Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của hộ nông dân trên địa bàn xã mỹ bằng huyện yên sơn tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 71 trang )

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu đến nay em đã hồn thành khóa
luật tốt nghiệp đại học chuyên nghành kinh tế nông nghiêp với đề tài “Đánh giá
hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của hộ nông dân trên địa bàn xã Mỹ Bằng,
huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”
Em bày tỏ lời cả ơn đến T.s Nguyễn Tiến Thao người đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện báo cáo tốt nghiệp này.
Em vô cùng biết ơn các thầy cô trong bốn năm qua đã giảng dạy, hướng
dẫn truyền đạt tận tình những kiến thức chuyên ngành cho chúng em.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các chú các bác nơi em
thực tập, đã giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong suốt quá trình thực tập tại
phường.Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng báo cáo sẽ khơng tránh khỏi những
thiếu sót.
Em rất mong các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên đánh giá góp ý để
bài báo cáo này được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Mỹ Bằng, ngày

tháng

năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Xuân Hoa


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


MỤC LỤC
DANH LỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. ............................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 3
2.1 Mục tiêu chung. .............................................................................................. 3
2.2. Mục tiêu cụ thể. .............................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. ................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. ...................................................................... 3
4. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................................ 4
5. phương pháp nghiên cứu. .................................................................................. 4
5.1. phương pháp thu thập số liệu. ........................................................................ 4
5.2. Phương pháp phân tích xử lý số liệu. ............................................................. 5
6. Bố cục của khóa luận. ....................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. ............................................. 6
1.1 Cơ sở lý luận. .................................................................................................. 6
1.1.1 Khái niệm đánh giá. ..................................................................................... 6
1.1.2 Các loại đánh giá .......................................................................................... 6
1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè. ................................................... 8
1.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chè.................................................. 8
1.2.2 Những chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản
xuất chè................................................................................................................ 12
1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chè .................................................... 14
1.3.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới............................................. 14


1.3.2 Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ở tuyên quang. ..................... 16

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN XÃ MỸ BẰNG ....................................... 17
2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên..................................................................... 17
2.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................. 17
2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng.................................................................................. 17
2.1.3 Thời tiết khí hậu ......................................................................................... 19
2.1.4 Thủy văn ..................................................................................................... 19
2.1.5 Tài nguyên đất. ........................................................................................... 19
2.2 Đặc điểm về kinh tế-văn hóa- xã hội. ........................................................... 21
2.2.1 Đặc điểm tình hình dân số và lao động ...................................................... 21
2.2.2 Văn hóa, giáo dục. ...................................................................................... 22
2.2.3 Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 22
2.2.4 Tình hình phát triển kinh tế của địa phương .............................................. 23
2.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Mỹ Bằng ....... 24
2.3.1 Những thuận lợi.......................................................................................... 24
2.3.2 Những khó khăn ......................................................................................... 25
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
CỦA XÃ MỸ BẰNG .......................................................................................... 26
3.1 Thực trạng phát triển chè của xã Mỹ Bằng ................................................... 26
3.1.1 Thực trạng về diện tích, năng suất và sản lượng........................................ 26
3.2 HIệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn xã Mỹ Bằng .............................. 30
3.2.1 Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu. ................................................ 30
3.3 Mục tiêu và phương hướng phát triển. .......................................................... 51
3.3.1 Giải pháp cụ thể.......................................................................................... 51
KẾT LUẬN. ........................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .................................................................................. 56
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 57


DANH LỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới năm

2011 ..................................................................................................................... 14
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam giai đoạn 2015-2017 . 15
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất của xã Mỹ Bằng qua 2 năm 2016-2017 ......... 20
Bảng 2.3: Hiện trạng dân số, lao động của xã Mỹ Bằng năm 2017 ................... 21
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Mỹ Bằng ........................... 23
Bảng 3.3. Diện tích trồng chè của xã Mỹ Bằng qua 3 năm 2015-2017 .............. 26
Bảng. 3.4.Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh của xã Mỹ
Bằng trong 3 năm 2015- 2017 ............................................................................. 28
Bảng 3.5. Cơ cấu giống chè của nhóm hộ sản xuất chè xã Mỹ Bằng ................. 31
năm 2017 ............................................................................................................. 31
Bảng 3.6. Tình hình nhân lực của hộ sản xuất chè xã Mỹ Bằng Năm 2017....... 31
Bảng 3.7. Tình hình đất đai của hộ sản xuất chè xã Mỹ Bằng năm 2017........... 33
Bảng 3.8. Phương tiện sản xuất chè của hộ. ....................................................... 34
Bảng 3.9: Tình hình sản xuất chè của hộ trong xã Mỹ Bằng năm 2017 ............. 36
Bảng 3.10. Tổng hợp chi phí trồng mới và chi phí kiến thiết cơ bản của nhóm hộ
sản xuất chè xã Mỹ Bằng 2017 ........................................................................... 38
Bảng 3.11: Chi phí sản xuất chè của các hộ điều tra ở xã Mỹ Bằng năm 2017 . 40
Bảng 3.12: Kết quả sản xuất chè của hộ sản xuất chè xã Mỹ Bằng năm 2017 .. 42
Bảng 3.13: Hiệu quả sản xuất chè của hộ sản xuất chè xã Mỹ Bằng năm 2017 44
Bảng 3.14.Tình hình chế biến chè búp tươi của hộ sản xuất chè xã Mỹ bằng năm
2017 ..................................................................................................................... 46
Bảng. 3.15. Sự biến động giá cả tiêu thụ chè của xã Mỹ Bằng trong 3 năm 2015
-2017. ................................................................................................................... 48
Bảng 3.16. Tổng thu từ trồng trọt của các hộ sản xuất chè của xã Mỹ Bằng ..... 48
Bảng 3.17. Một số khó khăn của các hộ nơng dân sản xuất chè......................... 49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Diện tích đất đai hộ sản xuất chè xã Mỹ Bằng năm 2017 .............. 33

