Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại xã thanh cao huyện thanh oai thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.18 KB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chƣơng trình học và phục vụ cho việc tốt nghiệp đại học
ngành Quản lý đất đai, đƣợc sự đồng ý của nhà trƣờng, Viện Quản lý đất đai và
Phát triển nông thôn, dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo ThS. Trần Thị Thơm, em
đã tiến hành thực hiện khóa luận với đề tài: “Thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất từ bản đồ địa chính tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, thành
phố Hà Nội”.
Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cơ trong Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, UBND
huyện Thanh Oai, cán bộ xã Thanh Cao. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu trƣờng Đại học Lâm Nghiệp và Bộ môn Trắc địa bản đồ và GIS, các cán bộ
của UBND huyện Thanh Oai; cán bộ xã Thanh Cao, gia đình và bạn bè đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hồn thành khóa luận.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo – ThS. Trần Thị Thơm đã tận
tình giúp đỡ, hƣớng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài và các thầy cô giáo
trong Viện Quản lý đất đai và Phát triển nơng thơn đã đóng góp những ý kiến để
bài khóa luận đƣợc hồn thiện hơn.
Do trình độ, kiến thức thực tế cũng nhƣ kinh nghiệm còn hạn chế nên
chun đề khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài của
em đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin kính chúc các thầy, cơ giáo trƣờng
Đại học Lâm Nghiệp, các cán bộ của phịng địa chính xã Thanh Cao luôn mạnh
khỏe và đạt đƣợc nhiều thành công trong công việc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 201…
Sinh viên thực hiện

Đoàn Bá Tùng

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ .......................................................................................... vii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ......................................................... viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 3
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT....... 3
2.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 3
2.1.2. Mục đích, yêu cầu của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ........ 3
2.1.3. Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất ..................................... 4
2.1.4. Quy định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các cấp ......................... 5
2.1.5. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất ..................................................... 6
2.1.6. Các phƣơng pháp thành lập bản đồ hiện trạng ............................................ 7
2.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT . 11
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CÔNG TÁC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HTSDĐ ......... 11
2.3.1. Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam ................ 11
2.3.2. Công tác xây dựng bản đồ HTSDĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội ......... 15
2.3.3. Công tác xây dựng bản đồ HTSDĐ trên địa bàn huyện Thanh Oai ......... 16
2.4. MỘT SỐ PHẦN MỀM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HTSDĐ .......................... 17
ii



2.4.1. Phần mềm Microstation ............................................................................ 17
2.4.2. Phần mềm Famis ....................................................................................... 18
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 20
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................................................... 20
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................................................................... 20
3.3. ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................. 20
3.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 20
3.3.2. Tƣ liệu phục vụ công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất .......... 20
3.3.2.1. Tƣ liệu về bản đồ địa chính .................................................................... 20
3.3.2.2. Các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai .................................................... 21
3.3.2.3. Đánh giá chất lƣợng tài liệu ................................................................... 21
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 21
3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 22
3.5.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu ...................................................... 22
3.5.2. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu..................................................... 23
3.5.3. Phƣơng pháp chuyên gia ........................................................................... 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 24
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI XÃ THANH CAO,
HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................ 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ........................................................................... 25
4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI ...... 28
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2016 ....................................................... 28
4.2.2. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2014- 2016 ................................... 30
4.3. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ......... 32
4.3.1. Xây dựng quy trình thành lập bản đồ hiện trạng từ bản đồ địa chính....... 32
4.3.2. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất .................................................. 33
4.3.2.1. Công tác chuẩn bị ................................................................................... 33

4.3.2.2. Thành lập bản đồ nền xã Thanh Cao...................................................... 33
iii


4.3.2.3. Tổng quát hóa bản đồ ............................................................................. 37
4.3.2.4. Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất .................................................. 45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 54
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 54
5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 56

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

CT

Chỉ thị



Bản đồ

BĐĐH

Bản đồ địa hình


BĐĐC

Bản đồ địa chính

BGDĐT

Bộ Giáo dục đào tạo

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

HTSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất

NQ

Nghị Quyết

QLĐĐ

Quản lý đất đai

QĐ - CP

Chính phủ

TCĐC


Tổng cục địa chính

TT

Thơng tƣ

TTg

Thủ tƣớng

TW

Trung ƣơng

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất ..................................................... 5
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Thanh Cao năm 2016 ............................... 29
Bảng 4.2: Biến động diện tích sử dụng đất giai đoạn 2014 – 2016 .................... 30
Bảng 4.3: Phân lớp các đối tƣợng bản đồ theo quy phạm .................................. 40

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu phân theo loại đất năm 2016 .............................................. 28

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu phân theo loại đất năm 2016 .............................................. 53

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ từ bản đồ địa chính cơ sở .......... 8
Sơ đồ 2.2: Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ từ ảnh máy bay, ảnh vệ tinh ...... 9
Sơ đồ 2.3: Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ từ bản đồ HTSDĐ chu kỳ trƣớc ..
............................................................................................................................. 10
Sơ đồ 4.1: Quy trình các bƣớc thành lập bản đồ HTSDĐ đất từ BĐĐC ……...32

vi


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên đề tài:
“Thành lập bản đồ trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại xã Thanh
Cao, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
a. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Thanh Cao, phục vụ cho công
tác quản lý nắm đƣợc hiện trạng quỹ đất của địa phƣơng, từ đó đƣa ra kế hoạch
sử dụng và quản lý đất đai đƣợc chặt chẽ, hiệu quả hơn.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Thành lập đƣợc bản đồ HTSDĐ từ bản đồ địa chính tại xã Thanh Cao.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu
- Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Đây là phƣơng pháp kế thừa có chọn lọc những tài liệu, bản đồ có sẵn trên
khu vực nghiên cứu. Với phạm vi nghiên cứu trên địa bàn xã, thời gian thực

