Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.82 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tuy không phải là quốc gia đầu tiên đề ra các vấn đề về quyền cơ bản của con
người, nhưng Việt Nam là một trong số ít các quốc gia sớm tiếp cận về quyền con người,
đồng thời có nhiều nỗ lực để đạt được những kết quả tích cực trong việc đảm bảo quyền
con người. Dù cịn nhiều thách thức, Việt Nam luôn nỗ lực để người dân ngày càng được
thụ hưởng tốt hơn quyền con người và thành quả của công cuộc phát triển đất nước.
Khẳng định về quyền con người, mở đầu Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai đoạn văn
bất hủ trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và
Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789. Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế
giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên sự phát triển quyền tự nhiên của con
người đến quyền độc lập, tự do của dân tộc; khẳng định sự thống nhất biện chứng giữa
quyền dân tộc và quyền con người với tư duy pháp lý của nhân loại tiến bộ, không xa lạ
với những chân lý phổ biến đã được coi là thành quả văn minh của lồi người. Nói cách
khác, thông qua khẳng định các giá trị của một dân tộc là quyền bình đẳng, quyền sống,
quyền sung sướng, quyền tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh quyền con
người chỉ thực sự được bảo đảm khi gắn liền với quyền độc lập, tự do của dân tộc.
Cụ thể, Hiến pháp 2013 khẳng định nguyên tắc chung về quyền con người, quyền
công dân như sau: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người,
quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng,
bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có
thể bị hạn chế theo quy định của luật trong các trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng,
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; Quyền
công dân không tách rời nghĩa vụ cơng dân; Mọi người có nghĩa vụ tơn trọng quyền của
người khác; Cơng dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội;
Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia,
dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; Mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa…
Chính vì vậy, học viên nhận thấy việc nghiên cứu vấn đề “chứng minh việc ban


hành Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước là cần thiết để bảo vệ quyền con người
hiện nay” làm đề tài tiểu luận môn học là rất cần thiết.


NỘI DUNG
1. Ghi nhận quyền con người được bồi thường
Hiến pháp năm 2015 có quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước, theo đó người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được
bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự 1 và mọi hành vi xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời
xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi
danh dự.
Về bản chất của quyền được bồi thường đối với Nhà nước được coi là quyền con
người, quyền cơ bản của công dân và được quy định cụ thể trong chương về Quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Trong xã hội dân chủ, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội thì quyền con
người đã được quan tâm. Có quan điểm cho rằng, quyền con người là những quyền phải
đương nhiên được thừa nhận, không cần nêu cụ thể các quyền này trong một văn bản
pháp luật. Quan điểm này đúng với một số quyền như quyền được ăn, quyền được ng,
quyền được hít thở. Tuy nhiên, đối với nhiều quyền, trong đó quyền được bồi thường
thiệt hại do cơ quan nhà nước gây ra, nếu khơng được pháp luật ghi nhận thì trong thực tế
không tồn tại. Chẳng hạn, Hiến pháp đã ghi nhận quyền bồi thường thiệt hại do người của
cơ quan nhà nước gây ra như đã trình bày ở trên, nhưng cho đến thời gian gần đây, chúng
ta khơng có quy định (dưới Hiến pháp) ghi nhận quyền được bồi thường thiệt hại trong
lĩnh vực tố tụng dân sự mà người dân có thể viện dẫn nên Tịa án đã theo hướng Tịa án
khơng phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người dân.
Ví dụ, Tịa án nhân dân tơi cao đã từng xét rằng: “Khi giải quyết vụ án đối nợ giữa
bà Tài và bà Tiếm, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long chưa làm rõ căn nhà số 37/2 đường
Trần Phú thuộc số hữu riêng của bà Tiếm hay thuộc ở hữu chung của vợ chồng bà Tiếm
và các con, nhưng lại giữ nguyên Quyết định kê biên số 770/THA, ngày 1-12 2000 của

