Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường tại bản phăng xã mường phăng huyện điện biên tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 111 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam, chƣơng trình thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để mỗi sinh viên tiếp nhận
thực tế, vận dụng kiến thức đã học ở nhà trƣờng vào thực tiễn cơ sở. Đƣợc sự
đồng ý của nhà trƣờng, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng
(QLTNR&MT) và cô giáo hƣớng dẫn, tôi đã thực hiện đề tài: “Truyền thông
nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ rừng Di tích lịch sử và cảnh
quan môi trƣờng tại Bản Phăng, xã Mƣờng Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh
Điện Biên”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của
các thầy, cô trong khoa QLTNR&MT, Ban quản lý rừng DTLS&CQMT (Di tích
lịch sử và cảnh quan mơi trƣờng) Mƣờng Phăng, UBND xã Mƣờng Phăng và
toàn thể nhân nhân dân tại Bản Phăng.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới cơ giáo hƣớng dẫn ThS.Nguyễn Thị Bích
Hảo đã tạo điều kiện thuận lợi, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực
hiện đề tài, cùng các thầy cơ giáo trong khoa QLTNR&MT đã giúp tơi hồn
thành đề tài này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban quản lý rừng
DTLS&CQMT Mƣờng Phăng, UBND xã Mƣờng Phăng cùng toàn thể nhân dân
trong khu vực bản Phăng đã cung cấp các số liệu cần thiết và giúp đỡ nhiệt tình
để tơi có thể hồn thành đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian và năng lực có hạn nên đề
tài khơng tránh khỏi thiếu xót nhất định. Vì vậy, tơi kính mong nhận đƣợc sự
đóng góp của các thầy, cơ giáo và các bạn để đề tài của tơi đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Xuân Mai, ngày 31 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Trần Thị Thu Hà


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TĂT KHĨA LUẬN
TỪ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.1. Tổng quan về rừng ......................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm rừng............................................................................................ 3
Ngoài ra, cịn có nhiều khái niệm khác nhau về rừng nhƣ sau: ............................ 3
1.1.2. Phân loại rừng ............................................................................................. 3
1.1.3. Vai trò của rừng........................................................................................... 5
1.1.4. Các vấn đề về suy thoái rừng ...................................................................... 7
1.2. Những vấn đề chung về truyền thông môi trƣờng ....................................... 11
1.2.1. Khái niệm truyền thông môi trƣờng.......................................................... 11
1.2.2. Vai trị của truyền thơng mơi trƣờng trong Quản lý môi trƣờng .............. 11
1.2.3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông ......................................... 12
1.3. Các hoạt động truyền thông bảo vệ rừng ở Việt Nam ...................................... 13
1.3.1. Các hoạt động tuyên truyền thƣờng niên của các chi cục Kiểm lâm, Ban
quản lý rừng, khu bảo tồn.................................................................................... 13
1.3.2. Các hoạt động tuyên truyền khác .............................................................. 14
1.4. Các chƣơng trình truyền thông đã đƣợc thực hiện tại khu vực nghiên cứu ....... 14
CHƢƠNG II MỤC TIÊU,ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, ..................................... 16
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 16
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 16
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 16



2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 16
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 16
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp ..................................... 17
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa ................................................... 17
2.4.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học............................................................... 17
2.4.4. Phƣơng pháp thực nghiệm ........................................................................ 19
CHƢƠNG III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 29
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 29
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 29
3.1.2. Đặc điểm địa hình ..................................................................................... 29
3.1.3. Đặc điểm khí hậu....................................................................................... 29
3.1.4. Địa chất thổ nhƣỡng .................................................................................. 30
3.1.5. Thủy văn .................................................................................................... 30
3.1.6. Hiện trạng sử dụng đất .............................................................................. 31
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 31
3.2.1. Điều kiện kinh tế ....................................................................................... 31
3.2.2. Điều kiện văn hóa – xã hội........................................................................ 32
3.3. Tài nguyên rừng của rừng đặc dụng............................................................. 33
3.3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp............................................................ 33
3.3.2. Các đặc trƣng về hệ động, thực vật rừng .................................................. 33
3.4. Khu vực nghiên cứu xây dựng chƣơng trình truyền thơng .......................... 35
CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 36
4.1. Hiện trạng công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của Ban quản lý rừng
Mƣờng Phăng ...................................................................................................... 36
4.1.1. Tình hình hoạt động của Ban quản lý rừng Mƣờng Phăng ....................... 36
4.1.2. Thực trạng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Ban quản lý ............... 38
4.2. Kết quả xây dựng và thử nghiệm một số chƣơng trình truyền thông về bảo
vệ rừng tại khu vực nghiên cứu ........................................................................... 40