hiện hạn chế nên phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp là một phƣơng pháp
quan trọng, nhằm giảm bớt thời gian và cơng sức ngồi thực địa.
Sử dụng phƣơng pháp tổng quan, thống kê và phân tích tài liệu, các cơng
trình đã có về vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này đảm bảo cập nhật, kế thừa
tối đa và tổng hợp tốt nhất các thành tựu đã có về lĩnh vực nghiên cứu. Kỹ thuật
sử dụng cho phƣơng pháp này là: Khai thác thông tin trên Internet, các ấn phẩm,
báo cáo của các cơ quan chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nƣớc, bản đồ số.
Đề tài của thực hiện đã sử dụng và kế thừa những loại tài liệu sau:
+ Tƣ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã Thanh Cao, huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
+ Các biểu thống kê về đất đai.
+ Các chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, tạp chí và các tài liệu có liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
- Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp:
vii


Trong công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và hồn thiện cơ
sở dữ liệu thì việc điều tra khảo sát thực tế là công việc không thể thiếu bởi lẽ
khi thành lập bản đồ không tránh khỏi những thiếu sót, những biến động mà
chƣa cập nhật trên bản đồ địa chính. Trong đề tài của mình, tôi đã tiến hành điều
tra ngoại nghiệp, khảo sát trực tiếp ở ngoài thực địa nhằm đảm bảo chất lƣợng
các tài liệu thu thập và nâng cao độ chính xác các yếu tố trên bản đồ HTSDĐ.
3.2. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Sau khi thu thập số liệu ta tiến hành phân loại, chọn lọc số liệu cho phù hợp
- Sử dụng phần mềm Microstation và phần mềm Famis biên tập, hoàn
thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
3. 3. Phƣơng pháp chuyên gia
Đề tài tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của cán bộ địa chính xã, các cán bộ
cùng làm trong lĩnh vực đất đai nhƣ bên địa chính xây dựng và những ngƣời dân

có hiểu biết về lĩnh vực đất đai. Tham khảo ý kiến đóng góp của thầy cơ giáo
hƣớng dẫn và của những ngƣời đã thực hiện các đề tài tƣơng tự để đƣa ra hƣớng
nghiên cứu tốt nhất.
4. Kết quả nghiên cứu
- Đề tài đã nghiên cứu quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Trên cơ sở đó áp dụng quy trình này để hồn thành bản đồ hiện trạng sử dụng
đất xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đƣợc thành lập khơng những góp phần
giúp địa phƣơng nắm chắc quỹ đất và các loại hình sử dụng đất để có phƣơng án
quản lý, bố trí, phân bổ quỹ đất đai hợp lý góp phần phát triển kinh tế xã hội
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong địa bàn xã Thanh Cao
mà còn là nguồn tài liệu thừa kế cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai cho
những năm tiếp theo.

viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tƣ liệu sản xuất
đặc biệt và không thể thay thế, là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là đối tƣợng
lao động độc đáo đồng thời cũng là môi trƣờng sản xuất ra lƣơng thực, thực
phẩm với giá thành thấp nhất, là một nhân tố quan trọng của môi trƣờng sống và
trong nhiều trƣờng hợp lại chi phối sự phát triển hay huỷ diệt các nhân tố khác
của môi trƣờng. Đất đai vô cùng quý giá nhƣng khơng phải là vơ tận vì đất đai là
hữu hạn nên chúng ta cần phải sử dụng một cách hợp lý, khoa học mang lại hiệu
quả tốt nhất nhƣng vẫn phải bảo vệ đƣợc môi trƣờng tự nhiên, sinh thái.
Nhƣ vậy, để đảm bảo tầm quan trọng đặc biệt của đất đai đối với việc phát
triển kinh tế, tạo sự ổn định chính trị và giải quyết các vấn đề của xã hội, các văn
bản hƣớng dẫn thực hiện công tác Quản lý Nhà nƣớc về đất đai liên tục cập nhật,

bổ sung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của đất nƣớc. Trong
đó chỉ rõ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, đƣợc xây
dựng năm năm một lần gắn liền với việc kiểm kê đất đai quy định tại điều 53
của Luật đất đai 2013. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cung cấp các thông tin về
mặt khơng gian (vị trí, hình dáng, kích thƣớc), thuộc tính (loại đất,…) của thửa
đất…
Để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất cũng nhƣ bảo vệ và quản lý đất đai
thì cơng tác lập bản đồ hiện trạng và xác định các loại đất hiện trạng sử dụng đất
là rất quan trọng. Đánh giá hiện trạng đất đai trên cơ sở nghiên cứu quỹ đất đang
sử dụng, chƣa sử dụng có hiệu quả hay khơng. Vì vậy, việc xác định hiện trạng
sử dụng đất và xây dựng bản đồ cùng với hệ thống các giải pháp quản lý và khai
thác có hiệu quả tiềm năng đất đai là một nhu cầu cấp thiết, là yếu tố khách
quan, không thể thiếu đối với mỗi địa phƣơng.
Xuất phát từ những lý do trên, em thực hiện đề tài: “Thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội”.
1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Thanh Cao, phục vụ cho công
tác quản lý nắm đƣợc hiện trạng quỹ đất của địa phƣơng, từ đó đƣa ra kế hoạch
sử dụng và quản lý đất đai đƣợc chặt chẽ, hiệu quả hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thành lập đƣợc bản đồ HTSDĐ từ bản đồ địa chính tại xã Thanh Cao.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về nội dung: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính.
- Về khơng gian: Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu tại xã Thanh Cao, huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

