Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm hạ giá thành sản phẩm xi măng của công ty cổ phần xi măng sài sơn hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.01 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

---***---

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
XI MĂNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN-HÀ TÂY

Ngành học : Quản trị kinh doanh
Mã ngành : 401

Giáo viên hướng dẫn : Th.S. Lê Đình Hải
Sinh viên thực hiện
Khố học

HÀ TÂY, 2008

: Đỗ Bích Thuỷ
: 2004 - 2008


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 4
1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh ..................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh ................................................. 4
1.1.2. Phân loại chi phí .................................................................................... 4
1.1.3. Đối tượng, phương pháp và trình tự hạch tốn chi phí sản xuất ........... 6
1.2. Giá thành và giá cả sản phẩm ................................................................... 8


1.2.1.Giá thành sản phẩm ................................................................................ 8
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất, giá thành và giá bán sản phẩm....... 14
1.3.1.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành................................... 14
1.3.2. Mối quan hệ giữa chi phí và giá cả...................................................... 14
1.3.3.Mối quan hệ giữa giá cả và giá thành sản phẩm .................................. 15
1.4. Phương hướng và một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm .................. 15
1.4.1.Phương hướng hạ giá thành sản phẩm ................................................. 15
1.4.2.Một số biện pháp chủ yếu hạ giá thành sản phẩm................................ 15
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN ........................... 20
2. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty........................................ 20
2.2. Điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội...................................................... 21
2.2.1.Vị trí địa lý............................................................................................ 21
2.2.2. Khí hậu thời tiết ................................................................................... 21
2.2.3. Dân sinh kinh tế................................................................................... 21
2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty........................................... 22
2.3.1. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty ............................... 22
2.3.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức lao động ............................. 22
2.3.3. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Cơng ty.......................................... 26
2.4. Những thuận lợi, khó khăn ..................................................................... 30
2.4.1. Thuận lợi.............................................................................................. 30

65


2.4.2. Khó khăn.............................................................................................. 30
2.5. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty.................................. 31
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIÁ THÀNH VÀ HẠ GIÁ THÀNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN ............................................ 32
3.1. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ............................... 32

3.1.1. Kết quả sản xuất kinh bằng chỉ tiêu hiện vật....................................... 32
3.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị ............................... 33
3.2. Phân tích tình hình biến động tổng giá thành sản phẩm xi măng .......... 37
3.2.1. Phân tích tình hình biến động tổng giá thành tồn bộ của xi măng
PCB30............................................................................................................ 37
3.2.2. Phân tích tình hình biến động tổng giá thành tồn bộ xi măng PCB40
....................................................................................................................... 37
3.3. Phân tích tình hình biến động theo khoản mục giá thành đơn sản phẩm38
3.3.1.Phân tích sự biến động theo khoản mục GTĐVSP xi măng PCB30 ... 38
3.3.2. Phân tích sự biến động theo khoản mục GTĐVSP xi măng PCB40... 42
3.4. Phân tích tình hình biến động một số khoản mục chi phí trong GTĐVSP
....................................................................................................................... 44
3.4.1.Phân tích sự biến động chi phí nguyên vật liệu chính trong GTĐVSP 44
3.5. Phân tích tình hình sử dụng lao động của Cơng ty................................. 47
3.6. Phân tích tình sử dụng cơng suất máy móc thiết bị................................ 49
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM LÀM HẠ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM XI MĂNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN .. 51
4.1. Những thành công và tồn tại của Công ty trong công tác tiết kiệm chi phí
sản xuất, hạ giá thành sản phẩm .................................................................... 51
4.2. Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm xi măng của Công ty.......................................................... 53
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 63

66


ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh trong
DN là tìm kiếm lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận, cịn khách hàng lại mong
muốn tìm được những sản phẩm thỏa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của mình

với chi phí bỏ ra là nhỏ nhất. Vậy các DN phải giải quyết những mâu thuẫn này
như thế nào? Làm sao để có được lợi nhuận cao mà vẫn thỏa mãn tốt nhu cầu
của người tiêu dùng.
Đứng trước những yêu cầu của cơ chế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, để
đạt được lợi nhuận cao nhất, bất kỳ DN nào cũng phải quan tâm đến vấn đề
hiệu quả kinh doanh mà trong đó việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu. Giá thành là cơ sở và là
điều kiện để xác định giá bán hợp lý, do vậy để tồn tại và phát triển, ngoài việc
phải đưa ra các loại sản phẩm có chất lượng tốt, các Cơng ty cần tìm mọi cách
để giá bán sản phẩm phải thấp hơn giá của sản phẩm cùng loại nhằm tạo nên
sức cạnh tranh lớn.
Với tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây,
đời sống của người dân được nâng cao nhiều, do đó nhu cầu sử dụng các dịch
vụ cũng tăng. Hiệp hội xi măng Việt Nam đưa ra dự báo rằng nhu cầu xi măng
trong những năm tới vẫn tiếp tục tăng do Việt Nam vừa gia nhập WTO nên có
nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế và phát triển đất nước, nhất là
mức đầu tư cho xây dựng ngày càng tăng.
Nhận thức được tiềm năng của thị trường xi măng Việt Nam, Công ty
Cổ phần xi măng Sài Sơn không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất nhằm nâng
cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, Công ty đã đạt
được những thành tựu nhất định, sản phẩm của Cơng ty đã có uy tín trên thị
trường. Có được kết quả đó là do cơng ty ln chú trọng đến việc tìm biện pháp
để hạ giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, việc tìm hiểu và đánh giá những thành công và
tồn tại trong công tác tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm của Công ty
1


