Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất tại huyện văn lãng tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA

HỒNG ĐÌNH TUYẾN

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP ĐẾN MÔI TRƢỜNG ĐẤT TẠI
HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN HẢI HÕA

Hà Nội, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.


Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết
luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Hà Nội, ngày...…tháng…...năm 2019
Người cam đoan

Hồng Đình Tuyến


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện khóa luận, tơi đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của thầy cơ, đồng nghiệp, bạn bè
và gia đình.
Đầu tiên, tơi xin được gửi lời cám ơn đến trường Đại học Lâm
Nghiệp, cũng như Phòng đào tạo sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tơi có cơ hội được thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình trong điều
kiện tốt nhất.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Nguyễn
Hải Hòa, người đã trực tiếp định hướng, chỉ dẫn và theo sát tơi trong suốt q
trình thực hiện luận văn cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận
tình cho tơi trong suốt q trình này.
Cuối cùng, tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, những người đã ln ở bên cạnh tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cám ơn!


Hà Nội, ngày...… tháng...… năm 2019
Học viên

Hồng Đình Tuyến


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................vi
Danh mục các hình.........................................................................................viii
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................3
1.1. Hiện trạng tài nguyên đất.................................................................................... 3
1.1.1. Hiện trạng tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp trên thế giới 3
1.1.2. Hiện trạng tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam 7
1.2. Vấn đề môi trường liên quan đến sản xuất nông nghiệp ................................ 14
1.2.1. Nguyên nhân và ảnh hưởng của thối hóa đất đến khả năng sản xuất ...14
1.2.2. Ô nhiễm đất và nguyên nhân gây ô nhiễm đất .............................. 17
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...........................................................................................................................24
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 24
2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 24
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 24
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 24
2.3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp và quản lý
tài nguyên đất nông nghiệp ..................................................................... 24

2.3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật .................................................................................................... 25
2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất25
2.3.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động
sản xuất nông nghiệp .............................................................................. 25


iv

2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 26
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .......................................... 26
2.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ........................................... 26
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích .............................................. 28
2.4.4. Phương pháp so sánh .................................................................... 31
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 32
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ... 33
3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 33
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 33
3.1.2. Địa hình, địa chất .......................................................................... 34
3.1.3. Khí hậu và thủy văn....................................................................... 40
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 41
3.2.1. Dân số, lao động ........................................................................... 41
3.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất .................................................... 43
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 45
4.1. Thực trạng hoạt động sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực huyện Văn Lẵng45
4.1.1. Các loại hình sử dụng đất chính và hệ thống cây trồng trong sản
xuất nơng nghiệp ..................................................................................... 45
4.1.2. Hoạt động quản lý sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu 50
4.2. Hoạt động sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên các loại hình sử dụng đất
chính .......................................................................................................................... 53

4.2.1. Hoạt động sử dụng phân bón ........................................................ 53
4.2.2. Hoạt động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .................................... 59
4.3. Ảnh hưởng hoạt động sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến chất
lượng mơi trường đất ............................................................................................... 62
4.3.1. Chất lượng môi trường đất trên mô hình chun Lúa .................. 63
4.3.2. Chất lượng mơi trường đất trên mơ hình 2 Lúa - Màu ................. 70
4.3.3. Chất lượng mơi trường đối với mơ hình lúa - màu ....................... 74


v

4.3.4. Đánh giá chung ảnh hưởng của việc sử dung phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật trên loại hình sử dụng đất .................................................... 79
4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng mơi trường đất tại huyện Văn Lãng............. 82
4.4.1. Vai trị của các cơ quan quản lý đối với môi trường đất nông
nghiệp ...................................................................................................... 82
4.4.2. Nâng cao công tác quản lý và sử dụng hiệu quả phân bón .......... 82
4.4.3. Các biện pháp cải thiện độ phì của đất ........................................ 83
4.4.4. Quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng vi sinh vật ... 85
4.4.5. Nâng cao ý thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp ....... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
PHỤ LỤC


vi

.DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác trên thế giới ................. 3
Bảng 1.2. Hàm lượng các kim loại nặng được xem là độc tố đối với thực vật

trong đất nông nghiệp........................................................................................ 5
Bảng 1.3. Hàm lượng kim loại nặng trong tầng đất mặt ở một số loại đất
tại Việt Nam ............................................................................................... 9
Bảng 1.4. Hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp ở một số vùng của
Việt Nam ........................................................................................................... 9
Bảng 1.5. Hàm lượng kim loại nặng trong một số phân bón thơng thường ... 18
Bảng 1.6. Sử dụng phân bón vơ cơ ở nước ta qua các năm ............................ 19
Bảng 1.7. Thời gian tồn lưu trong đất của một số nông dược ........................ 22
Bảng 2.1. Tọa độ và vị trí lấy mẫu đất khu vực nghiên cứu ........................... 29
Bảng 2.2. Giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong một số
loại đất QCVN 03: 2015/BTNMT .................................................................. 32
Bảng 3.1. Biến động về dân số, lao động qua các năm .................................. 42
Bảng 3.2. Cơ cấu dân tộc của huyện qua các năm .......................................... 42
Bảng 4.1. Cơ cấu 3 loại đất chính tại huyện Văn Lãng .................................. 45
Bảng 4.2. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015 ................................. 48
Bảng 4.3. Lượng phân bón và năng suất của các loại cây trồng chính ........... 55
Bảng 4.4. Lượng phân bón theo loại hình sử dụng đất ................................... 57
Bảng 4.5. Mức độ sử dụng thuốc BVTV cho lúa trên đất Chuyên lúa ........... 60
Bảng 4.6. Mức độ sử dụng thuốc BVTV cho các loại cây trồng trên đất 2 Lúa - Màu 61
Bảng 4.7. Mức độ sử dụng thuốc BVTV cho các loại cây trồng trên đất lúa - màu .... 62
Bảng 4.8. Một số tính chất hóa học đất chun trồng lúa............................... 64
Bảng 4.9. Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất chun lúa ................. 67
Bảng 4.10. Một số tính chất hóa học đất 2 Lúa - màu .................................... 71


vii

Bảng 4.11. Hàm lượng một số kim loai nặng trong đất 2 Lúa - Màu ............. 72
Bảng 4.12. Một số tính chất hóa học đất lúa - màu ........................................ 75
Bảng 4.13. Hàm lượng một số kim loai nặng trong đất lúa - màu.................. 77