Biểu đồ 3.2. Phương tiện sản xuất của hộ sản xuất chè ...................................... 35
Biểu đồ 3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của hộ sản xuất chè xã Mỹ
Bằng Năm 2017 ................................................................................................... 36
Biểu đồ 3.4. Kết quả sản xuất chè của hộ ........................................................... 43
Biểu đồ 3.5: Tổng thu từ trồng trọt của các hộ trồng chè xã Mỹ Bằng năm 2017
............................................................................................................................. 49


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

BPTNN

Bộ nơng nghiệp phát triển nơng thơn

2

BQ

Bình qn

3

BVTV


Bảo vệ thực vật

4

DV

Dịch vụ

5

ĐVT

Đơn vị tính

6

CP

Cổ phần

7

HQKT

Hiệu quả kinh tế

8

KD


Kinh doanh

9

KHKT

Khoa học kỹ thuật

10

P max

Giá cao nhất

11

P min

Giá thấp nhất

12

PTNN

Phát triển nơng thơn

13

STT


Số thứ tự

14

SX

Sản xuất

15

TB

Trung bình

16

TT

Thị trường

17

TĐPTLH

Tốc độ phát triển liên hoàn

18

TKCB


Thiết kế cơ bản

19

UBND

Ủy ban nhân dân


ĐẶT VẤN ĐỀ
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Chè là cây công nghiệp lâu năm, được trồng khá phổ biến trên thế giới,

tiêu biểu là một số quốc gia thuộc khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản,
Việt Nam…..Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền. Có tác dụng giải khát, chống
lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ
tiêu hóa, chữa được một số bệnh đường ruột. trong chè có nhiều vitamin như:
vitamin A, vitamin B, vitamin C. Hiện nay, trên thế giới có 58 nước trồng chè,
trong đó có 30 nước trồng chè chủ yếu, 115 nước sử dụng chè làm đồ uống, nhu
cầu tiêu thụ chè trên thế giới ngày càng tăng. Đây chính là lợi thế tạo điều kiện
cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển.
Chè có nhiệm kỳ kinh tế dài, hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Trồng chè
khơng những góp phần nâng cao độ che phủ, bảo vệ đất mà cịn có tác dụng thu
hút lao động, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập tích cực thúc đẩy cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.
Việt Nam là một ttrong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho
cây chè phát triển. Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu, cây chè cho năng
suất sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế, tạo việc làm cũng như thu

nhập hàng năm cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi.
Cây chè đang được coi là cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung
du miền núi.
Năm 2016 tồn tỉnh Tun Quang có 8.859 ha chè.Tổng diện tích chè của
tồn xã Mỹ Bằng đến nay lên gần 647 ha, năng suất bình quân 15 tấn/ha, sản
lượng trên 8.500 tấn. Để cây chè thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn, mang lại
giá trị kinh tế cho bà con nơng dân, các đồn thể xã Mỹ Bằng đã tích cực phối
hợp với các cơ quan, ban ngành mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm
sóc, chế biến chè. Nhất là việc áp dụng sản xuất chè sạch, chế biến theo quy mô

1


hộ gia đình gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, qua các nguồn tín dụng ưu đãi
để giúp người nơng dân có thêm điều kiện phát triển cây chè.
Cùng với việc tích cực mở rộng diện tích, xã Mỹ Bằng cũng chú trọng đến
việc nâng cao chất lượng sản phẩm cây chè, nâng cao thu nhập cho người dân
thông qua việc xây dựng thương hiệu sản phẩm chè địa phương, và đã xây dựng
thương hiệu chè Bát tiên Mỹ Bằng.
Tuy nhiên, so với tiềm năng của địa phương, thì việc sản xuất chế biến
kinh doanh chè còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém.Sản xuất kinh doanh chè chưa
đạt được kết quả tương xứng với tiềm năng của địa phương; sản phẩm chè có
chất lượng và giá bán cao chưa nhiều.Phần lớn chè xuất khẩu là chè thô bán
thành phẩm, giá trị xuất khẩu ở mức thấp; tiến độ trồng thay thế diện tích chè
giống cũ, già cỗi, năng suất thấp còn chậm.
Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế sơ bộ của huyện thì cây chè là
cây cho thu nhập tương đối cao và ổn định so với các cây trồng khác. Vậy tại
sao diện tích trồng chè chưa được mở rộng như tiềm năng đất đai vốn có, tại sao
năng suất chất lượng và giá cả chè của xã còn thấp so với tiềm năng thế mạnh
của vùng. Mặt khác phương thức sản xuất của người dân cịn mang tính nhỏ lẻ

thủ cơng, dựa vào kinh nghiệm là chính. Việc sử dụng phân bón chưa hiệu quả,
cơ cấu giống còn nghèo nàn chủ yếu là giống chè trồng bằng hạt năng suất chất
lượng còn thấp, nhiều vùng trong xã chè ngày một xuống cấp đang rất cần có sự
quan tâm của các cấp chính quyền có liên quan.
Trước những thực tế đó, tơi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân trên xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn,
tỉnh Tuyên Quang”

