Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn ngổ luông huyện lạc sơn tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 98 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trải qua 4 năm học tập và rèn luyện ở trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam, đƣợc sự chỉ bảo và giảng dạy tận tình của Thầy, Cơ, đặc biệt là các Thầy,
Cô trong khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, cùng sự cố gắng và nỗ
lực của bản thân, cho đến nay, Khóa luận tốt nghiệp của tơi đã hồn thành.
Nhân dịp này, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, các Cô trong
suốt 4 năm vừa qua đã truyền đạt bao kiến thức và kỹ năng quý báu trong học
tập cũng nhƣ cuộc sống giúp tôi dần trƣởng thành. Đặc biệt, tôi xin đƣợc gửi lời
cảm ơn chân thành nhất tới Thầy Ngô Duy Bách – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn
và tạo điều kiện giúp tơi hồn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
Tiếp theo, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn các cán bộ Kiểm lâm, các cán bộ
Xã trong Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông đã tạo môi trƣờng làm việc thuận
lợi và thoải mái nhất cho tôi trong q trình thực địa tại địa phƣơng. Tơi cũng
xin gửi lời cảm ơn đến ngƣời dân sinh sống trong Khu BTTN đã giúp tơi trong
q trình phỏng vấn và thu thập số liệu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ nhiệt tình để tơi
hồn thành báo cáo của mình một cách tốt nhất.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài tốt nghiệp một cách hoản
chỉnh, song do vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức, kỹ năng làm việc thực địa
nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi kính mong nhận đƣợc
sự đánh giá và góp ý của quý Thầy Cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đại học Lâm nghiệp, ngày 22 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Lò Thị Du

i


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 3
1.1. Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới ..................................................... 3
1.2. Những nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam ...................................................... 6
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI....................... 11
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 11
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 11
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 11
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:............................................................... 11
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: .............................................................................. 11
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................. 11
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 11
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ............................................................................. 12
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa ................................................................................. 12
2.4.2. Phƣơng pháp PRA ..................................................................................... 12
2.4.3. Phƣơng pháp điều tra tuyến ...................................................................... 14
2.4.4. Phƣơng pháp xử lý nội nghiệp .................................................................. 14
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 16
3.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 16
3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính ......................................................... 16
ii



3.1.2. Địa mạo, địa hình ...................................................................................... 16
3.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng ................................................................................ 16
3.1.4. Khí hậu thủy văn ...................................................................................... 17
3.1.5. Hiện trạng rừng và sử dụng đất ................................................................. 18
3.1.6. Tài nguyên thực vật ................................................................................... 18
3.1.7. Tài nguyên động vật .................................................................................. 20
3.2. Khái quát đặc điểm kinh tế – xã hội............................................................. 20
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 22
4.1. Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng và LSNG tại Khu BTTN Ngọc Sơn
– Ngổ Luông........................................................................................................ 22
4.3. Thực trạng khai thác và sử dụng LSNG tại Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ
Luông................................................................................................................... 30
4.3.1. Thực trạng khai thác LSNG tại Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông ...... 30
4.3.2. Thực trạng sử dụng cây LSNG tại Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Lng . 40
4.3.3: Vai trị của cây LSNG trong kinh tế hộ gia đình ...................................... 46
4.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp về quản lý, sử dụng bền vững
LSNG tại Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Lng................................................... 48
4.4.1. Thuận lợi, khó khăn .................................................................................. 48
4.4.2. Nhóm giải pháp về tổ chức ....................................................................... 50
4.4.3. Nhóm giải pháp kỹ thuật ........................................................................... 50
4.4.4. Giải pháp về vốn ....................................................................................... 51
4.4.5. Nhóm giải pháp xã hội .............................................................................. 51
4.4.6. Giải pháp về thị trƣờng ............................................................................. 52
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 53
1. Kết luận ........................................................................................................... 53
2. Tồn tại.............................................................................................................. 54
3. Kiến nghị ......................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iii



DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

GĐGR

Giao đất giao rừng

QG

Quốc gia

HGĐ

Hộ gia đình

SWOT

Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức

iv



DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Phân loài các loài thực vật cho LSNG theo nhóm cơng dụng tại Khu
BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông ........................................................................... 22
Bảng 4.2: Danh mục một số lồi LSNG chính mà cộng đồng địa phƣơng khai
thác và sử dụng trƣớc kia tại khu vực nghiên cứu .............................................. 24
Bảng 4.3: Danh mục các loài LSNG mà cộng đồng địa phƣơng khai thác và sử
dụng hiện nay tại khu vực nghiên cứu ................................................................ 25
Bảng 4.4: Đánh giá mức độ quan trọng của một loài LSNG đối với cộng đồng
(theo thứ tự ƣu tiên) tại khu vực nghiên cứu....................................................... 26
Bảng 4.5: Phân loại mức độ khai thác và sử dụng của cộng đồng đối với một số
LSNG tại khu vực nghiên cứu............................................................................. 29
Bảng 4.6: Những loài cây LSNG làm thuốc khai thuốc để bán tại khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................... 33
Bảng 4.7: Danh sách các loài cây LSNG đƣợc ngƣời dân khai thác làm cảnh .. 35
Bảng 4.8: Một số loài LSNG làm thực phẩm, gia vị đƣợc ngƣời dân thu hái .... 37
Bảng 4.9: Các loài LSNG đƣợc ngƣời dân khai thác để bán .............................. 41
Bảng 4.10: Các loài LSNG đƣợc ngƣời dân khai thác sử dụng tại chỗ .............. 42
Bảng 4.11: Biến động giá cả và sản lƣợng một số loài cây LSNG:.................... 45

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Thất diệp nhất chi hoa (Paris chinensis Franch) ................................ 30
Hình 4.2: Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thund)) ........................... 30
Hình 4.3: Huyết dụ (Coldylie terminalis L) ....................................................... 31
Hình 4.4: Khơi cam ............................................................................................. 31

