Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại xã kiên mộc huyện đình lập tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 127 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.
Lạng Sơn, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Linh


ii

LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Thực trạng khai thác và sử dụng Lâm sản ngồi gỗ tại xã Kiên
Mộc, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn” được hoàn thành tại Trường Đại học
Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Lâm nghiệp,
khóa 20 (2012-2014).
Trong q trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự
qua tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học và các thầy cô
giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, các bạn bè đồng nghiệp và các cán bộ địa
phương tại xã Kiên Mộc huyện Đình Lập nơi tác giả thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm và
giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Lê
Xuân Trường, người thầy đã hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt kinh nghiệm
quý báu, những ý tưởng trong nghiên cứu khoa học giúp tác giả hoàn thành
luận văn.


Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực, nhưng kinh nghiệm nghiên cứu
còn hạn chế, đặc biệt là hạn chế về mặt thời gian trong quá trình nghiên cứu
nên luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả
rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để
cho luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Linh


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh mục các bảng .................................................................................................. vii
Danh mục các hình .................................................................................................. viii
Danh mục các biểu đồ ............................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................3
1.1. Trên thế giới .........................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ ............................................................................3
1.1.2. Phân loại Lâm sản ngồi gỗ ..............................................................................3
1.1.3. Các nghiên cứu về vai trị và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ ........................4

1.1.4. Về giá trị kinh tế, xã hội của Lâm sản ngoài gỗ................................................6
1.1.5. Các nghiên cứu về sử dụng bền vững, giải pháp nâng cao vai trò của LSNG ..9
1.2. Ở trong nước ......................................................................................................10
1.2.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ .......................................................................10
1.2.2. Về phân loại Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam ...................................................11
1.2.3. Các nghiên cứu về vai trò, tiềm năng của Lâm sản ngồi gỗ .........................13
1.2.4. Tình hình quản lý Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam ...........................................15
1.3. Một số nghiên cứu về LSNG tại tỉnh Lạng Sơn.................................................17
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................19
2.1. Mục tiêu .............................................................................................................19
2.1.1. Mục tiêu chung:...............................................................................................19


iv

2.1.2. Mục tiêu cụ thể: ...............................................................................................19
2.2 Nội dung ..............................................................................................................19
2.2.1. Đánh giá thực trạng LSNG tại xã Kiên Mộc. .................................................19
2.2.2. Các chính sách, hoạt động quản lý, phát triển LSNG tại xã Kiên Mộc. .........20
2.2.3. Kiến thức bản địa về sơ chế, sử dụng LSNG tại địa phương. .........................20
2.2.4. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên LSNG
tại khu vực. ................................................................................................................20
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................20
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................20
2.4.1. Giới thiệu chung về phương pháp nghiên cứu ................................................20
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ......................................................................21
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................24
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................26

3.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................26
3.1.1. Vị trí địa lý. .....................................................................................................26
3.1.2. Địa hình ...........................................................................................................26
3.1.3. Khí hậu ............................................................................................................27
3.1.4. Thuỷ văn ..........................................................................................................27
3.1.5. Thổ nhưỡng ....................................................................................................27
3.1.6. Tài nguyên rừng ..............................................................................................27
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................28
3.2.1. Điều kiện dân sinh ...........................................................................................28
3.2.2. Điều kiện kinh tế .............................................................................................28
3.2.3. Cơ sở hạ tầng. ..................................................................................................29
3.3. Đánh giá nhận xét chung ....................................................................................31
3.3.1. Thuận lợi .........................................................................................................31
3.3.2. Khó khăn .........................................................................................................31
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................33


v

4.1. Thực trạng tài nguyên LSNG ở xã Kiên Mộc ....................................................33
4.1.1. Hiện trạng tài nguyên LSNG phân bố tự nhiên tại xã Kiên Mộc...................33
4.1.2. Thực trạng sử dụng các loài cây LSNG phân theo nhóm mục đích sử dụng 35
4.1.3. Thực trạng khai thác các loài cây LSNG .......................................................50
4.1.4. Phân tích thị trường LSNG tại địa phương .....................................................53
4.1.5. Thực trạng gây trồng và phát triển LSNG ......................................................54
4.2. Hiệu quả các hoạt động quản lý, phát triển LSNG tại địa phương ....................56
4.2.1. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ LSNG .....................................................56
4.2.2. Đánh giá hiệu quả các chính sách, hoạt động phát triển LSNG tại Kiên Mộc60
4.3. Kiến thức bản địa về sơ chế, bảo quản và sử dụng LSNG tại địa phương. .......62
4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển cho các lồi cây LSNG .......................67

4.4.1. Phân tích những thuận lợ, khó khăn trong phát triển LSNG tại địa phương ..68
4.4.2. Lựa chọn loài LSNG ưu tiên trong bảo tồn và phát triển ...............................69
4.4.3. Đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát triển các sản phẩm này ........................71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Bộ NN&PTNT
D1,3
Dt
Dt ĐT + Dt NB

Giải thích
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m
Đường kính tán
Đường kính tán theo 2 hướng Đơng Tây và Nam
Bắc

E

Kinh độ Đông

F

Tiêu chuẩn kiểm tra của Fisher


FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp
Quốc

Hdc

Chiều cao dưới cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài

IUCN

nguyên Thiên nhiên

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

N

Vĩ độ Bắc

N/ha

Mật độ


ODB

Ơ dạng bản;

OTC

Ơ tiêu chuẩn;

PT&PTTT

Phân tích và phát triển thị trường

Sh%, Sd%...

Hệ số biến động chiều cao, đường kính...

Sh, Sd...

Sai tiêu chuẩn về chiều cao, đường kính...

