Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

QUẢN lý sản XUẤT NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG với xâm NHẬP mặn TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.27 KB, 102 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN NHÂN

QUẢN LÝ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG
VỚI XÂM NHẬP MẶN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KÍNH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3/2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN NHÂN

QUẢN LÝ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG
VỚI XÂM NHẬP MẶN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN DANH SƠN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3/2021



LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Nguyễn Văn Nhân, là học viên cao học khóa IX, đợt 2 năm 2018,
chuyên ngành Quản lý kinh tế của Học Viện Khoa Học Xã Hội.
Tôi xin cam đoan:
* Nội dung luận văn “Quản lý sản xuất nơng nghiệp thích ứng với xâm
nhập mặn trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai” là do chính tác giả
nghiên cứu và hồn thành, khơng sao chép của ai.
* Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực.
* Luận văn có tham khảo, sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên
các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, Ngày 09 tháng 3 năm 2021
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nhân


MỤC LỤC
Nội dung

Số trang:

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết

1

2. Tổng quan nghiên cứu


2

3. Mục tiêu nghiên cứu

6

4. Đối tượng nghiên cứu

6

5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

6

6. Phương pháp nghiên cứu

6

7. Kết cấu đề tài

7

Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT
NƠNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI XÂM NHẬP MẶN
1.1 Một số khái niệm

9
9


1.1.1 Biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn

9

1.1.2 Quản lý và quản lý nhà nước về nông nghiệp

13

1.1.3 Quản lý sản xuất nơng nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn

14

1.2 Các yếu tố tác động đến quản lý sản xuất nông nghiệp

16

1.3 Tác động của xâm nhập mặn đến sản xuất nơng nghiệp

18

1.3.1 Tác động tiêu cực

19

1.3.2 Tác động tích cực

20

1.4 Vai trò của nhà nước và các bên liên quan khác trong sản xuất nơng nghiệp
thích ứng với xâm nhập mặn

21
1.4.1 Vai trò của nhà nước
21
1.4.2 Vai trò của các bên liên quan khác

24

1.5 Tiêu chí đánh giá sản xuất nơng nghiệp thích ứng xâm nhập mặn

25


1.5.1 Tiêu chí về tăng trưởng kinh tế
25
1.5.2 Tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng nghiệp thích ứng với xâm
nhập mặn
1.5.3 Tiêu chí về hiệu quả sản xuất nông nghiệp

25
26

1.6 Kinh nghiệm quản lý sản xuất nông nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn ở
một số địa phương và bài học rút ra
26
1.6.1 Kinh nghiệm của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
27
1.6.2 Kinh nghiệm của huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

29


1.6.3 Kinh nghiệm của huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

30

1.6.4 Bài học kinh nghiệm rút ra

32

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
THÍCH ỨNG VỚI XÂM NHẬP MẶN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN
TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI
35
2.1 Khái quát về huyện Nhơn Trạch
35
2.1.1 Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

35

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên

36

2.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội

37

2.2 Tác động của xâm nhập mặn đến SX nông nghiệp huyện Nhơn Trạch

40


2.2.1 Biểu hiện của xâm nhập mặn

40

2.2.2 Tác động ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp

44

2.3 Thực trạng quản lý sản xuất nông nghiệp trong điều kiện xâm nhập mặn ở
huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2015-2019
47
2.3.1 Hệ thống sản xuất nông nghiệp
47
2.3.2 Cơ cấu lao động- việc làm trong SX nông nghiệp huyện Nhơn Trạch

50

2.3.3 Quản lý sản xuất nông nghiệp

51

2.3.4 Kết quả sản xuất nông nghiệp

54


2.4 Đánh giá sản xuất nông nghiệp trong điều kiện xâm nhập mặn ở huyện
Nhơn Trạch giai đoạn 2015-2019
2.4.1 Những mặt đạt được


60
60

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế

61

2.4.3 Nguyên nhân

62

Chương 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI XÂM NHẬP MẶN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI
3.1 Dự báo diễn biến xâm nhập mặn trong thời gian tới

65
65

3.2 Quan điểm và định hướng sản xuất nơng nghiệp thích ứng với xâm
nhập mặn của tỉnh Đồng Nai và huyện Nhơn Trạch
67
3.2.1 Quan điểm
67
3.2.2 Định hướng và mục tiêu pháp triển sản xuất nơng nghiệp thích ứng với
xâm nhập mặn
68
3.3 Một số giải pháp quản lý sản xuất nơng nghiệp thích ứng với xâm nhập
mặn trên địa bàn huyện Nhơn Tạch
3.3.1 Về quy hoạch phát triển


69
70

3.3.2 Về chuyển đổi cơ cấu sản xuất

71

3.3.3 Về huy động các nguồn lực ứng phó xâm nhập mặn

72

3.3.4 Về tăng cường năng lực bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý

73

3.3.5 Về phối hợp các bên liên quan

75

KẾT LUẬN

78

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BĐKH

Biến đổi khí hậu

IIED

Viện Mơi trường và Phát triển Quốc tế (International
Institute for Environment and Development)

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

KHKT

Khoa học kỹ thuật

TP.

