Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thị xã cửa lò tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.29 KB, 74 trang )

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU........................ 3
2.1. Tình hình quản lý đất đai của một số nước trên thế giới.............................. 3
2.1.1. Tình hình quản lý đất đai ở Úc .................................................................. 3
2.1.2. Tình hình quản lý đất đai ở nước Mỹ ........................................................ 3
2.1.3. Tình hình quản lý đất đai ở Ba Lan ........................................................... 3
2.1.4. Tình hình quản lý đất đai ở Thái Lan ........................................................ 3
2.1.5. Tình hình quản lý đất ở Singapo ............................................................... 4
2.2. Tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam .......................................................... 4
2.2.1. Sơ lược về ngành địa chính Việt Nam qua các giai đoạn ......................... 4
2.3. Cơ sở khoa học và tính pháp lý của cơng tác quản lý nhà nuớc về đất đai.11
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý và sử dụng đất đai cả nước........... 14
CHƯƠNG 3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 17
3.1. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 17
3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 17
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 18
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ..................................................... 18
3.4.2. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu............................................. 18
3.4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo ................................................... 18
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 19
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội........................................................... 19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 19
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ...................................................... 26


4.1.3. Một số nhận định tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và áp
lực đối với đất đai. ............................................................................................. 33
4.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai của Thị xã Cửa Lò .............................. 34
4.2.1. Cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý đất đai của Thị xã Cửa Lò ................... 35
4.2.2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai................................................................................................................. 36
4.2.3. Xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa địa giới hành chính,
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất...................................................................... 37
4.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất............................................... 38
4.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất....................................................................................................................... 43

67


4.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
GCNQSDĐ ........................................................................................................ 49
4.2.7. Thống kê kiểm, kê đất đai ....................................................................... 53
4.2.8. Quản lý tài chính về đất đai ..................................................................... 53
4.2.9. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại và tố cáo các
vi phạm trong quản lý sử dụng đất .................................................................... 54
4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2007............................................................... 56
4.3.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất ............................................................... 56
4.4. Tình hình biến động sử dụng đất 2000 - 2006............................................ 58
4.4.1. Biến động tổng quỹ đất............................................................................ 58
4.4.2. Biến động sử dụng các loại đất................................................................ 58
4.5. Đánh giá chung về sử dụng đất .................................................................. 60
4.6. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai. ........... 62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 64
5.1. Kết luận....................................................................................................... 64

5.2. Kiến nghị .................................................................................................... 65

68


LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vơ cùng q giá nhưng lại hạn chế
về diện tích. Vì vậy, việc sử dụng nguồn tài nguyên quý hiếm này sao cho hợp lý
và có hiệu quả là điều cần thiết đối với bất kỳ một quốc gia nào. Đặc biệt là công
tác quản lý đất đai ở Việt Nam nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng cịn
nhiều bất cập. Chính vì vậy, chúng tơi đã lựa chọn hướng nghiên cứu của đề tài là:
“Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại Thị xã Cửa Lị - tỉnh
Nghệ An”.
Để hồn thành khố luận này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã nhận
được sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các tổ chức, cá nhân và gia đình.
Nhân dịp này, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo
Trường Đại học Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo ThS. Nguyễn Bá Long - người
đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ cơng nhân viên Phịng Tài
ngun và Mơi trường Thị xã Cửa Lò - Tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi
trong suốt thời gian thực tập tại địa phương. Tôi xin cảm ơn bố mẹ và gia đình đã
giúp đỡ động viên tơi trong q trình học tập tại nhà trường.
Mặc dù đã hết sức cố gắng với tinh thần khẩn trương và nghiêm túc nhưng
do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Vì vậy, chúng tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
thầy cơ và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Tây, ngày 09 tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Hạnh


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
UBND: Uỷ ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
UB: Uỷ ban
NĐ: Nghị định
QĐ: Quyết định
CT: Chỉ thị
TƯ: Trung Ương
TU: Tỉnh Ủy
ThU: Thị Ủy
TT: Thông tư
TTg: Thủ tướng
TNMT: Tài nguyên và Môi trường
GCNQSD: Giấy chứng nhận quyền sử dụng
QSDĐ: Quyền sủ dụng đất
GPMB: Giải phóng mặt bằng
GIS: Hệ thống thông tin địa lý


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Biểu 2.1: Cơ cấu sử dụng đất trên phạm vi cả nước tính đến ngày 30/5/2005…...14
Biểu 2.2: Kết quả giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
trên phạm vi cả nước tính đến năm 2005…………………………………………16
Biểu 4.1: Các nhóm đất chính của Thị xã Cửa Lị……………………………......21