Sở NN&PTNT
TB

Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
Trung bình

UBND

Ủy ban nhân dân


WWF

Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên

Xi

Trị số giữa cỡ thứ i


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung bảng

STT
4.1

4.2

Thống kê số lượng các loài cây LSNG theo hệ thống sinh
học, tại xã Kiên Mộc
Thống kê các lồi cây LSNG theo mục đích sử dụng tại xã
Kiên Mộc

Trang
33

35


4.3

Các loài cây cho sản phẩm giấy sợi

37

4.4

Các loài cây cho sản phẩm tinh dầu

39

4.5

Các loài cây cho lương thực, thực phẩm

41

4.6

Các loài cây làm dược liệu

45

4.7

Các lồi cây làm cảnh, bóng mát

47


4.8

Các lồi cây làm đồ gia dụng, thủ công

49

4.9

Bảng thực trạng khai thác một số sản phẩm LSNG

52

4.10 Ma trận phân tích thị trường LSNG

53

4.11 Thống kê danh sách các loài LSNG hiện đang được

55

4.12

Kiến thức bản địa về sơ chế, bảo quản và sử dụng một số
loài cây LSNG tại xã Kiên Mộc

4.13 Phân tích SWOT khả năng phát triển cây LSNG tại khu vực
4.14

Bảng lựa chọn một số loài cây LSNG tiềm năng cần phát
triển tài xã Kiên Mộc


63
68
70


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

STT

Trang

4.1

Một số lồi cho sản phẩm giấy sợi tại xã Kiên Mộc

38

4.2

Một số loài cho sản phẩm Tinh dầu tại Kiên Mộc

40

4.3
4.4
4.5


4.6
4.7

Một số loài cho sản phẩm làm Lương thực, thực phẩm
tại Kiên Mộc
Một số loài cho sản phẩm làm Thuốc tại Kiên Mộc
Một số loài cho sản phẩm làm Cây cảnh, bóng mát tại
Kiên Mộc
Một số lồi cho sản phẩm làm Thủ cơng, gia dụng tại
Kiên Mộc
Điều tra thị trường tiêu thụ LSNG xã Kiên Mộc

44
46
48

50
54

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT

Tên biểu đồ

Trang

4.1


Tỷ lệ phân loại các lồi LSNG theo hệ thống sinh

34

4.2

Tỷ lệ phân nhóm loài LSNG theo giá trị sử dụng

36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một thành phần quan trọng của hệ sinh
thái rừng Việt Nam nói riêng và của hệ sinh thái rừng nhiệt đới nói chung, là
nguồn thu nhập đáng kể của người dân. Nhiều địa phương ở miền núi, nguồn
thu từ LSNG chiếm từ 10-20% trong tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình, chủ
yếu là nguồn lương thực, thực phẩm và thuốc chữa bệnh đáp ứng nhu cầu
thiết yếu hàng ngày...
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn diện tích rừng tự nhiên là
252.251,1 ha, chiếm 57% diện tích đất có rừng. Riêng huyện Đình Lập diện
tích rừng tự nhiên là 22.296 ha tập trung nhiều ở các xã Lâm Ca, Thái Bình,
Kiên Mộc.... và chủ yếu là rừng thứ sinh nghèo. Khu vực này có điều kiện khí
hậu và đất đai rất thuận lợi cho phát triển các loại LSNG. Nơi đây có nhiều
loại LSNG có giá trị cao như: Ba kích, Sa nhân, Mây,…. Là nơi sinh sống của
đồng bào người Tày, Nùng. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây từ
lâu đời chủ yếu sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong rừng,
một số bộ phận dân cư sống bằng canh tác nương rẫy. Rừng là nơi cung cấp
lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, cây thuốc…

Xã Kiên Mộc là xã miền núi nghèo của huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn,
đời sống văn hóa, y tế, giáo dục cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết các
thôn, bản là đồng bào dân tộc nên đa số có trình độ dân trí thấp, cịn nhiều
người khơng biết chữ. Cuộc sống của họ phụ thuộc rất rõ vào tài nguyên rừng,
nhất là nguồn LSNG là chủ yếu. Vì thế, các hoạt động khai thác và bn bán
LSNG là hoạt động thường xun và mang tính khơng bền vững. Trong thực
tế, rất nhiều loài LSNG đã cạn kiệt, khơng cịn để khai thác mặc dù trước đây
có rất nhiều với trữ lượng lớn. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do
người dân khai thác mang tính hủy diệt, chưa chú ý tới việc bảo tồn, gây
trồng, chăm sóc hoặc khai thác một cách hợp lý.


2

Để quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững,
đồng thời vừa nâng cao thu nhập cho người dân từ chính diện tích rừng của
mình thì việc gây trồng, phát triển LSNG là một trong những giải pháp hữu
hiệu đã được thực tế chứng minh. Trong những năm gần đây, Bộ NN&TNT
cũng như Chính phủ đã ban hành một số chính sách khuyến khích việc gây
trồng và phát triển LSNG, cụ thể như đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai
đoạn 2006-2020, kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn
2007-2010. Đặc biệt, ngày 09/01/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 57/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai
đoạn 2011-2020. Theo quyết định này, việc chú trọng gây trồng và phát triển
LSNG ở tất cả các loại rừng là một trong những nhiệm vụ ưu tiên, đây là một
hướng đi giúp người dân sống được bằng nghề rừng, gắn bó với rừng hơn.
Để góp phần bảo tồn và phát triển bền vững các loài LSNG ở địa
phương, đồng thời nâng cao nhận thức cũng như đời sống cho cộng đồng
người dân địa phương, việc thực hiện đề tài: “Thực trạng khai thác và sử
dụng Lâm sản ngồi gỗ tại xã Kiên Mộc, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn”

là cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn sản xuất, nhất là trong bối
cảnh biến đổi khí hậu tồn cầu như hiện nay.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ

Trước đây những loài cây trong rừng không phải là gỗ thường được gọi
là lâm sản phụ, một số lồi có giá trị đặc biệt gọi là đặc sản. Ngày nay thống
nhất gọi các sản phẩm khơng phải là gỗ có ở trong rừng là lâm sản ngoài gỗ.
Khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ là một khái niệm tương đối mới so với gỗ.
Các khái niệm chủ yếu do FAO đưa ra ở trên đều chưa hoàn thiện, năm
1999, hội nghị của FAO lại đưa ra một khái niệm ngắn gọn về Lâm sản ngoài
gỗ:
“Lâm sản ngoài gỗ (non timber forest product - NTFP, hoặc Non wood
forest products - NWFP) bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác
gỗ, được khai thác từ rừng, và từ cây gỗ ở ngoài rừng”. (dẫn theo Triệu Văn
Hùng, 2007)[13].
1.1.2. Phân loại Lâm sản ngoài gỗ

Lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng, phong phú và được sử dụng vào nhiều
mục đích khác nhau. Do vậy, việc phân loại có nhiều quan điểm khác nhau.
Theo quan điểm hiện nay, Lâm sản ngoài gỗ được phân làm hai dạng chủ yếu
sau:
- Phương pháp phân loại theo hệ thống sinh học:
Theo phương pháp phân loại này thì các loại LSNG được phân theo hệ

thống tiến hóa của sinh giới bao gồm hai nhóm chính: động vật và thực vật.
Giới động vật và giới thực vật tuy rất phong phú và đa dạng nhưng đều có thể
sắp xếp một cách khách quan vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn đến nhỏ:
Giới/Ngành/Lớp/Bộ/Họ/Chi/Lồi. Có thể thấy phân loại theo phương pháp


4

này đòi hỏi phải chú ý nhiều đến đặc điểm sinh học của lồi và người sử dụng
phải có hiểu biết nhất định về phân loại động thực vật.
- Phương pháp phân loại Lâm sản ngồi gỗ theo nhóm giá trị sử dụng:
Hội nghị Quốc tế tháng 11/1991 tại Bangkok đã chia LSNG làm 6 nhóm
(dẫn theo Triệu Văn Hùng, 2007) [13]:
+ Nhóm 1. Các sản phẩm có sợi: bao gồm tre nứa, song mây, lá và thân
có sợi và các loại cỏ.
+ Nhóm 2. Sản phẩm làm thực phẩm: gồm các sản phẩm có nguồn gốc
thực vật như : thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa,… Các sản phẩm có nguồn gốc động
vật như : Mật ong, thịt động vật rừng, trứng và cơn trùng,…
+ Nhóm 3. Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật
+ Nhóm 4. Các sản phẩm chiết xuất: Nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, ta nanh,
dầu béo, tinh dầu
+ Nhóm 5. Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực
phẩm: tơ, động vật sống, chim, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ.
+ Nhóm 6. Các sản phẩm khác.
1.1.3. Các nghiên cứu về vai trị và tiềm năng của Lâm sản ngồi gỗ

Số lượng các sản phẩm từ Lâm sản ngoài gỗ được coi là rất lớn. Theo
báo cáo của tổ chức Liên Hiệp Quốc và FAO (1995) cho thấy ít nhất 150 sản
phẩm Lâm sản ngồi gỗ được tìm thấy trong các thị trường quốc tế. Chẳng
hạn chỉ riêng về năng lượng được biết tới 138 sản phẩm từ 80 loài trong rừng

trên bán đảo Michigan [27].
Theo Forestry Commission Scotland (2009) [29] thì cuộc khủng hoảng
tài chính tồn cầu hiện nay đã thu hút sự chú ý hơn tới Lâm sản ngoài gỗ, đặc
biệt là nguồn thực phẩm thay thế. Một nghiên cứu gần đây tiến hành tại ba
cộng đồng ở miền Nam Cameroon tiết lộ rằng nông nghiệp cung cấp 80%
lượng carbohydrate, nông thôn ở Cameroon nhận được 90% protein từ rừng.


5

Trái cây rừng và thảo dược là nguồn cung cấp vitamin và chất dinh dưỡng cho
cư dân nông thôn. Hàng triệu người dân Châu Á phụ thuộc phần lớn vào sự
cung cấp cá từ rừng ngập mặn.
Ngoài ra, lâm sản ngoài gỗ cũng ngày càng được thừa nhận về vai trị của
nó trong phát triển bền vững và bảo tồn các hệ sinh thái. Có đến 80% dân số ở
các nước đang phát triển sống phụ thuộc vào Lâm sản ngoài gỗ cho sinh hoạt, cả
về kinh tế và dinh dưỡng. Lâm sản ngoài gỗ đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ ở
các nước đang phát triển từ châu Mỹ Latinh đến châu Á và châu Phi (FAO,
1997) [28].
Nguồn tài nguyên dược liệu được biết đến là rất phong phú và đa dạng.
Số liệu của IUCN/TRAFFIC/WWF về cây thuốc và cây có chất thơm trên
tồn thế giới lên tới 40.000 – 50.000 loài, gần 2.500 loài được mua bán rộng
rãi trên tồn thế giới; ở Châu Âu có khoảng 2.000 lồi cây thuốc được sử
dụng vào mục đích thương mại. Thống kê của IUCN (2005) cũng cho thấy
khoảng 4.000 lồi cây thuốc và cây có chất thơm trên thế giới đang bị đe dọa
tuyệt chủng và chỉ có một vài trăm loài đang được gây trồng (Châu Âu 130140 lồi, trong khi đó đã có khoảng 2.000 lồi được sử dụng với mục đích
thương mại); khoảng 70% số lồi có nguồn gốc từ các lồi hoang dã (dẫn theo
Nguyễn Huy Sơn, 2011) [18].
Theo báo cáo của FAO (1996) [26], tại Bhutan và Thái Lan có hơn 300
lồi cây thuốc, hệ thống y học cổ truyền ở đây được hành nghề rộng khắp. Ở

phía nam, với kiến thức gia truyền được truyền lại từ đời cha sang con trai.
Viện y học cổ truyền đã kết hợp giữa châm cứu và sử dụng cây dược liệu để
chữa nhiều loại bệnh nhanh chóng trở nên phổ biến mặc dù bệnh viện hiện đại
có cung cấp nhiều dịch vụ miễn phí.
Theo báo cáo của FAO (1995) [27] về nguồn tài nguyên Mây, thế giới
có khoảng 600 lồi thuộc 13 chi trong các rừng nhiệt đới vùng đất thấp ở


