Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở huyện lương sơn tỉnh hoà bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG ANH

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
RAU AN TOÀN Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN,
TỈNH HỊA BÌNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG ANH

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
RAU AN TOÀN Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN,
TỈNH HỊA BÌNH HIỆN NAY


Chun ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐÌNH HỢI


Hà Nội - 2011


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc nghiên cứu đã được cảm ơn và các thông tin
chỉ dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2011
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Anh


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
nhiều cơ quan, nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới tất cả
tập thể và các cá nhân đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu
vừa qua.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Đình Hợi, Học
viện Tài chính Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp,
Khoa Sau Đại học, các thầy giáo trong khoa Quản trị Kinh doanh, những
người đã trang bị cho tôi những kiến thức q báu và giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2011
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Anh


iii
MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................ ii
Mục lục..................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................... viiv
Danh mục các bảng ................................................................................................ vii
Danh mục các sơ đồ ............................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài.................................................................1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN

TOÀN. .........................................................................................................................3

1.1. Quan niệm về rau an toàn. ................................................................................ 3
1..1.1. Các chỉ tiêu chất lượng cho rau an toàn. ................................................ 35
1.1.2. Điều kiện sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn của tổ chức GAP
<Good Agricultural Practice>. ...................................................................................... 4
1.1.3. Vai trị của sản xuất rau an tồn. ................................................................. 5
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ rau an tồn. ............... 6
1.1.4.1. Nhóm nhân tố tự nhiên. ............................................................................ 6
1.1.4.2. Nhóm nhân tố kỹ thuật.............................................................................. 8
1.1.4.3. Nhân tố lao động và trình độ lao động………………..….……….11
1.1.4.4. Các nhân tố khác. .................................................................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
1.2.1. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực về sản xuất và kinh doanh
rau an tồn……………………………………………………………………...……12
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam……..……..15
1.2.2.1. Sản xuất rau an toàn.....................................................................15


iv
1.2.2.2. Tiêu thụ rau an tồn...................................................................19

1.2.3. Tổng quan các cơng trình đã cơng bố liên quan đến đề tài
nghiên cứu......................................................................................................31
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................33
2.1.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................33
2.1.2.Mục tiêu cụ thể............................................................................................33
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................33

2.3. Phạm vi và thời gian nghiên cứu........................................................33
2.4. Nội dung nghiên cứu………………………………………..……….33
2.5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………...………..34
2.6. Các chỉ tiêu chất lượng và Quy trình sản xuất rau an tồn…………...35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………………………..36
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu
thụ rau an tồn ở huyện Lương Sơn tỉnh Hịa Bình……………………..…….36
3.1.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………..……..36
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ………………………………….…………36
3.1.3. Những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau
an toàn ở huyện Lương Sơn……………………………………………..…………40
3.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn trên đại bàn huyện Lượng Sơn, tỉnh
Hịa Bình…………………………………………………………….……….43
3.2.1. Kết quả đạt được trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện,
Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình thời gian qua……………………………..…………43
3.2.1.1. Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn chuyên canh………….43
3.2.1.2. Đầu tư cho các vùng quy hoạch……………………………………..44
3.2.1.3. Sản lượng rau an toàn và sản lượng rau cung cấp cho thị
trường…………………………………………………………………………………45


v
3.2.1.4. Tình hình sản xuất rau an tồn ở một số hộ điều tra………...….45
3.2.1.5. Những hạn chế trong sản xuất rau an tồn ở huyện Lương Sơn,
tỉnh Hịa Bình………………………………………………………………………..48
3.2.1.6. Ngun nhân của những hạn chế trong sản xuất rau an toàn….51
3.2.2. Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Lương Sơn…..52
3.2.2.1. Thực trạng tổ chức kênh tiêu thụ rau an toàn…………………….52
3.2.2.2. Những kết quả đạt được trong tiêu thụ rau an toàn ở Lương
Sơn…………………………………………………………………………………….54

3.2.2.3. Những hạn chế trong tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Lương
Sơn……………………………………………………………………………………….55
3.2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong tiêu thụ rau an toàn….57
3.2. Định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau
an toàn trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình ………………….….60
3.2.1. Định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an tồn trên địa
bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới…………………..…60
3.2.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất và phân phối rau an toàn….61
3.2.2.1. Đẩy mạnh quy hoạch vùng sản xuất………………………………..61
3.2.2.2. Xây dựng mơ hình sản xuất rau cho từng xã, thị trấn với quy mô
lớn theo các giống phù hợp với đồng đất ở huyện………………………………62
3.2.2.3. Củng cố và phát triển hệ thống phân phối nhằm tiêu thụ rau an
toàn qua các siêu thị, cửa hàng, các sạp chun kinh doanh rau an tồn…..62
3.2.2.4. Đa dạng hố các kênh phân phối, đồng thời đẩy mạnh gắn kết
giữa sản xuất – phân phối …………………………………………………………63
3.2.2.5. Xây dựng thương hiệu cho rau an toàn…………………………….66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GAP

Good Agricultural Practice>.

