Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu đặc điểm đất ngập mặn vùng ven biển huyện tiền hải tỉnh thái bình làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triên rừng ngập mặn bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 126 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm Nghiệp theo
chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khóa 19 (2011 - 2013).
Trong q trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của Khoa Sau đại học cũng như của các thầy, cô giáo
Trường Đại học Lâm Nghiệp, phịng NN&PTNT, huyện Tiền Hải tỉnh Thái
Bình.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Giáo viên
hướng dẫn PGS. TS. Ngơ Đình Quế - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quí báu và dành
những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin cảm ơn phịng NN&PTNT huện Tiền Hải tỉnh Thái Bình
đã ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n cho tác giả trong quá triǹ h thu thâ ̣p số liê ̣u ngoa ̣i nghiêp.
̣
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và
người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian
học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

11 tháng 1 1 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Đình Duy



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………i
MỤC LỤC ……………………………………………………………………ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………..…iv
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………..……..……………………… ..v
DANH MỤC CÁC HÌNH …………………...……………………...….……vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 2
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................... 2
1.2. Trong nước........................................................................................................ 10
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 21
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 21
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 21
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 21
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 21
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 21
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 22
2.4.1. Phương pháp kế thừa.................................................................................. 22
2.4.2. Phương pháp ngoài thực địa ........................................................................ 22
2.4.3. Phương pháp nội nghiệp ............................................................................. 24
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 26
3.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 26
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 26
3.1.2. Khí hậu ........................................................................................................ 28
3.1.3. Thuỷ văn ...................................................................................................... 30

3.2. Thổ nhưỡng ....................................................................................................... 33
3.3. Thực vật ............................................................................................................ 34
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 41


iii

4.1. Thực trạng tình hình sử dụng đất rừng ngập mặn và rừng ngập mặn
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ............................................................................. 41
4.2. Đặc điểm đất rừng ngập mặn và sinh trưởng của rừng Trang ven biển
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ............................................................................. 51
4.2.1. Đặc điểm đất rừng ngập mặn ven biển huyện Tiền Hải .............................. 51
4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng rừng Trang ven biển huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình ...................................................................................................... 75
4.3. Mối quan hệ giữa điều kiện lập địa với sinh trưởng cây Trang ven biển
huyện tiền Hải, tỉnh Thái Bình............................................................................... 80
4.3.1. Tương quan giữa tăng trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn trung
bình năm của rừng Trang với độ thành thục của đất ............................................. 80
4.3.2. Tương quan giữa tăng trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn trung
bình năm của cây Trang với hàm lượng chất hữu cơ trong đất ........................... 82
4.3.3. Tổng hợp các tiêu chí phân loại mức độ thích hợp cho cây Trang ven biển
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình............................................................................. 84
4.4. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Trang theo các mức độ thích
hợp vùng ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ............................................. 85
4.4.1. Biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Trang trên đất ngập mặn khơng có phèn
tiềm tàng ở huyện Tiền Hải ................................................................................... 85
4.4.2. Biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Trang trên đất cát pha, cát dính (rất khó
khăn) ...................................................................................................................... 86
4.4.3. Đề xuất vùng trồng cây Trang thích hợp cho huyện Tiền Hải
tỉnh Thái Bình ...................................................................................................... 88

1. Kết luận ................................................................................................................ 91
2. Khuyến nghị ......................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 94
Tiếng Việt ................................................................................................................. 94
Tiếng Anh ................................................................................................................. 96


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tên đầy đủ

RNM

Rừng ngập mặn

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

UBND

Ủy ban Nhân dân


ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

HST

Hệ sinh thái

NTTS

Ni trồng thủy sản

OTC

Ơ tiêu chuẩn

TH

Tiền Hải

D00

Đường kính gốc

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Dt


Đường kính tán

Hdc

Chiều cao dưới cành

∆D00

Tăng trưởng thường xuyên hàng năm về đường kính gốc

∆Hvn

Tăng trưởng thường xuyên hàng năm về chiều cao vút ngọn

T

Tốt

TB

Trung bình

X

Xấu


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

1.1

Quy định bề rộng các đai rừng phịng hộ trên thế giới

9

3.1

Các lồi cây ngập mặn “thực thụ” phân bố tại hai huyện Thái Thụy
& Tiền Hải

35

4.1

Hiện trạng rừng ngập mặn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
năm 2012

42

4.2

Hiện trạng RNM theo đơn vị hành chính và chức năng tại
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2012


45

4.3

Quy hoạch rừng và đất rừng ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2012 – 2020

49

4.4

Độ thành thục của đất dưới tán rừng ngập mặn tại các điểm
điều tra

54

4.5

Phân bố một số loài cây ngập mặn vùng ven biển Thái Bình

57

4.6

Thành phần cấp hạt đất rừng ngập mặn ven biển huyện Tiền
Hải

60


4.7

Ảnh hưởng của thành phần cấp hạt đất đến phân bố và sinh
trưởng của RNM

64

4.8

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa tính đất tại vùng ven
biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

71

4.9

Đặc điểm sinh trưởng cây rừng ngập mặn tại các điểm điều
tra huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

