Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.92 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRƢƠNG TÍN

TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TỒ HÌNH SỰ SƠ THẨM
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRƢƠNG TÍN

TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TỒ HÌNH SỰ SƠ THẨM
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chun ngành: Luật Hình sự
Mã số: 60.38.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Luật học Nguyễn Thái Phúc

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2007


LỜI CAM ĐOAN



Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Trƣơng Tín


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

- B§DS
- BLTTHS
- HSST
- HĐXX
- KSV
- NĐDS
- NBC
- TGTT
- THTT
- TANDTC
- TTHS
- VKS

:Bị đơn dân sự
:Bộ luật Tố tụng Hình sự
:Hình sự sơ thẩm
:Hội đồng xét xử
:Kiểm sát viên

:Nguyên đơn dân sự
:Ng-ời bào chữa
:Tham gia tố tụng
:Tiến hành tố tụng
:Toà án nhân dân tối cao
:Tố tụng hình sự
:Viện kiểm sát

- VKSNDTC

:Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- VAHS

:Vụ án hình sự


Mục lục
Trang
Phần mở đầu
Ch-ơng 1
MộT Số VấN Đề Lý LUậN
Về TRANH TơNG TRONG TTHS Vµ PHI£N TOµ HSST
1.1. Mét sè vấn đề lý luận về tranh tụng trong TTHS
1.1.1. Khái niệm tranh tụng trong TTHS
1.1.2. Khái niệm mô hình tranh tụng
1.1.3. Khái niệm nguyên tắc tranh tụng
1.1.4. Phân biệt tranh tụng và tranh luận
1.2. Một số vấn đề lý luận về phiên toà HSST
1.2.1. Khái niệm giai đoạn xét xử sơ thẩm

1.2.2. Khái niệm phiên toà HSST
1.2.3. Bản chất của phiên toà HSST
1.2.4. Nội dung của phiên toà HSST
Ch-ơng 2

1
1
7
13
19
21
21
24
26
28

CáC BÊN TRANH TụNG Và VAI TRò CủA TOà áN
TRONG QUá TRìNH TRANH TụNG TạI PHIÊN TOà HSST
2.1. Bên buộc tội trong quá trình tranh tụng tại phiên toà HSST
2.1.1. Chức năng buộc tội và các chủ thể của chức năng bc téi
2.1.2. Sù tham gia tranh tơng cđa KSV, NBH và NĐDS tại phiên toà HSST
2.2. Bên bào chữa trong quá trình tranh tụng tại phiên toà HSST
2.2.1. Chức năng bào chữa và các chủ thể của chức năng bào chữa
2.2.2. Sự tham gia tranh tụng của bị cáo, NBC và BĐDS tại phiên toà HSST
2.3. Toà án trong quá trình tranh tụng tại phiên toà HSST
2.3.1. Chức năng xét xử của Toà án
2.3.2. Vai trò của Toà án trong quá trình tranh tụng tại phiên toà HSST
2.4. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên toà HSST
2.4.1. Một số kiến nghị mang tính định h-ớng
2.4.2. Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật thực định

PHầN KếT LUậN
DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO

37
37
41
56
56
59
71
71
79
88
88
89


Phần mở đầu

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (đà đ-ợc sửa đổi, bổ sung năm 2001)
khẳng định: Nhà n-ớc Cộng hoà xà hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà n-ớc pháp
quyền x· héi chđ nghÜa cđa nh©n d©n, do nh©n d©n, vì nhân dân... Quyền
lực Nhà n-ớc là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà
n-ớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, t- pháp.
Xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà n-ớc, hệ thống pháp luật để góp phần bảo
vệ quyền con ng-ời, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm mà Đảng, Nhà n-ớc và nhân dân ta đang ra sức thực hiện. Đến giai đoạn
hiện nay, về cơ bản, chúng ta đà đạt đ-ợc những thành tựu nhất định trong lĩnh vực cải
cách t- pháp, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng Nhà n-ớc pháp quyền Việt

Nam xà hội chủ nghĩa nh- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đà đặt ra và
đ-ợc tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà chúng ta đang ra sức thực hiện, đó là
hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật tố tụng hình sự nói riêng. Bộ luật Tố
tụng Hình sự Việt Nam hiện hành có hay không có các quy định về tranh tụng? Nếu
có thì những quy định đó đ-ợc thể hiện ở mức độ nào và có phải là nội dung của
nguyên tắc tranh tụng hay không? Chúng ta có thể thừa nhận sự hiện diện của nguyên
tắc tranh tụng trong Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam đ-ợc hay không? Tranh tụng
trong tố tụng hình sự là gì? Phiên toà hình sự sơ thẩm là gì? Các bên tranh tụng là ai và
họ tham gia tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm nh- thế nào? Vai trò của Toà án
trong quá trình tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm đ-ợc thể hiện ra sao?... Việc
nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, pháp luật thực định và thực tiễn về quá
trình tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm sẽ góp phần mở ra một h-ớng đi mới trong
việc vận dụng và ¸p dơng ph¸p lt tè tơng h×nh sù ë n-íc ta trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung -ơng Đảng đà ban hành
Nghị quyết số 08-NQ/TW về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t- pháp trong thời gian
tới, định h-ớng: ...Nâng cao chất l-ợng công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, đảm bảo
tranh tụng dân chủ với luật s-, ng-ời bào chữa và những ng-ời tham gia tố tụng khác... Khi
xét xử, các Toà án phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng tr-ớc pháp luật, thực
sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên
cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của ng-ời bào
chữa, bị cáo, nguyên đơn, bị đơn và những ng-ời có quyền, lợi ích

1


hợp pháp để đ-a ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và
trong hạn pháp luật quy định.... Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
-ơng Đảng ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến l-ợc Cải cách t- pháp đến năm

2020, tiếp tục định h-ớng: ...Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị
trí, quyền hạn, trách nhiệm cđa ng-êi tiÕn hµnh tè tơng vµ ng-êi tham gia tố tụng theo hớng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất l-ợng tranh tụng tại
các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động t- pháp....

Tranh tụng trong tố tụng hình sự nói chung và tranh tụng tại phiên toà
hình sự sơ thẩm nói riêng không phải là vấn đề mới của khoa học pháp lý tố
tụng hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đi sâu nghiên cứu vấn đề này thì
còn rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, gây nhiều tranh luận không chỉ
về lý luận mà cả trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Vấn đề lý luận, pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp luật về tranh tụng
tại phiên toà hình sự sơ thẩm đà đ-ợc đề cập nhiều trong khoa học pháp lý tố tụng hình
sự trong những năm qua và trong giai đoạn nhiện nay với nhiều khía cạnh và mức độ
khác nhau. Sau khi có Nghị quyết 08 năm 2002 của Bộ Chính trị và sau khi Bộ luật Tố
tụng Hình sự Việt Nam đ-ợc sửa đổi, bổ sung năm 2003, gần đây nhất là Nghị quyết
49 năm 2005 của Bộ Chính trị ra đời thì vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự,
tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm đà thu hút đ-ợc sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học, nhiều ng-ời làm công tác giảng dạy cũng nh- nhiều nhà hoạt động thực tiễn
vào việc nghiên cứu, trao đổi, tranh luận vấn đề này. Việc sửa đổi, bổ sung những
quy định của pháp luật theo Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 cũng ch-a giải quyết
thấu đáo đ-ợc những v-ớng mắc về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật có liên quan
đến quá trình tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục
nghiên cứu để hoàn thiện trong thời gian tới.
Từ những yêu cầu trên, tác giả đà mạnh dạn chọn đề tài Tranh tụng tại phiên toà
hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam để làm
Đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học, với mong muốn đi sâu nghiên cứu, đóng góp một
phần nhỏ làm sáng tỏ các vấn đề thuộc về bản chất của quá trình tranh tụng tại phiên
toà hình sự sơ thẩm mà hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm là một trong những nội dung cơ

bản, quan trọng của công cuộc cải cách t- pháp và xây dựng Nhà n-ớc pháp
quyền Việt Nam xà hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý tố tụng hình sự Việt Nam, vấn đề tranh tụng tại
phiên toà hình sự sơ thẩm mặc dù đà có sự quan tâm nh-ng ch-a ®óng møc. Trong