BVTV

Bảo vệ thực vật


HTX

Hợp tác xã

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Uỷ ban nhân dân

ADDA

Tố chức phi chính phủ của Đan Mạch

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

TDMNPB

Trung du miền núi phía Bắc

DHMT


Duyên hải Miền Trung

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐNB

Đông Nam Bộ

TN

Tây Nguyên

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT
2.1
2.2
2.3
2.4
3.1

3.2
3.3
3.4
3.5

Diện tích và sản lượng rau cả nước giai đoạn 2001-2010

Trang
20

Diện tích, năng suất, sản lượng rau các vùng 2 năm 2003,
2010

21

Tỷ lệ lựa chọn nhà cung cấp của các nhóm hộ gia đình

24

So sánh giá rau an tồn tại chợ bán bn Tân Bình và tại
siêu thị Metro

25

Tình hình nơng dân tham gia đào tạo nghề trơng rau an tồn
ở Lương Sơn

41

Diện tích và sản lượng rau tồn huyện Lương Sơn giai đoạn

2006-2010

44

Tình hình sản xuất rau an toàn ở huyện Lương Sơnthời kỳ
2006 - 2010

45

Tình hình sản xuất rau an tồn của nhóm hộ điều tra năm
2010

47

Chỉ tiêu kết quả đạt được về sản xuất rau an toàn ở Lương
Sơn giai đoạn 2006-2010

55

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ

STT

Trang

2.1

Sơ đồ kênh phân phối rau an toàn


21

3.1

Kênh phân phối rau an toàn ở huyện Lương Sơn

52

DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT

Tên đồ thị

Trang

3.1

Quy mô GTSX và GTGT huyện Lương Sơn từ năm 2005

39

đến năm 2010


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người
Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng rau ngày một cao khơng những về số lượng mà

cịn về chất lượng, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là
sản xuất rau an toàn mới được nhìn nhận và quan tâm từ những năm 90 của
thế kỷ XX. Cho đến nay các làng, các hợp tác xã sản xuất rau an tồn đã hình
thành và phát triển rộng khắp trong phạm vi cả nước. Sản xuất rau an toàn ra
đời làm thay đổi diện mạo của ngành rau Việt Nam: sản xuất không chỉ phục
vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng ra xuất khẩu, đóng góp khơng nhỏ vào
sự phát triển kinh tế đất nước nói chung.
Trong những năm qua, sản xuất rau an toàn đã phát triển nhằm cung
cấp ra thị trường tạo nguồn cung cấp phong phú và mang tính ổn định cho
một số nhà tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, các kỹ thuật sản xuất vẫn còn tập
trung chủ yếu vào phát triển số lượng hơn là chất lượng sản phẩm. Với việc
gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu các sản
phẩm rau an toàn có lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên cũng phải đối mặt với các
yêu cầu ngày càng tăng về an toàn thực phẩm , Đặc biệt là yêu cầu của người
tiêu dùng trong nước đối với rau an toàn chủ yếu như rau, củ, quả… Một số
giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên đã được triển khai, có kết quả ban
đầu, như xây dựng các mơ hình áp dụng VietGAP, GAHP, tăng cường kiểm
tra chất lương rau an toàn. Tuy nhiên, việc đảm bảo chất lương rau an toàn
vẫn là thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam do những khó
khăn trong việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, rủi ro do ô nhiễm môi
trường, biến đổi khí hậu. Do đó, cần có các giải pháp nhằm đảm bảo chất
lương rau an toàn một cách tổng thể và tập trung, điều phối được các nguồn
lực trong quá trình thực hiện.


2

Hiện nay các mơ hình trồng rau an tồn nhận được sự ủng hộ rất lớn
của người nông dân. Rau an tồn ngày càng khẳng định được vị trí của mình
với những tên tuổi như làng rau Vân Nội, rau Đà Lạt…, hệ thống các cửa

hàng bán rau an toàn. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển các vùng chun
canh rau an tồn cịn manh mún, nhỏ lẻ mang tính tự phát, hạn chế về trình độ
quản lý, khoa học cơng nghệ, quy trình sản xuất chưa theo tiêu chuẩn quốc tế,
chất lượng rau chưa được đảm bảo... Hơn nữa việc phân phối rau an tồn cịn
gặp nhiều khó khăn như: giá rau an toàn cao hơn nhiều giá rau thông thường,
người tiêu dùng hoang mang, lo ngại về nguồn gốc cũng như chất lượng nên
rất khó để tạo dựng lòng tin ở khách hàng...
Lương Sơn là huyện miền núi cửa ngõ phía đơng của tỉnh Hồ Bình,
cách thủ đơ Hà Nội 40 km, cách thành phố Hồ Bình 34 km. Là huyện nằm
trong quy hoạch vùng kinh tế động lực của tỉnh, có nhiều tiềm năng và lợi thế
phát triển nơng nghiệp hàng hóa cung cấp cho nhu cầu của các thành phố như
Hà Nội, Hịa Bình, các khu đô thị trong vùng. Trong những năm gần đây
huyện đã chú trọng phát triển sản xuất các loại nông sản thực phẩm để cung
cấp cho các thành phố và khu đơ thị, trong đó có rau an tồn. Huyện đã quy
hoạch một số vùng rau an toàn ở các xã có nhiều lợi thế và đã cung cấp cho
thị trường ngày càng nhiều rau an toàn. Tuy nhiên, cũng giống như tình hình
chung của các địa phương trong cả nước, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của
Lương Sơn vẫn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mơ sản
xuất và lợ ích của người trồng rau an toàn, cũng như quyền lợi người tiêu
dùng. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hồ Bình hiện nay” là rất cần
thiết và có ý nghĩa thực tiễn hiện nay.


