Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tăng cường mối liên kết kinh tế giữa công ty TNHH MTV lâm nghiệp đông bắc với các hộ dân trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂN NGHIỆP

NGUYỄN VĨNH BẢO

TĂNG CƯỜNG MỐI LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÔNG TY
TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐÔNG BẮC VỚI CÁC HỘ DÂN
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT

Hà Nội – 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2020

Người cam đoan

Nguyễn Vĩnh Bảo


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Đề tài này, ngồi nỗ lực của chính bản thân,
tơi ln nhận được sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo hướng dẫn TS. Bùi Thị
Minh Nguyệt - Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trường Đại học Lâm
nghiệp; sự quan tâm và tạo điều kiện đặc biệt của Phòng Đào tạo Sau đại học;
cán bộ, giáo viên, Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp; Công ty TNHH
MTV Lâm nghiệp Đông Bắc và các bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo
hướng dẫn TS. Bùi Thị Minh Nguyệt, Ban giám hiệu nhà trường, cán bộ
Phòng Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo là giảng viên trực tiếp truyền thụ
kiến thức trong hai năm học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp, CBCNV Công
ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Bắc và các đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả


Nguyễn Vĩnh Bảo


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………..…vi
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………..………vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ………………………………………………………..vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ .. 4
TRONG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP ..................................................................... 4
1.1.Cơ sở lý luận về liên kết kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp ............................. 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của sản xuất lâm nghiệp.............................................. 7
1.1.3. Vai trò liên kết kinh tế trong phát triển sản xuất kinh doanh ............... 10
1.1.4. Nội dung liên kết kinh tế trong sản xuất ................................................. 14
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới mối liên kết giữa công ty và người dân trong
hoạt động sản xuất lâm nghiệp .......................................................................... 18
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 19
1.2.1. Kinh nghiệm trên thế giới ........................................................................ 19
1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 23
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 29
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Hữu Lũng ........................................................... 29
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 29

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội........................................................................... 33
2.2. Đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Bắc ........... 37
2.2.1. Giới thiệu chung về Công ty .................................................................... 37


iv
2.2.2. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty.................................... 37
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính của Cơng ty .. 39
2.2.4. Đặc điểm lao động và bộ máy quản lý của Công ty.............................. 39
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42
2.3.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu ....................................................... 42
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 42
2.3.3. Phương pháp phân tích ............................................................................ 43
2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................. 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ 44
3.1. Thực trạng liên kết kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp giữa Công ty với hộ
dân trên địa bàn ......................................................................................................... 44
3.1.1. Tình hình sử dụng nguồn lực của Công ty ............................................. 44
3.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp của Công ty ........................... 48
3.2.Thực trạng liên kết giữa Công ty và hộ dân trong hoạt động trồng rừng tại
Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đông Bắc......................................................... 53
3.2.1. Cơ sở thực hiện mối liên kết giữa công ty Đông Bắc và hộ dân.......... 53
3.2.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội hộ dân tham gia liên kết ................................ 54
3.2.3. Các mơ hình liên kết giữa Cơng ty và các hộ dân ................................. 56
3.2.4.Hiệu quả mối liên kết kinh tế .................................................................... 59
3.2.5.Tình hình tranh chấp đất đai và sử dụng đất đai trước và sau tranh chấp62
3.3.Đánh giá kết quả liên kết tại công ty ................................................................. 64
3.3.1. Đánh giá sự phù hợp của hình thức liên kết .......................................... 64
3.3.2. Một số khó khăn, tồn tại trong thực hiện liên kết tại Công ty .............. 65
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết kinh tế giữa Công ty và hộ

dân .............................................................................................................................. 66
3.4.1. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 66
3.4.2. Trình độ nhân lực của vùng..................................................................... 68
3.4.3. Nhận thức của người dân về liên kết kinh tế .......................................... 68


v
3.4.4. Thị trường.................................................................................................. 69
3.5. Một số giải pháp tăng cường mối liên kết kinh tế giữa công ty với người dân70
3.5.1.Định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ... 70
3.5.2. Một số giải pháp tăng cường liên kết kinh tế giữa công ty với hộ dân
tại Công ty THHH MTV Lâm nghiệp Đông Bắc ............................................. 71
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 78
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Dịch nghĩa

CTLN

Công ty lâm nghiệp

DN


Doanh nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

LN

Lâm nghiệp

NN

Nông nghiệp

TNHHMTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

SXKD

Sản xuất kinh doanh


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình lao động của Cơng ty ................................................................ 41
Bảng 3.1. Diện tích đất được giao quản lý sử dụng tại Công ty .............................. 44
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của Công ty...................................... 45
(Thời điểm 31/12/2018)............................................................................................... 45

