Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIAI PHAP HUU ICH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.57 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CẤU TRUÙC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài 2. Lí do chọn đề tài PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Vai trò của quản lí 2. Quản lí giáo dục 3. Vai trò của cán bộ quản lí trong quản lí đội ngũ 4. Tiêu chuẩn của giáo viên Tiểu học CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠ NHIM 1. Vài nét về nhà trường 2. Thực trạng đội ngũ giáo viên 2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ 2.2. Về hoàn cảnh gia đình 3. Phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ 3.1. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ 3.1.1. Thuận lợi 3.1.2 Khó khăn 3.2 Về hoàn cảnh gia đình 3.2.1 Thuận lợi 3.2.2 Khoù khaên 4. Nhận định chung. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠ NHIM.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị 2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên 3. Chỉ đạo hoạt động thao giảng, dự giờ 4. Chỉ đạo hoạt động chuẩn bị lên lớp của giáo viên 5. Xây dựng hoàn thiện quy chế đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ GV 6. Tổ chức đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên 7. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ PHAÀN KẾT LUẬN. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài: Một số giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Đạ Nhim..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Lí do chọn đề tài: Chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư đã chỉ rõ: “ Phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng”. Hiện nay ngành Giáo dục đang thực hiện các cuộc vận động lớn, có ý nghĩa đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục như cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp. Cuộc vận động này là một phương thức để nâng cao chất lượng giáo dục. Với người dạy học đó là phương thức đổi mới việc thiết kế nội dung bài dạy, xác định các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức, các phương tiện dạy học, các cách đánh giá kết quả dạy học. Với các nhà quản lí, đây là phương thức đổi mới trong cách quản lí, chỉ đạo đánh giá công tác giảng dạy và đánh giá đội ngũ một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên đóng vai trò thiết yếu có tính chất quyết định đến chất lượng giáo dục. Đội ngũ giáo viên là lực lượng giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Vì vậy đội ngũ giáo viên phải thực sự là người có lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng, an tâm công tác, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, hết lòng thương yêu học sinh, có tinh thần xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết. Thực tế trong những năm qua, nhất là từ khi đất nước đổi mới, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo đông đảo, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Điều lệ trường Tiểu học chỉ rõ: “Giáo viên là lực lượng chính, giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục. Giáo viên Tiểu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> học có phẩm chất đạo đức gương mẫu, có năng lực, có trình độ sư phạm thực sự để thực hiện nhiệm vụ giáo dục”. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của sự phát triển giáo dục, đội ngũ Nhà giáo còn có nhiều hạn chế, bất cập nhất định như: trình độ tay nghề chưa tương xứng với trình độ đào tạo (bằng cấp). Một số Nhà giáo sa sút về đạo đức lối sống, xâm phạm đến thân thể học sinh, chạy theo thành tích, tinh thần trách nhiệm chưa cao khiến tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp vẫn còn diễn ra. Những hạn chế, bất cập của đội ngũ giáo viên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục, làm giảm lòng tin của phụ huynh, của xã hội. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Đây là vấn đề bức bách đòi hỏi các nhà quản lí phải suy nghĩ, trăn trở. Chính vì lẽ đó mà bản thân tôi tâm huyết chọn đề tài: “ Một số giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Đạ Nhim”. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Quản lý là một hoạt động khách quan, là một nhu cầu không thể thiếu của con người trong phân công lao động của xã hội loài người. Bởi vì trong xã hội luôn có quá trình lao động, nhờ lao động cải tạo xã hội và phát triển xã hội. Trong lao động có sự phân công phải có quản lý.. 1. Vai trò của quản lý: Công tác quản lý trong xã hội là một đặc thù trong tổng thể các hoạt động sống tự nhiên. Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải lao động. Lao động là hoạt động khách quan không thể thiếu của con người. Vì vậy. Con người muốn tiến hành lao động để đảm bảo nhu cầu phát triển của mình thì phải phân công lao động. Đó là cơ sở để hình thành quản lý. Như vậy, quản lý là nhu cầu khách quan của lao động trong xã hội loài người. 2. Quản lý giáo dục:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trong quản lý giáo dục thì đối tượng là con người. Vì vậy quản lý giáo dục là quản lý con người, quản lý là làm việc với con người, là quá trình thúc đẩy con người làm việc, là quá trình điều chỉnh, tác động, điều chỉnh tối ưu hóa các mối quan hệ giữa người với người. Vì vậy, muốn quản lý con người phải hiểu biết một cách khoa học về con người. Trong quản lý, con người vừa là khách thể, vừa là động lực vừa là mục tiêu của quá trình quản lý. Bác Hồ dạy chúng ta: “Vai trò của người thầy vô cùng quan trọng, để nâng cao chất lượng giảng dạy thì điều trước tiên, người làm công tác quản lý phải đổi mới cách quản lý và phải có “cái tâm”, có nghĩa người quản lý phải đổi mới tư duy trong lãnh đạo và chỉ đạo. Đổi mới cách quản lý là phải bám trường, bám lớp, bám sát mọi hoạt động dạy và học, đó là điều không thể thiếu. Lời nói phải đi đôi với việc làm, toàn tâm toàn ý với phong trào, đánh giá đối tượng quản lý phải đúng, khen thưởng kịp thời, tránh chung chung, phiến diện thiếu tác dụng giáo dục”. 3. Vai trò của cán bộ quản lý trong quản lý đội ngũ: Trong nhà trường, người quản lý là người đứng đầu được giao quyền hạn và chịu trách nhiệm toàn diện trước cấp trên về hoạt động của nhà trường. Nhà trường thực hiện nhiệm vụ của mình đạt kết quả cao hay thấp một phần quyết định tùy thuộc vào phẩm chất và năng lực của người hiệu trưởng. Như chúng ta đã biết, hiệu quả đào tạo của nhà trường phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố sau: - Đội ngũ giáo viên. - Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. - Chất lượng đào tạo học sinh. - Tổ chức quản lí của trường học. Trong bốn yếu tố trên, yếu tố quản lí là quan trọng nhất. Người quản lí giỏi sẽ biến không thành có, biến yếu thành mạnh. Đứng ở góc độ tâm lí học, người quản lí giỏi và người quản lí kém giống nhau về quyền lực nhà nước nhưng khác nhau về quyền lực tâm lí. Quyền lực con người của người quản lí giỏi chính là uy.