Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

HOI DAP VE DIA LY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.59 KB, 53 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>NGUYỄN DƯỢC – HOÀNG THỊ ĐAN – NGUYỄN ĐỨC VŨ – HOÀNG LÊ TẠC. HỎI ĐÁP VỀ ĐỊA LÍ (THCS) (Tái bản lần thứ ba có sửa chữa).

<span class='text_page_counter'>(2)</span>

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Lời nói đầu Tập Hỏi – Đáp về Địa lí này được biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn giáo viên dạy địa lí ở THCS có thêm một tài liệu tham khảo bổ sung cho những nội dung của sách giáo khoa chưa trình bày được kĩ càng và đầy đủ. Những hiện tượng địa lí xảy ra trong thiên nhiên và đời sống xã hội rất phong phú và đa dạng. Tập sách này chỉ mới tập hợp và giải đáp được một phần rất nhỏ những câu hỏi mà một số bạn giáo viên đã nêu ra. Những câu hỏi này đều có liên quan đến các chương trình học ở THCS, một phần thuộc địa lí đại cương, một phần khác thuộc địa lí thế giới và địa lí Việt Nam. Tuy nhiên việc phân chia một cách dứt khoát các câu hỏi đó ra từng phần riêng rẽ để giải đáp lại là một việc rất phức tạp. Có nhiều câu hỏi, mặc dù có nội dung địa lí đại cương, nhưng khi cụ thể hóa chúng trên một lãnh thổ nhất định thì lại trở thành những câu hỏi về địa lí thế giới hay Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi căn cứ vào nội dung chính, tạm xếp các câu hỏi – đáp trong cuốn sách này ra 4 phần: Các câu hỏi – đáp về địa lí đại cương, về địa lí thế giới, về địa lí tự nhiên Việt Nam, về dân số và địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Việc giải đáp các câu hỏi cũng là một vấn đề khó khăn. Ở đây, chúng tôi cố gắng giải đáp các câu hỏi một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Mức độ rộng, hẹp, sâu, nông của các lời giải đáp đó có thể chưa làm cho các bạn hài lòng. Chúng tôi rất mong được sự góp ý để sửa chữa và tiếp tục biên soạn những cuốn hỏi – đáp tiếp theo, vì trong môn địa lí của chúng ta có lẽ không bao giờ hết câu hỏi. TẬP THỂ TÁC GIẢ. I. CÁC CÂU HỎI ĐÁP VỀ ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HỎI: Thế nào là địa cực? Địa cực có những đặc điểm gì? ĐÁP: Trái Đất tự quay xung quanh một trục tưởng tượng gọi là địa trục. Địa trục tiếp xúc với bề mặt Trái Đất ở hai điểm. Đó chính là hai địa cực: cực Bắc và cực Nam. Địa cực có một số đặc điểm sau: - Địa cực là nơi gặp nhau của các chí tuyến. - Địa cực là nơi vĩ tuyến chỉ còn là một điểm (900). - Hai cực đối xứng nhau qua tâm Trái Đất. - Ở địa cực có ngày 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng. - Địa cực có khoảng cách ngắn nhất đến tâm Trái Đất. - Khi trái đất tự quay, địa cực không di chuyển vị trí. HỎI: Thế nào là xích đạo? xích đạo có những đặc điểm gì?. ĐÁP: Mặt phẳng tưởng tượng chứa tâm Trái Đất và vuông góc với địa trục cắt bề mặt Trái Đất thành một đường tròn lớn. Đó chính là đường xích đạo. Đường xích đạo có một số đặc điểm sau: - Đường xích đạo là vĩ tuyến lớn nhất trên trái đất. Chiều dài của nó bằng: 40.000 km. - Mặt phẳng xích đạo chia Trái Đất ra hai nửa cầu bằng nhau: nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam. - Bất cứ địa điểm nào nằm trên đường xích đạo quanh năm cũng có hiện tượng ngày và đêm bằng nhau. - Bất cứ địa điểm nào nằm trên đường xích đạo cũng thất mặt trời ở thẳng đỉnh đầu 2 lần trong năm vào các ngày xuân phân (21-3) và thu phân (23-9). HỎI: Cuộc hành trình vòng quanh trái đất của Magienlan vào ngày 20 tháng 9 năm 1519 đã xuất phát từ Tây Ban Nha và luôn luôn đi về hướng tây. Sau gần 3 năm, đoàn thám hiểm đã trở về nơi xuất phát vào ngày 7 tháng 9 năm 152. Nhưng nhật kí của đoàn tàu lại ghi ngày đó là 6 tháng 9 năm 1522, nghĩa là chậm so với lịch ở Tây Ban Nha một ngày. Tại sao như vậy và do đâu có sự nhầm lẫn này? ĐÁP: Ở đây không có sự nhầm lẫn nào cả. Lịch ở Tây Ban Nha cũng đúng, mà nhật kí của đoàn thám.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> hiểm Magienlan cũng đúng. Sở dĩ có sự chênh lệch một ngày là vì lúc đó đoàn thám hiểm Magienlan đã không nắm được qui tắc phải chuyển ngày khi thực hiện những cuộc đi vòng quanh Trái Đất. Hiện nay, theo quy ước, người ta đã lấy kinh tuyến 180 0 ở giữa Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Bất cứ tàu nào khi đi qua kinh tuyến này đều phải chuyển nhanh hoặc chậm lại một ngày tùy theo tàu đi về hướng Đông hay hướng Tây. Giả sử vào ngày mồng 7 tháng 9, khi đồng hồ ở múi giờ gốc (múi giờ có kinh tuyến 00 đi qua chính giữa) chỉ đúng 12 giờ, thì ở múi giờ đối diện (có kinh tuyến 180 0 đi qua chính giữa), đồng hồ đã chỉ 24 giờ (tức 12 giờ đêm), ngày 7 tháng 9 (nếu tính giờ tăng dần theo các múi giờ phía Đông) nhưng nếu tính giờ lùi dần theo các múi giờ phía Tây thì ở đây lại là 24 giờ ngày 6 tháng 9. Vì vậy, nếu một chiếc tàu vượt qua kinh tuyến 1800 từ hướng Đông sang hướng Tây thì lịch phải lùi lại một ngày. Đây chính là trường hợp đoàn tàu của Magienlan khi vượt qua Thái Bình Dương từ châu Mĩ sang châu Á. HỎI: Đêm trắng là gì? Tại sao ở các vùng vĩ độ cao lại có hiện tượng đêm trắng. ĐÁP: Đêm trắng là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng ban đêm trời không tối hẳn như bình thường mà có tình trạng tranh tối, tranh sang như lúc hoàng hôn. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở các vùng vĩ độ cao về mùa hạ, khi ngày dài hơn đêm rõ rệt. Ví dụ: thành phố Xanh Pêtecbua (Liên bang Nga) nằm ở vĩ độ 600B. Ở đây, về mùa hạ có ngày rất dài. Vào ngày 22 tháng 6 hàng năm. Mặt trời chỉ lặn lúc 21 giờ 14 phút và lại mọc lên ở chân trời lúc 2 giờ 46 phút. Trong gần 5 giờ đồng hồ gọi là đêm ấy, thực ra hoàng hôn chỉ mới vừa tắt, thì bình minh đã ló rạng. Vì vậy người ta gọi là đêm trắng. Ở vùng vĩ độ cao trên vòng cực (từ vĩ độ 66 033’ đến cực) có ngày Mặt trời chưa kịp lặn xuống chân trời, đã lại mọc lên ngay, nghĩa là hoàn toàn không có đêm. Ở các vùng này mùa hạ có đêm ngắn bao nhiêu, thì mùa đông lại có đêm dài bấy nhiêu. Tình hình này cũng xảy ra ở nửa cầu Nam, nhưng ngược lại với nửa cầu Bắc: đêm dài về mùa hạ và ngày dài về mùa đông. Nguyên nhân của tất cả các hiện tượng này là do độ nghiêng của trục Trái Đất trên mặt phẳng quỹ đạo trong quá trình vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời sinh ra. HỎI: Nếu một chiếc trực thăng khi lên cao cứ đứng yên tại chỗ, khi hạ xuống mặt đất có đến được môt nơi khác nhờ vận động tự quay quanh trục của Trái Đất không? ĐÁP: Trái Đất là một khối vật chất rất lớn, do đó nó cũng có lực hấp dẫn (sức hút đối với các vật thể khác hướng vào tâm Trái Đất) rất lớn. Lực này làm cho tất cả các vật thể ở trên mặt đất và ở xung quanh Trái Đất, kể cả lớp khí quyển, đều chuyển động theo vận động tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Vì vậy, chiếc trực thăng dù bay lên cao, cách xa bề mặt Trái Đất, nhưng vẫn nằm trong lớp khí quyển thì nó vẫn di chuyển theo vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Khi hạ xuống mặt đất, nó vẫn trở về đúng vị trí lúc xuất phát, mà không đáp xuống được một nơi nào khác. HỎI: Nếu trục Trái Đất không nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc bằng 66,5 0 mà đứng thẳng thành một góc vuông 900 hoặc trùng hợp với mặt phẳng xích đạo thành một góc 0 0, thì khi Trái Đất vẫn tự quay quanh mình và quay xung quanh Mặt Trời như hiện nay, hiện tượng các mùa sẽ ra sao? ĐÁP: 1. Nếu trục Trái Đất đứng thẳng thành một góc vuông với mặt phẳng quỹ đạo, thì khi Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, ánh sáng Mặt Trời bao giờ cũng chiếu thẳng vào xích đạo thành một góc vuông với mặt đất. Lúc đó hiện tượng các mùa sẽ không có ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Nhiệt độ lúc nào cũng cao nhất ở xích đạo và giảm dần về phía hai cực. 2. Nếu trục Trái Đất trùng hợp với mặt phẳng quỹ đạo (nằm trong mặt phẳng quỹ đạo), thì khi Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, trên bề mặt trái đất sẽ có hiện tượng các mùa ở khắp mọi nơi, nhưng sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa sẽ rất khốc liệt. Trong một năm, ánh sắng mặt trời sẽ lần lượt chiếu thẳng góc từ xích đạo lên cả hai địa cực. Lúc đó sẽ không còn các khái niệm đường chí tuyến, vùng nội chí tuyến v.v. HỎI: Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên Trái Đất? ĐÁP: Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì thì lúc đó trên trái đất vẫn có ngày đêm, nhưng một năm chỉ có một ngày đêm. Ngày sẽ dài 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng đối với tất cả mọi nơi trên Trái Đất. Ban ngày (dài 6 tháng), mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. Trong khi đó ban đêm (dài 6 tháng) mặt đất lại tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, làm cho nhiệt độ hạ xuống hết sự thấp. Trong điều kiện nhiệt độ chênh lệch như vậy, sự sống trên bề mặt Trái Đất như hiện nay không thể tồn tại được. Ngoài ra, sự chênh lệch về nhiệt độ cũng gây ra một sự chenh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm, dẫn tới việc hình thành những luồng gió mạnh không sao tưởng tượng nổi trên bề mặt Trái Đất. HỎI: Vì sao ở Việt Nam về mùa đông (ví dụ: tháng giêng) vào lúc giữa trưa Mặt Trời không đứng bóng mà nằn chếch về phương Nam. Chỉ về mùa hạ mới có hiện tượng Mặt Trời đứng bóng hai lần? ĐÁP: Khi Mặt Trời đứng bóng là lúc các tia sáng Mặt Trời chiếu thành góc vuông với mặt đất vào lúc giữa trưa. Trên bề mặt Trái Đất, hiện tượng mặt trời đứng bóng chỉ xảy ra ở vùng giữa hai chí tuyến (cũng gọi là nội chí tuyến). Trong một năm, Mặt Trời chiếu thẳng góc hai lần ở xích đạo vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9. Vào.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12, Mặt Trời chiếu thẳng góc ở chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Nước ta nằm ở vùng giữa xích đạo và chí tuyến Bắc từ vĩ độ 8 030’ Bắc (mũi Cà Mau) đến vĩ độ 23022’B (cao nguyên Đồng Văn), vì vậy ở bất cứ nơi nào trên đất nước ta trong một năm cũng thấy Mặt Trời đứng bóng hai lần vào mùa hạ từ ngày 23 – 24 tháng tư đến 20 - 21 tháng 8. Đó là thời kì Mặt Trời di động biểu kiến từ mũi Cà Mau lên chí tuyến Bắc. Từ 20 – 21 tháng 8 đến 23 – 24 tháng 4 là thời kì mặt trời di động biểu kiến từ mũi Cà Mau đến chí tuyến Nam. Vào thời kì này, ở bất kì nơi nào trên đất nước ta cũng thấy mặt trời chếch về phương Nam lúc giữa trưa. Mặt trời càng di động biểu kiến xuống gần chí tuyến Nam thì độ chếch đó càng lớn. HỎI: Trong khi quay quanh Mặt Trời, đầu Bắc của trục Trái Đất luôn luôn hướng thẳng về phía ngôi sao Bắc Cực. Có phải bao giờ cũng như vậy không? ĐÁP: Không phải bao giờ cũng như vậy. Hiên nay, trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, đầu Bắc của trục Trái Đất luôn luôn hướng về phía sao Bắc Cực. Đó là sự chuyển động tịnh tiến. Tuy nhiên, hướng của trục Trái Đất không phải hoàn toàn không có sự dịch chuyển. Trái đất trong khi chuyển động cũng tương tự như một con quay, vừa quay vừa lắc lư trên trục làm cho hướng của trục không cố định trong không gian, mà vẽ thành một vòng tròn. Mỗi năm, trục dịch chuyển sai với hướng cũ khoảng 50’’ trên vòng tròn (bằng 1/26000 vòng tròn). Vậy trong 26000 năm (chính xác là: 25765 năm), hướng của trục sẽ chao đảo, dịch chuyển trọn một vòng. Như vậy thì sao Bắc Cực không phải là ngôi sao vĩnh viễn nằm trên đường thẳng kéo dài của đầu Bắc trục Trái Đất. Theo dự tính thì đến năm 10000 trục trái đất sẽ hướng thẳng vào ngôi sao Anpha của chòm Thiên Nga và đến năm 13600 sẽ hướng thẳng vào sao Vêga của chòm sao Thiên Cầm v.v.. HỎI: Vào ngày hạ chí (22 tháng 6), ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở chí tuyến Bắc, tại sao ngày đó lại chưa phải là ngày nóng nhất trong năm ở nửa cầu Bắc? Cũng như vậy, vào ngày xuân phân (21 tháng 3) và thu phân (23 tháng 9), khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở xích đạo, tại sao ngày xuân phân lại tương đối lạnh, còn ngày thu phân lại tương đối nóng? ĐÁP: Ánh sang Mặt Trời khi chiếu xuống mặt đất phải đi qua lớp khí quyển. Không khí chỉ hấp thu được một lượng nhiệt rất nhỏ, không đáng kể. Chỉ sau khi mặt đất hấp thu phần lớn lượng nhiệt của ánh sáng Mặt Trời thì không khí mới nóng lên nhờ lượng nhiệt từ mặt đất phát tán ra, gọi là bức xạ mặt đất (bức xạ sóng dài). Như vậy, là không khí nóng lên không phải do trực tiếp thu nhận nhiệt từ ánh sáng Mặt Trời (bức xạ sóng ngắn) mà gián tiếp qua bức xạ mặt đất. Nếu mặt đất có tích được một lượng nhiệt lớn của Mặt Trời thì nó mới nóng lên và sau đó mới có khả năng bức xạ một lượng nhiệt lớn ra không trung. Trong một ngày, Mặt Trời cao nhất vào lúc giữa trưa. Góc chiếu trên mặt đất lớn nhất. Lúc đó mặt đất cũng hấp thu được một lượng nhiệt lớn nhất. Nhưng nhiệt độ không khí chưa cao nhất, vì mặt đất phải tích được một lượng nhiệt lớn nhất thì sau đó.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> mới có lượng nhiệt bức xạ cao nhất. Vì vậy, phải vào khoảng từ 13 giờ trở đi thì nhiệt độ không khí mới đạt đến mức cao nhất. Ban đêm, mặt đất chỉ có tác dụng phóng nhiệt mà không thu nhiệt. Đến gần sang thì lượng nhiệt của mặt đất tích được còn ít nhất. Lúc đó cũng là lúc nhiệt độ không khí trong ngày thấp nhất. Chính vì lí do đó, mà trong một ngày nhiệt độ không khí cao nhất không phải là lúc giữa trưa, mà là vào khoảng từ 13 đến 15 giờ. Lúc nhiệt độ không khí thấp nhất cũng không phải là lúc giữa đêm, mà là vào lúc gần sáng. Cũng giống như vậy, trong một năm nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo lượng nhiệt của mặt đất tích luỹ được nhiều hay ít. Sau ngày hạ chí, ở nửa cầu Bắc mặt đất sau khi tích luỹ được nhiều nhiệt, mới có bức xạ lớn, làm cho nhiệt độ không khí tăng cao. Thời kì nóng nhất trong năm như vậy phải vào vài tuần sau ngày hạ chí. Thông thường trên lục địa, tháng nóng nhất trong năm là tháng 7. Tháng lạnh nhất là tháng 1. Trên đại dương sự hấp nhiệt và phóng nhiệt so với lục địa ôn hoà hơn, nên thời gian có sự thay đổi nhiệt độ cũng dài hơn. Nhiệt độ không khí trong ngày thu phân cao hơn trong ngày xuân phân cũng là kết quả của bứcxạ nhiệt của mặt đất chậm hơn so với bức xạ nhiệt của Mặt Trời. Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ không khí nói trên nhiều hay ít, còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố ở địa phương như: vĩ độ, sự phân bố lục địa - biển, địa hình và các hiện tượng thời tiết ở các nơi khác nhau… HỎI: Người ta thường nói trên địa cầu có: vùng “vĩ độ ngựa”, vậy vùng “vĩ độ ngựa” nằm ở đâu và vì sao lại gọi như thế? ĐÁP: Từ xa xưa, các thương nhân châu Âu đã biết lợi dụng Tín phong thổi đều đặn quanh năm để trương buồm vượt biển đi buôn bán với Ấn Độ theo đường vòng qua cực Nam châu Phi. Vì vậy, Tín phong còn có tên gọi là gió Mậu dịch. Cuối thế kỉ XV, đoàn thuyền của Crixtôp Côlôm (Tây Ban Nha) cũng nhờ gió đó mà đi về phía Tây mà tìm ra châu Mĩ. Lúc đó, họ vẫn tưởng quần đảo Trung Mĩ là miền Đông Ấn Độ. Các thuỷ thủ trên thuyền rất ngạc nhiên khi thấy gió luôn luôn đưa họ đi về phía Tây. Đến cả những cây cối trên các đảo họ đi qua cũng ngã cành về phía Tây như chỉ đường cho họ. Đó chính là hướng của Tín phong. Tín phong tuy thổi từ dải cao áp chí tuyến về hạ áp xích đạo, nhưng bản thân dải cao áp (vùng vĩ độ 30 – 350 ở mỗi nửa cầu) lại thường xuyên lặng gió, trời luôn luôn trong xanh, không một gợn mây. Những thứ hang mang trên các thuyền buồm của châu Âu có cả ngựa. Mỗi khi đi qua vùng lặng gió, thuyền thường phải chờ hàng tuần may ra mới có một đợt gió thổi qua để dong thuyền đi tiếp được. Nhiều lần vì phải đợi gió quá lâu nên ngựa hết cỏ ăn, đã bị chết đói và khát. Các thuỷ thủ đánh vứt ngựa xuống biển. Xác ngựa nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Vì vậy, sau này vùng lặng gió đó được mang cái tên kì quặc là vùng “vĩ độ ngựa”. Trên địa cầu, ngoài hai vành đai lặng gió ở các vùng chí tuyến ra còn có một vùng nữa cũng được gọi là.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> vùng lặng gió. Đó là vùng hạ áp xích đạo. Tuy nhiên, vùng xích đạo không hoàn toàn lặng gió, mà vẫn thường có gió nhẹ, hay đổi chiều. Trời cũng luôn luôn có mây, buổi chiều và tối thường có mưa going, nên vùng này cũng khác hẳn với vùng “vĩ độ ngựa”. HỎI: Một chiếc máy bay nếu xuất phát từ thủ đô Hà Nội, bay thẳng theo hướng Bắc 1000 km, rồi rẽ sang hướng Đông 1000 km sau đó đi về hướng Nam cũng 1000 km, cuối cùng lại bay về hướng Tây, cũng1000 km. Hỏi máy bay đó có về đúng nơi xuất phát là thủ đô Hà Nội không? ĐÁP: Muốn xác định hướng Bắc – Nam của một địa điểm phải dựa vào các kinh tuyến, còn muốn xác định hướng Đông – Tây lại phải dựa vào hướng các vĩ tuyến. Do các kinh tuyến trên Trái Đất đầu chụm đầu ở cực, cho nên mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên Trái Đất không phải là một mạng luới ô vuông, mà là một mạng lưới các hình than cân, đáy nhỏ hướng về phía cực. Độ dài của cung 1 0 trên các vĩ tuyến ngắn dần từ xích đạo đến cực. Ví dụ: cung 10 trên xích đạo dài 111,324 km, còn cung 10 trên vĩ tuyến 800 chỉ còn 19,395 km. Nếu từ một điểm xuất phát gần xích đạo, máy bay bay lên phái Bắc là bay theo hướng kinh tuyến về phía cực Bắc. Khi bay xuống phía Nam cũng là bay theo hướng kinh tuyến. Hai đoạn đường này là hai cạnh bên của một hình thang cân. Khi bay về phía Đông và phía Tây (tức theo hướng vĩ tuyến) thì hai đoạn đường này là hai cạnh dáy lớn và nhỏ của hình thang cân. Nếu mỗi đoạn đường đều dài bằng 1000 km, thì máy bay không thể về được đúng nơi xuất phát ban đầu. HỎI: Sao băng là gì? Tại sao có hiện tượng sao băng? ĐÁP: Trong khoảng không gian giữa các hành tinh có vô vàn các khối vật chất nhỏ bé, có kích thước khác nhau, gọi là bụi vũ trụ. Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi vũ trụ có thể đi vào lớp khí quyển do bị sực hút của Trái Đất. Khi ma sát với không khí, các khối vật chất này phát nhiệt, tạo nên các vệt sáng chói trên bầu trời ban đêm, bì vậy có tên là sao băng hay sao đổi ngôi. Thực ra, đây không phải là hiện tượng di chuyển vị trí của các ngôi sao, mà sự là sự bốc cháy của các khối vật chất trong khí quyển. Sao băng rất ít khi rơi xuống mặt đất, mặt dầu mỗi năm có hàng triệu khối lớn nhỏ, đi vào lớp khí quyển. Phần lớn chúng bị bốc hơi trước khi rơi xuống bề mặt Trái Đất. Phần còn lại, đa số rơi xuống các đại dương, chỉ có một số rất nhỏ rơi xuống đất liền, trở thành các thiên thạch. Mỗi khi va chạm với mặt đất, các thiên thạch đều phát ra những tiếng nổ lớn. Cho đến nay, người ta đã ghi nhận được một số vụ nổ lớn do thiên thạch gây ra, như vụ nổ ngày 30 tháng 6 năm 1908 ở Tunguxca (Xibia – LB Nga). Tiếng nổ của nó làm rung chuyển mặt đất và lan truyền đến tận Trung Âu. Sức ép của hơi nổ đã làm cho cây cối trên hàng nghìn km2 rừng bị đổ rạp. Những khối thiên thạch lớn khi rơi xuống mặt đất thường vỡ tan thành các mảnh vụn. Dựa vào sự phân tích vật chất cấu tạo của những mảnh vụn đó, người ta phân ra hai loại thiên thạch: thiên thạch đá có.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> thành phần chủ yếu là các loại silicat và thiên thạch sắt có thành phần chủ yếu là các kim loại sắt, niken, đồng, côban v.v… HỎI: Tại sao có sự tuần hoàn của nước trên Trái Đất? Trong quá trình thực hiện các vòng quay, lượng nước có bị hao hụt đi không? ĐÁP: Lớp nước trên bề mặt Trái Đất tồn tại ở cả 3 thể: rắn, lỏng và khí. Nước ở thể lỏng tập trung nhiều nhất trong các đại dương. Dưới ảnh hưởng của năng lượng nhiệt Mặt Trời, nước dễ dàng bay hơi. Hơi nước từ đại dương bốc lên, một phần lớn lại rơi xuống đại dương, còn một phần nhỏ tạo thành mây, được các luồng gió đưa vào đất liền. Khi gặp điều kiện thích hợp, mây lại tạo thành mưa, tuyết…rơi xuống mặt đất v.v…Trên mặt đất, một phần nước lại ngắn xuống sâu tạo thành nước ngầm, rồi trở thành các nguồn cung cấp nước cho các sông, suối, giếng v.v…Một phần lớn đọng lại trên mặt đất thành các hồ, ao, hoặc trên các núi cao, trên các vùng lạnh gần cực tạo thành lớp phủ băng, tuyết. Chỉ có một phần nhỏ chảy thành dòng trên mặt đất. Đó là các suối, sông v.v…Nước ngầm, nước băng tuyết tan, nước sông… sau một thời gian lại đổ ra biển và đại dương, lại bốc thành hơi, quay về lục địa v.v…Như vậy, là tất cả các loại nước trên bề mặt Trái Đất đều vận động, tạo thành một vòng tuần hoàn bất tận. Sự tuần hoàn này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu, cụ thể là điều hoà chế độ ẩm và nhiệt giữa đại dương và lục địa. Theo sự tính toán của các nhà thuỷ văn học, thì khi thực hiện các vòng quay trên Trái Đất, nước chỉ thay đổi trạng thái mà không bị hao hụt, mất đi đâu cả. HỎI: Nước sông không mặn, nhưng tại sao nước biển và đại dương lại mặn. Độ mặn của biển và đại dương cũng rất khác nhau. Vì sao? ĐÁP: Nước biển và đại dương mặn vì nó chứa một lượng muối hoà tan đáng kể. Trung bình trong 1000 gam nước biển có 35 gam muối, gồm các muối clorua, sunphát, cacbônát, brômua v.v…Vị mặn của nước biển chủ yếu là do lượng muối clorua natri (NaCl) khá lớn (khoảng 78%) sinh ra. Nước sông cũng có một lượng muối hoà tan, nhưng nồng độ rất thấp: 1 gam trong 1000 gam nước. Loại muối chiếm tỉ lệ cao nhất là muối cacbônat (khoảng 60%). Muối NaCl chỉ chiếm khoảng 5%. Chính vì vậy, nước sông nhạt, dễ uống, dân gian quen gọi là nước ngọt. Hiện nay, theo sự tính toán của các nhà khoa học, thì lượng muối chứa trong toàn bộ các biển và đại dương trên thế giới lên tới 48.106 tỉ tấn. Nguồn gốc của khối lượng muối khổng lồ này, có lẽ là kết quả tích luỹ lâu dài, từ lượng muối ít ỏi do các song ngòi tải ra biển trong suốt quá trình hình thành bề mặt Trái Đất. Tuy nồng độ muối trung bình trong các biển và đại dương trên thế giới là 35% 0, nhưng nồng độ đó có khác nhau ở từng nơi. Vùng biển và đại dương nào nhận được một lượng nước ngọt lớn do mưa cung cấp hoặc do nước sông chảy ra thì nồng độ muối ở đó giảm đi. Độ mặn của nước Hắc Hải ở gần các cửa sông lớn có có 10%0. Độ mặn của nước Biển Đông ở ven bờ nước ta cũng chỉ có 3% 0. Tuy nhiên, vùng biển và đại dương nào nằm ở khu vực khí hậu nóng, có độ bốc hơi cao, lại hiếm nước sông chảy vào thi nồng độ.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> muối tăng lên, như độ mặn của muối Hồng Hải lên tới 42%0. HỎI: Thủy triều là gì? Nguyên nhân nào đã sinh ra thủy triều và tạo sao thủy triều lại có quan hệ với tuần trăng? ĐÁP: Thuỷ triều là hiện tượng mực nước biển và đại dương thay đổi độ cao hàng ngày, quan sát được ở những vùng bờ biển. Khi thuỷ triều lên, nước biển dâng cao, lấn sâu vào bãi cát ven bờ, còn khi thuỷ triều xuống, nước biển hạ thấp, rút ra xa bờ làm cho diện tích bãi biển rộng thêm. Hiện tượng thuỷ triều đã được giải thích bằng định luật vạn vật hấp dẫn. Trái Đất và các thiên thể ở xung quanh nó đều có sức hút lẫn nhau. Đáng chú ý nhất là sức hút của hai thiên thể gần trái đất nhất: Mặt Trăng và Mặt Trời. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Tuy có khối lượng nhỏ hơn Trái Đất trên 80 lần, nhưng vì ở gần Trái Đất nhất (khoảng 384.000 km) nên Mặt Trăng có sức hút rất lớn đối với Trái Đất. Mặt Trời, tuy lớn hơn Mặt Trăng rất nhiều, song vì ở xa Trái Đất (khoảng 150 triệu km), nên sức hút của nó nhỏ hơn sức hút của Mặt Trăng 2,17 lần. Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đều là nguyên nhân làm cho nước biển và đại dương dâng cao, sinh ra thuỷ triều. Nhưng do sức hút của Mặt Trăng có ảnh hưởng rất lớn đến lớp nước trên bề mặt Trái Đất, nên thuỷ triều có quan hệ chặt chẽ và hết sức rõ rệt với tuần trăng. HỎI: Tại sao thủy triều lại có 2 lần lên và 2 lần xuống trong ngày? Chu kì đó cũng không đúng giờ mà mỗi ngày chậm đi khoảng 50 phút. ĐÁP: Muốn giải thích hiện tượng thuỷ triều lên xuống 2 lần trong một ngày, cần phải phân tích các lực tác động vào lớp nước trên bề mặt Trái Đất. - Lực hút lớn nhất là sức hút của Mặt Trăng. Nếu chỉ có sức hút của mặt trăng không thôi, thì lớp nước trên bề mặt Trái Đất chỉ dâng cao về một phía và trong một ngày thuỷ triều chỉ lên xuống có 1 lần. - Tuy nhiên, lớp nước trên bề mặt Trái Đất còn chịu tác động của một sức nữa. Đó là sức li tâm do sự chuyển động của cặp thiên thể: Trái Đất - Mặt Trăng sinh ra khi quay quanh một trục chung nằm ở 0,73 R (R: bán kính Trái Đất). Sức hút này ngược chiều với sức hút của Mặt Trăng nếu ở tâm Trái Đất sức hút của Mặt Trăng và sức li tâm bằng nhau, thì ở điểm A sức hút của Mặt Trăng lớn hơn sức li tâm, còn ở điểm B sức li tâm lại lớn hơn sức hút của Mặt Trăng. Kết quả là trong cùng một lúc, lớp nước dâng cao ở cả 2 điểm A và B. Như vây là trong một ngày, do vận động tự quay của Trái Đất nên ở cả hai điểm A và B đều có thuỷ triều lên xuống hai lần. Trái Đất tự quay một vòng mất đúng 23 giờ 56 phút (tính tròn số). Trong thời gian đó, nó đã di chuyển trên quỹ đạo được một đoạn đường, vì vậy để điểm A thấy lại được Mặt Trời trên đỉnh đầu, Trái Đất phải quay thêm 4 phút nữa, tức tròn 24 giờ. Cũng tương tự như vậy, khi Trái Đất quay được một vòng thì Mặt Trăng cũng đã di chuyển trên quỹ đạo của nó (quanh Trái Đất) một đoạn đường. Để thấy lại Mặt Trăng ở vị trí lúc xuất phát, trái đất cũng phải quay thêm 50 phút nữa (tức thời gian thấy mặt trăng 2 lần ở cùng.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> một vị trí là 24 giờ 50 phút). Vì lí do đó, nên mỗi ngày thuỷ triều lên xuống chậm đi 50 phút. HỎI: Dòng biển là gì và nguyên nhân nào đã sinh ra các dòng biển? ĐÁP: Khối nước trong các biển và đại dương luôn luôn chuyển động. Một trong các dạng chuyển động đó là hiện tượng chảy thành dòng giống như các dòng sông trên lục địa. Các dòng chảy đó gọi chung là các dòng biển hay hải lưu. Đối với các dòng chảy lớn trong các đại dương, người ta gọi là các dương lưu. Ví dụ: dương lưu Bắc Đại Tây Dương. Các dương lưu lớn thường có chiều rộng từ 80 đến 400 km và vận chuyển được hàng trăm nghìn tỉ tấn nước đi hàng nghìn km với tốc độ có khi đến 36 km/h. Về nguyên nhân sinh ra các dòng biển, các nhà khoa học đã khẳng định rằng: hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển (như Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa) là động lực chủ yếu gây ra các dòng chảy trong biển và đại dương. Các nhân tố khác như: sự khác biệt giữa nhiệt độ nước biển ở các vĩ độ khác nhau, nồng độ muối hoà tan v.v…tuy cũng có ảnh hưởng, nhưng không đáng kể. Hướng chảy của các dòng biển rất phù hợp với hướng của các loại gió nói trên (đối chiếu hai hình a và b). HỎI: Hải lưu Gơnxtrim và dương lưu Bắc Đại Tây Dương là hai dòng khác nhau trong Đại Tây Dương hay chỉ là một dòng duy nhất nhưng có hai tên khác nhau? Nếu là hai dòng thì đặc điểm của chúng ra sao? ĐÁP: Hải lưu Gơnxtrim theo tiếng Anh có nghĩa là “dòng chảy trong vịnh”. Đây là vịnh Mêhicô, vì vậy dòng Gơnxtrim cũng còn gọi là dòng hải lưu Mêhicô. 1. Hải lưu Mêhicô là dòng hải lưu lớn nhất thế giới. Sở dĩ dòng này lớn vì gốc của nó gồm toàn bộ dòng hải lưu nóng Bắc xích đạo và phần lớn dòng hải lưu nóng Nam xích đạo trong Đại Tây Dương. Hai dòng hải lưu này xuất phát từ bờ biển phái tây châu Phi, chảy về hướng tây sang lục địa Nam Mĩ. Do vận động tự quay của Trái Đất nên toàn bộ dòng hải lưu nóng Bắc xích đạo khi đến bờ biển Trung Mĩ, chuyển hướng sang bên phải chảy lên phía bắc, còn dòng hải lưu nóng Nam xích đạo, đáng lẽ phải chuyển hướng toàn bộ sang bên trái, chảy xuống phía nam thì lại tách ra 2 nhánh khi gặp mũi đất thuộc lãnh thổ Braxin, ở khoảng vĩ độ 80N, nhánh lớn quặt sang phải men theo bờ biển Guyana, chảy lên phía bắc hào với dòng hải lưu nóng Bắc xích đạo trở thành hải lưu nóng Guyana. Hải lưu này có chiều rộng tới 500 km. Khi chảy đến phía nam quần đảo Ăngti nhỏ, hải lưu Guyana lại tách ra hai nhánh: một nhánh chảy ở phía đông quần đảo theo hướng tây bắc, một nhánh chảy vào biển Caribê, vào vịnh Mêhicô. Khi ở vịnh Mêhicô chảy ra qua bán đao3Phloriđa, dòng này ven theo bờ biển Bắc Mĩ đến mũi Hattêrat (35 0B, 750T) thì hợp lại với nhánh ở bờ đông quần đảo Ăngti nhỏ hình thành nên dòng dương lưu Bắc Đại Tây Dương. Từ đây dòng Bắc Đại Tây Dương chảy về phía đông bắc, phân ra 4 nhánh: - Một nhánh chảy vòng về phía nam bán đảo Tây Ban Nha, ven bờ tây châu Phi trở thành hải lưu mát Canari rồi nhập vào hải lưu Bắc xích đạo, hoàn thành một hoàn lưu lớn trong Bắc Đại Tây Dương. - Nhánh thứ hai chảy vào eo biển Măng sơ và Bắc Hải. - Nhánh thứ ba chảy vào biển Ailen (ở giữa đảo Ailen và đảo Anh)..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Nhánh thứ tư chảy dọc bờ tây đảo Ailen lên hướng đông bắc. Ba nhánh sau này đều là các hải lưu nóng. Cả ba nhánh gặp lại nhau ở phía bắc quần đảo Anh, rồi tiếp tục chảy vào bờ biển Na Uy đến tận mỏm bắc của bán đảo Xcanđinavi để vào biển Baren. Nhờ dòng dương lưu này mà hải cảng Muốcman của Nga (ở khoảng vĩ độ 69 0B) quanh năm không bị đóng băng. Như vậy, có thể nói hải lưu Gơnxtrim và hải lưu Mêhicô là những tên gọi khác nhau của cùng một dòng hải lưu. Còn hải lưu Mêhicô có thể coi là “tiền thân” hoặc đoạn đầu của dương lưu Bắc Đại Tây Dương. 2. Các dòng hải lưu nói trên có những đặc điểm sau: - Dòng hải lưu Mêhicô khi chảy trong biển Caribê có tốc độ khá lớn: từ 15 đến 20 km/h, nhưng khi ra khỏi vịnh Mêhicô thì chỉ còn 8 km/h. Nhiệt độ nước của hải lưu này rất cao, có khi trên 370C. - Dòng hải lưu có chiều rộng nhỏ (khoảng 80 km) và độ sâu dòng nước khá lớn (khoảng 400 m). - Khi đến gần mũi Hattêrat, hải lưu Mêhicô hoà nước với hải lưu Đông Ăngti nhỏ để trở thành dương lưu Bắc Đại Tây Dương thì chiều rộng của nó tăng lên đến 200 km, tốc độ giảm còn 5 km/h độ sâu của dòng nước không tới 200m. Như vậy là ở đây, khi chiều rộng tăng lên thì tốc độ và độ sâu dòng nước đều giảm. Nhiệt độ cũng chỉ còn 30,50C. Ở độ sâu 10 m, nhiệt độ khoảng 27,50C. Khi vượt qua Đại Tây Dương, nhiệt độ của nó bao giờ cũng chênh với nhiệt độ nước xung quanh từ 8 đến 100C. - Tính trung bình, dương lưu này mỗi giờ tải được một lượng nước nóng nặng tới 90 triệu tấn. Chính vì vậy mà nó có tác dụng điều hoà khí hậu rất rõ rệt đối với khu vực Tây và Bắc Âu. HỎI: Biển Xácgat nằm ở đâu trong Đại Tây Dương và vì sao có tên đó? ĐÁP: Biển Xácgat là một khu vực rộng lớn nằm ở Bắc Đại Tây Dương giữa các vĩ tuyến 20 0 – 400B và các kinh tuyến 300 – 700T. Khu vực này rộng khoảng 8,5 triệu km 2 (1) là môi trường sinh sống của một loại tảo nâu. Theo số liệu tính toán thì sinh khối thực vật ở đây đạt từ 15 đến 20 triệu tấn. Tảo nâu ở đây là một loại tạo riêng không giống bất cứ loại tảo nào ở vùng bờ biển các nước châu Mĩ. Giống tảo này sống nổi trên mặt nước biển, không sâu quá 2m. Nó được các thuỷ thủ trong đoàn thuyền của Côlômbô phát hiện ra trong chuyến vượt Đại Tây Dương lần thứ nhất vào năm 1492. Lúc đầu, khi nhìn thấy loại thực vật này còn tươi tốt, họ tưởng đây là một loại “cỏ” trôi từ đất liền ra, báo trước điều lành là thuyền sắp đến đích. Nhưng càng đi, họ càng thấy biển “cỏ” có nhiều bong bóng nhỏ giống như loại nho Xácgat ở Bồ Đào Nha, nên họ đặt tên cho loại “cỏ” này là Xácgat. Biển Xácgat là một vùng nước tương đối yên tĩnh ở giữa Bắc Đại Tây Dương. Xung quanh biển, bốn phía có các dòng hải lưu và dương lưu chảy vòng quanh: phía tây có hải lưu Mêhicô, phía đông có hải lưu Canari, phía nam có hải lưu Bắc Xích đạo và phía bắc có dương lưu Bắc Đại Tây Dương. HỎI: Làm thế nào để tính được lượng chảy trung bình của một con song ở một bến nhất định? ĐÁP: Lượng chảy của một dòng sông ở một bến nhất định có thể tính theo công thức:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Q(m3/s) = S(m2) x Vtb (m/s). Trong đó: Q là lượng chảy, tính bằng mét khối/ giây (m3/gy) S là diện tích mặt cắt lòng sông có nước, tính bằng mét vuông (m2) Vtb là tốc độ trung bình của nước chảy trong lòng sông, tính bằng mét/giây. (m/gy). Để tính được S, người ta đo chiều ngang của lòng sông có nước rồi chia ra một số đoạn bằng nhau. Ví dụ: các đoạn AB, BC, CD…theo hình vẽ. Ở các điểm B, C, D…người ta đo độ sâu của lòng sông. Như vậy là mặt cắt của lòng sông có nước đã được chia thành một số hình thang và hai hình tam giác. Tổng diện tích của tất cả các hình này là diện tích của mặt cắt lòng sông có nước. Để tính Vtb, người ta đo tốc độ nước chảy ở giữa sông, ở hai bên bờ và ở đáy. Tốc độ nước chảy ở hai bên bờ và đáy sông bao giờ cũng nhỏ hơn tốc độ nước chảy ở giữa sông. Để có tốc độ nước chảy trung bình, người ta có lượng chảy tức thời của sông ở một địa điểm hay bến nhất định. Để có lượng chảy trung bình của con sông trong một ngày người ta đo lượng chảy của sông 4 lần trong một ngày (cách nhau 6 giờ) cộng lại rồi lấy trung bình. Để có lượng chảy trung bình của sông trong 1 tháng, người ta cộng lượng chảy trung bình các ngày trong tháng rồi chia cho số ngày trong tháng. HỎI: Để biết lượng phù sa của một con sông, người ta đã tiến hành đo tính như thế nào? ĐÁP: Sông nào khi vận chuyển nước cũng đều xói mòn lòng sông (xâm thực dọc) và hai bên bờ (xâm thực ngang). Đặc biệt trong mùa mưa lũ, nước sông chảy xiết, cuốn theo một lượng lớn các hạt đất, cát, sỏi, cuội…Vì vậy vào mùa lũ, nước sông đục ngầu. Các vật liệu rắn được dòng nước mang theo, có kích thước, trọng lượng khác nhau. Các hạt có kích thước nhỏ (từ 0,05mm trở xuống) lơ lửng trong nước, được gọi là phù sa. Càng xuống hạ lưu, do tốc độ của dòng sông giảm dần, tốc độ nước chảy chậm lại, cáchạt phù sa càng mịn. Để tính lượng phù sa trong nước sông, ở các trạm thuỷ văn, người ta phải lấy mẫu nước ở giữa dòng chảy (thường là 1 lít). Mẫu nước này được lọc qua giấy thấm. Các hạt phù sa sẽ đọng lại trên giấy. Sau khi sấy khô, người ta cân và biết được lượng phù sa trong 1 lít nước. Ví dụ: vào mùa lũ, ở trạm Sơn Tây trên sông Hồng lượng phù sa đo được là 1172,6g/m 3, còn ở trạm Phù Ninh trên sông Lô thì chỉ có 350g/m3. Về mùa cạn, cũng ở trạm Sơn Tây lượng phù sa chỉ có 255g/m3, còn ở trạm Phù Ninh là 72g/m3. Từ lượng phù sa trong 1 lít nước, người ta cũng tính ra được tổng lượng phù sa do sông vận chuyển trong một thời gian nhất định qua một trạm (một địa phương). Ví dụ: trong một trận lũ, trong một ngày v.v… Qua nhiều lần đo trong những khoảng thời gian nhất định, người ta cũng có thể tính ra được tổng lượng phù sa trung bình do một con sông vận chuyển qua một địa phương trong cả 6 tháng mùa mưa, 6 tháng mùa khô hay cả năm v.v…(Đơn vị dùng: tấn/năm). HỎI: Sông mang nhiều phù sa thì sẽ có những ảnh hưởng tốt, xấu gì đến các vấn đề thuỷ lợi và giao.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> thong vận tải? ĐÁP: Sông mang nhiều phù sa sẽ có tác dụng bồi đắp lớn ở hạ lưu, mở rộng diện tích châu thổ ra phía biển. Các châu thổ sông đều là những đồng bằng lớn, phì nhiêu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ví dụ: đồng bằng châu thổ sông Hồng ở Bắc Bộ, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ở Nam Bộ nước ta. Tuy nhiên, đối với các công trình thuỷ lợi (hồ chứa nước, mương, máng v.v…) và các tuyến đường giao thông vận tải đường sông, thì lượng phù sa của sông càng lớn, càng gây nhiều trở ngại cho việc vận hành. Các lòng hồ, lòng sông, mương, máng v.v…bị phù sa lắng đọng phải thường xuyên được nạo vét, khơi sâu thì mới bảo đảm được mực nước và lượng nước cần thiết cho tàu thuyền qua lại và cho công việc tưới tiêu. HỎI: Việc lựa chọn địa điểm để xây dựng các hồ chứa nước trên sông đòi hỏi những điều kiện gì? ĐÁP: Việc xây dựng các hồ chứa nước trên sông đòi hỏi một số điều kiện như sau: 1. Trước hết, cần xác định mục đích chính của việc xây dựng hồ. Nếu hồ dùng để trữ nước thì địa điểm lựa chọn phải bảo đảm được diện tích chứa nước tối đa. Nếu xây dựng hồ với mục đích thuỷ lợi thì địa điểm xây dựng phải gần khu vực cần tưới tiêu, còn nếu xây hồ với mục đích làm thuỷ điện thì tốt nhất cần chọn địa điểm gần khu vực sử dụng điện. 2. Địa điểm xây dựng hồ phải lựa chọn sao cho khi mực nước dâng cao, khu vực bị ngập nước có thiệt hại ít nhất. Như vậy là những khu vực có dân cư đông đúc, ruộng đất phì nhiêu, khoáng sản phong phú thì không nên dùng để xây dựng hồ chứa nước. 3. Địa điểm xây dựng hồ cần có khả năng chứa được một lượng nước lớn, vì vậy địa điểm xây dựng tốt nhất là phải chọn một khu vực lòng chảo tương đối rộng và bằng phẳng, có thung lũng sông hẹp. Khu vực lòng chảo chứa được nhiều nước, còn thung lũng sông hẹp sẽ thuận lợi cho việc xây dựng đập chắn. Độ dốc lòng sông ở phía trên đập càng nhỏ càng tốt, vì như vậy thì đập chắn không cần xây cao. Những địa điểm đạt yêu cầu này thường thấy ở khúc trung lưu của sông. 4. Vị trí xây hồ cũng phải có điều kiện địa chất tốt, nghĩa là không nằm trong vùng có động đất lớn, có đứt gãy địa chất, nền nham thạch ở đáy hồ ít thấm nước v.v… 5. Cuối cùng, cũng cần quan tâm đến việc khảo sát môi trường địa phương. Cần tính đến mức độ xâm thực đất đai ở vùng thượng lưu, vì kẻ thù lớn nhất của các hồ chứa nước là sự ứ tích phù sa; cần dự kiến được hết những hậu quả do việc xây dựng hồ chứa nước gây ra đối với môi trường, cả về mặt tích cực và tiêu cực. Có như vậy thì việc xây dựng hồ chứa nước mới có tác dụng thực tế và không lãng phí công, của của Nhà nước và nhân dân. HỎI: Vì nguyên nhân nào hồ Baican ở châu Á lại có độ sâu lớn nhất thế giới? Giá trị của nó? ĐÁP: Baican là một hồ lớn ở châu Á (vùng Xibia) thuộc lãnh thổ Liên Bang Nga. Hồ có nguồn gốc đoạn tầng. Vào khoảng 1 triệu năm trước đây, trong kỉ Đệ Tam thuộc đại Tân Sinh, Vỏ Trái Đất ở vùng trung Xibia có nhiều biến động, tạo nên một đứt gãy lớn. Bộ phận sụt lún rất sâu trở thành hồ Baican. Hồ đoạn.