Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tìm hiểu đánh giá công nghệ xử lý nước thải của công ty cổ phần hóa chất việt trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 61 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sĩ Trần Thị
Thanh Thủy đã tận tình hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu cùng các thầy cô
giáo khoa Quản lý Tài Nguyên Rừng và Môi trƣờng; Ban lãnh đạo, các cán bộ
công nhân nhân viên Cơng ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì đã động viên và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt
nghiệp “Nghiên cứu, đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải của Cơng ty Cổ phần
Hóa chất Việt Trì”.
Nhân dịp này cho tơi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Hằng

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP .......................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp hóa chất trên Thế Giới ............................ 3


1.1.1 . Vai trị ngành hóa chất .............................................................................. 3
1.1.2 . Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ......................................................................... 3
1.2. Tổng quan về ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam .................................. 5
1.3. Tổng quan về vấn đề tái sử dụng nƣớc thải công nghiệp ............................. 8
1.4. Đặc điểm của nƣớc thải công nghiệp .......................................................... 11
1.5. Một số công nghệ xử lý nƣớc thải hiện nay ................................................ 12
CHƢƠNG II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 16
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 16
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 16
CHƢƠNG III: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN HĨA CHẤT
VIỆT TRÌ ............................................................................................................ 18
3.1. Lịch sử hình thành ....................................................................................... 18
3.2. Vấn đề an tồn lao động tại Cơng ty Hóa chất Việt Trì.............................. 24
3.2.1. An toàn lao động trong khu vực thiết bị ................................................... 24
3.2.2. Vận hành hệ thống RO .............................................................................. 26
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 27
4.1. Quy trình sản xuất tại Cơng ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì ........................ 27
4.1.1. Các sản phẩm của nhà máy hóa chất ........................................................ 27
ii


4.1.2. Sơ đồ dây chuyền sản xuất: ....................................................................... 30
4.2. Công nghệ xử lý nƣớc thải của Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì .......... 34
4.2.1. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nƣớc thải sinh hoạt ............................................... 35
4.2.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải sản xuất ................................................ 40
4.3.Đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì ..
..................................................................................................................... 44
4.3.1. Hiệu quả xử lý nƣớc thải sinh hoạt ........................................................... 44

4.3.2. Hiệu quả xử lý nƣớc thải sản xuất ............................................................ 47
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 53

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD:

Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa

COD:

Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT:

Bộ tài ngun mơi trƣờng

TSS:

Tổng chất rắn lơ lửng

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng1.1: Đặc tính của nƣớc thải của một số ngành sản xuất ............................. 11
Bảng 2.1: Bảng đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải của công ty ...................... 17
Bảng 3.1: Công suất các sản phầm từ năm 1961 ................................................ 19
Bảng 3.2: Công suất các sản phẩm từ năm 1976 ................................................ 19
Bảng 4.1: Đặc điểm của một số sản phẩm .......................................................... 28
Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sinh hoạt trƣớc và sau khi xử lý tại
Cơng ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì .................................................................... 46
Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sản xuất trƣớc và sau khi xử lý tại
Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì .................................................................... 48
Bảng 4.4: Ƣu, nhƣợc điểm của công nghệ xử lý nƣớc thải sinh hoạt AAO ....... 51
Bảng 4.5: Ƣu, nhƣợc điểm của công nghệ xử lý nƣớc thải sản xuất RO ........... 51

v


DANH MỤC HÌNH
Hình1.1: Tình hình tái sử dụng nƣớc trên tồn cầu .............................................. 9
Hình1.2: Sơ đồ xử lý nƣớc thải cơng nghiệp bằng cơng nghệ SBR ................... 13
Hình1.3: Sơ đồ xử lý nƣớc thải công nghiệp bằng công nghệ AAO .................. 14
Hình 3.1:Cơng ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì ..................................................... 18
Hình 4.1: Dây truyền sản xuất hóa chất .............................................................. 31
Hình 4.2: Hệ xử lý nƣớc muối ............................................................................ 33
Hình 4.3: Tháp sấy khơ khí Clo .......................................................................... 34
Hình 4.4: Hệ lị axit HCl ..................................................................................... 34
Hình 4.5: Tháp giải nhiệt LIANGCHI cho tháp axit HCl 3 trong 1 ................... 34
Hình 4.6: Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải sinh hoạt ......................................... 35
Hình 4.7: Sơ đồ cơng nghệ xử lý nƣớc thải sản xuất .......................................... 42
Hình 4.8: Bể lắng bùn 1 ...................................................................................... 44

Hình 4.9: Bể lắng bùn 2 ...................................................................................... 44
Hình 4.10: Tháp lọc UF và tháp lọc tổ hợp 2 trong 1 ......................................... 45
Hình 4.11: Thùng chứa hóa chất ......................................................................... 45
Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý nƣớc thải sinh hoạt(1) .................... 46
Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý nƣớc thải sinh hoạt(2) .................... 47
Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện hiệu suất xử lý nƣớc thải sinh hoạt ........................ 47
Hình 4.15: Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý nƣớc thải sản xuất(1) ..................... 49
Hình 4.16 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý nƣớc thải sản xuất(2) ...................... 49
Hình 4.17: Biểu đồ thể hiện hiệu suất xử lý nƣớc thải sản xuất ......................... 50

vi


TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu, đánh giá cơng nghệ xử lý nước thải
của Cơng ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì”.
2. Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Hằng – Lớp 59C Khoa học môi trƣờng
3. Giáo viên hƣớng dẫn
Th.S. Trần Thị Thanh Thủy
4. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận thực hiện với mục tiêu sau: Tìm hiểu và đánh giá cơng nghệ xử lý
nƣớc thải tại Cơng ty Hóa chất Việt Trì
5. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc những mục tiêu đã đề ra, khóa luận tiến hành nghiên cứu
những nội dung sau:
- Tìm hiểu quy trình sản xuất một số hóa chất của Cơng ty Cổ phần Hóa
chất Việt Trì
- Tìm hiểu hệ thống xử lý nƣớc thải của Công ty Cổ phần Hóa chất Việt
Trì