Cổ phần xi măng Sài Sơn là rất cần thiết. Vì vậy tơi thực hiện đề tài nghiên
cứu: “Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm hạ giá thành sản phẩm xi

măng của Công ty Cổ phần xi măng Sài Sơn-Hà Tây”.
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của Cơng ty Cổ phần
xi măng Sài Sơn- Hà Tây trong 3 năm 2005-2007.
- Đánh giá thực trạng và kết quả của cơng tác tiết kiệm chi phí sản xuất
của Cơng ty.
- Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm hạ giá thành sản phẩm xi măng
của Công ty.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh và cơng tác tiết kiệm chi phí,
hạ giá thành sản phẩm của Công ty.
- Thời gian: nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong
3 năm 2005-2007.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa
+ Kế thừa các tài liệu đã có về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
+ Kế thừa các số liệu và báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần xi măng Sài Sơn-Hà Tây.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
Thu thập số liệu từ các phịng ban về tình hình sản xuất kinh doanh nói
chung và cơng tác tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nói riêng:
+ Phịng Tài chính-Kế tốn: báo cáo B01, B02DN.
+ Phòng Kế hoạch kỹ thuật: Kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao
nguyên vật liệu, công suất máy móc thiết bị,…
+ Phịng tổ chức hành chính: số lượng lao động, chính sách tiền lương,
tiền thưởng.

2



- Phương pháp thống kê và phân tích kinh tế
+ Điều tra, thu thập số liệu, tính tốn các chỉ số thống kê.
+ Phân tích tài liệu trên cơ sở nghiên cứu mức độ ảnh hưởng, tình hình
biến động của hiện tượng.
+ Phương pháp tính chỉ số tốc độ phát triển liên hồn và tốc độ phát triển
bình qn.
- Phương pháp chuyên gia
+ Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý.
+ Trao đổi ý kiến với cán bộ công nhân viên trong Cơng ty.
* Kết cấu của khóa luận gồm 4 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận
Phần II: Đặc điểm cơ bản của Công ty Cổ phần xi măng Sài Sơn-Hà
Tây
Phần III: Thực trạng vấn đề giá thành và hạ giá thành tại Công ty Cổ
phần xi măng Sài Sơn
Phần IV: Đề xuất một số biện pháp nhằm làm hạ giá thành sản phẩm xi
măng của Công ty Cổ phần xi măng Sài Sơn

3


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh
Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền
với sự vận động và tiêu hao của 3 yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Các
yếu tố đó là: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình
sản xuất hàng hố cũng chính là q trình kết hợp và tiêu hao của 3 yếu tố này,
vì vậy để tạo nên sản phẩm hàng hoá người sản xuất phải bỏ ra các chi phí về
tư liệu lao động, đối tượng lao động, trả thù lao lao động và sự hình thành nên

các chi phí để tạo ra các sản phẩm hàng hố là tất yếu khách quan.
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ các hao phí
về lao động sống và lao động vật hố mà DN phải bỏ ra có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Như vậy, thực chất chi phí là sự chuyển dịch giá trị các yếu tố sản xuất vào
sản phẩm hàng hố được thực hiện trong kỳ. Chi phí sản xuất kinh doanh phát
sinh có tính chất thường xun và gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh
của DN, nó là nhân tố cơ bản để xác định giá thành sản phẩm.
1.1.2. Phân loại chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản, chúng khác
nhau cả về nội dung, tính chất, cơng dụng, và vai trị,....trong q trình kinh
doanh. Để thuận lợi cho cơng tác quản lý và hạch tốn chi phí, cần thiết phải
tiến hành phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau.
Có nhiều cách phân loại chi phí, mỗi cách phân loại đáp ứng cho các mục
đích khác nhau dưới góc độ khác nhau như quản lý, hạch tốn, kiểm tra, kiểm
tốn, phân tích chi phí,... Vì vậy mỗi cách phân loại tồn tại, bổ sung và giữ vai
trò nhất định trong quản lý sản xuất và giá thành sản phẩm.

1.1.2.1.Phân loại chi phí theo yếu tố

4


Là cách sắp xếp các chi phí có cùng tính chất kinh tế mà không xét đến
công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của chi phí. Theo phương pháp này chi
phí sản xuất kinh doanh được chia thành 8 yếu tố sau:
- Ngun vật liệu chính mua ngồi
- Vật liệu phụ mua ngoài
- Nhiên liệu mua ngoài
- Năng lượng mua ngoài

