Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tieu luan tinh huong QUY TẮC ỨNG XỬ NGUYÊN TẮC TÀI CHÍNH Bồi dưỡng ngạch kế toán viên 2020 (file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.77 KB, 21 trang )

1


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH

KHĨA BỒI DƯỠNG NGẠCH KẾ TỐN VIÊN

Tở chức tại: Bến Tre
Từ ngày 18 tháng 01 năm 2021
đến ngày 18 tháng 04 năm 2021

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG

TÌNH HUỐNG VI PHẠM QUY TẮC ỨNG XỬ
CỦA NHÂN VIÊN TỔ VIỆN PHÍ TẠI BỆNH
VIỆN ............................... - TỈNH BẾN TRE

Người thực hiện:
Chức vụ:
Đơn vị công tác: Bệnh viện ...............................

2


Bến Tre, tháng 04 năm 2021
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH
T
KHĨA BỒI DƯỠNG
NGẠCH KẾ TỐN VIÊN



Tở chức tại: Bến Tre

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG

TÌNH HUỐNG VI PHẠM QUY TẮC ỨNG XỬ
CỦA NHÂN VIÊN TỔ VIỆN PHÍ TẠI BỆNH
VIỆN ............................... - TỈNH BẾN TRE

Người thực hiện:
Chức vụ:
Đơn vị công tác: Bệnh viện ...............................

Bến Tre, tháng 04 năm 2021

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BV...............................................................Bệnh viện
BTC.............................................................Bộ tài chính
CP...............................................................Chính phủ
KT...............................................................Kế tốn
NĐC...........................................................................................
NĐ...............................................................Nghị định
QĐ...............................................................Quyết định
QH...............................................................Quốc Hội
QLNN.........................................................Quản lý nhà nước
QTƯX.........................................................Quy tắc ứng xử
TC-KT.........................................................Tài chính - kế toán


4


MỤC LỤC
Nội dung
Mở đầu

Trang
1

Phần 1: Mơ tả tình huống

3

1.1. Lý do xảy ra tình huống

3

1.2. Mơ tả tình huống

4

Phần 2: Phân tích ngun nhân và hậu quả tình huống

6

2.1. Căn cứ lý luận, pháp lý phân tích tình huống

6


2.2. Ngun nhân xãy ra tình huống

7

2.3. Tác động - Hậu quả của tình huống

8

Phần 3. Đề xuất phương án xử lý tình huống

10

3.1. Mục tiêu xử lý tình huống

10

3.2. Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết

10

3.3. Tổ chức thực hiện phương án đã chọn

12

Phần 4. Kết luận và kiến nghị

14

4.1. Kết luận


14

4.2. Kiến nghị

14

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật cán bộ, công chức 2008,
22/2008/QH12, ngày 13/11/2008;
2. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật viên
chức: 58/2010/QH12, ngày 15/11/2010;
3

Bộ Tài chính, Thơng tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2015 về việc
ban hành và công bố chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế tốn, kiểm tốn Việt
Nam;

5 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 35/2005/NĐCP, ngày 19/4/2005 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức;
6 Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế Quy định về Quy tắc
ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế
7. Quyết định 2151/QĐ/BYT ngày 04/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt
kế hoạch triển khai thực hiện "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y
tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh".
8. Kế hoạch số 804/KH-BYT ngày 18/9/2012 của Bộ Y tế về việc Tuyên truyền triển
khai nhân điểm về thực hiện Quy tắc ứng xử nâng cao y đức làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh năm 2012.


6


MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học ngày càng tiến bộ kéo theo ngày càng
con người cần nhiều nhu cầu tiến bộ và cao cấp hơn, trong đó nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của người dân ngày càng cao, đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức đối
với ngành Y tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao truyền thống đạo đức
nghề Y và chuẩn mực chăm sóc Y tế như hiện nay đối với đội ngũ nhân viên công tác
trong ngành y tế là một yêu cầu bức thiết, đặc biệt đối với đội ngũ là nhân viên hành
chính, kế tốn, do nhóm nhân viên này chưa được đào tạo đầy đủ về phương pháp, kỹ
năng tiếp xúc với khách hàng nhằm mang lại sự hài lòng của họ khi đến cơ sở y tế tiếp
cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Do đó, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy định về “Quy tắc ứng xử của
cán bộ viên chức trong đơn vị sự nghiệp y tế” [6] và đã phát động phong trào thi đua
tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
[8], song song đó Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2151/QĐ-BYT ngày 04 tháng 6
năm 2015 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện "Đổi mới phong cách, thái
độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh"[7].
Chuẩn đạo đức nghề nghiệp là các giá trị cốt lõi, là thước đo phẩm chất đạo
đức, là trách nhiệm và nghiệp vụ mỗi cán bộ làm công tác Y tế, “Nghề y là một nghề
đặc biệt, cần phải đào tạo và sử dụng đặc biệt” [8]. Trong những năm qua, hệ thống Y
tế tại Bến Tre và nhất là tại Bệnh viện ............................... được đầu tư khá tốt, thích
ứng được sự phát triển trong giai đoạn mới và sự thay đổi cơ cấu bệnh tật, nhu cầu
ngày càng cao của người bệnh nói riêng và xã hội nói chung. Hơn nữa, Bệnh viện đã
được cơng nhận là Bệnh viện hạng I và thực hiện cơ chế tài chính tự thu tự chi nên
quan điểm của lãnh đạo BV xem người bệnh, thân nhân là khách hàng và đây là nhóm
đối tượng phải được phục vụ và chăm sóc chu đáo.
Trong phạm vi cơng tác của mình tơi đặc biệt quan tâm và thực hiện nghiêm túc