2


thời gian qua, một số công trình nghiên cứu b-ớc đầu đà đề cập đến một vài khía cạnh
liên quan đến mô hình tranh tụng, nguyên tắc tranh tụng, tranh tụng trong tố tụng hình
sự và tranh tụng tại phiên toà hình sự nh-: Vấn đề tranh tụng hình sự (Kỷ yếu Đề tài
khoa học cấp Bộ - Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 1995) của tác giả Nguyễn Đức
Mai; Hai loại hình tố tụng và nguyên tắc tranh tụng của tác giả Lê Kim Quế; Dự thảo Bộ
luật Tố tụng Hình sự sửa đổi và nguyên tắc tranh tụng của tác giả Nguyễn Thái Phúc;
Tố tụng tranh tụng và vấn đề cải cách t- pháp ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng
Nhà n-ớc pháp quyền của tác giả Nguyễn Ngọc Chí; Tố tụng tranh tụng và tố tụng
thẩm cứu của tác giả Trần Đại Thắng; Một số bất cập của các quy định pháp luật về
tranh tụng và h-ớng khắc phục của tác giả Cao Xuân Phong; Mét sè vÊn ®Ị vỊ tranh
tơng trong tè tơng hình sự của tác giả Lê Tiến Châu; Bản chất tranh tụng tại phiên toà của
tác giả Trần Văn Độ; Bàn về tranh tụng tại phiên toà của tác giả Nguyễn Duy Giảng; Bàn
về vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam của tác giả Nguyễn Nông; Nguyên
tắc tranh tụng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học Tr-ờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2004) của tác giả Phan Thị Mỹ Hạnh;
Cải cách t- pháp và vấn đề tranh tụng của tác giả Nguyễn Mạnh Kháng; Tìm hiểu về
tranh tụng tại phiên toà hình sự của tác giả Trịnh Tiến Việt; Những quy định về tranh
tụng trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi của tác giả Trần Văn Trung; Về
tranh tụng trong tố tụng hình sự của tác giả Nguyễn Thị Bắc; Tiến tới xây dựng tố tụng
hình sự Việt Nam theo kiểu tranh tụng của tác giả Phạm Hồng Hải; Đổi mới thủ tục xét
xử nhằm nâng cao chất l-ợng tranh tụng tại phiên toà hình sự của tác giả Từ Văn Nhũ; Vấn
đề nâng cao chất l-ợng tranh tụng tại phiên toà của tác giả Ngô Hồng Phúc; Vai trò của
Hội đồng xét xử trong việc tranh tụng tại phiên toà sơ thẩm hình sự của tác giả Đinh Văn

Quế; Vai trò của Kiểm sát viên trong hoạt động tranh tụng tại phiên toà của tác giả Lê Hữu
Thể; Tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà nhìn từ khía cạnh luật s- của tác giả Phan
Trung Hoài và nhiều công trình khác.
Nhìn chung, các công trình nêu trên chủ yếu là những bài viết đ-ợc đăng trên các Tạp
chí khoa học chuyên ngành nh-: Nhà n-ớc và pháp luật, Nghiên cứu lập pháp, Toà án nhân
dân, Kiểm sát, Dân chủ và pháp luật. Các tác giả đà đặt vấn đề cũng nh- tiếp cận và sử
dụng nhiều ph-ơng pháp nghiên cứu khác nhau nên đà đề cập, xem xét vấn đề tranh tụng
tại phiên toà hình sự sơ thẩm ở những khía cạnh và mức độ nhất định. Theo chúng tôi, cho
đến nay ch-a có một công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện, đi sâu vào bản
chất, cội nguồn mang tính hệ thống, chặt chẽ của quá trình tranh tụng tại phiên toà hình sự
sơ thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu của đề tài

3


Mục đích của đề tài này là nghiên cứu có tính hệ thống về quá trình tranh
tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm sau khi làm sáng tỏ một sè vÊn ®Ị lý ln vỊ
tranh tơng trong tè tơng hình sự và phiên toà hình sự sơ thẩm, tiếp theo đi sâu
nghiên cứu có tính hệ thống về các bên tranh tụng và vai trò của Toà án trong quá
trình tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm theo các ph-ơng diện lý luận, pháp luật
thực định và thực tiễn áp dụng pháp luật. Trên cơ sở đó, ng-ời viết cố gắng tìm ra
những thiếu sót, hạn chế trong các quy định của pháp luật thực định và trong thực
tiễn áp dụng pháp luật, phân tích nguyên nhân của những thiếu sót, hạn chế đó để
đ-a ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên toà
hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Xuất phát từ mục ®Ých nghiªn cøu nªu trªn, nhiƯm vơ nghiªn cøu cđa đề
tài đ-ợc đặt ra nh- sau:
- Nghiên cứu một số vÊn ®Ị lý ln vỊ tranh tơng trong tè tơng hình sự
và phiên toà hình sự sơ thẩm.
- Nghiên cứu các bên tranh tụng và vai trò của Toà án trong quá trình tranh
tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm, đ-a ra một số kiến nghị nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm theo quy định
của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề mang tính lý luận, các
quy định của pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan
đến quá trình tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm, từ đó đề xuất một số
kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên toà hình sự
sơ thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
4. Ph-ơng pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài đ-ợc nghiên cứu trên cơ sở những chủ tr-ơng, đ-ờng lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà n-ớc ta trong công cuộc cải cách t- pháp và xây
dựng Nhà n-ớc pháp quyền Việt Nam xà hội chủ nghĩa.
Ph-ơng pháp nghiên cứu của đề tài này là ph-ơng pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của Triết học Mác - Lênin. Đồng thời, đề tài đ-ợc thực
hiện bằng các ph-ơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh luật học và đánh giá
các quy định của pháp luật, các quan điểm khoa học khác nhau về những vấn
đề có liên quan đến đề tài để làm sáng tỏ các nội dung cần nghiên cứu.
5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4


Nghiên cứu đề tài Tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm theo quy định của

pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trên các ph-ơng diện lý luận, pháp luật thực

định và thực tiễn áp dụng pháp luật sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nhận thức
đúng đắn, toàn diện bản chất của quá trình tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ
thẩm, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tranh
tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm ở n-ớc ta hiện nay và trong t-ơng lai. Thông qua
đề tài này, tác giả cũng mong muốn rằng, công trình nghiên cứu của mình sẽ trở
thành một tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến quá trình tranh tụng tại
phiên toà hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

6. Cơ cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của Luận văn đ-ợc trình bày trong hai ch-ơng, cụ thể nh- sau:
- Ch-ơng 1: Một số vấn đề lý luận về tranh tụng trong tố tụng hình sự
và phiên toà hình sự sơ thẩm.
- Ch-ơng 2: Các bên tranh tụng và vai trò của Toà án trong quá trình tranh
tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm.

5


Ch-ơng 1:
Một số vấn đề lý luận về tranh tụng
trong tố tụng hình sự và phiên toà hình sự sơ thÈm

1.1. Mét sè vÊn ®Ị lý ln vỊ tranh tơng trong tố tụng hình sự
1.1.1. Khái niệm tranh tụng trong tố tụng hình sự
1.1.1.1. Khái niệm
Thuật ngử tranh tụng trong tố túng gắn liền với lịch sừ hình thnh, tồn ti v
phát triển các t- t-ởng dân chủ, tiến bộ trong xà hội loài ng-ời. Tranh tụng không chỉ là thành
tựu pháp lý đơn thuần mà cao hơn nó là thành tựu phát triển cuỷa t- t-ởng tieỏn boọ


trong nền văn minh nhân loại. Tranh tụng không phải là vấn ®Ị míi trong khoa häc
ph²p lý. T tëng tranh tóng xt hiƯn tơ thêi cỉ ®³i. Kh²i niƯm “tranh tơng” đợc nói
đến ở Nhà n-ớc Hy Lạp cổ đại, sau đó các luật gia La MÃ cổ đại và tiếp theo là các
luật gia ở các n-ớc Châu Âu sử dụng chủ yếu trong tố tụng hình sự (TTHS) và tố tụng
dân sự. Cho đến nay, khái niệm này đ-ợc sử dụng phổ biến ở hầu hết các n-ớc trên
thế giới, nhất là các n-ớc theo truyền thống pháp luật ¸n lƯ nh- Anh, Mü, óc, Canada
vµ mét sè qc gia khác chịu ảnh h-ởng của hệ thống pháp luật án lệ (Anh - Mỹ).
D-ới góc độ ngôn ngữ, theo nghĩa Hán - Việt, tranh tụng l sứ kết hợp cða hai tõ
“tranh ln” v¯ “tè tơng”. Tranh tóng l¯ tranh luËn trong tè tóng. Tranh luËn l¯ b¯n c·i để
tìm ra lẽ phải, tố tụng đ-ợc coi là việc giải quyết tranh chấp giữa các bên theo quy định
ca ph²p lt. Theo Tơ ®iĨn tiÕng ViƯt, tranh tóng l¯ th-a kiện nhau để giành lẽ phải1.
Tìm hiểu ngôn ngử cða mét sè níc; trong tiÕng Anh, tranh tóng l¯ “institute proceedings
against someone”2, tøc lµ thđ tơc tiÕn hµnh chèng lại ai đó; trong tiếng Php, tranh túng
l procédure acensatoir3, tức là các bên cáo buộc lẫn nhau. Nh- vậy,

ở góc độ chung nhất về ngôn ngữ, tranh tụng là sự kiện tụng hay cáo buộc lẫn
nhau giữa hai bên có lợi ích đối lập nhau, đ-ợc bắt đầu từ khi bên này khởi
kiện hay khởi tố bên kia và kết thúc khi có bản án hay quyết định giải quyết
tranh chấp của cơ quan Nhà n-ớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
D-ới góc độ thuật ngữ pháp lý, tranh tụng chỉ diễn ra trong quá trình tố tụng, có
thể là tố tụng dân sự (nghĩa rộng bao gồm các lĩnh vực: dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, th-ơng mại, lao động), có thể là tố tụng hành chính và cũng có thể là
TTHS. Hoạt ®éng tè tơng trong bÊt kú lÜnh vùc nµo cịng đều mang tính tranh tụng, vì
1Ban Biên soạn chuyên từ điển: New Era, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2005, trang 1966.
2Bùi Phụng, Từ điển ViƯt Anh (Vietnamese English Dictionary), Nxb. ThÕ giíi, 2004, trang 2083.
3 Lê Kim Quế, Hai loại hình tố tụng và nguyên tắc tranh tụng, Tạp chí Dân chủ và pháp luËt sè 10/2002, trang 12.