Thành phố

KTTĐPN

Kinh tế trọng điểm phí Nam

ĐTNN


Đầu tư nước ngồi

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

SX

Sản xuất

N-L-N

Nông lâm nghiệp

CN

Công nghiệp

XNM

Xâm nhập mặn

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


QLNN

Quản lý nhà nước


DANH MỤC CÁC BẢNG

Thứ tự

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Kết quả đo nồng độ muối tại huyện Nhơn Trạch

41

Bảng 2.2

Kết quả đo độ mặn đất tại huyện Nhơn Trạch

43

Bảng 2.3

Diện tích trồng lúa tại huyện Nhơn Trạch


48

Bảng 2.4

Cơ cấu lao động tại huyện Nhơn Trạch

50

Bảng 2.5

Kết quả nuôi trồng thủy sản tại huyện Nhơn Trạch

55

Bang 2.6

Sản lượng cây trồng huyện Nhơn Trạch

56

Bảng 2.7

Diện tích và sản lượng trồng lúa tại huyện Nhơn Trạch

57

Bảng 2.8

Diện tích và sản lượng cây trồng tại huyện Nhơn Trạch


58

Bảng 2.9

Số lượng gia súc gia cầm tại huyện Nhơn Trạch

59

Bảng 2.10

Sản lượng vật nuôi tại huyện Nhơn Trạch

59


DANH MỤC CÁC HÌNH

Thứ tự

Tên hình

Trang

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Nhơn Trạch

36

Hình 2.2 Mức độ quan tâm xâm nhập mặn của người dân

46


Hình 2.3 Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nơng nghiệp
của người dân

46

Hình 2.4 Các phương thức thích ứng xâm nhập mặn của người dân

47


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đang tác động và ảnh hưởng lớn đến đời
sống, kinh tế - xã hội, sinh kế của nhiều hộ dân. Sự nóng lên của bầu khí quyển làm
nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng lên dẫn đến băng tan trên diện rộng. Trong số các
quốc gia đang phát triển, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi
khí hậu. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới kết luận rằng Việt Nam là quốc gia
đứng hàng thứ hai trên thế giới chịu rủi ro của nước biển dâng. Theo kịch bản biến
đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có
khoảng 39% diện tích, 35% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trên 10% diện
tích, 9% dân số vùng Đồng bằng sơng Hồng; trên 2,5% diện tích, 9% dân số các tỉnh
ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số khu vực thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh
hưởng trực tiếp. Xu hướng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của hàng
triệu người dân đang sống phụ thuộc vào nông nghiệp và thủy sản.
Huyện Nhơn Trạch nằm về phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, cách thành phố
Biên Hòa 30 km về phía Bắc, cách thành phố Vũng Tàu 35 km về phía Nam, phía
Tây qua sơng Đồng Nai, cách trung tâm nội thành thành phố Hồ Chí Minh 30 km.
Diện tích tự nhiên của huyện 410,9 km2 chiếm xấp xỉ 7% diện tích tự nhiên của tỉnh
Đồng Nai, dân số đến nay trên 260 nghìn người. Huyện Nhơn Trạch có 12 đơn vị

hành chính cấp xã và được bao quanh bởi các sông lớn: sông Đồng Nai, sông Thị Vãi
và sơng Lịng Tàu, chiều dài khoảng trên 100km với hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Vì vậy huyện Nhơn Trạch là địa phương thường chịu tác động mạnh tình trạng xâm
nhập mặn đến sản xuất của người dân thuộc các xã nằm ven sông Đồng Nai.
Theo kết quả khảo sát vụ lúa Đông Xuân năm 2016-2017, trên địa bàn huyện
Nhơn Trạch có 880 ha lúa bị nhiễm mặn, làm cây lúa bị chết, cháy lá, bị lép hạt, năng
xuất, phẩm chất lúa kém… đã gây thiệt hại không nhỏ cho nơng dân, làm ảnh hưởng
đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh trật tự của địa phương. Thích ứng với
xâm nhập mặn ở nước ta nói chung và trên địa bàn huyện Nhơn Trạch nói
1