76

4.10

Tổng hợp các tiêu chí phân theo mức độ thích hợp cho cây
Trang

85

4.11 Tổng hợp các yếu tố kỹ thuật trồng rừng Trang tại các bãi bồi


86

4.12 Tiêu chuẩn cây trang trồng rừng

87

4.13 Đề xuất vùng trồng cây Trang thích hợp cho huyện Tiền Hải

90


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

3.1

Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình

26

4.1

Cơ cấu diện tích đất có rừng và chưa có rừng huyện Tiền Hải
năm 2012


43

4.2

Diện tích RNM phân theo lồi cây, và chức năng của huyện
Tiền Hải

44

4.3

Diện tích rừng trồng theo loài cây và phân theo các xã của
huyện Tiền Hải

48

4.4

Quy hoạch rừng và đất rừng ven biển huyện Tiền Hải giai đoạn
2012 – 2020

51

4.5

Sơ đồ lát cắt điển hình bãi bồi vùng ven biển tỉnh Thái Bình

58


4.6

Thành phần cấp hạt đất trung bình tại các điểm điều tra huyện
Tiền Hải

64

4.7

Độ chua và hàm lượng chất hữu cơ trong đất tại các lâm phần
điều tra

70

4.8

Hàm lượng đạm, lâm và kali tổng số tại các lâm phần điều tra

75

4.9

Sự tăng đường kính gốc theo độ tuổi của cây Trang

77

4.10 Sự tăng chiều cao vút ngọn theo độ tuổi của cây Trang

78


4.11 Chiều cao dưới cành của cây Trang tại các lâm phần điều tra

79

4.12 Đường kính tán cây Trang tại các lâm phần điều tra

80

4.13 Tương quan giữa Hvn của cây Trang với độ thành thục của đất

81

4.14

Tương quan giữa Dgoc của rừng Trang với độ thành thục của
đất

82

4.15

Tương quan giữa Hvn của rừng Trang với chất hữu cơ trong
đất

83

4.16

Tương quan giữa Dgoc của rừng Trang với hàm lượng mùn
trong đất


84


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên đất liền là 32.894.398 ha với
bờ biển dài 3.260 km, chạy suốt từ Bắc và Nam. Chính vì vậy Việt Nam được
coi là nước có tính đa dạng cao trên đất liền cũng như các vùng ngập nước và
ven biển.
Trong những năm qua, do các nguyên nhân phá rừng làm đầm nuôi tôm
tự phát, quảng canh, chuyển đổi hợp pháp mục đích sử dụng đất sang ni
trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp, đắp đê, xây dựng khu công nghiệp,
cảng biển, tái định cư, khai thác khoáng sản, làm đồng muối, khai thác tài
nguyên thuỷ sản quá mức, ô nhiễm mơi trường... đã làm suy giảm diện tích
rừng ngập mặn.
Gần đây, các địa phương đã tiến hành trồng lại rừng ngập mặn thơng qua
các chương trình 327, PAM, 661, Hội chữ thập đỏ...nên đã khôi phục và
trồng mới lại được một số diện tích rừng ngập mặn.
Thực tế địa phương thiếu các nghiên cứu cơ sở về đất RNM, kỹ thuật
trồng hỗn loài phù hợp, giải pháp kỹ thuật trồng cho từng loài với phương
châm “đất nào cây ấy”.
Do vậy, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm đất ngập mặn
vùng ven biển huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình làm cơ sở đề xuất biện pháp
kỹ thuật gây trồng và phát triển rừng ngập mặn bền vững” có ý nghĩa lớn
trong việc khôi phục lại hệ sinh thái RNM ven biển là yêu cầu cấp thiết hiện
nay.



2

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Rừng ngập mặn là tên gọi chung của những dải rừng ven biển bị ngập
thường xuyên hoặc định kỳ bởi thủy triều. Với diện tích rộng, sinh khối lớn,
tổ thành đa dạng, RNM khơng chỉ có giá trị về kinh tế, mà cịn có giá trị về
sinh thái, phịng hộ, bảo vệ đê biển.
Trong lĩnh vực trồng và phục hồi RNM, đã có nhiều tổ chức quốc tế
tham gia như: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương
trình mơi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO), chưng trình nghiên cứu và quản lý hệ sinh
thái RNM khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của UNDP/UNESCO
(RAS/79/002) đã cung cấp tài chính cho các tổ chức chun mơn của các
nước để nghiên cứu quản lý RNM. Chính phủ của nhiều nước cũng đã ban
hành các chính sách về RNM, khuyến khích trồng và khơi phục RNM.
P.Seager (1996), cho biết ở Australia đã trồng 2 loài cây là Sú
(Aegiceras corniculaum (L) Blanco) và Mắm biển (Avicennia marina (Forsk)
Vierh) bằng 2 phương pháp trồng là trồng bằng cây con trong túi bầu và trồng
trực tiếp bằng trụ mầm. Kết quả cho thấy, trồng trực tiếp bằng trụ mầm có tỷ
lệ sống cao và giá thành thấp hơn so với trồng bằng cây con trong túi bầu
[43].
Tại Thái Lan, Đước đôi (Rhizophora apiculata B1) và Đưng (Rhizophora
mucronata Lamk), được coi là đối tượng chính để trồng rừng ngập mặn vì cho
than tốt, có lượng nhiệt cao. Đước đơi cũng được trồng bằng 2 phương pháp
là trụ mầm và cây con và đều đạt tỷ lệ sống trên 80% (Aksornkoe, 1996) [27]
và cây Đưng trồng từ trụ mầm có tỷ lệ sống trên 94% (Havanond, 1995) [35].



3

Ở Malaysia, từ năm 1987 đến 1992 đã trồng được 4300 ha RNM, với hai
lồi cây chính là Đước đơi và Đưng (Chan, 1996) [29]. Cịn tại Indonesia, 4
lồi cây chính được sử dụng trong trồng rừng là Đước đơi, Đước vịi, Đưng và
Vẹt dù. Trồng bằng cây con có bầu 3 - 4 tháng tuổi, có 3 -4 lá đối với Vẹt dù
và trồng trực tiếp bằng trụ mầm đối với Đước đơi, Đước vịi, Đưng, cịn Vẹt
dù được trồng trực tiếp bằng trụ mầm (Soemodihardjo và Cs, 1996) [46].
Ở Ấn Độ và Pakixtan, đã sử dụng 5 loài cây chính để trồng RNM là Mắm
lưỡi địng, Mắm biển, Đước đôi, Đưng, Bần chua với các biện pháp kỹ thuật là
trồng trực tiếp bằng trụ mầm và cây con có bầu có kích thước 4 x 10cm, các lồi
như Đước đôi, Mắm biển, Đưng được trồng với mật độ 1,5 x 1,5 m (Untawale,
1996 và Qureshi, 1996) [47].
Tại Bănglađét, sử dụng các loài Vẹt đen, Bần và Mắm lưỡi đòng cũng
bằng hai biện pháp kỹ thuật là trồng cây con trong túi bầu và trồng trực tiếp
bằng trụ mầm (Siddiqi, 1993, 1996), cây Cóc trắng thì được trồng bằng hạt, tỷ
lệ đạt 20% hạt nẩy mầm sau 1 tuần (Choudhury, 1994) [30].
Những nghiên cứu về vai trị giảm sóng của thảm thực vật rừng ngập
mặn trên thế giới nói chung là cũng còn rất hạn chế. Nghiên cứu của Magi và
cs (1996), Mazda và cs (1997) đã chỉ ra hiệu quả định lượng của loài Đâng
(Rhizophora stylosa) và Trang (Kandelia obovata) đối với việc giảm sóng dựa
trên quan sát thực địa. Đồng thời Massel và cs (1999) cũng thảo luận về hiệu
quả của loài Đước đối với việc giảm sóng dựa trên mơ hình tốn. Tuy nhiên, các
kết quả này khơng thể áp dụng với các lồi khác vì theo Wolanski và cs (2001)
thì mỗi lồi cây ngập mặn có hình dáng thân, rễ khác nhau và đặc trưng vận
hành với lực kéo khác nhau do đó có hiệu quả cản sóng khác nhau [38].
Iwagaki và Kakinuma (1997) thì chỉ ra rằng sự biến dạng của sóng
biển do áp lực dưới đáy ở vùng biển nông phụ thuộc vào chu kỳ sóng trong
khoảng 0 – 30 giây [37]. Tuy nhiên dựa vào kết quả đã nghiên cứu được thì