Bảng 4.14. Đặc tính hóa học của các loại hình sử dụng đất chính ................. 79


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Văn Lãng....................................................................... 33
Hình 3.2. Sơ đồ biểu thị số liệu trung bình 5 năm (2012 - 2017) của Trạm Khí
tượng Lạng Sơn ............................................................................................................ 41
Sơ đồ 4.1. Hệ thống quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Văn Lãng .. 50
Hình 4.1. Biểu đồ hàm lượng kim loại nặng tổng số ở 3 loại hình sử dụng đất ...... 81


1
MỞ ĐẦU
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá đối với m i quốc gia và là tư liệu
sản xuất đặc biệt hàng đầu không thể thay thế trong sản xuất nơng nghiệp.
Nó cịn là bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, đất không
chỉ là tài nguyên thiên nhiên quý giá mà còn là nền tảng để định canh định
cư, tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội.
Mặc dù giữ vai trò quan trọng, nhưng đất đai lại là nguồn tài nguyên
dễ bị tổn thương nếu khơng sử dụng bền vững. Trong khi đó sự tác động
của thiên nhiên và quá trình sử dụng đất của con người có thể làm cho đất
đai bị biến động cả về mặt bằng lẫn độ phì nhiêu theo hai chiều hướng:
“tốt” hoặc “xấu”. Do áp lực về thị trường tiêu thụ nơng sản mà tình trạng
độc canh trên cùng một diện tích đất diễn ra ngày càng nhiều, hoặc hệ
thống thâm canh cũng nghèo nàn chưa chú trọng vào các loại cây họ đậu
nhằm cải tạo và trả lại độ phì nhiêu cho đất cũng làm cho đất ngày càng bị
suy thối và có nguy cơ khơng thể canh tác được nữa.
Trên cơ sở khoa học và phát huy tiềm năng sẵn có, hướng tới sử

dụng hợp lý tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện
được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Văn Lãng, tỉnh
Lạng Sơn trong những năm tới, cần thiết có những phân tích hiện trạng và
biến động sử dụng đất đai. Trước yêu cầu đó, việc nghiên cứu đánh giá
hiện trạng và định hướng sử dụng đất đai như: Phân loại các nhóm đất sử
dụng, xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng đất, xác định các
nguyên tắc sử dụng đất hợp lý và bền vững đất đai; xác định nội dung và
phương pháp đánh giá hiện trạng sử dụng đất; nghiên cứu cơ sở khoa học
của định hướng sử dụng đất có ý nghĩa rất quan trọng.
Văn Lãng là huyện có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài


2
nguyên thiên nhiên và môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã
hội. Điều kiện tự nhiên của huyện thuận lợi cho canh tác lúa, màu, cây
hằng năm khác, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc
và phát triển thuỷ sản quy mô nhỏ. Tuy nhiên, Văn Lãng là huyện có mật
độ dân số thấp, diện tích canh tác trên đầu người thấp. Nằm trong vùng ảnh
hưởng lớn của gió mùa Đơng Bắc, nên đã hình thành 2 mùa rõ rệt: Mùa
đơng rét đậm, khô hanh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và mùa hè
nóng ẩm mưa nhiều, ngồi ra Văn Lãng thường xuyên chịu ảnh hưởng của
bão từ gió mùa Đơng Bắc gây mưa lũ và úng lụt cho mùa vụ, ảnh hưởng tới
năng suất và sản lượng cây trồng. Nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo về
trữ lượng và chủng loại, chủ yếu là đá vôi và đất sét. Chất lượng lao động
thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp, thiếu cán bộ quản lý,
cán bộ kỹ thuật. Luận văn cũng đã đánh giá hiện trạng và sự ảnh hưởng của
việc sử dụng đất đến môi trường tại huyện Văn Lãng. Hơn thế việc sử dụng
đất nơng nghiệp khơng phù hợp có thể làm ảnh hưởng tới môi trường sinh
thái, môi trường sinh hoạt của người dân địa phương.
Như vậy, với các tác động thường xun của tự nhiên và con người

thì cơng tác điều tra đánh giá chất lượng môi trường đất cần được tiến hành
thường xuyên. Nhằm ngăn chặn những suy thoái về tài nguyên đất đai đồng
thời cung cấp căn cứ khoa học cho việc sử dụng đất, quản lý đất hợp lý,
bền vững cần thiết phải có hướng nghiên cứu đánh giá sử dụng đất thích
hợp đối với điều kiện tự nhiên đất đai và điều kiện kinh tế - xã hội của từng
khu vực cũng như từng vùng cụ thể. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn trên, đề
tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi
trường đất tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn” được thực hiện.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Hiện trạng tài nguyên đất
1.1.1. Hiện trạng tài nguyên đất cho sản xuất nơng nghiệp trên thế giới
Hiện nay, tồn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp trên thế
giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% diện tích đất liền. Tuy nhiên, diện
tích đất tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại
đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt trên tồn thế giới chiếm
10,8% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), trong đó chỉ có
46% đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp cịn 54% đất có khả năng sản xuất
nhưng chưa được khai thác. Kết quả đánh giá đất nơng nghiệp cho thấy chỉ có
14% đất có năng suất cao, 28% đất có năng suất trung bình, nhưng có 58%
đất có năng suất thấp.
Bảng 1.1. Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác trên thế giới
Đơn vị tính: Triệu ha
Lục địa

