Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chiến lược sản phẩm tại công ty chè việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.25 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
===*===

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GĨP PHẦN HỒN THIỆN CHIẾN
LƯỢC SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 401

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Minh Nguyệt
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Bích Hồng

Khố học: 2004-2008

Hà Tây, 2008


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP................................................................................................................ 4
1.1. Khái quát về sản phẩm.............................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm sản phẩm........................................................................... 4
1.1.2. Các cấp độ cấu thành sản phẩm ......................................................... 4
1.1.3. Phân loại sản phẩm............................................................................. 4


1.2. Các vấn đề cơ bản trong quản lý sản phẩm .............................................. 5
1.2.1. Chủng loại và danh mục sản phẩm .................................................... 5
1.2.2 Bao gói ................................................................................................ 5
1.2.3. Nhãn hiệu ........................................................................................... 6
1.2.4 Dịch vụ kèm theo sản phẩm................................................................ 7
1.3. Chiến lược sản phẩm................................................................................. 7
1.3.1. Khái niệm ........................................................................................... 7
1.3.2. Nội dung của chiến lược sản phẩm .................................................... 8
1.3.3. Vai trò của chiến lược sản phẩm...................................................... 13
1.4. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................ 14
Phần II: KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM .................... 16
2.1. Vài nét về TCT chè Việt Nam. ............................................................... 16
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TCT. ...................................... 16
2.1.2. Đặc điểm cơ bản về TCT chè Việt Nam.......................................... 17
2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của TCT chè Việt Nam từ 2005-2007 ..... 26
2.2.1. Đánh giá chung về kết quả sản xuất kinh doanh của TCT chè Việt
Nam từ năm 2005-2007 ............................................................................. 26
2.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của TCT chè Việt Nam ....................... 29
2.3. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của TCT chè Việt Nam30
2.3.1. Thuận lợi. ......................................................................................... 30
2.3.2. Khó khăn .......................................................................................... 31
70


2.3.3. Phương hướng trong thời gian tới.................................................... 32
PHẦN III: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA
TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM................................................................ 33
3.1. Đặc điểm sản phẩm chè của TCT ........................................................... 33
3.2. Đặc điểm về thị trường và đối thủ cạnh tranh ........................................ 40
3.3. Thực trạng thực hiện chiến lược sản phẩm của TCT chè Việt Nam ...... 40

3.3.1. Hồn thiện sản phẩm........................................................................ 41
3.3.2. Tình hình phát triển sản phẩm mới ở TCT chè Việt Nam. .............. 48
3.3.3. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. ................... 50
3.3.4 Dịch vụ đi kèm .................................................................................. 53
3.4. Đánh giá việc thực hiện chiến lược sản phẩm ở TCT chè Việt Nam. .... 53
3.4.1 Những kết quả đạt được. ................................................................... 53
3.4.2 Những tồn tại chủ yếu. ...................................................................... 54
3.4.3. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những tồn tại trong việc triển
khai chiến lược sản phẩm của TCT chè Việt Nam. ................................... 57
PHẦN IV:ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
SẢN PHẨM CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM................................. 59
4.1. Định hướng phát triển của TCT chè Việt Nam ...................................... 59
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm tại TCT chè Việt Nam... 61
4.2.1. Nâng cao chất lượng của việc phân tích, đánh giá tiềm năng và
nguồn lực hiện có để tạo căn cứ cho việc xác định các mục tiêu trong chiến
lược sản phẩm. ........................................................................................... 61
4.2.2 Hồn thiện các đặc tính, các yếu tố cấu thành sản phẩm.................. 63
4.2.3 Phát triển cơ cấu sản phẩm................................................................ 66
4.2.4 Thiết kế và Marketing sản phẩm mới ............................................... 67
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 68

71


ĐẶT VẤN ĐỀ
Gia nhập WTO là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm, nhưng cũng đặt ra khơng ít những thách thức, buộc
các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh có hiệu
quả, đảm bảo cho các sản phẩm sản xuất ra có thể tìm được vị trí xứng đáng
trên thị trường trong và ngoài nước. Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh

nghiệp có cái nhìn tổng thể về bản thân mình đồng thời cũng nắm bắt được mơi
trường kinh doanh bên ngồi. Một trong các chiến lược kinh doanh quan trọng,
giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường, kịp thời nắm bắt và
thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, đó là chiến lược sản
phẩm trong doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ công ty con, TCT chè đã không ngừng phấn đấu để khẳng định vị trí của mình
trên trường quốc tế. Với sản phẩm truyền thống là các loại chè, đã từ lâu được
người tiêu dùng biết đến, cho tới nay các sản phẩm chè của TCT không những
chỉ phục vụ cho thị trường tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu sang gần 50
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngồi ra TCT cịn kinh doanh một số
ngành nghề khác như: nông lâm thuỷ sản, hàng công nghiệp và tiêu dùng, máy
móc thiết bị vật tư, xây dựng dân dụng và cơng nghiệp, cơ khí chế tạo... Trước
ngưỡng cửa của q trình hội nhập với vơ số các cơ hội và thách thức như hiện
nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và TCT chè Việt Nam nói riêng
muốn tồn tại và phát triển cần phải xây dựng cho mình một chiến lược sản
phẩm cho phù hợp để thực sự trở thành cơng cụ cạnh tranh có hiệu quả.
Là một trong những mặt hàng mũi nhọn trong xuất khẩu hàng nông sản ở
Việt Nam, Chè không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà ngày càng có giá
trị xuất khẩu cao. Việc hoàn thiện chiến lược sản phẩm sẽ là cơ sở để đẩy mạnh
xuất khẩu, thúc đẩy sự phát triển ngành chè ở Việt Nam, góp phần vào sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng thơn, phát triển kinh tế trung du và
miền núi.
1


