Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã tam điệp tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------------

TẠ THỊ KIM ANH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------------

TẠ THỊ KIM ANH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ TRỌNG HÙNG

Hà Nội, 2013


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc
lập của tơi. Các số liệu thu thập, kết quả nghiên cứu trong đề tài là hồn tồn
khách quan, trung thực.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TẠ THỊ KIM ANH


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tơi
cịn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngồi
trường.
Trước hết, tơi xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế, khoa Sau đại

học Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt 2 năm học.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS. TS
Lê Trọng Hùng, Vụ phó Vụ Khoa học Cơng nghệ và Mơi trường Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập và hồn thiện
đề tài.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các chủ trang trại, Phịng Thống kê,
Phịng Tài ngun Mơi trường, Phòng kinh tế, lãnh đạo UBND Thị xã Tam
Điệp đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Ngày

tháng

năm 2013

Tác giả

TẠ THỊ KIM ANH


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi

DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ ............................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ........................................ 4
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ........... 4
1.1.1 Sự hình thành và phát triển trang trại ở Việt Nam ................................... 4
1.1.2. Khái niệm về trang trại, tăng trưởng, phát triển và phát triển bền vững 5
1.1.3. Những tiêu chí để xác định kinh tế trang trại ........................................ 11
1.1.4. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại...................................... 13
1.1.5. Vai trò của kinh tế trang trại ................................................................. 14
1.1.6. Phát triển bền vững và phát triển các trang trại bền vững .................... 15
1.1.7 Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả kinh tế của kinh tế trang trại 17
1.2 Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu ................................ 18
1.2.1. Lịnh sử phát triển kinh tế trang trại trên thế giới .................................. 18
1.2.2. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trang trại và tình hình phát
triển kinh tế trang trại ở Việt Nam, ở tỉnh Ninh Bình ..................................... 19
2.1 Đặc điểm cơ bản về tự nhiên ..................................................................... 23
2.1.1 Giới thiệu chung về Thị xã Tam Điệp ................................................... 23
2.1.2. Các đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 24


iv

2.1.3 Các đặc điểm về kinh tế - xã hội ........................................................... 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 29
2.2.1. Phương pháp thu nhập số liệu ............................................................... 29
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 31
2.2.3. Phương pháp phân tích .......................................................................... 31
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 35

3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại của thị xã .................................... 35
3.1.1. Tổng hợp các loại hình trang trại của thị xã ......................................... 35
3.1.2. Tình hình sử dụng các nguồn lực của các trang trại ............................. 37
3.1.3. Kết quả khảo sát 30 trang trại ............................................................... 39
3.1.4. Những kết quả đạt được và hạn chế tồn tại trong phát triển kinh tế trang
trại ở thị xã Tam Điệp ..................................................................................... 64
3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững ................................................................................................................. 68
3.2.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. ............................................................... 68
3.2.2. Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh .................................................... 70
3.2.3. Chính sách Nhà nước ............................................................................ 72
3.2.4. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 76
3.2.5. Các yếu tố thời tiết, khí hậu, dịch bệnh ................................................ 77
3.2.6. Điều kiện sản xuất của trang trại ........................................................... 78
3.3. Một số giải pháp phát triển mơ hình kinh tế trang trại theo hướng bền
vững trên địa bàn đến năm 2020 ..................................................................... 87
3.3.1. Phương hướng chung phát triển kinh tế trang trại đến năm 2020 ........ 87
3.3.2. Giải pháp thực hiện ............................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 100
TAI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

BQ


Bình quân

ĐVT

Đơn vị tính

NN

Nơng nghiệp

NN & PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

GDP

Gross Domestic Products (Tổng sản phẩm quốc nội)

GNP

Gross National Products (Tổng sản phẩm quốc dân)