6



nó xuất hiện khi có sự xung đột lợi ích giữa hai chủ thể trong một quan hệ pháp lý nhất
định mà bản thân họ không tự giải quyết, phải cần đến ng-ời thứ ba - trọng tài phân
xử. Cuộc tranh đấu php lý giửa cc ch thể có cơ hội ngang nhau trong việc bo
quyền và lợi ích hợp pháp của mình tr-ớc trọng tài vô t-, không thiên vị chính là yếu tố
làm cho hoạt động tố tụng cã tÝnh tranh tơng. ChØ cã tranh tơng míi cã cơ hội đạt đến
chân lý, khi ch-a có tranh tụng tại các phiên toà thì ch-a thể nói đến chân lý, dân chủ và
các bản án công minh, đúng ng-ời, đúng tội và đúng pháp luật.

Hiện nay, trong giới những nhà làm công tác nghiên cứu, giảng dạy cũng nhhoạt ®éng thùc tiƠn cã nhiỊu quan ®iĨm rÊt kh¸c nhau về khái niệm tranh tụng.
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, tranh tụng là một quá trình xác định sự thật
khách quan về vụ án, đồng thời cũng chính là ph-ơng tiện để đạt đ-ợc mục đích, các
nhiệm vụ đặt ra của luật TTHS và bảo đảm cho các chủ thể tham gia vào quá trình

TTHS có thể thực hiện một cách có hiệu quả nhất chức năng của mình ở tất
cả các giai đoạn của quá trình TTHS4.
Chúng tôi thấy rằng, quan điểm này ch-a đủ cơ sở thuyết phục. Bởi lẽ, quá
trình xác định sự thật khách quan về vụ án thực chất là quá trình chứng minh tội
phạm. Còn tranh tụng là một trong những tiền đề quan trọng để xác định sự thật
khách quan về vụ án nhằm đạt đ-ợc mục đích của TTHS. Do đó, không thể đồng
nhất quá trình tranh tụng với quá trình xác định sự thật khách quan về vụ án đ-ợc.
Chúng ta có thể xem tranh tụng nh- là điều kiện và hình thức cần thiết cho các chủ
thể tham gia hoạt động chứng minh làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
- Quan điểm thứ hai cho rằng, tranh tụng trong TTHS là quá trình cọ sát các
quan điểm, lập luận về vụ án giữa các chủ thể của bên buộc tội và bên bào chữa tham
gia vào quá trình TTHS nhằm xác định sự thật khách quan về vụ án... và ...quá trình

tranh tụng chỉ thực sự đ-ợc tiến hành khi có sự hiện diện đầy đủ các bên
buộc tội, bên bào chữa d-ới sự kiểm tra, giám sát của Toà án...5.
Theo đánh giá của chúng tôi, quan điểm này không thuyết phục ở góc độ lý luận
cũng nh- luật thực định. Bởi lẽ, quá trình tranh tụng chỉ thực sự đ-ợc tiến hành khi có sự

hiện diện đầy đủ bên buộc tội và bào chữa d-ới sự kiểm tra, giám sát của Toà án là ch-a
đầy ®đ, nã phđ nhËn sù tranh tơng thùc tÕ gi÷a hai chức năng buộc tội và bào chữa
ở các giai đoạn tr-ớc khi xét xử. Tranh tụng là một quá trình và sự xuất hiện của Toà án
trong quá trình này chỉ là sự xác nhận tranh tụng đà lên đến đỉnh điểm - đòi hỏi phải
có trọng tài quyết định ai là ng-ời chiến thắng trong cuộc tranh đấu về chân lý.

4

Nguyễn Đức Mai, Nguyên tắc tranh tụng trong Tố tụng hình sự, Tạp chí Luật học số 1/1996, trang
23-24.

5

Lê Tiến Châu, Một số vấn đề về tranh tụng trong TTHS, Tạp chí Khoa học pháp lý số 1/2003, trang 41-42.

7


- Quan điểm thữ ba cho rng, tranh túng đ-ợc dùng theo nghĩa Hán nôm để
chỉ một cuộc tranh luận (tranh cÃi) về một vụ án bằng cách các bên tham gia đ-a ra
các lý lẽ, chứng cứ và các văn bản pháp luật làm cơ sở cho sự buộc tội hay bào chữa
của mình để ng-ời thứ ba đứng giữa hai bên là Toà án làm trọng tài phân xử6.
Theo ý kiến của chúng tôi, quan điểm này đà có sự nhầm lẫn khi đồng nhất khái
niệm tranh tụng và khái niệm tranh luận. Tranh luận chỉ là một thủ tục tại phiên toà sơ
thẩm, theo đó các bên tham gia thông qua phần trình bày của mình, tổng hợp và đánh
giá kết quả của phần xét hỏi, phân tích và đánh giá các chứng cứ của vụ án để thuyết
phục Hội đồng xét xử (HĐXX) chấp nhận những đề xuất của mình và bác bỏ các đề
xuất của đối ph-ơng. Do vậy, tranh luận là sự thể hiện rõ nét nhất, tập trung nhất và là
đỉnh điểm của quá trình tranh tụng chứ không phải là tranh tụng.


- Quan điểm thữ t cho rng, tranh túng l hoạt động tố tụng đ-ợc thực hiện
bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên bị buộc tội) có quyền bình
đẳng với nhau trong việc thu thập, đ-a ra chứng cứ bảo vệ các quan điểm và lợi

ích của mình, phản bác lại các quan điểm và lợi ích của phía đối lập7.
Chúng tôi chia sẻ với quan điểm này nh-ng không hoàn toàn đồng tình. Khái
niệm nêu ra ch-a đầy đủ, ch-a thấy đ-ợc tranh tụng là một quá trình đối trọng giữa
hai chức năng buộc tội và bào chữa mà chỉ dừng lại ở hoạt động tố tụng của hai bên
buộc tội và bị buộc tội. Quá trình tố tụng là tập hợp nhiều hoạt động tè tơng nèi tiÕp
nhau trong thêi gian theo mét tr×nh tự nhất định, còn hoạt động tố tụng của các bên
buộc tội và bị buộc tội thực chất là hoạt động do các chủ thể của hai chức năng buộc
tội và bào chữa thực hiện. Quan điểm này cũng ch-a làm rõ một dấu hiệu cơ bản
nữa của tranh tụng là sự bình đẳng giữa hai chức năng buộc tội và bào chữa. Mặc
dù ch-a đầy đủ nh-ng cách tiếp cận của quan điểm này cũng có nhiều yếu tố hợp lý.
- Quan điểm thứ năm cho rằng, tranh tụng là quá trình tồn tại, vận động và đấu
tranh giữa hai chức năng đối trọng nhau, có quyền ngang nhau trong việc bảo vệ ý

kiến, lập luận, lợi ích của mình và phản bác ý kiến, lập luận, lợi ích của phía
bên kia: chức năng buộc tội và chức năng bào chữa8.
Theo chúng tôi và cũng là quan điểm của nhiều tác giả, khái niệm tranh tụng
trong khoa học luật TTHS đ-ợc hiểu theo ba nghĩa: quá trình tranh tụng, nguyên tắc
tranh tụng và mô hình tranh tụng. ở nghĩa quá trình tranh tụng, cách tiếp cận của quan
ủieồm thứ năm có nhiều yếu tố hợp lý với lý luận, luật thực định cũng nh- thực tiễn áp dụng
pháp luật. Tranh tụng là một quá trình tố tụng để đi đến chân lý khách quan, đồng

6

Nguyễn Đức Mai, Tranh tụng trong Tố tụng hình sự, Tạp chí Nhà n-ớc và ph¸p lt sè 1/1995, trang

32.


7 ViƯn Khoa häc ph¸p lý (Bộ T- pháp), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa và Nxb. T- pháp, Hà
Nội, 2006, trang 807-808.
8 Nguyễn Thái Phúc, Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi và nguyên tắc tranh tụng, Tạp chí Nhà
n-ớc và pháp luật số 9/2003, trang 7.

8


thời tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản phản ánh tính khách quan của quá trình đó,
ngoi ra tranh túng còn l một mô hình tố tụng trong đó có sự tranh luận bình đẳng
giữa bên buộc tội và bên bị buộc tội để tìm ra sự thật khách quan của vụ án9. Tranh
tụng là quá trình tồn tại, vận động và đấu tranh giữa chức năng buộc tội và chức năng
bào chữa. Quá trình này là một quy luật khách quan và đây chính là nguyên tắc cơ bản
của TTHS. Vì nguyên tắc cơ bản tr-ớc hết là khách quan, sự tồn tại và vận động của nó
không phụ thuộc vào con ng-ời. Nh-ng nguyên tắc cơ bản còn có tính chủ quan - kết
quả nhận thức của chúng ta về quy luật khách quan đó đến đâu, nhanh hay chậm và
đà đầy đủ hay ch-a? Thí dụ nh- ở Việt Nam hiện nay, các nhà lập pháp ch-a nhận thức
đ-ợc đầy đủ về nguyên tắc tranh tụng nh- là một quy luật khách quan nên ch-a thừa
nhận tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của BLTTHS. Tranh tụng còn là một hình thức
(mô hình) tố tụng mà ở đó có sự thừa nhận nguyên tắc tranh tụng nh- là nguyên tắc cơ
bản của hoạt động TTHS xuyên suốt các giai đoạn của nó, các chủ thể tham gia vào quá
trình tố tụng bình đẳng với nhau, đ-ợc tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện các
chức năng t-ơng ứng của mình nhằm đạt đ-ợc mục đích và nhiệm vụ đà đặt ra.
Tham gia vào quá trình tranh tụng luôn có sự hiện diện của các chủ thể bên buộc
tội và bên bị buộc tội (còn gọi là bên gỡ tội hay bên bào chữa) để thực hiện chức năng
buộc tội và chức năng bào chữa, mỗi chủ thể có địa vị pháp lý và t- cách tố tụng khác
nhau. Hai chức năng này có vai trò đối trọng và phủ định lẫn nhau, bình đẳng với nhau
trong hoạt động chứng minh, trong việc đ-a ra yêu cầu và giải quyết những yêu cầu đó
tr-ớc Toà án. Theo nhận xét của chúng tôi, tranh tụng là quá trình thống nhất và đấu

tranh giữa hai mặt đối lập (chức năng buộc tội và chức năng bào chữa), tạo thành những
mâu thuẫn và là cơ sở cho sự phát triển, ra đời cái mới (chân lý, sự thật khách quan của
vụ án). Sự tồn tại, vận động của chức năng buộc tội làm tiền đề, cơ sở cho sự tồn tại, vận
động của chức năng bào chữa và ng-ợc lại chính là quá trình thống nhất giữa hai mặt
đối lập. Chức năng buộc tội và chức năng bào chữa tác động qua lại theo xu h-ớng bài trừ
và phủ định lẫn nhau chính là quá trình đấu tranh giữa hai mặt đối lập.

