, lịch sử nhận thức của con người là một q trình từ thấp đến cao,
trong đó giai đoạn thấp là giai đoạn nhận thức tự nhiên cảm tính. Ở giai đoạn nhận
thức này (nhất là đối với cảm giác và tri giác), con người chưa thể sáng tạo ra tơn
giáo, bởi vì tơn giáo với tư cách là ý thức, là niềm tin bao giờ cũng gắn với cái siêu
16Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), Những vấn đề lí luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội, Nxb
KHXH, 1998, tr. 29.
17 Trần Mạnh Đức, “Về những định nghĩa tôn giáo” (trong Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), Những vấn đề lí
luận và thực tiễn tơn giáo ở Việt Nam. Nxb KHXH, Hà Nội 1998).
18Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), Những vấn đề lí luận và thực tiễn tơn giáo ở Việt Nam, Hà Nội, Nxb
KHXH, 1998, tr. 23.

16


nhiên, thần thánh, mà nhận thức trực quan cảm tính thì chưa thể tạo ra cái siêu nhiên
thần thánh được. Như vậy, tơn giáo chỉ có thể ra đời khi con người đã đạt tới một
trình độ nhận thức nhất định. Thần thánh, cái siêu nhiên, thế giới bên kia… là sản

phẩm của những biểu tượng, sự trừu tượng hoá, sự khái quát dưới dạng hư ảo. Nói
như vậy có nghĩa là tơn giáo chỉ có thể ra đời ở một trình độ nhận thức nhất định,
đồng thời nó phải gắn với sự tự ý thức của con người về bản thân mình trong mối
quan hệ với thế giới bên ngoài. Khi chưa biết tự ý thức, con người cũng chưa nhận
thức được sự bất lực của mình trước sức mạnh của thế giới bên ngồi, do đó con
người chưa có nhu cầu sáng tạo ra tơn giáo để bù đắp cho sự bất lực ấy.
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của của quá trình
nhận thức. Đó là một q trình phức tạp và mâu thuẫn, nó là sự thống nhất một cách
biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan. Những hình thức phản
ánh thế giới hiện thực càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì con người càng có khả
năng nhận thức thế giới xung quanh sâu sắc và đầy đủ bấy nhiêu. Nhưng mỗi một
hình thức mới của sự phản ánh không những tạo ra những khả năng mới để nhận
thức thế giới sâu sắc hơn mà còn tạo ra khả năng “xa rời” hiện thực, phản ánh sai
lầm nó. Thực chất nguồn gốc nhận thức của tơn giáo cũng như của mọi ý thức sai
lầm chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người,
biến nó thành cái khơng cịn nội dung khách quan, khơng cịn cơ sở “thế gian”,
nghĩa là cái siêu nhiên thần thánh.
Tôn giáo xuất hiện rất sớm nhưng khơng có nghĩa là đồng thời với con
người. Vậy nếu nó là sản phẩm của lịch sử thì nó cũng khơng thể từ chối quy luật
sinh – diệt, có nghĩa là cái gì đã sinh ra thì cái đó nhất định sẽ mất đi. Đương nhiên,
nếu lồi người khơng cịn tồn tại thì tơn giáo cũng chẳng có lí do gì để tồn tại.
Nhưng liệu có một ngày nào đó trong tương lai tơn giáo sẽ mất đi trong khi con
người vẫn cịn tồn tại hay khơng? Một bước tiến của nhận thức là một bước lùi của
tôn giáo, nhưng cho dù nhận thức của nhân loại có phát triển đến đâu đi nữa thì
khoa học vẫn ln đứng trước cái chưa biết. Cái chưa biết cho dù càng ngày càng
thu hẹp đến đâu đi nữa thì cái chưa biết vẫn là vơ hạn. Khoa học dù có tiến bộ đến

17



mấy cũng bao giờ có thể lấp đầy cái khơng thể biết. Điều đó có nghĩa là khó có thể
19