Biểu 4.2: Cơ cấu kinh tế Thị xã Cửa Lò 2003 – 2007…………………………....27
Biểu 4.3: Giá trị sản xuất của thị xã qua các năm 1995, 2000, 2006…………….27
Biểu 4.4: Kết quả sản lượng lúa, ngô, lạc qua các năm 2000, 2005, 2006 và
2007………………………………………………………………………………28
Biểu 4.5: Danh sách các hạng mục cơng trình phục vụ kinh tế du lịch, dịch vụ của
Cửa Lò qua một số năm 1995, 2002, 2006………………………………………30
Biểu 4.6: Tình hình phân bố dân cư Thị xã Cửa Lò năm 2006…………………..31
Biểu 4.7: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đất đai Thị xã Cửa Lò năm 2008……..35
Biểu 4.8: Cơ cấu các loại đất trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2010 của Thị xã Cửa Lị năm 2006………………………………………………39
Biểu 4.9: Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất theo chỉ tiêu quy hoạch đến năm
2010……………………………………………………………………................41
Biểu 4.10: Diện tích đất phải thu hồi theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2010…………………………………………………………………………41
Biểu 4.11: Kết quả giao đất trên địa bàn Thị xã Cửa Lò từ năm 2004 đến năm
2008………………………………………………………………………………42
Biểu 4.12: Danh sách các tổ chức lập hồ sơ xử lý tại địa bàn Thị xã Cửa Lò năm
2007………………………………………………………………………………44
Biểu 4.13: Danh sách các dự án đã và đang triển khai lập thủ tục giao đất, cho thuê
đất và các dự án đang khảo sát của Thị xã Cửa Lò năm 2007...…………………45
Biểu 4.14: Danh sách các hạng mục cơng trình đã được triển khai chi trả bồi
thường và đã bồi thường của Thị xã Cửa Lò năm 2007………………………….47


Biểu 4.15: Kết quả việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn Thị xã Cửa Lị tính đến
31/12/2007………………………………………………………………………..49
Biểu 4.16: Tình hình thực hiện việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn Thị xã Cửa Lò
trong năm 2007 so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2007…..............…………………49
Biểu 4.17: Kết quả nguồn thu ngân sách từ đất đai Thị xã Cửa Lò năm 2007…..53
Biểu 4.18: Kết quả công tác tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai

trên địa bàn Thị xã Cửa Lò từ năm 2003 đến tháng 3 năm 2008……………….54
Biểu 4.19: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn Thị xã Cửa Lị năm
2006……………………………………………………………………………..56
Biểu 4.20: Cơ cấu diện tích đất đai năm 2008 so với năm 2006 của Thị xã Cửa
Lò.........................................................................................................................60


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà thiên nhiên
đã ưu ái ban tặng cho con người. Nó có một vai trị và vị trí vơ cùng quan trọng
trong sự tồn tại và phát triển của loài người. Con người sinh ra và lớn lên trên
mặt đất, sống nhờ vào đất và khi chết đi lại trở về với đất. Nhưng thử hỏi loài
người sử dụng đất đã xứng đáng với ân huệ của thiên nhiên hay chưa? Trên
thực tế, nhiều địa phương sử dụng đất không hợp lý, khơng đạt hiệu quả bền
vững, thậm chí cịn ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu thiên niên
kỷ. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự giới hạn về trình độ hiểu
biết cũng như nhận thức của con người về tầm quan trọng của đất đai. Vì thế,
trong việc khai thác và cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai cịn gặp rất nhiều
khó khăn và bất cập.
Ngày nay, tốc độ phát triển công nghiệp hố - đơ thị hố cùng với sự
bùng nổ dân số dẫn đến nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao để phục vụ cho
mục đích phát triển kinh tế xã hội. Điều này gây sức ép đến đất đai và làm cho
diện tích đất sản xuất nơng – lâm nghiệp ngày một thu hẹp lại. Trong khi đó
cơng tác quản lý đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu, sử dụng đất cịn lãng phí,
tuỳ tiện,… Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải làm sao quản lý và sử dụng đất đai một
cách có hiệu quả nhất.
Cửa Lị là một thị xã ven biển, có lịch sử hình thành 100 năm. Tuy nhiên,
tiềm năng của Cửa Lò mới chỉ được khai thác trong vòng 10 năm trở lại đây.
Đó là khi Đảng bộ tỉnh Nghệ An quyết định sát nhập sáu phường xã và nâng

cấp Cửa Lò lên thành Thị Xã Cửa Lò. Cho đến nay, Thị xã đã có 07 phường,
xã, trong đó có 05 phường và 02 xã. Việc thực hiện quy hoạch đất đai trên
phạm vi toàn thị xã đã gấp rút được tiến hành. Trong q trình đơ thị hố, Cửa
Lị có rất nhiều tiềm năng về du lịch, dịch vụ và các ngành nghề truyền thống
khác. Tuy nhiên, trên thực tế ở Nghệ An nói chung và ở Cửa Lị nói riêng thì
vấn đề về đất đai còn gặp nhiều hạn chế và nhiều vấn đề nổi cộm chưa được

1


giải quyết triệt để. Đặc biệt, tình trạng cấp đất trái thẩm quyền đã ảnh hưởng
đến tiến độ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, cơng
tác quy hoạch đền bù giải phóng mặt bằng cịn bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến
sinh hoạt và sản xuất của người dân, …
Xuất phát từ thực tiễn khách quan trên, cùng với những băn khoăn, trăn
trở trong công tác quản lý Nhà Nước về đất đai chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà Nước về đất đai tại Thị xã Cửa
Lò - Tỉnh Nghệ An”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn
Thị xã Cửa Lò và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao công tác
quản lý, sử dụng đất đai tại Thị xã Cửa Lò.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà Nước về đất đai của Thị xã
Cửa Lị.
- Đánh giá tình hình sử dụng một số loại đất và biến động đất đai của Thị
xã Cửa Lò.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý,
sử dụng đất đai tại Thị xã Cửa Lò - tỉnh Nghệ An.