riêng là rất cần thiết và đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có những vấn đề liên quan
tới sản xuất nông nghiệp. Tổng quan các nghiên cứu (ở mục 2 dưới đây) cho thấy đã
có những nghiên cứu về thích ứng với xâm nhập mặn trên các vùng, miền, địa
phương ở nước ta nói chung nhưng cho đến nay cịn chưa có nghiên cứu nào về chủ
đề này trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Từ thực tế đó, trên cơ sở kiến thức đã học trong chương trình lớp thạc sỹ quản
lý kinh tế cùng với lĩnh vực công tác của bản thân, tôi chọn đề tài: Quản lý sản xuất
nơng nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh
Đồng Nai làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản lý kinh tế
của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu:
Biến đổi khí hậu (BĐKH) nói chung, xâm nhập mặn nói riêng đang trở thành
một vấn đề thách thức với với đời sống, sinh kế của người dân sản xuất nông nghiệp
các vùng ven biển ở nước ta. Do vậy, thích ứng với xâm nhập mặn được coi là chìa
khóa để giảm khả năng dễ bị tổn thương và tăng cường năng lực chống chịu với
những biến đổi của thời tiết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp của người dân. Mặt khác,
các nghiên cứu cũng cho thấy, để hạn chế những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, của

xâm nhập mặn, cộng đồng đã tự tìm cách thích ứng thơng qua những cách thức khác
nhau tùy thuộc vào ảnh hưởng đến từng lĩnh vực.
Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, tổng quan nghiên cứu sẽ tìm hiểu những
đóng góp của các nghiên cứu đi trước về hoạt động thích ứng của người dân và quản
lý sản xuất nông nghiệp của nhà nước trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
đối với các hoạt động sinh kế của người dân. Tuy nhiên do địa bàn nghiên cứu trong
luận văn bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn chủ yếu là cây lúa và các hoạt động quản
lý sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất trồng lúa. Do đó phần tổng quan nghiên
cứu cũng tập trung vào lĩnh vực trồng trọt (chủ yếu cây lúa).
Thích ứng với xâm nhập mặn trong lĩnh vực trồng trọt:
2


Trồng trọt là một lĩnh vực phụ thuộc và nhạy cảm với tình hình thời tiết. Biến
đổi khí hậu cùng với nó là nước biển dâng và các hình thức thời tiết cực đoan như
nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn… liên tiếp xảy ra gây khó khăn cho ngành
nông nghiệp. Theo tác giả Đinh Vũ Thanh, nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ khiến
cho diện tích canh tác nông nghiệp giảm. Cụ thể, nếu nước biển dâng lên 1m có khả
năng ảnh hưởng tới 12% diện tích và 20% dân số Việt Nam, làm ngập khoảng từ 0,3
đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng sông Hồng và 1,5-2 triệu ha tại đồng bằng sông Cửu
Long và hàng trăm ngàn ha ven biển miền Trung. Ước tính Việt Nam sẽ mất đi
khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số khoảng hơn 4 triệu ha hiện nay, đe dọa
nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu
người dân [18].
Trước những ảnh hưởng của xâm nhập mặn đối với hoạt động trồng trọt, các
nghiên cứu cũng cho thấy chính quyền và người dân nhiều địa phương đưa ra nhiều
hoạt động thích ứng khác nhau. Các biện pháp thích ứng chính được người dân chủ
động sử dụng là thay đổi giống cây trồng, thay đổi kỹ thuật canh tác, thay đổi cơ cấu
cây trồng hoặc chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh khác như nuôi trồng thủy
sản, làm thuê trong các ngành nghề khác,…

Thay đổi giống cây trồng: Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà năm 2014, Bộ Tài
ngun và Mơi trường năm 2010, Nguyễn Tuấn Anh năm 2012 cho thấy việc thay
đổi giống cây trồng phù hợp với tình hình thời tiết, điều kiện thổ nhưỡng được coi là
phương thức thích ứng hợp lý: Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Hoa và
Quyền Đình Hà tại ven biển Nam Định cho thấy, để thích ứng với những tác động
tiêu cực do biến đổi khí hậu trong trồng trọt cụ thể là trồng lúa nước, nhiều người đã
thay đổi giống lúa từ kém chống chịu, dài ngày sang giống lúa có khả năng chống
chiụ tốt hơn, ngắn ngày hơn và thích ứng với điều kiện ngập mặn (ví dụ: đối với lúa
thuần: chuyển từ Bắc Thơm sang BC15, RVT thơm,…; đối với lúa lai: chuyển từ Tạp
giao 838, 903, CT16 sang TH3-3) [11].
3