Hình 4.5: Xạ đen (Celastrus hindsii) .................................................................. 31
Hình 4.6: Lá khơi tía (Ardisia sylvestris Pit) ...................................................... 31
Hình 4.7: Măng đắng........................................................................................... 36
Hình 4.8: Lá lốt ................................................................................................... 36
Hình 4.9: Mé cị ke .............................................................................................. 36
Hình 4.10: Vả ...................................................................................................... 36

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng
ẩm quanh năm, thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển các dạng tài nguyên, trong
đó phải kể đến sự đa dạng, phong phú của tài nguyên rừng. Từ xƣa tới nay, rừng
đã luôn là một phần quan trọng với ngƣời dân Việt Nam, đặc biệt là các đồng
bào sống ở trung du và miền núi. Vai trị của rừng là vơ cùng to lớn, có thể kể
đến một số nhƣ: bảo vệ mơi trƣờng, điều hịa khơng khí, phịng hộ, an ninh quốc
phịng…hay một phần khơng thể thiếu đó là cung cấp sinh kế, tài nguyên cho
cộng đồng dân cƣ, trong đó cụ thể là cung cấp gỗ và các lồi lâm sản ngoài gỗ
(LSNG).
Trong những năm trƣớc đây, con ngƣời chỉ tập trung khai thác gỗ, LSNG
chỉ đƣợc coi là sản phẩm phụ của rừng. Tuy nhiên, dƣới sự khai thác, sử dụng
quá mức trong những năm gần đây, tài nguyên gỗ đã bị suy giảm nghiêm trọng
do khai thác q mức, kéo theo đó là sự suy thối của chất lƣợng rừng, nhiều
loài sinh vật rừng đặc hữu quý hiếm đã biến mất. Để hạn chế điều này, Nhà
nƣớc cũng đã ban hành chính sách đóng cửa rừng, do vậy nguồn cung cấp tài
nguyên gỗ càng ngày trở nên hạn hẹp, điều này làm tác động đến sinh kế, thu
thập của ngƣời dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng. Lúc này, LSNG lại trở
thành một hƣớng quan tâm mới của ngƣời dân. Rất nhiều tác dụng của LSNG đã
đƣợc chú ý khai thác nhƣ: làm lƣơng thực, dƣợc liệu, làm đồ thủ cơng mỹ nghệ.

Ngồi ra, nhu cầu thị trƣờng của một số LSNG có chiều hƣớng ngày càng gia
tăng, một phần sử dụng trong nội địa, một phần sử dụng cho xuất khẩu. Ở nhiều
nơi, LSNG đã trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình, góp phần
xóa đói giảm nghèo ở các vùng nơng thôn và miền núi.
Tiếp cận với tài nguyên rừng, đặc biệt là LSNG giúp các hộ gia đình đa
dạng hóa sinh kế, thu nhập của họ. Rất nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập từ
việc bán LSNG, nguồn thu này đƣợc sử dụng vào nhiều việc nhƣ mua hạt giống
cây trồng, thuê lao động hoặc tạo nguồn vốn cho các hoạt động bn bán khác.
LSNG đã góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân về nhiều mặt, đặc biệt là
1


dân nghèo. Thế vào đó, ở một khía cạnh khác, nếu những ngƣời sống phụ thuộc
vào rừng có thể có đủ nguồn thu và lợi ích từ LSNG thì họ sẽ luôn chú ý quản lý
và bảo vệ rừng nhiều hơn. Tuy nhiên, thơng tin về các lồi thực vật cho LSNG
cho giá trị kinh tế cao lại rất ít và tàn mạn, nên chƣa phát huy đƣợc đầy đủ các
chức năng có lợi của LSNG. Do vậy, việc nghiên cứu, xác định thành phần loài
LSNG mang lại thu nhập kinh tế, cũng nhƣ các kỹ thuật gây trồng, chăm sóc
ni dƣỡng chúng gắn với quản lý, phát triển rừng bền vững là vấn đề quan
trọng cần đƣợc các cấp nghành quan tâm.
Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông là một trong các khu bảo tồn có
nguồn tài nguồn phong phú và đa dạng. Ngƣời dân ở đây sinh sống cũng chủ
yếu phụ thuộc vào rừng, trong đó các lồi LSNG ở đây đƣợc khai thác và buôn
bán tự do. Do vậy, rất nhiều loài LSNG đang bị khai thác cạn kiệt, cho dù ở đây
các cơ quan đã đƣa ra các chính sách bảo vệ tài nguyên rừng. Hậu quả là nguồn
tài nguyên LSNG cũng đang dần bị suy thoái, ảnh hƣởng xấu đến tài nguyên và
chất lƣợng rừng nói chung, đến cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học của rừng.
Việc trang bị đầy đủ kiến thức về bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên
LSNG là một việc rất cấp thiết cần đƣợc thực hiện ngay.
Để bảo vệ và phát triển bền vững LSNG cho sinh kế cộng đồng địa

phƣơng, việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng khai thác và sử dụng các loài lâm
sản này là cần thiết. Vì vậy, tơi quyết định thực hiện đề tài:
“Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng Lâm Sản Ngoài Gỗ tại
Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Lng, huyện Lạc Sơn, tỉnh
Hịa Bình”

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới
Kể từ những năm 1970 trở lại đây đã có rất nhiều nghiên cứu về các loài
thực vật cho LSNG, chứng minh giá trị kinh tế và vai trò của chúng trong sự
nghiệp phát triển rừng bền vững. Những bƣớc đi đầu trong nghiên cứu về thực
vật LSNG phải kể đến sự phát hiện về khả năng phục hồi nhanh, cho thu hoạch
sớm, năng suất cao, ổn định, có thể kinh doanh liên tục và khi khai thác ít làm
ảnh hƣởng đến hệ sinh thái. Nghiên cứu của MENdelsohn (1992) đã chỉ rõ vai
trò của thực vật LSNG trong tính bền vững của rừng cũng nhƣ giá trị kinh tế xã
hội của chúng. Theo ông, thực vật LSNG quan trọng cho bảo tồn bởi việc khai
thác chúng có thể ln đƣợc thực hiện với sự tồn tại ít nhất đến rừng. Thực vật
LSNG quan trọng cho tính bền vững vì trong q trình khai thác chúng vẫn đảm
bảo cho rừng ở trạng thái tự nhiên. Thực vật LSNG quan trọng trong đời sống
bởi nó có thể cung cấp nhiều dạng sản phẩm nhƣ: thực vật ăn đƣợc, thực vật làm
thuốc, sợi, tanin…và ngoài việc sử dụng trực tiếp chúng cũng có thể đem bán,
trao đổi thành một thị trƣờng, một trong các yếu tố không thể thiếu của xã hội,
do đó đem lại một giá trị kinh tế tức thì, cao hơn, nhanh hơn cho ngƣời bán. Vì
vậy, ơng khẳng định rừng nhƣ là một nhà máy quan trọng của xã hội và thực vật
LSNG là một trong những sản phẩm quan trọng của nhà máy này.
Đã có rất nhiều định nghĩa về LSNG đƣợc đƣa ra bởi các nhà khoa học và