4

Massel và cs (1999) chứng minh rằng ở rừng ngập mặn, sự giảm tác động của
sóng ít phụ thuộc hơn vào chu kỳ sóng trong khoảng 1,5 - 5,0 giây [37].
Tại các khu vực khơng có rừng ngập mặn, sự giảm sóng do ma sát nền
đáy ở vùng ven biển nước nơng khơng có thảm thực vật đã được Breschneider
và Reid nghiên cứu từ năm 1954. Theo các nghiên cứu này thì ở những vùng
nước nơng khơng có thảm thực vật, hệ số cản do ma sát đáy không phụ thuộc
vào độ sâu nước, đến các lựơt tác động ma sát đáy đối với việc giảm năng
lượng sóng khi độ sâu nước tăng dù có phụ thuộc vào chu kỳ sóng.
Mazda và cs (1997) đã khẳng định ở bãi triều gần vùng rừng ngập mặn
thì hệ số cản là bất biến và hệ số cản là 0,01 khi chu kỳ sóng là 10 giây và hệ
số suy giảm sóng giảm từ 0,002m-1 đến 0,001m-1 khi độ sâu mực nước tăng.
Tác giả cũng chỉ ra rằng ở nơi có rừng ngập mặn mà cây Trang chiếm ưu thế,
nhưng mật độ thảm thực vật cây ngập mặn tương đối cao thì hệ số suy giảm
sóng khơng phụ thuộc vào độ sâu của nước và có độ lớn là 0,002m-1. Mặt
khác, hệ số suy giảm sóng ở nơi có rừng ngập mặn dao động theo độ sâu mực
nước và có giá trị lớn ở những vùng nước nông (khoảng 0,0006m-1) đặc biệt
là ở những vùng có lồi Bần chua chiếm ưu thế. Ngun nhân là do của sự
thay đổi về hệ số suy giảm sóng giảm theo theo độ sâu mực nước ở những
vùng nước nơng hơn là do đặc tính sinh thái, hình thái của các lồi cây trồng
[38].
Việc nghiên cứu về các chức năng thuỷ lực của rừng ngập mặn liên quan
đến sóng thần đã được nghiên cứu một cách rộng rãi như của Iida và Iwasaki
và cs (1983); Hebenstreit (1997); Satake (2005) hoặc các nghiên cứu của
Hamzah và cs (1999), Harada và cs (2000); Aburaya và Imamura (2002)..., đã
nghiên cứu về tác động của nhân tố thuỷ lực trong những khu rừng phịng hộ
chắn sóng thần, phần lớn dựa trên các thí nghiệm và mơ tả số học. Đồng thời
cũng cho rằng mối liên quan giữa bề dày của rừng, mức độ rậm rạp của thảm



5

thực vật che phủ và chu kỳ sóng đến khả năng làm giảm sóng thần và đề xuất
phương hướng một cách định lượng mối quan hệ giữa cường độ sóng thần và
khả năng tàn phá của nó, nhằn xác định một tiêu chuẩn định lượng để tạo ra
những dải rừng phịng hộ ven biển chống lại sóng thần [36].
Trong q trình động lực ven bờ, các hệ thống sóng đóng vai trị quan
trọng, đặc biệt các loại sóng có độ cao lớn, qui mô lớn từ vài chục đến vài
trăm kilơmét có tác động trực tiếp đến đường bờ. Chính vì vậy mà các khu
rừng ngập mặn cịn ngun vẹn có thể làm giảm nhẹ hoặc tiêu tan các đợt
sóng. Nhiều tài liệu tập hợp còn đánh giá cho rằng những đợt sóng thần ở Ấn
Độ Dương có độ cao 15m, nếu có rừng ngập mặn rộng khoảng 100m cũng đã
làm giảm 50% độ cao sóng và 90% năng lượng sóng.
Để tránh nguy cơ tấn cơng từ các loại sóng lớn xảy ra bất thường phá hoại
bờ biển tại những vùng có nguy cơ bị sóng phá hoại bất thường. Tại Nhật
Bản, biện pháp cơng trình đã được sử dụng như xây dựng các bức tường bê
tông kiên cố làm thành bức tường chắn khổng lồ cao 5 - 6m và các tồ nhà
cao tầng có tầng thấp với kết cấu đặc biệt dọc các bãi biển này,... Tuy nhiên
biện pháp bảo tồn và tái sinh hàng rào tự nhiên như rừng ngập mặn vẫn được
chú trọng và vô cùng cần thiết với đất nước này (Sambuddi 2005). Hàng ngày,
rừng ngập mặn vẫn bị thuỷ triều. Tuy nhiên thuỷ triều làm ngập rừng rất chậm
so với sóng thần. Mặt khác, tác dụng của sóng thần lên khu rừng cịn tuỳ thuộc
vào sóng thần xảy ra khi nước triều dâng cao hay khi toàn bộ lớp đất nền đã lộ
ra, khi so sánh với việc sóng thần xảy ra ở nơi có vĩ độ trung bình ln chảy
tràn trên mặt đất khơ. Mật độ của thực vật ngập mặn có thể lên tới 2 cây/m2,
trong khi rừng thông ở Nhật Bản trồng với mục đích chắn sóng thần thì mật độ
là 0,3 cây/m2 [41].
Các kết quả nghiên cứu ở những vùng biển của Thái Lan và Srilanka, tác

