Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh ở Công ty thương mại Phú Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.75 KB, 80 trang )

Lời Nói Đầu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp, các tổ chức, các công ty,… chuyên kinh doanh sản xuất các loại
mặt hàng tương tự nhau diễn ra hết sức gay gắt. Vì vậy thị trường là vấn đề
sống còn của các doanh nghiệp, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đều phải gắn liền với thị trường cho nên bản thân các doanh nghiệp phải
tự tìm nguồn mua và tiêu thụ hàng hóa của họ để tồn tại và phát triển.
Kinh doanh trong cơ chế thị trường gắn trực tiếp với mục tiêu lợi nhuận. Vì
vậy, trong điều kiện cạnh tranh thực hiện chính sách bán hàng và tổ chức công
tác kế toán bán hàng có ảnh hưởng lớn đến doanh số bán ra và lợi nhuận của
doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho hoạt động bán
hàng. Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng.
Quan tâm tới vấn đề này đã được sự giúp đỡ của Công ty Thương mại Phú
Bình, tôi chọn đề tài : “Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động
kinh doanh ở Công ty Thương mại Phú Bình” làm chuyên đề thực tập của
mình.
Mục tiêu của chuyên đề này là tìm hiểu công tác kế toán bán hàng và xác
định kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở đó đối chiếu với chế
độ kế toán của Việt Nam và từ đó rút ra những ưu điểm,hạn chế trong tổ chức
hoạt động kế toán bán hàng.
Chuyên đề gồm 2 phần chính :
PHẦN I : Báo Cáo Thực Tập
PHẦN II : Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Công
ty Thương mại Phú Bình.
PHẦN I : Đặc điểm và tình hình chung của Công ty thương mại Phú
Bình.
1. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Công ty thương mại
Phú Bình.
Công ty thương mại Phú Bình là Công ty chuyên cung cấp và phân phối các
loại mặt hàng mỹ phẩm LG, sữa Cô gái Hà Lan, sữa Enlin ( New Zealand ) và


hàng tiêu dùng các dụng cụ thiết yếu trong gia đình.
Công ty là một trong những doanh nghiệp phát triển có doanh thu cao và
đóng thuế đầy đủ cho nhà nước. Hiện nay Công ty có Văn phòng đại diện đóng
tại Vương Thừa Vũ, Thanh Nhàn.
1.1 Công ty thương mại Phú Bình thành lập ngày 13/10/1998 theo quyết
định số 446/QP_UB của UBND Thành Phố Hà Nội. Địa chỉ Văn phòng : P55
B2 Khu tập thể Kim Liên.
1.2 Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
Hiện nay cơ cấu tổ chức của Công ty thương mại Phú Bình được xác định
như sau:
- Ban giám đốc ( Giám đốc công ty : Đào Đức Chính )
Xây dựng kế hoạch kinh doanh và tổ chức điều hành, quản lý hoạt động tiêu
thụ sản phẩm toàn công ty. Tổ chức quản lý nhân sự, tài sản, chi phí của công ty
đảm bảo hoạt động kinh doanh, đảm bảo doanh thu và đời sống cán bộ thông
qua định mức và chỉ tiêu của công ty.

- Các ban kinh doanh: Tổ chức phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Ban kinh doanh 1: Địa bàn phân công : Hà Nội và khu vự ngoại thành.
Ban kinh doanh 2: Địa bàn phân công : Các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc
Giang, Việt Trì ( Phú Thọ ), Nam Định.
- Ban Tài chính: Quản lý tài sản và chi phí trong Công ty từ văn phòng đến
các ban kinh doanh. Quản lý tiền hàng lập báo cáo tài chính.
Bộ phận tài
chính:
Bảo vệ,lái xe
Ban kinh doanh:
Có 2 ban kinh
doanh
Ban tài chính:
- Kế toán trưởng

- Nhân viên kế toán bán
hàng
- Thủ quỹ kiêm văn thu
Giám Đốc
Phản ánh quan hệ tham mưu, thông tin.
Phản ánh quan hệ chỉ đạo, thông tin
Phản ánh quan hệ phối hợp, thông tin
- Bộ phận hành chính: Thực hiện các chức năng và nhiệm vụ hành chính của
Công ty.
1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu Năm Doanh thu
(triệu đồng )
Chỉ tiêu doanh
thu giao KH
% thực hiện kế
hoạch
Quân số Thu nhập bình
quân (Nghìn
đồng)
Năm 2001 11.200 9.500 117 12 700
Năm 2002 11.500 11.000 105 14 800
Năm 2003 12.900 12.400 104 18 1.000
Năm 2004 13.700 12.700 108 16 1.700
Năm 2005 12.700 14.000 91 16 2.000
Dự kiến 2006 15.000 13.200 114 14 3.000
Chỉ tiêu doanh thu của Công ty gần như liên tục có đà tăng trưởng mạnh, và
đặc biệt sau năm 2003. Đến năm 2004 Công ty đã củng cố tổ chức, xây dựng
chiến lược và kế hoạch kinh doanh tốt, tổ chức quản lý và thực hiện bán hàng
tốt nên doanh thu đã tăng trưởng tốt, so với chỉ tiêu đặt ra.
1.4 Tổ chức kế toán của Công ty thương mại Phú Bình.