các tổ chức trên thế giới trong các thời điểm khác nhau:
Lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest product – NTFP, hoặc Non wood
forest product – NWFP ) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác
gỗ, đƣợc khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngồi rừng (FAO,1999).
LSNG là tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ, đƣợc khai thác từ rừng tự
nhiên phục vụ mục đích con ngƣời (W.W.F – 1989).

3


LSNG là tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ trịn cơng nghiệp, gỗ làm dăm,
gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng đƣợc dùng
trong gia đình, mua bán hoặc có ý nghĩa tơn giáo, văn hóa hoặc xã hội
(Wickens, 1991).
LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật khơng kể gỗ, cũng
nhƣ các dịch vụ có đƣợc từ rừng và đất rừng (FAO,1995) hay là các sản phẩm
có nguồn sinh vật, ngoại trừ gỗ lớn, có ở rừng, ở đất rừng và các cây ở bên ngoài
rừng (FAO,1999).
Năm 2000, Jennh,DeBeer định nghĩa LSNG “ bao gồm các nguyên liệu có
nguồn gốc sinh vật, khơng phải là gỗ đƣợc khai thác từ rừng để phục vụ con
ngƣời. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, tanin,
thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hoặc các sản phẩm
của chúng), củi và các nguyên liệu thô nhƣ tre, nứa, song mây, gỗ nhỏ và sợi”.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy, ở mỗi vùng miền, mỗi khu vực với điều
kiện kinh tế, xã hội, quan điểm và nhu cầu khác nhau mà các định nghĩa đƣợc
đƣa ra có thể thay đổi chút ít, và khơng có định nghĩa nào duy nhất đúng. Tuy
nhiên, qua những định nghĩa trên cũng giúp đƣa đến cái nhìn khá tổng quan về
LSNG, giúp chúng có nhận thức đúng đắn về giá trị của nó.
Tiếp theo, nói về giá trị của LSNG, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu
chứng minh điều này. Một số nghiên cứu đã chỉ rõ đƣợc giá trị kinh tế của

LSNG là rất lớn. Myer (1988) đã tính tốn rằng, một khu rừng nhiệt đới có diện
tích 50.000 ha nếu đƣợc quản lý tốt sẽ cung cấp đều đặn 200 USD/ha/năm từ
sản phẩm động vật hoang dã, còn nếu đốn gỗ chỉ thu nhập trên dƣới 100
USD/ha/năm. Theo Pette và cộng sự (1989) đã tính tốn thu nhập từ lâm sản gỗ
và LSNG trên 1 hecta rừng nhiệt đới vùng Amazon đạt tới 6820 USD/ha/năm.
Rừng và LSNG là nguồn sống của ít nhất 27 triệu ngƣời vùng Đông Nam Á
(De.Beer,1996). Giá trị thu nhập hiện tại từ LSNG có thể lớn hơn giá trị thu
nhập hiện tại từ bất kỳ loại hình sử dụng đất nào đó (Peter,1989). Bảo tồn có

4


khai thác, ít nhất ở một địa phƣơng cũng đƣợc ƣu tiên hơn về mặt kinh tế so với
các loại hình sử dụng đất khác (Balick và Mendelsohn,1992).
Theo nghiên cứu của Mendelsohn,1992, LSNG ở vùng nhiệt đới đóng vai
trị quan trọng cho sự bảo tồn, duy trì tính bền vững của rừng và có giá trị kinh
tế. Tác giả khẳng định việc khai thác LSNG nên đƣợc thúc đẩy nhƣ một hứa hẹn
giữa bảo tồn và phát triển rừng nhiệt đới. Một ƣu điểm nữa là rừng tự nhiên có
thể đƣợc giữ nguyên vẹn, trong khi ngƣời dân vẫn có thể thu lợi ích từ các khu
rừng này. Nghiên cứu của Peter (1989) chỉ ra rằng việc khai thác nhựa của rừng
nguyên sinh ở Peru đã cho kết quả thu nhập cao hơn bất kỳ việc sử dụng đất nào.
Nghiên cứu bổ sung của Heizmen (1990) chỉ ra việc khai thác cây họ cau dừa ở
vùng Peren của Guatemana cũng cho thu hoạch quan trọng. Balick và
Mendelsohn (1992) cho rằng giá trị về y học trên một hecta rừng thứ sinh ở
Beliz cũng giá trị cao hơn từ nông nghiệp. Nhìn chung , theo các tác giả này thì
bảo tồn có khai thác ít nhất của một địa phƣơng cũng đƣợc ƣu tiên hơn về mặt
kinh tế so với các lồi hình sử dụng đất khác.
Châu Á là nơi có nguồn tài nguyên LSNG phong phú và là nguồn cung
cấp các sản phẩm thiết yếu cho ngƣời dân vùng nông thơn, chẳng hạn nhƣ: tại
Ấn Độ có khoảng 500 triệu dân sống trong và xung quanh phụ thuộc vào nguồn

