Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu cấu trúc và đa dạng sinh học tầng cây cao tại khu bảo tồn sến mật tam quy xã hà tân huyện hà trung tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu cấu trúc và đang dạng sinh
học tầng cây cao tại Khu bảo tồn Sến Mật Tam Quy – Xã Hà Tân – Huyện Hà
Trung – Tỉnh Thanh Hóa” Để hồn thành cơng trình nghiên cứu này, em xin
chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Thầy TS. Vũ Tiến Hưng – người trực tiếp hướng dẫn Khóa luận đã ln
dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện nghiên
cứu và hồn thành đề tài Khóa luận tốt nghiệp.
Lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên Bộ môn Điều tra rừng,
Khoa Lâm Học.
Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, cùng toàn thể các thầy cơ giáo
cơng tác trong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ em
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học lâm nghiệp Thanh Hóa đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu và điều tra rừng tại Đơn vị.
Gia đình, bạn bè, người thân của chúng em đã động viên, khích lệ, tạo điều
kiện giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện và hồn thành Khóa luận này.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không
tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong Q thầy cơ, các chuyên gia, những
người quan tâm đến đề tài và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện

Trần Mạnh Tuấn

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................................... i


MỤC LỤC .............................................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................................................1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ................................................................2
I.TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................................................................2
1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ..........................................................................................................2
1.1.1.Cấu trúc tổ thành ...........................................................................................................................2
1.1.2. Nghiên cứu định lượng cấu trúc ..................................................................................................2
1.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học .....................................................................................................3
II. Ở VIỆT NAM ....................................................................................................................................4
2.1. Nghiên cứu về phân loại trạng thái rừng ......................................................................................4
2.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ..........................................................................................................5
2.2.1. Cấu trúc tổ thành ..........................................................................................................................5
2.2.2. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3) .................................................................5
2.2.3. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn) ..........................................................................6
2.2.4. Tương quan giữa chiều cao với đường kính (HvN/D1.3) ................................................................6
2.3. Nghiên cứu về đa dạng sinh học .....................................................................................................6
CHƢƠNG II MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU........................................................................................................................................8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................8
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. .................................................................................................8
2.3. Nội dung nghiên cứu. ......................................................................................................................8
2.3.1. Đặc trưng cấu trúc tầng cây cao...................................................................................................8
2.3.2. Đặc trưng về tính đa dạng sinh học lồi. .....................................................................................9
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp Lâm Sinh. ............................................................................................9
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ...............................................................................................................9
2.4.1. Kế thừa số liệu ...............................................................................................................................9
2.4.2. Ngoại nghiệp .................................................................................................................................9

2.4.3. Nội nghiệp ...................................................................................................................................10
CHƢƠNG III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU..16
3.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội ...........................................................................................16
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................................................16
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..............................................................................................................21
CHƢƠNG VI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................................24
ii


4.1. Đặc trƣng cấu trúc tầng cây cao. .....................................................................................................24
4.1.1. Cấu trúc tổ thành loài cây. .............................................................................................................24
4.1.2. Quy luật phân bố............................................................................................................................26
4.2. Kết quả nghiên cứu đa dạng loài. ....................................................................................................38
4.2.1. Mức độ phong phú của loài. .......................................................................................................38
4.2.2. Mức độ dạng loài.........................................................................................................................39
4.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý rừng tại địa bàn Khu bảo tồn Sến Tam Quy......................43
CHƢƠNG V KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ........................................................................45
5.1. Kết luận ..........................................................................................................................................45
5.1.1. Cấu trúc tổ thành ........................................................................................................................45
5.1.2. Quy luật phân bố N/D1.3 và N/Hvn ...........................................................................................45
5.1.3. Nghiên cứu đa dạng sinh học ....................................................................................................46
5.2. Tồn tại ............................................................................................................................................46
5.3. Kiến nghị ........................................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Hvn: Chiều cao vút ngọn
D1.3: Đường kính thân cây tại độ cao 1,3m
N/Hvn: Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn
N/D1.3: Phân bố số cây theo cỡ đường kính
Hvn/D1.3: Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính
OTC: Ơ tiêu chuẩn
TXB
TXN
KBT: Khu bảo tồn
LRTX: Lá rụng thường xanh
CTTT: Công thức tổ thành
Nbx: Nhà xuất bản
UBND: Uỷ ban nhân dân

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Công thức tổ thành theo tỷ lệ số cây. .................................................................................24
Bảng 4.2: Công thức tổ thành theo IV%. ...........................................................................................25
Biểu 4.3: Thống kê đặc trƣng mẫu cho đƣờng kính D1.3 .................................................................27
Bảng 4.4: Mơ phỏng phân bố N – D1.3 bằng hàm khoảng cách. .....................................................28
Bảng 4.6: Kết quả tính tốn các đặc trƣng mẫu về Hvn. ..................................................................31
Bảng 4.7: Mô phỏng phân bố N – Hvn bằng hàm Weibull ...............................................................32
Bảng 4.8: Mô phỏng N – Hvn bằng hàm khoảng cách. .....................................................................32
Bảng 4.9: Kết quả nghiên cứu tƣơng quan Hvn – D1.3 ....................................................................34
Bảng 4.10: Kết quả tính tốn chỉ số phong phú của lồi. .................................................................38
Bảng 4.11: Kết quả tính tốn chỉ số đa dạng sinh học Shannon – Wiener......................................40
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả tính tốn chỉ số Simpson ....................................................................41
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả tính tốn chỉ số hợp lý........................................................................42


v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Các hoạt động ngoại nghiệp ..................................................................................... 9
Hình 4.1: Phân bố N – D1.3 hai trạng thái rừng.................................................................. 30
Hình 4.2: Phân bố N – Hvn hai trạng thái Rừng. ................................................................ 33
Hình 4.3: Biểu đồ phân tích tƣơng quan Hvn – D1.3 trạng thái TXB ............................... 36
Hình 4.4: Biểu đồ phân tích tƣơng quan Hvn – D1.3 trạng thái TXN............................... 37
Hình 4.5: Biểu đồ mức độ phong phú của lồi. .................................................................... 38
Hình 4.6: Biểu đồ mức độ phong phú của lồi. .................................................................... 39
Hình 4.7: Biểu đồChỉ số đa dạng sinh học Shannon – Wiener ........................................... 40
Hình 4.8: Biểu đồ Chỉ số Simpson cho tầng cây cao............................................................ 41
Hình 4.9: Biểu đồ Chỉ số độ tƣơng đồng cho tầng cây cao. ................................................ 42

