Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hoàn thiện chi ngân sách nhà nước cấp huyện cho việc cung cấp hàng hóa dịch vụ công trên địa bàn huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.94 KB, 101 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã được cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tn thủ kết
luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn
(ký tên)

Bùi Huy Dũng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngồi sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân và tổ
chức.
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS. Vũ Thanh Sơn, người hướng dẫn khoa học, trực tiếp giúp đỡ
tôi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
- Lãnh đạo Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, Khoa sau đại học,


các thầy cơ giáo bộ mơn trong và ngồi trường.
- Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các ban ngành thuộc Huyện ủy,
UBND huyện Triệu Sơn, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Triệu Sơn, Chi
cục Thống kê huyện Triệu Sơn, UBND các xã, các đơn vị, cá nhân liên quan
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành tốt nội dung đề tài.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình,
bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả Luận văn

Bùi Huy Dũng


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................... viii

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI NSNN CẤP
HUYỆN CHO VIỆC CUNG CẤP HÀNG HÓA DỊCH VỤ CƠNG ............... 4
1.1. Hàng hóa, dịch vụ cơng ........................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm hàng hóa, dịch vụ cơng ........................................................ 4
1.1.2. Phân loại hàng hóa, dịch vụ cơng.......................................................... 8
1.1.3. Tầm quan trọng của hàng hóa, dịch vụ cơng đối với phát triển kinh tế xã hội ........................................................................................................... 13
1.2. Chi ngân sách nhà nước cấp huyện ........................................................ 15
1.2.1. Khái niệm chi ngân sách cấp huyện .................................................... 15
1.2.2. Quy trình, nội dung chi ngân sách cấp huyện...................................... 17
1.3. Nội dung chi NSNN cho việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng ............ 21
1.3.1. Qui định chi NSNN chi cho việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng .... 21
1.4. Kinh nghiệm của địa phương khác và bài học cho Triệu Sơn ................ 33
1.4.1. Kinh nghiệm của địa phương khác về chi NSNN cấp huyện cho cung
cấp hàng hóa, dịch vụ cơng .......................................................................... 33
1.4.2. Bài học cho Triệu Sơn. ....................................................................... 35


iv

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 37
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu liên quan ................................................. 37
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 37
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: .................................................................. 38
2.1.3. Đặc điểm bộ máy, nhân sự Phịng Tài chính- KH huyện Triệu Sơn .... 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 43
2.2.1. Các phương pháp kết hợp logic và lịch sử .......................................... 43
2.2.2. Phân tích - tổng hợp............................................................................ 43
2.3. Phương pháp thống kê ........................................................................... 44
2.4. Phương pháp thu thập số liệu................................................................. 44

2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá ..................................................................... 45
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 46
3.1. Thực trạng cung ứng hàng hóa dịch vụ cơng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh
Thanh Hóa.................................................................................................... 46
3.1.1. Các loại hàng hóa dịch vụ cơng ở địa phương..................................... 46
3.1.2. Tổ chức cung cấp những hàng hóa dịch vụ công chủ yếu tại địa phương .. 49
3.2. Thực trạng chi NSNN cho việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng tại
huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2012 - 2014 ............................ 56
3.2.1. Tình hình phân cấp quản lý ngân sách tại địa phương......................... 56
3.2.2. Lập dự toán, phân bổ các khoản chi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng 57
3.2.3. Tình hình thực tế chi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng tại huyện Triệu
Sơn ............................................................................................................... 58
3.3. Kết quả đạt được và những vấn đề khó khăn cần giải quyết................... 70
3.3.1. Kết quả đạt được................................................................................. 70
3.3.2. Những vấn đề khó khăn cần giải quyết ............................................... 71
3.4. Dự báo về phát triển hàng hóa và dịch cơng trên địa bàn tới năm 2020 ..... 75
3.4.1. Xu hướng phát triển hàng hóa dịch vụ cơng trong điều kiện nền kinh tế
thị trường ..................................................................................................... 75


v

3.4.2. Xu hướng đa dạng hóa thành phần kinh tế tham gia cung cấp hàng hóa
dịch vụ cơng ................................................................................................. 77
3.4.3. Nhu cầu về hàng hóa dịch vụ cơng ngày càng đa dạng hóa về chủng
loại với chất lượng ngày càng cao ................................................................ 78
3.5. Quan điểm, giải pháp hoàn thiện chi NSNN cho việc cung cấp hàng hóa
dịch vụ cơng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa tới năm 2020 ................. 78
3.5.1. Chiến lược phát triển KTXH và chính sách tài chính cho phát triển
HHDVC ....................................................................................................... 78

3.5.2. Các quan điểm hồn thiện chi NSNN cho việc cung cấp hàng hóa dịch
vụ cơng......................................................................................................... 79
3.5.3. Một số giải pháp hồn thiện chi NSNN cho việc cung cấp hàng hóa
dịch vụ cơng tại huyện Triệu Sơn đến năm 2020 .......................................... 83
3.6. Kiến Nghị với cơ quan quản lý ngân sách nhà nước .............................. 89
3.6.1. Kiến nghị đối với nhà nước ................................................................ 89
3.6.2. Kiến nghị đối với cấp Tỉnh ................................................................. 90
KẾT LUẬN .................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CSVC

