Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật vùng đồi núi thị xã chí linh tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

NGUYỄN CƠNG SỸ

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT VÙNG ĐỒI NÚI
THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

NGUYỄN CƠNG SỸ

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT VÙNG ĐỒI NÚI
THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã Số: 60620211



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ THỊ XUYẾN

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014
Học viên

Nguyễn Công Sỹ


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện, tơi đã được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các
thầy, cô trong Khoa Sau đại học, Khoa Quản lý tài nguyển rừng và Môi trường,
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật, Bộ môn Thực vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên để bản luận
văn Thạc sỹ này đã được hoàn thành. Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc đến sự giúp đỡ q báu đó. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Đỗ Thị

Xuyến, người đã dìu dắt tơi những bước đi đầu tiên trong con đường khoa học, cảm
ơn sự giúp đỡ của hạt Kiểm lâm Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, cho phép tơi bày tỏ lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường,
Khoa sau đại học, các phịng ban, các thầy cơ trong khoa Quản lý Tài nguyên rừng
và Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi thực hiện tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh Hải Dương với
tiêu đề “Khảo sát, đánh giá hiện trạng các loài sinh vật có giá trị bảo tồn nguồn
gen và giá trị kinh tế ở hệ sinh thái tự nhiên vùng đồi núi thị xã Chí Linh, tỉnh
Hải Dương” do PGS.TS. Lê Đình Thuỷ (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật)
làm chủ nhiệm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia nghiên cứu và học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu
sót, tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ, các nhà khoa
học và bạn bè đồng nghiệp để bản Luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014
Học viên

Nguyễn Công Sỹ


iii

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ....................................................................................................... i

Lời cảm ơn ..........................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................... vi
Danh mục các bảng ...........................................................................................vii
Danh mục các hình .......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3
1.1. Quan điểm của nhận thức về đa dạng sinh học ............................................... 3
1.2. Về thảm thực vật ........................................................................................... 6
1.2.1. Trên thế giới .............................................................................................. 6
1.2.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................... 7
12.3. Ở vùng đồi núi thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ............................................... 8
1.3. Về hệ thực vật............................................................................................... 8
1.3.1. Trên thế giới .............................................................................................. 8
1.3.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 10
1.3.3. Ở vùng đồi núi thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương: ...................................... 12
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................. 14
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 14
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 14
2.2.1. Đa dạng các kiểu thảm thực vật. ............................................................... 14
2.2.2. Đa dạng hệ thực vật.................................................................................. 14
2.2.3. Nguyên nhân gây suy giảm nguồn tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu 15


iv

2.2.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật tại khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................ 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 15

2.3.1. Phương pháp kế thừa ................................................................................ 15
2.3.2. Điều tra theo hệ thống tuyến và ô tiêu chuẩn ............................................. 15
2.3.3. Phương pháp xác định các nguy cơ suy giảm và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ
thực vật: ............................................................................................................ 23
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ
CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG ........................................................................ 25
3.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 25
3.1.1. Vị trí, địa hình tự nhiên ............................................................................ 25
3.1.2. Khí hậu thủy văn ...................................................................................... 26
3.2. Kinh tế xã hội ............................................................................................. 27
3.2.1. Dân số và lao động ................................................................................... 27
3.2.2. Giao thông vận tải .................................................................................... 27
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 28
4.1. Đa dạng các kiểu thảm thực vật tại vùng đồi núi Chí Linh, tỉnh Hải Dương. ...... 28
4.1.1. Hệ thống các kiểu thảm thực vật ............................................................... 28
4.1.2. Mô tả các đơn vị phân loại trong hệ thống thảm thực vật............................ 28
4.2. Đa dạng hệ thực vật .................................................................................... 34
4.2.1. Xây dựng danh lục các loài thực vật tại vùng đồi núi thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dương. .............................................................................................................. 34
4.2.2. Đa dạng phân loại hệ thực vật ................................................................... 35
4.2.3. Đa dạng về dạng sống thực vật ................................................................. 44
4.2.4. Đa dạng về giá trị sử dụng, nguồn gen đặc hữu và quý hiếm ...................... 49
4.3. Nguyên nhân gây suy giảm nguồn tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu ... 63
4.3.1. Chặt cây rừng, xâm phạm diện tích rừng làm nương rẫy, trang trại ............. 64


v

4.3.2. Khai thác trái phép tài nguyên ngoài gỗ..................................................... 66
4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên

cứu ................................................................................................................... 67
4.4.1. Xây dựng các chương trình thâm canh hiệu quả: nhằm mục đích vừa phát
triển kinh tế, vừa bảo vệ mơi trường ở hệ sinh thái tự nhiên vùng đồi núi ............. 68
4.4.2. Trồng thêm cây có nguồn gốc là cây bản địa thay thế vào diện tích rừng trồng.