1.4.1 Phòng kế toán của công ty.
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung về công tác tài chính của
Công ty, lập và thực hiện kế hoạch giúp ban giám đốc công ty.
- Kế toán viên: Chịu trách nhiệm chung về các mặt thu tiền mặt, theo dõi
lượng nhập xuất, tồn kho, hao hụt, quản lý tình hình bán buôn, bán lẻ hàng hoá,

1.4.2 Tổ chức công tác kế toán ở công ty thương mại Phú Bình
Công tác kế toán của công ty thương mại Phú Bình thực hiện theo chế độ kế
toán hiện hành của Bộ Tài Chính. Các chứng từ áp dụng ở Công ty đều tuân thủ
theo đúng quy định của Nhà nước, được lập theo mẫu in sẵn do Bộ Tài Chính
phát hành.
Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của Công ty thương mại Phú Bình đang tổ
chức vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất gồm 76 tài khoản thuộc bảng cân
đối kế toán, 7 bảng tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. So với hệ thống tài
khoản mà chế độ ban hành Công ty không sử dụng các TK sau:
+ TK 413 “ Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ” do không sử dụng ngoại tệ.
+ TK 611 “ Mua hàng” và TK 631 “ Giá thành sản xuất” không được sử
dụng vì đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Hiện nay, để phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc ghi chép, phù hợp với yêu cầu quản lý, Công ty áp dụng
hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chung”. Hình thức sổ kế toán này đã tận dụng
đuợc ưu điểm: Có mẫu số đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công
lao động đã tiết kiệm được chi phí, thời gian, giảm đuợc khối lương kế toán thủ
công rất phù hợp với quy mô kinh doanh của Công ty thương mại Phú Bình
Các sổ kế toán cần:
- Sổ nhật ký chung
- Nhật ký mua hàng, bán hàng
- Sổ chi tiết các tài khoản
- Sổ cái các tài khoản
Đến cuối kỳ Công ty lập các báo cáo tài chính:

+ Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01 – DN )
Nhằm phản ánh một cách tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn
hình thành. Tài sản đó của Công ty thương mại Phú Bình tại thời điểm lập báo
cáo, căn cứ vào bảng cân đối kế toán, các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà
đầu tư, các cơ quan chức năng có thể đánh giá được khả năng sử dụng vốn của
công ty Phú Bình.
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( Mẫu B02 – DN )
Được Công ty lập mỗi tháng một lần nhằm phản ánh tình hình doanh thu, các
khoản thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ trong
háng đó.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09 – DN )
Hàng tháng cùng với việc lập và nộp báo cáo tài chính:
BCĐKTBCKQHĐSXKD, Công ty đồng thời lập biên bản thuyết minh báo cáo
tài chính để thuyết minh và giải thích bằng lời, bằng số liệu nhằm giải thích làm
rõ chỉ tiêu các báo cáo đó. Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính nhằm cung cấp
những thông tin bổ sung cần thiết giúp cho việc đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh, thực trạng tài chính của Công ty một cách chính xác cụ thể hơn.
1.5 Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở Công ty thương mại
Phú Bình.
1.5.1 Đặc điểm TSCĐ của Công ty thương mại Phú Bình.
Công ty thương mại Phú Bình là 1 doanh nghiệp thương mại, mặt hàng kinh
doanh chủ yếu là mỹ phẩm, sữa dinh dưỡng và đồ dân dụng trong gia đình. Bên
cạnh đó công ty còn hệ thống trang thiết bị máy móc dùng để phục vụ cho việc
quản lý hàng hoá và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả, các phòng ban, cửa hàng cũng
như cán bộ được giao sử dụng phải có trách nhiệm quản lý, giữ gìn tài sản của
công ty.
1.5.2 Phân loại.
Bộ phận kế toán tiến hành phân loại TSCĐ của Công ty thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Hàng hoá

