Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán IFRS 10 IFRS 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN IFRS 10 &
IFRS 12 TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP
DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN IFRS 10 & IFRS 12
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM XUÂN THÀNH



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn thạc sĩ do chính tơi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của người hướng dẫn khoa học.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa tửng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Tất cả những nội dung được thừa kế, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều
được tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham
khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Phụng



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
a. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
b. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................... 4
6. Bố cục luận văn ..................................................................................................... 4
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................... 5
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƢỚC NGỒI ................................... 5
1.1.1. Nội dung các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến đề tài luận văn ............... 5
1.1.2. Đánh giá chung về những nghiên cứu trƣớc đã thực hiện ở nƣớc ngoài . 10
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC ................................ 10
1.2.1. Nội dung các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến đề tài luận văn ............. 10
1.2.2. Đánh giá chung về những nghiên cứu trƣớc đã thực hiện ở trong nƣớc . 12
1.3. KHE HỔNG TRONG NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN IFRS 10 & IFRS 12
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG/NGOÀI NƢỚC & CÁC VẤN ĐỀ
TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN TRONG LUẬN VĂN ................ 20
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 23


2.1. CHUẨN MỰC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) ............... 23
2.1.1. Giới thiệu chung về IFRS ............................................................................. 23
2.1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 23
2.1.1.2. Sự ra đời của chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế IFRS ................... 23
2.1.1.3. Đặc điểm của IFRS ..................................................................................... 24
2.1.1.4. Lợi ích của việc áp dụng IFRS .................................................................... 25
2.2. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC TRONG VIỆC ÁP DỤNG IFRS VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC ÁP DỤNG
IFRS TẠI VIỆT NAM ............................................................................................ 26

2.2.1. Kinh nghiệm ở nƣớc Indonesia và Malaysia .............................................. 26
2.2.2. Kinh nghiệm ở nƣớc Jamaica ...................................................................... 27
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng IFRS tại Việt Nam ....................... 27
2.2.4. Một số giải pháp cho việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.............................. 29
2.3. GIỚI THIỆU VỀ IFRS 10 VÀ IFRS 12 ......................................................... 30
2.3.1. Lý do ban hành IFRS 10 và IFRS 12 .......................................................... 30
2.3.2. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế theo IFRS 10 .................................. 30
2.3.2.1. Giới thiệu về IFRS 10 ................................................................................... 30
2.3.2.2. Quy định trong IFRS 10 ............................................................................... 31
2.3.2.3. Tính kỷ luật trong IFRS 10 .......................................................................... 32
2.3.3. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế theo IFRS 12 .................................. 34
2.3.3.1. Giới thiệu về IFRS 12 ................................................................................... 34
2.3.3.2. Quy định trong IFRS 12 ............................................................................... 35
2.3.3.3. Tính trừng phạt đối với việc công bố thông tin yêu cầu trong IFRS 12 ...... 35
2.3.4. Các ví dụ minh họa về IFRS 10 và IFRS 12 ............................................... 37
2.3.4.1. Kiểm sốt mà khơng có phần lớn quyền bỏ phiếu ....................................... 37
2.3.4.2. Mối quan hệ đại lý........................................................................................ 41
2.3.4.3. Quyền bầu cử tiềm ẩn .................................................................................. 43
2.4. MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH KỶ LUẬT VÀ
TÍNH TRỪNG PHẠT TRONG VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTCHN ........ 44


2.4.1. Lý thuyết thơng tin hữu ích .......................................................................... 44
2.4.1.1. Nội dung lý thuyết ........................................................................................ 44
2.4.1.2. Áp dụng lý thuyết này cho vấn đề liên quan đến tính kỷ luật và tính trừng
phạt trong việc lập và trình bày BCTCHN của các CTNY ....................................... 45
2.4.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ............................................................. 46
2.4.2.1. Nội dung lý thuyết đại diện .......................................................................... 46
2.4.2.2. Áp dụng lý thuyết này cho vấn đề liên quan đến tính kỷ luật và tính trừng
phạt trong việc trình bày và công bố thông tin của các CTNY ................................. 47