TT


Tổng diện
tích

Diện tích có
khả năng
canh tác

Diện tích đất
canh tác

1

Châu Phi

2.964

734

185

2

Châu Á

2.679

627

451


3

Châu Đại Dương

843

153

49

4

Châu Âu

473

174

140

5

Bắc Mỹ

2.138

465

274


6

Nam Mỹ

1.753

681

142

7

Nga

2.227

356

233

13.077

3.19

1.474

Tổng cộng

Nguồn: FAOSTAT, 2010



4
Ở khu vực Đông Nam Á: Dân số ngày một tăng, năm 1995 là 413 triệu
người, đến năm 2010 là 530 triệu người. Với tổng diện tích tự nhiên là 347 triệu ha,
đến năm 1997 diện tích đất trồng trọt được là 133 triệu ha, đã sử dụng vào trồng trọt
66 triệu ha, cịn có khả năng trồng trọt 67 triệu ha chiếm 50,3% (FAO, 2004).
Bước vào thế kỷ XXI với những thách thức về an ninh lương thực, dân
số, mơi trường sinh thái thì nơng nghiệp vẫn là ngành sản xuất lương thực,
thực phẩm cơ bản đối với loài người. Nhu cầu của con người ngày càng tăng
đã gây sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nơng nghiệp. Đất nơng nghiệp bị
suy thối, biến chất và ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng nông sản.
Thực tế cho thấy khi đất nơng nghiệp bị thối hóa thì cuộc sống của con
người bị đe dọa. Theo FAO tình trạng thối hóa gia tăng đã khiến năng suất
cây trồng giảm và có thể đe dọa tới tình hình an ninh lương thực đối với
khoảng ¼ dân số trên thế giới. Năng suất cây trồng giảm giá lương thực tăng
cao, nguồn dự trữ thấp, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và thiên tai ngày
càng nhiều đang là ngun nhân gây nên tình trạng thiếu đói của hàng triệu
người ở các nước đang phát triển.
Thông thường hàm lượng kim loại hình thành trong đá macma lớn hơn
trong đá trầm tích. Hàm lượng kim loại nặng (KLN) trong đất được tích lũy
ngồi q trình phong hố tại ch của các khống vật và đá mẹ, cịn do các hoạt
động sản suất của con người mang lại, mà nguyên nhân này là chủ yếu. Vì vậy,
năm 1982 Galloway và Freedmas đã tiến hành nghiên cứu sự phát thải toàn cầu
của một số nguyên tố KLN do tự nhiên và do nhân tạo (Lê Văn Khoa, 1999).
Ơ nhiễm đất nói chung và ơ nhiễm đất do kim loại nặng nói riêng đã và
đang là mối quan ngại của tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sự
phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp... kéo theo những nguy cơ ô
nhiễm ngày càng lớn. Tân Hoa Xã dẫn lời ông Chu Sinh Hiền, Giám đốc cơ quan
bảo vệ môi trường quốc gia Trung Quốc cho biết m i năm Trung Quốc có tới 12
triệu tấn lúa bị nhiễm bẩn vì kim loại nặng ngấm vào đất trồng (Kỳ Thư, 2006).



5
Theo Thomas (1986), các nguyên tố KLN như: Cu, Zn, Cd, Hg, Cr, As…
thường chứa trong phế thải của các nhà máy luyện kim màu, sản suất ô tô. Cũng
theo Thomas khi nước thải chứa 13 mg Cu/l, 10 mg Pb/l, 1 mg Zn/l sẽ gây ô
nhiễm đất nghiêm trọng. Ở một số nước như Đan Mạch, Nhật Bản, Anh, Ailen
hàm lượng Pb cao hơn 100 mg/kg đã phản ánh tình trạng ơ nhiễm Pb nghiêm trọng.
Ở nước Anh, kết quả điều tra môi trường đất của 53 thành phố, thị xã
về các KLN đặc biệt là các KLN như Pb, Zn, Cu, Ni cho thấy: Các KLN trên
thường có nhiều ở khu vực khai thác mỏ và có hàm lượng Pb tổng số vượt
trên 200 ppm, ở nhiều vùng công nghiệp đã vượt quá 500 ppm (Lê Đức,
2006).

Các chất thải từ các hoạt động cơng nghiệp, nơng nghiệp, khai

khống… đã làm ô nhiễm không chỉ môi trường đất mà cịn làm ơ nhiễm mơi
trường nước ở các con sơng, biển. Nếu hàng năm có 20 tấn bùn được đổ ra
trên 1 ha đất và sau 20 năm dung dịch đất sẽ có khoảng 8 ppm Zn và 5 ppm Cd.
Đất bị ô nhiễm KLN làm giảm năng suất cây trồng ảnh hưởng đến nông
sản dẫn tới tác động xấu đến sức khoẻ con người. Vì vậy, nhiều nước trên thế
giới đã quy định mức ơ nhiễm KLN. Do đó, việc đánh giá và phân loại ô
nhiễm đất bởi KLN rất quan trọng trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên này
cũng như bảo vệ sức khoẻ cộng đồng (Phạm Văn Khang, 2004).
Bảng 1.2. Hàm lƣợng các kim loại nặng đƣợc xem là độc tố đối với
thực vật trong đất nông nghiệp
Đơn vị tính: mg/kg
Nguyên tố