+ Nhóm 2: Máy móc thiết bị ( máy vi tính, bộ máy tính và máy in
pentium, điều hoà nhiệt độ )
+ Nhóm 3: Trụ sở và văn phòng làm việc:
Trụ sở: Văn phòng B2, phòng 55 Khu tập thể Kim Liên.
Nhà làm việc 2 tầng: 178 Triệu Việt Vương.
Nhà kho Thanh Nhàn
1.5.3 Đánh giá TSCĐ
Để tiến hành hạch toán TSCĐ tính khấu hao và phân tích tình hình hiệu quả
sử dụng TSCĐ ngoài việc phân loại TSCĐ thì kế toán phải xác định giá trị
TSCĐ theo nguyên tắc nhất định.
- Tại Công ty TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và nguyên giá còn lại.
Với loại TSCĐ mua sắm công ty đánh giá như sau:
Nguyên giá Giá mua Các loại chi phí Chiết khấu hao
TSCĐ = TSCĐ + (thuế nhập khẩu - giảm giá
mua sắm (hoá đơn) nếu có) (nếu có)
TT Tên TSCĐ Ngày tháng tăng giảm Tổng số nguyên giá
TSCĐ
1 Máy điều hoà Samsung 19/02/04 11.487.600
2 Máy vi tính,máy in ĐNA 28/04/00 14.362.701
3 ĐTDĐ Nokia 27/02/04 7.600.000
Cộng 33.450.301
Ta có thể thấy việc ghi sổ theo nguyên giá cho phép đánh giá đúng năng lực
của mình kinh doanh, trang thiết bị cơ sở vật chất, quy mô của công ty, là cơ sở
để tính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng
TSCĐ. Kế toán phải triệt để tôn trọng nguyên tắc ghi theo nguyên giá của từng
đối tượng. TSCĐ ghi trên sổ chỉ được xác định một là khi tăng TS và không
thay đổi trong suốt thời gian tồn tại ở công ty.
1.5.4 Hạch toán chi tiết TSCĐ
Việc chi tiết TSCĐ của công ty được kế toán theo dõi TSCĐ ghi chép hạch
toán trên cơ sở những chứng từ ban đầu như: hợp đồng mua bán TSCĐ hoá đơn

( nếu có - đối với yêu cầu của TSCĐ ) các chứng từ liên quan đến chi phí vận
chuyển, bốc dỡ…( nếu có ) biên bản bàn giao, giao nhận TSCĐ, quyết toán
được duyệt đưa vào sử dụng và bản thanh lý hợp đồng ( nếu có ) để ghi tăng
TSCĐ.
- Trường hợp giảm TSCĐ thì căn cứ vào các biên bản thanh lý nhượng bán
và các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc ghi giảm TSCĐ.
a. Hạch toán chi tiết tăng TSCĐ hữu hình
Trên cơ sở những biên bản giao nhận TSCĐ kế toán mở sổ và các chứng từ
liên quan đến việc hạch toán chi tiết theo từng đối tượng TSCĐ trong tháng 2
năm 2004 công ty mua một số thiết bị văn phòng của đơn vị bạn đối với tổng
giá là 33.450.301 tiền mua hàng công ty thanh toán bằng tiền mặt.
Căn cứ vào hợp đồng, hoá đơn bán hàng và biên bản giao nhận TSCĐ và
biên bản thanh lý hợp đồng. Kế toán hạch toán TSCĐ
HOÁ ĐƠN ( GTGT ) Mẫu số: 01
TT Tên hàng hoá dịch
vụ
Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
1 Máy điều hoà
Samsung
Chiếc 1 11.487.600 11.487.600
2 Máy tính,máy in
ĐNA
Chiếc 1 15.375.000 15.375.000
3 ĐTDĐ Nokia Chiếc 1 7.600.000 7.600.000
Cộng tiền hàng 33.450.301
Thuế xuất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 3.345.030
Tổng cộng tiền thanh toán 36.795.331
Số tiền bằng chữ: Ba sáu triệu bảy trăm chín năm nghìn ba trăm ba mốt đồng
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

( Ký ghi rõ họ tên ) ( Ký ghi rõ họ tên ) ( Ký đóng dấu ghi rõ họ tên )
Đơn vị: Công ty PHIẾU NHẬP KHO Số: 10 Mẫu số 01 - VT
thương mại Phú Bình Ngày: 2/2004 QĐ 1141-TC/QĐ/CĐKT
1/11/95 Của Bộ Tài Chính
Đơn vị bán hàng:
Địa chỉ………số tài khoản
Điện thoại…...MS
Họ tên người mua hàng:
Đơn vị: Công ty thương mại Phú Bình
Địa chỉ: VP B2, P55, Khu tập thể Kim Liên
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
NỢ: 211
CÓ: 331
Họ và tên người giao hàng: Phạm Hùng
Theo: CT02 Số 11 Ngày 12/02/2004
Nhập tại kho: KT 14
TT Tên,nhãn hiệu
quy cách phẩm
chất vật tư, sản
phẩm, hàng hoá
Mã số Đơn
vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Theo
chứng
từ
Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4