- Đánh giá cơng nghệ xử lý nƣớc thải của Cơng ty Cổ phần Hóa chất Việt
Trì
6. Những kết quả đạt đƣợc
Qua quá trình nghiên cứu về quy trình sản xuất và hệ thống xử lý nƣớc thải tại
Cơng ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì, có thể kết luận nhƣ sau:
- Cơng ty có cơng nghệ sản xuất tiên tiến, trang thiết bị hiện đại, nguyên liệu
đƣợc sử dụng triệt để, sản phẩm có chất lƣợng tốt, năng suất cao. Sản phẩm chủ
yếu của Công ty là Xút lỏng 30% và Axit HCl 31%, Clo lỏng, Javen NaClO,
phèn lắng nƣớc PAC, thủy tinh lỏng Na2SiO3, Canxi Clorua CaCl2 . Nguyên liệu
đầu vào chủ yếu là muối ăn, nhiên liệu điện
- Tổng lƣợng nƣớc thải của công ty là 350m3/ngày, đƣợc chia thành hai khu
xử lý: khu xử lý nƣớc thải sinh hoạt và khu xử lý nƣớc thải sản xuất. Nƣớc thải
vii


sinh hoạt chủ yếu là từ các khu nhà tập thể, nhà ăn, nhà vệ sinh. Nƣớc thải sản
xuất tại công ty chủ yếu là nƣớc rửa, làm mát các thiết bị. Nƣớc thải tại công ty
đƣợc xử lý theo chu kỳ tuần hồn khép kín, với hai cơng nghệ xử lý: Công nghệ
AAO xử lý nƣớc thải sinh hoạt và công nghệ RO xử lý nƣớc thải sản xuất.
- Công nghệ xử lý nƣớc thải sinh hoạt AAO và cơng nghệ xử lý nƣớc thải
sản xuất RO có hiệu suất xử lý rất cao từ 81,17 – 99,5%, chất lƣợng nƣớc thải
sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trong cột A QCVN 40:2011/BTNMT (cột
thể hiện giá trị nồng độ của các thông số ô nhiễm trong nước thải cơng nghiệp
sau xử lý được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt được quy định trong Quy
chuẩn 40 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp được ban
hành tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài Ngun và Mơi trường). Từ đó
nƣớc sau khi xử lý đƣợc tái sử dụng.
- Từ việc công ty tái sử dụng nƣớc thải có một số lợi ích:
 Giảm tác động đến môi trƣờng
 Tiềm năng cắt giảm chi phí sản xuất từ sự phục hồi của các nguyên liệu

thô trong nƣớc thải và giảm sử dụng nƣớc
 Tiềm năng cắt giảm chi phí liên quan đến xử lý nƣớc thải và xả.
Việc lồng ghép các hoạt động xử lý nƣớc thải, giảm thiểu ô nhiễm môi
trƣờng thông qua việc tái sử dụng nƣớc thải là một giải pháp thực sự hữu ích và
bền vững. Vì vậy, với tình trạng khan hiếm nƣớc nhƣ hiện nay các khu, cụm
công nghiệp nên sử dụng công nghệ xử lý nƣớc thải có hiệu suất xử lý cao, góp
phần giảm chi phí xử lí nƣớc thải bên cạnh đó cũng đảm bảo nâng cao chất
lƣợng cuộc sống bảo vệ môi trƣờng.

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nƣớc là yếu tố quan trọng trong nhiều q trình cơng nghiệp, ví dụ:
q trình đốt, làm mát, sản xuất, làm sạch và rửa. Nhìn chung, khoảng 5- 20%
lƣợng nƣớc sử dụng là cho ngành công nghiệp (WWAP, 2009) và ngành cơng
nghiệp đóng góp đáng kể vào tỷ lệ nƣớc thải phát sinh. Nếu khơng đƣợc kiểm
sốt, nƣớc thải cơng nghiệp có thể sẽ là nguồn ơ nhiễm rất độc hại. Các hợp
chất hữu cơ và các kim loại nặng phát sinh từ các q trình cơng nghiệp hiện
đại, nếu thải ra ngồi mơi trƣờng, có thể gây tác động đến sức khoẻ con ngƣời
và các thảm hoạ mơi trƣờng. Ngành cơng nghiệp phải có trách nhiệm đảm bảo
nƣớc thải đƣợc xả ra nằm trong tiêu chuẩn cho phép và chấp nhận chi phí cho
việc xử lý nƣớc thải đạt tiêu chuẩn. Các giải pháp chi phí hiệu quả nhất
thƣờng tập trung vào ngăn ngừa các chất ô nhiễm phát sinh hoặc sử dụng chu
trình khép kín trong sử dụng nƣớc.
Ở nhiều quốc gia đang phát triển, hơn 70% chất thải công nghiệp chƣa
qua xử lý đƣợc xả vào nguồn nƣớc và gây ô nhiễm nguồn nƣớc cấp (WWAP,
2009). Nƣớc thải cơng nghiệp có thể chứa một loạt các chất gây ô nhiễm. Một
số nguồn lớn nhất của chất thải công nghiệp độc hại bao gồm khai thác mỏ,
nhà máy bột giấy, thuộc da, các nhà máy đƣờng và sản xuất dƣợc phẩm