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất lâm nghiệp của Cơng ty ................................................ 49
Bảng 3.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty............................................. 50
Bảng 3.5. Diện tích trồng rừng hàng năm của Công ty ............................................ 56
Bảng 3.6. Kết quả mơ hình liên kết với hộ dân tại Cơng ty ..................................... 60
Bảng 3.7 Các hình thức giao khốn Cơng ty đang áp dụng ..................................... 61
Bảng 3.8. Tình hình sử dụng đất trước khi lấn chiếm .............................................. 63
Bảng 3.10. Đặc điểm đối tượng nhận khoán tại các xã khảo sát ............................. 64
Bảng 3.9. Tình hình tranh chấp đất đai tại Công ty .................................................. 63
Bảng 3.11. Nhu cầu của người dân về cơng tác giao khốn .................................... 69
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
........................................................................................................................... 4
0


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, bao gồm các hoạt động gắn
liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ, gây
trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ mơi
trường có liên quan đến rừng; đồng thời ngành lâm nghiệp có vai trị rất quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói, giảm nghèo, đặc
biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và quốc phòng an ninh. Liên
kết giữa doanh nghiệp và người dân là thật sự cần thiết trong quá trình giúp đỡ
người dân tiêu thụ sản phẩm đồng thời giúp doanh nghiệp có được các yếu tố
đầu vào trong q trình sản xuất.
Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc đang từng bước thực hiện đồng bộ các
giải pháp nhằm hiện thực hoá Chiến lược phát triển rừng trồng có hiệu quả nâng
cao năng suất chất lượng gỗ trừng trồng, thế mạnh đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ

lớn để phát triển kinh tế từ nghề rừng, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh đối với các
hộ dân liên kết với cơng ty từ đó lan tỏa trên địa bàn tồn huyện, từ đó phát triển
được nghề chế biến gỗ của địa phương và các ngành địch vụ kèm theo v.v..
Đồng thời hình thành các trung tâm kinh tế phát triển hướng ra các huyện khác
trong tỉnh. Trong đó phát triển trồng rừng theo hướng bền vững của công ty và
các hộ dan trên địa bàn.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất lâm nghiệp vẫn cịn khơng ít những bất
cập và phải đối mặt với hàng loạt thách thức như: Công tác quy hoạch chưa
không theo kịp với tốc độ phát triển; đầu tư còn dàn trải; cơ sở hạ tầng còn
yếu kém; hàm lượng khoa học cơng nghệ cịn thấp; nguồn lợi từ rừng đang có
xu hướng giảm; sự phát triển cịn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không theo kịp
quy hoạch dẫn đến môi trường một số nơi có dấu hiệu suy thối, dịch bệnh
phát sinh và có sự mất cân đối giữa cung và cầu... Đặc biệt là hoạt động liên
kết của công ty với hộ dân và liên kết chuỗi còn rất hạn chế. Để khắc phục
những tồn tại nêu trên, đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập kinh tế toàn


2
cầu, sự suy thối mơi trường, sự địi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường về
chất lượng sản phẩm từ rừng trồng, thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như
theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại thì rất cần một chiến lược
phát triển tổng thể nhằm mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp một cách bền
vững, góp phần tạo cơng ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động,
đáp ứng thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Tăng cường mối liên kết
giữa công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Bắc với các hộ dân trong hoạt
động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”
làm đề tài luận văn của mình nhằm xác định những nhiệm vụ cần thiết và cấp
bách, làm tiền đề tạo bước chuyển rõ nét trong phát triển của công ty và người
dân. Cụ thể hóa các bước đi, lộ trình thực hiện để đạt được các mục tiêu chiến

lược đã đề ra của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – của công ty và
người đân trên địa bàn huyện Hữu Lũng nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở nghiên cứu mối liên kết kinh tế giữa Công ty và người dân trong
hoạt động sản xuất lâm nghiệp làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng cường mối liên
kết kinh tế giữa Công ty và người dân trên địa bàn huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn.
* Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về mối liên hệ trong sản xuất
lâm nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng mối liên kết kinh tế giữa Công ty và
người dân trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mối liên kết giữa công ty và người
dân trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp
- Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết kinh tế giữa
công ty và người dân trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện
Hữu Lũng.


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mối liên kết giữa công ty và người dân trong hoạt động sản xuất lâm
nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu tình hình liên kết kinh tế cơng ty với các hộ
dân trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng Lạng
Sơn từ năm 2015 đến năm 2020.
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Hữu Lũng.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng mối liên kết kinh

tế trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp của công ty với người dân và các giải
pháp tăng cường mối liên kết kinh tế trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên
địa bàn huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp.
- Thực trạng hoạt động liên kết kinh tế giữa Công ty và người dân trong
hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết kinh tế giữa Công ty và
người dân trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng.
- Một số giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa công ty và người
dân trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ
TRONG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP
1.1.Cơ sở lý luận về liên kết kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Lâm nghiệp
Ở Việt Nam, lâm nghiệp là một ngành kinh tế, kỹ thuật đặc thù nên có
vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp và
nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh quốc phịng. Vì vậy, khái
niệm về lâm nghiệp đã từng bước được điều chỉnh, bổ sung nhằm xác định rõ