2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình quản lý đất đai của một số nước trên thế giới
2.1.1. Tình hình quản lý đất đai ở Úc
Nước Úc có tiềm năng đất đai rất rộng lớn, đời sống và trình độ của
người dân rất phát triển. Họ nhận thức được tầm quan trọng của đất đai nên họ
đã biết phát huy và sử dụng tốt tiềm năng đất đai. Ở họ, 90% đất thuộc sở hữu
tư nhân, 10% thuộc sở hữu của Nhà nước. Nếu cần sử dụng thì Nhà nước phải
thuê của tư nhân. Hệ thống thơng tin đất đai của họ rất hồn chỉnh, thuận tiện
cho các đơn vị đăng kí sử dụng đất. Nước Úc đã tiến hành đăng kí cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tồn liên bang.
2.1.2. Tình hình quản lý đất đai ở nước Mỹ
Nước Mỹ có nguồn tài nguyên đất đai rất dồi dào và ở đây đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Công tác quản lý đất đai rất
chặt chẽ và được chú trọng rất nhiều. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được
cấp đầy đủ cho từng chủ sử dụng đất. Hệ thống thông tin về đất đai được quản
lý trên máy tính nên việc cập nhật thơng tin cũng như việc ứng dụng các phần
mềm tiên tiến vào trong công tác quản lý đất đai rất thuận tiện, nhanh chóng, độ
chính xác cao.
2.1.3. Tình hình quản lý đất đai ở Ba Lan
Đất đai của Ba Lan hầu như thuộc sở hữu tư nhân, nhà nước chỉ sở hữu
5%. Việc quản lý sử dụng đất và hệ thống thông tin phát triển hình thành nên
dịch vụ hỏi đáp thơng tin về đất đai. GCNQSDĐ đã được cấp đến tay người
sử dụng.
2.1.4. Tình hình quản lý đất đai ở Thái Lan
Cơng tác quản lý đất đai ở Thái Lan gặp rất nhiều khó khăn do đặc điểm
đất đai ở đây rất manh mún. Công tác cấp GCNQSDĐ đã được thực hiện từ

lâu. Có rất nhiều giấy chứng nhận có giá trị khác nhau như: Giấy đầy đủ hợp lệ
- giấy màu đỏ, thiếu giấy tờ hợp lệ - giấy màu vàng, không xác định nguồn gốc
rõ ràng – giấy màu xanh.

3


2.1.5. Tình hình quản lý đất ở Singapo
Đất đai ở đây manh mún, vì vậy để quản lý chặt chẽ đất đai họ tiến hành
cấp theo 3 loại giấy: đỏ, vàng, xanh. Tất cả các loại giấy này đều được cập nhật
và lưu trữ trên máy tính. Quản lý đất đai bằng hệ thống GIS khá hoàn chỉnh và
được ứng dụng rất rộng rãi.
2.2. Tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam
2.2.1. Sơ lược về ngành địa chính Việt Nam qua các giai đoạn
2.2.1.1. Thời kỳ phong kiến
Ở Việt Nam, trong lịch sử hàng ngàn năm phong kiến luôn tồn tại hai
thiết chế về ruộng đất: Sở hữu đất công và sở hữu đất tư.
Thời kỳ Hùng Vương, Thời kỳ An Dương Vương - Thục phán: Quan hệ
đất đai thời kỳ này có nhiều hình thức sở hữu khác nhau: Sở hữu Nhà nước, sở
hữu của công xã nông thôn, sở hữu của quan lại quý tộc.
Thời kỳ nhà Đinh tồn tại chủ yếu hai hình thức sở hữu về đất đai: Sở hữu
của nhà vua, sở hữu của cơng xã nơng thơn và gần như khơng có sở hữu của tư
nhân về ruộng đất. Một số quan lại được nhà vua cấp đất để thưởng cơng,
nhưng đất đó vẫn là đất thuộc sở hữu của Nhà nước.
Thời kỳ nhà Lý tồn tại ba hình thức sở hữu về đất đai: Sở hữu nhà vua,
sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất chiếm ưu
thế trong xã hội. Đại bộ phận ruộng đất lúc đó là của cơng xã. Ruộng đất tư hữu
mới bắt đầu phát triển. Ở thời kỳ này, Nhà nước ban hành các luật lệ quy định
về mua bán ruộng đất.
Thời kỳ nhà Trần tồn tại ba hình thức sở hữu về đất đai: Sở hữu của nhà

vua, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Ruộng đất tư hữu thời kỳ này phát triển
mạnh. Chế độ thuế khoán dựa trên chế độ sở hữu ruộng đất. Việc mua bán đất
đai được Nhà nước thừa nhận.
Thời kỳ Hồ Quý Ly, ban hành chính sách “hạn danh điền” nhằm củng cố
chế độ sở hữu về đất đai của Nhà nước xoa dịu nỗi bất bình trong dân chúng,
cải cách chính sách thuế khố.