2.4.3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng................................................................. 48
2.4.3.1. Nội dung lý thuyết ........................................................................................ 48
2.4.3.2. Áp dụng lý thuyết này cho vấn đề liên quan đến tính kỷ luật và tính trừng
phạt trong việc lập và trình bày BCTCHN của các CTNY ....................................... 49
2.4.4. Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin ........................................................... 50
2.4.4.1. Nội dung lý thuyết ........................................................................................ 50
2.4.4.2. Áp dụng lý thuyết này cho vấn đề liên quan đến tính kỷ luật và tính trừng
phạt trong việc lập và trình bày BCTCHN của các CTNY ....................................... 50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 52
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 53
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................................... 53
3.1.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 53
3.1.1.1. Nghiên cứu sơ bộ.......................................................................................... 53
3.1.1.2. Nghiên cứu chính thức ................................................................................. 54
3.1.2. Mơ hình đánh giá việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp niêm yết trên
SGDCK TP. HCM ................................................................................................... 54
3.1.3. Thang đo nghiên cứu .................................................................................... 56
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 58
3.2.1. Phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................................ 58
3.2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ........................................................................... 58
3.2.3. Các kiểm định trong mơ hình hồi quy......................................................... 60


3.2.3.1. Kiểm chứng các giả định của mơ hình hồi quy ............................................ 60
3.2.3.2. Kiểm định độ phù hợp và ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mơ hình ..... 63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 65
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ...................................................................... 66
4.1. THÔNG TIN MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ................................................ 66
4.2. ĐÁNH GIÁ THANG ĐO ................................................................................. 67
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số cronbach’alpha ................ 67

4.2.1.1. Thang đo nhu cầu cung cấp thông tin .......................................................... 67
4.2.1.2. Thang đo tính bắt buộc ................................................................................ 68
4.2.1.3. Thang đo mức độ phức tạp........................................................................... 69
4.2.1.4. Thang đo lợi ích áp dụng ............................................................................. 70
4.2.1.5. Thang đo tính minh bạch.............................................................................. 71
4.2.1.6. Tính kỷ luật và trừng phạt trong IFRS 10 & IFRS 12.................................. 72
4.2.1.7. Khả năng áp dụng IFRS 10 & IFRS 12 ....................................................... 73
4.2.2. Phân tích nhân tố EFA ................................................................................. 75
4.2.2.1. Phân tích nhân tố EFA đối với biến độc lập ................................................ 75
4.2.2.2. Phân tích nhân tố với thang đo khả năng áp dụng ...................................... 77
4.3. KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..................... 79
4.3.1. Kiểm định các giả định của mơ hình hồi quy ............................................. 79
4.3.1.1. Giả định khơng có hiện tượng đa cộng tuyến .............................................. 80
4.3.1.2. Giả định phương sai và phần dư không đổi ................................................. 81
4.3.1.3. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư .................................................. 82
4.3.1.4. Giả định về tính độc lập của phần dư .......................................................... 83
4.3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy .............................................. 84
4.3.3. Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................ 85
4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ ................................................................................ 88
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................ 90
5.1. KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................... 92
5.2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 94


5.2.1. Đối với doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TP.HCM ............................ 94
5.2.2. Đối với Bộ Tài chính ..................................................................................... 95
5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO ....................................................................................................................... 96
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................ 96
5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................... 96

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTCHN

Báo cáo tài chính hợp nhất

CMKT

Chuẩn mực kế tốn

CMKTQT

Chuẩn mực kế tốn quốc tế

CTKT

Cơng ty kiểm tốn

CTNY


Cơng ty niêm yết

DISCL

Financial disclosures – Cơng bố thơng tin tài chính

DN

Doanh nghiệp

FASB

Hội đồng chuẩn mức Kế tốn tài chính Mỹ

IASB

Hội đồng chuẩn mực Kế tốn quốc tế

IFC

Tổ chức Tài chính Quốc tế

IFRS

International Financial Reporting Standards (Chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế)

MBTT


Minh bạch thơng tin

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTCK

Thị trường chứng khốn

TTTC

Thơng tin tài chính

SGDCK

Sở giao dịch chứng khốn

UBCK

Ủy ban chứng khốn


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 1.1

Tên gọi
Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước trong và ngồi nước có
liên quan đến luận văn