đẩy tôn giáo ra khỏi mảnh đất nhận thức được .
Nguyên nhân xã hội cũng là một nguyên nhân quan trọng, nếu khơng muốn
nói là quan trọng nhất sản sinh ra tơn giáo, nhất là trong xã hội có giai cấp. Áp bức
giai cấp là nỗi bất hạnh do chính con người gây ra. Nhưng đó cũng chỉ là một trong
những nỗi bất hạnh (cho dù là bất hạnh nhất), chứ không phải là nỗi bất hạnh duy
nhất. Hơn nữa, tôn giáo ra đời từ trước khi xã hội có giai cấp chứ khơng phải sau
đó. Cho nên, dù cho trên thế gian này khơng cịn bóng dáng của áp bức giai cấp
nhưng nỗi khổ của con người cũng không phải vì vậy mà tan biến. Chừng nào nhân
loại cịn khổ đau, chừng nào thế giới khơng có trái tim thì chừng đó tơn giáo vẫn
cịn là "trái tim của thế giới khơng có trái tim", chừng nào xã hội khơng có tinh thần
thì lúc đó tơn giáo vẫn là "tinh thần của những điều kiện xã hội khơng có tinh thần",
chừng nào chúng sinh cịn thở dài thì lúc đó tôn giáo vẫn tồn tại, vẫn là hiện thân tất
20

yếu của "tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức" .
Tâm lí sợ hãi cũng là nguyên nhân ra đời của tơn giáo. Nhưng có bao giờ con
người hết sợ hãi đâu! Con người sợ hãi trước tự nhiên, trước xã hội và sợ hãi cả bản
thân mình. Từ chỗ tự phát đến tự giác, từ chỗ mù quáng đến chỗ nhận thức chân lí,
từ vương quốc tất yếu đến vương quốc tự do. Nhưng đến bao giờ con người mới có
thể từ vương quốc tất yếu trở thành vương quốc tự do, đến bao giờ con người mới
có thể làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và bản thân? Con người trước hết vẫn là
con người tự nhiên, từ tự nhiên mà ra, cho nên xét về mặt bản thể luận, con người là
khách thể, là thụ động, là tự nhiên được lập trình. Con người khơng chỉ là khách thể
mà còn là chủ thể, chủ thể năng động, sáng tạo, thậm chí sáng tạo cả chính mình.
Con người luôn hướng đến vương quốc tự do, nhưng tự do ln đi liền với tất yếu.
Nói cách khác, con người khơng bao giờ có thể làm chủ hồn tồn một khi con
người vẫn ln tồn tại khơng gì khác hơn là khách thể. Chỉ có cái chết mới chấm

21

dứt mọi nỗi sợ hãi, nhưng cái chết lại là nỗi sợ hãi lớn nhất của con người .
c. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
19
20
21

Hà Thúc Minh, Đạo và đời, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 3 - 2004, tr.10.
C. Mác, Ph. Ăngghen, Tuyển tập. Tập I. Nxb Sự thật 1980, tr. 14.
Hà Thúc Minh, Đạo và đời, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 3 - 2004, tr. 9-15.

18


Ngay từ thời cổ đại, các nhà duy vật đã nghiên cứu đến ảnh hưởng của yếu tố
tâm lý (tâm trạng, xúc cảm) đến sự ra đời của tôn giáo. Họ đã đưa ra luận điểm “Sự
sợ hãi sinh ra thần thánh”. Các nhà duy vật cận đại đã phát triển tư tưởng của các
nhà duy vật cổ đại - đặc biệt là L.Phơbách – và cho rằng nguồn gốc đó khơng chỉ
bao gồm những tình cảm tiêu cực (sự lệ thuộc, sợ hãi, không thoả mãn, đau khổ, cô
đơn...) mà cả những tình cảm tích cực (niềm vui, sự thoả mãn, tình u, sự kính
trọng...), khơng chỉ tình cảm, mà cả những điều mong muốn, ước vọng, nhu cầu
khắc phục những tình cảm tiêu cực, muốn được đền bù hư ảo.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã giải quyết vấn đề nguồn
gốc tâm lý của tôn giáo khác về nguyên tắc so với các nhà duy vật trước đó. Nếu
như các nhà duy vật trước Mác gắn nguyên nhân xuất hiện tôn giáo với sự sợ hãi
trước lực lượng tự nhiên thì chủ nghĩa Mác lần đầu tiên vạch được nguồn gốc xã hội
của sự sợ hãi đó.
Khi xã hội phân chia giai cấp, xuất hiện các nhà nước, quốc gia với các vùng
lãnh thổ riêng biệt, tơn giáo lúc này khơng chỉ cịn là một nhu cầu tinh thần của

quần chúng mà còn là một phương tiện để giai cấp thống trị duy trì sự thống trị áp
bức giai cấp và bóc lột của mình và thực hiện sự bành trướng, xâm lược vì vậy tơn
giáo gắn liền với chính trị và bị dân tộc hóa. Từ đó đã dẫn đến sự xuất hiện các tôn
giáo dân tộc và tôn giáo thế giới.
Đặc trưng của tơn giáo dân tộc là tính chất quốc gia dân tộc của nó. Các vị
thần được tạo lập mang tính quốc gia dân tộc và phạm vi quyền lực giới hạn trong
phạm vi quốc gia. Thậm chí một số tơn giáo lớn cũng bị dân tộc hóa ở mỗi quốc gia
và trở thành tơn giáo có tính chất quốc gia. Ví dụ Anh giáo (Thanh giáo), các dịng
khác nhau của đạo Hồi. Có lẽ, khơng có gì cố kết một dân tộc mạnh bằng tơn giáo
22