4.2.1. Phân tích tình hình, đặc điểm đối tƣợng và mục tiêu truyền thông .......... 40
4.2.2. Lựa chọn các phƣơng tiện truyền thơng và lập kế hoạch thực hiện chƣơng
trình truyền thông ................................................................................................ 47
4.2.3. Kết quả thử nghiệm sản phẩm truyền thông ............................................. 52
4.2.4. Kết quả thực hiện các chƣơng trình truyền thơng tại khu vực nghiên cứu52
4.2.5. Đánh giá hiệu quả của chƣơng trình truyền thơng nâng cao nhận thức về
bảo vệ rừng .......................................................................................................... 59
4.3. Đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về bảo vệ rừng
tại khu vực nghiên cứu ........................................................................................ 63
4.3.1. Về nội dung truyền thông .......................................................................... 63
4.3.2. Về phƣơng thức truyền thông ................................................................... 64
4.3.3. Giải pháp về nguồn lực, tần suất thực hiện các chƣơng trình truyền thơng
và thu hút sự quan tâm của cộng đồng ................................................................ 64
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diễn biến rừng Việt Nam qua các thời kỳ (Đơn vị: Triệu ha) ............. 7
Bảng 2.1: Phiếu phỏng vấn nhằm đánh giá nhận thức của cộng đồng trƣớc khi
thực hiện chƣơng trình truyền thơng ................................................................... 19
Bảng 2.2: Phiếu phỏng vấn phát sau khi thực hiện các chƣơng trình truyền thơng
tại khu vực nghiên cứu ........................................................................................ 19
Bảng 4.1: Trình độ chun mơn của cán bộ Ban quản lý ................................... 36
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của lực lƣợng lao động tại bản Phăng .................... 41
Bảng 4.3: Nhận thức của cán bộ thôn bản về hiện trạng rừng tại bản Phăng ..... 42
Bảng 4.4: Nhận thức của cán bộ thôn bản về nguyên nhân dẫn đến suy giảm tài
nguyên rừng ......................................................................................................... 42

Bảng 4.5: Bảng đánh giá hành vi của cán bộ thôn bản tác động lên tài nguyên
rừng...................................................................................................................... 43
Bảng 4.6: Đánh giá nhận thức của cộng đồng dân cƣ về hiện trạng rừng tại khu
vực nghiên cứu .................................................................................................... 44
Bảng 4.7: Bảng đánh giá những hành vi của ngƣời dân tác động lên rừng ........ 45
Bảng 4.8: Đánh giá hiểu biết của ngƣời dân về tài nguyên động, thực vật tại khu
vực nghiên cứu .................................................................................................... 46
Bảng 4.9: Các loại thiết bị cung cấp thông tin đƣợc sử dụng ............................. 47
Bảng 4.10: Nguồn tiếp cận thông tin chủ yếu của ngƣời dân tại khu vực .......... 47
Bảng 4.11: Kế hoạch thực hiện truyền thông...................................................... 50
Bảng 4.12: Tỷ lệ ngƣời dân nhớ đƣợc thông điệp mà băng rôn,poster .............. 53
Bảng 4.13: Tỷ lệ ngƣời dân hiểu đƣợc nội dung của các băng rôn, poster......... 54
Bảng 4.14: Tỷ lệ ngƣời dân hiểu nội dung của chƣơng trình phát thanh ........... 55
Bảng 4.15: Điều khiến ngƣời dân hài lòng trong buổi họp cộng đồng ............... 56
Bảng 4.16: Nhận thức của cộng đồng dân cƣ tại khu vực nghiên cứu sau khi
thực hiện các chƣơng trình truyền thơng ............................................................ 59
Bảng 4.17: Tỷ lệ tham gia cácchƣơng trình truyền thơng về bảo vệ rừng.......... 60


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sản phẩm thiết kế poster ..................................................................... 24
Hình 2.2: Các poster đã đƣợc sử dụng trong chƣơng trình truyền thơng ........... 24
Hình 4.1: Biểu đồ loại hình truyền thơng mong muốn của ngƣời dân ............... 49


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Nghĩa đầy đủ


Từ viết tắt
DTLS&CQMT

Di tích lịch sử và cảnh quan môi trƣờng

ĐBP

Điện Biên Phủ

ĐDSH

Đa dạng sinh học

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

PCCCR

Phịng cháy chữa cháy rừng

PTTH

Phổ thông trung học

QLDA

Quản lý dự án

SUSFORM-NOW


Dự án hợp tác kỹ thuật quản lý rừng bền vững
vùng đầu nguồn Tây Bắc

THCS

Trung học cơ sở

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhâm dân


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
…………………………………………………………..
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Khóa luận tốt nghiệp: “Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng
về bảo vệ rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trƣờng tại Bản Phăng, xã
Mƣờng Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”.
2. Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà, Mã sinh viên: 1253060814
3. Giáo viên hƣớng dẫn: ThS.Nguyễn Thị Bích Hảo
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là trên cơ sở đánh giá nhận thức của
cộng đồng về bảo vệ từng tại khu vực để xây dựng thực hiện các chƣơng trình
truyền thơng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của ngƣời dân khu vực.

Tiếp đó đề suất giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông bảo vệ rừng trong
thời gian tiếp theo.
5. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu đã đặt ra, khóa luận đƣợc thực hiện với
những nội dung chính sau:
- Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên
rừng của ban quản lý rừng Di tích lịch sử và cảnh quan môi trƣờng tại Bản
Phăng;
- Xây dựng và thực hiện một số chƣơng trình truyền thơng về bảo vệ tài
nguyên rừng và cảnh quan môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông tại khu vực
nghiên cứu.


