Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thực trạng hệ thống cây xanh ở các điểm du lịch tại thành phố điện biên phủ và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9 MB, 74 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam, đến nay khoá học 2007 - 2011 đã kết thúc. Để đánh giá kết quả của sinh
viên trước khi ra trường, được sự nhất trí của trường ĐHLN, khoa Quản lý tài
nguyên rừng môi trường và thầy giáo Trần Ngọc Hải tôi tiến hành thực hiện
khoá luận tốt nghiệp với tiêu đề :
“ Thực trạng hệ thống cây xanh ở các điểm du lịch tại Thành Phố Điện
Biên Phủ và giải pháp phát triển ”
Khố luận được hồn thành dưới sự cố gắng của bản thân và trực tiếp là
sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Ngọc Hải, cùng các thầy cô giáo của
trường ĐHLN, các cán bộ công nhân viên và người dân gần các khu di tích
cùng các bạn sinh viên tại trường ĐHLN. Nhân dịp này tôi xin chân thành
cảm ơn thầy giáo Trần Ngọc Hải, các thầy cô giáo trường ĐHLN, các cán bộ
công nhân viên thuộc ban quản lý hệ thống khu di tích chiến trường Điện
Biên, cùng các bạn sinh viên đã giúp đỡ tôi hồn thành bản khố luận này.
Do thời gian, năng lực của bản thân có hạn và điều kiện nghiên cứu cịn
thiếu nên kết quả đạt được của đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót hạn
chế. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
giáo, các bạn sinh viên, cũng như những ai quan tâm về vấn đề này để bản
khoá luận này của tơi được hồn chỉnh hơn.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Lê Hồng Vân

0


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................


MỤC LỤC ......................................................................................................
DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẮT ................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 2
1.1. Vai trò của cây xanh ............................................................................. 2
1.2. Lược sử nghiên cứu cây xanh ............................................................... 4
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................. 4
1.2.2. Phát triển cây xanh ở Việt Nam ..................................................... 6
Chƣơng 2: MỤC TIÊU–NỘI DUNG–PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 7
2.1. Mục tiêu ............................................................................................... 7
2.2. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................... 7
2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. ........................................................... 7
2.4. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................... 8
2.4.1. Phương pháp kế thừa và chọn lọc. ..................................................... 8
2.4.2. Phương pháp điều tra xã hội học ................................................... 8
2.4.3. Phương pháp chuyên gia. .............................................................. 9
2.4.4. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp. .............................................. 9
2.4.5. Phương pháp xử lý nội nghiệp. .................................................... 12
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI ................... 14
3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu. ....................................... 14
3.1.1. Vị trí địa lí. .................................................................................. 14
3.1.2. Địa hình, địa mạo. ....................................................................... 15
3.1.3. Khí hậu, thời tiết. ......................................................................... 15
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội. .................................................................... 16
0


3.2.1. Dân số ......................................................................................... 16

3.2.2. Kinh tế ......................................................................................... 16
3.2.3. Lao động, việc làm và mức sống .................................................. 17
3.2.4. Văn hóa ....................................................................................... 18
3.3. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 18
3.3.1. Tài nguyên đất, nguồn nước và thủy văn ..................................... 18
3.3.2. Tài nguyên khoáng sản ................................................................ 19
3.3.3. Tài nguyên du lịch ....................................................................... 19
Chƣơng 4 .................................................................................................... 23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 23
4.1. Thực trạng hệ thống cây xanh trong các điểm du lịch ......................... 23
4.1.1. Khu di tích Đồi A1 ....................................................................... 23
4.1.2. Khu Bảo tàng lịch sử.................................................................... 30
4.1.3. Khu Tượng đài chiến thắng .......................................................... 33
4.1.4. Khu di tích hầm Đơcat tơri .......................................................... 35
4.2. Đánh giá vai trị của hệ thống cây xanh tới mơi trường khu di tích ..... 38
4.3. Đề xuất giải pháp phát triển ............................................................... 40
Chƣơng5: KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ. ................................. 56
5.1. Kết Luận. ........................................................................................... 56
5.2. Tồn tại ................................................................................................ 57
5.3. Kiến nghị ........................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................

1


DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
D1.3
Dt

ĐBP
ĐHLN

Viết đầy đủ
Đường kính thân cây đo ở độ cao 1,3m tính từ gốc
Đường kính tán lá
Điện Biên Phủ
Đại học Lâm nghiệp

ĐT

Đơng tây

H

Chiều cao

Hdc

Chiều cao dưới cành

Htb

Chiều cao trung bình

Hvn

Chiều cao vút ngọn

NB


Nam bắc

T

Tốt

TB

Trung bình

TN

Tự nhiên

X

Xấu

XX

Thế kỉ 20

STT

Số thứ tự

2



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Thành phần cây bóng mát khu vực Đồi A1 .................................. 23
Bảng 4.2. Bảng điều tra sinh trưởng hệ thống cây bóng mát khu vực đồi A1...... 26
Bảng 4.3. Thành phần và độ che phủ cây bụi, thảm tươi khu vực Đồi A1 .... 27
Bảng 4.4: Thành phần cây bóng mát khu Bảo tàng lịch sử .......................... 30
Bảng 4.5: Thành phần cây làm cảnh khu Bảo tàng lịch sử ............................ 31
Bảng 4.6: Thành phần cây bóng mát khu Tượng đài chiến thắng................. 33
Hình 4.5: Tồn bộ khu vực đặt Tượng đài đã bị bê tơng hóa ........................ 35
Hình 4.6: Cúc vàng được trồng xung quanh bệ tượng đài ............................ 35
Bảng 4.7. Ma trận cho điểm loài cây gỗ trồng trong các khu di tích ............. 45
Bảng 4.8: Ma trận cho điểm loài cây làm cảnh trong các khu di tích ............ 49
Bảng 4.9: Ma trận cho điểm loài cây đường viền, cây hoa trong các khu di
tích ............................................................................................................... 52

