Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Xây dựng chương trình giáo dục và truyền thông môi trường cho trẻ từ 3 11 tuổi tại học viện edufarm xã thủy xuân tiên huyện chương mỹ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 107 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại học viện Edufarm thôn
Xuân Linh, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội, em đã
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của các cán bộ, nhân viên tại nơi thực tập. Đến
nay khóa luận của em đã hoàn thành. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới:
Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Lâm nghiệp, UBND huyện Chƣơng Mỹ, các
thầy cô trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng đã hết sức giúp đỡ
em trong q trình thực hiện khóa luận.
Cơ giáo ThS. Nguyễn Thị Bích Hảo, giáo viên bộ môn Kỹ thuật môi
trƣờng là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và hết lịng giúp đỡ, đóng góp những ý
kiến quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Các anh chị cán bộ, nhân viên tại học viện Edufarm đã tạo điều kiện giúp
đỡ em trong quá trình tiến hành khóa luận để em đƣợc thực tập và hồn thành
khóa luận của mình. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bậc phụ
huynh, các thầy cô đi cùng trẻ tới địa điểm thực tập đã tận tình giúp đỡ em trong
quá trình phỏng vấn, thu thập số liệu và thực hiện chƣơng trình.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những
ngƣời đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên em rất nhiều để hồn thành khóa luận.
Mặc dù đã hết sức lỗ lực, song do thời gian có hạn cùng với kinh nghiệm
bản thân cịn hạn chế nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cơ và các bạn để
khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng…năm 2017
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Nhiên


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM


KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
=======================
TĨM TẮT KHĨA LUẬN
1. Tên khóa luận: “Xây dựng chương trình giáo dục và truyền thơng môi
trường cho trẻ từ 3 - 11 tuổi tại Học viện Edufarm, xã Thủy Xuân Tiên, huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”.
2. Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Nhiên
3. Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Bích Hảo
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Khóa luận thực hiện với các mục tiêu sau:
- Đánh giá đƣợc hiện trạng hoạt động giáo dục và truyền thông môi trƣờng
tại Học viện (Trang trại giáo dục) Edufarm.
- Xây dựng và thực hiện đƣợc chƣơng trình giáo dục và truyền thông môi
trƣờng tại địa điểm nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục và truyền thông bảo vệ
môi trƣờng tại trang trại cho khách tham quan.
5. Nội dung nghiên cứu:
Khóa luận thực hiện với các nội dung sau:
- Tìm hiểu hiện trạng hoạt động giáo dục và truyền thông môi trƣờng tại
Học viện (Trang trại giáo dục) Edufarm, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chƣơng
Mỹ, Thành phố Hà Nội:
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy các nội dung giáo
dục và bảo vệ môi trƣờng.
+ Phƣơng pháp giảng dạy và học tập (các tài liệu có sẵn) về nội dung giáo
dục và truyền thông môi trƣờng tại Edufarm.
+ Đánh giá của khách tham quan về vấn đề giáo dục và truyền thông bảo
vệ môi trƣờng tại Trang trại giáo dục Edufarm.


- Xây dựng và thực hiện chƣơng trình tại địa điểm nghiên cứu: Thử

nghiệm chƣơng trình giáo dục và truyền thông môi trƣờng thông qua một số sản
phẩm truyền thông và chủ đề gắn liền với nội dung giảng dạy của Edufarm.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục và truyền thông bảo vệ
môi trƣờng tại Edufarm cho khách tới tham quan và học tập.
6. Kết quả đạt đƣợc
Sau thời gian thực hiện, khóa luận đạt đƣợc những kết quả sau:
- Đánh giá đƣợc hiện trạng hoạt động giáo dục và truyền thông môi trƣờng
tại Trang trại giáo dục Edufarm.
- Sau quá trình thực hiện chƣơng trình giáo dục và truyền thơng mơi trƣờng
bƣớc đầu đã cho thấy hiệu quả, bằng việc: Trẻ đều rất thích thú với nội dung bài
giảng, những sản phẩm mà khóa luận thực hiện. Trẻ sơi nổi tham gia, có ý kiến
phát biểu tạo nên khơng khí học tập vui vẻ. Phƣơng pháp thực hiện đƣợc đánh
giá là phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, tăng khả năng tƣ duy sáng tạo,
nhận thức về bảo vệ môi trƣờng.
- Đề tài cũng đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và
truyền thông môi trƣờng tại Edufarm cho khách tới tham quan và học tập (đặc
biệt là trẻ từ 3-11 tuổi): Tăng cƣờng lớp tập huấn cho cán bộ giáo viên tại
Edufarm về nội dung bảo vệ mơi trƣờng, xây dựng phịng học chun biệt và bổ
sung các tài liệu phục vụ giảng dạy về bảo vệ môi trƣờng. Cũng nhƣ tăng cƣờng
các phƣơng tiện truyền thơng hơn nữa nhằm giúp trẻ có nhận thức, những hành
động tích cực trong BVMT.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 2
1.1. Một số vấn đề chung về giáo dục và truyền thông môi trƣờng...................... 2
1.1.1. Một số định nghĩa về giáo dục môi trƣờng và truyền thông môi trƣờng ............ 2
1.1.2. Mục tiêu và đối tƣợng của giáo dục và truyền thông môi trƣờng............... 4
1.2. Một số vấn đề về giáo dục và truyền thông môi trƣờng cho trẻ .................... 7
1.2.1. Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ ...................................................................... 7
1.2.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi bảo vệ môi trƣờng của trẻ .............. 9
1.2.3. Vai trò giáo dục học của giáo dục và truyền thông bảo vệ môi trƣờng cho
trẻ ......................................................................................................................... 10
1.3. Khái qt về mơ hình Trang trại giáo dục ................................................... 11
1.4. Hoạt động giáo dục tại Học viện Edufarm ................................................... 12
CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 14
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 14
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.................................................................... 14
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 15
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu ..................................................................... 15
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp........................................................... 15
2.4.3. Phƣơng pháp thực nghiệm ........................................................................ 16
CHƢƠNG III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI .......................... 21
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 21


3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 21
3.1.2. Địa hình - khí hậu - thủy văn .................................................................... 21
3.1.3. Tài nguyên ................................................................................................. 21
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 22
3.2.1. Dân số và lao động ................................................................................... 22