......................................................................................................................... 69
4.4.3. Xây dựng các phương pháp quản lý và giáo dục nhận thức về khai thác hợp lý
nguồn tài nguyên rừng ....................................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

DLĐ

Danh lục đỏ Việt Nam

ĐDSH

Đa dạng sinh học


HTV

Hệ thực vật

IUCN

Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế

KBT

Khu bảo tồn

KVNC

Khu vực nghiên cứu

OTC

Ô tiêu chuẩn

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

VQG


Vườn Quốc gia


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT
2.1

Danh lục các loài thực vật (mẫu)

4.1

Sự phân bố của các taxon trong các ngành của hệ thực vật khu vực đồi
núi thị xã Chí Linh

4.2

So sánh tỷ lệ % số loài của hệ thực vật vùng đồi núi thị xã Chí Linh
với HTV Việt Nam

4.3

So sánh tỷ lệ % số loài của Hệ thực vật khu đồi núi Chí Linh với các Hệ thực
vật khu BTTN Tây Yên Tử, khu BTTN Khe Rỗ và khu BTTN Yên Tử

4.4


Trang
20
34
36
38

So sánh số loài trên cùng một đơn vị diện tích giữa HTV khu đồi núi
Chí Linh với các HTV khu BTTN Tây Yên Tử, khu BTTN Khe Rỗ và

38

khu BTTN Yên Tử
4.5

Sự phân bố của các taxon trong ngành Ngọc lan của HTV Chí Linh

4.6

So sánh tỷ lệ % số loài của lớp một lá Mầm và Hai lá mầm trong ngành
Ngọc lan giữa HTV Chí Linh với các HTV khu (BTTN) Tây Yên Tử,

39
40

khu BTTN Khe Rỗ và Khu BTTN Yên Tử
4.7

So sánh các chỉ số của HTV Chí Linh với các HTV khu Bảo tồn thiên
nhiên (BTTN) Tây Yên Tử, khu BTTN Khe Rỗ và Khu BTTN Yên Tử


41

4.8

Thống kê 10 họ đa dạng nhất của HTV Chí Linh

42

4.9

Thống kê các chi đa dạng nhất của hệ thực vật vùng đồi núi Chí Linh

43

4.10 Thống kê các dạng sống của các loài trong HTV khu vực đồi núi Chí Linh

45

4.11 Thống kê các dạng sống của các lồi thuộc nhóm cây chồi trên

48

4.12 Thống kê các cơng dụng của các lồi ở hệ thực vật Chí Linh

50

4.13 So sánh một số giá trị nổi bật của HTV Chí Linh và HTV Tây Yên Tử,

53


HTV Yên Tử và HTV Khe Rỗ
4.14 Các lồi thực vật có giá trị bảo vệ thuộc HTV Chí Linh
4.15 So sánh % số loài cần được ưu tiên bảo vệ của HTV khu vực đồi núi
Chí Linh với các HTV KBT Tây Yên Tử, Yên Tử, Khe Rỗ
4.16 Bảng so sánh mối quan hệ giữa HTV Chí Linh với khu BTTN Tây Yên
Tử, Khu BTTN Khe Rỗ và khu BTTN Yên Tử

58
61
63


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ tuyến điều tra tại vùng đồi núi thị xã Chí Linh Hải
Dương

17


2.2

Điều tra thực địa tại thơn Thanh Mai xã Hồng Hoa Thám
(rừng hỗn giao lá rộng)

24

2.3

Điều tra thực địa tại xã Hoàng Hoa Thám (rừng Dẻ)

24

2.4

Điều tra thực địa tại thôn Thanh Mai xã Hoàng Hoa Thám
(Tuyến suối)

24

2.5

Thu thập mẫu vật thực vật

24

2.6

Xử lý mẫu thực vật trong phịng thí nghiệm


24

2.7

Xử lý số liệu

24

3.1

Bản đồ hiện trạng rừng huyện Chí Linh, Hải Dương

26

4.1

Rừng thường xanh cây lá rộng thứ sinh tại khu vực xã Hoàng
Hoa Thám

31

4.2

Rừng thường xanh cây lá rộng thứ sinh tại khu vực xã Bắc An

31

4.3

Rừng thường xanh cây lá rộng thứ sinh tại khu vực thơn Đồng

Châu, xã Hồng Hoa Thám (cấu trúc)

31

4.4

Cận cảnh những loài cây gỗ trong rừng thường cong queo
(chụp tại khu vực Thanh Mai, Hoàng Hoa Thám)

31

4.5

Rừng Dẻ - Castanopsis boisii loài cho quả kinh tế tại các xã
Hoàng Hoa Thám và xã Bắc An

33

4.6

Rừng Dẻ - Castanopsis boisii – loại quả đang được khai thác tại
các xã Hoàng Hoa Thám

33

4.7

Thảm cây bụi thứ sinh tại Thơn Gốc Lách, xã Bắc An, Tx. Chí
Linh


33


ix

4.8

Thảm cây bụi thứ sinh tại Thôn Gốc Lách, xã Bắc An, Tx. Chí
Linh

33

4.9

Biểu đồ tỷ lệ % số họ, chi, loài của từng ngành thực vật so với
cả HTV

35

4.10 Biểu đồ % phân bố tỷ trọng của hai lớp trong ngành Ngọc lan

40

Biểu đồ % các dạng sống của các lồi trong HTV khu vực đồi
núi Chí Linh

45

4.12 Biểu đồ % các dạng sống của các lồi thuộc nhóm cây chồi trên


48

4.13 Biểu đồ các nhóm cơng dụng của khu HTV Chí Linh

50

4.11

4.14

Rừng Dẻ - Castanopsis boisii lồi cho quả kinh tế tại xã Hoàng
Hoa Thám, Bắc An

54

4.15

Quả Dẻ (non) – loại quả đang được khai thác tại các xã Hồng
Hoa Thám, Bắc An

54

4.16

Rau bị khai (Eryphropallum scandens), lồi rau hiện được khai
thác mạnh ở các tỉnh miền núi phía Bắc