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> tầng nói chung thường có đặc điểm là dài, hẹp và có độ sâu lớn. Baican là một ví dụ điển hình. Hồ dài 636km, chiều ngang rộng trung bình từ 50 đến 70km. Chỗ rộng nhất đạt 79,4km, còn chỗ hẹp nhất chỉ có 25km. Diện tích của hồ rộng 31.500km2, là hồ có diện tích lớn thứ 2 ở châu Á sau hồ Aran (64.500km 2). Nếu so với các hồ khác trên toàn thế giới, thì Baican đứng hàng thứ 8. Độ sâu của hồ phần lớn từ 600m trở lên. Chỗ sâu nhất đạt 1741m, chiếm vị trí thứ nhất thế giới, vượt xa hồ Tanganica ở châu Phi (1470m) và hồ Caxpi ở châu Âu (1025m). Do hồ có độ sâu lớn, nên lượng nước chứa của nó lên tới 23.000km 3, chỉ thua có hồ Caxpi là hồ có diện tích lớn hơn nó 12 lần. Hồ Baican có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu của vùng đất xung quanh, đặc biệt là về nhiệt độ. Hàng năm vào tháng 12 khi hồ bắt đầu đóng băng, nước toả ra một lượng nhiệt rất lớn làm cho nhiệt độ vùng xung quanh hồ tăng thêm đến 100C. Vào cuối xuân, đầu hạ, khi hồ tan băng thì nước lại hấp thu một lượng nhiệt lớn, làm cho nhiệt độ vùng xung quanh giảm xuống. Vào tháng 6, khi nhiệt độ ở thành phố Iêccut (cách hồ 66km) lên đến 250 – 300C, thì ở vùng ven hồ Baican, nhiệt độ chưa vượt quá 15 0 – 180C, còn trên mặt nước hồ (cao trên mặt nước 1 m) ở cách xa bờ 1km thì nhiệt độ chỉ mới từ 60 – 70C. Hồ Baican nhận một lượng nước lớn, chủ yếu do hệ thống sông Xêlenga, từ lãnh thổ Mông Cổ chảy vào. Ngược lại, hồ cũng cung cấp một lượng nước lớn cho phần thượng nguồn của sông Angara, làm cho nó trở thành một dòng nước xiết, chảy qua nhiều thác ghềnh, nhưng ổn định quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện. HỎI: Cách đây hơn 3000 năm, Torixenli có nói: “Chúng ta đang sống dưới đáy đại dương không khí”. Vậy “đại dương không khí” với “đại dương nước” có giống nhau không? Các hiện tượng xảy ra trong “đại dương không khí” có gì khác với các hiện tượng xảy ra trong “đại dương nước”. ĐÁP: Loài người và các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất, trong lớp khí quyển cũng giống như cá và các sinh vật sống trong biển cả bao la. Nhưng “đại dương không khí” có nhiều đặc điểm không giống “đại dương nước”. Có thể nêu lên một số khác biệt như sau: 1. Đại dương thế giới của chúng ta có độ sâu trung bình là 3800m. Chỗ sâu nhất đạt trên 11.000m (vực Marian ở Thái Bình Dương). Chiều dày của “đại dương không khí” hiện nay chưa có con số chính xác nhưng chắc chắn là phải trên 10.000km, nghĩa là gấp 1000 lần chiều dày của lớp nước đại dương. Đặc biệt là chiều dày của lớp không khí không đồng nhất trên toàn bộ bề mặt Trái Đất. Khi Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, không khí bị dạt về phía sau, cho nên khí quyển ở phía này có chiều dày lên tới khoảng 20.000km. 2. Lớp không khí đậm đặc nhất là lớp ở gần mặt đất. Càng lên cao không khí càng loãng. Những người leo núi, khi lên đến độ cao 6000m đã thấy rất khó thở. Từ độ cao 80km trở lên thì các phần tử khí đã không còn nguyên vẹn. Một số điện tử tách ra khỏi phân tử, trở thành các điện tử tự do. Vì vậy, từ độ cao này trở lên, người ta gọi chung là tầng iôn..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ở đại dương, nước đậm đặc nhất là ở tầng đáy. Mật độ nước giảm dần theo chiều cao, nhưng sự chênh lệch không quá lớn như trong khí quyển. Trung bình cứ xuống sâu 10m áp lực của cột nước lại tăng lên một atmôtphe. 3. Không khí là môi trường trong suốt. Các tia sáng Mặt Trời dọi tới mặt đất một cách dễ dàng và được mặt đất hấp thụ rồi toả nhiệt. Lượng nhiệt này đã làm nóng lớp không khí sát mặt đất, rồi truyền dần lên cao. Nước đại dương cũng hấp thụ các tia sáng Mặt Trời, nóng lên, nhưng vì nước là môi trường không trong suốt, nên các tia sáng Mặt Trời chỉ xuống tới một độ sâu nhất định, (tối đa không quá 1700m), đặc biệt là các tia có nhiệt độ cao (đỏ, hồng ngoại) thì không quá vài chục mét. Bởi vậy, nhiệt độ nước đại dương giảm dần theo độ sâu. 4. Lớp không khí gần mặt đất, nhờ có bức xạ nhiệt của mặt đất nóng lên, nở ra, trở nên nhẹ và bốc lên cao. Không khí trên cao lạnh, nặng hơn lại chuyển xuống gần mặt đất, tạo thành hiện tượng đối lưu không khí. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở tầng không khí từ mặt đất đến độ cao trung bình 8 – 10km, gọi là tầng đối lưu. Đây cũng là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng phức tạp như gió, mây, mưa, sấm sét v.v… Ở đại dương, nước có tỉ trọng lớn nhất là 4 0C, vì vậy nơi nào nhiệt độ đạt đến 4 0C, thì nước ở đó nặng hơn nước ở xung quanh và chìm xuống dưới. Nước ở dưới lại trồi lên thế chỗ. Như vậy là hiện tượng đối lưu cũng xảy ra, nhưng đối lưu ở đại dương yếu ớt và có phạm vi nhỏ hẹp hơn nhiều so với đối lưu trong khí quyển. Ngoài ra, nước trên mặt đại dương, do tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thường xuyên chịu tác động của nhiệt độ, gió v.v…nên luôn luôn chuyển động tạo thành sóng, các dòng biển. Các vận động này cùng với thuỷ triều góp phần xáo trộn lớp nước trên mặt đại dương làm cho lớp nước này có nhiều sự khác biệt so với lớp nước dưới sâu. Từ độ sâu 500m cho tới đáy, nước đại dương tương đối đồng nhất và yên tĩnh. HỎI: Tầng ôdôn là gì? Tại sao gần đây người ta lại nói nhiều đến sự nguy hiểm do tầng ôdôn bị thủng? ĐÁP: Ôdôn là một chất khí có công thức hoá học 0 3. Trong khí quyển, ôdôn tập trung nhiều nhất trong tầng không khí ở độ cao từ 25 đến 40km. So với không khí ở trên mặt đất thì lượng ôdôn ở đây cao gấp 2 – 3 trăm lần, vì vậy người ta cũng quen gọi tầng không khí này là tầng ôdôn. Thực ra, khối lượng ôdôn trong khí quyển rất nhỏ. Nếu tập trung toàn bộ ôdôn trong khí quyển rồi đặt trong điều kiện bình thường của không khí trên mặt đất thì nó chỉ còn là một tầng mỏng khoảng 3mm. Tuy lượng khí ôdôn không nhiều, nhưng có có tác dụng như một màn chắn, ngăn cản phần lớn các tia tử ngoại có bước sóng ngắn đi qua khí quyển xuống mặt đất. Các tia này rất nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, kể cả con người. Chính vì vậy mà hiện nay báo chí trên toàn thế giới đều nói tới vấn đề cần thiết phải bảo vệ tầng ôdôn. Trong những năm gần đây người ta đã nhận thấy sự suy giảm của tầng ôdôn, đặc biệt là đã quan sát được những lỗ thủng ở tầng này trên Nam Cực và Bắc Cực. Những nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây đã đi đến kết luận là nguyên nhân chủ yếu gây ra những lỗ thủng ở tầng ôdôn là do trong khí quyển có chứa một lượng khá lớn hoá chất Clorofluorocacbon.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> (CFC) dùng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghiệp làm lạnh. HỎI: Trên bề mặt Trái Đất có những khối khí nào? Đặc điểm của các khối khí này ra sao? ĐÁP: Bề mặt Trái Đất do chịu ảnh hưởng của sự phân bố bức xạ Mặt Trời, nên đã phân ra một số vành đai nhiệt. Mỗi vành đai nhiệt lại có những đạc tính khác nhau về mặt vật lí như: nhiệt độ, khí áp, độ ẩm v.v… Chính vì vậy nên lớp không khí bao phủ trên bề mặt Trái Đất chịu ảnh hưởng của các đặc tính vật lí của mặt đất cũng không đồng nhất, mà phân ra nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận không khí đó bao phủ một vùng đất đai rộng lớn hàng triệu km2, tương đối đồng nhất trong nội bộ về các đặc tính vật lí đó gọi là các khối khí. Như vậy, là mỗi khối khí đều mang dấu ấn của miền đất sinh ra nó như: nóng hay lạnh, khô hay ẩm, có khí áp cao hay thấp v.v… Các khối khí trên bề mặt Trái Đất có thể phân ra: 1. Khối khí băng dương bao phủ các vùng cực giá lạnh quanh năm, kí hiệu là A. 2. Khối khí cực địa bao phủ các vùng vĩ tuyến cao ôn đới gần cực, kí hiệu là P. Khối khí này lại phân ra: khối khí cực lục địa Pc bao phủ các vùng đất đai lớn trên lục địa có băng tuyết dày về mùa đông như vùng Xibia của LB Nga và khối khí cực đới đại dương bao phủ trên các đại dương ở vĩ tuyến cao. 3. Khối khí nhiệt đới bao phủ các vùng chí tuyến, kí hiệu là T. Khối khí này cũng phân ra: khối khí nhiệt đới lục địa Tc bao phủ các vùng bình nguyên và hoang mạc khô khan của nhiệt đới và khối khí nhiệt đới đại dương Tm, bao phủ các vùng biển nóng của nhiệt đới. 4. Khối khí xích đạo bao phủ các vùng rừng rậm ẩm ướt và các đại dương của miền xích đạo, kí hiệu là E. Các khối khí này có tính năng động rất lớn. Chúng không ở yên một chỗ, mà thường di chuyển. Mỗi khi di chuyển đến đâu thì lại làm cho thời tiết ở nơi đó và ở những nơi chúng đi qua có sự thay đổi đáng kể. Trong quá trình di chuyển, do tiếp xúc với những vùng đất đai mới có các đặc tính vật lí khác hẳn với vùng đất đai xuất phát, nên các khối khí cũng dần dần thay đổi tính chất, trở thành các khối khí biến tính. Khối khí càng cách xa vùng xuất phát, càng kéo dài thời gian di chuyển thì độ biến tính của nó càng lớn. Cuối cùng, khối khí sẽ bị đồng hoá và trở thành khối khí địa phương. Ví dụ: Khi khối khí cực lục địa Bắc Á di chuyển xuống nước ta, nó đã phải đi qua một chặng đường rất dài do nó bị biến tính, yếu dần. Khi vào miền bắc nước ta, nó chỉ còn đủ sức gây ra thời tiết tương đối lạnh lẽo trong vài ngày, sau đó bị đồng hoá với khối khí địa phương. Trong dự báo thời tiết, ta thường nói là: “Đợt gió Đông Bắc lạnh đã yếu dần rồi tan”. HỎI: Để nghiên cứu thời tiết, cần phải quan sát những yếu tố nào? ĐÁP: Thời tiết là biểu hiện của trạng thái khí quyển một địa phương trong một thời điểm nhất định. Những biểu hiện đó có thể cảm nhận được bằng các giác quan như: nhiệt độ, gió, mây, mưa, độ ẩm, bầu.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> trời chói chang hay u ám v.v…Muốn biết cụ thể những biểu hiện này phải quan sát và đo bằng các dụng cụ, máy móc chính xác. Để tiện cho việc theo dõi và dự báo thời tiết, tổ chức khí tượng thế giới đã thống nhất những yếu tố cần quan sát, cách đo, giờ đo và các đơn vị để đo tính. Các yếu tố cơ bản cần quan sát và đo ở một trạm khí tượng gồm có: 1. Đo nhiệt độ không khí trong bóng râm ở cách mặt đất 2m. Nhiệt độ không khí được đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân hoặc nhiệt kế rưọu. Đơn vị đo là 0C. Dùng nhiệt kế để đo thì chỉ biết được nhiệt độ tức thời mà thôi. Muốn biết diễn biến nhiệt độ trong một ngày, người ta phải dùng nhiệt kí (máy ghi nhiệt độ). Máy này vẽ lại được đồ thị nhiệt độ trên băng giấy liên tục suốt 24 giờ. Ngoài ra, nếu muốn biết nhiệt độ tối cao và tối thấp trong ngày, người ta phải dùng một loại nhiệt kế riêng. 2. Đo nhiệt độ đất ở trên mặt và ở các độ sâu khác nhau. Dụng cụ đo cũng là nhiệt kế thông thường nhưng để ở các độ sâu khác nhau. 3. Đo khí áp. Khí áp được đo bằng khí áp kế thuỷ ngân hoặc khí áp kí (máy tự ghi khí áp). Với khí áp kế thuỷ ngân có để đo được khí áp tức thời, còn khí áp kí có thể ghi được sự thay đổi khí áp trong một ngày, giống như nhiệt kí. Đơn vị đo thường dùng là milimet thủy ngân hay miliba (1mm thủy ngân bằng 1,33 miliba hay 1 mb = 0,75 mm thuỷ ngân). Hiện nay, người ta còn dùng một đơn vị quốc tế là hectoPaxcan (1mb = 1hPa). 4. Đo tốc gió. Tốc độ gió được đo bằng máy đo gió. Đơn vị là m/s. Thông thường, tốc độ gió được phân ra 13 cấp, từ cấp 0 (lặng gió) đến cấp 12 (bão tố lớn). Thang đo gió này do đô đốc Hải quân Bôpho đề ra vào đầu thế kỉ XIX, nên được gọi là thang Bôpho. Mỗi cấp tương ứng với một khoảng tốc độ gió định trước. Ví dụ: cấp 1: từ 0,5 đến 1,7m/s, cấp 2: từ 1,8 đến 3,3m/s v.v…Khi biết gió ở cấp nào thì cũng có thể suy ra được tốc độ gió là bao nhiêu. 5. Đo hướng gió. Người ta đo hướng gió bằng con quay gió. Đó là một dụng cụ bằng sắt mỏng có hình dạng một mũi tên chuyển động được trên một trục. Khi gió thổi, bao giờ mũi tên cũng có vị trí song song với hướng gió. Gió thổi từ phương nào tới thì gọi tên gió theo hướng đó. Ví dụ: gió từ Đông Bắc thổi tới thì gọi là gió Đông Bắc. 6. Đo độ ẩm của không khí. Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí là ẩm kế. Đơn giản nhất là ẩm kế tóc. Nguyên tắc hoạt động của ẩm kế là dựa vào độ đàn hồi của một sợi tóc làm chuyển động một chiếc kim trên khung chia độ trong điều kiện khô hoặc ẩm của không khí. Độ ẩm đo thông thường là độ ẩm tương đối, tính bằng phần trăm (%) so với độ ẩm bão hoà. 7. Đo lượng mưa. Lượng mưa của địa phương được đo bằng vũ kế hay thùng đo mưa. Lượng mưa được tính bằng độ cao (mm) của cột nước rơi trên một đơn vị diện tích trong một thời gian nhất định (ngày, tháng, năm…). 8. Đo số giờ nắng trong ngày. Số giờ nắng có trong ngày cũng được ghi lại bằng một dụng cụ gọi là nhật quang kế. Đó là một quả cầu thuỷ tinh được sử dụng như một lăng kính hội tụ ánh sáng Mặt Trời vào một điểm để đốt thủng một băng giấy cho chia sẵn số giờ phù hợp với thời gian Mặt Trời xuất hiện trên bầu.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> trời ban ngày. Dựa vào đặc điểm dài, ngắn liên tục hay đứt đoạn của vết cháy trên băng giấy, người ta có thể biết được số giờ có nắng trong ngày. Ngoài ra, người quan trắc viên ở các trạm khí tượng còn phải quan sát bằng mắt thường những biểu hiện của thời tiết như: độ phủ mây trên bầu trời, các loại mây theo bảng phân loại trong khí tượng, tầm nhìn xa v.v…để ghi vào sổ nhật kí. Tất cả các biểu hiện khí tượng đó đều có liên quan chặt chẽ với nhau, nhờ đó mà các nhà khí tượng có thể suy đoán và dự báo được thời tiết và triển vọng diễn biến của nó trong từng thời gian. HỎI: Trên thế giới có các loại khí hậu nào? Đặc điểm của các loại khí hậu đó ra sao? ĐÁP: Trên thế giới có bao nhiêu loại khí hậu? Đó là một vấn đề có liên quan đến cách phân loại và những tiêu chuẩn phân loại do các nhà khí hậu học đề ra. Hiện nay có nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên cách phân loại đơn giản và thường dùng trong các sách giáo khoa ở phổ thông hiện nay là cách phân loại của nhà khí hậu học Nga B.P.Alixôp. Cách phân loại này dựa chủ yếu trên quan điểm phát sinh. Alixôp đã chú ý đến 3 quá trình cơ bản trong khí quyển là: sự di chuyển của các khối khí trên bề mặt Trái Đất, quá trình biến tính của chúng và cuối cùng là quá trình hoạt động của các phrông, tức là các mặt tiếp xúc của các khối khí. Căn cứ vào sự phân bố của các khối khí, Alixôp chia ra 4 đới khí hậu chính và 3 đới phụ: 1. Đới khí hâụ xích đạo (đới chính) là nơi hoạt động chủ yếu của khí khí xích đạo, hình thành do sự biến tính của khối khí nhiệt đới di chuyển đến dưới dạng Tín phong. Trong quá trình biến tính, khối khí nhiệt đới trở nên ẩm, độ ẩm tương đối trung bình tháng không bao giờ dưới 70%. Thảm thực vật trong đới này chủ yếu là rừng, nhiệt đới ẩm. 2. Đới khí hâụ cận xích đạo (đới phụ) hay đới gió mùa cận xích đạo. Đới khí hậu này nằm ở giữa các vị trí của phrông nhiệt đới về mùa hạ và mùa đông ở cả hai nửa cầu. Đới khí hậu này chịu ảnh hưởng chủ yếu của khối khí xích đạo về mùa hạ và khối khí nhiệt đới về mùa đông. Đặc điểm của loại khí hậu này là có mưa nhiều về mùa hạ, khô hanh về mùa đông. Lượng mưa trung bình năm từ 1000 – 1500mm ở đồng bằng, từ 6000 – đến 10.000mm ở những sườn núi đón gió. Nhiệt độ trung bình cũng từ 20 0C đến 300C. Tuỳ theo lượng mưa, thảm thực vật chủ yếu ở đây là rừng nhiệt đới, xavan và đồng cỏ. 3. Đới khí hâụ nhiệt đới (đới chính) gồm có 4 loại sau đây: khí hậu nhiệt đới lục địa, khí hậu nhiệt đới đại dương, khí hậu nhiệt đới ở bờ tây các lục địa và khí hậu nhiệt đới ở bờ đông các lục địa. Loại khí hậu nhiệt đới lục địa được đặc trưng bởi hoạt động của khối khí nhiệt đới lục địa trong suốt năm. Khối khí này rất nóng và khô. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất lên tới 30 – 39 0C, tháng lạnh nhất không dưới 100C, cảnh quan đặc trưng của loại khí hậu này là hoang mạc và thảo nguyên khô. Loại khí hậu nhiệt đới hải dương gần giống loại khí hậu xích đạo, nóng, ẩm và có biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Loại khí hậu này thường có bão. Loại khí hậu nhiệt đới ở bờ tây lục địa thường có nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn vì có dòng hải lưu lạnh chảy qua, nhưng cũng không bị khối khí lạnh cực địa tràn tới..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Loại khí hậu nhiệt đới ở bờ đông lục địa có đặc điểm nhiều mưa vì quanh năm có khối khí nhiệt đới đại dương tràn tới dưới dạng Tín phong. Lượng mưa phong phú nhất là ở những nơi có địa hình đón gió. Thảm thực vật chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm, xavan và đồng cỏ. 4. Đới khí hâụ cận nhiệt đới (đới phụ) nằm ở giữa các đới khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Về mùa hạ có khối khí nhiệt đới chiếm ưu thế, còn về mùa đông là khối khí cực địa, vì vậy đặc điểm của loại khí hậu này là mùa hạ nóng, mùa đông mát. Đới khí hậu này cũng phân ra loại: - Khí hậu cận nhiệt đới lục địa hay cận nhiệt đới khô hình thành trong các hoang mạc và thảo nguyên khô cận nhiệt đới. Trong mùa hạ có khối khí nhiệt đới lục địa hoạt động, bởi vậy khí hậu ở đây nóng, khô khan, ít mưa. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất từ 280 đến 300C. Trong mùa đông, khối khí cực địa chiếm ưu thế. Mưa rơi chủ yếu vào thời kì đông – xuân, lượng mưa từ 300mm đến 500mm. Nhiều nơi còn ít hơn. - Khí hậu cận nhiệt đới đại dương có đặc điểm là hay có giông bão về mùa đông và khô hạn về mùa hạ. Điều đó có liên quan đến hoạt động của các xoáy khí thuận trên phrông cực hay các xoáy khí nghịch ở khu vực cận nhiệt. Lượng mưa trong năm có thể tới 1000mm. thực vật ở miền này chủ yếu là rừng cận nhiệt đới ẩm. - Khí hậu cận nhiệt đới ở bờ tây lục địa hay khí hậu Địa Trung Hải có đặc điểm là khô, ít mây về mùa hạ, nhiều mưa và ẩm về mùa đông. Loại khí hậu này được hình thành do sự hoạt động của các cao áp cận nhiệt về mùa hạ và các hạ áp về mùa đông khi phrông cực di chuyển về các vĩ độ thấp. - Khí hậu cận nhiệt đới ở bờ đông lục địa có tính chất gió mùa. Đặc điểm của nó là nóng, ẩm về mùa hạ, và lạnh khô về mùa đông. Gió mùa đông chính là sự hoạt động tràn tới của khối khí nhiệt đới đại dương. Loại khí hậu này rất thích hợp với sự phát triển của các rừng cận nhiệt đới ẩm. 5. Đới khí hâụ ôn đới được hình thành chủ yếu do sự hoạt động của khối khí cực địa. Tuy nhiên, đây cũng là nơi có các khối khí băng dương ở phía bắc và nhiệt đới ở phía nam tràn tới. Đới này cũng phân ra 4 loại khí hậu: - Khí hậu ôn đới lục địa có mùa đông lạnh, mùa hạ nóng. Lượng mưa trong năm từ 400 đến 600mm. Mưa nhiều nhất vào mùa hạ. Cảnh quan chủ yếu trong vùng là rừng cây ôn đới, thảo nguyên và hoang mạc. - Khí hậu ôn đới đại dương có biên độ nhiệt trong năm nhỏ, độ phủ mây lớn và độ ẩm cao. Vì các trung tâm hạ áp thường xảy ra quanh năm, nên lượng mưa cũng được phân bố đều đặn trong năm. - Khí hậu ôn đới ở bờ tây lục địa chịu ảnh hưởng của hoạt động thường xuyên của khối khí cực địa địa dương. Mùa ủ mây và độ ẩm lớn. Lượng mưa phân phối đều đặn trong năm nhiều nhất từ 2000mm đến 3000mm. Cảnh quan chủ yếu là rừng cây lá rộng. - Khí hậu ôn đới ở bờ đông lục địa có tính chất gió mùa. Trong mùa đông khối khí cực địa lục địa tràn tới tạo thành những đợt gió mùa lạnh, khô. Còn trong mùa hạ, khối khí cực đới đại dương lại tràn vào, tạo thành gió mùa ẩm ướt mùa hạ. Cảnh quan chủ yếu là rừng cây ôn đới. 6. Đới khí hậu cận cực có khối khí cực địa bao phủ về mùa hạ và khối khí băng dương bao phủ về mùa.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> đông. Đới này có 2 loại khí hậu: - Khí hậu cận cực lục địa, chịu ảnh hưởng của khối khí băng dương về mùa đông và khối khí cực lục địa về mùa hạ. Mùa đông có thời tiết u ám và lạnh giá. Mùa hạ ngắn và ấm. Biên độ nhiệt trong năm lớn. Lượng mưa không đáng kể. Cảnh quan chủ yếu là rừng taiga và đài nguyên. - Khí hậu cận cực đại dương chịu ảnh hưởng chủ yếu của khối khí băng dương đại dương về mùa đông và khối khí cực địa đại dương về mùa hạ. Khí hậu mùa đông tương đối dịu, mùa hạ mát. Biên độ nhiệt trong năm không quá 200C. Cảnh quan chủ yếu là đài nguyên. 7. Đới khí hậu cực địa có đặc điểm là quanh năm có sự hoạt động của khối khí băng dương. Nhiệt độ trung bình tháng xấp xỉ 00C.. II. CÁC CÂU HỎI ĐÁP VỀ ĐỊA LÍ THẾ GIỚI HỎI: Khí hậu Địa Trung Hải có những đặc điểm gì? Những nơi nào trên thế giới có loại khí hậu này? ĐÁP: Địa Trung Hải là một biển lớn thuộc Đại Tây Dương nằm ở vị trí trung gian giữa 3 lục địa Á, Âu và Phi. Địa Trung Hải nối thông với Đại Tây Dương ở phía tây qua eo biển Gibranta và với Ấn Độ Dương qua kênh đào Xuyê và Hồng Hải. Địa Trung Hải nằm giữa các vĩ tuyến 30 0B và 460B, giữa các kinh tuyến 60T và 360Đ. Vị trí của biển này như vậy là nằm ở giữa đới cao áp cận nhiệt và đới gió Tây ôn đới. Loại khí hậu ở đây có đặc điểm là: mùa đông ấm áp nhiều mưa, còn mùa hạ nóng nực và khô khan, trời luôn luôn trong xanh, nhiều nắng. Trên thế giới, những vùng nằm ở bờ tây lục địa có vĩ độ tương tự như vĩ độ của Địa Trung Hải đều có loại khí hậu này, gọi chung là khí hậu Địa Trung Hải. Đó là các vùng: duyên hải Caliphoócnia ở Bắc Mĩ, vùng Trung bộ Chilê ở Nam Mĩ, vùng cực Nam của Nam Phi và vùng Nam lục địa Ôxtrâylia v.v… Tổng diện tích của các vùng có khí hậu Địa Trung Hải trên thế giới chiếm khoảng 1,7% diện tích các lục địa. HỎI: Tại sao các loại gió trên Trái Đất khi thổi theo hướng kinh tuyến lại có sự lệch hướng? ĐÁP: Chúng ta đã biết ở vùng vĩ độ từ 30 0 đến 350 Bắc và Nam có hai vành đai cao áp chí tuyến. Gió từ các đai cao áp này thổi về xích đạo gọi là Tín phong, lên hạ áp cận cực gọi là gió Tây ôn đới. Gió không thổi theo hướng kinh tuyến mà lệch về phía tay phải hoặc tay trái tuỳ theo nửa cầu Bắc hoặc.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Nam. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng này là do vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Vận động này đã làm xuất hiện một lực, làm cho mọi vật trên bề mặt địa cầu khi chuyển động theo hướng kinh tuyến đều bị lệch hướng. Lực đó được nhà bác học người Pháp Côriôlít (1792 – 1843) phát hiện ra nên người ta gọi là lực Côriôlít. Lực Côriôlít luôn tác động thẳng góc với hướng chuyển động của vật, làm cho vật chuyển động lệch về bên phải nếu ở nửa cầu Bắc và lệch về bên trái nếu ở nửa cầu Nam. Tốc độ chuyển động của vật chuyển động càng lớn thì tác động của lực Côriôlít càng rõ. Gió thổi từ cao áp về hạ áp cũng chịu sự tác động của lực Côriôlít mà lệch đi so với hướng ban đầu. Lẽ ra, khi ta nhìn xuôi theo hướng gió thì cao áp ở sau lưng, hạ áp ở phía trước, nhưng do có sự lệch hướng nên ở nửa cầu Bắc (nhìn xuôi theo hướng gió) thì áp thấp nằm ở bên trái, hơi lệch về phía trước, áp cao nằm ở bên phải hơi lệch về phía sau. Nếu ở nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngược lại: áp cao ở bên trái, áp thấp ở bên phải (hình vẽ). Chính vì thế, nếu nhìn xuôi theo chiều gió, thì Tín phong ở nửa cầu Bắc từ cao áp chí tuyến thổi về xích đạo hơi lệch về phía tay phải, còn ở nửa cầu Nam thì gió này lại lệch về phái tay trái. Gió Tây ôn đới từ cao áp chí tuyến thổi về hạ áp cận cực ở nửa cầu Bắc cũng lệch về phía tai phải, còn ở nửa cầu Nam thì lại lệch về phía tay trái. Đó là quy luật chung của tất cả các loại gió trên địa cầu khi thổi theo hướng kinh tuyến. Có điều cần lưu ý là khi nói quy luật trên, chúng ta nhấn mạnh đến vị trí của người quan sát là: nhìn xuôi theo chiều gió thổi. Nếu chỉ quan sát hoàn toàn trên hinh vẽ (mà không nhìn xuôi theo chiều gió thổi) thì gió có hướng từ xích đạo thổi lên cực, nói chung ở cả hai nửa cầu đều lệch về phía tay phải (phía Đông), còn gió từ hướng cực thổi về xích đạo thì lệch về phía tay trái (phía Tây). (hình vẽ) HỎI: Trên Trái Đất nơi nào nóng nhất, nơi nào lạnh nhất? ĐÁP: Để trả lời câu hỏi này có hai cách: 1. Nơi nóng (hoặc lạnh) nhất trên Trái Đất là nơi có nhiệt độ trung bình năm cao (hoặc thấp) nhất. 2. Nơi nóng (hoặc lạnh) nhất trên Trái Đất là nơi đã ghi được nhiệt độ tức thời cao (hoặc thấp) nhất. Mỗi cách trả lời có ý nghĩa khác nhau. Nếu kể về nhiệt độ trung bình năm thì nơi nóng nhất là phía bắc hoang mạc Xahara ở châu Phi. Nhiệt độ trung bình năm ở đây là gần 30 0C. Ở những hoang mạc khác như Gôbi, Caracum (Trung Á), Calahari (Nam Phi), Atacama (Nam Mĩ) v.v…nhiệt độ trung bình năm ít khi vượt quá 27 – 280C. Tuy nhiên, về mùa hạ, nhiệt độ ở các hoang mạc lại rất cao. Trên các hoang mạc ở Trung Á mặt cát nóng tới 72 – 780C. Trên các hoang mạc Xahara, Aráp, Iran nhiệt độ mặt cát có thể lên tới 800C, còn nhiệt độ không khí đến trên 500C. Ngày 10 tháng 7 năm 1913, người ta đo được ở thung lũng “Thần Chết” (thuộc bang Caliphoócnia – Hoa Kì), nhiệt độ không khí ban ngày lên tới 56,70C. Thời đó, người ta cho đây là nơi nóng nhất địa cầu..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Tên thung lũng “Thần Chết” có nguyên nhân của nó. Vào thế kỉ XIX, một nhóm gồm 49 kẻ phiêu lưu đã tới nơi này tìm vàng. Sau khi vượt qua mấy dãy núi, họ xuống đến một thung lũng có núi cao bao bọc xung quanh. Mọi người loá mắt bởi lớp muối trắng như tuyết, những cồn cát vàng và những tảng đá đỏ thắm. Mặt Trời thiêu đốt, nóng không sao chịu nổi. Đoàn người bị khát, chân tay rã rời. Khi họ tìm tới được một dòng sông thì lòng sông đã khô cạn, chỉ còn vài vũng nước mặn chát, vì độ bốc hơi quá lớn. Hầu hết những người trong nhóm đã chết, chỉ có vài người sống sót. Từ đó, họ đặt tên cho thung lũng khủng khiếp đó là “Thần chết”. Thung lũng “Thần chết” nằm thấp hơn mực nước biển 85m. Nhiệt độ trung bình tháng 7 lên tới 390C, nhưng trong mùa đông, đôi khí giá lạnh, nước có thể đóng băng, ở đây một năm có tới 350 ngày trời quang. Trong khi đó, đằng sau dãy núi là bờ biển Thái Bình Dương, một trong những nơi mưa nhiều nhất Bắc Mĩ. Nhưng sau đó, người ta lại phát hiện thấy một nơi khác ở Bắc Phi có nhiệt độ còn cao hơn. Ngày 13 tháng 9 năm 1922, ở cách thủ đô Tripôli của Libi 40 km về phía nam, người ta đã đo được nhiệt độ không khí lên tới 580C. đây mới là nơi nóng nhất địa cầu. Những nơi lạnh nhất trên địa cầu cũng thường thấy ở các miền cận cực hoặc địa cực. Nơi có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất ở nửa cầu Bắc là miền gần bờ biển phía tây bắc đảo Grơnlen (-20,4 0C), còn nhiệt độ thấp nhất tức thời ở đây chỉ đo được -65 0C (do đoàn thám hiểm Vêghêne quan sát được năm 1931). Ở lục địa Nam Cực, nhiệt độ còn thấp hơn nữa. Theo tài liệu của đoàn thám hiểm Nga thì năm 1957, nhiệt độ thấp nhất đo được ở trạm Phương Đông là -87 0C, còn các nhà khoa học Nga cũng đã chứng minh là nhiệt độ trung bình năm ở đây còn thấp hơn nhiệt độ trên đảo Grơnlen. Trước đây, người ta cũng đã coi thung lũng Ôimyacôn ở Xibia (LB Nga), là cực lạnh của trái đất. Nhiệt độ ở đây đã xuống tới -720C vào mùa đông năm 1933. Đó cũng là nơi lạnh nhất của nửa cầu Bắc. Tuy nhiên, Ôimyacôn chỉ lạnh về mùa đông, còn nhiệt độ trung bình năm vẫn cao hơn nhiều so với đảo Grơnlen. HỎI: Đỉnh núi cao nhất thế giới ở trên dãy Himalaya là đỉnh Êvơrét hay Chômôlungma. Hai tên đó có phải chỉ cùng một đỉnh núi không? ĐÁP: Đỉnh núi cao nhất trên dãy Himalaya theo tiếng địa phương (Tây Tạng) là Chômôlungma, có nghĩa là “Thánh mẫu”. Từ năm 1717, địa danh này đã được sử dụng trên bản đồ Tây Tạng do triều đình nhà Thanh cho biên vẽ và có sự tham gia của Lạt Ma. Đến năm 1852, cục Trắc địa của Ấn Độ, sau khi đo được độ cao của đỉnh núi đã đặt tên cho nó là Êvơrét để ghi nhớ công lao của Gioocgiơ Êvơrét, một người Anh đã từng làm Cực trưởng cục đo đạc ở Ấn Độ. Địa danh Êvơrét từ đó đã được dùng phổ biến trong các bản đồ thế giới. Thực ra, tên Chômôlungma đã có trước khi có tên Êvơrét. Ngày 8-5-1952, chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã ra thông báo cho sử dụng lại địa danh cũ là Chômôlungma thay cho địa danh Êvơrét trong các sách, báo và văn kiện chính thức..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> HỎI: Sông Nin ở châu Phi được hình thành từ hai nguồn nước: Nin Trắng và Nin Xanh. Nin Trắng dài hơn Nin Xanh nhiều. Tại sao lại nói rằng lượng nước cung cấp cho sông Nin lại chủ yếu do sông Nin Xanh? ĐÁP: Sông Nin ở châu Phi là sông dài nhất thế giới (6671km) chiều dài đó chủ yếu là tính từ nguồn của sông Nin Trắng. Nếu tính từ nguồn của sông Nin Xanh thì chiều dài của nó chỉ vào khoảng trên dưới 4000km, thua xa chiều dài của nhiều sông khác trên thế giới như: Amadôn (6400km), Mixixipi (6019km), Trường Giang (5800km) v.v…Cho nên, đúng là sông Nin Trắng dài hơn sông Nin Xanh nhiều. Sông Nin Trắng phát nguyên từ vùng cao nguyên ẩm ướt ở phía đông Trung Phi. Thượng nguồn là sông Caghera ở phía đông bắc hồ Tanganica (phía nam đường xích đạo) chảy vào hồ Vichtôria, nối sang hồ Kiaga, hồ Môbôtu Xexe Xelô rồi chảy lên phía bắc thành sông Nin Trắng. Vùng cao nguyên này nằm ở miền xích đới cho nên có lượng mưa phong phú quanh năm, trung bình từ 1200mm đến 1300mm. Tháng khô hạn nhất cũng có trung bình từ 50mm đến 60mm nước. Trong hai mùa xuân và thu, lượng mưa cao nhất vì lúc này ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc trên xích đạo. Tuy nhiên, sự sai biệt về lượng mưa giữa các tháng trong năm không có ảnh hưởng lớn đến thuỷ chế của sông, vì hồ Vichtôria có vai trò điều tiết nước rất lớn. Sau khi ra khỏi hồ Môbôtu Xexe Xelô sông Nin Trắng chảy qua một vùng đất bằng phẳng, lòng sông nâng lên đột ngột, nước tràn ra ngoài, tạo thành một vùng ngập nước. Chính vì lý do này mà sau khi ra khỏi vùng hồ, lượng nước của sông Nin Trắng đã giảm đi mất một nửa. Sông Nin Xanh phát nguyên từ hồ Tana trên cao nguyên Abixini chảy về phía đông nam, lúc đầu là sông Apbai, sau đó khi chảy lên phía bắc trở thành sông Nin Xanh. Cao nguyên Abixini là vùng có mưa nhiều nhất châu Phi về mùa hạ. Trung bình lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 75% lượng mưa toàn năm. Từ tháng 7 đến tháng 9 là thời kì nước lớn của sông Nin Xanh. Ở Khactum, lượng nước lớn chảy trong một ngay đêm của sông Nin Xanh vào mùa này lớn gấp 4 lần lượng nước chảy của sông Nin Trắng trong một ngày đêm vào thời kì nước lớn nhất. Chính vì vậy, ở đoạn sông từ Khactum (nơi hội lưu của hai sông Nin Trắng và Xanh) về xuôi, thời kì nước to của sông Nin phụ thuộc vào lượng nước của sông Nin Xanh. Theo thống kê thì mỗi năm lượng nước của sông Nin ở Ai Cập nhận được từ sông Nin Xanh 57% từ sông Nin Trắng 29%, 14% còn lại là do sông Atbara cung cấp. Tuy nhiên, lượng nước cung cấp đó không như nhau trong các mùa. Ở Atxuan, vào tháng 9, trong một ngày đêm lượng nước do sông Nin Trắng cung cấp là 10%, do sông Nin Xanh cung cấp là 68%, do sông Atbara cung cấp là 22%. Nhưng vào tháng 5, cũng trong một ngày đêm, lượng nước do sông Nin Trắng cung cấp lại là 83%, do sông Nin Xanh cung cấp chỉ còn 17%, còn sông Atbara thì cạn khô không có một giọt nước nào. Như vậy có thể rút ra kết luận: Nếu vai trò của sông Nin Xanh là cung cấp cho sông Nin một lượng nước rất lớn, thì sông Nin Trắng lại có vai trò điều tiết lượng nước, làm cho sông này quanh năm lúc nào cũng có nước chảy..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> HỎI: Tại sao quần đảo Haoai nằm ở giữa Thái Bình Dương lại là một bang thuộc lãnh thổ Hoa Kì? Bang này được sáp nhập vào liên bang từ bao giờ? ĐÁP: Quần đảo Haoai là một trong nhiều quần đảo thuộc Thái Bình Dương, nằm giữa các vĩ độ 18 0 – 250B và các kinh độ 1540 – 1700T. Hầu hết các đảo lớn ở đây đều là đảo núi lửa. Tổng diện tích vào khoảng 16600km2. Đảo lớn nhất là đảo Haoai có diện tích 10400km 2. Trên đảo này có hai núi lửa lớn là Maona Kêa (4205m) và Maona Loa (4100m). Đảo lớn thứ hai là đảo Maoy, nằm ở phía tây bắc đảo Haoai, rộng 1880km2. Ngoài ra, hai đảo khác cũng có diện tích tương đối lớn nữa là đảo Oahu và đảo Caoai. Thủ phủ Hônôlulu và quân cảng lớn Piec Hacbo (cảng Trân Châu) đều nằm trên đảo Oahu. Có thể nói quần đảo Haoai có vị trí trung gian giữa 3 châu lục Á, Mĩ và Ôxtrâylia. Khoảng cách từ Hônôlulu đến các cảng Xan Phranxixcô (Hoa Kì) hay đến Iôcôhama (Nhật) hoặc Brixban (Ôxtrâylia) đều vào khoảng trên dưới 7000 km. Dân cư trên quần đảo vốn là người Pôlinêdi. Cho đến những năm cuối cuối của thế kỉ XVIII, họ vẫn sống gần như biệt lập, chủ yếu dựa vào nghề nông và đánh cá. Vào thế kỉ XVI, tuy các thuỷ thủ Tây Ban Nha đã đặt chân lên quần đảo này, nhưng vì trên đảo không có vàng, bạc và các tài nguyên quý giá đối với họ lúc bấy giờ, nên họ đã bỏ đi. Đến cuối thế kỉ XVIII, quần đảo lại một lần nữa được phát hiện do nhà hàng hải người Anh: Giêm Cúc. Từ 1784 trở đi, khi người Mĩ bắt đầu có sự trao đổi, buôn bán với Trung Quốcũng phatvề lông vũ da thú thì quần đảo Haoai trở thành trạm trung chuyển hàng hoá của các thương nhân Hoa Kì. Họ cũng phat hiện thấy ở đây có nhiều rừng gỗ trầm hương quý giá nên đã tích cực khai thác. Đến cuối thế kỉ XIX thì các rừng gỗ trầm trên quần đảo đã cạn kiệt. Năm 1820, Hoa Kì lập đoàn đại diện thường trú ở Haoai để trông coi thương vụ và hàng hải. Theo chân họ là các giáo sĩ và thực dân. Năm 1893 một nhóm thực dân đã nhúng tay vào việc lật đổ quốc vương bản xứ và thành lập nước Cộng hoà Haoai. Năm năm sau thì Hoa Kì tuyên bố quần đảo Haoai là của Hoa Kì. Năm 1906, Hoa Kì xây dựng Trân Châu cảng, một căn cứ hải quân lớn ở Thái Bình Dương. Căn cứ này đã bị thiệt hại nghiêm trọng trong trận đánh phá bằng không quân và hải quân của Nhật trong Đại chiến thế giới II vào tháng 12 – 1941. Từ sau khi thuộc về Hoa Kì, quần đảo Haoai trở thành nơi sản xuất 3 loại nông sản nhiệt đới quan trọng là mía, dứa và cà phê. Khi Giêm Cúc phát hiện ra quần đảo Haoai, số dân bản xứ ở đây có khoảng 40 vạn người. trong lần điều tr thứ nhất vào năm 1832, số đó chỉ còn 13 vạn. Đến năm 1940, theo số thống kê thì người Pôlinêdi thuần chủng chỉ còn 1,4 vạn, người lai chiếm 5 vạn. Việc phát triển các đồn điền trồng cây công nghiệp đã thu hút một nguồn nhân lực khá lớn di cư tới. Theo thống kê thì năm 1948, trên quần đảo Haoai có tổng cộng 54 vạn người. Trong đó có 17,6 vạn người Nhật, 5,4 vạn người Philipin, 3 vạn người Trung Quốc, 0,7 vạn người Triều Tiên và một số người Pooctô ricô. Năm 1990 dân số trên quần đảo đã lên đến 96,5 vạn người, đa số là người lai..