4


Thời kỳ nhà Lê: Tiến hành kiểm kê đất đai, lập sổ địa bạ. Cùng với chính
sách ‘hạn điền”. Nhà nước chính thức tuyên bố hàng loạt đạo dụ và theo luật
quân điền thời Hồng Đức ban hành năm 1481 “Đất đai là tài sản Nhà nước”.
Thời kỳ nhà Lê suy yếu, ruộng đất tư nhân phát triển lấn át ruộng đất
công, sở hữu tư nhân bắt đầu chiếm ưu thế, sở hữu nhà nước và sở hữu công xã
bắt đầu tan rã.
Thời kỳ nhà Nguyễn (1802 – 1808) đã hoàn tất việc lập sổ địa bạ cho
18.000 xã từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, bao gồm 10.004 tập. Địa bạ
được lập thành ba bản: Bản “Giáp” nộp tại Đinh Bộ Hộ, bản “Bính” nộp tại
Đinh Bộ Chánh, bản “Đinh” để tại xã. Nhà Nguyễn còn ban hành bộ luật thứ
hai của nước ta - Bộ Luật Gia long. Bộ luật này gồm 14 điều nhằm điều chỉnh
mối quan hệ về nhà, đất, thuế lúa. Đây là bộ Luật xác định quyền sở hữu tối cao
của nhà vua về ruộng đất.
Thời kỳ Gia Long (1860): Nhà nước phong kiến đã tiến hành đo đạc, lập
sổ địa bạ cho từng xã với nội dung phân rõ công tư điền thổ, diện tích, tứ cận,
định dạng thuế.
2.2.1.2. Thời kỳ Pháp thuộc
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng đã điều chỉnh lại quan hệ đất
đai theo pháp luật của Pháp, đồng nghĩa với việc công nhận quyền sở hữu tư
nhân tuyệt đối về đất đai. Chúng đánh thuế nông nghiệp rất cao nhưng thuế đất

ở lại không đáng kể. Chúng chia nước ta thành ba kỳ để cai trị, bao gồm: Bắc
Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với những chế độ cai trị khác nhau và tổ chức việc
quản lý đất đai cũng khác nhau. Pháp thiết lập quản lý từ Trung Ương là sở Điạ
chính ở các kỳ, thuộc Thống sứ (Bắc Kỳ), Khâm sứ (Trung Kỳ), hoặc Thống
đốc (Nam Kỳ). Cơ quan quản lý cấp tỉnh là Ty Địa chính, mỗi làng xã có nhân
viên địa chính được gọi là Chưởng Bạ - phụ trách điền địa, ở Nam Kỳ người
phụ trách địa chính gọi là Hương Bộ.

5


Chưởng bạ là người trực tiếp quản lý bản đồ địa chính, sổ địa bạ, sổ điền
bạ, hướng dẫn làm thủ tục mua bán, chuyển đổi ruộng đất, chỉnh lý biến động,
dẫn đạc ở làng, xã.
Các văn bản ruộng đất được chia làm 3 loại: địa chính thuế, địa chính
giải thửa ở nơng thơn và địa chính giải thửa ở đơ thị. Tuy nhiên, chức năng
chính của hệ thống địa chính do Pháp quản lý là chức năng thuế có kèm theo
chức năng pháp lý ở các khu đô thị.
* Ở Nam Kỳ: Sở địa chính được thành lập năm 1867 và bắt đầu lập nền
tam giác đạc từ 1871 – 1895, ở các tỉnh có trắc địa viên làm bao đạc cho từng
làng và lập biểu thuế điền thổ.
Từ năm 1896, sở địa chính dưới đặc quyền của Thống đốc Nam Kỳ đã
tiến hành làm bản đồ giải thửa. Đến năm 1930, hầu hết các tỉnh Nam Kỳ đã đo
đạc xong bản đồ giải thửa ở tỷ lệ 1/4000, 1/2000 và 1/500.
Từ 1911 các tư liệu địa chính phải lưu trữ ở các Phòng quản lý địa bộ.
Các Tỉnh trưởng đảm nhiệm việc quản thủ địa bộ cho người trong nước, cịn
Pháp và ngoại kiều khác có chế độ Đế đương do Ty bảo vệ quyền sở hữu theo
luật Napoleon.
* Tại Trung Kỳ: Để có căn cứ tính thuế, từ năm 1806 đã tiến hành đo
đạc đơn giản để lập địa bộ.

Ngày 26/4/1930, Khâm sứ Trung Kỳ ban hành Nghị quyết số 1358 lập
Sở Bảo tồn điền trạch, sau đổi thành Sở Quản thủ địa chính.
Các thủ tục lập tài liệu địa chính được quy định rõ, lập Hội đồng phân
ranh giới xã, có kèm theo sơ đồ cắm mốc giới, duyệt các bảng kê khai từng
thửa, từng chủ ruộng có ranh giới rõ ràng, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000
được cơng sứ duyệt. Các tài liệu này được cơng bố trong vịng hai tháng nếu có
khiếu nại được xử lý và chuyển sang Sở địa chính ghi vào sổ địa bộ chính thức.
Thời kỳ này chủ yếu duy trì quỹ đất cơng làng xã và sở hữu nhỏ của nông dân.
* Tại Bắc Kỳ: Năm 1906, Sở địa chính chính thức ra đời và phân định
địa giới huyện, xã và bắt đầu làm bản đồ bao đạc nhằm mục đích đánh thuế.