3


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ Thành phố Điện Biên Phủ ................................................. 14
Hình 3.2: Bản đồ du lịch thành phố Điện Biên ............................................. 20
Hình 4.1: Phía Bắc đồi thưa thớt vài cây Nhãn ............................................. 29
Hình 4.2: Hệ thống cây xanh thưa thớt khu vực đỉnh đồi A1 ....................... 29
Hình 4.3: Đường vào nhà trưng bày của bảo tàng lịch sử ............................. 32
Hình 4.4: Một góc nơi trưng bày hiện vật của Bảo tàng................................ 32
Hình 4.5: Tồn bộ khu vực đặt Tượng đài đã bị bê tơng hóa ........................ 35
Hình 4.6: Cúc vàng được trồng xung quanh bệ tượng đài ............................ 35
Hình 4.7: Cây Sung (Alstonia scholaris (L.)R.Br) đứng bên cạnh Hầm....... 36

4



ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch và văn hóa là 2 mặt của một cuộc hành trình khơng thể thiếu
được đối với mỗi khách du lịch. Nền văn hóa càng phong phú càng có điều
kiện thu hút du khách đến tham quan du lịch. Có thể nói, một cơng trình văn
hóa, một món ăn tinh ngon, một lời nói ngọt ngào và lời chào hỏi... đều thể
hiện nếp sống văn hóa của mỗi một dân tộc, mà đời sống văn hóa bao giờ
cũng có xu hướng kế thừa gạn đục khơi trong. Du lịch phát triển trước hết là
thỏa mãn nhu cầu của mỗi con người nảy sinh trong đời sống KT-XH, thỏa
mãn đời sống văn hóa của con người. Như vậy, du lịch là nhu cầu văn hóa của
con người và nhu cầu đó khơng thể vượt ra ngồi đời sống văn hóa của dân
tộc.
Du khách đến Điện Biên tham quan, du lịch là muốn hưởng thụ cái hay,
cái đẹp, cái tinh hoa của các dân tộc, cảm nhận sự anh dũng kiên cường của
cha ơng thơng qua các cơng trình văn hóa, khu di tích lịch sử Điện Biên,
Tượng đài Chiến thắng, danh lam thắng cảnh và sự hưởng thụ văn hóa ẩm
thực của các dân tộc, sản phẩm dân tộc, các điệu múa và làn điệu dân ca, sản
phẩm văn hóa truyền thống các dân tộc ở Điện Biên.
Những năm gần đây, song song với sự gia tăng số lượt khách đến thăm
quan khu di tích, danh lam thắng cảnh thì vấn đề ơ nhiễm mơi trường cũng
ngày càng trở nên bức xúc đặc biệt là vấn đề rác thải. Lượng rác thải ngày
càng tăng làm thay đổi môi trường theo hướng tiêu cực, ảnh hưởng mạnh mẽ
đến đồi sống của con người và cảnh quan môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó là
sự mở rộng, trùng tu lại các khu di tích cũng đã làm cho hệ thống cây xanh ở
đây thay đổi, diện tích cây xanh che bóng mát sụt giảm nghiêm trọng. Vì vậy
tơi đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng hệ thống cây xanh các điểm
du lịch tại Thành Phố Điện Biên Phủ và đề xuất giải pháp phát triển”
nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm, hiện trạng hệ thống cây xanh trong các khu
di tích, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu ơ nhiễm, cải thiện diện
tích cây xanh, góp phần nhỏ bé vào cơng tác bảo vệ môi trường.

1


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò của cây xanh
Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, ngồi hai thành phần cơ bản là
hữu sinh và vơ sinh, hệ sinh thái đơ thị cịn có thành phần thứ ba đó là thành
phần cơng nghệ. Nó bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản
xuất…
Thành phần cơng nghệ có vai trị quyết định và chi phối dòng năng
lượng qua hệ sinh thái. Về cấu trúc khơng gian, hệ sinh thái đơ thị gồm có
phần trung tâm (nội thành) và vùng ngoại thành. Phần trung tâm là nơi tập
trung dân cư lớn nên rất dễ dẫn đến những thay đổi về môi trường theo chiều
hướng xấu có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Mức độ tập trung dân
cư càng đơng thì nguy cơ thay đổi về môi trường càng lớn. Vùng ngoại thành
được coi là vùng đệm chuyển tiếp từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái
nhân tạo. Do tập trung dân cư đông và công nghiệp phát triển dẫn đến ô
nhiễm môi trường ngày càng tăng. Nguồn gây ô nhiễm chính là: các phương
tiện giao thơng, các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và rác thải sinh
hoạt hàng ngày. Các chất gây ơ nhiễm là: bụi, khói, khí độc, các chất thải,
tiếng ồn… Đối tượng dễ bị ô nhiễm nhất là không khí và nguồn nước. Để bảo
vệ mơi trường, ngồi các biện pháp giảm thiểu nguồn ơ nhiễm thì cây xanh có
vai trị vơ cùng quan trọng vì hệ thống cây xanh có những chức năng sau:
Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có
khả năng thốt hơi nước ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, giữ độ ẩm đất và
độ ẩm khơng khí thơng qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm sốt gió và lưu
thơng gió.
Cây xanh có tác dụng bảo vệ mơi trường: cây xanh có tác dụng giảm
thiểu các chất độc hại trong khơng khí (CO2, SO2, CO,…) và dưới đất (Chì,