1 Máy điều hoà
Samsung
Chiếc 11.487.600 11.487.600
2 Máy tính, máy
in ĐNA
Chiếc 15.375.000 15.375.000
3 ĐTDĐ Nokia Chiếc 7.600.000 7.600.000
Cộng tiền hàng 33.450.301
Thuế VAT 3.450.030
Cộng 36.795.331
Số tiền bằng chữ : Ba sáu triệu bảy trăm chín năm nghìn ba trăm ba mốt đồng
Nhập ngày …. Tháng….Năm 2004
Thủ trưởng ĐV Kế toán trưởng Phụ trách cung liên Người giao hàng Thủ kho
Sau đó tất cả các hoá dơn,phiếu nhập , được lưu vào hồ sơ riêng và sổ nhập
vật tư. Để làm căn cứ tổ chức hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết.
Căn cứ vào hình thức thanh toán và thủ tục tăng TSCĐ,kế toán hạch toán
như sau:
Tháng 2/2004 công ty mua một số máy móc phục vụ công việc văn phòng ở
trên đuợc thanh toán bằng tiền mặt, số tiền là:
33.450.301 VNĐ : kế toán ghi
Nợ TK 2113 33.450.301
Có TK 331 33.450.301
Đồng thời ghi:
Nợ TK 331 33.450.301
Có TK 111 33.450.301
b. Hạch toán chi tiết giảm TSCĐ hữu hình.
Công ty thương mại CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Phú Bình Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---o0o--- -----o0o-----
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2004

BIÊN BẢN HỌP THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Hôm nay ngày 20 tháng 12 năm 2004 Hội đồng thanh lý Tài sản cố định
Công ty đã họp bàn về vấn đề thanh lý tài sản cố định.
1/ Thành phần cuộc họp gồm có:
+ Ông Đào Đức Chính _ Chủ tịch hội đồng _ Giám đốc công ty
+ Bà Nguyễn Thị Hiền _ Uỷ viên _ Kế toán trưởng
+ Ông Lê Hồng Tiến _ Uỷ viên _ Phó phòng TCHC
+ Bà Cao Thị Bịc _ Uỷ viên _ Kế toán TSCĐ
2/ Nội dung cuộc họp:
- Hội đồng thanh lý họp, xem xét thực tế từng tài sản ( có bảng kê chi tiết
đính kèm ) và đi đến kết luận như sau:
+ Toàn bộ tài sản này đã khấu hao hết, không dùng được, hoặc tài sản không
cần dùng ( có 24 tài sản )
+ Nhiều tài sản đã hư hỏng không thể bán được.
+ Những tài sản cố định có thể bán được ( có bảng kê đính kèm ) thì giao cho
phòng kế toán tài chính bán để thu hồi giá trị.
+ Tiền bán thu hồi vật tư tài sản thanh lý sẽ được hạch toán vào doanh thu
bất thường theo quy định của Nhà nước.
+ Phần giá trị còn lại chưa khấu hao hết phòng tài chính kế toán phải phân bổ
vào chi phí bất thường là: 306.402.985 đồng.
Giám đốc công ty Kế toán trưởng Uỷ viên Kế toán TSCĐ
( ký tên ) ( ký tên ) ( ký tên ) ( ký tên )
Đào Đức Chính Nguyễn Thị Hiền Lê Hồng Tiến Cao Thị Bích
Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ ghi giảm nguyên giá TSCĐ và phản ánh
giá trị còn lại chưa thu hồi như một khoản chi phí bất thường.
Nợ TK 314 1222873117
Nợ TK 821 306402985
Có TK 211 1529276102
Tiền bán được khi thu nhập về thanh lý
Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 721
1.5.5 Hạch toán tổng lương TSCĐ
Để hạch toán tổng hợp TSCĐ, công ty dùng hình thức kế toán sổ nhật ký
chứng từ. Hàng ngày còn căn cứ vào các chứng từ kế toán tiến hành ghi sổ.
- Đầu tiên ghi nghiệp vụ phát sinh vào số nhật ký chứng từ sau đó căn cứ vào
số liệu đã cho trên sổ NKCT để ghi vào sổ cái theo các TK kế toán phối hợp.
Đồng thời với việc ghi sổ NKCT các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào
sổ kế toán chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng, quí, năm tiến hành cộng số liệu trên sổ cái rồi lập bảng cân đối
sổ phát sinh.
- Sau khi kiểm tra khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ kế toán chi tiết), kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính.
- Về nguyên tắc : Tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân
đối số phát sinh = tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên số NKCT.
Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ dùng làm căn cứ ghi số trước hết ghi nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào sổ NKCT sau đo căn cứ vào số liệu đã ghi trên số NKCT
sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ NKCT để ghi vào sổ cái theo các tài
khoản kế toán phù hợp .
SỔ CÁI
TK 211 TSCĐ hữu hình Tháng 12/2004
Sổ
chứng
từ
Diễn giải TK đối
ứng
Số phát sinh Số dư
Nợ Có Nợ Có
Số dư đầu 12235365425
Thanh lý
TSCĐ

