Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu lựa chọn loài cây có khả năng phòng cháy rừng tại xã san sả hồ vườn quốc gia hoàng liên tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.44 MB, 74 trang )

Nghiên cứu lựa chọn lồi cây có khả năng phịng cháy rừng tại xã San Sả
Hồ - vƣờn quốc gia Hoàng Liên - tỉnh Lào Cai / Đỗ Thị Tâm; GVHD: Bế
Minh Châu. 2011. LV7760


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.1. Vấn đề chọn lồi cây có khả năng phịng cháy......................................... 3
1.2. Phƣơng pháp phân tích đa tiêu chuẩn. ..................................................... 6
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............. 8
2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 8
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 11
2.2.1. Dân số ................................................................................................ 11
Chƣơng 3. ĐỐI TƢỢNG - MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 14
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 14
3.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 14
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 14
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 15
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................... 22
4.1. Đặc điểm rừng và tình hình cháy rừng tại xã San Sả Hồ - huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai ................................................................................................. 22
4.2. Kết quả điều tra phát hiện những lồi cây có khả năng chống, chịu lửa tại
khu vực nghiên cứu ...................................................................................... 25
4.3. Lựa chọn những lồi cây có khả năng phịng cháy rừng t ại khu vực
nghiên cứu.................................................................................................... 34


4.4. Nghiên cứu một số tính chất đất tại khu vực nghiên cứu ........................ 54


4.5. Đề xuất một số ý kiến cho việc nghiên cứu và sử dụng các lồi cây có
khả năng phịng chống cháy rừng tại khu vực nghiên cứu ............................ 56
PHẦN V. KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ....................................... 59
5.1. Kết luận ................................................................................................. 59
5.2. Tồn tại ................................................................................................... 60
5.3. Kiến nghị ............................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 4.1: Kiến thức của ngƣời dân xã San Sả Hồ về những lồi cây có khả
năng chống chịu lửa ................................................................................... 26
Biểu 4.2: Kết quả điều tra sinh trƣởng của tầng cây cao ............................. 27
ở các trạng thái rừng ................................................................................... 27
Biểu 4.3: Những loài cây tham gia vào công thức tổ thành tầng cây cao .... 28
Biểu 4.5: Những lồi cây tham gia vào cơng thức tổ thành cây tái sinh ở khu
vực nghiên cứu ........................................................................................... 32
Biểu 4.6: Kết quả lựa chọn những lồi cây có khả năng phòng cháy tại khu
vực nghiên cứu ........................................................................................... 35
Biểu 4.7: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng cháy của những loài cây nghiên
cứu ............................................................................................................. 36
Biểu 4.8: Một số đặc tính sinh thái và giá trị của các lồi cây nghiên cứu . 42
Biểu 4.9: Kết quả lƣợng hoá các tiêu chuẩn phản ánh khả năng phịng cháy
của các lồi cây nghiên cứu ........................................................................ 45
Biểu 4.10: Kết quả chuẩn hóa 9 chỉ tiêu liên quan tới đặc tính cháy theo
phƣơng pháp đối lập ................................................................................... 46

Biểu 4.11: Hệ số xác định........................................................................... 47
Biểu 4.12: Kết quả chuẩn hóa các biến liên quan tới đặc tính cháy có tính
điểm trọng số.............................................................................................. 48
Biểu 4.13: Kết quả xếp hạng tổng hợp các lồi cây có khả năng phát triển
phục vụ cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng ............................................ 49
Biểu 4.14: Kết quả chuẩn hóa của các loài cây nghiên cứu ......................... 50
Biểu 4.15: Kết quả lựa chọn 5 loài tốt nhất và xấu nhất qua 2 cách tính ..... 51
Biểu 4.16: Kết quả phân tích đất tại khu vực nghiên cứu ............................ 54


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Trạng thái rừng IIA ......................................................................... 24
Hình 2: Trạng thái rừng IIB .......................................................................... 24
Hình 3: Trạng thái rừng IIIA1 ..................................................................... 24
Hình 4: Rừng bị cháy tháng 2/2010 .............................................................. 24
Hình 5: Phục hồi sau cháy tháng 2/2011 ....................................................... 24
Hình 6: Cây Vối thuốc ................................................................................ 53
Hình 7: Cây Tống q sủ .............................................................................. 53
Hình 8: Cây Cáng lị ..................................................................................... 53
Hình 9: Cây giổi xanh .................................................................................. 53
Hình 10: Cây Trẩu ........................................................................................ 53


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, sự biến đổi khí hậu với những đợt nắng nóng, khơ hạn kéo dài
bất thƣờng đã làm cho cháy rừng trở thành thảm hoạ ngày càng nghiêm trọng
ở nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cháy rừng đã gây nên
những tổn thất to lớn về tài nguyên, của cải, môi trƣờng sinh thái và cả tính
mạng con ngƣời. Theo số liệu của cục Kiểm lâm, trong năm 2010, số vụ cháy
rừng của cả nƣớc đã lên tới 897 vụ, với tổng diện tích rừng bị mất do cháy là

5668,21 ha gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng, kèm theo đó là những tổn
thất nhiều mặt cả về kinh tế - xã hội - môi trƣờng sinh thái. Đặc biệt vào tháng
2 năm 2010 trên địa bàn của vƣờn Quốc gia Hoàng Liên - tỉnh Lào Cai đã xảy
ra vụ cháy rừng với tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 718 ha, trong đó có rừng
tái sinh phục hồi, trạng thái IIA, trạng thái IIIA1. Đứng trƣớc tình hình đó, Đảng
và Nhà nƣớc đã rất quan tâm đến cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng nhằm
hạn chế đƣợc tới đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong
phú nhƣng địa hình phức tạp, khí hậu thay đổi theo mùa, việc áp dụng các
biện pháp phòng cháy nhƣ đốt trƣớc vật liệu hay xây dựng các băng trắng cản
lửa sẽ khó khăn, tốn kém, gây thối hóa đất, mất mỹ quan…
Khi cháy rừng đã xảy ra, việc chữa cháy là rất phức tạp và tốn kém.
Chính vì vậy cơng tác phịng cháy cần đƣợc đặt lên hàng đầu để giảm thiểu
những tổn thất khi cháy rừng xảy ra. Cơng tác phịng cháy rừng bao gồm các
biện pháp nhƣ: tuyên truyền giáo dục, chuẩn bị đầy đủ về phƣơng tiện và lực
lƣợng chữa cháy, dự báo khả năng cháy và mức độ nguy hiểm của đám cháy,
các biện pháp nâng cao khả năng chống, chịu lửa của rừng, quy hoạch và thiết
kế các cơng trinh phịng cháy, tổ chức theo dõi và phát hiện cháy rừng…
Trong đó, nâng cao tính chống, chịu lửa của rừng là một trong những biện
pháp mang lại hiệu ích cả về khả năng phịng chống cháy rừng, kinh tế và bảo
vệ mơi trƣờng sinh thái, phát triển lâm nghiệp bền vững.