Sắt, Kẽm…) giảm nồng độ bụi, hạn chế tiếng ồn, giảm nhiệt, tạo đối lưu
khơng khí, sinh nguồn gió mát, tăng lượng oxy…Ví dụ cây Hòe hoa vàng rất
2


phù hợp trồng trên đường phố, mỗi năm 1 cây Hịe có thể giữ được 2.156 tấn
bụi trên lá và bụi trên bãi cỏ dưới cây có thể lưu lại 1/6 đến 1/3 so với bình
thường [1].
Cây xanh có tác dụng với sức khỏe tâm lý: Tinh thần căng thẳng, mệt
mỏi có quan hệ với mơi trường sống, mơi trường làm việc và đời sống sinh
hoạt trong các khu đô thị. Sự căng thẳng là một trong các phản ứng tâm lý của
cơ thể đối với áp lực môi trường. Mặc dù những áp lực căng thẳng có trong
mơi trường chỉ là tạm thời, có thể thích ứng được thơng qua quá trình rèn
luyện, nhưng trạng thái tinh thần của con người luôn luôn thụ động trước
những ảnh hưởng của áp lực môi trường.
Chứng minh tác dụng của cây cối đối với sức khỏe tâm lý, R.Ulrich đã
tiến hành các thử nghiệm về tác dụng giải tỏa căng thẳng tâm lý bằng phương
pháp đọc truyện vui, nghe nhạc, đi dạo trên các khu phố và đi dạo trong khu
cảnh quan tự nhiên. Trước khi tiến hành thử nghiệm những người được chọn
đều được xét nghiệm trước trạng thái tâm lý. Thời gian thử nghiệm của mỗi
phương pháp là 40 phút. Kết quả phát hiện những người đi dạo trong những
khu cảnh quan có nhiều cây gỗ và hoa thảo sự giải tỏa tâm lý hiệu quả nhất.
Những kết quả thí nghiệm trên chứng minh rằng tác dụng của cây xanh trong
vấn đề giải tỏa căng thăng tâm lý thể hiện rất rõ rệt.
Cây xanh có tác dụng tích cực kích thích hoạt động bộ não, Ulrich
(1986) đã thực hiện phản ứng điện não với hai nhóm người trong hai mơi
trường cảnh quan khác nhau. Nhóm thứ nhất quan sát cảnh quan đơ thị khơng
có cây xanh và nhóm thứ hai quan sát cảnh quan có nhiều cây gỗ. Kết quả
phát hiện nhóm người quan sát cảnh quan có nhiều cây xanh, dao động sóng
của não hoạt động mạnh hơn so với nhóm cịn lại. Từ những kết quả nghiên

cứu và phân tích ở trên đều cho thấy mơi trường tự nhiên có nhiều cây xanh
tác dụng tích cực đối với sức khỏe tâm lý.
Cây xanh cịn có vai trị quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh
quan. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu
3


sắc (lá, hoa, quả, thân cây, trạng mùa của lá…) là những yếu tố trang trí làm
tăng giá trị thẩm mỹ của cơng trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.
Số lượng cành nhánh chặt tỉa và đốn hạ những cây già cỗi khơng cịn
tác dụng là nguồn cung cấp gỗ củi cho dân dụng.
Như vậy ngoài chức năng là sinh vật sản xuất như trong các hệ sinh thái
khác (hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp…) cây xanh trong hệ sinh
thái đơ thị cịn có chức năng quan trọng hơn đó là bảo vệ mơi trường, cải
thiện tâm lý con người và trang trí cảnh quan.
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu cây xanh
1.2.1. Trên thế giới
Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh ln ln giữ
vai trị quan trọng về mặt trang trí cảnh quan. Người Trung Hoa, La Mã, Ai
Cập, Hi Lạp, đã sủ dụng cây xanh để trang trí nhà ở, lăng miếu, đền thờ,
tượng đài…
Qua các thời kỳ phát triển của xã hội lồi người, đơ thị dần dần được
hình thành và không ngừng phát triển. Cùng với sự phát triển của đơ thị là hệ
thống cây xanh. Vì cây xanh là một bộ phận quan trọng của các công trình
kiến trúc đơ thị.
Trước đây, việc trồng cây xanh chủ yếu là để trang trí và kiến trúc cảnh
quan. Vì vậy, trồng cây gì, ở đâu và trồng như thế nào thì hầu như phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của các nhà kiến trúc, sự yêu thích thiên nhiên của các
nhà quý tộc, sự ham mê của những người làm vườn… Về phương diện bảo vệ
mơi trường có thể nói là chưa được chú ý, nếu có thì chỉ mang tính cục bộ đối

với một ngơi nhà, một vùng hay một khu vực nào đó.
Đến giữa thế kỷ XX, do dân số tăng nhanh, sự phát triển của các
nghành công nghiệp, sự gia tăng của các phương tiện giao thông…làm cho
môi trường đô thị bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cho nên, bảo vệ môi
trường trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách.