Cơ sở vật chất


CTMT

Chương trình mục tiêu

CP

Chính phủ

DN

Doanh nghiệp

HHDVC

Hàng hóa dịch vụ cơng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HHC

Hàng hóa cơng

HTX

Hợp tác xã

KBNN


Kho bạc nhà nước

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KHCN

Khoa học công nghệ

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách nhà nước



Nghị Định

NTM

Nông thôn mới

QLNN

Quản lý nhà nước


THCS

Trung học cơ sở

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT

Văn hóa thơng tin

XDCB

Xây dựng cơ bản

XD NTM

Xây dựng nông thôn mới

XD CSHT


Xây dựng cơ sở hạ tầng


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng

STT
1.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

Phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách trong việc cung
cấp hàng hóa, dịch vụ cơng
Những hàng hóa, dịch vụ cơng chủ yếu tại huyện Triệu Sơn
Hoạt động giáo dục đào tạo Huyện Triệu Sơn năm học 2014 2015
Các cơ sở hoạt động y tế năm 2014
Tổng hợp chi NSNN trên địa bàn cho cung cấp hàng hóa, dịch
vụ cơng
Chi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng của NS huyện, xã
Tổng hợp Chi NSNN cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng theo
lĩnh vực tại huyện Triệu Sơn qua các năm

Trang
30

48
52
55
60
61
68


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
STT
2.1
3.1

Tên bảng
Cơ cấu tổ chức của Phịng Tài chính - KH huyện Triệu Sơn
Tình hình chi cung cấp hàng hóa dịch vụ cơng theo các nhóm
chi từ năm 2012- 2014

Trang
40
59

3.2

Chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

65


3.3

Chi thường xuyên cung cấp HHDVC của NS huyện

66


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Trong điều kiện kinh tế thị trường, NSNN là công cụ quan trọng để nhà
nước thực hiện các chính sách cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơng cho xã
hội, góp phần tích cực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, khắc phục những
khuyết tật của thị trường và thực hiện công bằng trong phân phối.
Huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là một huyện đồng bằng trung du, có
diện tích tự nhiên lớn, dân số đơng với trên 20 vạn người, hệ thống tổ chức
hành chính rộng với 36 xã, thị trấn và trên 100 đơn vị hành chính sự nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu kinh phí cho các đơn vị này, hàng năm ngân sách huyện
phải chi hàng trăm tỉ đồng để đảm bảo cho bộ máy hoạt động như: tiền lương,
tiền công, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi hành chính và chi trực tiếp cho hoạt
động cung cấp hàng hóa, dịc vụ cơng trên địa bàn huyện. Nhưng hiện nay
trong lĩnh vực chi NSNN cho cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng ở địa phương
cịn có những vấn đề bất cập cần phải nghiên cứu hoàn thiện, từ việc nhận
thức lý luận đến tổ chức hoạt động thực tiễn. Cụ thể như: Vai trò, trách nhiệm
của nhà nước, chính quyền địa phương về nhận thức đối với việc cung cấp
hàng hóa, dịch vụ cơng, phương thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng và nội
dung, quản lý chi NSNN cho việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công tại địa
phương như thế nào là hợp lý, hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội của địa phương; đồng thời làm thế nào để khai thác có hiệu quả các nguồn

lực tại địa phương vào việc phát triển cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng, giảm
gánh nặng chi ngân sách nhà nước cấp huyện.
Qua nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện chi NSNN cấp huyện cho việc cung
cấp hàng hóa, dịch vụ cơng trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa”,
tác giả mong góp phần làm rõ về bản chất về hàng hóa, dịch vụ công, các nội


2

dung quản lý chi NSNN cấp huyện và phân tich đánh giá thực trạng chi NSNN
của huyện Triệu Sơn cho việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng từ đó đề xuất các
nhóm giải pháp nhằm hồn thiện chi NSNN cho việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ
cơng trong điều kiện cụ thể của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về hàng hóa, dịch vụ cơng; phân
tích đánh giá thực trạng chi NSNN của huyện Triệu Sơn cho việc cung cấp
hàng hóa, dịch vụ công; xác định xu hướng, nhu cầu về HHDVC của đời sống
xã hội từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện chi NSNN cho việc cung cấp
hàng hóa, dịch vụ cơng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về chi NSNN cho
cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng.
- Phân tích thực trạng chất lượng chi NSNN cho việc cung cấp hàng hóa,
dịch vụ cơng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2012-2014.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chi NSNN cho việc
cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa góp
phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Chi NSNN cấp huyện cho hoạt động cung ứng hàng hóa và dịch vụ cơng
trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về hàng
hóa, dịch vụ cơng và thực trạng về chi NSNN cấp huyện cho việc cung cấp
hàng hóa, dịch vụ cơng ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hố.
- Phạm vi khơng gian: Đề tài chỉ nghiên cứu những nội dung liên quan
trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong 3 năm, từ 2012
đến 2014; giải pháp hiệu lực tới năm 2020.
4. Kết cấu của bản luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chi NSNN cấp huyện cho việc
cung cấp hàng hóa dịch vụ công.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI NSNN CẤP HUYỆN CHO
VIỆC CUNG CẤP HÀNG HÓA DỊCH VỤ CƠNG
1.1. Hàng hóa, dịch vụ cơng
1.1.1. Khái niệm hàng hóa, dịch vụ công