214 1222873117
Số phát
sinh
821 306402985
Số dư cuối
kỳ
1700689323
Ngày … tháng … năm…

Kế toán trưởng Giám đốc
( ký,ghi rõ họ tên ) ( ký tên, đóng dấu )
Căn cứ vào những chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ nhật ký chứng từ và vào
sổ, sổ cái, cuối quý, cuối năm lên bảng cân đối phát sinh và lập báo cáo tài
chính.
1.5.6 Hạch toán khấu hao TSCĐ.
- Để đảm bảo hiệu quả cũng như năng lực hoạt động của TSCĐ thì hàng
tháng kế toán phải tiến hành tính và trích khấu hao từng TSCĐ.
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý TSCĐ của công ty để lựa chọn phương pháp
- khấu hao, tỷ lệ thích hợp nhằm hoàn thiện công tác kinh doanh và quản
lý TSCĐ đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả.
- Cuối tháng căn cứ theo giá trị trích khấu hao của từng bộ phận kế toán
chuyển vào TK 214
Sổ cái TK 2141 hao mòn TSCĐ hữu hình
( từ ngày 01/07/2004 đến ngày 31/12/2004 )
Sổ
chứng
từ
Diễn giải TK đối
ứng
Số phát sinh Số dư

Nợ Có Nợ Có
Số dư đầu kỳ 3.074.144.37
Khấu hao TSCĐ T 7 6414 47115405
Khấu hao TSCĐ T 8 6414 47115405
Khấu hao TSCĐ T 9 6414 47115405
Khấu hao TSCĐ T 10 6414 47115405
Khấu hao TSCĐ T 11 6414 47115405
Khấu hao TSCĐ T 12 6414 48.028.069
Hạch toán điều chỉnh 911 116.000.000
Theo biên bản chống
thất thu thuế
Số phát sinh 167.605.094 3241749441
Số dư cuối kỳ
Ngày … tháng … năm…
Kế toán trưởng Giám đốc
( ký, ghi rõ họ tên ) ( ký tên, đóng dấu )

Các căn cứ để tính khấu hao.
- Số khấu hao tháng trước
- Số TSCĐ tăng trong tháng
- Số TSCĐ giảm trong tháng
Giá trị trích Giá trị trích Giá trị trích Giá trị trích
khấu hao = khấu hao + khấu hao tháng - KH TSCĐ giảm
trong tháng tháng của TSCĐ tăng trong tháng
1.5.7 Hạch toán sửa chữa TSCĐ
Để duy trì hoạt động thường xuyên của TSCĐ và bảo toàn năng lực hoạt
động của TSCĐ hàng tháng công ty lập kế hoạch sửa chữa duy tu bảo dưỡng
TSCĐ. Đặc điểm của công ty là một doanh nghiệp thương mại cho nên hầu hết
trang thiết bị TSCĐ phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh của công ty đều gọn
nhẹ hiện đại, vì vậy công việc sửa chữa nâng cấp TSCĐ đòi hỏi phải có trình độ

chuyên môn cao, chính vì vậy việc sửa chữa TSCĐ ở công ty thường là thuê
ngoài.
Chỉ khi có yêu cầu sửa chữa phát sinh thì kế toán TSCĐ của công ty mới tiến
hành tính toán chi phí sửa chữa, chi phí thực tế phát sinh các chi phí này kế toán
phân bổ ngay vào đối tượng sửa chữa TSCĐ nếu chi phí nhỏ, còn nếu chi phí
lớn thì cũng thực hiện phân bổ dần chi phí đó vào các đối tượng. Sau đó tiến
hành lập kế hoạch dự toán cho từng hạng mục sửa chữa. Những thủ tục sửa
chữa gồm:
- Dự toán chi phí cụ thể để sửa chữa lớn một TSCĐ.
- Nếu thuê ngoài thì phải có hợp đồng kinh tế sửa chữa
- Quyết toán được duyệt công trình đưa vào sử dụng.
PHẦN II : Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
ở Công ty Thương mại Phú Bình.

