Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện gò dầu tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.2 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
______________

PHẠM THỊ THÚY HẰNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN GỊ
DẦU, TỈNH TÂY NINH

CHUN NGÀNH: KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ XUÂN HƯƠNG


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
______________

PHẠM THỊ THÚY HẰNG



GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN GỊ
DẦU, TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NƠNG NGHIỆP

Tây Ninh, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tây Ninh, ngày 16 tháng 12 năm 2016
Người cam đoan

Phạm Thị Thúy Hằng


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau gần 2 năm phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn để học tập, với sự ủng
hộ, động viên của gia đình, sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của cơ quan nơi

tôi công tác, của nhà trường và sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô giáo cùng
với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hồn thành chương trình đào tạo cao học Kinh
tế nơng nghiệp về đề tài này.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ tận tình, đầy tinh thần trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học, Cô.TS:
Nguyễn Thị Xuân Hương, cũng như sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của các
cơ quan, ban, phòng, ngành đặc biệt là UBND huyện Gò Dầu, Phòng Nội vụ,
Chi cục Thống kê và một số phòng ban khác của huyện Gò Dầu - tỉnh Tây Ninh,
cùng bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã tận tình giúp đỡ động viên tơi hồn thành
đề tài. Nhân đây, bằng tất cả tấm lịng chân thành và kính trọng của mình tơi xin
được trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, nhà trường, quý cơ quan, quý anh chị,
các đồng nghiệp và gia đình về sự hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện và động
viên quý báu đó.
Tuy có nhiều cố gắng, nỗ lực hết mình nhưng cũng khơng tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót nhất định khi thực hiện đề tài. Kính mong thầy, cơ giáo,
các nhà khoa học và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bản thân tơi có thêm
kinh nghiệm, nâng cao kiến thức chun mơn nghiệp vụ thực hiện tốt nhiệm vụ
của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tây Ninh, ngày 16 tháng 12 năm 2016
TÁC GIẢ


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... VI

DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ VIII
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ
CÔNG CHỨC CẤP XÃ ................................................................................................. 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CBCC CẤP XÃ ....................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về CBCC cấp xã ............................................................................ 4
1.1.2. Cơ cấu tổ chức CBCC cấp xã ......................................................................... 4
1.1.4. Đặc điểm của đội ngũ CBCC cấp xã .............................................................. 6
1.1.5. Tiêu chuẩn của CBCC và nhiệm vụ của công chức cấp xã ............................ 6
1.2. CHẤT LƢỢNG CBCC ............................................................................................ 9
1.2.1. Khái niệm chất lượng CBCC .......................................................................... 9
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã ............................... 9
1.2.3. Tổng quan lý thuyết chất lượng CBCC ......................................................... 13
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CBCC .............................................. 13
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................................. 1
1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới ................................................................ 1
1.3.2. Thực tr ng đội ngũ CBCC cấp xã ở Việt am .............................................. 6
CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 12
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU................................................... 12
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................... 12
2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý hành chính và dân số địa phương: ..................... 15
2.1.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa-xã hội ................................................................. 18
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 26
2.2.1.Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................. 26
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 27
2.2.3 Các phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 29
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ...................................... 30