Trong cuộc sống hàng ngày con người đã sản xuất ra muôn vàn sản
phẩm, dịch vụ thuộc mọi lĩnh vực để phục vụ cho các nhu cầu của nhân loại.
Theo lý thuyết về hàng hóa của C.Mác thì hàng hóa là sản phẩm của lao động
nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và được đem ra bán hoặc trao
đổi, chứ không phải để người sản xuất tự tiêu dùng.
Nhưng theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, những cái gì
mang lại lợi ích cho con người sử dụng nó và được mua bán trên thị trường
được gọi là hàng hóa, dịch vụ. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học khác nhau,
hàng hóa và dịch vụ được phân chia thành nhiều loại riêng biệt.
Xét ở góc độ “cơng” và “tư”, các hàng hóa, dịch vụ được chia thành hai
nhóm lớn là: Hàng hóa, dịch vụ tư (cá nhân) và hàng hóa, dịch vụ cơng (cơng
cộng).
Các tiêu chí cơ bản để phân biệt hàng hóa và dịch vụ cơng (gọi tắt là
HHC) và hàng hóa và dịch vụ tư (gọi tắt là HHT) dựa trên tính chất tiêu dùng
của nó, thể hiện dưới hai khía cạnh: (i) tính loại trừ; (ii) tính tranh giành1.
Tính loại trừ hàm ý trả lời câu hỏi: ‘có thể ngăn cản mọi người sử dụng
hàng hố khơng?’. Lợi ích của hàng hóa đem lại là rộng lớn, phổ quát cho
mọi người hưởng lợi hay chỉ giới hạn hẹp, riêng cho một cá nhân nhất định.
Những hàng hố khơng có tính loại trừ là những hàng hố mà mọi người đều
có thể tiếp cận sử dụng nó mà khơng thể ngăn cản. Ví dụ, khơng khí trong
1

PGS. TS Vũ Thanh Sơn. Cạnh tranh đối với khu vực công trong cung ứng hàng hóa và dịch
vụ - NXB chính trị - Hành chính.


5

sạch là hàng hố khơng loại trừ vì khơng thể loại trừ bất cứ ai trong xã hội
không thở, mọi người hít khơng khí thoải mái mà khơng phải trả tiền.

Những hàng hóa loại trừ là hàng hóa mà người chiếm hữu nó có thể dễ
dàng ngăn cản người khác sử dụng. Chẳng hạn, người sở hữu cái bánh có thể
khơng cho phép người khác sử dụng chiếc bánh đó, nếu muốn.
Tính tranh giành hàm nghĩa trả lời câu hỏi: “việc sử dụng hành hóa của
người này có làm giảm khả năng tiêu dùng hàng hóa đó của người khác
khơng?”. Hàng hóa tranh giành là những hàng hóa mà việc tiêu dùng của người
này sẽ hạn chế hoặc loại bỏ việc sử dụng đồng thời của người khác đối với hàng
hóa đó. Ví dụ, quả cam được người nào đó ăn rồi thì người khác khơng cịn
thưởng thức nó được nữa. Đa số hàng hóa, lâu bền và khơng lâu bền đều có tính
tranh giành.
Hàng hố khơng tranh giành là những hàng hố mà việc sử dụng của
người này khơng ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đồng thời của người khác
đối với hàng hóa đó. Hàng hố khơng tranh giành bao gồm hữu hình và vơ
hình. Chương trình phát thanh trên sóng Radio là hàng hố khơng tranh giành.
Một khi người này mở đài nghe thì việc này cũng khơng hạn chế người khác
nghe đài ở cùng kênh đó. Những hàng hố hữu hình khơng tranh giành có thể
kể tới như các phong cảnh đẹp, kỳ quan, cơng trình mỹ thuật cơng, v.v…
Những hàng hố đồng thời có tính loại trừ và tính tranh giành gọi là
HHT thuần tuý. Bánh mỳ là HHT thuần tuý, một người này ăn hết chiếc
bánh mỳ thì chắc chắn người khác khơng cịn cái bánh đó để ăn được nữa, số
người sử dụng bánh mỳ nhiều sẽ ảnh hưởng tới lượng bánh mỳ cung ứng
trong cửa hàng (tranh giành). Đồng thời, những người sở hữu một lượng bánh
mỳ nào đó có thể dễ dàng loại trừ những người khác sử dụng chúng.
Ngược lại, những hàng hố có hội tụ đầy đủ cả hai thuộc tính khơng
loại trừ và khơng tranh giành gọi là HHC thuần tuý. Chẳng hạn, quốc phòng


