Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc hà nhì tại xã chung chải, huyện mường nhé, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.64 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

>a CŨI a<
LỲ NA XĨ
Tên đề tài:
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC HÀ NHÌ TẠI
XÃ CHUNG CHẢI - HUYỆN MƯỜNG NHÉ - TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
••••

Hệ đào tạo:

Chính quy

Định hướng đề tài:

Hướng nghiên cứu

Chun nghành:
Khoa:
Khóa:

Phát triển nơng thôn
Kinh tế và Phát triển nông
thôn
2016 - 2020


Thái Nguyên , năm 2020




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

>a CŨI a<
LỲ NA XĨ
Tên đề tài:
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC HÀ NHÌ TẠI
XÃ CHUNG CHẢI - HUYỆN MƯỜNG NHÉ - TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
••••

Hệ đào tạo:

Chính quy

Định hướng đề tài:

Hướng nghiên cứu

Chun nghành:

Phát triển nơng thơn
Kinh tế và Phát triển nơng
Khoa:
thơn
Khóa:
2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Bích Huệ


Thái Nguyên , năm 2020


1

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên có nhiều cơ hội áp dụng
những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có
khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu, trao dồi và bổ sung kiến thức chuyên môn,
rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tác phong của mình.
Được sự nhất trí của trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun, ban chủ
nhiệm khoa KT & PTNT, tôi đã tiến hành thực tập khóa luận:
“Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc Hà Nhì tại xã Chung Chải,
huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”.
Qua đây tôi xin cảm ơn tới Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và phát triển nông thôn cùng các thầy,
cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, giúp tơi có những kiến thức
trong q trình thực tập tại cơ sở cũng như ngoài xã hội. Đặc biệt tơi xin bày tỏ
lịng cảm ơn sâu sắc tới cơ giáo Th.S. Đặng Thị Bích Huệ đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình chỉ bảo giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập và hồn thành bài
khóa luận này. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồn thể, cán bộ UBND xã
Chung Chải đã quan tâm tạo điều kiện trong thời gian tôi thực tập tại địa
phương.
Trong q trình thực tập, mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài
một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do kiến thức cịn hạn hẹp nên khóa luận
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhận thấy được.
Tơi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo để

bài khóa luận được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2020
Sinh viên

Lỳ Na Xó


2

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất xã Chung Chải qua các năm 2017-2019 ... 26
Bảng 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trên địa bàn
xã Chung Chải năm 2019 ............................................................................... 27
Bảng 4.3 Tình hình chăn ni trên địa bàn xã Chung Chải............................ 28
năm 2017-2019............................................................................................... 28
Bảng 4.4: Tình hình chung của các hộ điều tra.............................................. 33
Bảng 4.5: Tình hình lao động và nhân khẩu của các hộ điều tra ................... 34
Bảng 4.6: Tài sản sinh hoạt của hộ gia đình .................................................. 35
Bảng 4.7 Phương tiện sản xuất của hộ .......................................................... 37
Bảng 4.8: Nguồn thu nhập của các hộ điều tra .............................................. 38
Bảng 4.9 : Sự phân công lao động của hộ điều tra trong sản xuất nông nghiệp .
39 Bảng 4.10: Sự phân công lao động của hộ điều tra trong sản xuất phi..... 41
nông nghiệp ................................................................................................... 41
Bảng 4.11 Sự phân công lao động trong hoạt động tái sản xuất.................... 42
Bảng 4.12 Sự phân công lao động của hộ điều tra trong hoạt động cộng đồng .
43 Bảng 4.13 Quyền ra quyết định đối với nguồn vốn vay của hộ điều tra . . 44
Bảng 4.14 Quyền ra quyết định chính trong các hoạt động sản xuất, tái sản
xuất và hoạt động cộng đồng của hộ điều tra................................................. 46



3

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
•'•
BĐG
CHXHCNVN
DSKHHGĐ

Bình đẳng giới
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa việt
nam

Dân số kế hoạch hóa gia đình

DTTS

Dân tộc thiểu số

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KTXH

Kinh tế xã hội

KT & PTNT

Kinh tế và phát triển nông thôn


MNPB

Miền núi phía Bắc

NQ/TW

Nghị quyết / trung ương

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng\

VSTBPN

Vì sự tiến bộ phụ nữ

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................iii

•'•
MỤC LỤC ..................................................................................................... iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1....................................................................................................................Tí
nh cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2.......................................................................................Mục tiêu nghiên cứu
.......................................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung:.................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:.................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. .................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................... 4
2.1.2. Đặc trưng của dân tộc Hà Nhì.............................................................. 7
2.1.3. Vai trò của giới..................................................................................... 11
2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới.......................................
13
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................
15
2.2.1. Bình đẳng giới trong các gia đình ở một số quốc gia trên thế giới......15
2.2.2. Bình đẳng giới trong các gia đình dân tộc thiểu số tại Việt Nam .......
18
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
•'•
NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 21


3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................