quy tắc giao tiếp ứng xử, góp phần giảm sự phàn nàn của người dân. Từ lý do trên tơi
chọn: “Tình huống vi phạm quy tắc ứng xử của nhân viên tổ viện phí tại Bệnh
viện ............................... - tỉnh Bến Tre” Nhằm mục đích đưa ra tình huống có tính
thực tiển, phân tích, đưa ra các phương án xử lý, rút kinh nghiệm trong cơng tác của
mình.
7


PHẦN I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1. Lý do xảy ra tình huống:
Việc sắp xếp, bố trí, phân cơng cơng việc cho nhân viên cần phải phù hợp với
qui mô hoạt động của từng đơn vị và yêu cầu quản lý của đơn vị đó, nhất là đối với cơ
quan nhà nước lại càng quan trọng hơn. Do đó địi hỏi từng vị trí việc làm phải có đạo
đức cơng vụ rất cao để đạt được kết quả tốt nhất trong thực thi công vụ, hoạt động của
họ chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay hiện tượng “mắc bệnh công thần” của một bộ phận cán bộ,
công chức đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp viên chức
nhà nước. Đây chính là những điều kiện chính trị, pháp lý, kinh tế-xã hội làm nảy sinh
tình huống vi phạm của nhân viên làm cơng tác thu phí tại BV NĐC.
BV NĐC là đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập, có chức năng cung cấp dịch vụ
chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và
các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật, đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự
bảo đảm kinh phí hoạt động thường xun, theo đó, KT có nhiệm vụ quản lý tài chính
trong việc thu, chi; sử dụng và quản lý ngân sách nhà nước cũng như các nguồn thu
khác đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động được thực hiện.
Bệnh viện ............................... (BV NĐC ) là bệnh viện hạng 1, có ...khoa, ....
phịng chức năng, quy mơ 1.398 giường kế hoạch, thực kê 1290 giường, 36 khoa
phòng, gần 300 bác sĩ, dược sỹ đại học, 45 buồng khám, 15 phòng mổ, đang thực
hiện 2 đề án bệnh viện vệ tinh ở 2 khoa Tim mạch và Ung bướu.
Tổng số bàn khám bệnh ngoại trú ...., hàng năm khám và điều trị cho hơn 1

triệu lượt bệnh ngoại trú và hơn 10 ngàn bệnh nội trú, chi phí dành cho hoạt động
khám chữa bệnh hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, trong đó chi phí BHYT chiếm trên 80%.
Bệnh viện đạt danh hiệu Huân chương lao động hạng 2 năm 2014, nhiều năm nhận cờ
thi đua Bộ Y Tế, bằng khen thủ tướng chính phủ...
Phịng tài chính kế tốn (TC - KT) có tổng số viên chức là 50 viên chức (04
nam và 46 nữ; với trình độ chun mơn: Thạc sĩ: 01; Cử nhân: 42; Cao đẳng: 02;
Trung học: 05) được biên chế như sau:

8


- 1 Trưởng phịng
- 2 Phó phịng
Phân làm 03 tổ:
- Tổ Tài vụ: 09 viên chức.
- Tổ viện phí: 29 viên chức.
- Tổ dữ liệu: 12 viên chức.
Phịng TCKT có chức năng tham mưu cho Giám đốc về quản lý tài chính của
bệnh viện; Quản lý tất cả các khoản thu – chi tài chính của bệnh viện (kể cả các Dự
án), kiểm sốt chi phí KCB, giải trình vượt trần vượt quỹ BHYT; Quản lý tài sản của
bệnh viện bằng hình thức giá trị sổ sách....
Song song đó, Phịng còn thực hiện các nhiệm vụ: Thực hiện các chế độ, chính
sách theo Quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định pháp luật hiện hành; Tăng cường
giám sát các khoản chi thường xuyên trong mua sắm, sửa chữa theo yêu cầu thiết thực
của bệnh viện; Phối hợp với các khoa phịng chấn chỉnh kịp thời sai sót trong thanh
quyết tốn BHYT và triển khai thu phí các DVKT mới; Báo cáo chi tiết khó khăn,
vướng mắc hàng ngày với lãnh đạo phụ trách Tổ thanh quyết toán BHYT; Tổ chức
nhiều điểm thu phí thuận lợi cho bệnh nhân, thân nhân người bệnh dễ tìm.... và các nội
dung khác có liên quan
Thực hiện tốt lời dạy của Bác: “Lương Y phải như từ mẫu”, người thầy thuốc