1


Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy các loài cây có khả năng chống
chịu lửa đƣợc trồng ở nƣớc ta còn rất nghèo nàn, chƣa phát huy đƣợc hiệu ích
về nhiều mặt. Điều này chủ yếu do còn gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên
cứu, thử nghiệm để xác định những loài cây phù hợp cho từng địa phƣơng.
Trong q trình tiến hố và chọn lọc tự nhiên của thực vật, một số lồi có khả

năng chống, chịu lửa hoặc có tính thích ứng với lửa. Chọn những lồi cây này
để phịng cháy rừng là hồn tồn có thể thực hiện đƣợc.
Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nhiều địa phƣơng trên cả
nƣớc nói chung cũng nhƣ khu vực, tỉnh Lào Cai nói riêng và làm phong phú
thêm danh mục các lồi cây có khả năng chống, chịu lửa, tôi đã thực hiện đề
tài tốt nghiệp:
“ Nghiên cứu lựa chọn lồi cây có khả năng phòng cháy rừng tại xã San
Sả Hồ - vườn Quốc gia Hoàng Liên - tỉnh Lào Cai”.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vấn đề chọn lồi cây có khả năng phịng cháy
1.1.1. Trên thế giới
Cây có khả năng phịng cháy là những lồi cây có khả năng chống và
chịu lửa. Ngay từ những năn đầu của thế kỷ XX, vấn đề lựa chọn loài cây có
khả năng phịng chống cháy đã đƣợc các chun gia về lửa rừng ở một số
nƣớc nhƣ: Đức, Nga, Australia…quan tâm đến và bắt đầu đƣa ra những ý
kiến về việc xây dựng các băng và đai xanh phòng cháy trên đó có trồng các
lồi cây lá rộng khác nhau.
Ở Đức, năm 1922, Voigt đã đề xuất xây dựng băng xanh cản lửa, trên
đó tuỳ điều kiện lập địa mà trồng các loài cây nhƣ: Sồi, Giẻ, Hoa mộc, Keo
gai ...sau đó nhiều tác giả đã tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, những loài cây
đƣợc chú ý nhất là: Sồi đỏ, Dƣơng Balam, Dƣơng Androscoggin…
Từ ngững năm 30, Nga và một số nƣớc khác ở Châu Âu đã bƣớc đầu
nghiên cứu các đai rừng trồng hỗn giao giữa cây lá rộng và cây lá kim để
phòng cháy lan cho những khu rừng lá kim rộng lớn. Nhƣng cũng phải tới
những năm 60 mới có nhiều nghiên cứu sâu hơn cả về loài cây lẫn phƣơng

thức trồng chúng trên băng phịng cháy. Những lồi cây đƣợc áp dụng trồng
nhiều nhất là: Giẻ, Sồi, Dƣơng…
Ở Trung Quốc, cho tới những năm 80 vấn đề này mới thật sự đƣợc chú
ý và phát triển. Cho đến nay, Trung Quốc đã lựa chọn đƣợc hàng trăm lồi có
khả năng phịng cháy. Trong đó những loài đƣợc trồng phổ biến hơn cả là:
Vối thuốc, Giổi, San hô, Trinh nữ, Keo, Sau sau, Giẻ đá…
Tuỳ vào điều kiện cụ thể của mỗi nƣớc, trong từng thời kỳ đã áp dụng
các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau để lựa chọn ra những lồi cây có khả
năng phòng cháy, nhƣng đều chủ yếu tập trung nghiên cứu đặc tính cháy của
chúng thơng qua 4 phƣơng pháp sau:

3


(1). Phương pháp điều tra khu thực bì sau cháy
Khu bị cháy thƣờng để lại dấu vết của đám cháy trên lớp thực bì và dựa
vào đó ta có thể phán đoán đƣợc khả năng chống chịu lửa của một số loài cây.
đây là một phƣơng pháp dễ làm nhƣng cũng rất dễ nhầm lẫn do đặc điểm của
đám cháy và loại cháy thƣờng không xác định rõ.
(2). Phương pháp đốt trực tiếp
Việc đốt trực tiếp sẽ cho biết khả năng chống chịu lửa của từng loài cây
rừng nhanh và chính xác, nhƣng lại chịu ảnh hƣởng của thời tiết, mùa trong
năm, địa hình và địi hỏi cần có kinh nghiệm và kỹ thuật cao để tránh đƣợc sự
lan tràn của đám cháy. Đây là một trong những phƣơng pháp đem lại kết quả
cao nhƣng khó thử nghiệm trên diện tích lớn và mất nhiều cơng sức.
(3). Phương pháp xác định thử nghiệm
Trên cơ sở điều tra ngoài thực địa, tiến hành phân tích trong phịng thí
nghiệm với các chỉ tiêu liên quan đến khả năng cháy, khả năng chống chịu lửa
của cây rừng nhƣ hàm lƣợng nƣớc trong lá và vỏ, độ dầy vỏ, độ dầy lá, hàm
lƣợng dầu, hàm lƣợng tro thô, hàm lƣợng SiO2, nhiệt độ bén lửa…nhằm tìm

ra những lồi cây có nhiều chỉ tiêu tốt đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra.
Mặc dù kết quả mang tính định lƣợng, độ tin cậy cao nhƣng chƣa đánh
giá đƣợc một cách tờn diện về khả năng phòng chống cháy của cây rừng, một
số chỉ tiêu khó thực hiện hoặc thực hiện khó định lƣợng hiệu ứng tổng hợp.
(4). Phương pháp đánh giá tổng hợp
Là phƣơng pháp xây dựng trên cơ sở kết hợp các phƣơng pháp trên với
việc phân tích tổng hợp những đặc tính cháy của cây nhƣ hàm lƣợng nƣớc,
dầu, nhựa…với đặc tính lâm học của loài nhƣ nguồn giống, chu kỳ sinh
trƣởng, khả năng tái sinh, hiệu ích đa tác dụng…
Phƣơng pháp này đã đƣợc Chen Cunji (Trung Quốc) năm 1988 áp dựng tiến
hành phán đoán tổng hợp vạch ra các cấp để xây dựng nên mơ hình tốn học
đánh giá tổng hợp chọn các lồi cây phịng cháy. Phƣơng pháp có tính ƣu việt