iv


CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 31
3.1. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CƠNG CHỨC HUYỆN GỊ DẦU ......................... 31
3.1.1. ố lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ................................ 31
3.1.2. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã phân theo độ tuổi .................................... 32
3.1.3. Trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị, trình độ chun mơn và quản lý
nhà nước của đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Gò Dầu ......................... 33
(NGUỒN: PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN GÒ DẦU, NĂM 2015) ................................. 36
3.1.4. Công tác đào t o bồi dưỡng CBCC cấp xã .................................................. 37
3.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CBCC CẤP XÃ Ở
HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH.............................................................................. 40
3.2.1. Thống kê mô tả mẫu điều tra ........................................................................ 40
3.2.2. Kiểm định chất lượng thang đo .................................................................... 43
3.2.3 Kết qủa phân tích nhân tố khám phá ............................................................. 43
3.3.1. âng cao thái độ phục vụ và đ o đức công vụ của cán bộ, công chức........ 48
3.3.2. Các giải pháp nâng cao kỹ năng trong giải quyết công việc của CBCC cấp
xã ............................................................................................................................. 49
3.3.3 . âng cao hiệu quả công tác quy ho ch, đào t o bồi dưỡng đội ngũ CBCC
cấp xã ...................................................................................................................... 51
3.3.4.Thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, tăng cường phản biện
xã hội về CBCC cấp xã ........................................................................................... 52
CÁC KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 54
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 56
ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC CÁC KẾT QUẢ SAU: ................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 58
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. 61
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ............................................................................. 62


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations)

CBCC

Cán bộ công chức

CB

Cán bộ

CT. HĐND

Chủ tịch Hội đồng Nhân dân

CT. UBND

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân

CT. MTTQVN Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
GO

Tổng giá trị sản xuất ( Gross Output)

HĐND


Hội đồng Nhân dân

KNLV

Kỷ năng làm việc

NLQL

Năng lực quản lý

OLS

Tổng bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Squares)

TDCM

Trình độ chun mơn

TDPV

Thái độ phục vụ

EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis)

FAO-UNESCO Tổ chức Lương thực và Nôn nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and
Agriculture Organizatin of the United Nations)



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bảng

STT

Trang

2.1

Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn

41

2.2

Mật độ dân số trên địa bàn

43

2.3

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế trên địa bàn

46

2.4

3.1

3.2
3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

3.8

Một số chỉ tiêu chủ yếu của huyện Gò Dầu so với Tỉnh Tây
Ninh
Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã qua 3 năm (từ
năm 2013 đến năm 2015)
Tỷ lệ cán bộ cấp, công chức cấp xã phân theo độ tuổi
Phân loại cán bộ, công chức xã theo trình độ chun mơn và
trình độ lý luận chính trị
Trình độ quản lý Nhà nước của cán bộ, cơng chức năm
2015
Thống kê mơ tả kết quả điều tra nhóm biến “trình độ
chun mơn của CBCC” huyện Gị Dầu, Tây Ninh
Thống kê mơ tả kết quả điều tra nhóm biến “Thái độ phục
vụ của CBCC” huyện Gò Dầu, Tây Ninh
Thống kê mơ tả kết quả điều tra nhóm biến “Kỹ năng làm
việc” của CBCC” huyện Gò Dầu, Tây Ninh
Thống kê mơ tả kết quả điều tra nhóm biến “Năng lực
quản lý” của CBCC huyện Gò Dầu, Tây Ninh