phải xem người bệnh như chính người thân của mình thì mới thực hiện tốt được nhiệm
vụ khám, chữa bệnh, trên cơ sở đó lãnh đạo BV đề ra quan điểm và cũng là phương
châm hành động là mỗi nhân viên y tế tại đơn vị phải xem người bệnh, thân nhân vừa
là người thân của chính mình vừa là khách hàng mang lại nguồn thu cho đơn vị, vì vậy
phải được phục vụ và chăm sóc chu đáo.
Thời gian qua Bệnh viện ............................... được đầu tư khá tốt, thích ứng
được sự phát triển trong giai đoạn mới và sự thay đổi cơ cấu bệnh tật, nhu cầu ngày
càng cao của người bệnh nói riêng và xã hội nói chung. Hơn nữa, BV được công nhận
là BV hạng I với những đầu tư kỹ thuật cao, trình độ chun mơn ngày càng chất
lượng, kết quả điều trị ngày càng được nâng lên nên số lượt bệnh nhân đến khám, chữa
bệnh ngày một tăng nhanh. Cũng từ đó thu nhập của người lao động tại BV dần được

9


cải thiện cùng với áp lực công việc, áp lực thời gian ngày càng lớn với nhân viên và dễ
dẫn đến những tình huống xung đột giữa nhân viên với người bệnh hay thân nhân.
1.2. Mơ tả tình huống
Tổ thu phí đặt tại Khoa...............BV NĐC có 3 nhân sự, được phân công trực
hàng ngày (thời gian trực 24/24) để thực hiện thu viện phí, lập chứng từ, hóa đơn, tổng
hợp thu trong ngày. Tổ có 3 nhân viên: 1 nam Lê Anh Tuấn, 2 nữ là La Thị Thảo và
Nguyễn Minh Tú.
Tốt nghiệp loại khá Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, La Thị
Thảo có bố là một cán bộ cấp tỉnh, đang công tác tại một sở lớn nên em được xét trúng
tuyển viên chức phòng Tài chính - kế tốn BV vào năm 2015. Với trình độ chun
mơn khá, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nên được bố trí cơng tác tại Tổ viện phí
thuộc phịng TC-KT từ lúc đó đến nay, khi mới vào công tác Thảo làm việc rất hăng
say, với tinh thần trách nhiệm cao và luôn chấp hành sự phân công của Trưởng phịng
TC-KT, ln năng nổ, nhiệt tình và xung phong vào những vị trí khó khăn nhất để làm
việc nên được đồng nghiệp và lãnh đạo tín nhiệm, đánh giá cao. Thảo đang được kỳ

vọng của bao đồng nghiệp, thuộc diện quy hoạch, sẽ có ngày sẽ được bổ nhiệm chức
danh phó Trưởng phịng TC-KT thay cử nhân phó phịng hiện tại gần tuổi hưu, khơng
đủ điều kiện để bổ nhiệm lại.
Qua nhận xét đánh giá phân loại cán bộ hàng quý, hàng năm La Thị Thảo đều
được tập thể phịng xếp loại A (mức hồn thành tốt nhiệm vụ).
Năm 2016, La Thị Thảo lấy chồng là Nguyễn Anh Tú, một cán bộ công tác ngành
công an và về quê chồng tại Phường 7 – Thành phố Bến Tre.
Về phía gia đình, Cử nhân La Thị Thảo là con gái đầu trong gia đình, sau Thảo
cịn có em trai đang học ngành xây dựng tại trường Đại học Cửu Long, hồn cảnh kinh
tế gia đình khơng tương đối tốt, được cha mẹ hai bên hỗ trợ nên cuộc sống của Thảo
khơng gặp khó khăn gì, bên cạnh đó Thảo cịn đồng nghiệp thương u, tín nhiệm,
lãnh đạo quan tâm cất nhắc nên dần dà Thảo tự cho mình là “nhân vật quan trọng”.
Nhưng niềm vui và sự tin yêu chưa được bao lâu, kể từ sau ngày La Thị Thảo
nghỉ hậu sản sinh con thứ nhất, Thảo thường đi muộn, nghỉ việc không lý do, mặc dù
nhà Thảo cách khơng xa nơi làm việc, Phịng TC-KT đã nhiều lần nhắc nhở, Thảo hứa
sẽ khắc phục nhưng vẫn chưa có sự thay đổi nhất định. Tìm hiểu hồn cảnh gia đình

