Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 119 trang )

i



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ THANH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HẢI NINH

Hà Nội - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố


trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơ i đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá
nhân. Nhân dịp này tô i xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
Cơ giáo hướng dẫn luận văn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Ninh và các
thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Ban Giám hiệu, Khoa Đ à o t ạ o S au đại học trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam
UBND huyện Chương Mỹ, phịng Nơng nghiệp, phịng Thống kê,
phịng Tài ngun Mơi trường huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các hộ làm nghề
và Doanh nghiệp sản xuất mây tre đan ở 3 làng nghề: Đông Cựu, Yên Kiện,
Phú Vinh
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả


Đỗ Thị Thanh


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ....................................................................................................... i
Lời cảm ơn .........................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục viết tắt ..............................................................................................iv
Danh mục các bảng ............................................................................................ v
Danh mục các hình ............................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................
Tính cấp thiết...................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƢỜNG TIÊU
THỤ SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ ....................................................................1
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................ 1
1.1.1. Lý luận chung về phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa .. 1
1.1.2. Lý luận chung về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề...... 6
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề ....... 30
1.2.1.Kinh nghiệm phát triển sản xuất trên thế giới………………… ... ……….30
1.2.2.Thực tiễn ở Việt Nam........................................................... ...................32
1.2.3. Bài học kinh nghiệm........................................................................... ...36
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU37
2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội ....................... 37
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 37
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của Huyện ....................................................... 44

2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 49
2.2.1. Khung logic nghiên cứu ......................................................................... 49


iv

2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 51
2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................... 51
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................. 52
2.2.5. Phương pháp chuyên gia........................................................................ 53
2.2.6. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong đề tài .................................. 53
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 56
3.1. Thực trạng về phát triển các làng nghề mây tre đan huyện Chương Mỹ ...... 56
3.2. Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre
đan huyện Chương Mỹ ................................................................................. 58
3.2.1. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra....................................................... 55
3.2.2. Đặc trưng của sản xuất sản phẩm mây tre đan tại huyện Chương Mỹ . 59
3.2.3. Chủng loại sản phẩm mây tre đan chủ yếu tại 3 xã điều tra ................. 57
3.2.4. Số lượng cơ sở sản xuất và các hộ làm nghề tại 3 xã điều tra .............. 60
3.2.5. Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm............................ 65
3.2.6. Những thách thức của tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan ở
huyện Chương Mỹ ............................................................................................ 72
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mây tre
đan tại các làng nghề điều tra ........................................................................... 75
3.3.1.Các nhân tố bên trong ........................................................................... 75
3.3.2. Các nhân tố bên ngoài ......................................................................... 79
3.4. Đánh giá chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan tại
huyện Chương Mỹ............................................................................................ 82
3.4.1.Những thành tựu đạt được ...................................................................... 82
3.4.2. Những khó khăn và tồn tại trong phát triển thị trường tiêu thụ sản

phẩm mây tre đan ............................................................................................ 86
3.5. Phân tích ma trận SWOT .......................................................................... 88


v

3.6. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
làng nghề mây tre đan huyện Chương Mỹ trong thời gian tới ......................... 89
3.6.1. Tăng cường chất lượng sản phẩm.........................................................89
3.6.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.........................................90
3.6.3. Tổ chức tốt công tác quảng cáo và hoạt động sau bán hàng ............... 92
3.6.4. Tăng cường tuyên truyền và quan hệ công chúng

...........................95

KẾT LUẬN ......................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt

Viết đầy đủ

1


CCNLN

Cụm cơng nghiệp làm nghề

2

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

3

CSSX

Cơ sở sản xuất

4

DN

Doanh nghiệp

5

HTX

Hợp tác xã

6


KHCN

Khoa học cơng nghệ

7

KHKT

Khoa học kỹ thuật

8

KTLN

Kinh tế làng nghề

9

MTĐ

Mây tre đan

10

NNNT

Ngành nghề nông thôn

11


NK

Nhập khẩu

12

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

13

XK

Xuất khẩu


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
2.1
2.2

2.3

Tên bảng
Diện tích các loại đất phân bổ huyện Chương Mỹ năm 2017
Tình hình nhân khẩu và lao động Huyện Chương Mỹ qua 3
năm 2014 – 2016

Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Chương Mỹ giai
đoạn (2014-2016)

3.2

Tình hình phát triển các Cơ sở sản xuất MTĐ huyện Chương
Mỹ
Thông tin của cơ sở sản xuất MTĐ trên địa bàn điều tra

3.3

Bảng các loại hình sản phẩm mây tre đan trên địa bàn điều tra

3.1

3.4

3.5

Sản lượng một số sản phẩm hoàn chỉnh của các cơ sở sản xuất
trên địa bàn điều tra
Số lượng các cơ sở sản xuất và các hộ làm nghề MTĐ tại 3 xã
điều tra

Trang
40
45

48
57

58
60
62

64

3.6

Kết quả tiêu thụ sản phẩm mây tre đan theo thị trường

65

3.7

Giá bán một số sản phẩm chính trên thị trường tiêu thụ

66

3.8

3.9

3.10

3.11
3.12

Kết quả tiêu thụ theo các kênh tiêu thụ sản phẩm mây tre đan
trong nước của các cơ sở sản xuất
Kết quả tiêu thụ theo các kênh tiêu thụ sản phẩm mây tre đan

xuất khẩu của sở sản xuất
Bảng khung giá thành và giá bán một số sản phẩm mây tre
đan chính trên địa bàn điều tra
Đánh giá của khách hàng về sản phẩm mây tre đan của các cơ
sở sản xuất năm 2017
Vốn sản xuất của các xã điều tra trên địa bàn Chương Mỹ

66

71

77

78
85


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

3.1

Sản xuất sản phẩm mây tre đan


56

3.2

Chao đèn

58

3.3

Ủ ấm

58

3.4

Giỏ xách

58

3.5

Hộp chữ nhật

58

3.6

Lẵng hoa quả


58

3.7

Sơ đồ kênh tiêu thụ trong nước sản phẩm mây tre đan huyện
Chương Mỹ

65

3.8

Các kênh xuất khẩu sản phẩm mây tre đan

67

3.9

Máy trẻ tre

81

3.10

Một số mẫu mã, chủng loại sản phẩm làng nghề mây tre đan

82

3.11

Sơ đồ cây vấn đề


85


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của nước ta trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Song, chỉ sản xuất nơng nghiệp đơn thuần
sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống của người nông dân, vì
ngành sản xuất này mang tính mùa vụ, thời gian nông nhàn rất dài nên hiệu
quả sản xuất thấp. Hiện nay nông dân chiếm tới gần 80% dân số và 70% lực
lượng lao động trong cả nước, thì việc phát triển các ngành nghề phi nơng
nghiệp trong nơng thơn có vai trò đặc biệt quan trọng trong thu hút lao động
nơng nhàn trong phát triển sản xuất. Vì vậy, các ngành nghề truyền thống
đang được Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để phát triển.
Tuy vậy, thời gian gần đây các làng nghề nước ta đang gặp rất nhiều
khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, cả ở thị trường trong nước và thị trường nước
ngồi. Đã có khơng ít cơ sở sản xuất ở các làng nghề đã rơi vào tình trạng làm
ăn thua lỗ phải dừng hoạt động. Nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề
phải bỏ nghề, một số chuyển sang sản xuất đồ thủ công đơn thuần để cầm cự.
Huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội là một huyện có nhiều làng
nghề, trong tổng số 31 làng nghề được cơng nhận thì có tới 26 làng nghề mây
tre đan, chiếm 83,87% . Bên cạnh việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động thì vấn đề phát triển sản
phẩm mây tre đan của huyện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong
khâu tiêu thụ sản phẩm. Đây là bài tốn khó cho cá nhân, doanh nghiệp sản
xuất và là vấn đề đang được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể ngành và

các nhà khoa học quan tâm. Vậy, thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm mây
tre đan của huyện hiện nay ra sao, chịu tác động của những yếu tố nào, cần có
giải pháp gì để mở rộng tiêu thụ sản phẩm này cho các làng nghề mây tre đan