21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..........................................................
21
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 21
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 21
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu................................................ 22
3.4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu.................................................23
3.5. Hệ thống hóa các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................... 23
3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ ............................... 23
3.5.2. Các chỉ tiêu biểu hiện sự đóng góp của phụ nữ và nam giới trong gia
đình.. 23 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............. 24
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................ 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................... 27
4.2. Thực trạng bình đẳng giới trong gia đình dân tộc Hà Nhì xã Chung Chải
32
4.2.1. Thơng tin chung về các hộ điều tra .................................................... 32
4.2.2. Thực trạng phân công lao động trong các hộ điều tra........................ 39
4.2.3................................................................................................................Th
ực trạng bình đẳng giới trong quyền ra quyết định của các hộ điều tra......... 43
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong gia đình dân tộc Hà
Nhì tại xã. ...................................................................................................... 48
4.3.1. Quan niệm xã hội ............................................................................... 48


4.3.2. Bản thân người phụ nữ....................................................................... 48

4.3.3. Sức khỏe, tiếp cận thơng tin............................................................... 48
4.3.4. Trình độ dân trí thấp, nhận thức hạn chế ........................................... 49
4.4. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường bình đẳng giới trong gia đình dân tộc
Hà Nhì tại xã Chung Chải ............................................................................. 49
4.4.1. Đẩy lùi quan niệm xã hội ................................................................... 49
4.4.2. Đối với phụ nữ dân tộc Hà Nhì ......................................................... 49
4.4.3. Nâng cao sức khỏe, khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ dân tộc
Hà Nhì ........................................................................................................... 50
4.4.4. Nâng cao trình độ học vấn và nhận thức về bình đẳng giới cho các gia
đình người dân tộc Hà Nhì ............................................................................ 50
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 52
5.1. Kết luận ................................................................................................ 52
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 53
5.2.1. Đối với chính quyền, địa phương....................................................... 53
5.2.2. Đối với nam và nữ trong gia đình dân tộc Hà Nhì............................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 54


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Bình đẳng giới là một trong những vấn đề được quan tâm trên thế giới

cũng như ở Việt Nam. Bình đẳng giới tạo ra một môi trường lành mạnh để con
người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình
đẳng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình,

góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của các thành viên trong gia đình giải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất
nước, giải phóng phụ nữ và tiền đề để xây dựng thể chế gia đình bền vững.
Đảng và nhà nước Việt Nam ln quan tâm thúc đẩy thực hiện bình đẳng
giới. Nhiều văn bản quan trọng đã ra đời và quy định cụ thể về nội dung này
như: Hiến pháp, Luật hôn nhân gia đình, Luật bình đẳng giới. Như Điều 18
“Luật bình đẳng giới” đã quy định: Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan
hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hơn nhân và gia đình,... các thành
viên nam nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ cơng việc gia đình.[11]
Tuy nhiên, trên thực tế đã cho thấy: trong gia đình, nam giới vẫn được coi
là trụ cột, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngồi cộng
đồng. Cịn các cơng việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình vẫn
được coi là “thiên chức” của phụ nữ. Phụ nữ phải gánh trách nhiệm chính
trong hoạt động tái sản xuất của gia đình, điều này đã hạn chế cơ hội được tiếp
cận của phụ nữ, ảnh hưởng tới việc học tập, nâng cao trình độ chun mơn, và
thời gian nghỉ ngơi của phụ nữ.
Đặc biệt trong nhiều gia đình người dân tộc thiểu số nói chung thì tư
tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người dân dẫn
đến tỷ lệ con gái ít được đi học, ít được va chạm nên phụ nữ còn rụt rè, thiếu tự
tin khi tiếp xúc với cộng đồng, họ chỉ làm việc nhà mà nhiều khi không được


2

tham gia vào công tác xã hội.
Đối với đồng bào dân tộc Hà Nhì, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé,
tỉnh Điện Biên với hoạt động sản xuất chủ yếu là làm nơng nghiệp, trình độ
dân trí cịn hạn chế, ít cơ hội tiếp cận những nguồn thông tin mới trong đó có
những thơng tin về bình đẳng giới. Trong một số hộ gia đình, tình hình phân
cơng lao động cũng như quyền ra quyết định của hai giới chưa thực sự bình

đẳng.
Xuất phát từ lý do trên, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bình đẳng giới
trong gia đình dân tộc Hà Nhì tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh
Điện Biên”. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao bình đẳng
giới cho cộng đồng dân tộc Hà Nhì tại địa bàn nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về bình đẳng giới.
- Đánh giá được thực trạng bình đẳng giới trong gia đình dân tộc Hà Nhì
tại xã Chung Chải.
- Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong gia đình
dân tộc Hà Nhì.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm thực hiện bình đẳng giới trong gia
đình dân tộc Hà Nhì.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa
học cho bản thân sinh viên.
- Là tài liệu tham khảo cho nhà trường, cho khoa và các sinh viên khóa
tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài giúp hệ thống lại một cách khoa học các kiến thức đã học, vận


3

dụng linh hoạt vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời giúp tìm hiểu nâng cao kiến
thức chun mơn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp nhìn nhận đúng hơn về vai trị
người phụ nữ nói chung và gia đình dân tộc Hà Nhì nói riêng trong phát triển
kinh tế xã hội .