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Quần đảo Haoai cũng trở thành ban thứ 50 của Hoa Kì kể từ năm 1959. HỎI: Kênh đào Xuyê ở Ai Cập được đào từ bao giờ và giá trị của nó như thế nào? ĐÁP: Kênh đào Xuyê được xây dựng trên một eo đất ở Ai Cập, nằm giữa Địa Trung Hải và Hồng Hải. Toàn bộ chiều dài kênh đào từ cảng PoXait trên bờ Địa Trung Hải đến cảng Xuyê trên bờ Hồng Hải là 166 km, chiều rộng từ 80 đến 135m. Kênh đào do một công ti hỗn hợp của tư bản Anh, Pháp và Hà Lan bỏ vốn. Công trình được tiến hành bắt đầu từ năm 1859, đến năm 1869 mới hoàn thành. Người đảm nhiệm thiết kế và xây dựng là kĩ sư Phecđinăng đờ Letxep, một nhà quý tộc người Pháp. Từ sau khi kênh đào được đưa vào sử dụng, con đường giao thông vận tải, buôn bán giữa châu Âu và châu Á đã thuận tiện hơn nhiều. Từ Luân Đôn đi Ấn Độ, trước kia phải vòng qua mũi Hảo Vọng ở châu Phi, nay qua kênh đào Xuyê đã rút ngắn được 24 ngày. Từ Mácxây (Pháp) đi Bombay giảm được già nửa đường. Năm 1882, hải quân Anh đã độc chiếm và đóng quân trên vùng đất kênh đào Xuyê, buộc Ai Cập phải cho Anh thuê vùng đất này trong 99 năm để phục vụ cho mục đích củng cố các thuộc địa và buôn bán với các nước châu Á. Sau khi giành độc lập, Ai Cập đã tiến hành quốc hữu hoá kênh đào vào năm 1956. Việc này đã dẫn tới một cuộc xung đột có tính quốc tế giữa Ixraen, Anh, Pháp và sự can thiệp của Liên Xô (trước đây), Hoa Kì và Liên hiệp quốc. Tiếp sau đó, do cuộc chiến tranh ở Trung Đông, kênh đào lại bị thiệt hại và đóng cửa để sửa chữa không cho tàu bè qua lại từ năm 1967 đến năm 1975. Từ khi kênh đào Xuyê được khai thông, nó đã có vai trò rất tích cực đối với sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu. Dựa theo số liệu thống kê, riêng năm 1950, sau Đại chiến thế giới II kết thức, số tàu bè qua lại trên kênh Xuyê là 11750 chiếc, trong đó đa số là tàu của Anh. Trong số 82 triệu tấn hàng hoá được chuyên chở, thì trên 70 triệu tấn là hàng đi từ Hồng Hải vào Địa Trung Hải. Điều đó cũng chứng tỏ rằng, sau chiến tranh thế giới II, các nước Tây Âu đã dựa chủ yếu vào các nguồn tài nguyên to lớn của các thuộc địa để khôi phục và phát triển nền kinh tế đã bị kiệt quệ của mình. HỎI: Kênh đào Panama được khai thông từ bao giờ và giá trị của nó? ĐÁP: Nằm ở nửa cầu Tây, giữa lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ là một eo đất hẹp ngăn cách Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương đều phải vòng qua cực Nam của Nam Mĩ, đi qua eo Magienlan nếu không muốn đi theo một con đường dài hơn là vượt qua cực Nam châu Phi và Ấn Độ Dương. Từ khi kênh đào Panama được khai thông, con đường biển nối bất cứ hải cảng nào trên bờ Đại Tây Dương với các cảng trên bờ Thái Bình Dương cũng đều rút ngắn được một nửa. Dự án đầu tiên về kênh đào Panama cũng do Phecđinăng đờ Letxep, người đã hoàn thành kênh đào Xuyê vào năm 1869 đề ra. Năm 1879, công ti kênh đào Panama được thành lập do các nhà tư bản Pháp bỏ vốn. Năm 1880, công trình được bắt đầu tiến hành. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn và tiêu cực nội bộ, cho nên 9 năm sau công ti kênh đào Panama phải giải tán. Lúc đó, kênh đào mới chỉ hoàn thành được một đoạn.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> nhỏ. Đến năm 1894, các nhà tư bản Pháp lại lập lại công ti mới và muốn tiếp tục công trình bỏ dở. Lúc này Hoa Kì đang mở rộng lãnh thổ và củng cố vị trí ở Trung Mĩ đã dùng mọi thủ đoạn để mua lại công ti này và buộc chủ nhân của mảnh đất có kênh đào đi qua (lúc đó là chính phủ Colômbia) thông qua những điều ước bất bình đẳng. Nhưng chính phủ Côlômbia không chịu khuất phục. Hoa kì đã đạo diễn và giúp đỡ cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân Panama thành công. Năm 1903, nước cộng hoà Panama với 40 vạn dân ra đời. Chính phủ mới đã kí với Hoa Kì điều ước cho thuê vĩnh viễn dải đất có kênh đào đi qua, hai bên bờ kênh mỗi bên rộng 16 km. Năm 1904, Hoa Kì tiếp tục công trình bỏ dở và 11 năm sau, năm 1915 kênh đào Panama đã hoàn thành. Tổng cộng chiều dài của kênh đào là 79,6 km, chiều rộng là 100m, được chia làm 6 đoạn. Mỗi đoạn có một cửa đập. Vì mực nước trong kênh đào không ngang bằng với mực nước trong đại dương, nên mỗi khi tàu bè qua lại, phải sử dụng một hệ thống bơm nước phối hợp với việc mở đóng các cửa đập. Như vậy là việc khai thông kênh đào Panama, từ lúc bắt đầu khởi công cho đến khi hoàn thành phải mất 35 năm (1880 – 1915). Khả năng của kênh đào mỗi năm có thể cho qua từ 15000 đến 17000 tàu với trọng tải tổng cộng trên 80 triệu tấn. Kênh đào Panama đã góp phần tăng cường việc giao lưu mậu dịch quốc tế, nhưng đồng thời cũng trong nhiều năm qua cũng đã phục vụ đắc lực cho nhiều mưu đồ quân sự của Mĩ. Năm 1979 việc quản lí kênh đào đã được trả lại cho chính quyền Panama, nhưng Hoa Kì vẫn còn giữ lại các căn cứ quân sự trên một diện tích đất rộng 1676km2..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> III. CÁC CÂU HỎI ĐÁP VỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM HỎI: Vị trí địa lí nước ta “nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, thiên về phía chí tuyến hơn là phía xích đạo”, lại ở bờ đông bán đảo Đông Dương. Điều đó có ý ngiã như thế nào đối với sự hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên độc đóa của nước ta? ĐÁP: Phần đất liền nước ta có toạ độ địa lí từ 8 030’B đến 23022’B và từ 1020Đ đến 1090Đ. Do vị trí như vậy nên nước ta có những đặc điểm sau: - Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, ở phía Đông Nam của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình, nên có khí hậu nóng, ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. - Nước ta không bị hoang mạc và bán hoang mạc như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi. - Nhờ nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa dồi dào nên thực vật phát triển xanh tốt quanh năm. Đặc biệt vị trí đó lại là nơi hội tụ của các hệ thực vật Ấn – Miến từ tây sang và Mã Lai – Inđônexia từ phía nam tới. - Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng, vịnh. Ngoài biển lại có nhiều đảo và quần đảo. Thềm lục địa chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, hải sản) có giá trị. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên, hàng năm cũng có nhiều cơn bão gây tác hại cho sản xuất và sinh hoạt. HỎI: “Diện tích phần đất liền nước ta thuộc loại trung bình so với nhiều nước khác trên thế giới, nhưng lãnh thổ toàn vẹn của nước ta thì rất rộng lớn”. Nói như vậy có gì mâu thuẩn không? Tại sao? ĐÁP: Nói như vậy không mâu thuẫn, bởi vì lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao goầm cả phần đất liền, các đảo, quần đảo và vùng biển thuộc chủ quyền nước ta. Diện tích phần đất liền nước ta khoảng 330.363 km2. Nếu so với nhiều nước khác trên thế giới thì không lớn quá, nhưng cũng không nhỏ quá. Ngoài phần đất liền, nước ta còn có một vùng biển rộng gấp nhiều lần so với phần đất liền, với hang nghìn hòn đảo lớn nhỏ, nằm rải rác hoặc hợp thành những quần đảo trong Biển đông, như Hoàng Sa, Trường Sa v.v… Như vậy cả phần đất liền lẫn vùng biển và các đảo, quần đảo của nước ta hợp lại thì lãnh thổ toàn vẹn của.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> nước CHXHCN Việt Nam không nhỏ. HỎI: Nước ta có bao nhiêu tỉnh và thành phố. Miền Bắc, miền Trung và miền Nam có những tỉnh và thành phố nào? ĐÁP: Theo tài liệu chính thức năm 2009, nước ta có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương. - Miền Bắc có 23 tỉnh gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nam, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài ra, có 19 thành phố thuộc tỉnh là: Việt trì (thuộc Phú Thọ) và Hạ Long (thuộc Quảng Ninh)… - Miền Trung có 18 tỉnh gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng, có 18 thành phố thuộc tỉnh là: Thanh Hoá (thuộc Thanh Hoá), Vinh (thuộc Nghệ An), Huế (thuộc Thừa Thiên - Huế), Quy Nhơn (thuộc Bình Định), Nha Trang (thuộc Khánh Hoà) và Đà Lạt (thuộc Lâm Đồng)… - Miền Nam có 15 tỉnh gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Có 2 thành phố trực thuộc Trung ương là: Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Ngoài ra, còn có 11 thành phố thuộc tỉnh là: Vũng Tàu (thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu), Biên Hoà (thuộc Đồng Nai), Mĩ Tho (thuộc Tiền Giang)… HỎI: Các đảo và quần đảo Côn Đảo, Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc các tỉnh nào? ĐÁP: Côn đảo là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phú Quốc là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang. Hoàng Sa là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, còn Trường Sa là một huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà. HỎI: Ở nước ta, tỉnh nào có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất? ĐÁP: Theo số liệu, cho đến năm 2009: 1. Tỉnh có diện tích lớn nhất là Nghệ An (16490.7 km 2). Tỉnh có diện tích nhỏ nhất là Bắc Ninh (822.7 km2). 2. Những tỉnh và thành phố có số dân đông nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (7396.5 nghìn người), Hà Nội (6561.9 nghìn người), Thanh Hoá (3406.8 nghìn người), Nghệ An (2917.4 nghìn người), Đồng Nai (2596.4 nghìn người), An Giang (2149.5 nghìn người). Những tỉnh và thành phố có mật độ dân số lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (3530 người/km2), Thành phố Hà Nội (1962 người/km2), Hưng Yên (1226 người/km2), Hải Phòng (1221 người/km2)..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> HỎI: Tại sao nói Biển Đông nước ta là một biển lớn và nửa kín? ĐÁP: Biển Đông bao bọc nước ta ở phần phía đông và phía nam, chủ yếu là phía đông nên có tên gọi là Biển Đông (Việt Nam). Đây là một biển lớn, đứng hàng thứ 2 về diện tích trong số các biển ven Thái Bình Dương. Biển rộng trung bình trên 1000 km, dài khoảng trên 3000 km, diện tích khoảng 3.447.000 km2. Đặc điểm nổi bật của Biển Đông là tính chất biển nửa kín của nó, được bao bọc 4 phía bởi lục địa châu Á, các quần đảo Philipin, Malaixia và Inđônêxia, chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp. Ý nghĩa của tính chất biển nửa kín ở chỗ nó làm ảnh hưởng đến đặc điểm của các dòng biển, của thuỷ triều và cả của giới sinh vật (các đàn cá,…) HỎI: Những đặc điểm cơ bản nào chứng tỏ nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm? ĐÁP: Nằm gọn trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc từ 8030’B đến 23022’B, đồng thời lại nằm gọn trong vùng hoạt động của gió mùa Đông Nam Á, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với đặc điểm nổi bật là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. - Nhiệt độ trung bình cả năm trong toàn quốc trên 23 0C, mỗi năm có ít nhất 1200 giờ nắng, cán cân bức xạ quanh năm dương. Tổng lượng nhiệt hoạt động xê dịch từ 8000 đến 10.0000C. - Lượng mưa trung bình hang năm bằng 1700 – 1800mm, có nơi vượt quá 3000mm (tuy nhiên cũng có nơi chỉ có trên 500mm). Lượng bốc hơi: 700 – 800mm. Nước ta nói chung thừa ẩm. - Trong một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 trùng hợp với mùa gió Đông Bắc thịnh hành và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 trùng hợp với mùa có gió mùa từ các biển ấm thổi vào theo hướng đông nam và tây nam. HỎI: Trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam có nói đến các mảnh nền cổ. Vậy nền cổ là gì? Và ở nước ta có những mảng nền cổ nào? ĐÁP: Nền là một yếu tố cấu trúc cơ bản của vỏ Trái Đất. Nền cổ là một bộ phận của lục địa trước kia được hình thành cách đây hang triệu năm. Các loại đá cấu tạo nên nền cổ đã bị biến chất rất mạnh, trở nên rắn chắc và không bị tác động uốn nếp lại vào những thời kì tạo núi sau này. Các hoạt động địa chất mạnh cũng chỉ có thể làm cho các nền cổ bị nứt vỡ thành từng mảng, có bộ phận được nâng cao, có bộ phận bị sụt xuống. Các bộ phận được nâng cao thường trở thành các cao nguyên rộng lớn, còn các bộ phận sụt lún thường bị các lớp trầm tích dày phủ lên, có khi dày tới 5000 – 8000m. Các lớp trầm tích này có thể bị uốn nếp trong các chu kì tạo núi trẻ hơn hoặc bị các khối mắc ma xâm nhập hoặc phún xuất tạo tạo núi lửa. Trên lãnh thổ Việt Nam có các mảng nền cổ (còn gọi là các địa khối) tương đối lớn là: mảng nền cổ Vòm Sông Chảy ở phía Bắc và mảng nền cổ Kontum ở phía Nam. Ngoài ra, còn có những mảng nền cổ nhỏ hơn lộ ra như các khối Phanxipăng, Sông Mã, Puhuat, Rào Cỏ. Mảng nền cổ Kontum là bộ phận phía đông của nền cổ Inđôxini bao gồm cả vùng Hạ Lào, miền Đông Thái Lan và lãnh thổ Campuchia..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> HỎI: Địa máng là gì? Hoạt động của địa máng như thế nào? ĐÁP: Cũng giống như nền, địa máng là một yếu tố cấu trúc của vỏ Trái Đất. Đó là những bộ phận trũng của vỏ Trái Đất bị nước biển phủ ngập. Trải qua một thời gian rất dài, trong địa máng có trầm tích lắng đọng (chiều dày có thể tới 10 – 15 km). Tiếp sau thời kì lắng đọng trầm tích là thời kì hoạt động của địa máng. Các lớp trầm tích được uốn nếp và nâng lên trong các vận động tạo núi. Ở vị trí địa máng bị nước biển phủ ngập trước kia, nay có các dãy núi nổi lên. Độ cao của núi tuỳ thuộc vào cường độ nâng lên mạnh hay yếu. Như vậy có thể coi địa máng là nơi sinh ra các dãy núi uốn nếp, còn vật liệu trầm tích trong địa máng là nguyên liệu hình thành các loại đá cấu tạo nên các dãy núi. Trong quá trình phát triển lâu dài của một lãnh thổ (qua các thời đại địa chất), sự kế tiếp của các giai đoạn: lúc là địa máng, lúc trở thành nền, rồi lại địa máng…thường xảy ra. Đó là các giai đoạn có chế độ: biển, rồi lục địa, rồi lại biển,…những thời kì biển xuất hiện thường được gọi là thời kì biển tiến, còn các thời kì lục địa xuất hiện là thời kì biển thoái. Ở nước ta, các địa máng cũng đã được hình thành và tồn tại trước khi có các vận động tạo núi xảy ra. HỎI: Trong lịch sử phát triển lãnh thổ, các núi non ở nước ta đã được hình thành trong những thời kì nào? ĐÁP: Trong lịch sử phát triển của lớp vỏ Trái Đất nói chung, và của cả châu Á, các nhà địa chất học đã xác định được các thời kì xảy ra các vận động tạo núi lớn sau đây: - Thời kì trước Đại Cổ Sinh cách đây hàng nghìn triệu năm đã có một vài lần xảy ra các vận động tạo núi. - Trong Đại Cổ Sinh, cách đây từ 285 triệu năm đến 570 triệu năm đã có 2 thời kì vận động tạo núi lớn: a) Vận động tạo núi Calêđôni cách đây trên 400 triệu năm. b) Vận động tạo núi Hecxini cách đây khoảng 300 triệu năm. - Trong Đại Trung Sinh cũng có 2 thời kì vận động tạo núi lớn: a) Vận động tạo núi Inđôxini cách đây khoảng trên 200 triệu năm. b) Vận động tạo núi Kimêri cách đây khoảng trên 150 triệu năm. - Trong Đại Tân Sinh, vào kỉ Đệ Tam, cách đây từ 25 đến 67 triệu năm, có thời kì vận động tạo núi hết sức mãnh liệt. Đó là vận động tạo núi Himalaya – Anpi. Các thời kì tạo núi lớn đó đều có ít nhiều ảnh hưởng đến sự hình thành địa hình trên lãnh thổ nước ta. Trước hết, cách đây hang nghìn triệu năm, chắc chắn là trên lãnh thổ nước ta đã có nhiều núi xuất hiện. Những núi đó dần dần đã bị phá huỷ, trở thành các nền cổ mà một vài bộ phận còn sót lại cho đến ngày nay. Trong vận động tạo núi Calêđôni ở đầu Đại Cổ Sinh, ở miền Bắc các khối nền cổ Vòm Sông Chảy, Phanxipăng và Sông Mã đã được nâng cao và mở rộng them. Ở phía Nam, nền cổ Inđôxini cũng bị nứt vỡ mạnh và nhiều bộ phận đã bị sụt lún xuống sâu. Vận động tạo núi Hecxini xảy ra tương đối yếu ở miền Bắc, chắc chăn đã hình thành nên nhiều dãy núi.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> uốn nếp đá vôi, nhưng các dãy núi này về sau lại bị các vận động tạo núi trong Đại Trung Sinh phát triển tiếp hoặc cải tạo lại. Ở miền Nam vận động tạo núi Hecxini lại khá mạnh, phần lớn các núi non ở phía bắc Đà Nẵng và ở Nam Trung Bộ đều xuất hiện trong thời kì này. Ngoài ra, suốt từ Trường Sơn Bắc trở xuống phía nam đều có hiện tượng xâm nhập hoặc phún xuất măcma. Trong các vận động tạo núi Trung Sinh, ở miền Bắc hình thành các dãy núi đá vôi dọc song Đà, chạy dài suốt từ Sơn La đến Ninh Bình và các dãy núi cánh cung ở Đông Bắc đều chụm về Tam Đảo. Nhiều hiện tượng xâm nhập và phún xuất măcma cũng đã xảy ra. Trong Đại Trung Sinh, hầu hết lãnh thổ Việt Nam đã có chế độ lục địa. Cũng từ đây, tác động bào mòn địa hình của các ngoại lực đã kéo dài khoảng 50 triệu năm, làm cho bề mặt lãnh thổ nước ta bị san bằng và núi non thấp đi rõ rệt. Trong Đại Tân Sinh, do ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya xảy ra với nhiều đợt cách nhau, nên địa hình nước ta được trẻ hoá lại. Ở phía bắc, lãnh thổ nước ta đã được cấu tạo vững chắc rtừ cuối Đại Trung Sinh và gắn liền vào khối Hoa Nam, nên ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya chỉ gây nên các nếp uốn ngầm, nâng cao ở nơi này, làm sụt lún, đứt gãy ở những nơi khác. Do vận động diễn ra thành nhiều đợt có thời gian, cách nhau khá xa, nên địa hình cũng được nâng lên thành nhiều bậc có độ cao khác nhau. Một ảnh hưởng quan trong nữa của vận động Himalaya là hoạt động mạnh mẽ của macma đã tạo nên những khu vực ba dan rải rác (như ở Điện Biên, Thanh Hoá, Phủ Quỳ, Vĩnh Linh…). Đặc biệt, hiện tượng phún xuất xảy ra rất mạnh ở phía nam, đá ba dan trào ra đã phủ những diện tích rộng trnê các cao nguyên nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ. HỎI: Hiện tượng núi non, sông ngòi của nước ta trẻ lại được biểu hiện như thế nào? ĐÁP: Hiện tượng núi non, song ngòi của nước ta được trẻ lại biểu hiện ở chỗ: hình dạng của núi trở nên sắc sảo, độ cao tăng them, các song ngòi có độ dốc lớn hơn, nước chảy xiết hơn… HỎI: Tại sao các dãy núi ở nước ta lại có hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung? ĐÁP: Các dãy núi của nước ta ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng Tây Bắc – Đông Nam rõ rệt là vì các dãy núi này đã được hình thành trong đầu mút của địa máng cổ kéo dài từ phía Himalaya tới theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Các núi có hướng vòng cung chủ yếu là được hình thành ở rìa phía đông của các mảng nền cổ, cho nên hình dạng của các mảng nền này cũng có tác dụng định hướng cho các nếp uốn hình thành nên chúng. HỎI: Trong việc tạo nên địa hình, nội lực và ngoại lực mâu thuẩn nhưng thống nhất với nhau. Hiểu điều đó như thế nào cho đúng bản chất? ĐÁP: Nội lực là những lực có nguồn gốc từ sâu trong lòng Trái Đất, có vai trò chủ yếu là kiến tạo các đơn vị cấu trúc ở trên bề mặt Trái Đất như nền, các mạch nùi uốn nếp, đoạn tầng, núi lửa v.v… Ngoài lực là những lực tác động trên bề mặt Trái Đất, còn gọi là lực xâm thực hay tác nhân xâm thực, ví.