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô giá, sự tồn tại của con người không tách khỏi môi
trường sống mà rừng là một phần của mơi trường sống đó. Nhưng ở Việt Nam ta,
trong khoảng những thời gian gần đây tình trạng lạm dụng tài nguyên rừng vẫn
thường xuyên xảy ra và công tác quản lý chưa chặt chẽ, thêm vào đó là sức ép về
dân số, lương thực, lối sống du canh du cư làm cho rừng bị tàn phá nhanh chóng,
suy giảm cả về số lượng và chất lượng... Mất rừng thì thiệt hại do thiên tai gây ra sẽ
khơng lường hết được và hậu quả của nó là biến đổi khí hậu tồn cầu, là đói kém, là
bệnh thật, là suy thoái đa dạng sinh học... Do đó, bảo vệ, phát triển và phục hồi
rừng nói riêng và thảm thực vật nói chung là vấn đề vơ cùng quan trọng cần giải
quyết để duy trì, đảm bảo điều kiện sinh tồn cho hiện tại và tương lai.

Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy tại khu vực Xã Hà Tân là nơi lưu giữ các hệ
sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, lưu giữ nguồn gen sinh vật, đặc biệt là lưu giữ
nguồn gen loài Sến Tam Quy, với đặc tính sinh học của lồi Sến là chỉ mọc rải rác,
ít khi mọc thành rừng tập trung, nhưng với cấu trúc tổ thành loài như hiện nay ở
KBT loài Sến Tam Quy (Sến chiếm đa số trong tổ thành loài) thực sự mang nghĩa
to lớn về giá trị khoa học, giá trị bảo tồn và mang tính đặc trưng phân bố của lồi
Sến. Vì vậy, việc nghiên cứu cấu trúc rừng, tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái
rừng tại khu vực, làm cơ sở để đưa ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phát
triển rừng một cách bền vững là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Xuất phát từ nhận thức đó, để góp phần vào sự nghiệp bảo về đa dạng sinh
học và cấu trúc rừng, làm cơ sở cho việc quản lý rừng hiệu quả hơn, việc thực hiện
đề tài: : “Nghiên cứu cấu trúc và đang dạng sinh học tầng cây cao tại Khu bảo
tồn Sến Mật Tam Quy – Xã Hà Tân – Huyện Hà Trung – Tỉnh Thanh Hóa” là
hết sức cần thiết góp phần bổ sung thêm về lý thuyết sinh thái học rừng tự nhiên
trên nhằm đề xuất một số giải pháp chăm sóc và ni dưỡng rừng tự nhiên phục vụ
yêu cầu bảo tồn sinh học có hiệu quả.

1


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
I.TRÊN THẾ GIỚI
Rừng nhiệt đới ẩm vẫn là một trong những nơi mà tính đa dạng sinh học cao
nhất, chính nhờ sự đa dạng và phong phú đó mà cuốn hút nhiều nhà khoa học.
1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.1.1.Cấu trúc tổ thành
Theo Richard P.W (1952) [6], trong rừng mưa nhiệt đới, trên mỗi hecta ln
có hơn 40 lồi cây gỗ, có trường hợp cịn trên 100 lồi. Nhiều lồi cây gỗ lớn sinh
trưởng hỗn giao với nhau theo tỷ lệ khá đồng đều, nhưng cũng có khi có một hoặc

hai lồi chiếm ưu thế.
Trên thế giới có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về cơ sở sinh thái của cấu
trúc rừng tiêu biểu là Baru. G. N (1964) và E. P Odum (1971). Hai tác giả này đã
tập trung vào cái vấn đề sinh thái nói chung và các cơ sở sinh thái kinh doanh rừng
mưa nhiệt đới nói riêng. Qua đó làm sáng tỏ khái niệm hệ sinh thái rừng, đây cũng
là cơ sở để nghiên cứu cấu trúc rừng đứng trên quan điểm sinh thái học.
1.1.2. Nghiên cứu định lượng cấu trúc
1.1.2.1. Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)
Là một trong những quy luật cấu trúc cơ bản của lâm phần nên đã được
nhiều nhà khoa học lâm học và điều tra rừng nghiên cứu. Các cơng trình tiêu biểu
phải kể đến đó là:
- Meyer (1934) (dẫn theo Nguyễn Hải Tuất, 1986) [5] đã mô tả quy luật
phân bố N/D1.3 bằng phương trình tốn học có dạng đường cong giảm liên tục và
được gọi là phương trình Meyer hay hàm Meyer.
- Ballell (1973) đã sử dụng hàm Weibull, Schiffel, Naslund (1936, 1937) xác
lập phân bố Charlier cho phân bố N/D1.3 của lâm phần thuần loài đều tuổi sau khép
tán (dẫn theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [6].
1.1.2.2. Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)
Phần lớn các tác giả khi nghiên cứu cấu trúc lâm phần theo chiều thẳng đứng
đã dựa vào phân bố số cây theo chiều cao. Phương pháp được áp dụng để nghiên
cứu cấu trúc đứng rừng tự nhiên là vẽ các phẫu đồ đứng với các kích thước khác