54

4.17


Rau bị khai, lồi rau hiện được khai thác mạnh ở các tỉnh miền
núi phía Bắc

54

4.18 Hoa trứng gà (Magnolia sp.), loài cây làm cảnh

54

4.19 Vàng anh (Saraca dives), loài cây làm cảnh

54

4.20

Hoa dẻ (Desmos chinensis), loài cây làm cảnh thấy nhiều ở xã
Hồng Hoa Thám, Bắc An

4.21 Trơm (Sterculia sp.), loài cây làm cảnh, cho quả ăn gặp ở nhiều xã

55
55

4.22

Lồi có thân, rễ đẹp, thường bị khai thác làm cảnh ở Hồng
Hoa Thám, Bắc An

55


4.23

Lồi có thân, rễ đẹp, bị khai thác làm cảnh ở Hoàng Hoa Thám,
Bắc An

55


x

4.24

Sau sau (Liquidambar formosana), loài cây được khai thác lấy
nhựa, loài ưu thế tại khu vực chùa Thanh Mai

55

4.25 Quả của loài Sau sau

55

Cách hoa (Cleistanthus indochinensis), loài cây thuốc đang
4.26 được nhiều nhà khoa học nghiên cứu về tính năng chữa bệnh
ung thư, thấy ở nhiều xã

56

Bá bệnh (Eurycoma longifolia), loài cây sản xuất thuốc Khanh
4.27 dược, đang được gây trồng rộng rãi ở nhiều nơi, lồi tìm thấy

tại Hoàng Hoa Thám, Bắc An

56

4.2.8

Nhân trần (Adenosma caeruleum), loài cây thuốc đang được
trồng nhiều tại xã Bắc An

56

4.29

Râu hùm (Tacca chantrieri), loài cây thuốc quý hiếm tàim được
tại Hoàng Hoa Thám, Bắc An

56

4.30

Song mật (Calamus platyacanthus), loài làm đồ thủ cơng mỹ
nghệ, cho dây buộc, thấy ở xã Hồng Hoa Thám

56

4.31 Bịng bong, lồi cho dây, thấy ở hầu hết các xã buộc,
4.32

Chùm bạc (Bhesa robusta), cây gỗ khá lớn cịn sót lại tại xã
Hồng Hoa Thám


4.33 Quả của lồi Chùm bạc

56

57
57

4.34

Xồi hơi (Mangifera foetida), lồi cây cho gỗ, cho thuốc, có tên
trong danh mục của IUCN

61

4.35

Rau sắng (Melientha suavis), lồi cây thuốc, cho rau có tên
trong Sách đỏ Việt Nam, 2007

61

4.36

Tắc kè đá bon (Drynaria bonii), loài cây thuốc có tên trong
Sách đỏ Việt Nam, 2007

62

4.37


Tắc kè đá bon (D. bonii), lồi cây thuốc có tên trong Sách đỏ
Việt Nam, 2007

62


xi

Hồng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia), lồi cây thuốc
4.38 có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Nghị định số 32/CP-2006
của Chính phủ

62

Bình vơi (Stephania rotunda), lồi cây thuốc có tên trong Nghị
định 32/CP-2006 của Chính phủ

62

4.39

4.40 Phá rừng làm nương trồng Sắn

65

4.41 Phá rừng làm nương

65


4.42 Diện tích đất trống ngày càng tăng

65

4.43 Vải lấn át diện tích rừng tự nhiên

65

4.44 Rừng trồng Bạch đàn được mở rộng

65

4.45 Rừng trồng Keo đang được mở rộng

65

4.46 Loài Chân chim bị người dân khai thác dóc hết vỏ

66

4.47

Lồi thuộc chi Si, đã bị người dân khai thác làm cảnh, chờ thời
cơ đưa ra khỏi rừng

66

4.48 Lấy đất làm nền đường của các dự án

67


4.49 Lấy đất làm nền đường của các dự án khác

67

4.50 Lấy đất làm nền đường tạo nên các khoảng trống trong KVNC

67

4.51 Những ao nhỏ sau việc lấy đất làm nền đường tạo nên

67


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới có hệ sinh thái rừng vơ cùng
phong phú và đa dạng. Do sự tác động của tự nhiên cũng như của con người đã làm
cho các hệ sinh thái này ln ln có sự biến đổi. Nghiên cứu về hệ thực vật rừng là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho công tác nghiên cứu và bảo tồn
đa dạng sinh học. Việc nghiên cứu về hệ thực vật giúp người ta hiểu biết rõ được
thành phần, tính chất các hệ thực vật ở từng nơi, từng vùng, nhằm xây dựng mơ
hình về khai thác, sử dụng, phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên thực vật một cách
bền vững, không gây ảnh hưởng đến môi trường sống, phục hồi các hệ sinh thái đã
bị suy thoái, mang lại lợi ích lâu dài cho con người.
Tài nguyên rừng không những cung cấp cho con người nguồn thức ăn, nước
uống, dược liệu,… mà cịn có một vai trị đặc biệt quan trọng hơn cả - đó là cung
cấp nguồn Oxy vơ tận cho con người và các lồi sinh vật có thể tồn tại đến ngày
nay. Do đó, rừng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của mơi trường sinh