Áo


Canada

Balan

Nhật

Anh

Đức

Cu

100

100

100

125

50

50

Zn

300

400


300

250

150

300

Pd

100

200

100

400

50

500

Nguồn: Phạm Văn Khang, 2004


6
Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nơng
nghiệp trở nên khó khăn hơn. Không chỉ đối mặt với sự giảm về diện tích, cả
thế giới cũng đang lo ngại trước sự suy giảm chất lượng đất trồng. Một diện

tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác
động gián tiếp của sự gia tăng dân số. Sự gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật (BVTV) cũng tạo ra nguy cơ ô nhiễm đất nông nghiệp. Thuốc hóa học trừ
sâu, phân hóa học trên thế giới ngày càng được sử dụng nhiều. Trong thập
niên 80, thuốc BVTV được sử dụng ở các nước như: Indonexia, Pakistan,
Philipin, Srilanka đã tăng hơn 10%/năm. Thuốc BVTV gây hại nghiêm trọng
cho môi trường và sức khỏe con người. Theo ước lượng của Tổ chức WHO,
m i năm có 3% lao động ở trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển (25
triệu người) bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Thập niên 90, ở Châu Phi m i năm
11 triệu người bị nhiễm độc. Tại Malayxia, 7% nông dân bị ngộ độc hàng
năm và 15% bị ngộ độc ít nhất 1 lần trong đời.
Khi nghiên cứu về đất bị ô nhiễm thuỷ ngân và Cd tại Nhật Bản,
Besnard và cộng sự đã cho biết từ năm 1953 - 1967 trên toàn bộ đất canh tác,
Nhật Bản đã sử dụng hơn 6.800 tấn Hg, hàm lượng Hg trong gạo từ 0,02 ppm
(1946) tăng lên 0,15 ppm (1966). Trong khi đó theo tiêu chuẩn vệ sinh quy
định về hàm lượng Hg trong lương thực khơng được vượt q 0,02 ppm. Vì
vậy, người dân ở đây đã bắt đầu ngừng và hạn chế bón Hg. Tại tỉnh Toyama
thuộc khu vực đầu nguồn sơng Jinsu, hàm lượng Cd trong lúa được trồng ở
vùng này cao hơn gấp 10 lần so với lúa trồng ở khu vực khác nên chúng đã bị
cấm gieo trồng. Nguyên nhân là môi trường đất vùng này bị nhiễm độc bởi
nước thải của mỏ khoáng Shinkhongu (tinh luyện kẽm). Cho tới năm 1992
mới giải độc được khoảng 36% diện tích ruộng đất bị ơ nhiễm, chi phí làm
sạch đất và chi phí bồi thường tổn thất nơng nghiệp lên tới 19 triệu USD/năm
(Besnard và cs, 1996).


7
Theo Havisto tại Phần Lan, hầu hết ô nhiễm kim loại nặng trong đất là
do nước thải từ chế biến thực vật, nhà máy cưa, chế biến g , khu vực săn bắn,
gara ô tô và kho phế liệu. Trong năm 2001, 20.000 vùng đất đã bị nhiễm bẩn

kim loại. 38% những khu vực này bị đóng cửa để xử lý, trong đó nhiễm bẩn
kim loại là mối quan tâm lớn nhất (Havisto, 2002).
Không chỉ các nước châu Âu, một số nước khu vực Trung Đông cũng
được cảnh báo nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng. Theo Zahra Varasteh Khanlari
và cộng sự, hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu đất nơng nghiệp tại tỉnh
Hamadan, phía Tây Iran diễn biến phức tạp, nhiều mẫu thu được có nồng độ
cao hơn ngưỡng cho phép của nhiều nước trên thế giới (Zahra Varasteh
Khanlari và Mohsen Jalali, 2008).
1.1.2. Hiện trạng tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
Theo thống kê năm 2013, tổng diện tích đất nơng nghiệp ở nước ta là
262,805 km2 (chiếm tới 79,4%) bao gồm đất sản xuất nông nghiệp là 101,511
km2, đất lâm nghiệp là 153,731 km2, đất nuôi trồng thủy sản là 7,120 km2.
Việt Nam có 8 vùng đất nơng nghiệp gồm: Đồng bằng sơng Hồng,
Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long. M i vùng đều có đặc
trưng cây trồng rất đa dạng. Trong đó, Đồng bằng sơng Cửu Long chủ yếu là
lúa, Tây Nguyên là cà phê, rau, hoa, trà; miền Đông Nam bộ là cao su, mía,
điều...
Đất nơng nghiệp ở nước ta phân bố khơng đồng đều giữa các vùng
trong cả nước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ trọng đất nơng nghiệp
trong tổng diện tích đất tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1% diện tích tồn
vùng và vùng đất nơng nghiệp; ít nhất là vùng duyên hải miền Trung. Đất
nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đất tại các vùng nên độ phì và độ


8
màu mỡ của đất nông nghiệp giữa các vùng là khác nhau. Đồng bằng sông
Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long đất đai ở đây được bồi tụ phù sa thường
xuyên nên rất màu mỡ, m i năm đất phù sa bồi tụ ở Đồng bằng sông Cửu
Long thêm 80 m. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phần lớn là đất bazan.

Quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do cơng nghiệp hóa và đơ thị
hóa. Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình
qn m i năm đất nơng nghiệp giảm gần 100 nghìn hecta, đặc biệt năm 2007
giảm 120 nghìn hecta, trong khi m i năm số lao động bước ra khỏi ruộng
đồng chỉ vào khoảng 400 nghìn người. Hơn nữa, mức gia tăng dân số ở nông
thôn không giảm nhiều như mong đợi khiến cho bình quân đất canh tác trên
đầu người ngày càng giảm mạnh.