6

nhằm ngăn chặn sự tấn cơng từ bên ngồi, bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ quốc gia

thì hoạt động này đem lại lợi ích cho tất cả cơng dân, khơng thể loại trừ một ai
sống trong quốc gia này. Mặt khác, có thêm một cơng dân sinh ra, hưởng lợi
từ hàng hố này cũng khơng gây ảnh hưởng tới sự tiêu dùng của những người
còn lại trong xã hội.
Trong khoảng cách giữa hai cực HHC thuần túy và HHT thuần túy có rất
nhiều hàng hóa mang tính giáp ranh. Những hàng hóa chỉ có một trong hai đặc
điểm của hàng hóa dịch vụ thuần túy với những mức độ khác nhau, tức là vừa
có tính cơng vừa có tính tư như kết cấu hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, đào
tạo, văn hóa thể thao, v.v. Cụ thể lý giải rõ hơn một số lĩnh vực. Trong lĩnh vực
chăm sóc y tế, hoạt động y tế cộng đồng như phịng dịch bệnh mang tính cơng
cao trong khi y tế theo yêu cầu ví dụ khám chữa bệnh theo khả năng kinh tế của
cá nhân lại mang tính tư nhân rất cao. Trong lĩnh vực giáo dục cũng cũng có
những tình trạng tương tự. Việc phổ cập giáo dục phổ thơng, đại học mang tính
cơng cao trong khi đó vẫn tồn tại hình thức giáo dục, đào tạo theo khả năng kinh
tế riêng (trả tiền cao hơn để chọn trường học, chọn thầy) mang tính tư nhân cao.
Lưu ý rằng việc loại trừ việc sử dụng hàng hóa cơng khơng thuần túy
thông qua các biện pháp kỹ thuật công nghệ hoặc thu tiền việc sử dụng.
Chẳng hạn bán vé thu tiền khi vào các khu giải trí cơng cộng của một địa
phương, hay thu phí đường giao thơng, truyền hình cáp, truy nhập thông tin
trên internet....
Một số dịch vụ thuộc lĩnh vực giáo dục (ví dụ hoạt động dạy học), y tế
(ví dụ chữa bệnh) là những dịch vụ cơng khơng thuần túy. Nhà nước có thể
phân chia theo khẩu phần các dịch vụ này bằng cách cung cấp một lượng dịch
vụ như nhau đối với tất cả mọi người, chẳng hạn nhà nước đảm bảo phổ cập
giáo dục tiểu học cho mọi công dân học không phải trả tiền, do đó khơng có
cạnh tranh trong tiêu dùng và đã trở thành dịch vụ công không thuần túy từ


7


chính sách của Nhà nước. Những người muốn được học thêm ngồi chương
trình phổ cập có thể phải trả tiền, hoặc mua các dịch vụ bổ sung do thị trường
cung ứng. Nhưng những người tiêu dùng ít hơn (theo ví dụ ở đây là học
khơng hết tiểu học) thì khơng được nhà nước bồi hồn phần mà người đó
khơng tiêu dùng.
Chúng ta khơng thể loại bỏ một người đó khơng được hưởng lợi ích của
hàng hóa cơng ngay cả khi anh ta không trả tiền cho việc sử dụng của mình.
Ví dụ, khơng thể cấm một người nào đó khơng được hưởng lợi từ các hoạt
động bảo vệ môi trường của Chính Phủ, cũng như khơng thể cấm ai đi ra
đường phố khi đường phố đã được quét dọn sạch sẽ (mà việc chi phí để quét
dọn do Chính Phủ chịu); chúng ta không thể quy định mỗi người chỉ được
(hay bắt buộc phải) nghe Radio hay xem Ti vi đối với các chương trình do
Chính Phủ cung cấp miễn phí là bao nhiêu thời gian trong một ngày và chỉ
được xem (hoặc nghe) chỉ đối với chương trình nào, cũng như không thể định
mức được mỗi người chỉ được đi lại bao nhiêu lần trên những đường phố
công cộng mà ở đó có phục vụ chiếu sáng ban đêm, quốc phịng là một hàng
hóa, dịch vụ cơng mà Chính Phủ không thể và không muốn loại trừ bất cứ ai
khơng được sử dụng. Bản thân một người nào đó có thể khơng thể từ chối
việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ công ngay cả khi anh ta không muốn. Vì khó
loại trừ và khó định mức sử dụng nên rất khó thu tiền việc sử dụng. Trong
trường hợp người sử dụng phải trả phí cho sự tiêu dùng đó thì rất khó bắt
người này phải trả nhiều tiền hơn người khác khi họ cùng sử dụng một thứ
hàng hóa.
Tóm lại, hàng hóa, dịch vụ cơng là các hàng hóa, dịch vụ khơng có tính
loại trừ và cũng khơng có tính tranh giành trong sử dụng để phục vụ các mục
tiêu kinh tế xã hội.