Trong nhiều trƣờng hợp, nƣớc thải từ ngành công nghiệp không chỉ xả
trực tiếp ra sông, hồ, mà nó cịn thấm xuống lịng đất và gây ô nhiễm nguồn
nƣớc ngầm và các giếng. Ở các nƣớc đang phát triển, điều này thƣờng khó để
phát hiện khi việc quan trắc, giám sát thƣờng khá tốn kém. Ngay cả khi đƣợc
phát hiện, việc xử lý có thể cũng vơ cùng khó khăn.
Khai thác mỏ truyền thống tạo ra lƣợng nƣớc xả thải lớn mà khơng
đƣợc kiểm sốt tại một số các nƣớc đang phát triển. Chất thải từ các hoạt
động khai thác khống sản có thể chứa bùn, đất đá, các chất hoạt động bề mặt.
Tuỳ thuộc vào các loại quặng đƣợc khai thác, chất thải có thể chứa các kim
loại nặng nhƣ đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, asen…Các chất gây ô nhiễm trong

1


chất thải mỏ có thể gây ung thƣ và gây ngộ độc thần kinh con ngƣời (nhƣ chì
hoặc thuỷ ngân) hoặc rất độc hại cho sinh vật thuỷ sinh (nhƣ đồng).
Nƣớc làm mát sử dụng trong q trình cơng nghiệp nhƣ sản xuất thép
và than cốc không chỉ tạo ra nƣớc thải với nhiệt độ cao, có thể gây ảnh hƣởng
đến hệ sinh vật, mà cịn gây ra ơ nhiễm với một loạt các chất độc hại, bao
gồm cyanua, ammoniac, benzene, phenol, PAH…Nƣớc cũng đƣợc sử dụng
nhƣ một chất bôi trơn máy móc cơng nghiệp và có thể trở nên ô nhiễm do các
loại dầu thuỷ lực, thiếc, crom, sắt sunphat, các loại axit khác nhau. [1]
Vì vậy việc cần thiết nhất trong tình hình hiện nay là xây dựng các hệ
thống xử lý nƣớc thải đạt chuẩn ở mỗi doanh nghiệp. Xử lý nƣớc thải đúng
tiêu chuẩn sẽ đem lại những lợi ích khơng nhỏ cho sự phát triển của con
ngƣời cũng nhƣ đất nƣớc ta nhƣ việc hạn chế ơ nhiễm mơi trƣờng, đảm bảo
sức khỏe của chính con ngƣời và hơn thế nữa nền kinh tế cũng phát triển hơn,
tiết kiệm và bảo vệ nguồn nƣớc sạch đang ngày một khan hiếm.
Cơng ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì đã có cơng nghệ xử lý nƣớc thải.
Tuy vậy, việc định kỳ kiểm tra chất lƣợng hệ thống xử lý chƣa đƣợc thực hiện

thƣờng xuyên, việc đánh giá hệ thống xử lý hiện có so với các cơng nghệ xử
lý khác để có phƣơng án cập nhật cơng nghệ mới là rất cần thiết.Vì vậy tơi
thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải của
Cơng ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì”

2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về ngành cơng nghiệp hóa chất trên Thế Giới
1.1.1 . Vai trị ngành hóa chất
- Cơng nghiệp hóa chất là một ngành công nghiệp nặng tƣơng đối trẻ,
phát triển nhanh từ cuối thế kỷ XIX do nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho các
ngành kinh tế và do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Hiện nay
công nghiệp hoá chất đƣợc coi là ngành mũi nhọn trong hệ thống các ngành
cơng nghiệp trên thế giới.
- Cơng nghiệp hố chất sử dụng tổng hợp các nguồn nguyên vật liệu tự
nhiên, các phế liệu và chất thải của các ngành sản xuất và đời sống để tạo ra
nhiều sản phẩm mới mà các đặc tính của chúng nhiều khi lại khơng có trong
tự nhiên, góp phần vừa bổ sung cho các nguồn nguyên liệu tự nhiên, vừa có
giá trị sử dụng cao trong đời sống xã hội trên cơ sở sử dụng tài nguyên hợp lý
và tiết kiệm hơn.
- Công nghiệp hố chất có vai trị quan trọng trong nền kinh tế cũng
nhƣ trong đời sống của nhân dân. Nó cung cấp nguyên liệu ban đầu hoặc bán
thành phẩm phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp
nhẹ. Đối với nơng nghiệp, cơng nghiệp hố chất là địn bẩy để thực hiện q
trình hố học hố, góp phần tăng trƣởng sản xuất với năng suất cao, chất
lƣợng sản phẩm tốt. Cơng nghiệp hố chất cung cấp những vật tƣ chiến lƣợc
cho nơng nghiệp nhƣ phân hố học, thuốc trừ sâu, các loại thuốc chống dịch

bệnh, kích thích sự tăng trƣởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi…
1.1.2 . Đặc trưng sản xuất và phân bố
Công nghiệp hoá chất sử dụng nhiều loại nguyên liệu, khoáng sản, kể
cả phế liệu của các ngành sản xuất khác để chế tạo ra nhiều loại hoá phẩm.
Chẳng hạn nhƣ từ muối ăn có thể sản xuất xút và clo, từ vơi và than đá chế
tạo ra cacbua canxi, từ apatít, phơtphoric sản xuất ra phân lân, tận dụng xỉ lị
cao để sản xuất benzen, phênol, hay từ cành, ngọn cây có thể chế ra rƣợu…
3