phạm vi, chức năng của ngành lâm nghiệp. Một số khái niệm về lâm nghiệp
tiêu biểu như:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật
chất trong nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ
rừng. Với quan điểm này, lâm nghiệp chỉ bao gồm các hoạt động về trồng
rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, bảo vệ nhằm cung cấp lâm đặc sản,
phịng hộ và bảo vệ mơi trường sống cho xã hội. Sản phẩm cuối cùng của hoạt
động lâm nghiệp là tạo ra rừng thành thục cơng nghệ; đó chỉ là những sản
phẩm tiềm năng, chưa thành sản phẩm hàng hoá cuối cùng được trao đổi trên
thị trường.
Như vậy, với quan điểm này đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại như: Khi
đã khẳng định lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất nhưng sản phẩm
cuối cùng lại chưa được lưu thông, trao đổi, mua bán trên thị trường để thu
hồi vốn tái sản xuất cho chù kỳ tiếp theo; Sản phẩm được khai thác từ rừng lại
được thống kê, hạch tốn vào tổng sản phẩm cơng nghiệp; Về phương diện kỹ
thuật lâm sinh thì khai thác và tái sinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khai
thác được xem là một trong những giải pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng


5
trong tái sản xuất tài nguyên rừng; Về phương diện kinh tế - xã hội, mục đích
cuối cùng của xây dựng rừng là để sử dụng (khai thác) và chỉ có khai thác
mới thu hồi được vốn để tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng; Về phương
diện quản lý, hiện nay ngành lâm nghiệp đang quản lý các hoạt động khơng
chỉ thuộc lĩnh vực lâm sinh mà cịn cả lĩnh vực khai thác và chế biến lâm sản.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật
chất đặc biệt khơng chỉ có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà cịn
có chức năng khai thác sử dụng rừng. Như vậy, với quan điểm này khái niệm
về lâm nghiệp đã được mở rộng. Sản phẩm cuối cùng của lâm nghiệp đã là
sản phẩm hàng hoá được mua bán, trao đổi trên thị trường.

Quan điểm này đã đề cao vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc
dân và đã coi hoạt động xây dựng và sử dụng rừng là hai giai đoạn của q
trình tái sản xuất tài ngun rừng. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi để lâm
nghiệp phát triển toàn diện. Tuy nhiên, quan điểm này đã lồng ghép hai lĩnh
vực hoàn toàn khác nhau vào một ngành sản xuất cũng có những vấn đề khó
khăn về cơng tác tổ chức, quản lý và hạch toán kinh tế. Mặt khác, khi nhấn
mạnh quan điểm này, có thể người ta chỉ tập trung vào khai thác bóc lột tài
nguyên rừng và ít quan tâm đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Vì vậy, tài
ngun rừng nhanh chóng bị cạn kiệt.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 (có hiệu lực
từ 01/01/2019): “Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý,
bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản” [7].
Trong đó: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng,
động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong
đó thành phần chính là một hoặc một số lồi cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau
có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập
nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở
lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.


6
Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật
rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ,
song, mây, tre, nứa đã chế biến.
Như vậy, ngành lâm nghiệp được xác định là toàn bộ những hoạt động
gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt động gây
trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến nguyên liệu lâm sản và cung
cấp các dịch vụ mơi trường có liên quan đến rừng.
1.1.1.2. Liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế không phải là một khái niệm mới. Lịch sử kinh tế cho

thấy liên kết kinh tế hình thành và phát triển dựa vào các tiền đề kinh tế nhất
định và gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội.
Ở Việt Nam, liên kết kinh tế cũng được hình thành từ lâu. Tục ngữ Việt
Nam có câu Bn có bạn, bán có phường chỉ sự liên kết của những người
kinh doanh từng ngành nghề. Việc tổ chức buôn bán theo phường tạo ra được
liên kết giữa người bán, họ có điều kiện giúp đỡ nhau trong việc định giá, giữ
giá, vay mượn hàng, giới thiệu khách hàng, bảo vệ lẫn nhau. Liên kết giữa
những nhà sản xuất để đáp ứng thị hiếu khách hàng và học hỏi kinh nghiệm.
Các liên kết khác như liên kết người bán và người sản xuất, liên kết giữa
người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cũng được hình thành. Các liên kết
trên góp phần tạo nên sự khác biệt của từng phường ngành nghề.
Liên kết kinh tế là một phạm trù mang tính lịch sử, bản chất và nội
dung của nó có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời kỳ nhất định nên các khái
niệm về liên kết kinh tế cũng mang tính tương đối.
Thuật ngữ liên kết kinh tế và những từ ngữ có liên quan đang được các
nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm ngày một nhiều. Nghiên cứu của
Maskell (2005) cho thấy rằng các khái niệm liên quan đến liên kết kinh tế
xuất hiện với tần suất ngày càng tăng trong các cơng trình nghiên cứu kinh tế
được xuất bản.