3.2.2. Tình hình nơng nghiệp của địa phƣơng ................................................... 22
3.2.3. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng .................................. 23
3.2.4. Về thƣơng mại và dịch vụ ......................................................................... 23
3.2.5. Công tác quản lý tài nguyên môi trƣờng - đô thị ...................................... 24
3.2.6. Về văn hóa, giáo dục, y tế ......................................................................... 24
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 27
4.1. Hiện trạng hoạt động giáo dục và truyền thông môi trƣờng tại Trang trại giáo
dục Edufarm ......................................................................................................... 27
4.1.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy các nội dung giáo dục
và truyền thông bảo vệ môi trƣờng ..................................................................... 27
4.1.2. Hiện trạng tài liệu và phƣơng pháp giảng dạy về giáo dục và truyền thông
môi trƣờng tại TTGD Edufarm ........................................................................... 28
4.2.1. Đánh giá nhận thức của trẻ về GD&TTMT trƣớc khi thực hiện chƣơng
trình ..................................................................................................................... 35
4.2.2. Kết quả thực hiện chƣơng trình giáo dục và truyền thông môi trƣờng tại
Học viên Edufarm ............................................................................................... 38
4.2.3. Đánh giá kết quả đạt đƣợc sau khi thực hiên chƣơng trình GD&TTMT . 51
4.3. Đề xuất các giải pháp ................................................................................... 60
4.3.1. Giải pháp cho Trang trại giáo dục Edufarm .............................................. 60
4.3.2. Giải pháp đối với giáo viên tại Trang trại giáo dục Edufarm ................... 61
4.3.3. Giải pháp đối với gia đình ......................................................................... 62
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIÊN NGHỊ ................................... 63
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 63
5.2. Tồn tại........................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT


Bảo vệ môi trƣờng.

GDBVMT

Giáo dục bảo vệ môi trƣờng.

GDMT

Giáo dục môi trƣờng.

GDTH

Giáo dục tiểu học.

GD&TTMT

Giáo dục và truyền thông môi trƣờng.

TTGD

Trang trại giáo dục.

TTMT

Truyền thông môi trƣờng.


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 4.1. Hiện trạng tài liệu về giáo dục môi trƣờng cho trẻ ............................. 29
Bảng 4.2. Tình trạng tài liệu về truyền thơng mơi trƣờng cho trẻ ...................... 30

Bảng 4.3. Đánh giá của trẻ về công tác GD&TTMT tại Edufarm ...................... 33
Bảng 4.4. Đánh giá của phụ huynh, thầy cô (đi cùng trẻ) về công tác
GD&TTMT tại Edufarm ..................................................................................... 34
Bảng 4.5. Bảng đánh giá nhận thức của trẻ đối với BVMT ............................... 35
Bảng 4.6. Bảng đánh giá của phụ huynh, thầy cô về nhận thức của trẻ đối với
BVMT ................................................................................................................. 36
Bảng 4.7. Bảng đánh giá của cán bộ nhân viên tại Edufarm về nhận thức của trẻ
đối với BVMT ..................................................................................................... 37
Bảng 4.8. Tóm tắt q trình thực hiện chủ đề 1 .................................................. 40
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện chủ đề 1 ................................................................. 40
Bảng 4.10. Tóm tắt quá trình thực hiện chủ đề 2 ................................................ 41
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện chủ đề 2 ............................................................... 42
Bảng 4.12. Tóm tắt q trình thực hiện chủ đề 3 ................................................ 42
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện chủ đề 3 ............................................................... 43
Bảng 4.14. Bảng kết quả nhận thức BVMT của trẻ sau khi thực hiện chƣơng
trình ..................................................................................................................... 52
Bảng 4.15. Bảng đánh giá của phụ huynh, thầy cô về nhận thức BVMT của trẻ
sau khi thực hiện chƣơng trình ............................................................................ 54
Bảng 4.16. Bảng đánh giá của cán bộ nhận viên tại Edufarm về nhận thức
BVMT của trẻ sau khi thực hiện chƣơng trình ................................................... 56
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ kết quả nhận thức BVMT của trẻ sau khi thực hiện
chƣơng trình ........................................................................................................ 53
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ đánh giá kết quả của phụ huynh, thầy cô về nhận thức
BVMT của trẻ trƣớc và sau khi thực hiện chƣơng trình ................................ 55
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ đánh giá kết quả của cán bộ nhận viên tại Edufarm về
nhận thức BVMT của trẻ trƣớc và sau khi thực hiện chƣơng trình ............... 57


Biểu đồ 4.4. Biểu đồ đánh giá mức độ quan tâm ................................................. 58
Biểu đồ 4.5. Biểu đồ đánh giá thay đổi nhận thức của trẻ sau khi thực hiện

chƣơng trình TTMT ............................................................................................ 59


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên đang dần bị cạn kiệt, môi trƣờng ngày càng trở nên ơ nhiễm
và khí hậu biến đổi bất thƣờng là những vấn đề đang đƣợc thế giới quan tâm
hàng đầu hiện nay. Con ngƣời cần thực hiện các biện pháp khác nhau nhằm
giảm thiểu và khắc phục những tác động tiêu cực tới môi trƣờng. Giáo dục và
truyền thông môi trƣờng đƣợc xem là một trong những biện pháp hiệu quả, cần
thiết và có tác động liên tục đến các đối tƣợng cần giáo dục, góp phần thay đổi
nhận thức, hình thành thói quen bảo vệ môi trƣờng trong cuộc sống hàng ngày.
Mục tiêu giáo dục quốc gia là hƣớng tới một nền giáo dục toàn diện, bền
vững. Bên cạnh hƣớng phát triển giáo dục theo lối truyền thống hiện nay, có rất
nhiều hình thức giáo dục khác nhƣ: Mơ hình giáo dục từ thiên nhiên, mơ hình
nơng trại... Trang trại giáo dục Edufarm (học viện Edufarm) tại xã Thủy Xuân
Tiên, huyện Chƣơng Mỹ là một trong những ví dụ cụ thể của các mơ hình trên.
Với mong muốn mang đến cho khách tham quan những trải nghiệm thú vị về
nghề nông, khám phá về thiên nhiên và đặc biệt là góp phần mang đến cho thế
hệ trẻ có tầm nhìn về phát triển Nơng nghiệp An tồn - Nơng nghiệp Bền vững Nơng nghiệp Thơng minh ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh việc cung cấp kiến
thức về nền nơng nghiệp sạch, bền vững thì vấn đề giáo dục và truyền thông môi
trƣờng tại đây chƣa đƣợc quan tâm sâu sắc. Việc truyền tải thông tin đến khách
thăm quan mới chỉ dừng lại ở mặt kiến thức, chƣa giúp trẻ hình thành ý thức tự
giác và thói quen bảo vệ mơi trƣờng.
Nhận thức đƣợc ý nghĩa sâu sắc về vấn đề giáo dục bảo vệ mơi trƣờng
cũng nhƣ nhằm hỗ trợ, hồn thiện hoạt động giáo dục và truyền thông môi
trƣờng tại học viện Edufarm, tơi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng chƣơng trình
giáo dục và truyền thông môi trƣờng cho trẻ từ 3 - 11 tuổi tại Học viện
Edufarm, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội”.