6. Các kết quả đạt đƣợc
Đề tài đƣợc thực hiện thơng qua q trình thu thập tài liệu, khảo sát, điều
tra, và thực hiện thực tế nhằm đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông và
đánh giá hiệu quả thực hiện chƣơng trình truyền thơng về bảo vệ rừng tại khu
vực nghiên cứu. Dựa trên những kết quả thu đƣợc, đề tài đƣa ra những kết luận
sau:
1. Ban quản lý rừng DTLS&CQMT Mƣờng phăng đã thực hiện tƣơng đối
tốt công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng tại khu vực. Tuy nhiên, các hoạt
động tuyên truyền bảo vệ rừng chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng, nội dung và cách
thức thực hiện còn đơn giản và sơ sài, dẫn đến hiện trạng tài nguyên rừng đang
bị suy giảm cả về chất lƣợng và số lƣợng;
2. Hoạt động xây dựng và thực hiện một số chƣơng trình truyền thơng bảo
vệ rừng tại khu vực nghiên cứuđạt đƣợc những kết quả sau:
- Cộng đồng dân cƣ tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là dân tộc thiểu số
nên vẫn còn các tập quán canh tác nƣơng rẫy, xâm lấn đất rừng, khai thác tài
nguyên rừng trái phép. Cộng đồng vẫn chƣa nhận thức đƣợc hiện trạng đang

ngày càng suy giảm của tài nguyên rừng; việc tăng cƣờng,tổ chức tuyên truyền
vàgiáo dục về bảo vệ tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu là rất cần thiết;
- Thực hiện chƣơng trình truyền thơng sử dụng phƣơng tiện nhìn: Sử dụng
các băng rơn, poster 100% ngƣời dân có chú ý đến các băng rơn, poster mà đề
tài đã thực hiện, trong đó, 86,5% ngƣời dân hiểu nội dung của các tấm băng rôn,
95,5% hiểu đƣợc nội dung của các poster. Theo đó, đề tài đã nhận đƣợc 100%
ngƣời dân chấp nhận và cam kết thực hiện theo thông điệp mà sản phẩm đƣa ra;
- Thực hiện chƣơng trình truyền thơng sử dụng phƣơng tiện nghe:
Chƣơng trình truyền thanh gây đƣợc sự quan tâm và chú ý của ngƣời dân khu
vực nghiên cứu. 75,5% ngƣời dân đƣợc phỏng vấn nhớ đƣợc nội dung truyền
phát thanh và 93,3% ngƣời dân hiểu nội dung của các buổi truyền phát thanh,


- Thực hiện chƣơng trình họp cộng đồng: Nhận đƣợc sự hƣởng ứng, đồng
tình của ngƣời dân khu vực, 100% ngƣời dân tham gia buổi họp hiểu và cam kết
thực hiện đúng theo nội dung đã đƣợc tuyên truyền tại buổi họp.
- Thực hiện lớp tập huấn định kỳ cho cán bộ thôn bản: Kết quả đề tài thu
đƣợc cho thấy, 100% đối tƣợng tham gia lớp tập huấn hiểu và cam kết thực hiện
tuyên truyền cho ngƣời dân tại bản về các nội dung đã đƣợc tập huấn.
Sau khi thực hiện các chƣơng trình truyền thơng thì đã có 85% cộng đồng
nhận thức đƣợc tài nguyên rừng đang ngày càng suy giảm và cần có biện pháp
bảo vệ. Bƣớc đầu đã tác động làm thay đổi hành vi của cộng đồng, một nhóm
đối tƣợng đã có những hành vi tích cực nhằm gia tăng tài nguyên rừng tại khu
vực. Đề tài đã phần nào thực hiện đƣợc mục tiêu ban đầu đã đề ra.
3. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp về nội dung, phƣơng thức, nguồn lực
và tần suất thực hiện các chƣơng trình truyền thơng tiếp theo có thể thực hiện tại
khu vực nghiên cứu, để các chƣơng trình truyền thơng bảo vệ rừng tại khu vực
đạt hiệu quả cao hơn.
Xuân Mai, ngày 31 tháng 05 năm 2016
Sinh viên


Trần Thị Thu Hà


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một dạng tài nguyên tài nguyên quan trọng của bất kỳ quốc gia
nào trên thế giới. Rừng không chỉ là một trong những cơ sở của sự phát triển
kinh tế - xã hội, mà còn thực hiện nhiều chức năng sinh thái quan trọng. Rừng
tham gia vào q trình điều hịa khí hậu, đảm bảo chu trình oxy và các nguyên tố
cơ bản khác trên trái đất, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ
lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các
thiên tai, bảo tồn nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm, làm giảm mức độ ơ nhiễm
khơng khí và nƣớc. Mặc dù, với nhiều vai trò quan trọng nhƣ vậy, nhƣng hiện
nay, cùng với q trình phát triển của lồi ngƣời,diện tích rừng đang ngày càng
bị thu hẹp hoặc bị chuyển đổi mục đích sử dụng, nghiêm trọng hơn là việc khai
thác quá mức dẫn đến sự suy thoái chất lƣợng rừng.
Điện Biên là một tỉnh thuộc miền núi phía bắc và là một trong số các tỉnh
có diện tích rừng lớn của Việt Nam. Với trên 760.000 ha rừng và đất có rừng,
tỉnh Điện Biên đƣợc đánh giá là địa bàn có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao.
Ngồi giá trị về tính ĐDSH, Điện Biên cịn có nhiều khu rừng đặc dụng có vai
trị quan trọng. Trong đó rừng đặc dụng tại xã Mƣờng Phăng (còn đƣợc gọi là
rừng Di tích lịch sử và cảnh quan mơi trƣờng Mƣờng Phăng) là khu rừng đặc
dụng có diện tích lớn trong tỉnh và có ý nghĩa về mặt lịch sử và cảnh quan mơi
trƣờng. Với vị trí đầu nguồn, rừng có vai trị giữ nƣớc cho hồ Pá Khoang và
cung cấp nƣớc quan trọng nhất cho cánh đồng Mƣờng Thanh. Sở Chỉ huy chiến
dịch Điện Biện Phủ (ĐBP) là công trình đƣợc cơng nhận là di tích lịch sử cấp
Quốc gia, đƣợc xây dựng trong khu rừng đặc dụng này từ thời kỳ kháng chiến
chống Pháp năm 1954.
Trong nhiều năm gần đây, rừng đặc dụng Mƣờng Phăng đang bị tàn phá
nghiêm trọng do hoạt động khai thác gỗ trái phép và săn bắt động vật quý hiếm