- Tiền lương, bao gồm tất cả các khoản tiền dùng để trả lương, tiền công
cho tất cả lao động của DN, kể cả lao động trực tiếp và gián tiếp
- BHXH, BHYT, KPCĐ
- Khấu hao TSCĐ
- Các chi phí khác bằng tiền, gồm tất cả các chi phí bằng tiền phục vụ cho
sản xuất kinh doanh của DN mà chưa được xếp vào 7 yếu tố trên.
1.1.2.2.Phân loại chi phí theo khoản mục
Để thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm, cách phân loại này dựa
vào công dụng kinh tế, địa điểm phát sinh và mức phân bổ chi phí cho từng đối
tượng để sắp xếp chi phí vào những khoản mục nhất định, bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất
- Vật liệu phụ dùng vào sản xuất
- Nhiên liệu dùng vào sản xuất
- Năng lượng dùng vào sản xuất
- Tiền lương chính phụ của công nhân trực tiếp sản xuất
- BHXH, BHYT, KPCĐ của cơng nhân trực tiếp sản xuất
- Chi phí sử dụng MMTB trực tiếp dùng vào sản xuất
- Chi phí quản lý phân xưởng
- Chi phí quản lý DN
- Chi phí bán hàng
- Chi phí ngồi sản xuất

5


1.1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với q trình sản xuất
- Chi phí trực tiếp: là chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất từng
loại sản phẩm cụ thể, và chúng được tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm
thơng qua các định mức và tiêu chuẩn như: chi phí nguyên vật liệu, năng lượng,
tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, ….

- Chi phí gián tiếp: là chi phí khơng liên quan trực tiếp đến một loại sản
phẩm cụ thể nào, mà liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm khác
nhau.Vì vậy, để tính giá thành từng loại sản phẩm người ta phải phân bổ chi phí
này theo một hệ số nhất định.
1.1.2.4. Phân loại chi phí theo quan hệ của chúng với sản phẩm sản xuất
- Chi phí bất biến: là những khoản chi phí mà tổng số của chúng không
thay đổi hoặc thay đổi chậm hơn so với sự thay đổi của sản lượng sản phẩm sản
xuất ra của DN.
- Chi phí khả biến: là chi phí mà tổng số của chúng thay đổi tỷ lệ với sự
thay đổi của sản lượng sản phẩm sản xuất ra của DN. Thơng thường chi phí khả
biến bao gồm các khoản chi phí trực tiếp của DN.
1.1.3. Đối tượng, phương pháp và trình tự hạch tốn chi phí sản xuất
1.1.3.1. Đối tượng hạch tốn chi phí sản xuất
Xuất phát từ đặc điểm về tổ chức sản xuất và quy trình cơng nghệ trong
DN sản xuất cơng nghiệp thì đối tượng hạch tốn chi phí sản xuất có thể là từng
phân xưởng sản xuất, từng đơn đặt hàng, từng giai đoạn sản xuất và cũng có thể
là từng nhóm hoặc loại sản phẩm được sản xuất.
Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm và yêu cầu quản lý thì đối tượng tính giá
thành có thể là sản phẩm hồn chỉnh, bán thành phẩm, chi tiết sản phẩm hoặc
cũng có thể là sản phẩm quy đổi, hoặc là giá thành 1 đồng, 1000 đồng giá trị
sản phẩm được tiêu thụ.

1.1.3.2. Phương pháp hạch tốn chi phí sản xuất

6


Phương pháp hạch tốn chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống
các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất
trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Bao gồm các phương

pháp hạch tốn chi phí như sau: hạch tốn chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt
hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm,...
Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch tốn chi phí sản xuất là kế
tốn mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch tốn chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã
xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng
tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp này biểu hiện đối
tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí.
1.1.3.3. Trình tự hạch tốn chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của DN gồm nhiều loại với tính chất và nội dung khác
nhau, phương pháp hạch tốn và tính nhập chi phí vào giá thành sản phẩm cũng
khác nhau. Khi phát sinh, trước hết chi phí sản xuất được biểu hiện theo yếu tố
chi phí rồi mới được biểu hiện thành các khoản mục giá thành sản phẩm. Trình
tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng DN, và mối
quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong DN, vào trình độ quản lý
và hạch tốn,...
Có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước sau:
- Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng
sử dụng.
- Bước 2: Tính tốn và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh cho
từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn
vị lao vụ.
- Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có
liên quan.
- Bước 4: Xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, tính ra tổng
giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.

7


Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong kinh doanh mà

nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau.
1.2. Giá thành và giá cả sản phẩm
1.2.1.Giá thành sản phẩm
1.2.1.1.Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí
về lao động sống và lao động vật hố để hồn thành việc sản xuất và tiêu thụ
một loại sản phẩm nhất định.
1.2.1.2. Ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành sản phẩm
- GTSP là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ
quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của DN, do đó nó là cơ sở để xác định
hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
- GTSP là chỉ tiêu tổng hợp vì mọi chi phí hoạt động sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm đều được tập hợp và phản ánh trong giá thành.
- GTSP là một trong những chỉ tiêu chủ yếu dùng để đánh giá hiệu quả
kinh tế của các biện pháp tổ chức kỹ thuật khi lựa chọn phương án.
- GTSP là một trong những căn cứ để định giá bán, cho nên hạ giá thành
sản phẩm tạo điều kiện cho DN thực hiện chính sách giá cả linh động và có
hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu tối đa hố lợi nhuận tồn DN.
- Hạ giá thành sản phẩm đi đôi với cải tiến và nâng cao chất lượng sản
phẩm làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
1.2.1.3. Phân loại giá thành
Để giúp cho việc nghiên cứu, tính tốn cũng như kế hoạch hoá được giá
thành và quản lý giá thành có hiệu quả, cần phải phân biệt các loại giá thành
khác nhau. Có 2 cách phân loại chủ yếu:
a. Xét theo thời điểm tính và cơ sở số liệu tính giá thành
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất
kế hoạch và khối lượng kế hoạch, dựa vào các định mức và dự tốn chi phí của
kỳ kế hoạch trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Giá thành kế hoạch là chỉ