2


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn xã
Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnhTuyên quang.Qua đó, đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây chè trên địa bàn xã.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễnvề sản xuất chè và hiệu quả kinh tế nói
chung, của cây chè nói riêng trong phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của xã Mỹ Bằng- huyện Yên Sơn- tỉnh
Tuyên Quang,
- Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở xã Mỹ
Bằng, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế về mặt hiệu quả sản xuất chè.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp kinh tế chủ yếu, nhằm phát
triển sản xuất chè ở xã Mỹ Bằng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu đề tài: Các vấn đề có liên quan đến q trình sản
xuất, kinh doanh chè của các hộ nông dân ở xã Mỹ Bằng thuộc huyện Yên Sơn,
tỉnh Tuyên Quang.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Nội dung nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào thực trạng sản xuất, kinh
doanh và hiệu quả sản xuất xuất, kinh doanh chè của các hộ nông dân trên địa
bàn xã Mỹ Bằng.
Không gian nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện tại xã Mỹ Bằng - huyện Yên Sơn- tỉnh Tuyên
Quang.

3


Thời gian nghiên cứu.
Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong giai đoạn 2015-2017, số
liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, khảo sát năm 2018.
4. Nội dung nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh chè.
- Đặc điểm cơ bản của xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang.
- Thực trạng phát triển sản xuất chè ở xã Mỹ Bằng, huyên Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang.
- Hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở xã mỹ bằng, chỉ ra những ưu điểm và
hạn chế về mặt hiệu quả sản xuất chè.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chè.
- Những giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của cây chè.
5. phương pháp nghiên cứu.
5.1. phương pháp thu thập số liệu.
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm,các tài liệu,báo cáo
của địa phương, từ các Sở, Ban,Ngành của tỉnh có liên quan và các nguồn tài

liệu khác như:Sách báo,tạp chí...
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các
thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào.
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:
Cây chè phân bố hầu hết ở các xã, huyện thị của tỉnh, qua phân ti lựa chọn
đề tài đã tổ chức thu thập số liệu và thông tin sơ cấp ở xã Mỹ Bằng vì đây là xã
có diện tích chè lớn, mặt khác cây chè được coi là một trong những cây trồng
chính của xã.
Chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho xã về điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hôi và đặc điểm khác của xã.
4


Phương pháp chọn mẫu điều tra.
Để có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế trong việc trồng chè tôi tiến
hành nghiên cứu chọn 3 thơn, xóm của xã Mỹ Bằng đó là: thơn 14, xóm lũng,
Đá Bàn 1. Trong mỗi thơn, xóm chọn ngẫu nhiên 20 hộ để tiến hành nghiên cứu
sâu, tổng mẫu điều tra là 60 hộ.
Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm
điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ
chè của hộ nông dân trên địa bàn xã Mỹ Bằng.
Phương pháp điều tra:Phương pháp điều tra trong bài là phương pháp
điều tra theo bảng hỏi được thiết kế trước.
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:thu thập thông tin qua các cán bộ
địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong
cộng đồng. Phương pháp này cho phép khai thác được những kiến thức bản địa
của người dân địa phương.
5.2. Phương pháp phân tích xử lý số liệu.
Phương pháp phân tổ Đề tài được phân tổ theo hai tiêu chí: hộ chuyên sản

xuấtchè và kiêm sản xuất chè.
Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp,tiến
hành phân loại,xắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông
tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập nên các bảng biểu.
Đối với thông tin sơ cấp: Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm
tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp,xử lý.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh được dùng để so sánh các chỉ tiêu giữa các nhóm hộ
chuyên và nhóm hộ kiêm.
6. Bố cục của khóa luận.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn xã Mỹ Bằng
Chương 3: Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất chè của xã Mỹ Bằng
5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
1.1 Cơ sở lý luận.
1.1.1 Khái niệm đánh giá.
- Đánh giá dự án là nhìn nhận và phân tích tồn bộ q trình triển khai
thực hiện dự án, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của
dự án trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.
- Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thơn bản
và những hộ trợ từ bên ngồi với những gì thực sự đã đạt được.
1.1.2 Các loại đánh giá
* Đánh giá tiền khả thi/khả thi
Đánh giá tiền khả thi là đánh tính khả thi của hoạt động hay dự án, để xem
xét liệu dự án hay hoạt động có thể thực hiện được hay không trong từng điều
kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức tài trợ thực hiện,

những tổ chức này sẽ phân tích các khả năng thực hiện của dự án hay hoạt động
để làm căn cứ duyệt hay không duyệt để đưa dự án vào thực hiện.
* Đánh giá định kỳ: là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh
giá tồn bộ các cơng việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá từng
cơng việc ở từng giai đoạn nhất định. Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp
dụng cho những dự án có thời gian thực hiện lâu dài. Hiệu quả
Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các kết quả hoạt động của các sựvật,
hiện tượng bao gồm: hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.
1.1.2.1 Hiệu quả kinh tế (HQKT)
* Một số lý luận chung về HQKT
- HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình khai thác hợp
lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người để phục vụ cho lợi ích của con
người.