3

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ RAU AN TỒN


Vấn đề rau an tồn ở Việt Nam thực tế mới được đề cập mạnh mẽ từ
những năm 90 của thế kỷ XX. Những năm qua nhận thức về vấn đề sản xuất
và tiêu thụ rau an toàn trên góc độ bảo vệ sức khỏe và chống ơ nhiễm môi
trường của người dân đã tăng lên đáng kể nhờ hoạt động truyền bá tích cực
của các nhà khoa học cũng như dư luận xã hội. Nhờ sự quan tâm của các cấp
chính quyền, các cơ quan chun mơn, các tổ chức nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ, sự hưởng ứng của người nông dân, ngành sản xuất
rau an tồn đã hình thành và bước đầu phát triển.
1.1. Cơ sở lý luận về rau an toàn
1.1.1. Quan niệm về rau an toàn
Rau an toàn là khái niệm dùng để chỉ các loại rau được canh tác trên
các diện tích đất có thành phần hóa thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm
soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón,
từ các chất bảo vệ thực vật, các chất thải sinh hoạt và công nghiệp tồn tại
trong đất đai), được sản xuất theo những quy trình nhất định, đặc biệt là quy
trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới.
Theo các chuyên gia, rau an toàn là loại rau mà ngay từ khâu gieo
trồng khơng bị bón phân đạm hoặc bón rất ít để tránh ơ nhiễm muối nitrat. Để
tránh ô nhiễm thuốc trừ sâu phải chọn loại giống cây khỏe chống được nhiều
sâu bệnh và chỉ được phun thuốc trừ sâu sinh học, tuyệt đối không được phun
thuốc trừ sâu hóa học. Trước khi thu hoạch tuyệt đối khơng được dùng thuốc
trừ sâu. Nếu vườn rau có sâu bệnh phải dùng cơn trùng có ích diệt sâu hoặc
con người phải trực tiếp bắt sâu. Ngồi ra, khơng tưới rau bằng nước thải của
địa phương, khu dân cư và các khu cơng nghiệp, vì nước thải cơng nghiệp và
nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hóa chất ơ nhiễm và vi trùng gây bệnh.


4

1.1.2. Điều kiện sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn của tổ chức GAP

<Good Agricultural Practice>
- Đất trồng: Cao ráo, thốt nước tốt, thích hợp với q trình sinh
trưởng và phát triển của rau. Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ và đất
thịt trung bình có tầng canh tác dày từ 20-30cm. Vùng trồng rau phải cách ly
với khu vực có chất thải cơng nghiệp và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải
sinh hoạt của khu dân cư, thành phố, thị trấn ít nhất 200m. Đất có thể chứa
một lượng nhỏ kim loại nhưng khơng chứa tồn dư hóa chất độc hại.
- Nước tưới: Vì trong rau xanh chứa trên 90% nước nên việc tưới nước
có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng rau an tồn. Nếu khơng có nước giếng
thì dùng nước ao, hồ không bị ô nhiễm.
- Giống: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng những cây con khỏe
mạnh, khơng có mầm bệnh. Phải biết rõ nguồn gốc nơi sản xuất hạt giống.
Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt
giống phải được xử lý hóa chất hoặc nhiệt. Trước khi trồng cây con xuống
ruộng cần xử lý sherpa 0.1% để phòng và trừ sâu hại sau này.
- Bảo vệ thực vật: Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm
độc I và II, khi thật cần thiết có thể dùng nhóm III và IV. Nên chọn loại thuốc
có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc trước
khi thu hoạch ít nhất 5-10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như
các loại hạt củ đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng
bệnh. Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng bệnh như: luân canh cây
trồng hợp lý, sử dụng giống tốt khơng bệnh, chăm sóc cây theo u cầu sinh lý.
- Thu hoạch, đóng gói: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá
già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo cho vào
bao bì, túi sạch trước khi đem đi tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì ghi rõ
địa chỉ nơi sản xuất để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.{Nguồn: Tạp
chí tiêu chuẩn đo lường chất lượng}.