8



tiêu phấn đấu, là căn cứ để so sánh đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế
hoạch của DN.
- Giá thành định mức: là giá thành được tính tốn trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và
thường được tính cụ thể cho từng sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ
quản lý định mức, giúp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà
DN đã thực hiện trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh.
- Giá thành thực tế: là giá thành được tính tốn trên cơ sở số liệu chi phí
sản xuất thực tế đã phát sinh sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. Đây
là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của DN trong việc tổ
chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất
sản phẩm.
b. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả
các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất hoàn thành sản phẩm trong
phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất. Đây là căn cứ để tính giá vốn hàng bán,
lãi gộp ở các DN sản xuất.
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các
khoản chi phí phát sinh có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đây là căn cứ để xác định lợi nhuận trước thuế của DN. Giá thành tiêu thụ sản
phẩm được tính theo cơng thức:
Giá thành
tồn bộ
sản phẩm

Giá thành
=


Chi phí

sản xuất
sản phẩm

+

quản lý
DN

Chi phí
+

bán hàng

1.2.1.4. Các phương pháp xác định giá thành sản phẩm
a. Phương pháp hệ số
- Phương pháp này được áp dụng trong các DN mà trong cùng một quá
trình sản xuất sử dụng cùng một thứ nguyên liệu và cùng một lượng lao động
nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trường hợp này

9


khơng tập hợp riêng chi phí cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp cho
cả quá trình sản xuất.
- Theo phương pháp này trước hết kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi để
qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí phát
sinh liên quan đến giá thành các loại sản phẩm tính ra giá thành sản phẩm gốc
và giá thành từng loại sản phẩm.

Giá thành đơn vị sản phẩm gốc =
Tổng giá thành
sản xuất của =
các
loại sản phẩm

Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi

Giá trị sản
phẩm dở
dang đầu kỳ

+

Tổng chi phí
sản xuất phát
sinh trong kỳ

-

Giá trị sản
phẩm dở
dang cuối kỳ

n

Q0 = ∑ Qi H i
i =1


Trong đó: Qo là tổng số sản phẩm gốc đã qui đổi
Qi là số lượng sản phẩm loại i
Hi là hệ số qui đổi sản phẩm loại i
Giá thành
Giá thành
đơn vị sản
= đơn vị sản x Hi
phẩm loại i
phẩm gốc
b. Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Phương pháp này áp dụng trong các DN sản xuất giản đơn, ít mặt hàng
nhưng sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Đối tượng kế tốn
chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm riêng biệt.
Tổng giá thành

Giá trị sản

Tổng chi phí

Giá trị sản

sản xuất của sản =
phẩm dở
+ sản xuất phát phẩm dở
phẩm hoàn thành
dang đầu kỳ
sinh trong kỳ
dang cuối kỳ
c. Phương pháp tỷ lệ chi phí: phương pháp này áp dụng trong các DN sản xuất
nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau, để giảm bớt khối lượng

hạch tốn kế tốn thường tập hợp chi phí sx theo nhóm sản phẩm cùng loại.

10


Giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm
từng loại

Giá thành kế hoạch
(hoặc định mức)
ĐVSP từng loại

=

x Tỷ lệ chi phí

Tổng GT thực tế của tất cả các loại sản phẩm

Tỷ lệ chi phí =

Tổng GT kế hoạch (hay định mức) của tất cả sản phẩm
d. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

x 100

Phương pháp này áp dụng trong các DN mà trong cùng một quá trình sản
xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được cịn có thể thu được các sản phẩm
phụ. Để tính giá trị sản phẩm chính thì kế tốn phải loại trừ giá trị sản phẩm
phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được

xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng được, giá ước tính,
giá nguyên liệu ban đầu,...
Tổng

Giá trị sản

giá thành
= phẩm chính
SPchính
DD đầu kỳ
e. Phương pháp phân bước

Tổng CPSX
+

phát sinh
trong kỳ

GTSP phụ
-

thu hồi
ước tính

GTSP chính
-

dở dang cuối
kỳ


Phương pháp này áp dụng trong các DN có quy trình cơng nghệ phức tạp,
sản phẩm sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến. Theo phương pháp này chi phí
phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng chi phí
sản xuất chung sau khi tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước
theo tiêu thức phù hợp.
- Tính giá thành phân bước theo phương án hạch tốn có bán thành phẩm:
phương án hạch tốn này áp dụng cho các DN có u cầu hạch tốn kinh tế nội
bộ cao hoặc bán thành phẩm được bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án này
là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn cơng nghệ, trị giá thành phẩm
của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và
được phản ánh theo từng khoản mục chi phí.
- Tính giá thành phân bước theo phương án khơng có bán thành phẩm: phương
pháp này áp dụng cho các DN mà yêu cầu hạch tốn kinh tế nội bộ khơng cao
hoặc bán thành phẩm khơng bán ra ngồi. Theo phương án này kế tốn khơng