2

ở huyện Chương Mỹ? Để góp phần giải đáp những vấn đề trên, tôi lựa chọn
đề tài: “Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây
tre đan trên địa bàn Huyện Chương Mỹ - Thành Phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về thị trường và tình hình phát triển
thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan huyện Chương Mỹ, từ đó
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
làng nghề mây tre đan trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội
trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề và thị trường tiêu
thụ sản phẩm của làng nghề mây tre đan.
- Đánh giá thực trạng thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm của làng nghề mây tre đan ở huyện Chương Mỹ.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan huyện Chương Mỹ.
- Nghiên cứu, đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để
phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan ở Huyện

Chương Mỹ - Thành Phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường tiêu thụ
và các chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre


3

đan tại ở huyện Chương Mỹ; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan; đề xuất một số giải pháp
phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội.
* Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Chương
Mỹ - Thành phố Hà Nội.
Phạm vi về thời gian: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp trong giai đoạn
2013 – 2015; số liệu sơ cấp thu thập năm 2016.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ
sản phẩm của làng nghề
- Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre
đan ở huyện Chương Mỹ.
- Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường tiêu
thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan trên địa bàn huyện Chương Mỹ - Thành
phố Hà Nội.
- Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng
nghề mây tre đan trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội trong
thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường tiêu thụ sản phẩm

của làng nghề
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


1

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
THỊ TRƢỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm

1.1.1. Lý luận chung về phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
1.1.1.1. Lý luận chung về thị trường và phát triển thị trường
a. Khái niệm thị trường
Có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường:
+ Theo định nghĩa của kinh tế học: Thị trường là sự biểu hiện thu gọn
của q trình mà thơng qua đó các quyết định của các công ty về sản xuất ra
cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân về việc làm
bao lâu, cho ai đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả.
+ Theo quan điểm của Marketing: Thị trường là tổng số nhu cầu (hoặc
tập hợp nhu cầu) về một loại hàng hóa nào đó, là nơi diễn ra các hoạt động
mua bán hàng hóa bằng tiền tệ. Theo khái niệm này, thị trường chứa tổng số
cung, tổng số cầu và cơ cấu của tổng cung và cầu về một loại hàng, nhóm
hàng nào đó. Thị trường bao gồm cả yếu tố không gian và thời gian. Trên thị
trường luôn diễn ra các hoạt động mua bán và các quan hệ hàng hóa tiền tệ.
b) Phân loại thị trường
Có 4 cách phân loại thị trường phổ biến như sau:
+ Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
- Thị trường địa phương: Bao gồm tập hợp khách hàng trong phạm vi

địa phương nơi thuộc địa phận phân bố của doanh nghiệp.
- Thị trường vùng: Bao gồm tập hợp những khách hàng ở một vùng địa
lý nhất định. Vùng này được hiểu như một khu vực địa lý rộng lớn có sự đồng
nhất về kinh tế – xã hội.


2

- Thị trường tồn quốc: Hàng hố và dịch vụ được lưu thông trên tất cả
các vùng, các địa phương của một nước.
- Thị trường quốc tế: Là nơi diễn ra các giao dịch bn bán hàng hóa và
dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau.
+ Phân loại theo mối quan hệ giữa người mua và người bán
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo
- Thị trường độc quyền.
+ Phân loại theo mục đích sử dụng của hàng hóa
- Thị trường tư liệu sản xuất: Đối tượng hàng hóa lưu thơng trên thị
trường là các loại tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu, năng lượng, động lực,
máy móc thiết bị.
- Thị trường tư liệu tiêu dùng: Đối tượng hàng hóa lưu thơng trên thị
trường là các vật phẩm tiêu dùng phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của dân
cư như quần áo, các loại thức ăn chế biến, đồ dùng dân dụng.
+ Phân loại theo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
- Thị trường đầu vào: Là nơi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch nhằm
mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất. Có bao nhiêu yếu tố đầu vào
thì sẽ có bấy nhiêu thị trường đầu vào (thị trường lao động, thị trường tài
chính –tiền tệ, thị trường khoa học cơng nghệ, thị trường bất động sản).
- Thị trường đầu ra: Là nơi doanh nghiệp tiến hành các giao dịch nhằm
bán các sản phẩm đầu ra của mình. Tuỳ theo tính chất sử dụng sản phẩm của

doanh nghiệp mà thị trường đầu ra là tư liệu sản xuất hay thị trường tư liệu
tiêu dùng.
c) Vai trò của thị trường
- Thị trường là chiếc “cầu nối” của sản xuất và tiêu dùng.
- Thị trường là nơi thể hiện quan hệ hàng hoá - tiền tệ.