2


nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Các phẫu đồ mang lại hình ảnh khái quát về
cấu trúc tầng tán, phân bố số cây theo chiều thắng đứng. Từ đó rút ra các nhận xét
và đề xuất ứng dụng thực tế. Với phương pháp này được nhiều nhà nghiên cứu ứng
dụng như: Richards P.W (1952) [6], Rolllet (1979).
1.1.2.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây

(Hvn /D1.3)
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với mỗi cỡ
đường kính cho trước ln tăng theo tuổi, đó là kết quả tự nhiên của sinh trưởng.
Trong mỗi cỡ xác định, ở các tuổi khác nhau, cây rừng thuộc cấp sinh trưởng khác
nhau, cấp sinh trưởng giảm khi tuổi lâm phần tăng lên dẫn đến tỷ lệ Hvn/D1.3 tăng
theo tuổi. Từ đó đường cong quan hệ giữa Hvn và D1.3 có thể thay đổi và ln dịch
chuyển về phía trên khi tuổi lâm phần tăng.
Krauter.G (1958) và Tiourin.A.V (1932) (dẫn theo Phạm Ngọc Giao, 1995)
[6] nghiên cứu tương quan giữa chiều cao và đường kính ngang ngực dựa trên cơ
sở cấp đất và cấp tuổi.
Naslund. M (1929), Hohenadl. W (1936), Michailov. F (1934, 1952),
Prodan.M (1944), Meyer.H.A (1952) (dẫn theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [6], dùng
phương pháp giải tích tốn học và đề nghị sử dụng các dạng phương trình dưới đây
để mơ tả quan hệ H/D.
h = a + b1.d + b2.d2
h = a + b1.d + b2.d2 + b3.d3
h - 1.3 = d2/(a + b.d)2
h = a + b.logd
h = a + b1.d +b2.logd
h = k.db
Như vậy, để biểu thị tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây ta có
thể sử dụng nhiều dạng phương trình. Song việc lựa chọn phương trình nào để biểu
thị mối tương quan HvN/D1.3 thì tùy thuộc vào loài cây trồng cụ thể.
1.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học
Thuật ngữ đa dạng sinh học là một thuật ngữ mới mẻ được dùng để chỉ tính
phong phú của sự sống trên trái đất là hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật,

3



là các gen chứa đựng trong các loài và những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng
tồn tại trong môi trường sống.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đa dạng sinh học: qua việc nghiên cứu đa dạng
sinh học về loài và đa dạng sinh học về gen đã cho chúng ta thấy được các loài,
nguồn gen quý hiếm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu cải thiện giống lồi, có khả
năng chống chịu được với hồn cảnh bất lợi và mở rộng được nơi sống của loài
ngày một nâng cao năng suất, chất lượng của chúng.
Các cơng trình nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới đã có từ lâu: thực
vật chí Đơng Dương (1905 – 1952) 8 quyển, H.humber (1938 -1950). Ở Nga từ
1928 – 1932 được xem là thời kỳ mở đầu cho những nghiên cứu hệ thực vật. Cụ thể
Talmachay AI cho rằng “Chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để có thể bao
trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng khơng có sự phân hóa về mặt địa lý.
Ơng gọi đó là một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường là 1500 – 2000
loài.
II. Ở VIỆT NAM
2.1. Nghiên cứu về phân loại trạng thái rừng
Mục đích chủ yếu của phân loại trạng thái rừng là nhằm xác định các đối
tượng rừng với những đặc trưng cấu trúc cụ thể, từ đó lựa chọn, đề xuất các biện
pháp lâm sinh thích hợp để điều khiển, dẫn đắt rừng đạt trạng thái chuẩn.
Về phân loại rừng trước hết phải kể đến Loetschau (1963) [4] đưa ra hệ thống
phân chia kiểu trạng thái cho kinh doanh rừng hỗn giao thường xanh lá rộng nhiệt đới.
Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã dựa trên hệ thống phân loại của Loeschau cải tiến
cho phù hợp với đặc điểm rừng tự nhiên của Việt Nam và cho đến nay vẫn áp dụng hệ
thống phân loại này (QPN 6 – 84).
Tiếp theo là Thái Văn Trừng (1978) [7] đứng trên quan điểm sinh thái đã
chia rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật. Đây là cơng trình tổng qt, đáp
ứng được yêu cầu về quy luật sinh thái. Xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của
rừng nhiệt đới, Thái Văn Trừng đưa ra kết luận: Không thể dùng quần hợp thực vật
làm đơn vị phân loại cơ bản như các tác giả kinh điển đã sử dụng ở vùng ôn đới.
Ông đề xuất dùng kiểu thảm thực vật làm đơn vị phân loại cơ bản và lấy hình thái,

cấu trúc quần thể làm tiêu chuẩn phân loại.

4


Trần Ngũ Phương (1970) [8] đã đưa ra phương pháp phân chia rừng nhằm
phục vụ công tác điều chế với đơn vị phân chia là lô dựa trên 5 nhân tố là nhóm
nhân tố sinh thái tự nhiên, các giai đoạn phát triển và suy thoái của rừng, khả năng
tái tạo rừng bằng tái sinh tự nhiên, đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng.
Như vậy, các tác giả đều cho rằng: Việc phân loại trạng thái rừng ở Việt
Nam là rất cần thiết trong công tác nghiên cứu cũng như sản xuất kinh doanh. Tùy
các mục tiêu cụ thể mà lựa chọn các phương pháp phân loại khác nhau, nhưng đều
nhằm làm rõ hơn các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
2.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
2.2.1. Cấu trúc tổ thành
Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc sinh thái và hình thái
của rừng. Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá mức độ đa dạng
sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc tổ thành đã
được nhiều nhà khoa học Việt Nam đề cập trong cơng trình nghiên cứu của mình.
Bảo Huy (1993) [1], Đào Cơng Khanh (1995) khi nghiên cứu tổ thành lồi
cây đối với rừng tự nhiên ở Đăklăc và Hương Sơn – Hà Tĩnh đều xác định: Tỷ lệ tổ
thành của các nhóm lồi cây mục đích, nhóm lồi cây hỗ trợ và nhóm lồi cây phi
mục đích cụ thể, từ đó đề xuất biện pháp khai thác thích hợp cho từng đối tượng
theo hướng điều chỉnh tổ thành hợp lý.
2.2.2. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)
Thống kê các cơng trình nghiên cứu về rừng tự nhiên ở Việt Nam cho thấy:
Phân bố N/D1.3 của tầng cây cao (D  6cm) có hai dạng chính:
- Dạng giảm liên tục và có nhiều đỉnh phụ hình răng cưa
- Dạng một đỉnh chữ J
Với mỗi dạng cụ thể, các tác giả đã chọn những mơ hình tốn học thích hợp