Do vậy, ngành cơng nghiệp hố chất thƣờng đƣợc phân bố ở nhiều nơi.
- Cơng nghiệp hố chất có nhu cầu rất lớn về nhiên liệu, năng lƣợng và
nguồn nƣớc.Ví dụ để sản xuất ra 1 tấn sợi nhân tạo, phải cần từ 7 đến 10 tấn
nhiên liệu, 8.000 đến 15.000 kwh điện và từ 1.200m3 đến 2.000m3 nƣớc. Việc
sản xuất cao su nhân tạo, amoniac cũng tƣơng tự nhƣ thế.
Đối với những ngành trên, thơng thƣờng các xí nghiệp đƣợc xây dựng
gần nguồn nhiên liệu, điện và nƣớc. Một số sản phẩm của ngành cơng nghiệp
hố chất là những chất độc hại, chuyên chở xa nguy hiểm và bất tiện (nhƣ
H2SO4, xút, clo) thì cần đƣợc phân bố ngay tại vùng tiêu thụ. Bên cạnh đó,
ngành cơng nghiệp hố chất thƣờng đƣợc phân bố gần các trung tâm công
nghiệp cơ khí, cơng nghiệp nhẹ vì một số ngành này tiêu thụ nhiều hố phẩm.
Các xí nghiệp cơng nghiệp hố chất có mối liên hệ rất khăng khít với nhau
trong việc sử dụng thành phẩm và sản phẩm phụ của nhau. Ví dụ nhƣ nhà
máy phân lân sử dụng H2SO4 của nhà máy sản xuất H2SO4 ; nhà máy sơn sử
dụng xỉ quặng pyrit của nhà máy phân lân… Trong nhiều trƣờng hợp, các nhà
máy hoá chất này sử dụng hoá phẩm của các nhà máy hoá chất khác để sản
xuất ra hàng trăm sản phẩm mới.
Vì đặc điểm trên, xu hƣớng phân bố các nhà máy hoá chất là thành
từng cụm để có điều kiện sử dụng tổng hợp ngun liệu. Một số ngành cơng
nghiệp hố chất địi hỏi quy trình kĩ thuật phức tạp, cơng nghệ hiện đại, vốn

đầu tƣ lớn (hoá dầu, tổng hợp hữu cơ…) thƣờng chỉ tập trung ở các nƣớc phát
triển. Các xí nghiệp hố chất nói chung, ít nhiều đều gây ơ nhiễm và độc hại
cho mơi trƣờng (khơng khí, nguồn nƣớc…). Vì vậy, khi xây dựng các nhà
máy cần chú ý hệ thống xử lí các chất độc hại để bảo đảm vệ sinh, sức khoẻ
cho cộng đồng dân cƣ.
Tình hình sản xuất và phân bố
- Cơng nghiệp hố chất là tập hợp của nhiều phân ngành mà quy trình
cơng nghệ chủ yếu dựa trên các phản ứng hố học phân tích và tổng hợp. Nó
bao gồm 3 phân ngành chính với rất nhiều các sản phẩm khác nhau.
4


- Nhuộm, các chất tẩy rửa (đƣợc sử dụng rộng rãi trong các ngành công
nghiệp, nhất là công nghiệp dệt); phân bón, hố chất bảo vệ thực vật đƣợc
phân bố ở cả các nƣớc phát triển và đang phát triển.
- Phân ngành hoá tổng hợp hữu cơ bao gồm các sản phẩm chính là sợi
hố học, cao su tổng hợp, các chất dẻo, nhựa PVC, các chất thơm, phim
ảnh… Sợi hố học đƣợc sử dụng nhiều trong cơng nghiệp dệt để thay thế một
phần nguyên liệu sợi tự nhiên. Cao su tổng hợp chủ yếu để sản xuất săm lốp
xe máy, ô tô, máy bay…Về sản xuất cao su tổng hợp, so với sản lƣợng của
thế giới (9,5 triệu tấn), Hoa Kỳ chiếm 25%, Nhật 16,7%, Nga 7,8%, Trung
Quốc 7,7%,…
- Việc sản xuất chất dẻo đạt đƣợc nhiều tiến bộ với tính năng ngày càng
cao nhờ cải tiến phƣơng pháp chế biến. Hiện nay trên thế giới, nhiều nƣớc đã
tạo ra các loại chất dẻo có độ xốp cao để làm màn lọc, các chất dẻo khơng
thấm để bao gói hàng hố, các chất dẻo có tính năng giữ nƣớc tốt để lót các hệ
thống làm ẩm trong sa mạc, các vật liệu tƣơng hợp sinh học để làm các bộ
phận giả của cơ thể con ngƣời. Vật liệu composit, một dạng của vật liệu chất
dẻo có độ bền cơ học cao, đang đƣợc sử dụng ngày càng phổ biến trong các
ngành công nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng.

- Phân ngành hóa tổng hợp hữu cơ tập trung ở các nƣớc công nghiệp
phát triển và một số nƣớc công nghiệp mới (Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc…).
- Phân ngành hoá dầu bao gồm các sản phẩm hoá lọc dầu từ dầu thô
nhƣ xăng, dầu hoả, dầu bôi trơn; các loại dƣợc phẩm, mỹ phẩm. Nói chung
phân ngành này tập trung chủ yếu ở các nƣớc phát triển có trình độ kỹ thuật
cơng nghệ cao và có vốn đầu tƣ lớn nhƣ Hoa Kỳ, Nhật, Liên Bang Nga, Anh,
Pháp, Đức… [2]
1.2. Tổng quan về ngành cơng nghiệp hóa chất Việt Nam
Ngành cơng nghiệp hố chất Việt Nam bắt đầu đƣợc xây dựng trên quy
mô lớn từ năm 1954. Trải qua hơn một thập kỷ phát triển nhanh chóng, cơng
nhiệp Việt Nam đã trở thành một nhành kinh tế kỹ thuật độc lập. Năm 1969,
5