I: Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA HẠCH TOÁN TI ÊU THỤ
HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.1.Ý nghĩa của tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh trong
kinh doanh thương mại.
Trong doanh nghiệp, hàng đem đi tiêu thụ có thể là hàng hóa, vật tư, hay
dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Việc tiêu thụ này nhằm để thỏa mãn nhu cầu
của các đơn vị kinh doanh khác, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, cũng có
thể là hàng hóa được cung cấp giữa các đơn vị trong cùng một xí nghiệp, một
tập đoàn.
Tiêu thụ hàng hóa là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, trực tiếp thực hiện chức
năng lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, là khâu
quan trong nối liền sản xuất với tiêu dùng, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu
đối với từng mặt hàng cụ thể, góp phần ổn định giá cả thị trường.
Tiêu thụ hàng hóa còn là nghiệp vụ cơ bản thực hiện mục đích kinh doanh

của doanh nghiệp là lợi nhuận, vì vậy nó quyết định và chi phối các hoạt động
khác của doanh nghiệp như tạo nguồn, mua hàng nghiên cứu thị trường, dịch
vụ, dự trữ...
Hoạt động tiêu thụ hàng hóa được thực hiện theo chiến lược và kế hoạch
kinh doanh đã vạch ra, hàng hóa của doanh nghiệp được khác hàng chấp nhận,
uy tín của đơn vị được giữ vững và củng cố trên thương trường,tiêu thụ hàng
hóa là khâu hoạt động có quan hệ mật thiết với khách hàng, ảnh hưởng đến
niềm tin, uy tín và sự tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, đó cũng là vũ
khí cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp với các đối thủ canh tranh.
Kết quả hoạt động bán hàng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, phản
ánh sự đúng đắn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, phản ánh sự nỗ lực cố
gắng của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời thể hiện trình độ tổ chức, năng
lực điều hành, tỏ rõ thế và lực của doanh nghiệp trên thương trường.
Thị trường luôn luôn biến động, thay đổi không ngừng, vì thế tiêu thụ hàng
hóa không còn là vấn đề mới mẻ nhưng nó luôn màng tính thời sự cấp bách, và
là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện được giá trị sử dụng của hàng
hóa, thu hồi vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
Đối với doanh nghiệp thông qua tiêu thụ mà quá trình sản xuất được thực
hiện từ đó tăng vòng quay của vốn lưu động, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu
quả của quá trình hoạt động kinh doanh.
Chỉ có bán được hàng doanh nghiệp thương mại mới có thể thu hồi được vốn
kinh doanh, thực hiện được lợi nhuận, tái sản xuất mở rộng kinh doanh.
Đồng thời với nền kinh tế quốc dân, thông qua tiêu thụ sẽ góp phần đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giữ vững quan hệ cân đối giữa sản xuất và
tiêu dùng,giữa tiền và hàng.
1.2.Yêu cần quản lý.
Từ những vấn đề trên việc tiêu thụ hàng hóa và quản lý hàng hóa là rất cần
thiết, trong công tác tiêu thụ phải quản lý chặt chẽ từng phương thức bán, từng
loại sản phẩm tiêu thụ, theo dõi từng khách hàng, đôn đốc thu hồi nhanh và đầy

đủ tiền hàng. Đồng thơi trên cơ sở đó xác định đúng đắn kết quả từng hoạt
động.
Quản lý hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa phải thực sự khoa học, hợp lý, phù
hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Mỗi khâu của quá trình tổ chức
quản lý thuộc bộ phận hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa phải được sắp xếp phù hợp
đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp, phù hợp với tình hình thực hiện kế
hoạch trong thời kỳ.
Tổ chức, quản lý tốt công tác tiêu thụ hàng hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
bộ phận kế toán thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ đó tạo ra hệ thống chặt chẽ,
khoa học và có hiệu quả.
1.3.Nhiệm vụ hạch toán.
Từ những ý nghĩa quan trọng của quá trình tiêu thụ hàng hóa như trên, và để
quản lý tốt hàng hóa, đảm bảo qua trình tiêu thụ nhanh, tạo ra lợi nhuận cho
doanh nghiệp thì việc hạch toán tiêu thụ hàng hóa phải đảm bảo được một số
nhiệm vụ như sau:
- Ghi chép đầy đủ,kịp thời khối lượng thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán
ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán,chi phí bán
hàng và các khoản chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng.
- Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi
nhuận, phân phối lợi nhuận, kỷ luật thanh toán và làm nghĩa vụ với nhà nước.
- Tính giá mua thực tế của hàng hóa đã tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán
hàng.
- Kiểm tra tình hình thu tiền bán hàng và quản lý tình hình bán hàng. Với
hàng hóa bạn chịu cần phải mở sổ sách ghi chép theo từng khách hàng, từng lô
hàng, số tiền khách nợ và thời hạn, tình hình tiền nợ.
- Phải theo dõi phản ánh chính xác và giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ,
ghi chép đầy đủ kịp thời các khoản: chi phí bán hàng, thu nhập bán hàng và xác
định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đúng chế độ, cung cấp kịp thời
thông tin kinh tế cần thiết về tình hình bán hàng.