5


1.1.3. Vai trị của sản xuất rau an tồn
Rau an tồn là một phần khơng thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của
Việt Nam. Phát triển sản xuất rau an tồn có vai trị rất quan trọng đối với nền
kinh tế - xã hội.
Phát triển sản xuất rau an toàn góp phần thỏa mãn nhu cầu ngày càng
cao và đa dạng của đời sống nhân dân. Chất lượng cuộc sống ngày càng được
nâng cao đặc biệt ở các thành phố và khu công nghiệp dẫn đến yêu cầu của
người tiêu dùng về chất lượng rau an toàn ngày càng khắt khe hơn.
Khi sử dụng rau khơng an tồn sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe của người tiêu dùng như: ảnh hưởng đến đường tiêu hóa (khi hàm lượng
nitorat (NO3) vượt tiêu chuẩn cho phép), đồng thời là tác nhân gây bệnh ung
thư (vì chất NO3 khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành nitorit (NO2)); hoặc khi
rau bị ơ nhiễm kim loại nặng (như chì, thuỷ ngân, đồng, kẽm…) có thể gây
nên những hậu quả khơn lường cho sức khoẻ, như ngộ độc cấp tính, có thể
dẫn đến tử vong đặc biệt đối với trẻ em; với những loại rau được bón bằng
phân bón hữu cơ truyền thống, phân chuồng, phân vi sinh có thể gây nên tiêu
chảy đối với người sử dụng.
Như vậy có thể thấy vai trị quan trọng của rau an tồn đối với sức
khoẻ cộng đồng. Thơng qua sản xuất và khuyến khích người tiêu dùng sử
dụng rau an tồn sẽ góp phần giảm bớt chi phí chữa bệnh, khắc phục hậu quả
ngộ độc, hạn chế dịch tiêu chảy cấp…
Phát triển sản xuất rau an tồn cịn có vai trị trong phát huy lợi thế của
nơng nghiệp nhiệt đới. Rau an tồn là mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng bởi
nhu cầu tiêu dùng rau an toàn tại các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Hoa Kỳ, EU là rất lớn.
Phát triển sản xuất rau an tồn góp phần cải thiện thu nhập cho người
nông dân. Trên thực tế, thu nhập từ sản xuất rau an toàn thường cao gấp 5 đến
10 lần trồng lúa, ví dụ như dưa chuột năng suất 28tấn/ha cho thu nhập khoảng
21 triệu một năm, cao gấp 3 lần trồng lúa. Đồng thời, phát triển sản xuất rau



6

an tồn góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động đặc biệt là
những đối tượng có sức khỏe kém khơng có khả năng lao động nặng.
Phát triển sản xuất rau an toàn đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và
chất lượng cho ngành công nghiệp chế biến nơng sản, góp phần tăng khả năng
cạnh tranh của sản phẩm nông sản qua chế biến, nâng cao tỷ trọng công
nghiệp chế biến trong GDP của đất nước. Qua đó góp phần đưa Việt Nam cơ
bản trở thành nước cơng nghiệp vào năm 2020.
Ngồi ra, phát triển sản xuất rau an tồn cịn góp phần bảo vệ mơi
trường sinh thái, chống ơ nhiễm nguồn đất, nguồn nước…
Tóm lại, phát triển sản xuất rau an tồn có ý nghĩa rất to lớn xét cả về
mặt kinh tế và xã hội.
Về mặt kinh tế, phát triển sản xuất rau an toàn góp phần cải thiện thu
nhập cho người nơng dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng tiến bộ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển sản
xuất rau an tồn góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch
vụ du lịch, ăn uống nhà hàng; thúc đẩy xuất khẩu... Hơn nữa, khi phát triển
sản xuất rau an toàn, xã hội sẽ giảm đi được đáng kể những chi phí phải bỏ ra
để khắc phục ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nguồn đất, nước...).
Về mặt xã hội, phát triển sản xuất rau an tồn tạo cơng ăn việc làm cho
nhiều nơng dân, góp phần giảm bớt thời gian nơng nhàn ở khu vực nơng thơn;
mặt khác, góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi
thành viên trong xã hội, tạo nên được một xã hội khỏe mạnh, ít bệnh tật,
người lao động sẽ có thể chất tốt để cống hiến nhiều hơn cho đất nước.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố với
mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có thể chia thành các nhóm nhân tố như sau:

nhóm nhân tố tự nhiên, nhóm nhân tố kỹ thuật, nhân tố lao động và nhóm các
nhân tố khác.
1.1.4.1. Nhóm nhân tố tự nhiên