Đội Thi hành án về căn nhà nêu trên do bà Tiếm đứng tên để đảm bảo thi hành án
(khoản tiền bà Tiếm phải trả cho bà
Tài), là chưa đủ căn cứ. Sai lầm của bản án dân sự phúc thẩm số 142/DSP của Tòa án


nhân dân tỉnh Vĩnh Long được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Theo quy định của
pháp luật tại thời điểm giải quyết vụ án thì Tịa án khơng có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại. Việc Tịa án cấp ơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm khi giải quyết vụ án đòi bồi thường
thiệt hại đã xác định Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long cùng đồng bị đơn là ai.
Trước thực tế trên, việc ghi nhận quyền được bồi thường trong Hiến pháp như hiện
nay chưa đủ. Để quyền được bồi thường thiệt hại thực sự đi vào cuộc sống, cần có một
văn bản dưới Hiến pháp ghi nhận chính thức quyền này và Luật trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước đã làm được điều này. Cụ thể, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan
có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường khi có văn bản của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc
có văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị
thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường. Như vậy, với mục đích bảo vệ lợi ích của cá
nhân, tổ chức bị người thi hành công vụ gây thiệt hại, Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước đã ghi nhận rõ ràng một quyền cơ bản của chủ thể dân sự ngoài Nhà nước là
quyền được bồi thường.
Tuy nhiên, sẽ là không đầy đủ nếu đề cập đến quyền con người mà không đề cập
đến quyền được bồi thường của người bị thiệt hại, tức trách nhiệm bồi thường trong đó có
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Chính vì lẽ đó mà một báo cáo của Ủy ban Quốc
tế các Luật gia2 đã khẳng định, trong tất cả các hệ thống luật, luật liên quan đến quyền
con người bảo vệ các lợi ích như tính mạng, tự do, nhân phẩm, thân thể, tâm lý, và sở
hữu, dù thiệt hại ở một hay nhiều lợi ích đều xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con
người. Do đó, trong trường hợp xâm phạm nghiêm trọng tới quyền con người thì có thể
khởi kiện về dân sự. Ngồi ra, trong báo cáo còn nhấn mạnh các quyền hiến định và quy
định liên quan tới quyền con người có tác động mạnh tới việc áp dụng pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại vào các tình tiết đối với mỗi vụ việc cụ thể. Bên cạnh đó,

Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 16-12-1966 đã tuyên bố, bất cứ
người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam cầm bất hợp pháp đều có
quyền yêu cầu được bồi thường. Như vậy quyền được bồi
thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gây là
một trong những quyền cơ bản về dân sự, chính trị của cơng dân.
Ví dụ minh họa sau đây làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa quyền được bồi
thường thiệt hại, tức trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu nhìn từ phía Nhà nước và
quyền con người:
Ơng Gacon bị truy cứu về tội lừa đảo nhưng Tòa ơ thẩm Lyon - Pháp đã cho rằng
tại Bản án ngày 30-3-2001 khơng có cơ ở để xác định có lừa đảo và tội danh được quy


kết cho ông Gacon đã đương nhiên được ân xá nên ông Gacon không bị quy trách nhiệm.
Theo Điều 498, Bộ tố tụng hình sự Pháp, các bên dân sự có 10 ngày để kháng cáo phúc
thẩm và, theo Điều 505 của Bộ luật trên, Viện Cơng tố có 2 tháng để kháng nghị phúc
thẩm. Trên cơ ở của Điều 505, Viện Công tố đã kháng nghị phúc thẩm bản án trên vào
ngày 20-4-2001, tức đã quá thời hạn so với Điều 498 nhưng trong thời hạn của Điều 505.
Tại cấp phúc thẩm, ông Gacon cho rằng Điều 505 trên là trái với Cơng ước về nhân
quyền nhưng Tịa phúc thẩm Lyon đã bác khiếu nại này đồng thời xác định ông Gacon
phạm tội lừa đảo, Bản án ngày 13-3-2002. Ông Gacon khiếu nại giám đốc thẩm và Tòa
giám đốc thẩm Pháp đã giữ án phúc thẩm (Quyết định ngày 25- 6-2003).
Ơng Gacon tiếp tục khiếu nại lên Tịa án nhân quyền châu Âu. Trong Quyết định
ngày 22-08-2008, Tòa án nhân quyền châu Âu đã xét việc Viện Công tố được hưởng thời
gian kéo dài để yêu cầu phúc thẩm, trong khi đó đương ự khơng thể tiến hành phúc thẩm,
đã đặt đương ự vào hoàn cảnh rõ ràng bất lợi so với Viện Công tố là trái với nguyên tắc
bình đẳng về vũ khí - phương tiện. Từ đó, Tịa án nhân quyền châu Âu kết luận có việc vi
phạm Điều 6 khoản 1 Công ước nhân quyền châu Âu. Như vậy, Nhà nước Pháp khi ban
hành hai thời hạn khác nhau để phúc thẩm (10 ngày cho đương ự và 2 tháng cho Viện
Công tố) đã vi phạm quyền có một phiên tịa cơng bình, trong đó có bình đẳng về phương
tiện được ghi nhận tại khoản 1 Điều 6 Công ước nhân quyền châu Âu. Sau khi xác định