Hiện nay, quỹ đất chưa sử dụng có thể

tiếp tục khai thác ở nước ta cịn khơng đáng kể. Trong khi đó biến đổi khí hậu
có khả năng làm cho diện tích đất có thể sử dụng có nguy cơ bị thu hẹp.
Vấn đề quản lý, sử dụng đất đai đang bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng
không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội như diện tích đất ngày càng thu hẹp;
quản lý sử dụng kém hiệu quả, mất đất canh tác...
Cùng với sự phát triển kinh tế thiếu quy hoạch chưa chú trọng mối
quan hệ giữa phát triển và bảo vệ mơi trường dẫn đến tình trạng ơ nhiễm
mơi trường trong đó đặc biệt là mơi trường đất, làm mất tính bền vững của
đất, suy giảm và mất khả năng sản xuất. Vấn đề này đã và đang điễn ra
ngày càng tăng về diện tích và mức độ. Dưới đây là một số nghiên cứu cho
thấy tình trạng trên.
Năm 1998, Trần Kông Tấu và Trần Công Khánh khi nghiên cứu KLN
dạng tổng số và di động ở tầng mặt 0 - 20 cm trên một số loại đất đã chỉ ra 7
độc tố (Co, Cr, Fe, Mn, Ni, Pb, Zn) tập trung chủ yếu ở đất phù sa sông Hồng
và sông Cửu Long.


9
Bảng 1.3. Hàm lƣợng kim loại nặng trong tầng đất mặt ở
một số loại đất tại Việt Nam

Đơn vị tính: mg/kg
Loại đất
Dạng Co
Cr
Fe
Mn
Ni
Pb
Zn
Đất Feralit phát TS 59,5 257,6 125091 1192 227,1 9,0
81
triển trên đá
DĐ 0,46 <0,36 <0,83 55,5 0,96 <0,51 <0,51
bazan
6,1 30,8 17924 239 18,6 21,9 36,2
Đất phù sa vùng TS
ĐBSCL
DĐ 0,52 <0,36 1,45 134,7 <0,57 <0,51 1,1
Đất phù sa vùng
ĐBSH

TS

13,6

43,2

42280

227


34,9

37,1

86,7



0,24 <0,36

<0,83

43,8

<0,57

0,29

0,6

Đất xám phát TS
1,2
9,9
5848
26
2,6
9,3
11,6
triển trên Gralit DĐ <1,1 <0,36 <2,83 0,42 0,62 <0,51 <0,51

miền Trung
Ghi chú: TS: Tổng số; DĐ: Di động.
Nguồn: Trần Công Tấu, Trần Công Khánh, 1998
Hồ Thị Lam Trà, Nguyễn Đình Mạnh và Kazuhiko Egashira (2001) cho
rằng trong đất phù sa sông Cửu Long: Ni, Pb, Zn tổng số lần lượt là 18,6;
29,1; 36,2 mg/kg.
Bảng 1.4. Hàm lƣợng kim loại nặng trong đất nông nghiệp ở một số
vùng của Việt Nam
Đơn vị tính: mg/kg
Địa điểm

Đá mẹ và mẫu chất

Cây trồng

Cu

Pb

Zn

Cd

Hải Phịng
Hà Nội
Hà Giang
Bắc Giang
Sơn La
Ninh Bình
Nghệ An

Đắc Lắc

Phù sa
Phù sa
Phù sa
Đá vôi
Đá vôi
Đá vôi
Đá Bazan
Đá Bazan

Lúa
Lúa - rau
Lúa
Cây ăn quả
Cây ăn quả
Mía
Cao su
Lúa

22
24
22
16
58
106
47
90

33

24
21
19
27
33
24
10

89
159
57
32
144
153
159
124

0,09
0,09
0,05
0,07
0,04
0,02
0,02
0.08

Nguồn: Hồ Thị Lan Trà & Kasuhico Ehasghira, 2011


10

Võ Đình Quang (dẫn theo Đặng Thu Hịa, 2002) nghiên cứu hàm lượng
một số KLN trong đất phù sa ở huyện Hóc Mơn năm 2001 cho kết quả như sau:
7,25 - 81,0 mg/kg Cu; 64,0 - 168,5 mg/kg Zn; 14,5 - 75,75 mg/kg Pb; 0,48 - 1,05
mg/kg Cd; 1,25 - 3,75 mg/kg As; 0,049 - 0,512 mg/kg Hg và 10,58 - 41,03
mg/kg Cr.
Sau khi phân tích 6 KLN: Cd, Cu, Pb, Hg, Zn, Cr từ 126 mẫu đất trồng
lúa, rau bị ô nhiễm bởi nước tưới từ các kênh thải của thành phố Hồ Chí Minh
(Tp. HCM), Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lê Huy Bá (2002) đã xác định được: Cr, Pb,
Hg, Cu ở một số mẫu đã bị ô nhiễm nhưng khi so sánh với tiêu chuẩn cho phép
của một số nước Châu Âu thì vẫn trong giới hạn cho phép. Riêng Cd đã có sự
tích lũy cao trong đất với nồng độ từ 9,9 - 10,3 mg/kg, vượt mức độ cho phép 5 lần.
Kết quả phân tích hàm lượng KLN trong nước và bùn ở các kênh rạch Tp.
HCM của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Viện QH&TKNN) và Đại
học tổng hợp Mainz - Đức cho thấy nồng độ các KLN trong nước ô nhiễm từ 16
- 700 lần. Nước ở kênh rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè có hàm lượng Cd cao gấp 16
lần, Cr gấp 60 lần, Zn gấp 90 lần, Pb gấp 700 lần mức cho phép.
Khi nghiên cứu đất ở làng nghề đúc nhôm, đồng tại Văn Môn - Yên
Phong - Bắc Ninh, tác giả Phạm Quang Hà và cộng sự đã nhận thấy hàm lượng
kim loại nặng trong đất nông nghiệp của làng nghề này khá cao: Trung bình hàm
lượng Cd là 1 mg/kg (dao động từ 0,3 - 3,1 mg/kg); Cu là 41,4 mg/kg (dao động
từ 20 - 216,7 mg/kg); Pb là 39,7 mg/kg (dao động từ 20,1 - 143,1 mg/kg ) và Zn
là 100,3 mg/kg (dao động từ 33,7 - 887,4 mg/kg ) (Phạm Quang Hà và cs, 2000).
Tác giả Phạm Quang Hà đã cảnh báo ơ nhiễm đất do tích lũy kim loại
nặng tại khu cơng nghiệp huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội như sau: Đất đã có
xu hướng tích luỹ Cu, Pb, Zn và Cd, hàm lượng các kim loại này trong đất tương
ứng đạt xấp xỉ 40, 30 - 43, 108 - 137 và 0,93 - 2,31 mg/kg. Càng gần các khu
cơng nghiệp hoặc địa hình càng trũng đất có xu hướng tích luỹ kim loại nặng
càng cao (Phạm Quang Hà và cs, 2001).