1



CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề chung về giáo dục và truyền thông môi trƣờng
1.1.1. Một số định nghĩa về giáo dục môi trƣờng và truyền thông môi trƣờng

a. Giáo dục môi trƣờng
Giáo dục môi trƣờng là một phần không thể thiếu của chiến lƣợc phát
triển bền vững vì con ngƣời là trung tâm của sự phát triển và giáo dục nâng cao
nhận thức của con ngƣời nhằm thay đổi hành vi, lối sống của con ngƣời vì sự
phát triển bền vững. Khái niệm Giáo dục mơi trƣờng đƣợc hình thành vào
khoảng thập niên 70-80 của thế kỷ XX, song song với quá trình phát triển của xã
hội định nghĩa về giáo dục môi trƣờng đã đƣợc nhiều nhà khoa học đƣa ra và
dần thay đổi theo nhận thức của con ngƣời.
Năm 1970, Hội nghị quốc tế về giáo dục mơi trƣờng trong chƣơng trình
học đƣờng do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada, Mỹ đã thông qua định nghĩa
sau về giáo dục môi trƣờng:“Giáo dục môi trường là quá trình thừa nhận giá trị
và làm rõ khái niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết giúp hiểu
biết và đánh giá đúng mối tương quan giữa con người với nền văn hóa và mơi
trường lý sinh xung quanh mình. Giáo dục mơi trường cũng tạo cơ hội cho việc
thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề
liên quan tới chất lượng môi trường (Nguyễn Thị Bích Hảo, 2011). Định nghĩa
trên cho thấy giáo dục mơi trƣờng đã đƣợc xem xét ở góc độ mang tính hợp lý
và gắn kết với phát triển, nhấn mạnh đến khía cạnh chính trị trong giáo dục mơi
trƣờng cũng nhƣ đến đạo lý và giá trị. Tuy nhiên, định nghĩa này mới chỉ dừng
lại ở quá trình thừa nhận và làm rõ khái niệm với đối tƣợng chung chung, nội
dung của GDMT còn rất hạn chế. Khi xem xét môi trƣờng và các vấn đề về môi
trƣờng ngƣời ta chỉ tập trung vào khía cạnh lý sinh, vào dạy và học các vấn đề
môi trƣờng địa phƣơng, môi trƣờng nhân văn.

Năm 2000, với ý tƣởng mở rộng, tiếp cận mang tính tồn diện và liên
ngành, gắn kết các lĩnh vực liên quan đến môi trƣờng Jonathon Wigley đã đƣa ra

2


một định nghĩa tƣơng đối mới về giáo dục môi trƣờng có khả năng giải quyết
đƣợc những thách thức đối với phát triển bền vững: “Giáo dục môi trường là
một q trình phát triển những tình huống dạy/học hữu ích giúp người dạy và
người học tham gia giải quyết những vấn đề mơi trường có ảnh hưởng đến họ và
tìm ra những câu trả lời dẫn đến một lối sống có trách nhiệm, được thơng tin
đầy đủ”(Nguyễn Thị Bích Hảo, 2011). Định nghĩa nêu ra, chỉ rõ đối tƣợng là
ngƣời truyền thông tin và nhận thông tin (ngƣời dạy và học), phát triển những
tình huống dạy/học để giúp ngƣời tham gia giải quyết vấn đề môi trƣờng; với
mục tiêu hƣớng tới sự phát triển bền vững.
Có thể thấy, có rất nhiều định nghĩa về giáo dục môi trƣờng với mục tiêu
và đối tƣợng khác nhau qua từng giai đoạn phát triển, nhƣng tất cả các định
nghĩa trên đều có một số đặc điểm chung nhất về giáo dục môi trƣờng, đó là:
Thứ nhất: Giáo dục mơi trƣờng là một q trình diễn ra trong một khoảng thời
gian, ở nhiều địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và
bằng những phƣơng thức khác nhau; Thứ hai: Giáo dục môi trƣờng nhằm thay
đổi hành vi; Thứ ba: Khung cảnh học tập là bản thân môi trƣờng và những vấn
đề có trong thực tế; Thứ tư: Giáo dục mơi trƣờng bao gồm giải quyết các vấn đề
và ra quyết định về cách sống. Trong giáo dục môi trƣờng việc học phải tập
trung vào phát triển kỹ năng, những định nghĩa này muốn nói rằng việc học tập
phải tập trung ngƣời học và lấy hành động làm cơ sở.
b. Truyền thông môi trƣờng
Truyền thông môi trƣờng: “là một công cụ quản lý quan trọng, cơ bản
của quản lý mơi trường. Nó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi
nhận thức, thái độ, hành vi của người dân trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ

tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và không chỉ tự mình tham gia
mà cịn lơi cuốn những người khác cùng tham gia, để tại ra kết quả có tính đại
chúng”. Hay nói cách khác truyền thơng mơi trường là một hình thức truyền
thơng với chủ đề mơi trường (Nguyễn Thị Bích Hảo, 2011).