có vi phạm quyền được ghi nhận trong Cơng ước nhân quyền, Tòa án nhân quyền châu
Âu còn giải quyết về bồi thường thiệt hại cho ông Gacon. Cụ thể, thèo Tịa án, cần phải
trả cho ơng Gacon 4.500 Euro tiền tổn thất về tinh thần và Tòa án nhân quyền Châu Âu
đã quyết định Nhà nước Pháp phải trả trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Quyết định này
có hiệu lực, cho người khiếu nại là ơng Gacon 4.500 Euro do có thiệt hại về tinh thần.
Trong vụ việc này, cho thấy Nhà nước Pháp đã vi phạm quyền con người, cụ thể là
quyền có một phiên tịa cơng bình được ghi nhận như một quyền cơ bản của con người và
từ việc vi phạm này đã làm phát inh tổn thất về tinh thần cho người có quyền bị vi phạm
nên Nhà nước Pháp phải bồi thường tổn thất. Điều này cho thấy quyền được bồi thường
thiệt hại, tức trách nhiệm bồi thường, trong đó có trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
gắn liền với quyền con người.
Ví dụ minh họa au đây làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa quyền được bồi thường
với quyền con người của một công dân tên Janet của Nhà nước Rumani Bố mẹ bà Janet
bị tịch thu 2 ngôi nhà và một mảnh đất vào năm 1960. Trong vụ kiện đòi bất động sản của
bà Janet, ngày 26/8/2000 xác định là Nhà nước Rumani khơng có quyền đối với tài sản
này và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả cho bà Janet khối tài sản đó với tư cách
là người thừa kế. Tuy nhiên, bà Janet không nhận được tài sản trên vì tài sản đã được
chuyển nhượng cho người thứ ba và bà cũng không nhận được bất kỳ đền bù nào. Bà


Janet đã khiếu nại lên Tòa án Châu Âu nhân quyền và cho rằng việc bà không thể lại tài
sản là do Nhà nước Rumani và việc này đã vi phạm nhân quyền được tôn trọng tài sản
được ghi nhận tại Điều 1, Nghị định thư ố 1 thuộc Công ước nhân quyền Châu Âu 3. Trên
cơ ở này, ngày 21/10/2008 Tòa án nhân quyền Châu Âu ra quyết định nêu rõ việc Nhà
nước bán tài sản của người yêu cầu tiếp tục cản trở cho đến ngày hôm nay người này
được hưởng quyền sở hữu của mình đã được ghi nhận bởi một quyết định đã có hiệu lực
pháp luật. Tịa án xét thấy hồn cảnh này tương đồng với việc tước quyền sở hữu và vẫn
tiếp diễn từ hơn 7 năm qua mà khơng có bất kỳ đền bù nào. Từ đó, Tịa án đã kết luận có
việc vi phạm Điều 1, Nghị định thư ố 1. Tòa án nhân quyền Châu Âu không chỉ dừng lại
ở việc xác định có vi phạm quyền con người về tài sản được ghi nhận tại Điều 1, Nghị