10


hiện tại, vợ chồng Thảo vẫn hạnh phúc, đặc biệt chồng Thảo rất quan tâm vợ con, thuê
người trong coi con để vợ đi làm đảm bảo hồn thành cơng tác
Trong giao tiếp hàng ngày với đồng nghiệp, Thảo còn tỏ ra xa lánh và cao đạo
hơn, có thơng tin Thảo cho rằng mình được quy hoạch, sắp cử học thạc sĩ nhưng phải
làm một công việc rất tầm thường nên tỏ ra bất cần.
Sau vài lần gặp gở nhắc nhở, nhưng mọi việc lại có chiều hướng xấu thêm,
trưởng phịng phân cơng cơng việc Thảo chẳng những khơng làm cịn lơi kéo một số
đối tượng ngấm ngầm chống đối, nội bộ có một số vấn đề mất đồn kết.
Cùng thời điểm đó, qua đợt mở thùng thư góp ý Ban chỉ đạo “Quy tắc giao tiếp
ứng xử” đã nhận được một lá thư phản ánh nội dung như sau:

+ Kính gửi: Lãnh đạo Bệnh viện ............................... - tỉnh Bến Tre.
- Tơi tên là Phan Thanh Tịng, 52 tuổi, ngụ tại Thị trấn Mỏ cày Nam
- Đang công tác tại Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện
Xin kính trình bày với quý lãnh đạo sự việc như sau: Khoảng 21 giờ
24/06/2020, tôi đưa vợ vào cấp cứu tại Khoa Cấp cứu BV NĐC, BS Thiện yêu cầu
cần nhập viện yêu cầu tạm ứng chi phí điều trị. Cơ Thảo là người trực bộ phận viện
phí hơm đó, đang chăm chú bấm điện thoại, khơng nhìn tơi và nó cộc lốcvà rất nhỏ
“Một triệu đồng”, tôi nghe nhầm thành 4 triệu nên hỏi lại thì cơ Thảo gắt tơi: “Bộ
ơng điếc hả? Tơi nói là một triệu”, tơi ức lắm nhưng phải nhịn. Đến khi cô Thảo viết
phiếu tạm ứng xong đưa tơi ký, do khơng mang theo kính nên tơi hỏi:” Ký ở đâu cơ?”
thì tơi được trả lời: “Thì ở ngay chỗ người nộp tiền đó, bộ ơng đui hay sao mà hỏng
biết”. Đến nước này, tôi đã không cịn nhịn được nên đơi bên cãi nhau khơng ai chịu
nhường nhịn ai, cơ Thảo cịn có những lời lẽ rất nặng nề với tơi, trong lúc này có một
số người bệnh đến xem và chứng kiến. Trong lúc vợ tơi đang ngàn cân treo sợi tóc,
chờ tạm ứng viện phí để thực hiện kỹ thuật lâm sàng điều trị nên tôi nhịn và bỏ đi.
Được biết cả ngành Y tế đang thực hiện quy tắc ứng xử, làm hài lịng người
bệnh thì cơ Thảo lại bàng quang, vơ tâm và thái độ trịch thượng, quan liêu, hống hách
và xem thường người khác
Tơi kính đề nghị lãnh đạo BV NĐC cần có biện pháp xử lý nghiêm túc đối với
cơ La Thị Thảo và cho tơi câu trả lời thích đáng, đừng để con sâu làm rầu nồi canh

11


Xin kính chúc q lãnh đạo và tồn thể y, bác sĩ sức khỏe, hạnh phúc và thành
công trong công tác.
Mỏ cày nam, ngày 10/07/2020
PHẦN 2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Căn cứ lý luận, pháp lý phân tích tình huống
+ Căn cứ pháp lý:

- Luật cán bộ, công chức 2008, 22/2008/QH12, ngày 13/11/2008 [1];
- Luật viên chức: 58/2010/QH12, ngày 15/11/2010[2];
- Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2015 về việc ban hành và
công bố chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam[3];
- Nghị định số 35/2005/NĐ-CP, ngày 19/4/2005 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công
chức[4];
- Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế Quy định về Quy tắc
ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế[5]
- Quyết định 2151/QĐ/BYT ngày 04/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê
duyệt kế hoạch triển khai thực hiện "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán
bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh"[6].
- Kế hoạch số 804/KH-BYT ngày 18/9/2012 của Bộ Y tế về việc Tuyên truyền triển
khai nhân điểm về thực hiện Quy tắc ứng xử nâng cao y đức làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh năm 2012[7].
+ Căn tứ thực tế tình huống
Từ tình hình xảy ra tại bộ phận viện phí BV NĐC - tỉnh Bến Tre được kể như
trên, Trưởng phòng TC-KT với vai trò là thành viên của ban chỉ đạo "Quy tắc giao tiếp
ứng xử" đã tìm hiểu cẩn thận để giải quyết vấn đề thấu đáo hợp tình, hợp lý và đã xác
định các mục tiêu cơ bản sau:
- Đảm bảo được tính liên tục trong cơng việc, làm sao khơng ảnh hưởng đến
cơng tác tiếp đón và thanh tốn viện phí tại phịng thu viện phí của phịng TC-KT kể
cả về nhân lực và tâm lý của đội ngủ cán bộ trong phòng.
- Phương án và các biện pháp đặt ra địi hỏi trước hết đảm bảo cơng tác khám
và điều trị người bệnh được tốt. Đặc biệt là cơng tác tiếp đón và thanh tốn viện phí