11
Hàm lượng Cadimi trong một số loại đất Việt Nam gồm đất phù sa, đất
đỏ và đất xám đã được Phạm Quang Hà (2002) chỉ ra như sau: Hàm lượng Cd
của các loại đất biến thiên từ 0,01 đến 1,55 mg/kg. So với tiêu chuẩn (QCVN
03:2008/BTNMT) thì đều chưa vượt giới hạn. Tuy nhiên, hàm lượng Cd trong
đất đỏ khá cao cũng cần được lưu ý. Một số mẫu đất mặc dù mức Cd chưa
vượt ngưỡng nhưng chứng tỏ có sự tích lũy rõ rệt (đất thuộc vùng trũng Đầm
Sét - Yên Sở). Đặc biệt, hàm lượng Cd trong các mẫu bùn sông Tô đoạn cuối
Thịnh Liệt rất cao, gấp gần 5 lần so với mẫu nền của lớp đất nông nghiệp tầng
mặt vùng lân cận (4,19 mg/kg đất).
Khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, Hà Nội có
108/478 vùng rau với diện tích 932 ha chiếm 35,3% diện tích canh tác khơng đủ
các điều kiện về đất, nước để sản xuất rau an toàn, 77 vùng có chỉ tiêu KLN
trong nước tưới vượt quy định cho phép, bao gồm 16 vùng tưới bằng nước ngầm
và 61 vùng tưới bằng nước mặt, 36 vùng có chỉ tiêu về hàm lượng KLN trong
đất vượt quy định cho phép (chủ yếu là Cd, Cu và Zn).
Kết quả phân tích của Nguyễn Hữu Thành và các cộng sự, tại một số
khu vực phụ cận của Hà Nội cho thấy các mẫu đất nghiên cứu có sự tích lũy
KLN ở mức độ khác nhau, gần một nửa số mẫu đất phân tích (50/120 mẫu) đã
bị ơ nhiễm Zn (so với Quy chuẩn Việt Nam QCVN - 03:2008/BTNMT).
Trong đó sự ô nhiễm Zn trong đất ngoại thành Hà Nội tập trung chủ yếu ở
huyện Thanh Trì, nơi có địa hình thấp nhất Hà Nội, chịu tác động thường
xuyên của nước thải thành phố Hà Nội và khu công nghiệp Cầu Biêu. Hơn
nữa, nhiều xã trong huyện vẫn sử dụng nguồn nước tưới từ sông Tô Lịch để
tưới cho cây trồng. Kết quả phân tích mẫu nước sơng Tơ Lịch lấy tại xã Tam
Hiệp cho thấy, hàm lượng KLN và pH trong nước khá cao (pH: 10, Zn: 1870
g/l, Cu: 1000 g/l, Pb: 910 g/l), đây là một trong những nguyên nhân dẫn
đế sự tích lũy KLN, trong đó có Zn ở trong đất. Ngồi ra, do nước sơng Tơ



12
Lịch có phản ứng kiềm, nên phần lớn các KLN bị kết tủa trong bùn, vì vậy
nếu sử dụng bùn sơng để bón ruộng thì sự tích lũy KLN trong đất càng lớn.
Hầu hết các mẫu đất còn lại của các huyện Gia Lâm, Đông Anh và Từ Liêm
chưa bị ô nhiễm Zn. Khác với đất ngoại thành Hà Nội, kết quả phân tích các
mẫu đất lấy tại huyện Văn Lâm (Hưng Yên), Thạch Thất, Thanh Oai (Hà Nội)
cho thấy mức độ tích luỹ Zn trong đất rất khác nhau, dao động từ 60,21 đến
1411,27 ppm phụ thuộc vào địa điểm lấy mẫu. Càng gần các điểm tái chế Pb,
Zn hoặc sản xuất cơ kim khí, mức độ tích luỹ KLN nói chung và Zn nói riêng
ở trong đất càng cao. Có tới 71/120 mẫu đất phân tích bị ơ nhiễm Cu so với
Quy chuẩn Việt Nam. Sự tích luỹ Cu trong đất không chỉ do tác động của
nước thải, phế thải cơng nghiệp, làng nghề mà cịn do tác động của hoá chất
bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
Năm 2009, tỉnh Lâm Đồng bắt đầu tiến hành quan trắc chất lượng đất.
Các thông số quan trắc môi trường đất chủ yếu là thành phần cơ giới, tỉ trọng,
pH, EC, P2O5, K2O, tổng Nitơ, tổng hữu cơ, K+, Na+, Asen...
Kết quả quan trắc đất tại 13 vị trí trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau:
- pH: Hầu hết mơi trường đất tại các vị trí quan trắc đều có giá trị từ 3,8
- 7,6; do đó đất ở đây là đất vừa có tính acid vừa có tính kiềm. Giá trị pH ở
đây chủ yếu bị ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón trong nơng nghiệp;
- Thành phần cơ giới của đất: Hầu hết các thành phần cơ giới đất trên địa
bàn tỉnh là đất sét có tỉ lệ phần trăm khá cao. Các thành phần còn gồm: 19,5 35,4% (hạt sét), 10,9 - 21,9% (hạt bụi), 3,3 - 19,4% (hạt cát) và 0 - 8,6% (hạt sạn sỏi);
- Tỷ trọng: Tại vị trí quan trắc như khu vực đồng bằng huyện Cát Tiên
có tỷ trọng cao nhất trung bình 2,7 g/cm3 . Những vị trí quan trắc đất còn lại
là những khu vực đất dốc đồi núi có giá trị tỉ trọng thấp chủ yếu là đất trong
KCN và các vị trí quan trắc thuộc khu trồng cây công nghiệp như chè, cà phê;
- Thông số EC: Giá trị EC dao động từ 6 - 170 µS/cm. Điều này chứng