11


cần tính giá thành bán thành phẩm hồn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính
giá thành thành phẩm hồn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu
chính và các chi phí chế biến khác trong giai đoạn cơng nghệ.
f. Tính giá thành theo định mức
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự
tốn về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của
từng loại sản phẩm đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so
với định mức
Giá thành
thực tế

=


Giá thành
định mức

±

Chênh lệch
do thay đổi

Chênh lệch
±
so với

sản phẩm
sản phẩm
định mức
định mức
Trong đó chênh lệch so với định mức bao gồm những chi phí phát sinh ngồi
phạm vi định mức và dự tốn.
Chênh lệch so với định mức = chi phí thực tế - Chi phí định mức
Ngồi ra cịn có một số phương pháp tính giá thành khác như: tính giá
thành theo phương pháp cộng chi phí, theo đơn đặt hàng,... Mỗi DN tuỳ theo
đặc điểm sản xuất và trình độ quản lý có thể lựa chọn phương pháp tính giá
thành sao cho phù hợp, đảm bảo tính khoa học, chính xác giúp cho DN ln có
được thơng tin một cách cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh của DN mình..
1.2.2.Giá cả sản phẩm
1.2.2.1.Khái niệm
Giá cả mang nhiều tên gọi khác nhau, nhưng tùy từng hoạt động, từng
đối tượng cụ thể mà nó được hiểu theo những nghĩa nhất định.
- Với hoạt động trao đổi: Giá cả được hiểu là mối trao đổi tương quan

trên thị trường. Theo định nghĩa này thì giá cả là biểu tượng giá trị của sản
phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đổi.
- Với người mua: giá cả của một loại hàng hoá dịch vụ là khoản tiền mà
người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm
đó

12


- Với người bán: giá cả của một hàng hoá dịch vụ là khoản thu nhập mà
người bán có thể nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó.
1.2.2.2.Các phương pháp định giá
a. Định giá dựa vào chi phí
- Định giá theo cách cộng lãi vào giá thành
Công thức xác định giá cộng lãi vào giá thành là:
Giá dự kiến = Giá thành sản phẩm + Lãi dự kiến
Mức lãi dự kiến có thể tính theo giá thành đơn vị sản phẩm hoặc cũng có thể
tính theo giá bán.
Phương pháp này chỉ thích hợp khi mức giá dự kiến trên thực tế đảm bảo
được mức tiêu thụ dự kiến, kinh doanh trong ngành ở trạng thái ổn định.
- Định giá theo lợi nhuận mục tiêu và phương pháp hoà vốn
+ Định giá theo tỷ suất lợi nhuận mục tiêu: là phương pháp xác định giá trên cơ
sở đảm bảo tỷ suất lợi nhuận mục tiêu trên vốn đầu tư.
Công thức xác định giá theo lợi nhuận mục tiêu:
Giá =

Lợi nhuận mong muốn tính trên vốn đầu tư

Chi phí đơn vị +


Số lượng sản phẩm tiêu thụ

+ Phương pháp hoà vốn: Để có thể linh hoạt hơn trong việc đưa ra các mức giá
bán, tương ứng với các khối lượng bán có thể có và để đạt được tổng lợi nhuận
mục tiêu mong muốn, người làm giá có thể có thể sử dụng phương pháp này.
Cơng thức tính:
Khối lượng bán đạt
lợi nhuận mục tiêu

=

Σ Chi phí cố định + Σ Lợi nhuận mục tiêu
Giá - Chi phí biến đổi đơn vị

b. Định giá theo giá trị cảm nhận
Các DN định giá bán của mình căn cứ vào cảm nhận của người mua về giá
trị chứ khơng phải chi phí mà họ bỏ ra để sản xuất sản phẩm.
c. Định giá theo mức giá hiện hành hay định giá cạnh tranh
Khi xác định giá theo mức giá hiện hành, các DN sẽ lấy giá của đối thủ
cạnh tranh làm cơ sở. Họ ít quan tâm đến chi phí sản xuất sản phẩm và cầu thị

13


trường. Giá bán sản phẩm của DN có thể định cao hơn, thấp hơn, hoặc ngang
bằng với giá của đối thủ cạnh tranh.
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các trường hợp như chi phí
khó xác định hay phản ứng cạnh tranh không chắc chắn.
d- Định giá đấu thầu: đây là phương pháp xảy ra trong các trường hợp các DN
đấu thầu cơng trình. Giá đấu thầu thuộc loại giá cạnh tranh.