12


đầy đủ, tránh thất thốt, qn xuyến chun mơn trong những phiên trực, bởi lúc này
chỉ có một nhân viên trực tại bộ phận viện phí và phải bao quát cơng tác tiếp đón thu

tạm ứng, kiểm tra mã thẻ bảo hiểm y tế và thanh tốn viện phí cho người bệnh, địi hỏi
phải có tính khoa học trong cơng việc, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp cao mới
tránh sự phiền hà, sách nhiễu người bệnh. Làm ảnh hưởng chung đến nét đẹp vốn có
của người cán bộ y tế.
- Vận dụng Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế Quy
định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ
sở y tế và Nghị định số 35/2005/NĐ-CP, ngày 19/4/2005 về việc xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức.
- Thuyên chuyển bố trí cơng việc tại phịng khác đối với cử nhân La Thị Thảo
để cơ có cơ hội sữa chữa khuyết điểm, nhưng cũng có điều kiện phát huy được trình độ
chun mơn.
2.2. Ngun nhân xảy ra tình huống
Trường hợp vụ việc của La Thị Thảo có những nguyên nhân và đã để lại những
hậu quả nhất định của nó, sự việc được phân tích dưới góc độ sau đây:
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
- Cử nhân La Thị Thảo khơng xác định được vị trí, nhiệm vụ cao cả của mình là
được phục vụ người bệnh, đứng trong hàng ngũ của cán bộ ngành Y tế, ngành mà đã
được xã hội tơn vinh là thầy, được Bác Hồ nói: “Thầy thuốc như mẹ hiền”
- Lơ là trách nhiệm, quan liêu, xem thường người bệnh, phụ lòng tin của nhân
dân gửi gắm và trách nhiệm mà Đảng, Nhà nước giao phó.
- Ý chí phấn đấu của bản thân khơng thắng được yếu tố khách quan; xem
thường Quy chế của Ngành, nội quy, quy định của phòng và đơn vị.
- Thiếu sự rèn luyện của bản thân, trong khi được Đảng, Nhà nước và nhân dân
ưu ái trong đào tạo.
- Được BV NĐC tạo điều kiện trong công việc, nhưng phục vụ với thái độ công
thần, tắc trách.
2.2.2. Nguyên nhân khách quan:
- Công tác tổ chức cán bộ và quản lý cán bộ, công tác kiểm tra giám sát thiếu
chặt chẽ. Trước lúc trúng tuyển, bố trí sắp xếp cán bộ chưa cho đối tượng học tập đầy


13


đủ Quy chế của Ngành y tế, nội quy, quy định của đơn vị; Pháp lệnh công chức, pháp
luật của Nhà nước, đặc biệt là 12 điều Y đức, Quy tắc giao tiếp ứng xử của người cán
bộ y tế do Bộ y tế quy định một cách đầy đủ.
- Mơi trường làm việc tại bộ phận viện phí khá vất vã, hàng ngày phải tiếp đón
số lượng người bệnh rất đơng, mơ hình bệnh tật phức tạp dẫn đến cường độ lao động
cao phần nào cũng gây áp lực lớn cho bản thân mỗi cán bộ y tế nói chung, và cán bộ
phịng TC-KT nói riêng.
2.3. Tác động - Hậu quả:
2.3.1. Hậu quả đối với cá nhân:
- Sống thiếu kỷ cương, vô kỷ luật, thái độ quan liêu, hống hách, xem thường
người khác, tâm lý không ổn định trong lúc làm việc đã gây ảnh hưởng đến vấn đề
phấn đấu cho sự nghiệp và địa vị của La Thị Thảo trong tương lai.
- Làm mất chỗ dựa chuyên môn của đội ngủ nhân viên trong phòng TC-KT .
Đáng lẽ cử nhân La Thị Thảo sẽ là phó Trưởng phịng TC-KT trong thời gian gần và
còn dự nguồn cao hơn nữa nhưng qua sự việc này Thảo đã làm sụp đổ niềm tin và sự tôn
trọng của đồng nghiệp, mất đi sự tín nhiệm của lãnh đạo.
- Thiếu khắc phục khuyết điểm, thiếu trách nhiệm trước người bệnh, không
thực hiện đúng quy chế chuyên môn, quy chế hoạt động của phòng và nhất là gây mất
lòng tin đối với người bệnh.
2.3.2. Hậu quả đối với phòng TC - KT BV NĐC và xã hội:
- Làm cho người bệnh đau đớn, buồn bực khơng đáng có.
- Người bệnh mất lịng tin đối với cử nhân La Thị Thảo, mà còn giảm lịng tin
đối với đội ngũ kế tốn phịng TC-KT nói riêng và cán bộ y tế BV NĐC, tỉnh Bến Tre
nói chung.
- Trong lúc tồn đơn vị đang tập trung giải quyết các cơng việc cấp bách để
phấn đấu hồn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, thì phải mất nhiều thời gian để tìm
hiểu, điều tra, giải quyết những vi phạm cử nhân La Thị Thảo gây ra.