3

- Thị trường được coi là "tấm gương" để các cơ sở sản xuất kinh doanh
nhận biết được nhu cầu xã hội và đánh giá hiệu quả kinh doanh của chính bản
thân mình.
d) Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường
+ Căn cứ vào sự tác động của các lĩnh vực thị trường
 Các nhân tố về kinh tế có vai trị quyết định, bởi vì nó có tác động trực
tiếp đến cung cầu, giá cả, tiền tệ, quan hệ cung cầu...
 Các nhân tố thuộc về chính trị - xã hội cũng ảnh hưởng to lớn đến thị
trường. Các nhân tố này thường được thể hiện qua chính sách tiêu dùng, dân tộc,
quan hệ quốc tế, chiến tranh và hồ bình... Nhân tố chính trị – xã hội tác động
trực tiếp tới kinh tế và do đó cũng tác động trực tiếp đến thị trường.
 Các nhân tố tâm, sinh lý tác động mạnh mẽ tới người tiêu dùng và do đó
tác động mạnh mẽ tới nhu cầu và mong muốn trên thị trường.
 Nhân tố thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến người tiêu
dùng, tới nhu cầu và mong muốn. Tuy nhiên, thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng
mạnh mẽ tới sản xuất, tới cung của thị trường.
+ Theo tính chất quản lý, cấp quản lý
 Các nhân tố thuộc quản lý vĩ mơ là các chủ trương, chính sách, biện pháp
của Nhà nước, các cấp tác động vào thị trường. Thực chất những nhân tố này thể
hiện sự quản lý của Nhà nước với thị trường, sự điều tiết của Nhà nước đối với
thị trường. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nước, từng thị trường, từng thời

kỳ mà các chủ trương, chính sách và biện pháp của Nhà nước tác động vào thị
trường mạnh mẽ khác nhau.
 Những nhân tố thuộc quản lý vi mơ là những chiến lược, chính sách và
biện pháp của các cơ sở kinh doanh sử dụng trong kinh doanh. Những nhân tố
này rất phong phú và phức tạp. Những nhân tố này thường là các chính sách làm
sản phẩm thích ứng với thị trường như phân phối hàng hóa, giá cả, quảng cáo,


4

các bí quyết cạnh tranh... Đó cũng là những chiến lược, chính sách, biện pháp để
các cơ sở kinh doanh tiếp cận và thích ứng với thị trường... Các cơ sở kinh doanh
quản lý được các nhân tố này.
1.1.1.2

Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm

a) Khái niệm về tiêu thụ
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ (bán hàng) là quá trình chuyển giao hàng hóa cho
khách hàng và nhận tiền từ họ. Theo đó, người có nhu cầu tìm người có cung
hàng hóa tương ứng, hoặc người có cung hàng hóa tìm người có cầu hàng hóa,
hai bên thương lượng và thỏa thuận về nội dung và điều kiện mua bán. Khi hai
bên thống nhất, người bán trao hàng và người mua trả tiền.
Theo nghĩa rộng: Đó là một q trình từ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng với một loạt hoạt
động hỗ trợ, tới thực hiện những dịch vụ sau bán hàng.
Đứng trên giác độ luân chuyển tiền vốn thì tiêu thụ sản phẩm là một quá
trình chuyển hóa hình thái giá trị của vốn từ hình thái sản phẩm hàng hóa sang
hình thái tiền tệ. Sản phẩm hàng hóa chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã
nhận tiền bán hàng (hoặc người mua chấp nhận trả tiền).

b. Phát triển thị trường tiêu thụ: Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về phát
triển thị trường. Trong luận văn của mình tơi xin giới hạn phạm vi nghiên cứu
phát triển thị trường theo hai nội dung: Phát triển thị trường theo chiều rộng và
phát triển thị trường theo chiều sâu.
Phát triển thị trường theo chiều rộng: Phát triển thị trường theo chiều
rộng tức là doanh nghiệp cố gắng mở rộng phạm vi thị trường, tìm kiếm thêm
những thị trường mới nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh số
bán, tăng lợi nhuận. Phương thức này thường được các doanh nghiệp sử dụng
khi thị trường hiện tại bắt đầu có xu hướng bão hịa.
Xét theo tiêu thức địa lý, phát triển thị trường theo chiều rộng được
hiểu là việc doanh nghiệp mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh, tăng cường