7

Nhóm nhân tố này chỉ ảnh hưởng chủ yếu tới sản xuất rau an toàn, bao
gồm các yếu tố:
a. Đất trồng.
Đất là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định năng suất và chất lượng
rau an toàn. Đất màu mỡ cho năng suất cao, đất khơng nhiễm chì, kim loại
nặng, hóa chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh đảm bảo chất lượng rau an toàn.
Chọn đất để canh tác phải phù hợp với yêu cầu sinh lý của từng loại
rau. Các loại rau hầu hết không chịu được ngập úng nhưng rất cần nước. Do
vậy cần chọn vùng không bị ảnh hưởng của ngập úng trong mùa mưa, thiếu
nước cho mùa khô. Đất tốt cho rau là đất cát pha, đất thịt xốp dễ thốt nước.
Đất có độ chua từ hơi chua đến trung tính (pH từ 5 đến 7).
Rau có thời gian sinh trưởng ngắn nên địi hỏi sự luân canh thường
xuyên trong quá trình gieo trồng. Do vậy, cần bố trí thành từng ơ, thửa, từng
khu vực để thuận tiện cho việc luân canh, chăm sóc cũng như cơ giới hóa.
Hiện nay, những mơ hình trồng rau an tồn khơng cần đất đã được
triển khai thực hiện song giá thành sản xuất cao hơn trồng rau trên đất canh
tác. Do vậy, việc cải tạo và bảo vệ diện tích đất trồng rau an tồn là vấn đề
cần được quan tâm.
b. Khí hậu và nguồn nước.
Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ
cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh tăng vụ ở từng địa phương. Sự phân
mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ rau an tồn.
Thời tiết có tác động kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và lan tràn sâu

bệnh cho rau, chủ yếu là tác động tiêu cực. Những thiên tai như mưa đá, lũ
lụt, hạn hán, bão gây thiệt hại lớn cho rau an tồn. Ví dụ như cuối năm 2006
cơn mưa đá đã làm mất trắng nhiều diện tích rau ở Đơng Anh và Vĩnh Phúc.
Khí hậu là một trong những nhân tố có vai trị quan trọng để phát triển
đa dạng các chủng loại rau. Ở Việt Nam, khí hậu nhiệt đới ẩm cùng 7 vùng
sinh thái khác nhau tạo khả năng luân canh với 80 loại rau đang được canh tác


8

gồm cả rau ôn đới và rau nhiệt đới như: bắp cải, cải thảo, cải làn, bó xơi, rau
muống, rau thơm các loại…
Nước tưới là vấn đề rất được quan tâm, tưới nước là một quy trình
quan trọng trong chăm sóc cây trồng đặc biệt là rau xanh. Rau cần được tưới
bằng nước sạch không bị ô nhiễm. Do vậy, việc bảo vệ nguồn nước, xây dựng
hệ thống cấp thoát nước đảm bảo cho việc tưới tiêu là cần thiết. Hiện nay
nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi chất thải cơng nghiệp và chất thải
sinh hoạt, cần có sự can thiệp của các cơ quan chức năng trong việc xử lý chất
thải. Bên cạnh đó người trồng rau cũng cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm
đối với việc sử dụng nước tưới.
1.1.4.2. Nhóm nhân tố kỹ thuật.
Nhóm nhân tố kỹ thuật bao gồm: Giống và việc chọn giống; Phân bón
và việc sử dụng phân bón; Cơng tác bảo vệ thực vật và Khoa học kĩ thuật.
a) Về giống và việc chọn giống.
Giống là loại vật tư kỹ thuật đặc biệt, là tư liệu sản xuất quan trọng
trong việc trồng rau. Đủ giống, giống có chất lượng tốt thì mới chủ động được
thời điểm gieo trồng, chủ động tạo ra sản phẩm đáp ứng tốt kế hoạch tiêu thụ
sản phẩm.
Khi lựa chọn giống cần chú ý đến yếu tố chất lượng hạt giống: tỷ lệ nảy
mầm phải đạt trên 85%, độ sạch phải trên 98%, độ ẩm nhỏ hơn 10%, khơng

có hiện tượng bị sâu mọt.
Có rất nhiều loại giống khác nhau trên thị trường nên cần phải lựa
chọn giống phù hợp với đất trồng, thời tiết. Có những giống chuyên gieo
trồng cho mùa mưa, có giống chuyên gieo trồng trong mùa khô… Người nông
dân cần nắm bắt chính xác những thơng tin về giống để lựa chọn giống tốt
cho hiệu quả kinh tế.
Giống còn là nhân tố quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh tổng
hợp. Do vậy trước khi gieo trồng, hạt giống phải được xử lý hóa chất hoặc
nhiệt, cây giống phải được xử lý sherpa 0.1%.


9

Việc chọn giống như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên trên thực tế khâu lựa chọn giống vẫn chưa được chú ý. Người trồng
rau vẫn chủ yếu lựa chọn giống theo kinh nghiệm mà không chú ý đến các
thông số kỹ thuật, do vậy việc phòng trừ sâu bệnh tổng hợp gặp rất nhiều khó
khăn, ngày càng nhiều loại sâu bệnh mới phá hoại mùa màng. Để khắc phục
tình trạng trên, phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn kết hợp với Chi
cục bảo vệ thực vật thường xuyên tổ chức tập huấn và giúp đỡ người nông
dân trong công tác chọn giống.
b) Về phân bón và việc sử dụng phân bón
Rau chủ yếu là cây ngắn ngày đặc biệt là rau ăn lá nhưng cho khối
lượng sản phẩm rất lớn. Do vậy, cây trồng đã lấy đi từ đất một lượng dinh
dưỡng tương ứng. Lượng dinh dưỡng có được là do q trình phân giải của vi
sinh vật và phần lớn còn lại thơng qua con đường bón phân.
Trong canh tác rau, phân hữu cơ có vai trị rất quan trọng. Ngồi việc
cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng NPK cho cây, phân hữu cơ còn cung
cấp các nguyên tố vi lượng khơng thể thiếu trong q trình phát triển và tạo
năng suất của rau như: Bo, Mn, coban, kẽm,… Phân hữu cơ cịn góp phần làm