Thay đổi cơ cấu cây trồng: cũng được áp dụng khá phổ biến. Các nghiên cứu
về hướng thích ứng với BĐKH ngày, như nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh [1] cho
biết tại Ninh Bình, trong những năm gần đây, người dân cấy lúa theo tỷ lệ 50%-50%.
Tức là, 50% diện tích canh tác của mỗi hộ gia đình được dùng để cấy lúa cao sản,
nhằm tăng nâng suất, 50% diện tích đất cịn lại được dung để cấy lúa chất lượng cao.
Việc thay đổi tỷ lệ diện tích gieo trồng như thế giúp cho người dân ở đây vừa có gạo
chất lượng cao để ăn, vừa tránh được suy giảm năng suất, hay thiệt hại. Đối với
những loại giống cho năng suất cao, chống chọi tốt hơn với thời tiết bất thường,
nhưng chất lượng gạo khơng được ngon thì có thể dùng để chăn nuôi gia súc, gia
cầm. Nghiên cứu của Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà [12] cũng cho biết ở các tỉnh
miền Tây Nam bộ, người dân chuyển đổi cơ cấu từ chuyên trồng lúa sang mô hình
lúa – tơm, hay lúa xen canh thủy sản.
Thay đổi kỹ thuật canh tác: các nghiên cứu tại các khu vực ven biển Việt Nam,
như: Nguyễn Tuấn Anh [1], Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà năm [11], cho thấy
trước các thay đổi về thời tiết, khí hậu thì kỹ thuật canh tác cũng phải thay đổi theo
để thích ứng.
Nghiên cứu tổng hợp của Trần Thọ Đạt và Vũ Thi Hồi Thu [10] cho thấy,

cơng tác thủy lợi, tưới tiêu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long được coi là giải pháp
hàng đầu để chủ động nguồn nước cho cây trồng, như: xây dựng thêm hệ thống đê
điều, đắp bờ cao xung quanh ruộng để bảo vệ mùa màng, …
Thích ứng với xâm nhập mặn trong lĩnh vực chăn ni:
Nhìn chung lĩnh vực chăn ni ít chịu tác động trực tiếp hơn so với trồng trọt
khi bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Trong hoạt động thích ứng trong chăn ni, các
hoạt động thích ứng được tập trung vào thay đổi giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi, đầu tư
vào thức ăn và phịng bệnh, giảm số lượng vật ni hoặc tìm các cơng việc phi nơng
nghiệp khác để làm. Theo Nguyễn Thị Hoa và Quyền Đình Hà [11], trong lĩnh vực
chăn ni, việc tìm các con giống lai có sức chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu thời
4


tiết thay đổi và cùng với đó thay đổi kỹ thuật cũng như phương thức chăn nuôi như
tăng cường chế độ ăn, vệ sinh, tiêm phịng,… rất được chú trọng.
Thích ứng với xâm nhập mặn trong nuôi trồng thủy sản:
Thay đổi kỹ thuật nuôi trồng: Nhiều nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn
Tuấn Anh tại cộng đồng ven biển Ninh Bình [1], Đặng Thị Hoa, Trần Thọ Đạt
[9,11,13] cho thấy, người dân áp dụng những công nghệ tiên tiến hơn để phục vụ cho
việc nuôi trồng giúp cho hiệu quả được tốt hơn. Ở phương thức này, nghiên cứu của
Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà chủ yếu áp dụng ở các hộ gia đình khá giả và trung
bình, nhóm hộ nghèo áp dụng thấp hơn do trình độ và nguồn vốn hạn hẹp [11].
Thay đổi giống và cơ cấu ni trồng: Với phương thức thích ứng thay đổi
giống, các nghiên cứu cho thấy, người dân tìm các giống phù hợp với tình hình thời
tiết, khí hậu của địa phương. Ví dụ tại Giao Thủy – Nam Định, người dân chuyển đồi
nuôi trồng từ baba Sông Hồng sang baba Đài Loan, Từ Ngao đỏ sang ngao Bến Tre,
từ tôm sú sang tơm thẻ chân trắng [11]. Ngồi thay đổi giống, thay đổi cơ cấu nuôi
trông cũng được chú ý ở một số ít hộ như từ mơ hình chun ni tơm sang mơ hình
tơm – cá kết hợp ni ln canh, xen canh; mơ hình xen canh lúa – cá, tức là một số
lồi cá được ni trong các ruộng lúa, với mơ hình này mang lại được nhiều lợi

nhuận giúp giảm chi phí đầu tư cho sản xuất. Một số biện pháp khác cũng được áp
dụng như: nâng cao bờ tránh nước mặn vào ruộng, gia cố bờ ao nuôi trước mùa mưa
bão, …
Việc tổng hợp nghiên cứu như trên, tuy chưa thật đầy đủ, cho thấy có nhiều
cách thức, giải pháp ứng phó với BĐKH nói chung, xâm nhập mặn nói riêng là rất đa
dạng, phụ thuộc vào tình hình, mức độ thay đổi của thời tiết, khí hậu, nguồn nước
cũng như khả năng của địa phương, người dân. Tổng hợp nghiên cứu cũng cho thấy
nghiên cứu ứng phó BĐKH trong nơng nghiệp là rất phong phú, nhất là ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, nơi đang hứng chịu những tác động nặng nề ngày càng rõ rệt
và gia tăng, nhưng ở vùng Đơng Nam bộ nói riêng, trong đó có tỉnh Đồng Nai, thì
5