Trang
13

Bảng 3.1

Thang đo nghiên cứu

56

Bảng 4.1

Mô tả mẫu nghiên cứu

66

Bảng 4.2

Độ tin cậy thang đo nhu cầu cung cấp thơng tin

67

Bảng 4.3

Độ tin cậy thang đo tính bắt buộc

68

Bảng 4.4


Độ tin cậy thang đo mức độ phức tạp

69

Bảng 4.5

Độ tin cậy thang đo lợi ích áp dụng

70

Bảng 4.6

Độ tin cậy thang đo tính minh bạch

71

Bảng 4.7

Độ tin cậy thang đo kỷ luật và trừng phạt trong IFRS 10 &
IFRS 12

72

Bảng 4.8

Độ tin cậy thang đo khả năng áp dụng IFRS 10 & IFRS 12

73

Bảng 4.9


Tóm tắt biến sau đánh giá độ tin cậy thang đo

74

Bảng 4.10 Phân tích EFA biến độc lập

75

Bảng 4.11 Phân tích EFA biến phụ thuộc AD

77

Bảng 4.12 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

81

Bảng 4.13 Bảng kết quả hồi quy kiểm định mơ hình

84

Bảng 4.14 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình tổng thể

84

Bảng 4.15 Bảng kết quả kiểm định mơ hình

86

Bảng 4.16 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết


87


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình

Tên gọi

Trang

Hình 3.1

Mơ hình nghiên cứu đề xuất

55

Hình 4.1

Đồ thị phân tán

82

Hình 4.2

Biểu đồ tần số với phần dư chuẩn hóa

83



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Việc lập báo cáo tài chính theo IFRS là một điều cịn khá mới mẻ ở Việt Nam.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn lập báo cáo theo các chuẩn mực
Việt Nam (VAS/VFRS). Tuy nhiên, trước xu thế tồn cầu hố và hội nhập khu vực,
việc duy trì VAS/VFRS cho các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được xem là
một trong những rào cản để thu hút đầu tư từ nước ngồi, thu hút vốn ngoại có giá
thấp trên các thị trường vốn quốc tế. Vì vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp nâng tầm cạnh
tranh quốc tế cũng để Việt Nam có thể nhanh chóng hội nhập, nhu cầu phải áp dụng
IAS/IFRS Việt Nam hiện nay đang cấp bách hơn bao giờ hết.
Tại hội thảo “IFRS – Định hướng và lộ trình áp dụng tại Việt Nam” do Bộ
Tài Chính, phối hợp cùng Hiệp hội kế tốn cơng chứng Anh Quốc ACCA tổ chức
vào ngày 21/12/2016 (tại TP.HCM) và ngày 23/12/2016 (tại Hà Nội), Bộ Tài Chính
đã lấy ý kiến của các đại biểu, những chuyên gia kinh nghiệm trong nghề , các
giảng viên đại học về tính cấp thiết của việc chuyển đổi hệ thống chuẩn mực báo
cáo tài chính, cũng như hình thức, và các phương án áp dụng chuẩn mực báo cáo
quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm định hướng ứng dụng chuẩn mực kế toán
IFRS đồng bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp được niêm
yết trên thị trường chứng khoán.
Việc công bố theo IFRS 10 và IFRS 12 là một trong những phát triển gần đây
nhất trong IFRS, nó đã đưa ra các quy định cụ thể nhằm đối phó với một cuộc
khủng hoảng tài chính tồn cầu và xem xét làm thế nào mơ típ quyền lực có thể tác
động tạo ra những thay đổi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp để kiểm sốt
và xử lý những hoạt động tinh vi và những trường hợp không tuân thủ IFRS 10 và
IFRS 12 của các tổ chức nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức tuân thủ

theo quy định mới về kế tốn và đảm bảo tính minh bạch và thống nhất trong hệ
thống tài chính.
Việc triển khai chuẩn mực IFRS 10 và IFRS 12 sẽ giúp cho việc lập báo cáo


2

tài chính ở các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp được niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam nói riêng được đồng bộ, chuẩn xác và minh bạch.
Tuy nhiên việc ứng dụng chuẩn mực IFRS 10 và IFRS 12 tại các doanh nghiệp này
cịn nhiều khó khăn và chưa phổ biến rộng rãi. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm tìm
hiểu những nội dung, quy định, phạm vi áp dụng của chuẩn mực kế toán quốc tế
theo tiêu chuẩn IFRS 10 và IFRS 12, bên cạnh đó sẽ nghiên cứu tính kỷ luật và
trừng phạt trong hai tiêu chuẩn này để làm cơ sở ra quyết định cho các doanh
nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đó là lý do tác giả
chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán
IFRS 10 và IFRS 12 tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán TP.HCM” làm đề tài nghiên cứu.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn thực hiện xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố đến khả năng áp dụng CMKTQT IFRS 10 và IFRS 12 tại các CTNY ở Việt Nam.
Từ việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng,
luận văn sẽ đề xuất một số nội dung nhằm tăng cường khả năng áp dụng CMKTQT
IFRS 10 và IFRS 12 tại các CTNY ở Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, có 2 câu hỏi nghiên cứu được đề ra như sau:
(1) Thực trạng khả năng áp dụng CMKTQT IFRS 10 và IFRS 12 tại các CTNY
ở Việt Nam trong thời gian qua?