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> tín. Người quản lí yếu, kém không có quyền lực này mà chỉ tạo ra sự sợ hãi hoặc mua chuộc đối với cấp dưới. Nhân cách đặc trưng của người hiệu trưởng là sự tích hợp các nhân tố: Ân – Uy -Tâm - Trí - Dũng. Người quản lí trước hết phải là một giáo viên, yếu tố không thể thiếu được ở người quản lí là lòng nhân ái, ân tình, là sự khoan dung, bao dung; người quản lí phải biết lập được uy quyền và sử dụng uy quyền đó đúng lúc, đúng mức, đúng chỗ trong khi xây dựng và tổ chức ra các quyết định cũng như việc tổ chức thực hiện quyết định. 4. Tiêu chuẩn của giáo viên Tiểu học: Tiêu chuẩn giáo viên Tiêu học thể hiện trong quy định chuẩn giáo viên Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành gồm: - Tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức. - Kiến thức. - Kĩ năng sư phạm. Tiêu chuẩn của giáo viên Tiểu học còn được thể hiện trong những văn bản quan trọng khác như: Luật Giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học,… Những văn bản này là cơ sở để xây dựng mục tiêu cụ thể cho công tác quản lí và nâng cao chất lượng đổi ngũ tại đơn vị mình. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠ NHIM. 1. Vài nét về nhà trường: Trường Tiểu học Đạ Nhim nằm trên tỉnh lộ 723, nối liền hai thành phố lớn Đà Lạt - Nha Trang. Trường được ñaët tên từ năm 2005, từ đó đến nay có nhiều chuyển biến rõ nét. Khuôn viên nhà trường được chỉnh trang, hàng rào làm bằng dây kẽm gai khá chắc chắn, cây xanh được trồng bổ sung hằng năm tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, thuận lợi cho việc học tập của con em. 2. Thực trạng đội ngũ giáo viên:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2.1.1. về trình độchuyên mơn, nghiệp vụ: KHỐI I. TSGV 8. NỮ 7. TĐHV TĐCM 12/12:8 ĐH: 2. ĐV 1. CĐ: 4 II. 4. III. 4. 4. IV. 3. 4. V. 3. 4. 4. 12/12:4. TH: 2 ĐH: 2. 12/12:4. CĐ: 2 ĐH: 2. 12/12:4. CĐ: 3 ĐH: 1. 12/12:4. CĐ: 3 ĐH: 1. XLCM TÔNGIÁO GHICHÚ G: 3 ĐYC:1. 1. G: 3. 1. ĐYC:1 G:1. 1. ĐYC:3 G:3. 1. ĐYC:1 G:3. CĐ: 3. ĐYC:1. 2.1.2. Về hoàn cảnh gia đình: TS. HOÀN CẢNH. CÔNG VIỆC CỦA. SỐ CON TRONG GIA. Ở. GHI. GV. KINH TẾ. CHỒNG(VỢ). ĐÌNH. XA. CHÚ. Đầy Khá TB Công Làm Nghề Chưa 1con 2con 3con 24. đủ 6. 8. 10. chức vườn khác 11 5 6. có 6. 5. 13. o. 14. 3. Phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ: 3.1. về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 3.1.1. Thuận lợi: Phần lớn giáo viên của trường đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ (18/24 giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn). Đa số giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có uy tín trong công tác với đồng nghiệp, với nhân dân..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đội ngũ trẻ, khỏe, nhiệt tình, có lòng yêu nghề, có tâm huyết, luôn phấn đấu vươn lên trong công tác. 3.1.2. Khó khăn: Một số giáo viên giảng dạy ở trường có trình độ Đại học tổng hợp văn, Cao đẳng chuyên ngành Sử,..không phù hợp với việc giảng dạy ở bậc Tiểu học nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Phần lớn giáo viên ở xa trường, đi lại khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy. Một số giáo viên lớn tuổi chưa mạnh dạn đưa phương pháp dạy học mới vào giảng dạy vì sợ mất nhiều thời gian đầu tư. Một số giáo viên trẻ mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. 3.2. Về hoàn cảnh gia đình giáo viên: 3.2.1. Thuận lợi: Phần lớn giáo viên trong trường đã có gia đình riêng, ổn định phần nào đã tạo thuận lợi cho giáo viên an tâm công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều giáo viên có điều kiện kinh tế vững vàng, công việc của chồng (vợ) khá ổn định, mức thu nhập đủ đáp ứng cho cuộc sống gia đình. Nhà công vụ cho giáo viên đủ cho giáo viên chưa lập gia đình ăn ở, sinh hoạt tạo điều kiện cho họ an tâm công tác. 3.2.2. Khó khăn: Phần lớn giáo viên ở xa trường, đi lại khó khăn nên ảnh hưởng đến sức khỏe và năng lực công tác. Điều kiện kinh tế ở một số gia đình giáo viên còn gặp khó khăn nên việc đầu tư cho chuyên môn còn hạn chế. 4. Nhận định chung: Qua phân tích về thực trạng đội ngũ giáo viên của trường năm học 20092010, trường Tiểu học Đạ Nhim có nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn. Bởi vậy, bản thân tôi đã đề ra các nhiệm vụ giải quyết sao cho sát với thực tế, phù hợp với đơn vị nhằm phát huy mặt mạnh, khắc phục tối đa những mặt còn hạn chế,.