1.1.1.2. Phạm vi tranh tụng
Hiện nay, trong khoa học luật TTHS Việt Nam, có nhiều quan điểm
khác nhau về phạm vi tranh tụng, có thể nêu lên hai quan ®iĨm chÝnh nh- sau:
- Quan ®iĨm thø nhÊt cho rằng, quá trình tranh tụng chỉ xuất hiện khi có sự hiện
diện đầy đủ của các bên buộc tội, gỡ tội và Toà án để thực hiện ba chức năng t-ơng ứng là
buộc tội, bào chữa và xét xử. Có tác giả cho rằng, giai đoạn tr-ớc khi xét xử, chức năng buộc
tội và bào chữa chỉ đ-ợc hai bên thực hiện một cách đơn ph-ơng theo ý chí chủ quan của
mình là phiến diện, không chính thức vì thiếu một chủ thể giữ vai trò

9 Cao Xuân Phong, Một số bất cập của các quy định pháp luật về tranh tụng và h-ớng khắc phục, Tạp
chí Dân chủ và pháp luật số 8/2003, trang 14.

9


quyết định, đó là Toà án với chức năng xét xử. Theo tác giả này, tại phiên toà
phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, quá trình tranh tụng vẫn tồn tại song bị
hạn chế hơn cả về nội dung, chủ thể tham gia và các chức năng đ-ợc thực
hiện; phạm vi tranh tụng bị giới hạn bởi nội dung kháng cáo, kháng nghị10.
- Quan điểm thứ hai cho rằng, việc tranh tụng đ-ợc thực hiện trong giai đoạn
điều tra và tại phiên toà, nh-ng tại phiên toà là quan trọng nhất 11. Có tác giả cho rằng,

tranh tụng th-ờng bắt đầu khi có quyết định khởi tố bị can và kết thúc khi

bản án về vụ án đà có hiệu lực pháp luật12.
Theo chúng tôi, quan điểm thứ nhất giống với quan điểm trong lý luận TTHS của Liên
Xô tr-ớc đây, họ thừa nhận nguyên tắc tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của TTHS nh-ng chỉ
thừa nhận quá trình tranh tụng thực sự bắt đầu tại phiên toà hình sự sơ thẩm (HSST). Theo
đó, nguyên tắc tranh tụng đ-ợc hiểu là cách thức tổ chức phiên toà sơ thẩm, trong đó có sự
tham gia của các bên buộc tội và bào chữa có quyền ngang nhau để bảo vệ các ý kiến, luận
điểm của mình và bác bỏ ý kiến, luận điểm của phía bên đối trọng d-ới vai trò điều khiển
và quyết định của Toà án13. Nh- đà phân tích, quan điểm này không đủ cơ sở thuyết
phục ở góc độ lý luận cũng nh- pháp luật thực định, bỡi lẽ nó đà phủ nhận sự tranh tụng thực
tế giữa hai chức năng buộc tội và bào chữa ở những giai đoạn tr-ớc khi xét xử. Sự tranh tụng
đó có diễn ra trong điều kiện công khai, có thật sự bình đẳng hay không lại là chuyện
khác. Sự tranh tụng ở những giai đoạn điều tra, truy tố đều trên cơ sở các quy định của pháp
luật TTHS nên không thể nói là không chính thức. Kết quả tranh tụng ở những giai đoạn này
đều dựa trên kết quả hoạt động tố tụng ở các giai đoạn đó nên không thể khẳng định là
phiến diện. Ví dụ, ở giai đoạn điều tra, khi một ng-ời bị khởi tố bị can về tội cố ý gây thơng tích theo khoản 1 điều 104 Bộ luật Hình sự, tự bản thân bị can hoặc ng-ời bào chữa
(NBC) khiếu nại cho rằng việc khởi tố bị can của Cơ quan điều tra là không có cơ sở vì ngời bị hại (NBH) không có yêu cầu khởi tố vụ án theo điều 105 BLTTHS hoặc NBH bị th-ơng
tích với tỉ lệ th-ơng tật d-ới 11% nh-ng không thuộc một trong các tr-ờng hợp quy định tại
khoản 1 điều 104 Bộ luật Hình sự, Cơ quan điều tra chấp nhận khiếu nại và quyết định
đình chỉ điều tra; ở giai đoạn truy tè, sau khi cã kÕt ln ®iỊu tra cđa Cơ quan điều tra
đề nghị truy tố bị can về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 điều 138 Bộ luật Hình sự, và
cũng tự bản thân bị can hay NBC khiếu nại cho rằng tài sản mà bị can chiếm đoạt d-ới
500.000 đồng nh-ng ch-a gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ch-a bị xử phạt hành chính về
hành vi chiếm đoạt hoặc ch-a bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, VKS chấp nhận khiếu
nại và
10
11
12

Lê Tiến Châu, Một số vấn đề về tranh tụng trong TTHS, Tạp chí Khoa học pháp lý số 1/2003, trang 41-42.
Trần Văn Độ, Bản chất tranh tụng tại phiên toà, Tạp chÝ Khoa häc ph¸p lý sè 4/2004, trang 22.


13

M. X. Xtrogovich, Giáo trình Tố tụng hình sự Xô Viết, Matxcơva, 1968 (tiếng Nga).

Nguyễn Đức Mai, Vấn đề tranh tụng hình sự, Kỷ yếu Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện Khoa học
kiểm sát-Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hµ Néi, 1995, trang 29-30.

10


quyết định đình chỉ vụ án. Qua hai ví dụ trên cho thấy, không có lý do gì để kết
luận tranh tụng ở các giai đoạn tr-ớc khi xét xử là không chính thức hay phiến diện.
Tranh tụng là một quá trình và sự xuất hiện của Toà án trong quá trình này chỉ là sự
xác nhận tranh tụng đà lên đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải có trọng tài để giải quyết.
Nh- chúng ta đà biết, tranh tụng là quá trình tồn tại, vận động và đấu tranh giữa
hai chức năng đối trọng nhau, có quyền ngang nhau trong việc bảo vệ ý kiến, lập luận,
lợi ích của mình và phản bác ý kiến, lập luận, lợi ích của phía bên kia: chức năng buộc
tội và chức năng bào chữa. Khi xuất hiện chức năng buộc tội thì tất yếu đòi hỏi xuất
hiện chức năng bào chữa, đó chính là thời điểm bắt đầu của quá trình tranh tụng.
Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai cho rằng, phạm vi tranh tụng đ-ợc thực hiện
trong cả giai đoạn điều tra và tại phiên toà, thời điểm bắt đầu tranh tụng là thời điểm
khởi tố bị can nh-ng không ®ång t×nh víi ý kiÕn cho r»ng tranh tơng kÕt thúc khi bản án
về vụ án đà có hiệu lực pháp luật hoặc không đồng tình với quan điểm thứ nhất cho
rằng, tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm thì quá trình tranh tụng vẫn tồn
tại. Theo quan điểm của chúng tôi, tranh tụng kết thúc tại phiên toà HSST mà cụ thể là
khi kết thúc thủ tục tranh luận tại phiên toà. Chức năng buộc tội xuất hiện từ khi cơ quan
tiến hành tố tụng (THTT) ra quyết định khởi tố bị can (buộc tội chÝnh thøc nh»m vµo
mét con ngêi có thĨ) nh nhËn định: ...khi có đủ căn cứ cần thiết để cho rằng một ngời cụ thể nào đó (hoặc nhiều ng-ời) đà có lỗi trong việc thực hiện hành vi có dấu hiệu
tội phạm đ-ợc quy định trong Bộ luật Hình sự, cơ quan THTT ra quyết định khởi tố bị

can. Kể từ lúc đó, hoạt động TTHS chính thức đ-ợc tiến hành nhằm chống lại bị can
(hay nhiều bị can). Nói cách khác, kể từ lúc đó chức năng buộc tội bắt đầu đ-ợc thực
hiện...14. Ngoài ra, có một số tr-ờng hợp đặc biệt thì chức năng buộc tội sẽ xuất hiện
sớm hơn khi có quyết định tạm giữ ng-ời bị tình nghi của cơ quan có thẩm quyền (lúc
này các căn cứ, lý do tạm giữ thể hiện trong quyết định tạm giữ chính là buộc tội không
chính thức) quy định tại điều 81, 82, 86 BLTTHS năm 2003. Khi xuất hiện chức năng
buộc tội thì kéo theo sự xuất hiện của chức năng bào chữa và đó là thời điểm bắt đầu
của quá trình tranh tụng. Tại phiên toà HSST, khi kết thúc thủ tục tranh luận tại phiên toà
thì chức năng buộc tội cũng kết thúc, nó kéo theo sự mất đi của chức năng bào chữa và
đó là thời điểm kết thúc của quá trình tranh tụng. Ngoài ra, có một số tr-ờng hợp ngoại lệ
thì quá trình tranh tụng sẽ kết thúc sớm hơn khi những căn cứ của việc buộc tội không
còn, chức năng buộc tội mất đi và dẫn đến hệ quả tất yếu là không còn tồn tại chức
năng bào chữa thuộc những tr-ờng hợp Cơ quan điều tra đình chỉ điều tra hoặc VKS
hay Toà án đình chỉ vụ án. ở cấp phúc thẩm và các thủ tục đặc biệt giám đốc thẩm, tái
thẩm thì không có chức năng buộc tội, lúc này chỉ có chức năng kiểm sát tuân
14 Nguyễn Thái Phúc, Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát, Kỷ yếu Đề tài khoa học
cấp Bộ của Viện Khoa học kiểm sát-Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, 1999, trang 25.