47

74
77
78

80

85

86

87

88

3.9

Kết qủa Cronbach’s Alpha các biến trong mơ hình

90

3.10

Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình

90

3.11


Độ tin cậy thang đo CB_HQ

91


vii

3.12

Độ tin cậy thang đo CC_CM

91

3.13

Độ tin cậy thang đo CC_PV

93

3.14

Độ tin cậy thang đo CC_HQ

94

3.15

Phương sai trích (lần đầu) của CB_CM và CB_PV


95

3.16

Kết quả EFA lần 2 của CB_CM và CB_PV

96

3.17

Kết quả EFA của CB_HQ

97

3.18

Kết quả EFA của CC_CM và CC_PV

98

3.19

Kết quả EFA của CC_HQ

99

3.20

Kết quả phân tích hồi quy của cán bộ cấp xã


101

3.21

Kết quả phân tích hồi quy của công chức cấp xã

103


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ Huyện Gị Dầu

38

2.2

Nhận dạng yếu tố năng lực ảnh hưởng đến kết quả công việc

54


2.3

Khung phân tích của đề tài

55

2.4

Mơ hình nghiên cứu đề xuất

61

2.5

Quy trình thiết kế nghiên cứu

62

3.1

Thang đo đánh giá chất lượng CBCC cấp xã

89

3.2

Các biến trong phân tích nhân tố EFA

94



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính quyền cấp xã có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành
chính, là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện
hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự,
an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được triển khai thực
hiện trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, cơng chức (CBCC) cấp xã có vai trị hết sức quan
trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi
hành cơng vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống
chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả
công tác của đội ngũ CBCC cấp xã. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC
cấp xã vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến
thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định pháp
luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân...
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây
Ninh, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơng đóng vai trị cực kỳ quan trọng.
Nguồn lực cơng là chìa khóa cho sự thành cơng và phát triển kinh tế xã hội, giúp địa
phương hội nhập. Ngoài ra, để định hướng và cải cách hành chính cơng một cách hiệu
quả, đánh giá thực trạng năng lực hiện có so với u cầu cơng việc, địi hỏi của tổ
chức, kỳ vọng của bản thân cơng chức để từ đó xây dựng chương trình nâng cao chất
lượng nguồn lực. Bằng cách tiếp cận này, việc nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng
nguồn nhân lực cơng chức trên địa bàn huyện Gị Dầu, tỉnh Tây Ninh có vai trị quan
trọng trong q trình phát triển kinh tế địa phương, mặc dù trong thời gian qua chính
quyền địa phương đã và đang nỗ lực quan tâm rất nhiều đến công tác phát triển nhân



2

sự, nhưng trên thực tế chưa đạt được chất lượng như mong muốn, năng lực quản lý nhà
nước của đội ngũ cơng chức đang cịn thấp, đặc biệt là năng lực của đội ngũ công chức
cấp xã, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Trên cơ sở việc nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực CBCC trên địa bàn huyện
Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh là điều cần thiết nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Việc
chọn tên đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn
huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh” là phù hợp với nhu cầu phát triển địa phương và cũng
làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã nhằm đề xuất
các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Gò Dầu
tỉnh Tây Ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng CBCC cấp xã;
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Gò
Dầu, tỉnh Tây Ninh;
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn
huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh;
- Đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn
huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn
huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh.



3

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo,
công tác, năng lực làm việc của CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây
Ninh.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian 2013-2015.
Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra thu thập trong năm 2016.
4. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng CBCC cấp xã.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn
huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh trong thời gian 2013-2015 để phát hiện những thành
công, hạn chế, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa
bàn nghiên cứu.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, đề xuất các
giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh
Tây Ninh trong thời gian tới.
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài, ngồi phần mở đầu, được trình bày theo 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn chất lượng CBCC cấp xã
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị


4

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ
CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1. Cơ sở lý luận về CBCC cấp xã

1.1.1. Khái niệm về CBCC cấp xã
Cán bộ chuyên trách cấp xã là công dân Việt Nam được bầu cử giữ chức vụ
theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí
thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội (Luật cán bộ, công chức, 2008).
Công chức cấp xã: là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách Nhà nước (theo Luật cán bộ, công chức, 2008).
1.1.2. Cơ cấu tổ chức CBCC cấp xã
Các chức vụ cán bộ cấp xã gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy (hoặc Thường
trực Đảng ủy); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đồn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông
dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Các chức danh công chức cấp xã gồm: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân
sự; Văn phịng- thống kê; Địa chính- xây dựng- đơ thị và mơi trường; Tài chính- kế
tốn; Tư pháp- hộ tịch; Văn hóa- xã hội.
Số lượng CBCC cấp xã (bao gồm cả CBCC được luân chuyển, điều động, biệt
phái về cấp xã) được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau: Cấp xã
loại 1: không quá 25 người; Cấp xã loại 2: không quá 23 người; Cấp xã loại 3: không
quá 21 người. Uỷ ban nhân dân xã miền núi, hải đảo có dân số từ 5.000 người trở lên;
xã đồng bằng, trung du có dân số từ 8.000 người trở lên và xã biên giới, có 02 Phó Chủ