LSNG cho sinh kế của họ (Viện tài nguyên thế giới, 1990). Ở đây có khoảng
16.000 lồi cây thì có 3.000 lồi LSNG có lợi, hầu hết tiêu thụ trong nƣớc, sản
xuất chủ yếu là nguyên liệu thô. Sản xuất LSNG tại Ấn Độ đóng góp khoảng
40% tổng doanh thu từ rừng và 55% việc làm dựa vào rừng (Tewari và
Campbell, 1996). Tại Lào có 90% dân cƣ sống ở nơng thôn dùng LSNG chủ yếu
để ăn (măng, tre, nứa, lá một số loài cây, cá suối và thịt chim thú), làm vật liệu
xây dựng (mây, tre, cây quanh vƣờn, lá lợp). Theo thống kê của IUCN năm
1999 cho thấy tổng giá trị xuất khẩu hàng mây của Indonesia năm 1988 đạt 195
triệu USD, và đến năm 2004 đã tăng lên 360 triệu USD. Cũng theo thống kê của
tổ chức này, giá trị chung của mây ở Peninsular, Malaysia năm 1991 đạt đến
168.836 triệu USD. Ở Đơng Nam Á, có ít nhất 30 triệu ngƣời chủ yếu dựa vào
5


LSNG đóng góp cho thị trƣờng thế giới khỏang 3 tỷ USD từ các đồ gia dụng
làm từ song mây (Kroekhoen, 1996, De.Beer Medermott, 1996). Nhiều nƣớc
trên thế giới nhƣ Brazil, Colombia, Equado, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn
Độ, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu sử dụng hợp lý các LSNG làm nâng cao
đời sống của ngƣời dân bản địa và bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái
rừng ở địa phƣơng.
Nhìn chung, những nghiên cứu về LSNG trên thế giới đã và đang phát
triển nhanh chóng, đã rõ ràng cho thấy tiềm năng to lớn của nó ở các nƣớc nhiệt
đới. Do vậy, kinh doanh thực vật LSNG đang mở ra triển vọng phát triển rừng
bền vững, nó có thể kết hợp với kinh doanh rừng gỗ làm thành mơ hình kinh
doanh có hiệu quả trên mọi mặt.
1.2. Những nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam
Cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có một hệ
thực vật LSNG vơ cùng phong phú, đa dạng. Đó là điều kiện thuận lợi cho nhiều
nhà nghiên cứu, tìm tịi cũng nhƣ tìm cách áp dụng các kết quả đã đƣợc nghiên
cứu và thử nghiệm trên thế giới để phát huy hiệu quả nguồn tài ngun này.

Theo Hồng Hịe (1998), nguồn tài ngun LSNG của nƣớc ta rất đa dạng
và phong phú, có rất nhiều lồi có giá trị: số cây làm thuốc chiếm khỏang 22%
tổng số lồi thực vật Việt Nam, có khoảng trên 500 loài thực vật cho tinh dầu
(chiếm khoảng 7,14% tổng số loài), khoảng trên 600 loài cho tanin và rất nhiều
loài khác cho dầu nhớt, dầu béo, cây cảnh. Bên cạnh đó cịn có song, mây, tre,
nứa, hiện nay tổng diện tích tre nƣớc ta là 1.492,000ha với khoảng 4.181.000
cây. Các loài LSNG này là nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp,
đƣợc chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm nghề thủ công mỹ nghệ, có
khả năng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao. Theo dự đốn của nhiều nhà thực
vật, số lồi thực vật bậc cao có thể lên đến 20.000 lồi, hệ động vật cũng thống
kê đƣợc 225 loài thú, 828 lồi chim, 259 lồi bị sát, 84 lồi ếch nhái.
Các loài LSNG làm thức ăn nhƣ mộc nhĩ, nấm hƣơng, nấm linh chi, và
măng tre trúc, mật ong là những sản phẩm vừa để phục vụ cho đời sống hàng
6


ngày vừa là hàng hóa thƣơng mại góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình. Các
lồi dƣợc liệu đƣợc dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các vị thuốc. Các cây
thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đối
với đồng bào sinh sống vùng sâu, vùng xa, chủ yếu là núi rừng, điều kiện tiếp
cận với y tế hiện đại rất khó khăn thì các lồi thực vật dƣợc liệu – các cây thuốc
Nam này rõ ràng là một thành phần rất quan trọng việc bảo đảm sức khỏe hàng
ngày. Một số loài thuốc quý của Việt Nam phải kể đến nhƣ: Sâm Ngọc Linh, Hà
Thủ Ơ, Hồng tinh, Đảng Sâm, Ba kích, Hịe…Một số lồi cịn có giá trị xuất
khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn đó là Hịe, Quế, Hồi…Theo Viện dƣợc liệu
thì đã phát hiện đƣợc gần 2000 loài cây làm thuốc ở Việt Nam thuộc 1033 chi,
236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật. Theo tác giả Võ Văn Chí, con số
này lên đến 3000 loài cây đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thuốc. Một số nghiên
cứu về LSNG của các tác giả Việt Nam nhƣ:
Phạm Xuân Hoàn (1997) đã nghiên cứu phân loại thực vật tại Phia Đén –

Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng theo mục đích sử dụng . Tác giả đánh giá tình hình
khai thác thực vật LSNG thích hợp nhất là đƣợc thực hiện bởi ngƣời dân địa
phƣơng và đƣa ra những đánh giá về tình hình khai thác cũng nhƣ đề xuất một
số biện pháp phát triển bền vững tài nguyên thực vật LSNG.
Nghiên cứu về tiềm năng và vai trò của LSNG đối với cộng đồng một số
vùng đệm ở Vƣờn quốc gia và Khu dự trữ thiên nhiên tại Việt Nam cho thấy gần
200 tấn cây dƣợc liệu ở Vƣờn quốc gia Ba Vì đƣợc khai thác trong năm 1997 –
1998, ƣớc tính gần 60% dân tộc Dao ở Ba Vì tham gia vào thu hái cây dƣợc liệu.
Đây là nguồn thu nhập chính trƣớc đây và hiện nay là nguồn thu nhập thứ hai
sau lúa và sắn (D.A Gilmour và Nguyễn Văn Sản,1999).
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lân (1999) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Mát (Nghệ An) cho thấy 100% hộ dân sống dựa vào rừng, sản phẩm khai thác
gỗ và LSNG nhƣ Măng, Mây, Song, Mật ong, Nứa, Củi… Tác giả cũng cho
thấy 22,5% số hộ thƣờng xuyên khai thác Mét, Nứa, Song, Mây, 11,75% số hộ
thƣờng xuyên khai thác măng, mộc nhĩ thu nhập 20000đ/ngày và 8,3% số hộ
7