Xuất phát từ nhận thức trên và qua thời gian thực tập tại TCT chè Việt
Nam em xin lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện
chiến lược sản phẩm ở TCT chè Việt Nam” làm vấn đề nghiên cứu để thực hiện
khoá luận tốt nghiệp.
* Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm tại TCT chè Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hoàn thiện hệ thống lý luận về chiến lược sản phẩm trong doanh
nghiệp
+ Tìm hiểu đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh của TCT chè Việt
Nam trong 3 năm (2005-2007).
+ Đánh giá thực trạng thực hiện chiến lược sản phẩm tại TCT chè Việt
Nam.
+ Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm tại TCT chè
Việt Nam.
* Nội dung nghiên cứu:
- Những lý luận cơ bản về chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp
- Thực trạng thực hiện chiến lược sản phẩm của TCT chè Việt Nam
- Những giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm tại TCT chè
Việt Nam.
* Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề liên quan đến chiến lược sản phẩm tại TCT chè Việt Nam.
* Thời gian và địa điểm:
- Thời gian: Nghiên cứu đánh giá tình hình tiêu thụ nói chung và chiến
lược sản phẩm của TCT nói riêng trong 3 năm từ 2005-2007
- Địa điểm: Tại TCT chè Việt Nam số 46 Tăng Bạt Hổ - Hai Bà TrưngHà Nội

2


* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa:
+ Kế thừa các tài liệu đã công bố về vấn đề nghiên cứu.
+ Kế thừa các số liệu và các báo cáo về tình hình tổ chức sản xuất kinh

doanh của TCT
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
Khảo sát thực tiễn tổ chức sản xuất tại TCT, thu thập số liệu trên các sổ
sách của TCT.
- Phương pháp chuyên gia
Phỏng vấn ban lãnh đạo cơng ty, nhân viên các phịng ké tốn, kỹ thuật,
phịng kinh doanh, phong trưng bày sản phẩm, Phịng kế hoạch, Phịng tổ
chức...
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
+ Kiểm tra phân loại các số liệu đã thu thập.
+ Tổng hợp hệ thống hoá tài liệu bằng phương pháp thống kê
+ Phân tích tài liệu trên cơ sở nghiên cứu mức độ ảnh hưởng, tình hình
biến động của hiên tượng và mức độ quan hệ ảnh hưởng của chúng.

3


Phần I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về sản phẩm
1.1.1. Khái niệm sản phẩm
Theo các chuyên gia Marketing: “Sản phẩm là tất cả những cái, những
yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị
trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng”.
Theo quan niệm này, sản phẩm bao hàm cả những vật thể hữu hình và vơ
hình (các dịch vụ), bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất. Ngay cả
những hàng hoá hữu hình thì cũng bao hàm cả yếu tố vơ hình.
1.1.2. Các cấp độ cấu thành sản phẩm
Các cấp độ cấu thành đơn vị sản phẩm bao gồm:
- Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm theo ý tưởng. Hàng hố theo ý tưởng

có chức năng cơ bản là trả lời câu hỏi: Về thực chất, sản phẩm này thoả mãn
những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đuổi là gì?
- Cấp độ thứ 2 là sản phẩm hiện thực. Đó là những yếu tố phản ánh sự có
mặt trên thực tế của sản phẩm. Những yếu tố đó bao gồm: Các chỉ tiêu phản
ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bề ngồi, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và
đặc trưng của bao gói.
- Cuối cùng là sản phẩm bổ sung. Đó là những yếu tố như: Tính tiện lợi
cho việc lắp đặt, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảo hành
và các hình thức tín dụng…
1.1.3. Phân loại sản phẩm.
Trong hoạt động Marketing thường có các cách phân loại sản phẩm như sau:
1.1.3.1. Phân loại theo thời gian sử dụng và hình thái tồn tại gồm có:
. Hàng hố lâu bền.
. Hàng hoá sử dụng ngắn hạn.
. Dịch vụ

4


1.1.3.2. Phân loại theo thói quen mua hàng hố bao gồm:
. Hàng hoá sử dụng thường ngày.
. Hàng hoá mua ngẫu hứng.
. Hàng hoá mua khẩn cấp.
. Hàng hoá mua có lựa chọn.
. Hàng hố cho các nhu cầu đặc thù.
. Hàng hoá cho nhu cầu thụ động
1.1.3.3. Phân loại hàng tư liệu sản xuất
. Vật tư và chi tiết.
. Tài sản cố định.
. Vật tư phụ và dịch vụ.

1.2. Các vấn đề cơ bản trong quản lý sản phẩm
1.2.1. Chủng loại và danh mục sản phẩm
Chủng loại hàng hoá là một nhóm hàng hố có liên quan chặt chẽ với
nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho một nhóm khách hàng,
hay thơng qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng
một dãy giá.
Danh mục hàng hoá là tập hợp tất cả các nhóm chủng loại hàng hố do
một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua. Danh mục hàng hoá được
phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hồ của nó.
1.2.2 Bao gói
Ngày nay bao gói trở thành một cơng cụ đắc lực trong Marketing bởi vì:
+ Sự phát triển của hệ thống bán hàng tự phục vụ ngày càng tăng.
+ Khả năng mua sắm của người tiêu dùng ngày càng tăng.
+ Bao bì góp phần tạo hình ảnh về cơng ty và nhãn hiệu.
+ Tạo ra khả năng và quan niệm về sự cải thiện hàng hố.
Bao gói cũng phải có sự hấp dẫn và có thể sử dụng như một phương tiện
khuyếch trương. Tuy nhiên tối đa hoá mục tiêu này có thể làm tăng chi phí sản
phẩm. Do vậy nhà quản trị Marketing phải phải xác định một kết hợp tối ưu
5


giữa sự bảo vệ, thuận tiện, các điểm khuyếch trương của bao gói cho phù hợp
với nguồn ngân sách hạn chế.
1.2.3. Nhãn hiệu
Quyết định về nhãn hiệu cho những hàng hoá cụ thể là một trong những
quyết định quan trọng trong khi soạn thảo chiến lược Marketing cho chúng.
Quyết định đó có liên quan trực tiếp tới ý đồ định vị hàng hoá của doanh
nghiệp trên thị trường.
Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa
chúng, được dùng để xác nhận hàng hoá hay dịch vụ của một người bán hay