5

sự hiện diện của mình trên các địa bàn mới bằng các sản phẩm hiện tại.
Xét theo tiêu thức sản phẩm, phát triển thị trường theo chiều rộng tức là
doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm mới trên thị trường hiện tại.
Xét theo tiêu thức khách hàng, phát triển thị trường theo chiều rộng
đồng nghĩa với doanh nghiệp kích thích, khuyến khích nhiều nhóm khách
hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
Phát triển thị trường theo chiều sâu: Phát triển thị trường theo chiều
sâu tức là doanh nghiệp phải tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị
trường hiện tại. Tuy nhiên, hướng phát triển này thường chịu ảnh hưởng bởi
sức mua và địa lý nên doanh nghiệp phải xem xét đến quy mô của thị trường
hiện tại, thu nhập của dân cư cũng như chi phí cho việc quảng cáo, thu hút
khách hàng... để đảm bảo cho sự thành công của công tác mở rộng thị trường.
Phát triển thị trường theo chiều sâu đa phần được sử dụng khi doanh
nghiệp có tỷ trọng thị trường cịn tương đối nhỏ bé hay thị trường tiềm năng
còn rất rộng lớn.

Xét theo tiêu thức địa lý, phát triển thị trường theo chiều sâu tức là
doanh nghiệp phải tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ trên địa bàn thị trường
hiện tại.
Xét theo tiêu thức sản phẩm, phát triển thị trường theo chiều sâu có nghĩa là
doanh nghiệp tăng cường tối đa việc tiêu thụ một sản phẩm nhất định nào đó. Để làm tốt
công tác này doanh nghiệp phải xác định được lĩnh vực, nhóm hàng, thậm chí là một sản
phẩm cụ thể mà doanh nghiệp có lợi thế nhất để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Xét theo tiêu thức khách hàng, phát triển thị trường theo chiều sâu ở
đây đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tập trung nỗ lực để bán thêm sản
phẩm của mình cho một nhóm khách hàng.
c. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất. Hoạt động tiêu thụ của


6

doanh nghiệp có thuận lợi, có thu được hiệu quả thì vốn của doanh nghiệp mới
được quay vịng nhanh, mới có hiệu quả, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
mới có thể diễn ra một cách liên tục và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
d. Yêu cầu đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Xuất phát từ những ý nghĩa đã trình bày ở trên, đối với hoạt động tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp cần có những yêu cầu cụ thể sau đây:
- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm phải được tiến hành một cách nhanh
nhất, thuận lợi nhất, an toàn và đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng
sản phẩm.
- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo được tính lâu dài của
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
- Đảm bảo tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm và đảm bảo thời gian thu hồi
vốn nhanh nhất.

- Đảm bảo uy tín và chất lượng của nhà sản xuất đối với người tiêu
dùng thông qua các chính sách hậu mãi và tiếp thị sản phẩm.
1.1.2. Lý luận chung về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề
1.1.2.1. Khái niệm về làng nghề
Lịch sử phát triển nền văn hoá cũng như lịch sử phát triển kinh tế Việt
Nam luôn gắn liền lịch sử phát triển của các làng nghề. Sự tồn tại và phát
triển của các làng nghề là một q trình tích luỹ kinh nghiệm lâu đời của
những người thợ, trong số này không ít làng nghề đã có lịch sử hàng trăm
năm và được truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều làng nghề là một bộ phận kinh tế
- văn hố quan trọng góp phần phát triển kinh tế nơng thơn, thậm chí có nghề
được nâng lên thành „„di sản vật thể”. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc
đáo làm bằng các vật liệu đơn giản mang đậm đặc trưng văn hoá Việt Nam đã
được đơng đảo khách hàng trong và ngồi nước ưu chuộng, trở thành một
tiềm năng kinh tế - văn hố - xã hội có sức sống bền vững.
Lâu nay khái niệm làng nghề thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau.