(2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng áp dụng CMKTQT IFRS 10 và
IFRS 12 tại các CTNY ở Việt Nam, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và mối
tương quan giữa chúng với nhau?
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

a.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn

mực kế toán IFRS 10 và IFRS 12 tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch
chứng khoán TP.HCM và những vấn đề liên quan đến chuẩn mực kế toán IFRS 10
và IFRS 12.


3

Đối tượng khảo sát: Để xem xét khả năng áp dụng CMKTQT IFRS 10 và
IFRS 12 luận văn khảo sát những người trực tiếp thực hiện lập và trình bày cơng bố
BCTC theo Chuẩn mực kế tốn quốc tế tại một số doanh nghiệp niêm yết đang sử
dụng IFRS, các Cơng ty kiểm tốn độc lập như: Cơng ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính
Kế tốn và Kiểm tốn (AASC), CTKT Deloitte Việt Nam; CTKT và Tư vấn Sài
Gòn (A&C), CTKT PricewaterhouseCoopers (PWC) …
b.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về khả năng áp dụng chuẩn
mực kế toán IFRS 10 và IFRS 12 tại các doanh nghiệp đang niêm yết trên sở giao

dịch chứng khoán TP.HCM. Dữ liệu thứ cấp được thu thập tại các doanh nghiệp
trong khoảng thời gian 2014-2017.
Phạm vi khảo sát:
- Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp đang niêm yết trên sở giao dịch
chứng khoán TP.HCM.
- Phạm vi thời gian: Quá trình khảo sát được thực hiện từ tháng 01/201803/2018.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: Nghiên

cứu tổng thể để khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu
kiểm định bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
(1) Nghiên cứu tổng thể: thực hiện lượt khảo các kết quả nghiên cứu trước
trên thế giới và ở Việt Nam để tìm hiểu sâu về nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp
dụng chuẩn mực kế toán IFRS 10 và IFRS 12 tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở
giao dịch chứng khốn TP.HCM. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu định tính bằng
cách thảo luận và trao đổi trực tiếp với các chun gia về chứng khốn, tài chính, kế
tốn, các tổ chức đầu tư và các cơng ty có hoạt động đầu tư (phương pháp chuyên
gia).
(2) Nghiên cứu kiểm định: thông qua phương pháp định lượng, thực hiện đo
lường các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán IFRS 10 và


4

IFRS 12 tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn để xây dựng mơ
hình hồi quy phản ánh mối tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp
dụng chuẩn mực kế toán IFRS 10 và IFRS 12 tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở
giao dịch chứng khoán TP.HCM.

5.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề sau:
 Phân tích và đánh giá thực trạng khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán IFRS
10 và IFRS 12 tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
TP.HCM.
 Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn
mực kế toán IFRS 10 và IFRS 12 tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch
chứng khốn TP.HCM.
 Thơng qua kết quả nghiên cứu, các đề xuất đưa ra có cơ sở thực tiễn hơn
nhằm có thể áp dụng chuẩn mực kế toán IFRS 10 và IFRS 12 tại các doanh nghiệp
niêm yết phù hợp với bối cảnh của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch
chứng khoán TP.HCM.
6.

Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn được chia làm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích kết quả
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


5

Chƣơng 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN

ĐỀ NGHIÊN CỨU
Có khá nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới về việc áp dụng
IAS/IFRS tại các quốc gia, đặc biệt tập trung nhiều vào các nước đang phát triển,
bởi việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế khá quan trọng đối với các quốc gia
này nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi.
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƢỚC NGỒI
1.1.1. Nội dung các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến đề tài luận văn
a) Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng áp
dụng CMKT quốc tế
Leuz và Verrechia (2000) đã xem xét các lựa chọn kế tốn của các cơng ty
Đức niêm yết trên sàn DAX năm 1998 trong nghiên cứu của mình. Bằng phân tích
hồi quy, các tác giả chỉ ra được các nhân tố như quy mô doanh nghiệp, nhu cầu tài
chính và hiệu quả tài chính giải thích đáng kể quyết định áp dụng chuẩn mực quốc
tế. Sau đó, Affes và Callimaci (2007) cũng tập trung nghiên cứu các động lực dẫn
đến việc áp dụng sớm IFRS của các công ty niêm yết tại Đức và Áo. Dựa vào mẫu
106 công ty, kết quả cho thấy quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều với xu
hướng sớm vận dụng IFRS.
Trong thời kỳ số lượng các nghiên cứu về các nước đang phát triển còn khan
hiếm, Zeghal và Mhedhbi (2006) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố quyết định
đến việc áp dụng IFRS tại các quốc gia này. Nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu trên
32 quốc gia đang phát triển đã áp dụng IAS và 32 quốc gia đang phát triển chưa áp
dụng, cuối cùng đưa ra kết luận rằng, các nước đang phát triển có thị trường vốn,
trình độ giáo dục tiên tiến và tăng trưởng kinh tế cao có nhiều xu hướng áp dụng
IFRS.
Nghiên cứu của Kolsi và Zehri (2008) đã tiến hành trên mẫu 74 các nước mới
nổi, nhằm xác định các biến kinh tế vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến quyết định áp