11


theo pháp luật trong TTHS, chức năng bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia tố
tụng (TGTT). Đối t-ợng và phạm vi xét xử của phiên toà HSST là bản cáo trạng của Viện
kiểm sát (VKS), còn đối t-ợng và phạm vi xét xử của phiên toà phúc thẩm là bản án hoặc
quyết định sơ thẩm của Toà án ch-a có hiệu lực pháp luật, đối t-ợng và phạm vi xét xử
của phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm là bản án hoặc quyết định của Toà án đà có hiệu
lực pháp luật. Vì vậy, vấn đề nào đó ch-a đ-ợc xem xét ở phiên toà sơ thẩm thì cũng sẽ
không đ-ợc xem xét ở các phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Mặt khác, căn
cứ để mở phiên toà sơ thẩm là bản cáo trạng của VKS, căn cứ để mở phiên toà phúc
thẩm là kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định của pháp luật, căn cứ để mở phiên

toà giám đốc thẩm, tái thẩm là kháng nghị của ng-ời có thẩm quyền. Cho nên, Kiểm sát
viên (KSV) tham gia phiên toà sơ thẩm có chức năng hoàn toàn khác với chức năng ở phiên
toà phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Tại phiên toà HSST, KSV thực hiện đồng thời
hai chức năng là buộc tội và kiểm sát hoạt động t- pháp tại phiên toà, khi thực hiện chức
năng buộc tội thì KSV thực hành quyền công tố, thực hiện các hoạt động để bảo vệ cáo
trạng của VKS. Tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, KSV tham gia để
thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động t- pháp tại phiên toà, chức năng bảo vệ quyền và
lợi ích của các bên TGTT, các hoạt động này không nhằm mục đích bảo vệ quan điểm
truy tố của VKS mà chỉ nhằm xác định tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hoặc
quyết định của Toà án cấp d-ới.

1.1.2. Khái niệm mô hình tranh tụng
1.1.2.1. Khái niệm
Theo lý luận chung về Nhà n-ớc và pháp luật thì Kiểu Nhà n-ớc là tổng
thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản của Nhà n-ớc thể hiện bản chất giai
cấp, vai trò xà hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của Nhà
n-ớc trong một hình thái kinh tế - xà hội nhất định15, còn Hình thức Nhà n-ớc
là cách tổ chức quyền lực Nhà n-ớc và những ph-ơng pháp để thực hiện
quyền lực Nhà n-ớc16. Trong mối quan hệ giữa kiểu Nhà n-ớc và hình thức
Nhà n-ớc thì kiểu Nhà n-ớc quy định và quyết định hình thức Nhà n-ớc.
Trong lý luận về TTHS, ng-êi ta ph©n biƯt kh²i niƯm “kiĨu” (type) TTHS với
khi niệm hình thức (form) hay còn gọi l mô hình (model) TTHS. ở n-ớc ta, không
có sự phân biệt này, nhiều tác giả th-ờng đồng nhất hai khái niệm nµy lµ mét. Cã
ý kiÕn cho r»ng, tranh tơng lµ một kiểu tố tụng tiến bộ trên thế giới, đ-ợc nhiều n-ớc áp
dụng. Do vậy, trong lần sửa đổi này, tranh tụng cần phải quy định thành nguyên tắc

15 Nguyễn Cửu Việt (chủ biên), Giáo trình Lý luận chung về Nhà n-ớc và pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, 2003, trang 47.
16 Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà n-ớc và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
2003, trang 56.


12


trong TTHS17. ý kiến này đà nhầm lẫn khái niệm kiểu tố tụng với mô hình tố
tụng, đồng nhất khái niệm mô hình tranh tụng với nguyên tắc tranh tụng, coi
nguyên tắc tranh tụng nh- là một nội dung quyết định của mô hình tố tụng
tranh tụng, không có nguyên tắc tranh tụng là không có mô hình tranh tụng.
Theo quan điểm khoa học TTHS Xô Viết, TTHS cũng nh- các chế định pháp
lý khác gắn liền với Nhà n-ớc, chịu tác động của quy luật tiến hoá, cùng vận động và
phát triển với Nhà n-ớc. T-ơng ứng với mỗi kiểu Nhà n-ớc là các kiểu TTHS nhất định.
Cũng nh- kiểu Nhà n-ớc, kiểu TTHS là tập hợp toàn bộ các dấu hiệu của nó đặc trng cho một hình thái kinh tế - xà hội nhất định. Bản chất, nội dung của TTHS luôn
gắn liền với bản chất Nhà n-ớc. Những ng-ời theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin về Nhà n-ớc và pháp luật đà phân chia các kiểu TTHS t-ơng ứng với các kiểu
Nhà n-ớc khác nhau, thay thế lẫn nhau trong lịch sử phát triển tự nhiên của xà hội loài
ng-ời nh-: TTHS kiểu chiếm hữu nô lệ, TTHS kiểu phong kiến, TTHS kiểu t- sản và
TTHS kiểu xà hội chủ nghĩa. Khác với cách tiếp cận trên, các học giả t- sản khi nghiên
cứu TTHS ë mét qc gia th-êng dùa vµo trun thèng pháp luật của quốc gia đó và
các đặc điểm của TTHS đang tồn tại 18. ở cách tiếp cận thứ nhất, chúng ta thấy đ-ợc
mối quan hệ có tính phụ thuộc, bị chi phối về bản chất của TTHS trong quan hệ với
chế độ xà hội Nhà n-ớc mà nó tồn tại trong đó, vai trò của TTHS nh- là một chế định
công bảo vệ các quan hệ xà hội thống trị trong Nhà n-ớc. Vì vậy, trong cùng một
kiểu TTHS có thể có những hình thức (mô hình) TTHS khác nhau (cũng giống nhtrong cùng một kiểu Nhà n-ớc có thể có nhiều hình thức Nhà n-ớc khác nhau). Các
điều kiện lịch sử cùng các yếu tố khác (nh- dân tộc, văn hoá, tôn giáo, kinh tế,
truyền thống pháp lý...) trong từng quốc gia cụ thể đà hình thành cách thức giải
quyết những nhiệm vụ chủ yếu của TTHS khác nhau. Đó chính là lời giải thích cho
sự hình thành các mô hình TTHS khác nhau ở các quốc gia có cùng một kiểu Nhà nớc hoặc các quốc gia có kiểu Nhà n-ớc khác nhau nh-ng có thể có mô hình TTHS
giống nhau19.
Chũng ta có thể hiểu, Mô hình TTHS là cách thức tổ chức, cấu trúc hoạt động
tố tụng phù hợp với những đặc thù của tổ chức chính trị, phù hợp với bản chất và cách
thức tổ chức quyền lực Nhà n-ớc cũng nh- các yếu tố khác trong phạm vi một kiểu Nhà

n-ớc nhất định20. Nh- vậy, mô hình TTHS là hình thức thể hiện ra bên ngoài những
quy định, nguyên tắc, cách thức tổ chức và trình tự tiến hành quá trình TTHS của một
17 Trần Văn Trung, Những quy định về tranh tụng trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi, Tạp chí Kiểm
sát số Chuyên đề tháng 6/2003, trang 22.
18 Phạm Hồng Hải, Tiến tới xây dựng Tố tụng hình sự ở Việt Nam theo kiểu tranh tụng, Tạp chí Nhà n-ớc và pháp
luật số 7/2003, trang 41.
19 K. Ph. Gusenco, Giáo trình TTHS, Tr-ờng Đại học Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva-Liên bang Nga, 1999 (tiếng Nga).
20 Phan Thị Mỹ Hạnh, Nguyên tắc tranh tụng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học-Trờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2004, trang 23.