tơi xốp đất, tăng độ mùn cải tạo đất, giữ ẩm cho đất trong mùa khô và hạn chế
sự thất thốt phân bón. Có nhiều loại phân hữu cơ vi sinh rất tốt để sử dụng
cho rau đặc biệt là những loại phân có chứa các loại vi sinh vật đối kháng (kí
sinh thiên địch). Khi bón vào đất chúng sẽ phát triển làm hạn chế sự phát triển
của các loại vi sinh vật gây bệnh cho cây.
Ngồi ra phân hóa học cũng là loại phân cung cấp nguyên tố đa lượng
cho cây chủ yếu là NPK. Việc sử dụng phân bón hóa học làm cho năng suất
cao nhưng tiềm ẩn nguy cơ tồn đọng dư lượng độc tố trong rau, ảnh hưởng tới
chất lượng rau và sức khỏe của người tiêu dùng. Với những công dụng và mặt
trái nêu trên, việc bón phân phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt, đảm
bảo đúng nồng độ, liều lượng cũng như thời gian.


10

c) Về công tác bảo vệ thực vật
Rau là cây trồng chứa nhiều dinh dưỡng nên có rất nhiều sâu bệnh,
chúng phá hại quanh năm. Rau có thời gian sinh trưởng ngắn nên khi gặp điều
kiện bất lợi sẽ phát triển kém và khả năng phục hồi chậm so với sự tái sinh
của sâu bệnh. Rau sản xuất quanh năm nên sâu bệnh dễ lây lan, không thể xử
lý triệt để được. Vì vậy, trang bị các kiến thức về bảo vệ thực vật cũng như
các thông tin về thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho sản xuất để kịp thời phòng
trừ sâu bệnh là cần thiết.
Để đảm bảo chất lượng rau an toàn, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
cần phải được thực hiện đúng quy trình, đúng nồng độ, đúng chủng loại, đủ
thời gian cách ly. Ngược lại nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng
quy cách dẫn đến chất lượng rau không được đảm bảo, đồng thời cịn gây ơ
nhiễm nguồn nước, ơ nhiễm đất và ảnh hưởng tới sức khoẻ của chính bản thân
người sản xuất.
d) Về khoa học kĩ thuật.

Khoa học kĩ thuật là nhân tố ảnh hưởng tới cả sản xuất và phân phối
rau an toàn.
Khoa học kĩ thuật phát triển cho phép sản xuất rau an toàn tránh được
những ảnh hưởng xấu của thời tiết. Nhà kính, nhà lưới, bạt nilon, hệ thống
tưới tiêu tự động…là những công cụ hữu ích giúp nơng dân chủ động hơn
trong sản xuất rau an toàn.
Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển cịn giúp cho việc cung cấp thơng
tin về sản phẩm rau an toàn như giá cả, sức mua,… được đầy đủ và nhanh
chóng. Việc trang bị hệ thống kiểm tra nhanh chất lượng rau an toàn tại chợ
lớn, siêu thị mà khơng cần thơng qua phịng thí nghiệm, tạo điều kiện cho
người tiêu dùng dễ dàng nắm bắt được thông tin về rau an tồn, củng cố lịng
tin của người tiêu dùng.


11

1.1.4.3. Nhân tố lao động và trình độ lao động
Con người là nhân tố tác động trực tiếp tới chất lượng của rau. Con
người quyết định chất lượng rau thông qua q trình bón phân, tưới nước,
chăm sóc và thu hoạch. Chất lượng rau cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào
hiểu biết của người nông dân về kỹ thuật trồng rau, ý thức trách nhiệm đối với
việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chống ô nhiễm môi trường. Do vậy nông dân
cần được trang bị: hiểu biết về giống; hiểu biết về dinh dưỡng cây trồng; kiến
thức về phòng trừ sâu bệnh; biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật phục vụ sản
xuất; biết tổ chức sản xuất; hiểu biết về thị trường; ý thức bảo vệ sức khỏe
cộng đồng, chống ô nhiễm môi trường.
1.1.4.4. Các nhân tố khác
a) Về vai trò của Nhà nước
Nhà nước với vai trò quản lý vĩ mơ có tác động rất lớn đến sản xuất rau
an toàn. Nhà nước thực hiện các chức năng định hướng như tạo điều kiện môi