cho mục đích thƣơng mại và du lịch. Bên cạnh đó, sự có mặt của khu di tích lịch
sử Sở chỉ huy chiến dịch ĐBP đã thu hút nhiều lƣợt khách tham quan, cũng đang
gây ra nhiều áp lực lên tài nguyên rừng nhƣ: cảnh quan môi trƣờng xung quanh
1


bị suy giảm, ơ nhiễm mơi trƣờng, khó khăn trong việc quản lý rừng. Ngoài ra,
cộng đồng địa phƣơng chủ yếu là dân tộc thiểu số nên nhận thức của ngƣời dân
về bảo vệ rừng còn hạn chế, vẫn còn tình trạng đốt rừng làm nƣơng rẫy, xâm lấn
đất rừng để làm đất canh tác, trồng trọt, nên diện tích và chất lƣợng rừng tại đây
đang bị suy giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, cơng tác truyền thơng bảo vệ rừng
tại địa phƣơng chƣa đƣợc quan tâm, chƣa có chƣơng trình truyền thơng nào về
vấn đề bảo vệ rừng. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, đồng
thời mong muốn góp phần thay đổi và nâng cao nhận thức của ngƣời dân về bảo
vệ rừng, từ đó đi đến hành động bảo vệ và phát triển rừng, tôi đã thực hiện đề
tài: “Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ rừng Di
tích lịch sử và cảnh quan mơi trƣờng tại Bản Phăng, xã Mƣờng Phăng,
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”.

2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về rừng
1.1.1. Khái niệm rừng
Theo khoản 1, điều 3, Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam năm 2004,
Rừng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể
thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trƣờng
khác, trong đó có cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trƣng là thành phần chính

có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên”.
Ngồi ra, cịn có nhiều khái niệm khác nhau về rừng nhƣ sau:
Theo Morozov (1930), rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn
nhau, nó chiếm một phạm vi khơng gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển.
Rừng chiếm phần lớn bề mặt đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
Theo M.E.Tcachenco (1952), rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý,
trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh
vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh
hƣởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.
Theo I.S.MeLeKhop (1974), rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên,
là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
Nhƣ vậy, định nghĩa một cách đơn giản, rừng là quần xã sinh vật trong đó
cây rừng là thành phần chủ yếu; quần xã sinh vật phải tồn tại trong khoảng
khơng gian có diện tích đủ lớn; giữa quần xã sinh vật và môi trƣờng, và giữa các
thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo
khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
1.1.2. Phân loại rừng
Theo điều 4, Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, căn cứ vào mục đích sử
dụng chủ yếu, rừng đƣợc phân thành ba loại: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và
rừng sản xuất.

3


1.1.2.1. Rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ đất,
chống xói mịn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hồ khí hậu, góp phần
bảo vệ mơi trƣờng, bao gồm:
- Rừng phịng hộ đầu nguồn;
- Rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay;

- Rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển;
- Rừng phịng hộ bảo vệ mơi trƣờng.
1.1.2.2. Rừng đặc dụng
Rừng đặc dụng đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn
hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học;
bảo vệ di tích lịch sử, văn hố, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch,
kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ môi trƣờng, bao gồm:
- Vƣờn quốc gia;
- Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam
thắng cảnh;
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
1.1.2.3. Rừng sản xuất
Rừng sản xuất đƣợc sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản
ngoài gỗ và kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ môi trƣờng, bao gồm:
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
- Rừng sản xuất là rừng trồng;
- Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, cơng nhận.

4


1.1.3. Vai trị của rừng
1.1.3.1. Đối với mơi trường
a) Khí hậu
Rừng có tác dụng điều hịa khí hậu tồn cầu thông qua làm giảm đáng kể
lƣợng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất
lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng
của rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác
dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu tồn cầu.

b) Đất đai
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dƣỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ
rừng thì dịng chảy bị chế ngự, ngăn chặn đƣợc nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi
dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý
hóa và vi sinh vật học của đất khơng bị phá hủy, độ phì nhiêu đƣợc duy trì.
Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt
tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
c) Tài nguyên khác
Rừng điều tiết nƣớc, phịng chống lũ lụt, xói mịn: Rừng có vai trị điều
hịa nguồn nƣớc giảm dịng chảy bề mặt chuyển nó vào lƣợng nƣớc ngấm xuống
đất và vào tầng nƣớc ngầm. Khắc phục đƣợc xói mịn đất, hạn chế lắng đọng
lịng sơng, lịng hồ, điều hịa đƣợc dịng chảy của các con sông, con suối (tăng
lƣợng nƣớc sông, nƣớc suối vào mùa khô, giảm lƣợng nƣớc sông suối vào mùa
mƣa).
Rừng có vai trị rất lớn trong việc: Chống cát di động ven biển, che chở
cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn,
cung cấp gỗ, lâm sản. Rừng là nơi cƣ trú của rất nhiều các loài động vật.
1.1.3.2. Kinh tế
a) Lâm sản
Rừng cung cấp một sản lƣợng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu của ngƣời tiêu
dùng. Từ các loại gỗ, tre, nứa các nhà kinh doanh thiết kế tạo ra hàng trăm mặt
5