6


- Các nhà sản xuất và nhà quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng của các
hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyênnguồn
lực nhất định tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn nhất. Nói cách
khác là ở một mức độ khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì phải làm thế
nào để chi phí sản xuất là thấp nhất.
Như vậy, q trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố
nguồn lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối
liên hệ này là thể hiện tính hiệu quả trong sản xuất, với cách xem xét này, có
nhiều ý kiến thống nhất với nhau về HQKT, có thể khái quát HQKT như sau:
+ HQKT được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được với chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố

nguồn lực đầu vào.
+ HQKT trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối (thương số)
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả xã hội
(HQXH)
HQXH của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, của bất kỳ mơ
hình nào thì đó chính là khả năng tạo việc làm thường xuyên, tạo có hội để mọi
người dân trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng nguồn thu nhập, khơng
ngừng nâng cao mứcsống cả về vật chất và tinh thần trên cơ sở đó thực hiện
cơng bằng dân chủ, cơng bằng xã hội.
1.1.2.2 Hiệu quả môi trường (HQMT)
HQMT trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi trường sinh
thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện, phát triển nông nghiệp nơng thơn theo
hướng phát bền vững. Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khai thác hợp lý
các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho các thế hệ
tương lai.
HQMT còn thể hiện là mơ hình khơng có tác động gây ô nhiễm môi
trường vừa ít hoặc không sử dụng các loại thuốc kích thích cũng như các loại
7


thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vì đây là ngun nhân chính gây nên sự ơ
nhiễm đối với môi trường sống hiện nay.
1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè.
Cây chè có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến địi hỏi phải có kỹ thuật khá
cao từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến và bảo quản. Vì thế để phát
triển ngành chè hàng hóa đạt chất lượng cao cần phải quan tâm, chú trọng từ
những khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý, loại bỏ dần
những phong tục tập quán trồng chè lạc hậu... Để tạo ra được những sản phẩm
hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các nhà đầu tư sản xuất
trong và ngoài nước. Nếu coi cây chè là cây trồng mũi nhọn thì cần phải thực

hiện theo hướng chuyên mơn hóa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
chè góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống người dân trông chè.
1.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chè
Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
+ Đất đai và địa hình: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sản
xuất nơng nghiệp nói chung và cây chè nói riêng. Đất đai là yếu tố ảnh hưởng
đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Yếu tố đất đai
cho phép quyết định chè được phân bổ trên những vùng địa hình khác
nhau.Muốn chè có chất lượng cao và hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở độ
cao nhất định. Đa số những nơi trồng chè trên thế giới thường có độ cao cách
mặt biển từ 500 -800m.So với một số cây trồng khác, cây chè yêu cầu về đất
không nghiêm ngặt. Nhưng để cây sinh trưởng tốt, có tiềm năng năng suất cao
thì đất trồng chèp hải đạt yêu cầu: đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu, chua và thốt
nước. Độ pH thích hợp là 4,5 -6, đất phải có độ sâu ít nhất là 60cm, mực nước
ngầm phải dưới 1m. Địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và chất
lượng chè. Chè trồng ở trên núi cao có hương vị thơm và mùi vị tốt hơn vùng
thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn ở vùng thấp.
+ Thời tiết khí hậu: Theo các tài liệu nghiên cứu thì yêu cầu tổng lượng
nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1.500 mm và mưa
8


phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng mưa của các tháng trong thời kỳ
chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh
trưởng khơng tốt. Độ ẩm khơng khí từ 70-90%, độ ẩm đất từ 70-80%, độ dốc đất
trồng chè không quá 30°. Ở nước ta chè thu hoạch nhiều vào tháng 5 đến tháng
10 trong năm.
Nhiệt độ khơng khí ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây chè.
Chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 10°C và trên 40°C.Nhiệt độ
thích hợp cho việc sinh trưởng là từ 22 đến 28°C.Mùa đông cây chè ngừng sinh

trưởng mùa xuân phát triển trở lại.Tuy nhiên các giống chè khác nhau thì sự
chống chọi với thời tiết cũng khác nhau.
Nhóm nhân tố về kỹ thuật
+ Ảnh hưởng của giống chè: Chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất dài,
giống chè tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất.để chọn được một
giống tốt theo phương pháp chọn dòng cần phải trải qua 7 bước:
1. Nghiên cứu vật liệu cơ bản.
2. Chọn hạt.
3. Lựa chọn trong vườn ươm.
4. Nhân giống hữu tính và vơ tính.
5. Chọn dịng.
6.Lựa chọn tiếp tục khi thu búp ở các dòng chọn lọc.
7. Thử nghiệm thế hệ sau: Lựa chọn thế hệ sau được tiến hành theo các
đặc tính của tính trạng bên ngoài của cây như: Thân, cành, lá, búp, hoa, quả.
+ Tưới nước cho chè: Chè là cây ưa nước, trong búp chè có hàm lượng
nước lớn, song chè rất sợ úng và không chịu úng. Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn cỗi,
hạn chế việc hút các chất dinh dưỡng từ đất, khô hạn lâu ngày sẽ làm giảm sản
lượng thậm chí cịn chết.
+ Mật độ trồng chè: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè
cho thích hợp, mật độ trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ giốc,điều kiện cơ
giới hóa.
9


+Đốn chè: Đốn chè là biện pháp kỹ thuật không những có ảnh hưởng đến
sinh trưởng phát triển của cây chè mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất,
chất lượng chè.
+ Đốn Phớt: Đốn hàng năm, đốn cao hơn vết đốn cũ 3 -5cm, khi cây chè
cao hơn 70cm thì hàng năm đốncao hơn vết đốn cũ 1 -2cm.
+ Đốn lửng: Đốn cách mặt đất 60 -65cm.