6

đơng bán cầu. Hầu hết các lồi có phạm vi phân bố rất hạn chế trong tự nhiên,
từ sát mực nước biển tới độ cao 3.000 m. Trong số 13 chi được biết đến có 10
chi với khoảng 574 lồi được tìm thấy ở Đơng Nam Á và các vùng lân cận, từ
Fiji tới tiểu lục địa Ấn Độ, và từ miền Nam Trung Quốc đến Queensland ở
Úc. Đông Nam Á được coi là trung tâm đa dạng sinh học của song mây.
Thương mại của loài mây chỉ khoảng 10% của tổng số loài được biết đến trên
toàn thế giới.
Theo International Resources Group (IRG) (2004) [31] tại Philippines,
có khoảng 600 lồi thuộc họ cau dừa, 90 lồi mây, trong đó một 1/3 số loài
mây là đặc hữu, chiếm 5% các loài mây trên toàn thế giới. Trong đầu thập kỷ
1900, tại Philippines rừng bao phủ 70%, 21 triệu ha có các hệ sinh thái rừng
đa dạng và phong phú, đến năm 2000 chỉ còn 5,39 triệu ha rừng. Đánh giá
cho thấy mất sinh cảnh rừng là mối đe dọa lớn cho sự tồn tại của các loài
mây trong tự nhiên.
1.1.4. Về giá trị kinh tế, xã hội của Lâm sản ngồi gỗ

Ngày nay các tổ chức quốc tế, chính phủ của các Quốc gia cũng như
người dân vùng núi đã nhận thức được giá trị của các lồi LSNG, chúng
khơng chỉ có giá trị về kinh tế mà cịn có giá trị cả về văn hố xã hội và mơi
trường.

1.1.4.1. Giá trị kinh tế
Ngành Lâm sản ngoài gỗ phát triển ngày càng tăng, có xu hướng tăng
nhanh hơn so với ngành công nghiệp gỗ và được dự kiến tăng thêm trong
tương lai. Theo Mater, (dẫn theo Viện Dược liệu, 2004) [23] thị trường cho
các sản phẩm rừng khác như nấm chiếm gần 20% hàng năm trong những năm
qua. Ngoài ra, thị trường thuốc thảo dược của Mỹ đã tăng trưởng với một tốc
độ hàng năm ước tính khoảng 13-15% so với doanh số bán hàng của thảo
dược.


7

Theo FAO (2002) [26] ở Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước lớn nhất
thế giới về sản xuất và tiêu dùng Lâm sản ngoài gỗ. Trung Quốc thống trị
thương mại thế giới về LSNG (ước tính khoảng 11 tỉ USD vào năm 1994),
tiếp theo là Ấn Độ, và sau đó Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Philippines và
Thái Lan.
Theo FAO (1995) [27] ước tính thương mại sản phẩm mây đạt khoảng
4 tỷ USD trong đó các quốc gia Đơng Nam Á chiếm 2,5 tỷ USD. Trên thế
giới, khoảng 700 triệu người sử dụng song mây và khoảng 2 triệu người ở
vùng nhiệt đới châu Á trực tiếp phụ thuộc vào mây hoặc thực hiện việc thu
hoạch và thương mại mây.
Theo báo cáo của FAO (1995) [27] cho thấy các thương mại bên ngoài
và giá trị thương mại của đồ nội thất làm từ mây lên đến 7 - 8 tỷ USD. Tuy
nhiên, gần 90% nguyên liệu thô được cung cấp từ các khu rừng tự nhiên và rất
ít từ rừng trồng.
Theo Verina Ingram (2009) [37] thương mại quốc gia về cây thuốc ở
Nam Phi ước tính trị giá 6- 9 triệu USD/năm, hơn 600 loài được bán hàng
năm ở Natal.
Theo Tejaswi (2008) [35] năm 1997 thị trường thế giới về nấm hoang

dã sử dụng làm dược phẩm dinh dưỡng và làm là l.3 tỷ USD. Chiết xuất từ
nấm vân chi (Trametes versicolor), một loài nấm phổ biến ở British Columbia
chiếm khoảng 16% tiêu dùng hàng năm ở Nhật Bản để chống ung thư, và một
số hoạt chất chiết xuất từ loài này bán ở Tokyo với giá 1.500 - 2.000 USD/kg.
Theo Verina Ingram (2009) [37] hơn 4 tỷ người dân trên toàn cầu sống
dựa vào hệ thống y học cổ truyền với các lồi thực vật cho việc chăm sóc sức
khoẻ chủ yếu của họ. Ai Cập là quốc gia xuất khẩu cây thuốc quan trọng nhất
ở châu Phi và là nước xuất khẩu đứng thứ 5 về cây thuốc trên thế giới. Đầu
những năm 1990, Ai Cập xuất khẩu 11.250 tấn dược phẩm thực vật/ năm, trị
giá trên 12 triệu USD.