chuyên khai thác củi bán lấy tiền mua lƣơng thực và trong những ngày giáp hạt
trên 90% số hộ ở bản Châu Sơn vào rừng đào củ mài, củ chuối, củ nâu, hái lá
rừng để ăn.
Trong cơng trình “Vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật và
sinh thái núi cao Sapa” các tác giả Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thủy và Phạm
Văn Thích, 1995 đã đề cập đến tài nguyên thực vật cho LSNG theo hƣớng phân
loại hệ thống sinh thái và thống kê thực vật có giá trị làm thuốc. Tác giả tập
trung mô tả về cơng dụng và nơi mọc của các lồi thực vật này.
Lê Quý Ngƣu, Trần Nhƣ Đức (1998) đã tập trung mô tả công dụng và kỹ
thuật thu hái chế biến các bài thuốc làm từ thực vật trong đó có thực vật LSNG.
Ngoài ra, Ninh Khắc Bản bƣớc đầu nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật LSNG
trong tự nhiên do khai thác quá mức và một trong những dấu hiệu thơng báo về

tình trạng chúng đang bị đe dọa. Theo ông, chúng cần đƣợc bảo tồn nguyên vị
và có kế hoạch bảo tồn chuyển vị nguồn gen trong vƣờn hộ gia đình hay trên
trang trại theo hƣớng sử dụng bền vững để giảm sức ép lên nguồn tài nguyên
ngoài tự nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
Một số dự án, đề tài đề cập đến Bộ nghiên cứu về một số lồi LSNG có
giá trị có thể kể đến nhƣ:
Dự án hỗ trợ Chuyên nghành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt nam – pha II đã
xuất bản cuốn sách “Lâm sản ngồi gỗ Việt Nam” trong đó đã phân chia LSNG
Việt Nam thành 6 nhóm theo mục đích sử dụng, cũng nhƣ mơ tả về hình thái,
sinh thái và cơng dụng của rất nhiều lồi LSNG có giá trị đã và đang đƣợc ngƣời
dân chú ý gây trồng và khai thác. Trong cuốn sách cũng chỉ ra 3 giá trị lớn đối
với cuốc sống con ngƣời có thể khai thác từ LSNG đó là giá trị kinh tế (cải thiện
giá trị kinh tế hộ), giá trị xã hội (đóng góp xóa đói giảm nghèo ở khu vực trung
du, miền núi) và giá trị bảo tồn rừng và đa dạng sinh học (thông qua cải thiện
các điều kiện kinh tế hộ giúp giảm tác động vào rừng…).
Dự án “Điều tra, đánh giá tiềm năng và đề xuất định hƣớng phát triển một
số loài LSNG” (Viện Điều tra và quy hoạch rừng, 2001 – 2005) đã xác định và
8


xây dựng bản đồ phân bố của 23 loài LSNG thuộc 12 chi, bên cạnh đó đề xuất
định hƣớng phát triển cho các loài này.
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của một số loài cây dƣợc
liệu quý làm cơ sở cho công tác bảo tồn nguồn gen tại Vƣờn quốc gia Cúc
Phƣơng” (Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng, 2004 – 2008) đã xác định giá trị sử dụng,
kinh nghiệm cây trồng và tình trạng khai thác của các lồi cây thuốc hiện tại có
ở Cúc Phƣơng và xác định một số đặc điểm sinh vật học của một số loài cây
dƣợc liệu quý nhƣ Xạ đen, Lá khơi tía, Đơn nem, Mộc thơng, Hồng đàn...
Đề tài “Nghiên cứu thị trƣờng đánh giá thực trạng công nghệ sau thu
hoạch LSNG” (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2002 – 2005) triển khai

tại 23 tỉnh và thành phố trong cả nƣớc đã đi điều tra, đánh giá đƣợc thực trạng
thị trƣờng cùng công nghệ sau thu hoạch một số loài LSNG và đề xuất giải pháp
sản xuất hiệu quả, phát triển cây LSNG trong gây trồng, chế biến và bảo quản.
Dự án trồng rừng đặc sản (đƣợc lồng ghép trong chƣơng trình 5 triệu
hecta rừng).
Dự án nghiên cứu thị trƣờng địa phƣơng cho các sản phẩm ngoài gỗ ở
Bắc Thái do Sở NN & PTNT Bắc Thái thực hiện.
Dự án sử dụng bền vững các LSNG do trung tâm nghiên cứu đặc sản và tổ
chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) thực thi với sự cộng tác của trung tâm
nghiên cứu tài nguyên môi trƣờng (CRES), viện nghiên cứu sinh thái (ECO –
(ECO). Tuy nhiên, dự án này cũng mới đƣa ra các kiến nghị cho địa phƣơng nơi
tiến hành dự án là vùng đệm Khu bảo tồn Kẻ Gỗ và Vùng đệm Vƣờn quốc gia
Ba Bể, chƣa thuyết minh đƣợc một cách thuyết phục bằng con số là những thực
vật LSNG nào sẽ mang lại hiệu quả cao thực sự.
Và một số đề tài nghiên cứu, phát triển mơ hình các lồi cụ thể nhƣ: “Xây
dựng mơ hình rừng Thơng nhựa có sản lƣợng nhựa cao” (Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam, 1996 – 2005), “Khảo nghiệm và đánh giá khả năng phát triển
cây Maccadamia ở Việt Nam (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2002 –
2005), “Xây dựng hƣớng dẫn kỹ thuật gây trồng Thảo quả ở các tỉnh niềm núi
9


phía Bắc” (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2004), “Xây dựng mơ hình
trồng Mây nếp dƣới tán rừng trong vƣờn hộ ở Bắc Kạn (Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam, 2004 – 2008).
Để phát triển và sử dụng rừng nói chung và LSNG nói riêng chúng ta
khơng chỉ giải quyết thuần túy các yếu tố kỹ thuật nhƣ chọn, tạo giống, các biện
pháp kỹ thuật gây trồng , bảo vệ và chăm sóc rừng, mà cịn phải nghiên cứu giải
quyết nhiều vấn đề liên quan đến tác động qua lại với nhau. Vì vậy các hƣớng
nghiên cứu chính về LSNG tập trung biện chứng vào các vấn đề theo chuỗi hành

trình của sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu nhƣ chọn, tạo giống, bảo tồn, phát
triển. Song song với nó là việc điều tra, khảo sát các đặc điểm về địa hình, khí
hậu, tài ngun LSNG, cộng đồng dân cƣ và văn hóa, phong tục, tập quán của
họ. Việc đề xuất các chƣơng trình, chính sách văn bản về quản lý, khai thác và
thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cũng giữ vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu
LSNG.