7
Liên kết kinh tế đề cập đến sự hợp tác giữa các đơn vị với nhau để cùng
thực hiện một hay nhiều công việc đạt mục tiêu chung. Liên kết kinh tế có thể
thực hiện theo phạm vi địa lý như khu vực (ASEAN, AFTA), phạm vi quốc
gia, phạm vi tỉnh, thành phố…., cũng có thể thực hiện giữa các chủ thể với
nhau (doanh nghiệp với doanh nghiệp, cá nhân với doanh nghiệp…).
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế (Khuê, 2001), liên kết kinh tế được định
nghĩa như sau :”Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp do các đơn
vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

theo hướng có lợi nhất, trong khn khổ pháp luật nhà nước. Mục tiêu là tạo
ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy
chế họat động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt tiềm năng của
từng đơn vi tham gia liên kết hoặc để cùng nhau tạo thị trường chung, bảo vệ
lợi ích cho nhau.”[4]
Như vậy về mặt hình thức, liên kết kinh tế phải là sự hợp tác và phối
hợp giữa các đơn vị kinh tế.
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của sản xuất lâm nghiệp
1.1.2.1. Đặc điểm sản xuất lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế
quốc dân, cũng như các ngành kinh tế khác, để hình thành và khẳng định tính
tất yếu khách quan tồn tại và phát triển, mỗi ngành đều có những đặc điểm
phản ánh tính đặc thù của mình. Những đặc thù này có tính quyết định đến
việc tổ chức sản xuất, quản lý sử dụng các nguồn lực của ngành. Cụ thể:
- Chu kỳ sản xuất dài: Đây là đặc điểm quan trọng mang tính đặc thù
của ngành. Chu kỳ sản xuất được tính là khoảng thời gian kể từ khi chuẩn bị
đưa các yếu tố vào sản xuất đến khi tạo ra sản phẩm sẵn sàng tiêu thụ. Chu kỳ
sản xuất là tiêu thức phản ánh đặc điểm sản xuất của các ngành sản xuất và
chủ yếu là do đối tượng sản xuất quyết định. Đối với lâm nghiệp, đối tượng
sản xuất là rừng. Khác với đối tượng sản xuất của các ngành khác, rừng là cơ


8
thể sống, trong đó quần xã cây rừng đóng vai trị chủ đạo và chúng khác biệt
với các lồi thực vật khác là chu kỳ sinh trưởng kéo dài và phát triển chậm.
Nếu tính chu kỳ thành thục tự nhiên phải hàng trăm năm, cịn chu kỳ thành
thục cơng nghệ cũng phải hàng chục năm, trong khi đó chu kỳ sản xuất của
một số sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chu kỳ chỉ tính bằng giờ và ngày
ngành nơng nghiệp, chu kỳ sản xuất cũng chỉ tính bằng ngày, bằng tháng (trừ
một số loại cây ăn quả và cây công nghiệp) [4].

Do đặc điểm sản xuất dài đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình tổ
chức sản xuất, tình hình quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực trong lâm
nghiệp. Trước hết là vốn đầu tư lớn, vốn bị ứ đọng ở sản phẩm dở dang nằm
tại rừng, dưới dạng cây non, rừng chưa thành thục công nghệ, do đó tốc độ
chu chuyển chậm, thời hạn thu hồi lâu và thường hiệu quả đầu tư thấp [4].
Mặt khác sản xuất lâm nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự
nhiên lại diễn ra trong thời gian dài, chắc chắn sẽ có nhiều rủi ro, khó bảo vệ
thành quả lao động. Đây cũng là điểm kém hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào
kinh doanh rừng. Đặc biệt là sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong cơ chế thị
trường, giá cả luôn bị tác động bởi yếu tố thời gian, chi phí cơ hội lớn, người
đầu tư khó có thể dự đoán được kết quả đầu ra [4].
- Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế,
trong đó q trình tái sản xuất tự nhiên đóng vai trị quan trọng và quyết định:
Tái sản xuất tự nhiên là quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rừng
bắt đầu từ quá trình gieo hạt tự nhiên, cây rừng nẩy mầm, lớn lên, ra hoa kết
quả rồi lại tiếp tục lặp đi lặp lại q trình đó và tn thủ theo quy luật sinh học.
Như vậy quá trình tái sản xuất tự nhiên là q trình tái sản xuất hồn tồn phụ
thuộc vào điều kiên tự nhiên và tuân theo quy luật sinh học mà không cần sự
can thiệp của con người. Tái sản xuất kinh tế là quá trình lặp đi lặp lại sự phát
triển của cây rừng dưới sự tác động của con người như bón phân, làm cỏ …
nhằm thỏa mãn mục đích nào đó của con người. Do cây rừng luôn chịu ảnh