- Về thời gian: Số liệu năm 2016.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất
đƣợc lập theo từng đơn vị hành chính. (Nguồn: khoản 5 điều 3 Luật đất đai
2013)
2.1.2. Mục đích, yêu cầu của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
2.1.2.1. Mục đích của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý
nhà nƣớc về đất đai. Vì vậy mục đích chính của nó bao gồm:
- Nhằm thống kê, kiểm kê tồn bộ quỹ đất đã giao và chƣa giao sử dụng
theo định kỳ hằng nằm và 5 năm, đƣợc thể hiện theo đúng vị trí, diện tích, đúng
loại đất ghi trong Luật đất đai năm 2013 trên các bản đồ thích hợp ở các cấp.
- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản
lý nhà nƣớc về đất đai.
- Làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc
thực hiện quy hoạch, kế hoạch hằng năm đã đƣợc phê duyệt.
- Làm tài liệu cơ bản và thống nhất để các ngành khác sử dụng, xây dựng
các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hƣớng phát triển của ngành mình,
đặc biệt các ngành sử dụng nhiều đất nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp,...
2.1.2.2. Yêu cầu của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Việc thành lập bản đồ HTSDĐ phải đạt đƣợc độ chính xác cao. Phải đƣợc
xây dựng theo tất cả các cấp hành chính với hệ thống lần lƣợt từ các cấp dƣới
lên các cấp cao hơn: bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là cấp xã, tiếp theo là đến cấp
huyện, lên đến cấp tỉnh, cao hơn là cấp vùng và cuối cùng là cả nƣớc. Phải đảm

bảo đƣợc tính đồng bộ và hiệu quả đối với công tác kiểm kê và quy hoạch sử
dụng đất: tên gọi và mã số các loại hình sử dụng đất thể hiện trên bản đồ hiện
trạng sử dụng đất phải thống nhất với các kết quả của công tác kiểm kê và quy
hoạch sử dụng đất tại cùng thời điểm, tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải
3


cùng tỷ lệ với bản đồ quy hoạch sử dụng đất cùng cấp (trừ cấp xã) đƣợc quy
định rõ trong luật đất đai 2013.
- Phải đảm bảo đƣợc tính đồng bộ và hiệu quả đối với công tác kiểm kê và
quy hoạch sử dụng đất (tên gọi các loại hình sử dụng đất, mã số), tỷ lệ bản đồ
HTSDĐ phải cùng tỷ lệ với bản đồ quy hoạch sử dụng đất cùng cấp.
- Về mặt thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
+ Thời điểm kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ 05
năm đƣợc tính đến hết ngày 31 tháng 12 của năm có chữ số tận cùng là 4.
+ Thời điểm hoàn thành và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ 05 năm.
2.1.3. Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Theo quy định trong thơng tƣ 28/2014/TT-BTNMT quy định cơ sở tốn
học của bản đồ hiện trạng nhƣ sau:
Bản đồ HTSDĐ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thành lập trên mặt phẳng chiếu
hình, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0,9999;
Bản đồ HTSDĐ cấp vùng kinh tế xã hội sử dụng lƣới chiếu hình trụ ngang
đồng góc, múi chiếu 60 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko= 0,9996;
Bản đồ HTSDĐ cả nƣớc sử dụng lƣới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ
tuyến chuẩn 110 và 210, vĩ tuyến gốc là 40, kinh tuyến Trung ƣơng là 1080 cho
toàn lãnh thổ Việt Nam;
Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất đƣợc trình bày nhƣ sau:
- Bản đồ HTSDĐ đất tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 chỉ biểu thị

lƣới kilơmét, với kích thƣớc ơ vng lƣới kilơmét là 10cm x 10cm;
- Bản đồ HTSDĐ tỷ lệ 1:25000 biểu thị lƣới kilơmét, với kích thƣớc ơ
vng lƣới kilơmét là 8cm x 8cm;
- Bản đồ HTSDĐ tỷ lệ 1:50000, 1:100000, 1:250000 và 1:1000000 chỉ biểu
thị lƣới kinh tuyến, vĩ tuyến. Kích thƣớc ô lƣới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ
hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000 là 5’ x 5’. Kích thƣớc ơ lƣới kinh tuyến, vĩ
4


tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:100000 là 10’ x 10’. Kích thƣớc
ơ lƣới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:250000 là
20’ x 20'. Kích thƣớc ơ lƣới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng
đất tỷ lệ 1:1000000 là 10 x 10;
Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất nhƣ sau:
- Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
- Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính là mét (m);
đơn vị làm việc phụ là milimét (mm).
2.1.4. Quy định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các cấp
Các đặc điểm căn cứ để xác định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
- Mục đích, yêu cầu khi thành lập, phù hợp với quy hoạch.
- Kích thƣớc các yếu tố nội dung bản đồ HTSDĐ phải biểu thị trên bản đồ.
- Quy mô diện tích, hình dạng khu vực nghiên cứu.
Tỷ lệ bản đồ HTSDĐ các cấp đƣợc lập theo quy định nhƣ sau:
Bảng 2.1. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản đồ

Cấp xã

Cấp huyện


Cấp tỉnh

Tỷ lệ bản đồ

Quy mơ diện tích tự nhiên (ha)

1:1.000

Dƣới 120

1:2.000

Từ 120 đến 500

1:5.000

Trên 500 đến 3.000

1:10.000

Trên 3.000

1:5.000

Dƣới 3.000

1:10.000

Từ 3.000 đến 12.000


1:25.000

Trên 12.000

1:25.000

Dƣới 100.000

1:50.000

Từ 100.000 đến 350.000

1:100.000

Trên 350.000

Cấp vùng

1:250.000

Cả nƣớc

1:1.000.000
(Nguồn: TT 28/2014/BTNT)