giả Sasaki và cs (2007) đã ước tính rằng lớp đất đáy ở vùng đầm lầy của rừng


6

ngập mặn đã bị quét đi tới độ sâu khoảng 1m do trận sóng thần trên biển Ấn
Độ Dương. Havanond (2007) cũng đưa ra kết quả ở vùng bờ biển Andaman,
lớp trầm tích bị rửa trơi do sóng thần dày khoảng 0,5-2,0m, làm cho rễ của
loài Mắm (Avicennia sp) đã bị nhổ lên do dòng nước cực mạnh của trận sóng
thần. Vì vậy, khi năng lượng sóng thần ở mức trung bình, cây ngập mặn vẫn
có thể đứng vững. Nhưng nếu sóng thần ở mức độ cao thì vận tốc dịng chảy
đằng sau những khu vực có rừng ngập mặn lại nhanh gấp đơi do việc dịng
chảy bị thu hẹp lại nếu cây ngập mặn sinh trưởng và phân bố dày đặc
(Hamzah và cs 1999) [36].
Trên Thế giới, việc nghiên cứu qui hoạch, phát triển và sử dụng Rừng
ngập mặn, theo hướng phát triển bền vững, đã trở thành nhu cầu bức thiết
trong điều kiện nguồn tài nguyên này ngày càng bị giảm sút, do sự hấp dẫn
của nó về sự phong phú, đa dạng về các nguồn lợi lâm sản, thuỷ sản và đặc
biệt là do sự tàn phá của các yếu tố thiên nhiên như gió bão, xói lở bờ biển,
cát hoá bãi bồi,...
Trong vùng Châu Á Thái Bình Dương, các nước có Rừng ngập mặn như
Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin,... đã thành lập các cơ quan chuyên
trách về Rừng ngập mặn: như Uỷ ban Rừng Ngập mặn Quốc gia
(NATMANCOM). Tại Thái lan, trước năm 1992, một số phương án quản lý,
phát triển và sử dụng RNM đã được xây dựng và thực hiện. Tuy nhiên, đa số
là chưa phù hợp nhu cầu của người dân và chưa khắc phục được những tồn tại
về mặt lập địa trồng rừng. Một số kế hoạch và chính sách khơng được thực
thi và một số vấn đề khác trong các phương án cần được xem xét lại.
UNESCO (1979) và FAO (1993) [Chu Thai Hoang, 1996], đã khuyến cáo
các quốc gia có rừng và đất RNM vùng Châu Á Thái Bình Dương cần phải có

các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ hệ sinh thái này, một trong những vấn đề


7

cơ bản là: Xây dựng các phương án quy hoạch, sử dụng và phát triển rừng và
đất Rừng ngập mặn một cách hợp lý nhắm đến mục tiêu phát triển bền vững
[31].
Hamilton và Snedaker (1984) [Hamitol, L.S and S.S Snedaker 1984], đã
đưa ra các khuyến cáo khi xây dựng các phương án quản lý, sử dụng và phát
triển RNM phải lưu ý đặc biệt đến việc Tăng cường phát triển và phục hồi hệ
sinh thái RNM tại các nơi mất rừng, chưa có rừng và tại các điều kiện lập địa
khó trồng với mục đích phịng hộ [33].
Tại hội thảo về quy hoạch và sử dụng đất bền vững tổ chức tại
Wageningen, Hà Lan, năm 1996 đã đề cập nhiều đến vai trị của chính sách,
những nghiên cứu và phát triển (R&D – Research and Development) làm cơ
sở cho các nhà ra quyết định tham khảo, vận dụng cũng như cung cấp các
phương pháp và các nguồn thông tin, dữ liệu nhằm quy hoạch, sử dụng đất
bền vững.
Trong khu vực, Dự án RNM vùng Châu Á - Thái Bình Dương của
UNDP/UNESCO (UNDP/UNESCO – Regional Mangrove Project for Asia
and Pacific) [Sanit Aksornkoae (1979). RAS/79/2002] đã đưa ra các hướng
dẫn quy hoạch, sử dụng các nguồn tài nguyên RNM bền vững theo các hướng
sau:
- Những diện tích RNM, đặc biệt là những rừng nghèo kiệt, thối hố, nơi
khó khăn cho trồng rừng thì tiến hành quy hoạch, nghiên cứu trồng lại trên
căn bản sự thích nghi về sinh thái và hiệu quả kinh tế.
- RNM là một Hệ sinh thái mở có liên quan đến các hệ thống khác trong
vùng ven biển. Phát triển RNM thì tốt nhất là phát triển tổng hợp với các hệ
thống tự nhiên khác trong vùng như thực vật ven biển, cỏ biển,...

- Những vùng RNM khác nhau đại diện cho những tính chất vật lý, hố
học, sinh lý và những đặc điểm sinh thái khác nhau, tuỳ thuộc vào những


8

thơng số sinh thái hiện có như đất, độ mặn, thực vật, chế độ chiều, khí hậu,
nhiệt độ và mức độ can thiệp của con người. Những kỹ thuật quản lý và những
chiến lược phát triển nên tuỳ thuộc vào các điều kiện của từng vùng RNM.
Ngay cả những vùng RNM bị thoái hoá hoặc bị khai thác cạn kiệt, đặc biệt là
những kỹ thuật trồng, khôi phục lại rừng chỉ cần thiết trên cơ sở của những kết
quả đã có hoặc những dự báo về hậu quả do sự can thiệp của con người.
Tóm lại trên thế giới khuynh hướng trong quy hoạch, sử dụng và phát
tiển các nguồn tài nguyên nói chung và tài nguyên RNM nói riêng ngày càng
rõ với xu thế là phải đảm bảo sự phát triển bền vững. Các cơng trình nghiên
cứu thường tập trung vào giải quyết các vấn đề:
- Phân định chức năng của rừng và đất rừng rõ ràng và có chính sách
phù hợp.
- Nghiên cứu, xây dựng các cơ sở khoa học để xác định các giải pháp
tác động, quản lý và sử dụng hợp lý (sinh thái, môi trường, kinh tế, xã hội).
- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để đánh giá hiện trạng và diễn biến các
nguồn tài nguyên để nhằm có các giải pháp kịp thời, hiệu quả để bảo vệ, sử
dụng và phát triển. Ngoài ra cịn để hỗ trợ cho các q trình xây dựng các
phương án sử dụng đất đảm bảo các mục tiêu đã được xác định.
Ở Indonesia, Bộ Thuỷ sản đã đưa ra các hướng dẫn cho các Sở Thuỷ sản
xây dựng các đai RNM rộng 400m tính từ bờ biển. Năm 1985, Bộ Nông
nghiệp và Bộ Lâm nghiệp đã đồng ý xây dựng đai RNM phòng hộ rộng 200m
trong khi chờ đợi các kết quả NC về vấn đề này [Urocomral, FIPI – 2, RIA-2
(1996)].
Ở Malaysia, Luật pháp đã qui định vùng phòng hộ bờ biển được bảo vệ là

100m cách bờ biển, các hoạt động sản xuất và xây dựng, khu dân cư phía trong
khu RNM với khoảng cách khuyến cáo là1000m (các khu công nghiệp), 500m


9

(khu dân cư), 100m (khu du lịch và nuôi trồng thuỷ sản) [Urocomral, FIPI – 2,
RIA-2 (1996)].
Tại Srilanka, vùng bờ biển được bảo vệ bằng các đai RNM được qui định là
300m tính từ mực nước triều cao trung bình, trong phạm vi ranh giới này, rất hạn
chế hoặc không cho phép tiến hành bất cứ hoạt động nào [Urocomral, FIPI – 2,
RIA-2 (1996)].
Theo Jonh R. Clark (1996) [Umali R.M. Rusebio M.A (1987), Ministry of
Natural Resources, Philippin, pp.471 - 509], chiều rộng của dải rừng phòng
hộ ven biển ở các nước thay đổi từ 12 đến 3000m [47]. Cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Qui định bề rộng các đai rừng phòng hộ trên thế giới
Tên nước