8

Nghiên cứu của FAO (2002) [25] Trung Quốc là nước sản xuất lớn và
xuất khẩu các loài nấm hoang dã, nấm Mộc nhĩ (Auricularia auricula) được
xuất khẩu hàng năm khoảng 1.000 tấn trị giá khoảng 8 triệu USD, nấm Tuyết
nhĩ (Tremella fuciformis) đạt tới 1.000 tấn, 1/3 trong số đó là xuất khẩu, nấm
Hương (Lentinus edodes) hàng năm ước tỉnh sản lượng khoảng 120.000 tấn,
chiếm 38% sản lượng thế giới trong đó xuất khẩu hàng năm 1.000 tấn nấm
hương khơ, trị giá 20 triệu USD.
1.1.4.2. Giá trị xã hội
Ngoài giá trị kinh tế, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng LSNG đóng
vai trị quan trọng đối với xã hội trong việc giải quyết công ăn việc làm, giảm
thiểu thất nghiệp, xố đói giảm nghèo hoặc nâng cao vai trị của giới trong
cộng đồng điển hình là một số nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu của Roderick P. Neumann và Eric Hirsch (2000) [33] chỉ
ra rằng lao động cho các hoạt động khác nhau liên quan trong việc khai thác
đưa LSNG từ rừng ra thị trường thường được phân chia giới tính. Trong đó,
phụ nữ thường là những người chủ yếu khai thác, xử lý và tiếp thị LSNG.

Mặc dù vai trị tích cực của phụ nữ trong thu hoạch và sử dụng nhưng họ
thường khơng có kiểm sốt trực tiếp thu nhập có nguồn gốc từ LSNG, do đó
có thể khơng trực tiếp hưởng lợi từ thương mại hóa tăng lên. Nghiên cứu
cũng cho thấy thương mại hóa các dự án LSNG rõ ràng tập trung vào sự
tham gia của phụ nữ có thể có tác dụng gia tăng quyền lực chính trị và kinh
tế của họ.
Theo IFAD (2008) [30] ở Scotland sự quan tâm đến LSNG đã được tăng
lên trong 10 năm qua. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong phạm vi tại Scotland,
24% dân số có thu hái LSNG trong 5 năm trước đây và 80% những người đó
(tương đương khoảng 19% tổng số dân Scotland) đã thu hái LSNG trong 12
tháng trong năm, nhưng đa số chỉ được sử dụng cá nhân.


9

Theo Tinde van Andel (2006) [36] tại Kodagu - Ấn Độ đã chỉ ra vai trò
quan trọng của LSNG trong sự hiểu biết của nền kinh tế bộ lạc. Tại đây, tỷ lệ
phần trăm chia sẻ (>70%) của LSNG đóng vai trị lớn trong kinh tế của các hộ
gia đình thu nhập thấp.
1.1.5. Các nghiên cứu về sử dụng bền vững, giải pháp nâng cao vai trò của
LSNG

Một số tổ chức quốc tế tiêu biểu trong hoạt động nghiên cứu về LSNG
như tổ chức Nông lương thế giới (FAO), trung tâm nghiên cứu nông nghiệp
quốc tế (CIFOR), tổ chức quốc tế về tre nứa và song mây (INBAR)...tập trung
chủ yếu vào các nhóm nghiên cứu sau:
- Khảo sát tình hình nhằm cung cấp những hiểu biết chung về sử dụng
LSNG và tầm quan trọng cuả LSNG ở các mức độ khác nhau (hộ gia đình, địa
phương, quốc gia và quốc tế);
- Phát triển cơng nghệ để cải thiện q trình chế biến và sử dụng LSNG;

- Nghiên cứu gây trồng LSNG;
- Nghiên cứu về kinh tế, xã hội, bao gồm cả nghiên cứu về thị trường
LSNG
Việc quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch thường ít ỏi, vì thế gây
lãng phí cả về số lượng và chất lượng trong quá trình thu hái, vận chuyển và
cất trữ các sản phẩm LSNG (FAO, 1995). Một số vấn đề nổi cộm trong sản
xuất, chế biến LSNG ở các nước đang phát triển là kỹ thuật khai thác và xử lý
sau thu hoạch; thiếu các nghiên cứu về phát triển giống loài cao sản; kỹ thuật
chế biến kém hiệu quả; thiếu các giải pháp điều chỉnh chất lượng; khó khăn
về thị trường và thiếu cán bộ được đào tạo, v.v.
Chương trình Rừng, cây và con người (FTPP) (1992) đã nghiên cứu và
đề xuất các bản hướng dẫn để tạo ra các hệ thống thông tin thị trường LSNG
ở mức địa phương. Phương pháp này được kiểm nghiệm ở Bangladesh và
Uganda năm 1993.


10

Theo nghiên cứu của FAO (2002) [26] liên quan tới quản lý rừng để sản
xuất gỗ thì LSNG và dịch vụ mơi trường chỉ nhận được rất ít sự chú ý của
ngành lâm nghiệp cho đến gần đây LSNG tăng trưởng chậm trong thập niên
1980. Shiva (1995) gọi LSNG là "tiềm năng trụ cột của lâm nghiệp bền
vững". Giá trị hiện tại và tiềm năng của các LSNG cho các cộng đồng địa
phương đang được sử dụng trong việc hợp nhất bảo tồn và phát triển của các
dự án (ICDPs).
Theo đánh giá của Roderick P. Neumann và Eric Hirsch (2000) [33] trữ
lượng gỗ khai thác từ rừng nhiệt đới khủng hoảng ở Nam Mỹ vào cuối những
năm 1980 đã loé lên một làn sóng mới quan tâm đến LSNG. Do đó, các
nghiên cứu chủ yếu tập trung về LSNG đã được thực hiện tại đây.
Adepoju, Adenike Adebusola và Salau, Adekunle Sheu (2007) [24]

nghiên cứu về giá trị kinh tế của LSNG đưa ra nhận định: Trong quá khứ, các
cơ sở hợp lý cho việc bảo tồn rừng chỉ đơn giản để duy trì vai trị rừng sản
xuất cho ngành cơng nghiệp gỗ. Tuy nhiên điều này đã thay đổi ở nhiều nước
trong 15 năm qua. Với sự nổi lên của khu bảo tồn tại Brazil, Lâm nghiệp cộng
đồng ở Nepal, Quản lý rừng ở Ấn Độ và các sáng kiến tương tự ở nhiều nước
khác, người dân địa phương đã được tiếp cận với những lợi ích đáng kể từ
LSNG.
1.2. Ở trong nước
1.2.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ

Trước năm 1991, sản phẩm chính của rừng được khai thác sử dụng chủ
yếu là gỗ, các lâm sản khác như: song, mây, tre, nứa, dầu nhựa, cây thuốc...
cịn ít được quan tâm và quản lý nên gọi là lâm sản phụ. Sau năm 1961, một
số lồi lâm sản phụ có giá trị đặc biệt trong sử dụng và thương mại như: Hồi,
Quế, Thảo quả, Nấm hương... thì gọi là đặc sản rừng. Vài thập kỷ gần đây, vai
trò và chức năng cung cấp gỗ của rừng, nhất là rừng tự nhiên nhiệt đới ngày


11

càng hạn chế, vai trò và chức năng phòng hộ môi trường của rừng ngày càng
được thể hiện rõ và được quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu
tồn cầu hiện nay. Muốn phát triển rừng nhằm bảo vệ môi trường sinh thái kết
hợp với phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân làm nghề rừng thì
lâm sản phụ hay đặc sản rừng lại có vai trị hết sức quan trọng. Chính vì lẽ đó
một thuật ngữ mới được đề xuất và sử dụng là Lâm sản ngoài gỗ.
Theo Trần Ngọc Hải (2000): “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật
liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng (hiểu theo nghĩa rộng gồm rừng
tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các lồi
thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp,

nhựa dính, nhựa mủ, cao su, tanin, màu nhuộm, chất béo, cây cảnh, nguyên
liệu giấy, sợi…”.
Theo Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Giao (1997) “Lâm sản ngoài gỗ bao
gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ
rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ
lớn ở tất cả các hình thái của nó” [27].
1.2.2. Về phân loại Lâm sản ngồi gỗ ở Việt Nam

Năm 1991, báo cáo của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn) về "Tình trạng và triển vọng phát triển các loại lâm đặc
sản của Việt Nam thì lâm đặc sản (hay Lâm sản ngoài gỗ) của Việt Nam được
chia thành 9 loại sau:
1. Sản phẩm tinh dầu chiết xuất: Hoàng đàn, Pơ mu, Trầm hương, Quế,
Hồi, Bạc hà...
2. Cây sử dụng làm thuốc: Thảo quả, Sa nhân, Thảo quyết minh, Hoa
hoè, Mã tiền, Trân châu, Ba kích, Củ mài, Bình vơi, Sâm ngọc linh...
3. Cây thực phẩm: Nghệ, Gừng, Hạt điều, Hạt dẻ và các đồ gia vị
4. Sản phẩm dầu béo: Sở, Trẩu, các loại dầu ăn thực vật.


12

5. Sản phẩm dầu nhựa và keo gôm: Trám, Dầu rái chai cục, dầu
Thông...
6. Chất tannin và thuốc nhuộm: Đước, Chàm nhuộm...
7. Sản phẩm cho sợi: Thùa, Bơng, Gạo, Gịn...
8. Sản phẩm thủ công: Tre, Nứa, Song, Mây, ...
9. Các sản phẩm khác: Nấm ăn được, tơ lụa, lá cọ, lá nón...., động vật
và sản phẩm từ động vật. (Triệu Văn Hùng, 2007) [13].
Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (1999) [6] về phân loại nhóm cây có ích

đã phác thảo một hệ thống phân chia dựa trên các sản phẩm chính của cây cỏ
để phân ra 11 nhóm theo cơng dụng như sau:
- Nhóm cung cấp gỗ
- Nhóm cho sợi
- Nhóm nhựa mủ, gơm, nhựa dầu
- Nhóm cây cho dầu béo, sáp mỡ
- Nhóm cây cho dầu thơm (hương liệu)
- Nhóm cây cây cho Tanin, chất nhuộm
- Nhóm cây làm dược phẩm
- Nhóm cây làm lương thực, cây cho bột, cho đường
- Nhóm cây làm thực phẩm
- Nhóm cây làm thức ăn gia súc
- Nhóm cây cho gia vị, nước uống
Tóm lại, Lâm sản ngồi gỗ nếu hiểu theo các khái niệm và cách phân
loại trên thì chúng có thành phần đa dạng, bao gồm toàn bộ các loại lâm sản
trừ gỗ. Để nghiên cứu toàn diện về Lâm sản ngồi gỗ, cần phải có một
chương trình lớn, huy động nhiều nguồn lực mới đánh giá đúng mức vai trị
của Lâm sản ngồi gỗ.