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> dụ sức gió, sức nước, nhiệt Mặt Trời, sóng biển v.v…Về bản chất, đây là hai lực trái ngược nhau và mâu thuẫn với nhau, vì một bên thì “xây”, còn một bên thì “phá”, nhưng chúng kết hợp với nhau một cách chặt chẽ trong việc tạo nên các dạng địa hình hiện nay trên bề mặt Trái Đất. Nội lực vừa tạo nên các đơn vị cấu trúc thì đồng thời ngoại lực đã làm thay đổi hình dạng. Ví dụ khối núi Ba Vì, nguyên là những lớp đá trầm tích được uốn lên thành một nếp, rồi các tác nhân xâm thực xói mòn những nơi mềm làm cho những nơi rắn nhô lên thành ba ngọn, hay “va vì” núi. Những địa hình ta trông thấy trên mặt các lục địa đều hình thành như thế, do tác động của hai lực: nội lực “xây dựng” và ngoại lực “xâm thực”. Đó cũng chính là quy luật chung của sự hình thành địa hình. HỎI: Hình thái các đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và đồng bằng duyên hải miền Trung có liên quan tới lịch sử phát triển của chúng như thế nào? ĐÁP: 1. Đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng châu thổ, rộng 16000km 2, được bồi đắp bởi phù sa của các hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng. Là một châu thổ nên đồng bằng này có hình một tam giác đỉnh ở Việt Trì và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, với độ cao giảm dần từ 10 – 15m xuống đến độ cao sát mặt biển. Điểm nổi bật của đồng bằng này là có các ô trũng, được ngăn cách bởi hệ thống đê nhân tạo làm cho quá trình bồi đắp chưa hoàn thành, nhiều nơi còn rất trũng. Ra đến biển là dãy đất cồn tạo nên do tác động của sóng gió. Cồn cát tập trung nhiều nhất ở quãng giữa sông Trà Lí và sông Hồng. Do bị giới hạn bởi hệ thống đê, nên phù sa sông Hồng được mang ra cửa sông là cho diện tích đồng bằng càng mở rộng về phía biển, tốc độ khoảng 80m/năm. 2. Đồng bằng Nam Bộ là danh từ gọi chung 2 khu vực Đông Nam Bộ và châu thổ Cửu Long mà ranh giới chạy ngang qua thành phố Hồ Chí Minh. - Khu vực Đông Nam Bộ xưa là một đồng bằng do phù sa sông bồi đắp lên trên đá gốc sa diệp thạch Trung sinh đại của sụt võng Nam Bộ. Trong kỉ Đệ tứ, khu vực phía đông của đồng bằng lại bị lôi cuốn vào vận động nâng lên của khu vực núi cực Nam Trung Bộ lên tới độ cao 100m (độ cao của các quả đồi thấp ven suốt dải đồng bằng duyên hải Việt Nam), trong khi đó phần còn lại bị sụt sâu xuống hình thành một vịnh biển, trong đó nổi lên một số đảo nhỏ. Đồng thời các hoạt động phun trào ba dan xảy ra, dung nham ba dan phủ lên trên lớp phù sa cổ. Châu thổ sông Cửu Long có một lịch sử rất trẻ. Cách đây 4500 năm biển vẫn lấn vào tận Đồng Tháp Mười và châu thổ sông Cửu Long vẫn bị ngập nước tới 4m. Khoảng 2000 năm sau, mặc dù khối lượng phù sa khổng lồ của sông Cửu Long bồi đắp rất nhanh, nhưng độ cao trung bình của châu thổ vẫn chỉ khoảng 2m trên mực nước biển. Trong khi đó cửa triều ở vùng cửa sông dâng cao tới 3 – 4m. Vì thế mà đỉnh của châu thổ tính theo phạm vi ảnh hưởng của thuỷ triều lên đến tận PhnômPênh, cách biển 300km. Hiện nay, châu thổ sông Cửu Long vẫn tiếp tục mở rộng, nhưng do ảnh hưởng của hải lưu mà quá trình đó chỉ phát triển mạnh về phía tây nam (mũi Cà Mau) nhânh tới 60 – 80m/năm. Do lịch sử phát triển của châu thổ như vậy mà đất mặn, đất phèn, đất lầy chiếm một tỉ lệ diện tích đáng kể. Nước mặn có thể xâm nhập tới 1/3 diện tích châu rhổ..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Châu thổ sông Cửu Long hiện nay là một đồng bằng lớn, diện tích tới 40000km2, thấp và rất bằng phẳng, độ dốc bình quân 1m/km. Sông không có đê nên hàng năm vào mùa lũ, nước sông vẫn tràn bờ và làm ngập đến trên 1 triệu ha đất đai. Địa hình châu thổ cao thấp không đều. Cao là các gờ đất ven sông do phù sa bồi, có nhiều ở phía An Giang. Hai nơi trũng úng là Đồng Tháp Mười và Hà Tiên. 3. Đồng bằng duyên hải miền Trung là dải đồng bằng ven biển bị chia cắt thành từng khúc bởi các nhánh núi ăn lan ra sát biển, tạo thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Từ bắc vào nam có các đồng bằng Nghệ An (1750km2), Hà Tĩnh (1660km2), Quảng Bình (640km2), Quảng Trị (610km2), Thừa Thiên (900km2), Quảng Nam (1450km2), Quảng Ngãi (1200km2), Bình Định (1700km2), Phú Yên (820km2), Khánh Hoà (400km2), Phan Rang (220km2) Và Phan Thiết (310km2). Đặc điểm chung của các đồng bằng này là có độ dốc nghiêng từ tây sang đông. Đồng bằng rất hẹp ngang, đất phần lớn xấu. Đây là loại đồng bằng mài mòn – bồi tụ. Lịch sử phát triển của chúng có liên quan mật thiết với sự bào mòn chân núi do biển, sau đó được các vật liệu của sông và biển bồi tụ thành. HỎI: Địa hình Kacxtơ ở Việt Nam có nhiều nét độc đáo khác với nhiều nơi trên thế giới. Vậy những nét độc đáo đó là gì? Ở nước ta có những kiểu và miền Kacxtơ nào đáng chú ý? ĐÁP: Từ “ Kacxtơ” vốn là một danh từ riêng, chỉ tên của một cao nguyên đá vôi ở dãy núi Anpơ Đinaric (Nam Tư cũ). Trong các từ điển hiện nay Kaxctơ được định nghĩa là quá trính tác động về mặt hóa học và một phần về mặt cơ học của nước ngầm vào các loại đá dễ hòa tan như đá vôi Diện tịch Kaxctơ ở nước ta rộng 50.000 km 2, chiếm 1/6 diện tích đất nước. Các miền Kaxctơ nước ta nằm trong phạm vi Kaxctơ nhiệt đới Đông Nam Á là nơi diện tích Kaxctơ rộng lớn nhất thế giới. Do điều kiện nhiệt đới ẩm, nên các quá trình phong hóa vật lý, hóa học, sinh học diễn ra mạnh mẽ, tạo nên nhiều dạng Kaxctơ biểu hiện tính chất độc đáo của địa hình nước ta là địa hình Kaxctơ già. Có 2 dạng cơ bản: 1. Dạng do quá trình gặm mòn là chủ yếu tạo nên: các hố hút nước, giếng Kaxctơ, lũng Kaxctơ. 2. Dạng do hoạt động băng tụ chủ yếu tạo nên: các thạch nhũ trong hang động (vú đá, măng đá, rèm đá, cột đá…). Ở nước ta, nếu phân theo hướng hình thái phát sinh thì có 4 kiểu Kaxctơ chủ yếu: + Kaxctơ trụi : Kaxctơ lộ trực tiếp ra bề mặt đất. + Kaxctơ phủ : Kaxctơ trên bề mặt có phủ một lớp vật liều không hòa tan. + Kaxctơ bị chôn vùi : quá trình Kaxctơ đã ngừng hoạt động, trên bề mặt đá Kaxctơ vẫn còn tồn tại các dạng địa hình Kaxctơ cổ sót lại. + Kaxctơ cổ: Kaxctơ được hình thành trong điều kiện địa lí khác với điều kiện địa lý hiện nay và chưa bị phá hủy do các quá trình ngoại lực. Các miền Kaxctơ ở nước ta gồm có: miền Kaxctơ ở vùng trũng đông bắc (ở đây có các vùng Kaxctơ Hạ.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Long đẹp và nổi tiếng và Kaxctơ Bắc Sơn có nhiều hang động lớn vào bậc nhất nước ta), miền Kaxctơ khối nâng Việt Bắc (có hồ Ba Bể), miền Kaxctơ ở vùng trũng sông Đà (vùng Kaxctơ Nho Quan ở Ninh Bình được coi như là một vịnh Hạ Long trên cạn); miền Kaxctơ từ khối nâng sông Mã đến vùng trũng Cửu Long (có động Phong Nha – một hang Kaxctơ trẻ - một kì quan ở Quảng Bình). HỎI: Sách giáo khoa Địa lí 8 có nói: Vị trí nước ta đã làm cho khí hậu có những nét độc đáo. Vậy giải thích như thế nào? Đáp: Vị trí nước ta có những đặc điểm sau đây nên đãi làm cho khí hậu có những nét độc đáo: - Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới. - Nước ta nằm ở trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á. - Nước ta có lãnh thổ hẹp từ tây sang động và bài tới 15o vĩ độ từ bắc xuống nam. - Nước ta nằm trên một bán đảo, tận cùng của lục địa Âu – Á rộng nhất thế giới. - Nuớc ta giáp Thái Bình Dương ở phía đông và phía nam, chịu ảnh hưởng thường xuyên của các trận bão nhiệt đới, sinh ra trong Thái Bình Dương. HỎI: Tại sao nằm trong vòng đai nhiệt đới mà khác với nhiều lãnh thổ khác, nước ta có một mùa đông giá rét. Điều đó có gì trái với quy luật không? ĐÁP: Nằm trong vòng đại nhiệt đới của nửa cầu Bắc, nước ta quanh năm nhận dược một lượng nhiệt dồi dào, nhiệt độ trung bình năm trên 23 oC.Thế nhưng, nước ta lại nằm gọn trong khu vực gió mùa châu Á, quanh năm chịu tác động của khối khí chuyển động theo mùa. Về mùa đông, từ áp cao Xibia rộng lớn, gió thổi xuống theo hướng đông bắc – tây nam mang theo không khí lạnh đến nước ta, gây ra một mùa đông rét. Ở Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 18 oC. Chính vị trí địa lí góp phần làm cho khí hậu nước ta có đặc tính nói trên. Điều đó không có gì trái với quy luật. HỎI: Trong sách giáo khoa Địa lí có nêu: “Tổng số nhiệt độ trên 10 0C trong năm lên tới 80000C”. Điều đó có ý nghĩa gì? Tại sao lại trên 100C? ĐÁP: Khi nói đặc điểm khí hậu của một quốc gia, người ta thường nói tổng số nhiệt độ trên 10 oC là vì: về mặt nông nghiệp, mỗi loại cây trồng trong quá trình sinh trưởng đòi hỏi phải được cung cấp một lượng nhiệt nhất định. Nếu không đạt được lượng nhiệt đó thì hoặc là cây không sống được, hoặc là năng suất sẽ giảm. Lượng nhiệt đó được tính bằng tổng số nhiệt trên 10 oC. Nhiệt độ 10oC là nhiệt độ tối thiểu để cây trồng có thể sống được. Tổng số nhiệt độ trên 10oC trong năm càng lớn thì điều đó càng chứng tỏ khả năng thuận lợi cho sự phát triển và cho năng suất cao của các loại cây trồng, không phải một vụ mà nhiều vụ trong năm. HỎI: Tính chất phức tạp của khí hậu Việt Nam được thể hiện như thế nào? ĐÁP: Tính chất phức tạp bắt nguồn từ những biến động trái quy luật của khí hậu. Đó là sự phân hóa của.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> khí hậu theo mùa khác nhau giữa các vùng lãnh thổ (Bắc, Trung, Nam). Đó là những biến động thất thường của khí hậu trong năm hay từ năm này sang năm khác (hạn hán, úng lụt, sớm, muộn, dài, ngắn, đậm, nhạt….). Đó là những biệt lệ khí hậu như mùa đông lạnh có mưa phùn ở Bắc Bộ. Đó là các hiện tượng tiêu cực gay gắt của khí hậu như bão, gió phơn Tây Nam. Chính ở vào vị trí có sự đắp đổi luân phiên của các khối khí trên một lãnh thổ có hình dạng kéo dài trên gần 15o vĩ mà tính chất phức tạp của khí hậu được tăng cường. HỎI: Hoạt động của bão ở nước ta như thế nào? Tại sao ở nước ta thời gian hoạt động của bão chậm dần từ Bắc vào Nam? ĐÁP: Bão được hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới. Đó là một vùng áp thấp gần tròn với đường kính khoảng 200-300 km. Trong vùng bão, gió thổi xoáy rất mạnh gây nên dòng thăng mạnh mẽ, hình thành mây và mưa dữ dội trong một phạm vi rộng lớn. Đặc biết tại vùng trung tâm, gọi là mắt bão có gió yếu hay lặng gió và trời quang mây tạnh Bão đổ bộ vào Việt Nam thường xuất phát từ tây Thái Bình Dương (10 o – 20oB và 130o - 145oĐ) hoặc ngay ở Biển Đông (7o - 20oB và 112o – 121oKĐ) vào thời kì mà nhiệt độ nước biển nóng trên 26 0 – 270C. Bão phát sinh trên dải hội tụ nhiệt đới (nội chí tuyến) và di chuyển từ đông sang tây. Mùa bão trên toàn quốc là từ tháng 7 đến tháng 11, cực đại vào tháng 9, gồm 85% tổng số bão. Tuy vậy cũng có những cơn bão đến sớm hay muộn hơn. Mùa bão và tần suất bão không đồng nhất từ bắc chí nam. Khu vực bị đe doạ nhiều nhất là từ Móng Cái đến mũi Ba Làng An. Ở miền Nam, bão ít hơn, nhiều năm hoàn toàn không có bão. Mùa bão có xu thế chậm dần từ bắc xuống nam phù hợp với sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới xuống các vĩ độ thấp vào tháng 10, 11. HỎI: Bản chất của gió phơn Tây Nam khô nóng và hoạt động của loại gió này ở nước ta như thế nào? ĐÁP: Gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào) là loại gió thổi vào nước ta từ tháng 4 – 7 từ hướng tây nam tới, thịnh hành trong tháng 5- 6. Phạm vi hoạt động mạnh nhất là ở miền trung. Nguồn gốc của gió là sự di chuyển của khối không khí nhiệt đới vịnh Bengan: nóng ẩm. Bản chất của gió này ban đầu là mang theo nhiều hơi nước ẩm ướt. Khi vào nước ta đã vượt qua dãy Trường Sơn. Sau khi trút mưa ở sườn tây, vượt qua đỉnh, trườn xuống theo sườn đông thì nhiệt độ tăng lên (1 0/100m), độ ẩm giảm mạnh. Gió thổi đến đâu gây ra thời tiết khô nóng (thậm chí cực kì khô nóng) đến đó. Lúc đó gọi là thời tiết gió Lào, trời quang mây, oi bức, không mưa, nhiệt độ cao, có lúc đạt tới 39 – 40 0C, độ ẩm tương đối xuống đến 70 – 50%, thấp nhất có thể dưới 30%. HỎI: Tại sao nói: “Sông ngòi là hàm số của khí hậu trên một nền cảnh quan nhất định”. ĐÁP: Trong số các nhân tố địa lí tự nhiên có tác động tới chế độ nước sông thì nhân tố khí hậu có tác dụng khá quyết định. Trong thực tế, điều đó được biểu hiện rất rõ: những nơi có lượng nước rơi lớn, dòng chảy sẽ phong phú, ngược lại, những nơi có lượng nước rơi nhỏ, dòng nước sẽ nghèo nàn. Chế độ nước.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> rơi điều hoà thì thuỷ chế sông điều hoà. Khi mưa rất lớn thì nước sông lớn. Ở nước ta 2 mùa khí hậu trùng với hai mùa nước sông trong năm. Về mùa mưa nước sông dâng cao, về mùa khô dòng nước cạn kiệt, làm sông bé lại. Tương quan đó có thể biểu diễn bằng một hàm số như đã nói. HỎI: Tại sao cũng trong khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mà hệ thống sông Hồng hay gây ra lũ lụt, có chế độ nước thất thường, còn hệ thống sông Cửu Long lại điều hòa hơn. ĐÁP: Hệ thống sông Hồng gồm có hai sông lớn là sông Hồng và sông Đà đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Khi chảy vào nước ta, phần lớn chiều dài các sông đều chảy qua vùng núi Tây Bắc, có núi non hiểm trở, độ dốc lớn, thảm thực vật đã bị tàn phá nhiều. Mặt khác, do lưu vực của hệ thống sông khá rộng, lượng nước cung cấp rất lớn về mùa mưa (60% lượng nước là của sông Đà). Nước ở phần thượng lưu được tập trung khá nhanh, dồn một lượng nước lớn về hạ lưu làm cho nước sông hay dâng cao đột ngột, nhiều lúc lên đến mức báo động số 3. Sông Cửu Long bắt nguồn ở Tây Tạng trên độ cao 5000m. Đây là một trong những con sông lớn của thế giới, chảy qua 5 nước với tên gọi là Mê Công. Chiều dài sông tổng cộng lên tới 4500 km, đoạn hạ lưu chảy vào nước ta gọi là Cửu Long dài 220 km. Tổng lượng nước của sông rất lớn, gấp 5 lần sông Hồng, nhưng lòng sông lại rộng, sông đổ ra biển bằng 9 cửa, nên lượng nước thoát nhanh. Đặc biệt đoạn này chảy qua Phnôm Pênh (Campuchia) sông Mê Công được nối với Biển Hồ bằng sông Tônlêsáp. Biển Hồ có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết chế độ nước sông, đặc biệt là phần từ đó chảy ra biển qua Việt Nam (tức là sông Cửu Long). Mùa nước lớn, Biển Hồ nhận nước vào làm giảm mực nước sông. Về mùa khô, nước lại từ Biển Hồ theo dòng Tônlêsáp chảy vào Cửu Long. HỎI: Thế nào gọi là “đất ngoài đê” và “đất trong đê”. ĐÁP: Đây là cách nói thông thường của nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi có hệ thống đê rất quy mô và từ lâu đời, nhằm chỉ đơn thuần vị trí của đất so với chỗ cư trú của con người. Ở hai bên bờ các sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Thái Bình…có hệ thống đê ngăn lũ. Về mùa khô, mực nước hạ thấp, phần bãi bồi và thềm sông lộ ra, nhân dân sử dụng đất đó để canh tác, trồng cc1 loại rau màu vụ đông. Còn về mùa mưa, nước sông dâng cao, vùng đó ngập nước. Gọi là đất trong đê và đất ngoài đê là nhằm phân biệt hai loại đất: được bảo vệ ở bên trong và không được đê bảo vệ ở bên ngoài. HỎI: Đất phèn là đất gì? Đặc tính của nó ra sao? ĐÁP: Đất phèn còn gọi là đất chua mặn là loại đất được hình thành ở các vùng châu thổ trong quá trình lấn dần ra biển. Đặc điểm của loại đất này là vừa chua vừa mặn. độ chua khá lớn (pH: 3 – 4,5) chủ yếu do phèn nhôm (sunphát nhôm) và phèn sắt (sunphát sắt) sinh ra. Còn mặn là do các clorua như NaCL. Đất phèn chủ yếu được hình thành ở những vùng biển trước đây có rừng ngập mặn phát triển. Xác các cây đước, sú, vẹt, tràm.v.v…có chứa một lượng lưu huỳnh rất lớn. Khi bị vùi xuống sâu và phân huỷ ở.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> môi trường yếm khí (ngập nước), lưu huỳnh tạo thành các sunphua. Khi gặp không khí, chúng lại bị ôxi hoá thành axit sunphuric và các sunphát nhôm, sắt…Đất phèn có độ độc hại lớn đối với cây trồng, vì vậy để sử dụng được loại đất này cần phải có các biện pháp cải tạo. Trước hết phải có các công trình thuỷ lợi đưa nước ngọt về để: “thau chua rửa mặn”, làm giảm nồng độ phèn và muối trong đất, sau đó phải bón vôi để giảm độ chua rồi mới trồng dần các loại cây có khả năng chịu phèn cao như: sắn, mía, dứa v.v… Ở nước ta, đất phèn phân bố ở nhiều nơi, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở đồng bằng Bắc Bộ đất phèn tập trung ở dải đất ven biển từ hải phòng đến Quảng Ninh. HỎI: Những đặc điểm của đất feralit. Trong các loại đất feralit ở nước ta, đất nào có giá trị kinh tế cao nhất, đặc điểm của nó và sự phân bố? ĐÁP: Đất feralít bao gồm nhiều loại khác nhau: feralít vàng đỏ miền rừng, feralít đỏ sẫm, feralít nâu xám, feralít mùn trên núi cao…Đặc tính chung của chúng là có lượng khoáng nguyên sinh thấp, lượng các hiđrôxit sắt, nhôm, titan cao, cấu tượng bền, độ mùn đáng kể. Trong số đó, loại đất tốt nhất là feralít đỏ sẫm do các sản phẩm phong hoá của đá ba dan và đá vôi tạo thành. Đất hình thành trên đá ba dan ở nước ta có khoảng 2 triệu ha, chủ yếu phân bố ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Quảng Trị, Phủ Quỳ. Đặc điểm của loại đất này là có tầng đất dày, có thể đến vài chục mét, thành phân cơ giới phần nhiều nặng. Loại đất này rất thích hợp cho các loạicây công nghiệp nhiệt đới quý như cao su, cà phê, chè, hồ tiêu… Đất đỏ đá vôi có màu nâu đỏ và vàng tập trung chủ yếu ở Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, trên những diện tích rộng. Đây cũng là loại đất tốt có cấu tượng bền và tơi xốp, dễ thấm nước, thoáng khí. Đất này thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây, từ lúa, ngô, đỗ, lạc cho đến bông, gai, thuốc lá… HỎI: Tại sao nói đất đai không phải là tài nguyên vô tận. Đất đai nước ta có những mặt thuận lợi và khó khăn nào? ĐÁP: Tài nguyên vô tận là loại tài nguyên không khi nào khai thác hết được, ví dụ: năng lượng Mặt Trời, không khí,…Diện tích đất nổi trên bề mặt Trái Đất là một con số hữu hạn 148.825.000 km 2, con người không thể khai thác một cách vô hạn được. Mặt khác, quá trình hình thành đất kể từ khi phong hoá đá đến khi con người sử dụng vào canh tác phải trải qua một thời gian hết sức dài. Do vậy, khi đất đai bị thoái hoá thì sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền của mới có thể phục hồi lại được. Chính điều đó xác định đất đai không phải là loại tài nguyên vô tận mà thuộc loại tài nguyên có thể phục hồi lại được. Ở nước ta hiện nay, đất sử dụng cho nông nghiệp khoảng trên dưới 7 triệu ha, nhìn chung có các thuận lợi cơ bản: - Diện tích đất có thể khai hoang để mở rộng diện tích còn tập trung ở gò đồi, vùng núi và ven biển. - Có nhiều loại đất khác nhau cho phép phát triển một hệ cây trồng đa dạng, phong phú. - Có đất tốt với diện tích đáng kể để tăng năng suất cây trồng, như đất phù sa thường xuyên được bồi đắp, đất đỏ ba dan, đất đỏ đá vôi….