4


Cây xanh một thành phần quan trọng trong các công trình kiến trúc, có
vai trị hết sức quan trọng trong việc điều hịa khí hậu, bảo vệ mơi trường và
giải quyết các vấn đề môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ơ nhiễm thì
sử dụng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi
trường. Vì vậy, cây xanh đơ thị đã trở thành chủ đề thu hút nhiều nhà khoa
học quan tâm. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu của thập kỷ 60 vấn đề này
mới được nghiên cứu một cách hệ thống.
Để nghiên cứu cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều
thuật ngữ để mô tả như: phức hợp rừng, lâm nghiệp vành đai xanh, kỹ nghệ
xanh, lâm nghiệp tiện ích, lâm nghiệp đơ thị…
Trong số các thuật ngữ đó thì lâm nghiệp đơ thị là thuật ngữ được nhiều
người chú ý và sử dụng. Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu tại trường
Đại học Torondo (Canađa) vào năm 1965. Tuy nhiên, phải sau đó 5 năm,
Jogensen (1970) mới đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này. Theo ơng thì lâm
nghiệp đơ thị khơng chỉ liên hệ đến cây xanh đô thị hay quản lý các cây cá lẻ
mà cịn quản lý cây xanh trên tồn bộ diện tích chịu ảnh hưởng và sử dụng bởi
quần thể cư dân đơ thị. Sau đó, được các nhà nghiên cứu khác bổ sung thêm
và thống nhất: Lâm nghiệp đô thị là trồng và tạo lập, bảo vệ và quản lý cây
xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hồn cảnh
rừng trong các thành phố, ngoại ô của thành phố và nông thôn ngoại thành.
Theo định nghĩa này thì phạm vi và chức năng hoạt động của lâm nghiệp đô

thị khá rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực: lâm nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ
môi trường, kiến trúc, dịch vụ và thương mại [1].
Như vậy vai trị của cây xanh đã có sự thay đổi cơ bản về chức năng
trong hệ sinh thái đô thị: trước đây, cây xanh chủ yếu là trang trí và kiến trúc
cảnh quan thì nay là điều hịa khí hậu và bảo vệ môi trường. Cây xanh đô thị đã
trở thành một chuyên nghành khoa học thực sự - chun nghành lâm nghiệp đơ
thị. Với quan điểm này địi hỏi phải xây dựng một loạt các giải pháp khoa học

5


cơng nghệ từ việc quy hoạch đến việc chọn lồi cây trồng, xây dựng hệ thống
tiêu chuẩn cây trồng, các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và quản lý…
1.2.2. Phát triển cây xanh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc trồng cây xanh đô thị đã được tiến hành từ hàng trăm
năm. Nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này thì mới được thực hiện khoảng
vài chục năm gần đây. Điều đáng chú ý là các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở
hai Thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Quan điểm về vấn
đề cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu trong nước đều khẳng định: hệ thống
cây xanh đơ thị có vai trị hết sức to lớn trong việc điều hồ khí hậu, bảo vệ
môi trường và kiến trúc cảnh quan. Hệ thống cây xanh đô thị của nước ta
chưa đáp ứng được yêu cầu về mơi trường cảnh quan. Tỷ lệ diện tích cây
xanh quá ít, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý. Chúng ta vẫn còn thiếu một giải
pháp đồng bộ cho việc phát triển hệ thống cây xanh đô thị.
Trong thời gian gần đây, việc chỉnh trang đô thị bao gồm cả quy hoạch
trồng cây xanh đã được chú ý đầu tư. Nhưng do nhiều yếu tố khách quan như:
quỹ đất hạn chế nên diện tích dành cho cây xanh chưa đạt theo tỷ lệ; quy
hoạch đô thị lại thường xuyên thay đổi nên quy hoạch cây xanh cũng bị thay
đổi theo; việc lựa chọn cây xanh trồng trong đô thị cịn theo cảm quan nên cây
xanh trong đơ thị chưa đạt được độ che phủ cũng như chưa tạo được ấn tượng

riêng cho cảnh quan mơi trường... Khi nói đến cây xanh đơ thị, nhiều người
nghĩ trồng cây gì chẳng được, miễn là cây xanh. Hoặc cũng có quan niệm cho
rằng, trồng cây xanh bảo vệ môi trường đơn thuần là trồng cây để che nắng
hoặc cho đẹp và chỗ nào trống thì trồng mà khơng biết rằng trồng cây xanh
trong đơ thị cũng cần phải có những quy định riêng và khi trồng phải có ý
tưởng đặc trưng, tránh tình trạng trồng nhiều loại cây giống nhau, trên một
con phố lại có nhiều loại cây cao thấp, tán chụm, tán xịe nhấp nhơ, khơng tạo
được nét đặc trưng cây xanh ấn tượng cho đô thị.

