Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 24 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BÀI TOÁN DÂN SỐ” I. PHẦN MỞ ĐẦU: I.1. Bối cảnh đề tài: Cùng với sự phát triển nhiều mặt của “xã” hội thì giáo dục đang ngày một phát triển theo xu hướng hội nhập với nền giáo dục của khu vực và thế giới. Văn bản nhật dụng được đưa vào chương trình cấp THCS từ lớp 6 đến 9 để HS có thể nhận ra và tích lũy tri thức những vấn đề mang tính thời sự, toàn cầu. Tích hợp với kĩ năng sống: người giáo viên luôn hướng đến cho học sinh khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước những tình huống của cuộc sống. Dạy học với kiểu VB này thường được lồng ghép với môi trường trong việc dạy học tích hợp. Có thể nói việc đưa văn bản nhật dụng vào cấp học PT là việc làm cần thiết, một bước tiến của nền GD Việt Nam nói chung, của phân môn Ngữ văn nói riêng. Phân môn Văn với những văn bản nhật dụng được đưa vào đã bước đầu tạo hứng thú đối với các em. Tuy nhiên việc khai thác bằng phương như thế nào để giúp các tự học, tiếp thu một cách chủ động, có lựa giải pháp đầy sáng tạo, tích cực trong mọi tình huống hòa nhập xã hội. I.2. Lý do chọn đề tài: Văn bản nhật dụng với sự phong phú về mặt đề tài: thiên nhiên, môi trường, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống, quyền trẻ em, bảo vệ di tích lịch sử, bảo vệ văn hóa dân tộc, ... Học sinh học văn bản nhật dụng không chỉ để mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cựcđể thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giưa nhà trường và xã hội. Và hơn thế nữa, số tiết của văn bản nhật dụng trong chương trình phổ thông là không nhỏ - 20 tiết/ cấp THCS + Lớp 6 có 4 tiết ( Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử- giới thiệu, bảo vệ di tích lịch sử; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - môi trường, đất; Động Phong Nha – thắng cảnh, môi trường thiên nhiên, du lịch) + Lớp 7 có 5 tiết ( Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê- gióa dục, môi trường, nhà trường và trẻ em; Ca Huế trên sông Hương- văn hóa dân gian ( ca nhạc cổ truyền) + Lớp 8 có 3 tiết ( Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000- môi trường; Ôn dịch, thuốc lá – Chống tệ nạn ma túy, thuốc lá; Bài toán dân số- Dân số và tương lai nhân loại) + Lớp 9 có 8 tiết ( Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em – Quyền trẻ em; Đấu tranh cho một thế giới hòa bình- Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới; Phong cách Hồ Chí Minh- Hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Tổng kết văn bản nhật dụng) Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 1. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. Văn bản nhật dụng, tính cập nhật là điều mà HS có thể giúp bắt kịp với thời sự, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏ của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện đạigắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, các văn bản nhật dụng trong chương trình vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của phát triển lịch sử, xã hội. Chẳng hạn, vấn đè môi trường, dân số, bảo vệ di sửn văn hóa, chống chiến tranh hạt nhân, gióa dục trẻ em, chống hút thuốc lá.. đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng không phải chỉ giả quyết triệt để trong ngày một, ngày hai. Đặt biệt với Bài toán dân số- một vấn đề to tát của nhân loại, đã được đặt ra từ thời cổ đại - Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường ‘ tồn tại hay không tồn tại’ của loài người. I.3. Phạm vi nghiên cứu: Được phân công giảng dạy khối lớp 8 nhiều năm từ khi văn bản nhật dụng được đưa vào cấp THCS nên tôi thấy rõ hứng thú của HS đối với việc được học văn bản nhật dụng bởi tính cập nhật, đề tài phong phú. Tôi cũng rất hứng thú, nghiên cứu, tham khảo, cập nhật thông tin với những đề tài được đưa vào chương trình nhằm bắt kịp những số liệu, nhịp tiến của xã hội trước những vấn đề mà các em học. Cũng để chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả cao, kích thích việc tự học, hứng thú học tập của HS nên tôi đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học: trực quan tranh, ảnh; dạy học nêu vấn đề; nêu câu hỏi đột phá; tạo điều kiện cho các em vẽ tranh với chi tiết gây ấn tượng cho các em từ văn bản; tự đi thực tế chụp ảnh, quay video clip về những vấn đề cập nhật của văn bản được học, sơ đồ tư duy, ứng dụng công nghệ thông tin... Kết quả của những phương pháp dạy học đã sử dụng trên thực sự mang lại hiệu quả với việc dạy và học các văn bản nhật dụng. phạm vi nghiên cứu về phương pháp dạy văn bản nhật dụng đạt hiệu quả, tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm có được để đồng nghiệp có thể áp dụng dạy cho các văn bản nhật dụng cấp THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học qua một tiết dạy cụ thể: Tuần 12, tiết 48, bài 13 BÀI TOÁN DÂN SỐ- theo Thái An I.4. Điểm đổi mới trong kết quả nghiên cứu: - Đổi mới phương pháp dạy học: thực sự lấy người học làm trung tâm, kích thích mọi sự tìm tòi phát hiện, cập nhật kịp thời thông tin liên quan do học sinh chủ động tìm hiểu. - Học sinh học tập tích cực, giờ học đạt hiệu quả, kéo gần khoảng cách giữa nhà trường và xã hội qua đề tài của bài học mà văn bản nhật dụng giới thiệu. - HS thêm yêu thích môn Ngữ văn. Chất lượng dạy học được nâng cao. - Cũng chính vì thế mà các em hào hứng tự tìm tài liệu: số liệu, tranh ảnh, tri thức cần cập nhật mới có liên quan bài học. Giờ học văn bản nhật dụng đã trở thành niềm hứng thú, sự chờ đợi, mong được phát biểu, đóng góp xây dựng bài, muốn được tích lũy tri thức đối với các em và Tôi – người dạy- cũng rất vui, hài lòng vì thái độ tích cực này của HS.. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 2. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: - Học sinh ngày nay có hứng thú với việc học văn bản nhật dụng là tiền đề thuận lợi trong việc dạy học. Đề tài phong phú, hấp dẫn. Chức năng bàn luận, thuyết minh, miêu tả đánh giá...những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người xã hội. Cập nhật: đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống vừa kịp thời vừa có tính lâu dài. Đặc biệt tư liệu cho các vấn đề trong văn bản nhật dụng THCS dễ tìm tư liệu. - Xã hội ngày càng bùng nổ công nghệ thông tin, phương tiện thông tin đại chúng là điều kiện giúp HS cập nhật kiến thức, phát huy khả năng tự học với vấn đề tạo được hứng thú ( dù có khi cũng do tính thời sự của nó các em được nghe nhiều, thấy nhiều), khả năng tự học của các em được phát huy triệt để. - Hòa nhập xã hội, hội nhập là những vấn đề mà ngành giáo dục quan tâm để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho HS. Các em vận dụng kiến thức từ bài học trong nhà trường một cách tích cực vào cuộc sống. - Xây dựng nền móng kiến thức những vấn đề nhật dụng cho HS là tạo cơ hội để các em hình thành kĩ năng sống- hòa nhập tốt với các đề tài xã hội. Cũng là tạo kĩ năng thuyết minh, đánh giá, bàn luận, ứng xử văn minh với mọi vấn đề nóng bỏng của cuộc sống. II.2.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Tôi có dạy gần như toàn cấp chương trình Ngữ văn THCS, tôi đặc biệt lưu tâm nhiều đến hứng thú của HS khi học VBND. Đề tài phong phú của chương trình mang đến sự hiểu biết tri thức xã hội rộng rãi. Trong dạy học tôi cũng rất lưu ý đến vấn đề đáp ứng chuẩn và phân hóa, tôi nhận thấy những HS yếu cũng thích học văn bản nhật dụng nhưng khi được hỏi về hành vi, ứng xử của các em với vấn đề văn bản đặt ra thì các em lúng túng, có khi trình bày cách ứng xử rất rập khuôn chưa thấy sự tìm tòi để đáp ứng hòa nhập cuộc sống đương đại. Tôi trăn trở, tìm giải pháp cho bài dạy văn bản nhật dụng đạt hiệu quả. Qua nhiều lần vận dụng những phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học mới được hướng dẫn, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin,... tôi đã làm khảo sát với mỗi lớp cách dạy mà tôi cho là phù hợp để lựa chọn phương pháp thuận lợi nhất với văn bản nhật dụng đặc biệt là với văn bản Bài toán dân số. Hứng thú của HS với tiết học, với kết quả khảo sát được đã tạo lòng tin cho tôi thực hiện sáng kiến này, với mong mỏi chất lượng bộ môn Ngữ văn ngày càng cao và nhận được góp ý chân thành hỗ trợ thêm cho văn bản nhật dụng Bài toán dân số thật sự đạt hiệu quả dạy học cao nhất. II.2.1. Dạy học theo phương pháp thông thường: II.2.1.1.Tiết 48 Bài 13 VB: Bài toán dân số II.2.1.1.1Hướng dẫn chuẩn bị bài mới + HS đọc VB, HS đọc chú thích trang130-131 SGK. +Trả lời câu hỏi 1- 5 SGK trang 131-132. + HS đọc phần đọc thêm ở SGK132-134 để bổ sung kiến thức làm BT1-3 trang 132. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 3. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. II.2.1.1.2.Tiết học trên lớp: * GV sẽ dạy theo cách học một VB thông thường: + Tìm hiểu chung: Xuất xứ VB, đề tài, tìm hiểu từ khó, phân bố cục VB + Đọc – hiểu VB: GV chỉ sử dụng những phương pháp đơn thuần: gợi mở, vấn đáp, câu hỏi khái quát, phân tích 1. Nêu vấn đề bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại. 2. Làm sáng tỏ vấn đề về tốc độ gia tăng dân số nhanh. 3. Lời kêu gọi hạn chế gia tăng dân số. 4. Rút ra ý nghĩa việc học VB. + Tổng kết: nội dung trọng tâm của bài- Ghi nhớ trang SGK132 + Thực hiện “Luyện tập’. HS trình bày lần lượt bài tập bạn nhận xét GV chốt lại vừa thao tác ghi bài. Đây cũng là phần củng cố để kết thúc bài. * Nhận xét về cách dạy học như trên: Học sinh chưa có hứng thú với vấn đề mà bước đầu là các em có kiến thức rất cơ bản do học từ các môn khác trong nhà trường: Địa lí, Giáo dục công dân, Sinh học, Lịch sử,.... Cách dạy này theo tôi còn mang tính truyền thụ một chiều, người học chưa phải là trung tâm, tích cực, chủ động, sáng tạo. Ta sẽ chưa thể khai thác hết tiềm năng của các em. Nội dung bài chưa thật sự sâu, sát. Các em chỉ mới máy móc tiếp nhận, lặp lại những gì đã được học mà chưa có cái đánh giá đúng mức vấn đề đặt ra, vấn đề phải được vận dụng ứng phó tích cực vì sự “ tồn tại hay không tồn tại của nhân loại”. Để dạy học đạt hiệu quả đổi mới người học tích cực, chủ động, sáng tạo và là trung tâm của hoạt động chiếm lĩnh tri thức tôi đã thực hiện tiết học như sau: II.3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỔI MỚI VẤN ĐỀ: II.3.1. Cần có những hiểu biết chung: * Người dạy học cần phải hiểu rõ về “ Khái niệm văn bản nhật dụng” trong qua trình dạy. Muốn đạt hiệu quả cao về dạy học thể loại này vấn đề hiểu rõ đặc điểm thể loại để có phương pháp khai thác phù hợp. -. Không phải là khái niệm thể loại.. -. Không chỉ kiểu văn bản. -. Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật.. * Đề tài rất phong phú: thiên nhiên, môi trường, quyền trẻ em, giáo dục, chính trị, văn hóa, đạo đức, đất đai, ... * Chức năng: bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,... những vấn đề, những hiện tượng đời sống, con người, xã hội. * Tính cập nhật ( quan trọng nhất) : thời sự, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống gắn với những vấn dề cơ bản của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, tất cả đều là. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 4. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. những vấn đề nóng bỏng gợi sự kêu gọi giải quyết sao cho tương lai nhân loại được tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn,.... * Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất, nhưng nó vẫn là yêu cầu quan trọng. Văn bản nhật dụng có thể sử dụngmọi thể loại, mọi kiểu vb. * HS học VBND: mở rộng hiểu biết toàn diện, tích cực hòa nhập cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội. - Câu chuyện kén rể của nhà thông thái thời cổ đại lí thí và giàu màu sắc trí tuệ, nó là luận điểm đòn bẩy nghệ thuật dẫn người đọc vào vấn đề “ bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại”, đưa ra những vấn đề buộc người đọc phải suy ngẫm. - Câu chuyện về bài toán này gây ấn tượng chính là vì: bàn cờ với 64 ô là hữu hạn, số thóc tăng theo cấp số nhân đến ô thứ 64 là vô cùng lớn 2 63 = thóc bao trùm toàn Trái Đất dày 2cm. - HS phải hiểu rõ vấn đề dân số ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng đời sống gia đình, xã hội. Vấn đề kế hoạch hóa là vấn đề toàn cầu. - Hai câu chuyện song song trùng giữa một bài toán cổ và một bài toán hôm nay: vấn đề dân số. Cái đích của hai câu chuyện giống nhau dù đề tài khác nhau: Hành trình của con người đi tìm hạnh phúc. - Ở câu chuyện thứ nhất: để làm rể nhà thông thái các chàng trai có tiểm lực khổng lồ đủ số thóc rải vào 64 ô bàn cờ tướng. Yêu cầu tưởng như chẳng có gì là khó, nhưng rốt cuộc ai cũng ngớ người ra. Đúng là câu đố của “một nhà thông thái”. Vấn đề có tính chất toán học kia chẳng có ý nghĩa bao nhiêu nếu không liên hệ với một bài toán khác, bài toán về dân số của loài người. Bài toán dân số của loài người vừa giống vừa khác câu chuyện kén rể của người xưa. Giống nhau cùng có tốc độ gia tăng của cấp số nhân có công bội là 2. Khác nhau là ở chiều hướng của sự gia tăng ấy. Ở câu chuyện thứ nhất: tăng càng tăng nhanh càng tốt, còn ở câu chuyện thứ hai: càng chậm càng hay. Vấn đề là ở chỗ cả hai cái đích trên đều khó. Bài toán dân số của loài người không dễ hơn việc làm rể nhà thông thái bởi tính chất lưỡng phân, bởi mâu thuẫn khó dung hòa bởi tốc độ phát triển tự nhiên và con người kìm nén nó. Dường như, do phát triển theo khuynh hướng tự nhiên và đã có một kềm chế giữa tỉ lệ sinh tự nhiên và việc kế hoạch hóa gia đình. - Đất chật người đông, tự nó sẽ hủy diệt. Khi diện tích cho mỗi người chỉ còn bằng hạt thóc nó sẽ nổ tung mà ngòi nổ chính là sự gia tăng dân số con người không kiềm chế được. Đừng để xảy ra thảm họa, đó là lời cảnh báo cho cả loài người, không trừ một ai. Nó nghiêm khắc ran đe như một mệnh lệnh. - Từ những con số khách quan im lặng có từ ngàn năm, làn đầu tiên nó được đánh thức để nói với chúng ta những điều hệ trọng về sự mất còn của chúng ta, vấn đề “tồn tại hay không tồn tại” như bi kịch Ham-lét của Sếch-xpia thời phục hưng nhưng được đặt ra trong hoàn cảnh khác, một vấn đề khác cũng quan trọng không kém về con người và sự sống của con người với qui mô toàn nhân loại. - Giáo dục ý thức tuyên truyền chủ trương kế hoạch hóa gia đình: “ Mỗi gia đình chỉ nên có một đến hai con.”- tỉ lệ sinh thay thế. - Cập nhật thông tin mới lien tục hàng năm: 31/10/2011 – cư dân thứ 7tỉ ra đời. - Rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích loại VB chính luận báo chí.. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 5. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. II.3.2.Tiến hành thực hiện một bài dạy cụ thể: TUẦN 12. Bài 13. TIẾT 48. Văn bản nhật dụng :. Theo Thái An A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : - Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường ‘ tồn tại hay không tồn tại’ của loài người. - Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn. 2. Kỹ năng : - Tích hợp với phần tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản. - Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh. B. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC: - Giao tiếp : trao đổi, trình bày suy nghĩ, phản hồi/ lắng nghe tích cực về vấn đề dân số. - Suy nghĩ sáng tạo : phân tích, bình luận tính thuyết phục, tính hợp lí trong lập luận của văn bản. - Ra quyết định : động viên mọi người cùng thực hiện hạn chế tăng dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống. * Các phương pháp/ kĩ thuật có thể sử dụng : - Học theo nhóm : thảo luận, trao dổi, phân tích tác hại của việc gia tăng dân số và những việc cần làm ngay để hạn chế gia tăng dân số.. - Minh họa : tranh, ảnh, sơ đồ tư duy, có thể sử dụng video clip,.. - Viết sáng tạo về việc hạn chế số lượng và nâng cao chất lượng dân số. -Động não : suy nghĩ về bài toán dân số đặt ra trong văn bản. C.TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG: Liên hệ môi trường và sự gia tăng dân số D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ :. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 6. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. - Nhận định nào của tác giả nói lên quan điểm hút thuốc lá có hại trên phương diện xã hội ? A. Là một cử chỉ cao quí. B.Là quyền của anh. C. Là một tội ác.. D.Là một loại ôn dịch.. - Vấn đề được đặt ra trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá là gì ? Thuốc lá không những đe dọa sức khỏe tính mạng con người mà còn gây ảnh hưởng xấu về đạo đức. Qua đó, tác giả bày tỏ thái độ và lời kêu gọi về tệ nạn thuốc lá. 2. Giới thiệu bài mới : cho HS xem tranh (tranh 1) các em có nhận ra đề tài của tranh không ? Dẫn dắt vào bài. Ngày xưa theo quan niệm của cha ông ta là nhiều con là tốt, dẫn đến tập quán sinh đẻ tự do và dân số nước ta tăng nhanh vào loại đầu bảng trong khu vực và trên thế giới; dẫn đến đói nghèo và lạc hậu. Chính sách kế hoạch trở thành quốc sách của Đảng và Nhà nước ta.Chúng ta đang cố gắng giải bài toán dân số.Vậy bài toán đó như thế nào ? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH TG BÀI GHI CỦA HS * HOẠT ĐỘNG 1: I. Giới thiệu chung Giới thiệu chung * Xuất xứ: Trích Báo Giáo dục & + HS nêu xuất xứ VB. Thời đại Chủ nhật số 28, 1995 ( bài - Trích trong Báo Giáo dục và Thời đại viết của Thái An) số 28, 1995 của Thái An. - Tên đầy đủ : Bài toán dân số đã được đặt ra thời cổ đại. + VB viết về đề tài gì ? * Đề tài: dân số + Hướng dẫn đọc VB :chú ý nhấn mạnh * Bố cục : 3 phần những con số biết nói. + Gọi HS đọc VB ; Phân bố cục ? 3 phần - Mở bài : Nêu vấn đề- bài toán dân số từng đặt ra cuối thời cổ đại. (khổ 1) - Thân bài : Phân tích bài toán cổ để dẫn tới kết luận : chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện. (Khổ 2-3-4) - Kết bài : Kêu gọi mọi người quan tâm đến việc chống bùng nổ gia tăng dân số. (khổ 5) – kiến nghị khẩn thiết. * Phương thức biểu đạt: chính + Nêu phương thức biểu đạt và tác dụng luận báo chí, lập luận chặt chẽ, dẫn của nó ? chứng số liệu cụ thể, gây ấn tượng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH TG * HOẠT ĐỘNG 2 : Phần 1: Tìm hiểu phần mở bài + Tác giả đã sáng mắt ra về điều gì ? HS: Thảo luận và trả lời. GV: Nhận xét. + Bài toán dân số được đặt ra từ bao giờ? Từ thời cổ Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 7. BÀI GHI CỦA HS II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Nêu vấn đề: Bài toán dân số thực chất là vấn đề: - Dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. đại. + Vậy vì sao từ việc được nêu “ai mà tin” tác gải bỗng “Sáng mắt ra” ở đây cần hiểu thế nào? Từ câu chuyện của nhà thông thái kén rể nhưng nó ngẫu nhiên trùng hợp với việc dân số tăng theo cấp số nhân. Tuy đây chỉ là so sánh gượng ép, ngụy biện, cốt gây sự chú ý cho người đọc với sự khẳng định của mình. HS xem tranh minh họa bàn cờ-cấp số nhân (tranh 2). thời cổ đại. - Tác giả bất ngờ, phân vân không tin sự chênh lệch giữa các ý kiến như vậy bỗng sáng mắt ra.. + Cách nêu vấn đề có tác dụng như thế nào với người đọc? + Câu chuyện bài toán gây ấn tượng mạnh ở chỗ nào? bàn cờ với 64 ô là hữu hạn, số thóc tăng theo cấp số nhân đến ô thứ 64 là vô cùng lớn 2 63 = thóc bao trùm toàn Trái Đất dày 2cm. Kho nào chưa nổi! Phần 2: Tìm hiểu phần thân bài + Để làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình, tác giả đã lập luận và thuyết minh trên các ý chính nào, tương ứng với mỗi đoạn văn bản nào ? ( 3 ý chính ) 1.Từ một bài toán cổ. 2. Bài toán dân số được tính toán từ một chuyện trong Kinh Thánh. 3.Nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người (trong thực tế …ô thứ 31 của bàn cờ) * theo dõi ý 1 cho biết + Có thể tóm tắt bài toán cổ ntn? + Tại sao có thể hình dung vấn đề gia tăng dân số từ bài toán cổ này? Giống nhau cùng có tốc độ gia tăng của cấp số nhân có công bội là 2. Khác nhau là ở chiều hướng của sự gia tăng ấy. Ở câu chuyện thứ nhất: tăng càng tăng nhanh càng tốt, còn ở câu chuyện. 2. Chứng minh- giải thích vấn đề xung quanh bài toán dân số và KHHGĐ:. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 8. => Tạo sự bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.. * Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ :. Con số trong bài toán cổ tăng dần theo cấp số nhân, tương ứng với số người được sinh ra trên trái đất theo cấp độ này sẽ không phải là con số tầm thường mà là con số khủng khiếp.. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. thứ hai: càng chậm càng hay. Vấn đề là ở chỗ cả hai cái đích trên đều khó. Bài toán dân số của loài người không dễ hơn việc làm rể nhà thông thái bởi tính chất lưỡng phân, bởi mâu thuẫn khó dung hòa bởi tốc độ phát triển tự nhiên và con người kìm nén nó. * Theo dõi ý 2 của phần thân bài cho biết:(xem tranh 3, 4, 5,6,7). * Bài toán dân số được tính toán từ một chuyện trong kinh thánh - Lúc đầu trái đất chỉ có 2 người - Đến năm 1995 dân số trái đất là 5,63 tỉ người. Con số này xấp xỉ ở ô thứ 30 của bàn cờ. - Ước tính: 2015 sẽ là 7 tỉ (Phân tích bằng số liệu) => Cho mọi người thấy được mức độ gia tăng dân số nhanh chóng trên thế giới, sự phát triển nhanh và mất cân đối. Ảnh hưởng đến tương lai dân tộc và nhân loại. * Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế - Châu Phi, Châu Á (trong đó có VN): tỉ lệ sinh tự nhiên cao.. - Thực tế thì ngày 31/10/2011 thế giới đã chào đón công dân thứ 7 tỉ. - Rất nhiều nước trong tình trạng nghèo nàn , lạc hậu.. + Gia tăng dân số nhanh thì ảnh hưởng như thế nào đến mọi mặt đời sống? ( tài nguyên đất, giáo dục, y tế, lương thực thực phẩm, môi trường, dân trí ,mức sống, tài nguyên khoáng sản, ...). HS thảo luận – Tích Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 9. => Tăng dân số quá cao là kìm hãm sự phát triển XH, là nguyên nhân đến đói nghèo, lạc hậu. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. hợp KNS – HS tự cho VD liên quan (Kết hợp bài tập 2/132). Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 1. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. * Gia tăng dân số đặc biệt nhanh ở Châu Phi, Châu Á (trong đó có VN): tỉ lệ sinh tự nhiên cao, ở đây có nhiều nước nghèo, chậm phát triển. Càng tăng DS càng nghèo đói. - Đất: không tăng diện tích/ người bị thu hẹp; đất nông nghiệp giảm phục vụ cho sinh hoạt của con người; tài nguyên bị khai thác cạn kiệt biến đổi môi trường. - Nước sử dụng: có đủ nước sạch? - Y tế, GD quá tải. - Công nghiệp phát triển môi trường ô nhiễm trầm trọng. - Lương thực, thực phẩm không đủ. ( nuôi trồng: sử dụng hóa chất sức khỏe, môi trường,.. - Thất nghiệp, thất học, nghèo đói, bệnh tật.... ảnh hưởng lên mọi mặt của cuộc sống; chất lượng cuộc sống giảm. “Liên Hợp Quốc quyết định chọn ngày 31-10 -2011 là ngày hội trên toàn thế giới đón chào công dân thứ 7 tỷ ra đời. Tại lễ chào mừng công dân thứ 7 tỷ của thế giới, tiến sĩ Eric Tayag làm việc ở Bộ Y tế Philippines nói rằng, khi dân số thế giới tăng lên trong khi trái đất không rộng lớn thêm, nhân loại cần tập trung suy nghĩ về vấn đề liệu có đủ lương thực, nước sạch, nhà ở, giáo dục và một cuộc sống no ấm cho mọi đứa trẻ. Nếu thế giới không đáp ứng được các điều kiện nói trên, mọi người cần nghĩ đến việc giảm bùng nổ dân số.” Trích Báo Tiền Phong 01/11/2011. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 1. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. HS xem sơ đồ “Cái vòng lẩn quẩn” (tranh 8). * Theo dõi phần thứ 3 của phần thân bài cho biết : (HS xem bảng thống kê). + Dùng phép thống kê để thuyết minh dân số tăng từ khả năng sinh sản của người phụ nữ, tác giả đã đạt được mục đích gì ? + Theo thống báo của hội nghị Cai-rô, các nước có tỉ lệ sinh con cao thuộc các châu lục nào ? + Từ đó em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xh Phần 3: Tìm hiểu phần kết bài: + Em hiểu ntn về lời nói sau đây của tác giả : Đừng để mỗi …càng tốt ? - Muốn còn đất để tồn tại, phải sinh đẻ có kế hoạch để hạn chế gia tăng dân số trên toàn cầu + Tại sao tác giả cho rằng : Đó là con đường “ tồn tại hay không tồn tại” của loài người ? + Nhận xét về sự gia tăng dân số ở các nước Châu Á và Châu Phi ? + Có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 1. 3. Lời kêu gọi khẩn thiết - Con người muốn tồn tại (không để diện tích/ người = 1 hạt thóc) phải biết điều chỉnh, hạn chế sự gia tăng dân số. -Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục. => Đây là vấn đề nghiêm túc và sống còn của nhân loại, phải tự giác thực hiện tốt KHHGĐ giảm bớt sự bùng nổ và gia tăng dân số.. 4. * Ý nghĩa Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại : Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. + Từ đó em hiểu Bài toán dân số thực chất là gì? GV chốt ý nghĩa VB. * Hs thảo luận nhóm (suy nghĩ sáng tạo, viết sáng tạo và ra quyết định) Bài tập 1/132. Căn cứ vào bài đọc thêm 1/132 SGK Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số. Bởi vì sinh đẻ là thiên chức của phụ nữ không thể cấm đoán thô bạo. Chỉ có thể GD giúp mọi người hiểu ra: sinh sản theo tỉ lệ sinh thay thế, cân bằng dân số, lựa chọn cuộc sống đói nghèo hay hạnh phúc! (xem tranh 8). Bài tập 3. GV hướng HS xem bảng thống kê/133. bảng dự báo đến thời điểm 2011 là chính xác: (31/10/2011 đã chào đón công dân thứ 7 tỉ). Tốc độ phát triển DS còn quá cao. Hạn chế sự bùng nổ gia tăng DS vẫn là vấn đề cấp bách. + Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách gì để hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số? Sinh từ 1-2 con. Thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn. Đẩy mạnh GD cho phụ nữ sức khỏe sinh sản, lựa chọn sinh đẻ là quyền của phụ nữ Tranh 8 HẠNH PHÚC. Và bài ca dao vui về dân số. * Câu hỏi đột phá: Nếu sau này em giàu có, về kinh tế có thể đảm bảo được cuôc sống tốt cho các con em dù là sinh 3- 4... con hay nhiều hơn nữa, em có sinh nhiều hơn hai con không? Vì sao? * Gv cần hướng HS nếu các em trả lời là có. Vì sinh hơn 2 con là ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe bản thân, phải tốn kém thời gian chăm sóc, tiền bạc nhiều hơn. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 1. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. thay vì có một con thì toàn bộ quỹ thời gian, cũng như tiền sẽ dành cho con , vậy sẽ nhiều hơn, chu đáo hơn. Hơn nữa nếu xã hội ai đủ khả năng kinh tế cũng sinh nhiều là chưa tiến bộ, chưa hiểu biết về chủ trương của nhà nước ta. Dân số sẽ tiếp tục bùng nổ và có nguy cơ dữ dội hơn. Gái một con trông mòn con mắt Gái hai con con mắt liếc ngang Ba con cổ ngẳng răng vàng Bốn con quần áo đi ngang khét mù Năm con tóc rối tổ cu Sáu con yếm trụt váy dù vặn ngang. + Dân số nước ta hiện nay là bao nhiêu? Năm 2011: 87,84 triệu (tăng 1.04%) còn cao. HOẠT ĐỘNG 3: Bài học hôm nay đã giúp các em nhận ra những vấn đề liên quan đến dân số như thế nào? Ý nghĩa của vấn đề đó?. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 1. III. TỔNG KẾT: Đất đai không sinh thêm, con người lại càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển.. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. * HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn tự học. 1. Bài toán dân số - Ở địa phương em ( những gia đình xung quanh, gia đình của bạn bè, người thân mà em biết có đảm bảo tỉ lệ sinh thay thế để hạn chế tăng DS? - Em sẽ làm gì khi DS Việt Nam tỉ lệ sinh còn cao? 2. Bài mới: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu. ( Đây là bài giảm tải Đọc thêm. GV dặn HS cuẩn bị theo nội dung mình soạn trên giáo án. Lưu ý: với việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: bản lĩnh người cách mạng bị tù đày trong nhà ngục. Bài tiếp theo cùng đề tài “Đập đa Côn Lôn – Phan Châu Trinh.) RÚT KINH NGHIỆM. III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: - HS đã thực sự hứng thú với tiết học, giờ dạy trên lớp các em tích cực phát biểu xây dựng bài. Các em còn trình bày cho nhiều số liệu mới trùng với những số liệu mà tôi cập nhật được. VD. Dân số thế giới 31/10/2011 là 7 tỉ. DS Việt Nam đến khoảng tháng 4 năm 2012 ước chừng 90 triệu,... - Tranh ảnh mà các em sưu tầm cũng rất phong phú: Dân số tăng ảnh hưởng đến môi trường do phát triển công nghiệp đáp ứng nhu cầu cuộc sống; ảnh hưởng lên giáo dục: xây dựng trường học; ảnh hưởng lên y tế: bệnh viện quá tải- bệnh nằm 1 giường nhiều người, nằm ngoài hành lang, đi khám bệnh chen chúc nhau, đợi nhận thẻ khám từ 3 giờ sáng,..., đói do thiếu lương thực, thực phẩm,... * Những bài vè về DS các em sưu tầm, tôi tích lũy làm tư liệu dạy bài này cho các lớp sau: 1. Nghe vẻ nghe ve nghe vè dân số Cuộc sống cực khổ vì nhà đông con Lặn lội nước non để lo qua bữa Nhà thì quá nửa mà bụng lại bầu Đến lúc ốm đau không tiền chạy thuốc Bôn ba xuôi ngược tìm kiếm việc làm Vất vả gian nan vì thiếu hiểu biết Bây giờ hối tiếc cũng đã muộn rồi. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 1. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. Bạn hãy cùng tôi ta cùng tìm hiểu Ta cùng tìm hiểu kế hoạch hóa gia đình Ta lo cho mình và cho xã hội. 2. Ve vẻ vè ve Nghe vè dân số Để không bùng nổ Phải kế hoạch ngay. Muốn "hoãn" dài ngày Đặt vòng là nhất Ngừa thai dễ thật ! Khi có Ideal Bác Napha kia Cho người con nhỏ Dễ dùng chẳng khó Là bạn Ok Nếu ai vụng về Vài ngày sẽ ổn Chẳng hề tiêu tốn Là thuốc cấy, tiêm Cần phạt thật nghiêm Những người vi phạm Đẻ nhiều chẳng hãm Xã hội rối ren Chỗ ở phải "chen" Môi trường ô nhiễm. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 1. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. Bao nhiêu nguy hiểm Cuộc sống bất an Giải quyết việc làm Ôi! Bài toán khó Bây giờ đã có Phương tiện tránh thai Dù gái dù trai Chỉ hai là đủ Xin đừng cổ hủ Nhất định phải "trai" Để rồi ngày mai Nguy cơ "ế vợ" Cùng nhau ghi nhớ Sinh đủ số con Xây dựng nước non Phồn vinh giàu đẹp Tuyên truyền lồng ghép Ve vẻ vè ve! 3. Các tranh mà các em sưu tầm được in màu tôi cũng lưu lại sử dụng cho dạy bài “ Bài toán dân số” và các bài có liên quan: môi trường ( Thông tin ngày Trái Đất năm 2000 ); Bức thư của thủ lĩnh da đỏ;….hay các bài liên quan Chương trình địa phương lớp 9: rác thải ở địa phương ( minh họa tình hình chung)… - Bài dạy khai thác được thuận lợi các em nắm được trọng tâm bài, dễ dàng trong tích hợp kĩ năng sống, môi trường. - Bài học dù có lồng ghép cả môi trường và KNS ( bắt buộc ) nhưng tôi vẫn gói gọn thời lượng 45 phút với các nội dung đã chuẩn bị trong giáo án.. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 1. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. PHẦN KẾT LUẬN. I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Tôi đã mạnh dạn thử dạy bằng phương pháp đổi mới: sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: gợi mở, thảo luận, suy nghĩ sáng tạo, kết hợp kĩ năng sống, nêu câu hỏi đột phá, đặc biệt là trực quan tranh, ảnh, đồ dùng dạy học tự làm ( tranh- phục vụ minh chứng dân số tăng ảnh hưởng trực tiếp lên môi trường, chất lượng cuộc sống) ... - Nhưng quan trọng nữa là khâu chuẩn bị bài: tạo điều kiện cho HS phát huy khả năng tư duy, sử dụng kiến thức tích hợp các môn học trong nhà trường phổ thông: Sinh, Địa lí, GDCD,... liên quan đến DS và chất lượng cuộc sống. ( Các em tự cập nhật thông tin số liệu DS thời điểm hiện tại gần nhất, tranh minh họa,...) + Đọc chú thích, đọc VB, câu hỏi, chú thích, ghi nhớ. + Soạn bài vào vở bài học: kẻ vở làm 2 phần, soạn bài một bên, phần bên chừa trống dành cho HS bổ sung nội dung còn chưa chính xác hoặc thiếu. + Soạn theo VB học phân môn Văn: I. Giới thiệu chung Xuất xứ - Đề tài - Bố cục - Phương thức biểu đạt II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Vb nêu vấn đề gì? 2.Chứng minh - giải thích vấn đề xung quanh bài toán dân số và KHHGĐ: 3. Lời kêu gọi khẩn thiết về vấn đề dân số là gì? Là HS em cần làm gì thiết thực để đáp ứng lời kêu gọi đó? * Lưu ý : các em chuẩn bị các số liệu mới nhất về dân số TG, Việt Nam; tranh, ảnh để minh chứng cho những ảnh hưởng của gia tăng DS lên cuộc sống; ca dao, vè,.... liên quan bài học sẽ được tuyên dương, chấm điểm nếu phù hợp theo nhóm HS sẽ chuẩn bị, ví dụ: nhóm 1 sưu tầm ca dao, vè. Nhóm 2 tranh DS tăng nhanh ảnh hưởng đến môi trường,... theo đó GV sẽ xem trước tiết học và chọn tranh phù hợp nội dung bài cho HS giữ lại, khai thác trên bài học và chấm khuyến khích cho các em. - Tôi tiến hành dạy ở 2 lớp: có sử dụng phương pháp đổi mới kết hợp xem tranh, ảnh. Có yêu cầu HS chuẩn bị bài, tranh, tư liệu... để phát huy khả năng tự học, sự tích cực của HS. - Và tiến hành dạy ở hai lớp: sử dụng phương pháp dặn HS chuẩn bị bài theo gợi ý câu hỏi SGK như ở mục Phương pháp dạy học thông thường. - GV cũng rất cần lưu ý trong quá trình dạy học không quá “ôm đồm” kiến thức mà dễ dàng mở rộng quá vấn đề sẽ không kịp thời lượng dạy. Cũng cần tránh trình bày quá nhiều tranh mà không khai thác tranh được trình bày sẽ thể hiện được nội dung gì của bài học? Khai thác trên tranh ở chi tiết nào? HS trình bày tranh cần theo nhóm ( đại diện) II. Ý Nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: - Giải quyết được bài toán khó về chất lượng giáo dục: thực sự nâng cao được chất lượng học của học sinh. Phát huy khả năng tự học cho các em đồng thời tạo được sự say mê học tập thực sự cho HS với văn bản nhật dụng, tích lũy kiến thức, kéo gần hơn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội. Hướng HS thực hiện phương châm “ Học – Hành”.. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 1. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. - Là chủ nhân tương lai của xã hội các em thực sự hiểu, có khả năng tuyến truyền vận động bạn bè , người thân... thực hiện tốt chủ trương “Mỗi gia đình có một đến hai con vợ chồng hạnh phúc”. Như vậy vấn đề nan giải của Bài toán dân số thực sự sẽ có tính khả thi: hạn chế bùng nổ dân số - mọi người sẽ thực hiện một cách tự giác Tỉ lệ sinh thay thế. * Kết quả đạt được sau khi HS làm bài khảo sát như sau: + Nhóm dạy chưa đổi mới Giỏi Khá 8.010.0 6.57.8 8a5(38) 4 = 10.5 % 13=34.2% 8a7(36) 6 = 16.7 % 11=30.6% TC 74 10 = 13.5% 24= 32.4% Lớp. Trung bình 5.06.3 14= 36.8 % 10 = 27.8% 24 = 32.4%. Yếu 3.54.8 7=18.5% 8= 22.2% 15 =20.2%. Kém 3.3 0 1 = 2.7% 1 = 1.5%. + Nhóm dạy theo phương pháp đổi mới: Lớp 8a3(38) 8a6(35) TC 73. Giỏi 8.010.0 8= 21.1% 8= 22.9% 16 = 21.9 %. Khá 6.57.8 15=39.5% 13= 37.1% 28 =38.4 %. Trung bình 5.06.3 14=36.7% 12= 34.3% 26 = 35.6%. Yếu 3.54.8 1= 2.7% 2= 5.7% 3 = 4.1%. Kém 3.3 0 0 0. III. Khả năng ứng dụng và triển khai: - Khi dạy và áp dụng vào các lớp phương pháp đổi mới, tôi thấy các em hứng thú học, giải quyết nội dung bài kịp thời lượng cho phép, và kết quả bài khảo sát đầy khả quan điều này đã khiến tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm với tổ Ngữ văn và cũng được đồng nghiệp tiếp nhận, chia sẻ. - Bài dạy này đã được thực hiện thành chuyên đề cho tổ hai năm liền. Đúc kết thêm kinh nghiệm từ góp ý của tổ tôi thực sự vui vì nâng cao hiệu quả dạy học. Và phương pháp dạy có sử dụng phương pháp nêu câu hỏi đột phá, cho HS mạnh dạn trình bày hiểu biết xã hội với vấn đề liên quan, HS đóng vai là chủ gia đình nêu ý kiến liên quan đến việc lựa chọn số con hạnh phúc, chất lượng cuộc sống.... Vì sự phát triển toàn diện của xã hội. Vì vấn đề “ Tồn tai hay không tồn tại” của toàn nhân loại. - Theo tôi vấn đề ở phương pháp dạy bài này là sẽ phù hợp ở bất cứ lớp 8 nào. Vì việc học VBND với việc tích hợp và sử dụng các phương pháp trên là không cầu kì hao tốn nhiều về kinh phí hay thời gian chuẩn bị. Hiệu quả dạy học là cao. - Phương pháp dạy học này phù hợp cho dạy học VBND toàn cấp THCS chỉ cần người GV chịu đầu tư, khéo léo trong vận dụng theo từng nội dung nào thò phương pháp nào là phù hợp. IV. Những kiến nghị , đề xuất: Đề nghị nhà trường hỗ trợ thêm nhiều tranh ảnh về môi trường ,về giáo dục,văn hóa, y tế, xã hội,… để giáo viên phục vụ cho bài dạy trên. Tổ chức nhiều tiết học ứng dụng công nghệ thông tin để học sinh tiếp cận được nhiều vấn đề trong xã hội.. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 1. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 2. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 2. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. PHÒNG GD-ĐT TRI TÔN TRƯỜNG THCS TT TRI TÔN. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ DÂN SỐ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH ************* Ngày nay, loài người đang đối mặt với nhiều vấn đề lớn như : Hoà bình, dân số, ô nhiểm môi trường, đói nghèo… Trong đó vấn đề dân số được coi là nguyên nhân chung của những vấn đề còn lại. Dân số thế giới đang tăng nhanh: Trong vòng hơn 40 năm (1950-1992) tổng dân số tăng lên 2 lần ( 2,5 tỉ lên 5,5 tỉ ). Hiện nay dân số thế giới đã trên 6 tỉ người. Trong khi đó dân số Việt Nam còn tăng nhanh hơn trong khoản hơn 80 năm ( 1921 đến 2002 ) dân số Việt Nam tăng khoản 5 lần ( từ 15,5 triệu lên 80 triệu ) hiện nay DSVN khoản trên 85 triệu người, đứng thứ 13 TG và 2 Đông Nam Á ( TB mổi năm DSVN tăng thêm khoản > 1 triệu người ). Riêng An Giang năm 2006 là 2,2 triệu người đứng thứ 6 cả nước (trung bình mổi năm tăng khoản 20 ngàn người.) Để cảnh báo tình trạng bùng nổ dân số, tổ chức dân số thế giới lấy ngày 11 tháng 7 hàng năm là ngày dân số thế giới (ở Việt Nam chọn ngày 26 tháng 12 Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 2. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. hàng năm là ngày dân số Việt Nam ). Đây là ngày mổi người trên hành tinh cùng nhau nhắc nhở, cùng nhau cam kết tăng thêm trách nhiệm trước sự gia tăng dân số. Để nâng cao chất lương cuộc sống tổ chức dân số thế giới kêu gọi cộng đồng thế giưói thực hiện 3 mặt sau: - Bảo tồn tài nguyên và nâng cao hiệu quả sự dụng năng lượng. - Tấn công toàn diện vào đói nghèo - Giảm tỉ lệ gia tăng dân số Ở nước ta thực hiên chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo phương châm: - Dân số ổn định - Xã hội phồn vinh - Gia đình hạnh phúc. Qua đó ta thấy được vấn đề dân số được xem là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay cần phải giải quyết nhằm tiến tới ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Để hiểu rõ hơn chúng ta đi tim hiểu tình hình gia tăng dân số nước ta, những nguyên nhân dân số nước ta tăng nhanh, hậu quả và biện pháp giải quyết a/ Tình hình gia tăng dân số ở nước ta: Từ năm 1980 đến nay , nhờ cuộc vận động KHHGĐ nên tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm dần: từ 1945-1975 ( 2,8 %), 1979-1989 ( 2,6%), 1989-1993 ( 2,1%), hiên nay khoảng 1,4%. Qua đó ta thấy mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta đã giảm nhưng vẫn còn cao. b/ Nguyên nhân: - Do tỉ lệ chết giảm nhanh ( ngành y tế phát triển ) - Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao và chưa thực hiện tốt cuộc vận động thực hiên KHHGĐ. - Do một số nguyên nhân khác như: + Quan niệm lạc hậu và tập quán coi trọng gia đình đông con để phục vụ sản xuất nông nghiệp. + Kết hôn sớm + Quan niệm trọng nam khinh nữ + Chưa tin và biện pháp thực hiên sinh đẻ có kế hoạch… c/ Hậu quả: - Sản xuất có gia tăng nhưng dân số lại tăng nhanh hơn nên vẫn còn một số người có làm nhưng không đủ ăn. - Mổi năm dân số tăng 1,2 triệu trong khi kinh tế nước ta còn chậm phát triển …nên đời sống xã hội, y tế, giáo dục, nhà ở, giải quyết việc làm...gặp nhiều khó khăn - Dân nông thôn tràn về thành thị kiếm việc làm gây gia tăng mật độ dân số, gia tăng nạn thất nghiệp và tăng ô nhiểm môi trường… - Phụ nữ nhiều con sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, sản xuất và các hoạt động xã hội. - Dân số tăng -> tài nguyên rừng giảm, đất trồng trọt giảm…. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 2. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “BAØI TOÁN DÂN SỐ”. Do đó muốn đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống của mổi cá nhân, gia đình và sự phồn vinh của xã hội ngoài biện pháp phát triển kinh tế chúng ta còn pahỉ đẩy mạnh việc thực hiên KHHGĐ. * KHHGĐ là thực hiện sinh đẻ có kế hoạch nhằm hạ tỉ lệ gia tăng dân số. Thông qua đó điều chỉnh và hạn chế mức gia tăng dân số; nâng cao mức sống và cải thiện chất lượng cuộc sống của mổi gia đình; Bảo về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Chương rình KHHGĐ nhằm 3 mục tiêu: - Mổi gia đình có từ 1 đến 2 con - Không sinh con sớm trước 22 tuổi - Không sinh dày, khoảng cách giữa 2 con từ 3 đến 5 năm. Tóm lại, Mổi người dân cần ý thức được: - Việt Nam đất hẹp người đông, trong khi đó nên kinh tế còn đang phát triển ( chưa cao) - Tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm nhưng vẫn còn cao, làm tốc độ tăng dân số nhanh. - Dân số tăng nhanh -> Việt Nam có đông người, có lực lượng lao động dồi dào nhưng cũng gây nhiều hậu quả không thuận lợi đối với đời sống xã hội và đời sống gia đình. =>Việc hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số thông qua KHHGĐ ở nước ta là rất cần thiết để chất lượng cuộc sống của mổi gia đình được nâng lên, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc… Tri Tôn, ngày 25 tháng 12 năm 2012 TỔ VĂN. Giaùo vieân: Hình Thò Ngoïc Hueä. 2. Tổ: Ngữ Văn.
<span class='text_page_counter'>(25)</span>