Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với sinh kế hộ gia đình tại vườn quốc gia cát tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐÀO THỊ LINH CHI

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG ĐỐI VỚI SINH KẾ
HỘ GIA ĐÌNH TẠI VƢỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG VÀ PHÁT TRIỂN
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐÀO THỊ LINH CHI

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG ĐỐI VỚI SINH KẾ
HỘ GIA ĐÌNH TẠI VƢỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Chuyên ngành: Chính sách cơng và phát triển
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG VÀ PHÁT TRIỂN


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THU THỦY
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

TS. Phạm Thu Thủy

PGS, TS. Nguyễn An Thịnh

Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công
bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết
quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội
dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin cảm ơn Khoa Kinh tế phát triển, trường Đại học Kinh tế, Đại học

Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi thực hiện luận văn cao học. Tôi cũng xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô đã giảng dạy trong suốt thời gian 2 năm
học vừa qua đã truyền đạt kiến thức cho tơi.
Để hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất đến TS. Phạm Thu Thủy, cô đã ln chỉ dạy, hướng dẫn, đưa ra những góp
ý khoa học q báu và giúp đỡ tơi tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn TS. Nguyễn Đình Tiến (Khoa Kinh tế phát triển, trường Đại
học Kinh tế) đã định hướng và chỉ bảo tôi từ những ngày đầu thực hiện luận văn
này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các cán bộ của Tổ chức nghiên cứu Lâm
nghiệp quốc tế (CIFOR): ơng Hồng Tuấn Long, ơng Nguyễn Đình Thảo, bà Hồng
Thị Thu Thủy, bà Hồng Thị Un, ơng Hồng Minh Hiếu, bà Ngô Hà Châu, bà
Trần Ngọc Mỹ Hoa và các cán bộ của Vườn quốc gia Cát Tiên: ông Phạm Hồng
Lượng, ông Nguyễn Thanh Long và ông Phạm Hữu Khánh đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình thu thập số liệu và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn nghiên cứu “Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng tại VQG Cát Tiên”, thuộc dự án Nghiên cứu so sánh toàn cầu GCSREDD+ của CIFOR do NORAD tài trợ, đã cho phép tơi có thể tham gia tiến hành
nghiên cứu và sử dụng dữ liệu cũng như số liệu để thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sự động viên, giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Dù đã cố gắng hết sức để hồn thành
khóa luận xong vẫn cịn nhiều thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự góp ý từ quý
thầy cô và quý vị.


Tơi xin trân trọng cảm ơn!
TĨM TẮT LUẬN VĂN
Chi trả dịch vụ mơi trường rừng (DVMTR) được chính phủ Việt Nam đánh giá là
một trong 10 thành tựu lớn nhất của ngành nông lâm nghiệp. Việc đánh giá tác động
của chi trả DVMTR sẽ có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển chính sách
tại Việt Nam. Qua tổng quan tài liệu về DVMTR và quá trình thực hiện chi trả

DVMTR tại Vườn quốc gia Cát Tiên, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đánh
giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng đối với sinh kế hộ gia
đình tại Vườn quốc gia Cát Tiên”.
Luận văn áp dụng một khung phân tích tổng hợp đặt hộ gia đình với 5 nguồn vốn xã
hội, tài chính, con người, tự nhiên và vật chất trong bối cảnh thể chế chính sách tại
địa phương và tiến hành so sánh Trước – Sau – Tại nơi có – Tại nơi khơng có chính
sách.
Sau 10 năm thực hiện, Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần vào việc cải thiện
sinh kế của hộ gia đình, hỗ trợ người dân sống gần rừng nâng cao đời sống và nâng
cao vai trò, ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng. Qua đó giúp Vườn quốc gia
Cát Tiên thực hiện tốt công tác bảo vệ phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Nhưng bên cạnh đó, chính sách chi trả DVMTR vẫn còn những tồn tại hạn chế ảnh
hưởng đến tác động của chính sách đối với sinh kế hộ gia đình tại VQG Cát Tiên.
Trong năm nguồn vốn sinh kế, chính sách chi trả DVMTR đã tác động tích cực đến
2 nguồn vốn đó là nguồn vốn tài chính và nguồn vốn con người cịn ba nguồn vốn:
xã hội, tự nhiên và vật chất đã bước đầu có tác động nhưng chưa đáng kể.
Để đảm bảo các mục tiêu mà chính sách chi trả DVMTR đã đặt ra thì khơng chỉ dựa
vào một chính sách chi trả DVMTR mà còn cần nghiên cứu và phát triển thêm các
cơ chế chính sách tương tự, mở rộng thêm các loại hình dịch vụ, tính tốn mức chi


trả nhằm đảm bảo tương xứng với công sức bảo vệ rừng, thể chế hóa và đưa vào
thực tiễn bối cảnh của VQG Cát Tiên nói riêng và Việt Nam nói chung.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................4
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................5
MỤC LỤC


...........................................................................................................7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG VÀ SINH KẾ CỦA HỘ
GIA ĐÌNH.
1.1.