3


Truyền thơng mơi trƣờng: "là một q trình tương tác xã hội hai chiều,
giúp cho mọi đối tượng tham gia vào q trình đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ
với nhau các thơng tin mơi trường, với mục đích đạt được sự hiểu biết chung
nhất về các vấn đề mơi trường liên quan, và từ đó có năng lực cùng chia sẻ
trách nhiệm bảo vệ môi trường với nhau. Hiểu biết chung sẽ tạo nền móng của
sự nhất trí chung, và từ đó có thể đưa ra các hành động cá nhân và tập thể để
bảo vệ môi trường" ( TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2014).
Truyền thông môi trƣờng không nhằm quá nhiều vào việc phổ biến thông
tin mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một phƣơng thức sống bền vững và
nhằm khả năng giải quyết các vấn đề mơi trƣờng cho các nhóm ngƣời trong
cộng đồng xã hội.
Từ những khái niệm về giáo dục và truyền thông môi trƣờng cho thấy cả
hai phƣơng thức này đều nhằm giáo dục ý thức, thái độ, hành vi ứng xử của con
ngƣời đối với môi trƣờng. Tuy nhiên, ở mỗi phƣơng thức lại có một cách thể
hiện riêng: Giáo dục môi trƣờng nhằm cung cấp, truyền đạt thông tin cho tất cả
các đối tƣợng tuy nhiên chƣa chú trọng sự phản hồi của ngƣời tiếp nhận; trong
khi đó truyền thông môi trƣờng thông qua các sản phẩm nhƣ bản tin, báo đọc,
các buổi gặp gỡ thảo luận,... mang đến những thơng tin có tính hấp dẫn, có sự
trao đổi thông tin hai chiều để đạt đƣợc sự hiểu biết lẫn nhau và cuối cùng mong
muốn nhận đƣợc sự phản hồi.
Sự kết hợp giữa Giáo dục và Truyền thông môi trƣờng là một trong
những công cụ truyền đạt thông tin hiệu quả, hữu ích nhất trong các biện pháp

để thực hiện mục tiêu bảo vệ mơi trƣờng. Đích cuối cùng không chỉ làm cho mọi
ngƣời hiểu sự cần thiết phải bảo vệ mơi trƣờng mà quan trọng là phải có thói
quen, hành vi ứng xử thân thiện với mơi trƣờng.
1.1.2. Mục tiêu và đối tƣợng của giáo dục và truyền thông môi trƣờng
a. Mục tiêu và đối tƣợng của giáo dục môi trƣờng
-

Mục tiêu

GDMT nhằm đem lại cho đối tƣợng:

4


1. Hiểu biết bản chất của các vấn đề về mơi trƣờng: Trang bị những kiến
thức về mơi trƣờng: tính phức tạp, mối quan hệ nhiều chiều và khả năng chịu tải
của môi trƣờng…
2. Nhận thức đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trƣờng nhƣ
nguồn lực sinh sống, lao động và phát triển của cá nhân, cộng đồng, quốc gia từ
đó có thái độ, cách cƣ xử đúng đắn trƣớc các vấn đề môi trƣờng, xây dựng cho
mình quan niệm đúng đắn về ý thức, trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần
hình thành các kỹ năng… Hay đó chính là xây dựng thái độ, cách đối xử thân
thiện với mơi trƣờng.
3. Có thái độ quan tâm tới tầm quan trọng của môi trƣờng, thúc đẩy mọi
ngƣời tích cực tham gia vào việc cải thiện và bảo vệ môi trƣờng.
4. Cung cấp các kỹ năng cần thiết trong việc xác định, dự đoán, ngăn ngừa
và giải quyết vấn đề môi trƣờng.
5. Tạo cơ hội tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trƣờng
và đƣa ra đƣợc những quyết định môi trƣờng đúng đắn.
- Đối tƣợng

Đối tƣợng của GDMT là cá nhân, cộng đồng, trẻ em mọi lứa tuổi, giáo dục
ở tất cả các cấp từ địa phƣơng đến vùng, quốc gia, tồn cầu,... Giáo dục mơi
trƣờng cung cấp, truyền đạt thơng tin về môi trƣờng cho mọi ngƣời nhằm giúp
họ hiểu rõ hơn các kiến thức cơ bản về môi trƣờng, mối quan hệ giữa con ngƣời
với mơi trƣờng. Từ đó thay đổi nhận thức, thái độ và có những hành vi tích cực
thân thiện với mơi trƣờng. Tuy nhiên, mong muốn nhận đƣợc phản hồi từ phía đối
tƣợng đƣợc truyền thông tin về giáo dục môi trƣờng chƣa thực sự rõ nét.
b. Mục tiêu và đối tƣợng của Truyền thông mơi trƣờng
Truyền thơng mơi trƣờng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi
nhận thức, thái độ, hành vi của ngƣời dân trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ
tham gia vào các hoạt động BVMT; không những tham gia mà cịn lơi cuốn
những ngƣời khác cùng tham gia, để tạo ra những kết quả có tính đại chúng.

5


- Mục tiêu
1. Nâng cao nhận thức của mọi ngƣời về bảo vệ môi trƣờng, sử dụng hợp lý
tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng, thay đổi thái độ, hành vi về môi trƣờng. Tạo
lập cách ứng sử thân thiện với môi trƣờng, tự nguyện tham gia các hoạt động
bảo vệ mơi trƣờng.
2. Tác động đến chính cách, các dự án về BVMT nhằm thay đổi cho phù hợp
với từng đối tƣợng, từng hoàn cảnh. Chia sẻ, tuyên truyền các kiến thức về
BVMT để mọi ngƣời hiểu rõ và có những hành động tích cực hơn.
3. Phát hiện các tấm gƣơng, mơ hình tốt trong BVMT, đấu tranh chống các
hành vi, hiện tƣợng tiêu cực xâm hại đến môi trƣờng.
4. Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lƣới truyền thông mơi trƣờng, góp phần
thực hiện thành cơng xã hội hố công tác bảo vệ môi trƣờng.
5. Phổ biến thông tin về một tổ chức nào đó trong lĩnh vực mơi trƣờng
(thƣờng là các tổ chức hỗ trợ dự án nhƣ: GFF_ Qũy hỗ trợ các dự án nhỏ, UN_

Liên hợp quốc,... ( TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2014).
- Đối tƣợng
Đối tƣợng TTMT tùy thuộc vào chƣơng trình, dự án, có thể là cộng đồng,
chính quyền, cơ quan ban ngành về môi trƣờng; các nhà tài trợ hay các cơ quan
truyền thơng,... Là các đối tƣợng có trình độ học vấn, chun mơn, vị trí xã hội,
mỗi đối tƣợng lại có hình thức truyền thơng khác nhau. Mục đích chính của
TTMT: nhằm chia sẻ nhận thức, sự trao đổi lẫn nhau, có sự phản hồi thơng tin
giữa hai ngƣời hay một nhóm ngƣời để dẫn đến hiểu biết lẫn nhau, mang thông
điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trƣờng thông qua các loại hình truyền thơng nhƣ:
bản tin, sách báo, tờ rơi hay các buổi hội thảo,..
Nhƣ vậy, việc giáo dục cung cấp kiến thức kết hợp các thông điệp mang ý
nghĩa bảo vệ mơi trƣờng sẽ giúp mọi ngƣời có cái nhìn sâu sắc, tồn diện hơn về
vấn đề mơi trƣờng hiện nay. Cuối cùng có những hành động tích cực bảo vệ môi
trƣờng dù chỉ là những hành động nhỏ nhất.