hàng đa dạng và phong phú nhƣ trang sức, mĩ nghệ, dụng cụ lao động, thuyền bè
truyền thống,.. cho tới nhà ở hay đồ dùng gia đình hiện đại…
b) Dƣợc liệu
Rừng là nguồn dƣợc liệu vô giá. Từ ngàn xƣa, con ngƣời đã khai thác các
sản phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, nhiều
quốc gia đã phát triển ngành khoa học “dƣợc liệu rừng” nhằm khai thác có hiệu

quả hơn nữa nguồn dƣợc liệu vơ cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các
phƣơng thuốc chữa bệnh nan y.
c) Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một dịch vụ của rừng cần sử dụng một cách bền vững.
Nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái đƣợc hình thành gắn liền với các vƣờn
quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng có cảnh quan đặc biệt. Du
lịch sinh thái không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn tăng thêm thu
nhập cho ngƣời dân địa phƣơng. Thơng qua đó, ngƣời dân gắn bó với rừng hơn,
tham gia tích cực hơn trong cơng tác bảo vệ và xây dựng rừng.
1.1.3.3. Vai trò đối với xã hội
a) Ổn định dân cƣ
Cùng với rừng, ngƣời dân đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ đất sản xuất rừng, vốn
cùng với các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu nhập cho ngƣời
dân. Giúp dân thấy đƣợc lợi ích của rừng, gắn bó với rừng hơn. Từ đó ngƣời dân
sẽ ổn định nơi ở, sinh sống.
b) Tạo nguồn thu nhập
Rừng và sản phẩm từ rừng mang lại thu nhập cho ngƣời dân. Những lợi
ích đem lại thu nhập từ rừng bao gồm:
- Cây rừng đƣợc ngƣời dân khai thác làm nguyên, vật liệu thông qua hoạt
động mua bán trao đổi giữa dân và các công ty, đại lý, nhà phân phối. Khơng chỉ
ở trong nƣớc, các sản phẩm cịn đƣợc xuất khẩu ra thị trƣờng ngoài làm tăng giá
trị sản phẩm. Vì vậy, thu nhập ngƣời dân cũng tăng lên;
- Hoạt động du lịch đƣợc mở rộng là nguồn thu nhập mới cho dân;
6


- Rừng mang lại thực phẩm, dƣợc liệu tự nhiên có giá trị cho con ngƣời.
1.1.4. Các vấn đề về suy thoái rừng
1.1.4.1. Hiện trạng suy thoái rừng Việt Nam
Việt Nam là đất nƣớc nhiều đồi núi, diện tích đồi núi chiếm tới ¾ diện

tích lãnh thổ nên phần lớn diện tích lãnh thổ đƣợc rừng che phủ. Tuy nhiên, qua
nhiều năm, do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, rừng
Việt Nam đã bị suy giảm nghiêm trọng cả về chất lƣợng và số lƣợng rừng.
Số liệu công bố về diễn biến rừng cho thấy, rừng Việt Nam giảm mạnh
trong giai đoạn 1943-1995. Từ năm 2003, do có kế hoạch trồng mới rừng nên độ
che phủ của rừng tăng nên đáng kể. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên có xu
hƣớng suy giảm. Điều đó gây suy giảm ĐDSH. Hiện trạng rừng của Việt Nam
qua các thời kỳ đƣợc thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Diễn biến rừng Việt Nam qua các thời kỳ (Đơn vị: Triệu ha)
Năm
Loại rừng
Tổng diện
tích
Rừng
trồng
Rừng tự
nhiên
Độ che
phủ

1943

1995

2003

2005

14,3


9,302 11,784 12,616 13,118 13,515 13,954 13,796

0

1,050 1,919

2,333

14,3

8,252 9,865

10,283 10,348 10,285 10,398 10,1

43%

28%

35,8% 37%

2008

2,77

2011

3,23

2013


3,556

38,7% 39,7% 41%

2014

3,696

40,43%

(Nguồn: Bộ NN&PTNT)
Số liệu trên bảng 1.1 cho thấy, diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm rõ rệt,
diện tích rừng tăng nên chủ yếu là rừng trồng, rừng tự nhiên tăng lên chủ yếu do
sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre nứa. Từ đó, cho thấy sự suy giảm đáng
kể về số lƣợng rừng Việt Nam.

7


Bên cạnh sự suy giảm về số lƣợng và chất lƣợng rừng, ĐDSH ở Việt Nam
cũng suy giảm đáng kể, mất dần sự phong phú về các loài. Số lƣợng các loài bản
địa, đặc hữu suy giảm nghiêm trọng, gia tăng số lƣợng các lồi trong sách đỏ.
Trƣớc tính hình đó, cơng cuộc bảo vệ và phát triển rừng đang là vấn đề cấp bách
hiện nay.
1.1.4.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên rừng Việt Nam
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy thoái về diện tích và chất
lƣợng rừng Việt Nam bao gồm:
- Áp lực về dân số;
- Do cơ chế thị trƣờng, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao,
nhu cầu về đất canh tác các mặt hàng này cũng tăng theo nên đã kích thích