Từ đó nâng cao nhận thức của chính người phụ nữ và nam giới trong gia
đình dân tộc Hà Nhì, góp phần phát huy hơn nữa vai trị của họ trong phát triển
kinh tế của gia đình mình nói riêng và phát triển chung của địa phương.


PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản.
2.1.1.1 Khái niệm giới tính, giới
* Khái niệm giới tính
Luật bình đẳng giới chỉ ra rằng: “Giới tính là một thuật ngữ chỉ sự khác biệt
giữa nam giới và nữ giới xét về mặt sinh học, sự khác biệt căn bản về hình dáng
bên ngồi của cơ thể, sự khác nhau về chức năng sinh học tạo nên vai trò của giới
tính như: phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ. Về mặt sinh học,
nam và nữ không giống nhau trên nhiều phương diện nhưng chủ yếu nhất là hình
dáng, giọng nói và chức năng sinh sản”.[13]
Một số khái niệm khác cho rằng: “Giới tính là những đặc điểm chung phân
biệt nam với nữ, giống đực với giống cái”. [16]
Theo Lê Thị Chiêu Nghi cho rằng: “Giới tính là sự khác biệt giữa phụ nữ và
nam giới về mặt y - sinh học”[9]
Còn theo Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Giới tính chỉ các đặc điểm
sinh học của nam, nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”. [7]
* Khái niệm giới
Giới là gì? Có rất nhiều quan điểm về giới được các tác giả chỉ ra như sau:
Theo Nơng Quốc Bình (2008): “Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ
nhân học, nói đến vai trị, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và
nữ. Giới đề cập đến vấn đề phân công lao động, các kiểu phân chia nguồn lực và lợi
ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh cụ thể”.[3]
Còn theo Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (1996), giới được hiểu là: Giới

chỉ mối quan hệ xã hội và tương quan giữa địa vị xã hội của nữ và nam trong bối
cảnh xã hội cụ thể. Khi nói đến giới, là nói đến các điều kiện và yếu tố xã hội quy


định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong mọi hoàn cảnh cụ thể. [1]
2.1.1.2 Khái niệm bình đẳng giới
Theo cơng ước CEADAW: “Bình đẳng giới là tình trạng (điều kiện sống,
sinh hoạt, làm việc....) mà trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí hư nhau,
hộ có cơ hội bình đẳng để tiếp vận, sử dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích cho
mình, phát hiện và phát triển tiềm năng của mỗi giới nhằm cống hiếm cho sự phát
triển của mỗi quốc gia và được hưởng lợi từ sự phát triển đó”. [4]
Ở Việt Nam, khái niệm bình đẳng giới được định nghĩa: “là việc nam, nữ có
vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình
cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả
của sự phat triển đó”.[12]
Một số khái nệm khác chi ra. Bình đẳng giới là biểu hiện sự đối xử như nhau
của xã hội đối với nam và nữ; là trạng thái (hay tình hình) xã hội trong đó phụ nữ
và nam giới có vị trí như nhau, có cơ hội như nhau để phát triển đầy đủ tiềm năng
của mình, sử dụng nó trong phát triển của xã hội và được hưởng lợi từ kết quả của
sự phát triển đó.[13]
Một số yếu tố cấu thành bình đẳng giới :
- Quan tâm đến sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ cũng như những bất
hợp lý về giới có thể tồn tại trên thực tế.
- Chú trọng đến tác động của phong tục, tập quán như là những nguyên nhân
sâu xa và cơ bản của tình trạng phân biệt đối xử.
- Các chính sách, pháp luật khơng chỉ quan tâm đến những quy định chung
mà còn quan tâm đặc biệt đến các quy định thể hiện được hai khía cạnh: phân biệt
hợp lý yếu tố ưu tiên, bình đẳng hoặc vừa ưu tiên, vừa bình đẳng cho một nhóm cụ
thể hoặc là nam hoặc là nữ để đạt được bình đẳng giới trên thực tế.[5]
2.1.1.3 Khái niệm hộ gia đình