cho đến nay không nhiều. Đặc biệt nghiên cứu về quản lý sản xuất nơng nghiệp thích
ứng với xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai thì chưa có.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác lập được một số cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm thực tiễn về quản
lý sản xuất nơng nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn để vận dụng cho địa bàn cấp
huyện.
- Phân tích được các khía cạnh về quản lý sản xuất nơng nghiệp thích ứng với
xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý sản xuất nông nghiệp thích ứng với xâm
nhập mặn trên địa bàn cấp huyện huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
4. Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về
quản lý sản xuất nơng nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn trên địa bàn cấp huyện
(cụ thể là huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai).
5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài:
- Về nội dung nghiên cứu: luận văn tập trung vào các vấn đề về quản lý sản
xuất nơng nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn trên địa bàn huyện, cụ thể là huyện
Nhơn Trạch mà không bàn rộng tới các vấn đề quản lý sản xuất nơng nghiệp khác,

mặc dù chúng có mối quan hệ quản lý với nhau. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chỉ
nghiên cứu lĩnh vực trồng trọt (chủ yếu cây lúa) và ni thủy sản vì đây là đối tượng
chính bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Nhơn Trạch
- Về địa bàn nghiên cứu: các xã hiện đang chịu tác động của xâm nhập mặn,
thuộc huyện Nhơn Trạch, cụ thể là các xã ven sông Đồng Nai là các xã: Phú Hữu,
Đại Phước, Phú Thạnh, Phú Hội, Long Tân, Phước Thiền, Hiệp Phước.
- Về thời gian nghiên cứu: thực trạng diễn biến và số liệu được giới hạn trong
khoảng thời gian năm 2015 đến năm 2019.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
6


- Phương pháp thống kê, tổng hợp tài liệu: nhằm thống kê, tổng hợp các tài
liệu, thơng tin hiện có về quản lý sản xuất nơng nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn
trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.
- Phương pháp kế thừa: tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu hiện có về
quản lý sản xuất nơng nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: do hạn chế về các nguồn lực (thời gian, kinh
phí,…), phỏng vấn sâu tập trung vào 2 nhóm đối tượng sau:
+ Cán bộ huyện, xã: 13 người;
+ Hộ gia đình có các hoạt động sinh kế (trồng trọt/chăn ni/ni thủy sản):
48 người.
Nội dung phỏng vấn sâu đối với các nhóm đối tượng bao gồm:
* Phỏng vấn sâu hộ gia đình: nhằm thu thập thơng tin cụ thể về những ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, các thơng tin về việc lựa chọn các cách thức thích ứng,
lý do lựa chọn? Dựa vào đâu để lựa chọn? Vai trò của cộng đồng trong việc hỗ trợ
trong các hoạt động thích ứng.
* Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý sản xuất nông nghiệp ở xã và huyện: nhằm thu
thập thông tin cụ thể về các biểu hiện, mức độ của xâm nhập mặn diễn ra tại địa

phương; cách thức ứng phó với xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp tại địa
phương, bao gồm cả sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương và sự huy động các
sáng kiến, các nguồn lực khác trong xã hội.
- Phương pháp phân tích kinh tế và đánh giá tổng hợp: sau khi có đầy đủ các
thơng tin, tiến hành phân tích và đánh giá tổng hợp để đưa ra những đề xuất phù hợp.
7. Kết cấu của đề tài:
Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sản xuất nơng nghiệp
thích ứng với xâm nhập mặn.
7


Chương 2: Thực trạng quản lý sản xuất nông nghiệp thích ứng với xâm nhập
mặn trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp quản lý sản xuất nơng nghiệp
thích ứng xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

8


Chương 1:
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT
NƠNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI XÂM NHẬP MẶN

1.1 Một số khái niệm:
1.1.1 Biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn
Biến đổi khí hậu: Có nhiều quan niệm về biến đổi khí hậu được đưa ra, nhìn
chung biến đổi khí hậu được hiểu như sau:
Theo Bộ Tài ngun và Mơi trường Việt Nam, biến đổi khí hậu là sự nóng lên
tồn cầu và mực nước biển dâng, nguyên nhân chủ yếu do các loại khí nhà kính được

phát thải từ hoạt động của con người [4]. Quan điểm của Viện Môi Trường và Phát
Triển Quốc Tế (IIED) cho rằng, biến đổi khí hậu là sự thay đổi hình thái thời tiết và
nhiệt độ trong một khoảng thời gian ngắn, trung, hoặc dài hạn mà đã xảy ra hoặc dự
báo sẽ xảy ra phần lớn do hiệu ứng khí nhà kính được sản sinh ra từ hoạt động của
con người. Hay biến đổi khí hậu là sự biến đổi các giá trị trung bình nhiều năm của
các yếu tố khí tượng, như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng nước bốc hơi của khí
quyển trên trái đất [19].
Cơng ước khung của Liên Hiệp Quốc đưa ra khái niệm: biến đổi khí hậu là do
hoạt động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành
phần của khí quyển tồn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được
trong thời kỳ có thể so sánh được [9]. Biểu hiện của biến đổi khí hậu đó là sự thay
đổi về nhiệt độ, xói mịn, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết cực đoan …
Nguyên nhân của biến đổi khí hậu do hai yếu tố chủ quan và yếu tố khách
quan. Nguyên nhân khách quan là do sự biến đổi của tự nhiên như: sự biến đổi các
hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mơ các
châu lục, sự biến đổi các dòng hải lưu, sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí
quyển. Nguyên nhân chủ quan là do con người, xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử
9