13

tỏ tỉ lệ muối tan trong đất tại các vị trí quan trắc cao, đặc biệt là vị trí quan
trắc đất huyện Lạc Dương có giá trị EC cao nhất từ 158 - 170 µS/cm;
- Hàm lượng dinh dưỡng và hữu cơ trong đất: Đất ở hầu hết các điểm
quan trắc có hàm lượng dinh dưỡng và hữu cơ trong đất tương đối thấp, cụ thể:
+ Hàm lượng P2O5 tổng dao động từ 0,11 - 0,47%. Tuy nhiên, tại các
khu vực sản xuất nơng nghiệp thì cao hơn các loại đất khác đặc biệt là các khu
vực trồng cây công nghiệp như chè, cà phê;
+ Hàm lượng K2O tổng số dao động từ 0,008 - 0,14%. 3 vị trí có hàm
lượng K2O cao 0,14% chủ yếu là tại các khu vực trồng lúa, hoa màu, KCN
công nghệ cao;
+ Hàm lượng Nitơ tổng số dao động từ 0,01 - 0,24%;
+ Hàm lượng hữu cơ trong đất dao động từ 0,5 - 11,9%. Một mẫu quan
trắc tại khu vực mỏ Bôxit Bảo Lộc có hàm lượng hữu cơ thấp hơn 0,5%, đất ở
đây tương đối nghèo hữu cơ;
+ Hàm lượng P2O5 dao động từ 2,27 - 127 mg/100 g. Các khu vực có
hàm lượng P2O5 cao chủ yếu là khu vực trồng chè và cà phê. Việc sử dụng
phân bón trong việc chăm sóc cây trồng góp phần làm gia tăng hàm lượng
P2O5 trong đất.
- Hàm lượng K+ trao đổi dao động từ 0,74 - 5,85 mg/100 g;
- Hàm lượng Na+ trao đổi có hàm lượng dao động từ 0,75 - 34,9 mg/100 g;
- Asen: Được quan trắc tại một vị trí đất trồng cây nông nghiệp, hàm
lượng Asen là 8,6 mg/kg. Giá trị này tuy thấp hơn QCVN 03: 2008/BTNMT
về hàm lượng Kim loại nặng trong đất nhưng cũng được coi là đất có hàm
lượng Asen tương đối cao.
Kết quả phân tích dữ liệu thu được trong thời gian 2 năm (2010 - 2011)
của nhóm tác giả Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa khi thực hiện đề tài “Nghiên
cứu áp dụng biện pháp sinh học giải quyết ô nhiễm kim loại nặng trong đất và


14

nước cho các vùng chuyên canh rau ở miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long” cho thấy đã có hiện tượng ơ nhiễm cảnh báo đối với 3 nguyên tố:
Pb, Zn và Cd ở một số mẫu đang trồng rau xanh xung quanh cụm công nghiệp
Lê Minh Xuân của Bình Chánh; Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh; Dĩ An và
Thuận An (Bình Dương); Biên Hịa và Nhơn Trạch (Đồng Nai).
1.2. Vấn đề môi trƣờng liên quan đến sản xuất nông nghiệp
1.2.1. Nguyên nhân và ảnh hưởng của thối hóa đất đến khả năng sản xuất
Thối hố đất đai là dấu hiệu chung của sự suy giảm nhất thời hoặc
thường xuyên khả năng sản xuất của đất đai (UNEP, 1992b). Hoặc có thể định
nghĩa thối hóa đất là những q trình thay đổi các tính chất lý - hóa - sinh học
của đất dẫn đến đất giảm (hoặc mất) khả năng thực hiện các chức năng của mình.
Thối hố đất là q trình làm mất đi cân bằng dinh dưỡng của đất
do tác động của tự nhiên và con người. Ở những vùng khác nhau thì q
trình thối hố đất diễn ra khác nhau, trong một vùng có thể có nhiều q
trình đồng thời diễn ra làm thối hố đất: Đất có thể bị thối hố do xói
mịn, do mặn hoá, axit hoá, nhiễm phèn, lầy úng... Đất bị thối hố sẽ làm
cho tính chất vật lý, hố học, sinh học của đất trở nên xấu, tính năng sản
xuất của đất bị giảm dẫn đến làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc, gây
nguy hiểm cho hệ sinh thái và mơi trường.
Các dạng thối hóa đất:
(1) Chua hóa, nghèo kiệt dinh dưỡng trong đất: Phần lớn đất ở nước ta
kể cả ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng đều bị chua với pH đất từ 4,0 đến 5,5.
Thực tiễn sản xuất cho thấy, thường sau 3 đến 4 năm canh tác trồng các loại
cây ngắn ngày, pH của đất giảm trung bình 0,5 đơn vị. Trong tổng diện tích đất
sản xuất nơng nghiệp của nước ta, có đến 6 triệu ha, chiếm 84% diện tích là đất
chua.
Độ chua của đất ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng và năng suất