Các DN định giá dựa trên cơ sở dự đoán các đối thủ cạnh cạnh tranh sẽ định giá
là bao nhiêu chứ không phải dựa trên chi phí.
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất, giá thành và giá bán sản phẩm
1.3.1.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt biểu hiện của q trình
sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau, giống nhau về chất đó là: chúng
đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hố của DN. Tuy nhiên
giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau trên các phương
diện sau:
- Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ, cịn nói
đến giá thành là xem xét, đề cập đến mối quan hệ của chi phí đến q trình
cơng nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm mà đã hoàn thành.
- Về mặt lượng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau
khi có sản phẩm dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ.
Như vậy, chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở, căn cứ để tính giá thành sản
phẩm cơng việc, lao vụ đã hồn thành. Sự tiết kiệm hoặc lãng phí của DN về
chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành tăng hay hạ. Quản lý giá
thành phải gắn liền với quản lý chi phí.
1.3.2. Mối quan hệ giữa chi phí và giá cả
Giá bán có quan hệ hữu cơ với chi phí sản xuất. Giá bán được hình thành
trên cơ sở cơ cấu chi phí sản xuất sản phẩm. Mặt khác, chi phí sản xuất khơng
phải là một con số độc lập với giá bán mà nó phụ thuộc một phần vào giá bán
vì giá bán có ảnh hưởng đến khối lượng bán, khối lượng bán có ảnh hưởng đến

14


chi phí đơn vị sản phẩm. Do đó, quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá bán khơng
chỉ là một chiều mà là quan hệ biện chứng. Khi xác định giá bán sản phẩm các
DN buộc phải tính đến cơ cấu chi phí sản xuất tức là quan hệ giữa tổng chi phí

và các bộ phận của nó với khối lượng sản xuất cũng như chi phí sản xuất đơn vị
sản phẩm.
1.3.3.Mối quan hệ giữa giá cả và giá thành sản phẩm
Giá thành là mức giá thấp nhất mà DN có thể bán ra để hồ vốn cịn giá thị
trường là giá cao nhất mà DN có thể bán ra để thu được lợi nhuận cao nhất. Để
quá trình sản xuất kinh doanh có lại DN cần phải xác định rõ mức giá bán sản
phẩm của mình để sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Như vậy, giá
thành và giá cả có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giá thành là cơ sở để xác
định giá cả sản phẩm. Phấn đấu hạ giá thành là cơ sở để hạ giá bán, tăng sức
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
1.4. Phương hướng và một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm
1.4.1.Phương hướng hạ giá thành sản phẩm
Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là con đường chủ yếu và cơ bản nhất để
nâng cao lợi nhuận của DN.
Bản chất của việc hạ giá thành sản phẩm chính là nâng cao năng suất lao
động, tiết kiệm chi phí sản xuất trong kinh doanh. Muốn hạ giá thành sản phẩm
phải thực hiện một cách đồng thời nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, tuỳ
vào đặc điểm của từng DN trong từng thời kỳ cụ thể mà có những biện pháp cụ
thể được ưu tiên áp dụng.
Dựa trên sự phân tích kết cấu các loại chi phí cấu thành nên giá thành sản
phẩm có thể có 3 nhóm biện pháp chính để hạ giá thành sản phẩm như sau:
- Giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm.
- Nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân cơng trực tiếp trong
giá thành đơn vị sản phẩm.
- Tiết kiệm tương đối chi phí cố định trong giá thành đơn vị sản phẩm.
1.4.2.Một số biện pháp chủ yếu hạ giá thành sản phẩm

15



1.4.2.1.Giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm
Chi phí NVL trực tiếp trong giá thành sản phẩm bao gồm các loại chi phí
về nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, năng lượng dùng vào việc trực
tiếp sản xuất ra sản phẩm của DN.
Để tiết kiệm chi phí NVL trực tiếp có thể có các biện pháp sau:
- Cải tiến, hồn thiện và cơng nghệ sản xuất.
- Cải tiến và hồn thiện kết cấu sản phẩm.
- Thay thế các vật liệu đắt tiền bằng những vật liệu có tính năng tương tự
nhưng rẻ tiền hơn.
- Sử dụng triệt để các loại phế liệu, phế phẩm vào sản xuất.
- Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, giảm tỷ lệ phế phẩm.
- Cải tiến công tác quản lý, bảo quản, cấp phát vật tư, giảm tiêu hao, mất
mát vật tư.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đồng thời áp dụng các biện pháp kích
thích vật chất đối với cơng nhân trong việc sử dụng tiết kiệm vật tư.
Có thể xác định ảnh hưởng của các biện pháp tiết kiệm chi phí NVL trực
tiếp đến giá thành đơn vị sản phẩm qua công thức sau:
Hznvl =

Pnvl x Dnvl
100

Trong đó: Hznvl là tỷ lệ hạ GTSP do tiết kiệm chi phí NVL trực tiếp (%)
Dnvl là tỷ trọng chi phí NVL trực tiếp trong GTĐVSP kỳ trước (%)
Pnvl là tỷ lệ tiết kiệm chi phí NVL trực tiếp (%)
Pnvl =

(100 + ∆G) x (100 + ∆M)
100


x 100 - 100

Với: ∆G: tỷ lệ tăng giảm giá cả NVL trực tiếp của kỳ kế hoạch so với kỳ
trước(%)
∆M: tỷ lệ tăng giảm mức tiêu hao NVL trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm
kỳ kế hoạch so với kỳ trước(%).
1.4.2.2. Nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân cơng trực tiếp
trong GTĐVSP