DT

Diện tích

CC

Cơ cấu


SL

Số lượng



Lao động

CNH

Cơng nghiệp hố

HĐH

Hiện đại hố

GTSX

Giá trị sản xuất

NTTS

Ni trồng thuỷ sản

GT

Giá trị

XDCB


Xây dựng cở bản

CN

Công nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

HTX

Hợp tác xã

TT

Trang trại


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1 Tình hình đất đai trên địa bàn Thị xã Tam Điệp
25
2.2 Tình hình dân số và lao động của Thị xã Tam Điệp
27

2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Thị xã Tam điệp qua 03 năm
29
(2010-2012)
2.4 Phân bố mẫu điều tra
30
3.1 Loại hình và cơ cấu các trang trại của Thị xã Tam điệp
35
2010-2012
3.2 Cơ cấu loại hình trang trại ở Thị xã Tam Điệp năm 2012
36
3.3 Sự thay đổi các nguồn lực sản xuất của các trang trại 201038
2012
3.4 Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính của trang trại
39
3.5 Sản lượng một số cây trồng chính của trang trại
40
3.6 Quy mơ chăn nuôi một số giống vật nuôi chủ yếu của trang trại
41
3.7 Sản lượng một số giống vật ni chính của trang trại
42
3.8 Tình hình đất đai của các trang trại điều tra năm 2012
43
3.9 Lao động của các trang trại điều tra 2012
46
3.10 Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại 2012
47
3.11 Công tác thú y ở các trang trại điều tra 2012
51
3.12 Dạng sản phẩm và thị trường tiêu thụ của các trang trại
52

3.13 Chi phí sản xuất kinh doanh của trang trại năm 2012
53
3.14 Doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang
55
trại 2012
3.15 Thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang
57
trại 2012
3.16 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại 2012
59
3.17 Hệ thống xử lý chất thải trang trại
62
3.18 Hiểu biết của chủ trang trại về các quy trình sản xuất mới
63
3.19 Các rủi ro mà trang trại gặp phải trong năm 2012
71
3.20 Đánh giá của trang trại về mức độ hưởng lợi từ các chính sách
75
3.21 Đánh giá của chủ trang trại về cơ sở hạ tầng
77
3.22 Thông tin chung về trang trại
79
3.23 Cơ sở vật chất của trang trại năm 2012
82


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ


STT

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ hành chính Thị xã Tam điệp

23

3.1

Trang trại trồng dứa của Thị xã Tam Điệp

42

3.2

Trang trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt ở Thị xã Tam điệp

47

Tên đồ thị
2.1

Cơ cấu đất đai Thị xã Tam Điệp năm 2012

26


3.1

Cơ cấu loại hình trang trại ở Thị xã Tam Điệp năm 2012

36

3.2

Cơ cấu vốn kinh doanh của TT ở Tam Điệp năm 2012

48

3.3

Cơ cấu CPSX kinh doanh của TT ở Tam Điệp năm 2012

54

3.4

Cơ cấu doanh thu của TT ở Tam Điệp năm 2012

56

3.5

Cơ cấu thu nhập của các trang trại ở Tam Điệp năm 2012

57



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, có
hiệu quả cao đã được hình thành từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới,
cũng như ở Việt Nam. Xu thế phát triển kinh tế trang trại đang là một vấn
đề cần được quan tâm hiện nay, sự phát triển kinh tế trang trại là sản
phẩm của quá trình phát triển sản xuất từ thấp đến cao, từ sản xuất tự cấp,
tự túc sang sản xuất hàng hóa với quy mơ lớn dần. Kinh tế trang trại đã
tạo ra cho xã hội phần lớn sản phẩm hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
Ở nước ta kinh tế trang trại tuy mới được phát triển nhưng tăng khá
nhanh về số lượng trong những năm gần đây và ngày càng khẳng định vị
thế của nó trong hệ thống nơng nghiệp nước ta. Trong quá trình phát triển
kinh tế trang trại đã nảy sinh nhiều vấn đề nổi cộm, đặc biệt là tính bền
vững trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Biểu hiện về
phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở từng địa phương mang
nét đặc thù. Vì vậy, mặc dù đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn
đề này nhưng thực tiễn luôn đặt ra các vấn đề cần quan tâm giải quyết.
Ở Thị xã Tam Điệp,việc phát triển kinh tế trang trại đã được hình
thành và phát triển, số lượng các trang trại được tăng lên và đã khẳng định
vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Để ngành nông nghiệp của
Thị xã đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới, địi hỏi phải
nghiên cứu, lựa chọn mơ hình và có những giải pháp phù hợp, hiệu quả
trong sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng
của địa phương. Kinh tế trang trại của Thị xã những năm qua đã phát triển
tốt, đáng khích lệ nhưng thật sự vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn

có của địa phương. Nghiên cứu thực trạng về kinh tế trang trại để có


2

những giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại tại Thị xã là một vấn đề
cần được quan tâm, chính vì vậy tơi lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải
pháp phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn Thị
xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng kinh tế trang trại, đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang
trại trên địa bàn Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được một số cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
kinh tế trang trại và phát triển bền vững.
- Đánh giá được thực trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại ở
địa bàn Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế
trang trại theo hướng bền vững.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế
trang trại theo hướng bền vững trên địa ở bàn Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh
Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sản xuất kinh doanh
của các trang trại trên địa bàn bàn Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn

thuộc phạm vi kinh tế trang trại. Trong đó tập trung vào các vấn đề về
tình hình sử dụng đất đai, lao động, vốn, thu nhập, bố trí sản xuất, cây


3

trồng, vật nuôi, kinh doanh dịch vụ của các trang trại và phân tích một số
chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của các trang trại.
Về không gian: Đề tài được thực hiện tại các trang trại trên địa bàn
bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế
trang trại 3 năm, từ 2010 đến 2012.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại Thị xã Tam Điệp.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững, phát triển bền vững là phải đảm bảo 3 mục tiêu:
Kinh tế - xã hội - môi trường; những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách
thức trong q trình sản xuất và phát triển kinh tế trang trại.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, đề xuất góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế trang trại tại thị xã Tam Điệp, Ninh Bình theo hướng bền
vững.


4

Chương 1:
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững

1.1.1 Sự hình thành và phát triển trang trại ở Việt Nam
 Từ 1986-2000
Sau Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng, đường lối
đổi mới toàn diện và sự vận dụng sáng tạo của địa phương đã tạo ra những
chuyển động mới trong nông nghiệp và nơng thơn. Các hộ gia đình hoạt động
theo cơ chế thị trường, tự hạch toán, tự trang trải, lấy thu bù chi làm ăn có lãi,
đây chính là động lực cho các hộ gia đình hoạt động theo phương thức sản
xuất hàng hoá để trở thành “các trang trại gia đình. Cũng giai đoạn này Nhà
nước ban hành Luật Đất đai và Nghị định 64/CP thể chế hoá chính sách đất
đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh nông nghiệp, tạo
điều kiện cho trang trại phát triển nhanh về số lượng. Kinh tế trang trại đã có
chỗ đứng và l phát triển một cách tích cực góp phần giải quyết việc làm ở
nông thôn, nâng cao năng suất lao động xã hội, góp phần phủ xanh đất trống
đồi núi trọc, khai phá những vùng đất hoang hố ở nơng thơn tạo ra ngày càng
nhiều nơng sản hàng hố có chất lượng cho xã hội.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến năm 2000 cả nước đã có
55.852 trang trại trên 61 tỉnh thành, trong đó tập trung lớn nhất là khu vực
đồng bằng sông Cửu Long với 31.967 trang trại, tiếp đến là vùng Đông Nam
Bộ với 8.369 trang trại thấp nhất là vùng Tây Bắc với 282 trang trại (Tổng
cục Thống kê, 2000).
 Từ năm 2000 đến nay
Nghị quyết số 03/CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang
trại đã mở ra cho trang trại một sức sống mãnh liệt, nó phát triển khá nhanh
và đa dạng ở khắp các vùng miền trên cả nước.