...........................................................................................................6

Tổng quan nghiên cứu .............................................................................6

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới .......................................................6
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam về các yếu tố ảnh hưởng tới sinh
kế hộ gia đình và tác động của chi trả DVMTR đối với sinh kế hộ gia đình ...10
1.1.3. Đánh giá tổng quan các cơng trình nghiên cứu và các khoảng trống
kiến thức ...............................................................................................................
13
1.2.

Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động của chi trả dịch vụ

môi trƣờng rừng đối với sinh kế của hộ gia đình.............................................15
1.2.1. Chi trả dịch vụ mơi trường và chi trả dịch vụ môi trường rừng ..........15
1.2.2. Sinh kế bền vững và khung sinh kế bền vững .....................................18
1.2.3. Khung phân tích tính bổ sung của chính sách. ....................................19

1.2.4. Khái quát chung về chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng tại Việt
Nam

.............................................................................................................19


1.2.5. Cơ chế vận hành chi trả DVMTR tại Việt Nam ..................................22
1.2.6. Các tiêu chí Đánh giá tác động của chính sách chi trả DVMTR đối với
sinh kế hộ gia đình tại Việt Nam ......................................................................26
CHƢƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .28
2.1.

Khung phân tích đánh giá tác động của DVMTR đối với sinh kế hộ

gia đình tại VQG Cát Tiên .................................................................................28
2.2.

Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu .............................................31

2.2.1. Lựa chọn năm cơ sở.............................................................................31
2.2.2. Lựa chọn địa bàn nghiên cứu...............................................................31
2.2.3. Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp .................................................................33
2.2.4. Thu thập dữ liệu sơ cấp .......................................................................33
2.3.

Phƣơng pháp xử lý số liệu .....................................................................37

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH
VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG ĐẾN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI VƢỜN
QUỐC GIA CÁT TIÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ THỰC THI CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MƠI
TRƢỜNG RỪNG. .......................................................................................................
38
3.1.

Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng

đến sinh kế hộ gia đình tại Vƣờn Quốc Gia Cát Tiên .....................................38
3.1.1. Khái quát về VQG Cát Tiên và Thực trạng chi trả DVMTR tại VQG
Cát Tiên ............................................................................................................38
3.1.2. Khái quát chung về các hộ tham gia nghiên cứu .................................44
3.1.3. Phân tích tác động của chính sách chi trả DVMTR đối với sinh kế hộ
gia đình tại VQG Cát Tiên................................................................................47
3.1.4. Đánh giá chung về tác động của chính sách chi trả DVMTR đối với
sinh kế hộ gia đình tại VQG Cát Tiên ..............................................................74


3.2.

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của chính sách

chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng. .......................................................................79
3.2.1. Giải pháp thể chế và chính sách ..........................................................79
3.2.2. Giải pháp hỗ trợ nguồn vốn xã hội ......................................................80
3.2.3. Giải pháp hỗ trợ nguồn vốn tài chính ..................................................81
3.2.4. Giải pháp hỗ trợ nguồn vốn con người ................................................83
3.2.5. Giải pháp hỗ trợ nguồn vốn tự nhiên ...................................................83
3.2.6. Giải pháp hỗ trợ nguồn vốn vật chất ...................................................84
KẾT LUẬN


.........................................................................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87
PHỤ LỤC

.........................................................................................................95