một nhóm người bán để phân biệt chúng với hàng hoá của đối thủ cạnh tranh.
Có thể hình dung nhãn hiệu có hai bộ phận chính là tên nhãn và dấu hiệu của
nhãn (Biểu tượng, hình vẽ, màu sắc).
Nhãn hiệu có hai chức năng cơ bản: Khẳng định ai là người bán gốc (xuất
sứ) hàng hoá và hàng hoá của họ khác với hàng hố của người khác như thế nào?
Có lẽ tên của sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong nhãn hiệu. Chính
tên hiệu cho phép xác định và phân biệt với các sản phẩm khác. Một tên hiệu
tốt có thể gợi lên một cảm giác tin cậy, tin tưởng, các điểm mạnh và nhiều điểm
tốt khác. Khi thực hiện chiến lược sản phẩm của mình các doanh nghiệp phải
quyết định vấn đề sau đây về nhãn hiệu hàng hoá:
Doanh nghiệp phải quyết định cách đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm của
mình vì thơng thường doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm và nhiều chủng
loại trong một loại. Trong thực tế có những cách đặt tên nhãn hiệu sau đây:
+ Tên nhãn hiệu riêng biệt cho từng chủng loại sản phẩm có đặc tính
khác nhau ít nhiều.
+ Tên nhãn hiệu chung cho tất các chủng loại trong cùng một dòng sản phẩm.
+ Tên nhãn hiệu chung cho tất cả các hàng hố do cơng ty sản xuất.
+ Tên nhãn hiệu riêng biệt của từng sản phẩm kết hợp với tên thương
mại của công ty.

6


1.2.4 Dịch vụ kèm theo sản phẩm
Một yếu tố cấu thành sản phẩm hàng hố hồn chỉnh là dịch vụ khách
hàng. Tuỳ vào từng loại hàng mà tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng sẽ
khác nhau. Các nhà quản trị Marketing phải giải quýêt 3 vấn đề liên quan đến
việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Các loại dịch vụ nào mà khách hàng đòi hỏi và khả năng cơng ty có thể
cung cấp? Tầm quan trọng tương đối của từng dịch vụ đó đối với khách hàng.

- Doanh nghiệp cần cung cấp bao nhiêu loại dịch vụ cho khách hàng là tuỳ
thuộc vào đặc điểm sản phẩm, đặc điểm thị trường và đặc điểm của cạnh tranh.
- Chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng đạt đến mức
độ nào so với các đối thủ cạnh tranh.
- Chi phí dịch vụ, tức là khách hàng được cung cấp dịch vụ miễn phí hay
theo mức độ giá cả nào?
- Lựa chọn hình thức dịch vụ: công ty tự tổ chức lực lượng cung cấp
dịch vụ, dịch vụ được cung cấp bởi các trung gian buôn bán, dịch vụ do tổ chức
độc lập bên ngồi cơng ty cung cấp.
1.3. Chiến lược sản phẩm
1.3.1. Khái niệm
Sản phẩm là tiêu thức chủ yếu quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên
thị trường. Nếu doanh nghiệp đưa ra được các sản phẩm mà thị trường chấp nhận
có nghĩa là doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển. Ngược lại nếu sản phẩm đó
khơng được chấp nhận thì doanh nghiệp đó khơng có lý do để tồn tại. Ở đây, vấn
đề đặt ra là làm thế nào để sản phẩm đưa ra được thị trường chấp nhận? Điều này
địi hỏi doanh nghiệp phải có những mục tiêu và các giải pháp đúng đắn cho sản
phẩm của mình. Tức là doanh nghiệp phải có một chiến lược sản phẩm .
Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh hiệu quả, dựa trên cơ sở
đảm bảo, thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong
từng thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

7


1.3.2. Nội dung của chiến lược sản phẩm
1.3.2.1. Hoàn thiện sản phẩm, cải tiến các thông số về chất lượng sản phẩm
Nội dung này có thể được thực hiện theo các hướng sau:
- Cải tiến về chất lượng. Mục đích của việc làm này là nhằm tăng độ tin cậy,
tốc độ, độ bền, khẩu vị hoặc các phiên bản khác nhau của cùng một loại sản phẩm

bằng cách sản xuất sản phẩm với những cấp độ và chất lượng sản phẩm khác nhau
- Cải tiến về kiểu dáng. Có thể cải tiến hình thức thẩm mỹ của sản phẩm
bằng cách thay đổi màu sắc, thiết kế lại bao bì, kết cấu sản phẩm .
- Tăng thêm mẫu mã. Có thể phát triển thêm các mẫu mã và kích thước
sản xuất khác nhau nhằm tạo ra tính đa dạng của sản phẩm, tạo nhiều cơ hội lựa
chọn cho người tiêu dùng.
- Cải tiến tính năng của sản phẩm, bổ sung thêm giá trị sử dụng
1.3.2.2. Phát triển cơ cấu mặt hàng
Có ba hướng để phát triển cơ cấu mặt hàng đó là:
Thứ nhất: Thực hiện đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng:
- Đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng nhằm thỏa mãn những nhu cầu cấp thấp hơn.
Khi cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp đang ở vị trí trên của thị trường, đang phục vụ
những thị trường cao cấp thì doanh nghiệp cần xem xét khả năng tăng thêm số lượng
mặt hàng để thỏa mãn những nhu cầu thấp hơn. Tác dụng chủ yếu của việc làm này
là ngăn ngừa các đối thủ cạnh tranh xâm nhậpvào thị phần phía trên của thị trường.
- Đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng nhằm thỏa mãn những nhu cầu cấp cao
hơn. Theo cách này doanh nghiệp sẽ bổ sung vào cơ cấu mặt hàng của mình
những sản phẩm tinh xảo hơn, chất lượng tốt hơn, đẹp hơn... nhằm thỏa mãn
những nhu cầu cấp cao hơn. Nhược điểm của phương pháp này là gặp phải sự
cạnh tranh quyết liệt và khó lịng thuyết phục được khách hàng tin vào chất
lượng gia tăng của sản phẩm mới.
- Đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng nhằm thỏa mãn những nhu cầu cao và thấp hơn.
Khi doanh nghiệp đang phục vụ nhu cầu ở mức trung bình thì có thể xem xét
việc đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng ra cả hai phía bằng việc tung ra các sản phẩm mới.
8