C. rộng
(m)

Tên nước

C. rộng
(m)

Tên nước

C. rộng
(m)


Ecuado

12

Colombia

50

Noway

100

Hawaii

12

Costa Rica

50

Sweeden

100-300

Philippin

20

Indonesia


50

Spain

100-200

Newzealand

20

Venezuela

50

Uruguay

250

Mexico

33

Chile

80

Brazin

20


France

100

USSR
(bờ 3000
biển đen)

Greece

500

Denmark

1- 3 km


10

1.2. Trong nước
Việt Nam có đường bờ biển dài liên kết với vùng biển thống nằm trên bờ
Tây Thái Bình Dương, Biển đông là nơi qui tụ của rất nhiều các nhiễu động
khí quyển như bão, gió mùa, El Nino, Lanina,… trên vùng biển đơng. Vì vậy
mà hàng năm Việt Nam phải hứng chịu 5 - 10 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào
vùng bờ. Đồng thời dọc theo dải ven bờ Việt Nam, cø 20 km lại có một cửa
sơng. Do tác động của sóng thì tình trạng xói lở đang diễn ra ở hầu hết vùng
bờ Việt Nam, nhiều khu vực, xói lở đã ở mức trầm trọng. Thực tế ở Việt Nam
cho thấy vùng ven bờ nào duy trì được hệ thống rừng ngập mặn thì ở đó tình
trạng xói lở đường bờ được ngăn chặn hoặc giảm nhẹ. Điều đó chứng tỏ rằng

cần phải tái tạo hệ thống rừng ngập mặn hiện đang bị phá huỷ nghiêm trọng
và xem đây là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu độ cao và q trình chuyền
sóng biển, bảo vệ đường bờ trong điều kiện bình thường cũng như trong điều
kiện có thiên tai. Thực tế cho thấy ở những nơi cịn diện tích rừng ngập mặn
lớn thì đê điều, đồng ruộng được bảo vệ, nếu làm tốt công tác trồng, quản lý
và bảo vệ rừng ngập mặn thì hiệu quả ngăn chặn xói lở là rất rõ ràng, ví dụ
như vùng biển từ Móng Cái tới Cửa Ơng, hiện tượng xói lở có chiều hướng
giảm do ở đây diện tích rừng ngập mặn năm 2000 đã tăng 5,7 lần so với năm
1993 (Tiến và Cư 2005) [23].
Trong công trình nghiên cứu về hệ thực vật RNM Việt Nam năm 1984,
các tác giả Phan Nguyên Hồng, Hoàng Thị Sản đã thống kê được hơn 80 loài
thực vật thuộc 30 chi của hơn 20 họ. Trong đó có trên 59 lồi cây ngập mặn
chính thức và 21 lồi gia nhập, đây là những lồi có thể gặp trong RNM
nhưng cũng có thể gặp ở các mơi trường khác và được phân bố tại các vùng
ven biển nhiệt đới và á nhiệt đới, trên hầu hết các loại lập địa như bùn sét, bùn
cát,...[Phan Nguyên Hồng, Hoàng Thị Sản, 1984] [14].


11

Cũng vào năm 1997, GS. Phan Nguyên Hồng cùng các tác giả khác đã
phân tích các vai trị của RNM, Kỹ thuật trồng và chăm sóc các lồi cây ngập
mặn [Phan Nguyên Hồng và các cộng sự, 1997]. Qua đó các tác giả cho rằng
RNM là một sinh cảnh có sức hấp dẫn đặc biệt về khả năng thích nghi và là
nguồn tài nguyên quý giá đối với nhân dân vùng ven biển. Ngoài những nguồn
lợi như hải sản, động vật hoang dã, dược liệu mà cịn có tác dụng to lớn trong
việc hạn chế gió bão, sóng lớn, bảo vệ bờ biển, hạn chế xói lở,...và cũng đã
nghiên cứu, gây trồng một số loài cây ngập mặn chủ yếu [11].
Trong một nghiên cứu về vai trị chắn sóng bảo vệ bờ biển của rừng
ngập mặn tại Thái Thuỵ - Thái Bình năm 1994. Các tác giả như Mazda, Kogo,

Phan Nguyên Hồng cho thấy rừng Trang trồng ở ven biển Thái Thuỵ - Thái
Bình có tác động đáng kể trong việc giảm tác động của sóng lừng có chu kỳ
sóng từ 5 - 8 giây và do đó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển.
Với dải rừng 6 tuổi với chiều rộng 1,5 km có thể giảm độ cao của sóng từ 1m
ở ngồi khơi, cịn 0,05m khi vào tới bờ. Do mật độ cây phân bố đều trong
toàn bộ độ sâu của vùng nước nên hiệu quả giảm sóng hầu như khơng đổi
cho dù mực nước có tăng lên.
Khi nghiên cứu về vai trị của một số kiểu rừng ngập mặn trồng làm giảm
độ cao sóng thuộc 2 xã Bàng La - Đồ Sơn và Vinh Quang - Tiên Lãng, Hải
Phịng. Tác giả Vũ Đồn Thái đã cho thấy, lúc con nước cường trong ngày
lớn nhất kết hợp với gió đúng hướng vào rừng độ cao con sóng trung bình tại
vùng nước nơng cách rừng 150m là 0,48m, sau chân rừng Trang có độ rộng
650m thì độ cao sóng giảm xuống chỉ cịn 2 cm. Độ cao và hệ số suy giảm
sóng trung bình qua mỗi đoạn rừng tại xã Bàng La là: sau 150m còn 0,22 cm.
và hệ số suy giảm là 54%; sau 250m còn 12 cm và 76%; sau 350m còn 7 cm
và 85%; sau 450m còn 5cm và 90%; sau 550m còn 4cm và 91%; sau 650m
còn 2cm và 95%. Còn tại Vinh Quang, các kết quả tính tốn độ cao sóng