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Bên cạnh đó khó khăn cũng còn nhiều: - Còn nhiều diện tích đất xấu (đầm lầy, phèn, chua mặn, bạc màu…) phải cải tạo tốn kém. - Diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người quá nhỏ (0,3 ha/người. Riêng ở đồng bằng Bắc Bộ 0,1 ha/người). - Trong điều kiện nắng lắm, mưa nhiều, tập trung theo mùa, quá trình xói mòn, rửa trôi và bạc màu diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi phải thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ đất. HỎI: Thế nào là thực vật bản địa, thực vật di cư, thực vật nhập nội? Cho ví dụ. ĐÁP: Thực vật bản địa là những loài thực vật phát sinh và phát triển ngay trong điều kiện khí hậu, đất đai,…tại chỗ trên lãnh thổ nước ta. Ví dụ: cây lúa nước. Theo nhiều kết quả điều tra nghiên cứu, ở nước ta có 250 loài thực vật bản địa. - Thực vật di cư là những loài thực vật mà trong quá trình biến đổi của khí hậu Trái Đất, hay trong những lần băng hà tràn xuống rồi rút lui, chúng đến theo và nằm lại. Ví dụ: cây thông pơ mu, sa mu, cây hồi…Những loài thực vật này thường ở những nơi có khí hậu thích hợp, có thể gần tương tự như nơi phát sinh của chúng. Ví dụ: cây thông thường mọc ở nơi khí hậu có tính ôn đới hay cận nhiệt. - Nếu như hai loại trên chủ yếu là các loài thực vật tự nhiên, thì thực vật nhập nội lại nằng về các loại cây trồng. Thực vật nhập nội ở nước ta có rất nhiều, góp phần làm phong phú hệ thực vật nước ta. Ngô, khoai lang, sắn, lạc, khoai tây, cà chua, bí đỏ, đậu và các cây ăn quả như na, dứa, đu đủ, vú sữa, hồng xiêm; cây công nghiệp như thuốc lá, cao su, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Trung Nam Mĩ. Thầu dầu, cà phê, dưa hấu thì gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi. Một số loài có nguồn gốc từ Ấn Độ như: xoài, me, đay, bông, cà, mướp, dưa chuột. Từ vùng cận nhiệt đới và ôn đới Trung Quốc đến nước ta có nhiều cây ăn quả như cam, quýt, vải, hồng; cây làm thuốc như xuyên khung, sinh địa, một số hoa cảnh như cúc, trà v.v… Kể cả thực vật nhập nội thì hệ thực vật của nước ta có đến 700 – 800 loài. HỎI: Nước ta ở trong vòng đai nhiệt đới. Tại sao có rừng cận nhiệt và rừng ôn đới? ĐÁP: Tính chất cận nhiệt và ôn đới (kể cả thực vậtrừng lẫn khí hậu) bắt nguồn từ sự phân hoá theo đai cao. Càng lên cao, các yếu tố địa lí tự nhiên như nhiệt độ, áp suất khí quyển, các quá trình phong hoá… thay đổi theo và tạo ra các vành đai khác nhau. Ở chân núi có đai rừng nhiệt đới, lên cao tiếp theo có đai rừng cận nhiệt đới và ôn đới trên núi. Ranh giới các đai này khác nhau từ bắc vào nam, từ tây sang đông. Do các núi ở nước ta chạy theo hướng tây bắc – đông nam nên thường hướng sườn đông ra trước gió mùa Đông Bắc, trong khi sườn tây được che khuất. Hơn nữa, các dãy núi cánh cung ở Đông Bắc Bắc Bộ lại xoè ra kiểu nan quạt làm cho các khối khí lạnh dễ dàng xâm nhập sâu xuống đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ mùa đông, do đó bị hạ thấp hơn mức bình thường. Kết quả là vành đai cận nhiệt đới và ôn đới ở các cao nguyên phía tây Trường Sơn chỉ thấy xuất hiện ở độ cao 1000 – 1100m, trong khi ở sườn đông là vào khoảng 700 – 800m, còn ở phía đông bắc thì xuống đến 500 – 600m, có khi còn thấp hơn nữa. Nhờ sự phân hoá tự nhiên theo độ cao (một hiện tượng bình thường ở miền núi) nên mặt dù miền núi.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> nước ta căn bản nằm trong vùng nhiệt đới ẩm vẫn có các loại khí hậu cũng như thực vật của các vĩ tuyến cao hơn. HỎI: Rừng rậm và rừng thưa phân biệt với nhau như thế nào? ĐÁP: Về mặt hình thức, rừng rậm nhiệt đới là rừng có cây cối rậm rạp, nhiều tầng (ở nước ta rừng thường có 5 tầng) dây leo chằng chịt, động vật đa dạng và phong phú…Còn rừng thưa là rừng đã bị tàn phá nhiều hoặc mọc lại. Trong rừng có ít cây lớn, phần lớn chỉ có các loại gỗ tạp, động vật lớn cũng ít, thậm chí không có. Về bản chất, việc phân loại rừng được căn cứ vào chỉ tiêu mật độ sinh khối. - Rừng rậm nguyên sinh giàu có trữ lượng gỗ trên 300m3/ha. - Rừng rậm thứ sinh phục hồi có trữ lượng gỗ 100 – 150m3/ha. - Rừng trung bình có 120m3/ha. - Rừng thứ sinh thưa nghèo có trữ lượng gỗ 40m3/ha. HỎI: Tại sao tình trạng mất rừng đang là mối đe dọa lớn ở nước ta. Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn? ĐÁP: Lãnh thổ nước ta có đến ¾ là đồi núi. Rừng có lợi ít to lớn nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế, đời sống sinh hoạt và môi trường. Do vậy hiện tượng mất rừng một cách nhanh chóng thực sự là nguy cơ lớn. Chỉ so với năm 1943, thì đến nay tài nguyên rừng của nước ta cạn đi rất nhanh, vượt xa mức báo động thông thường. Độ che phủ rừng trên toàn quốc từ trên 50% trước đây chỉ còn dưới 21%, riêng Bắc Bộ thậm chí dưới 20%, mộtsố vùng ở Tây Bắc chỉ còn dưới 8%, nghĩa là đã mất đi 4,5 triệu ha rừng. Về mặt chất lượng, sự tàn phá còn ghê gớm hơn. Cho đến nay coi như nước ta đã hết loại rừng giàu, có trữ lượng 300m3/ha. Rừng loại khá: 120 – 150m3/ha chỉ còn độ 3,3 triệu ha, rừng xấu có trữ lượng 40 – 70m3/ha có độ khoảng 5 triệu ha, trong khi đó diện tích coi như không còn rừng lên đến 13 triệu ha. Do vậy tính bình quân theo đầu ngườinước ta đạt mức độ rất thấp, chỉ 16m 3/người (lúc dân số mới 50 triệu) trong khi đó ở Thái Lan là 105m3/người, Phần Lan là 247m3/người. Trước tình hình đó, nhiệm vụ cấp bách của chúng ta hiện nay là trồng rừng, khôi phục vốn rừng, đưa tỉ lệ che phủ rừngp lên khoảng 50% trên phạm vi cả nước, đối với miến núi phải đưa lên cao hơn. Về mặt khai thác, phải tăng cường các biện pháp kĩ thuật để thu được cả cành, ngọn, lá và tránh tình trạng lấy được 1 cây gỗ to thì phá hại hàng chục cây nhỏ khác. Đồng thời, phải có sự quy định khai thác theo nhóm, theo tuổi cây… Khai thác, bảo vệ và trồng rừng là những biện pháp thường xuyên, cấp bách và đi liền với nhau. HỎI: Ở nước ta có một diện tích lớn rừng ngập mặn. Nhưng đặc điểm của rừng ngập mặn là gì? Sự phân bố của chúng ở nước ta ra sao? ĐÁP: Rừng ngập mặn là rừng ở dải đất ven biển nhiệt đới, phát triển trên các vùng cửa sông bồi tụ với các loại cây điển hình có rễ chùm như tràm, đước, vẹt, mắm, v.v….

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Ở nước ta, loại rừng này có chủ yếu ở các vùng cửa sông Thái Bình, sông Hồng, vùng ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Riêng tỉnh Minh Hải có diện tích rộng đến 250.000 ha, trong số 373000 ha rừng ngập mặn ở các tỉnh phía nam, đứng hàng thứ hai về số rừng ngập mặn trên thế giới, sau vùng cửa sông Amadôn ở Nam Mĩ. Ở đây có rừng U Minh rộng đến 190.000 ha, thực vật thống trị có cây tràm, thân cao từ 10 đến 20m, hoa nở trắng xoá về mùa hạ. Thổ nhưỡng của rừng cũng độc đáo: đất than bùn dày từ 2 đến 5m, cấu tạo bằng xác thực vật trải qua hàng trăm năm đã bị chôn vùi ở đây trong một lớp bùn lỏng. Động vật phong phú, nổi tiếng là chim và cá. Phía tây của rừng U Minh kết thúc bằng một dải sú vẹt chạy dài liên tục từ Rạch Giá nối tiếp với dải rừng đước Cà Mau. HỎI: Tại sao địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại chủ yếu là đồi núi thấp và thấp dần theo hướng tây bắc- đông nam. ĐÁP: Cũng giống như các miền khác trên lãnh thổ nước ta, cách đây chừng 67 triệu năm, miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một bề mặt san bằng (bán bình nguyên). Đến giai đoạn Miôxen, cách đây khoảng 26 triệu năm thì bị ảnh hưởng của vận động tân kiến tạo do tác động của vận động tạo sơn Himalaya. So với phần hữu ngạn sông Hồng, vận động nâng lên ở đây yếu. Tuy có làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại, kèm theo những hiện tượng đứt gãy khá lớn, nhưng vận động này chủ yếu tạo nên các đồi núi thấp. Trong toàn miền, cường độ nâng lên không đều. Ở Việt Bắc, về phía biên giới Việt - Trung, cường độ nâng lên có thể tới 1000m, trong khi đó bờ biển chỉ nâng trong phạm vi 200 – 500m. Do vậy, miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ hiện ra như một bề mặt nghiêng chúc về phía biển. HỎI: Giải thích nguyên nhân hình thành các đảo trong vịnh Bắc Bộ. ĐÁP: Vịnh Bắc Bộ là một châu thổ cũ bị sụt lún. Đã có thời kì đường bờ biển ra đến gần đảo Hải Nam. Trong vịnh có nhiều đảo mà nguồn gốc ban đầu là những đồi xen thung lũng. Sau khi biển tiến tràn ngập thì xảy ra quá trình biển bắt đầu cải tạo lại các quả đồi, mài mòn các chân đồi hoặc bồi đắp các bãi biển. Thường thường, trên các đảo không có sông suối, hiếm nước ngọt, ít dân cư. Trừ vài đảo lớn như Cái Bầu, Cái Bàn, Cát Bà, đa số là những đảo nhỏ đá vôi hình dạng kì thú. Xưa kia có thể có rừng rậm nhiệt đới bao phủ, bằng chứng là những cánh rừng hiện còn tồn tại ở một số nơi trên đảo Cái Bàn, Cát Bà với số lượng động vật khá lớn bao gồm: khỉ, vượn, nai, hoãng, sơn dương…. HỎI: Phân biệt các loại sương mù, sương móc, sương muối. ĐÁP: Sương mù là loại sương do sự ngưng kết hơi nước gần mặt đất tạo thành. Những hạt nước trong sương mù rất nhỏ, chỉ nặng vài phần triệu gam và phải trên 1000 hạt mới được 1 cm3. Sương mù bình thường hình thành vào ban đêm khi mặt đất và không khí bị lạnh đi vì bức xạ. Sương mù bức xạ xuất hiện trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, trời quang, lặng gió giống như một tấm màn giăng trên mặt đất. Sau khi mặt trời mọc, màn sương mù tan đi. Nếu mặt đất có cây cỏ thì lớp sương mù càng dày. Sương mù hay xuất hiện ở các vùng thấp vì ban đêm không khí lạnh tràn xuống..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Trong điều kiện nhiệt độ của mặt đất hạ xuống đến đến điểm sương và trời quang, gió lặng thì có sương đọng lại trên mặt đất, ngọn cỏ, lá cây gọi là sương móc. Sương móc rất có lợi cho sản xuất nông nghiệp vì nó cung cấp cho cây trồng một lượng nước đáng kể. Trong khi sương móc hình thành, nếu nhiệt độ mặt đất vẫn tiếp tục hạ xuống dưới 00C, thì hơi nước đọng lại thành những hạt băng trắng như muối. Nhiệt độ không khí lúc đó rất thấp. Thời tiết có sương muối rất hại cho cây trồng vì nó làm cho nước đông lại trong thân cây, phá hoại tổ chức bên trong của cây. Nếu sương mù hình thành trong điều kiện không khí chuyển động theo chiều ngang do một luồng không khí lạnh tràn tới vùng có không khí nóng, hoặc một luồng không khí nóng thổi tới nơi có không khí lạnh thì đó là sương mù bình lưu. Sương mù này thường thường xuất hiện vào cuối thu, trong mùa đông và đầu xuân ở trên đất liền. Trên biển thường có vào mùa nóng và ở những nơi gặp nhau của hai dòng biển nóng và lạnh. HỎI: Có gì khác nhau giữa hai cách nói: bảo vệ môi trường và bảo vệ tự nhiên? Hiểu khái niệm ô nhiễm môi trường như thế nào cho đầy đủ? ĐÁP: Theo quan niệm hiện nay, khái niệm một môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường văn hoá. Như vậy, khái niệm bảo vệ môi trường có phạm vi khá rộng. Còn bảo vệ tự nhiên thì chỉ bó hẹp vào việc bảo vệ các thành phần trong môi trường tự nhiên như: đất đai, thực vật, động vật… Ô nhiễm môi trường là danh từ, về nguyên tắc dùng chung cho cả 3 loại môi trường nói trên. Ví dụ: trong những năm qua, môi trường văn hoá bị ô nhiễm bởi sự xuất hiện của hàng loạt sách báo, văn hoá phẩm đồi truỵ. Tuy nhiên, hiện nay trong thực tế phần lớn các trường hợp nói ô nhiễm đều chủ yếu là nói về sự ô nhiễm của môi trường tự nhiên. Sự ô nhiễm này về bản chất là sự nhiễm bẩn và làm biến chất các nguồn tài nguyên và các thành phần tự nhiên nói chung do hoạt động có ý thức hoặc vô ý thức của con người. Sự ô nhiễm đó hiện nay đang diễn ra ở tất cả các thành phần từ không khí đến nước (nước sông, hồ, đầm, đại dương…), đất đai, động thực vật, đặc biệt nguy hiểm là sự ô nhiễm có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và nhiều khi có tác động xấu đến đời sống của các sinh vật trên toàn bộ hành tinh. Vì vậy, việc chống ô nhiễm là một mặt rất quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường. HỎI: So với miền Bắc và Đông Bắc, địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ hết sức phức tạp và đa dạng. Giải thích điều đó như thế nào? ĐÁP: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình đa dạng và phức tạp. Ở đây có dủ núi thấp (500 – 1500m), núi trung bình (1500 – 2500m), có cả thung lũng sâu, vực thẳm, sườn dốc lẫn thung lũng mở rộng, có cả các cao nguyên đá vôi rộng lẫn các đồng bằng giữa núi với diện tích đáng kể. Đặc điểm đó có liên quan chặt chẽ tới lịch sử phát triển của miền. Khác với miền Bắc và Đông Bắc là nơi có tính chuyển tiếp của một nền hoạt động, sự phức tạp của Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là kết quả của một lịch sử phát.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> triển đầy biến động của một địa tào điển hình trải qua hang chục triệu năm và gần đây nhất là vận động tạo sơn Himalaya ở thời kì Miôxen. Chính vận động tân kiến tạo này đã làm thay đổi bán bình nguyên cổ đưa đến bộ mặt ngày nay. Vận động này ảnh hưởng mạnh ở phần tây sâu trong lục địa (biên độ nâng có thể 1000 m và càng về phía ngoài ven biển càng yếu, có chỗ chỉ không quá 200m). Do vậy, tại phía biên giới Việt _ Trung có rất nhiều núi cao, nhiều đỉnh vượt quá 3000m. Càng về phía châu thổ sông Mã – Chu địa hình càng thấp dần. Từ phía nam sông Cả, vận động nâng cao nhất là ở gần biên giới Việt – Lào (khoảng 900m), sau đó giảm dần về cả hai phía. Tuy nhiên, phía động dốc nhiều, phía Tây thoải dần, tạo nên dãy Trường Sơn có hai sườn không đối xứng. Tân kiến tạo nâng mạnh nhưng nâng muộn, tạo nên những núi cao và núi trung bình. Vận động này lại có tính chất không liên tục cho nên sinh ra các bậc địa hình khác nhau từ độ cao 2200m xuống 1800 m, 1500m và 700m – Do sông suối đào lòng dữ dội nên lòng sông dốc và lắm thác ghềnh. Ở đây cũng không có vùng đồi thấp trung du rõ nét như ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Núi lại tiến ra sát biển, nên dải đồng bằng duyên hải đã hẹp lại có nhiều đồi sót rải rác, có nơi đồi sót tạo nên vách biển, có nơi tạo thành các đảo nhỏ ven bờ. HỎI: Tại sao ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông ngắn và ít sâu sắc hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? Mùa hạ ở đây lại đến sớm và không có mưa phùn? ĐÁP: Các điều kiện khí hậu có quan hệ mật thiết với vị trí địa lí và các đặc điểm địa hình trong miền. Do các khối núi cao chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nên đã làm cho số lần phrông lạnh tràn tới miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chỉ bằng trên dưới 1/2 lần của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Như thế trung bình cứ 2 lần phrông lạnh tràn xuống Việt Nam thì có 1 lần không qua được các khối núi bình phong, nhất là vào đầu và cuối mùa lạnh. Không khí lạnh chỉ tràn vào Tây Bắc qua các thung lũng sông ăn thông xuống đồng bằng duyên hải, hoặc qua các đèo ở dãy Hoàng Liên Sơn. Do vậy, khi đến Tây Bắc, không khí lạnh đã bị biến tính (nóng lên và khô đi). Vì thế, nền nhiệt độ ở đây so với nơi có cùng độ cao tuyệt đối của khu Việt Bắc và Đông Bắc thì nóng hơn đến 2-3°. Phải lên đến độ cao 500m mới có tháng rét dưới 15°. Ở phía Mianma (Miến Điện) và có khi lấn sang Tây Bắc Việt Nam hay xuất hiện một áp thấp ngay cả trong mùa đông: khi có áp thấp, thời tiết nóng dễ xuất hiện, đôi khi có cả giông trái mùa. Đây cũng là điều kiện làm cho mùa đông ở Tây Bắc có phần nóng và ngắn, mùa hạ đến sớm, không có mùa xuân mưa phùn ảm đạm như Bắc Bộ và Thanh Hóa. HỎI: “Lũ tiểu mãn” là thế nào? Tại sao có lũ “tiểu mãn”? ĐÁP: Tiểu mãn là 1 trong 24 tiết của âm dương lịch. Tiết này bao giờ cũng vào tháng 5 (ngày 21-5). Hàng năm ở Bắc Trung Bộ thường có một trận lũ sớm vào tháng này, nên gọi là “lũ tiểu mãn” Nguyên nhân của lũ này là do các cơn giông đầu mùa nóng gây nên. Các cơn giông này có liên quan đến hoạt động của phrông cực và đường hội tụ nhiệt đới..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> HỎI: Đầm phá là một dạng địa hình độc đáo ở duyên hải miền Trung, đặc biệt ở Thừa Thiên – Huế. Nguyên nhân hình thành và diện mạo của địa hình ra sao? ĐÁP: Đầm phá nói ở đây là đầm phá tự nhiên. Ở ven biển Thừa Thiên – Huế có một dải đầm phá dài 60 km, rộng từ 1 đến 6 km, sâu từ 0.1 – 0.3 km. Các đầm phá này thông với nhau, tạo thành một dải và bị ngăn cách với biển bằng một lưỡi cát kéo dài, có chỗ cao 30 m. Đầm phá thông với biển qua các cửa hẹp (mỗi cửa rộng khoảng 1 – 1,5 km). Đầm phá cũng là nơi các con sông đổ nước vào, do đó ở đây có nước lợ và rất giàu tôm, cá, rau câu… Dải đầm phá ở Bắc Trung Bộ được hình thành cách đây trên 3000 năm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ vật liệu trầm tích ở sau một mũi đất nhô ra biển, hình thành trên một doi cát. Doi cát này càng ngày càng dài ra , vây kín một vùng nước biển tạo thành đầm. Đầm vẫn có nước sông trong đất liền chảy ra và vẫn có cửa thông với biển nên gọi là phá. Ví dụ: phá Tam Giang. HỎI: Việc xây dựng các hồ chứa nước kết hợp với việc phát triển thủy điện ở phần thượng lưu của các con sông ở phía bắc có tác dụng như thế nào? ĐÁP: Tiềm năng thủy điện của các con sông miền núi ở phía Bắc rất lớn. Việc khai thác tiềm năng đó bằng cách xây dựng các nhà máy thủy điện từ trước tới nay ta đã làm nhiều. Ngoài những nhà máy nhỏ, ta đã có một số nhà máy, ta đã có một số nhà máy thủy điện lớn mà nổi bật là nhà máy thủy điện Hòa Bình, có công suất lớn nhất Đông Dương, cung cấp điện cho cả nước, Đi đôi với việc xây dựng các đập thủy điện, cần có những hồ nước nhân tạo để đảm bảo khối lượng nước chảy thường xuyên trong lòng sông phục vụ cho hoạt động của nhà máy thủy điện. Ngoài ra, việc xây dựng các hồ chứa nước còn có tác dụng điều tiết chế độ nước của các sông trong mùa cạn và mùa lũ, góp phần hạn chế ngập lụt ở đồng bằng hạ lưu trong mùa mưa, đồng thời phần nào cũng đảm bảo được việc giao thông vận tải trên sông và phát triển được việc nuôi trồng thủy sản.. IV. CÁC CÂU HỎI ĐÁP VỀ DÂN SỐ VÀ ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM HỎI: Dân số là gì? Thế nào là sự gia tăng dân số tự nhiên, sự gia tăng dân số cơ giới; sự gia tăng dân số thực tế ? ĐÁP: Dân số là tổng số người sống trên một lãnh thổ nhất định được tính vào một thời điểm nhất định..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Thường thường, sau một thời gian định kì, người ta lại điều tra toàn bộ dân số của một nước để tìm hiểu các mặt dân số (thành phần, tỉ lệ gia tăng, cấu trúc, tuổi) nhằm có kế hoạch chính xác phát triển xã hội và kinh tế. Đó là tổng điều tra dân số. Sự gia tăng dân số tự nhiên là quá trình tái sản xuất dân cư, thế hệ già được thay thế bằng thế hệ trẻ. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là số chênh lệch giữa tỉ lệ sinh và tử trong một khoảng thời gian thường là một năm trên một lãnh thổ nhất định, tính bằng phần trăm (%) Sự gia tăng dân số cơ giới là sự tăng giảm dân số ở một khu vực, một quốc gia do có việc chuyển đổi địa bàn cư trú. Nếu số người xuất cư ít hơn nhập cư thì tỉ lệ tăng cơ giới dương và ngược lại là âm. Sự gia tăng dân số thực tế là tổng của tỉ lệ tăng tự nhiên và cơ giới. Nó là một khái niệm phản ánh đầy đủ tình hình biến động thực sự của dân số của một nước, một vùng. Gia tăng thực tế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn sự gia tăng tự nhiên tùy thuộc vào sự gia tăng cơ giới. Khi gia tăng cơ giới dương thì gia tăng thực tế lớn hơn gia tăng tự nhiên. Còn khi gia tăng cơ giới âm thì ngược lại. Mặc dầu sự gia tăng thực tế bao gồm hai bộ phận cấu thành nói trên, song động lực phát triển dân số chính là sự gia tăng tự nhiên. Do đó, những biện pháp điều khiển sự phát triển dân số trước hết và chủ yếu phải nhằm vào việc điều khiển tốc độ gia tăng tự nhiên, đặc biệt là điều khiển tỉ lệ sinh. HỎI: Cách tính tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ tăng tự nhiên, tỉ lệ tăng cơ giới như thế nào? ĐÁP:. Tỉ lệ sinh =. Tổng số trẻ sinh ra trong 1 năm x 1000 = …%o Tổng số dân cư cùng thời gian. ( Số trẻ sinh ra chỉ tính số trẻ sống trên 1 năm tuổi, không tính trẻ em chất trước 1 tuổi) Tỉ lệ sinh dưới 10%o là thấp, 20 – 30 %o là trung bình, trên 30%o là cao và rất cao là trên 40%o. Tỉ lệ chết =. Số người chết trong một năm Tổng số dân cùng thời gianSố người chết trong 1 năm. x 1000 = … %o. (Không tính số trẻ chết dưới 1 tuổi) Tỉ lệ chết thấp: dưới 12%o, trung bình: 12 – 15 %o, cao 15 – 25 %o, quá cao: trên 25%o Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ lệ sinh – Tỉ lệ chết Tỉ lệ gia tăng dân số cơ giới (tỉ lệ di cư thực) = Số người xuất cư – nhập cư trong cùng một thời gian nhất địnhố. Tổng số dân trong cùng thời gian Tổng số dân trong cùng thời gian. x1000. Đáp: “Bùng nổ” dân số là hiện tượng tăng đột ngột biểu hiện số dân trên thế giới phát triển với tốc độ quá nhanh (kể từ những năm 1950 của thế kỉ này). Trên quan điểm quá độ dân số “bùng nổ” dân số là kết quả của việc xuất hiện các kiểu tái sản xuất dân cư trung gian, là thời kì chuyển tiếp sang giai đoạn dân số ổn định. “Bùng nổ” dân số gắn liền với thời gian dân số tăng gấp đôi, là số năm cần thiết để một vùng, một nước. 70.