Theo quy định của Bộ luật dân sự (2005): “Hộ gia đình” mà các thành viên có
tài sản chung, cùng đóng góp cơng sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất


nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật
quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”. [11]
Hộ gia đình có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Hộ gia đình phải có từ hai thành viên trở lên;
- Khái niệm hộ gia đình thường xuất hiện ở các lĩnh vực liên quan đến nơng
nghiệp và nơng thơn;
- Hộ gia đình phải có tài sản chung và thông thường tài sản chung này là tài
sản có giá trị lớn và là tư liệu sản xuất của hộ gia đình.[11]
2.1.1.4 Khái niệm dân tộc
Khái niệm dân tộc trong tiếng Việt có thể đề cập đến các nghĩa sau:
+ Dân tộc (cộng đồng): theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền
văn hóa, nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm
sắc tộc. Dân tộc trong trường hợp quốc gia dân tộc còn được gọi là quốc dân.
+ Sắc tộc: chỉ nhóm xã hội được phân loại dựa trên nhiều nét chung như di
sản văn hóa, nguồn gốc, lịch sử, ngôn ngữ hoặc phương ngữ. [8]
Một số định nghĩa khác về dân tộc:
Dân tộc có thể chỉ một cộng đồng người chia sẻ một ngơn ngữ, văn hóa, sắc
tộc, nguồn gốc, hoặc lịch sử. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ những người có chung
lãnh thổ và chính quyền (ví dụ những người trong một quốc gia có chủ quyền)
khơng kể nhóm sắc tộc.
Trong trường hợp gắn liền với một quốc gia dân tộc, dân tộc còn được gọi là
quốc dân. "Dân tộc" mang nhiều nghĩa và phạm vi nghĩa của thuật ngữ thay đổi
theo thời gian.[6]
2.1.2. Đặc trưng của dân tộc Hà Nhì
Dân tộc Hà Nhì là một dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao
phía Tây Bắc, đồng bào dân tộc Hà Nhì có nền văn hố độc đáo, mang đậm bản sắc

của dân tộc mình.
Hiện nay dân tộc người Hà Nhì có khoảng 17.000 người sinh sống ở các tỉnh


vùng cao Tây Bắc, tập trung số lượng đông hơn cả là người Hà Nhì ở xã Y Tý
(huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Bên cạnh đó là các xã nơi ngã ba biên giới huyện
Mường Tè và một số lượng không đáng kể sống rải rác ở hai huyện Phong Thổ và
Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu). Ở Điện Biên, hiện nay tại các xã Mường Nhé, Sín Thầu,
Sen Thượng, Leng Su Sìn và Chung Chải thuộc huyện Mường Nhé là địa bàn cư
trú chính của hơn 4.500 người Hà Nhì, trong đó xã Chung Chải, xã Sen Thượng và
xã Sín Thầu là vùng đất cư ngụ lâu đời, đồng thời cũng là vùng đất lõi để người Hà
Nhì tỏa đi sinh sống ở các địa bàn khác.[20]
2.1.2.1 Phong tục, tín ngưỡng
- Ngơn ngữ: Tiếng Hà Nhì thuộc nhánh ngơn ngữ Di (Yi) tức nhóm Lolo
trong ngữ tộc Tạng - Miến, ngữ hệ Hán-Tạng.
Theo lời truyền miệng thì người Hà Nhì đã từng có một thứ chữ viết, nhưng
thứ chữ này đã bị thất lạc khi di cư từ Tứ Xuyên xuống phía nam.
Tùy vào đặc điểm phân bổ dân cư ở các vùng khác nhau, ngơn ngữ Hà Nhì
cũng có sự thích nghi, mỗi vùng có đặc trưng ngơn ngữ riêng.
- Ăn: Người Hà Nhì dùng cơm nếp và cơm tẻ.
- Ở: Đa số cư dân ở nhà gỗ
- Phương tiện vận chuyển: Người Hà Nhì chủ yếu dùng gùi có dây đeo qua
trán.
- Hơn nhân: Trai gái được tìm hiểu nhau trước khi kết hơn. Mỗi cặp vợ
chồng, phải trải qua hai lần cưới. Lần cưới thứ hai được tổ chức khi họ làm ăn
khấm khá và thường là khi đã có con.
- Tang ma: Khi trong nhà có người chết, tấm liếp của buồng người chết phải
dỡ bỏ (hay rút một vài nan), phá bàn thờ tổ tiên, làm giường đặt tử thi ở bếp, chọn
ngày giờ tốt để chơn.[20]
2.1.2.2 Đón tết cổ truyền (hồ sự chà)