để mơ phỏng. Đồng Sỹ Hiền (1974)[3], khi lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên
miền Bắc Việt Nam đã đưa ra kết luận: Dạng tổng quát của phân bố N/D1.3 là phân
bố giảm, nhưng do quá trình khai thác chọn thô không theo quy tắc nên đường thực
nghiệm có dạng hình răng cưa. Với kiểu phân bố thực nghiệm như vậy, tác giả đã
dùng hàm Meyer và họ đường cong Pearson để mô tả. Nguyễn Hải Tuất (1982) [5]

5


đã sử dụng hàm khoảng cách để mô tả phân bố thực nghiệm dạng một đỉnh ở ngay
sát cỡ kính bắt đầu đo.
2.2.3. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)
Những nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) [3] cho thấy: Phân bố số cây
theo chiều cao (N/Hvn) ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng loài cây thường có
nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn. Thái Văn Trừng (1978)
[7], trong công trình nghiên cứu của mình đã đưa ra kết quả nghiên cứu cấu trúc
của tầng cây gỗ rừng loại IV.
2.2.4. Tương quan giữa chiều cao với đường kính (HvN/D1.3)
Trong điều tra kinh doanh rừng, việc nghiên cứu mối quan hệ này có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Thơng qua tương quan HvN/D1.3, dựa vào giá trị ở từng cỡ kính
để suy diễn giá trị chiều cao tương ứng mà không cần thiết đo cao tồn bộ, từ đó
làm cơ sở xác định trữ lượng chung của lâm phần, xác định kiểu trạng thái rừng,
kết cấu rừng…Từ đó, đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để điều chỉnh kết cấu
rừng hiện tại tiến tới một kết cấu rừng mới ổn định hơn.
2.3. Nghiên cứu về đa dạng sinh học
Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam trước hết phải kể đến cơng trình: thực
vật chí Nam Bộ của Leureiro, thực vật chí rừng Nam Bộ của Pierrel. Một trong
những cơng trình lớn nhất về quy mơ cũng như giá trị là cơng trình nghiên cứu hệ
thực vật Đơng Dương của các tác giả Pháp, kết quả của nó là bộ “ Thực vật chí đại
cương Đơng Dương” bao gồm 7 tập đây là bộ sách có ý nghĩa lớn đối với nhà thực

vật học Việt Nam. Tiếp theo đó là bổ sung của Humbert, đến nay thực vật chí Lào,
Campuchia, Việt Nam đã xuất bản từ năm (1960) và ở nước ta đã có đến 26 tập,
sau này Poct (1965) đã dựa trên bộ thực vật chí đại cương Đơng Dương thống kê
được 5190 lồi.
Các tác giả Việt Nam đã đưa ra một số cơng trình về thảm thực vật trong đó
tiêu biểu là 2 cơng trình lớn:
- Thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng (1963 – 1978) [7]. Tác
giả đã tổng kết và công bố cơng trình nghiên cứu của mình với 7004 lồi thực vật
bậc cao có mạch thuộc 1850 họ ở Việt Nam ông nhấn mạnh ưu thế của ngành thực

6


vật hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam với 6336 loài chiếm 99,9%, 17227 chi
chiếm 93,5% và 239 họ chiếm 62,7% trong tổng số các taxon mỗi bậc.
- Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam của Trần Ngũ Phương
(1970) [8] đã tiến hành phân loại rừng miền Bắc Việt Nam và chia thành 3 đai 8
kiểu.
Ta có thể thấy những cơng trình trên đánh giá tổng qt cho toàn bộ hệ thực
vật Việt Nam nhưng đặc biệt là bộ “ cây gỗ rừng Việt Nam” của Viện Điều tra Quy
hoạch rừng xuất bản (1971 - 1988) [2], đây là một nhóm cây quan trọng nhất quyết
định sự tồn tại của hệ sinh thái rừng cũng như có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
của con người.

7


CHƢƠNG II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Xác định được thành phần thực vật rừng tại Khu bảo tồn Sến Tam Quy, xã
Hà Tân, Hà Trung, Thanh Hóa.
Định lượng một số chỉ tiêu cấu trúc rừng thơng qua việc mơ hình hóa các
quy luật kết cấu lâm phần.
Thử nghiệm một số chỉ tiêu đánh giá đa dạng sinh học về loài cây thuộc Khu
bảo tồn Sến Tam Quy, xã Hà Tân, Hà Trung, Thanh Hóa.
Đề xuất một số giải pháp tác động khôi phục lại vốn rừng hạn chế tốc độ suy
thoái cả về số lượng và chất lượng Rừng.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng là rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX trung
bình (TXB) và rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo (TXN)
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu cấu trúc và tính đa dạng sinh học của
hai loại trạng thái rừng TXB và TXN (theo phân loại của Thông tư 33/2018) tại xã
Hà Tân, Hà Trung, Thanh Hóa.
2.3. Nội dung nghiên cứu.
2.3.1. Đặc trưng cấu trúc tầng cây cao
a) Cấu trúc tổ thành
- Xác định CTTT theo số cây.
- Xác định CTTT theo IV%
b) Phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3) vào theo chiều cao (N/Hvn).
- Phân bố theo hàm Meyer.
- Phân bố theo hàm khoảng cách.
- Phân bố theo hàm Weibull.
c) Xác đinh quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính (Hvn – D1.3)
Đề tài tiến hành lựa chọn hàm có chỉ số tương quan R cao nhất để biểu thì
mối quan hệ này. Từ kết quả thu được sẽ tiến hành so sánh hệ số bi để xây dựng
nên phương trình chung cho lâm phần.