- Vi phạm của cử nhân La Thị Thảo gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín của
phịng TC-KT và BV NĐC; ảnh hưởng đến quy chế của Ngành và đạo đức nghề
nghiệp của nhân viên y tế nói chung, của BV NĐC tỉnh Bến Tre nói riêng.

14


- La Thị Thảo đã làm tổn thương đến danh dự của cán bộ ngành Y tế, làm mất
lòng tin đối với người bệnh, vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và chuyên
môn. Việc xử lý nghiêm khắc, trên tinh thần thẳng thắn mang tính xây dựng, có ý
nghĩa giáo dục. Ban giám đốc BV NĐC - tỉnh Bến Tre xem đây là bài học kinh nghiệm
trong cơng tác quản lý, bố trí, sắp xếp cán bộ khi tuyển dụng; đồng thời cũng là kinh
nghiệm cho các tổ chức đồn thể trong cơng tác bồi dưỡng lý luận chính trị, đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ cơng chức trong đơn vị nói chung, đội ngũ TC-KT nói riêng,
vừa giỏi chun mơn, vừa có tinh thần, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ chu đáo,
tận tình.

15


PHẦN 3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu
Với mục tiêu và quan điểm lấy giáo dục, uốn nắn làm chính, tạo điều kiện tối đa
để cán bộ viên chức có cơ hội sữa chữa, khắc phục khuyết điểm vùa bảo đảm được cán
bộ, vừa có kỷ luật nghiêm minh giữ được tính nguyên tắc và trách nhiệm trước người
bệnh đối với mỗi cán bộ Y tế nói chung và cán bộ TC-KT nói riêng. Trong điều kiện
BV NĐC - tỉnh Bến Tre đang còn thiếu cán bộ có trình độ đại học, nhất là cán bộ có
trình độ đại học loại giỏi như hiện nay. Vì yếu tố cán bộ đặt ra, cần có một quyết định
đúng đắn khả thi.
Giải quyết sự việc xảy ra của cử nhân La Thị Thảo trên cơ sở có tình, có lý

nhưng phải đảm bảo đúng kỷ cương, quy chế của Ngành. Từ đó rút ra bài học chung
cho mỗi cán bộ nhân viên của BV NĐC nói chung, đội ngũ nhân viên TC-KT nói
riêng.
3.2. Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Phương án 1: Xử lý kỷ luật đối với cử nhân La Thị Thảo đồng thời chấm dứt
hợp đồng lao động, cá nhân tự liên hệ công tác nơi khác.
Phương án 2: Điều chuyển về phịng khơng có liên quan đến người bệnh để La
Thị Thảo không phải tiếp xúc với người bệnh hàng ngày.
Phương án 3: Bố trí cơng tác tại vị trí khác thuộc phịng TC-KT để làm cơng tác
chun mơn, đưa ra hình thức kỹ luật "khiển trách" và xét thi đua q/ năm là "khơng
hồn thành nhiệm vụ"
Phân tích ưu điểm, nhược điểm, lựa chọn phương án:
Phương án 1: Xử lý kỷ luật đối với cử nhân La Thị Thảo đồng thời chấm dứt
hợp đồng lao động, cá nhân tự liên hệ cơng tác nơi khác.
Ưu điểm:
- Thể hiện tính nghiêm minh đối với những ai xem nhẹ và coi thường kỷ luật
lao động, Quy chế của Ngành, nội quy, quy định của đơn vị.
- Làm gương cho những cán bộ vi phạm Quy chế của Ngành, nội quy, quy định
của đơn vị. Mang tính răn đe đối với cán bộ viên chức Nhà nước nói chung, cán bộ
viên chức BV NĐC, tỉnh Bến Tre nói riêng.

16


Cá nhân cử nhân La Thị Thảo thấy đây là bài học xương máu cho việc thiếu ý
thức tổ chức kỷ luật của bản thân đối với phòng, BV NĐC, thiếu trách nhiệm, quan
liêu, hống hách, trịch thượng đối với người bệnh trong lúc làm nhiệm vụ.
Nhược điểm:
- Hình thức xử lý này là nặng, trường hợp ở đây chưa đến mức phải xử lý kỷ
luật buộc thôi việc.