định thư ố 1. Thực tế Tòa án còn giải quyết cả vấn đề bồi thường thiệt hại cho bà Janet
như s au:
Nếu nhà nước Rumani là bị đơn khơng tiến hành hồn trả tài sản trong thời hạn 3
tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực pháp luật, Tịa án quyết định bị đơn phải
thanh toán cho người yêu cầu, cụ thể là bà Janet, đối với thiệt
hại về vật chất một khoản tiền bằng giá trị hiện tại của tài sản được xác định là
150.000 Euro. Ngoài việc bồi thường thiệt hại về vật chất như vừa nêu, Tòa án nhân
quyền Châu Âu còn xét việc làm mất quyền sở hữu tài sản của người yêu cầu đối với tài
sản bị Nhà nước bán cho người thứ ba, cùng với việc khơng có bất kỳ đền bù nào từ hơn
7 năm nay đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người yêu cầu một khoản tiền 2.000
Euro tương ứng với việc bồi thường tổn thất về tinh thần mà bà Janet phải gánh chịu.
Như vậy, cũng như tương tự trong vụ án trước, quyền được tôn trọng tài sản của cá nhân
đã bị xâm hại và từ việc xâm hại đó đã làm phát inh quyền được bồi thường thiệt hại, tức
là trách nhiệm bồi thường của người xâm hại. Ở đây khẳng định một lần nữa về quyền
được bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần gắn liền với quyền con người.
2. Công cụ bảo vệ các quyền con người
Quyền được bồi thường của người bị thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường trong đó có trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thực chất là một phương thức,
công cụ bảo vệ quyền con người. Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật
của người thi hành công vụ thường là do người thi hành công vụ xâm phạm tối các quyền
cơ bản của họ như quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm; quyền được bảo đảm
về sức khỏe, tính mạng hay quyền về sở hữu tài sản hợp pháp... Do đó, với việc Luật
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thừa nhận cho người dân quyền được bồi thường
thiệt hại, chúng ta đã thiết lập một công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền trên, mở rộng


phạm vi trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, đặc biệt đối với
những đối tượng bị các cơ quan nhà nước trong hoạt động của mình gây oan, ai”.
Đối với người bị xâm phạm, họ được u cầu khơi phục tình trạng ban đầu như
được bồi thường giá trị của tài sản bị xâm phạm hay khôi phục danh dự. Đối với Nhà

nước, do phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại
của người thi hành công vụ nên Nhà nước thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình với
người dân. Việc xác định rõ trách nhiệm hồn trả của người thi hành công vụ gây ra thiệt
hại cũng góp phần tăng cường trách nhiệm của họ trong thi hành nhiệm vụ và từ đó, các
quyền cơ bản của con người cũng phần nào được bảo vệ tốt hơn. Thực tế đã cho thấy
trước khi có quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực tố tụng
hình sự, việc truy tố, bắt giữ có nhiều sai phạm nhưng từ khi có Luật trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước, các cơ quan tố tụng thận trọng hơn trước rất nhiều khi ra quyết
định của mình.
Nói cách khác, pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã thiết lập ra một
công cụ pháp lý cho người dân để họ có thể sử dụng nhằm bảo vệ các quyền của họ khi
các quyền này bị xâm phạm. Do đó, để khơng phải gánh chịu những bất lợi từ việc áp
dụng các quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, từ đó Nhà nước
sẽ ứng xử tốt hơn và điều này phần nào bảo vệ tốt hơn các quyền cơ bản của con người.
3. Mở rộng trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Qua phân tích các ví dụ minh họa nêu trên, có thể khẳng định rằng pháp luật về
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ
các quyền cơ bản của con người. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có phạm vi càng
rộng thì quyền con người càng được bảo vệ. Chính vì vậy, cần nghiên cứu mở rộng phạm
vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bằng việc quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm
của người thi hành công vụ nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.
Theo kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, việc ban hành văn bản pháp luật có thể
khơng phù hợp với quy định và làm phát sinh thiệt hại cho người dân nên vấn đề trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước được đặt ra. ở Pháp, trách nhiệm của Nhà nước có thể,
phát inh khi cơ quan lập pháp là Nghị viện (có chức năng như Quốc hội) ban hành luật
trái Hiến pháp hay trái điều ước quốc tế gây thiệt hại. Luật bồi thường Nhà nước Nhật
Bản cũng như Luật bồi thường Nhà nước Hàn Quốc không quy định loại trừ lĩnh vực lập
pháp” và “pháp luật Đức giống như đã trình bày ở trên, về nguyên tắc, không loại trừ bất
cứ lĩnh vực nào, kể cả lĩnh vực lập pháp.
Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,