Thứ hai, lấp kín cơ cấu mặt hàng. Tức là tăng thêm số danh mục mặt
hàng trong cơ cấu mặt hàng hiện tại. Mục đích chính của cơng việc này là nhằm
đảm bảo sao cho khách hàng thực sự thấy được cái mới, thấy được sự khác biệt

của sản phẩm mà họ mua với những sản phẩm mà họ có.
Thứ ba, hiện đại hóa cơ cấu mặt hàng. Khi cơ cấu mặt hàng đã tương đối
hợp lý, thì những sản phẩm vẫn có thể được hiện đại hóa bằng cách đổi mới
kiểu dáng, đổi mới công nghệ sản xuất...
1.3.2.3. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
a, Hình thành ý tưởng
Tìm kiếm những ý tưởng về sản phẩm là bước đầu tiên quan trọng để
hình thành phương án sản xuất sản phẩm mới. Việc tìm kiếm này phải được
tiến hành một cách có hệ thống và thường căn cứ vào các nguồn thơng tin sau:
- Từ phía khách hàng, qua thăm dò ý kiến của họ. trao đổi với họ, thư từ
và đơn khiếu nại họ gửi đến, các thông tin họ phản ánh trên báo chí và phương
tiện thơng tin đại chúng...
- Từ các nhà khoa học.
- Nghiên cứu những thành cơng và thất bại hàng hóa của các đối thủ
cạnh tranh.
- Nhân viên bán hàng và những người của công ty thường xuyên tiếp xúc
với khách hàng
- Những người có bằng sáng chế phát minh, các trường đại học, các
chuyên gia công nghệ và quản lý, các nhà nghiên cứu marketing...
Ý tưởng sản phẩm thường hàm chứa những tư tưởng chiến lược trong
hoạt động kinh doanh và hoạt động marketing của công ty, chẳng hạn như: tạo
ra một ưu thế đặc biệt nào đó so với hàng hố của đối thủ cạnh tranh, cống hiến
một sự hài lòng hay thoả mãn nào đó cho khách hàng... Với mỗi ý tưởng đó
thường có khả năng, điều kiện thực hiện và ưu thế khác nhau. Vì vậy phải lựa
chọn ý tưởng tốt nhất.

9


b, Lựa chọn ý tưởng

Mục đích của việc lựa chọn là để cố gắng phát hiện sàng lọc và thải loại những
ý tưởng không phù hợp, kém hấp dẫn, nhằm chọn được những ý tưởng tốt nhất. Để
làm được điều này mỗi ý tưởng về sản phẩm mới cần được trình bày bằng văn bản
trong đó có những nội dung cốt yếu là: mơ tả hàng hố, thị trường mục tiêu, các đối thủ
cạnh tranh, ước tính sơ quy mơ thị trường, các chi phí liên quan đến việc thiết kế, chi
phí sản xuất sản phẩm, giá cả dự kiến và thời gian để sản xuất, mức độ phù hợp với
cơng ty về các phương diện cơng nghệ, tài chính, mục tiêu chiến lược... Đó cũng chính
là các tiêu chuẩn để lựa chọn và thẩm định ý tưởng cho phương án sản phẩm mới.
c, Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới
Sau khi đã có những ý tưởng được lựa chọn, mỗi ý tưởng phải được xây
dựng thành những dự án hàng hố
Sau khi đã có dự án về hàng hoá, cần phải thẩm định từng dự án này.
Thẩm định dự án là thử nghiệm quan điểm thái độ của nhóm khách hàng mục
tiêu đối với các phương án sản phẩm được mô tả. Qua thẩm định dựa trên ý
kiến của khách hàng tiềm năng kết hợp với các phân tích khác nữa cơng ty sẽ
lựa chọn được một dự án sản phẩm chính thức.
d, Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới
Sau khi thẩm định dự án sản phẩm mới tốt nhất được thông qua, công ty
cần soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm này. Chiến lược marketing
sản phẩm mới bao gồm ba phần:
+ Phần thứ nhất mô tả quy mô, cấu trúc và thái độ của khách hàng trên
thị trường mục tiêu, dự kiến xác lập vị trí hàng hố, chỉ tiêu về khối lượng bán,
thị phần và lợi nhuận trong những năm trước mắt.
+ Phần thứ hai trình bày quan điểm chung về phân phối hàng hố và dự
đốn chi phí marketing phân phối cho năm đầu
+ Phần thứ ba trình bày những mục tiêu tương lai về các chỉ tiêu: tiêu
thụ, lợi nhuận, quan điểm chiến lược lâu dài về các yếu tố Marketing- Mix.

10



Trên cơ sở các tư liệu đã có trước khi quyết định cho thiết kế sản phẩm
mới ban lãnh đạo công ty tiến hành duyệt lần cuối cùng về mức độ hấp dẫn của
kinh doanh hàng hố mới, phân tích và cân nhắc kỹ các chỉ tiêu dự kiến về mức
bán, chi phí và lợi nhuận.
e, Thiết kế sản phẩm hàng hoá
Trong giai đoạn thiết kế các dự án hàng hoá phải được thể hiện thành
những hàng hoá hiện thực, chứ không phải là mô tả khái quát như các bước trên.
Để làm việc này bộ phận nghiên cứu sẽ tạo ra một hay nhiều phương án
hay mơ hình hàng hố. Theo dõi và kiểm tra các thơng số kinh tế kỹ thuật, các
khả năng thực hiện vai trò của hàng hố và từng bộ phận, chi phí cấu thành nó.
Tạo ra các hàng hố mẫu, thử nghiệm chức năng của nó trong phịng thí nghiệm,
kiểm tra thơng qua khách hàng hay người tiêu dùng để biết ý kiến của họ.
f, Thử nghiệm trong điều kiện thị trường
Nếu sản phẩm mới đã qua được việc thử nghiệm chức năng và sự kiểm
tra của người tiêu dùng thì cơng ty sẽ sản xuất một loạt nhỏ để thử nghiệm
trong điều kiện thị trường. Ở bước này, người ta vừa thử nghiệm hàng loạt vừa
thử nghiệm các chương trình marketing. Vì vậy đối tượng được thử nghiệm có
thể là: vừa là khách hàng, vừa là các nhà kinh doanh (buôn bán) và các chun
gia có kinh nghiệm. Nhưng mục đích theo đuổi trọng yếu trong bước này là để
thăm dò khả năng mua và dự báo chung về mức tiêu thụ. Để đạt được mục tiêu
đó hàng hố sẽ được bán thử trên thị trường.
g, Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung hàng hoá mới ra thị trường
Sau khi thử nghiệm thị trường cơng ty đã có căn cứ rõ nét hơn để quyết
định có sản xuất đại trà hàng hố mới hay khơng. Nếu việc sản xuất đại trà
hàng loạt được thông qua công ty phải thực sự bắt tay vào triển khai phương án
tổ chức sản xuất và marketing sản phẩm. Trong giai đoạn này những quyết định
có liên quan đến việc tung sản phẩm mới vào thị trường là cực kỳ quan trọng.
Cụ thể là trong giai đoạn này công ty phải thông qua bốn quyết định:
- Khi nào tung sản phẩm mới chính thức vào thị trường?