5


2.1.5. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Theo thông tƣ 28/2014/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai

và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Nội dung thể hiện trên bản đồ hiện
trạng sử dụng đất bao gồm các nội dung sau:
- Cơ sở tốn học gồm khung bản đồ, lƣới kilơmét, lƣới kinh vĩ tuyến, chú
dẫn, trình bày ngồi khung và các nội dung có liên quan.
- Khi đƣờng địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đƣờng địa
giới hành chính cấp cao nhất. Trƣờng hợp khơng thống nhất đƣờng địa giới hành
chính giữa thực tế đang quản lý với hồ sơ địa giới hành chính thì trên bản đồ
HTSDĐ phải thể hiện đƣờng địa giới hành chính thực tế đang quản lý. Trƣờng
hợp đang có tranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ HTSDĐ phải thể
hiện đƣờng địa giới hành chính khu vực đang tranh chấp theo ý kiến của các bên
liên quan.
- Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể
hiện ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai.
- Địa hình: Thể hiện đặc trƣng địa hình của khu vực (khơng bao gồm phần
địa hình đáy biển, các khu vực núi đá và bãi cát nhân tạo) và đƣợc biểu thị bằng
đƣờng bình độ, điểm độ cao và ghi chú độ cao. Khu vực núi cao có độ dốc lớn
chỉ biểu thị đƣờng bình độ cái và điểm độ cao đặc trƣng;.
- Thủy hệ và các đối tƣợng có liên quan phải thể hiện gồm biển, hồ, ao,
đầm, phá, thùng đào, sơng, ngịi, kênh, rạch, suối. Đối với biển thể hiện theo
đƣờng mép nƣớc biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm.
- Giao thơng, các đối tƣợng có liên quan thể hiện phạm vi chiếm đất của
đƣờng sắt, đƣờng bộ các cơng trình giao thơng trên hệ thống đƣờng đó theo yêu
cầu sau:
+ Bản đồ HTSDĐ cấp xã thể hiện tất cả các loại đƣờng giao thông các cấp,
kể cả đƣờng trục chính trong khu dân cƣ, đƣờng nội đồng, đƣờng mòn tại các xã
miền núi, trung du.

6



+ Bản đồ HTSDĐ cấp huyện đƣờng bộ biểu thị từ đƣờng liên xã trở lên;
khu vực miền núi phải biểu thị cả đƣờng đất nhỏ.
+ Bản đồ HTSDĐ cấp tỉnh biểu thị từ đƣờng liên huyện trở lên.
+ Trên bản đồ HTSDĐ vùng kinh tế - xã hội và cả nƣớc biểu thị từ đƣờng
tỉnh lộ trở lên, khu vực miền núi phải biểu thị cả đƣờng liên huyện.
- Các yếu tố kinh tế, xã hội.
- Các ghi chú, thuyết minh.
2.1.6. Các phƣơng pháp thành lập bản đồ hiện trạng
Từ tính chất đa dạng của các thể loại bản đồ mà việc phân loại các phƣơng
pháp thành lập bản đồ phải mang tính tổng quát cao. Phƣơng pháp thành lập bản
đồ HTSDĐ đƣợc căn cứ vào: Mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất; tỷ lệ bản đồ nền; đặc điểm của đơn vị hành chính; diện tích, kích
thƣớc của các khoanh đất; mức độ đầy đủ, độ chính xác và tin cậy của các nguồn
tài liệu hiện có; điều kiện thời gian, trang thiết bị kỹ thuật cơng nghệ và trình độ
của lực lƣợng cán bộ kỹ thuật mà lựa chọn một trong các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở.
- Phƣơng pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ tinh.
- Phƣơng pháp hiệu chỉnh từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trƣớc.
2.1.6.1. Phương pháp thành lập bản đồ từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa
chính cơ sở
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên đề thuộc nhóm bản đồ kỹ thuật chuyên
ngành QLĐĐ. BĐĐC thể hiện trọn các thửa đất và các đối tƣợng chiếm đất
nhƣng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã đƣợc duyệt, các yếu tố
địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phƣờng, thị trấn, đƣợc cơ quan
thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Phƣơng pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở mới
đƣợc thành lập kể từ lần kiểm kê trƣớc đến nay để tổng hợp các thửa đất có cùng
mục đích sử dụng trên BĐĐC để tạo ra ranh giới hiện trạng các loại đất, đồng
thời sử dụng hệ thống ký hiệu do Bộ tài nguyên và môi trƣờng ban hành để xây
7