9
hưởng sâu sắc vào điều kiện tự nhiên nên quá trình tái sản xuất tự nhiên ln
giữ vai trị quan trọng và quyết định [4].
- Tái sinh và khai thác rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
Tái sinh là q trình xây dựng rừng (có 2 hình thức là tái sinh tự nhiên
và tái sinh nhân tạo). Xét về hình thức thì đây là hai mặt đối lập nhau, song lại
thống nhất và liên quan chặt chẽ với nhau. Mục đích xây dựng là để lợi dụng

và có lợi dụng, khai thác mới thu hồi được vốn để tái sản xuất cho các chu kỳ
tiếp theo. Nếu đứng trên góc độ kỹ thuật thì khai thác rừng được coi là một
trong những giải pháp kỹ thuật quan trọng của tái sinh rừng [4].
- Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ:
Trong sản xuất lâm nghiệp, tính thời vụ là đặc trưng của ngành sản xuất
sinh học, do đặc tính sinh lý, sinh thái của cây rừng, do địi hỏi của cơng nghệ khai
thác mà tình hình sản xuất diễn ra tập trung vào một số tháng trong năm [4].
- Hoạt động sản xuất lâm nghiệp vừa mang mục tiêu kinh tế vừa mang
mục tiêu xã hội:
Xuất phát từ đối tượng của sản xuất lâm nghiệp là rừng, mà sản phẩm
của rừng có tác dụng nhiều mặt. Đối với mục tiêu kinh tế, sản xuất lâm
nghiệp nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản,
cung cấp lâm sản, đặc sản… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Về
mục tiêu xã hội, trong sản xuất lâm nghiệp còn nhằm mục tiêu phòng hộ, bảo
vệ mơi trường sống, bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan văn hóa và các danh lam
thắng cảnh [4].
1.1.2.2. Vai trò của sản xuất lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp có vai trị hết sức quan trọng:
Thứ nhất, sản xuất lâm nghiệp có vai trị cung cấp lâm sản, đặc sản
phục vụ các nhu cầu của xã hội. Rừng cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ và lâm sản ngồi gỗ. Gỗ là sản phẩm
chính của rừng, ln được dùng làm đồ gia dụng trong gia đình như tủ,


10
giường, bàn ghế, sập,… Trong sản xuất, gỗ còn được dùng làm nguyên liệu
giấy, diêm, chế tạo công cụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng. Rừng cũng cung
cấp động vật, thực vật phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, cung cấp
nguyên liệu để chế biến thực phẩm. Ngoài ra rừng cũng cung cấp dược liệu
quý phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người [4].

Thứ hai, sản xuất lâm nghiệp có vai trị làm chức năng phịng hộ, bảo
vệ mơi trường sống, cảnh quan văn hóa xã hội. Với chức năng phòng hộ của
rừng như: phòng hộ đầu nguồn (giữ đất, giữ nước, điều hịa dịng chảy, chống
xói mịn rửa trơi, thối hóa đất, giảm thiểu lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn thủy
năng lớn cho các nhà máy thủy điện), phòng hộ ven biển như chắn sóng, chắn
gió, cát bay…, phịng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch khơng khí,
điều hịa khí hâu. Rừng cũng giảm thiểu tiếng ồn, tạo môi trường sinh thái tốt
cho con người. Bên cạnh đó, rừng cũng có ý nghĩa trong việc bảo vệ khu di
tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và khu du lịch [4].
Thứ ba, sản xuất lâm nghiệp có vai trị tạo nguồn thu nhập và giải quyết
công ăn việc làm cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào vùng trung du miền núi.
Việt Nam ước tính có khoảng 25 triệu người đang sống ở vùng rừng núi, vùng
sâu, vùng xa, cuộc sống cịn nhiều khó khăn. Tài ngun rừng là nguồn thu
nhập chính họ. Vì vậy, ngành lâm nghiệp có vai trị quan trọng góp phần cải
thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng miền núi [4].
Ngồi ra, lâm nghiệp cịn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an
ninh quốc phòng của đất nước.
1.1.3. Vai trò liên kết kinh tế trong phát triển sản xuất kinh doanh
- Góp phần đảm bảo các bên cùng có lợi trong sản xuất lâm sản
Thực tế cho thấy, nếu khơng có sự thống nhất về lợi ích thì khơng có sự
thống nhất về mục đích cũng như hành động. Đối với liên kết kinh tế nói
chung và liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ lâm sản nói riêng,


11
đảm bảo các bên cùng có lợi cũng được xem là nguyên tắc cơ bản nhất và là
điều kiện tiền đề cho mối quan hệ liên kết.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, cần phải có sản phẩm khối lượng
lớn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giao hàng đúng lúc, giá thành
cạnh tranh. Nông dân cá thể không thể làm được điều này.

Quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại của nông dân
được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng
cung ứng, chất lượng hàng hóa… Hàng hóa nông sản cần được xác định rõ về
số lượng, chất lượng đối với từng thị trường để làm cơ sở xây dựng kế hoạch
cung ứng; xác định rõ chất lượng và số lượng sản phẩm lâm sản trong sản
xuất. Yêu cầu chất lượng của thị trường phải làm căn cứ cơ bản để xây dựng
quy trình kỹ thuật cho các mơ hình liên kết.
Đối với người sản xuất lâm sản, liên kết với chế biến và tiêu thụ để
nhận được các hỗ trợ về vốn, về khoa học và công nghệ; đặc biệt là để có thị
trường tiêu thụ ổn định. Không chỉ vậy, nông dân cũng được nâng cao trình
độ sản xuất thơng qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất… Từ
đó gắn kết giữa nơng dân và nông dân ngày càng bền chặt.
Liên kết giữa nông dân với nhau để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn.
Chỉ như vậy, nơng dân mới có thể cung cấp sản phẩm đủ lớn về số lượng,
đồng đều về chất lượng, kịp thời gian cho nhiều đối tác. Nhờ vào liên kết,
nơng dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến
xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, quản lý về chất lượng sản phẩm để gia
tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản
phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn, chất lượng.
Đối với người chế biến và tiêu thụ, liên kết với người sản xuất lâm sản
để có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, chất lượng tốt… tạo điều kiện nâng
cao tỷ suất sử dụng máy móc, chất lượng sản phẩm chế biến, từ đó nâng cao
giá trị gia tăng và hiệu quả các hoạt động chế biến và tiêu thụ. Thực hiện liên


12

kết sẽ góp phần chấm dứt tình trạng doanh nghiệp sản xuất lâm sản mà khơng
có vùng cung cấp ngun liệu ổn định, ngun liệu khơng có chất lượng và
khơng có thiết bị chế biến hiện đại. Vùng quy hoạch nguyên liệu cũng là vùng

thành lập hợp tác xã, tập đoàn, trang trại sản xuất tập trung một loại nguyên
liệu, theo quy trình đạt chất lượng.
Điểm cơ bản và cốt lõi của các mơ hình sản xuất hiệu quả trong nơng
nghiệp chính là xây dựng các mối liên kết ngang (nông dân với nông dân) để
thực hiện hành động tập thể và liên kết dọc (nông dân với doanh nghiệp) để
xây dựng kênh phân phối mới của các tác nhân trong chuỗi giá trị, đáp ứng
yêu cầu thị trường hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc các bên tham gia bình
đẳng, cùng có lợi.
- Tăng tính tự nguyện và tự chịu trách nhiệm của các bên tham gia liên kết
Sự tự nguyện được hiểu là các bên tham gia chủ động, tự giác trong
mối quan hệ hợp tác nhằm phát huy hết thế mạnh, đồng thời bù đắp những
hạn chế của mình, khơng phân biệt thành phần kinh tế, quy mơ lớn nhỏ, trong
nước hay ngồi nước… Đây là điều kiện cần cho sự liên kết.
Bên cạnh sự tự nguyện thì sự tự chịu trách nhiệm cũng là một trong các
vấn đề mang tính ngun tắc. Bởi vì, sự tự chịu trách nhiệm được coi là điều
kiện đủ của quá trình liên kết nói chung, liên kết giữa sản xuất với chế biến và
tiêu thụ nói riêng. Tự nguyện sẽ quy định trách nhiệm của các bên tham gia
trong việc thực hiện liên kết kinh tế, cùng hưởng lợi đồng thời cũng chia sẻ
những rủi ro nếu có trong quá trình liên kết kinh tế. Từ đó các hoạt động liên
kết kinh tế giữa các chủ thể tham gia được thực hiện một cách thuận lợi và
đem lại hiệu quả cao.
Đối với liên kết giữa sản xuất và chế biến và tiêu thụ lâm sản, tự
nguyện và tự chịu trách nhiệm cũng là một trong các nguyên tắc quan trọng.
Điều này cũng xuất phát từ vai trò của các chủ thể tham gia liên kết trong
chuỗi giá trị lâm sản, từ sự gắn kết lợi ích của từng thành viên trong chuỗi giá


13
trị đó. Vì vậy, trong phạm vi liên kết mỗi chủ thể phải thực hiện tốt và đảm
bảo tính trung thực trong dây chuyền sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.

Không phải ngẫu nhiên, yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm trong liên
kết được coi như là khâu kiểm định trách nhiệm của từng tổ chức và cá nhân
trong ngành hàng lâm sản.
- Góp phần làm tăng hiệu quả trong sản xuất lâm nghiệp
Thực hiện liên kết để sản xuất theo chuỗi giá trị là một trong những đột
phá quan trọng hàng đầu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp bởi ba lý do:
+ Cho phép tập trung các nguồn tài nguyên, nguồn vốn... vào các mặt
hàng mà nước ta có lợi thế;
+ Sản xuất theo chuỗi sẽ sắp xếp tổ chức lại sản xuất theo hướng chia
sẻ đều quyền lợi cũng như rủi ro cho các tác nhân tham gia chuỗi liên kết, từ
đó tạo động lực cho sản xuất, các tác nhân phát huy được hết khả năng của
mình;
+ Sản xuất theo chuỗi cho phép kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn và
các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hóa từ đó duy trì được thương
hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, đưa hàng hóa vào thị trường. Đây là khâu
chúng ta đang rất yếu.
Do đó, liên kết để sản xuất theo chuỗi giá trị là xương sống trong tái cơ
cấu ngành nông nghiệp, qua chuỗi liên kết sẽ phân công công việc phù hợp
với từng đối tượng sản xuất, từ đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững.
- Góp phần nâng cao hiệu quả, vai trò quản lý nhà nước về kinh tế
Quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp là tổng thể các can
thiệp của Nhà nước đối với nông nghiệp thông qua pháp luật và các chính
sách, kế hoạch để tạo môi trường pháp lý và kinh tế thuận lợi cho các hoạt
động sản xuất - kinh doanh nông nghiệp hướng tới mục tiêu chung của tồn
nền nơng nghiệp; xử lý những quan hệ kinh tế của đơn vị trong sản xuất, lưu