13

1.2.3. Các nghiên cứu về vai trò, tiềm năng của Lâm sản ngồi gỗ

- Nghiên cứu về vai trị và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ:
Theo Trần Văn Kỳ với tác phẩm "Dược học cổ truyền" đã giới thiệu
một loạt thực vật có giá trị làm thuốc, tác giả tập trung mô tả về công dụng và
nơi mọc của các loài thực vật này. Theo Viện Dược liệu (2004) [23] đã phát
hiện được 1863 loài cây làm thuốc ở Việt Nam thuộc 1033 chi, 236 họ và 101
bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật. Theo Võ Văn Chi (1997) [5] con số này lên tới

hơn 3.000 lồi. Chúng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc chăm sóc
sức khỏe con người từ xưa đến nay, đặc biệt là đối với người dân tộc thiểu số.
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam trong
số 12.000 lồi cây được thống kê có 76 lồi cho nhựa thơm, 160 loài cho dầu,
600 loài cho tanin, 260 loài cho tinh dầu, 93 loài cho chất màu, 1498 lồi cho
các dược phẩm. Theo dự đốn của nhiều nhà thực vật số lồi thực vật bậc cao
có thể lên tới 20.000 loài; hệ động vật cũng đã thống kê được 225 lồi thú,
828 lồi chim, 259 lồi bị sát, 84 loài ếch nhái (Triệu Văn Hùng và các cộng
sự, 2007) [13].
Theo Nguyễn Hữu Dũng (2005) [9] ở Việt Nam hiện nay đã xác định
được 11.373 loài thực vật thuộc 2.524 chi và 378 họ. Về động vật có xương
sống có khoảng 310 lồi thú, 840 lồi chim, 286 lồi bị sát và 162 lồi lưỡng
cư (Đặng Huy Huỳnh, 2005) và nhiều lồi động vật khơng xương sống khác.
Trong đó có rất nhiều lồi là LSNG có giá trị.
Trong cơng trình nghiên cứu và bảo vệ tài ngun thực vật sinh thái núi
cao ở SaPa, Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thuỷ và Phạm Văn Thính (1995) [15]
đã phân hạng LSNG theo hệ thống sinh và thống kê được tập đồn đơng đảo
thực vật có giá trị làm thuốc ở địa phương.
Phạm Hồng Ban và cộng sự (2009) [4] nghiên cứu về sự đa dạng cây
thuốc ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên- Thanh Hóa đã xác định


14

được 178 loài thuộc 142 chi và 75 họ. Ngành Mộc lan có đa dạng cao nhất
chiếm 94,38% tổng số lồi. Có 6 lồi có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi
trong sách đỏ Việt Nam (Danh lục đỏ cây thuốc và nghị định 32/NĐ –
CP/2006). Tác giả cũng cho thấy sự đa dạng về dạng thân, bộ phận sử dụng
của cây làm thuốc và đa dạng trong các bộ phận được sử dụng. Với 16 nhóm
bệnh được sử dụng như ngồi da, thận, xương, mắt, thần kinh…

Tiếp theo cơng trình của Đỗ Tất Lợi (2004) [14] đã giới thiệu chi tiết
danh mục phần lớn nhiều loài cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam về
tên gọi, đặc điểm sinh thái, hình thái, thành phần hóa học, cơng dụng và các
bài thuốc liên quan nhiều loại bệnh. Có thể nói đây là cơng trình chun sâu
nhất về các vị thuốc cổ truyền Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật.
Nghiên cứu của Lê Thị Diên và Hồ Đăng Nguyên (2009) [8] về sự đa
dạng nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bạch Mã đã
thống kê được tại khu vực có 120 lồi thực vật thuộc 110 chi và 67 họ được
sử dụng làm thuốc có 8 nhóm thuộc các dạng sống khác nhau: Cây phụ sinh,
cây gỗ lớn, cây gỗ trung bình, cây gỗ nhỏ, cây bụi, cây dây leo thân gỗ, cây
dây leo thân cỏ, cây cỏ đứng. Trong đó, cây cỏ đứng chiếm 40% tổng số loài
cây được người dân sử dụng làm thuốc. Tác giả đã phân loại cây thuốc nam
theo hệ thống sinh học, kết quả cho thấy có 114 lồi (95% tổng số lồi) được
làm thuốc thuộc ngành Ngọc lan chữa nhiều loại bệnh như: Bao tử, viêm gan,
sỏi thận, trị rắn độc.
Trần Tuấn Kha (2009) [11] nghiên cứu về nấm Lỗ tại Ba Vì xác định
18 lồi nấm thuộc bộ nấm lỗ (Aphyllophorales) trong đó có sự đa dạng về
hình thái. Kết quả cũng cho thấy các lồi nấm này có nhiều cơng dụng khác
nhau như làm thực phẩm, dược liệu, phân giải gỗ mục và kháng khối u.
Nghiên cứu về khu hệ mây song tại Bà Nà – Núi Chúa – Đà Nẵng,
Nguyễn Quốc Dựng (2009) [10] đã ghi nhận được 12 loài thuộc 3 chi chiếm


15

30% tổng số lồi song mây tại Việt Nam. Có 2 lồi mới là Mây tơm (Calamus
crispus Henderson, N. K. Ban& N. Q. Dung) và Mây cám (Calamus fissilis
Henderson, N. K) bổ sung cho danh lục mây song trên thế giới. Có 8 lồi
được sử dụng làm đồ mỹ nghệ và đan lát, 4 lồi chưa rõ cơng dụng.
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự (2000) [17] ở Việt Nam hiện có

6 chi song mây với 30 lồi, mây nếp 19 loài, chi mây nước 4 loài, chi phướn 2
loài, chi mây húp 1 loài, chi song lá bạc 3 loài và chi song với 1 loài. Tác giả
cũng đã mơ tả tóm tắt hình thái, phân bố địa lý và sử dụng của từng loài.
- Các nghiên cứu về thị trường Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam:
Theo Nguyễn Huy Sơn (2011) [18] cho thấy doanh thu xuất nhập khẩu
LSNG tăng đều từ 15 đến 30% hàng năm, chiếm một phần nhỏ trong tổng
doanh thu xuất nhập khẩu (58,37 tỉ USD/ năm 2004).
Nghiên cứu đánh giá về thị trường LSNG Việt Nam cho thấy cịn ít và
chưa đầy đủ. Ngoài giá trị trên trường quốc tế về xuất nhập khẩu đóng góp
cho kinh tế quốc dân, phải kể đến giá trị tiềm ẩn mà LSNG chưa thể hiện.
Thiếu đánh giá vai trò to lớn của LSNG đối với vùng nông thôn, đặc biệt là
các vùng miền núi vùng sâu, vùng xa mà đa số cuộc sống của họ phụ thuộc
vào rừng. Một số nghiên cứu vai trò của giới trong thị trường LSNG cũng
chưa được đánh giá đầy đủ.
1.2.4. Tình hình quản lý Lâm sản ngồi gỗ ở Việt Nam