8


Trên thực tế, rất nhiều hàng hóa, dịch vụ cơng được đảm bảo cung cấp
thơng qua các chính sách của Nhà nước, nhưng Nhà nước không phải là chủ
thể duy nhất trực tiếp cung cấp mọi hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội, mà
trong điều kiện kinh tế thị trường, các chủ thể ngồi Nhà nước cũng có thể
cung ứng hàng hóa, dịch vụ cơng thơng qua sự ủy nhiệm của Nhà nước hoặc
được Nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết cho các chủ thể đó cung ứng
thơng qua những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể.
Khi hàng hóa, dịch vụ cơng được cung cấp theo chính sách của Nhà
nước thì Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo hỗ trợ nguồn lực để cung cấp và
quản lý về chất lượng các hàng hóa, dịch vụ cơng đó theo những tiêu chuẩn
nhất định. Trong những trường hợp do Nhà nước trực tiếp đầu tư chi phí cung
ứng dịch vụ hoặc đối với một số dịch vụ thiết yếu trong mơi trường độc
quyền, Nhà nước cịn cần phải quản lý giá cả hàng hóa, dịch vụ cơng và đối
tượng phạm vi được cung cấp để đảm bảo sự tiêu dùng và định hướng tiêu
dùng (khuyến khích hay tiết kiệm tiêu dùng) của các tầng lớp dân cư, vì lợi
ích chung của xã hội.
Việc nhà nước đảm bảo cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng khơng phải là
thời kỳ nào cũng như nhau mà tùy vào điều kiện cụ thể và khả năng về nguồn
lực, Nhà nước xác định danh mục hàng hóa cơng, chất lượng, đối tượng và phạm
vi cần phải cung cấp nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội từng thời kỳ.
1.1.2. Phân loại hàng hóa, dịch vụ cơng
Có nhiều cách phân loại khác nhau về hàng hóa, dịch vụ cơng, sau đây
là một số cách phân loại chủ yếu:
a) Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động
Hàng hóa, dịch vụ cơng có thể chia thành các lĩnh vực chính sau:
- Hàng hóa, dịch vụ công thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và môi
trường: đó là như các phát minh, giải pháp khoa học, cơng nghệ. Ví dụ, khi


9


một ngơn ngữ lập trình được phát minh, tất cả mọi người đều có thể sử dụng
nó và lợi ích của mỗi người sử dụng khơng bị giảm sút vì các nhà lập trình
khác cũng cùng sử dụng ngơn ngữ đó.
- Hàng hóa thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo: đó là các hoạt động biên
soạn giáo trình, xây dựng phương pháp giáo dục, hoạt động dạy học... Ví dụ
khi một chương trình giáo dục đã được soạn ra thì việc sử dụng chương trình
đó của người này khơng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng của người khác.
- Hàng hóa thuộc lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe: đó là các dịch vụ
phịng bệnh (như phun hóa chất diệt muỗi phòng bệnh sốt rét, chiêm chủng,
phòng bệnh dịch nguy hiểm...) các dịch vụ khám chữa bệnh cho người nghèo,
tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh xã hội...
- Hàng hóa, dịch vụ cơng thuộc lĩnh vực thị chính và các dịch vụ bảo vệ
mơi trường: đó là vệ sinh công cộng, chiếu sáng công cộng... và các dịch vụ
về bảo vệ môi trường như: xử lý rác thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm của
các con sông, hồ, không khí...
- Hàng hóa thuộc lĩnh vực văn hóa, thơng tin, phát thanh - truyền hình:
đó là các hoạt động về lễ hội, tuyên truyền, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, giải
trí cơng cộng, sáng tác các tác phẩm nghệ thuật, xây dựng các chương trình
phát thanh, truyền hình.
- Hàng hóa thuộc lĩnh vực thể dục, thể thao: Đó là các dịch vụ về huấn
luyện, biểu diễn và thi đấu thể dục, thể thao.
- Hàng hóa thuộc lĩnh vực giao thơng - vận tải: như hệ thống cơ sở hạ
tầng giao thông công cộng, đường bộ, đường sông, đường biển... đảm bảo cho
việc đi lại, vận tải...
- Hàng hóa thuộc lĩnh vực đảm bảo xã hội: Như các dịch vụ cứu trợ xã
hội, chăm sóc đối tượng khơng nơi nương tựa...
- Hàng hóa thuộc lĩnh vực quốc phịng, an ninh: đó là những hàng hóa,
dịch vụ cơng điển hình do Chính phủ cung cấp, được sử dụng chung và không



10

có tính loại trừ việc sử dụng đối với bất cứ người nào trong mỗi quốc gia. Đó
là sự đảm bảo cuộc sống thanh bình, an tồn cho mọi người dân.
- Hàng hóa cơng thuộc lĩnh vực khác như: đó là cung cấp điện, nước
sinh hoạt, đê điều, thủy lợi...nhằm đảm bảo nhu cầu tối thiểu cần thiết cho sản
xuất và đời sống con người...
b ) Căn cứ vào chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng
- Hàng hóa dịch vụ cơng do Nhà nước cung cấp
Đó là các hàng hóa, dịch vụ cơng do Chính phủ và chính quyền các cấp
trực tiếp tổ chức cung cấp thông qua việc thành lập và đảm bảo chi phí hoạt
động của các cơ sở cung cấp dịch vụ công như: trường học, bệnh viện, các viện
nghiên cứu, các đơn vị bảo dưỡng đường giao thông, các đơn vị vệ sinh môi
trường, đô thị, xử lý chất thải, các trung tâm huấn luyện, thi đấu thể thao, các
đơn vị thuộc lực lượng quốc phòng, an ninh, các đơn vị biểu diễn nghệ thuật, các
đài phát thanh truyền hình, các trung tâm tư vấn... Nhà nước cũng có thể trực
tiếp cung cấp một số dịch vụ công thông qua việc đặt hàng hoặc đấu thầu cung
ứng đối với khu vực tư nhân.
- Hàng hóa dịch vụ cơng do tư nhân đảm bảo cung cấp (bao gồm cả
các tổ chức phi Chính Phủ cung cấp)
Tư nhân có thể cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơng khơng thuộc độc
quyền nhà nước và có thể loại trừ việc sử dụng để có thể thu hồi được chi
phí cung ứng chúng thơng qua biện pháp bán vé thu phí sử dụng dịch vụ.
Đây là các cơ sở được tổ chức dưới các hình thức dân lập, tư thục, hoặc các
công ty tư nhân.... Tuy nhiên, hầu hết các hàng hóa, dịch vụ cơng do tư nhân
cung cấp đều có sự gián tiếp tham gia của nhà nước bằng các chính sách hỗ
trợ, ưu đãi về thuế và đầu tư: như miễn, giảm thuế, cho vay ưu đãi, ưu tiên
sử dụng đất, lao động... và bị nhà nước quản lý về chất lượng, tiêu chuẩn
dịch vụ, việc nhà nước hỗ trợ tư nhân cung cấp các dịch vụ này để giá dịch