có ý kiến đề nghị cần quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong cả lĩnh vực
xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: “Đây là vấn đề đã
được đặt ra trong quá trình soạn thảo, thẩm tra dự án Luật này, cũng như khi xây dựng
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ý kiến chung của các cơ quan đều cho rằng,
xây dựng pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền định ra các quy
tắc xử sự chung và có hiệu lực bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân trong những quan
hệ xã hội nhất định. Hoạt động này tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội trên
phạm vi cả nước hoặc từng địa phương hoặc đối với một số đối tượng nhất định chứ
không phải đối với từng cá nhân, tổ chức cụ thể. Việc xác định một văn bản quy phạm
pháp luật trái pháp luật có thể gây thiệt hại đã có cơ chế kiểm tra, giám sát để xử lý theo
quy định của pháp luật.
Cuối cùng, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã được thông qua không
quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng pháp luật mà chỉ
quy định trách nhiệm của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành
án. Trường hợp nếu người thi hành công vụ ban hành văn bản pháp luật trái pháp luật gây
thiệt hại thì chúng ta không thể căn cứ vào Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để
xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Thực tiễn thời gian qua, các văn bản quy phạm pháp luật (như Bộ luật Hình sự) đã
gặp lỗi kỹ thuật trong quá trình soạn thảo nếu gây ra hậu quả trong quá trình áp dụng của
các cơ quan tố tụng thì cơ quan ban hành văn bản (Quốc hội) có phải chịu trách nhiệm
bồi thường hay khơng? Liệu có cơ ở khác Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để
quy trách nhiệm trong lĩnh vực xây dựng pháp luật không?
Trong khung cảnh pháp luật hiện hành, rất khó quy trách nhiệm của Nhà nước
trong việc ban hành luật vì để quy trách nhiệm trong lĩnh vực này chúng ta phải chứng
minh được rằng luật trái với iến pháp hay luật trái với điều ước quốc tế, đồng thời phải
chứng minh được thiệt hại xuất phát từ việc trái này trong khi đó chúng ta lại chưa có cơ
quan thực sự có thẩm quyền làm việc này. Tuy nhiên, đối với việc ban hành văn bản dưới
luật, trước đây Nghị định số 135/2003/NĐ-CP, ngày 14-11-2003 của Chính phủ về kiểm

tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật đã quy định: “Tùy theo tính chất và mức độ của
văn bản trái pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp
luật... phải chịu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật” (Điều 8). Ngày nay, Điều 7 Nghị định số 40/2010/NĐ- CP, ngày
12-4-2010 của Chính phủ quy định: “Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của văn bản
trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật phải chịu trách nhiệm kỷ
luật, trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Ở đây, Nghị định mới đã không
giữ lại phần trách nhiệm dân sự nữa đề