11


- Sản phẩm mới sẽ được tung ra ở đâu?
- Sản phẩm mới trước hết phải tập trung bán cho đối tượng khách hàng nào?
- Sản phẩm mới được tung ra bán như thế nào? Với những hoạt động hỗ
trợ nào để xúc tiến việc bán?
1.3.2.4. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.
a, Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành các nhóm
trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi của từng nhóm.
Đoạn thị trường là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối
với cùng một tập hợp những kích thích của marketing.
Thị trường bao gồm những người mua, cịn người mua thì khác nhau về rất
nhiều tham số như: Nhu cầu, khả năng tài chính, vị trí địa lý, thái độ và thói quen.
Mọi cơng ty đều nhận thức được rằng, hàng hố của mình khơng thể làm cho tất cả
mọi người cùng ưa thích vì số người mua này quá đông, phân bố trên một phạm vi
rộng và có những thói quen và nhu cầu khác nhau. Một công ty thấy tốt hơn hết là tập
trung vào việc phục vụ những bộ phận nhất định của thị trường. Mỗi công ty phải
phát hiện ra những phần thị trường hấp dẫn nhất và có khả năng phục vụ hiệu quả.
Khơng có một phương pháp phân đoạn thị trường thống nhất nào. Nhà
hoạt động thị trường cần phải thử các phương pháp phân đoạn trên cơ sở những
tham biến khác nhau, một hay đồng thời nhiều tham biến với ý đồ tìm những
tham biến cơ bản ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng: Địa lý, nhân
khẩu học, tâm lý và hành vi được sử dụng nhiều trong phân đoạn thị trường.
b, Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu
cầu hoặc mong muốn mà cơng ty có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra
ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu marketing đã định.
Việc phân đoạn thị trường theo quan điểm marketing sẽ xác định được

khả năng của các đoạn thị trường khác nhau mà người bán dự định tham gia.

12


Sau đó cơng ty phải quyết định cần chiếm lĩnh bao nhiêu đoạn thị trường và
làm thế nào xác định được những đoạn thị trường có lợi nhất đối với mình.
Cơng ty có thể sử dụng ba chính sách marketing để chiếm lĩnh thị trường:
marketing phân biệt, marketing không phân biệt và marketing tập trung.
1.3.3. Vai trò của chiến lược sản phẩm.
Chiến lược sản phẩm là nền tảng, là xương sống của chiến lược kinh
doanh trong doanh nghiệp. Trình độ sản xuất càng cao, cạnh tranh thị trường
càng khốc liệt thì vai trị của chiến lược sản phẩm càng trở nên quan trọng. Chỉ
khi hình thành chiến lược sản phẩm thì doanh nghiệp mới có phương hướng để
đầu tư, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và kinh doanh. Nếu chiến lược sản phẩm
không đảm bảo một sự tiêu dùng chắc chắn về sản phẩm thì các hoạt động của
doanh nghiệp trở nên rất mạo hiểm và có thể dẫn đến những thất bại nặng nề.
Chỉ khi thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì chiến lược thị trường của
doanh nghiệp mới bắt đầu phát huy tác dụng. Nếu khơng có chiến lược sản
phẩm thì chiến lược thị trường mới chỉ dừng lại trên ý định, trên lý thuyết và
hoàn toàn khơng có tác dụng. Hơn nữa việc xây dựng một chiến lược sản phấm
sai lầm, tức là đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ khơng có nhu cầu
hoặc nhu cầu rất nhỏ bé thì dù giá cả có rẻ đến đâu, quảng cáo tiếp thị có hay
đến mấy thì sản phẩm đó cũng khơng tiêu thụ được. Vì vậy việc xây dựng
chiến lược sản phẩm đúng đắn có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của
doanh nghiệp trên thị trường. Thể hiện các mặt sau:
- Đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
diễn ra liên tục.
- Đảm bảo sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với hàng hoá của doanh nghiệp.
- Đảm bảo việc phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua việc

tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ và đưa sản phẩm mới vào thị trường.
- Đảm bảo sự cạnh tranh được đối với sản phẩm cùng loại trên thị trường
Chiến lược sản phẩm thực hiện các mục tiêu của chiến lược tổng thể như:

13


- Mục tiêu lợi nhuận: chiến lược sản phẩm quyết định số lượng và chủng
loại sản phẩm, chất lượng và tính năng tác dụng của sản phẩm... là những yếu
tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được.
- Mục tiêu thế lực trong kinh doanh: Với một chiến lược sản phẩm đúng
đắn, nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận, lợi nhuận thu
được ngày càng tăng, thị phần doanh nghiệp nắm giữ ngày càng nhiều... điều này
có nghĩa là mục tiêu thế lực trong kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo.
- Mục tiêu an toàn trong kinh doanh: Một chiến lược đúng đắn đảm bảo
cho doanh nghiệp một sự tiêu thụ chắc chắn, tránh được những rủi ro tổn thất
trong kinh doanh.
1.4. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi đã thu thập được nhiều tài liệu, cơng trình
nghiên cứu đã cơng bố nhằm trang bị những cơ sở lý luận và đúc kết những
kinh nghiệm phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình như:
Năm 1997, NXB Thống kê đã cho xuất bản cuốn sách “Quản trị Marketing”
của tác giả PhilipKotler. Trong cuốn sách này tác giả đã đưa ra các lý thuyết cơ
bản về quá trình quản trị Marketing trong doanh nghiệp, các chiến lược, các
phương pháp quản trị hoạt động Marketing trong doanh nghiệp.
Năm 2002, PGS.PTS Trần Minh Đạo cho xuất bản giáo trình Marketing căn
bản. Giáo trình trang bị những kiến thức căn bản nhất về Marketing, trong đó
gồm các khái niệm về các vấn đề trong Marketing như khách hàng, thị trường,
sản phẩm, giá cả, xúc tiến hỗn hợp…
Năm 2003, Nguyễn Mạnh Cường đã thực hiện đề tài tốt nghiệp: Một số giải

pháp nhằm góp phần phát triển q trình quản lý chiến lược sản phẩm tại nhà
máy thuốc lá Thăng Long Hà Nội. Tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận về
quản lý chiến lược sản phẩm trong doanh nghiệp. Bước đầu đánh giá thực trạng
quá trình quản lý chiến lược sản phẩm tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long. Tuy
nhiên khố luận cịn một số hạn chế như cơ sở lý luận khơng được phân tích rõ
làm cho nội dung nghiên cứu cịn nhiều thiếu sót.
14