Ngày tết truyền thống của người Hà Nhì được gọi là Hồ Sự Chà. Ngày Tết cổ
truyền Hồ Sự Chà tổ chức vào thời điểm mùa màng đã thu hoạch xong, khép lại


một năm lao động sản xuất. Người Hà Nhì ở Mường Nhé thường chọn ngày dần
(con hổ), cuối cùng trong tháng cuối năm, không kể đầu tháng hay cuối tháng, tùy
từng bản tổ chức sớm hay muộn, tức là khoảng thời gian vào tháng 12 dương lịch
để ăn tết, đây là dịp để những người con đi xa trở về nhà sum họp, đồn tụ bên gia
đình, báo hiếu tổ tiên, các bậc sinh thành và vui chơi, thăm hỏi người thân, bạn bè.
Mọi người cùng chúc cho nhau những điều may mắn, tốt đẹp nhất, qua đó thêm thắt
chặt tình đồn kết bản làng.
Loại bánh khơng thể thiếu trong ngày tết Hồ Sự Chà là bánh dầy. Bánh dầy là
một loại bánh đặc trưng không thể thiếu của dân tộc Hà Nhì trong những ngày tết.
Bánh được làm bằng gạo nếp, đặc biệt vào hơm ăn tết chính người Hà Nhì thường
dùng bánh để cúng tổ tiên và cũng là món quà ý nghĩa dành tặng cho khách.
Tết Hà Nhì thường kéo dài ít nhất 3 ngày. Trong ngày Tết đầu tiên, từ lúc sáng
sớm, các gia đình người Hà Nhì ở các bản hối hả làm bánh trơi (cha lê) để đặt lên
bàn thờ gia tiên, thực hiện nghi thức cúng bái để thông báo, mời tổ tiên về ăn Tết
cùng con cháu. Người Hà Nhì quan niệm, bánh trơi là món ăn đầu tiên, để tổ tiên ăn
“lót dạ” khi “về ăn Tết” cùng con cháu. Do vậy, bánh trôi không thể thiếu trong lễ
cúng đầu tiên ở mỗi gia đình, dù nhiều dù ít. Khi làm bánh trơi, gia chủ sẽ nặn riêng
ba chiếc bánh có kích thước to, trịn trịa để lúc chín sẽ đặt riêng trên một lá chuối
non, rắc thêm bột vừng rang chín lên bề mặt bánh, rồi đem vào gian thờ cúng gia
tiên. Trong tâm thức của người Hà Nhì, bánh trôi đem dâng cúng tổ tiên phải to hơn
bánh thường, đó là thể hiện sự tri ân, thành kính, tấm lòng hiếu thuận của con cháu
với các đấng sinh thành, bề trên, tiên tổ.
Ngày Tết, nếu như người Kinh có tục bói chân gà thì người Hà Nhì có tục bói
gan lợn, mật lợn. Người Hà Nhì quan niệm, nếu gan lợn lành lặn, có màu sắc tươi
thì đó là điều tốt đẹp và mật lợn căng đầy thì sang năm chăn nuôi phát triển, anh em
con cháu vui thuận, đoàn kết.[18]

2.1.2.3 Lễ cúng bản (gạ ma thú)
Lễ Gạ Ma Thú (cúng bản) là lễ tục tinh thần được dân tộc Hà Nhì gìn giữ, lưu


truyền lâu đời nhằm hướng về cội nguồn và cầu mong một năm mới mưa thuận gió
hịa, mùa màng bội thu.
Thời gian tổ chức lễ cúng: Theo phong tục tập quán truyền thống của người
Hà Nhì, lễ cúng bản thường được tổ chức vào tháng 2-3 âm lịch hàng năm. Theo
đồng bào, đây được coi là những ngày đẹp, nhiều may mắn, đồng thời cũng là
khoảng thời gian dân bản phát nương làm rẫy chuẩn bị gieo trồng vụ mới nên cần
cầu xin sự phù hộ của trời đất làm cho mưa thuận gió hịa để bà con dân bản gieo
cấy gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tốt tươi, thu hoạch được nhiều sản phẩm, mọi
người trong bản đều khỏe mạnh, bản làng gặp nhiều may mắn.
Trong tín ngưỡng, người Hà Nhì tin vào vạn vật hữu linh, tức là mọi sự vật
đều có linh hồn ngự trị, bởi vậy họ thường tổ chức lễ cúng tạ ơn các vị thần. Theo
truyền thống dân gian, trước khi xuống ruộng gieo lúa, lên nương gieo ngơ, người
Hà Nhì phải làm lễ cúng bản làng. Nghi lễ này phản ánh ước nguyện của người dân
luôn mong được trời đất phù hộ, xua đuổi ma quỷ để cho mưa thuận gió hịa, mùa
màng được bội thu.
Lễ cúng bản được tổ chức tại khu đất ngay đầu bản. Vật tế trong lễ cúng bắt
buộc phải có một con lợn, một con gà và trên mâm cúng cũng bao giờ cũng có xơi
màu vàng làm từ gạo nếp và trứng đỏ.
Các nghi lễ hoàn tất cũng là lúc những lo lắng tâm linh trong bản đã được giải
thoát. Mọi người cùng ngồi lại với nhau ăn uống vui vẻ với cảm giác được bình an,
vì họ tin rằng đã được thần linh che chở phù hộ. Mâm cúng cầu cho cả bản được tốt
lành, cho đủ hoa màu, cho mọi người không bị ốm đau, gia súc gia cầm sinh sôi
phát triển, tiền bạc nhiều.
Lễ cúng bản của dân tộc Hà Nhì là lễ hội đặc sắc, điển hình, đậm đà bản sắc
dân tộc cần được gìn giữ, phát huy giá trị. Lễ hội cho thấy thế giới quan rất hồn
hậu, gắn bó và coi trọng thiên nhiên của người Hà Nhì. [17]