4


cao, khá tồn diện. Tuy nhiên trong q trình xác định các hệ số không tránh
khỏi chủ quan của ngƣời làm điều tra.
Có thể thấy, mỗi phƣơng pháp có những ƣu nhƣợc điểm riêng, nhƣng
đều có chung mục đích để tìm ra lồi cây có khả năng chống, chịu lửa tốt nhất.
Những loài cây này đều đáp ứng các tiêu chuẩn nhƣ sau: Phù hợp với điều kiện
lập địa nơi trồng, có tính thích ứng với nhiều loại đất, cành lá sum xuê, hàm
lƣợng nƣớc cao, cây sinh trƣởng nhanh, sống lâu năm, có khả năng tái sinh tốt và
cây có thể cho chất lƣợng gỗ tốt hoặc cho thu các sản phẩm khác.
1.1.2. Ở Việt Nam
Những nghiên cứu bƣớc đầu về vấn đề chọn lồi cây có khả năng
chống chịu lửa trồng trên băng phòng cháy đã đƣợc các chuyên gia về lửa
rừng chú ý đến từ những năm 80. Đặc biệt một số tác giả nhƣ: Ngô Quang
Đê, Phạm Ngọc Hƣng (1983), Hoàng Kim Ngũ (1992), Bế Minh Châu
(1999)…đã đƣa ra một số nguyên tắc chung trong việc lựa chọn lồi cây có

khả năng chống, chịu lửa và đề xuất một số loài cây cụ thể nhƣ: Keo lá chàm
(A. auriculiformis), Keo tai tƣợng (A. mangium Willd), Keo dậu (Leacaena
leucocephala de wit), Vối thuốc răng cƣa (Schima superba Gardn.et Champ),
Tống quá sủ (Alnus nepalensis), Thẩu tấu (Phyllanthus emblica L)... Tuy
nhiên kết quả mới chỉ mang tính định tính, số lƣợng lồi cây cịn hạn chế và
chƣa đƣa ra đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp. Mới đây nhất năm 2005
các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện lá cây Dứa sợi có chứa chất Saponin,
chất này khi gặp lửa sẽ tạo thành bọt khí CO2 dập tắt lửa. Nhờ đặc tính đó mà
các nhà khoa học đã đƣa hàng rào Dứa sợi làm băng cản lửa chống cháy rừng.
Mới đây nhất có đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để lựa
chọn các loài cây có khả năng phịng cháy chữa cháy rừng hiệu quả cho các
tỉnh phái Bắc” của TS Bế Minh Châu cùng các cộng sự thực hiện (2009). Kết
quả của đề tài đã nghiên cứu lựa chọn và đề xuất đƣợc những lồi cây có khả
năng phịng cháy phục vụ cho cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng cho 12
tỉnh phía Bắc đó là: Vối thuốc, Vối thuốc răng cƣa, Giổi xanh, Giổi lông, Giổi
5


Trung Quốc, Tơ hạp Điện Biên, Cáng lị, Máu chó lá lớn, Máu chó lá nhỏ, Tai
chua, Mạ xƣa bắc bộ. Tuy nhiên đề tài lại chƣa nghiên cứu cho khu vực rừng
của tỉnh Lào Cai, vì Lào Cai là tỉnh có diện tích rừng khá lớn nên cũng cần có
những nghiên cứu tại khu vực này.
Trong những năm gần đây vấn đề này đƣợc nghiên cứu trong các đề tài
tốt nghiệp của sinh viên trƣờng Đại học Lâm Nghiệp nhƣ: Nguyễn Quang
Dũng (2003), Nguyễn Đình Thái (2006), Vƣơng Thài Huy (2007), Đào Ngọc
Hiếu (2007), Trần Đình Hùng (2008)…Các tác giả đã sử dụng một số chỉ tiêu
định lƣợng và kết hợp một số phƣơng pháp điều tra để đánh giá, lựa chọn các
loài cây, nhƣng các chỉ tiêu đánh giá cịn ít và phụ thuộc nhiều vào chủ quan
của con ngƣời. Việc áp dụng kiến thức bản địa của ngƣời dân vào công tác
này mới chỉ ở bƣớc đầu. Trong đó phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu là

RRA và PRA. RRA là phƣơng pháp chủ yếu là phỏng vấn, chƣa chú ý nhiều
đến sự tham gia từ phía ngƣời dân. PRA đƣợc xây dựng dựa trên kiến thức và
năng lực vốn của nhân dân về xây dựng vấn đề, ra quyết định huy động nguồn
lực, tổ chức thực hiện để cùng phát triển cộng đồng.
Có thể thấy những nghiên cứu này ở nƣớc ta cịn rất ít. Các nghiên cứu
mới chỉ là bƣớc đầu để tìm ra phƣơng pháp chọn lồi cây có khả năng chống
chịu lửa, các tác giả mới chỉ sử dụng một số ít chỉ tiêu đánh giá và phụ thuộc
nhiều vào chủ quan của con ngƣời. Trong thực tế, cây trồng trên băng phục vụ
cơng tác phịng cháy cịn nghèo nàn cả về lồi cây trồng lẫn phƣơng thức
trồng nên chƣa có sức thuyết phục.
1.2. Phƣơng pháp phân tích đa tiêu chuẩn.
Phƣơng pháp phân tích đa tiêu chuẩn (Multi Criteria Analysis) là một
phƣơng pháp đánh giá các mơ hình (đối tƣợng) dựa vào hàng loạt các tiêu
chuẩn mà khi chúng đƣợc lƣợng hoá sẽ cho một độ đo nào đó để đánh giá
tồn diện mơ hình (đối tƣợng) nghiên cứu. GS.Nguyễn Hải Tuất là ngƣời đầu
tiên giới thiệu để ứng dụng trong nghiên cứu khoa học lâm nghiệp ở Việt
Nam. Phƣơng pháp này đã đƣợc nhiều cán bộ, nhà khoa học, học viên cao học
6