7

“Làng nghề là một thể chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành
bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định
trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ cơng là chính,
giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa”(Trần Minh Yến, 2004).
“Làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về
mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật
thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu
truyền trong dân gian”(Lê Thị Minh Lý, 2003).
„„Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và
nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ
trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống hóa

doanh nghiệp vừa và nhỏ và có cùng tổ nghề ”(Mai Thế Hởn, Hồng Ngọc
Hà, Vũ Văn Phúc, 2003)
1.1.2.2. Đặc điểm của làng nghề mây tre đan
* Đặc điểm của làng nghề
• Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nơng thơn, gắn bó
chặt chẽ với nơng nghiệp. các làng nghề xuất hiện trong từng làng- xã ở nông
thôn sau đó các ngành nghề thủ cơng nghiệp được tách dần nhưng không rời
khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất- kinh doanh thủ công
nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau. Người thợ thủ công trước hết và
đồng thời là người nơng dân.
• Hai là, cơng nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc
biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ
thuật thủ công là chủ yếu. công cụ lao động trong các làng nghề đa số là
công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. nhiều loại sản
phẩm có cơng Làng nghề truyền thống ở Việt Nam 1/3 nghệ- kỹ thuật hồn
tồn phải dựa vào đơi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có
sự cơ khí hố và điện khí hố từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có


8

một số khơng nhiều nghề có khả năng cơ giới hố được một số cơng đoạn
trong sản xuất sản phẩm.
• Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ.
hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của
nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. cũng có thể có một
số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ
thêu, thuốc nhuộm... song khơng nhiều.
• Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công,
nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đơi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và

sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. trước kia, do trình độ khoa học và
cơng nghệ chưa phát triển thì hầu hết các cơng đoạn trong quy trình sản xuất
đều là thủ công, giản đơn. ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa họccông nghệ, việc ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào nhiều công đoạn
trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản
đơn. tuy nhiên, một số loại sản phẩm cịn có một số cơng đoạn trong quy trình
sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. việc dạy nghề
trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đinh từ đời này
sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. Sau hồ bình lập lại, nhiều cơ
sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho
phương thức truyền nghề và dậy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đa
dạng và phong phú hơn.
• Năm là, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn
chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Các sản phẩm
làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì
nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong
nhà, đền chùa, cơng sở nhà nước... Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa
phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật.


9

• Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang
tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt
là các làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng
tiêu dùng tại chỗ của các địa phương. Ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm
làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm
của các làng nghề. Cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị
trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu
• Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở
quy mơ hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh

nghiệp tư nhân.
* Đặc điểm của làng nghề mây tre đan
- Tính phổ thơng
Khơng giống những làng nghề khác, làng nghề thủ cơng Mây Tre có
một đặc điểm nổi bật đó là tính phổ thơng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Từ trẻ
lên 3 cho tới những ông cụ, bà cụ 80 - 90 tuổi đều có thể làm được, đó có thể
là một cơng đoạn nào đó dù khộng quan trọng trong một sản phẩm. Hay nói
cách khác là nghề thủ cơng Mây Tre khơng kén chọn, khơng khó tính trong
việc sử dụng lao động.
- Tính linh động
Một đặc điểm thứ hai đó là làng nghề Mây Tre khơng có những qui đinh cụ
thể về thời gian, không gian cụ thể trong lao động sản xuất. Người ta có thể làm
trong bất kỳ thời gian nào rảnh rỗi và ở bất cứ nơi đâu mà họ cho là tiện, nói
chung là vào mọi lúc, mọi nơi (sáng sớm, giữa trưa hay cả ban đêm và thậm chí
là thời gian đi học về của những cơ bé, cậu bé, người có con nhỏ đều có thể tranh
thủ làm việc. Như đã nói thì nghề Mây Tre cịn mang lại thu nhập khá cao cho
người lao động nhất là đối với người lao động lành nghề. Theo khảo sát thực tế
thì đối với những người đi làm theo kiểu cơng nhân ăn lương trong các xưởng thì
ngày cơng thường đạt từ 40-50 ngàn/người/ngày (thường là người dưới hoặc quá


10

độ tuổi lao động), còn đối với những người trong độ tuổi lao động hay những lao
đơng lành nghề thì thường tự nhận mẫu và sản phẩm để làm tại nhà thì ngày
cơng thường đạt từ 70 – 100 ngàn/người/ngày
Tuy nhiên, bên cạnh đó để có thể cho ra một sản phẩm có giá trị nghệ
thuật cao, mang nhiều chi tiết, địi hỏi độ chính xác, tinh xảo thì cần có đơi tay
của những người lâu năm trong nghề am hiểu cá tính của của từng sợi mây thì
mới có thể cho ra những sản phẩm hồn mỹ.