dựng bản đồ HTSDĐ. Đƣợc áp dụng cho khu vực đã xây dựng đƣợc BĐĐC sát
với thời điểm thành lập bản đồ HTSDĐ mới và có địa hình bằng phẳng.
Đây là một trong những phƣơng pháp chính đƣợc lựa chọn để thành lập
bản đồ HTSDĐ. Bản đồ địa chính đƣợc cập nhật thƣờng xuyên những biến động
về đất đai nên thơng tin có tính thời sự, độ chính xác cao, chất lƣợng đảm bảo.
Thể hiện đầy đủ nội dung ở mức chi tiết tới từng khoảnh đất, thửa đất. Loại bỏ
khó khăn vất vả của cơng tác ngoại nghiệp và ít chịu ảnh hƣởng của yếu tố ngoại
cảnh. Thành lập bản đồ HTSDĐ từ BĐĐC là một phƣơng pháp yêu cầu về đầu
vào không cao, tiết kiệm thời gian thực hiện, chi phí giá thành sản phẩm giảm.
Nhƣng một số loại đất không đƣợc cập nhật nên phải điều tra, địi hỏi kỹ thuật
viên phải có trình độ chun mơn cao, thành thạo xử lý các phần mềm
Quy trình các bƣớc thực hiện
Các mảnh bản đồ địa chính
Tiếp biên ghép mảnh
Tổng quát hoá bản đồ
Điều tra đo vẽ bổ sung thực địa
Biên tập bản đồ HTSDĐ
Hoàn thiện và in bản đồ
Kiểm tra, nghiệm thu
Sơ đồ 2.1: Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ từ bản đồ địa chính cơ sở
2.1.6.2. Phương pháp thành lập bản đồ từ ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh
chụp từ vệ tinh
Đây là phƣơng pháp mới đang đƣợc quan tâm nghiên cứu. Khắc phục khó
khăn trong đo vẽ sản xuất và thực hiện trên nhiều địa hình. Đo vẽ đƣợc khu vực
8


rộng lớn, tiết kiệm thời gian đo vẽ nên hiệu quả cao về năng suất, hạ giá thành

sản phẩm. Tiến hành sử dụng các tƣ liệu nhƣ: ảnh đơn, ảnh nắn, bình độ ảnh để
điều vẽ trong phịng kết hợp với điều tra thực tế nhằm nâng cao độ chính xác của
các yếu tố thể hiện trên bản đồ HTSDĐ.
Khi tiến hành phƣơng pháp phụ thuộc nhiều vào điều kiện của thời tiết để
bay chụp. Địi hỏi phải có sự đầu tƣ cơ bản về máy móc, trang thiết bị hiện đại
và chi phí lớn khi đo ở những khu vực nhỏ. Quy trình giải đốn xử lý ảnh có thể
chứa nhiều sai số, khó đạt đƣợc độ chính xác cao đối với bản đồ tỉ lệ lớn, chất
lƣợng bản đồ phụ thuộc vào chất lƣợng, độ chính xác đo vẽ, tỉ lệ ảnh chụp.
Quy trình các bƣớc thực hiện:
Tƣ liệu ảnh viễn thám
Xử lý ảnh và lập bản đồ
nền
Phân tích giải đốn ảnh
Khảo sát ngoại nghiệp
Biên tập bản đồ HTSDĐ
Hoàn thiện và in bản đồ
Kiểm tra, nghiệm thu
Sơ đồ 2.2: Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ từ ảnh máy bay, ảnh vệ tinh
2.1.6.3. Phương pháp thành lập bản đồ từ bản đồ HTSDĐ kỳ trước
Phƣơng pháp này là khoanh vẽ các yếu tố trên bản đồ HTSDĐ từ chu kỳ
trƣớc, sau đó hiệu chỉnh các biến động cho phù hợp với thực tiễn. Trong quá
trình khoanh vẽ, biên tập bản đồ phải đặc biệt chú ý tới tổng quát và khái quát
hóa các nội dung thể hiện chi tiết trên bản đồ tỷ lệ lớn. Đƣợc áp dụng khi khơng
có BĐĐC cơ sở và ảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh; bản đồ hiện
trạng sử dụng đất chu kỳ trƣớc đƣợc thành lập trên bản đồ nền theo quy định của

9


Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng khi số lƣợng và diện tích các khoanh đất ngồi

thực địa đã biến động không quá 25% so với bản đồ HTSDĐ của chu kỳ trƣớc.
Đây là phƣơng pháp đơn giản dễ thao tác và thực hiện, loại bỏ đƣợc những
khó khăn vất vả của cơng tác ngoại nghiệp và ít chịu ảnh hƣởng của yếu tố ngoại
cảnh. Tiết kiệm đƣợc thời gian, nhân lực và kinh phí thành lập bản đồ.
Một nhƣợc điểm lớn nhất của phƣơng pháp này là cho độ chính xác thành
lập bản đồ không cao. Chất lƣợng bản đồ HTSDĐ mới xây dựng phụ thuộc
nhiều vào bản đồ HTSDĐ chu kỳ trƣớc. Vì vậy cần phối hợp với các phƣơng
pháp điều tra ngoại nghiệp để nâng cao độ chính xác của bản đồ.
Quy trình các bƣớc thực hiện
Cơng tác chuẩn bị
Công tác nội nghiệp
Công tác ngoại nghiệp
Biên tập tổng hợp
Hoàn thiện và in bản đồ
Kiểm tra, nghiệm thu
Sơ đồ 2.3: Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ
từ bản đồ HTSDĐ chu kỳ trƣớc
2.1.6.4. Lựa chọn phương pháp thành lập bản đồ trên khu vực
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính là phƣơng
pháp em lựa chọn trong đề tài. Vì ở địa phƣơng bản đồ địa chính đƣợc đo vẽ
thành lập năm 2016 và đƣợc cập nhật chỉnh lý theo các năm nên thơng tin có
tính thời sự, độ chính xác cao, chất lƣợng đảm bảo. Phƣơng pháp này đơn giản,
dễ thực hiện và phù hợp với tài liệu thu thập đƣợc, tiết kiệm thời gian, chi phí,
tránh đƣợc các sai số, đảm bảo độ chính xác, mang lại hiệu quả cao.
10