12

trung bình và hệ số suy giảm độ cao sóng với rừng Bần vào ngày con nước
cường thì độ cao con sóng ở vùng nước nơng cách phía trước rừng 450 m là
0,43 m, sau chân rừng Bần có độ rộng 650m, độ cao con sóng giảm xuống chỉ
cịn 9cm. Độ cao con sóng và hệ số duy giảm là: Sau 250m đầu, độ cao còn
0,19m và hệ số suy giảm là 55%, sau 450m còn 0,12m và 71%; sau 650m cịn
0,09m và 79%. Chỗ khơng có rừng cách điểm thả phao 1100m thì độ cao con
sóng là 43cm, khi vào gần bờ do bị ảnh hưởng bởi ma sát đáy và các yếu tố
như hiệu ứng khúc xạ, phản xạ năng lượng từ bờ nên độ cao con sóng giảm
xuống còn 26 cm và hệ số suy giảm trung bình là 35%. Như vậy, độ cao sóng

khi qua rừng có sự suy giảm đáng kể. Tại thời điểm đo, đối với rừng Bần chua
có độ rộng 650m, độ cao sóng sau rừng nhỏ, gần như khơng có tác dụng xấu đến
bờ và đê biển. Đặc biệt là mật độ, cấu trúc, loài cây và độ rộng của dải rừng có
tác dụng làm giảm độ cao con sóng khi đi vào bờ và rừng Trang có tác dụng cản
sóng tốt hơn so với rừng Bần chua [24].
Tại Việt Nam, đã có một số qui định của Nhà Nước về chiều rộng tối thiểu
của đai RNM thiết lập cho các rừng phịng hộ ven biển. Khi vận dụng vào thực
tế thì các chỉ tiêu được thay đổi căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa
phương.
Trong hướng dẫn phân cấp phịng hộ đê biển phục vụ chương trình 327/TTg
của Viện điều tra qui hoạch rừng và Cục Phát triển Lâm nghiệp (1997) đã đưa ra
một số chỉ tiêu kinh nghiệm về chiều rộng dải RNM phòng hộ như sau: Đối với đê
cửa sông là 40 - 80m; đối với đê biển trực tiếp là 120 - 200m [Bộ NN&PTNT,
2001].
Theo qui chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là
rừng tự nhiên ban hành kèm theo quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày
11/01/2001 của Thủ Tướng Chính phủ thì tại Điều 22 mục 3 về Tiêu chuẩn
định hình của từng loại rừng phòng hộ đã quy định: “Rừng phòng hộ chắn


13

sóng ven biển phải có ít nhất một đai rừng phòng hộ tối thiểu 30m, gồm nhiều
hàng cây khép tán, các đai rừng có cửa so le nhau theo hướng sóng chính”.
Dự án Bảo vệ và phát triển đất ngập nước ven biển ĐBSCL (CWPDP) đã
đề xuất chiều rộng dải RNM phòng hộ xung yếu ven biển Nam ĐBSCL là
1000m tính từ bờ biển trên cơ sở của mức ngập triều khi triều cao, dải rừng
này có ý nghĩa bảo vệ vùng nội địa, chống lại xói lở, bão lụt,...[Ngơ An,1998].
Tác giả cho rằng tại vùng Cà Mau thì dải RNM phòng hộ nên rộng 1000m và
các vùng còn lại của ĐBSCL rộng từ 100 - 2000m tính từ bờ đê ngăn mặn, đê

phòng chống lũ đã được xây dựng ra đến bờ biển [1]. Cụ thể như sau:
- Vùng Tây Cà Mau, tính từ Mũi Cà Mau đến giáp danh giới với tỉnh Kiên
Giang là từ 150 - 500m.
- Vùng Đơng Cà Mau, tính từ Mũi Cà Mau đến cửa sơng Gành Hào (giáp
ranh giới tỉnh Bạc Liêu), bình quân là 1000m.
- Vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu: 250 - 500m.
- Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng: 200 - 800m.
- Vùng ven biển tỉnh Trà Vinh: bình quân 1000m.
Năm 1999, Tác giả Nguyễn Hồng Trí đã nghiên cứu một cách tổng quát về
RNM trong đó cho rằng các hệ sinh thái RNM hết sức đa dạng về mặt thành phần
thực vật, cấu trúc rừng và tỷ lệ tăng trưởng, đặc biệt tác giả đã đề cập đến các nhân
tố sinh thái chi phối đến sự hình thành và phát triển của RNM, đồng thời phân tích
các tính chất thích nghi hết sức phong phú và đa dạng của RNM và các vấn đề bảo
tồn và quản lý hệ sinh thái này và sử dụng nó một cách bền vững [Nguyễn Hồng
Trí, 1999] [27].
Nguyễn Ngọc Bình (1999), đã xuất bản cuốn “Trồng rừng ngập mặn”, tác
giả đã đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến RNM như nhiệt độ, lượng mưa, khả
năng cung cấp nước ngọt của sơng ngịi, độ mặn của nước biển, thuỷ triều, địa
hình và tính chất đất,... bên cạnh đó ơng đã thống kê được sự phân bố của các


14

lồi cây có trong HST RNM và xây dựng phương pháp trồng thuần loài một số
loài cây ngập mặn chủ yếu như bần chua, trang, đước, trong đó đã nhấn mạnh về
công dụng, cách chọn, bảo quản giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc, tỉa thưa và
khai thác. Bên cạnh đó tác giả cũng đã giới thiệu một số phương pháp trồng hỗn
loài như Mắn + Đước; Vẹt + Đước; Mắm đen + Dừa nước; Đước + Đưng; Đước
+ Dà quánh; ,... với nguyên tắc là trồng cây cùng tầng hoặc 2 tầng, theo hàng
hoặc theo băng [2].

Nguyễn Đức Tuấn (1994, 1995) đã nghiên cứu về tăng trưởng của Đâng,
Đước, Trang, Vẹt dù giai đoạn 1- 4 tuổi cho thấy; trên thể nền bùn sét mềm, ít cát
thơ thì cây sinh trưởng tốt hơn thể nền bùn pha nhiều cát thô, đất cao, cứng. Vào
năm 1995, Viên Ngọc Nam dã theo dõi sinh trưởng đường kính của cây Đước đơi
tại Cần Giờ nhận thấy sinh trưởng đường kính của lồi cây này không phụ thuộc
nhiều vào nhiệt độ, lượng mưa, mùa khí hậu nhưng lại phụ thuộc chặt chẽ vào mật
độ trồng [21].
Khi nghiên cứu về tăng trưởng của cây Trang ở các năm tuổi khác nhau
được trồng tại Thái Bình, Lê Thị Vu Lan (1998), cho rằng vào các tháng 12, 1, 2
có thời tiết khắc nghiệt (lạnh, khơng mưa), cây vẫn tăng trưởng nhưng chậm
hơn, còn các tháng 9, 10, 11 mưa nhiều, nhiệt độ ấm thì cây sinh trưởng tốt hơn
[16].
Hồng Cơng Đãng (1995), khi nghiên cứu về tăng trưởng của các lồi
Đước vịi, Vẹt dù, Trang, Mắm biển và Sú ở giai đoạn vườn ươm cho thấy; với
những lồi được ươm từ trụ mầm thì Trang có chiều cao và đường kính lớn
nhất, vẹt dù tăng trưởng kém nhất, cịn những lồi được ươm bằng quả thì mắm
biển tăng trưởng tốt hơn so với Sú [9].
Đặc biệt, vào năm 2000 đến 2003 trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp
Nhà Nước về Nghiên cứu các giải pháp về Kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm
khôi phục và phát triển RNM và rừng tràm tại một số vùng phân bố ở Việt