13


kiểu Nhà n-ớc nào đó. Quá trình xây dựng mô hình TTHS là sự phản ánh rõ
nét nhất những tính chất đặc thù của một quốc gia nào đó.
Nh- đà phân tích về khái niệm kiểu TTHS và mô hình TTHS, chóng ta cã thĨ
thÊy mèi quan hƯ gi÷a kiĨu tố tụng và mô hình tố tụng là mối quan hệ giữa nội dung và
hình thức, kiểu tố tụng quy định về nội dung của TTHS, mô hình tố tụng quy định về
hình thức bên ngoài của TTHS. Theo lý luận của Triết học Mác - Lênin thì: ... một nội
dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ng-ợc lại, một hình
thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau...21. Đó là cách giải thích vì sao các mô
hình TTHS khác nhau lại tồn tại ở các quốc gia có cùng một kiểu TTHS, hay c¸c qc gia
cã kiĨu TTHS kh¸c nhau nh-ng lại tồn tại mô hình TTHS giống nhau, không nh-một số tác
giả đà nhầm lẫn khi đồng nhất mô hình tè tơng víi kiĨu tè tơng.

Khoa häc lt TTHS ®· có sự thống nhất với bốn mô hình TTHS đà tồn
tại ở các thời kỳ khác nhau trong lịch sử là: tố tụng buộc tội (tố cáo), tố tụng xét
hỏi (thÈm vÊn), tè tơng tranh tơng, vµ tè tơng pha trộn (hỗn hợp).
Mô hình TTHS tranh tụng là cách thức tổ chức hoạt động TTHS trên cơ sở thừa
nhận tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của hoạt động TTHS xuyên suốt các giai đoạn
của nó. Mô hình TTHS không phải tranh tụng hoặc không thừa nhận tranh tụng là

nguyên tắc cơ bản hay chỉ thừa nhận nó triệt để ở giai đoạn xét xử, còn ở các giai
đoạn khác nhất là giai đoạn điều tra thì sự thừa nhận nguyên tắc tranh tụng còn hạn
chế. Vì khả năng nhận thức của nhà lập pháp là khác nhau và vì sự chi phối của
những yếu tố khác bên ngoài tác ®éng ®Õn viƯc tỉ chøc ho¹t ®éng TTHS nh-: u tố
lịch sử, truyền thống pháp lý, dân tộc, văn hoá... trong từng quốc gia cụ thể đà hình
thành cách thức giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu của TTHS khác nhau.
Mô hình tố tụng tranh tụng có các đặc tr-ng sau: Hoạt động tố tụng đ-ợc bắt đầu
theo ý chí của ng-ời buộc tội (có thể là NBH hoặc một cơ quan Nhà n-ớc có thẩm
quyền); có sự tách biệt chức năng buộc tội với xét xử; sự tham gia tích cực và ngang
quyền của bên buộc tội và bào chữa ở tr-ớc Toà; Toà án có vai trò thụ động (so với mô
hình tố tụng xét hỏi) - l trọng tài; xét xừ bng lời nói, công khai, có sứ tham gia ca
đoàn bồi thẩm; có ba hệ quy tắc chi phối toàn bộ hoạt động tố tụng: quy t¾c tè tơng
(rules of proceduers), quy t¾c chøng cø (rules of evidence) và quy tắc ứng xử của luật
s- (rules of counsel), trong đó quy tắc về chứng cứ có ảnh h-ởng lớn nhất vì nó kiểm
soát loại chứng cứ nào có thể đ-ợc đ-a ra tr-ớc những ng-ời có thẩm quyền quyết định
(decision-maker), tức là nó quyết định chứng cứ có đ-ợc chấp thuận hay không 22, và
các chứng cứ này do các bên thu thập, đề xuất, đánh giá tự do, không bị phụ thuộc bởi

21 Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác-Lênin (dùng cho các Tr-ờng đại học, cao đẳng), Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, trang 246.
22 Trần Đại Thắng, Tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm cứu, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 9 (9/2003), trang 52.

14


những công thức quy -ớc; đề cao sự nhận tội của bị cáo, nhận tội của bị cáo đ-ợc
xem xét nh- sự từ chối tranh tụng và Toà án có thể tiến hành nghị án và tuyên án...
Mô hình tố tụng tranh tụng xuất hiện đầu tiên ở Anh, sau đó nó đ-ợc các n-ớc
nguyên là thuộc địa của Anh tiếp nhận và những nét cơ bản của nó vẫn đ-ợc duy trì
cho đến ngày nay. Mô hình này đ-ợc thể hiện, bị quyết định, chi phối bởi nhiều yếu

tố, một vài yếu tố đơn lẻ ch-a thể coi là đặc tr-ng, đại diện cho mô hình này đ-ợc. Ví
dụ, trong mô hình tố tụng pha trộn vẫn có yếu tố tranh tụng bình đẳng giữa các bên tại
Toà, NBC đ-ợc tham gia từ khi có quyết định tạm giữ hay từ khi khởi tố bị can...
Có quan điểm khi nhận định về hn chế ca mô hình tranh túng cho rng, Với
nh-ợc điểm là một hệ tố tụng dễ bỏ lọt tội phạm lại có sự hỗ trợ từ các luật s- giỏi nên nền
công lý của xà hội khó đ-ợc thiết lập và các cơ quan t- pháp không còn đ-ợc coi là chỗ dựa
đáng tin cậy của nhân dân... với một nền pháp luật dân chủ, một cơ chế bình quyền
giữa Nhà n-ớc và bị cáo, các cơ quan t- pháp gặp nhiều khó khăn khi muốn phát huy vai
trò của mình, bởi trong một phiên toà chiến thắng luôn thuộc về kẻ mạnh mà kẻ mạnh cha hẳn đà là Nhà n-ớc23. Chúng tôi không đồng tình với quan điểm này. Bởi lẽ, sự hỗ trợ từ
các luật s- giỏi, cơ chế bình đẳng giữa Nhà n-ớc và công dân chính là việc thiết lập
một nền công lý dân chủ cho xà hội. Vì lúc này, các cơ quan và ng-ời THTT mới nâng
tầm của mình lên, đề cao quyền con ng-ời, phát huy tối đa tính dân chủ trong hoạt
động tố tụng, hạn chế các tr-ờng hợp oan, sai trong TTHS... Có nh- vậy, các cơ quan tpháp sẽ nâng cao uy tín của mình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho nhân dân. Quyền con
ng-ời là một trong những nội dung quan trọng và cũng là mục đích của việc xây dựng
Nhà n-ớc pháp quyền. Theo PGS. TS. Hong Thị Kim Quế thì: Mục đích cao cả,
nhiệm vụ th-ờng trực của Nhà n-ớc pháp quyền không gì khác hơn là vì quyền con ngời... Tất cả vì con ng-ời, theo h-ớng có lợi cho con ng-ời cần đ-ợc trở thành hiện thực đây cũng là một trong những tiêu chí để nhận diện Nhà n-ớc pháp quyền... Nhà n-ớc
pháp quyền đ-ợc hiểu là sự đối lập với Nhà n-ớc cực quyền, chuyên chế, độc tài, do vậy
xây dựng Nhà n-ớc pháp quyền không thể thiếu đ-ợc quá trình dân chủ hoá...

Sự bình đẳng pháp lý, đạo đức, đồng trách nhiệm giữa Nhà n-ớc, cá nhân vừa
là yêu cầu, vừa là tiêu chí nhận diện Nhà n-ớc pháp quyền...24.
1.1.2.2. Mô hình tranh tụng với TTHS Việt Nam
Tìm hiểu TTHS Việt Nam, một số tác giả cho r»ng, TTHS ViƯt Nam lµ tè tơng xÐt
hài (thÈm vÊn) víi lý do, “trun thèng ¸n lƯ th-êng sư dụng hệ tranh tụng còn truyền
thống luật lục địa lại chän hƯ thÈm vÊn. Do cã ngn gèc tõ trun thèng lt

23 Ngun Ngäc ChÝ, Tè tơng tranh tơng vµ vấn đề cải cách t- pháp ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng
Nhà n-ớc pháp quyền, Tạp chí Nhà n-ớc và pháp luật số 11/2003, trang 56.
24 Hoàng Thị Kim Quế, Nhận diện Nhà n-ớc pháp quyền, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5 (5/2004), trang 22-23.


15


lục địa nên gia đình luật xà hội chủ nghĩa cũng sử dụng hệ thẩm vấn25, mà pháp
luật Việt Nam thuộc hệ thống pháp luật xà hội chủ nghĩa đ-ợc tách ra từ hệ thống
luật lục địa (Civil Law). Có tác giả cho rằng, các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tè,
xÐt xư s¬ thÈm, xÐt xư phóc thÈm... đều là các tầng nấc khác nhau và cao hơn liên
tiếp của hoạt động buộc tội, TTHS Việt Nam thực chất là hệ tố tụng riêng biệt có thể
gọi l tố tụng buộc tội26. Các quan điểm này ch-a đủ sức thuyết phục mà theo
chúng tôi và cũng là đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, thời kỳ đầu chịu nhiều ảnh
h-ởng của Pháp, sau này là ảnh h-ởng của Liên Xô là những quốc gia có mô hình tố
tụng pha trộn27. Mô hình TTHS Việt Nam hiện nay là mô hình TTHS pha trộn, vì
các đặc điểm của mô hình TTHS thẩm vấn và tranh tụng pha trộn vào nhau.
Mô hình tố tụng xét hỏi có các đặc tr-ng sau: Thẩm phán có thể tự mình điều
tra và xét xử ng-ời phạm tội. Kết quả của hoạt động điều tra đ-ợc l-u trong hồ sơ chính
thức. Khi xét xử, Toà án cần phải nghiên cứu tr-ớc hồ sơ. Đặc tr-ng cơ bản nhất của mô
hình này là đề cao vai trò chủ động, tích cực của Thẩm phán trong việc điều tra xác
định sự thật khách quan của vụ án nh-: Thẩm phán có thể quyết định đ-a chứng cứ
này mà không đ-a chứng cứ khác ra xem xét trong quá trình xét xử, Thẩm phán tham gia
tích cực vào việc xét hỏi bị cáo, NBH hoặc nhân chứng... Các Thẩm phán gồm: Thẩm
phán điều tra (còn gọi là dự thẩm), Thẩm phán công tố và Thẩm phán xét xử. Thẩm phán
điều tra tiến hành thu thập chứng cứ, có thể tham gia phiên toà nh-ng không đ-ợc
quyền đ-a ra phán quyết. Thẩm phán công tố giữ vai trò là ng-ời buộc tội thông qua quá
trình thẩm tra tại phiên toà. Thẩm phán xét xử tiếp tục điều tra, xác minh chứng cứ tại
phiên toà, đánh giá chứng cứ bằng cách xét hỏi bị cáo, NBH, nhân chứng... rồi đ-a ra
phán quyết dựa trên niềm tin nội tâm của mình một cách công khai để đảm bảo rằng
những chứng cứ đà đ-ợc xác lập trong quá trình điều tra và đ-ợc kiểm tra tại phiên toà là
hoàn toàn đúng đắn, khách quan và trung thực. Trong những vụ án nghiêm trọng, Thẩm
phán xét xử còn có quyền chỉ đạo việc điều tra, ra lệnh tạm giam bị can khi cần
thiết... Mô hình tố tụng xét hỏi quan niệm rằng sự thật có thể và phải đ-ợc tìm ra qua