dụng đất và nguồn nước, và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và khí nhà kính từ
các hoạt động con người. Các nghiên cứu rằng nguyên nhân do con người là chủ yếu:
biến đổi khí hậu 90% do con người tạo ra [19]. Chính lượng phát thải nhà kính từ các
hoạt động giao thơng, cơng nghiệp, sử dụng năng lượng,… đang góp phần làm tăng
thêm sự nóng lên tồn cầu và nước biển dâng. Ước tính lượng phát thải của Việt
Nam đạt 120,8 triệu tấn và với tình hình phát triển kinh tế hiện nay, lượng phát thải
này sẽ cịn tăng mạnh trong thời gian tới [9]. Ngồi ra các hoạt động canh tác cũng
làm góp phần làm suy thối mơi trường tự nhiên.
Xâm nhập mặn:
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới [8], chỉ có 2,5% tổng lượng nước trên trái

đất là nước ngọt, còn lại là nước mặn. Nguồn nước ngọt lớn nhất nằm dưới lòng đất
và một phần nước mặt nằm rải rác ở nhiều khu vực trên thế giới. Nước ngầm được sử
dụng rộng rãi để bổ sung cho nguồn nước mặt nhằm đáp ứng nhu cầu nước ngày
càng tăng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề đối với hệ thống nước ngầm ở những
vùng ven biển chính là xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước
ngọt trong các tầng chứa nước ở ven biển bằng nước mặn do sự dịch chuyển của
khối nước mặn vào tầng nước ngọt.
Theo Nguyễn Chu Hồi (2001), sự xâm nhập mặn của nước biển sông được giải
thích là do mùa khơ, nước sơng cạn kiệt khiến nước biển theo các sông, kênh dẫn tràn
vào gây mặn. Hiện tượng tự nhiên này xảy ra hằng năm và do đó có thể dự báo trước.
Nhưng bên cạnh đó, những vùng đất ven biển cũng có nguy cơ nhiễm mặn do thẩm thấu
hoặc do tiềm sinh. Xâm nhập mặn làm giảm nguồn nước ngọt dưới lòng đất ở các tầng
chứa nước ven biển do cả hai quá trình tự nhiên và con người gây ra.

Độ mặn là thước đo hàm lượng muối hòa tan trong nước. Thường được biểu
diễn bằng phần nghìn (ppt) hoặc tỷ lệ phần trăm (%). Bảng 1.1 khái quát về các loại
nước của Việt Nam và Bảng 1.2 là phân loại nước mặn đối với con người và cây
trồng.
10


Bảng 1.1. Phân loại nước ở Việt Nam theo hàm lượng muối (đơn vị đo: ppt)
Nước ngọt

Nước lợ

Nước mặn

Nước muối


<1

1-10

>10 hoặc <30

>50

Nguồn: />
Bảng 1.2. Phân loại nước mặn đối với con người và cây trồng
Kiểu nước mặn

Hàm lượng (ppt)

Nước biển

35

Độ mặn uống được tối đa cho người

3

Độ mặn thích hợp cho người

0,5 tới 0,75

Sinh vật trong sa mạc

Nhỏ hơn 15; tối đa 25


Nước tưới (đối với tưới tiêu và các điều
kiện đất đai tối ưu)

- Nhỏ hơn 0,75: khơng có rủi ro mặn
hóa
- 0,75 - 1,5: giảm năng suất các cây
trồng
nhạy
cảm
mặn
- 1,5 - 3,5: giảm năng suất nhiều loại các
cây
trồng
- 3,5 - 6,5: chỉ có cây trồng chịu mặn
- 6,5 - 8,0: giảm năng suất các cây trồng
chịu mặn

Nguồn: />
Những yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn: Trong tự nhiên, bề mặt phân
cách giữa nước ngọt và nước mặn hiếm khi ổn định. Quá trình bổ sung nước hoặc
khai thác nguồn nước ngầm đều dẫn đến sự dịch chuyển bề mặt phân cách giữa nước
ngọt và nước mặn từ vị trí này sang vị trí khác. Sự dịch chuyển đó có thể làm mực
nước dâng lên hoặc hạ xuống tùy thuộc vào việc nước ngọt đổ vào tầng ngậm nước
tăng hay giảm. Do đó, sự thay đổi lượng nước ngầm gây ảnh hưởng trực tiếp đến
xâm nhập mặn. Tình trạng này sẽ tăng nhanh hơn nếu giảm bổ sung nước ngầm.
11