10


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác điều tra tài
nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng một số thực vật LSNG ở
KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông.
- Đánh giá nhu cầu của cộng đồng địa phƣơng đối với LSNG tại KBTTN
Ngọc Sơn – Ngổ Luông.
- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng bền vững LSNG có giá trị tại
KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Là các loài cây LSNG tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ
Luông, tỉnh Hịa Bình.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu với các đối tƣợng là các loài LSNG tại KBT

Ngọc Sơn – Ngổ Luông đƣợc chọn để điều tra xã hội học nhƣ: phỏng vấn, thảo
luận nhóm, phân tích kinh tế hộ gia đình.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng và LSNG tại KBTTN Ngọc Sơn
– Ngổ Lng, tỉnh Hịa Bình.
- Đánh giá nhu cầu của cộng đồng địa phƣơng đối với LSNG tại KBTTN
Ngọc Sơn – Ngổ Lng, tỉnh Hịa Bình.
- Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng LSNG tại KBTTN Ngọc Sơn –
Ngổ Lng, tỉnh Hịa Bình.
11


- Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững LSNG tại KBTTN Ngọc
Sơn – Ngổ Luông, tỉnh Hịa Bình.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.4.1. Phương pháp kế thừa
Tài liệu thứ cấp đƣợc sử dụng để thu thập các thơng tin về đặc điểm khu
vực nghiên cứu, tình hình sử dụng đất, tài nguyên rừng, đặc điểm kinh tế xã
hội.Các tài liệu cần thu thập trong phạm vi cấp nghành, cấp vùng, cấp tỉnh,
huyện, xã, thôn, bản và tất cả các cơ quan có liên quan nhƣ Tổng cục Lâm
nghiệp, Cục kiểm lâm, Sở NN&PTNT, Chi cục Thống kê...Các tài liệu chính là:
- Các tài liệu tổng quan về LSNG ở Việt Nam và trên thế giới.
- Một số báo cáo, văn kiện dự án, kế hoạch, quy hoạch khu bảo tồn, vùng
đệm.
- Các ấn phẩm đã công bố, các báo cáo khoa học có liên quan đến khu
vực nghiên cứu, lâm sản ngoài gỗ ở trong nƣớc và trên thế giới.
- Số liệu thống kê về buôn bán, xuất nhập khẩu LSNG ở Việt Nam.
- Các trang wed dƣới thiệu về LSNG ở khu vực nghiên cứu.
- Các báo cáo nghiên cứu và tổng quan về các loài LSNG nghiên cứu.
- Các văn bản pháp qui đối với gây trồng, sản xuất,khai thác và lƣu thơng

lâm sản ngồi gỗ.
2.4.2. Phương pháp PRA
a. Phỏng vấn bán định hướng
Phƣơng pháp phỏng vấn bán định hƣớng đƣợc áp dụng với các đối tƣợng
là cán bộ công tác tại Khu BTTN, các thầy lang, các hộ gia đình (phỏng vấn
khoảng 30 hộ, trong đó: 10 hộ thuộc nhóm kinh tế khá; 10 hộ thuộc nhóm kinh
tế trung bình; 10 hộ thuộc nhóm nghèo). Hộ gia đình đƣợc phân theo phƣơng
pháp PRA (Nguyễn Bá Ngãi, 2009) hoặc những ngƣời thƣờng xuyên tham gia
các hoạt động khai thác LSNG.

12


Các thông tin của mẫu biểu điều tra bao gồm:
- Thống kê danh lục các loài cây LSNG; Các loài đƣợc phép khai thác và
không đƣợc phép khai thác tại khu vực nghiên cứu.
- Các lồi cây LSNG có giá trị kinh tế cao và hoặc có giá trị bảo tồn cao.
- Mục đích khai thác, mức độ khai thác, số lƣợng khai thác/năm, công
nghệ sau khai thác.
- Đối tƣợng khai thác, phƣơng thức khai thác, tần số khai thác.
- Cơng dụng của các lồi LSNG.
b. Thảo luận nhóm
Phƣơng pháp này đƣợc thƣc hiện để thu thập các thông tin về giá trị kinh
tế của loài cây LSNG. Đối tƣợng là các Hộ nông dân khai thác cây LSNG tại
Khu bảo tồn; Đại diện Hội nơng dân xã; Trƣởng nhóm và lãnh đạo xã; Cán bộ
khuyến nông, khuyến lâm của xã; Cán bộ Khu bảo tồn. Phƣơng pháp thảo luận
nhóm đồng thời đƣợc sử dụng để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức trong sử dụng và quản lý LSNG.
Các cuộc thảo luận đƣợc tiến hành dựa theo khung thảo luận chuẩn bị sẵn.
Nhóm thảo luận gồm 5 – 7 ngƣời, gồm đại diện các hộ gia đình nhóm, lãnh đạo

thơn, đồn thể. Thảo luận nhóm nhằm bổ sung và thống nhất về các hình thức,
mức độ tác động của ngƣời dân vào rừng và đất rừng của khu bảo tồn, các
nguyên nhân của sự tác động đó. Những khó khăn và khuyến nghị cộng đồng
trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Tiến hành thảo luận nhóm về các chủ
đề: Các hình thức tác động, nguyên nhân tác động và giải pháp khắc phục.
+ Chọn nhóm ngƣời tham gia thảo luận:
- Mỗi thơn 5 – 10 ngƣời
- Tuổi tác bao gồm ngƣời cao tuổi, trung niên, thanh niên.
- Những ngƣời hiểu biết rõ về thôn, có kiến thức bản địa.
+ Chọn hộ gia đình phỏng vấn:

13


- Căn cứ theo tiêu chí phân loại của xã, chọn ra những hộ gia đình mang
tính đại diện. Chọn 9 hộ gia đình cho 3 nhóm để phỏng vấn: 3 hộ thuộc khá –
giả, 3 hộ thuộc nhóm trung bình, 3 hộ thuộc nhóm nghèo.
- Phân tích tổ chức: Xác định các tổ chức tồn tại trong cộng đồng, xác
định chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, đánh giá tầm quan trọng và sự ảnh
hƣởng của các tổ chức tới việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng.
- Phỏng vấn cán bộ hạt Kiểm lâm, các bộ Ban quản lý KBT, cán bộ xã
(Đại diện các tổ chức) nhằm kiểm tra chéo thông tin từ các thôn và thu thập số
liệu.
2.4.3. Phương pháp điều tra tuyến
Sau khi đã có những số liệu sơ bộ về các loài thực vật cung cấp LSNG sẽ tiến
hành lập các tuyến điều tra khảo sát ngoài thực địa để kiểm tra và bổ sung thông
tin để thống kê danh lục các loài LSNG theo hệ thống phân loại của Việt Nam.
Tuyến điều tra đƣợc bố trí đi qua các dạng địa hình cơ bản nhất của khu
vực: Đi trên các sƣờn núi, đi trên dông núi, đi theo đƣờng mòn dân sinh, các
đƣờng kéo củi, đi dọc các con suối chính, quanh các bản làng trong khu vực

nghiên cứu. Trên các tuyến đi quan sát phát hiện xác định loài và thống kê
những chỉ tiêu cần điều tra về các loài cây, phát hiện đá mẹ và định nhanh tên
đất, những cây chƣa xác định chính xác tên cây đƣợc thu mẫu về nhà giám định.
Chọn 4 tuyến điều tra khảo sát chia ra nhƣ sau:
Tuyến I: Xóm Tren xã Tự Do đi xóm Trẳm xã Ngổ Lng
Tuyến II: Xóm Mịn xã Tự Do đi xóm Rộc xã Ngọc Sơn
Tuyến III: Xóm Kháy đi xóm Tren xã Tự Do
Tuyến IV: Xóm Rì xã Tự Do đi xóm C3 xã Ngọc Lâu
2.4.4. Phương pháp xử lý nội nghiệp
2.4.4.1: Xứ lý số liệu định lượng
Toàn bộ số liệu định lƣợng đƣợc xử lí bằng phần mềm Excel .
2.4.4.2: Xử lí số liệu định tính

14


Tồn bộ số liệu định tính đƣợc lấy thơng qua nguồn cung cấp thông tin từ
phỏng vấn các cá nhân, hộ gia đình và quan sát trực tiếp, sau đó đƣợc tóm tắt để
mơ tả, phân tích, mơ hình hóa. Ngồi ra cịn sử dụng phƣơng pháp phân tích
SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sử dụng
và quản lý LSNG tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông.

15


Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Lng đƣợc UBND tỉnh Hóa

Bình ra Quyết định thành lập số 27/14/QĐ UB ngày 24/12/2004, nằm giáp với
Khu BTTN Bù Lng của tỉnh Thanh Hóa về phía Tây và Vƣờn quốc gia Cúc
Phƣơng tỉnh Ninh Bình về phía Nam.
Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Lng cách trung tâm thị trấn Vụ Bản
huyện Lạc Sơn 12km về phía Tây Nam, cách thành phố Hồ Bình 70km.
Tọa độ địa lý:
Từ 200 21’ đến 220 36’ Vĩ độ Bắc
Từ 1050 00’ đến 1060 00’ Kinh độ Đơng
Diện tích:
Tổng diện tích của khu bảo tồn: 15.890,63ha, trong đó:
- Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt: 12.171ha.
- Phân khu phục hồi sinh thái: 3.719,63ha.
3.1.2. Địa mạo, địa hình
Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông là phần giữa cánh cung đá vôi chạy
theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, miền Bắc Việt Nam, kéo dài từ Mộc Châu –
Sơn La đến Cúc Phƣơng – Ninh Bình, tạo thành dải phân cách giữa miền núi
Tây Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình chia cắt phức tạp, xen kẽ những
khối núi đá vôi hiểm trở là những thung lũng hẹp. Nhìn chung tồn khu vực có
độ cao giảm dần từ 1.000m phía Tây – Bắc đến trên 300m về phía Đơng – Nam.
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Phần lớn diện tích của Khu BTTN thuộc hệ tầng Đồng Giao phân bố
thành dạng dải kéo dài theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, thành phần chính: đá
sét, vơi, bột kết, đá vơi, đá phiến sét. Chiều dày chung của hệ tầng là 400 –
500m. Các đá vơi xếp vào nhóm này có dạng khối phân lớp dày, đôi nơi bị
16


phong hóa mạnh. Đá vơi bị phong hóa mạnh với các khe nứt sâu và rộng do các
hoạt động kiến tạo tác động, đồng thời các q trình phong hóa cơ học và phong
hóa hóa học xảy ra mạnh mẽ nhất là q trình hịa tan trên các đá vơi dạng khối.