6


Trong giai đoạn 1928, tiến hành lập bản đồ địa chính chính quy. Từ năm
1937, những nơi đã làm xong bản đồ địa chính chính quy thì được Quản thủ địa
chính thu các tài liệu đã được phê chuẩn, bao gồm các tài liệu: bản đồ giải thửa
chính xác, sổ địa chính, sổ điền chủ, sổ khai báo…
2.2.1.3. Thời kỳ Mỹ Nguỵ
Ở Miền nam trong thời kỳ từ 1945 – 1975 tồn tại hai chế độ ruộng đất
khác nhau. Đó là chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng và chính
sách ruộng đất của Mỹ - Nguỵ: Chính sách “cải cách điền địa” của Ngơ Đình
Diệm và chính sách “Người cày có ruộng” của Nguyễn Văn Thiệu. Từ năm
1945 đến trước ngày giải phóng Miền nam (30/4/1975), tổ chức địa chính thay
đổi theo ba thời kỳ.
* Từ năm 1945 đến 1955: Nha địa chính được thành lập tại các phần.
Tại Nam Kỳ, Nha địa chính Việt Nam được thành lập bởi Nghị định số
3101/HCDV ngày 05/10/1954, được đặt dưới quyền trực tiếp của đại biểu
Chính phủ và tại mỗi tỉnh đều có Ty địa chính.
Tại Trung Kỳ, Nha địa chính được thiết lập tại Huế theo Nghị định số

421/NĐPC ngày 03/3/1955, có giám đốc phụ trách. Ở mỗi tỉnh, tuỳ theo u
cầu cơng việc có Ty hay Phịng, Ban lao động để làm cơng tác địa chính.
Tại Cao ngun Trung Kỳ, Nha địa chính vùng Cao nguyên được thành
lập theo Nghị định số 495/NĐ – DBSP ngày 02/8/1955 và trụ sở được đặt tại
Đà Lạt.
* Từ năm 1956 đến năm 1959: Ngày 14/12/1955, tuyên bố xoá bỏ tư
cách pháp nhân của các “phần” và thành lập Nha tổng giám đốc địa chính và
địa hình theo Nghị định số 01/ĐTCC – NĐ ngày 21/1/1957 để thi hành chính
sách về điền địa và nông nghiệp.
* Từ năm 1960 đến năm 1975: Ngày 01/12/1959, Bộ trưởng điền thổ và
cải cách điền địa đã ban hành Nghị định số 211/HĐBT/NĐ thiết lập tổng nha
điền địa.

7


2.2.1.4. Thời kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng
hồ ra đời, ngành Địa chính từ Trung Ương đến cơ sở được duy trì và củng cố.
Chính sách đất đai thời kỳ này mang tính chất “chấn hưng nơng nghiệp”. Hàng
loạt các thông tư, Nghị định,... được ban hành nhằm tăng cường hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp, tránh lãng phí đất đai.
Ngày 02/02/1947, ngành địa chính được sát nhập vào ngành canh nông;
Ngày 18/6/1949, thành lập Nha địa chính trong Bộ Tài chính, tồn bộ các
cán bộ địa chính được đưa đi làm thuế nơng nghiệp;
Tháng 7/1949, Chính phủ ra Sắc lệnh số 78/SL quy định giảm 25% địa
tơ;
Theo sắc lệnh số 40/SL, ngày 13/7/1951, ngành địa chính chính thức
hoạt động theo chuyên ngành;

Ngày 05/3/1952, Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về việc sử dụng
công điền, công thổ chia cho người nghèo;
Ngày 14/12/1953, Quốc hội thông qua “Luật cải cách ruộng đất”;
Ngày 19/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 179/SL ban
hành luật cải cách ruộng đất, nhằm đánh đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, thực
hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Nhà nước thực hiện hình thức
tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất theo từng đối tượng sở hữu đất đai
khác nhau để chia cho nông dân.
Giai đoạn 1954 – 1959, giai cấp địa chủ phong kiến đã sụp đổ hoàn toàn,
chế độ sử dụng đất đã thay đổi căn bản, người cày thực sự có ruộng đất, sản
lượng lương thực tăng, kinh tế đất nước được phục hồi.
Ngày 03/7/1958 Chính phủ ban hành Chỉ Thị số 354/CT-TTg thành lập
cơ quan quản lý đất đai ở Trung Ương là Sở địa chính, nằm trong Bộ Tài chính,
chức năng là quản lý ruộng đất và thu thuế nông nghiệp.

8


Từ năm 1959, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng hình thức kinh
tế tập thể theo Hiến pháp năm 1959.
Hiến pháp năm 1959 đã xác định 3 hình thức sở hữu đất đai: toàn dân,
tập thể và tư nhân.
Ngày 9/12/1960, Chính phủ ra Nghị định số 70/1960/NĐ-CP quy định
nhiệm vụ, tổ chức ngành địa chính và chuyển ngành địa chính từ Bộ Tài chính
sang Bộ Nơng nghiệp và đổi tên là ngành quản lý ruộng đất. Nhiệm vụ của
ngành quản lý ruộng đất lúc đó là: đo đạc, lập bản đồ và tài liệu ruộng đất nông
nghiệp; Thống kê, phân loại đất nông nghiệp; tiến hành việc quản lý ruộng đất.
Thời kỳ này công tác quản lý đất đai bị buông lỏng làm cho đất đai bị bỏ
hoang, bị lấn chiếm, đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng cấp đất trái pháp luật;
Ngày 9/11/1979, Chính phủ ban hành Nghị định số 404/NĐ-CP về

thành lập Hệ thống quản lý đất đai thuộc Hội đồng Bộ trưởng và UBND các
cấp. Mục đích của việc tách ngành địa chính riêng ra và thành lập hệ thống
quản lý đất đai riêng biệt nhằm quản lý thống nhất tồn bộ đất đai nơng
nghiệp, phát triển sản xuất, bảo vệ đất, bảo vệ tài nguyên môi trường, sử dụng
đất tiết kiệm, hiệu quả.
Hiến pháp 1980 ra đời, Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai. Nhà
nước thống nhất quản lý toàn bộ tài nguyên đất đai quốc gia. Trong giai đoạn
đầu này, tuy chưa có Luật đất đai nhưng hàng loạt các văn bản mang tính pháp
luật của Nhà nước về đất đai ra đời. Đó là: Quyết định số 201/QĐ-CP ngày
1/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng
cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước; Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày
10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về cơng tác đo đạc, phân hạng và đăng
ký ruộng đất.
Năm 1988, Luật đất đai lần đầu tiên ra đời, tiếp sau hàng loạt các văn
bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật nhằm đưa công tác quản lý ruộng đất vào
nề nếp và đúng pháp luật.
Chỉ thị số 67/CT-TTg ngày 23/3/1989 về triển khai thi hành Luật đất đai.