Năm 2006, Hồng Thuỳ Linh đã thực hiện khố luận tốt nghiệp của mình với
đề tài: Một số giải pháp góp phần phát triển chiến lược sản phẩm tại Cơng ty cổ
phần bánh kẹo Tràng An. Trong khoá luận đã trình bày cơ sở lý luận về chiến
lược sản phẩm và bước đầu nghiên cứu đánh giá quá trình thực hiện chiến lược
sản phẩm của Công ty, đề xuất một số giải pháp phát triển chiến lược sản phẩm
của Công ty. Tuy nhiên trong khoá luận tác giả vẫn chưa tìm hiểu hết các chiến
lược mà các doanh nghiệp đã áp dụng cho phần cơ sở lý luận của mình do vậy
các giải pháp đề ra vẫn còn thiếu so với thực trạng của đơn vị thực tập.
Như vậy qua nghiên cứu tham khảo các tài liệu cho thấy vấn đề hoàn thiện
chiến lược sản phẩm trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có tính quyết
định cho sự thành bại trong kinh doanh. Để hồn thiện cơng tác này khơng có
mơ hình chung cho tất cả các doanh nghiệp mà phụ thuộc vào điều kiện thực tế
của mỗi doanh nghiệp.
TCT chè Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo mơ hình
cơng ty mẹ - cơng ty con, kinh doanh đa ngành nghề. Trong những năm qua
cũng đã có một số sinh viên nghiên cứu tại TCT về các vấn đề khác nhau như
Nguyễn Văn Thành thực hiện đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động xuất khẩu tại TCT chè Việt Nam. Qua tìm hiểu tơi chưa thấy có cơng
trình nghiên cứu nào về vấn đề tìm hiểu chiến lược sản phẩm tại TCT. Do vậy,
tôi chọn chuyên đề này để thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình tại cơ sở thực tế
là TCT chè Việt Nam.


15


Phần II
KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
2.1. Vài nét về TCT chè Việt Nam.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TCT.
Tiền thân của TCT chè Việt Nam là liên hiệp các xí nghiệp cơng- nơng nghiệp
chè Việt Nam. Liên hiệp được thành lập năm 1974 trên cơ sở hợp nhất các nhà máy
chế biến chè xuất khẩu trung ương và một số xí nghiệp chè Hương ở miền Bắc. Nhiệm
vụ của liên hiệp xí nghiệp là chế biến và xuất khẩu theo kế hoạch của Nhà nước
Từ năm 1975 đến năm 1979, tình hình hoạt động của các xí nghiệp hết
sức căng thẳng do sự mâu thuẫn giữa các đầu mối quản lý sản xuất nguyên liệu
giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ với nhau. Làm cho sản lượng chè
đưa vào chế biến chỉ đạt không đến 50% công suất.
Tháng 3 đến tháng 9 năm 1979, Chính phủ ra quyết định số 75 và
244/TTg về thống nhất tổ chức ngành chè, hợp nhất hai khâu trồng và chế biến,
giao các nông trường chè của địa phương cho trung ương quản lý thống nhất.
Trên cơ sở các quyết định này, năm 1980 liên hiệp các xí nghiệp chè
được chính thức thành lập, liên hiệp hoạt động trong vịng 15 năm
Đến năm 1995 tồn liên hiệp có 21 xí nghiệp cơng- nơng nghiệp, 15 đơn
vị dịch vụ. Các xí nghiệp được phân bố trên các vùng trọng điểm sản xuất chè,
chủ yếu là trung du và miền núi phía bắc.
TCT chè Việt Nam được thành lập theo quyết định số 394-NN-TCCB/QĐ ngày
299/12/1995 của Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn trên cơ sơ sắp xếp lại tổ
chức của Liên hiệp các xí nghiệp cơng nông nghiệp chè Việt Nam.
Đến năm 2005 căn cứ theo quyết định số 203/2005/QĐ-TTg ngày
11/8/2005 và quyết định số 2374/QĐ-BNN-ĐM ngày 13/9/2005 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn, TCT chè Việt Nam được tổ chức lại hoạt động

theo mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con, trong đó TCT chè Việt Nam là công ty
mẹ với 8 công ty con, 6 công ty liên kết và 5 công ty nhà nước.
TCT chè Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là:
16


Vietnam national tea corporation. Tên viết tắt là: Vinatea
Hiện nay TCT chè Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè
lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè tại Việt Nam.
2.1.2. Đặc điểm cơ bản về TCT chè Việt Nam
2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của TCT chè Việt Nam
TCT chè Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhà nước về quy hoạch, kế
hoạch, về các dự án đầu tư phát triển chè, nhận và cung ứng vốn cho tất cả các đối
tượng được đầu tư, là chủ đầu tư, nghiên cứu cải tạo giống chè, trồng trọt, chế biến
tiêu thụ sản phẩm chè tiến hành các hoạt động kinh doanh khác đúng pháp luật.
Xây dựng các mối quan hệ kinh tế và hợp tác đầu tư để phát triển trồng chè góp
phần xố đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và cải thiện môi sinh
TCT làm đầu mối chủ yếu trong việc khảo sát, khai thác và chiếm lĩnh thị
trường, nhất là thị trường quốc tế. TCT trực tiếp giao dịch ký kết hợp đồng tiêu
thụ sản phẩm và liên doanh liên kết với nước ngoài đảm bảo cho việc thống nhất
giá, thu hút vốn nước ngoài để phát triển sản xuất sản phẩm cho toàn ngành.
TCT làm mối nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư chuyên dùng cho các
đơn vị thành viên với giá nhập khẩu có lợi nhất, thiết bị cơng nghệ tiên tiến hiện
đại để từng bước đưa công nghệ chế biến chè ở VN tiến kịp trình độ thế giới
Tổ chức và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, làm đầu mối cho việc chuyển
nhượng kỹ thuật chè thế giới vào Việt Nam, nghiên cứu giống chè, quy trình canh tác,
thu hái, quy trình cơng nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm chè. Đồng thời nghiên cứu tạo sản phẩm mới, đa dạng hoá sản
phẩm, đáp ứng người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của ngành chè.