Kết quả là trên bề mặt địa hình tạo ra các dạng địa hình hang động, phễu karst
và địa hình tai mèo điển hình.
3.1.4. Khí hậu thủy văn
Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Lng nằm trong niềm khí hậu nhiệt đới, gió
mùa, ảnh hƣởng của khí hậu vùng cao. Một năm chia thành 2 mùa: mùa mƣa và
mùa khô. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến
tháng 4 năm sau. Các đặc trƣng chính của khí hậu trong vùng nhƣ sau:
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ khơng khí bình qn năm là 23,30 C, nhiệt độ
trung bình thấp nhất là 20,60C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 27,20C, nhiệt độ
thấp nhất tuyệt đối từ 3 – 50C xảy ra vào tháng 1, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là
38,50C vào tháng 6. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng là 7,60C, biên độ
nhiệt giữa ngày và đêm từ 8 – 100C.
Số giờ nắng trung bình năm là 1.560 giờ, cao nhất là 1.750 giờ, năm thấp
nhất là 1.470 giờ.
Lượng mưa trung bình năm: là 1.750mm. Năm cao nhất tới 2.800mm,
năm thấp nhất 1.250mm. Lƣợng mƣa phân bố không đều. Từ tháng 5 đến tháng
10 lƣợng mƣa chiếm tới 84% tổng lƣợng mƣa cả năm, ngày mƣa lớn nhất có thể
tới 300mm. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lƣợng mƣa chiếm 16%. Các tháng
có lƣợng mƣa 10 – 20mm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
Lƣợng mƣa bốc hơi bình quân năm là 855mm, bằng 50,6% lƣợng mƣa
trung bình năm. Lƣợng bốc hơi lớn thƣờng xảy ra các tháng ít mƣa gây nên tình
trạng thiếu hụt nƣớc nghiêm trọng ảnh hƣởng đến cây trồng vụ đông xuân.
Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 82%, giữa các
tháng trong năm biến thiên từ 75 – 86%. Độ ẩm khơng khí thấp trong năm vào
tháng 4, tháng 5. Các tháng mùa khơ mặc dù ít mƣa nhƣng có sƣơng mù nên độ
ẩm khơng khí khá cao.
17


Chế độ gió: Hƣớng gió thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 là gió mùa

Đơng Bắc, các tháng cịn lại chủ yếu là gió Nam, gió Tây thƣờng xuyên xuất
hiện vào tháng 7 gây khơ nóng.
Sương muối: Sƣơng muối thƣờng xuyến xuất hiện vào tháng 12, tháng 1
với tần xuất xuất hiện 1 – 3 lần. Đây là yếu tố bất lợi cho sinh trƣởng và phát
triển của cây trồng.
3.1.5. Hiện trạng rừng và sử dụng đất
Căn cứ vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm từ bản
đồ rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng và kết quả phúc tra ngoài thực địa tháng
06/2014. Tổng diện tích của khu bảo tồn: 15.890.63ha, trong đó: đất có rừng là
12992.44ha, độ che phủ là 88,64%, chủ yếu là rừng tự nhiên, đƣợc phân bổ nhƣ
sau:
- Rừng giàu: diện tích 0ha (chiếm 0% diện tích của KBTTN).
- Rừng trung bình: diện tích 2599.12ha (chiếm 17,33%).
- Rừng nghèo: 6339.73ha (chiếm 42,28%).
- Rừng phục hồi: 2790.33ha (chiếm 25,28%) .
- Rừng tre nứa: 38.28ha (chiếm 0,26%).
- Rừng trồng: 2445.95ha (chiếm1,5%).
Diện tích đất chƣa có rừng 2.162,3ha (chiếm 13,85%). Gồm đất trảng cỏ
(IA), đất trống có cây gỗ mộc rải rác, (IB, IC). Đây là diện tích đã canh tác
nƣơng rẫy trƣớc đây nay bỏ hoang nhƣng chƣa đủ thời gian để quá trình diễn thế
thành rừng.
3.1.6. Tài nguyên thực vật
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Lng có hai kiểu thảm thực
vật đặc trƣng là: Rừng thƣờng xanh mƣa mùa á nhiệt đới (> 700 m) và Rừng
thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới (< 700m).
Theo thống kê cho thấy hệ thực vật KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông có
số lƣợng lồi tƣơng đối phong phú. Tổng số có 667 lồi thực vật bậc cao có
mạch, thuộc 372 chi, 140 họ, 5 ngành thực vật. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
18



chiếm số lƣợng lớn nhất với 23 chi và 38 loài, đứng thứ 2 là họ Dâu tằm
(Euphorbiaceae) với số lƣợng là 6 chi và 27 họ.
Giá trị bảo tồn của khu hệ thực vật
KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông có giá trị bảo tồn cao. Tổng số có 28 loài
thực vật đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 7 loài đƣợc ghi trong Nghị
định 32/2006/NĐ-CP, 9 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2014). Điều này càng
khẳng định vai trò cần bảo tồn của khu vực này đối với nguồn gen thực vật quý
hiếm của Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng. Ngồi ra, một số lồi
thực vật tuy khơng có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) nhƣng trên phạm vi
thế giới chúng vẫn thuộc nhóm có nguy cơ bị tuyệt chủng nên vẫn đƣợc xếp
trong Danh lục đỏ IUCN (2014) nhƣ: Trƣờng sâng…
Những lồi có nguy cơ bị đe dọa của khu vực là Đinh, Chị chỉ, Hồng
đằng, Trƣờng mật, Nghiến, Trai, Giổi... là nguồn gen quý hiếm của hệ thực vật
tại KBT. Cần có sự quan tâm đặc biệt đối với cơng tác bảo tồn tại khu vực dải
núi đá vôi này.
Sự phân bố các loài thực vật quý hiếm trong khu vực theo độ cao khác
nhau:
- Các loài Táu mặt quỷ, Táu mật, Lim xanh, Sến phân bố ở độ cao 300 –
400m về phía Đơng KBT thuộc địa phận xã Ngọc Lâu, xã Tự Do.
- Các loài Nghiến, Trai, Trƣờng sâng, Đăng, Re hƣơng, Táu mặt quỷ... là
những loài khá phổ biến và phân bố rộng trên toàn khu vực và cịn cây lớn. Các
lồi Nghiến, Trai, Đinh, Lát hoa, Chò chỉ, Kim giao, Sến mật phân bố khá tập
trung tại khu vực núi cao ranh giới các xã Ngổ Lng, Ngọc Lâu và khu vực Bị
U, Máng nƣớc xã Tự Do.
- Các loài Lim xanh, Trƣờng mật, Giổi mỡ... phân bố rải rác ở độ cao
<500m trong địa phận Ngọc Sơn, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn, Pù Bin.

19



×