11

vụ ở mức có thể phù hợp với phần lớn dân chúng. Ở Việt Nam các chính
sách về xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp nhằm cung cấp các dịch vụ trong
các lĩnh vực y tế, giáo dục – đào tạo, thể dục, thể thao... của Nhà nước trong
thời gian qua là các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy tư nhân tham gia cung cấp các
dịch vụ này.
- Hàng hóa dịch vụ cơng do nhà nước và tư nhân cùng cung cấp
Nhằm đa dạng hóa các hình thức cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơng,
kêu gọi sự tham gia của khu vực tư nhân, một số lĩnh vực nhà nước cho tư
nhân cùng tham gia cung cấp thông qua các hình thức thành lập các cơ sở bán
cơng, hoặc do nhà nước đầu tư và giao cho tư nhân quản lý thông qua đấu
thầu...
c) Căn cứ vào mức độ phải trả tiền của người sử dụng hàng hóa,
dịch vụ cơng
- Hàng hóa, dịch vụ cơng khơng phải trả tiền trực tiếp khi sử dụng
Đây là những hàng hóa, dịch cụ công mà khi sử dụng, người sử dụng
không trực tiếp phải trả tiền, mà do Chính phủ chi phí từ các khoản thu thuế
của người dân. Những hàng hóa thuộc loại này thường là hàng hóa cơng thuần
túy, như: các dịch vụ về mơi trường, quốc phịng, phịng bệnh..."Hàng hóa,
dịch vụ cơng thuần túy khơng thể phân bổ theo định suất để tiêu dùng và việc
hạn chế người sử dụng chúng dường như không thể trả hay vô cùng đắt đỏ;
khi có thêm người sử dụng, mức độ sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng
cịn lại khơng bị ảnh hưởng"2
- Hàng hóa dịch vụ cơng phải trả tiền một phần khi sử dụng
Những hàng hóa, dịch vụ cơng khơng thuần túy, được dùng chung nhưng
có thể phân chia theo khẩu phần, người sử dụng có thể phải trực tiếp trả một
2


Vũ Thanh Sơn. Cạnh tranh đối với khu vực cơng trong cung cấp hồng hóa và dịch vụ.
Nxb Chính trị - hành chính.


12

phần chi phí sản xuất, cung ứng chúng, cịn một phần do Nhà nước bù đắp từ các
khoản thuế do người dân đóng góp. Việc Nhà nước đảm bảo một phần chi phí
trong những trường hợp này thường nhằm hỗ trợ vùng khó khăn và người có thu
nhập thấp, đảm bảo sự công bằng xã hội trong phân phối thu nhập.
- Hàng hóa dịch vụ cơng phải trả tiền tồn bộ
Đây là những hàng hóa, dịch vụ cơng khơng thuần túy có khả năng loại
trừ cao và người sử dụng phải trả tồn bộ chi phí cho việc sử dụng đó, như:
dịch vụ truyền hình cáp, dịch vụ đào tạo nghề, dịch vụ truy nhập thông tin
trên internet...
Việc thu một phần hay thu tồn bộ chi phí sản xuất, cung ứng hàng hóa,
dịch vụ cơng thường gắn liền với chính sách về kinh tế xã hội và khả năng
nguồn lực của Nhà nước trong từng thời kỳ và quan điểm điều tiết tiêu dùng
(tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân và chống lãng phí trong sử dụng hàng hóa,
dịch vụ cơng). Vì thế giữa các quốc gia thường có sự khác nhau trong việc thu
tiền trực tiếp người sử dụng trong cung ứng hàng hóa, dịch vụ cơng.
d) Căn cứ vào tính chất nhu cầu sử dụng của người sử dụng hàng
hóa cơng
- Hàng hóa, dịch vụ cơng gắn với các nhu cầu vật chất của con người
Đó là những hàng hóa phục vụ cho sản xuất sinh hoạt như: vệ sinh mơi
trường, thủy lợi, giao thơng...
- Hàng hóa, dịch vụ cơng gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần
Đây là những hàng hóa đảm bảo nhu cầu và quyền lợi cơ bản của con
người về thể lực, trí lực như: y tế, giáo dục, văn hóa, khoa học, thể thao...