9


Hiến pháp 1992 đã mở ra thời kỳ đổi mới hệ thống chính trị. Lần đầu
tiên chế độ sở hữu về quản lý đất đai được ghi vào hiến pháp, trong đó quy
định, “đất đai thuộc sở hữu tồn dân” (điều 17). Nhà nước thống nhất quản lý
theo quy hoạch và pháp luật… đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả. Nhà nước
giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Các tổ chức, cá nhân
có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được
phép chuyển quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất theo quy định của
pháp luật (điều 18).
Luật đất đai ngày 14/7/1993, Nhà nước khẳng định đất đai thuộc sở hữu

toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, đất đai được giao ổn định lâu dài cho
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Người sử dụng đất được trao 5 quyền (quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất),
giúp chủ sử dụng đất yên tâm đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Quyết định số 12/QĐ-CP của Chính phủ, ngày 22/02/1994 về việc thành
lập Tổng cục Địa chính trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng cục Quản lý
ruộng đất và Cục đo đạc và bản đồ Nhà nước.
Nghị định số 34/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 23/4/1994 quy định chức
năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng cục Địa chính. Tổng cục Địa chính là
cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện tổ chức quản lý nhà nước về đất đai.
Theo thông tư số 470/TT-TCĐC ngày 18/7/1994 thì hệ thống tổ chức
quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương trực thuộc UBND các cấp gồm: Sở
Địa chính trực thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; Phịng Địa chính
trực thuộc UBND huyện, quận, Thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Cán bộ địa
chính xã trực thuộc UBND xã, phường, thị trấn.
Ngày 05/8/2002, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khố XI, kỳ họp thứ nhất thơng qua Nghị quyết số 02/2002/QH 11 quy định
danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ, trong đó có Bộ Tài
nguyên và Môi trường.

10


Bộ TNMT được thành lập trên sơ sở hợp nhất các đơn vị Tổng cục Địa
chính, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, Cục Môi trường (Bộ khoa học, Công nghệ
và Mơi trường), Cục Địa chất và Khống sản Việt Nam, Viện Địa chất và
Khống sản (Bộ Cơng nghiệp) và bộ phận quản lý tài nguyên nước thuộc Cục
Quản lý nước và Cơng trình thuỷ lợi (Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn).
Ngày 26/11/2003, Luật đất đai ra đời trên cơ sở khắc phục những ách
tắc, trở ngại trong quản lý sử dụng đất. Theo điều 6, Luật đất đai 2003, quản lý

Nhà nước về đất đai bao gồm 13 nội dung. Để triển khai thi hành Luật đất đai
2003, nhằm nhanh chóng đưa Luật đất đai vào áp dụng thực tiễn cuộc sống thì
Chính phủ và Bộ Tài ngun và Môi trường đã ra hàng loạt các văn bản, Nghị
định, Chỉ thị, và các Thông tư,…hướng dẫn thi hành luật đất đai, tạo ra những
chuyển biến rõ rệt trong quản lý và sử dụng đất.
2.3. Cơ sở khoa học và tính pháp lý của cơng tác quản lý nhà nuớc về đất
đai.
Đất đai và con người là hai phạm trù không thể tách rời trong thực tiễn.
Con người không thể tồn tại nếu thiếu đất. Đất là điều kiện sinh tồn của con
người. Mỗi loại đất khác nhau có nguồn gốc hình thành khác nhau và phù hợp
với từng mục đích sử dụng đất nhất định. Vì vậy, quản lý sử dụng đất là phải
làm sao sử dụng đất thật hiệu quả và đảm bảo quyền sử dụng đất hợp pháp của
mọi người. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, đã
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/QH-10 ngày 25 tháng 12 năm
2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 tại chương I, điều 5 quy định: “Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý. Nhà nước có quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các nguồn lợi từ việc sử
dụng đất”.
- Nghị định số 70/1960/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/12/1960 quy định
nhiệm vụ, tổ chức ngành địa chính và chuyển ngành địa chính từ Bộ Tài chính
sang Bộ Nơng nghiệp và đổi tên là ngành quản lý ruộng đất.