trường, điều tiết và kiểm tra thơng qua hệ thống chính sách và pháp luật.
b) Tác động của các ngành kinh tế
Giữa các ngành kinh tế trong một quốc gia ln có mối quan hệ hỗ trợ
lẫn nhau cùng phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Các ngành như công nghệ sinh học, ngành công nghiệp chế biến mà cụ thể là
chế biến rau quả có ảnh hưởng rất lớn đối với sản xuất rau an tồn. Ngành
cơng nghệ sinh học có vai trị cung cấp cho sản xuất rau an toàn các yếu tố
phục vụ sản xuất như giống, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp
khác. Ngành công nghiệp chế biến, thu mua các sản phẩm rau an toàn là nơi
tiêu thụ lớn của rau an tồn. Cơng nghiệp chế biến phát triển góp phẩn ổn
định đầu ra cho các sản phẩm rau an tồn.
c) Mức thu nhập của người dân
Trình độ kinh tế phát triển dẫn đến mức sống của người dân được nâng
lên; đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn. Khi những nhu cầu vật chất tối thiểu như ăn, mặc, ở… được thỏa mãn


12

thì vấn đề an tồn sẽ được quan tâm nhiều hơn, nhu cầu tiêu dùng rau an toàn
tăng lên. Từ chỗ có đủ rau ăn đến rau ngon, rau chất lượng và rau sạch... đã
thúc đẩy việc mở rộng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
1.2. Cơ sở thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
1.2.1. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực về sản xuất và kinh doanh
rau an tồn.
Trong khu vực Đơng Nam Á và châu Á, nhiều nước có điều kiện kinh
tế- xã hội cũng như điều kiện tự nhiên giống Việt Nam như Trung Quốc, Thái
Lan, Ấn Độ, Malaysia. Nhiều quốc gia có những thành cơng lớn trong sản
xuất và tiêu thụ rau an toàn như Thái Lan, Trung Quốc.
Bài học kinh nghiệm về sự thành công của các nước được tổng kết qua

một số khía cạnh sau:
Một là, chủ động liên kết giữa các nơng hộ, các trang trại.
Mơ hình liên kết sản xuất được Thái Lan vận dụng rất hiệu quả. Khó
khăn lớn nhất khi thực hiện liên kết sản xuất là người khởi xướng nhưng tại
Thái Lan người khởi xướng thường là các nông hộ, các trang trại có diện tích
trồng rau lớn. Họ liên minh với nhau cùng soạn thảo một kế hoạch sản xuất
dựa theo tiêu chuẩn nhập khẩu của những thị trường muốn xuất khẩu như liên
minh châu Âu, Mỹ, Nhật… Sau đó họ đề nghị chính quyền địa phương thay
đổi chính sách hoặc bổ sung một số ưu đãi về vốn, đất đai và liên kết với các
trường đại học, các viện nghiên cứu nhờ cung cấp kĩ thuật và hỗ trợ huấn
luyện. Đã có bốn tỉnh là Nakornpathom, Ratchabun, Karnchanaburi,
Sunpanburi thực hiện rất thành cơng với diện tích 32.500ha của 2.000 nơng
hộ. Hiện nay các sản phẩm rau an toàn của Thái Lan được phép bày bán tại
các siêu thị hàng đầu ở Anh, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Nhật là Mark& Spencer,
Safeway, Tesco, Albert Hein.
Hai là, tổ chức và phát triển liên kết liên doanh.
Trung Quốc là một quốc gia thành công trong việc tổ chức mối quan hệ


13

liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và kinh doanh rau an tồn. Họ đã xây
dựng nhiều mơ hình liên kết tiên tiến như:
- Cơng ty + Trang trại + Hộ nông dân
- Thị trường + Cơ sở sản xuất + Hộ nông dân
- Hợp tác xã + Xí nghiệp + Hộ nơng dân
- Hiệp hội + Xí nghiệp chế biến + Hộ nông dân.
Trong những năm qua ngành rau Trung Quốc phát triển rất mạnh, đấy
có thể coi là mơ hình tốt để các nhà sản xuất và kinh doanh rau an toàn nước
ta tham khảo và vận dụng.

Ba là, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong khâu tạo giống và cải thiện cơ cấu
giống hợp lý. Đây là khâu đột phá quan trọng tạo ra những sản phẩm rau an
toàn cho chất lượng cao đặc biệt là giá trị dinh dưỡng cao. Nếu như chỉ dựa
vào những giống rau truyền thống của nước nhà đã có từ bao đời nay thì
khơng đáp ứng được u cầu ngày càng cao về chất lượng của người tiêu
dùng. Từ đó một số nước đã nhập khẩu những giống mới về và tiến hành lai
tạo để có được giống mới vừa thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu bản địa
vừa cho năng suất chất lượng cao thoả mãn tốt các yêu cầu của người tiêu
dùng. Một số nước châu Á có khí hậu nhiệt đới và ơn đới mà điển hình là
Trung Quốc cịn thành cơng ở việc đưa vào những loại rau của xứ hàn nhằm
thoả mãn nhu cầu của các nước có khí hậu hàn đới.
Bốn là, hệ thống văn bản pháp quy đối với sản xuất và kinh doanh rau
an toàn.
Trung Quốc và Thái Lan là hai quốc gia có những quy định chặt chẽ và
khắt khe đối với các sản phẩm rau an toàn. Trước thực tế địi hỏi về vệ sinh an
tồn thực phẩm ngày càng cao của người tiêu dùng đặc biệt là các thị trường
khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản…đối với các sản phẩm rau an tồn, bộ Nơng
nghiệp Thái Lan đã soạn thảo văn bản pháp quy về xuất khẩu rau quả. Là
nước xuất khẩu lớn trên thế giới về một số loại rau như măng tây, bắp non