14
thông, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp; điều tiết các lợi ích

giữa các vùng, các ngành, sản phẩm nơng nghiệp, giữa nơng nghiệp với tồn
bộ nền kinh tế; thực hiện sự kiểm soát đối với tất cả các hoạt động trong nền
nông nghiệp và kinh tế nông thơn làm ổn định và lành mạnh hố mọi quan hệ
kinh tế và xã hội... Việc xử lý các quan hệ đó thơng qua các cơng cụ quản lý,
trong đó có các cơng cụ về cơ chế, chính sách, về quy hoạch. Đây là sự can
thiệp đặc trưng của các hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế. Tuy nhiên,
nông nghiệp, nông thôn là hệ thống ngành và lĩnh vực có nhiều đặc điểm
mang tính đặc thù, địi hỏi Nhà nước phải có biện pháp can thiệp khác với các
ngành, lĩnh vực khác. Với các nội dung này, nhiều người nhấn mạnh vai trị
tạo lập mơi trường kinh tế, môi trường pháp lý của Nhà nước đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của các chủ thể (hộ, trang trại, doanh nghiệp…) nói
chung, trong liên kết kinh tế giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ lâm sản nói
riêng. Tuy nhiên, với vai trị điều tiết lợi ích, giám sát điều chỉnh các quan hệ
kinh tế, Nhà nước đã tham gia vào liên kết kinh tế như là một đối tác thơng
qua các cơng cụ và địn bẩy kinh tế. Trên thực tế, Việt Nam đã nhận thức
được vấn đề này nên đã coi Nhà nước là một trong các chủ thể tham gia liên
kết kinh tế, trong “liên kết bốn nhà”.
1.1.4. Nội dung liên kết kinh tế trong sản xuất
Liên kết kinh tế được thực hiện trên cơ sở ngun tắc tự nguyện, bình
đẳng, cùng có lợi thơng qua hợp đồng kinh tế kí kết giữa các bên tham gia và
trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước nhằm tạo ra mối quan hệ kinh tế
ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến
hành phân công sản xuất chuyên mơn hố và hiệp tác hố, nhằm khai thác tốt
tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết; hoặc để cùng nhau tạo thị trường
chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho
từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau.


15


1.1.4.1. Chủ thể của liên kết
Tùy theo mức độ của tổ chức sản xuất với các hình thức cụ thể của từng
nhóm chủ thể, tính đặc thù của các chủ thể liên kết biểu hiện ở tính đan xen
của chủ thể trong các khâu. Đặc biệt ở sự chênh lệch về trình độ của các chủ
thể liên kết.
Khi xem xét sự liên kết giữa sản xuất lâm nghiệp, người ta thường coi
sự liên kết theo từng khâu của quá trình sản xuất là đặc trưng của sự liên kết.
Các chủ thể trong liên kết giữa sản xuất có sự chênh lệch nhất định giữa các
nhóm và vai trị của từng nhóm trong q trình liên kết. Khâu sản xuất là xuất
phát điểm, là mắt xích đầu tiên của q trình liên kết nên có vai trị hết sức
quan trọng, tuy trình độ tổ chức liên kết có nhiều hạn chế. Chế biến và tiêu
thụ là các quá trình kế tiếp tạo nên các giá trị gia tăng của hàng, đôi khi tạo
mức chênh lệch nhiều lần so với giá trị ban đầu.
Liên kết kinh tế trong sản xuất là quá trình mang tính tất yếu khách
quan, nhưng rất khó xảy ra. Bởi vì trong q trình, nơng dân là chủ thể của
quá trình sản xuất lâm sản, doanh nghiệp là chủ thể của chế biến và tiêu thụ
lâm sản. Trình độ tổ chức sản xuất, những mối quan hệ với thị trường có sự
chênh lệch lớn nhất là sản xuất ở vùng miền núi. Vì vậy, trong chuỗi giá trị
lâm sản, những người sản xuất thường là những người chịu thiệt thịi, những
người chế biến và tiêu thụ nơng sản thường là những người nắm vai trị chủ
động và có lợi trong chuỗi. Với đặc điểm trên, vấn đề đặt ra là người cần liên
kết lại khơng có trình độ tổ chức các hoạt động liên kết, người có lợi trong
chuỗi, có khả năng tổ chức các hoạt động liên kết lại khơng muốn liên kết. Vì
vậy, vai trị của Nhà nước trong tổ chức và duy trì các hoạt động liên kết giữ
vai trò hết sức quan trọng.
1.1.4.2. Các hình thức liên kết
Tính đa dạng của các hình thức liên kết kinh tế bắt nguồn từ chính chủ
thể của q trình đó. Rõ ràng với sự đa dạng của các chủ thể liên kết, nhất là