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> tăng lên gấp đôi, căn cứ vào tỉ lệ tăng dân số thực tế. Tính thời gian dân số tăng gấp đôi thường dùng công thức sau: Tnăm= Quá độ dân số là học thuyết về sự biến đổi dân số từ tỉ lệ gia tăng cao, tỉ lệ sinh cao xuống tỉ lệ gia tăng thấp, tỉ lệ tử thấp. Học thuyết này dựa trên cơ sở hiện tượng biến đổi dân số ở châu Âu bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp. Hiện tượng đó biểu hiện bằng 4 giai đoạn như sau: a) Từ năm 1750 – 1800: Tỉ lệ sinh và chết đều tương đối cao. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 0.5%/năm b)Từ năm 1800 – 1875: Tỉ lệ sinh tiếp tục cao, nhưng tỉ lệ chết ngày càng thấp dẫn đến tỉ lệ gia tăng tự nhiên rất cao. c) Từ năm 1875 – 1950: Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ chết cũng tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất. Do đó tỉ lệ gia tăng tự nhiên bắt đầu giảm dần. d) Từ năm 1950 – 1975: Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử đều ở mức thấp. Do đó, tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp và tạo nên sự ổn định về dân số. Giai đoạn b và c được gọi là giai đoạn trung gian. Bùng nổ dân số là một hiện tượng tạm thời. Đến giai đoạn nào đó, sự phù hợp giữa tỉ lệ sinh và tử được lặp lại, kiểu tái sản xuất dân cư trung gian được thay thế bằng kiểu sản xuất dân cư cơ bản. Lúc ấy hiện tượng “bùng nổ” dân số giảm xuống và dân số dần dần tiến tới chỗ ổn định. Thời gian dân số ổn định diễn ra rất khác nhau ở các khu vực trên Trái Đất. Châu Âu hiện nay đang ở vào giai đoạn dân số ổn định. Trong khi đó, thời gian dân số ổn định ở đa số các nước đang phát triển không sớm hơn giữa thế kỉ XXI và lúc ấy thế giới sẽ có 10 – 12 tỉ người. HỎI: Sự gia tăng dân số quá nhanh sẽ dẫn đến những hậu quả như thế nào? ĐÁP: Có rất nhiều hậu quả cụ thể. Sự gia tăng dân số quá nhanh sẽ gây ra áp lực nặng nề cho tất cả các mặt, từ chất lượng cuộc sống (dinh dưỡng, thu nhập bình quân, nhà cửa , phương tiện sinh hoạt gia đình, việc làm, điều kiện bảo vệ sức khỏe, giáo dục và phúc lợi xã hội, an ninh trật tự) đến tài nguyên môi trường (sự cạn kiệt tài nguyên nhanh chóng và sự ô nhiễm nặng nề môi trường) và sự phát triển kinh tế. HỎI: Tháp tuổi có những đặc điểm gì? ĐÁP: : Tháp tuổi còn gọi là tháp dân số, là biểu đồ biểu hiện thành phần nam và nữ theo các độ tuổi trong một thời kì nhất định. Trên tháp tuổi một phía trục hoành thể hiện số lượng nữ giới, phía kia chỉ số lượng nam giới (có thể số lượng tuyệt đối hay tương đối), còn trục tung chỉ các nhóm tuổi từng giới. Tháp tuổi là công cụ đắc lực để nghiên cứu kết cấu dân số theo độ tuổi. Tháp tuổi phản ánh toàn bộ các hiện tượng về dân số trong một thời kì nhất định. Nhìn tháp tuổi có thể thấy được số dân theo từng giới, từng lứa tuổi (hay độ tuổi), tình hình sinh tử và các nguyên nhân làm tăng, giảm số dân của từng thế hệ..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> HỎI: Tháp tuổi của nước có dân số trẻ, dân số già khác nhau như thế nào? ĐÁP: Nước có “dân số trẻ” là nước có tỉ lệ người trong độ tuổi dưới 15 vượt quá 35%, còn độ tuổi trên 60 ở dưới mức 10% tổng số dân của cả nước. Còn nước có “dân số già” là nước có lứa tuổi dưới 15 từ 30 – 35%, độ tuổi trên 60 vượt quá 10%. Các nước đang phát triển có kết cấu dân số trẻ vì lứa tuổi dưới 15 chiếm tới 40% tổng số dân, còn các nước kinh tế phát triển thường có dân số già. Tháp dân số trẻ có hình tháp (đáy rộng, đỉnh nhọn) rõ rệt, thể hiện tỉ lệ trẻ em lớn hơn tỉ lệ người lao động một ít , tuổi thọ trung bình đang tăng. Tháp dân số già có hình con quay thể hiện tỉ lệ trẻ em thấp, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ người già cũng nhiều, tuổi thọ tring bình cao. Còn tháp dân số trưởng thành là loại chuyển tiếp có hình chuông, thể hiện tỉ lệ trẻ em tương đương với tỉ lệ người trong độ tuổi lao động, tuổi thọ trung bình cao. HỎI: Như thế nào gọi là dân số hoạt động? ĐÁP: Dân số hoạt động gồm những người hoạt động trong các nghề khác nhau của xã hội và hưởng thụ bằng công sức của mình (không tính những người nội trợ). Dân số hoạt động thường được chia ra 3 khu vực. - Khu vực 1 gồm những người hoạt động trong các ngành khai thác tự nhiên, chủ yếu là nông nghiệp (kể cả trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp, lâm nghiệp) - Khu vực 2 là những người hoạt động trong các ngành chế biến, xây dựng, chủ yếu là công nghiệp - Khu vực 3 gồm những người thuộc các ngành không trực tiếp sản xuất, những ngành dịch vụ như bưu điện giao thông, thương mại hành chính, giáo dục, y tế… HỎI: Tại sao tỉ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ ngày càng tăng, tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp ngày càng giảm, là xu hướng tất yếu đang diễn ra hiện nay ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. ĐÁP: Các nước đang phát triển nói chung, trong đó có Việt Nam ta hiện nay đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa mạnh mẽ. Tuy bằng nhiều con đường và biện pháp khác nhau, nhưng quá trình công nghiệp hóa và đi theo nó là đô thị hóa đang phát triển nhanh chóng. Quá trình đó đã có tác động đến sự phân công lao động theo ngành. Số người hoạt động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng. Các loại hình du lịch, dịch vũ ngày càng đa dạng và thu hút một bộ phận đông đảo người lao động. Trong khi đó, do nông nghiệp được cơ giới hóa nên số lao động ngày càng giảm. Mặt khác, diện tích đất đai tính theo đầu người ngày càng bị thu hẹp nên một bộ phận lao động nông nghiệp đã di chuyển ra đô thị, sung vào đội quân hoạt động phi nông nghiệp , số lao động nông nghiệp này chuyển sang hoạt động.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> công nghiệp và các ngành dịch vụ. Chính vì vậy, lao động nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Sự thay đổi cơ cấu lao động đó biểu hiện một quy định tất yếu của sự phân công lao động theo ngành, phù hợp với sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế - xã hội nước ta. HỎI: Tại sao dân cư nước ta tập trung nhiều ở đồng bằng và thưa thớt ở miền núi. Sự chênh lệch đó gây ra những hậu quả như thế nào? Hướng khắc phục ra sao? ĐÁP: Đồng bằng là nơi địa hình rộng rãi, tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc cư trú và đi lại. Đồng bằng cũng là nơi có đất đai màu mỡ, diện tích rộng, nguồn nước dồi dào nên có nhiều điều kiện dễ dàng cho sản xuất, trước hết là nền nông nghiệp sản xuất lúa nước. - Ngành sản xuất lúa nước là một ngành kinh tế quan trọng từ lâu đời của nhân dân ta. Ngành này lại cần rất nhiều lao động, đặc biệt khi còn ở trình độ canh tác thủ công lạc hậu. Ngoài hoạt động nông nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh ở đồng bằng, đòi hỏi rất nhiều nhân lực. Kề sát bờ biển, lại có nhiều cửa sông là nơi thuận lợi để phát triển nghề cá nước ngọt, lợ và mặn. Với các điều kiện trên, đồng bằng đã thu hút một bộ phận lớn dân tộc Việt quy tụ về đây sinh sống. - Ngoài ra, sự gia tăng dân số khá nhanh, ở trong một điều kiện tự nhiên và kinh tế có nhiều thuận lợi hơn hẳn miền núi cũng ngày càng làm cho mật độ dân số ở đồng bằng gia tăng. Trong khi đó, miền núi lại có độ cao hơn, độ dốc nhiều, mật độ chia cắt dày đặc, diện tích để sản xuất nông nghiệp không nhiều. Khí hậu cũng có nhiều trắc trở và thiếu dịu hòa. Tất cả những điều đó đã gây khó khăn cho sản xuất, cư trú và giao thông đi lại, góp phần làm hạn chế số dân ở miền núi Sự phân bố dân cư chênh lệch như vậy gây ra nhiều khó khăn trong tiến hành phát triển đất nước. Miền núi với diện tích rộng (chiếm 4/5 lãnh thổ) là nơi giàu tài nguyên khoáng sản, lâm sản, có nhiều khả năng lớn cho chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp lâu ngày, nhưng lại thiếu nhân lực trầm trọng. Trong khi đó, ở đồng bằng, diện tích đất nhỏ hẹp, mật độ dân cư quá cao để dẫn đến tình trạng diện tích đất canh tác trên đầu người thấp dần (hiện nay chỉ 0,1 ha/người), lao động thừa tương đối gây lãng phí sức lao động. Ngoài ra, còn ảnh hưởng tới hướng chuyên môn hóa của từng đơn vị lãnh thổ do sức ép của dân số gây ra. Những điều đó còn gây khó khăn trong việc nâng cao đời sống và làm cho khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi, giữa miền xuôi và miền ngược ngày càng kéo dài. HỎI: Đô thị hóa là gì? Như thế nào gọi là thúc đẩy quá trình đô thị hóa trên cơ sở phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự diễn biến của môi trường. ĐÁP: Đô thị hóa theo nghĩa rộng, là quá trình lịch sử nâng cao vai trò của các thành phố trong việc phát triển xã hội. Quá trình này bao gồm sự thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là trong việc phân bố dân cư, trong kết cấu nghề nghiệp – xã hội, kết cấu dân số, trong lối sống, văn hóa… Theo nghĩa hẹp, đô thị hóa là sự phát triển của thành phố, nhất là các thành phố lớn và việc nâng cao tỉ trọng của số dân thành thị trong các vùng, các quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Quá trình đô thị hóa ngày nay là bạn đồng hành của quá trình công nghiệp hóa và mang tính xã hội, kinh.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> tế đặc biệt. Nét tiêu biểu của nó không phải là sự phát triển các thành phố nói chung, mà là việc tập trung dân cư tại các thành phố lớn và cực lớn với các cụm thành phố, các siêu đô thị. Việc thúc đẩy đúng hướng quá trình đô thị hóa là vấn đề hết sức quan trọng nhằm vừa bảo đảmphát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, vừa đảm bảo bảo vệ môi trường. Ở nước ta, việc cải tạo các thành phố cũ hay xây dựng thành phố mới phải đặc biệt chú ý tới môi trường đô thị nhiệt đới bao gồm các vườn cây xanh, mặt nước hồ, hệ thống nguồn nước sạch và cả vành đai thực phẩm và du lịch ngoại thành. Cần xác định đúng chức năng và loại hình thành phố để có quy hoạch đúng hướng. Vấn đề quy mô dân số cũng phải được đặt ra ngay từ đầu. Ngoài ra, ở nước ta quá trình đô thị hóa không đối lập mà phải có tác động tích cực tới nông thôn bằng quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp (bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp) và phát triển các công trình phục vụ công cộng, đảm bảo năng lượng và cải tiến kĩ thuật để chế biến nông sản thành hàng hóa cung cấp cho thành thị, tạo điều kiện đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa nông thôn và thành thị trong quá trình phát triển. HỎI: Chính sách dân số là gì? Những nội dung cơ bản của chính sách dân số của Đàng và Nhà nước ta? ĐÁP: Chính sách dân số là thuật ngữ được dùng trong các tài liệu khoa học để chỉ hướng của chính sách kinh tế - xã hội nhằm tác động vào sự phát triển dân số. Chính sách này xây dựng trên cơ sở nhận thức các quy luật phát triển dân số như là một bộ phận hợp thành của sự phát triển xã hội. Nội dung của chính sách dân số chủ yếu gồm: 1. Việc tác động tới tái sản xuất dân cư 2. Việc tác động đến quá trình xã hội hóa các thế hệ đang trưởng thành, trước hết tạo vốn tri thức và giáo dục thế hệ trẻ. 3. Hoàn thiện các điều kiện lao động 4. Kiện toàn hệ thống tiền lương và các nguồn thu nhập khác, điểu chỉnh việc chuyển cư và cơ cấu lãnh thổ của dân cư. 5. Tác động đến các điều kiện sống của mọi tầng lớp nhân dân (ăn, ở, y tế, dịch vụ công cộng) Để tiến hành chính sách dân số có 3 nhóm biện pháp: kinh tế - xã hội, pháp lệnh và giáo dục. Mối tương quan giữa chúng tiêu biểu cho những hướng cụ thể của chính sách dân số. Những nội dung cơ bản của chính sách dân số của Đảng và Nhà nước ta là: - Giảm nhanh sự tăng dân số bằng việc thực hiện chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1 đến 2 con. - Nâng cao chất lượng con người cả về thể chất lẫn trình độ, qua việc nâng cao mức sống, giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất. - Phân công và phân bố lại lao động một cách hợp lí nhầm khai thác các thế mạnh về kinh tế ở miền núi, miền biển, miền đồng bằng và cả ở các đô thị cũng như hợp tác quốc tế về mặt lao động. - Cải tạo và xây dựng mới nông thôn, thúc đẩy hoá trình đô thị hoá trên cơ sở phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự diễn biến của môi trường. Chính sách dân số đó của Đảng và Nhà nước ta nhầm năng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> người dân và của toàn xã hội. Việc thực hiện chính sách đó đòi hỏi phải tiến hành một cách kiên trì, sử dụng một hệ thống tổng hợp nhiều biện pháp bao gồm cả việc tuyên truyền giáo dục rộng rãi, thực hiện các biện pháp kĩ thuật và cả việc ban hành các chính sách xã hội thích hợp, các pháp lệnh và biện pháp hành chính… HỎI: Hiểu như thế nào cho chính xác thuật ngữ “kế hoạch hóa gia đình” (KHHGĐ). ĐÁP: KHHGĐ theo nghĩa hẹp là việc điều chỉnh số con sinh ra trong nội bộ một gia đình. Đó là việc thông qua những quyết định tự nguyện của cặp vợ chồng về quy mô gia đình, nhất là về số con và khả năng thực hiện những quyết định ấy. Cơ sở đạo đức, luật pháp của KHHGĐ là việc cha mẹ tự giác xác định nhiệm vụ làm cha, làm mẹ, số con cần có trong gia đình và khoảng thời gian cách nhau giữa các lần sinh. KHHGĐ giúp cho các bậc cha mẹ có được số con như ý muốn, lựa chọn được thời gian sinh đẻ có tình đến dộ tuổi của cha mẹ, các điều kiện kinh tế - xã hội, điều chỉnh khoảng cách giữa các lần sinh , loại trừ việc có thai ngoài ý muốn. KHHGĐ hiện nay thường được hiểu là việc sử dụng các biện pháp tránh thai để điều khiển hành vi sinh đẻ, đồng thời bao gồm cả công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. KHHGĐ không phải chỉ có ở nước ta mà đã trở thành một chương trình quan trọng phổ biến rộng rãi ở các nước đang phát triển từ những năm 60 của thế kỉ này. HỎI: Thế nào là nền kinh tế đang ở bước đi ban đầu của quá trình công nghiệp hóa? ĐÁP: Mặc dù nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiệt đới đa dạng, nguồn lao động dồi dào, nhưng hiện tại nền kinh tế nước ta vẫn còn ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm và chưa ổn định. Cơ thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân như chế độ thực dân phong kiến thống trị lâu dài, chiến tranh tàn phá nặng nề, những tai biến do thiên nhiên gây ra: nhưng nguyên nhân cựckì quan trọng là công cụ sản xuất của ta còn thô sơ, dụng cụ máy móc trong sản xuất nông nghiệp, trong công nghiệp, giao thông vận tải vv… đã cũ kĩ, lạc hậu so với các nước trên thế giới. Vì vậy, công nghiệp hóa hiểu nôm na là phải khẩn trương trang bị máy móc mới, hiện đại cho tất cả các ngành sản xuất, để nâng cao năng suất lao động, có sản lượng nhiều, chất lượng hàng hóa tốt, giá thành hạ, thỏa mãn nhu cầu của sinh hoạt và xây dựng kinh tế. Tuy nhiên vừa mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nước ta còn nghèo, đặc biệt là thiếu vốn nghiêm trọng, cho nên phải công nghiệp hóa từng bước, không thế ồ ạt ngay một lúc mà phải chọn ngành nào là trọng tâm thì tiến hành trước, các ngành khác sẽ đi theo sau. Chính ví thế nên nền kinh tế của nước ta “đang ở bức đi ban đầu”. HỎI: Nền kinh tế có cơ cấu đa dạng khác với đơn điệu như thế nào? Vì sao phải xây dựng nền kinh tế có cơ cấu đa dạng? ĐÁP: Trước cách mạng tháng Tám, nước ta là nước phong kiến nửa thuộc địa. Nền kinh tế rất lạc hậu. Nông dân chiếm tỉ trọng dân cư lớn, nhưng bị áp bức, bóc lột nên đời sống cơ cực. Hơn nữa, bọn thực dân.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> không bao giờ muốn phát triển kinh tế ở các thuộc địa, vì vậy người dân chỉ có một con đường là sản xuất lương thực để giải quyết cái ăn, giải quyết nạn đói triền miên. Chính vì thế cho nên nhân dân ta chỉ chú trọng tới nông nghiệp. Trong nông nghiệp cũng chỉ chú trọng trồng cây lương thực. Công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại thì phiến diện,què quặt và thấp kém. Ngày nay, trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập, muốn nâng cao được đời sống của nhân dân thì chúng ta phải khắc phục, xóa bỏ cơ cấu sản xuất đơn điệu, xây dựng một nền kinh tế có cơ cấu đa dạng, nghĩa là có đủ nông nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, dịch vụ … Trong công nghiệp cũng phải phát triển cả công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nhiệp thực phẩm. Trong nông nhiệp phải phát triển trồng cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đặc sản, giao thông vận tải phải khai thác cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Bên cạnh đó, cơ cấu đa dạng còn thể hiện ở chỗ nhiều thành phần cùng tham gia sản xuất. Đó là quốc doanh tập thể, công tư hợp doanh, tư bản tư doanh và kinh tế gia đình vv… HỎI: Khối lượng sản phẩm là gì? Có thể căn cứ khối lượng sản phẩm để đánh giá mức độ phát triển kinh tế của một nước không? ĐÁP: Một nền kinh tế phát triển hoàn chỉnh là phải có đầy đủ các ngành sản xuất từ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ và sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho mọi nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Ví dụ: ngành vật liệu xây dựng sản xuất hàng triệu tấn xi măng phục vụ xây dựng; ngành dệt sản xuất hàng triệu mét vải cho tiêu dùng. Tất cả những sản phẩm đó do nước ta sản xuất ra được gọi là khối lượng sản phẩm. Rõ ràng, người ta có thể căn cứ vào khối lượng sản phẩm để đánh giá mức độ paht1 triển kinh tế của một nước. Dễ dàng nhận thấy khi nước này khai thác mỗi năm được 10 triệu tấn than và sản xuất được 10 tỉ KWh điện thì mức độ phát triển kinh tế sao bằng một nước khác mỗi năm khai quát được 700 triệu tấn than và 3000 KWh điện. Đương nhiên sự so sánh đó cũng chỉ mới có giá trị hết sức tương đối. Để đánh giá được mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố và chỉ tiêu khác nữa như lịch sử phát triển kinh tế, bối cảnh sản xuất và bình quân đầu người của từng loại sản phẩm vv… HỎI: Trong nông nghiệp hiện nay thường nói đến khoán sản phẩm đến tận người lao động. Vậy xuất xứ của khoán sản phẩm là như thế nào? ĐÁP: Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng ruộng đất, người nông dân đã có ruộng, có tổ chức sản xuất là hợp tác xã (HTX). Tuy nhiên, vì chưa có kinh nghiệm, nên có nơi, có lúc HTX sản xuất trì trệ, năng suất lao động, năng suất sản xuất thấp. Thêm vào đó là những tai biến do thiên tai, nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhiều nơi nông dân quay lưng lại với đất đai, thờ ơ với tư liệu sản xuất. Trong thời gian dài, nông nghiệp chưa làm tròn nhiệm vụ kích thích nền kinh tế phát triển và giải quyết cái ăn cho nhân dân cả nước. Xuất phát từ đó, Bộ Chính trị ra NQ 10 về việc khoán sản phẩm đến tận tay người lao động. Nội dung chủ yếu là giao ruộng cho nông dân sử dụng trong một thời gian dài. Người nông dân sử dụng.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> diện tích ruộng được khoán, mỗi vụ chỉ nộp cho hợp tác xã một số lượng nông sản nhất định. Nếu năng suất cao, dôi ra bao nhiêu thì được hưởng bấy nhiêu. Từ đó, nông dân phấn khởi sản xuất và đó là một trong những nguyên nhân làm cho nước ta trước vốn thiếu lương thực nhưng từ năm 1990 đến nay, mỗi năm đã xuất khẩu được hàng triệu tấn gạo. HỎI: Vì sao phải coi trọng xuất khẩu, khả năng xuất khẩu của nước ta như thế nào? ĐÁP: Xuất khẩu là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế. Xuất khuẩ có nghĩa là ta bán ra nước ngoài những sản phẩm sản xuất dư thừa trong nước hoặc những sản phẩm đặc sản mà nhiều nước trên thế giới ưa chuộng để có ngoại tệ mạnh mua thiết bị máy móc hiện đại, nhầm đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa của nước ta. Cùng với nhập khẩu, xuất khẩu tạo nên sự cân bằng trong cán cân thương mại. Và nếu xuất khẩu cao hơn nhập khẩu thì diều đó chứng tỏ khả năng phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Ngược lại, nếu xuất khẩu thấp hơn nhập khẩu thì nước đó sẽ mang nợ triền miên. Chính vì vậy nước ta rất coi trọng xuất khẩu. Mặt khác, khả năng xuất khẩu của nước ta rất to lớn. Trước mắt là xuất khẩu một số tài nguyên như khoáng sản, nông sản, lâm sản, hải sản nhiệt đới … Nhưng lâu dài, chúng ta phỉ đẩy mạnh việc chế biến các nguyên liệu, xuất khẩu thành phẩm. Có thế chúng ta mới giải quyết được vấn đề thừa lao động và làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên quý giá của nước ta. Muốn xuất khẩu được nhiều hàng hóa, nhất thiết chúng ta phải đưa tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, đổi mới các trang thiết bị hiện đại, cải tiến việc quản lí kinh tế và quan trọng hơn cả là phải tạo được một nguồn vốn cần thiết ban đầu.. MỤC LỤC Trang 1. Các câu hỏi – đáp về địa lí đại cương 2. Các câu hỏi – đáp về địa lí thế giới 3. Các câu hỏi – đáp về địa lí tự nhiên Việt Nam 4. Các câu hỏi – đáp về dân số và địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. - Đánh máy: Nguyễn Lan Quỳnh Nhi, Nguyễn Phúc Huỳnh Hương (Phần Địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam).

<span class='text_page_counter'>(54)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×