8



Hàm Quadratic: Hvn = a + b1. D1.3 + b2 . D1.32
2.3.2. Đặc trưng về tính đa dạng sinh học loài.
a)

Simpson

b)

Shannon - Wiener (H)

2.3.3. Đề xuất một số giải pháp Lâm Sinh.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.4.1. Kế thừa số liệu
Số liệu sinh trưởng của rừng sến tại Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa
học cơng nghệ Lâm nghiệp Thanh Hóa
Số liệu về điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, tài nguyên
rừng; điều kiện kinh tế; điều kiện xã hội: dân số, lao động, thành phần dân tộc.
Báo cáo về thực trạng tài nguyên rừng, công tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng tại Khu bảo tồn Sến Tam Quy, Xã Hà Tân – Hà Trung – Thanh Hóa
2.4.2. Ngoại nghiệp

Hình 2.1 Các hoạt động ngoại nghiệp
a)

Lập ơ tiêu chuẩn:

Nhóm nghiên cứu sử dụng bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ
1/25000 để sơ thám xác định các tuyến điều tra, lập các ơ tiêu chuẩn điển hình cho

các kiểu rừng, trạng thái rừng.
Trên mỗi trạng thái rừng lập 5 OTC ngẫu hiên mỗi ơ cách nhau 200 m. Mỗi
ơ có diện tích 1000 m2 (25χ220) .

9


b)

Điều tra thống kê tầng cây cao:

Đối tượng điều tra là các cây gỗ thuộc tầng cây cao (cây có đường kính
ngang ngực từ 8 cm trở lên).
Trong mỗi ơ 1000 m 2 : Đánh dấu và đếm toàn bộ số cây trong phân ơ.
+ Xác định thành phần lồi, tên lồi (những lồi khơng biết tên hoặc khơng
rõ tên thì ghi kí hiệu là sp)
+ Đo đường kính D1.3 của tất cả các cây có đường kính lớn hơn hoặc bằng 8
cm dùng thước đo vanh.
+ Đo chiều cao vút ngọn: Trong mỗi phân ô đo chiều cao cho tất cả cây trong ơ,
dùng thước Blumeleiss với độ chính xác 0,5m.
Toàn bộ các số liệu đo đếm tầng cây cao được ghi chép theo mẫu biểu điều
tra tầng cây cao (biểu 01).
Biểu 01. Biểu điều tra tầng cây cao
Địa điểm.........

Độ cao........

Ngày điều tra..........

Trạng thái rừng.........


Độ dốc......

Ngƣời điều tra........

OTC số........

Hƣớng dốc..........

STT

Tên cây

D1.3 (cm)
ĐT

NB

Dt (m)

Hvn

TB

(m)

ĐT

NB


Ghi chú
TB

1
2
3
...

2.4.3. Nội nghiệp
Đề tài sử dụng các phần mềm Excel, IBM SPSS statics 20 , Statgrapics 15 để
xử lý số liệu và tính tốn.
a)

Xác định cơng thức tổ thành theo hệ số tổ thành. Cách làm như sau:

10




Bước 1: Trong các OTC, tập hợp số liệu tầng cây cao, loài trong từng

trạng thái và số cá thể của mỗi loài.



Bước 2: Trong các OTC xác định tổng số loài cây, tổng số cá thể của

từng trạng thái




Bước 3: Tính số cá thể trung bình của 1 lồi theo cơng thức:

X

N
m

Trong đó:

X : Số lượng cá thể trung bình của mỗi lồi
N: Tổng số lượng cá thể của các loài
m: Tổng số loài



Bước 4: Xác định số loài, tên lồi tham gia vào cơng thức tổ thành.

Những lồi nào có số cây





X thì tham gia vào cơng thức tổ thành.

Bước 5: Xác định hệ số tổ thành của từng lồi theo cơng thức:

Ki 


Xi
x10
N

Trong đó:
Ki là HSTT lồi i.
Xi là số lượng cá thể loài i
N là Σ số cá thể của tất cả các loài



Bước 6: Viết cơng thức tổ thành: Lồi nào có Ki > 0,5 thì ghi vào

cơng thức tổ thành. Lồi nào có hệ số tổ thành lớn viết trước, nhỏ viết sau.
b)

Xác định công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng IVI% được tính

theo cơng thức sau:
IV%: Chỉ số mức độ quan trọng của loài trong quần xã
Với:

N% là mật độ tương đối
G% là tiết diện ngang thân cây tương đối

Trong đó:
Ni và Gi là mật độ và tổng tiết diện ngang của loài i.

11



Nếu lồi nào có IV% ≥ 5% thì lồi đó có ý nghĩa về mặt sinh thái trong quần
xã (có mặt trong cơng thức tổ thành).
Nếu nhóm có dưới 10 lồi có ∑IV% ≥ 40% sẽ là lồi nhóm ưu thế và được sử
dụng nhóm lồi đó đặt tên cho quần xã.
c) Một số quy luật kết cấu lâm phần

 Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3). Phân bố số cây, số lượt lồi
theo cỡ đường kính: Số lồi và số cây được tính với cự li về đường kính là 4 cm.

 Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/HVN). Phân bố số cây theo cỡ chiều cao:
số lồi và số cây được tính với cự li về chiều cao là 2 m.
Dùng phân bố Weibull 2 tham số, phân bố khoảng cách, phân bố Gamma và
phân bố giảm dạng hàm Meyer để mô phỏng cho các phân bố thực nghiệm.


Mơ hình hố phân bố khoảng cách

Phân bố khoảng cách là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên đứt qng có
dạng tốn học:
P(x) = {(
Trong đó

)(


(2.15)

)


là hai tham số. Đường cong biểu thị phân bố khoảng cách

có dạng một đỉnh ứng với giá trị x = 1 khi

+ <1. Phân bố khoảng cách được sử

dụng để mơ tả phân bố N/D1.3 thực nghiệm có dạng một đỉnh hình chữ j. Các tham
số của phân bố khoảng cách được ước lượng như sau:
=

(2.16)
(

)

= 1-∑(

(2.17)

)

Trong đó:

f0: là tần số ứng với cỡ đường kính đầu tiên (x = 0).
N: là tổng số cây của các cỡ.

Khi 1-

=


thì phân bố khoảng cách trở về dạng phân bố hình học.

P(x) = ( 1- )

Với x≥0

(2.18)

Nếu Di là giá trị giữa của cỡ kính, Dmin là cỡ kính nhỏ nhất, k là cự li tổ thì xi
được xác định theo công thức sau:
Xi =


(2.19)
Phân bố Weibull

12


Phân bố Weibull là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục với
miền giá trị x∈(0,+∞).
+ Hàm mật độ: fx(x) = α.λ

.exp(-λ

+ Hàm phân bố: F(x) = 1 - exp(-λ

)


)

(2.20)
(2.21)

Trong đó α và λ là hai tham số của phân bố Weibull. Các tham số của phân
bố Weibull thay đổi thì dạng đường cong phân bố cũng thay đổi theo. Tham số λ
đặc trưng cho độ nhọn, α đặc trưng cho độ lệch.
Khi: α <= 1: Phân bố giảm.
1<α<3:Phân bố lệch trái
α=3: Phân bố đối xứng.
α>3: Phân bố lệch phải.
+ Ước lượng 2 tham số α và λ :
Tham số α thường được thăm dò trong một khoảng thích hợp dựa trên các
đặc trưng mẫu, cho chạy α để tính λ. Sau đó kiểm tra sự phù hợp của phân bố lý
thuyết bằng tiêu chuẩn χ22, chọn cặp tham số có χ22 nhỏ nhất và nhỏ hơn χ22 05 tra
bảng. Với k= l-r-1
Tham số λ được ước lượng bằng phương pháp tối đa hợp lý:

λ=∑

(2.22)

Xi là giá trị giữa tổ được tính theo cơng thức (2.19)
Kiểm tra sự phù hợp giữa phân bố lý thuyết và phân bố thực nghiệm bằng
tiêu chuẩn χ2:

( ft  fl )2
X 
fl

1
m

2
n

(2.23)

Trong đó:
ft: là tần số thực nghiệm ở từng cỡ kính;
fl: là tần số lý thuyết;
m: số tổ sau khi gộp.
Tổ nào có fl< 5 thì ghép với fl tổ trên hoặc tổ dưới, sao cho flsau khi gộp ≥5.
→ Nếu χ2n> χ205(k = m - r - 1) thì giả thuyết bị bác bỏ, nghĩa là phân bố lý thuyết
không phù hợp với phân bố thực nghiệm. Ho-

13


→ Nếu χ2n≤ χ205(k = m -

r - 1)

thì chấp nhận giả thuyết, nghĩa là phân bố lý

thuyết phù hợp với phân bố thực nghiệm. Ho+
 Nghiên cứu quy luật tương quan:
- Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực (HVN/D1.3) của
tất cả các lồi cây.Dùng dạng hàm tương quan để mô phỏng như: logarith, bậc2,
Compund, Power để xác địnhmối liên hệ HVN/D1.3.

- Tương quan giữa chiều cao vút ngọn với chiều cao dưới cành của tất cả loài
cây. Đề tài dùng hàm tương quan để mô phỏng như: Linear; Logarithic; Power để
xác đinh mối quan hện Hvn – Hdc.
- Phương trình cụ thể như sau:



Hàm Logarithmic: : Hvn = a + b.log D1.3



Hàm Power (Pow): LogHvn = a + b. LogD1.3



Hàm Parabol bậc 2 (Quadratic): Hvn = a + b1. D1.3 + b2 . D1.32



Hàm Compound (COM): Hvn = a *

d) Nghiên cứu tính đa dạng loài tầng cây cao

 Mức độ phong phú của lồi
Đề tài lập các ƠTC điển hình để đo đếm và diện tích điều tra là 1000m2 nên
đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu.Do đó, để xác định mức độ phong
phú của lồi, chúng ta có thể sử dụng cơng thức của Kjayaraman (2000):
R= S

n


Trong đó:

n là số cá thể của tất cả các loài;

S: là số loài trong OTC

 Mức độ đa dạng loài
◦ Hàm số liên kết Shannon – Wiener
Hàm số này được Shannon – Wiener đưa ra năm 1949 dưới dạng:
H= - ∑{Ni/N}log2{Ni/N}
Trong đó:

H : Chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon- Wiener,

Ni : Số lượng cá thể/ IVI của loài thứ i.
N : Tổng số lượng cá thể/ IVI của tất cả các loài trong hiện trường
◦ Chỉ số Simson

14


Đây là chỉ tiêu đầu tiên của đa dạng sinh học được sử dụng trong sinh thái,
được Simson đề xuất năm 1949. Khi n có số lượng khơng q lớn so với ni thì sử
dụng cơng thức này. Cơng thức có dạng:
s