6


1.2. Một số vấn đề về giáo dục và truyền thông môi trƣờng cho trẻ
1.2.1. Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ
Sự phát triển của trẻ là tiến trình tăng trƣởng về thể chất, tâm trí và cảm
xúc đối với trẻ em. Mỗi đứa trẻ trong quá trình trƣởng thành đều trải qua những
thay đổi tâm sinh lý khác nhau:
a. Đối với trẻ từ 3-5 tuổi
Trẻ lứa tuổi mầm non là rất thích hoạt động, khám phá, thích tiếp xúc với
thiên nhiên, dễ hình thành nề nếp, thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn,...và đó là
những yếu tố thuận lợi cho việc giáo dục và truyền thông môi trƣờng.
- Về mặt tâm lý xã hội:
+ Trẻ bắt đầu chú ý, quan sát và khám phá về các vật xung quanh mình,
những điều mới lạ, có nhu cầu khám phá các quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật

hiện tƣợng, nhận thức ngày càng phong phú.
+ Trí tƣởng tƣợng phát triển phong phú nhƣng còn đơn giản, chƣa bền
vững và dễ thay đổi.
+ Trẻ có khả năng suy luận, tƣ duy mặc dù những kết luận của trẻ còn
ngây thơ, khả năng tƣ duy trừu tƣợng còn hạn chế, nhận thức mới chỉ dừng lại
các đặc điểm bên ngoài chƣa đi sâu vào bản chất bên trong.
+ Đặt nhiều câu hỏi: Đặc điểm trí tuệ của trẻ ở giai đoạn này đang hình
thành và phát triển, với những sự vật hiện tƣợng mới kích thích sự tƣ duy của
trẻ, nhiều điều trẻ thích thú và quan tâm nhƣng lại chƣa hiểu, chƣa biết về
chúng, vì vậy mà đặt ra những câu hỏi nhằm làm rõ vấn đề đang quan tâm.
+ Trẻ phát triển ngơn ngữ, bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp và hào
hứng với việc giao tiếp với mọi ngƣời.
- Về mặt thể chất:
+ Kỹ năng tự lập của trẻ là ở dạng sơ đẳng: đó là khả năng tự phục vụ
bản thân nhƣ mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh...; chăm sóc thiên nhiên hay vệ sinh
mơi trƣờng,..

7


+ Trẻ nhỏ ƣa hoạt động nên không bao giờ ngồi n một chỗ, ln thích
thú việc quan sát đối tƣợng (Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương, 2010).
b. Trẻ từ 6-11 tuổi
Nếu nhƣ ở mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến lứa
tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt
động vui chơi sang hoạt động học tập. Trong giai đoạn này, các trẻ phát triển rất
nhanh cả về thể chất, tình cảm và trí tuệ, hình thành và phát triển mạnh mẽ
những năng lực khác nhau, đặt cơ sở nền móng cho phát triển nhân cách của
chúng.
- Về mặt tâm lý xã hội:

+ Trẻ tiếp tục phát triển kỹ năng tƣ duy và suy luận: Việc cho trẻ tiếp
xúc sớm với mơi trƣờng thiên nhiên giúp cho trẻ tích lũy các ấn tƣợng cảm xúc,
các hình ảnh đầu tiên về thiên nhiên, đặt nền tảng cho trẻ quan niệm đúng đắn
đối với môi trƣờng. Giáo dục thái độ trân trọng, bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên và
mong muốn phát triển tài nguyên thiên nhiên.
+ Có trách nhiệm hơn đối với bản thân và gia đình: Tích cực tham gia lao
động tự phục vụ bản thân và gia đình cũng nhƣ các hoạt động tập thể ở trƣờng lớp.
+ Có những thay đổi trong suy nghĩ, thái độ đến những hành vi nhƣ:
Trong gia đình trẻ ln cố gắng là thành viên tích cực, tham gia vào các cơng
việc của gia đình; trong nhà trƣờng thì có sự thay đổi về phƣơng pháp, thái độ
học tập.
+ Hiểu đƣợc nhiều khái niệm hơn, có khả năng giải quyết vấn đề. Việc trẻ
làm quen với các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, các di tích văn hóa - lịch sử, bảo
tàng, cả những tác động tốt cũng nhƣ không tốt của con ngƣời đối với thiên
nhiên nơi trẻ đang sinh sống (bụi, tiếng ồn, nƣớc bị ơ nhiễm,..) dẫn dắt trẻ có lỗi
suy nghĩ, phân tích đúng đắn về bảo vệ mơi trƣờng, khả năng đánh giá hiện
trạng môi trƣờng hiện nay.
+ Phát triển cảm xúc thẩm mĩ (tốt - xấu, thiện - ác, đẹp - xấu) phù hợp
với lứa tuổi tiểu học.