2.1.2.4 Trang phục
Trang phục dân tộc hà nhì được chia làm 3 phần: mũ, áo dài, áo ngắn( áo


ghilê). Nổi bật nhất trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Hà Nhì đó là
chiếc áo. Áo của phụ nữ Hà Nhì có thể dài, ngắn với nhiều họa tiết và hoa văn khác
nhau. Ngoài ra, áo lại được chia ra hai loại là áo dài và áo ngắn. Nếu áo dài tay toàn
thân màu đen, ống tay áo được can vải nhiều màu thì áo ngắn khơng có tay nhưng
phía trước ngực sẽ được đính những hàng cứ khọ, đây là những hạt nhôm lồi được
chắp bắt đầu từ cổ áo theo viền nẹp xuống gấu áo. Dưới cùng là các đồng xu, lục
lạc hoặc dây xúc xích bạc.
Trang phục Hà Nhì ngồi tác dụng giữ ấm, làm đẹp còn hàm chứa giá trị tâm
linh sâu sắc, bởi theo tín ngưỡng dân gian của người Hà Nhì thì hồn trú ngụ trên
đầu, ngay từ khi thức dậy là phải đội ngay mũ, khăn, đặc biệt khi trước bàn thờ tổ
tiên, có lẽ vì vậy mà chiếc mũ của họ cũng có sự cầu kỳ nhất định từ tuổi tác, cách
làm, thậm chí là cả cách đội.
Cịn áo của đàn ơng Hà Nhì được làm bằng vải tự dệt và nhuộm màu chàm.
Áo có hai túi nhỏ, khuy vải, chiều dài áo đến nửa đùi và loại áo không tay, khoét
nách giống áo ghi lê, cài cúc lệch hoặc giữa, sát nách, áo này mặc ngoài áo dài và
được người đàn ơng Hà Nhì mặc trong các lễ tết, đám cưới, hội hè. Quần của đàn
ơng Hà Nhì mặc quần chân què, cạp to, dùng để xoắn vắt hai sừng sang hai bên cho
vừa bụng.
Tất cả các bộ trang phục của thành viên trong gia đình đều do người phụ nữ
đảm nhiệm, để làm nên bộ trang phục truyền thống, người phụ nữ Hà Nhì phải mất
nhiều thời gian và công sức từ đo, cắt, khâu, thêu thùa và chắp nối các mảnh vải lại
với nhau, nhất là một bộ nữ phục mặc trong ngày lễ tết người phụ nữ phải làm
trong thời gian từ 5-6 tháng, bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu, thêu họa tiết hoa
văn trên áo đến việc đính những mảnh kim loại nhiều hình thù.
Dù cuộc sống hiện đại đang làm đổi thay nhiều giá trị nhưng người Hà Nhì
vẫn ln xem bộ trang phục dân tộc là hơi thở, là cuộc sống, là máu thịt của mình,

với suy nghĩ ấy, niềm tin ấy, tinh thần giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống đã
được người Hà Nhì truyền lại cho lớp lớp con cháu đến tận bây giờ. Và chính bởi


vậy mà theo thời gian, dòng đời của họ cũng luôn chảy theo những nét hoa văn trên
bộ trang phục truyền thống, ẩn chứa cho tính cách, quan niệm, giá trị thẩm mĩ, lịch
sử cùng đôi bàn tay cần mẫn, tài năng của phụ nữ Hà Nhì.[19]
2.1.3. Vai trị của giới
Trong cuộc sống, nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã
hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc là khác
nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định. Những công việc mà họ
đảm nhận được gọi là vai trò giới.
Vai trò giới: là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ
liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam
giới hoặc thuộc về phụ nữ (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội hoặc một
nền văn hố cụ thể nào đó.
Vai trị giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hố, xã hội.
Phụ nữ và nam giới thường có 3 vai trò giới như sau:
- Vai trò sản xuất
- Vai trò tái sản xuất
- Vai trò cộng đồng
* Vai trò sản xuất: là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ
để tiêu dùng và trao đổi thương mại. Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập, được
trả công. Cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất,
tuy nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không như
nhau và giá trị cơng việc họ làm cũng khơng được nhìn nhận như nhau. Xã hội coi
trọng và đánh giá cao vai trò này.
* Vai trò tái sản xuất: là các hoạt động chăm sóc, ni dưỡng, dạy dỗ...giúp
tái sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các công việc chăm sóc gia
đình,ni dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sức khoẻ gia