14

nên các nhà sản xuất và xuất khẩu rau an tồn cần phải có chứng chỉ của bộ
Nơng nghiệp thì những sản phẩm đó mới đủ tư cách xuất khẩu, nếu không sẽ
không đủ tiêu chuẩn để tham gia vào thị trường xuất khẩu. Rau an toàn của
Trung Quốc phải có mã vạch cụ thể, trên bao bì ghi rõ nơi sản xuất, nơi tiêu
thụ để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Những bài học kinh nghiệm trên là sự đầu tư đúng hướng, có hiệu quả đối

với ngành rau. Việt Nam cần phải học tập những kinh nghiệm đó để phát triển
sản xuất và hệ thống phân phối rau an toàn đúng với tiềm năng của đất nước.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an tồn ở Việt Nam
1.2.2.1. Sản xuất rau an toàn
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện
có trên 1,4 triệu ha rau, quả cho thu hoạch trên 6,5 tấn triệu trái cây, 9,6 triệu tấn
rau với tiềm năng rất lớn về xuất khẩu.
Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng rau cả nước
giai đoạn 2001 - 2010
Năm

Diện tích (1.000 ha)

Sản lượng (1.000 tấn)

2001

514,6

6.777,6

2002

560,6

7.485,0

2003

577,8


8.183,8

2004

605,9

8.876,8

2005

635,8

9.640,3

2006

666,9

10.131,5

2007

696,8

10.824,5

2008

748,8


11.314,0

2009

779,7

12.021,4

2010

850,5

12.780,3

<Nguồn: Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn và phụ lục 01, 03>
Đã hình thành nên các vùng chuyên canh rau lớn ở Đồng bằng sông
Hồng, Đồng bằng Sông cửu Long và Đông Nam Bộ. Phát triển nghề trồng rau
không những giải quyết tốt việc làm cho lực lượng lao động nông thôn, chuyển


15

dịch cơ cấu cây trồng mà còn nâng cao thu nhập cho người sản xuất rau ở các
vùng sản xuất thâm canh.
Trong những năm qua ngành rau Việt Nam không ngừng phát triển cả
về diện tích và sản lượng. Qua bảng 2.1 cho thấy, về diện tích năm 2001 có
514,6 nghìn ha thì đến năm 2010 diện tích đã tăng lên 850,5 nghìn ha, gấp 1,6
lần. Về sản lượng cũng tăng mạnh từ 6.777,6 nghìn tấn lên 12.780,3 nghìn
tấn, gấp sấp xỉ 1,9 lần. Sản xuất rau trong thời gian qua ngày càng có tính

chun canh cao.
Năm 2010 tổng diện tích trồng rau đạt 850,5 nghìn ha, trong đó vùng
đồng bằng sông Hồng chiếm 32,4% tổng sản lượng, vùng đồng bằng sông
Cửu Long chiếm 28,5% tổng sản lượng. Đà Lạt là vùng chuyên canh rau phục
vụ cho xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ của thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua
bảng 2.2.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng rau
ở các vùng trong 2 năm: 2003 và 2010

Vùng

Diện tích
(1.000 ha)
2003
2010

Năng suất
(tấn/ ha)
2003
2010

Cả nước

577,8

850,5

12,60

15,19


8.183,8

12.780,3

1

ĐBSH

158,1

158,6

15,70

18,21

1.988,9

2.879,6

2

TDMNPB

60,7

94,2

10,51


11,16

637,8

1.050,9

3

BTB

52,7

72,9

8,12

9,83

427,8

716,5

4

DHNTB

30,9

44,7


10,90

14,76

336,7

659,6

5

TN

25,1

60,1

17,75

20,07

445,6

1.206,1

6

ĐNB

64,2


73,9

9,42

11,52

604,9

851,2

7

ĐBSCL

99,3

162,5

13,60

17,03

1.350,5

2.767,6

STT

Sản lượng

(1.000 tấn)
2003
2010

<Nguồn: Dự án “Xây dựng mơ hình quản lý sản xuất rau an toàn vùng ĐBSH>.

Hiện nay rau được sản xuất theo hai phương thức: tự cung tự cấp và sản
xuất hàng hóa, trong đó sản xuất rau hàng hóa tập trung ở một số vùng chủ


×