cũng nhƣ sinh viên ứng dụng trong quá trình nghiên cứu nhƣ: Lê Thạc Cán,
Vƣơng Văn Quỳnh (1994), Đoàn Hoài Nam, Nguyễn Hải Tuất (1995),
Nguyễn Khắc Lâm (1997), Cao Danh Thịnh (1998), Vũ Thị Hƣơng
(2009)…ở các lĩnh vực: So sánh hiệu quả kinh tế môi trƣờng, lựa chọn và xắp
xếp hạng ƣu tiên cho một số loài cây trồng phục vụ cảnh quan và môi
trƣờng…
Đề tài vận dụng phƣơng pháp phân tích đa tiêu chuẩn (Multi Criteria
Analysia) với sự trợ giúp của phần mềm SPSS để lựa chọn loài cây có khả
năng chống, chịu lửa và thử nghiệm nó trong lĩnh vực lựa chọn lồi cây trồng
có khả năng phịng cháy chữa cháy rừng có hiệu quả.


7


Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu là núi Hoàng Liên – Lào Cai thuộc phạm vi vƣờn
Quốc gia (VQG) Hồng Liên. Về địa giới hành chính nó nằm trên địa bàn 4
xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van và Bản Hồ thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai,
có ranh giới nhƣ sau:
- Phía Đơng giáp xã Thanh Kim, Nậm Sài, Nậm Cang (huyện Sa Pa) và
xã Tả Phời (thành phố Lào Cai), tỉnh Lào Cai.
- Phía Tây giáp xã Bản Bo, Bình Lƣ, Hồ Thầu (huyện Tam Đƣờng) tỉnh
Lai Châu.
- Phía Nam và Đơng Nam giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai và các xã
Phúc Khoa, Thị trấn Tân Uyên, Trung Đồng, Hố Mít, Pắc Ta, huyện Tân
Uyên, tỉnh Lai Châu.
- Phía Bắc giáp xã GIàng Phình, Tả Phìn, Bản Khoang, Trung Trải
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
2.1.2. Địa hình
Dãy núi Hồng Liên là hệ thống các đỉnh núi cao trên 2000m chạy
hƣớng Tây Bắc - Đơng Nam. Đặc Biệt, có đỉnh núi Phan Si Phăng cao
3.143m so với mặt nƣớc biển. Các hệ núi chính của dãy núi thoải dần theo
hƣớng Đơng Bắc và Tây Nam tạo thành 2 sƣờn chính của dãy Hồng Liên
trong đó sƣờn Đơng Bắc thuộc huyện Sa Pa và sƣờn Tây Nam thuộc huyện
Than Uyên. Phần lớn các đỉnh núi có độ cao trung bình từ 2000 - 2500m, cịn
nơi có bình độ thấp nhất phía Sa Pa là xã Bản Hồ có độ cao là 380m. Càng về
phía Nam, các thung lũng càng bằng phẳng, rộng hơn và đa số đƣợc đồng bào

dân tộc sử dụng làm ruộng bặc thang. Các dạng địa hình chủ yếu của khu
nghiên cứu gồm núi cao, thung lũng, sƣờn núi đồi. Mức độ chia cắt theo chiều
ngang và chiều thẳng đứng rất mạnh tạo ra sự phức tạp của địa hình và độ
8


dốc lớn. Độ dốc trung bình phổ biến từ 20-30o, có nơi tới 40o và dốc đứng.
Hiện tƣợng sạt lở đất, lở núi đã xảy ra ở nhiều nơi trên các sƣờn núi cao.
2.1.3. Địa chất và thổ nhƣỡng
Hoàng Liên đƣợc cấu tạo bằng đá nguồn gốc mắc - ma nhƣ granit, gnai,
amphibolit, filit, đá vơi, trong đó đá granit là phổ biến nhất. Trong điều kiện
nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm, chúng có lớp vỏ phong hố dày ở khu vực chân
núi nhƣng ở sƣờn dốc do sự bào mòn mạnh của nƣớc chảy nên sự xâm thực
nhanh hơn nhiều so với phong hóa, đá gốc lộ ra nhiều làm cho các đỉnh hầu
nhƣ có dạng sắc nhọn.
Kết quả điều tra phân loại đất đá xác định trong khu vực có 2 nhóm,
gồm 8 loại đất nhƣ sau:
- Đất mùn thô than bùn màu xám trên núi cao phân bố từ 1600-2800m.
- Đất mùn Alit màu vàng nhạt trên núi cao, phân bố từ 1600-2800m.
- Đất Feralit màu vàng đỏ núi cao phát triển trên đá axit từ 600-1600m.
- Đất Feralit vàng đỏ núi cao phát triển trên đá biến chất 600-1600m.
- Đất Feralit vàng đỏ vùng núi phát triển trên đá axit từ 300-600m.
- Đất Feralit vàng đỏ núi cao phát triển trên đá biến chất từ 300-600m.
- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa.
- Đất dốc tụ trồng lúa.
2.1.4. Khí hậu
Một đặc trƣng khí hậu Hồng Liên là hầu nhƣ quanh năm ở tình trạng
ẩm ƣớt. Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm khoảng trên 85%, tháng ít mƣa nhất
trung bình cũng đạt trên 20 - 30mm. Đặc biệt hiện tƣợng mƣa phùn cuối mùa
đông diễn ra mạnh mẽ vì các thung lũng mở rộng về phía đồng bằng đã tạo

điều kiện tích tụ các luồng gió nồm ẩm thổi từ biển tới.
Nhiệt độ khơng khí trung bình năm có chỉ số phổ biến từ 13-21oC, lớn
ở sƣờn Tây, nhỏ ở sƣờn Đông.
Lƣợng mƣa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, đặc biệt vào
các tháng mùa hè, lƣợng mƣa tƣơng đối cao. Mùa mƣa bắt đầu từ giữa tháng
9