2.1.2.2. Các lĩnh vực hoạt động của TCT chè Việt Nam
* Về nông nghịêp
TCT trực tiếp chỉ đạo sản xuất chè búp tươi. TCT khuyến khích các đơn
vị tăng cường việc trồng và chăm sóc cây chè. TCT cịn tăng tiền vốn để đầu tư
phân bón, phịng chống sâu bệnh cho các đơn vị sản xuất chè nguyên liệu.
17


Ngồi diện tích chè tự sản xuất ở trên TCT cịn bao tiêu búp chè tươi cho
hàng nghìn hộ nơng dân trong vùng chè với lượng thu mua hàng năm khoảng
45000 tấn chè búp tươi, 6000 tấn chè sơ chế, trên diện tích gần 20000 ha.TCT
cịn chú trọng cơng tác khuyến nông giúp bà con nông dân tiếp thu khoa học kỹ
thuật tiên tiến để ứng dụng trong trồng, chăm sóc và thu hái chè.
TCT chè cịn rất chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm, việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật được quản lý nghiêm ngặt, sản phẩm do TCT sản xuất đã
đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.
* Về công nghịêp chế biến chè
Tồn TCT có 25 nhà máy chế biến với dây chuyền thiết bị đồng bộ, công suất
12 tấn- 50 tấn /ngày/ 01 nhà máy. Các nhà máy do TCT trực tiếp quản lý đều có trình
độ cơng nghệ tiên tiến trong ngành chè. Nhiều biện pháp nâng cao chất lượng được
triển khai như trang bị máy tách cẫng, máy hút tạp chất, lưới quét máy sấy…Các nhà
máy chế biến chè của TCT đang được hoàn thiện theo tiêu chuẩn HACCP và ISO
9000. Sản phẩm do TCT sản xuất ra đạt chất lượng cao, được khách hàng tín nhiệm.
* Về chế tạo cơ khí
Xí nghiệp cơ khí của TCT đã chế tạo hồn chỉnh dây chuyền chế biến
chè đen với cơng suất 16 tấn/ ngày theo cơng nghệ Orthodox vơí giá chỉ bằng
2/3 giá nhập khẩu. Sản xuất được các loại phụ tùng cho toàn bộ thiết bị chế
biến chè và nhiều sản phẩm cơ khí khác phục vụ cho các đơn vị trong toàn
ngành chè, tạo điều kiện chủ động cơ khí hố lao động chế biến chè ở nơng
thơn, miền núi. Giá trị sản xuất của ngành cơ khí hàng năm đạt 10 tỷ đồng.

* Về kinh doanh xây dựng
TCT hiện có hai cơng ty kinh doanh chính trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm
xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi. Đã tham gia đấu thầu và thắng
thầu nhiều cơng trình quan trọng có giá trị lớn với yêu cầu kỹ thuật thi công xây lắp
cao ở cả ba miền đất nước. Trong những năm qua, hàng trăm cơng trình do đơn vị thi
cơng đều đúng tiến độ và đạt được chất lượng cao, đáp ứng u cầu kỹ thuật đã đặt
ra, nhiều cơng trình đã được Bộ Xây dựng tặng huy chương vàng chất lượng
18


* Về kinh doanh thương mại tổng hợp
Đồng thời với xuất khẩu chè, TCT đã xuất khẩu được nhiều sản phẩm
khác như: Hàng thủ công mỹ nghệ, lâm sản, dược liệu, hàng tiêu dùng và nhập
khẩu các vật tư, hàng hoá phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống. Kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hố khác ngồi chè đạt hàng chục triệu USD/năm.
Ngồi ra, TCT cịn tổ chức dịch vụ tư vấn kinh tế kỹ thuật, công nghệ sản xuất
chè tiên tiến. Tổ chức triển khai dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, điều trị bệnh nghề
nghiệp và nhiều loại hình dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống người lao động.
2.1.2.3. Đặc điểm về sản phẩm ngành chè
Là một quốc gia uống chè từ rất lâu đời, Việt Nam sản xuất và tiêu thụ
rất nhiều sản phẩm chè với nhiều chủng loại đa dạng từ truyền thống cho đến
các loại chè du nhập ở nước ngoài.
Biểu 2.1: Các loại sản phẩm chè được sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam
Các loại chè truyền thống

Các loại chè du nhập từ nước ngoài

1. Chè tươi

1. Chè đen


2. Chè nụ

2. Chè xanh ( Chè lục)

3. Chè Bạng

3. Chè hương

4. Chè mạn Hà Giang

4. Chè hoa tươi

5. Chè Ôlong
(nguồn TCT chè Việt Nam)
Các loại chè truyền thống:
Chè tươi: nguyên liệu gồm có lá chè non và già, to nhỏ, xanh tươi,
khơng qua chế biến hái về rửa sạch vị bằng tay rồi cho vào ấm đun sôi, cho
thêm vài lát gừng. Nước chè có màu xanh tươi, màu diệp lục.
Chè nụ: (nụ hoa chè) nụ còn non, hái trong tháng 10,11 dương lịch, hái
về phơi trong bóng râm, cho đến khơ màu xanh, nếu phơi ngồi nắng chóng
khơ hơn nhưng cánh chè màu vàng chất lượng kém hơn. Loại chè này có hàm
lượng cafein thấp (2%) ít kích thích, được phụ nữ và người già ưa dùng.