6


dụng IFRS tại các quốc gia này. Kết quả chỉ rằng, các quốc gia phần lớn áp dụng
IFRS có nền văn hóa Anglo-Saxon, tỷ lệ tăng trưởng cao, hệ thống giáo dục tốt và
hệ thống pháp lý theo thông luật. Các nhân tố không ảnh hưởng đến quyết định áp
dụng IFRS trong nghiên cứu bao gồm hệ số đòn bẩy, hệ thống chính trị, thị trường
tài chính, hoạt động nước ngồi và tình trạng niêm yết quốc tế.
Nghiên cứu của Kossentini và Othman (2011) đã khám phá những giả định cơ
bản của lý thuyết mạng lưới thể chế và kinh tế có thể hỗ trợ hoặc hạn chế các quyết
định chấp nhận IFRS của các nền kinh tế mới nổi. Nhóm tác giả điều tra các tác
động ở cấp độ quốc gia của các thay đổi đẳng cấu của áp lực thể chế cũng như áp
lực mạng lưới kinh tế đến phạm vi áp dụng IFRS. Nghiên cứu phân tích thực
nghiệm, dựa trên các kỹ thuật hồi quy cho 50 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn
2001 – 2011. Đặc biệt, nhóm tác giả cịn xem xét một vài đặc điểm của các tác động
ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy đẳng cấu cưỡng chế (coercive) và mô phỏng (mimetic) có tác động mạnh mẽ và tích cực lên mức độ áp dụng IFRS. Tuy nhiên, đẳng cấu
tuân thủ quy chuẩn (normative) lại có tác động ngược chiều và đáng kể lên phạm vi
áp dụng IFRS tại các nền kinh tế mới nổi. Hơn thế, áp lực kinh tế là nhân tố dự báo
mạnh cho việc áp dụng IFRS tại các quốc gia này.
Nghiên cứu của Tarca (2012) đã thực hiện tổng quan các nghiên cứu về các
trường hợp áp dụng IFRS và kết luận rằng, IFRS giúp cải thiện tính hiệu quả hoạt
động của thị trường vốn và đầu tư xun biên giới, lợi ích của IFRS có nhiều khả
năng được nhận ra khi việc áp dụng IFRS được hỗ trợ bởi một khuôn khổ bao gồm
sự bảo vệ pháp lý, các chuyên gia có năng lực và được giám sát, thực thi đầy đủ.
Zehri và Chouaibi (2013) thực hiện nghiên cứu dựa trên mẫu 74 các nước
đang phát triển, với mục tiêu xác định các nhân tố giải thích cho sự lựa chọn áp
dụng IFRS của các nước này tính đến năm 2008. Các nhân tố mà nghiên cứu đưa ra
bao gồm: (1) Văn hóa, (2) Tăng trưởng kinh tế, (3) Mức độ sẵn có của thị trường
vốn, (4) Trình độ giáo dục (5) Mở cửa với thế giới bên ngồi, (6) Hệ thống pháp lý
và (7) Chính trị. Kết quả chỉ ra rằng, phần lớn các nước đang phát triển có xu hướng