đình... Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người, đảm bảo sự
phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiều thời gian


nhưng khơng tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được coi là “công việc thực sự”,
được làm miễn phí, khơng được các nhà kinh tế đưa vào các con tính. Xã hội khơng
coi trọng và đánh giá cao vai trò này. Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai trị và
trách nhiệm chính trong các cơng việc tái sản xuất.
* Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ: ví dụ
như thăm hỏi động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai; nấu cơm hoặc bố
trí nhà tạm trú cho những gia đình bị mất nhà ở; huy động cộng đồng địng góp
lương thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn. Cơng việc cộng đồng có ý nghĩa quan
trọng trong việc phát triển văn hoá tinh thần của cộng đồng. Có lúc nó địi hỏi sự
tham gia tình nguyện, tiêu tốn thời gian và khơng nhìn thấy ngay được. Có lúc nó
lại được trả cơng và có thể nhìn thấy được
Cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào cả ba loại vai trò trên. Tuy nhiên,
ở nhiều địa phương, phụ nữ hầu như đều phải đảm nhiệm vai trò tái sản xuất đồng
thời cũng phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động sản xuất. Gánh nặng
cơng việc gia đình của phụ nữ cản trở họ tham gia một cách tích cực và thường
xuyên vào các hoạt động cộng đồng. Kết quả là, đàn ơng có nhiều thời gian và cơ
hội hơn để đảm nhận vai trị cộng đồng và rất ít khi tham gia vào các hoạt động tái
sản xuất.
Sự hiểu biết sâu sắc về vai trò giới giúp chúng ta thiết kế các hoạt động phù
hợp cho cả nam và nữ, từ đó thu hút được sự tham gia một cách hiệu quả của họ và
đồng thời góp phần làm giảm sự bất bình đẳng trên cơ sở giới trong việc phân chia
lao động xã hội
Thực tế cho thấy sự phân công lao động trong một xã hội nhất định thường có
xu hướng dựa vào đặc điểm giới tính. Theo đó, cơng việc đảm nhiệm có tác động
tới vị thế của mỗi người, cơ hội và chất lượng sống của họ. Khi xem xét vai trị giới
chính là xem xét phụ nữ và nam giới trong 3 vai trò: vai trò sản xuất, tái sản xuất,

cộng đồng. [5]


2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới
2.1.4.1 Yếu chủ quan
* Bản thân người phụ nữ:
Trình độ học vấn của lao động nữ còn hạn chế ảnh hưởng đến sự tiếp thu các
biện pháp kỹ thuật vào sản xuất. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến tiếng nói và
quyền ra quyết định trong sản xuất, quản lý nông hộ và tham gia các hoạt động
cộng đồng trong gia đình.
Bất bình đẳng giới cịn tồn tại ở một số hộ nghèo và gia đình sinh con một bề.
Do ảnh hưởng của tư tưởng từ ngàn đời xưa để lại, chính bản thân người phụ
nữ vẫn cịn tư tưởng tự ti, an phận và thụ động. Điều này đã hạn chế sự độc lập suy
nghĩ, sáng tạo, khả năng cống hiến của phụ nữ, đó chính là lực cản bên trong kìm
hãm họ. Nhiều phụ nữ ngại phát biểu ý kiến, khơng bộc bạch chính kiến, ngại tranh
luận với nam giới, mặc dù ý kiến của họ có thể là chính xác. Nhiều phụ nữ khơng
muốn học tập để nâng cao trình độ, từ chối tham gia các lớp tập huấn về khoa học
kỹ thuật. Tâm lý tự ti, mặc cảm, khơng vận động để tự mình thốt mình đã hạn chế
vai trị của chính họ.[5]
Gánh nặng cơng việc của phụ nữ: Hoạt động sản xuất ở vùng nông thôn chủ
yếu là trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp. Công việc chủ do phụ nữ thực
hiện, nhất là đối với các hộ nghèo. Bên cạnh đó, phụ nữ cịn đảm nhiệm hầu hết số
cơng việc nội trợ, chăm sóc con cái và chăm sóc các thành viên khác trong gia đình.
Sự hiểu biết về giới và bình đẳng giới cịn hạn chế: Một yếu tố khác khơng thể
khơng nhắc đến đó là ngun nhân chủ quan do chính phụ nữ gây ra, đó chính là
quan niệm lệch lạc về giới, ngay cả phụ nữ cũng có cái nhìn khơng đúng về những
vấn đề đó. Họ cũng cho rằng, những cơng việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con
cái.. .là việc của phụ nữ. Họ tỏ ra khơng hài lịng về người đàn ông thạo việc bếp
núc, nội trợ. Trong khi họ lên tiếng địi quyền bình đẳng thì họ vơ tình ràng buộc
thêm trách nhiệm cho mình. Vậy nên, tồn bộ cơng việc gia đình, sản xuất càng đè

nặng lên đôi vai phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. Ta có thể