thái. Ngồi những giá trị to lớn trên, hàng năm, ngành lâm nghiệp cũng đóng góp
một phần không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân, rừng luôn gắn liền với đời sống của
nhân dân cùng sự sống cịn của tất cả các lồi sinh vật trên trái đất. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây diện tích rừng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là do con người sử
dụng nguồn tài nguyên rừng không hợp lý. Mất rừng đồng nghĩa với sự thay đổi
mơi trường sinh thái và làm khơng ít các lồi sinh vật đã và đang có nguy cơ bị
tuyệt chủng.
Hiện nay, vùng đồi núi Chí Linh là vùng duy nhất hiện nay cịn giữ được tính
đa dạng sinh học cao trong hệ sinh thái tự nhiên ở vùng đồi núi của tỉnh Hải Dương.
Đây là phần tiếp giáp với hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh, nơi có khu Bảo tồn
thiên nhiên Tây Yên Tử, KBTTN Khe Rỗ và KBTTN Yên Tử Hùng Vĩ. Để phục vụ
cho công tác quản lý, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Chí Linh thì cần phải có
nhiều nguồn tư liệu khác nhau, trong đó tài nguyên thực vật là một nguồn tư liệu
quan trọng. Đây sẽ là những tư liệu quý phục vụ cho công tác quy hoạch kinh tế xã


2

hội phát triển bền vững, hài hoà với bảo vệ tài ngun thiên nhiên và mơi trường ở
thị xã Chí Linh.
Tuy nhiên, cho tới nay, vùng đồi núi thị Chí Linh cũng chỉ có một vài nghiên
cứu được triển khai, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào được thực hiện ở khu vực này
nhằm tìm ra các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật. Vì lý do đó, học viên tiến hành
thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tính đa dạng thực vật vùng đồi núi thị xã Chí Linh,
tỉnh Hải Dương".


3


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của nhận thức về đa dạng sinh học
Ngày nay, yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), tài nguyên thiên nhiên
và môi trường là một vấn đề hàng đầu. ĐDSH khơng những có giá trị về mặt mơi
trường sinh thái mà cịn có giá trị về văn hố, giáo dục, thẩm mỹ... Chính vì vậy mà
cơng ước về bảo tồn ĐDSH đã được thông qua tại Đại hội Thượng đỉnh Rio de
Janeiro (Braxin, 1992), đây là cái mốc đánh giá sự cam kết của các quốc gia trên
toàn thế giới về bảo tồn ĐDSH, đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên
sinh vật. Do mới được quan tâm nên ĐDSH vẫn còn là một khái niệm rất mới và
nghĩa khá rộng nên được nhiều tập thể tác giả đề cập đến.
Cho đến nay, thì có khá nhiều định nghĩa khác nhau về đa dạng sinh học. Tuy
nhiên, trong số này thì định nghĩa được sử dụng trong Cơng ước đa dạng sinh học
(1992) được coi là "toàn diện và đầy đủ nhất" xét về mặt khái niệm. Trong thực tế
thuật ngữ đa dạng sinh học được dùng lần đầu tiên vào năm 1988 và sau khi Công
ước Đa dạng sinh học được ký kết (5/6/1992) thì nó đã được dùng phổ biến hơn.
Theo Công ước này, khái niệm Đa dạng sinh học (biodiversity, biological diversity)
là sự phong phú của sinh giới từ mọi nguồn trên trái đất, bao gồm sự đa dạng trong
cùng loài, giữa các loài và hệ sinh thái. Thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong
một loài (đa dạng di truyền), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa
dạng hệ sinh thái) [29].
Theo Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF, 1990) đề xuất khái niệm
ĐDSH như sau: “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài
thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những
hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong một môi trường”. Như vậy, ĐDSH
được xem xét ở cả 3 mức độ: ĐDSH ở cấp độ loài bao gồm toàn bộ các sinh vật
sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ
tinh tế hơn, ĐDSH bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, giữa các quần thể
sống cách ly nhau về địa lý cũng như giữa các cá thể cùng chung sống trong một



4

quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các lồi
sinh sống, giữa các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn
tại, và cả sự khác biệt của các môi trường sống tương tác giữa chúng với nhau.
Bên cạnh đó, ĐDSH cịn được định nghĩa như sau: “ĐDSH là tập hợp tất cả
các nguồn sống trên hành tinh chúng ta, bao gồm tổng số các lồi động, thực vật,
tính đa dạng và phong phú trong từng lồi, tính đa dạng của các hệ sinh thái trong
các cộng đồng sinh thái khác nhau hay là tập hợp của các loài sống ở các vùng khác
nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau” trong “Kế hoạch hành động đa
dạng sinh học của Việt Nam”. Định nghĩa này tuy đã đề cập đến mức độ đa dạng
của sinh vật trên hành tinh, song còn quá dài và khơng cụ thể khiến người đọc khó
hình dung. Mặt khác, định nghĩa trên vẫn chưa đề cập đến mức đa dạng gen (di
truyền), chỉ đề cập đến tính đa dạng của hệ động vật, thực vật mà chưa đề cập đến
các sinh vật khác như vi sinh vật, tảo, nấm,… là một trong những mắt xích khơng
thể thiếu được trong chuỗi thức ăn để từ đó tạo ra quần xã sinh vật và hệ sinh thái.
[31]
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) trong “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” đã
đưa ra “ĐDSH là toàn bộ các dạng sống khác nhau của cơ thể sống trên trái đất gồm
từ các sinh vật phân cắt đến động, thực vật ở trên cạn cũng như ở dưới nước, từ mức
độ phân tử AND đến các quần thể sinh vật kể cả xã hội lồi người. Khoa học nghiên
cứu về tính đa dạng đó gọi là ĐDSH”. Ở đây, ĐDSH được hiểu theo 3 khía cạnh:
+ Đa dạng ở mức độ di truyền: mỗi lồi sinh vật và thậm chí trong một cá thể
của lồi đều có những phân tử AND đặc trưng cho lồi. Tính đặc trưng này được
thể hiện qua số lượng và trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử AND, qua hàm
lượng trong nhân tế bào và tỷ lệ giữa các cặp bazo A+T/G+X. Trật tự các nucleotit
trong các gen có liên quan đến việc qui định các tính trạng và các đặc tính của cơ
thể. Trong q trình tiến hóa của sinh vật từ thấp đến cao, hàm lượng AND trong
các tế bào cũng được tăng lên. Đó là một sự biểu hiện của đa dạng gen.