+ Đốn dàn: Đốn cách mặt đất 40 -50cm.
+ Đốn trẻ lại: Đốn cách mặt đất 10 -15cm.
+ Bón phân: Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng
nhằm tăng sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè. Đạm có
vai trị hàng đầu, sau đó đến Lân và Kali đối với sinh trưởng của chè nhỏ tuổi.
+ Hái chè: Thời điểm, thời gian và phương thức hái có ảnh hưởng đến
chất lượng chè nguyên liệu, hái chè gồm một tôm hai lá là nguyên liệu tốt cho
chế biến chè, vì trong đó chứa hàm lượng Polyphenol và Caphein cao, nếu hái
q già thì khơng những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng
phát triển của cây chè.
+ Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu: Nguyên liệu chè sau khi thu hái
có thể đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian nhưng không quá 10h do
nhà máy chế biến ở xa hoặc công suất máy thấp. Do vậy khi thu hái không để
dập nát búp chè.
+ Công nghệ chế biến: Tùy thuộc vào mục đích của phương án sản phẩm
mà ta có các quy trình cơng nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu
vào, quá trình chế biến gồm hai giai đoạn sơ chế và tinh chế thành phẩm.Chế
biến chè đengồm các công đoạn: Hái búp chè -Làm héo -Vị -Lên men -Sấy khơ
-Vị nhẹ -Phơi khơ.
Chế biến chè xanh: Là phương pháp chế biến được người dân áp dụng rất
phổ biến từ trước đến nay, quy trình gồm các công đoạn: từ chè búp xanh (1 tôm
2 lá) sau khi hái về đưa vào chảo quay xử lý ở nhiệt độ 1000 C với thời gian
nhất định rồi đưa ra máy vò để cho búp chè săn lại, đồng thời giảm bớt tỷ lệ
10


nước trong chè.Sau khi vò xong lại đưa chè vào quay xử lý ở nhiệt độ cho đến
khi chè khô hẳn (chú ý nhiệt độ phải giảm dần).
Chế biến chè vàng: Yêu cầu của việc chế biến khác với chè xanh và chè
đen, chè vàng là sản phẩm của một số dân tộc ít người trên các vùng núi cao,

được chế biến theo phương phápthủ cơng.
Nhóm nhân tố về kinh tế
+ Thị trường và giá cả: Kinh tế học đã chỉ ra 3 vấn đề kinh tế cơ bản: sản
xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Câu hỏi sản xuất cái gì
được đặt lên hàng đầu, buộc người sản xuất phải trả lời cho được, để trả lời câu
hỏi này người sản xuất tìm kiếm thị trường, tức là xác định được nhu cầu có khả
năng thanh tốn của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra được
người tiêu dùng chấp nhận ở mức độ nào, giá cả có phù hợp hay khơng, từ đó
hình thành mối quan hệ giữa cung và cầu một cách toàn diện.
Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng và tập trung vào hai loại chè chính là
chè đen và chè xanh.Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường chè cần lưu ý tới độ co
giãn cung cầu về chè.
Cuối cùng là vấn đề sản xuất cho ai?ở đây muốn đề cập tới khâu phân
phối. Hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ như thế nào?ai là người được hưởng lợi
ích từ việc sản xuất đó, cụ thể là bao nhiêu? Có như vậy mới kích thích được sự
phát triển sản xuất có hiệu quả.Do đó, việc ổn định giá cả và mở rộng thị trường
tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho ngành chè góp phần vào sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố ngành nông nghiệp.Để ổn định giá cả và mở rộng thị
trường chè, một yếu tố cần thiết là hệ thống đường giao thông.
+ Cơ cấu sản xuất sản phẩm: Đa dạng hố sản phẩm là quan điểm có ý
nghĩa thực tiễn cao, vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội. Đa dạng hoá sản
phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường và tiêu thụ được nhiều
sản phẩm hàng hoá nhưng đồng thời phải phát huy những mặt hàng truyền thống
đã có kinh nghiệm sản xuất, chế biến, được thị trường chấp nhận.

11


1.2.2 Những chỉ tiêu đánh giá về
v kết quả và hiệu quả kinh tếế trong quá trình

sản xuất chè.
Các chỉ tiêu phản
ản ánh tình
t
hình sản xuất của hộ.
* Tổng
ổng giá trị sản xuất (GO)
Tổng
ổng giá trị sản xuất
xuấ (GO) đượcxác định là giá trịị bằng tiền của to
toàn bộ
sản phẩm chè được
ợc sản xuất ra trên
tr một đơn vị diện tích.
Cơng thức:

Trong đó: GO: tổng
ổng giá
g trị sản xuất
Qi: khối lượng
ợng sản phẩm loại i
Pi: đơn giá sản
ản phẩm loại i
Chi phí trung gian: IC là tồn bộ
bộ những chi phí phục vụ q tr
trình sản xuất
của
ủa hộ (khơng bao gồm trong đó giá trị lao động, thuế, chi phí ttài chính, khấu
hao). Trong nơng nghiệp,
ệp, chi

ch phí trung gian bao gồm
ồm các khoản chi phí nguy
nguyên
nhiên vật liệu như: giống,
ống, phân bón,thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, cơng llàm đất,
hệ thống cung cấp nước…
ớc… ta có cơng thức: IC = ∑Cj
Trong đó: Cj: Các khoản
khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất
- Giá trị gia tăng: VA là phần giá trị tăng thêm của ngư
người tính theo cơng
thức: VA = GO – IC
Trong nền
ền kinh tế thị trường,
tr
người
ời sản xuất rất quan tâm đến giá trị gia
tăng. Nó thểể hiện kết quả của q trình
tr
đầu tư chi phí vật
ật chất vvà lao động vào
q trình sản xuất.
- Thu nhập
ập hỗn hợp: MI là
l phần
ần thu nhập thuần tuý của ng
người sản xuất,
bao gồm
ồm phần trả cơng lao động và
v phần lợi nhuận mà họọ có thể nhận đđược

trong một
ột chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp được
đ ợc tính theo cơng thức sau:
MI = VA - [A+T+L]
[A+T
Trong đó: A: Phần
ần giá
gi trị khấu hao tài sản cố định vàà chi phí phân bbổ.
W: Tiền
ền thuế (nếu có).
có)
12


L: Lao động thuê ngoài.
Cách xác định mức khấu hao cho 1 ha chè tính theo phương pháp khấu
hao bình quân theo thời gian: Việc lựa chọn chu kỳ kinh doanh chocây chè của
đề tài dựa trên nguyên tắc “chất đất, giống chè”,với đất tốt và những giống mới
cây chè có thể có chu kỳ kinh doanh từ 40 đến 60 năm.
Đối với đất xấu cây chè chỉ có chu kỳ kinh doanh từ 18 đến 20 năm.
- Tổng chi phí: TC bao gồm chi phí trung gian, khấu hao và thuế. Cây
trồng là nguồn lực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nên các chỉ tiêu phải thể
hiện được đầy đủ hiệu quả sản xuất, kết hợp hiệu quả sử dụng tổng hợp các
nguồn lực khác trong hộ nông dân.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè
Cây trồng là nguồn lực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nên các chỉ tiêu
phải thể hiện được đầy đủ hiệu quả sản xuất, kết hợp hiệu quả sử dụng tổng hợp
các nguồn lực khác trong hộ nông dân.
Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/ 1 đơn vị diện tích: Tổng giá trị sản xuất/ha
(GO/ha)

- Giá trị gia tăng/ha (VA/ha)
Chỉ tiêu hiệu quả vốn:
Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) Giá trị gia tăng/chi phí trung
gian (VA/IC)
Chỉ tiêu hiệu quả lao động.
Tổng giá trị sản xuất/lao động (GO/LĐ) Giá trị gia tăng/lao động (VA/LĐ)
Về giá cả sử dụng trong tính tốn: Sử dụng giá cả bình quân trên thị trường
trong thời gian nghiên cứu.

13


1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chè
1.3.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
Bảng 1.1. Diện tích,năng suất,sản lượng chè của một số nước trên thế giới
năm 2011
STT

Tên nước

Diện tích (ha) Năng suất (tạ khô/ha) Sản lượng khô (tấn)

1

Trung Quốc

943.100

8,70


821.000

2

Ấn Độ

445.000

18,98

845.500

3

Srilanka

210.600

14,39

303.230

4

Indonesia

116.200

13,67


158.843

5

Nhật Bản

47.000

20,21

95.000

6

Thái Lan

19.000

2,95

5.600

7

Việt Nam

102.000

9,51


97.000

8

Thế giới

2.460.982

12,99

3.196.880

(Nguồn: Theo FAO Start Citation 2011)
Bảng trên cho thấy Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế
giới, đạt 943.100 nghìn ha.Sau Trung Quốc là Ấn Độ đạt 445.000 nghìn
tấn.ViệtNam có diện tích chè đứng thứ 5 trên thế giới, 102.000 nghìn ha.Thái
Lan là nước có diện tích chè chè thấp nhất và đạt 19.000 nghìn ha.Tuy năng xuất
chè của Trung Quốc thấp nhưng diện tích nhiều nên sản lượng chè vẫn đạt mức
cao trên thế giới.
Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới.
Theo số liệu năm 2011, những thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với sản
phẩm chè xanh và chè đen là: Thị trường Nga (đã nhập khẩu trên 174.000 tấn,
Pakistan nhập khẩu 126.170 tấn, Hy Lạp nhập khẩu 81.700 tấn, Iran nhập khẩu
62.000 tấn, và Morocco nhập khẩu 58.000 tấn).
Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam và phương hướng phát
triển đến năm 2020.