5

tịch ủy ban nhân dân xã (tổng số 12 cán bộ, cịn lại bố trí cơng chức). Các xã cịn lại
được bố trí 01 Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã (11 cán bộ, cịn lại bố trí cơng chức).
1.1.3. Vai trò đội ngũ CBCC cấp xã
Bất kỳ lúc nào và ở đâu, vai trò của đội ngũ CBCC cũng rất quan trọng đối với
sự nghiệp cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của CBCC càng đặc biệt quan

trọng. Vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã được thể hiện ở những điểm sau:
Đội ngũ CBCC cấp xã có vai trị quyết định trong việc triển khai tổ chức thực
hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở.
Là những người giữ vai trị trụ cột, có tác dụng chi phối mọi hoạt động tại cơ sở.
CBCC cấp x· khơng những phải nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của các
tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp trên để tuyên truyền, phổ biến, dẫn dắt, tổ chức
cho quần chúng thực hiện mà còn phải am hiểu sâu sc c im, tỡnh hỡnh ca địa
ph-ơng ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính
sách ấy cho phù hợp với điều kiện đặc thù của cơ sở.
Đội ngũ CBCC cấp xã là những người trực tiếp gần gũi, gắn bó với nhân dân,
sống, làm việc và hàng ngày có mối quan hệ chặt chẽ với dân. Họ thường xuyên lắng
nghe, tham khảo ý kiến của nhân dân. Trong quá trình triển khai, vận động, dẫn dắt
nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, họ tạo ra cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thơng qua họ mà ý Đảng,
lịng dân tạo thành một khối thống nhất, làm cho Đảng, Nhà nước "ăn sâu, bám rễ"
trong quần chúng, tạo nên quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, củng cố niềm tin
của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Như vậy, đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực
sinh động hay không, tùy thuộc phần lớn vào sự tuyên truyền và tổ chức vận động nhân
dân thực hiện của đội ngũ CBCC cấp xã.


6

1.1.4. Đặc điểm của đội ngũ CBCC cấp xã
Đội ngũ CBCC cấp xã là đội ngũ gần dân nhất, là cầu nối giữa Đảng với dân.
Đội ngũ này có vị trí, vai trị hết sức quan trọng vừa phải thực thi các chủ trương chính
sách, pháp luật từ cấp trên, vừa phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến
với cấp trên, đồng thời cán bộ cấp xã phải giải quyết các cơng việc hàng ngày có tính
chất quản lý, tự quản mọi mặt ở địa phương. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ CBCC

cấp xã phải chịu sự giám sát trực tiếp, hàng ngày của dân. Do vậy, địi hỏi đội ngũ
CBCC cấp xã vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến
thức và trình độ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần khẳng định
vai trị là hạt nhân lãnh đạo tồn diện các mặt công tác ở cơ sở; khơi dậy được nguồn
lực của nhân dân, nâng cao trình độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở, đời sống nhân
dân được nâng lên đáng kể, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội,
xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phịng ở địa phương.
1.1.5. Tiêu chuẩn của CBCC và nhiệm vụ của công chức cấp xã
1- Tiêu chuẩn chung của CBCC cấp xã
Theo Quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị trấn. CBCC
cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
(1) Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.
(2) Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân.
Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong
công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín
nhiệm.


7

(3) Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chun mơn, đủ năng lực
và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Ở góc độ để nghiên cứu chất lượng của cán bộ cấp xã, tiêu chuẩn chung thứ hai
là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến người dân, do đó khi thiết kế nghiên cứu phiếu khảo sát
thì các câu hỏi nghiên cứu cần xoay quanh tiêu chuẩn này nhằm điều tra thu thập thông
tin cần thiết đánh giá mức độ phù hợp với yêu cầu người dân.