- Không sử dụng được nguồn lao động có trình độ chun mơn, đã tốn nhiều
thời gian và kinh phí đào tạo của Nhà nước. Trong lúc tại BV NĐC, tỉnh Bến Tre đang
cần lực lượng lao động có trình độ và được đào tạo chính quy.
- Ảnh hưởng uy tín gia đình của Thảo, việc chấm dứt hợp đồng để tự liên hệ cơng
tác sẽ tạo ra khó khăn cho gia đình.
Phương án 2: Điều chuyển về phịng khơng có liên quan đến người bệnh để cử
nhân La Thị Thảo không phải tiếp xúc với người bệnh hàng ngày.
Ưu điểm:
- Tách rời mối quan hệ của cử nhân La Thị Thảo đối với người bệnh.
- Vẫn bảo vệ và sử dụng được đội ngũ cán bộ có trình độ đại học mà BV NĐC,
tỉnh Bến Tre đang cần.
- Điều chuyển công tác là một bước để bản thân cử nhân La Thị Thảo tự suy
gẫm, khắc phục sữa chữa những khuyết điểm đã mắc phải.
Nhược điểm:
- Tự bản thân cử nhân La Thị Thảo chưa ý thức được trách nhiệm của cán bộ y
tế đối với người bệnh, nếu điều chuyển đến phịng khơng tiếp xúc trực tiếp với người
bệnh có khi khuyết điểm lại tăng thêm.
- Không được sự giám sát góp ý hàng ngày của tổ chức, người bệnh, tính vơ tổ
chức có thể tái diễn và ngày càng năng hơn.
Không tận dụng được khả năng chuyên môn đào tạo chính quy của cử nhân La
Thị Thảo đối với hoạt động thu chi tài chính của BV NĐC, trong lúc hiện tại đang cần
những người có trình độ như hiện nay.
Phương án 3: Bố trí cơng tác tại vị trí khác thuộc phịng TC-KT để làm cơng
tác chun mơn, đưa ra hình thức kỹ luật "khiển trách" xét thi đua trong q/ năm là
"khơng hồn thành nhiệm vụ"

17


Ưu điểm:

- Công việc chuyên môn rất phù hợp với cử nhân La Thị Thảo bởi vì làm việc
trong mơi trường được đào tạo chính qua về TC-KT là cả một hệ thống, nên việc đôn
đốc nhắc nhở lẫn nhau rất thuận lợi.
- Cử nhân La Thị Thảo có dịp để trau dồi kiến thức tay nghề của mình hàng
ngày, trong sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp trong phòng cũng như lãnh đạo
phòng, lãnh đạo BV hàng ngày để khuyến khích sự phấn đấu rèn luyện của bản thân
cử nhân Thảo.
- Đầu tư được nguồn nhân lực có trình độ chun mơn trong BV NĐC.
Nhược điểm:
Có sự xáo trộn cho phòng TC-KT, đồng thời lãnh đạo phòng phải làm công tác
tư tưởng cho cử nhân La Thị Thảo trước khi thay đổi vị trí cơng tác.
Tạo tâm lý cử nhân La Thị Thảo là khi đã phân loại lao động cả năm thì thời
gian tiếp theo sẽ gây ra tâm lý bỏ bê công việc, không tận tâm với nhiệm vụ mới, gây
mất y chí phấn đầu trong thời gian cịn lại trong năm.
Phân tích 3 phương án đã đưa ra trên, với những ưu điểm và khuyết điểm của
nó, phương án nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm cả. Với phương án 1 tính khả thi
thấp, khơng khuyến khích được đội ngũ cán bộ có trình độ. Hai phương án cịn lại đều
có khả năng thực hiện được, nhưng bản thân tôi thấy phương án thứ ba có những ưu
điểm vượt trội hơn, mang lại tính khả thi cao. Bởi vậy tôi chọn phương án này và đề
nghị Giám đốc BV NĐC cho thực hiện theo phương án đã chọn.
3.3. Tổ chức thực hiện phương án đã được lựa chọn (Phương án 3)
3.2.1. Các bước tổ chức thực hiện: (Từ 20/08/2020 đến 30/08/2020)
+ Bước thứ 1:
Từ ngày 20 tháng 08 năm 2020 đến ngày 22/01/2020, thành lập Hội đồng xét
kỷ luật gồm Lãnh đạo BV NĐC, Cơng đồn, đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Phịng Tổ chức cán bộ và Trưởng phòng TC-KT .
+ Bước thứ 2:
Từ ngày 22/08/2020 đến 25/08/ 2020, Hội đồng xét kỷ luật gồm lãnh đạo BV
NĐC tổ chức họp để kiểm điểm, phê bình, góp ý xây dựng cho cử nhân Thảo.