D=1-

ni ni  1


 n ( n 1 )
1

Trong đó:

n là số cá thể trong quần xã

ni là số cá thể của loài i
s là số loài trong quần xã
◦ Phương pháp tính đa dạng bằng lý thuyết thơng tin
Brillouin đã đưa ra công thức sau:
1
n

H = .log b

s
C

n!
Hoặc: H =  log10 n! log10 ni !
n
n1!n2!...ns
i 1


◦ Chỉ số Độ tương đồng
Xuất phát từ hàm lý thuyết thông tin tính theo cơng thức (3.15) ta có chỉ số
Độ tương đồng của OTC như sau:

E=
Trong đó:

H
H max

Hmax = C.log10S

H được tính theo cơng thức Shanon Weiner.
C = 2.302585,

S là số loài trong OTC

15


CHƢƠNG III
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới
* Vị trí địa lý của rừng đặc dụng KBT loài Sến Tam Quy
Khu bảo tồn lồi Sến Tam Quy có tổng diện tích tự nhiên là 518,5ha, cách
thành phố Thanh Hóa 25 km về phía Bắc theo quốc lộ 1A.
- Toạ độ địa lý:

Từ 20000'00'' - 20001'00'' Vĩ độ Bắc;
Từ 105047'00'' - 105047'30'' Kinh độ Đơng.

- Ranh giới tiếp cận:

+ Phía Bắc: được xác định bởi đường giao thông từ Đập Cầu (xã Hà Lĩnh) đi
ra quốc lộ 1A, qua làng Lâm nghiệp Tam Quy thuộc xã Hà Tân;
+ Phía Nam: Từ Đập Ngang chạy theo suối thuộc xã Hà Lĩnh lên đỉnh 300m
đến ngã ba ranh giới 3 xã: Hà Tân, Hà Lĩnh và Hà Đơng;
+ Phía Đơng: Nằm trùng với ranh giới hành chính xã Hà Tân và Hà Ninh;
+ Phía Tây: giáp thơn Thọ Lộc, xã Hà Lĩnh.
* Vị trí địa lý của xã Hà Tân, Hà Trung, Thanh Hóa
Xã Hà Tân là xã miền núi nằm cách trung tâm hành chính huyện Hà Trung
6,5km. Xã có tổng diện tích tự nhiên 1.323 ha, được chia thành 6 thôn, 1.297 hộ
với 4.533 nhân khẩu; có vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
Phía bắc giáp xã Hà Bắc;
Phía Nam giáp xã Hà Đơng,
Phía đơng giáp xã Hà n, Hà Bình;
Phía tây giáp xã Hà Tiến, Hà Lĩnh.
Trên địa bàn xã có các tuyến đường tỉnh lộ 522; 522B chạy qua thuận tiện
cho việc giao thương phát triển kinh tế.
3.1.1.2. Địa hình, địa thế
KBT lồi Sến Tam Quy thuộc kiểu địa hình đồi bóc mịn. Có độ cao tuyệt
đối là 325m, độ cao tương đối là 315m. Độ chia cắt địa hình vào loại trung bình.
Hình thái đồi mang những đặc trưng: Đỉnh hơi bằng, sườn phẳng, đôi chỗ lồi. Các

16


rãnh khe đều hẹp và nông. Độ dốc giảm dần từ sườn trên qua sườn giữa xuống
sườn dưới và chân đồi. Đó là đặc trưng hình thái của kiểu đồi trầm tích hình thành
bởi đá phấn sa đến cát kết. Các kiểu địa hình được phân ra như sau:
- Địa thế bằng (<70) chiếm 12,0% diện tích.
- Địa thế sườn thoải (8 - 150) chiếm 31,0%.
- Địa thế sườn dốc (16 - 250) chiếm 27,0%.

- Địa thế sườn dốc lớn (26 - 350) chiếm 30,0%.
Sự phân hoá độ dốc địa thế kể trên là nền tảng quyết định sự lắng đọng và
phân bố sản phẩm phong hoá dẫn đến độ dày tầng đất mịn khác nhau. Độ dốc càng
lớn sản phẩm lắng đọng càng ít, độ dầy tầng đất mịn càng mỏng và ngược lại.
3.1.1.3. Địa chất, đất đai
a) Địa chất
Theo Báo cáo dự án KBTTN rừng Sến Tam Quy (Trung tâm tài nguyên và
môi trường lâm nghiệp - Viện Điều tra quy hoạch rừng Việt Nam, năm 2000) và kết
quả điều tra lập địa bổ sung năm 2012 cho thấy: Nền địa chất khu vực có phân vị
địa tầng cổ nhất thuộc các đá biến chất tuổi Proterozoi. Điển hình là Đá phấn sa
(alơrơlit), là đá mẹ tạo đất chính rừng Sến, được gắn kết bởi các hạt có kích thước
0,1 - 0,01mm. Thành phần hóa học chính của alơrôlit và Silic và limon, khối lượng
Thạch anh chiếm 99%. Ngồi ra alơrơlit cịn chứa một số khống vật khác như
mica, jenpat....nhưng khối lượng không đáng kể.
Mẫu chất tạo đất rừng Sến thuộc nhóm vỏ phong hóa tại chỗ feralit của đá
mẹ phấn sa. Đặc tính chính của mẫu chất nhóm vỏ phong hóa tại chỗ Feralit là
phần oxyt sắt và oxyt nhôm tương đương nhau. Đặc điểm phụ của mẫu chất là
phong hóa tại chỗ từ đá phấn sa còn giữ nguyên được tương đối rõ đá mẹ ban đầu.
Do chi phối của địa hình đến mẫu chất phong hóa Feralit tại chỗ đã phong hóa
thành kiểu: Mẫu chất tàn tích và mẫu chất sườn đỉnh. Mẫu chất tàn tích phân bố ở
đỉnh và một phần sườn trên của KBT. Mẫu chất sườn tích phân bố ở sườn.
Bản chất của mẫu chất phong hóa tại chỗ, tàn tích, sườn tích có một q trình
tích lũy sắt nhơm khá mạnh, cho nên xu thế chuyển hóa khống sét là điểm tất yếu.