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> hướng tới xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí, vững về lập trường, giỏi về chuyên môn ngiệp vụ, phấn đấu không ngừng để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠ NHIM. 1. Nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng: Như chúng ta đã biết: “Tư tưởng có thông thì coâng việc làm mới suốt”, muốn ổn định và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trước hết là phải biết cách thức lãnh đạo, giáo dục cơng tác tư tưởng; cần xây dựng một tập thể giáo viên thân ái, đoàn kết. Đoàn kết tạo thành sức mạnh, giúp họ cống hiến cho công việc chung của nhà trường. Đội ngũ giáo viên biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ. Không chỉ thế, giáo viên còn phải có tinh thần trách nhiệm, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc, có ý thức vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ban giám hiệu nhà trường phải gần gũi, nắm bắt tâm tư tình cảm, sở trường, sức khỏe của từng giáo viên để có cách giúp đỡ phù hợp thấu tình, đạt lí. Chẳng hạn cô giáo Dương Thị Kim Oanh con nhỏ nhà trường sắp xếp giảng dạy vào buổi chiều; thầy Lực, cô Giang (vợ chồng), nhà trường bố trí dạy hai buổi để có điều kiện chăm sóc con cái,…Nhờ thế mà các giáo viên đều có điều kiện thuận lợi để an tâm công tác. 2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên: Để giáo viên trong trường có hướng phấn đấu, Ban giám hiệu nhà trường caàn có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của đơn vị mình; tạo điều kiện để giáo viên tham gia học học tập bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do cấp trên tổ chức ; thường xuyên tổ chức các Hội thảo chuyên đề để giáo viên cùng trao đổi, thảo luận và vận dụng một cách linh hoạt vào thực tế giảng dạy tại lớp mình; tích cực dự giờ thăm lớp, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> nhằm nắm bắt một cách cụ thể tình hình giảng dạy, học tập của từng lớp để có biện pháp giúp đỡ kịp thời; động viên giáo viên đăng kí tiết dạy tốt, dự giờ, thăm lớp thường xuyên nhằm tạo cơ hội cho giáo viên có tay nghề chưa vững học hỏi thêm người có kinh nghiệm, đồng thời cố gắng vươn lên nhằm khẳng định mình; cung cấp đầy đủ tài liệu bồi dưỡng thường xuyên đến từng giáo viên và yêu cầu giáo viên tự giác học tập, ghi chép đầy đủ những nội dung cơ bản, thiết thực để áp dụng vào thực tế giảng dạy của từng đồng chí. Đối với những giáo viên lớn tuổi (cô Hải, cô Thoa ) có trình độ chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm nhiều trong giảng dạy nhưng ngại đổi mới phương pháp và hình thức giảng dạy, xem việc đưa trò chơi vào thực tế sẽ mất nhiều thời gian, cần sự đầu tư lớn,…thì cần phải động viên từ từ , tạo điều kiện để họ được xem băng, dự giờ giáo viên giỏi trong trường (cô Minh Hương, cô Diệu) về phương pháp đổi mới , khuyến khích họ đăng kí tiết dạy tốt để giáo viên trong trường cùng dự, cùng rút kinh nghiệm. Bằng biện pháp: “ Mưa dầm thấm lâu”, chỉ sau một thời gian ngắn họ đã tiếp thu và vận dụng tốt. Đối với giáo viên trẻ, năng động, sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp, hình thức dạy học theo hương đổi mới nhưng trình độ chuyên môn chưa thật vững, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều , kiến thức hiểu biết chưa sâu thì khuyến khích họ tích cực nghiên cứu tài liệu, dự giờ các đồng nghiệp, chịu khó nghiên cứu thật kĩ nội dung bài dạy trước khi đến lớp để đảm bảo tính chính xác cho bài dạy. Đối với những giáo viên chỉ dạy chuyên sâu vào một vài môn còn dạy những môn khác còn lúng túng, thiếu tự tin thì yêu cầu tổ khối lên kế hoạch dự