19


Chè Bạng: Gồm lá chè già là chủ yếu, giã nát, hay làm băm nhỏ thành
mẩu dài như nhau 2mm-1cm, màu xanh đen và hơi đỏ. Lá chè hầu như khơng
cần chế biến mà chỉ hong qua, khơng có lơng tuyết. Chè Bạng có tỷ lệ lớn nhất

về chất béo: 7,14%, tanin: 5,25%, tro tổng số: 4,30%, tro hoà tan: 1,40%,
cafein: 2,00%, chất hoà tan: 19,10%, đạm: 1,25%.
Chè mạn Hà Giang: Chè truyền thống vùng chè cổ miền núi phía Bắc VN,
nguyên liệu non, cuống dài, chế biến đơn giản. Mặt chè thơ, búp có tuyết trắng, chất
lượng tốt. Nước chè màu đỏ, vị dịu mát, thuần hồ khơng đắng như chè xanh, chè lục.
Chè ôlong: Trước đây được sản xuất chủ yếu ở TQ và ĐL. Nước chè
màu vàng kim, óng ánh, vị đậm mạnh, hương thơm đặc biệt. Các danh trà
ôlong như: Thiết Quan Âm, Thuỷ tiên, Đại hồng bào, Kỳ chủng, Sắc chủng, ...
Các loại chè du nhập từ nước ngoài:
Chè đen: Chiếm phần trăm lớn trên thị trường bán buôn chè thế giới,
được sản xuất theo quy trình cơng nghệ 0TD. Nước chè đen có màu đỏ tươi, vị
dịu, hương thơm nhẹ. Người ta phân chè đen thành nhiều loại như: OP, P, BOP,
BP, FBOP, PS, F, D chất lượng từ cao đến thấp theo kích thước của cánh chè.
Chè xanh (xưa gọi là chè lục): Sản xuất nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc,
Đài Loan, Việt Nam. Nước xanh vàng, tươi sáng, vị chát mạnh, có hậu, hương
thơm nồng mùi cốm.
Chè hương: Dùng các nguyên liệu khô như hoa ngâu khô, hoa cúc khô,
hạt mùi, tiểu hồi, đại hồi, cam thảo, quế... pha trộn với các tỷ lệ khác nhau.
Chè hoa tươi: Được sản xuất nhiều ở Trung Quốc, hoa tươi gồm có: sen,
nhài, ngâu, ngọc lan... mỗi nhà sản xuất có bí quyết cơng nghệ gia truyền riêng.
Ngoài các loại chè kể trên ngành chè ở nước ta hiện nay còn xuất hiện thêm
một số sản phẩm khác như: chè đen mảnh, chè túi lọc, chè hoà tan, chè dược thảo...
2.1.2.4. Đặc điểm về lao động.
TCT chè Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹcơng ty con vì vậy lực lượng lao động của tồn TCT là rất đơng, kể cả lao động
trong danh sách và lao động thuê khốn ngồi. Số lượng lao động trong danh sách
20


của toàn TCT là 5218 người, số lượng lao động th khốn ngồi là 7471 người.
Với số lượng đó cho thấy TCT đã sử dụng một lượng lớn lao động, góp phần quan

trọng vào việc giải quyết cơng ăn việc làm cho hàng ngàn người. không những thế,
việc phát triển sản phẩm ngành chè của TCT đã giúp cho đồng bào miền núi và
trung du có thu nhập, xố đói giảm nghèo cho nhân dân các khu vực đó.
Về chất lượng lao động do TCT trực tiếp quản lý, thể hiện trên biểu 2.2.
Biểu 2.2: Chất lượng lao động do TCT trực tiếp quản lý
STT

Trình độ lao động

1

Tiến sĩ, thạc sĩ

2

Số lượng(người) Tỷ lệ (%)
19

0,83

Đại học

540

23,68

3

Trung cấp


454

19,91

4

Thợ bậc cao

1276

55,58

Tổng số

2280

100,00

(Nguồn TCT chè Việt Nam)
Lao động trong TCT được đào tạo có hệ thống, có kinh nghiệm trong sản
xuất chè, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến trên thế giới. Với số lượng
tiến sĩ, thạc sĩ là 19 người chiếm 0,83% trong tổng số lao động có tay nghề cao
của TCT. TCT đã có một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chun mơn để góp
phần vào cơng cuộc xây dựng TCT ngày càng vững mạnh. Số người tốt nghiệp
đại học làm việc tại TCT chiếm tới 23,68% tương ứng với số người là 540, điều
này cho thấy số lượng lao động tốt nghiệp đại học trong TCT khá đơng, số
lượng có trình độ trung cấp chỉ có 454 người với tỷ lệ 19,91%, đây là sự cố
gắng nỗ lực rất lớn trong khâu tuyển chọn nguồn nhân lực của TCT. Còn lại số
thợ bậc cao là 1267 người chiểm 55,58%, đây là những người làm việc lành
nghề lâu năm tại TCT có kinh nghiệm trong cơng việc, có chun mơn cao.

Để nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên, hàng năm TCT đã cử
nhiều cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng quản lý, chuyên mơn nghiệp vụ và lớp lý
luận chính trị cao cấp, đồng thời TCT cũng tổ chức một số đoàn ra nước ngoài
học tập, khảo sát thị trường phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu của TCT.
21


2.1.2.58. Cơ cấu tổ chức của TCT chè Việt Nam
TCT chè Việt Nam là doanh nghiệp được tổ chức theo mơ hình cơng ty
mẹ - cơng ty con. Mơ hình của TCT chè được sắp xếp như sau:
Công ty mẹ: Văn phịng cơ quan TCT.
Các cơng ty hạch tốn phụ thuộc:
- Cơng ty chè Hải Phịng

- Cơng ty chè Sài Gịn.

- Cơng ty chè Bắc Sơn

- Cơng ty thương mại và du lịch

Hồng Trà.
Các công ty con:
Công ty TNHH một thành viên:
- Công ty chè Mộc Châu.

- Công ty chè Long Phú.

- Công ty chè Sông Cầu.
Công ty cổ phần do TCT giữ cổ phần chi phối:
- Công ty cổ phần chè Trần Phú.


- Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ

- Công ty cổ phần chè Liên Sơn.
Công ty liên doanh do TCT giữ cổ phần chi phối:
- Công ty liên doanh chè Phú Đa.
Công ty hoạt động ở nước ngồi có 100% vốn của TCT:
- Cơng ty chè Ba Đình
Các cơng ty liên kết:
- Cơng ty cổ phần chè Quân Chu.

- Công ty cổ phần chè Kim Anh.

- Công ty cổ phần chè Yên Bái.

- Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh.

- Công ty cổ phần chè Thái Nguyên. - Cơng ty cổ phần Thái Bình Dương.
- Cơng ty cổ phần Xây lắp – VTKT

- Công ty cổ phần cơ khí chè

- Cơng ty liên doanh Indochine.
Các đơn vị sự nghiệp: - Viện nghiên cứu chè.
- Trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiêp Đồ Sơn

22



×