3 đến giữa tháng 10, trong đó hai tháng có lƣợng mƣa lớn là tháng 7
(454,3mm) và tháng 8 (453,8 mm). Vào mùa đông, do nhiệt độ hạ thấp, hạn
chế lƣợng bay hơi nƣớc vì vậy, đây là khoảng thời gian mƣa ít nhất trong
năm, lƣợng mƣa trung bình tháng khoảng 50-100 mm, thấp nhất vào tháng 12
(63,6 mm).
Lƣợng bốc hơi lớn nhất quan trắc đƣợc vào tháng 4 và tháng 5 với trị
số đo đƣợc là 80-90 mm/tháng, đây là thời kỳ có gió tây khơ nóng. Lƣợng bốc
hơi ít nhất vào tháng 12 và tháng 1 với trị số đo đƣợc là 30-40 mm/tháng.
Hƣớng gió chủ yếu ở khu vực nghiên cứu là hƣớng Tây Bắc, tốc độ gió
bình qn 2,7m/s. Hàng năm có gió Tây xuất hiện vào tháng 3, tháng 4, gió
này mang hơi nóng và khơ nên ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của các lồi sinh
vật.
Ngoài những yếu tố thời tiết chung, khu vực nghiên cứu cịn có những
hiện tƣợng thời tiết đặc biệt nhƣ: sƣơng mù, băng giá, mƣa phùn, giông,
sƣơng muối…
Qua những thông số trên cho thấy khu vực nghiên cứu có khí hậu phân
hố rất phức tạp, nó mang đặc điểm của nhiều yếu tố đặc biệt, cũng nhƣ
những tính chất của cả khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ơn đới. Điều này đóng
vài trị rất quan trọng, cùng với sự phân hố mạnh mẽ của địa hình và thổ
nhƣỡng làm cho hệ thực vật ở đây thêm đặc sắc, phong phú và đa dạng.
2.1.5. Thuỷ văn
Mặc dù khơng có sơng lớn chảy qua, nhƣng do đặc điểm địa hình, khu

nghiên cứu có hệ suối bao gồm ba suối chính: Suối Mƣờng Hoa bắt nguồn từ
Phan Si Phăng, suối Séo Chung Hồ bắt nguồn từ Tả Van, suối Tả Trung Hồ
bắt nguồn từ Bản Hồ. Ba suối này gặp nhau tại khu vực Bản Dền tạo thành
ngòi Bo đổ ra sơng Hồng. Vì địa hình dốc, chia cắt mạnh, nên về mùa đông
chúng chỉ là suối cạn song về mùa mƣa, đặc biệt là vào các tháng có lƣợng
mƣa tập trung (tháng 7, 8, 9) thƣờng có lũ và lũ quét.

10


2.1.6. Thực vật và động vật rừng trong khu vực
Thực vật rừng trong khu nghiên cứu gồm các dạng: Rừng rậm nguyên
sinh thƣờng xanh đai á nhiệt đới trên núi và trạng thái thứ sinh của nó, rừng
ơn đới ngun sinh, rừng ơn đới thứ sinh có cây gỗ lá rộng hỗn giao với trúc
và các trạng thái trảng khác (gồm trảng bụi, trảng cỏ lá nhiệt đới trên núi hoặc
ôn đới trên núi).
Kết quả điều tra gần đây nhất của VQG Hoàng Liên cho biết thực vật
rừng trong khu vực phát triển ở các bậc diễn thế khác nhau:
- Rừng nguyên sinh bị tác động nhẹ;
- Rừng thứ sinh kiệt sau khai thác;
- Rừng thứ sinh phục hồi sau nƣơng rẫy, lửa rừng;
- Rừng thƣa trên núi đá;
- Trảng cây bụi;
- Trảng cỏ;
- Nƣơng rẫy, đồng ruộng.
Khu hệ động vật trong khu nghiên cứu chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu
nhiều. Các ghi nhận gần đây nhất là của tổ chức Frontier Việt Nam hợp tác
với viện sinh thái tài nguyên sinh vật tiến hành trong những năm 1997-1999
đã ghi nhận đƣợc tổng số 66 loài thú thuộc 24 họ trong 7 bộ.
Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ phản ánh đƣợc phần nào về giá trị

đa dạng sinh học của khu hệ thú trong khu vực, nơi còn đang ẩn chứa rất
nhiều loài động, thực vật đặc hữu cho vùng núi cao.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân số
Theo kết quả điều tra năm 2009, số dân sống trong vùng lõi và vùng
đệm VQG Hoàng Liên là 12.906 ngƣời với 2.196 hộ. Dân cƣ ở đây phân bố
không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các xã: Sa Pa, thị trấn Sa Pa, Hầu Thào,
Sử Pán và các xã vùng thấp. Mật độ dân số bình quân trong khu vực điều tra
là 59 ngƣời/km2.
11


Trong khu vực điều tra có 6 dân tộc cƣ trú, trong đó dân tộc H’Mơng
chiếm 40%, dân tộc Kinh chiếm 18,57%. Ngồi ra cịn có các dân tộc khác
nhƣ: Dao, Tày, Dáy và Thái.
2.2.2. Lao động và tập quán
Tổng số ngƣời đến độ tuổi lao động trong khu vực chiếm 41,9% tổng
số nhân khẩu. Các dân tộc vùng cao có tập qn làm ăn chủ yếu là sản xuất
nơng nghiệp với loại hình sản xuất lúa nƣớc trên các ruộng bậc thang hẹp.
Công cụ lao động đơn giản nhƣ cày, cuốc, dao phát… Trong diện tích đất
nơng nghiệp ở khu vực nghiên cứu thì đất tang lúa nƣớc chiếm 24%, đất trồng
lúa nƣơng chiếm 6,5%. Ngoài sản xuất lƣơng thực, đồng bào còn trồng thêm
các loại đặc sản nhƣ Thảo quả, một số loài cây dƣợc liệu và vài loại rau ăn.
Một điểm đáng mừng là đồng bào các dân tộc ở đây hàng năm có hội ăn
thề bảo vệ rừng, đây là một tập quán tốt cần có định hƣớng duy trì và phát huy.
2.2.3. Văn hố xã hội
Cộng đồng trong khu nghiên cứu gồm nhiều dân tộc khác nhau. Các
hoạt động văn hoá rất đa dạng và mang những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, do
điều kiện giao thơng khó khăn, kinh tế cịn nghèo nàn, phƣơng tiện thơng tin
đại chúng cịn thiếu thế nên cơng việc tun truyền giáo dục, bãi trừ các thủ

tục, phát huy thuần phong mỹ tục vẫn còn hạn chế.
Nạn thất học, mù chữ cịn phổ biến, cơng tác xố mù thực hiện chƣa có
hiệu quả. Hiện tƣợng tái mù chữ vẫn tiếp tục tăng. Cơ sở vật chất, trƣờng lớp
thiếu thốn, đội ngũ giáo viên ít lại khơng đƣợc quan tâm đúng mức nên số
lƣợng học sinh và chất lƣợng giáo dục ngày càng bị giảm sút.
Cũng nhƣ giáo dục, tình hình y tế cũng xuống cấp nghiêm trọng. Cơ sở
y tế nghèo nàn, thuốc men thiếu thốn, đội ngũ mỏng, không đáp ứng đƣợc
nhu cầu phòng và chữa bệnh cho đồng bào vùng cao. Cơng tác vệ sinh, phịng
bệnh chƣa đƣợc chú ý đúng mức, các loại bệnh nhƣ bƣớu cổ, sốt rét…còn
phát triển.