ngƣời dân phá rừng lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao hoặc buôn bán đất,
sang nhƣợng trái phép;
- Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới, nhiều
cơng trình xây dựng, đƣờng xá và cơ sở hạ tầng khác đƣợc xây dựng gây áp lực
lớn đối với rừng và đất lâm nghiệp, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động
phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép;
- Phá rừng vơ tình gây cháy rừng cùng với tình hình thời tiết diễn biến
ngày càng phức tạp, khô hạn kéo dài, bão lũ xảy ra thƣờng xuyên gây thiệt hại
không nhỏ tới tài nguyên rừng;
- Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính sách
về lâm nghiệp chƣa đƣợc thực hiện có hiệu quả;
- Các ngành, các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã nhận thức chƣa đầy
đủ, tổ chức thực hiện thiếu nghiêm túc trách nhiệm quản lí Nhà nƣớc về rừng và
đất lâm nghiệp;
- Chủ rừng là các doanh trƣờng quốc doanh, Ban quản lý rừng phòng hộ
và rừng đặc dụng không đủ năng lực để quản lý, bảo vệ diện tích rừng đƣợc
giao;

8


- Chƣa huy động đƣợc các lực lƣợng xã hội cho bảo vệ rừng. Việc xử lí
các vi phạm chƣa kịp thời, thiếu kiên quyết, cịn có những quan điểm khác nhau
của các cơ quan chức năng ở một số địa phƣơng. Trong khi lâm tặc phá rừng,
khai thác gỗ trái phép với thủ đoạn ngày càng tinh vi, chống trả ngƣời thi hành
công vụ ngày càng hung hăng. Nếu khơng xử lí kiên quyết, nghiêm minh lâm tặc
sẽ coi thƣờng pháp luật và tiếp tục chống ngƣời thi hành công vụ với mức độ
ngày càng phổ biến hơn;
- Lực lƣợng kiểm lâm mỏng, địa vị pháp lí chƣa rõ ràng, trang thiết bị,
phƣơng tiện thiếu thốn, lạc hậu. Chế độ, chính sách cho kiểm lâm chƣa tƣơng

xứng với nhiệm vụ đƣợc giao. Công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, giáo dục
đạo đức phẩm chất cho đội ngũ bảo vệ rừng nhất là kiểm lâm chƣa đƣợc coi
trọng đúng mức, chƣa có cơ sở, vật chất cho việc đào tạo huấn luyện;
- Cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng hết sức khó khăn. Tỷ trọng vốn
đầu tƣ của xã hội cho công tác bảo vệ rừng không đáng kể.
1.1.4.3. Công tác bảo vệ tài nguyên rừng tại Việt Nam
a) Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng tại Việt Nam
Trƣớc tình hình suy giảm tài nguyên rừng, Chính phủ Việt Nam đã có các
biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng nhƣ sau:
- Hoàn thành quy chế, ban hành các hệ thống văn bản pháp luật có liên
quan tới việc bảo vệ tài nguyên rừng và phổ biến cho quần chúng nhân dân;
- Hỗ trợ vốn cho những hộ dân sống tại khu vực đệm, vùng lõi. Hỗ trợ
vốn đầu tƣ cho các cơ quan, liên ngành có liên quan tới việc bảo vệ tài nguyên
rừng… Các chƣơng trình hỗ trợ nhƣ: 135, 136…
- Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định: Xác định ranh giới
ba loại rừng trên bản đồ và thực địa; hoàn thành đóng cọc mốc, cắm biển báo
ranh giới rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn vào năm 2010;
- Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia
của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng;
- Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lƣợng kiểm lâm;
9


- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tƣ trang thiết bị bảo vệ rừng;
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo vệ tài nguyên rừng theo
dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp;
- Tăng cƣờng quản lý kiểm soát rừng, ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi.
Nghiêm khắc xử phạt những cá nhân, tổ chức có hành vi khai thác và sử dụng
rừng sai mục đích;
- Hợp tác quốc tế;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về ý nghĩa của
việc bảo vệ tài nguyên rừng.
b) Đánh giá chung các biện pháp đã thực hiện bảo vệ tài nguyên
rừng tại Việt Nam
Với các biện pháp đƣợc nêu trên thì hồn thành quy chế, ban hành các hệ
thống văn bản pháp luật có liên quan tới việc bảo vệ tài nguyên rừng, hỗ trợ vốn,
ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, tăng cƣờng quản lý, kiểm soát
rừng ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tƣ trang thiết
bị bảo vệ rừng là biện pháp chỉ áp dụng cho cấp cao nhất ban quản lý dự án (cấp
vĩ mơ) và các cấp, ban ngành có liên quan. Để các biện pháp này có thể tới đƣợc
với ngƣời dân thì mất rất nhiều thời gian bắt đầu là soạn thảo, đến chỉnh sửa,
kiểm định và phê duyệt.
Đối tƣợng tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên rừng là những ngƣời
dân sống ven rừng nên các biện pháp phải tác động tới ngƣời dân một cách
nhanh chóng và kịp thời. Biện pháp đƣợc đánh giá cao ở đây là các biện pháp
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc bảo vệ
tài nguyên rừng. Biện pháp này nhằm cung cấp cho ngƣời dân những kiến thức
cũng nhƣ sự hiểu biết cơ bản về tài nguyên rừng và mối quan hệ phụ thuộc lần
nhau giữa con ngƣời và tài nguyên rừng; khuyến khích ngƣời dân tham gia và
quan tâm tới việc bảo vệ tài nguyên rừng; cung cấp cho các cá nhân và cộng
đồng dân cƣ cơ hội tham gia tích cực trong việc giải quyết vấn đề tài nguyên