và cũng khơng có gì chia rẽ sâu sắc các tộc người như tơn giáo . Mặt khác, có thể
nói rằng khơng có gì thúc đẩy niềm tin trong cả suy nghĩ và hành động của mỗi cá
nhân như tơn giáo. Nếu khơng nhìn nhận dưới góc độ tơn giáo, chúng ta khó có thể
lý giải về những hành vi xả thân (kể cả theo nghĩa tích cực như hy sinh cho dân tộc,
hay theo nghĩa tiêu cực như đánh bom liều chết), đơn giản chỉ vì họ “tử vì đạo”.
22 Đỗ Quang Hưng, Suy nghĩ về tự do tôn giáo và tự do tôn giáo ở Việt Nam, Nghiên cứu tôn giáo, số 5 2007, tr. 3.

19


Sự phát triển của các tôn giáo vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia đã
hình thành nên các tôn giáo khu vực và thế giới như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi
giáo… Khác với các tôn giáo dân tộc, tơn giáo thế giới mang tính đa quốc gia, ảnh
hưởng đến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới.

23

1.1.2 Bản chất và chức năng của tôn giáo
Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăng ghen đã nêu rõ “Tất cả tôn giáo chẳng

qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực
lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó
24

những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” . Ở
đây, Ăng ghen đã giải đáp ba vấn đề cơ bản của tôn giáo: Tôn giáo là gì? Tơn giáo
phản ánh gì? Trong tác phẩm Phê phán triết học pháp quyền Hê ghen-Lời nói đầu
mà C. Mác viết vào cuối năm 1843, đầu năm 1844, tuy chỉ có mấy trang ngắn ngủi,
song lại là bài viết thể hiện rõ nét nhất quan điểm của Mác về tơn giáo, trong đó có
luận điểm nổi tiếng cho đến nay vẫn cịn gây tranh cãi, đó là: “Sự nghèo nàn của
tôn giáo, vừa là sự biểu hiện của khốn cùng hiện thực, vừa là sự phản kháng chống
lại sự nghèo nàn của hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp
bức, là trái tim của thế giới khơng có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của
25

những trật tự khơng có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” . Lê nin

23
Các hình thức phổ biến của tơn giáo ngun thủy gồm có các dạng: + Tơ tem giáo (thờ vật tổ): Tô tem
theo ngôn ngữ của thổ dân Bắc Mỹ nghĩa là giống lồi. Đây là hình thức tôn giáo cổ xưa nhất, thể hiện niềm
tin vào mối quan hệ gần gũi, huyết thống giữa một cộng đồng người (thị tộc, bộ lạc) với một loài động thực
vật hoặc một đối tượng nào đó. + Ma thuật giáo : Ma thuật theo tiếng Hi lạp cổ là phép phù thủy. Đây là biểu
hiện của việc người nguyên thủy tin vào khả năng tác động đến tự nhiên bằng những hành động tượng trưng
(cầu khấn, phù phép, thần chú…) nghĩa là bằng con đường siêu nhiên. Nhờ các biện pháp ma thuật, người
nguyên thủy cố gắng tác động đến những sự kiện và làm cho nó diễn ra theo ý mình mong muốn. Về sau, ma
thuật trở thành một thành tố quan trọng không thể thiếu được của các tôn giáo phát triển. Việc thờ cúng của
bất kỳ tôn giáo nào cũng phải có ma thuật (cầu nguyện, làm phép…). Tàn dư của ma thuật là các hiện tượng
bói toán, tướng số ngày nay. + Bái vật giáo : Bái vật theo tiếng Bồ Đào Nha là bùa hộ mệnh, phép lạ. Bái vật
giáo xuất hiện vào lúc mới hình thành tơn giáo và sự thờ cúng. Bái vật giáo đặt lịng tin vào những thuộc tính
siêu nhiên của các vật thể như hòn đá, gốc cây, bùa, tượng… Họ cho rằng có một lực lượng siêu nhiên, thần