8


- Về mặt thể chất:
+ Phát triển chiều cao, cân nặng.
+ Hoạt động vui chơi, học tập nhiều hơn: Trẻ thay đổi đối tƣợng vui chơi
từ đồ vật sang các trò chơi vận động (Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương,
2010).
1.2.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi bảo vệ môi trƣờng của trẻ
Trẻ chủ yếu tiếp xúc với gia đình và trƣờng học, do vậy yếu tố ảnh hƣởng

đến hành vi bảo vệ môi trƣờng của trẻ chính là gia đình và trƣờng học. Ngồi ra,
việc học hỏi từ bạn bè cũng tác động đến nhận thức, hành vi của trẻ.
a. Trƣờng học
- Điều kiện học tập tại trƣờng
Những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, các tài liệu học
tập nhƣ: sách, báo, tạp chí,....ở trƣờng cũng ảnh hƣởng rất lớn đến việc tiếp thu
kiến thức của trẻ; các câu lạc bộ về môi trƣờng, các cuộc thi vẽ tranh, kể
truyện,... giúp trẻ hình thành nên những nhận thức và hành vi tích cực.
- Phƣơng pháp giáo dục của giáo viên
Có thể nói giáo viên là ngƣời có vai trị đặc biệt đối với việc để trẻ có ý
thức, hành vi tốt hay không đối với môi trƣờng xung quanh. Nếu nhƣ phƣơng
pháp giảng dạy của thầy cô phù hợp, truyền cảm, giúp trẻ thấy u thích và
muốn học, trẻ có cảm xúc và ghi nhớ lâu dài và vấn đề mơi trƣờng cũng nhƣ sẽ
có những hành động tích cực trong bảo vệ mơi trƣờng.
b. Gia đình
Gia đình đóng vai trị chính trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển
tồn diện, là mơi trƣờng có tác động mạnh mẽ nhất đối với việc hình thành nhân
cách của trẻ. Đặc điểm của trẻ là bắt đầu biết tiếp nhận kiến thức, ghi nhớ và tƣ
duy, chính vì vậy những hành động của ngƣời thân trong gia đình, đăc biệt là
ơng bà, cha mẹ sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới hành vi của trẻ. Vấn đề bảo vệ môi
trƣờng nếu đƣợc xuất phát từ gia đình, sự chỉ dạy của cha mẹ, khuyến khích trẻ

9


có hành vi u mơi trƣờng, chỉ cho trẻ biết đâu là những hành vi đúng, hành vi
sai sẽ giúp trẻ dần hình thành thói quen tốt.
Cùng với sự giáo dục của gia đình, xã hội cũng có vai trị đặt biệt quan
trọng quyết định tới thái độ tôn trọng, bảo vệ môi trƣờng của trẻ thông qua các
hoạt động truyền thông môi trƣờng nhƣ: múa hát, hài kịch, văn nghệ,...

c. Bạn bè
Mối quan hệ bạn bè cũng có những ảnh hƣởng nhất định đối với thái độ
và hành vi của trẻ. Trẻ bắt chƣớc và làm những điều mà trƣớc đây chúng chƣa
bao giờ làm để mong muốn đƣợc nhóm bạn bè chấp nhận nhƣ: việc các bạn biết
cất dọn đồ chơi sau khi chơi, biết bỏ rác vào thùng rác,... Tuy nhiên, không chỉ
những hành vi tốt trẻ mới học tập mà kể cả những hành vi, thái độ không tốt
cũng đƣợc trẻ học theo. Nhƣ vậy, để hƣớng trẻ cùng các bạn có thái độ, ý thức
tốt trong BVMT thì rất cần sự chỉ bảo, quan tâm của thầy cơ, gia đình (Trường
mầm non Ban Mai, 2017).
1.2.3. Vai trò giáo dục học của giáo dục và truyền thông bảo vệ môi trƣờng
cho trẻ
Giáo dục và truyền thông mơi trƣờng là một vấn đề cấp bách có tính toàn
cầu, do vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi trƣờng cho trẻ em ngay từ khi cịn
nhỏ là một vấn đề rất quan trọng. Môi trƣờng ở trƣờng mầm non, tiểu học là môi
trƣờng thuận lợi giúp trẻ khám phá, tìm tịi và hiểu biết về mơi trƣờng. Khơng
chỉ bao gồm mơi trƣờng tự nhiên (hay chính là mơi trƣờng ngồi lớp học, nơi trẻ
vui chơi và học tập) là các yếu tố nhƣ đất, nƣớc, khơng khí, ánh sáng,... cịn gồm
mơi trƣờng nhân tạo (nhƣ phịng học, góc vui chơi, bàn ghế,...) và mơi trƣờng xã
hội. Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong giai đoạn phát triển về nhận thức, ghi
nhớ và tƣ duy cũng nhƣ hoạt động vui chơi, học tập. Việc truyền đạt các kiến
thức cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho các trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thiên
nhiên giúp trẻ phát triển những kỹ năng quan sát, tìm hiểu mơi trƣờng, giáo dục
quan niệm đúng đắn về môi trƣờng. Qua đó, giáo dục trẻ về tình u thiên nhiên,
sống hịa hợp với thiên nhiên; giáo dục trẻ có thái độ trân trọng, yêu quý và giữ

10


gìn tài nguyên thiên nhiên; biết vận dụng những kiến thức kỹ năng về môi
trƣờng vào việc bảo vệ môi trƣờng. Đó cũng chính là mục tiêu tất yếu của giáo

dục và truyền thông môi trƣờng.
1.3. Khái quát về mô hình Trang trại giáo dục
Hiện nay có rất nhiều mơ hình giáo dục khác nhau nhƣ: Mơ hình trƣờng
học mới (VNEN), mơ hình nơng trại giáo dục tại Detrang farm, nông trại Viet
Village, trang trại giáo dục Edufarm (học viện Edufarm),... Những mơ hình đã
và đang thúc đẩy nền giáo dục theo hƣớng hiện đại, học tập gắn liền thực tiễn,
sáng tạo nhằm hình thành mơi trƣờng giáo dục tồn diện và bền vững cho trẻ.
Mơ hình nơng trại giáo dục hay có tên gọi khác là Mơ hình giáo dục từ
thiên nhiên hay Mơ hình giáo dục thực nghiệm - đó là mơ hình giáo dục gần gũi
với thiên nhiên và là một trong mơ hình giáo dục đem lại nhiều lợi ích thiết thực
cho trẻ, giúp trẻ có các kỹ năng sống bổ ích ngồi giờ học trên lớp.
Từ năm 1996 - 1997, mơ hình giáo dục từ thiên nhiên đã đi vào hoạt động
với tên gọi từ nơng trại đến trƣờng học. Mục đích ban đầu là hỗ trợ các hệ thống
thực phẩm dựa vào cộng đồng, cải thiện sức khỏe của học sinh thông qua các
phƣơng pháp giáo dục dinh dƣỡng. Đến nay, mơ hình này khơng chỉ dừng lại ở
mục đích ban đầu, ngun thủy nữa mà còn giúp các học sinh (đặt biệt là độ tuổi
mầm non, tiểu học, học sinh ở khu vực thành thị) có thêm đƣợc những kiến thức
thực tế thơng qua các bài học từ nông nghiệp, hạn chế việc tiếp nhận các bài
giảng chay cũng nhƣ tăng cƣờng những kỹ năng sống cho bản thân.
Theo viện chính sách đơ thị và mơi trƣờng của Hoa Kỳ, mơ hình từ nông
trại đến trƣờng học (nông trại giáo dục) sẽ giúp trẻ có cơ hội tiếp cận, hiểu đƣợc
các loại thực phẩm đƣợc sản xuất nhƣ thế nào, cách lựa chọn các loại thực phẩm
cũng nhƣ phát triển các kỹ năng thực hành thực tế từ chính những điều mà trẻ
đang tìm hiểu. Mơ hình này khơng chỉ mang lại lợi ích trƣớc mắt mà còn mang
đến những lợi ích lâu dài cho trẻ: Trẻ có đƣợc những trải nghiệm thú vị, trẻ đƣợc
phát triển ngôn ngữ, tăng cƣờng hiểu biết thực tế và đƣợc sử dụng thực phẩm an
toàn, sạch sẽ... Những lợi ích thiết thực, nơng trại giáo dục ngày càng đƣợc các