6


Chƣơng 2
MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
+ Đánh giá được hiện trạng và vai trò của hệ thống cây xanh tại các khu
du lịch trong Thành phố Điện Biên.
+ Góp phần xây dựng cơ sở lý luận về nội dung và phương pháp quy
hoạch cây xanh trong các khu du lịch nghỉ dưỡng.
+ Triển khai nghiên cứu để góp phần bổ sung vào nguồn tư liệu tham
khảo, cơ sở để nghiên cứu quy hoạch và đề ra các chính sách phát triển các
khu du lịch trong tương lai đồng thời giúp thành phố có hướng quy hoạch,
phát triển hệ thống cây xanh phù hợp, nâng cao giá trị cảnh quan và cải thiện
môi trường sống.
2.2. Nội dung nghiên cứu.
Căn cứ vào mục tiêu của đề tài và khả năng thực hiện, tôi tiến hành
thực hiện tại các khu vực Đồi A1, Bảo tàng chiến thắng, Tượng đài chiến
thắng, Hầm Đơcát tơri thuộc hệ thống khu di tích chiến trường ĐBP với các
nội dung sau:
→ Thực trạng hệ thống cây xanh ở các điểm nghiên cứu

→ Đánh giá vai trò của cây xanh ở các điểm du lịch thuộc hệ thống khu di
tích chiến trường Điện Biên Phủ
→ Những vấn đề tồn tại trong hệ thống khu di tích và đề xuất giải pháp phát
triển.
2.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
Điều tra đánh giá hệ thống cây xanh và mức độ ô nhiễm ở khu vực Đồi
A1, Hầm Đờcát tori, Bảo tàng lịch sử, Tượng đài chiến thắng nằm trong thành
phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên.

7


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa và chọn lọc.
Với phạm vi nghiên cứu trên địa bàn rộng lớn, thời gian thực hiện còn
hạn chế nên phương pháp kế thừa là phương pháp quan trọng. Đây là phương
pháp nhằm giảm bớt thời gian và cơng việc ngồi thực địa.
Sử dụng phương pháp tổng quan, thống kê và phân tích tài liệu, các
cơng trình đã có về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này nhằm đảm bảo cập
nhật, kế thừa tối đa và tổng hợp tốt nhất các thành tựu đã có về lĩnh vực
nghiên cứu. Kỹ thuật sử dụng trong phương pháp này đó là: Khai thác thơng
tin trên mạng internet, các ấn phẩm, các báo cáo của các cơ quan chuyên
nghành, cơ quan quản lý nhà nước.
Đề tài của tôi thực hiện đã sử dụng và kế thừa những loại tư liệu sau:
+ Tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Điện Biên
Phủ - tỉnh Điện Biên.
+ Số liệu về diện tích, lượng khách tham quan, trữ lượng rác thải hàng
năm trong hệ thống di tích chiến trường Điện Biên của Bảo tàng Điện Biên.
+ Các chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, tạp chí tài liệu có liên quan đến
đề tài.

Dựa trên những cơ sở đó tơi có thể cập nhật được những thông tin liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học sẽ được áp dụng cho việc điều tra
khảo sát kiến thức bản địa, lấy ý kiến của du khách tham quan. Việc triển khai
nghiên cứu lấy ý kiến không chỉ để giải quyết vấn đề kỹ thuật phục vụ đề tài
mà có ý nghĩa rất lớn về phương diện chính trị - xã hội, thu hút sự tham gia
ủng hộ của người dân địa phương cũng như du khách thực hiện các biện pháp
bảo vệ môi trường. Trong đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu “ Điền
dã ”, tức là trực tiếp quan sát, ghi chép, kết hợp với phương pháp đánh giá có
sự tham gia (PRA)
8


♦ Phương pháp phỏng vấn
+ Đối tượng phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn, thăm dò ý kiến từ nhiều
đối tượng khác nhau như: khách du lịch, cán bộ nhân viên trong khu di tích,
cộng đồng dân cư địa phương.
+ Cách thức phỏng vấn:
Phỏng vấn thơng qua trao đổi trị chuyện.
Phỏng vấn trên cơ sở phác thảo các ý tưởng cơ bản.
Phỏng vấn bằng phiếu điều tra với hệ thống những câu hỏi lựa chọn và
câu hỏi mở.
2.4.3. Phƣơng pháp chuyên gia.
Thảo luận và phân tích lấy ý kiến các chuyên gia trong nghành thực vật
học và lĩnh vực quản lý, quy hoạch khu du lịch về các mặt: cây xanh môi
trường, xã hội, các quan điểm về sinh thái học thực vật để có định hướng lựa
chọn lồi cây, loại hình cây xanh trong quy hoạch khơng gian khu du lịch.
2.4.4. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp.
2.4.4.1. Điều tra hệ thống cây xanh tại các điểm du lịch.

♦ Xác định hiện trạng cây xanh
Xác định hiện trạng cây xanh gồm cây bóng mát, cây cảnh, cây bụi, cây
thân thảo trong khu vực nghiên cứu bằng phương pháp điều tra cây trong lâm
nghiệp. Tiến hành lập ô tiêu chuẩn theo diện tích 40*50 m. Điều tra đầy đủ và
chi tiết theo các bảng biểu sau:

9


Biểu 01: Bảng điều tra cây bóng mát.
Người điều tra:

Khu vực điều tra:

Ngày kiểm tra:

Ơ Tiêu chuẩn số :

Tên
TT
Lồi

H (m)

D1.3
(cm)

Dt (m)

Hvn Hdc ĐT NB TB


Vật
hậu

Sinh
trưởng

Ghi chú

T X TB

1
2
3
4

N

Biểu 02: Bảng điều tra cây làm cảnh
Vị trí điều tra:

Ngày điều tra

Người điều tra:

STT Tên lồi

Ơ Tiêu chuẩn số :

HVN


DT

Hình

(m)

(m)

dáng tán

1
2
3
4

N

10

Tình hình sinh trưởng
T

TB

X


Biểu 03: Bảng điều tra cây bụi
Vị trí điều tra:


Ngày điều tra:

Người điều tra:

Ô Tiêu chuẩn số :

STT

Độ che phủ (%)

Tên Loài Htb (cm)

Phẩm chất

Ghi chú

1
2
3

N

Biểu 04: Bảng điều tra cây thân thảo.
Vị trí điều tra:

Ngày điều tra:

Người điều tra:


Ơ Tiêu chuẩn số :

STT

Tên lồi

Độ che phủ

chủ yếu

TB

Tình hình sinh trưởng
T

1
2
3

N

11

TB

X


Biểu 05: Điều tra sinh trƣởng cây bóng mát khu vực nghiên cứu
Vị trí điều tra:


Ngày điều tra:

Người điều tra:

Ơ Tiêu chuẩn số :
Chỉ tiêu đo điếm

STT

Tên
loài

Tuổi cây

Số cây

D1.3

HVN

DT

(cm)

(m)

(m)

Tái

sinh

1
2
3

N

2.4.5. Phƣơng pháp xử lý nội nghiệp.
♦ Đối với hệ thống cây xanh
+ Số liệu điều tra được tổng hợp, phân tích nhằm tìm hiểu về tình hình
chung khu vực nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơng
tác quản lý chăm sóc, duy tu cây xanh trong các điểm du lịch.
+ Kiểm định và xác định tên khoa học cho các loài chưa xác định được.
+ Xây dựng danh lục các loài thực vật trong từng địa điểm du lịch, khu
di tích.
+ Phân tích kết quả đo điếm và đánh giá hiện trạng cây xanh trong các
khu vực nghiên cứu.
Các loài cây sau khi đã được tổng hợp từ các nội dung nghiên cứu trên
sẽ được sắp xếp vào trong bảng theo các họ, bộ khác nhau để nghiên cứu phân
loại nhằm tạo cơ sở lựa chọn theo các bước cơ bản dưới đây:
Bƣớc 1: Xây dựng tiêu chí lồi cây
Phương pháp tham kiến chun gia sẽ được tiến hành để thực hiện nội
dung này. Tuy nhiên, các lồi cây có giá trị cao phải là những lồi có khả
năng tốt trong việc cải tạo mơi trường có độ tàn che cao, hình dáng, tán lá
12


đẹp, giá trị thẩm mĩ cao. Thêm vào đó cần tuyển chọn các loài cây đa tác
dụng, phù hợp với điều kiện địa hình, khí hậu, ý nghĩa khu di tích, dễ gây

trồng, ít sâu bệnh hại…
Bƣớc 2: Xây dựng phƣơng pháp đánh giá loài
Trên thực tế, đối với việc phân loại và lựa chọn lồi theo các tiêu chí
trên thì phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn tỏ ra thích hợp nhất. Đây là
phương pháp tính đến nhiều tiêu chí phân loại và chỉ số phân loại khác nhau.
sử dụng ma trận cho điểm. Nguyên tắc cho điểm đó là cho điểm tối đa bằng
10 đối với các tiêu chí và giảm dần theo từng mức độ. Lồi cây được chọn là
lồi có tổng điểm các tiêu chí cao nhất.
Bƣớc 3: Đề xuất chọn một số loài
Căn cứ vào bước 1 và 2, kết hợp với ý kiến chuyên gia, tiến hành chọn
ra một số loài (3 – 8 lồi) có triển vọng nhất.

13


Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
3.1.1. Vị trí địa lí.

Hình 3.1: Bản đồ Thành phố Điện Biên Phủ
Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm kinh tế, xã hội của tỉnh Điện
Biên, một tỉnh biên giới ở phía Tây Bắc Tổ quốc. Thành phố ĐBP nằm trong
vùng lòng chảo Mường Thanh, với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng 6
km nằm ở tọa địa lý là 21023 13

kinh độ Bắc và 10300 56 kinh độ Đơng.

Phía Đơng giáp huyện Điện Biên Đơng (tỉnh Điện Biên), phía Tây, phía Nam,
phía Bắc đều giáp huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên); có diện tích tự nhiên là

6.009,05 ha gồm 7 phường và 2 xã. Các phường là: Mường Thanh, Tân
Thanh, Him Lam, Thanh Bình, Nam Thanh, Thanh Trường, Noong Bua, xã
Thanh Minh và xã Tà Lèng.