2.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Bản đồ hiện trạng đƣợc thành lập theo nguyên tắc lấy cấp xã là đơn vị cơ
bản, cấp huyện, cấp tỉnh đƣợc tổng hợp từ cấp xã khái quát nên. Khi thành lập

bản đồ hiện trạng cấp xã cần phải căn cứ vào các nguyên tắc, quy định chung
trong công tác thành lập bản đồ để đảm bảo tính thống nhất về bản đồ giữa các
địa phƣơng với nhau. Căn cứ thành lập bản đồ hiện trạng gồm:
- Quyết định số 235/2000/QĐ-TCĐC ngày 26/06/2000 của Tổng cục
trƣởng Tổng cục địa chính về việc cơng bố hệ thống phần mềm chuẩn thống
nhất trong tồn ngành địa chính.
- Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/02/2007 của Bộ tài nguyên
môi trƣờng về việc ban hành quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tƣ số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng về việc ban hành ký hiệu của bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Luật đất đai năm 2013, đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013.
- Thông tƣ số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ tài nguyên và
môi trƣờng quy định thống kê kiểm kê đất đai lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Công văn số 1592/TCQLDĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18/11/2014 của Tổng
cục Quản lý Đất Đai – Bộ tài nguyên và môi trƣờng về việc hƣớng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CÔNG TÁC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HTSDĐ
2.3.1. Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam
Bản đồ HTSDĐ là tài liệu quan trọng cần thiết không chỉ cho cơng tác
QLĐĐ mà cịn rất cần thiết cho nhiều ngành, đặc biệt là những ngành nhƣ: nông
lâm, thủy lợi, điện lực… Ở nƣớc ta việc xây dựng bản đồ HTSDĐ có từ rất sớm
và ngày càng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, chỉ đạo một cách sát sao bằng
các văn bản pháp luật và coi nhƣ một luận chứng cho sự phát triển nền kinh tế

11


đất nƣớc. Nhà nƣớc đã ban hành các chính sách đất đai hợp lý và phù hợp điều

kiện cụ thể từng địa phƣơng và từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc.
Các cấp hành chính khi lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đã đều tự lập
bản đồ HTSDĐ. Các cấp huyện khi lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thời kỳ
1986-1990 hoặc 1986-1985 đều đã lập bản đồ HTSDĐ. Các tỉnh khi lập phƣơng
án phân vùng nơng lâm nghiệp đều có bản đồ HTSDĐ của tỉnh 1976-1987 và
bản đồ HTSDĐ năm 1995 phục vụ cho công tác quy hoạch phân bố lực lƣợng
sản xuất của tỉnh trong giai đoạn 1986-2000. Với cách lập bản đồ HTSDĐ nhƣ
trên ngoài ƣu điểm đáp ứng nhu cầu bản đồ HTSDĐ nhằm hoạch định phát triển
cũng nhƣ bộc lộ nhiều khuyết điểm đó là: nội dung bản đồ HTSDĐ khác nhau,
ký hiệu bản đồ không thống nhất, bản đồ khơng mang tính pháp lý, từng đơn vị
khi xây dựng bản đồ chỉ chú trọng làm rõ những phần đầu tƣ, các bản đồ khơng
có thuyết minh kèm theo, số lƣợng đất đai không phù hợp với nội dung bản đồ.
Bản đồ HTSDĐ do ngành quản lý ruộng đất xây dựng. Từ năm 1980 đến
1993 ngành quản lý ruộng đất đã tổ chức chỉ đạo xây dựng bản đồ HTSDĐ ba
đợt đó là các năm: 1980, 1985, 1990. Cả ba đợt này chỉ đề cập đến bản đồ
HTSDĐ cấp tỉnh và cả nƣớc (xã, huyện không đề cập đến). Khi Luật đất đai
1993 ra đời ngành ngành quản lý ruộng đất đổi tên thành Tổng Cục Địa Chính
đã tiến hành xây dựng bản đồ HTSDĐ năm 1995 trong cả nƣớc. Đợt này đƣợc
tiến hành ở các cấp (xã, huyện, tỉnh).
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1980
Năm 1997 Hội Đồng Chính Phủ ra Quyết Định 169/CP về việc điều tra
thống kê tình hình cơ bản đất đai trong cả nƣớc. Trong đợt này đã có 31 trong số
44 tỉnh, thành phố xây dựng bản đồ HTSDĐ năm 1980. Trên cơ sở bản đồ
HTSDĐ của 31 tỉnh, thành phố và bản đồ HTSDĐ của đợt công tác phân vùng
nông nghiệp trƣớc năm 1978 đối với các tỉnh còn thiếu nhƣ các: bản đồ ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp. Tổng cục quản lý ruộng đất đã chủ trì cùng các cơ quan
xây dựng bản đồ HTSDĐ các tỷ lệ 1:1000000 có kèm theo thuyết minh và số liệu
thống kê đất đai cả nƣớc.
12



* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1985
Thực hiện Chỉ thị 299/TTg của Thủ Tƣớng Chính Phủ, ngành quản lý
ruộng đất trong thời gian 1981-1985 đã tiến hành đo đạc, phân hạng, đăng ký
thống kê đất đai trong cả nƣớc. Năm 1985 đã đƣa ra số liệu thống kê đất đai
hoàn chỉnh tất cả các xã, huyện, tỉnh và cả nƣớc. Tổng cục quản lý ruộng đất đã
xây dựng bản đồ HTSDĐ cả nƣớc 1988 tỷ lệ 1:1000000 có kèm theo thuyết minh
và số liệu thống kê đất đai cả nƣớc.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1990
Các tỉnh không xây dựng bản đồ HTSDĐ năm 1990. Do đó bản đồ hiện
trạng sử dụng đất cả nƣớc năm 1990 tỷ lệ 1:1000000 đƣợc xây dựng trên cơ sở
Landsat-TM chụp năm 1989-1992. Bản đồ HTSDĐ năm 1989 tỷ lệ 1:1000000
và một số bản đồ hiện trạng sử dụng đất của tỉnh.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1995
Thực hiện quyết định 275/QDĐC cả nƣớc tiến hành xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất từ cấp trung ƣơng cho tới địa phƣơng và kèm theo số liệu
thống kê theo các biểu mẫu. Trên cơ sở bản đồ HTSDĐ cả nƣớc tỷ lệ 1:1000000
có kèm theo thuyết minh và các biểu kèm theo diện tích đất đai trong tồn quốc.
Nhìn chung các bản đồ HTSDĐ đƣợc thành lập đã có nội dung, phƣơng
pháp, ký hiệu thống nhất phản ánh đƣợc đầy đủ các loại đất và có tính pháp lý.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000
Nhìn chung nét đặc trƣng cơ bản của bản đồ HTSDĐ năm 2000 là dùng
BĐĐH có thể hiện đƣờng địa giới hành chính theo Chỉ thị 354/CT ngày
6/11/1999 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trƣởng và quyết định của Thủ Tƣớng
Chính Phủ về điều chỉnh địa giới hành chính.
Tỷ lệ bản đồ HTSDĐ năm 2000 là 1:25000 trên cơ sở thu bản đồ HTSDĐ
của tất cả các phƣờng, xã 1:25000 cấp huyện, can ghép và chuyển vẽ các nội
dung hiện trạng sử dụng đất lên tài liệu bản đồ nền đƣợc xây dựng trên bản đồ
địa hình tỷ lệ 1:25000 do Tổng Cục Địa Chính phát hành năm 1982.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005

13


Thực hiện điều 53 của Luật đất đai năm 2003, Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg
ngày 15/7/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ về kiểm kê đất đai và xây dựng bản
đồ HTSDĐ năm 2005, công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ HTSDĐ
năm 2005 đƣợc tiến hành đồng loạt trên phạm vi cả nƣớc theo từng đơn vị hành
chính các cấp. Xã, phƣờng, thị trấn là đơn vị cơ bản thực hiện kiểm kê đất đai và
lập bản đồ HTSDĐ. Kết quả kiểm kê đất đai của cấp xã là cơ sở để tổng hợp
kiểm kê đất đai cấp huyện, tỉnh, vùng và cả nƣớc.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Thực hiện Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ HTSDĐ năm 2010.
Việc kiểm kê đất đai năm 2010 phải xác định rõ hiện trạng diện tích đất tự
nhiên của tồn thành phố; xác định cụ thể hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử
dụng, quỹ đất đã đƣa vào sử dụng nhƣng cịn để hoang hóa, quỹ đất chƣa sử
dụng; đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất
đai so với kỳ kiểm kê trƣớc (năm 2005), việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đã đƣợc xét duyệt; tổng hợp đánh giá các mặt đƣợc, chƣa đƣợc, các
vấn đề tồn tại và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất.
Bản đồ HTSDĐ đƣợc xây dựng theo đơn vị hành chính các cấp (cấp xã,
cấp huyện và cấp thành phố), trong đó bản đồ HTSDĐ cấp xã đƣợc lập trên nền
bản đồ địa chính trong q trình kiểm kê diện tích đất đai là bản đồ HTSDĐ cơ
bản. Bản đồ HTSDĐ cấp huyện đƣợc tổng hợp từ bản đồ HTSDĐ cấp xã; bản
đồ HTSDĐ cấp thành phố đƣợc tổng hợp từ bản đồ HTSDĐ cấp huyện.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015
Thực hiện Chỉ thị số 21 ngày 1/8/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về kiểm
kê đất đai, lập bản đồ HTSDĐ năm 2014, tính đến ngày 20/10/2015 tất cả các
tỉnh trong cả nƣớc đã tiến hành thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ HTSDĐ.
Công tác triển khai về kiểm kê đất đai, lập bản đồ HTSDĐ năm 2014 đã có

sự đổi mới, đảm bảo tính đồng bộ, phản ánh trung thực, khách quan, đạt độ tin
cậy cao nhất theo hệ thống chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai của Luật Đất đai
14


năm 2013. Cơng tác điều tra, khoanh vẽ ngồi thực địa đƣợc đặc biệt chú trọng,
nhằm bảo đảm độ chính xác, tin cậy cao nhất. Nếu nhƣ trƣớc đây, sự đồng bộ
giữa bản đồ và số liệu điều tra, khoanh vẽ ngồi thực địa chƣa cao, có khi độc
lập với bản đồ nhƣng lần kiểm kê này đƣợc đảm bảo tính thống nhất số liệu.
Trƣớc khi điều tra, việc rà soát, cập nhật, chỉnh lý các khoanh đất, yếu tố
nền địa lý, đƣờng địa giới hành chính trên bản đồ điều tra kiểm kê từ các nguồn
tài liệu; xác định phạm vi kiểm kê trên bản đồ cũng nhƣ thực hiện đầy đủ các
bƣớc khác trong điều tra, khoanh vẽ ngồi thực địa. Trong q trình thực hiện,
từ cơng tác chuẩn bị, tác nghiệp chuyên môn đến tổng hợp kết quả báo cáo, Sở
Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp với UBND cấp xã, cấp huyện thƣờng xuyên
đôn đốc kiểm tra, hƣớng dẫn quá trình thực hiện. Sở tiến hành ký kết hợp đồng
với đơn vị kiểm tra, nghiệm thu độc lập, nắm tiến độ thực hiện và kịp thời giải
quyết những khó khăn, vƣớng mắc từ cấp cơ sở. Đây là lần đầu tiên tỉnh sử dụng
công cụ hỗ trợ TK Tool do Tổng cục Quản lý Đất đai cung cấp để tổng hợp số
liệu, sau đó đăng tải lên phần mềm TK. Ngồi ra, q trình triển khai đã sử dụng
cơng nghệ máy tính điện tử với các phần mềm MicroStation, phần mềm Famis,
phần mềm frameht để thành lập bản đồ HTSDĐ năm 2015.
2.3.2. Công tác xây dựng bản đồ HTSDĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đặc thù của công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ HTSDĐ đƣợc tiến hành
theo từng cấp hành chính, trong đó cấp xã là đơn vị cơ bản để tiến hành kiểm kê
HTSDĐ. Kết quả thống kê đất đai trên địa bàn thành phố thực hiện theo đúng
Thông tƣ số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014; sử dụng bản đồ địa chính và
hồ sơ địa chính để đối sốt từng thửa đất và chỉnh lý các biến động theo từng
loại đất, loại đối tƣợng quản lý, sử dụng, sau đó chỉnh lý từ bản đồ kết quả điều
tra bằng phần mềm kiểm kê đất đai TKtool (offline) và TKonline của Bộ Tài