10


rừng cũng nhƣ đƣa ra quyết định, hành động đúng đắn tác động lên tài nguyên
rừng.
1.2. Những vấn đề chung về truyền thông môi trƣờng
1.2.1. Khái niệm truyền thông môi trƣờng
Truyền thông môi trƣờng là một công cụ quản lý quan trọng, cơ bản của

Quản lý Mơi trƣờng. Nó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi nhận
thức, thái độ, hành vi, của ngƣời dân trong cộng đồng; từ đó thúc đẩy họ tham
gia các hoạt động bảo vệ mơi trƣờng; và khơng chỉ tự mình tham gia, mà cịn lơi
cuốn những ngƣời khác cùng tham gia, để tạo ra kết quả có tính đại chúng.
Truyền thơng mơi trƣờng là hình thức của truyền thơng với chủ đề Môi
trƣờng. Thông qua truyền thông, các bên tham gia có cơ hội chia sẻ với nhau các
thơng tin mơi trƣờng, với mục đích đạt đƣợc sự hiểu biết chung về các vấn đề
mơi trƣờng liên quan, từ đó có năng lực cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ môi
trƣờng với nhau.
Truyền thơng mơi trƣờng góp phần cùng với giáo dục mơi trƣờng chính
khóa và ngoại khóa để:
- Nâng cao nhận thức của ngƣời dân về các vấn đề môi trƣờng;
- Thay đổi thái độ của ngƣời dân về các vấn đề mơi trƣờng;
- Xác định tiêu chí và hƣớng dẫn cách lựa chọn hành vi mơi trƣờng có
tính bền vững.
1.2.2. Vai trị của truyền thơng mơi trƣờng trong Quản lý môi trƣờng
(1) Thông tin
Truyền thông môi trƣờng cung cấp thông tin cho đối tƣợng truyền thông
(cộng đồng, cơ quan, chính quyền…) vềtình trạng quản lý và bảo vệ mơi trƣờng
của họ, từ đó lơi cuốn họ cùng quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc
phục. Thực chất, đây là quá trình nâng cao nhận thức về bảo vệ mơi trƣờng để
đối tƣợng truyền thơng có thể tiếp nhận, phân tích, tự xử lý hoặc tự thích nghi
với tình huống xảy ra.
(2) Huy động
11


Truyền thông môi trƣờng đồng thời giúp huy động các kinh nghiệm, kỹ
năng, bí quyết của tập thể và cá nhân địa phƣơng vào các chƣơng trình, kế hoạch
bảo vệ môi trƣờng. Lôi cuốn, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc tìm

ra các giải pháp đối với mỗi vấn đề môi trƣờng, tạo cho họ khả năng đánh giá và
kiểm soát chúng.
(3) Thương lượng
Hoạt động thƣơng lƣợng vàhòa giải các xung đột, khiếu nại, và tranh chấp
về môi trƣờng giữa các cơ quan và trong cộng đồng có thể đƣợc tiến hành thơng
qua các hoạt động truyền thơng nhƣ: họp nhóm nhỏ, họp cộng đồng…
(4) Tạo cơ hội
Các hoạt động truyền thông môi trƣờng tạo cơ hội cho mọi thành phần
trong xã hội có những thói quen “ứng xử đúng” hay hành vi “thân thiện” đối với
môi trƣờng và cùng nhau tham gia vào việc bảo vệ mơi trƣờng, xã hội hóa cơng
tác bảo vệ mơi trƣờng.
(5) Đối thoại
Đối thoại thƣờng xuyên làm tăng khả năng thay đổi các hành vi của cộng
đồng về quản lý bảo vệ môi trƣờng.
(6) Hỗ trợ
Truyền thông môi trƣờng hỗ trợ đắc lực các công cụ khác nhau trong quản
lý môi trƣờng.
1.2.3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông
Quá trình xây dựng kế hoạch và thực hiện một chƣơng trình truyền thơng
mơi trƣờng là một chu trình liên tục gồm 04 giai đoạn: Xác định vấn đề; lập kế
hoạch; tạo sản phẩm truyền thông; thực hiện và phản hồi. Kết quả của chƣơng
trình truyền thơng mơi trƣờng này lại sẽ là đầu vào cho một chƣơng trình truyền
thơng tiếp theo. Mỗi giai đoạn đƣợc thực hiện bởi một số bƣớc khác nhau. Chi
tiết nhƣ sau:
(1) Giai đoạn 1: Xác định vấn đề
- Bƣớc 1: phân tích tình hình và xác định vấn đề
12