nghị trong dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cần quy định cụ thể về vấn
đề này nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là liệu chúng ta có thể khai thác các quy định của Bộ
luật dân sự có phạm vi điều chỉnh chung để quy trách nhiệm của Nhà nước? Ở Pháp,
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng văn bản pháp luật được
Tòa án chấp nhận mặc dù khơng có một đạo luật riêng về chủ đề này. Ở đây, Tòa án chỉ
cần khai thác các nguyên tắc chung để quy trách nhiệm cho Nhà nước. Ở Việt Nam, Điều
597, Bộ luật dân sự có phạm vi rộng nên nếu thực sự cần có cơ ở pháp lý thì đây là quy
định có thể khai thác được.
Hiện nay, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo Luật trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước bị giới hạn ở hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án và hành vi
trong từng lĩnh vực cụ thể. Trong tương lai, để bảo đảm quyền lợi cho người dân, chúng
ta nên mở rộng thêm những hành vi đối với lĩnh vực mà Luật đã quy định.
Ví dụ, trong lĩnh vực tố tụng tại Tòa án, nhiệm bồi thường của Nhà nước chỉ liệt
kê trường hợp làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại Điều 26 và Điều 28
nhưng những trường hợp này cịn khá ít, nhất là trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố tụng
hành chính. Ở Pháp hay Cộng đồng châu Âu, trong lĩnh vực tố tụng, Nhà nước còn phải
bồi thường thiệt hại nếu thời hạn tố tụng đối với một vụ án quá dài. Xin dẫn một vụ việc
để minh họa: Ơng Magiera có một khu nhà cổ bên cạnh đường và từ trước đến năm 1988,
con đường này chỉ dành cho xe không quá 8 tấn nhưng vào năm 1988, Nhà nước cho cả

xe trọng tải 35 tấn đi qua (vì đoạn đường khác đang thi công) nên đã làm hư hỏng nhà
của ông Magiera. Vào tháng 5-1990, ông Magiera yêu cầu Nhà nước bồi thường đối với
việc hư hỏng nhà và đến tận tháng 8- 1998, ơng Magiera mới có quyết định cuối cùng của
Tịa án chấp nhận ơng được bồi thường một khoản tiền do nhà bị hư hỏng. Trước việc tố
tụng quá lâu như trên (8 năm), ông Magiera đã yêu cầu Nhà nước Pháp bồi thường. Bộ
Tư pháp Pháp và Tịa án hành chính ơ thẩm Pari bác đơn yêu cầu nhưng Tòa thượng thẩm
Pari chấp nhận yêu cầu của Magiera và buộc Nhà nước Pháp bồi thường cho ơng
Magiera. Ngày 28-6-2002, Tham chính viện (Tịa án tối cao của Pháp trong lĩnh vực
hành chính đã chấp nhận hướng giải quyết của Tòa thượng thẩm Pari với lý do, “tố tụng
đã quá dài”. Theo Tham chính viện, bản án phúc thẩm đã nhận định chính xác rằng
thời gian tố tụng đã quá dài và Nhà nước phải bồi thường cho ông Magiera đối với thiệt
hại phát sinh từ tố tụng quá dài.
Hiện nay, thủ tục tố tụng của chúng ta nhiều khi quá dài và điều này rất bất lợi cho
người dân. Trong tương lai, chúng ta nên có quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước nếu để hoạt động tố tụng quá dài gây tổn thất về vật chất và tinh thần của người


dân.
Căn cứ vào các nghĩa vụ mà Nhà nước phải thực hiện theo Luật nhân quyền quốc
tế, có thể xác định một số nhiệm vụ như sau để bảo đảm hiệu quả thi hành Luật:
Thứ nhất, về chức năng “tôn trọng”: Luật TNBTCNN 2017 được Quốc hội thông
qua ngày 20/6/2017 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV ghi nhận rõ ràng, cụ thể trách
nhiệm của Nhà nước đối với nhân dân, người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của
người thi hành công vụ gây ra. Luật được ban hành thể hiện rõ sự “tôn trọng” của Nhà
nước, thể hiện vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân.
Thứ hai, về chức năng “bảo vệ và bảo đảm”: các cơ quan nhà nước, công chức thực
hiện công tác bồi thường nhà nước cần: (i) căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình kịp thời
phát hiện và tổ chức kiểm tra các vụ việc khó phức tạp mới phát sinh; (ii) theo dõi để đôn
đốc các vụ việc chưa được giải quyết kịp thời; (iii) nghiên cứu và kịp thời tham mưu cấp
có thẩm quyền ban hành văn bản để nâng cao hiệu quả thi hành các quy định của Luật (ví