Nhà nƣớc đã quyết định thành lập Tổng cục Hóa chất Việt Nam. Những năm
1980 – 1985 cơng nghiệp hố chất là một trong những ngành thể hiện rõ tính
chủ đạo của công nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp nhà nƣớc đảm bảo
70% tổng giá trị sản lƣợng toàn ngành. Năm 1985, cơng nghiệp hố chất
chiếm tỉ trọng cao trong tồn ngành cơng nghiệp Việt Nam (10,6%). Thời kỳ
đổi mới, từ 1986, cơng nghiệp hố chất nƣớc ta phát triển ổn định. Tốc độ
tăng trƣởng của ngành cao nhất là thời kỳ 1991-1995, đạt mức 20%/năm, cao
hơn tốc độ tăng trƣởng của tồn ngành cơng nghiệp.
Đến tháng 12/1995, Nhà nƣớc đã quyết định thành lập Tổng Cơng ty
Hố chất Việt Nam thuộc Bộ Cơng Nghiệp theo mơ hình tổng cơng ty mạnh.
Năm năm cuối thế kỷ XX, ngành công nghiệp hố chất cũng có tăng trƣởng ở
tất cả các thành phần kinh tế. Năm 1998, tổng sản lƣợng toàn ngành hoá chất
phân bố nhƣ sau: quốc doanh địa phƣơng chiếm 24%, quốc doanh trung ƣơng
chiếm 44,8%, doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài chiếm 20,9%, các thành phần
kinh tế
Trong năm 1999, cơng nghiệp hố chất đã đạt đƣợc sản lƣợng phân lân

1.000 tấn, phân ure 110.000 tấn; thuốc trừ sâu: 15.000 tấn; chất tẩy rửa:
97.000 tấn; xút: 15.000 tấn; pin: 150 triệu chiếc; lốp xe đạp: 8 triệu chiếc.
Cơ cấu của ngành là hoá chất cơ bản, cao su, thuốc chữa bệnh dựa trên
các thế mạnh về nguyên liệu, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhu cầu thị trƣờng
trong nƣớc và khả năng liên doanh với nƣớc ngoài. Năm 2003, nƣớc ta đã sản
xuất gần 1,3 triệu tấn phân hoá học, gần 400 nghìn tấn xà phịng giặt, trên 18
nghìn tấn thuốc trừ sâu, gần 44 nghìn tấn H2SO4 , trên 80 nghìn tấn xút
(NaOH)…
Cơng nghiệp hố chất chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu công nghiệp
nƣớc ta: 11,2%. Tuy nhiên, so với các nƣớc mới phát triển ở khu vực Đơng
Nam Á thì năng lực sản xuất hố chất của nƣớc ta cịn q nhỏ bé.
Hố chất cơ bản tuy là lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân,
nhƣng hiện nay vai trị của nó cịn hạn chế. Cơng nghiệp hố chất cơ bản ở
6


nƣớc ta chƣa sản xuất đƣợc các loại hóa chất hữu cơ cơ bản (metanol, etanol,
cloroform, axetadehyt, benzen, toluen,…), thiếu một số hố chất vơ cơ cơ bản
có nhu cầu lớn nhƣ axit nitric, axit photphoric, soda… chƣa phát triển đƣợc
các sản phẩm hoá chất tinh khiết sử dụng trong dƣợc phẩm, chế biến thực
phẩm, cao su, nghiên cứu khoa học…, chƣa có khả năng sản xuất các loại
nguyên liệu nhựa.
Với đặc điểm một nƣớc nơng nghiệp, cơng nghiệp hố chất Việt Nam
đặc biệt coi trọng phát triển hoá chất phục vụ nơng nghiệp. Chiến lƣợc sản
xuất phân bón trong nƣớc vẫn đang không ngừng tăng sản lƣợng ở mức
10%/năm. Tuy nhiên, hiện nay năng lực sản xuất phân bón nƣớc ta mới đáp
ứng đƣợc 45% nhu cầu trong nông nghiệp. Điểm yếu của ngành cơng nghiệp
sản xuất phân bón nội địa hiện nay là không đa đạng chủng loại phân bón.
Nhu cầu về phân đạm, ure phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Cơng nghiệp hố chất Việt Nam phân bố ở ba vùng tập trung: Hà Nội –

Hải Phòng; TPHCM – Đồng Nai; Vĩnh Phúc – Lào Cai.
Đến nay, tổng cơng ty Hóa chất Việt Nam gồm có 46 đơn vị thành viên
và 17 công ty liên doanh trong nƣớc và với nƣớc ngồi. Tổng Cơng ty sản
xuất 33 nhóm sản phẩm chủ yếu phục vụ nông nghiệp, sản xuất cơng nghiệp
và tiêu dùng gồm:
 Hố chất phục vụ nơng nghiệp:
 Phân bón: phân lân (lân nung chảy, DAP…), phân đạm (urê,…),
phân NPK,
 Hoá chất bảo vệ thực vật;
 Hoá chất vô cơ cơ bản
 Xút, soda, axit sunfuric, axit clohydric, axit photphoric,…
 Hố chất cơng nghiệp:
 Đất đèn(CaC2), oxy(O2), cacbonic(CO2), than hoạt tính(C),
amoniac, phụ gia sản phẩm dầu mỏ, que hàn, nguyên liệu nhựa
(PVC, DOP…)…
7


 Hoá chất tiêu dùng:
 Xăng dầu, chất tẩy rửa, cao su, pin ắc quy, sơn…
Đặc điểm của ngành công nghiệp này chính là sự đa đạng về sản phẩm
nhằm để phục vụ cho tất cả các ngành khác liên quan đến kinh tế kỹ thuật. Từ
đó ngành cơng nghiệp hóa chất có thể khai thác mọi thế mạnh cũng nhƣ tài
ngun của đất nƣớc từ khống sản, dầu khí cho đến sản phẩm, phụ phẩm và
thậm chí là cả phế thải của cơng nghiệp, nơng nghiệp. Nó đóng một vai trò
cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của một đất nƣớc.
Với nhu cầu phát triển nhƣ hiện nay, thị trƣờng hóa chất Việt Nam đã
xây dựng đƣợc chiến lƣợc để phát triển ngành. Mục tiêu của việc phát triển
cơng nghiệp hố chất ở nƣớc ta này là tập trung vào các lĩnh vực có tính chất
chủ chốt trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời ngành công nghiệp hóa chất