14


3.1.2. Địa hình, địa mạo.
Cấu trúc địa hình thành phố Điện Biên Phủ mang một số đặc điểm nổi
bật của địa hình tồn tỉnh: núi thấp dần và đổ dồn xuống các sông và suối lớn,
hoặc xen kẽ với các thung lũng sông, khe suối. Lọt vào giữa các dãy núi có rất
nhiều dải trũng bằng phẳng tạo thành những cánh đồng hẹp kéo dài. Các dãy
núi phía Tây là bộ phận kéo dài của hệ thống núi ở Bắc Lào, cùng hướng với
dịng chảy của các sơng suối trong vùng này thường có hướng Bắc - Nam
hoặc Tây Bắc - Đơng Nam. Ngồi ra cịn có các dạng địa hình thung lũng,
sơng suối, thềm bãi bồi, sườn tích, hang động castơ... phân bố rộng khắp trên
địa bàn nhưng diện tích nhỏ.
Thành phố Điện Biên Phủ nằm trong vùng lịng chảo, là vùng có địa hình
tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt, độ dốc nhỏ dưới 15 độ, độ cao hơn 400
m so với mặt nước biển thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển công
nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ, du lịch. Đặc biệt có thung lũng Mường
Thanh với diện tích trên 15.000 ha, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của
toàn tỉnh và toàn vùng Tây Bắc. Với khả năng sản xuất lương thực dồi dào,
cánh đồng Mường Thanh là vựa lúa của cả tỉnh Điện Biên.
3.1.3. Khí hậu, thời tiết.
Thành phố Điện Biên có khí hậu thuộc loại nhiệt đới gió mùa núi cao,
mùa Đơng tương đối lạnh và ít mưa, mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính
diễn biến thất thường, phân hố đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh
hưởng vừa của gió tây khơ và nóng.


.

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 210- 230C, nhiệt độ trung bình thấp nhất
thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 140 - 180C), các tháng có nhiệt
độ trung bình cao nhất từ tháng 4 - 9 (250C).

.

Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1300 mm đến 2000 mm, thường tập
trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm
trung bình hàng năm từ 76 - 84%. Số giờ nắng bình quân từ 158 - 187 giờ

15


trong năm, các tháng có giờ nắng thấp là tháng 6 - 7, các tháng có giờ nắng
cao thường là các tháng 3,4,8,9.
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
3.2.1. Dân số
Thành phố Điện Biên Phủ được coi là quê hương của 8 dân tộc anh em
(gồm Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Lào, Tày, Nùng, Mường) trong đó 5 dân
tộc đơng nhất là: dân tộc Kinh (53,71%), dân tộc Thái (27,85%), dân tộc
Mông (8,5%), dân tộc Khơ Mú (5%), dân tộc Lào (3,17%). Đến năm 2009,
dân số thành phố Điện Biên Phủ là 70.639 người với mật độ trung bình là
1.175,54 người/km². Như vậy dân cư sinh sống trong địa bàn khá cao, dân cư
tập trung chủ yếu ở khu trung tâm thành phố thuộc hai phường Mường Thanh
và Tân Thanh. Mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn có tập quán văn hóa truyền
thống khác nhau góp phần đem lại cho nơi đây những bản sắc văn hóa phong
phú, đa dạng.
3.2.2. Kinh tế

Năm 1990, khi tỉnh lỵ Lai Châu cũ (nay là tỉnh Điện Biên) được chuyển
về vùng đất lịch sử để tránh thảm họa lũ ống, lũ quét ở Mường Lay, thị xã
Điện Biên Phủ được thành lập trên nền thị trấn của huyện Điện Biên cũ với
vài căn nhà cấp 4 và xã Thanh Minh thuần nông nghèo khó. Song với tinh
thần và khí phách phát huy truyền thống Điện Biên, cộng với niềm hứng khởi
được "an cư lạc nghiệp" lâu dài, nên chỉ trong vòng 10 năm đội ngũ cán bộ và
đồng bào các dân tộc địa phương đã "đồng tâm hiệp lực" nhanh chóng biến
cải vùng đất này trở thành đô thị loại II vào năm 2004, đúng vào dịp kỷ niệm
nửa thế kỷ chiến thắng lịch sử Điện Biên.
Hiện thành phố có 70.639 người và 9 đơn vị hành chính với tổng diện
tích trên 6.009,05ha, so với ngày đầu thành lập số dân tăng gấp 4 lần cịn diện
tích đất đai tăng gấp đơi. Nhưng ngồi ấn tượng là một thành phố du lịch có
kết cấu điện - đường - trường - trạm khá hiện đại mang dáng dấp đặc thù của
kiến trúc miền núi Tây Bắc. Điều kỳ diệu nhất đó là tốc độ tăng trưởng kinh
16


tế của thành phố bình quân hàng năm đạt 17%, riêng năm 2009 đạt tới 21,6%,
thu nhập bình quân đầu người 1.459 USD/năm đứng đầu vùng Tây Bắc, tỷ lệ
hộ nghèo chỉ còn 0,99% đang là niềm mong ước của khơng ít đơ thị trên địa
bàn vùng núi.
Là một thành phố thuộc khu vực miền núi phía Bắc, địa hình khó khăn
hiểm trở. Mặt khác, là tỉnh khơng có ngành nghề truyền thống, trong những
năm qua thành phố đã tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển ngành nghề
dịch vụ như nghề khâu thêu đồ thổ cẩm, may mặc, mộc…Tuy nhiên kinh tế
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vẫn chiếm một phần nhỏ, chưa đáp ứng được
nhu cầu việc làm của người dân trong những lúc nông nhàn.
3.2.3. Lao động, việc làm và mức sống
Tổng số lao động đang hoạt động trong các ngành nghề kinh tế - xã hội
trên địa bàn thành phố là 48.037 người chiếm tới 68% dân số của của cả thành