- Tính truyền thống
Làng nghề MTĐ có một số đặc điểm kinh tế khác với nghề nơng, đáng chú
ý là: Trình độ kinh tế kỹ thuật của nghề mây tre đan mang tính chất truyền thống
và đòi hỏi ở mức độ cao so với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Người lao động
được đào tạo theo phương pháp cổ truyền, vừa làm vừa học theo lối truyền khẩu
và truyền kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau. Vì vậy nghề truyền thống
có thể được truyền nối qua nhiều đời và đạt đến trình độ tinh xảo về nghệ thuật.
Nhưng cũng có khi vì khơng tìm được người kế nghiệp đủ mức tin cậy theo quan
niệm truyền thống mà bí quyết nghề sẽ bị mai một hoặc mất theo cùng với các
nghệ nhân. Đa số nghề truyền thống hiện nay còn dựa trên kỹ thuật thủ công
truyền thống. Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển, mức độ ứng dụng
công nghệ mới cịn hạn chế, vì vậy giá thành sản phẩm cịn cao và chất lượng
khơng đồng đều. Điều đó có thể hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm
* Đặc điểm chung về sản xuất sản phẩm mây tre đan
- Có nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên
Nguyên liệu chính để làm hàng mây tre đan là cỏ tế, tre, nứa, mây,…
được khai thác chủ yếu từ các rừng tự nhiên và rừng trồng tập trung, đặc biệt
tại hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Tuy nhiên các nguyên liệu này có đặc
điểm dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, khí hậu đến việc cung cấp đầu
vào cho sản xuất.
- Sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại


11

Các sản phẩm của mây tre đan có nhiều mẫu mã và kiểu dáng tùy theo
sự sáng tạo và tay nghề của từng người thợ và từng nghệ nhân. Đặc điểm này
đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thị trường
Các sản phẩm mây tre đan phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường. Bởi

lẽ thị trường luôn là yếu tố quyết định khả năng sản xuất và tiêu thụ của bất
kỳ một loại sản phẩm nào. Các sản phẩm của mây tre đan thường được tiêu
thụ ở các trung tâm kinh tế, khu chợ lớn hay các khu triển lãm. Đặc biệt các
sản phẩm này cịn là món q giới thiệu về nét đặc trưng của mỗi địa phương
được khách du lịch nước ngồi lựa chọn. Vì vậy thị trường luôn là yếu tố
quyết định cho việc phát triển sản xuất mây tre đan.
- Kỹ thuật thủ công bằng tay
Hàng thủ công mây tre đan được sản xuất chủ yếu từ kỹ thuật thủ cơng
bằng tay, có tính thẩm mỹ cao và mang đậm bản sắc văn hoá của địa phương
1.1.2.3. Vị trí của thị trường tiêu thụ sản phẩm mây tre đan
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa. Sự phát triển sản xuất mây tre đan nhằm phát triển kinh tế nông thôn
lên một bước mới, thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động – việc làm, cơ
cấu về giá trị sản lượng và thu nhập cho cư dân nơng thơn. Ngồi ra, sự phát
triển của các làng nghề đã góp phần tạo ra nền kinh tế đa dạng của vùng nông
thôn, khi các ngành nghề thủ công xuất hiện sẽ kéo theo các ngành nghề khác
tồn tại và phát triển như: Công nghiệp, thương mại dịch vụ,….
Thứ hai, khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh, nguồn lực của địa phương.
Mỗi vùng miền, địa phương có những tiềm lực tài nguyên và nguồn lực con
người khác nhau, do đó sự phát triển sản xuất mây tre đan của địa phương đã
góp phần khai thác được những lợi thế nhất định của địa phương mình dựa
trên yếu tố truyền thống về sản xuất ngành nghề.