7


áp dụng IFRS thường có mức tăng trưởng kinh tế cao, cùng với hệ thống pháp lý
dựa trên thông luật (common law) và trình độ giáo dục tiên tiến.
Stainbank (2014) trong nghiên cứu đã sử dụng các nhân tố bao gồm tăng
trưởng kinh tế, trình độ giáo dục, mở cửa kinh tế, văn hóa, quy mơ thị trường vốn
dựa trên mẫu 32 quốc gia châu Phi. Tác giả cho thấy, các quốc gia có tỷ lệ tăng
trưởng nhanh, mức độ vốn hóa thị trường cao có nhiều khả năng áp dụng IFRS. Bên
cạnh đó, văn hóa là biến giải thích có ý nghĩa nhất, cho rằng các quốc gia châu Phi
với nền văn hóa gần với Anh thì khả năng áp dụng IFRS lớn hơn.
Nghiên cứu của cf Hopper & Macintosh, 2002; Mennicken & Miller , 2012,
Maroun & Atkins, (2014), cho thấy IFRS là cơ sở hợp pháp để lập báo cáo tài
chính, nghiên cứu cũng đưa ra nhận định các cơng nghệ về quyền lực và kiểm sốt
kỷ luật được huy động thành công để thúc đẩy việc tuân thủ IFRS tại các doanh
nghiệp.
b) Các nghiên cứu liên quan đến tính kỷ luật và tính xử phạt trong việc lập
và cơng bố báo cáo tài chính
Năm 1977, Michel Foucault đã tiến hành nghiên cứu “Discipline and Punish:
Birth of the Prison”, Vintage Books, ông đã đề cập đến phân phối quyền lực dựa
trên vai trò của các tổ chức và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội. Ơng đã tiến hành
kiểm tra hệ thống nhà tù để cung cấp triết lý của mình đằng sau sự phát triển ban
đầu của hình phạt và sự hình thành của nó từ việc thực hiện công khai vào hệ thống
đã được áp dụng hiện nay. Ơng cũng thể hiện sự tiến hóa như thế nào đến một hệ
thống mà đã tìm cách mang lại sự phục hồi chức năng là sai lầm. Đầu tiên, ông đã
định nghĩa về quyền lực, ông cho rằng quyền lực là cái gì đó khơng ảnh hưởng đến
thể xác của người nhưng sẽ tác đông đến hành động của người khác bằng cách sử
dụng quyền lực của mình. Tiếp đó, ơng kiểm tra cách mà quyền lực có thể tấn cơng
vào linh hồn của con người mà không phải vào cơ thể con người và cách thức xử lý
trước đó. Đó chính là hình thức bằng hình phạt. Sự tra tấn tinh thần để trấn áp bọn
tội phạm, sử dụng phán quyết không bạo lực, không mang tính đối đầu nhằm mục
đích làm cho tội phạm khai báo những việc làm sai trái của họ. Đối với những tội



8

phạm mang tính chất nghiêm trọng, Foucault đã mơ tả cách tra tấn khác được sử
dụng như một phương tiện để kết thúc. Foucault tập trung vào cái mà ông gọi là
"nghi thức chính trị và tư pháp", và tuyên bố rằng việc sử dụng quyền lực được hiển
thị bởi cơ thể của hình sự, ơng tin là sự bắt đầu của cơng lý là một hình thức trừng
phạt. Ơng đưa ra 3 phương pháp để xây dựng mục đích kiểm soát gồm: thiết lập
nhịp điệu, áp đặt những nghề nghiệp cụ thể, điều chỉnh các chu kỳ (kỷ luật và trừng
phạt, 149). Ông nhận thấy 3 yếu tố được xem là phương tiện để kiểm soát là: hệ
thống quan sát, kiểm tra và một bộ các định mức để đưa ra phán quyết. Ngồi ra,
Foucault mơ tả cách thức sử dụng giám sát các quan chức và tài liệu hướng dẫn
chuyển những tài liệu dưới sự kiểm soát thành "trường hợp". Một chính sách mà
Foucault đưa ra là "kỷ luật hóa nhà nước", nghĩa là sự tập trung của nhà nước là
quan tâm đến kỹ thuật kỷ luật chủ yếu trên tổ chức đội ngũ nhân viên và bộ máy.
Kết luận của ơng về tính kỷ và hình thức xử phạt cho rằng: sự ra đời của nhà tù là
một điều cần thiết về quyền lực, thể chế và sự năng động của việc hình thành cấu
trúc trong suốt lịch sử của Nhà nước.
c) Các nghiên cứu liên quan đến CMKT quốc tế IFRS 10 & IFRS 12
Năm 2013, EY đã đưa ra bài nghiên cứu về việc áp dụng IFRS 10 – Báo cáo
tài chính hợp nhất, “Challenges in adopting and applying IFRS 10”. Bài nghiên
cứu đã đưa ra kết luận của mình về việc cơng bố thơng tin theo IFRS 12 sẽ giúp
người sử dụng BCTC đánh giá tính chất và rủi ro liên quan đến lợi ích của các bên
liên quan, các ảnh hưởng của lợi tức, kết quả hoạt động và dòng tiền lưu chuyển.
Bài nghiên cứu đã đưa ra những quy định hướng dẫn và những ví dụ cụ thể để có
thể áp dụng cho từng tình huống thực tế.
Năm 2015, Maroun, W., & van Zijl, W. đã tiến hành nghiên cứu “Isomorphism and resistance in implementing IFRS 10 and IFRS 12”, The British Accounting Review (in press), dựa trên quan điểm của các nhà báo cáo tài chính, kiểm tốn
viên và người chuẩn bị tại các tổ chức đa quốc gia để cung cấp một hướng dẫn chi
tiết về việc giải thích và áp dụng IFRS 10 và IFRS 12. Nghiên cứu góp phần vào sự