2.Tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hóa.
2.1 Phương pháp xác định giá vốn của hàng bán
Để xác định đúng đắn kết quả kinh doanh,trước hết cần xác định đúng đắn trị
giá vốn hàng bán. Trị giá vốn hàng bán được sử dụng để xác định kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, trị giá vốn thành phẩm xuất kho để bán hoặc
thành phẩm hoàn thành không nhập kho đưa đi bán ngay chính là giá thành sản
xuất thực tế sản phẩm hoàn thành.
Đối với doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn hàng xuất kho để bán, bao gồm
trị giá mua thực tế và chi phí mua của số hàng đã xuất kho.
Trị giá mua của hàng xuất kho để bán chính là giá mua ghi trên hóa đơn và
chi phí thu mua.
Hàng hóa khi xuất kho để tiêu thụ hay gửi đi để tiêu thụ đều phải xác định
giá trị hàng hóa nhập kho và xuất kho,… để phục vụ cho việc hạch toán kịp
thời, chính xác, tùy theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, vào yêu
cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, có thể sử dụng một trong
các phương pháp sau đây theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán, nếu thay
đổi phương pháp phải giải thích rõ ràng.
* Phương pháp giá đơn vị bình quân: theo phương pháp này giá thực tế hàng
hóa xuất kho được tính bằng công thức
Giá thực tế của hàng = Số lượng hàng x Giá đơn vị
hóa xuất kho hóa xuất kho bình quân

Trong đó: Giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong ba cách sau:
+Cách 1: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ.
Giá đơn vị bình = Giá thực tế hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
quân cả kỳ dự trữ Lượng thực tế hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
+Cách 2: Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước
Giá đơn vị bình = Giá thực tế hàng hóa tồn đầu kỳ(hoặc cuối kỳ trước)
quân cuối kỳ trước Lượng thực tế hàng hóa tồn đầu kỳ(hoặc cuối kỳ trước)

+Cách 3:Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.
Giá đơn vị bình quân = Giá hàng hóa tồn kho thực tế sau mỗi lần nhập
sau mỗi lần nhập Lượng hàng hóa tồn kho thực tế sau mỗi lần nhập
* Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này giá thực tế hàng
hóa xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tế hàng hóa nhập từng lô, từng lần
nhập và số lượng xuất kho theo từng lân.
* Phương pháp giá hạch toán.
Giá hạch toán là giá ổn định trong kỳ. Có thể là giá kế hoạch, giá nhập kho
thông nhất quy định,…
Đánh giá hàng hóa theo giá hạch toán đến cuối kỳ phải tính chuyển giá hạch
toán sang giá thực tế căn cứ và hệ số giá.
Giá thực tế hàng hóa = Lượng thực tế hàng hóa x Hệ số giá
xuất trong kỳ xuất kho trong kỳ
Hệ số giá = Trị giá vốn thực tế hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Trị giá hạch toán hàng hóa tồn đậuf kỳ và nhập trong kỳ
* Phương pháp nhập trước, xuất trước: Theo phương pháp này, giả thiết rằng
số hàng hóa mua vào trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số
nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất.
* Phương pháp nhập sau, xuất trước: Phương pháp này giả định những hàng
hóa mua vào sau cùng thì được xuất trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập
trước, xuất trước ở trên.
2. 2.Các phương thức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại.
- Tiêu thụ theo phương thức trực tiếp: Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao
hàng cho người mua trực tiếp tại kho ( hay trực tiếp tại phân xưởng không qua
kho ) của doanh nghiệp. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức
coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này.Người mua thanh
toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao.
- Tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng, chờ chấp nhận: Theo phương thức
này bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số
hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Khi được bên mua

thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao ( một phần hay
toàn bộ ) thì số hàng được bên mua chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ và
bên bán mất quyền sở hữu về số hàng đo.
- Tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi: Bán hàng đại lý, ký gửi
là phương thức mà bên chủ hàng ( gọi là bên giao đại lý ) xuất hàng giao cho
bên nhận đại lý, ký gửi ( gọi là bên đại lý ) để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng
thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
- Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm: Bán hàng trả góp, trả chậm là
phương thức bán hàng tiêu thụ tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu
ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ
tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định.
2.3.Hạch toán tiêu thụ hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên
ở đơn vị tính thuế theo phương pháp khấi trừ.
* Tài khoản sử dụng :
- TK 511 : Doanh thu bán hàng
- TK 512 : Doanh thu nội bộ
- TK 521 : Chiết khấu thương mại
- TK 531 : Hàng bán bị trả lại
- TK 532 : Giảm giá hàng bán
- TK 632 : Giá vốn hàng bán
- TK 3331: Thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp
- Một số tài khoản liên quan : 111, 112, 131, 635, 155, 156, 157
2.3.1.Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp.
- Tiêu thụ trực tiếp là phương pháp giao hàng cho người mua trực tiếp tại
kho ( hay trực tiếp tại phân xưởng không qua kho ) của doanh nghiệp. Số hàng
khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất
quyền sở hữu về số hàng này. Người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán
số hàng mà người bán đã giao.
- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa hay thực hiện các lao vụ,dịch vụ với
khách hàng kế toán ghi như sau:

Phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155: Xuất kho thành phẩm.
Có TK 154: Xuất trực tiếp tại phân xưởng không qua kho.
Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111, 112: Tổng giá thanh toán đã thu bằng tiền mặt, TGNH
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 3331: Thuế gia tăng đầu ra phải nộp.
- Trường hợp khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán, số chiết khấu
đã chấp thuận cho khách hàng được tính vào chi phí hoạt động tài chính.
Nợ TK 635: Tổng số chiết khấu khách hàng được hưởng.
Có TK 111, 112: Xuất tiền trả cho người mua.
Có TK 131: Trừ vào số tiền phải thu của người mua.
Có TK 3388: Số chiết khấu chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho
người mua.
- Các khoản chiết khấu thương mại ( bớt giá, hồi khấu – nếu có ) được tính
điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng lần cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo. Nếu khách
hàng không tiếp tục mua hàng hoặc khi số chiết khấu thương mại lớn hơn số
tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền trả cho người
mua. Cần lưu ý rằng, nếu khách hàng mua với số lượng lớn được hưởng bớt giá
và giá bán trên hóa đơn là giá đã bớt ( đã trừ chiết khấu thương mại ) thì số chiết
khấu thương mại này không được hạch toán vào tài khoản 521. Số chiết khấu
thương mại phát sinh trong kỳ ghi:
Nợ TK 521: Số chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng.
Nợ TK 3331 ( 33311 ): Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số
chiết khấu thương mại thực tế phát sinh.
Có TK 111, 112: Xuất tiền trả cho người mua.
Có TK 131: Trừ vào số tiền phải thu của người mua.
Có TK 338 ( 3388 ): Số chiết khấu thương mại chấp thuận nhưng
chưa thanh toán cho người mua.

- Đối với các khoản giảm giá hàng bán ( do hàng hóa không đảm bảo chất
lượng, quy cách…), bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thỏa
thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hóa, lý do giảm, mức
giảm giá theo hóa đơn bán hàng nào; đồng thời bên bán phải lập hóa đơn
đìều chỉnh. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh cho hàng hóa, dịch vụ tại các hóa
đơn nào ( số, ký hiệu, ngày tháng…). Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giá,
bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, đầu vào cho thích
hợp và kế toán ghi như sau:
Nợ TK 532: Số giảm giá hàng bán khách hàng được hưởng.
Nợ TK 3331 ( 33311 ): Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số
giảm giá hàng bán.
Có TK 111, 112: Xuất tièn trả cho người mua.
Có TK 131: Trừ vào số tiền phải thu của người mua.
Có TK 338 ( 3388 ): Số giảm giá hàng bán chấp nhận nhưng chưa
thanh toán cho người mua.
- Cũng trong qua trình bán hàng, có thể phát sinh trường hợp hàng đã tiêu
thụ bị người mua trả lại do hàng hóa không đúng quy cách, phẩm chất hoặc do
vi phạm cam kết theo hợp đồng. Theo quy định hiện hành, khi xuất hàng trả lại
cho bên bán, bên mua phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại cho
bên bán do không đúng quy cách, chất lượng… Căn cứ và hóa đơn này, bên bán
và bên mua điều chỉnh lại lượng hàng đã bán, đã mua và thuế GTGT đã kê khai.
Trường hợp bên mua là đối tượng không có hóa đơn khi trả lại hàng, bên mua
và bên bán phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hóa,
số lượng, giá trị hàng trả lại theo hóa đơn bán hàng ( số, ký hiệu, ngày tháng…),
lý do trả hàng kèm theo hóa đơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ
cùng với hóa đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai thuế GTGT của
bên bán. Cần chú ý rằng, trong trường hợp bên mua trả lại một phần hàng hóa
thì bên bán lập lại hóa đơn cho hàng hóa bên mua đã nhận và chấp nhận thanh
toán theo số lượng, chủng loại và giá cả hai bên đã thỏa thuận.
- Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền

hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng thì chưa được ghi nhận doanh thu
mà chỉ ghi nhận số tiền đặt trước của người mua.

×