+ Đa dạng ở mức độ loài: phạm trù chỉ mức độ phong phú về số lượng các
loài hoặc số lượng các phân loài (loài phụ) trên trái đất, ở một vùng địa lý, trong


5

một quốc gia hay một sinh cảnh nhất định. Loài là một nhóm cá thể khác biệt với
các nhóm cá thể khác về mặt sinh học và sinh thái. Các cá thể trong lồi có vật chất
di truyền tương tự nhau và có khả năng trao đổi thơng tin di truyền (giao phối, giao
phấn) với nhau và cho ra các thế hệ con cái hữu thụ (có khả năng sinh sản tiếp tục).
Như vậy, các cá thể trong loài chứa tồn bộ thơng tin di truyền của lồi. Vì vậy, tính
đa dạng lồi hồn tồn bao trùm tính đa dạng di truyền và thường được coi trọng
nhất khi đề cập đến tính ĐDSH.
+ Đa dạng ở mức độ hệ sinh thái: Thể hiện bằng sự khác nhau của các kiểu
quần xã sinh vật tạo nên. Quần xã sinh vật được xác định bởi các loài sinh vật trong
một sinh cảnh nhất định cùng các mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong loài và
giữa các loài với nhau. Quần xã sinh vật cũng quan hệ với môi trường vật lý tạo
thành một hệ sinh thái. Hệ sinh thái là một cấu trúc và chức năng của sinh quyển
bao gồm các quần xã động, thực vật, các quần xã vi sinh vật, thổ nhưỡng (đất) và
các yếu tố khí hậu. Các thành phần này liên hệ với nhau thông qua các chu trình vật
chất và năng lượng (chu trình sinh địa hoá). Cao hơn nữa, định nghĩa này đã đề cập
đến xã hội lồi người đó là đa dạng các loại hình văn hóa dân tộc. Đây là một quan
điểm mới được đề cập đến mang tính nhân đạo và sự công bằng xuất phát từ nguyên
nhân đạo đức, đó chính là câu trả lời cho một phần của câu hỏi vì sao phải bảo tồn
ĐDSH. [30]
Như vậy có thể nói: ĐDSH là cơ sở đảm bảo khép kín chu trình sinh-địa-hóa,
tạo cân bằng sinh thái, bảo vệ mơi trường. Cuộc sống của chúng ta liên quan mật
thiết đến nguồn tài nguyên mà trái đất cung cấp (nước, không khí, khống sản, thực
vật, động vật). ĐDSH cung cấp tài nguyên thiên nhiên. Nền văn minh của chúng ta
ngày nay đang lâm nguy do con người lạm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và

làm rối loạn các hệ sinh thái tự nhiên. ĐDSH là cơ sở cho nền văn minh nhân loại
phát triển.
Nếu chúng ta duy trì được tính đa dạng sinh học thì sẽ bảo vệ và điều hịa
được lượng nước trên thế giới và chống được sự xói mịn, điều hịa khơng khí, tạo
nguồn thức ăn cho các sinh vật cho các sinh vật khác nhau; hạn chế được sự tăng


6

nhiệt độ của khơng khí và chống hạn hán, lũ lụt. Sự tăng dân số và tăng phát triển
xã hội như việc cơng nghiệp hóa, mở mang hệ thống giao thơng hóa, đơ thị hóa, đã
và đang gây những tác động to lớn lên môi trường.
ĐDSH cung cấp các giá trị thẩm mỹ, tín ngưỡng, giải trí,…cho con người.
Mỗi hệ sinh thái tự nhiên là cơ sở cho hình thành 1 nền văn hóa bản địa riêng. Hệ
sinh thái tự nhiên càng phân hóa và đặc thù thì hệ xã hội càng có bản sắc riêng. Khi
ĐDSH suy giảm, cơ sở cho sự hình thành và bảo tồn đa dạng văn hóa bị tổn thương,
gây nguy cơ giảm đa dạng văn hóa.
Tính đa dạng của sự sống trên trái đất đang bị suy giảm. Việc nghiên cứu và
bảo tồn tính đa dạng sinh học hiện nay là một vấn đề cấp bách trên toàn thế giới.