phố.
Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động không ngừng tăng lên.
Trong những năm qua cơ cấu lao động có nhiều thay đổi, từ chỗ chỉ có những
lao động thuần nơng thì trong những năm qua số lao động tham gia các ngành
nghề kinh tế khác cũng đã tăng mạnh trong đó tỷ trọng thương mại - dịch vụ du lịch cho tới thời điểm này đã chiếm trên 56%, công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp - xây dựng trên 40%, nơng - lâm nghiệp chỉ cịn vẻn vẹn 3,2%. Nếu
như trước năm 2000, nền kinh tế của thành phố Điện Biên Phủ vẫn nặng về
"tự cấp tự túc" thì ngày nay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xã hội mỗi năm
ước đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, bao gồm 13 doanh nghiệp nhà nước, 89 doanh
nghiệp tư nhân và 2.510 hộ cá thể tham gia kinh doanh thương mại.
Trong công cuộc đổi mới đời sống của nhân dân đang dần được nâng
cao, những nhu cầu về ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh đáp ứng ngày
càng tốt hơn. Thu nhập bình quân đầu người những năm gần đây đã có nhiều
chuyển biến. Chương trình xóa đói giảm nghèo đã thu được kết quả cao đến
năm 2009 số hộ nghèo cịn 0,99% (theo tiêu chí mới). Việc thực hiện các
17


chính sách xã hội được quan tâm, đặc biệt với các gia đình đối tượng chính
sách, phong trào tặng sổ tiết kiệm, được các cấp, các nghành, đoàn thể và
nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
3.2.4. Văn hóa
Kho tàng văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc anh em từ bao đời nay để
lại đã khẳng định thành phố Điện Biên Phủ có nền văn hóa phát triển từ rất
sớm, độc đáo, phong phú và đa dạng. Truyền thống đó được kết tinh từ truyền
thống yêu nước, nhân nghĩa, thủy chung, đức tính cần cù, chăm chỉ, yêu lao
động của đồng bào các dân tộc nơi đây. Mỗi dân tộc trong vùng đều có bản
sắc văn hóa riêng phong phú, độc đáo như: kiến trúc, xây dựng, tâm linh, tín
ngưỡng, ẩm thực, những câu tục ngữ, thành ngữ, hát giao duyên, lời khấn, lời
bùa chú, các áng văn trong lễ tang, trong lễ hội, các bài văn vần dạy bảo đạo

đức cho dâu dể trong đám cưới, các thần thoại, đồng thoại, cổ tích, truyện
cười…
3.3. Tài nguyên thiên nhiên
3.3.1. Tài nguyên đất, nguồn nƣớc và thủy văn
Thành phố Điện Biên Phủ có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa,
nhóm đất đen, nhóm đất feralit mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng
do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao và núi đá, sông
suối.
Thành phố Điện Biên Phủ có mạng lưới ao hồ và sơng suối chằng chịt.
Sơng suối mang tính chất đầu nguồn điển hình, dốc hẹp, quanh co, nhiều thác
ghềnh. Các sơng suối ở đây đều nằm trong ba hệ thống sông chính của nước
ta là sơng Đà, sơng Mã và sơng Mê Cơng với các phụ lưu chính là sơng Nậm
Rốm, Nậm Núa, Nậm Mức và sông Mã cùng với rất nhiều những suối, khe,
rãnh lớn, nhỏ khác.
Ngoài ra trên địa bàn này cịn có một hệ thống hồ chứa nước lớn, những
hồ đó là nguồn trữ nước của cơng trình thủy lợi Nậm Rốm, cấp nước tưới cho
toàn bộ đồng ruộng vùng lịng chảo, ni hải sản, bảo vệ mơi trường. Bên
18


cạnh đó có hồ cịn là điểm tham quan, du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn
của Điện Biên.
3.3.2. Tài ngun khống sản
Nhìn chung Thành phố Điện Biên Phủ có ít tài ngun khống sản, do
chưa có điều kiện để thăm dò và đánh giá kỹ cho nên sơ bộ qua các tài liệu
hiện có tới thời điểm này cho thấy: Tài nguyên khoáng sản của Thành phố
Điện Biên Phủ chỉ có một số loại chủ yếu như: Mỏ cát ở xã Thanh Minh, mỏ
đá ở xã Tà Lèng, đất sét làm gạch ngói ở khu vực Phường Thanh Trường và
một số khu vực khác nằm rải rác trên địa bàn. Với nguồn tài nguyên khoáng
sản như vậy, Thành phố Điện Biên Phủ ít có cơ hội để phát triển mạnh các

ngành cơng nghiệp khai khống và cơng nghiệp sử dụng tài nguyên khoáng
sản trên địa bàn. Do vậy định hướng phát triển kinh tế của huyện trong thời
gian tới đối với ngành công nghiệp cần tập trung vào đầu tư phát triển công
nghiệp chế biến nông lâm sản và một số ngành công nghiệp khác.
3.3.3. Tài nguyên du lịch
Thành phố Điện Biên Phủ có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng,
rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch: Lịch sử, văn hóa, sinh thái tự
nhiên. Nằm ở khu vực Tây Bắc, thành phố Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược
rất quan trọng, qua nhiều thời kỳ lịch sử còn để lại những di tích có giá trị
nhân văn, trong đó nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện
Biên Phủ nằm trong lòng thành phố gồm: các cứ điểm Him Lam, Bản kéo,
Độc lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp
(Khu hầm De Castrie). Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý
giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà
còn của cả nước. Tuy nhiên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu 4 điểm du lịch
chính nằm trong trung tâm thành phố.

19


×