11



nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội và các bậc phụ huynh đặc biệt chú trọng,
quan tâm.
1.4. Hoạt động giáo dục tại Học viện Edufarm
Trang trại giáo dục (TTGD) Nơng nghiệp mang tên “Edufarm” (cịn có
tên là Học viện Edufarm) tại xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chƣơng Mỹ, Thành phố
Hà Nội đƣợc xây dựng và thành lập trên khu quần thể rộng 4,5 ha với không
gian yên tĩnh, rộng rãi đang là một trong những địa điểm vui chơi, học tập hấp
dẫn của các gia đình, thầy cơ và các em học sinh sau thời gian làm việc và học
tập căng thẳng.
Trƣớc tình hình nền nơng nghiệp nƣớc nhà đang gặp nhiều khó khăn, hạn
chế về mặt ứng dụng các cơng nghệ tiên tiến vào trong q trình sản xuất và
thực trạng về thực phẩm nhƣ hiện nay,... Địi hỏi cần phải có nhận thức rõ ràng
về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhận thấy đƣợc sức ảnh hƣởng tiêu cực đó tới sức
khỏe con ngƣời, TTGD Edufarm đã phát triển nhằm hƣớng về một nền nông
nghiệp sạch, hiện đại và bền vững trong tƣơng lai, trở thành cái bếp của thế giới.
Với mong muốn mang nông nghiệp đến mọi ngƣời dƣới góc nhìn về một nền
nơng nghiệp an tồn, bền vững, thơng minh và có thể áp dụng vào thực tế. Nội
dung giảng dạy đƣợc đa dạng hóa nhằm trao đổi và áp dụng các kiến thức nông
nghiệp trong đời sống hàng ngày hay sản xuất. Nổi bật là mơ hình trồng rau
Aquaponics, trồng rau nhà lƣới, chăn ni hữu cơ,... khơng sử dụng các chất hóa
học trong trồng trọt và chăn ni. Bên cạnh đó, các bài giảng về côn trùng, thủy
hải sản, nuôi cấy mô,... cũng đƣợc giới thiệu cho khách tham quan khi tới đây.
Tuy nhiên, về vấn đề GD&TTMT tại Edufarm còn chƣa đƣợc quan tâm
chú trọng, nội dung môi trƣờng mới chỉ đƣợc lồng ghép ở một số chủ đề giảng
dạy mà chƣa đƣa bài học về BVMT thành một nội dung giảng dạy hồn chỉnh.
Bên cạnh đó, với đặc trƣng là một mơ hình giáo dục ngồi hệ thống trƣờng học
với nội dung học tập gắn liền với thực tế. Cho thấy, đây cũng là một trong
những mơ hình lý tƣởng để thử nghiệm chƣơng trình GD&TTMT. Ngồi ra,
cũng chƣa có đề tài nào thực hiện nghiên cứu vấn đề giáo dục và truyền thông


12


mơi trƣờng tại đây. Vì vậy, đề tài đã thực hiện thử nghiệm chƣơng trình
GD&TTMT tại TTGD Edufarm nhằm đánh giá hiệu quả về cơng tác giáo dục
ngồi hệ thống trƣờng học.

13


CHƢƠNG II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo
dục và truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng cho khách tham
quan (đặc biệt là đối tƣợng các em nhỏ lứa tuổi 3-11 tuổi) tại Trang trại giáo dục
Edufarm, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chƣơng Mỹ, Thành phố Hà Nội.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc hiện trạng hoạt động giáo dục và truyền thông môi
trƣờng tại Trang trại giáo dục Edufarm, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chƣơng Mỹ,
thành phố Hà Nội.
- Xây dựng và thực hiện đƣợc chƣơng trình giáo dục và truyền thông môi
trƣờng tại địa điểm nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục và truyền thông bảo vệ
môi trƣờng tại trang trại cho khách tham quan.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Các em nhỏ từ 3-11 tuổi tới tham quan và học tập tại

Trang trại giáo dục Edufarm, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chƣơng Mỹ, thành phố
Hà Nội.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng hoạt động giáo dục và truyền thông môi trƣờng tại
Trang trại giáo dục Edufarm, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chƣơng Mỹ, thành phố
Hà Nội:
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy các nội dung giáo
dục và bảo vệ môi trƣờng.
+ Phƣơng pháp giảng dạy và học tập (các tài liệu có sẵn) về nội dung giáo
dục và truyền thông môi trƣờng tại Edufarm.