cần thiết phải khám phá ra tính mới các quy định và được giải thích, chứng minh


9

làm thế nào để thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơng ty nhằm
giảm bớt các chống đối hợp lý. Nghiên cứu giúp giải quyết gián tiếp trong lĩnh vực
phát triển kế toán hợp nhất, cung cấp một cái nhìn mới về điều này tương đối kỹ
thuật và giúp người thực hiện báo cáo có thể hiểu được các kỹ thuật kế toán. Bằng
cách sử dụng phương pháp nghiên cứu tiếp cận định tính với cỡ mẫu là 23 người
được hỏi bao gồm người chuẩn bị từ các công ty niêm yết tham gia vào việc lập các
báo cáo tài chính hợp nhất, các đối tác kiểm tốn có kinh nghiệm về kiểm tốn
nhóm lớn và các nhà phân tích đầu tư của đất nước. Câu hỏi phỏng vấn chủ yếu
xung quanh 3 chủ đề chính: liệu các tiêu chuẩn mới có đạt được ý nghĩa về sự Minh
bạch và trách nhiệm giải trình; khả năng các quy định của IFRS 10 và IFRS 12 có bị
phá vỡ như là trường hợp với SIC 12 hay không, lý do cho việc đưa ra các tiêu
chuẩn, áp lực tn thủ, tính minh bạch của cơng ty và trách nhiệm giải trình, phục
vụ nhu cầu thơng tin của các bên liên quan. Kết quả cuộc phỏng vấn cho thấy: các
yêu cầu pháp lý là lý do chính để tuân thủ IFRS 10 và IFRS 12. Tất cả những người
chuẩn bị đã xác nhận rằng có khuynh hướng cung cấp tiết lộ bổ sung tăng lên nhằm
đảm bảo rằng hợp nhất các thực thể có cấu trúc để phù hợp với kỳ vọng của xã hội.
Đối với nhiều người chuẩn bị và kiểm toán viên trả lời cảm thấy bắt buộc tuân thủ
nhằm làm giảm sự mơ hồ trong chuẩn mực kế toán. IFRS 10 sẽ cho thấy đầy đủ các
ví dụ và cụ thể quy tắc nhiều so với SIC 12 và IAS 27. IFRS 10 và IFRS 12 được
ban hành nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơng ty và
phục vụ lợi ích của người sử dụng. Việc tuân thủ IFRS 10 và IFRS 12 cũng là một
cách quan trọng nhằm thể hiện báo cáo tài chính của một tổ chức phù hợp với các
lợi ích xã hội, phù hợp với cơ cấu hợp lý của các tiêu chuẩn kế toán; hỗ trợ pháp lý
trong một số trường hợp.
Năm 2016, Wayne van Zijl, Warren Maroun đã tiến hành nghiên cứu “Discipline and punish: Exploring the application of IFRS 10 and IFRS 12”, University of

the Witwatersrand, School of Accountancy, 1 Jan Smuts Avenue, Braamfontein,
Johannesburg, South, tác giả đã sử dụng IFRS 10 và IFRS 12 để nghiên cứu điển
hình để chứng minh ý nghĩa bao vây, phân chia, giám sát theo phân cấp và chuẩn bị


