IMF khuyến cáo gì cho thị trường chứng khoán Việt Nam?
Chỉ số P/E quá cao so với các thị trường khác, những rủi ro tiềm ẩn trong khả năng thanh khoản của các NHTM, mức thâm
hụt cán cân vãng lai hợp lý khó duy trì nếu dòng vốn chảy vào dừng ñột ngột… là những nguy cơ tiềm ẩn của TTCK Việt Nam mà
bản khuyến nghị của IMF nêu ra.
Hiện trạng và những dấu hiệu rủi ro
Bản báo cáo của IMF ñánh giá, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển chưa từng có trong năm 2006 và tiếp tục cho ñến nay cơ bản bắt nguồn từ tình hình
kinh tế vĩ mô khả quan của Việt Nam, cộng với việc trở thành thành viên của WTO ñã thu hút dòng vốn ñầu tư gián tiếp nước ngoài, ñặc biệt từ tháng 11/2006.
Dòng vốn này ñược IMF ñánh giá còn có thể tiếp tục tăng lên.
ðáng chú ý là IMF ñánh giá rằng tình trạng bùng nổ của TTCK hiện tại rất có thể có ñộng lực lớn từ các nhà ñầu tư trong nước, kể cả các ngân hàng trong nước và
các công ty tài chính phi niêm yết hơn là từ các công ty nước ngoài.
Cầu chứng khoán tăng mạnh ñã dẫn ñến tình trạng hiện nay cổ phiếu bị ñịnh giá quá cao. IMF cũng chỉ ra một số yếu tố cơ bản khác có tác ñộng ñến tình trạng này
như tốc ñộ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, tính minh bạch ñược cải thiện, các cải cách hiệu quả…
Một vấn ñề ñã ñược các chuyên gia nói ñến nhiều lần, nhưng nay ñược IMF ñưa ra chính thức, có sự so sánh với các thị trường khác có thể làm nhiều người giật
mình. Theo ước tính của IMF, hệ số giá/lợi nhuận (P/E) trung bình của 20 công ty lớn nhất của Việt Nam là khoảng 73.3%, vuợt quá xa so với các thị trường khác.
Chắc chắn sẽ phải giật mình nếu ta biết rằng, chỉ số P/E bình quân của thị trường ñứng thứ 2 sau Việt Nam trong bảng thống kê của IMF là Ấn ðộ chỉ có 20.4 và
mức trung bình của thế giới là 16,2.
Nguy cơ tiềm ẩn và những phản hồi chính sách
Bản khuyến nghị chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt ñộng hiện tại của thị trường chứng khoán:
Nguy cơ thứ nhất là khả năng thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại thiếu vốn trong trường hợp có sự ñiều chỉnh lớn của TTCK trong thời gian tới do việc
cho vay mua chứng khoán của ngân hàng không ñược kiểm tra. Trong khi ñó luồng vốn ñầu tư gián tiếp ngày càng tăng ñẩy cao thêm khả năng bùng nổ TTCK
dẫn ñến khả năng xuất hiện sự ñiều chỉnh lớn rất cao.
Một nguy cơ nữa với tài chính ñối ngoại là khó duy trì ñược mức thâm hụt cán cân vãng lai hợp lý trong trường hợp dòng vốn chảy vào dừng ñột ngột hoặc chuyển
hướng ra ngoài. Hiện tại, luồng vốn ñầu tư gián tiếp ñổ vào làm cán cân thanh toán thặng dư lớn nhưng cán cân vãng lai có thể thâm hụt lớn trở lại trong thời gian
tới khi nhu cầu nhập khẩu tăng do giảm thuế nhập khẩu sau khi vào WTO.
Ngay cả khi giá chứng khoán tiếp tục tăng trong thời gian dài nữa thì luồng vốn chảy vào lớn cũng ñặt ra bài toán khó với việc thực thi chính sách tiền tệ và tỷ giá.