14


+ Đánh giá của khách tham quan về vấn đề giáo dục và truyền thông bảo
vệ môi trƣờng tại Trang trại giáo dục Edufarm.
- Xây dựng và thực hiện chƣơng trình GD&TTMT trong hoạt động giáo
dục tại địa điểm nghiên cứu: Thử nghiệm chƣơng trình GD&TTMT thơng qua
một số sản phẩm truyền thông và chủ đề gắn liền với nội dung giảng dạy của
Edufarm.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục và truyền thông bảo vệ
môi trƣờng tại Edufarm cho khách tới tham quan và học tập.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu
Đây là phƣơng pháp kế thừa, tham khảo thông tin tài liệu và số liệu có
sẵn trong các đề tài, tạp chí, dự án các chƣơng trình liên quan tới khu vực nghiên
cứu nhƣ:
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và kết quả nghiên cứu của
các cơng trình liên quan.
+ Tài liệu về đánh giá tâm lý, nhận thức của trẻ từ lứa tuổi mẫu giáo đến

khi trƣởng thành.
+ Các giáo trình có nội dung về giáo dục và truyền thông môi trƣờng cho trẻ.
+ Tài liệu về hƣớng phát triển của nền giáo dục bền vững, theo các mơ
hình tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế.
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp
- Quan sát và điều tra thực địa: Khảo sát, đánh giá sơ bộ về môi trƣờng
xung quanh, môi trƣờng học tập và giảng dạy đối với các đối tƣợng tới tham
quan và học tập tại khu vực nghiên cứu. Đồng thời, quan sát những hành vi về
bảo vệ môi trƣờng trong mọi hoạt động học tập, vui chơi diễn ra trong khuôn
viên của Edufarm, qua đó sẽ giúp cho ta thấy đƣợc có sự khác nhau hay không
về môi trƣờng học tập cũng nhƣ ý thức, những hành vi giữ gìn vệ sinh mơi
trƣờng xung quanh của học sinh so với các trƣờng học hiện nay.

15


- Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn: Phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng
hỏi là hình thức sử dụng bảng câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị từ trƣớc sau đó tiến
hành phỏng vấn và ghi lại câu trả lời của ngƣời đƣợc hỏi. Đối tƣợng đƣợc phỏng
vấn: Cán bộ, nhân viên làm việc tại TTGD (40 phiếu); đối tƣợng khách tham
quan là phụ huynh, giáo viên đi cùng trẻ khi tới Edufarm (40 phiếu) và trẻ đến
học tập và tham quan (40 phiếu), nhằm đánh giá khả năng nhận thức và hình
thành ý thức của trẻ về bảo vệ mơi trƣờng. Nội dung bảng phỏng vấn đƣợc trình
bày trong phụ lục I.
2.4.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
a. Chương trình Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ tại Edufarm
1. Các chủ đề của chƣơng trình thử nghiệm:
- Chủ đề 1: Thảm thực vật - Khu vƣờn thực nghiệm.
- Chủ đề 2: Phân loại rác.
- Chủ đề 3: Tái chế chất thải.

2. Các phƣơng pháp sử dụng:
+ Quan sát: Cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tƣợng gần gũi xung quanh
nhƣ: Quan sát môi trƣờng học tập và vui chơi, tranh ảnh,... để phát triển kỹ năng
quan sát, phân tích và tổng hợp thơng tin, xử lý các tình huống liên quan tới nội
dung BVMT. Đồng thời giúp trẻ thu nhận kiến thức và ghi nhớ đƣợc lâu dài các
nội dung mà trẻ đƣợc giới thiệu.
+ Đàm thoại - trao đổi: Đây là phƣơng pháp trò chuyện, thảo luận và chia
sẻ mọi thông tin cảm xúc về môi trƣờng và các mối quan hệ giữa trẻ với mơi
trƣờng. Trị chuyện, trao đổi với trẻ là một việc làm rất quan trọng trong GDMN
và GDTH. Với thái độ quan tâm, biết lắng nghe và ln chia sẻ thì ta sẽ nhận
đƣợc những phản hồi tích cực từ phía trẻ, từ đó có thể thu thập đƣợc nhiều thông
tin về nhận thức hay mức độ quan tâm của trẻ tới môi trƣờng. Đồng thời tăng
khả năng giáo tiếp, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ.
+ Trực quan - minh họa: Từ những hình ảnh thực tế, chân thực; các tranh
ảnh, video minh họa có liên quan trực tiếp đến bài học giúp trẻ cảm thấy thích

16


thú khi tham gia học, tăng khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức dễ dàng và ghi
nhớ đƣợc lâu dài.
+ Thực hành - trải nghiệm: Trẻ sử dụng phối hợp các giác quan, ghi nhận
thơng tin mình thu thập đƣợc, tƣ duy logic... để phát triển giác quan, rèn luyện
khả năng tƣ duy và tăng tính sáng tạo.
b. Chương trình Truyền thơng mơi trường cho trẻ tại Edufarm
- Chƣơng trình TTMT thực hiện bởi các sản phẩm truyền thơng đƣợc tạo ra
nhằm có tác động mạnh mẽ tới ý thức, hành vi của đối tƣợng về vấn đề BVMT.
Bên cạnh đó, chƣơng trình cịn kết hợp đồng thời với một số nội dung GDMT.
- Xây dựng chƣơng trình truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về
BVMT cho trẻ từ 3-11 tuổi tại Edufarm đƣợc thực hiện qua 4 giai đoạn:



Giai đoạn 1: Xác định vấn đề
- Phân tích tình hình và xác định vấn đề
- Mục tiêu: Xác định hƣớng thực hiện của chƣơng trình đó là: nhận thức,

hành vi của trẻ từ 3-11 tuổi khi tới tham quan và học tập tại TTGD Edufarm và
hiện trạng truyền thông về BVMT tại Edufarm.
- Phƣơng pháp tiến hành: Thu thập, nghiên cứu các tài liệu có sẵn, đánh giá
qua khảo sát thực địa, bảng phỏng vấn,...
- Phân tích đối tƣợng truyền thơng
- Mục tiêu: Nhằm đánh giá khả năng hiểu biết thái độ quan tâm cũng nhƣ
hành vi của trẻ tới mơi trƣờng. Từ đó, lựa chọn phƣơng pháp, ngôn ngữ truyền
thông phù hợp với đối tƣợng (trẻ từ 3-11 tuổi).
- Phƣơng pháp sử dụng:
+ Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát thực địa
nhằm đánh giá tổng quan tình hình hoạt động giáo dục và đối tƣợng nghiên cứu
là trẻ từ 3-11 tuổi.
+ Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn: Nhằm đánh giá khả năng nhận thức
và hiểu biết của trẻ về môi trƣờng.
- Xác định mục tiêu truyền thông

17


×