16
về trình độ của các chủ thể liên kết và tính đa dạng, biệt lập trong các hoạt
động của các nhóm chủ thể liên kết đã buộc họ phải lựa chọn các hình thức
liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ lâm sản. Thông thường, liên kết
kinh tế giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ lâm sản được thực hiện ở 2 cấp
vĩ mô và vi mơ với nhiều hình thức khác nhau. Ở cấp vĩ mô, liên kết giữa sản
xuất với chế biến và tiêu thụ lâm sản thông qua các hoạt động quản lý nhà
nước và biểu hiện ở các định hướng liên kết thơng qua các quy hoạch, chính
sách, hỗ trợ tổ chức ngành hàng… Trên phương diện này, liên kết kinh tế
được thể hiện ở việc tạo lập các môi trường liên kết của các hoạt động quản lý
nhà nước về kinh tế. Ở cấp vi mô, liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu
thụ lâm sản thông qua các hình thức liên kết nội bộ khi chuyển các mối quan
hệ bên ngoài thành các mối quan hệ bên trong, thơng qua việc lựa chọn các
hình thức tổ chức sản xuất; tổ chức cung ứng cho nhau các điều kiện sản xuất
về vốn, kỹ thuật và các yếu tố đầu vào, đặc biệt là sự chuyển hóa dịng sản
phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ. Sự đa dạng hóa các
hình thức liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ lâm sản là đặc điểm
khá khác biệt trong liên kết của ngành hàng lâm sản, với sự đa dạng của các
chủ thể tham gia liên kết của chuỗi, khi giữa chúng có mức độ và trình độ
thực thi liên kết khác nhau. Đây là vấn đề cần được xem xét để có sự lựa chọn
cho phù hợp.
LKKT có diễn ra dưới nhiều hình thức và quy mơ tổ chức khác nhau,
tương ứng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham
gia liên kết. Những hình thức phổ biến là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhóm
sản xuất, nhóm vệ tinh, hội đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo
vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu,...”.
Theo Frank Pyke, 2000 có thể chia thành liên kết theo chiều dọc và liên
kết theo chiều ngang:



17
+ Liên kết theo chiều dọc: Là mối liên kết giữa người mua hàng, nhà
phân phối, các tập đòan, các doanh nghiệp địa phương đến các doanh nhiệp
vừa và nhỏ hình thành chuỗi giá trị sản phẩm. Nhìn chung liên kết theo chiều
dọc không giới hạn về mặt địa lý, và quy mô doanh nghiệp. Thông thường các
doanh nghiệp lớn tại các nước phát triển có thể gia cơng hàng hóa ở các nước
đang phát triển để tận dụng lợi thế so sánh của cá nước này như chi phí lao
động thấp, nguồn tài nguyên dồi dào… Liên kết này hình thành các đơn hàng
giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thực hiện được một hay nhiều khâu
trong chuỗi giá trị. Loại hình liên kết này thường thấy ở các sản phẩm như
may mặc, giày dép, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.
+ Liên kết theo chiều ngang: Là mối liên kết giữa các doanh nghiệp
trong ngành với các doanh nghiệp của các ngành khác có liên quan (cung cấp
nguyên vật liệu, các sản phẩm, dịch vụ bổ trợ phát triển kinh doanh…). Liên
kết này thường giới hạn ở phạm vi địa địa lý cụ thể hay thông qua các hiệp
hội ngành nghề. Trong liên kết theo chiều ngang, các doanh nghiệp cùng
ngành có thể phối hợp với nhau để cung cấp hàng hóa cho đơn hàng lớn, các
doanh nghiệp đầu vào và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bổ trợ cũng đóng vai
trị quan trọng.
1.1.4.3. Tính chất của sự liên kết
Mọi người đều có chung nhận thức về sự cần thiết của liên kết không
chỉ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ mà còn của các hoạt động giữa các
khâu của ngành hàng công nghiệp và các ngành hàng khác. Tuy nhiên, giữa
sản xuất với chế biến và tiêu thụ lâm sản tính cấp thiết của sự liên kết cịn
mạnh mẽ hơn. Điều đó trở thành đặc điểm phản ánh về tính chất của các hoạt
động liên kết của các ngành hàng lâm sản. Đối tượng của sản xuất lâm nghiệp
có đặc thù là những cơ thể sống. Vì thế, các quy luật sinh học khơng chỉ diễn
ra trong q trình sản xuất mà cịn tiếp diễn sau khi q trình sản xuất lâm
nghiệp kết thúc, thậm chí cả trong q trình tiêu thụ sản phẩm.



×