- Hàng hóa dịch vụ cơng gắn liền với nhu cầu đảm bảo an tồn, an
ninh
Những hàng hóa này bao gồm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội,
phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn...


13

e) Căn cứ vào phạm vi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng
- Hàng hóa, dịch vụ chung là những hàng hóa dịch vụ tồn quốc,
những hàng hóa dịch vụ này có thể tồn quốc được sử dụng, khơng loại trừ ai
và khu vực nào, ví dụ như: đảm bảo quốc phịng đất nước, các chương trình
phát thanh, truyền hình của các đài trung ương.
- Hàng hóa, dịch vụ nhóm: là những hàng hóa, dịch vụ địa phương,
được cung cấp giới hạn trong phạm vi một khu vực, một địa phương mà
khơng sử dụng ở những địa phương khác, ví dụ như: Chương trình phát thanh,
truyền hình của các đài địa phương, hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt,
đê điều, thủy lợi địa phương quản lý...
1.1.3. Tầm quan trọng của hàng hóa, dịch vụ cơng đối với phát triển kinh tế
- xã hội
Do hầu hết các hàng hóa, dịch vụ cơng khó có khả năng thu hồi vốn,
mặt khác có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ cơng khu vực tư nhân không thể
cung cấp được hoặc cung cấp không đầy đủ, phạm vi không rộng, không đáp
ứng được nhu cầu cần thiết của nhân dân cho nên nhà nước phải đóng vai trị
chủ đạo trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng cho xã hội. Nhà nước
thực hiện vai trị này thơng qua những hoạt động chủ yếu sau:
- Sản xuất hàng hóa và cung cấp các dịch vụ công, điều tiết và trợ giúp
các nhà sản xuất kinh doanh thuộc khu vực tư nhân cung cấp hàng hóa, dịch
vụ cơng.
- Mua hàng hóa và dịch vụ cơng cung cấp cho xã hội tiêu dùng.

Từ đặc trưng của hàng hóa, dịch vụ cơng và các hoạt động của Nhà
nước cho thấy vai trị của Chính Phủ vừa là người sản xuất hàng hóa và dịch
vụ chủ yếu, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơng đồng thời cũng vừa là người
trợ giúp các nhà sản xuất tư nhân sản xuất các hàng hóa, dịch vụ cơng. Việc
sản xuất hàng hóa, dịch vụ cơng diễn ra ở các cấp từ chính quyền trung ương
đến địa phương. Mặt khác, Chính Phủ cịn có thể hợp đồng với các nhà sản


14

xuất tư nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng trực tiếp cho mình và cho mọi
người, ví dụ như việc Chính Phủ ký hợp đồng với các nhà sản xuất tư nhân
mua máy bay, xe tăng phục vụ cho việc bảo vệ đất nước, hoặc như Chính Phủ
trả tiền dịch vụ chăm sóc sức khỏe...
Việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng trong một số lĩnh vực có thể
được mở rộng cho khu vực tư nhân, thông qua việc Chính Phủ giao trách
nhiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho chủ thể tư nhân mà thông thường
trước đây do nhà nước làm, ví dụ như việc giao cho tư nhân xây dựng và vận
hành mạng lưới giao thông cao tốc giữa các thành phố, xây dựng trường học,
các cơ sở khám chữa bệnh,.. Mặc dù xu thế giao cho tư nhân cung cấp dịch vụ
công ngày càng tăng, song có một số dịch vụ vẫn được xem là khơng phù hợp
với khu vực tư nhân. Ví dụ như khó có thể hợp đồng để chủ thể tư nhân cung
cấp dịch vụ an ninh, quốc phòng, dịch vụ hành chính cơng, đầu tư các cơng
trình phúc lợi tại các vùng đặc biệt khó khăn, bảo tồn di sản văn hóa,....
Với trách nhiệm của mình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các dịch
vụ này cho xã hội, ngay cả khi nhà nước chuyển giao dịch vụ này cho tư nhân
cung cấp thì Nhà nước vẫn có vai trị điều tiết đặc biệt, bảo đảm sự công bằng
trong phân phối các dịch vụ này. Như vậy có thể nói nhà nước là người có vai
trị quan trọng nhất, trực tiếp hay gián tiếp trong việc cung cấp các hàng hóa,
dịch vụ công cho xã hội.