quá trình thẩm tra, tất cả mọi ng-ời tham gia vào vụ án đều cố gắng để tìm ra sự thật
của vụ án nên bị cáo đ-ợc mong đợi, chứ không bị bắt buộc phải hợp tác trong việc cung
cấp thông tin về tội phạm. Trong mô hình tố túng xét hi, Công tố viên có trách nhiệm
thu thập cả chứng cø kÕt téi lÉn chøng cø gì téi, bëi mơc đích hoạt động của họ là duy
trì công lý và bảo vệ pháp luật v Trong tr-ờng hợp ch-a đủ bằng chứng để

25 Thông tin Khoa học pháp lý (Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý-Bộ T- pháp), Chuyên đề: T- pháp hình sự so sánh,
Hà Nội, 1999, trang 120.
26 Ngô Huy C-ơng, Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Nxb. T- pháp, Hà Nội, 2006, trang
588.
27 Nhà pháp luật Việt-Pháp, TTHS và vai trò của Viện công tố trong TTHS, Nxb. Chính trị Quèc gia, Hµ Néi, 1997.

16


kết tội, Toà án sẽ yêu cầu Cơ quan công tố hoặc Cảnh sát t- pháp điều tra thêm. Đây là
đặc điểm rất đặc tr-ng của hệ tố tụng thẩm vấn so với hệ tố tụng tranh tụng28...
Mô hình tố tụng pha trộn có các đặc tr-ng sau: Quá trình tố tụng đ-ợc chia thành
hai giai đoạn tách bạch là tr-ớc xét xử và xét xử. Giai đoạn tr-ớc xét xử gồm khởi tố và
điều tra, các hoạt động điều tra đ-ợc tiến hành công khai nh-ng kết quả điều tra là bí
mật nếu ch-a kết thúc điều tra, hoạt động tranh tụng giữa các bên buộc tội và bào chữa
đà diễn ra nh-ng sự bình đẳng giữa các bên còn nhiều hạn chế, quyền hạn của Cơ
quan điều tra rất lớn, những ng-ời TGTT chỉ biết đ-ợc những vấn đề liên quan đến họ,
hạn chế sự tham gia của những ng-ời liên quan, việc thu thập chứng cứ đều đ-ợc thể
hiện bằng văn bản, đ-ợc Cơ quan điều tra tập hợp và xây dựng thành hồ sơ vụ án dùng
làm cơ sở cho việc tranh tụng tr-ớc Toà sau này. Giai đoạn xét xử, tranh tụng rõ nét nhất
là tại phiên toà HSST, phiên toà đ-ợc tiến hành công khai, các quyền con ng-ời, quyền
công dân đ-ợc đảm bảo nh-: quyền bình đẳng tr-ớc Toà án, quyền đ-ợc bào chữa và
nhờ ng-ời khác bào chữa, đảm bảo bình đẳng giữa bên buộc tội và bào chữa trong việc
đ-a ra chứng cứ, trình bày lý lẽ của mình, Thẩm phán có vai trò năng động hơn so với

Thẩm phán trong mô hình tranh tụng nh-ng không tham gia vào quá trình điều tra trong
giai đoạn tr-ớc xét xử nh- Thẩm phán trong mô hình xét hỏi, họ không đ-ợc quyền quyết
định đ-a hay không đ-a chứng cứ nào ra xem xét tr-ớc Toà mà chỉ có quyền kiểm tra
tính xác thực, hợp pháp của các chứng cứ có trong hồ sơ, Thẩm phán đ-ợc nghiên cứu hồ
sơ tr-ớc khi xét xử, là trọng tài giữa bên buộc tội và bào chữa, là ng-ời điều khiển và duy
trì trật tự phiên toà, ngoài ra họ còn tham gia vào quá trình xét hỏi nhằm làm rõ các tình
tiết của vụ án rồi đ-a ra phán quyết của mình...
Tr-ớc năm 1988, về cơ bản, pháp luật thực định trong thủ tục TTHS ở n-ớc ta cũng
đ-ợc thể hiện đồng thời hai nội dung là xét hỏi và tranh tụng. Tại điều 5 S¾c lƯnh sè
33/SL ng¯y 13/9/1945 vỊ viƯc thiÕt lËp To¯ n quân sứ quy định: ...Đứng buộc tội là
một uỷ viên quân sự hay một uỷ viên của các VKS. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ
ng-ời khác bênh vực cho.... Sau đó, ti điều 11 Sắc lệnh sè 13/SL ng¯y 24/01/1946 vỊ
tỉ ch÷c c²c To¯ ²n v¯ ngch Thẩm phn quy định: ...Sau khi nghe bị can, ng-ời làm
chứng, cáo trạng của ông biện lý và sau cùng nghe lời cÃi của các bị can, ông Chánh án,
hai Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân lui vào phòng nghị xử để cùng xét xử về tất
cả các vấn đề thuộc về tội trạng, hình phạt, tr-ờng hợp tăng tội và tr-ờng hợp giảm tội.
Nghị án xong, Toà lại họp và ông Chánh án tuyên đọc công khai bản án.... Tiếp theo,
Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quy định về chế định bào chữa viên nhân dân đÃ
cho phép những ng-ời không phải là luật s- cũng có quyền bào chữa cho bị cáo. Cùng với
sự ra đời của Hiến pháp năm 1959 là Luật Tổ chức Toà án nhân dân và Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, lúc này chức năng xét xử đà hoàn toàn tách
28

Lê Hữu Thể, Vai trò của KSV trong hoạt động tranh tụng tại phiên toà, Tạp chí KiĨm s¸t sè 12 (6/2005), trang 39.

17


ra khỏi chức năng buộc tội, cơ quan công tố đ-ợc tách ra khỏi Chính phủ. Sau khi
thống nhất đất n-ớc năm 1975, một số văn bản pháp luật tiếp tục ghi nhận quyền bào

chữa của bị can, bị cáo nh- điều 133 Hiến pháp năm 1980, điều 9 Luật Tổ chức
Toà án nhân dân quy định: ...Quyền bào chữa của bị cáo đ-ợc đảm bảo. Bị cáo có
thể tự bào chữa hoặc nhờ luật s-, bào chữa viên nhân dân bào chữa cho mình.
Trong tr-ờng hợp thực hiện pháp luật quy định, Toà án nhân dân cử ng-ời bào chữa
cho bị cáo.... Php lệnh Luật s- năm 1987 cũng là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc
đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo nói riêng và phần nào đà đảm bảo cho
hoạt động tranh tụng của các bên tranh tụng trong TTHS nói chung.
BLTTHS năm 1988 đà có nhiều quy định tiến bộ, điển hình là có nhiều
nguyên tắc mới nh-: nguyên tắc suy đoán vô tội (tên gọi khác: không ai có thể bị coi
là có tội, nếu ch-a có bản án kết tội đà có hiệu lực của Toà án) (điều 10), nguyên tắc
xác định sự thật của vụ án (điều 11), nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị
can, bị cáo (điều 12), nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng tr-ớc Toà án (điều 20)
và cùng với các quy định ti Chơng XX về Tranh luận tại phiên toà ca Bộ luật l cc
nội dung phần no đà thể hiện những yếu tố tranh tụng trong TTHS của n-ớc ta.
BLTTHS năm 2003 càng làm rõ thêm mô hình TTHS mà chúng ta đang xây dựng
là mô hình tố tụng pha trộn, yếu tố tranh tụng theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ
Chính trị đà đ-ợc chú trọng và đ-ợc thể chế vào Bộ luật mặc dù còn nhiều hạn chế.
Cụ thể BLTTHS 2003 quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan THTT, ng-ời THTT và
TGTT nh-: ng-ời bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ ng-ời khác
bào chữa cho mình (điều 11, 48, 49 và 50); NBC đ-ợc TGTT từ khi khởi tố bị can hoặc
từ khi có quyết định tạm giữ, đ-ợc qun cã mỈt khi lÊy lêi khai, khi hái cung, đ-ợc thu
thập tài liệu, chứng cứ, đồ vật có liên quan đến việc bào chữa, đ-ợc đọc, sao chép
những tài liệu phục vụ cho việc bào chữa, đ-ợc tham gia tranh luận tại phiên toà (điều 56
và 58). Mặt khác, BLTTHS năm 2003 quy định chặt chẽ hơn về thủ tục tranh tụng tại
phiên toà, quy định về nội dung, phạm vi hỏi bị cáo, NBH, ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan, ng-ời làm chứng... của KSV, NBC (điều 209, 210 và 211), về trình tự phát
biểu khi tranh luận, quyền đ-a ra ý kiến của bị cáo, NBC và những ng-ời tham gia tranh
luận khác, về đối đáp tại phiên toà (điều 217 và 218). Ngoài ra, BLTTHS còn quy định,
HĐXX khi nghị án chỉ đ-ợc căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đà đ-ợc thẩm tra tại phiên
toà, trên cơ sở xem xét toàn diện chứng cứ, ý kiến của KSV, NBC, bị cáo và những ngời TGTT khác (điều 222) và nhiều quy định khác trong Bộ luật.