16


Để nâng cao năng suất lao động của công nhân, tiết kiệm chi phí nhân
cơng trực tiếp có thể áp dụng các hướng biện pháp sau đây:
- Cải tiến và hồn thiện kỹ thuật, cơng nghệ sản xuất, nâng cao trình độ cơ
giới, tự động trong sản xuất.
- Cải tiến, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hồn thiện
cơng tác định mức lao động, tăng cường kỹ thuật lao động.
- Hợp lý hoá nơi làm việc, cải thiện các điều kiện làm việc cho công nhân.
- Nâng cao trình độ tay nghề cho cơng nhân.
- Cải tiến công tác phục vụ sản xuất và chuẩn bị sản xuất.
- Mở rộng việc áp dụng các biện pháp kích thích vật chất để nâng cao năng
suất lao động cho công nhân.
Tỷ lệ hạ GTSP do nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân
cơng trực tiếp có thể được tính tốn theo biểu thức sau:
Plg x Dlg

Hzlg =

100

Trong đó: Hzlg: Tỷ lệ hạ GTSP do nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi
phí nhân cơng trực tiếp trong GTSP (%)
Dlg : Tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp trong GTĐVSP của kỳ trước(%)
Plg : Tỷ lệ tiết kiệm chi phí nhân cơng trực tiếp cho một đơn vị sản
phẩm(%),được xác định theo biểu thức sau:
Plg =

100 + ∆lg
100 + ∆W

Với: ∆lg: tỷ lệ tăng giảm tiền lương bình qn và các khoản trích theo lương
của công nhân sản xuất kỳ kế hoạch so với kỳ trước(%)
∆W: tỷ lệ tăng giảm năng suất lao động kỳ kế hoạch so với kỳ trước của công
nhân sản xuất (%)
1.4.2.3. Tiết kiệm tương đối chi phí cố định
Tiết kiệm chi phí cố định có ý nghĩa rất lớn để hạ giá thành sản phẩm. Chi
phí cố định có đặc điểm là tổng số của chúng không thay đổi hoặc thay đổi

17


chậm khi sản lượng sản phẩm thay đổi. Vì thế về mặt nguyên tắc, có 2 hướng
để tiết kiệm chi phí cố định trong GTĐVSP là:
- Tăng quy mơ sản xuất để tiết kiệm tương đối chi phí cố định.
- Giảm bớt các khoản chi tiêu chung để tiết kiệm tuyệt đối chi phí cố định.
Ảnh hưởng của biện pháp này đến GTĐVSP có thể được xác định theo cơng
thức sau:
Hzcđ =

Pcđ x Dcđ

100

Trong đó: Hzcđ là tỷ lệ hạ GTSP do tiết kiệm tương đối chi phí cố định(%).
Dcđ là tỷ trọng chi phí cố định trong GTĐVSP năm trước(%).
Pcđ là tỷ lệ tiết kiệm tương đối chi phí cố định (%),được xác định theo công
thức:
Pcđ =

100 + ∆cđ
100 + ∆Q

x 100 - 100

∆cđ tỷ lệ tăng giảm tổng chi phí cố định kỳ kế hoạch so với kỳ trước (%).
∆Q tỷ lệ tăng giảm sản lượng sản phẩm kỳ kế hoạch so với kỳ trước(%).
1.4.2.4. Xác định ảnh hưởng tổng hợp của các biện pháp đến giá thành .sản
phẩm
Ảnh hưởng của các biện pháp nêu trên đến GTSP của kỳ kế hoạch được
xác định theo biểu thức sau:
- Tỷ lệ hạ GTSP kỳ kế hoạch do áp dụng các biện pháp:
Hzc = Hznvl + Hzlg + Hzcđ
Trong đó: H là tỷ lệ hạ giá thành chung do áp dụng tất cả các biện pháp(%).
- Mức hạ GTSP do áp dụng các biện pháp:
Mức hạ giá thành là số tiền có thể tiết kiệm được do áp dụng các biện pháp hạ
giá thành sản phẩm. Mức hạ giá thành có thể được xác định theo cơng thức sau:
Mz =

Qkh x Zbc x Hzc
100


18


Qkh là khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch.
Zbc là GTĐVSP kỳ trước.
Hzc là tỷ lệ hạ giá thành chung do áp dụng các biện pháp.
- Dự kiến GTĐVSP kỳ kế hoạch
Zkh =

Zbc x (100 + Hzc)
100

trong đó Zkh là mức GTĐVSP kỳ kế hoạch

19


CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN
2. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần xi măng Sài Sơn tiền thân là Xí nghiệp xi măng Sài Sơn,
được thành lập từ ngày 28/11/1958 dưới sự quản lý của Tổng cục hậu cần quân
đội nhân dân Việt Nam. Đây là cơ sở sản xuất xi măng lò đứng đầu tiên ở Việt
Nam và là cơ sở sản xuất xi măng thứ 2 của Việt Nam sau xi măng Hải Phòng.
Năm 1964, xí nghiệp xi măng Sài Sơn được chuyển sang khối kinh tế
được sự quản lý của Công ty Kiến trúc tỉnh.
Tháng 12/1996 xí nghiệp xi măng Sài Sơn được đổi tên thành Công ty xi
măng Sài Sơn.
Tháng 11/1998 Công ty đã đầu tư xong dây chuyền sản xuất xi măng lị
đứng cơ giới hố của Trung Quốc với cơng suất thiết kế 60.000 tấn xi