17


b) Đất đai
KBT loài Sến Tam Quy được tạo thành bởi nhóm đất Feralit vàng đỏ phát
triển trên phần phong hóa của đá mẹ phấn sa.

Đặc tính chính mẫu chất vỏ phong hóa tại chỗ là thành phần oxyt nhơm
tương đương nhau. Do sự chi phối của nền địa hình đến mẫu chất phong hóa Feralit
tại chỗ dẫn đến mẫu chất tại chỗ phân hóa thành hai kiểu mẫu chất là tàn tích và
sườn tích. Mẫu chất tàn tích thấy ở đỉnh và một phần sườn trên. Mẫu chất sườn tích
phân bố ở sườn trên và sườn giữa của KBT, gồm các dạng đất sau:
- Đất Feralit vàng đỏ trên đá phấn sa, được phân bố ở địa hình bằng phẳng,
độ dốc dưới 70; tầng đất dày, ẩm; tầng đất mỏng khô.
- Đất Feralit vàng đỏ trên phấn sa, được phân bố trên địa hình dốc thoải, độ
dốc từ 70 đến 150; tầng đất dày ẩm, mát; tầng đất mỏng, khô.
- Đất Feralit vàng đỏ trên phấn sa, được phân bố trên địa hình dốc trung
bình, độ dốc từ 160 - 250; tầng đất dày, ẩm, mát; tầng đất mỏng mát, khô.
- Đất Feralit vàng đỏ trên phấn sa, được phân bố trên địa hình rất dốc, độ dốc
> 260; tầng đất dày, ẩm, mát; tầng đất mỏng mát, khơ.
Nhìn chung đất đai trong KBT lồi Sến Tam Quy có tầng đất dày, diện tích
phân bố lớn trong các trạng thái rừng tự nhiên, mức độ xói mịn ít. Một phần nhỏ
diện tích thảm thực vật bị mất, đất bị rửa trơi mạnh, tầng đất mỏng. Tuy nhiên đất
vẫn cịn tốt có thể trồng cây cơng nghiệp, cây ăn quả.
c) Đá mẹ và mẫu chất
Đá phấn sa (alơrơlít) là đá mẹ tạo đất chính rừng Sến Tam Quy.
Mẫu chất tạo đất rừng Sến thuộc nhóm vỏ phong hố tại chỗ feralit là thành
phần ôxit sắt và ôxit nhôm tương đương nhau. Đặc điểm phụ của mẫu chất phong
hoá tại chỗ từ đá phấn sa là còn giữ nguyên được tương đối rõ cấu tạo đá mẹ ban
đầu. Bản chất của mẫu chất phong hố tại chỗ có một q trình tích luỹ sắt, nhơm
khá mạnh.
d) Đặc tính đất rừng KBT lồi Sến Tam Quy
* Loại đất
Rừng Sến được hình thành phát sinh phát triển trên loại đất Feralit vàng đỏ
phát triển từ sản phẩm phong hóa của đá phấn sa (alơrôlit)

18



Đối với loài Sến phát triển trên những dạng lập địa sau:
- Đối với diện tích đất bằng: Đất Feralit đỏ vàng phát triển từ sản phẩm
phong hóa đá phấn sa.
+ Tầng đất dày >80cm, hàm lượng nước địa hình ẩm;
+ Tầng đất trung bình 30 - 80cm, nước địa hình mát;
+ Tầng đất mỏng < 30cm, hàm lượng nước địa hình khơ;
- Đối với địa hình đồi thoải: Đất Feralit vàng đỏ, phát triển từ sản phẩm
phong hóa phấn sa.
+ Tầng đất dày > 80cm, nước địa hình ẩm;
+ Tầng đất trung bình 30 - 80cm, nước địa hình ẩm, mát;
+ Tầng đất mỏng <30cm, nước địa hình khơ.
- Dạng sườn dốc: Đất Feralit vàng đỏ, phát triển từ sản phẩm phong hóa
phấn sa.
+ Tầng đất dày > 80cm, nước địa hình mát;
+ Tầng đất trung bình 30 - 80cm, nước địa hình ẩm, mát;
+ Tầng đất mỏng < 30cm, nước địa hình mát, khơ.
- Dạng sườn dốc lớn, Đất Feralit vàng đỏ, phát triển từ sản phẩm phong hóa
phấn sa.
+ Tầng đất dày > 80cm, nước địa hình mát;
+ Tầng đất trung bình 30 - 80cm, nước địa hình mát;
+ Tầng đất mỏng < 30cm, nước địa hình mát, khơ.

 Hình thái phẫu diện đất.
Đất rừng Sến có đặc trưng hình thái kiểu ABC. Kiểu ABC là kiểu hình thái
phẫu diện đất phát triển đầy đủ. Điều này chứng tỏ đất rừng Sến có thảm thực vật Sến
che phủ khá lâu dài. Độ dày tầng đất chứa mùn A biến động từ 12 - 18cm. Trung bình
tầng mùn A dày 15cm. Tỷ lệ mùn tầng A trung bình 1,5 - 2,5%, được xếp vào loại
trung bình. Độ dày và tỷ lệ mùn tầng đất mặt đã chứng minh cho rừng Sến Tam Quy

chỉ là rừng thứ sinh, chứ không phải là rừng nguyên sinh. Tầng A mới được phục hồi
và phát triển trong thời gian rừng Sến phục hồi phát triển đến ngày nay. Do có tầng
mùn khá dầy nên là nơi cư trú thuận lợi của nhiều lồi cơn trùng.

19


×