14



Tình hình sản xuất chè tại Việt Nam.
Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều cơ chế chính sách đầu tư ưu
tiên phát triển cây chè.Cây chè được xem là cây trồng có khả năng xố đói, giảm
nghèo và làm giàu của nhiều hộ nơng dân. Do đó diện tích, năng suất và sản
lượng chè khơng ngừng tăng lên từ năm 2015 trở lại đây.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam giai đoạn 2015-2017
Diện tich

Năng suất

Sản lương

Xất khẩu

(1000ha)

(tạ khô/ha)

(1000 tấn)

(tấn khô)

2015

113,8

16,00

198,60


153,59

2016

114,9

17,53

200,47

159.36

2017

115,8

19,00

208,60

164,38

Năm

( Nguồn: số liệu thống kê của FAO năm 2017)
Diện tích, năng suất và sản lượng xuất khẩu chè giai đoạn này tăng trưởng
mạnh. Năm 2017 diện tích chè cho thu hoạch đã tăng lên đạt 115.800 ha, tăng
1,76% (tăng 2.000 ha) so với năm 2015; Năng suất bình qn đạt 19.00 tạ
khơ/ha; Sản lượng đạt 208.600 tấn khô, tăng 5,4% (tăng 10.000 tấn) so với năm
2015 (Bảng 1.2).

Tình hình tiêu thụ chè tại Việt Nam.
Hiện sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu "CheViet" đã được đăng ký và bảo
hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng
thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kimngạch xuất khẩu chè. Chè xanh,
chè đen vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tăng mạn. thị trường xuất
khẩu chè chủ yếu là Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Mỹ, Ba Lan…
Phương hướng phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2020
- Từ năm 2015 ổn định diện tích 135 ngàn ha, sản lượng chè búp tươi năm
2015 đạt 900 ngàn tấn, năm 2020 diện tích đất bố trí ổn định lâu dài 140 ngàn
ha, sản lượng chè búp tươi đạt 1 triệu tấn; xuất khẩu 120 ngàn tấn năm 2015 và
130 ngàn tấn năm 2020.
15


- Áp dụng quy trình sản xuất chè sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, sử
dụng các giống chè mới năng suất và chất lượng cao để trồng mới và trồng tái canh.
- Vùng sản xuất chính: Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc
Trung Bộ.
- Chế biến chè: Đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các nhà máy chè theo
hướng hiện đại, đạt tổng công suất 840.000 tấn búp tươi/năm; chế biến công
nghiệp 70% sản lượng chè búp tươi, với sản lượng 270.00 tấn chè khô. Chuyển
đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng: 55% chè đen và 45% chè xanh; đến năm 2020
giá chè Việt Nam xuất khẩu ngang bằng giá bình quân thế giới.
1.3.2 Tình hình sản xuất,chế biến và tiêu thụ chè ở tuyên quang.
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tỉnh và sự cố
gắng của người trồng chè, cây chè của Tuyên Quang đã có nhiều đổi thay cả về
số lượng và chất lượng. Năm 2016, toàn tỉnh có 8.859 ha chè, trong đó có 8.414
ha chè cho thu hoạch, năng suất chè bình qn tồn tỉnh 79 tạ/ha. Cơ cấu giống
chè có trên 15 giống, chủ yếu là giống chè Trung du, các giống chè lai, các

giống chè đặc sản nhập nội mới và giống chè Shan. Giá trị sản xuất nguyên liệu
đối với cây chè đạt 426.976 triệu đồng, chiếm 7,8% giá trị sản xuất lĩnh vực
trồng trọt của tỉnh. Đã có trên 830 ha, chiếm 9,5% diện tích chè tồn tỉnh được
cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế (RA, VietGAP).
Năm 2016, các cơ sở chế biến được 8.681 tấn chè thành phẩm, trong đó 5.121
tấn chè xanh, 3.560 tấn chè đen. Tiêu thụ đạt 8.098 tấn, trong đó nội tiêu 4.031
tấn, xuất khẩu 4.054 tấn. CáC Công ty CP chè Mỹ Lâm, Tân Trào, Sông Lô đã
chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực chế biến, xây dựng được thị
trường xuất khẩu ổn định; có 10 nhãn hiệu chè của các doanh nghiệp, hợp tác xã
được công nhận, nhiều sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa
chuộng như: Chè Vĩnh Tân, xã Tân Trào (Sơn Dương); chè Làng Bát, xã Tân
Thành (Hàm Yên); chè Bát Tiên xã Mỹ Bằng (Yên Sơn)... Thu nhập của người
trồng chè không ngừng được nâng lên.

16


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN XÃ MỸ BẰNG
2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.
2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Mỹ Bằng nằm ở phía Tây huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Cách
trung tâm huyện 30 km,
Phía Bắc giáp xã Bạch Hà, huyện n Bình, tỉnh n Bái;
Phía giáp xã Nhữ Hán, huyện n Sơn, Tỉnh Tun Quang;
Phía Đơng giáp xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang;
Phía Tây giáp thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Diện tích tự nhiên của xã: 3.209,9 ha, Đất nơng nghiệp: 2.655 ha; diện tích lúa:
423 ha, diện tích chè 647 ha, Còn lại đất rừng và cây hàng năm.
Xã Mỹ Bằng cách trung tâm chính trị- văn hóa- kinh tế của tỉnh 15km,