15

Nam, tác giả Ngơ Đình Quế và các cộng sự đã tiến hành trồng thử nghiệm 7
ha RNM phòng hộ chắn sóng với các cơng thức trồng Trang và Bần thuần loài
(mật độ 10.000 cây/ha). Trồng Trang và Bần hỗn giao với 3 công thức Trang
8250 cây/ha, Bần 800 cây, 1000 cây, 1200 cây/ha tại Tân Thành – Kiến Thuỵ
– Hải Phòng, trên lập địa bãi bồi bùn chặt (dạng lập địa MIIIb); đất mặn ngập
triều trung bình. Mơ hình được trồng cách đê 50 – 150m (vùng phòng hộ

xung yếu). Qua đó đề tài đã tạo ra các mơ hình hỗn giao 2 tầng, tầng 1 có từ
800 – 1200 cây bần chua; tầng 2 8250 cây trang. Sau một thời gian theo dõi
và đánh giá cho thấy cây trồng sinh trưởng tốt nhất tại công thức trồng hỗn
giao 8250 cây Trang + 800 cây Bần/ha và với công thức và biện pháp trồng
như vậy vừa thúc đẩy được sinh trưởng của cây trồng và sớm tạo được kết cấu
rừng 2 tầng, sớm nâng cao được hiệu quả phòng hộ của rừng. Các kết quả
nghiên cứu ở đây cho thấy nhờ có dải rừng này mà sóng biển đã giảm cường
độ một cách đáng kể khi vào đến đê. Ở phía ngồi, nơi khơng có RNM thì
sóng cao 1,2m, khi đi qua dải rừng vào tới chân đê chỉ cịn 0,2 – 0,3 m. Đồng
thời mức độ trầm tích bùn cát dưới dải rừng này cũng rất cao, xấp xỉ 6
cm/năm (cao gấp 10 lần khi chưa có rừng) [Ngơ Đình Quế và Cs, 2000 2003] [18].
Trong cuốn Kế hoạch hành động bảo vệ và phát triển RNM Việt Nam đến
2015 thuộc dự án ngăn ngừa xu hướng xuy thối mơi trường biển Đơng và
Vịnh Thái Lan, Hợp phần RNM Việt Nam. Gs. TSKH Đỗ Đình Sâm cùng các
tác giả khác đã cho rằng; gần đây vấn đề thoái hố mơi trường biển và ven bờ
vùng biển Đồng và vịnh Thái Lan đã trở nên nghiêm trọng nên việc bảo vệ,
khôi phục và phát triển RNM là vô cùng cần thiết và phải lập kế hoạch phục
hồi RNM theo từng giai đoạn 5 năm, xác định rõ địa điểm và phương thức, giải
pháp phục hồi có hiệu quả [Đỗ Đình Sâm và Cs, 2005] [19].


16

Nghiên cứu về tác hại của việc phá RNM đã được nhiều tác giả đề cập
đến.
Nguyễn Đức Cự và Cs (1990) khi nghiên cứu về môi trường đất, nước
tại các đầm nước lợ có cây ngập mặn ven biển phía bắc Việt Nam cho thấy
khi đào đất đắp bờ đầm thì tầng Pyrit (FeS2) ở độ sâu 50 – 100 cm [5].
Lê Đức An và Phan Nguyên Hồng (1992), Phan Nguyên Hồng (1996),
đã nghiên cứu những biến đổi về môi trường và đa dạng sinh học khi làm

đầm nuôi tôm ở bãi bồ ven biển phía tây huyện Ngọc Hiển – Cà Mau cho
thấy: Hàm lượng Fe2+, AL3+, SO42-, H2S ở trong các đầm nuôi tôm đều cao
hơn so với các bãi bồi bên ngoài bãi và độ mặn của đất cũng cao hơn vì mơi
trường thiếu nước triều, lượng bốc hơi lớn và đất có nhiều H 2S. Bên cạnh đó,
vào mùa mưa, đất trên bờ bị xói mịn, rửa trơi, lắng đọng ở đáy đầm vì thế lớp
nền đáy ở các đầm có hàm lượng sắt tổng số, AL3+, SO42-, H2S cao hơn so
với mơi trường bên ngồi [13].
Khi RNM trong đầm bị chặt phá quá mức, nền đáy của đầm bị mất tán
che phủ và nguồn cung cấp chất hữu cơ, trần tích bị phơi cạn bơi nước triều lên
xuống hàng ngày dẫn đến q trình ơxy hoá, chai rắn nền đáy, tạo ra lớp oxyt sắt
rắn chắc bề mặt.
Khi đào đất để đắp bờ thì tầng Pyrit (FeS2) tiềm tàng trong lớp đất có xác cây
ngập mặm về mùa khô thiếu nước. Hậu quả là từ loại đất trung tính, giàu chất
dinh dưỡng đã bị chuyển sang thành đất Sulphat axit vừa chua vừa mặn, gây
nhiễm độc làm cây không sinh trưởng được và chết (Nguyễn Đức Cự, 1993; Phan
Nguyên Hồng, 1995).
Trước đây toàn bộ diện tích phía ngồi đê biển của các tỉnh ven biển phía
bắc là một hệ sinh thái RNM cực kỳ phong phú. Song do nhu cầu phát triển
kinh tế, mở mang đất liền, các cơng trình quai đê lấn bển đã được tiến hành và
nhiều diện tích RNM phía trong các đê biển đã bị phá huỷ để xây dựng các


17

cơng trình làng mạc, ruộng đồng và đầm ni thuỷ sản,... Q trình qui đê lấn
biển ở đây đã khơng để lại một dải rừng (có bề rộng thích hợp) phía ngồi đê
biển để vừa phịng hộ đê vừa giữ được tiểu hoàn cảnh thuận lợi cho việc phát
triển, mở rộng đai rừng, tiếp tục lấn biển. Hậu quả là các tuyến đê biển bị trống
trải, và chịu tác động trực tiếp của sóng gió và thuỷ triều,...Nhận thức được vấn
đề này, trong những năm qua Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã có nhiều dự