cịn đảm bảo vai trị chủ đạo của nền kinh tế nhà nƣớc. Đó chính là các hố
chất để phục vụ nền nơng nghiệp, cao su và hố chất cơ bản.
Chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội này đã xác định đƣợc việc phát
triển cơng nghiệp hố chất cơ bản. Cũng nhƣ xây dựng có chọn lọc một số cơ
sở về cơng nghiệp nặng hố chất cơ bản phải phù hợp với công nghệ, thị
trƣờng và phát huy đƣợc hiệu quả. Nhịp độ tăng trƣởng về giá trị gia tăng
cơng nghiệp này bình qn đạt khoảng 10 – 10,5%/năm. Mục tiêu của ngành
cơng nghiệp hố chất chính là đạt mức tăng trƣởng lên ít nhất 20%. [3]
1.3. Tổng quan về vấn đề tái sử dụng nƣớc thải công nghiệp
Hiện nay, nƣớc thải từ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề
không qua xử lý đƣợc xả thẳng ra môi trƣờng ngày càng gia tăng, dẫn đến
nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên nƣớc mặt, nƣớc ngầm, ảnh hƣởng môi
trƣờng và sức khỏe ngƣời dân, đe dọa an ninh quốc gia. Giải pháp tái sử dụng
nƣớc thải đang đƣợc các nhà quản lý đặt ra nhằm bảo vệ tài nguyên nƣớc.
Trên Thế giới tái sử dụng nƣớc trong sản xuất công nghiệp bắt đầu tại Mỹ
vào những năm 1940: nƣớc thải sau xử lý đƣợc khử trùng và sử dụng trong
dây chuyền sản xuất thép. Tại Thụy Điển, từ năm 1930 đến năm 1970, tổng
8


lƣu lƣợng tái sử dụng nƣớc đã tăng 5-6 lần. Ở Israel, nƣớc thải công nghiệp
và sinh hoạt đƣợc thu gom vào các hệ thống xử lý nƣớc thải; hơn 80% lƣợng
nƣớc thải của các hộ gia đình đƣợc tái sử dụng, đạt tới 400 triệu m3nƣớc/năm;
khoảng ½ lƣợng nƣớc dùng để tƣới tiêu là nƣớc thải đã qua tái sử dụng.

Hình1.1: Tình hình tái sử dụng nƣớc trên tồn cầu
Tại Nhật Bản, do hạn chế về nƣớc nên ứng dụng tái sử dụng nƣớc từ rất
sớm, nhờ vậy, năm 1995 đã có 89,6% dân số tại các thành phố lớn hơn 50.000
dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch. Ở Singapore, năm 2003 đã xử lý và cung cấp
nguồn nƣớc tái sử dụng với chất lƣợng khá cao (đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng

cho ăn uống), cấp trực tiếp cho các ngành cơng nghiệp, các trung tâm thƣơng
mại và tịa nhà. Trung Quốc đã đạt đƣợc tỷ lệ 56% tái sử dụng nƣớc trên tổng
số 82 thành phố lớn (1989) và tỷ lệ tái sử dụng cao nhất đạt 93%.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hệ thống pháp lý và các cơ chế
quản lý tài nguyên nƣớc của Việt Nam mới đƣợc quan tâm hơn. Gần đây
nhất, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất
thải và phế liệu. Nghị định này khuyến khích các hoạt động nhằm giảm thiểu
và tái sử dụng nƣớc thải. Theo quy định, nƣớc thải phải đƣợc quản lý thông
qua các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ
thuật môi trƣờng.
9


Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng, hiện nay, Việt
Nam có hơn 200 khu cơng nghiệp, nhƣng phần lớn đều chƣa có giải pháp xử
lý nƣớc thải bền vững. Hằng ngày, có hơn một triệu mét khối nƣớc thải từ các
khu cơng nghiệp, trong đó có khoảng 75% lƣợng nƣớc thải khơng đƣợc xử lý,
xả thẳng ra môi trƣờng, gây nguy hại cho con ngƣời và sinh vật. Theo số liệu
thống kê, năm 2013, TP Hà Nội có lƣợng nƣớc thải sinh hoạt khoảng 900
nghìn m3/ngày đêm, nhƣng chỉ xử lý khoảng 213 nghìn m3, lƣợng nƣớc thải
không qua xử lý đƣợc đổ ra các con sông, hồ quanh Hà Nội, dẫn đến nguy cơ
cạn kiệt tài nguyên nƣớc mặt, nƣớc ngầm.
Từ thực tế nêu trên, việc tái sử dụng nƣớc thải là hết sức cần thiết.
Nƣớc thải đƣợc xử lý sẽ trở thành nguồn nƣớc sạch, bổ sung cho số lƣợng
nƣớc hao hụt do con ngƣời sử dụng. Thế nhƣng, việc tái sử dụng nƣớc thải
chƣa đƣợc chú trọng do quan niệm sai lầm rằng Việt Nam giàu về nƣớc,
không cần thiết phải xử lý, sử dụng lại. Mặt khác, việc xử lý nƣớc thải địi hỏi
nguồn tài chính lớn, cho nên chƣa thu hút đƣợc các doanh nghiệp tham gia.
Các chính sách của Nhà nƣớc cũng chậm đƣợc ban hành, thiếu đồng bộ để
khuyến khích tổ chức, cá nhân tái sử dụng nƣớc thải. Theo các chuyên gia, để