Báo cáo của IMF cũng thể hiện sự ñồng tình với những chính sách mà chính phủ ñưa ra cho ñến nay bao gồm những biện pháp thắt chặt quy ñịnh về TTCK và
thanh tra giám sát, hạn chế những tác ñộng xấu tới hệ thống ngân hàng từ TTCK (Qð số 03/2007 NHNN quy ñịnh về tỷ lệ an toàn ñối với các tổ chức tín dụng và
hạn chế quy mô các khoản cho vay mới của ngân hàng ñể mua chứng khoán, các chỉ thị của UBCK NN và Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm tra giám
sát và thắt chặt quy ñịnh về tính minh bạch của thị trường). Trong lĩnh vực chính sách tiền tệ và tỷ giá ñang phối hợp chính sách tăng tích lũy dự trữ mạnh ñi kèm
với dung hòa vốn khả dụng, tiến tới một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn.
Những lựa chọn chính sách trong thời gian tới
IMF khuyến nghị cơ quan chức năng cần thắt chặt hơn nữa những biện pháp duy trì an toàn, ñặc biệt nhấn mạnh vào việc quản lý rủi ro ñối với các ngân hàng
thương mại từ TTCK. Về nguyên tắc, chỉ những ngân hàng có cơ chế quản lý rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng tốt, có cán bộ ñược ñào tạo tốt mới ñược cấp phép
tín dụng ñể mua chứng khoán hoặc chấp nhận những rủi ro liên quan ñến TTCK.
Bên cạnh ñó, bản khuyến nghị cũng khuyến cáo chính phủ nên tiếp tục chính sách tích lũy ñủ dự trữ ñể ñảm bảo cán cân thanh toán trong trường hợp luồng vốn
ñầu tư gián tiếp hiện tại ñảo chiều trong tương lai khi thâm hụt cán cân vãng lại vẫn còn kiểm soát ñược và dòng vốn chảy vào vẫn mạnh. Tuy nhiên cùng với
chính sách ñó, NHNN cũng cần thắt chặt tiền tệ và kiếm chế sự tăng trưởng cho vay của ngân hàng. NHNN có thể linh hoạt hơn trong việc quản lý VND, cho phép
tỷ giá giảm giá hơi nhanh hơn nếu dòng vốn ñối chiểu ñể giảm áp lực ñối với dự trữ.
Về chính sách quản lý nợ và ngân sách, bản khuyến nghị cho biết chính sách quản lý nợ và ngân sách cần thận trọng ñể giữ vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc
kiềm chế thâm hụt cán cân vãng lai ñối ngoại và bảo vệ tính bền vững của nợ trung hạn.
Chính phủ cũng cần nỗ lực hơn nữa cải thiện tính minh bạch và cũng cổ việc thực thi những quy ñịnh liên quan ñến các giao dịch chứng khoán, cần ñặc biệt duy trì
tiêu chuẩn niêm yết nghiêm ngặt, ñảm bảo rằng các công ty niêm yết ñạt yêu cầu công bố thông tin phù hợp với những chuẩn mực quốc tế, tăng cường tính an toàn
và xử phạt các giao dịch nội gián.
Quan ñiểm của bản khuyến nghị cũng cho rằng sự tăng giá bất thường của thị trường chứng khoán Việt Nam phản ánh cầu của nhà ñầu tư tăng lên, tạo ra một môi
trường thuận lợi ñể Chính phủ thúc ñẩy quá trình cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước và Ngân hàng Thương mại Nhà nước trong giai ñoạn 2007-2008.
Các biện pháp kiểm soát vốn cũng ñược bản khuyến nghị khuyến cáo rằng rất nên dè dặt và cân nhắc những chi phí có thể phải trả, từ kinh nghiệm của những
nước ñã từng trải qua như Chilê, Malaysia, Nga và Thái Lan.
Nguyeãn Xuaân Quang