12


Các tệ nạn xã hội còn phổ biến nhƣ nghiện hút, cờ bạc, mê tín dị đoan
trƣớc đây đã xố bỏ cơ bản nay lại phục hồi và có xu thế phát triển.
2.2.4. Tình hình giao thơng và cơ sở hạ tầng
Điều kiện giao thông của khu vực nghiên cứu cịn gặp nhiều khó khăn.
Nhiều con đƣờng liên xã, liên thơn chỉ là đƣờng mịn đi bộ hoặc bằng ngựa.
Giáp ranh giới phía bắc của khu nghiên cứu cịn có đƣờng quốc lộ 4D
đi Lai Châu, đây là con đƣờng duy nhất từ miền xuôi đi Lào Cai và Lai Châu.
Ranh giới phía Đơng là đƣờng ơ tơ đi các xã và huyện Sa Pa. Cả hai trục
đƣờng trên ô tơ có thể đi lại bình thƣờng nhƣng chất lƣợng của đƣờng kém.
Nhận xét: Với tình hình về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thuận
lợi nhƣ hiện nay của khu vực sẽ rất phù hợp để thực hiện các dự án bảo vệ và
phát triển rừng. Đặc biệt cần có những dự án mà trong đó có cả sự tham gia
của ngƣời dân để thu đƣợc hiệu quả cao về nhiều mặt.

13



Chƣơng 3
ĐỐI TƢỢNG - MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: Rừng tự nhiên phục hồi ở trạng thái
IIA, IIB, IIIA1, diện tích nƣơng rẫy bỏ hố sau khi đã xử lý thực bì bằng lửa,
diện tích rừng sau cháy (vụ cháy rừng tháng 2 năm 2010) tại xã San Sả Hồ vƣờn Quốc gia Hoàn Liên - tỉnh Lào Cai.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Nhăm góp phần nâng cao hiệu quả cho cơng tác phịng cháy, chữa cháy
rừng nói chung và cho khu vực nghiên cứu nói riêng bằng biện pháp sinh học.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Lựa chọn đƣợc một số loài cây có khả năng phịng cháy rừng hiệu quả
tại xã San Sả Hồ - vƣờn Quốc gia Hoàng Liên - tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất đƣợc một số ý kiến cho việc nghiên cứu và sử dụng những lồi
cây có khả năng chống, chịu lửa vào cơng tác phịng cháy rừng ở khu vực
nghiên cứu.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành các nội dung sau:
(1) Nghiên cứu một số đặc điểm rừng và tình hình cháy rừng tại khu
vực nghiên cứu.
(2) Điều tra, phát hiện những lồi cây có khả năng chống, chịu lửa tại
khu vực nghiên cứu.
(3) Nghiên cứu lựa chọn những lồi cây có khả năng phát triển, phục vụ
cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng. Thơng qua các tiêu chuẩn:
+ Phù hợp với điều kiện lập địa
+ Có khả năng chống, chịu lửa tốt
+ Đáp ứng đƣợc một số lợi ích về mặt kinh tế.
14



(4) Nghiên cứu một số tính chất của đất tại khu vực nghiên cứu:
+ Độ ẩm (%)

+ Hàm lƣợng mùn (%)

+ Độ xốp (%)

+ Hàm lƣợng N, P, K dễ tiêu (mg/100g)

+ Độ pH

+ Loại đất

(5) Đề xuất ý kiến cho việc nghiên cứu và sử dụng các loài cây có khả
năng phịng cháy tại khu vực nghiên cứu.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhằm đáp ứng đƣợc những mục tiêu đặt ra, đề tài đã sử dụng phƣơng
pháp đánh giá tổng hợp, kết hợp với phỏng vấn ngƣời dân tại địa phƣơng,
điều tra ngồi thực địa, phân tích trong phịng thí nghiêm và phƣơng pháp
thống kê sinh học để lựa chọn đƣợc ra những lồi cây có khả năng chống,
chịu lửa tốt đáp ứng đƣợc hiệu quả kinh tế - sinh thái tại khu vực nghiên cứu.
3.4.1. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp
3.4.1.1. Thu thập thông tin về đặc điểm rừng, tình hình cháy rừng và điều
kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu
Sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Tham khảo, kế thừa tài liệu lƣu trữ.
- Phỏng vấn kinh nghiệm của ngƣời dân địa phƣơng.
- Điều tra sơ bộ ngoài thực địa để bổ sung vào những thông tin về địa

hình, đất đai, tài nguyên rừng, tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội có ảnh
hƣởng trực tiếp đến việc lựa chọn lồi cây có khả năng chống, chịu lửa tại khu
vực nghiên cứu.
3.4.1.2. Điều tra, phát hiện những lồi cây có khả năng chống, chịu lửa
hiệu quả tại khu vực nghiên cứu
a/ Điều tra dựa vào kiến thức bản địa của người dân tại địa phương
Đề tài áp dụng phƣơng pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia
của ngƣời dân (RRA) với các hoạt động phỏng vấn kiến thức bản địa của
ngƣời dân về các loài cây có khả năng chống, chịu lửa tốt tại khu vực nghiên
cứu từ các hộ gia đình, cá nhân, quan sát lắng nghe, tích cực ghi chép, tổng
15