giờ các môn đó thật nhiều lần. Sau mỗi tiết dạy cần rút kinh nghiệm một cách cụ thể với tinh thần xây dựng, tránh tình trạng “ bắt sâu” bài dạy để họ tự tin hơn khi dạy các môn học đó. Đối với 6 giáo viên dạy trái chuyên môn được đào tạo(Cao đẳng Sử, Đại học tổng hợp Văn), nhà trường sắp xếp dạy lớp buổi chiều để có điều kiện dự giờ học hỏi nhiều từ đồng nghiệp. Ngoài ra, nhà trường còn chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường dự giờ đối với 6 giaùo viên thuộc diện này và tạo điều kiện cho họ được dự giờ nhieàu hơn, giao cho giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng kèm cặp ( cô Diệu kèm cô Phức, cô Chính kèm cô Bình, cô Hải kèm cô Trang,…). Chính nhờ.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> những giải pháp nêu trên, chỉ sau gần một học kì các giáo viên này bước đầu đã nắm được trình tự, phương pháp giảng dạy ở Tiểu học. Đối với giáo viên có tay nghề khá, Ban giám hiệu yêu cầu tổ khối có biện pháp dự giờ thêm như: cử giáo viên dạy tốt trong tổ kèm cặp, trao đổi,… Đối với các giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng song do hoàn cảnh gia đình neo đơn, con nhỏ, nhà xa trường, chưa ổn định về kinh tế nên dẫn đến tình trạng chưa coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình, hiệu quả giáo dục chưa cao, Ban giám hiệu gần gũi, động viên để họ cố gắng khắc phục khó khăn vươn lên trong công tác bởi vì trách nhiệm , năng lực, hiệu quả, làm việc của họ chính là bộ mặt của nhà trường, của tất cả mọi người đang dày công vun đắp. 3. Chỉ đạo hoạt động thao giảng, dự giờ: Các hoạt động chuyên môn trong trường có tác dụng rất lớn để nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. Nhà trường cho phép các tổ khối đăng kí tiết dạy tốt, dự giờ thăm lớp đều đặn, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với nhau. Qua đó, các tổ chuyên môn đã xây dựng được nhiều tiết dạy tốt để thao giảng cho toàn trường dự. Mỗi giáo viên đăng kí 1 tiết/ tháng. Qua các đợt thao giảng, giáo viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Phong trào thi đua :“Hai tốt” được duy trì trong suốt bốn đợt thi đua của năm học. Các tổ chuyên môn đăng kí tiết dạy tốt phải ghi lịch cụ thể để nhà trường và giáo viên được biết mà tham dự đầy đủ , chứ không nhất thiết là giáo viên trong khối. 4. Chỉ đạo hoạt động chuẩn bị lên lớp của giáo viên: Giáo án là công cụ quan trọng của giáo viên trước giờ lên lớp, do đó việc kiểm tra giáo án luôn được nhà trường theo dõi, kiểm tra sát sao. Trước khi soạn bài, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài học, tùy vào kiến thức của bài mà lựa chọn hình thức phù hợp. Bài soạn phải thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò, thể hiện rõ hình thức tổ chức dạy học. Giáo án không nên quá dài dòng nhưng cũng không quá sơ sài, thiếu đầu tư. Năm học vừa qua, nhà trường đã tổ chức chuyên đề:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> “ Nâng cao chất lượng bài soạn” theo tinh thần công văn 1151; yêu cầu các khối tùy váo tình hình thực tế của khối để có cách soạn phù hợp. Ở Tiểu học, đồ dùng dạy học là phương tiện dạy học không thể thiếu được nhằm nâng cao chất lượng bài dạy. Nhà trường đã chỉ đạo bộ phận thư viện phục vụ đầy đủ, kịp thời đồ dùng, thiết bị dạy học cho giáo viên; sắp xếp khoa học để giáo viên dễ dàng lựa chọn, sử dụng. Để quản lí việc sử dụng đồ dùng, thiết bị của giáo viên, bộ phận thư viện mở sổ theo dõi số lượt mượn của giáo viên, thường xuyên kiểm tra đột xuất trong các khối vào cùng một thời điểm trong ngày để nhắc nhở vaø chaán chænh kịp thời. 5. Xây dựng và hoàn thiện quy chế đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên: Đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của các cấp