Những thay đổi do biến đổi khí hậu như lượng mưa và nhiệt độ, thay đổi mục đích sử
dụng đất cũng có thể làm thay đổi đáng kể tốc độ bổ sung nước ngầm cho các hệ

thống tầng ngậm nước, gây ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn [5].
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng sâu sắc
đến chu trình thủy văn thơng qua thay đổi mơ hình lượng mưa, lượng nước bốc hơi
và độ ẩm của đất. Lượng mưa có thể tăng hoặc giảm và phân bố khơng đồng đều trên
tồn cầu. Hiện tượng này sẽ làm thay đổi lượng nước ngầm được bổ sung, đồng thời
thay đổi tốc độ xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước ven biển. Vì vậy, thơng tin về các
tác động của biến đổi khí hậu ở địa phương hoặc khu vực, các quá trình thủy văn và
tài nguyên nước ven biển trở nên rất quan trọng.
Ảnh hưởng của q trình thay đổi mục đích sử dụng đất: Các hoạt động thay
đổi mục đích sử dụng đất và quản lý đất cũng có thể làm thay đổi trực tiếp đến hệ
thống thủy văn, chế độ bốc hơi nước và dịng chảy. Do đó, sử dụng đất cũng đóng
vai trị quan trọng trong việc đánh giá nguồn nước ngầm [8].
Đối với các cửa sông tiếp giáp với biển, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào
các sông xảy ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô. Khi đó lượng nước từ sơng đổ
ra biển giảm, thủy triều từ biển sẽ mang nước mặn lấn sâu vào lịng sơng làm cho
nước sơng bị nhiễm mặn. Nồng độ mặn sẽ giảm dần khi càng tiến sâu vào đồng bằng
[17].
Mức độ xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Lượng nước từ thượng nguồn đổ về, lưu lượng càng giảm, nước mặn càng
tiến sâu vào đất liền.
- Biên độ triều vùng cửa sông: vào giai đoạn triều cường, nước mặn càng lấn
sâu vào.
- Địa hình: Địa hình bằng phẳng là yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập mặn.

12


- Các yếu tố khí tượng: Gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa ít,...
sẽ là tác nhân làm nước mặn lấn sâu vào nội địa.
- Hoạt động kinh tế của con người: Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô

tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn [17].
1.1.2 Quản lý và quản lý nhà nước về nông ghiệp
Quản lý: Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động,
phát sinh khi cần có sự nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở
mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Với ý nghĩa
phổ biến thì quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành
vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng quản lý theo
những mục tiêu đã định.
Quản lý bao gồm các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể có thể là
một cá nhân hoặc tổ chức.
- Khách thể quản lý: chịu sự tác động hay chịu sự điều chỉnh của chủ thể quản
lý, đó là hành vi của con người và các quá trình xã hội.
- Đối tượng quản lý: tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý. Tùy theo từng
loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý khác nhau.
- Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do
chủ thể quản lý định trước. Quản lý là một hoạt động phức tạp và nó phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố đó là: con người; hệ thống và tư tưởng chính trị;
tổ chức; thơng tin; văn hóa…
Quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của
Nhà nước. Quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử.
13


Có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi của
con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy
nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn

định và phát triển của xã hội.
Quản lý nhà nước về nông nghiệp: là sự quản lý của nhà nước đối với nông
nghiệp thông qua các công cụ kế hoạch, pháp luật và các chính sách để tạo điều kiện,
mơi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nhằm đạt
mục tiêu chung của ngành nông nghiệp; xử lý những việc ngoài khả năng tự giải
quyết của đơn vị kinh tế trong quá trình hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực sản xuất,
lưu thông, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp; điều tiết lợi ích giữa các
vùng, các ngành, sản phẩm nơng nghiệp, giữa nơng nghiệp với tồn bộ nền kinh tế;
thực hiện sự kiểm soát đối với tất cả hoạt động trong nền nông nghiệp và kinh tế
nông thôn, làm ổn định, lành mạnh mọi quan hệ giữa kinh tế và xã hội, môi trường.
Như vậy quản lý nhà nước về nông nghiệp là một bộ phận trong quản lý kinh
tế quốc dân, thể hiện sự tác động chi phối, có định hướng bằng quyền lực và thông
qua bộ máy nhà nước; thực hiện bằng các biện pháp, công cụ quản lý để nông nghiệp
đạt được mục tiêu kinh tế, hiệu quả xã hội, sự vận hành phù hợp với các quy luật
khách quan.
1.1.3 Quản lý sản xuất nơng nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), thích ứng với xâm nhập mặn là sự
điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc mơi trường thay
đổi nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do xâm nhập mặn hiện hữu hoặc
tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
Thích ứng với xâm nhập mặn là tất cả những phản ứng đối với tình trạng xâm
nhập mặn nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương. Cây cối, động vật và con người
không thể tồn tại một cách đơn giản như trước khi có xâm nhập mặn nhưng hồn
14