5

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại hội nghị
sơ kết về kinh tế trang trại. Kết luận của Hội nghị: “Kinh tế trang trại thời

gian qua phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về hình thức tổ chức sản xuất.
Theo tiêu chí phân loại trang trại, thì tốc độ tăng số lượng trang trại bình quân
từ năm 2000 đến 2003 khoảng 5%. Qua sơ liệu tập hợp, 45 tỉnh, thành phố có
71.914 trang trại, bình quân 1.598 trang trại/tỉnh, thành phố. Lấy năm 2003 so
với năm 2000, thì ở vùng Đơng Nam Bộ, số lượng trang trại tăng khoảng
30,6%, vùng Tây Nguyên tăng 46,6%, cùng đồng bằng sông Hồng hơn
11,6%; đồng bằng sông Cửu Long có số lượng trang trại nhiều nhất, chiếm tỷ
trọng hơn 50% tổng số trang trại cả nước” (Tổng cục thống kê, 2002).
Kinh tế trang trại phát triển với nhiều loại hình: Trang trại trồng cây lâu
năm chăn ni, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất, kinh doanh tổng
hợp… Các loại hình trang trại này chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trang
trại nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi, giảm tỷ trọng trang trại trồng cây hành
năm. Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm
2002 các trang trại đã sử dụng gnầ 370.000 ha đất và mặt nước; trong đó đất
trồng cây hàng năm chiếm 37,3%, trông cây lâu năm chiếm 26%, đất lâm
nghiệp 18,7%, diện tích mặt nước ni trồng thuỷ sản 18%. Diện tích đất sử
dụng bình qn một trang trại hơn 6 ha (Tổng cục thống kê, 2003).
Đến nay, cả nước có hơn 26.000 trang trại ni trồng thuỷ sản các loại,
khai thác có hiệu quả đất đai, mặt nước; thu hút hàng trăm nghìn lao động có
việc làm ổn định. Ở đồng bằng sơng Cửu Long, nuôi trông thuỷ sản được xác
định là kinh tế mũi nhọn sau cây lúa. Số trang trại ở đây chiếm khoảng 78%
số trang trại nuôi trồng thuỷ sản cả nước.
1.1.2. Khái niệm về trang trại, tăng trưởng, phát triển và phát triển bền
vững
a) Khái niệm về trang trại
Trong từ điển Việt, trang trại được hiểu một cách khái quát là: “Trại
lớn sản xuất nông nghiệp”. Trên thế giới đều dùng phổ biến từ farm (tiếng


6


Anh) và feme (tiếng Pháp) mà các từ điển Anh-Việt của ta đều dịch là trang
trại và các văn kiện của Đảng đều dùng thuất ngữ “trang trại”. Trong các tài
liệu nghiên cứu về kinh tế trang trại thường gắn với ngành sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp gọi là “nông trại”, “lâm trại”, “ngư nghiệp” để phân biệt chuyên
ngành sản xuất.
Hiện nay, trong các tài liệu nghiên cứu khoa học kinh tế, trang trại và
kinh tế trang trại được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau, thể hiện rõ
qua các khái niệm.
Trang trại là một đơn vị kinh tế hộ gia đình có tư cách pháp nhân, được
nhà nước giao quyền sử dụng một số diện tích đất đai, rừng, biển hợp lý: để tổ
chức lại quá trình sản xuất nơng, lâm nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố,
hiện đại hố; tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ mới nhằm
cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm hàng hố có chất lượng cao hơn cho nhu
cầu trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của từng đơn vị
diện tích, góp phần xố đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng
cuộc sống của mọi ngưòi tham gia (Nguyễn Điền, Trần Đức, Nguyễn Huy
Năng, 1993).
Trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hố với quy
mơ lớn, sử dụng lao động tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh
doanh có hiệu quả (Nguyễn Đình Điền, 2000).
Trang trại gia đình là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp trong điều
kiện của nền kinh tế thị trường từ khi phương thức sản xuất tư bản thay thế
phương thức sản xuất phong kiến, khi bắt đầu cuộc cách mạng cơng nghiệp
hố lần thư nhất ở một số nước Châu Âu (Trần Đức, 1995).
Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng lâm, thuỷ
sản, có mục đích sản xuất hàng hố, có tư liệu sản xuất thuộc sở hữu hoặc
quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô



7

ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự
chủ và luôn gắn với thị trường (Trần Đức, 1998).
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp dựa trên cơ sở lao
động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tư cách pháp nhân, tự chủ sản
xuất kinh doanh bình đẳng với các thành phần khác, có chức năng chủ yếu là
sản xuất nơng sản hàng hố, tạo ra nguồn thu nhập chính và đáp ứng nhu cầu
cho xã hội (Trần Hai, 2000).
b) Kinh tế trang trại
Khái niệm Kinh tế trang trại, lần đầu tiên trong văn bản pháp lý của nhà
nước ta, Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 đã nêu rõ: “Kinh tế
trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hố trong nơng nghiệp, nơng
thơn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu
quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng
rừng gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.
Kinh tế trang trại là khái niệm rộng hơn, là tổng thể các yếu tố bao gồm
cả kinh tế, xã hội, mơi trường. như vậy, nói đến trang trại là nói đến chủ thể
của các yếu tố đó. Cịn nói đến kinh tế trang trại chủ yếu là đề cập đến yếu tố
kinh tế của trang trại và cũng là vấn đề mấu chốt của các đơn vị kinh tế.
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cở sở trong nông
nghiệp với mục đích là sản xuất hàng hố trên cở sở tự chủ về ruộng đất, tư
liệu sản xuất của hộ gia đình, tự hoạch tốn và tự chịu trách nhiệm về kết quả
sản xuất kinh doanh.
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, hiệu quả và phù
hợp với đặc điểm và hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp, do đó đây
là hình thức tổ chức phỏ biến trong nông nghiệp và không chỉ được phát triển
ở các nước cơng nghiệp mà cịn được phát triển ở tất cả các nước trên thế giới
(Pháp luật về trang trại, 2005).



8

Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế - hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp (hiểu nông nghiệp theo nghĩa rộng bao
gồm nơng, lâm, ngư nghiệp) phổ biến được hình thành và phát triển kinh tế
trang trại có gắn với sự tích tụ tập trung các yếu tố sản xuất kinh doanh đất
đai, lao động, tư liệu sản xuất - vốn, khoa học công nghệ, để nâng cao năng
lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá với năng xuất, chất
lượng và hiệu quả cao (Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, 2000).
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hố lớn trong
nơng, lâm, ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau ở nơng thơn, có
sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp q trình sản xuất kinh doanh, có
phương pháp tạo ra sức sinh lời cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra; có
trình độ đưa những thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá
tạo ra sực cạnh tranh cao hơn trên thị trường xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế
- xã hội cao (Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, 2000).
c) Tăng trưởng
Tăng trưởng được hiểu là sự tăng về mặt số lượng của một sự vật nhất
định. Trong nền kinh tế, tăng trưởng được thể hiện sự gia tăng hơn trước về
sản phẩm hay số lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (Gross
Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng
tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong
phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài
chính) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị
tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công
dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản
phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập rịng hoặc thu
nhập bình qn đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế



9

thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia,
mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân
đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
Tác phẩm “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” của Viện Chiến lược phát triển, tăng trưởng kinh tế được định
nghĩa là mức tăng lượng của cải (tài sản) trong một thời kỳ nhất định. Khái
niệm này có thể được áp dụng cho nhiều cấp độ, cho toàn nền kinh tế, cho
từng ngành, cho các doanh nghiệp, cho cấp độ gia đình và cấp độ cá nhân. Để
phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ, người ta thường dụng
giá trị tuyệt đối của các đại lượng để so sánh chúng với nhau. Chênh lệch giữa
các thời điểm chính là mức tăng trưởng kinh tế của một kỳ cụ thể. Ngoài ra,
tăng trưởng kinh tế còn được phản ánh bằng tốc độ gia tăng của các đại lượng
trong các giai đoạn với nhau và được đo bằng phần trăm thay đổi, giá trị phần
trăm cao hay thấp thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm. (Giáo trình
phát triển nơng thơn, 2005,tr15 – tr18).
d) Phát triển
Tăng trưởng là tăng về số lượng, cịn phát triển khơng những tăng về số
lượng mà còn phong phú hơn về chủng loại, chất lượng và phù hợp hơn về cơ
cấu, phân bố của cải. Theo cuốn sách “Mơ hình hệ kinh tế, sinh thái phục vụ
phát triển nông thôn bền vững” (1999), Nhà xuất bản Nơng nghiệp Hà Nội
thì phát triển được định nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện sống về cật chất
và tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất. Phát triển kinh tế mang
nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng
với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.)
và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng
tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình

hồn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường,


10

thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng
nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
đ) Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn
phải bảo đảm sự tiệp tục phát triển trong tương lai. Phát triển bền vững đang
là mục tiêu hướng tời của nhiều quốc gia. Mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù
kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hố…riêng của mình để hoạch định chiến
lược phù hợp nhất. Ngày nay khái niệm bền vững phải nhằm hướng tới: bền
vững kinh tế, bền vững về chính trị, xã hội và bền vững về mơi trường. Nó
phản ánh của xu thế của thời đại và định hướng tương lai của lồi người. Cho
đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, trong đó định nghĩa
được nhắc đến nhiều nhất là địn nghĩa của Uỷ ban Thế giới (WCED – World
commission on the Environment and Development) về Môi trường và Phát
triển đưa ra năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương
lai” (Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường 2006, tr 24).
 Định nghĩa của FAO – 1989 về phát triển bền vững:
“Phát triển bền vững là viẹc quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên,
định hướng những thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức sao
cho đạt đến độ thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của
thế hệ hôm nay và mai sau”. Sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực
nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất nước, các nguồn gen động vật và thực
vật, khơng làm suy thối mơi trường, là kỹ thuật thích hợp, kinh tế sống động
và được xã hội tiếp nhận.
 Khái niệm của Herman Daly, 1973 (Worrld Bank):

Một thế giới bền vững là một thể giới không sử dụng các nguồn tài
nguyên tái tạo như nước, thổ nhưỡng, sinh vật… nhanh hơn sự tái tạo của


11

chúng. Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các nguồn tài ngun khơng
tái tạo như nhiên liệu hố thạch, khống sản…nhanh hơn q trình tìm ra loại
thay thế chúng và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn q
trình trái đất hấp thụ và vơ hiệu hố chúng. (Giáo trình Kinh tế tài ngun mơi
trường 2006,tr 24).
 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, sửa đổi năm 2005:
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương
lai trên cơ sở kết hợp chặc chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến
bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. (Nguyễn Thị phương Loan 2008).
Như vậy, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển về 3 mục
tiêu: Kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ.
Vì vậy để đạt được sự phát triển bền vững cho đất nước nói chung và thế giới
nói riêng địi hỏi các nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội… phải bắt tay nhau
thực hiện nhằm mục đích dung hồ 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội – mơi
trường.
1.1.3. Những tiêu chí để xác định kinh tế trang trại
Để nhận dạng hay nói cách khác là xác định một đơn vị sản xuất cơ sở
trong nơng nghiệp có phải là một trang trại hay khơng cần phải có tiêu chí xác
định. Tiêu chí xác định trang trại dựa trên các đặc trưng cơ bản nhất của trang
trại, nhưng cần đơn giản dễ vận dụng.
Trên lý thuyết tiêu chí xác định một trang trại gồm cả định tính và định
lượng, cần phải kết hợp cả hai mặt trên để vận dụng. Theo Thông tư liên tịch
số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 26/3/2000 hướng dẫn tiêu chí để xác