Nhận thấy rõ vai trị quan trọng của LSNG, Chính phủ đã ban hành
nhiều chương trình, chính sách cho việc phát triển và bảo tồn rừng, trong đó
có đề cập đến nội dung quản lý LSNG. Một số chính sách quan trọng đã tạo
nên sự chuyển biến về phát triển và quản lý LSNG như chính sách của chính
phủ về giao đất giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý (Nghị định
02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994; thông tư 06LN/KN về giao đất lâm nghiệp;
Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp);


16

chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng cũng đã đề cập đến việc phát triển
Lâm sản ngoài gỗ; luật bảo vệ và phát triển rừng (19/8/1991), thông tư
13LN/KL của Bộ Lâm nghiệp đã ban hành nhiều quy định nhằm bảo vệ và

phát triển tài nguyên động thực vật rừng quý hiếm.
Theo chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020 (2007) [7]
định hướng phát triển LSNG của Việt Nam đến năm 2020 dự kiến xuất khẩu
lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD
sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ). Đến năm 2020, LSNG trở thành một trong các
ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp,
giá trị LSNG xuất khẩu tăng bình quân 15 - 20%; thu hút khoảng 1,5 triệu lao
động và thu nhập từ LSNG chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nơng
thơn.
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn đã trình Quốc hội phê duyệt
chương trình mục tiêu Quốc gia về bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 20122020. Trong đó, đặc biệt quan tâm bảo vệ và phát triển LSNG nhằm giảm bớt
áp lực về gỗ cũng như tăng cường các lợi ích từ rừng. Các chương trình hoạt
động khác như: Chương trình xây dựng mơ hình trình diễn và đào tạo, huấn
luyện cho chủ rừng; chương trình canh tác lâm nơng kết hợp trên đất sau nương
rẫy; Chương trình đào tạo cho cán bộ làm cơng tác khuyến lâm; Chương trình
thơng tin, tun truyền; Chương trình tư vấn và dịch vụ khuyến lâm.
Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có các chính sách và chương trình
phát triển riêng cho LSNG mà các chính sách, chương trình phát triển LSNG
vẫn lồng ghép vào các chính sách, chương trình liên quan đến quản lý tài
ngun rừng nói chung. Điều này rất bất cập trong cơng tác quản lý vì mỗi
loại LSNG có những đặc thù riêng về môi trường sinh thái, phương thức khai
thác và công nghệ chế biến, làm hạn chế nhiều đến việc sử dụng hiệu quả và
phát triển nguồn tài nguyên quý giá này.


17

1.3. Một số nghiên cứu về LSNG tại tỉnh Lạng Sơn

Kiên Mộc là một xã vùng cao của huyện Đình Lập có tổng diện tích đất

lâm nghiệp có rừng là: 15.920ha. Người dân sống dựa vào rừng sản xuất và
khai thác LSNG từ rừng tự nhiên là chủ yếu. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
LSNG ở huyện Đình Lập nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung cịn ít chưa
đáp ứng được tiềm năng đất đai cũng như kỳ vọng của người dân địa phương,
nhưng cũng có thể đưa qua một số cơng trình điển hình liên quan như sau:
Nguyễn Thùy Linh (2012) khi nghiên cứu Đề tài “Xây dựng mơ hình
làm giàu rừng bằng các lồi cây Sa nhân, Ba kích, và mây dưới tán rừng
thứ sinh tại huyện Đình Lập Tỉnh Lạng Sơn” đã tiến hành điều tra tình hình
sử dụng Lâm sản ngồi gỗ của người dân tại 3 xã thuộc huyện Đình Lập. Qua
quá trình điều tra, khảo sát kết quả cho thấy, lâm sản ngoài gỗ nói chung và
đặc biệt là 3 lồi Ba kích, Sa nhân và cây Mây có giá trị rất quan trọng trong
đời sống của người dân nơi đây. Chúng được người dân khai thác từ rừng tự
nhiên và được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh
đó chúng cũng mang lại giá trị kinh tế vô cùng lớn cho người dân ở đât, nơi
mà mọi thu nhập của người dân gần như chỉ trông mong vào rừng. Tuy mang
lại nhiều lợi ích như vậy nhưng do sự thiếu hiểu biết, khơng có kiến thức.. nên
người dân chỉ biết khai thác, lấy đi các nguồn lợi từ rừng mà chưa biết cách
bổ sung, phục hồi, làm giàu … những thứ mà rừng mang lại [14].
Tóm lại: Thơng qua các thơng tin cả ở trong và ngồi nước cho thấy rõ
quan niệm nhận thức về vai trò của LSNG đối với kinh tế, xã hội và môi
trường. Việc đánh giá tiềm năng LSNG cũng đã được thực hiện ở một số địa
phương và một số Quốc gia. Tuy nhiên mỗi địa phương, mỗi vùng sinh thái
có một số nhóm, lồi có tiềm năng cũng như thích hợp với một số điều kiện
sinh thái nhất định, không thể áp đặt kết quả nghiên cứu ở vùng này cho vùng
khác. Kiên Mộc là một xã vùng cao thuộc huyện Đình Lập chủ yếu là đồng


×