tồn có thể thay đổi các hành vi của mình để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro từ
những thay đổi đó.
Thích ứng với xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp của con người là
cách người dân làm để ngày càng giảm thiểu được thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra

cho sản xuất nông nghiệp, để hoạt động trồng trọt, chăn ni, ni thủy sản… ít bị
tổn thương, giữ được năng suất qua đó góp phần tạo thu nhập, ổn định cuộc sống cho
người dân.
Sự thích ứng đóng vai trị quan trọng đối với cuộc sống của các hộ nông dân
ven biển, bởi lẻ nguồn thu nhập chính của họ là từ sản xuất nơng nghiệp. Trong khi
đó hoạt động sản xuất nơng nghiệp của người dân ven biển lại phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết mà phổ biến nhất ở đây là gió bão, nước biển
dâng… Người nơng dân khơng có khả năng điều chỉnh tạm thời trước sự thay đổi
hoặc có giải pháp dịch chuyển dài hạn trong sản xuất nơng nghiệp thì khó tránh khỏi
những tổn thương và khơng thể đạt được sinh kế bền vững. Trong đó nhóm hộ nghèo
thường khó khăn trong ứng xử và dễ bị tổn thương hơn, ngược lại nhóm hộ giàu
thường có những ứng xử sớm và thích hợp hơn do có đủ nguồn lực cần thiết và họ có
thể đạt được sự bền vững của các nguồn sinh kế. Người dân càng có nhiều biện pháp
thích ứng thì càng đạt được sự bền vững trong sản xuất nơng nghiệp. Những biện
pháp thích ứng này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, xã hội, con người, vật
chất và tài chính. Những điều kiện này có ý nghĩa quyết định đến việc ứng xử trước
tác động của xâm nhập mặn và từ đó hình thành các chiến lược thích ứng bền vững
của người dân.
Các biện pháp thích ứng của người dân ven biển với xâm nhập mặn có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng và mang tính chất sống cịn với cuộc sống của họ. Nếu có các
biện pháp thích ứng tốt, mang lại hiệu quả cao sẽ tạo điều kiện cho phát triển sản
xuất nơng nghiệp bền vững. Nếu khơng có các biện pháp thích ứng với xâm nhập
mặn đúng đắn thì hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ bị tổn thương, thiệt hại ngày
15


càng gia tăng. Vấn đề đặt ra là cần tạo ra tiền đề tích lũy kinh nghiệm, tăng cường
năng lực ứng phó trong dài hạn để làm giảm những tổn thất đối với sản xuất nông
nghiệp trong tương lai cho cộng đồng ven biển. Nếu được quan tâm nghiên cứu, tìm
ra các biện pháp thích ứng cịn có thể tận dụng được các cơ hội mới do xâm nhập

mặn mang lại, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững của các hộ
gia đình và cộng đồng ven biển.
Như vậy quản lý sản xuất nơng nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn, thể hiện
sự tác động chi phối, có định hướng thơng qua bộ máy nhà nước để vừa làm giảm
thiểu được thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra cho sản xuất nơng nghiệp vừa có thể tận
dụng được các cơ hội mới do xâm nhập mặn mang lại, tạo thuận lợi cho phát triển
sản xuất nơng nghiệp bền vững của các hộ gia đình và cộng đồng ven biển.
1.2 Các yếu tố tác động đến quản lý sản xuất nông nghiệp:
Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành phát triển nông nghiệp bằng
các biện pháp hành chính, cơng cụ quản lý kinh tế. Ngồi những yếu tố tác động của
cơ chế chính sách, các hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước, việc quản lý sản
xuất nơng nghiệp cịn chịu tác động từ một số yếu tố khác, như phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, nhận thức của người dân, trình độ ứng dụng
khoa học cơng nghệ, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức.
- Tác động của điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên là nhân tố tác động rất
lớn đối với tất cả các hoạt động của sản xuất nơng nghiệp. Bời vì mơi trường tự
nhiên, đất, nước, khi hậu, thời tiết, ánh sáng cung cấp cung cấp những tư liệu sản xuất
cơ bản đề con người tiến hành sản xuất nông nghiệp, tạo ra lương thực, thực phẩm.
Điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng, mỗi khu vực có sự khác biệt, có nơi khó khăn và có
nơi thuận lợi, song nếu chúng ta biết khai thác hợp lý vẫn có thể khai thác từ tự nhiên
để tạo ra những nơng phẩm có giá trị kinh tế. Do đó, để có được một nền nơng nghiệp
phát triển, con người phải biết dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa vào lợi thế của từng
vùng, miền để phát triển nông nghiệp cho phù hợp.
16


×