10

xử phạt được sử dụng để khuyến khích tuân thủ các quy định mới về kế toán. Bằng
cách phỏng vấn chi tiết các chuyên gia quản trị doanh nghiệp và các nhà đầu tư tổ
chức, nghiên cứu tìm hiểu về các yêu cầu kế toán kỹ thuật và tập trung vào ba chủ
đề chính: (1) liệu các tiêu chuẩn mới có đạt được tính minh bạch và trách nhiệm giải
trình của công ty hay không ; (2) mức độ mà IFRS xác định và các nguyên tắc hợp
nhất hoá; (3) khả năng áp dụng các quy định của IFRS 10 và IFRS 12, như trường
hợp của SIC 12. Kết quả nghiên cứu cho thấy Các quy định về tiêu chuẩn của IFRS
10 và IFRS 12 là hợp lý để mô tả một thực tế kinh tế cụ thể dẫn đến việc tuân thủ
các quy định cơ bản của kế toán. Đồng thời, các ví dụ minh họa, hướng dẫn áp dụng
sẽ giúp báo cáo tài chính hợp nhất được minh bạch hơn. Việc giám sát theo chiều
dọc, kiểm tra và bình thường hóa hình phạt là một phần khơng thể tách rời của
nghiên cứu về năng lực tri thức.
1.1.2. Đánh giá chung về những nghiên cứu trƣớc đã thực hiện ở nƣớc ngoài
Theo thời gian các nghiên cứu trên thế giới, nhờ kế thừa các nghiên cứu trước
nên ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nội dung và ý nghĩa, các kết luận đưa ra có
giá trị và cơ sở chứng minh hơn. Nhìn chung, các nghiên cứu trước và sau ở nước
ngồi có những đặc điểm sau:
Các nghiên cứu đã đưa ra có rất nhiều nhân tố tác động đến việc áp dụng
CMKT quốc tế ở nhiều quốc gia, lợi ích của việc áp dụng CMKT quốc tế và việc áp
dụng CMKT quốc tế này là cơ sở hợp pháp để lập báo cáo tài chính.
Các nghiên cứu về việc áp dụng CMKT quốc tế IFRS 10 và IFRS 12 đều cho
rằng nó rất phù hợp trong bối cảnh thực tế và có tác động tích cực nhằm giúp cho
BCTC được minh bạch hơn, với những hướng dẫn và ví dụ cụ thể.

1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC
1.2.1. Nội dung các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến đề tài luận văn
Nghiên cứu của Vũ Hữu Đức .(1999). "Phân tích các nhân tố tác động đến hệ
thống kế toán tại các quốc gia để xác định phương hướng hịa nhập với các thơng lệ
kế tốn quốc tế của Việt Nam". Chuyên đề Tiến sĩ. Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí
Minh. Trong chuyên đề, tác giả đã đưa ra 3 nhóm nhân tố chính có thể sẽ ảnh hưởng


11

đến sự khác biệt về hệ thống kế toán tại các quốc gia gồm: mơi trường văn hóa, mơi
trường pháp lý và chính trị, mơi trường kinh doanh. Bằng phương pháp phân tích
từng yếu tố trong từng nhóm nhân tố và sự tác động của từng nhóm tố đến hệ thống
kế toán Việt Nam, tác giả đã đưa ra nhận xét trong 3 nhóm nhân tố thì nhân tố mơi
trường kinh doanh có tác động trực tiếp đến q trình hình thành và phát triển hệ
thống kế tốn tại các quốc gia. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra một số phương hướng
nhằm giúp Việt Nam hòa nhập với thơng lệ kế tốn quốc tế, cụ thể là: "khơng thể
nhập khẩu lập tức và toàn bộ chuẩn mực quốc tế về kế tốn; q trình hịa nhập với
các thơng lệ kế toán quốc tế của Việt Nam gắn với quá trình phát triển nền kinh tế
thị trường của Việt Nam và cần có những bước đi thích hợp trong q trình hịa
nhập với thơng lệ kế tốn quốc tế".
Nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng áp dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam thơng qua mơ
hình SEM”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4
(2017) 55-63. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng CMKT trong các doanh nghiệp Việt Nam. Bằng phương pháp sử dụng
mơ hình phương trình cấu trúc (SEM) sau khi tiến hành kiểm định thang đo Crobach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), đồng thời kiểm định mối liên hệ
giữa mức độ áp dụng chuẩn mực kế tốn và lợi ích áp dụng chuẩn mực kế tốn. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra, có 3 nhân tố là đặc điểm của doanh nghiệp, hệ thống văn bản
pháp luật, tổ chức tư vấn nghề nghiệp có quan hệ thuận chiều đến việc áp dụng

chuẩn mực kế toán, phù hợp với mơ hình dự kiến ban đầu. Đồng thời, kết quả kiểm
định cho thấy mức độ áp dụng chuẩn mực kế tốn có quan hệ thuận chiều với lợi
ích áp dụng chuẩn mực kế toán của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hiệp (2018), “Chuyển đổi báo cáo tài chính từ
chuẩn mực kế tốn Việt Nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - Nghiên
cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam”, luận án tiến sĩ. Trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các định
hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS và xác lập và đo


×