18


Trước khi tiến hành bước này, cử nhân La Thị Thảo phải viết bản tự kiểm điểm
một cách trung thực, tự nhận thấy hết những khuyết điểm của mình.
Sau khi cử nhân La Thị Thảo tự kiểm điểm trước Hội đồng, các thành viên của
Hội đồng thẳng thắn phân tích, góp ý trên tinh thần xây dựng một cách nghiêm túc.
Mục đích làm sao để cử nhân La Thị Thảo thấy rõ được nhược điểm một cách thành
khẩn, trung thực và phải đưa ra thời hạn khắc phục sữa chữa lần cuối cùng. Hội đồng
xét kỷ luật của BV NĐC kết luận, ghi biên bản và có thơng báo để cử nhân La Thị
Thảo được biết.
+ Bước thứ 3:
Từ ngày 22/08/2020 đến ngày 31/08/ 2020, Trưởng phòng TC-KT họp phòng
và phân cơng bố trí cơng việc cho La Thị Thảo, cử nhân Thảo có trách nhiệm bàn giao
cơng việc tại bộ phận viện phí cho người khác với sự giám sát của trưởng, phó phịng
TC-KT và đến nhận nhiệm vụ mới tại phịng TC-KT. Song song đó Phịng Tổ chức cán
bộ kiểm tra việc thi hành quyết định của cử nhân La Thị Thảo và ban hành quyết định
"khiển trách" đối với cử nhân La Thị Thảo và để báo cáo Lãnh đạo BV NĐC.
Hội đồng xét kỷ luật họp rút kinh nghiệm, nhận định tình hình và thơng báo kết
quả xử lý kỷ luật đối với cử nhân La Thị Thảo cho toàn thể cán bộ viên chức, người
lao động BV NĐC tỉnh Bến Tre được biết.

19


Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. KIẾN NGHỊ
4.1.1 Đối với phòng TC-KT:
Cần quan tâm việc thường xuyên tuyên truyền giáo dục cán bộ, viên chức trong
phịng mình.

Cần nắm bắt và phát hiện kịp thời các hiện tượng không lành mạnh của cán bộ,
viên chức trong phịng. Khơng để kéo dài, tiến triển đến mức độ mất đoàn kết nội bộ
trong phịng mới có biện pháp xử lý.
Khi nhận cán bộ, cần sắp sếp bố trí đúng người, đúng việc và phải thường
xuyên nhắc nhở uốn nắn trong các buổi giao ban phòng về tinh thần trách nhiệm khi
làm nhiệm vụ, đặc biệt trong công tác tiếp xúc với người bệnh trong cơng tác tiếp đón
và thanh tốn viện phí.
4.1.2 Đối với các phòng chức năng và các tổ chức đồn thể - Hội nghề
nghiệp:
Cần tăng cường phối hợp cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế
chuyên môn, giao tiếp ứng xử của cán bộ viên chức trong các khoa phòng của BV
NĐC, nhất là quy chế thường trực.
4.1.3 Đối với Ban giám đốc BV NĐC:
Cần có sự cam kết chặt chẽ khi tuyển dụng cán bộ viên chức, đặc biệt phải tổ
chức những buổi nói chuyện chuyên đề về truyền thống và sự phát triển của BV NĐC
cho các thể hệ cán bộ trẻ hiểu và biết tôn trọng những thành quả đạt được của đơn vị.
Sắp xếp, bố trí thay thế đội ngủ cán bộ y tế tại các phịng chức năng có đủ trình
độ chuyên môn và để đáp ứng công tác khám, điều trị và phục vụ người bệnh.
Trên cơ sở đó, BV NĐC có chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị,
đạo đức nghề nghiệp cho mỗi cán bộ, viên chức nói chung, đội ngũ viên chức TC-KT
nói riêng. Nhằm mục tiêu xây dựng đội ngủ cán bộ, viên chức của BV NĐC vừa có
chun mơn giỏi, vừa có đạo đức nghề nghiệp tốt.

20


4.2. KẾT LUẬN
BV NĐC đã được đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, xứng tầm một cơ
sở y tế hạng 1, thời gian qua đã phát huy được truyền thống tốt đẹp. Tuy nhiên, một bộ
phận nhỏ cán bộ đã không đáp ứng được sự kỳ vọng nhân dân, đã làm mất đi những

nét đẹp của người thầy thuốc. Đây cũng là những bài học kinh nghiệm để cấp ủy
Đảng, chính quyền đơn vị rút kinh nghiệm trong cơng tác bố trí sắp xếp và sử dụng
cán bộ cho phù hợp.
- Việc xử lý sai phạm của La Thị Thảo - nhân viên phòng TC-KT tại Bệnh
viện ............................... tỉnh Bến Tre vi phạm quy tắc ứng xử với người bệnh là
phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành vừa có tình, có lý trong quản lý cán
bộ của lãnh đạo BV NĐC vừa có tác dụng giáo dục, ngăn ngừa những sai phạm xảy
ra trong tương lai.

21



×