Dựa trên những đặc tr-ng về mô hình TTHS pha trộn và căn cứ vào pháp luật thực
định, đủ cơ sở khẳng định mô hình TTHS Việt Nam hiện nay là mô hình TTHS pha
trộn. Điều đó thể hiện, tính tranh tụng trong giai đoạn điều tra còn nhiều hạn chế do có
cách biệt về sự bình đẳng trong địa vị tố tụng của các bên, do hạn chÕ tÝnh c«ng khai

18


của kết quả điều tra, kết quả điều tra đ-ợc phản ánh trong hồ sơ chính thức và là
cơ sở cho hoạt động xét xử của Toà án. Toà án nghiên cứu hồ sơ tr-ớc khi mở phiên toà
xét xử và có vai trò tích cực trong quá trình xét hỏi (dấu hiệu của mô hình TTHS
thẩm vấn). Bên cạnh đó, không thể phủ nhận là quá trình tranh tụng đà bắt đầu từ
giai đoạn điều tra, mặc dù lúc này giữa các bên tranh tụng ch-a thật sự bình đẳng
về địa vị tố tụng. Nh-ng đến phiên toà sơ thẩm thì tranh tụng đà diễn ra công
khai, giữa các bên tranh tụng đà hoàn toàn bình đẳng về địa vị tố tụng trong hoạt
động chứng minh tr-ớc Toà án. Bên buộc tội có quyền gì thì bên bào chữa cũng có
quyền t-ơng tự. Các chức năng cơ bản trong TTHS do c¸c chđ thĨ kh¸c nhau thùc
hiƯn, sù t¸ch bạch các chức năng này t-ơng đối rõ ràng mặc dù ch-a triệt để (dấu
hiệu của mô hình TTHS tranh tụng). Thừa nhận mô hình TTHS Việt Nam là mô
hình pha trộn và định h-ớng hoàn thiện, xây dựng mô hình pha trộn ở Việt Nam
hiện nay thiên về tranh tụng là giải pháp cần thiết, đúng đắn, phù hợp với yêu cầu cải
cách t- pháp ở n-ớc ta và phù hợp với trào l-u chung của lịch sử TTHS trên thế giới.

1.1.3. Khái niệm nguyên tắc tranh tụng
1.1.3.1. Tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của TTHS
Hiện nay, trong khoa häc lt TTHS, cã nhiỊu quan niƯm kh¸c nhau về
nguyên tắc cơ bn ca TTHS. Có quan điểm cho rng, nguyên tắc cơ bn ca TTHS
l những t- t-ởng chỉ đạo đối với toàn bộ hoạt động TTHS hoặc đối với một loại hoạt
động nhất định29; một quan điểm khc, nguyên tắc cơ bn ca TTHS l những
quan điểm, t-t-ởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ các chế định pháp luật, các quy

phạm pháp luật cụ thể về TTHS30; một quan điểm khc, nguyên tắc cơ bn ca
TTHS l những ph-ơng châm, những định h-ớng chi phối tất cả hoặc một số hoạt
động TTHS và đ-ợc các văn bản pháp luật TTHS ghi nhận31. Các quan điểm nêu trên
đều có những hạt nhân hợp lý nhất định mặc dù ch-a đầy đủ, mới chỉ nhấn mạnh
đến tính chủ quan mà quên đi tính khách quan vốn có của nguyên tắc.
ở góc độ lý luận, pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp luật thì tranh
tụng đ-ợc xem là nguyên tắc cơ bản của TTHS. Theo PGS. TSKH. Lê Cảm thì Đây
chính là một trong những nguyên tắc cơ bản đ-ợc thừa nhận chung của luật TTHS trong
Nhà n-ớc pháp quyền và là giá trị pháp lý tiến bộ của nền văn minh nhân loại đà có cội
nguồn từ rất lâu đời; khẳng định vai trò tài phán rất quan trọng của Toà án trong

29 Nguyễn Quốc Việt, Mấy vấn đề về nguyên tắc TTHS khi xây dựng BLTTHS sửa đổi, Kỷ yếu Đề tài khoa học
cấp Bộ của Viện Khoa học kiểm sát-Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, 1995, trang 17.
30 Trần Thế V-ợng, Những nguyên tắc cơ bản của TTHS Việt Nam và yêu cầu của việc sửa đổi toàn diện
BLTTHS, Kỷ yếu Hội thảo của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, trang 12.
31 Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, trang
27; Hoàng Thị Sơn và Bùi Kiên Điện, Những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 1999, trang 5.

19


hoạt động TTHS và phù hợp với t- t-ởng nhân đạo về tăng c-ờng tranh tụng dân chủ
tại phiên toà mà Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách t- pháp ở
Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà n-ớc pháp quyền hiện nay v t- t-ởng
bảo vệ các quyền con ng-ời bằng pháp luật trong BLTTHS năm 2003 còn hạn chế
bởi nh-ợc điểm khi ch-a điều chỉnh về mặt lập pháp nguyên tắc tranh tụng với tcách là nguyên tắc độc lập của luật TTHS và nội dung của nó32.
Vì sao tranh tụng đ-ợc xem là nguyên tắc cơ bản của TTHS? Để trả lời cho
câu hỏi này, chúng ta cần xem xét nguyên tắc tranh tụng ở những góc độ sau:
- Tính khách quan của nguyên tắc tranh tụng

Hoạt động TTHS là hoạt động không tách rời của ba chức năng buộc tội, bào chữa
và xét xử, chúng có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Sự tồn tại của chức năng này tất
yếu đòi hỏi sự tồn tại của hai chức năng còn lại. Mỗi một chức năng tồn tại và vận động
trong chừng mực tồn tại và vận động của hai chức năng kia. Sự khác biệt giữa các mô
hình TTHS chính là ở chỗ các chức năng này có tách biệt với nhau và có do các chủ thể
độc lập thực hiện hay bị thâu tóm toàn bộ vào tay một chủ thể. Chúng tôi hoàn toàn
đồng tình với quan điểm đũng đắn khi cho rng: Có chức năng buộc tội mà không có
chức năng bào chữa thì hoạt động tố tụng sẽ mang tính chất một chiều và kết buộc chứ
không phải là tranh tụng. TTHS không đ-ợc thừa nhận là dân chủ khi chức năng buộc tội
không có đối trọng là chức năng bào chữa33. Chỉ có sự song song tồn tại, vận động và
đấu tranh giữa hai chức năng buộc tội và bào chữa thì mới tạo ra sự tranh tụng giữa các
bên. Trong hai chức năng trên thì chức năng buộc tội có vai trò động lực, không có hoạt
động buộc tội thì cũng không có hoạt động tố tụng hoặc hoạt động tố tụng đó sẽ không
có định h-ớng. Bản thân hoạt động TTHS là một quá trình nhận thức chân lý khách
quan trong từng vụ án cụ thể. Vì vậy, đòi hỏi khách quan của sự tranh tụng giữa hai chức
năng buộc tội và bào chữa là tiền đề cần thiết cho chức năng xét xử. Bëi thÕ, ë gãc ®é
lý ln, sù hiƯn diƯn cđa nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động tố tụng xuất phát từ
chính bản chất của hoạt động đó.

- Tính chủ quan của nguyên tắc tranh tụng
Nguyên tắc tranh tụng cũng giống nh- các nguyên tắc cơ bản khác của BLTTHS, nó là
sản phẩm của hoạt động nhận thức mà hoạt động nhận thức ở đây tr-ớc hết là hoạt động
lập pháp của các nhà làm luật. Nguyên tắc tranh tụng là sự phản ánh những quy luật, hiện tợng khách quan đang tồn tại trong hoạt động TTHS một cách tự thân, không phụ thuộc vào ý
thức chủ quan của con ng-ời, nh-ng cơ bản là chúng ta có nhận thức
32 Lê Cảm, Những vấn đề lý luận cơ bản về chế định các nguyên tắc của Luật tố tụng hình sự , Tạp chí
Kiểm sát số tháng 6/2004, trang 20; Lê Cảm, Những vấn đề lý luận về bảo vƯ c¸c qun con ng-êi b»ng ph¸p
lt trong lÜnh vùc t-pháp hình sự, Tạp chí Toà án nhân dân số 14 (7/2006), trang 7.
33 Ngun Th¸i Phóc, Mét sè vÊn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát, Kỷ yếu Đề tài khoa học

cấp Bộ của Viện Khoa học kiểm sát-Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, 1999.


20


×