12

Thứ ba, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Nước ta là
một nước nông nghiệp, lao động tập chung chủ yếu ở nơng thơn, do đó lao
động chỉ tập trung vào những tháng mùa vụ, khi nơng nhàn họ thường khơng
có việc làm. Những năm gần đây việc phát triển sản xuất mây tre đan không

chỉ tạo việc làm cho cư dân ở địa phương mà còn thu hút lao động từ các
vùng khác. Phát triển sản xuất mây tre đan còn tạo ra một khối lượng hàng
hóa lớn, mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng thu
nhập cho lao động chuyên nghiệp và lao động nông nhàn.
Thứ tư, phân công lại lao động. Quá trình phát triển sản xuất hàng thủ
cơng đã góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập không những cho người
cho lao động thường xuyên mà còn đem lại thu nhập ổn định cho những lao
động nhàn rỗi. Việc phát triển sản xuất còn thúc đẩy q trình phân cơng lại
lao động trong xã hội, tức lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp sẽ
chuyển sang lao động ngành tiểu thủ công nghiệp khi việc sản xuất hàng thủ
công đem lại nguồn thu nhập ổn định và cao hơn, giảm tỷ lệ lao động trong
lĩnh vực nơng nghiệp.
Thứ năm, đóng góp cho xuất khẩu thu ngoại tệ. Việc phát triển sản
xuất đã tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn nhằm khuyến khích tiêu thụ và
xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đồng thời cũng đóng góp một phần khơng
nhỏ vào nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước.
1.1.2.4. Vai trò và ý nghĩa kinh tế xã hội của kinh tế làng nghề đối với q
trình cơng nghiệp hố nơng nghiệp nơng thơn
a) Vai trị
Những đóng góp của ngành nghề thủ cơng MTĐ trong việc phát triển
kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn trong những năm gần đây đã khẳng định
vai trị quan trọng, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Góp phần sử dụng đầy đủ, hợp lý lao động và nguồn vốn ở nông
thôn


13

- Phát triển kinh tế làng nghề(KTLN) góp phần sử dụng đầy đủ, hợp lý nguồn
lao động nông thôn.

- Phát triển KTLN giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo
hướng “ly nông bất ly hương”, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và cơ sở
nghề, từ đó ổn định dân cư, góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội
của nông thôn, hạn chế di dân tự do vào thành phố và tránh hiện tượng “nhàn
cư vi bất thiện” đảm bảo môi trường sống lành mạnh.
- Khác với sản xuất công nghiệp và một số ngành sản xuất khác, ở một số
mơ hình KTLN truyền thống đa số sản xuất của kinh tế hộ nghề khơng địi hỏi
số vốn đầu tư lớn, bởi đa số nghề sử dụng các công cụ thủ công, thô sơ do thợ
thủ công tự sản xuất được. Hơn nữa, đặc điểm sản xuất nghề là sản xuất quy
mô hộ, cơ cấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy động vốn và
nguồn lực vật chất của hộ. Với mức đầu tư vốn khơng lớn thì đó là lợi thế để hộ
nghề có thể huy động vốn nhàn rỗi của mình vào hoạt động sản xuất kinh
doanh. Vai trò của phát triển KTLN rất quan trọng, nó được coi là động lực
trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Những nơi
KTLN phát triển thì dân cư nơi đó đều có thu nhập và mức sống cao hơn so với
vùng thuần nông.
Thứ hai: Phát triển KTLN làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng CNH, HĐH. Đào tạo và cung cấp lực lượng lao động có tay nghề,
kỹ năng giỏi cho xã hội.
Trong quá trình vận động và phát triển, KTLN đã có vai trị tích cực
trong việc góp phần tăng tỉ trọng của công nghiệp, TTCN và dịch vụ, thu hẹp tỷ
trọng của nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nơng nghiệp có thu nhập
thấp sang nghề phi nơng nghiệp có thu nhập cao hơn.
Thứ ba: Đa dạng hố kinh tế nơng thơn, thúc đẩy q trình đơ thị hố
và xây dựng nơng thơn mới


×