định trang trại như sau:
1/ Đối tượng là ngành sản xuất được xem xét xác định là kinh tế trang trại:


12

Hộ nông dân, công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang đã nghỉ
hưu các loại hộ thành thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính có kinh
nghiệm các hoạt động dịch vụ phi nơng nghiệp ở nơng thơn.
2/ Tiêu chí định lượng: Đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền
Trung: Giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ phải đạt bình quân 40 triệu đồng/
năm trở lên.
Đối với các tỉnh phái Nam và Tây Nguyên: Giá trị sản lượng hàng hóa,
dịch vụ phải đạt bình quân 50 triệu đồng/ năm trở lên.
3/ Quy mô sản xuất:
* Đối với trang trại trồng trọt:
(1) Trang trại trồng cây hàng năm:
- Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
- Từ 3 ha trở lên đối với cá tỉnh phía Nam và tây Nguyên.
(2) Trang trại trồng cây lâu năm:
- Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
- Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và tây Nguyên.
- Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên.
(3) Trang trại lâm nghiệp:
Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước.
* Đối với trang trại chăn nuôi:
(1) Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò
- Sinh sản lấy sữa: 10 con trở lên.
- Lấy thịt: 50 con trở lên.

(2) Chăn nuôi gia súc: lợn, dê...
- Lợn sinh sản 20 con, dê sinh sản 100 con trở lên.
- Lợn thịt 100 con, dê 200 con trở lên.


13

(3) Chăn nuôi gia cầm các loại từ 2000 con trở lên.
- Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản: Có diện tích từ 2ha trở lên ( Đối
với ni tôm thịt theo công nghiệp từ 1ha trở lên).
* Đối với các trang trại đặc thù như: Trồng hoa, cây cảnh đặc sản thì tiêu
chí xác định dựa vào giá trị sản xuất.
1.1.4. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại
Từ khái niệm kinh tế trang trại đã nêu ở trên để phân biệt trang trại với
các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cơ sở khác và với kinh tế hộ phải
dựa vào các đặc trưng sau:
Sản xuất hàng hóa là mục đích hàng đầu của trang trại.
Do yêu cầu sản xuất hàng hóa, các yếu tố vật chất của sản xuất được tập
trung với quy mô nhất định.
Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người
chủ cụ thể.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại do chủ trang trại tự
quyết hoàn toàn tự lựa chọn phương hướng sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và
phân phối kết quả sản xuất kinh doanh.
Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến
thức và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nông nghiệp và thường là người
trực tiếp quản lý trang trại.
So với kinh tế hộ, tổ chức quản lý sản xuất của trang trại tiến bộ hơn
trang trại có nhu cầu cao hơn về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và thường xuyên
tiếp cận thị trường.

Để tiến hành sản xuất, hầu hết các trang trại đều có thuê người lao động.
Mức thu nhập khác ở trang trại cao hơn hẳn so với mức thu nhập bình qn
của nơng hộ trong vùng.


14

1.1.5. Vai trò của kinh tế trang trại
Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu
có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nơng nghiệp, có vai trị to
lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra phần
lớn sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành
công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, vai trò và hiệu quả phát triển của kinh
tế trang trại phải được đánh giá nhìn nhận trên 3 mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội và hiệu quả về bảo vệ tài ngun mơi trường.
Vai trị này thể hiện rõ nét các vấn đề chủ yếu sau đây:
* Về mặt kinh tế.
Các trang trại góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các
loại cây trồng, vật ni có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng sản
xuất phân tán, manh mún, lạc hậu tạo nên những vùng chun mơn hóa, tập
trung hàng hóa và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trang trại, góp phần phát triển cơng nghiệp, đặc biệt là công nghiệp
chế biến và dịch vụ sản xuất nông thôn.
Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại bao giờ cũng đi liền với
việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả trong nông nghiệp,
nông thôn so với kinh tế hộ. Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích
cực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp nông thôn và kinh tế
nông thôn.
* Về mặt xã hội.

Phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu
trong nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, an ninh trật tự xã hội. Điều này
giải quyết một trong những vấn đề bức xúc trong nông thơn nước ta. Mặt
khác, cịn thúc đấy phát triển kết cấu hạ tầng trong nơng thơn, khơng ngừng
nâng cao trình độ văn hóa – xã hội cho nhân dân.


15

* Về bảo về tài nguyên môi trường.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế và xã hội, Nhà nước và cộng đồng cịn thu được
lợi ích về tài ngun và mơi trường. Phát triển trang trại đã góp phần khai
thác và sử dụng có hiệu quả tài ngun nơng nghiệp (đất, mặt nước, khí hậu,
thời tiết), đưa đất đai vào sử dụng đem lại hiệu quả cao. Ngồi ra cịn tận
dụng được mặt nước nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường, sinh thái...
1.1.6. Phát triển bền vững và phát triển các trang trại bền vững
a) Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
Để phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững đó là việc phát
triển kinh tế phải đảm bảo được hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường
cụ thể như sau:
* Hiệu quả kinh tế: Yếu tố kinh tế đóng vai trị quan trọng trong phát
triển bền vững. Nó thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống kinh tế, tạo cơ hội
tiếp xúc với những nguồn tài nguyên thiên nhiên được chia sẻ một cách bình
đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây phải là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất
cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một
giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền
cơ bản của con người. Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết
quả hữu ích về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh
tế và hoạt động sản xuất.
* Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả của các lợi

ích về xã hội và tổng chi phí xã hội. Kết quả của các lợi ích xã hội như cải
thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống, tăng việc làm, giải quyết thoả đáng
giữa các lợi ích xã hội. Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần chú
trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận
lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội
phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.


16

* Hiệu quả về mơi trường: Khía cạnh mơi trường trong phát triển bền
vững địi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên
với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm
mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn
nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người
và các sinh vật sống trên trái đất.
* Hiệu quả kinh tế xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng
hợp về mặt kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.
* Hiệu quả phát triển và bền vững: Là hiệu quả kinh tế xã hội có được
do những tác động hợp lý để tạo ra nhịp điệu tăng trưởng tốt và đảm bảo
những lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường ở hiện tại và tương lai.
b) Sự cần thiết phải phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
Xã hội loài người đang đứng trước một thời điểm xác định của lịch sử.
Thế giới phải đương đầu với tình trạng ngày càng xấu đi của sự nghèo khó,
đói kém, bệnh tật, thất học và sự suy thối khơng ngừng của hệ sinh thái mà
chúng ta đang bị phụ thuộc vì hạnh phúc của mình để đảm bảo có một tương
lai an tồn hơn, phồn vinh hơn. Chính vì vậy phát triển kinh tế gắn với bền
vững đang là một yêu cầu bức thiết đặt ra cho mọi quốc gia trên thế giới. Để
đáp ứng yêu cầu này khi xây dựng các chính sách phát triển kinh tế trang trại
chúng ta cần phải quan tâm đến việc gắn phát triển với vấn đề giải quyết đói

nghèo, sử dụng đất đai hiệu quả, bảo vệ và phát triển vốn rừng, chống sa mạc
hoá, phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn, duy trì và phát triển sự đa
dạng sinh học…
Như vậy để phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững không chỉ
dừng lại ở việc phát triển về mặt kinh tế mà chúng ta cần giải quyết một cách
cân đối các vấn đề về môi trường và phát triển cùng một lúc.


×