nguyên và Môi trƣờng để tổng hợp số liệu của cấp xã, huyện, tỉnh.
Chất lƣợng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh năm 2014 cơ bản đạt yêu
cầu. Cơ sở tốn học đúng theo quy định tại Thơng tƣ số 28/2014/TT-BTNMT.
Phân lớp trên bản đồ, mã loại đất, tô màu các khoanh đất trên bản đồ cơ bản phù
15


hợp theo quy định. Nhƣng bên cạnh đó cịn tổn tại một số vấn đề nhƣ nhiều xã
chƣa biên tập khung và phân lớp nội dung bản đồ, thiếu lớp địa giới, cịn có sự
sai lệch về tổng diện tích các khoanh đất trong biểu liệt kê so với tổng diện tích
của đơn vị hành chính của xã tính theo đƣờng địa giới hành chính trên bản đồ
HTSDĐ.
2.3.3. Cơng tác xây dựng bản đồ HTSDĐ trên địa bàn huyện Thanh Oai
Thành lập bản đồ HTSDĐ lấy cấp xã là đơn vị cơ bản để thành lập; bản đồ
HTSDĐ cấp huyện đƣợc tổng hợp từ cấp xã. Hiện nay, bản đồ HTSDĐ Thanh
Oai thành lập chủ yếu bằng phƣơng pháp:
- Tổng hợp từ các mảnh bản đồ địa chính kết hợp với đối soát thực địa để
cập nhật các biến động.
- Sử dụng bản đồ HTSDĐ đất chu kỳ trƣớc kết hợp các tài liệu về biến động
trong giai đoạn giữa hai lần xây dựng bản đồ HTSDĐ và số liệu thống kê, kiểm kê.
Bản đồ HTSDĐ cấp huyện đƣợc thành lập trên cơ sở biên tập, tổng hợp,
khái quát hóa từ bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất. Việc thống kê đất đai ở cấp
xã đƣợc thực hiện trên cơ sở tổng hợp các biến động đất đai trong kỳ thống kê
để làm căn cứ chỉnh lý số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của năm trƣớc, việc
tổng hợp các biến động đất đai đƣợc thực hiện căn cứ vào hồ sơ địa chính, có
liên hệ với tình hình thực tế sử dụng đất để tổng hợp; cần căn cứ vào các hồ sơ
thanh tra, biên bản kiểm tra sử dụng đất của các cấp đã thực hiện trong kỳ, có
liên hệ thực tế việc chấp hành các kết luận thanh tra, kiểm tra để tổng hợp bổ
sung các trƣờng hợp đã biến động chƣa làm thủ tục hành chính về đất đai theo
quy định. Số liệu kiểm kê đất đai cấp xã đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp điều

tra, khoanh vẽ từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai, hồ
sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất đã thực hiện ở các cấp trong kỳ, kết hợp điều
tra thực địa để rà soát chỉnh lý khu vực biến động, khoanh vẽ bổ sung các trƣờng
hợp sử dụng đất chƣa thể hiện trên tài liệu bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê.
Việc lựa chọn bản đồ địa chính làm bản đồ nền đƣợc thực hiện ƣu tiên hàng
đầu trong công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
16


2.4. MỘT SỐ PHẦN MỀM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HTSDĐ
2.4.1. Phần mềm Microstation
MicroStation là phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD), là môi trƣờng đồ họa
rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tƣợng đồ họa thể hiện các yếu tố
bản đồ. Nó cịn đƣợc sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác nhƣ: Geovec,
IrasB, IrasC, MRFClean, MRFlag chạy trên đó.

Hình 2.1. Giao diện phần mềm MicroStation
Các cơng cụ của Microstation dùng để số hóa các đối tƣợng trên nền ảnh,
sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. Đặc biệt trong lĩnh vực biên tập
và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều tính năng mở của MicroStation cho phép
ngƣời thiết kế sử dụng các phƣơng pháp trình bày bản đồ đƣợc coi là khó sử
dụng với các phần mềm khác (AutoCad, MapInfo,…) lại đƣợc sử dụng dễ dàng
trong MicroStation.
Microstation còn cung cấp các công cụ nhập xuất dữ liệu đồ họa từ các
phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg). Các file dữ liệu của các bản đồ
cùng loại đƣợc tạo dựa trên nền một file chuẩn (seedfile) đƣợc định nghĩa đầy
đủ các thơng số tốn học bản đồ, hệ đơn vị đo đƣợc tính tốn theo giá trị thật
ngồi thực địa làm tăng độ chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ.

17



×