bí trú ngụ trong vật đó. Bái vật giáo là thành tố tất yếu của sự thờ cúng tơn giáo. Đó là sự thờ cúng các tượng
gỗ, cây thánh giá… hoặc lòng tin vào sức mạnh kỳ quái của các lá bùa…+ Vật linh giáo : Là hình thức tơn
giáo xuất hiện muộn hơn, khi mà ý thức của con người đã đủ khả năng hình thành nên những khái niệm. Vật
linh giáo là lòng tin ở linh hồn. Lòng tin này là cơ sở quan trọng để hình thành nên quan niệm về cái siêu
nhiên của người cổ xưa. Giai đoạn này đã có ảo tưởng cho rằng có hai thế giới: một thế giới tồn tại thực sự
và một thế giới siêu nhiên, trong đó thế giới siêu nhiên thống trị thế giới thực tại. Thế giới siêu nhiên này của
người nguyên thủy cũng đầy đủ động vật, thực vật, các đối tượng do tinh thần tưởng tượng ra và khơng khác
biệt gì lắm so với thế giới thực tại.
24
C. Mác- Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1994, tr. 437.
25

C. Mác- Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1994, tr. 570.

20


coi “câu nói đó của Mác là hịn đá tảng của tồn bộ quan điểm của Mác về vấn đề
26

tơn giáo” .
Cho đến nay, trên nhiều diễn dàn và trong sách báo trong và ngồi nước, luận
điểm trên vẫn cịn có nhiều cách hiểu khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng luận điểm trên không phù hợp với sự thật lịch
sử: “Kết luận của Mác là không đúng, tôn giáo chưa bao giờ là thuốc phiện, mà chỉ
27

là chất men kích thích con người hành đơng tích cực” .
Quan điểm thứ hai, cho rằng chỉ có hình thức tơn giáo thối hóa nào đó mới
là thuốc phiện, chứ khơng phải mọi tơn giáo nói chung


28

.

Những người theo quan điểm thứ ba tìm hiểu hồn cảnh lịch sử, nguồn gốc
ra đời luận điểm “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” mà C. Mac đã đưa ra cách
đây hơn một thế kỷ rưỡi và cho rằng, trong hoàn cảnh lịch sử ấy câu nói của Mác
khơng có hàm ý phê phán tôn giáo, mà tiêu biểu là S.V. Rojo- một người mác xít
người Chilê. Trên cơ sở nghiên cứu rất kỹ lưỡng mệnh đề trên, ơng có lối giải thích
khá thuyết phục: Tôn giáo là thuốc phiện “của” nhân dân, chứ không phải “với”
nhân dân. “Cho đến mãi những thập kỷ đầu của thế kỷ XIX, từ “thuốc phiện” vẫn
chưa có ý nghĩa như ngày nay (là chất để tổng hợp ma túy); nó là một thứ thuốc
thơng thường, thuốc giảm đau mà các thầy thuốc kê đơn. Ngay Kant cũng dùng
những từ này để chỉ những lời an ủi của những kinh mục đối với những lời hấp hối”
và nhận xét “Dù sao cách dùng này của C. Mác thời ấy cũng khơng mang bóng
dáng lên án nào, ngược lại nó xuất hiện trong hồn cảnh của nó, như là đỉnh cao của
29

một loạt những lập luận thực chứng về tơn giáo” .

26
27

V.I. Lê nin, Tồn tập, tập 17, Nxb. Tiến bộ, Matxcva,1979, tr. 511.
Xem: Tạp chí triết học, số 3, tháng 10 năm 1992.

Dẫn theo: Nguyễn Đức Lữ, Đôi điều suy nghĩ về quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về tôn giáo trước sự
phát triển của thời đại ngày nay , Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 10- 2008, tr.3-15.
Dẫn theo: Nguyễn Đức Lữ, Đôi điều suy nghĩ về quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về tôn giáo trước sự

phát triển của thời đại ngày nay , Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 10- 2008, tr.3-15.
28 Xem trong cuốn: Vấn đề phong thánh tử đạo và lịch sử dân tộc Việt Nam, Ủy ban Khoa học xã hội và
Ban Tơn giáo Chính phủ, xuất bản năm 1988, tr.64.
Dẫn theo: Nguyễn Đức Lữ, Đôi điều suy nghĩ về quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về tôn giáo trước sự
phát triển của thời đại ngày nay, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 10- 2008, tr.3-15.
29 Xem: S.V. Rojo, Tôn giáo, thuốc phiện của nhân dân và sự phản kháng chống lại khốn cùng thực tại tại
các quan điểm của Mác và Lê nin (trong cuốn Về tôn giáo, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1994, tập 1), tr.
239340.

21


×