dụ như Quy chế phối hợp hay Bộ tiêu chí đánh giá v.v.); (iv) kiến nghị cơ quan có thẩm
quyền xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả
theo quy định của pháp luật v.v.
Thứ ba, về chức năng “thúc đẩy thực thi”: để thực hiện chức năng này, các cơ quan
nhà nước cần: (i) căn cứ vào sự phân công, phân cấp nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các đối tượng chịu tác động với hình thức phong
phú, đa dạng và nội dung chính xác, đầy đủ; (ii) hướng dẫn hỗ trợ người yêu cầu bồi
thường nói chung và người bị thiệt hại nói riêng thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của
mình được kịp thời, hiệu quả; (iii) nâng cao chất lượng tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ
công chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước để khi phát sinh vụ việc, thực hiện
việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo đúng thời hạn quy định; (iv) nắm bắt để phản ứng
kịp thời với những hạn chế, bất cập phát sinh trong thực tiễn thi hành; (v) xây dựng và
vận hành có hiệu quả cơ sở dữ liệu về cơng tác bồi thường nhà nước qua đó kịp thời
tương tác với người yêu cầu bồi thường và xã hội về các vụ việc phát sinh.

KẾT LUẬN

Mặc dù Luật TNBTCNN năm 2017 có nhiều quy định nhằm bảo đảm quyền con
người, tuy nhiên trong thực tiễn vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế:


Quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường vẫn còn phức tạp và rắc rối, một
trong những căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt
hại và yêu cầu bồi thường theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật TNBTCNN
là “Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu
cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành cơng vụ gây thiệt hại hoặc tịa án có thẩm
quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường”; theo quy định tại khoản 3
Điều 5 Luật TNBTCNN, “Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu
lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục
pháp luật quy định, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công

vụ hoặc là bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng
hình sự xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được Nhà nước bồi thường”.
Như vậy, để có được các căn cứ trên thì người u cầu bồi thường phải trải qua quá
trình giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại ở các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, sau khi có văn bản kết luận có hành vi trái pháp luật của người thi hành cơng
vụ thì mới có căn cứ bồi thường. Quy định này làm cho người yêu cầu bồi thường mất
nhiều thời gian, chi phí, giấy tờ… mà các chi phí này khơng được tính trong chi phí bồi
thường thiệt hại theo quy định của Luật TNBTCNN.
Những quy định nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm quyền lợi cho người
yêu cầu bồi thường. Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại, các cơ
quan có trách nhiệm thường đùn đẩy, quy trách nhiệm dẫn đến việc bồi thường thiệt hại
gặp rất nhiều khó khăn và kéo dài.
Để bảo đảm và phát huy quyền con người trong hoạt động bồi thường theo Luật
TNBTCNN, theo chúng tơi cần có các giải pháp sau đây:
Cần quy định lại trình tự, thủ tục yêu cầu giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong
Luật TNBTCNN theo hướng đơn giản, gọn nhẹ. Đồng thời, để giảm bớt gánh nặng cho
người yêu cầu bồi thường, cần bổ sung quy định về chi phí giải quyết thủ tục yêu cầu vào
thiệt hại được bồi thường. Bổ sung quy định về các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh
hành vi sai trái của người thi hành công vụ gây ra, cụ thể swaar đổi, bổ sung điểm a
khoản 1 Điều 7 Luật TNBTCNN như sau: “Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường
theo quy định của Luật này; các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh hành vi sai trái của
người thi hành công vụ...”; đồng thời cần xác định rõ cơ quan có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại để tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm.
Các cơ quan có trách nhiệm bồi thường cần có sự phối hợp chặt chẽ, bảo đảm việc
bồi thường minh bạch, công khai, nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết yêu cầu bồi
thường. Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người yêu cầu bồi thường để giải quyết thấu
đáo, đầy đủ, bảo đảm quyền và lợi ích của họ.


Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị có hành vi gây cản trở, khó khăn

trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu bồi thường.



×