cách hà nội khoảng 160km, có đường QL37 chạy dọc theo chiều dài của xã, là
cửa ngõ giao lưu phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh và các huyện bạn
trong tỉnh.
2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng.
Địa hình đồi núi thấp và trung bình, địa thế nghiêng dần theo hướng Bắc
sang Nam. Độ cao phổ biến từ 40-250 m so với mực nước biển, chiếm khoảng
60% diện tích tự nhiên. Đất bằng phẳng, do phù sa tích tụ rất thích hợp cho việc
trồng lúa và cây lương thực khác, đất đồi thích hợp để trồng cây chè, cây ăn quả.
Có thể chia ra làm 3 vùng như sau:
+ Vùng trong: là vùng tương đối bằng phẳng gồm các thơn Thơn 14, Miếu
Trạm, Đồn Kết, Thơn 13, Mỹ Hoa, Đình Bằng, Thọ Bằng. Có diện tích tự
nhiên là 904,93 ha chiếm 28,19% diện tích tồn xã. Và đây là vùng trồng lúa
trọng điểm của xã với diện tích lúa ruộng tập trung là 451,23 ha.
+ Vùng ngoài: bao gồm các thôn Lũng, Lập Thành, Tân Thành, Đồng
Bao, Y Bằng, Ngịi, Có diện tích tự nhiên là 1.008,78 ha chiếm 31,43%diện tích
tồn xã. Vùng ngồi có mật độ dân cư thấp hơn vùng trong, đại bộ phận là người
17


Kinh có tập quán canh tác lúa nước và vườn đồi,vườn rừng,đời sống dân cư
khá hơn so với toàn vùng.
+ Vùng cao: Gồm các thôn Đá Bàn 1, Đá Bàn 2, quyết Thắng, Mỹ Bình,
Thơn 15, Cây Qt, Cây Qn, Đầu Núi, Đõ, Tân Bằng, Thơn 12, Tân Bằng. có
diện tích tự nhiên là 1.296,19 ha chiếm 40,38%diện tích tồn huyện. Vùng này
dân cư đông đúc đại bộ phận là đồng bào thiểu số: Cao Lan, Dao, Hơ- Mông...
tập quán canh tác lạc hậu, đời sống cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ
sở hạ tầng yếu kém... nhưng tiềm năng đất đai, lâm sản, khống sản có khả năng
huy động vào phát triển kinh tế thời gian tới tương đối khá.
Theo điều tra thổ nhưỡng của Sở Tài ngun Mơi trường tỉnh Tun
quang cơ bản có các loại đất như:

- Đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét: đất này được hình thành trên
địa hình cao, độ dốc khá lớn.Đất có màu đỏ vàng và đất sỏi cơm rất thich hợp
cho cây chè cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt mà ở nhưng nơi khác
khơng có được. Tuy nhiên có nhiều diện tích đất đang bị rửa trơi, xói mịn khá
mạnh vào mùa mưa do địa hình có độ dốc lớn và q trình khai thác rừng thời
gian trước chưa hợp lý làm mất đi lớp thảm thực vật che phủ. Hàm lượng các
chất dinh dưỡng trong đất nghèo, đất đã và đang bị suy giảm, nhiều chỗ đã trở
thành đất trống, đồi trọc. Do đó có các phương pháp sản xuất thích hợp để chăm
sóc, bảo vệ và cải tạo đất trồng chè được tốt tốt hơn nhất là về độ mùn của đất,
nó có nghĩa quan trong trong việc cải tạo đất và duy trì được độ phì nhiêu, cho
nên phải bón phân hợp lý để cải tạo độ mùn cho đất.
- Đất phù sa trên nền Feralit là sản phẩm bồi tụ của con sông hiên phù hợp
cho cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất thung lũng và dốc tụ: Đất này hình thành ở địa hình thấp và lịng
chảo,do q trình tích tụ các sản phẩm phong hóa, rửa trôi từ các khu đồi núi xuống.

18


2.1.3 Thời tiết khí hậu
Khí hậu của xã Mỹ Bằng đặc điểm khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chịu ảnh
hưởng của lục địa Bắc Á Trung Hoa, có 4 mùa rõ rệt, mùa đông phi nhiệt đới
lạnh - khô hạn, mùa hè nóng ẩm-mưa nhiều, mùa xuân và mùa thu ngắn, mang ý
nghĩa chuyển tiếp giữa 2 mùa chính là đơng và hè. Lượng mưa trung bình hàng
năm đạt 1.295-2.266 mm. Nhiệt độ trung bình 22°-23 °C.Độ ẩm bình quân năm
là 81%.
2.1.4 Thủy văn
Mỹ bằng có con sơng Chảy chảy qua, có hệ thống suối chằng chịt chạy
dọc theo xã. Hàng năm vào mùa mưa thường xảy ra các trận lũ quét lớn từ tháng
7 đến tháng 9 đã làm sạt lở và làm trơi diện tích đất sản xuất, đặc biệt là những

khu vực dọc theo hai bên sông Chảy. Hệ thống suối và dịng sơng chảy là nguồn
nước mặt cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp trong đó có cây chè.
2.1.5 Tài nguyên đất.
Đất đai là yếu tố quan trọng đối với các ngành sản xuất, đặc biệt là phát triển
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần thúc đẩy q trình thực
hiện sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Tổng diện tích đất tự nhiên tồn xã năm 2017 là 3266,3 ha, trong đó đất lâm
nghiệp là 1248,3 ha chiếm 38,22%,tiếp sau đó đất nơng nghiệp là 2679,8 ha
chiếm 82,04% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Đất trồng chè năm
2017 là 647 ha chiếm 93,33% đất trồng cây lâu năm và chiếm 24,14% trong diện
tích đất nơng nghiệp. Đất chun dung là 260,3ha chiếm 7,97%, đất chưa sử
dụng 91,1 ha chiếm 2,79% (Bảng 2.2).

19


×