1.2. Về thảm thực vật
1.2.1. Trên thế giới
Có rất nhiều tác giả khác nhau đưa ra những lý luận riêng của mình về phân
loại rừng phục vụ cho đánh giá đa dạng về sinh thái. Mỗi lý luận đều đưa ra những
cách thức phân loại riêng theo mục đích của tác giả như phân loại rừng dựa theo cấu
trúc và ngoại mạo: đây là hướng cổ điển được nhiều người áp dụng như A. F.
Schimper (1903), A. Aubréville (1949), UNESCO (1973),… cơ sở phân loại của xu
hướng này thường là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một
số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật.
Theo Schmitthusen (1959), ở châu Âu hệ thống phân loại thảm thực vật chủ

yếu phân loại theo quần xã thực vật. Ở Phần Lan, A. K. Caiande lại dựa vào thực
vật thảm tươi để phân loại rừng. Ông cho rằng trong lâm phần thành thục, tổ thành
thảm tươi không chỉ phụ thuộc vào hồn cảnh sinh thái mơi trường mà cịn phụ
thuộc vào cả tổ thành loài cây gỗ của lâm phần. Theo đó, thảm tươi là chỉ tiêu tốt
nhất để xem xét tính đồng nhất sinh học của mơi trường, kể cả tính đồng nhất về
hiệu quả của thực vật rừng. Tuy thế điều này khơng hồn tồn đúng vì thực tế thảm
tươi có khả năng chỉ thị nhưng khơng có khả năng chỉ thị cho tất cả các điều kiện
lập địa. Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như lửa rừng, khai thác,… cũng ảnh hưởng
lên thảm tươi. [26, 29, 31]


7

Cũng theo Schmitthusen (1959), thảm tươi trên trái đất được chia thành 9 lớp
quần hệ là Lớp quần hệ rừng, Lớp quần hệ cây bụi, Lớp quần hệ Sa-van, Lớp quần
hệ đồng cỏ và nửa cây bụi, Lớp quần hệ thực vật sống 1 năm, Lớp quần hệ hoang
mạc, Lớp quần hệ đồng rêu, Lớp quần hệ thực vật hồ nước nội địa và Lớp quần hệ
thực vật biển [29].
Theo thang phân loại của UNESCO (1973), ở nước ta có 4 lớp quần hệ là rừng
rậm, rừng thưa, trảng cây bụi và trảng cỏ. Mỗi lớp quần hệ lại chia ra thành các
phân lớp, mỗi phân lớp lại chia ra thành các nhóm quần hệ và sau đó mới đến các
quần hệ. Mỗi quần hệ được phân nhỏ thành các phân quần hệ và dưới đó là quần
hợp. Đối với vùng rừng mưa nhiệt đới, thường chỉ tồn tại các quần xã thực vật với
tập hợp nhiều loài đồng ưu thế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt có điều
kiện khí hậu khắc nghiệt thì khơng loại trừ sự tồn tại của các quần hợp đặc biệt như
ở Tây Nguyên hay đối với các quần hệ cây trồng. [21, 24, 45]
Bên cạnh đó, hàng ngàn tác phẩm, những cơng trình khoa học khác nhau ra
đời và hàng ngàn cuộc hội thảo khác nhau được tổ chức nhằm thảo luận về quan
điểm, về phương pháp luận và thông báo các kết quả đã đạt được ở khắp mọi nơi
trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế hay khu vực được nhóm họp tạo thành

mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
1.2.2. Ở Việt Nam
Về đa dạng quần xã thực vật trên phạm vi cả nước: phải kể đến công trình nổi
tiếng của Thái Văn Trừng (1978, tái bản 1999) về thảm thực vật Việt Nam. Dựa
trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể, tác giả đã phân chia thảm thực vật Việt
Nam thành các kiểu phụ, kiểu trái và thấp nhất các ưu hợp. Trong các yếu tố phát
sinh thì khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật, còn các yếu tố địa lý, địa hình,
địa chất, thổ nhưỡng, khu hệ thực vật và con người là yếu tố phát sinh của các kiểu
phụ, kiểu trái và ưu hợp. [38]
Đối với mỗi miền có những tác phẩm lớn: ở miền Nam có cơng trình thảm
thực vật Nam Trung Bộ của Schmid (1974). Ngoài điều kiện khí hậu với chế độ
thốt nước khác nhau, các tiêu chuẩn phân biệt các quần xã là sự phân hoá khí hậu,


8

thành phần thực vật đai cao. Tác giả xác nhận các loài thuộc về hệ thực vật Malêzi ở
đai thấp dưới 600m cịn các lồi thuộc hệ thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa
ở đai trên 1.200m, từ 600 – 1.200m được coi là đai chuyển tiếp. Ở miền Bắc có
cơng trình của Trần Ngũ Phương (1970) đã chia các đai trên cơ sở độ cao, sau đó
kiểu dựa vào điều kiện địa hình và tính chất sinh thái, các kiểu khu vực dựa vào
thành phần thực vật. [6, 29]
Mãi năm 1985, theo cách phân loại mới của UNESCO (1973) Phan Kế Lộc đã
vận dụng thang phân loại đó để xây dựng thang phân loại thảm thực vật Việt Nam
thành 5 lớp quần hệ, 15 dưới lớp, 32 nhóm quần hệ, 77 quần hệ khác nhau [21].
Đối với các khu bảo tồn thiên nhiên: Gần đây có một số cơng trình như của
Phùng Ngọc Lan và cộng sự đã cơng bố trong các cuốn sách: "Tính đa dạng thực
vật Cúc Phương" (1997) [20], Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự với "Đa dạng thực
vật có mạch vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan" (1998), "Đa dạng sinh học khu hệ
Nấm và Thực vật ở Vườn Quốc gia Bạch Mã" (2003) [34]; “Đa dạng thực vật ở

Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An” (2004) [33], “Đa dạng thực vật KBTTN Na
Hang, Tuyên Quang” (2006), “Đa dạng sinh học VQG Hồng Liên” (2008) [35],
Trần Đình Lý và cộng sự giới thiệu về hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ
(2006) [24], Nguyễn Văn Hoàn nghiên cứu tại KBTTN Tây Yên Tử (2010) [14],....
1.2.3. Ở vùng đồi núi thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương:
Ở khu vực đồi núi Chí Linh tỉnh Hải Dương đến nay, về thảm thực vật chỉ có
một số báo cáo trực thuộc chương trình điều tra của tỉnh Hải Dương, hiện chưa có
cơng trình nào về thảm thực vật được cơng bố.