hợp…trong đó đặc biệt quan tâm tới các hộ gia đình có hoạt động canh tác
nƣơng rẫy, những ngƣời lớn tuổi và những ngƣời đi rừng hoặc ngƣời có kinh
nghiệm trong hoạt động nghề rừng.
b/ Điều tra chuyên ngành
Dựa vào kết quả điều tra sơ bộ, lựa chọn khu vực phải vừa có rừng tự
nhiên vừa có một số diện tích rừng sau cháy để nghiênh cứu. Các khu vực
đƣợc lựa chọn phải tƣơng đối đồng nhất về địa hình, độ dốc, độ cao, điều kiện
dân sinh, kinh tế, xã hội…
Trên các đối tƣợng nghiên cứu đã lựu chọn, tiến hành điều tra tỉ mỉ để so
sánh, phát hiện ra các lồi cây có khả năng chống, chịu lửa.
Đối với rừng tự nhiên và nƣơng rẫy, mỗi trạng thái IIA, IIB, tiến hành
điều tra trên 3 ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích 500m2 (25 x 20m) và ở trạng
thái IIIA1 tiến hành điều tra trên 2 OTC có diện tích 1000m2 (40 x 25m). Trên
mỗi OTC, xác định tổ thành loài, mật độ, độ tàn che, sinh trƣởng của tầng cây
cao, tầng cây tái sinh.
+ Điều tra tầng cây cao: Với các chỉ tiêu điều tra chiều cao vút ngọn
(HVN), chiều cao dƣới cành (HDC), đƣờng kính tại vị trí 1.3m (D1.3), đƣờng

kính tán (DT), đánh giá mức độ sinh trƣởng của cây thông qua 3 cấp độ: Tốt,
Trung bình, Xấu. Kết quả điều tra đƣợc ghi vào mẫu biểu 01: Điều tra sinh
trƣởng tầng cây cao.
+ Điều tra cây tái sinh: Để biết đƣợc tình hình tái sinh và sinh trƣởng của
lớp cây tái sinh, ta tiến hành điều tra trên 5 ô dạng bản (ODB) với diện tích
4m2 (2x2m). Trên các ODB tiến hành điều tra các chỉ tiêu nhƣ: loài cây, chiều
cao, nguồn gốc sinh trƣởng, tình hình sinh trƣởng. Kết quả thu đƣợc ghi vào
mẫu biểu 02: Điều tra cây tái sinh
Đối với diện tích rừng sau cháy đã xuất hiện cây tái sinh, tiến hành điều
tra ở 30 ODB 4m2, các ô đƣợc bố trí cách đều theo tuyến. Trên các ODB xác
định mật độ, tình hình tái sinh và sinh trƣởng lớp cây bụi thảm tƣơi. Kết quả
điều tra đƣợc ghi vào mẫu biểu 03: Điều tra cây bụi thảm tƣơi.
16


Trên cơ sở dựa vào kết quả đã điều tra sơ bộ, điều tra kiến thức bản địa,
điều tra chuyên ngành đề tài bƣớc đầu xác định đƣợc một số lồi cây đƣợc coi
là có khả năng chống, chịu lửa. Trên cơ sở đó xác lập các OTC 6 cây để điều
tra thành phần loài cây đi kèm với cây đƣợc lựa chọn là cây có khả năng
chống, chịu lửa. Lấy mẫu các lồi cây đó về phân tích trong phịng thí nghiệm
Khoa QLTNR - MT - Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp xác định các chỉ tiêu
mang tính định lƣợng cao làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá.
Trong các trạng thái rừng đã điều tra, tiến hành lập 30 OTC 6 cây. Trong
đó cây đƣợc cho là có khả năng phòng cháy làm trung tâm và chọn ra 5 cây
gần nhất xung quanh nó. Trong OTC 6 cây này điều tra các chỉ tiêu sau: HVN,
D1.3, tình hình sinh trƣởng, khoảng cách giữa các cây xung quanh với cây làm
trung tâm. Kết quả thu đƣợc ghi vào mẫu biểu 05.
Phƣơng pháp lấy mẫu: Lấy mẫu ở những cây có D1.3 khoảng 20 cm, hình
thái ổn định, chất lƣợng tốt, với mỗi loài đều lấy mẫu cành, lá và vỏ ở các vị
trí khác nhau. Mẫu đƣợc lấy từ cành bánh tẻ, thể hiện đầy đủ các đặc trƣng

hình thái tự nhiên.
+ Mẫu lá: Đƣợc lấy không quá già và khơng q non ở các vị trí trên,
giữa và dƣới tán.
+ Mẫu vỏ cây: Đƣợc lấy ở vị trí 1.3m theo 4 hƣớng: Đơng, Tây, Nam,
Bắc có kích thƣớc 4 x 5 cm.
Các mẫu lá và vỏ sau khi lấy đƣợc đánh dấu theo số thứ tự, tên loài và
đƣợc bảo quản cẩn thận trong túi linon buộc kín.
3.4.1.3. Xác định một số chỉ tiêu sinh học liên quan đến đặc tính cháy và
giá trị kinh tế của các lồi cây có khả năng phịng chống cháy rừng tại
khu vực nghiên cứu
Qua việc điều tra kiến thức bản địa của ngƣời dân và trên các OTC 6 cây,
lựa chọn định tính một số lồi cây đƣợc cho là có khả năng chống, chịu lửa tốt
và đem lại một số lợi ích về hiệu quả kinh tế - sinh thái. Tiến hành lấy mẫu

17


mang về phịng thí nghiệm để xác định một số chỉ tiêu liên quan đến khả năng
cháy nhƣ:
a/ Hàm lượng nước tổng số của lá và vỏ cây (%)
Đƣợc xác định bằng phƣơng pháp cân sấy, cân mẫu lá và vỏ đem thí
nghiệm bằng cân điện tử có độ chính xác 0.01g, cho các mẫu đã cân vào tủ
sấy và sấy ở nhiệt độ 105 oC với thời gian từ 6-9h, sau đó cân trọng lƣợng mẫu
khơ kiệt. Hàm lƣợng nƣớc tổng số đƣợc tính bằng hiệu khối lƣợng đƣợc cân
ban đầu trừ đi khối lƣợng sau khi đã cân sấy khô kiệt.
b/ Thời gian cháy của lá (s), vỏ cây (phút)
Lấy 3 mẫu lá tƣơi có diện tích 12cm2 (3 x 4cm), 3 mẫu vỏ tƣơi có diện
tích 9 cm2 (3 x 3cm) đem đốt trên bếp điện có lƣới sắt, cùng nhiệt độ với 3 lần
lặp lại, xác định thời gian cháy hết của mẫu bằng đồng hồ bấm giây và ghi lại
các hiện tƣợng xẩy ra nếu có. Thời gian cháy hết của các mẫu đƣợc xác định