án trồng rừng ngập mặn ven biển và kết quả là hàng ngàn héc ta RNM đã được
trồng và khôi phục lại. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã nỗ lực gây trồng
và phát triển rừng phía ngồi đê với các chương trình như:
- Chương trình trồng rừng 327
Đây là chương trình do nguồn ngân sách của nhà nước từ năm 1993 –
1997 với các loài cây ngập mặn chủ yếu như Trang (trồng bằng trụ mần), Bần
chua (trồng bằng cây con rễ trần), Mắm (trồng bằng cây con rễ trần) thuần
loài với mật độ trung bình là 6.000 - 10.000 cây/ha và trồng hỗn giao Trang +
Bần. Tuy nhiên diện tích này đã không thể tồn tại và phát triển được thành
rừng.
- Chương trình trồng RNM do Hội chữ thập đỏ
Tiến hành tại các tỉnh ven biển phía Bắc từ năm 1997, do các tổ chức Phi
Chính phủ hỗ trợ và được trồng với mật độ dày đặc từ 10.000 – 20.000 cây/ha
với 3 loài cây chủ yếu là Trang (trồng bằng trụ mần), Bần chua, Mắm (trồng
bằng cây con, rễ trần và trụ mầm). Các biện pháp kỹ thuật sử dụng ở đây chủ
yếu là các biện pháp trồng rừng thơng thường với các lồi cây chủ yếu là
Trang, Bần, Mắm (dùng trụ mầm và cây con rễ trần).
Tuy nhiên, mức độ thành cơng thơng qua các diện tích rừng khép tán là
khơng lớn. Các diện tích này đa số không tồn tại quá 3 năm sau khi trồng để
khép tán rừng. Cịn các diện tích tồn tại được chủ yếu là ở các diện tích có lập
địa thuận lợi, thành phần dinh dưỡng trong đất đỡ nghèo và ổn định hơn.


18

- Chương trình 661
Từ năm 1999 đến năm 2005 trên tồn quốc đã có 51.779 ha Rừng ngập
mặn được trồng tại các tỉnh ven biển [Cục Phát triển Lâm nghiệp, 2006]. Các
loài cây được trồng tại các tỉnh ven biển phía bắc chủ yếu là Bần (trồng bằng
cây con, rễ trần), Trang (trồng bằng trụ mầm), Mắm, Đước vòi,... với mật độ

400 cây đến 16.000 cây/ha. Tuy nhiên, cũng như chương trình do Hội chữ thập
đỏ tiến hành thì tỷ lệ sống cũng rất thấp và diện tích rừng cịn lại khép tán
thành rừng, có khả năng phịng hộ cao cũng không nhiều.
Nguyên nhân thất bại:
Việc trồng rừng gặp thất bại, nhất là tại các khu vực có điều kiện lập địa
khó khăn như đất cát, đất pha sỏi đá, ngập triều sâu,... là do việc sử dụng cây
giống là trụ mầm hoặc cây con rễ trần với tiêu chuẩn cây giống thông thường
(chiều cao cây khoảng 20 – 40 cm) để đem trồng rừng. Do vậy, cây chỉ tồn tại
được một thời gian ngắn sau khi trồng. Khi gặp mùa mưa bão, triều cường
mạnh làm các bãi cát di động, vận chuyển bùn cát,...rễ cây bị lay và trở nên
lỏng lẻo, sóng lay và nước triều cuốn bật gốc, cuốn trơi cây làm chết hàng
loạt.
Những cây cịn lại tồn tại qua mùa mưa bão, bộ rễ đã bị tổn thương lại
sinh trưởng trên các lập địa nghèo dinh dưỡng nên sinh trưởng chậm, yếu ớt,
tới mùa khô nước mặn hơn, hà bám nhiều làm tổn thương đến vỏ cây và kéo
cây đổ rạp xuống mặt đất cũng tiếp tục làm cây chết hàng loạt.
Từ những thất bại của việc trồng RNM trên những điều kiện lập địa
khó khăn trên, vào năm 2000 Trung tâm phát triển Lâm nghiệp Hải Phòng đã
tiến hành trồng thử nghiệm 10 ha Bần trên bãi cát đen tại Kiến Thuỵ. Diện
tích thử nghiệm này được sử dụng cây con có bầu và có kích thước lớn (H ≥
1,2m và đường kính bầu ≥ 25cm) đồng thời áp dụng các biện pháp đặc biệt
như cải tạo cục bộ thành phần cơ giới của đất, chăm sóc và bảo vệ nghiêm


19

ngặt,... mơ hình thử nghiệm này đã đạt được những thành cơng nhất định như
cây đã có thể tồn tại, sinh trưởng. Tuy nhiên, vẫn cịn những khó khăn cần
phải giải quyết như: sau 2 năm cây sinh trưởng chậm, bị hà phá hoại và công
tác bảo vệ chưa tốt dẫn đến tỷ lệ sống chỉ đạt xấp xỉ 50%. Bên cạnh đó thì chi

phí cho việc trồng thử nghiệm là rất lớn (xấp xỉ 170 triệu đồng/ha). Tuy nhiên
đây cũng là một hướng đi mới cho công tác nghiên cứu trồng RNM bảo vệ đê
biển tại các vùng có điều kiện lập địa khó khăn tại các tỉnh ven biển phía Bắc.
Về phân loại và đánh giá đất: VM. Friland (1973) đã có nghiên cứu về đất
ngập nước vùng Đồng bằng sông Hồng. Tác giả đã phân chia 3 lớp đất phụ ở
vùng này, trong đó lớp đất nhiệt đới mặn gồm 4 loại đất: Đất mặn sú vẹt, đất
mặn ven biển, đất mặn nội địa và đất chua – mặn.
Từ năm 1991-1995 đề tài cấp Nhà nước: “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất
Lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa”, Đỗ Đình Sâm và
cộng sự đã phân chia thành 4 nhóm đất: nhóm đất vùng đồi núi, nhóm đất cát
ven biển, nhóm đất ngập mặn sú vẹt, nhóm đất chua phèn. Các tác giả đã xây
dựng được bản đồ tiềm năng sản xuất đất Lâm nghiệp cho 7 vùng kinh tế Lâm
nghiệp trong cả nước. Kết quả trên có tính chất định hướng.
Ngơ Đình Quế và cộng sự (2003) đã phân chia lập địa [18], dải đất ngập
mặn ven biển Việt Nam như sau:
Miền lập địa: Miền lập địa là một lãnh thổ khép kín được đặc trưng bởi
một chế độ nhiệt riêng trong đó có hay khơng có mùa đơng lạnh (mùa đơng
lạnh là mùa đơng có một số tháng ở đó nhiệt độ bình qn tháng dưới 20 0C)
là dấu hiệu chính để phân chia.
Á miền lập địa: Á miền lập địa là một lãnh thổ khép kín, có đặc trưng
của miền lập địa là chế độ nhiệt đồng thời cịn có đặc trưng riêng của á miền,
đó là thời gian mưa (mùa mưa) trong năm.


×