11


- Nghị định số 404/NĐ-CP ngày 9/11/1979 về thành lập Hệ thống quản
lý đất đai thuộc Hội đồng Bộ trưởng và UBND các cấp.
- Quyết định số 201/QĐ-CP ngày 1/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về
việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất
trong cả nước. Quyết định quy định 7 nội dung về quản lý Nhà nước về đất đai,

bao gồm:
1. Điều tra khảo sát và phân bố các loại đất;
2. Thống kê đăng ký các loại đất;
3. Quy hoạch sử dụng đất;
4. Giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất;
5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ về quản lý sử dụng đất;
6. Giải quyết các tranh chấp về đất đai;
7. Quy định các chế độ thể lệ quản lý việc sử dụng đất đai và tổ chức
thực hiện các chế độ thể lệ ấy.
- Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về
cơng tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất.
- Năm 1988, Luật đất đai lần đầu tiên ra đời, tiếp sau hàng loạt các văn
bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật nhằm đưa công tác quản lý ruộng đất vào
nề nếp và đúng pháp luật.
- Chỉ Thị số 67/CT-TTg ngày 23/3/1989 về triển khai thi hành Luật đất đai
- Luật đất đai ngày 14/7/1993, Nhà nước khẳng định đất đai thuộc sử
dụng toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, đất đai được giao ổn định lâu
dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Quyết định số 12/QĐ-CP của Chính phủ, ngày 22/02/1994 về việc
thành lập Tổng cục Địa chính trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng cục Quản
lý ruộng đất và Cục đo đạc và bản đồ Nhà nước.
- Theo thông tư số 470/TT-TCĐC ngày 18/7/1994 thì hệ thống tổ chức
quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương trực thuộc UBND các cấp gồm: Sở
Địa chính trực thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; Phịng Địa chính

12


trực thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Cán bộ địa
chính xã trực thuộc UBND xã, phường, thị trấn.

- Ngày 05/8/2002 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XI, kỳ họp thứ nhất thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH 11 quy định
danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ, trong đó có Bộ Tài
ngun và Mơi trường.
Luật đất đai năm 2003 ra đời vào ngày 26/11/2003, trong đó quy định
quản lý Nhà nước về đất đai:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và tổ
chức thực hiện các văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
GCNQSDĐ.
7. Thống kê, kiểm kê đất đai.
8. Quản lý tài chính về đất đai.
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền SDĐ trong thị trường bất động
sản.
10. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý các vi phạm về đất đai.
12. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

13



2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý và sử dụng đất đai cả nước.
Ngay từ những năm 1980, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn
bản pháp luật để tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất và đã thu được
những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự nghiệp đổi mới của nền kinh
tế đất nước, hệ thống văn bản pháp luật đất đai cần được cụ thể hoá cho phù
hợp. Đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất trong tình hình đổi mới, Luật đất
đai năm 1993 đã ra đời, từng bước được sửa đổi bổ sung và được Quốc hội
thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993 - Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi
năm 1998, Luật sửa đổi năm 2001 và đến nay là Luật đất đai năm 2003 được
Quốc hội khố XI thơng qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; có hiệu lực thi hành
ngày 1 tháng 4 năm 2004.
Theo số liệu thống kê đến ngày 30/5/2005, cơ cấu diện tích đất đai của cả
nước như sau:
Biểu 2.1: Cơ cấu sử dụng đất trên phạm vi cả nước tính đến ngày
30/5/2005
TT

Loại đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

I

Tổng diện tích tự nhiên cả nước

32.924.061

100


II

Diện tích đang sử dụng

24.056.640

73,07

8.867.421

26,93

III Đất chưa sử dụng
1

Đất nông nghiệp

21.934.097

66,66

2

Đất phi nông nghiệp

2.122.543

6,47

3


Đất chưa sử dụng

8.867.421

26,93

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2005)
Để quản lý quỹ đất có hạn của đất nước, trước năm 1993 Nhà nước đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều hành quản lý đất đai một cách chặt
chẽ. Song các văn bản chưa đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về đất
đai. Từ năm 1993 đến nay, ngành TNMT đã xây dựng được hệ thống chính
sách tương đối đồng bộ, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung năm
1998, năm 2001, các Nghị định của Chính phủ và các văn bản của Bộ, các văn

14


bản liên ngành. Hệ thống các văn bản đó về cơ bản đã giải quyết được các quan
hệ đất đai, thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định chính trị.
* Cơng tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính: Trong lĩnh vực đo đạc
bản đồ, hệ thống ảnh hàng không, vệ tinh trùm phủ cả nước đã thực hiện được
hơn 80% diện tích, một mặt đáp ứng đo vẽ bản đồ bản đồ địa hình, mặt khác để
sử dụng, để thành lập bản đồ địa chính. Hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000
trùm phủ cả nước và 1/25.000 trùm phủ các khu vực kinh tế trọng điểm cùng
với hơn 50% khối lượng cơng nghệ đã được hồn thành. Hệ quy chiếu quốc gia
VN – 2000, hệ thống các điểm toạ độ, độ cao Nhà nước đã hoàn thành và được
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đưa vào sử dụng ngày 12/9/2000. Đến nay
đã hoàn thành và bàn giao lưới toạ độ hạng III cho tất cả các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung Ương và hoàn thành đo vẽ 20 mảnh bản đồ địa hình đáy biển

tỷ lệ 1/50.000 khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và khu vực Bình Trị Thiên
phục vụ hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
* Công tác quy hoạch, kế hoạch: Việc sử dụng đất của cả nước đã được
các cấp, các ngành quan tâm thực hiện và đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 1996 – 2010 đã được thông qua tại
kỳ họp thứ 2 quốc hội khoá IX là cơ sở pháp lý được triển khai trong cả nước.
Đồng thời, việc lập kế hoạch sử dụng đất đã được các tỉnh, thành phố thực hiện
đầy đủ và đúng thời hạn, hàng năm đạt 100% chỉ tiêu.
* Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ:
- Giao đất, cho thuê đất: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2005, diện
tích đất được giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên phạm vi cả nước
như sau:

15


Biểu 2.2: Kết quả giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình trên phạm vi cả nước tính đến năm 2005.
TT
I
1
2
3

Tên từng hạng mục
Tổng diện tích đã được giao, cho thuê
Đất giao, cho thuê đối với cá nhân, hộ gia
đình
Đất giao, cho thuê đối với tổ chức kinh tế
Đất giao, cho thuê đối với tổ chức nước

ngồi và liên doanh với nước ngồi

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

25.160.119

70,40

12.466.067

49,55

5.530.514

21,98

31.156

0,12

4

Đất giao UBND xã để quản lý

3.714.121

14,76


5

Đất giao cho các tổ chức khác

3.418.525

13,59

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2005)
Đến nay, trong cả nước cơ bản đã hồn thành việc giao đất nơng nghiệp,
lâm nghiệp sử dụng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân với tổng diện
tích là 10.954.567ha, (đất nơng nghiệp là 8.238.987ha; đất lâm nghiệp là
2.715.580ha).
* Cấp GCNQSDĐ: Việc cấp GCNQSDĐ trong cả nước tiến hành theo
chiều hướng tốt. Việc cấp GCNQSDĐ đối với đất nông nghiệp là 11.693.000
giấy với diện tích 9.328.000ha, đạt 97,8%; đối với đất lâm nghiệp là 628.000
giấy; đất khu nông thôn là 6.690.000 giấy với diện tích 183.000ha, đạt 49%; đất
ở đơ thị là 1.415.208 giấy với diện tích là 31.308ha, đạt 38%.
* Cơng tác thống kê, kiểm kê: Bộ TNMT cùng các Bộ ngành ở Trung
Ương và các cấp Đảng uỷ, chính quyền địa phương cùng với nỗ lực cao của
cán bộ công nhân viên tồn ngành đã hồn thành tốt cơng tác thống kê, kiểm kê
đất đai.

16


CHƯƠNG 3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong 13 nội dung quản lý

Nhà nước về đất đai tại Thị xã Cửa Lò - tỉnh Nghệ An.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về đất đai của Thị xã Cửa Lò Tỉnh Nghệ An.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thị xã Cửa Lò
ảnh hưởng tới công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Thị xã.
- Nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong công tác quản lý Nhà nước
về đất đai theo Luật đất đai.
1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực
hiện các văn bản đó
2. Xác định ranh giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính.
3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
GCNQSDĐ.
6. Thống kê kiểm kê đất đai.
7. Quản lý tài chính về đất đai.
8. Giải quyết các tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý sử dụng đất.
- Hiện trạng sử dụng đất của Thị xã Cửa Lị năm 2008.
- Tình hình biến động sử dụng đất.
- Đánh giá chung về sử dụng đất.

17


- Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai của Thị
xã Cửa Lò.

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Đây là phương pháp dùng để thu thập tài liệu, số liệu, các thơng tin phục
vụ cho mục đích nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu
Đây là phương pháp thống kê từ các số liệu, tài liệu thu thập được về
công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương, từ đó tiến hành tổng hợp,
phân tích, nhận xét đánh giá.
3.4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phương pháp này dựa trên cơ sở những tài liệu, văn bản pháp lý, các
cơng trình khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu
được đề tài tham khảo trong quá trình nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị của
đề tài.

18


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thị xã Cửa Lò là một trong 19 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh
Nghệ An, mặc dù có quy mơ nhỏ nhưng có vị trí tương đối đặc biệt.
4.1.1.1. Vị trí địa lý:
Thị xã Cửa Lị nằm ven biển tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý từ 18055’
đến 19015’ Vĩ độ Bắc và 105038’ đến 105052’ Kinh Độ Đơng. Vị trí giáp ranh
như sau:
- Phía Đơng giáp biển Đơng
- Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc
- Phía Nam giáp sơng Lam và tỉnh Hà Tĩnh
- Phía Tây giáp huyện Nghi Lộc

Thị xã có 07 đơn vị hành chính gồm 2 xã (Nghi Thu, Nghi Hương) và 5
phuờng (Nghi Tân, Thu Thủy, Nghi Thủy, Nghi Hải, Nghi Hoà) với tổng diện
tích tự nhiên là 2.780,61 ha, chiếm 1,2 % diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Thị xã
cách Thành phố Vinh – trung tâm tỉnh lỵ không xa (12km), có các tuyến đường
Vinh - Cửa Hội, Quán Bánh - Cửa Lò và tuyến Nam Cấm - Cửa Lò tạo điều
kiện cho việc mở rộng, trao đổi hợp tác phát triển. Với vị trí đặc biệt quan
trọng, có mạng lưới giao thông đồng bộ, đường thủy thuận tiện trong giao lưu,
phát triển kinh tế xã hội, trong đó có cảng Cửa Lị. Vì vậy, Thị xã đã được Thủ
tướng chính phủ quyết định cho tham gia vào khu kinh tế Đông Nam Nghệ An
(Phường Nghi Tân và Nghi Thủy).
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Cửa Lị thuộc đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng dốc từ
Tây sang Đơng, cao ở phía Tây, thấp dần về phía Đơng, chia thành hai vùng
lớn: vùng bán sơn địa phía Tây và Tây Bắc (Khu vực núi Gươm, núi Lô Sơn)
và vùng đồng bằng Đông ven biển, Đông Nam và Trung tâm thị xã. Đây là khu
vực thuận lợi cho bố trí sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch của Thị xã.

19


×