măng/năm tại xã Sài Sơn - Quốc Oai - Hà Tây. Ngay từ năm đầu tiên vận hành
dây chuyền sản xuất mới, Công ty đã đạt 70.000 tấn xi măng/năm vượt công
suất thiết kế. Cùng với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001, chất lượng sản phẩm được ổn định và nâng cao, có uy tín trên thị trường
và được người sử dụng tin dùng, nhu cầu đối với sản phẩm của Công ty ngày
một tăng.
Từ năm 2002-2003 Công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất, công
suất thiết kế của hai dây chuyền lên tới 120.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư của
dây chuyền thứ hai bằng 1/3 vốn đầu tư của dây chuyền thứ nhất. Do đó chi phí
quản lý DN, chi phí quản lý phân xưởng và chi phí nhân cơng/tấn sản phẩm
giảm so với dây chuyền thứ 1.
Tháng 4/2006 Công ty đã thuê trạm nghiền công suất 150.000 tấn/năm ở
Xuân Mai-Chương Mỹ- Hà Tây và thành lập chi nhánh Chương Mỹ. Chi nhánh
này sản xuất 2 loại xi măng là xi măng Sài Sơn PCB30 và xi măng Nam Sơn
PCB40.

20


Ngày 13/11/2003 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây ra quyết định số 2309QĐUB về việc chuyển đổi công ty xi măng Sài Sơn thành Công ty Cổ phần, với
tên giao dịch là: “Công ty Cổ phần xi măng Sài Sơn”. Cơng ty chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
2.2. Điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội
2.2.1.Vị trí địa lý
Cơng ty Cổ phần xi măng Sài Sơn đặt tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh
Hà Tây, với tổng diện tích là 45000m2. Trụ sở văn phịng cơng ty nằm cạnh
đường cao tốc Láng-Hoà Lạc, cách trung tâm huyện Quốc Oai 5km, cách thủ
đơ Hà Nội khoảng 20km. Đây là vị trí rất thuận lợi để phát triển sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
2.2.2. Khí hậu thời tiết

Sài Sơn thuộc vùng bán sơn địa của đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu nhiệt
đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều, một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng
mưa bình quân năm từ 1800mm – 2000mm, mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6
đến tháng 9, chiếm 70-80% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình năm là
24oC, nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 10oC, nhiệt độ cao nhất lên tới 39oC. Do
điều kiện thời tiết như vậy nên đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Cơng ty nói riêng và của nhân dân trong xã nói chung, đặc biệt là
vào mùa mưa hay những ngày nắng nóng.
2.2.3. Dân sinh kinh tế
Sài Sơn là một xã nông nghiệp nên người dân ở đây chủ yếu làm nghề
nông, sản xuất chủ yếu là trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả và chăn ni gia súc,
gia cầm. Bên cạnh đó có một số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tổng số dân
trong tồn xã có khoảng 6000 người, năng suất lúa bình quân 53tạ/ha, lương
thực bình quân đầu người là 450kg/người/năm.

21


2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty
2.3.1. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Cơng ty
Qua biểu 2.1 cho thấy: máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất là gần
49% trong tổng nguyên giá TSCĐ, sau đó là nhà cửa và vật kiến trúc chiếm
40,01%. Trong khi đó phương tiện vận tải và thiết bị quản lý chiếm tỷ trọng
nhỏ. Điều này chứng tỏ cơng ty rất chú trọng đầu tư máy móc thiết bị và xây
dựng nhà xưởng để phục vụ sản xuất.
Biểu 2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty năm 2007
TT

Tài sản


Nguyên giá

Tỷ
trọng
(%)

Giá trị còn lại

Tỷ lệ giá
trị cịn lại
(%)

1

Nhà cửa, vật kiến trúc

17.963.166.278

40,10

2.349.575.195

13,08

2

Máy móc thiết bị

21.941.700.484


48,99

4.096.272.182

18,67

3

Phương tiện vận tải và
vật truyền dẫn

4.409.759.467

9,85

1.796.700.920

40,74

4

Thiết bị dụng cụ quản lý

81.843.053

0,18

45.191.665


55,22

5

Tài sản cố định khác

394.313.704

0,88

13.170.681

3,34

44.790.782.986

100,00

8.300.910.643

18,53

Tuy nhiên, qua tổng trị số giá trị cịn lại của TSCĐ (18,53%) cho thấy:
TSCĐ của cơng ty đã được đầu tư khá lâu. Đặc biệt là giá trị cịn lại của máy
móc thiết bị chỉ cịn 18,37%, vì vậy Cơng ty cần có giải pháp để nâng cao công
nghệ, mở rộng quy mô nhằm phục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh của
Công ty.
2.3.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức lao động
2.3.2.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty
Tổ chức sản xuất tại Công ty bao gồm hai bộ phận chính: bộ phận quản lý

gián tiếp và bộ phận sản xuất trực tiếp. Trong đó bộ phận sản xuất trực tiếp
gồm 4 phân xưởng: phân xưởng Hương Sơn, phân xưởng nguyên liệu, phân
xưởng lò và phân xưởng xi măng.

a. Dây chuyền công nghệ của Công ty

22


×