2- Nhiệm vụ của công chức cấp xã
Theo Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
về việc hướng dẫn chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức
xã, phường, thị trấn, một số nhiệm vụ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của người dân
địa phương như sau:
(1) Nhiệm vụ của cơng chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối
với phường, thị trấn) hoặc cơng chức Địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và môi
trường (đối với xã):
- Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các
báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài ngun, mơi trường và đa dạng sinh học,
công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;
- Giám sát về kỹ thuật các cơng trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của
Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Chủ trì, phối hợp với cơng chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong
việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng
đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các
hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các cơng trình và nhà ở


8

trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân
dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
(2) Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch
- Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân
dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc
tham gia xây dựng pháp luật;

- Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia
công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã;
- Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo
dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơng
chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và
công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã;
- Chủ trì, phối hợp với cơng chức khác thực hiện cơng tác hịa giải ở cơ sở.
(3) Nhiệm vụ của công chức Trưởng Công an xã
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo
quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về cơng an xã và
các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.
- Đối với thị trấn chưa bố trí lực lượng cơng an chính quy thì Trưởng Cơng an
thị trấn thực hiện nhiệm vụ như đối với Trưởng Công an xã quy định tại khoản 1,
khoản 2 và khoản 3 Điều này trên địa bàn thị trấn.


9

1.2. Chất lƣợng CBCC
1.2.1. Khái niệm chất lượng CBCC
"Chất lượng" là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có rất
nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa về chất
lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:
" Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu" (theo Juran - một Giáo sư người Mỹ).
" Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất" (Theo
Giáo sư người Nhật – Ishikawa)

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm
về chất lượng khác nhau. Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn
nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng.
Trong đánh giá chất lượng CBCC, nói đến chất lượng từng cán bộ, công chức
cấp xã được biểu hiện cụ thể thông qua việc năng lực làm việc, khả năng triển khai,
hoàn thành nhiệm vụ được giao; thái độ, tinh thần phục vụ nhân dân trong thực thi
cơng việc; trình độ, năng lực chun mơn, phẩm chất đạo đức, chính trị; khả năng thích
ứng với điều kiện cải cách hành chính đang diễn ra ngày càng sâu rộng như hiện nay
không chỉ ở Việt Nam mà cịn hội nhập quốc tế..
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã
Chất lượng CBCC cấp xã được đánh giá trên các khía cạnh chính sau:
1- Kiến thức của người CBCC cấp xã
Kiến thức của CBCC được xem xét trên các khía cạnh: trình độ học vấn, lý luận
chính trị, chun mơn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, kiến thức hiểu biết về xã hội, khoa
học...Tuỳ thuộc vào các vị trí khác nhau của người CBCC mà đòi hỏi những kiến thức
về chuyên mơn, nghiệp vụ khác nhau. Các khía cạnh được xem xét:
- Trình độ học vấn: Học vấn khơng phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu quả
hoạt động của CBCC cấp xã nhưng đây là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả


10

hoạt động cơng tác của đội ngũ CBCC. Trình độ học vấn là tiêu chí quan trọng để đánh
giá năng lực đội ngũ CBCC cấp xã.
- Trình độ lý luận chính trị: Trình độ lý luận chính trị là cơ sở xác định quan
điểm lập trường giai cấp công nhân của cán bộ nói chung và CBCC cấp xã nói riêng.
Chính vì thế, để nâng cao năng lực cơng tác của đội ngũ CBCC cấp xã thì cần phải
nâng cao trình độ lý luận chính trị.
- Trình độ chun mơn nghiệp vụ: là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh

vực nhất định được biểu hiện qua những cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học,
sau đại học. Đây là những kiến thức mà CBCC cấp xã phải có ở một trình độ nhất định
để giải quyết cơng việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Nếu thiếu kiến thức này
thì CBCC sẽ lúng túng và chắc chắn sẽ khó hồn thành nhiệm vụ, hiệu quả thực thi
nhiệm vụ thấp.
- Trình độ quản lý nhà nước: là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội
mang tính quyền lực Nhà nước. Đó là những kiến thức địi hỏi các nhà quản lý phải có
để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý.
2- Kỹ năng của người CBCC cấp xã
Kỹ năng là một nhân tố vô cùng quan trọng, đảm bảo cho sự thành công trong
thực thi nhiệm vụ của người CBCC cấp xã.
Kỹ năng là khả năng vận dụng khéo léo, thành thạo những kiến thức và kinh
nghiệm vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ trên từng lĩnh vực.
Có rất nhiều kỹ năng mà người CBCC cấp xã cần có, đó là: Kỹ năng xây dựng
và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cấp xã; kỹ năng tổ chức kỳ họp và ra Nghị
quyết Hội đồng nhân dân cấp xã; kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động của Ủy ban
nhân dân cấp xã; kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp luật; kỹ năng lập và quản lý dự
án; kỹ năng tổ chức kiểm tra, xử phạt, cưỡng chế; kỹ năng phát hiện, xử lý phát sinh
trên địa bàn; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng văn phòng; kỹ năng giao tiếp ứng xử;


11

kỹ năng hoạt động chính trị; kỹ năng hợp tác; kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ;
kỹ năng xử lý nhanh chóng các cơng việc chun mơn,...
Mỗi lĩnh vực, mỗi kỹ năng đều có nguyên lý, đều có cơ sở lý luận của nó. Để
những nguyên lý, cơ sở lý luận đó thấm sâu vào tâm khảm, người CBCC phải thường
xuyên thực hành, thường xuyên luyện tập nhằm làm cho các nguyên lý, cơ sở lý luận
đó trở thành thói quen, phản xạ.
Một người cán bộ có kỹ năng là cán bộ giải quyết công việc một cách chuyên

nghiệp, giải quyết tốt ngay từ khâu đặt vấn đề cho đến kết thúc vấn đề. Như vậy, yêu
cầu CBCC cấp xã phải am hiểu sâu sắc về kiến thức thuộc lĩnh vực mình phụ trách và
phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giải quyết những vụ việc cụ thể, đó là yêu
cầu cơ bản và rất bức thiết.
3- Thái độ của người CBCC cấp xã
Thái độ của CBCC được đánh giá trên các khía cạnh: phẩm chất chính trị, đạo
đức cách mạng, trình độ năng lực của người CBCC.
Về phẩm chất chính trị, đây là tiêu chuẩn đầu tiên, là điều kiện đối với mỗi
người cán bộ. Để trở thành những nhà tổ chức, những người cán bộ có năng lực trước
hết phải là người có phẩm chất chính trị.
Phẩm chất chính trị của đội ngũ CBCC được biểu hiện trước hết là sự tin tưởng
tuyệt đối lý tưởng cách mạng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, đó là con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, kiên quyết đấu tranh bảo vệ
quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, không dao động trước
những khó khăn, thử thách. Đồng thời phải có biện pháp để đường lối đó đi vào thực
tiễn cuộc sống của người dân địa phương.
Người CBCC có phẩm chất chính trị tốt không chỉ bằng những lời tuyên bố, hứa
hẹn mà quan trọng hơn là việc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chỉ thị, nghị quyết
của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kiên quyết chống lại mọi lệch lạc, biểu hiện sai


12

trái trong đời sống xã hội đi trái ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
Phẩm chất chính trị của người CBCC cịn biểu hiện thông qua thái độ phục vụ
nhân dân, tinh thần gương mẫu trong công tác, tinh thần trách nhiệm đối với đời sống
của nhân dân tại địa phương. Người cán bộ có phẩm chất chính trị tốt phải là người
ln trăn trở trước những khó khăn ở địa phương; phải có quyết tâm đưa địa phương
nơi mình cơng tác ngày càng phát triển về mọi mặt, thực hiện công bằng, dân chủ, văn