- Bƣớc 2: Phân tích đối tƣợng truyền thơng

- Bƣớc 3: Xác định mục tiêu truyền thông
(2) Giai đoạn 2: Lập kế hoạch
- Bƣớc 4: Lên kế hoạch thực hiện
- Bƣớc 5: Lựa chọn và kết hợp các phƣơng tiện truyền thông
(3) Giai đoạn 3: Tạo sản phẩm truyền thông
- Bƣớc 6: Thiết kế thông điệp truyền thông
- Bƣớc 7: Sản xuất và thử nghiệm chƣơng trình truyền thơng
(4)Giai đoạn 4: Thực hiện và phản hồi
- Bƣớc 8: Thực hiện truyền thông
- Bƣớc 9: Giám sát, đánh giá và tƣ liệu hóa.
1.3. Các hoạt động truyền thơng bảo vệ rừng ở Việt Nam
1.3.1. Các hoạt động tuyên truyền thƣờng niên của các chi cục Kiểm lâm,
Ban quản lý rừng, khu bảo tồn
Bên cạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, các lực lƣợng còn kết
hợp tuyên truyền bảo vệ rừng nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng trong công
tác bảo vệ rừng thông qua các hoạt động:
- Đóng bảng, khẩu hiệu có nội dung tuyên truyền bảo vệ rừng;
- Phát hành hàng tờ rơi, lịch, cặp sách, áo, mũ tuyên truyền bảo vệ rừng,
bảo vệ động vật hoang dã;
- Tuyên truyền lƣu động trực tiếp tới các xã, thơn làng thơng qua nhiều
hình thức nhƣ hội nghị, tập huấn, họp cộng đồng, giao lƣu thi đố vui tìm hiểu về
cơng tác bảo vệ rừng;
- Thực hiện tiếp xúc nhóm nhỏ hoặc cá nhân. Tuyên truyền trực tiếp cho
những đối tƣợng khơng tích cực;
- Phối hợp với các Trƣờng học tổ chức chƣơng trình truyền thơng nâng
cao nhận thức về bảo vệ rừng và bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã nguy
cấp, quý hiếm cho các em học sinh;

13



- Thực hiện phát thanh lƣu động và đài phát thanh thông báo, phổ biến
thông tin về bảo vệ rừng;
- Tổ chức các cuộc thi, hội diễn văn nghệ về tuyên truyền bảo vệ rừng tại
địa bàn;
- Kết hợp với Báo, Đài phát thanh và truyền hình của các tỉnh để đăng tải
các chuyên mục về bảo vệ và phát triển rừng.
1.3.2. Các hoạt động tuyên truyền khác
Ngoài các hoạt động tuyên truyền thƣờng niên nhƣ trên, Việt Nam cũng
đã thực hiện nhiều hoạt động truyền thông bảo vệ rừng nhƣ:
- Tuyên truyền qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo chí,
truyền hình nhằm tố cáo các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, hiện trạng rừng;
- Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ rừng và môi trƣờng cho trẻ em;
- Tổ chức các cuộc thi thiết kế poster, tờ rơi về bảo vệ tài nguyên rừng;
- Tổ chức các cuộc mít tinh, buổi diễu hành nhằm cổ động cho công tác
bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên rừng hƣởng ứng các ngày lễ lớn;
- Thực hiện tuyên truyền thông qua các dự án nhƣ: SUSFORM-NOW, Dự
án CARBI, KfW04, KfW10…
1.4. Các chương trình truyền thơng đã được thực hiện tại khu vực nghiên cứu
Ban quản lý rừng Mƣờng Phăng phối hợp với hai xã Mƣờng Phăng và Pá
Khoang đã thực hiện đƣợc những chƣơng trình truyền thông trên khu vực 02 xã
nhƣ sau:
- Kết hợp với chƣơng trình dự án SUSFORM-NOW và kế hoạch tuyên
truyền cùng Kiểm lâm địa bàn, UBND xã đã thực hiện tuyên truyền về công tác
quản lý bảo vệ rừng, PCCCR mùa khô hanh, ký cam kết bảo vệ rừng đặc dụng
và tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc quản lý bảo vệ rừng và
Nghị định 157 của chính phủ cho 14/47 bản với sự tham gia của trên 500 lƣợt
ngƣời của 02 xã Mƣờng Phăng và Pá Khoang.

14



- Đóng bảng, khẩu hiệu có nội dung về tuyên truyền bảo vệ rừng:Trên khu
vực 02 xã, Ban quản lý đã thực hiện đóng 53 mốc danh giới rừng đặc dụng, 06
bảng tuyên truyền về bảo vệ rừng.
- Tuyên truyền về chính sách Chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng đƣợc 19
bản với hơn 800 lƣợt ngƣời tham gia. Trong đó xã Pá Khoang 17/21 bản, xã
Mƣờng Phăng 02/26 bản.
Nhƣ vậy, mặc dù đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong hoạt động
truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng, các chƣơng trình truyền thơng
về bảo vệ rừng đƣợc thực hiện tại khu vực nghiên cứu chƣa nhiều, chƣa có sự đa
dạng về kênh truyền thơng cũng nhƣ đối tƣợng truyền thông, phƣơng tiện truyền
thông chƣa đƣợc nắm bắt và khai thác triệt để, hình thức đƣợc sử dụng chủ yếu
là tổ chức họp dân phổ biến kiến thức nhƣng cũng không mang lại hiệu quả cao
do tần suất các cuộc họp ít, khơng định kỳ; các bảng hiệu tun truyền tại khu
vực thì đã có nhiều bảng bị hỏng, chƣa đƣợc sửa chữa lại; các chƣơng trình
truyền thông đã đƣợc thực hiện chỉ đƣợc diễn ra trong thời gian ngắn, không
thƣờng xuyên nên chƣa đạt hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức và hành vi
của cộng đồng tại khu vực trong công tác bảo vệ rừng.
Do đó, vấn đề đặt ra là cần có chƣơng trình truyền thơng về bảo vệ rừng
có sự đa dạng về kênh truyền thông, đối tƣợng truyền thông cũng nhƣ phƣơng
tiện truyền thơng có thể áp dụng tại khu vực, để có thể nâng cao hiệu quả của
cơng tác tun truyền bảo vệ rừng, từ đó góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ
rừng của ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu.

15


×