từng bƣớc giảm tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do nguồn nƣớc thải gây ra và
tăng tỷ lệ tái sử dụng nƣớc thải ở Việt Nam, thời gian tới, Chính phủ, các bộ,
ngành, các tổ chức, cá nhân cần ƣu tiên nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng,
công nghệ xử lý nƣớc thải và tái sử dụng nƣớc thải; khuyến khích nghiên cứu,
phát triển và đa dạng hóa việc ứng dụng các sản phẩm công nghệ xử lý nƣớc
phù hợp với nhu cầu tái sử dụng của từng ngành, lĩnh vực. Việc tái sử dụng
nƣớc không chỉ chú trọng ở các ngành công nghiệp, mà cần có chính sách
khuyến khích tất cả các ngành dùng nƣớc, trong đó có ngành nơng nghiệp.
Đối với các khu công nghiệp phải thực hiện xử lý tập trung và tái sử dụng;
cần xem sản phẩm nƣớc tái sinh là hàng hóa, thực hiện xã hội hóa các hoạt
động bảo vệ, phát triển nguồn nƣớc và cung ứng dịch vụ nƣớc tái sinh. [4]

10


1.4. Đặc điểm của nƣớc thải công nghiệp
Do nƣớc thải đƣợc sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong quá
trình sản xuất nhƣ làm nguội sản phẩm, làm mát máy, vận chuyển nguyên vật
liệu, làm dung môi, các quá trình làm sạch khí…nên nƣớc thải cơng nghiệp bị
nhiễm bản bởi nguyên liệu rơi vãi, các hóa chất tham gia sản xuất. Nƣớc thải
cơng nghiệp có thể chứa chất tan, các chất vơ cơ, các chất hữu cơ, có thể
mang tính kiềm hoặc axit, khơng màu hoặc có màu và có thể chứa dầu mỡ
cũng nhƣ các chất độc hại.
Các thông số đặc trƣng cho nƣớc thải bao gồm nhiệt độ, mùi vị, màu
sắc, độ đục, các chất ô nhiễm khơng tan nhƣ các chất có thể lắng đƣợc, chất
rắn lơ lửng và các chất nổi nhƣ dầu, mỡ; các chất tan nhƣ các muối vô cơ, các
hợp chất hữu cơ tan trong nƣớc, axit, kiềm. Có những loại muối tan nhƣ muối
sunfat, muối clorua khơng có khả năng phân hủy sinh học.
Các chất hữu cơ: đặc trƣng bởi các thông số BOD và COD
Tổng cacbon hữu cơ TOC: tổng các hợp chất hữu cơ có chứa cacbon

Cacbon hữu cơ hòa tan DOC
Các độc tố: nƣớc thải chứa các kim loại nặng nhƣ thủy ngân, đồng, chì,
kẽm, cađimi… [10]
Mỗi ngành sản xuất đều có thơng số ơ nhiễm đặc trƣng trong nƣớc thải,
đƣợc thể hiện trong bảng 1.1:
Bảng1.2: Đặc tính của nƣớc thải của một số ngành sản xuất
STT Ngành sản xuất
1

Dệt nhuộm

Các chất gây ô nhiễm
pH, to, độ màu, BOD, COD, TDS và SS, Ntổng,
Ptổng

2

Giấy và bột giấy

pH, BOD, COD, TSS, độ màu( Pt-Co)

3

Cơ khí – mạ

pH, KLN, CN, Dầu mỡ, TSS

4

Chế biến thủy sản


pH, TSS, COD, BOD, Ntổng, Ptổng, dầu mỡ

11


Từ các thông số đặc trƣng cho từng ngành ta có thể lựa chọn cơng nghệ xử
lý phù hợp để có thể xử lý triệt để các thành phần gây ô nhiễm trong nƣớc thải
1.5. Một số công nghệ xử lý nƣớc thải hiện nay
Quá trình xử lý nƣớc thải cơng nghiệp gồm:
 Q trình xử lý hóa lý: bao gồm keo tụ + tạo bơng, tuyển nổi (ít đƣợc
sử dụng trừ nƣớc thải thủy sản)
 Quá trình xử lý sinh học: bao gồm hệ phản ứng kết hợp các bể sinh
học hiếu khí (Aerotank, SBR, MBBR, MBR, FBR…), sinh học thiếu khí
(Anoxic), sinh học kỵ khí (UASB, bể kỵ khí tiếp xúc).
Cơng nghệ xử lý nƣớc thải cơng nghiệp:
 Quy trình xử lý hóa lý trƣớc kết hợp với xử lý sinh học.
- Đối với nƣớc thải khu công nghiệp thƣờng sử dụng công nghệ này nếu
muốn đảm bảo q trình vận hành ổn định hơn (có lợi cho một số công ty
trong khu công nghiệp xả thải không đạt chuẩn có thể u cầu khu cơng
nghiệp xử lý “hộ”)
- Đối với nƣớc thải có COD, TSS cao : Bao gồm các ngành xử lý nƣớc
thải nhƣ : dệt nhuộm, thủy sản, thực phẩm (trà bí đao), chế biến gỗ, sơn… Đối
với dệt nhuộm cịn một cơng đoạn xử lý màu, nƣớc thải sản sử dụng tuyển nổi
nhiều hơn lắng.
 Quy trình xử lý chỉ bao gồm xử lý hóa lý.
- Quy trình xử lý chỉ bao gồm hóa lý : nƣớc thải chứa kim loại nặng gây
ảnh hƣởng tới vi sinh vật (nƣớc thải xi mạ, thuộc da…) và một số
ngành trong nƣớc thải chỉ có TSS, kim loại mà lƣợng BOD, Nito,
Photpho quá thấp.