từ khi bắt lửa đến khi cháy hoàn toàn thành tro.
c/ Hàm lượng tro thô của lá (%)
Các mẫu lá sau khi đã sấy khô kiệt đƣợc đốt thành tro ở nhiệt độ khoảng
3000C, cân lƣợng tro còn lại và xác định hàm lƣợng theo trọng lƣợng lá tƣơi.
d/ Độ dày vỏ (  m):
Dùng dao lam cắt ngang bề mặt lá thành những lát cắt thật mỏng, đƣa vào
kính hiển vi với độ phóng đại 8  7 có gắn thƣớc đo ở thị kính với hệ số là
21,3 để xác định chiều dày của lá (đơn vị  m).
e/ Độ dày vỏ ( mm):
Chọn 4 mẩu vỏ ở vị trí 1.3m theo hƣớng Đơng - Tây – Nam - Bắc, xác
định độ dày của chúng theo thƣớc kẹp Panme có độ chính xác 0,02mm. Mẫu
vỏ đƣợc đo 4 phía, sau đó lấy giá trị trung bình.
3.4.1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu tính chất đất tại khu vực phân bố các
loài cây đƣợc lựa chọn
Tại mỗi trạng thái rừng điều tra tiến hành đào 1 phẫu diện đất. Mỗi phẫu
diện tiến hành mô tả, lấy mẫu đất theo 3 tầng đất (<10cm, 10-30cm và
18


>30cm) và dùng ống dung trọng lấy mẫu đất cách tầng đất mặt 1-2cm trong
các OTC (mỗi OTC lấy 2 hoặc 3 ống) và cho vào túi nilon buộc kín ghi rõ tên
mẫu, vị trí, ngày lấy, đem về phịng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu: Độ ẩm,
độ xốp, độ pH, hàm lƣợng mùn, hàm lƣợng các chất khoáng (N, P, K) dễ tiêu
làm cơ sở cho việc lựa chọn điều kiện lập địa phù hợp với các loài cây nghiên
cứu. Kết quả thu đƣợc ghi vào mẫu biểu 05.
3.4.2. Phƣơng pháp tính tốn nội nghiệp
Từ những số liệu điều tra đƣợc ngồi thực địa, tiến hành tính tốn một số
chỉ tiêu cần thiết liên quan đến khả năng chống, chịu lửa theo các công thức:
3.4.2.1. Xác định công thức tổ thành
Áp dụng công thức của Nguyễn Hữu Hiến (1972) để xác định cơng thức

tổ thành với trình tự nhƣ sau:
+ Thống kê số lƣợng cá thể lồi.
+ Tính số loài và tổng số cá thể của các loài.
+ Tính số lƣợng cá thể bình qn cho mỗi lồi theo cơng thức:
NTB =

N
m

(01)

Trong đó: NTB: Số cá thể bình quân của 1 loài
N: Tổng số cá thể của các lồi
m: Tổng số lồi điều tra
Những lồi có số lƣợng cá thể ≥ NTB sẽ tham gia vào công thức tổ thành
và đƣợc gọi là loài ƣu thế.
3.4.2.2. Xác định hệ số tổ thành (Ki)
Ki =

ni
x 10
N

(02)

Trong đó: ni: Tổng số cá thể loài i
N: Tổng số cá thể của các lồi
Với cơng thức tổ thành, lồi nào có hệ số tổ thành lớn thì đƣợc viết trƣớc.
Các hệ số tổ thành lấy bằng phần mƣời, nếu hệ số tổ thành > 0.50 thì dùng
dấu (+), nếu < 0.50 thì dùng dấu (-).

19


3.4.2.3. Lựa chọn những lồi cây có khả năng chống, chịu lửa cao
Đề tài áp dụng phƣơng pháp phân tích đa tiêu chuẩn để lựa chọn ra những
lồi có khả năng chống, chịu lửa có hiệu quả với khu vực nghiên cứu. Đây là
phƣơng pháp phân tích đánh giá các mơ hình dựa vào hàng loạt các tiêu chuẩn
mà những tiêu chuẩn này khi đƣợc lƣợng hoá sẽ cho ta một độ đo nào đó để
đánh giá một cách tồn diện, khách quan các mơ hình nghiên cứu.
Các bƣớc thực hiện bao gồm: Xác lập mục tiêu, xây dung tiêu chuẩn, lƣợng
hố tiêu chuẩn, phân tích tiêu chuẩn, chuẩn hố số liệu quan sát, lựa chọn các
chủ thể.
* Xác lập mục tiêu: Nghiên cứu, lựa chọn lồi cây có khả năng phịng
cháy rừng có hiệu quả tại khu vực nghiên cứu.
* Xây dựng tiêu chuẩn: Mỗi tiêu chuẩn phải thể hiện đƣợc mục tiêu đã
xác lập, nên hạn chế tiêu chuẩn định tính và tăng tiêu chuẩn định lƣợng vì tiêu
chuẩn định lƣơng có độ chính xác cao hơn.
* Lƣợng hoá tiêu chuẩn: Là việc định lƣợng tiêu chuẩn bằng những con
số. Tiêu chuẩn định tính lƣợng hố bằng cách cho điểm, cịn tiêu chuẩn định
lƣợng thơng qua đo đếm tính tốn bằng những cơng cụ hoặc những cơng thức
thực nghiệm.
* Phân tích tiêu chuẩn: Sau khi lƣợng hóa tiêu chuẩn, đem phân tích
các tiêu chuẩn bao gồm việc phân tích vai trị của từng tiêu chuẩn với mục
tiêu đƣợc xác lập, xác định đƣợc mục tiêu chủ đạo và những tiêu chuẩn khơng
có hoặc ít có ảnh hƣởng đến các tiêu chuẩn khác.
* Chuẩn hoá tiêu chuẩn: Là việc chuyển đổi các biến quan sát có thang
đo khác nhau thành những đại lƣợng không mang theo đơn vị nào và tất cả
đều tăng có lợi hoặc giảm có lợi. Đây là nền tảng thuận lợi nhất để ta thực
hiện việc tính tốn và so sánh giữa các chủ thể với nhau để từ đó lựa chọn
nhóm chủ thể phù hợp nhất cho mục tiêu đề ra.

Đề tài sử dụng chuẩn hóa phương pháp đối lập để chuẩn hóa số liệu.
Phƣơng pháp này đã đƣợc Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng giới thiệu
20


×