minh.
Về phẩm chất đ o đức, đây là phẩm chất rất quan trọng đối với đội ngũ CBCC
nó là cái "gốc" của người cán bộ. Người cán bộ phải có đầy đủ đạo đức cách mạng thì
mới có đủ điều kiện để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, phục vụ Đảng. Nếu thiếu
hoặc yếu kém đạo đức cách mạng sẽ không thể làm tốt công việc được giao và nó là
nguyên nhân của tệ quan liêu, tham nhũng tạo nên nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của
Đảng, sự sống cịn của chế độ. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng đạo đức cách
mạng.
Người cán bộ phải ln có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, khiêm
tốn, giản dị, trung thực, khơng cơ hội, có nếp sống văn minh, nêu gương cho quần
chúng. Như vậy mới tạo được lòng tin từ phía nhân dân, thuyết phục được nhân dân tin
vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với sự nghiệp cách mạng.
4- Phương pháp làm việc của CBCC cấp xã
Phương pháp làm việc của đội ngũ CBCC cấp xã là cách thức CBCC cấp xã sử
dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đạt hiệu quả. Nếu CBCC cấp xã có phương
pháp làm việc tốt, khoa học thì cơng việc được giải quyết nhanh chóng, được nhân dân
đồng tình ủng hộ, hiệu quả thực thi nhiệm vụ cao; ngược lại, nếu CBCC cấp xã khơng
có phương pháp làm việc khoa học thì cơng việc bị ứ đọng, làm phát sinh mâu thuẫn
trong nhân dân, hiệu quả thực thi nhiệm vụ thấp.
5- Kết quả thực thi công vụ của CBCC cấp xã


13

Là tiêu chí đánh giá đầu ra của q trình thực thi hoạt động quản lý nhà nước, là
tiêu chí đánh giá cơ bản phản ánh năng lực của CBCC. Kết quả thực hiện nhiệm vụ bao
gồm kết quả thực hiện nhiệm vụ riêng của cá nhân, kết quả thực hiện nhiệm vụ chung
của tập thể. Kết quả thực hiện nhiệm vụ cịn được xem xét trên nhiều khía cạnh khác
nhau, ví dụ như kết quả thực hiện của một vụ việc, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong
ngày, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng, trong năm. Hoạt động quản lý nhà nước

bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội vốn rất phong phú và đa dạng. Chính vì
vậy, đánh giá kết quả thực thi hoạt động quản lý nhà nước cũng hết sức đa dạng. Có
sản phẩm làm ra được kết quả ngay, ví dụ quyết định xử phạt hành chính, nhưng cũng
có những sản phẩm phải đến một năm, thậm chí phải một thời gian dài mới có thể đánh
giá được kết quả, ví dụ kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND về Kinh tế- xã hội, an
ninh, quốc phòng hàng năm hay như cho vay xóa đói, giảm nghèo, đầu tư cơ sở hạ
tầng,...
Thông thường việc đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ đối với một CBCC được
thực hiện trong một năm.
1.2.3. Tổng quan lý thuyết chất lượng CBCC
Trong nghiên cứu của đề tài, phần lớn các lược khảo lý thuyết liên quan đến
chất lượng CBCC đều xoay quanh ba yếu tố chính: (1) Năng lực cốt lõi bên trong về
động lực làm việc; (2) Năng lực trung gian về giá trị và thái độ phục vụ trong công
việc; (3) Năng lực bên ngồi về kiến thức và trình độ chun môn.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CBCC
1.2.4.1. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBCC cấp xã
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà cải
cách hành chính diễn ra mạnh mẽ địi hỏi đội ngũ CBCC phải có đủ trình độ để tiếp
nhận và sử dụng những công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại.


14

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng là một nhiệm vụ thường xuyên do những
đổi mới về chính sách Nhà nước và những yêu cầu mới của người dân, do những địi
hỏi của cơng việc mới.
Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng không chỉ về mặt kiến thức, kỹ năng công tác mà
hơn thế nữa là thái độ, tác phong và trách nhiệm trong giải quyết vấn đề có liên quan
đến công việc của CBCC.