- Quy trình xử lý chỉ bao gồm xử lý sinh học đơn thuần :
 Công nghệ AAO : xử lý BOD, COD, Nito và photpho.
 Công nghệ xử lý AO : xử lý triệt để Nito trong nƣớc thải :
 Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí đơn thuần : aerotank xử lý BOD,
COD, và nitrat hóa.
12


 Công nghệ xử lý SBR : xử lý theo mẻ : cơ chế tƣơng đƣơng công
nghệ AO.
 Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí nâng cao : giá thể (FBR,
MBBR), lọc sinh học hiếu khí (MBR).
 Cơng nghệ xử lý áp dụng cả 3 quá trình trong 1 bể : cơng nghệ
mƣơng oxy hóa. [5]
Một số cơng nghệ đƣợc sử dụng tại các điểm, các cụm công nghiệp:
 Công nghệ xử lý nƣớc thải SBR:
Hệ thống SBR là hệ thống dùng để xử lý nƣớc thải có chứa các chất nitơ
và và hữu cơ cao. Hệ thống này hoạt động liên tục bao gồm quá trình bơm
nƣớc thải – phản ứng – lắng – hút nƣớc thải ra.
Dƣới đây là sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải cơng nghiệp bằng cơng nghệ
SBR

Hình1.2. Sơ đồ xử lý nƣớc thải công nghiệp bằng công nghệ SBR
Hệ thống SBR là một hệ thống xử lý có hiệu quả rất cao là do trong q
trình sử dụng cần khá ít năng lƣợng, dễ kiểm soát các sự cố xảy ra, xử lý các
vấn đề với lƣu lƣợng thấp, ít tốn diện tích rất phù hợp với các trạm xử lý nƣớc
thải có quy mơ nhỏ.
13



Các khu đô thị, khu nghỉ dƣỡng Spa, khu nghỉ mát và một số ngành
công nghiệp nhƣ sản xuất sữa, bột giấy thì nên sử dụng cơng nghệ SBR để xử
lý nƣớc thải vì nó rất tiện lợi và phù hợp. [6]
 Công nghệ xử lý nƣớc thải AAO:
Công nghệ AAO kết hợp màng lọc MBR tiết kiệm điện năng, diện tích
xây dựng lên đến 50% so với cơng nghệ truyền thống. Module có các ngăn:
yếm khí, ngăn thiếu khí, ngăn hiếu khí với màng lọc vi sinh.
Dƣới đây là sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải công nghiệp bằng cơng
nghệ AAO

Hình1.3: Sơ đồ xử lý nƣớc thải cơng nghiệp bằng công nghệ AAO

14


Ƣu điểm của công nghệ:
- Thiết bị hiện đại với những đặc tính ƣu việt về kết cấu, thi cơng, an
tồn. Có khả năng chịu kiềm và axit tốt, khơng ăn mịn.
-

Hệ thống tiệt trùng bằng hóa chất có thể loại bỏ đƣợc hầu hết vi

khuẩn có rong nƣớc thải.
- Thời gian lắp ráp ngắn, lắp ráp xong có thể xử dụng ngay, không cần
thời gian dài để điều chỉnh và vận hành thử. Không gian xây dựng nhỏ hơn
các thiết bị xử lý truyền thống.
- Không gây mùi do lắp đặt chìm và kín.
- Với cơng suất xử lý nƣớc thải càng lớn thì chi phí vận hành càng
thấp.
- Độ bền thiết bị lớn, hoạt động ổn định từ 20 đến 25 năm. Có thể tái

sử dụng khi đơn vị di dời hoặc nâng cấp.
-

Công nghệ AAO

MBR hiện đại, tiết kiệm diện tích, thân thiện

mơi trƣờng. [7]

15


CHƢƠNG II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu, đánh giá cơng nghệ xử lý nƣớc thải sản xuất hóa chất, góp
phần bảo vệ mơi trƣờng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu và đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải tại Cơng ty Hóa chất
Việt Trì
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Công nghệ xử lý nƣớc thải của Cơng ty Hóa chất Việt Trì.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Cơng ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì tại Phố Sơng Thao, Phƣờng Thọ
Sơn, Thành Phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu quy trình sản xuất một số hóa chất của Cơng ty Cổ phần Hóa
chất Việt Trì

- Tìm hiểu hệ thống xử lý nƣớc thải của Cơng ty Cổ phần Hóa chất Việt
Trì
- Đánh giá cơng nghệ xử lý nƣớc thải của Cơng ty Cổ phần Hóa chất
Việt Trì
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu:
Kế thừa các số liệu liên quan tới quy trình sản xuất hóa chất, công nghệ
xử lý nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải sản xuất hóa chất đƣợc Cơng ty Cổ
phần Hóa chất Việt Trì và cơ quan quản lý thực hiện cho phép sử dụng.

16


Thu thập các thông tin về sản xuất và xử lý nƣớc thải ngành hóa chất
bằng việc tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu về ngành cơng nghiệp Hóa chất
Việt Nam và Thế giới
2.4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
- Điều tra quy trình sản xuất, quy trình xử lý nƣớc thải, an tồn lao động
của nhà máy:
Cơng tác điều tra thơng qua q trình tác nghiệp, tham quan nhà máy, dây
truyền sản xuất,…
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, đánh giá
So sánh hiệu quả về mặt công nghệ bằng cách sử dụng các phần mềm
word, excel để tính tốn. Mơ hình hóa quy trình cơng nghệ, mơ hình hóa số
liệu để phân tích, so sánh, đánh giá
- Sử dụng QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) để đánh giá hiệu quả xử lý của
công nghệ xử lý nƣớc thải tại công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì
- Lập bảng đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải của công ty
Bảng .1: Bảng đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải của công ty


STT

Thông

Đơn

số

vị

Nồng độ

Nồng độ

Hiệu

QCVN

trƣớc khi

sau khi

suất

40:2011/BTNMT

xử lý

xử lý


(%)

(cột A)

1
2
3
- Lập biểu đồ thể hiện nồng độ các chất trƣớc và sau khi xử lý với
QCVN 40:2011/BTNMT để so sánh đánh giá

17


×