quản lí giáo dục nhằm quản lí, động viên và tạo điều kiện để giáo viên phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng,…góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy chế đánh giá xếp loại chuaån nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Tuy nhiên, cần phải bổ sung vào căn cứ đánh giá những nội dung hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên và các bản quy chế còn chưa đề cập hoặc đã đề cập nhưng chưa đầy đủ như sinh hoạt chuyên môn, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng,…Ngoài ra, cũng cần đưa thêm các tiêu chí đánh giá vào từng nội dung hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học nói riêng. Ví dụ: Đánh giá giờ dạy của giáo viên không thể không chú ý đến các tiêu chí : - Giáo viên có thực hiện đổi mới phương pháp dạy học không? - Tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh có được phát huy tối đa trên cơ sở tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức hay không? - Giờ học có diễn ra sôi nổi với các hình thức học tập phong phú ( Toàn lớp, nhóm, cá nhân) không?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Giáo viên có sử dụng đồ dùng dạy học không? Hoặc đánh giá công tác giáo dục của giáo viên, cần quan tâm hơn đến: - Việc lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và nội dung cần giáo dục. - Tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú nhằm hình thành ở học sinh phẩm chất, nhân cách, đáp ứng yêu cầu của xã hội. - Uốn nắn điều chỉnh những biểu hiện lệch lạc, vi phạm các chuẩn mực đạo đức của học sinh. - Đánh giá quá trình giáo dục căn cứ vào sự phát triển nhân cách học sinh,… 6. Tổ chức đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên: Đánh giá xếp loại chuyên môn ngiệp vụ của giáo viên được tiến hành theo một quy trình thống nhất. Vì thế, kết quả của việc đánh giá còn hạn chế, nhất là khâu xử lí sau đánh giá, xếp loại. Từ thực tế đó, tôi đề xuất một quy trình tổng quát để đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Quy trình này gồm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm có một số bước nhất định. *Giai đoạn 1: Chuẩn bị đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, giai đoạn này gồm các bước sau đây: Bước 1: Xác định mục đích đánh giá , xếp loại là xác định chuyên môn nghiệp vụ của từng giáo viên, trên cơ sở đó có sự phân công giảng dạy, giáo dục phù hợp, dồng thời có kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ. Bước 2: Xây dựng căn cứ đánh giá, xếp loại; căn cứ đánh giá xếp loại phải phản ánh đầy đủ những lĩnh vực chuyên mô nghiệp vụ của giáo viên. Bước 3: Lựa chon cách đánh giá; cần phối hợp giữa tự đánh giá của giáo viên với đánh gá của các cấp quản lí giáo dục. *Giai đoạn 2: Tổ chức đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Giai đoạn này có các bước sau đây:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Bước 1: Giáo viên tự đánh giá. Để việc đánh giá có kết quả, giáo viên cần nắm vững mục đích, yêu cầu, các căn cứ, tiêu chí đánh giá. Trên cơ sở đó, đối chiếu bằng năng lực cá nhân, giáo viên tự xếp loại chuyên môn nghiệp vụ cho mình. Ở bước này, nếu được thực hiện nghiêm túc thì sẽ là một dịp tốt để giáo viên tự raø soát lại hành trang nghề nghieäp của bản thân. Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá. Căn cứ vào tự đánh giá của giáo viên và kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, tổ tiến hành đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ cho từng thành viên của mình. Kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chuyên môn có ý nghĩa quan trọng vì tổ là nơi trực tiếp quản lí mọi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Bước 3: Hội đồng nhà trường đánh giá; dưới sự chủ trì của Hiệu trưởng, sau khi xem xét một cách toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng giáo viên và từng tổ sẽ quyết định việc đánh giá xếp loại. *Giai đoạn 3: Xử lí, đánh giá, xếp loại; giai đoạn này có các bước sau đây: Bước 1: Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của từng giáo viên ngay sau có kết quả đánh giá xếp loại chính thức. Bước 2: Đề ra yêu cầu đối với giáo viên ở các loại trình độ chuyên môn nghiệp vụ khác nhau mà đề ra các yêu cầu khác nhau: Đối với giáo viên xếp loại tốt,cần tiếp tục bồi dưỡng để đưa vào mạng lưới chuyên môn. Đối với giáo viên xếp loại khá, cần có kế hoạch bồi dưỡng định kì để một thời gian chuyển lên loại tốt. Đối với giáo viên xếp loại trung bình, cần tạo điều kiện cho họ học thêm, phân công chuyên môn phù hợp, tăng cường dự giờ đồng nghiệp,… Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên có thể được tiến hành theo kế hoạch của ngành, cũng có thể dựa vào tình hình thự tế của nhà trường. Trên đây là quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ do bản thân tôi đề xuất. Qua thử nghiệm quy trình đã phát huy tác dụng, góp phần đánh giá khách quan trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 7. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ: Nhà trường thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách cho đội ngũ. Nhà trường phối hợp với công đoàn tìm các biện pháp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ như: thành lập quỹ tương trợ nhằm giúp nhau làm kinh tế gia đình, trợ cấp khó khăn đột xuất cho đoàn viên, gây quỹ tham quan,…Chăm lo đời sống vật chaát, tinh thần là một yếu tố quan trọng trong quản lí và nâng cao chất lượng đội ngũ. Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Đạ Nhim trong giai đoạn hiện nay là một việc làm cần thiết mang tính lâu dài, đòi hỏi phải có sự thống nhất cao của tập thể, ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên. Mỗi thầy cô giáo có ý thức vươn lên, tự học, tự trau dồi để nâng cao trình độ. Mỗi cá nhân giỏi tập hợp lại thành một tập thể giỏi, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.. KẾT LUẬN Công tác quản lí trường học là một hoạt động nghệ thuật. Sự vận dụng linh hoạt các Nghị quyết của Đảng, chỉ đạo chung của Ngành, sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường là hoàn toàn thuộc quyền quản lí của người hiệu trưởng. Để quản lí và nâng cao chất lượng giáo viên trong giai đoạn hiện nay, người quản lí phải biết xử thế công việc sao cho khôn khéo. Trong quá trình quản lí phải.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> phân xử phân minh và luôn nhớ câu: “ Đừng bắt người khác làm mà chính mình cũng không muốn người khác làm đối với mình”. Trong quá trình quản lí, muốn nhận thức được quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, người quản lí phải quan tâm đến vai trò chủ quan của con người và tập thể. Vì thế, người lãnh đạo cần phải có kiến thức, tâm lí học quản lí để tự đánh giá một cách đúng đắn về mình, về người khác, để sắp xếp người đó vào đúng vị trí, công việc phù hợp với năng lực và sở trường của họ. Người hiệu trưởng cần thay đổi cung cách quản lí, làm cho đội ngũ hiểu và tự giác làm việc để đạt hiệu quả cao nhất. Người quản lí cần biến công tác quản lí thành hoạt động chung của xã hội. Quản lí thể hiện tính khoa học và nghệ thuật. Chính vì vậy người hiệu trưởng cần thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lí, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí tạo thành sức mạnh tổng hợp, giúp hiệu trưởng làm tốt công tác quản lí và nâng cao chất lượng đội ngũ trong giai đoạn hiện nay. Đạ Nhim, ngày 20 tháng 3 năm 2011 Người thực hiện. Bùi Thị Soa.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×