1.2.4.2. Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm và bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC cấp xã
Tuyển dụng cán bộ, công chức là khâu đầu tiên có vai trị quyết định đến
chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ, công chức. Công tác tuyển dụng CBCC
giúp bổ sung nhân lực vào đội ngũ CBCC cấp xã. Làm tốt khâu tuyển dụng có nghĩa
là đã lựa chọn được những người phù hợp và đáp ứng được u cầu vị trí cơng việc,
đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để làm việc trong cơ quan Nhà nước, để
phục nhân dân một cách tốt nhất. Ngược lại, nếu làm chưa tốt sẽ dẫn đến hình
thành đội ngũ CBCC cấp xã yếu kém về năng lực, trình độ, hạn chế về phẩm chất
chính trị, đạo đức, gây ra tình trạng trì trệ cơng việc và những tiêu cực trong giải
quyết chính sách: nhũng nhiễu...cuối cùng là ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của
nhân dân.
1.2.4.3. Chính sách đãi ngộ, tạo động lực đối với đội ngũ CBCC cấp xã
Trong xã hội hiện nay, hiện tượng “chảy máu chất xám” từ khu vực hành
chính Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước đang xảy ra khá nhiều. Một trong
những nguyên nhân cơ bản là chính sách đãi ngộ, tạo động lực của Nhà nước chưa
công bằng và chưa xứng đáng đối với CBCC. Nhiều người gắn bó với khu vực
Nhà nước do tính ổn định, nhưng chỉ ổn định thơi chưa đủ mà các chính sách, chế độ
của Nhà nước đối với CBCC cấp xã phải là động lực thúc đẩy CBCC tích cực học
tập, làm việc, cống hiến hết sức mình cho cơng việc, cho nhân dân, đồng thời góp
phần ngăn chặn tệ nạn tham nhũng đang ngày càng gia tăng, làm trong sạch bộ máy


15

công vụ các cấp. Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp
xã.
Trước đây, cán bộ chuyên môn công tác ở xã, phường, thị trấn được hưởng
sinh hoạt phí theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23-1-1988 của Chính phủ,
nếu đủ điều kiện, được chuyển xếp vào các chức danh công chức cấp xã, nhiều
trường hợp thiếu ngân sách xã nên phải nợ sinh hoạt phí hoặc trả theo quý, năm

nên vị thế CBCC xã, phường, thị trấn bị coi nhẹ, thậm chí nhiều nơi CBCC xã chỉ
làm việc nửa ngày. Việc chuyển từ chế độ sinh hoạt phí sang chế độ lương đã tạo
tâm lý an tâm, phấn khởi đối với CBCC cấp xã trong cả nước.
1.2.4.4. Công tác đánh giá, xếp loại đội ngũ CBCC cấp xã
Đánh giá đúng cán bộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ CBCC
cấp xã. Thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cán bộ, công chức do Nhà nước
quy định, công tác đánh giá, xếp loại đưa ra kết luận xác đáng về đức và tài, về
trình độ năng lực, khả năng phát triển của CBCC. Vì vậy, nếu khen đúng người, kỷ
luật đúng tội, đánh giá đúng về CBCC cấp xã sẽ là động lực thúc đẩy tinh thần và
trách nhiệm đối với công việc của họ. Ngược lại nếu đánh giá chưa đầy đủ, chưa
chính xác về CBCC sẽ nảy sinh những bất mãn, ý nghĩ tiêu cực trong CBCC, ảnh
hưởng đến kết quả làm việc.
Làm tốt công tác đánh giá, xếp loại đội ngũ CBCC cấp xã còn là căn cứ để
tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, xác định nhu cầu và nội dung đào tạo, bồi dưỡng,
bố trí, sử dụng, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính
sách đối với cán bộ: nâng lương trước thời hạn, xem xét ưu tiên, động viên CBCC
tham dự các kỳ thi nâng ngạch, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo và hưởng thêm các
chế độ khác.


×