15

cây trồng với đa số các loại cây trồng thích hợp với đất ít chua đến trung
tính. Đất bị chua cũng ảnh hưởng đến sự hoạt động vi sinh vật đất, đến
chất lượng chất hữu cơ đất và sự tích lũy và chuyển hóa các chất dinh
dưỡng từ đất đến cây trồng. Sự thối hóa đất thể hiện rất rõ ở các chỉ tiêu:
Đất ngày càng chua hơn, các cation kiềm, độ no bazơ, dung tích hấp thu
giảm, hàm lượng mùn, các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu, đa lượng,
trung lượng và vi lượng trong đất ngày càng giảm.
(2) Kết von đá ong hóa: Q trình này thường xảy ra ở vùng đồi núi
thấp, nơi có mực nước ngầm thay đổi theo mùa mưa/khô xen kẽ và mặt đất đã
bị mất thảm thực vật, đất khô cằn. Khi mặt đất đã bị mất lớp thảm thực vật,
mùa mưa, mực nước ngầm hứng chứa nước từ lớp đất trên chảy xuống, mang
theo nhiều muối sắt dễ tan. Đến mùa khô, đất mặt trống trải, bị bốc hơi mạnh,
muối sắt dạng khử sẽ bị ơxy hóa thành dạng ơxyt sắt hoặc hydrôxyt sắt kết tủa
lại thành hạt cứng - hạt kết von, hoặc thành tảng - dạng đá ong.
Quá trình tích lũy tuyệt đối sắt nhơm là q trình thối hóa đất nghiêm
trọng, đất bị đá ong hóa, bị kết von, rất khó khăn hoặc khơng cịn khả năng
trồng trọt, hoặc chỉ trồng được những loại cây trồng chịu hạn, chịu đất lẫn sỏi,
hạt kết von và có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp. Đất bị kết von đá ong hóa là
loại đất bị thối hóa nghiêm trọng (đất chết), nghèo kiệt dinh dưỡng, thiếu
nước và năng suất cây trồng thường rất thấp.
(3) Xói mịn, rửa trơi: Những đất bị xói mịn hầu như khơng cịn khả
năng sản xuất và trồng rừng, điển hình cho diện tích đất trống đồi núi trọc ở
các vùng đồi núi do đất vừa không cịn hoặc cịn rất ít tầng đất mặt, vừa
khơng cịn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như chất hữu cơ, chất
dinh dưỡng NPK... Hiện tượng rửa trôi khơng chỉ xảy ra trên đất dốc bị xói
mịn mà có thể xuất hiện ở trên các loại đất khác nhau, kể cả vùng đồng bằng
và trũng úng. Tính chất các loại đất có sự biến động lớn theo thời gian, không


16

gian và phương thức sử dụng. Q trình thối hóa đất do rửa trôi diễn ra mạnh
mẽ và rõ ràng.
(4) Bạc màu hóa: Lớp đất mặt thường có màu xám, thành phần cát bụi,
mất kết cấu, rất nghèo chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác. Quá trình
này thường xảy ra ở các vùng đất phù sa hình thành trên phù sa cổ hoặc phù
sa cũ và các vùng đồi thấp bị khai phá sử dụng lâu đời mà đất không được bảo
vệ, bồi dưỡng, thảm thực vật và cây trồng phát triển kém, tạo sinh khối kém.
Đất thoái hóa do bị bạc màu hóa thường phổ biến ở các vùng ven rìa đồng
bằng sơng Hồng thuộc các bậc thềm phù sa cổ và cũ, khơng cịn chịu ảnh
hưởng bồi đắp phù sa sơng và có một q trình lâu đời canh tác lúa nước và
hoa màu lạc hậu: cấy chay, bừa chùi, thiếu nước.
(5) Quá trình sa mạc hóa: Khơ hạn, sa mạc hóa được coi là sự thối hóa
đất trong điều kiện khơ hạn, bán khơ hạn hay vùng thiếu ẩm do các nguyên
nhân khác nhau hoặc do sự thay đổi về khí hậu, hoặc do hoạt động của con
người. Chỉ tiêu quan trọng để xác định mức độ sa mạc hóa là tỷ lệ lượng mưa
hàng năm so với lượng bốc thoát hơi tiềm năng trong giới hạn từ 0,05 đến
0,65 (theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Chống Sa mạc hóa). Do biến đổi
lớn về khí hậu trong tỉnh và khu vực và mơi trường trong những năm gần đây,
hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt
Nam, đã thúc đẩy sự thối hóa đất theo xu hướng sa mạc hóa. Hiện tượng sa
mạc hóa thể hiện rõ nhất trên đất trống đồi núi trọc (ĐTĐNT) khơng cịn lớp
phủ thực vật và địa hình dốc, chia cắt, nơi có lượng mưa thấp: 700 - 800 mm,
1.500 mm/năm, lượng bốc thoát hơi tiềm năng đạt 1.000 - 1.800 mm/năm.
(6) Q trình mặn hóa: Nhìn chung đất bị mặn hóa sẽ khơng thể sản
xuất nơng nghiệp với các loại hình sử dụng đất trồng các loại cây lương thực,
thực phẩm hoặc cây ăn quả như ở các vùng đất phù sa. Vì vậy, phần lớn diện
tích này sẽ trở thành loại đất thối hóa theo kiểu hoang hóa. Đất có độ mặn



×