Từ những khái niệm, phân loại, phân tích trên về về hàng hóa, dịch vụ
cơng và đánh giá thực tiễn cho thấy rằng vai trò quan trọng của hàng hóa,
dịch vụ cơng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Việc nhà nước đầu tư xây
dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng (Đầu tư cơng) như: các cơng trình giao
thơng, điện, nước, thủy lợi, cầu, bến cảng, khu công nghiệp v.v.... tạo điều
kiện thúc đẩy sản xuất, lưu thơng, phân phối hàng hóa, thu hút đầu tư từ nước
ngoài, các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam; Đầu tư


15

cho quốc phịng - an ninh (cung cấp hàng hóa cơng) đảm bảo tình hình an
ninh chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định đã tạo
sự tin cậy của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất,
kinh doanh; việc cung cấp các dịch vụ công như: công tác chăm sóc sức khỏe,
GD & ĐT, các cơng trình văn hóa, dịch vụ hành chính cơng, cải cách thủ tục
hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội,...
là động lực cho sự phát triển kinh tế và đã góp phần đảm bảo cho tăng trưởng
kinh tế hàng năm, phát triển kinh tế - xã hội bền vững; đồng thời việc cung
cấp hàng hóa, dịch vụ cơng là một trong những biện pháp quan trọng của nhà
nước để can thiệp vào thị trường nhằm thực hiện các mục tiêu ổn định, hiệu
quả và đảm bảo công bằng xã hội.
1.2. Chi ngân sách nhà nước cấp huyện
1.2.1. Khái niệm chi ngân sách cấp huyện
1.2.1.1. Khái niệm NSNN và chi NSNN
Trong cuốn đại từ điển bách khoa LAROUSSE (Paris, 1960) định nghĩa
“Ngân sách là một văn kiện pháp lý dự kiến và cho phép các khoản thu, chi hàng
năm của nhà nước, các chính quyền địa phương hoặc của các đơn vị công”.
Raymond MuZellec, trong Finances Publiques (tài chính cơng, Paris,
1995) định nghĩa “Ngân sách (nhà nước) là một văn kiện chính trị, pháp lý và

tài chính thống kê tồn bộ các khoản thu và các khoản chi của nhà nước”.
Bộ Tài chính Pháp định nghĩa ngân sách nhà nước “là văn kiện trong
đó các khoản thu và các khoản chi hàng năm của nhà nước được dự kiến và
cho phép, là toàn bộ các khoản phản ánh tất cả các nguồn thu và tất cả các
nhiệm vụ chi của nhà nước trong một năm dân sự; là toàn bộ các tài khoản
phản ánh hạn mức kinh phí của một bộ trong một năm dân sự”.
Ở Việt Nam, Luật NSNN năm 1996, Luật sửa đổi bổ sung năm 1998,
định nghĩa “ngân sách là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự


16

tốn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”
Luật NSNN năm 20023 đã định nghĩa “NSNN là toàn bộ các khoản thu,
chi của nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước”
Như vậy ta thấy dưới góc độ pháp lý, việc luật hóa cả hình thức và nội
dung, trình tự và biện pháp thu, chi NSNN là sự cụ thể hóa quyền lực của nhà
nước trong lĩnh vực ngân sách.
Dưới góc độ tác nghiệp chun mơn, NSNN là toàn bộ khoản thu, chi
của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm, theo một quy trình,
bao gồm các khâu lập dự tốn (kể cả chuẩn bị, thảo luận, quyết định phê
chuẩn), chấp hành và quyết tốn NSNN.
Dưới góc độ quản lý vĩ mơ, NSNN là một trong các cơng cụ có hiệu
quả để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và tác động vào
nền kinh tế.
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo
thực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.

1.2.1.2. Chi Ngân sách cấp huyện
Cấp huyện là một cấp chính quyền, cũng với tổ chức cho mình một bộ
máy quản lý với hệ thống các cơ quan hành chính, đồn thể, đơn vị sự nghiệp
cơng lập và chính quyền cấp xã nhằm tổ chức thực hiện các chức năng của Nhà
nước. Điều này cũng có nghĩa rằng để cho các cơ quan, đồn thể, tổ chức đó
hoạt động được thì cần phải có một quỹ tài chính tập trung, đó chính là Ngân
sách huyện.
3

Đã có Luật Ngân sách nhà nước 83/2015/QH, có hiệu lực 1/1/2017, nhưng khơng sử dụng
trong luận văn này.


17

Chi Ngân sách huyện là việc chính quyền cấp huyện phân phối và sử
dụng quỹ ngân sách nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước,
đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế - xã hội theo các nguyên tắc nhất định.
Chi Ngân sách cấp huyện gồm các khoản chủ yếu: Chi đầu tư phát triển
theo phân cấp; chi thường xuyên đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý cấp
huyện; chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới; chi chuyển nguồn của huyện.
1.2.2. Quy trình, nội dung chi ngân sách cấp huyện
1.2.2.1. Quy trình thu, chi ngân sách cấp huyện
a/ Lập dự toán ngân sách huyện
- Yêu cầu đối với lập dự toán ngân sách huyện:
+ Dự toán ngân sách phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo
cơ cấu giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
+ Dự toán ngân sách phải lập theo đúng yêu cầu, nội dung, biểu mẫu và
thời gian quy định.
+ Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh.

+ Dự toán ngân sách cấp huyện và xã, thị trấn phải cân bằng thu, chi.
- Căn cứ lập dự toán ngân sách huyện hàng năm:
+ Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh;
Chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch.
+ Các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu; Định mức phân bổ ngân sách;
Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định.
+ Những quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản
lý ngân sách.
+ Việc lập dự toán trong kỳ ổn định ngân sách căn cứ vào tỷ lệ phần
trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối từ ngân sách cấp
tỉnh đã được giao; Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào chế
độ phân cấp ngân sách và dự toán thu, chi ngân sách huyện do UBND tỉnh
giao.


×