1.3. Về hệ thực vật
1.3.1. Trên thế giới
- Đa dạng phân loại hệ thực vật và giá trị tài nguyên.
Trên thế giới, nghiên cứu về thực vật đã có từ rất lâu. Plinus (79-23 trước
Công nguyên), nhà bác học La Mã, trong tác phẩm “Lịch sử tự nhiên” đã mô tả đến
gần 1.000 loài cây và đặc biệt chú ý nhiều đến cây dùng làm thuốc và cây ăn quả.
Ray (1628- 1705), người Anh, trong tác phẩm “Lịch sử thực vật” đã mô tả tới


9

18.000 loài thực vật. Linné (1707-1778), nhà bác học Thụy Điển, người đầu tiên
khởi xướng ra khái niệm loài và đặt tên lồi bằng danh pháp lưỡng nơm, đã mơ tả
hơn 8.000 loài cây. Antoine - Laurent de Jussieu (1748 - 1836), nhà bác học người
Pháp, người đầu tiên sắp xếp thực vật vào các họ và đã mô tả gần 100 họ. [31, 33]
Từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
những nghiên cứu về thực vật nói chung đạt được những thành tựu đáng kể. Theo
hướng nghiên cứu về phân loại thực vật phải kể tới các tác giả như: Bessey (18451915); Hutchinson (1884-1972); Takhtajan (1910-2009); Engler (1844-1930). R. K.
Brummitt (1992) [40], chuyên gia của Bảo tàng Thực vật Hoàng Gia Anh, trong
cuốn “Vascular plant families and genera” đã thống kê tiêu bản thực vật bậc cao có
mạch trên thế giới vào 13.884 chi, 511 họ thuộc 6 ngành là Psilotophyta,

Lycopodiophyta,

Equisetophyta,

Polypodiophyta,

Gymnospermae



Magnoliophyta. Trong đó Magnoliophyta có 13.477 chi, 454 họ và được chia ra 2
lớp là Magnoliopsida bao gồm 10.715 chi, 357 họ và Liliopsida bao gồm 2.762 chi,
97 họ. V. H. Heywood (1996 và 2007) đã ghi nhận thực vật có hoa trên thế giới với
ước tính có khoảng 250.000 lồi.
Một số cơng trình tiêu biểu của một số nước lân cận với Việt Nam như Thực
vật chí Malaixia (1948-1972), Thực vật chí Thái Lan (1984-2013), Thực vật chí Ấn
Độ (1873-1890), Thực vật chí Hải Nam (1972-1977), Thực vật chí Vân Nam (19791997), Thực vật chí Trung Quốc (1994-2013), Thực vật chí Hồng Kơng (2009),
Thực vật chí Đài Loan (1989-1999),… [44]
- Đa dạng về dạng sống thực vật.
Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện
mơi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ
của các dạng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của điều
kiện sinh thái đối với từng loài thực vật. Khi người ta lập được phổ dạng sống (phổ
sinh học) của hệ thực vật, nghĩa là tính được tỷ số % số lồi của mỗi nhóm dạng
sống nhất định thì người ta có thể hiểu được bản chất sinh thái của một hệ thực vật
và có thể so sánh với các hệ thực vật khác.


10


Trên thế giới, người ta thường dùng thang phân loại của Raunkiaer (1934) [30,
33] về phổ dạng sống, thông qua dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất trong thời gian
bất lợi (do lạnh, khô hay cả hai) của năm. Thang phân loại này gồm các nhóm dạng
sống cơ bản sau.
1- Cây có chồi trên đất (Ph) trong đó:
a- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg)
b- Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me)
c- Cây nhỏ có chồi trên đất 2 - 8m (Mi)
d- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na)
e- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)
f- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)
g- Cây có chồi trên đất thân thảo (Hp)
2- Cây chồi sát đất (Ch)
3- Cây chồi nửa ẩn (Hm)
4- Cây chồi ẩn (Cr) (trong đó có cây thủy sinh – Cr (Hy))
5- Cây chồi một năm (Th)
Tác giả đã tính tốn cho hơn 1.000 lồi cây ở các vùng khác nhau trên trái đất
và tìm được tỷ lệ phần trăm trung bình cho từng lồi, gộp lại thành phổ dạng sống
tiêu chuẩn (SN).
SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 Hm + 6 Cr + 13 Th
Đây là cơ sở để so sánh phổ dạng sống của thảm thực vật ở các vùng khác
nhau trên trái đất. Do đó, khi đã tổng hợp được khối lượng các kiểu sống trong kiểu
thảm thực vật, chúng ta có thể tính phần trăm của từng dạng sống trên phổ dạng
sống của kiểu đó, tức SB để so sánh với SN.
Thông thường, ở các vùng nhiệt đới, trong rừng ẩm thì Ph là 80%, Ch khoảng
gần 20%, cịn Hm, Cr, Th ít gần như khơng có. Trái lại trong vùng khơ hạn thì Th
và Cr có thể có tỷ lệ khá cao, cịn Ph thì giảm xuống.
1.3.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam đã có từ lâu. Ngay từ thế kỷ XVIII,
Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về thực vật như các cơng trình của