khẳng định rằng, phụ nữ có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nhân
loại.[5]
2.1.4.2 Yếu tố khách quan
* Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở Việt Nam
Phụ nữ trước hết phải lo việc gia đình, con cái. Dù làm bất kỳ cơng việc gì, thì
việc nội trợ vẫn là trách nhiệm của họ, đây là một quan niệm ngự trị ở nước ta từ
nhiều năm nay. Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ đã kìm hãm tài
năng sáng tạo của phụ nữ, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và cho gia đình.
Việc mang thai, sinh đẻ, nuôi dưỡng con nhỏ và làm nội trợ gia đình đè nặng lên
đơi vai người phụ nữ. Đây là trở ngại lớn cho họ tập trung sức lực, thời gian, trí tuệ
vào sản xuất và các hoạt động chính trị, xã hội. Vì vậy nhiều chị em trở nên không
mạnh bạo, không năng động sáng tạo bằng nam giới và gặp nhiều khó khăn trong
giao tiếp xã hội. Phong tục tập quán là một nguyên nhân cơ bản cản trở phụ nữ
tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.[6]
* Trình độ học vấn, chun mơn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ cịn nhiều hạn
chế
Ở nơng thôn, đặc biệt là miền núi phương tiện thông tin nghe nhìn và sách báo
đến với người dân cịn rất nhiều hạn chế, do vậy việc lao động nữ tiếp cận và nắm
bắt các thông tin kỹ thuật về chăn ni, trồng trọt cịn gặp nhiều khó khăn. Ngồi
thời gian lao động sản xuất, người phụ nữ dường như ít có thời gian dành cho nghỉ
ngơi hoặc hưởng thụ văn hoá tinh thần, học hỏi nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội
mà họ phải giành phần lớn thời gian cịn lại cho cơng việc gia đình. Do vậy, phụ nữ
bị hạn chế về kỹ thuật chuyên môn và sự hiểu biết xã hội. [8]
* Yếu tố về sức khoẻ
Với phụ nữ nông thôn vừa phải lao động nặng vừa phải thực hiện thiên chức
của mình là phải mang thai, sinh con và cho con bú bằng bầu sữa của mình, cùng
với điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khoẻ của họ bị giảm sút. Điều này

không những ảnh hưởng đến khả năng lao động mà còn làm vai trò của phụ nữ


trong gia đình cũng như trong việc phát triển kinh tế gia đình trở nên thấp hơn.
* Khả năng tiếp nhận thông tin
Do phụ nữ phải đảm nhận một khối lượng công việc lớn nên cơ hội để họ giao
tiếp rộng rãi, tham gia hoạt động cộng đồng để nắm thông tin rất hiếm. Nhiều vùng
nông thôn xa xôi hẻo lánh người dân còn chưa hề được tiếp xúc với báo chí và các
hình thức truyền tải thơng tin khác.[5]
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Bình đẳng giới trong các gia đình ở một số quốc gia trên thế giới
* Tại Thái Lan
Bình đẳng giới (BĐG) ở Thái Lan được thể hiện trong các quy định của Hiến
pháp, pháp luật, chính sách và cơ chế giám sát thực thi. Hiến pháp Thái Lan xác lập
các quyền bình đẳng giữa nam và nữ, đây được coi là một sự bảo đảm pháp lý cao
nhất và quan trọng nhất cho việc thúc đẩy BĐG. Thái Lan thường có sự điều chỉnh
về hệ thống luật pháp cũng như có một hệ thống cơ chế giám sát thực thi và bảo vệ
quyền và lợi ích của phụ nữ.
Bộ luật Gia đình của Thái đã tạo ra mức độ bảo vệ cao hơn đối với phụ nữ
trong gia đình qua những quy định về chế độ đa thê; quyền bình đẳng về pháp lý
đối với việc thực thi nghĩa vụ cha mẹ ở gia đình... Pháp luật Thái Lan khơng phân
biệt nam nữ trong việc thừa kế. Đây là một bước tiến khá lớn so với một số nước
châu Á. Pháp luật hình sự của Thái Lan không ngừng được bổ sung và hoàn thiện
với quy định chặt chẽ ngăn ngừa và trừng trị những hành vi bạo hành đối với phụ
nữ và trẻ em dựa trên sự phân biệt về giới, việc buôn bán phụ nữ và trẻ em.
Tuy nhiên, một điểm hạn chế trong việc chưa bảo đảm bình đẳng thực tế, đó là
mặc dù trên lý thuyết, phụ nữ Thái có quyền bình đẳng về địa vị pháp lý trong việc
sở hữu về đất đai như nam giới, tuy nhiên luật cũng chỉ cho phép người chủ của gia
đình mới có quyền sở hữu đất đai và Bộ Nội vụ chỉ đăng ký những người đàn ơng
là chủ gia đình.

Cơ chế giám sát thực thi và bảo vệ, thúc đẩy BĐG ở Thái Lan bao gồm Thanh


×