11

Loureiro (1790), sang thế kỷ XIX có cơng trình của Pierre (1879 - 1907) và cho đến
những năm đầu của thế kỷ XX đã xuất hiện một số cơng trình nổi tiếng, là nền tảng
cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ Thực vật chí đại cương
Đơng Dương, gồm 7 tập chính và 1 tập bổ sung, đã được công bố từ năm 1907 tới
1952 bởi nhà thực vật người Pháp Lecomte chủ biên cùng cộng sự [43]. Trên cơ sở
bộ thực vật chí Đơng Dương, Thái Văn Trừng (1999) trong cơng trình “Thảm thực
vật rừng Việt Nam” đã thống kê ở khu hệ thực vật Việt Nam có 7.004 lồi thực vật
bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi và 289 họ [38]. Đáng chú ý nhất là bộ “Cây cỏ
Việt Nam” của Phạm Hồng Hộ (1999-2000) đã thống kê mơ tả 11.611 lồi thuộc
3.179 chi, 295 họ và 6 ngành. [13]
Theo hướng nghiên cứu đa dạng phân loại ở các vùng của Việt Nam phải kể
tới cơng trình “Bước đầu thống kê số loài cây đã biết ở miền Bắc Việt Nam” của
Phan Kế Lộc (1973), “Danh lục Thực vật Tây Nguyên” (1984) của Nguyễn Tiến
Bân và cộng sự. Lê Trần Chấn đã thống kê được trong phạm vi 15 km2 có 1.261
lồi thực vật bậc cao có mạch trong 698 chi và 178 họ. Ngoài ra, tác giả cũng đánh
giá khá đầy đủ sự đa dạng về dạng sống, về yếu tố địa lý, về đặc điểm cấu trúc thảm
thực vật ở Lâm Sơn và so sánh đánh giá với hệ thực vật Cúc Phương. [6]
Năm 1997, Nguyễn Nghĩa Thìn [30] là tác giả cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa
dạng sinh vật”. Tác giả đã khái quát thành các phương pháp nghiên cứu đa dạng
thực vật nói chung cho các vùng và cung cấp một số thơng tin về tình hình đa dạng
sinh học trên thế giới và Việt Nam. Ngoài ra, tác giả đã thống kê được ở Việt Nam
có 10.580 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 2.342 chi, 334 họ, 6 ngành. Năm
2007, tác giả đã công bố cuốn “Phương pháp nghiên cứu thực vật” [32] với nhiều
phương pháp nghiên cứu và giám sát thực vật được trình bày tỉ mỉ. Gần đây (20012005), tập thể các tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam đã thống kê được đầy đủ nhất các lồi thực vật có ở Việt
Nam với tên khoa học cập nhật nhất. Trong tài liệu này, đã công bố 11.238 lồi thực

vật bậc cao có mạch, thuộc 2.435 chi 327 họ. [2, 37]


12

Nghiên cứu về tính đa dạng thực vật tại các Vườn Quốc gia (VQG), Khu Bảo
tồn thiên nhiên của Việt Nam cho đến đến nay đã có nhiều cơng trình. Điển hình
phải kể tới các nghiên cứu của Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá
Thụ ở VQG Cúc Phương (1997) [20], Nguyễn Nghĩa Thìn & Nguyễn Thanh Nhàn
ở VQG Pù Mát (2004) [33], Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự ở VQG Bạch Mã
(2003) [34], Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2008) ở VQG Hoàng Liên [35], Trần
Minh Hợi và cộng sự ở VQG Xuân Sơn (2008), Trần Hồng Kỳ và cộng sự ở phía
Tây KBTTN Xn Liên, Thanh Hóa (2011)…
- Đa dạng về dạng sống thực vật.
Ở Việt Nam, trong cơng trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tác giả
Pócs Tamás (1965) [6] đã đưa ra cơng thức phổ dạng sống như sau:
SB = 52,21 Ph + 40,68 (Ch, H, Cr) + 7,11 Th
Hay đối với một số vườn quốc gia, KBTTN:
+ Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ (1997) [20], đã cơng
bố dạng sống của Vườn Quốc gia Cúc Phương như sau: SB = 57,78Ph + 10,46Ch +
12,38Hm + 8,37Cr + 11,01Th
+ Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phơ (2003) [34] đã cơng bố dạng sống của
Vườn Quốc gia Bạch Mã như sau: SB = 75,71Ph + 5,78Ch + 4,83Hm + 10,23Cr +
3,45Th.
+ Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [33] đã lập được phổ dạng
sống của vườn Quốc gia Pù Mát: SB = 78,88Ph + 4,14Ch + 5,76Hm + 5,97Cr +
5,25Th.
+ Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2008) [35] đã lập được phổ dạng sống của
VQG Hoàng Liên như sau: SB = 79,26Ph + 7,82Ch + 1,43Hm + 5,06Cr + 6,44Th.
1.3.3. Ở vùng đồi núi thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương:

Ở khu vực đồi núi Chí Linh tỉnh Hải Dương đến nay, có cơng trình nghiên cứu
hiện trạng tài ngun sinh vật do các nhà nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật tiến hành từ năm 1996-1997. Gần đây trong 2 năm 2008-2009,
UBND huyện Chí Linh (nay là thị xã Chí Linh) đã chủ trì thực hiện một đề tài cấp


×