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BQLR

Ban Quản lý Rừng

2

BVPTR

Bảo vệ Phát triển Rừng

3

BVR

Bảo vệ Rừng


4

CIFOR

Tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế

5

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

6

HGD

Hộ gia đình

7

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn

8

PES

Chi trả Dịch vụ môi trường rừng


9

chi trả
DVMTR

Chi trả Dịch vụ môi trường rừng

10

VNFF

Quỹ Bảo vệ phát triển rừng Việt Nam

11

VNFOREST

Tổng cục Lâm nghiệp

12

VQG

Vườn quốc gia

i


DANH MỤC BẢNG

STT Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 1.1

Định nghĩa về chi trả dịch vụ môi trường – PES

15

2

Bảng 1.2

Đối tượng được trả và phải trả tiền DVMTR

23

3

Bảng 1.3

Chỉ số giám sát đánh giá DVMTR của VNFF liên
quan đến sinh kế hộ gia đình

26


4

Bảng 2.1

Tiêu chí đánh giá tác động của chi trả DVMTR
đến sinh kế hộ gia đình tại VQG Cát Tiên

29

5

Bảng 2.2

Tên các thôn ấp được lựa chọn để tiến hành nghiên
cứu

32

6

Bảng 2.3

Tổng hợp số người tham gia họp nhóm thơn/ấp

34

7

Bảng 2.4


Thơng tin về phỏng vấn sâu hộ gia đình

36

8

Bảng 3.1

Nguồn gốc gia đình, thành phần dân tộc của hộ

44

9

Bảng 3.2

Thơng tin cơ bản về chủ hộ

45

10

Bảng 3.3

Tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số nhận được tiền DVMTR
2019

47


11

Bảng 3.4

Tỷ lệ hộ nghèo nhận được DVMTR trong các thôn ấp

48

12

Bảng 3.5

Tỷ lệ hộ nghèo, trung bình và khá tại các thơn ấp

49

13

Bảng 3.6

Tỷ lệ hộ nghèo, trung bình và khá trong 46 hộ tham
gia DVMTR được phỏng vấn

50

14

Bảng 3.7

Số cộng đồng và số hộ tham gia DVMTR phân theo

từng tỉnh

54

15

Bảng 3.8

Tỷ lệ số hộ nhận tiền DVMTR

55

16

Bảng 3.9

Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn

65

17

Bảng
3.10

Diện tích và cơ cấu sử dụng đất của các thơn nghiên
cứu

68


18

Bảng
3.11

Diện tích cung ứng DVMTR của các thôn và nghiên
cứu (ha)

68

ii


DANH MỤC HÌNH
STT Hình
1

Hình 1.1

2
3
4
5

Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 2.1
Hình 3.1

6


Hình 3.2

7

Hình 3.3

8

Hình 3.4

9
10
11

Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7

12

Hình 3.8

13

Hình 3.9

14

Hình 3.10


15
16

Hình 3.11
Hình 3.12

17

Hình 3.13

18

Hình 3.14

19
20
21

Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17

22

Hình 3.18

23
24


Hình 3.19
Hình 3.20

Nội dung
Trang
Các dấu mốc chính sách quan trọng về chi trả
20
DVMTR
Mục tiêu của chi trả DVMTR Việt Nam
21
Sơ đồ cơ chế vận hành chi trả DVMTR
22
Khung phân tích
29
Vị trí VQG Cát Tiên trên bản đồ Việt Nam
39
Dịng chảy tài chính của tiền DVMTR tại VQG
40
Cát Tiên
Tổng diện tích cung ứng DVMTR tại VQG Cát
41
Tiên
Diện tích tự bảo vệ và diện tích giao khốn cho
42
người dân tại VQG Cát Tiên
Phân bổ diện tích cung ứng tại VQG Cát Tiên
43
Tỷ lệ tự bảo vệ và khốn bảo vệ tại VQG Cát Tiên
44
Tham gia chương trình DVMTR tại thơn/ấp

51
Số cộng đồng và số hộ nhận khốn bảo vệ rừng tại
53
VQG Cát Tiên
Đơn giá chi trả DVMTR
57
Đơn giá chi trả DVMTR và quyết định 24 (chỉ áp
58
dụng cho Đồng Nai)
Lợi nhuận từ trồng trọt trước và sau DVMTR
60
Lợi nhuận từ chăn nuôi trước và sau DVMTR
61
Nhận thức về vấn đề đảm bảo thu nhập cho cuộc
62
sống trong 10 năm qua
Tỷ lệ các hộ tham gia các hoạt động trong việc
63
triển khai chương trình chi trả DVMTR
Tiếp cận thông tin về chi trả DVMTR
64
Các sản phẩm thu được từ rừng
66
Số nhà sở hữu trước và sau chi trả DVMTR
70
So sánh sự thay đổi các loại tài sản của hộ gia đình
71
trước và sau chi trả DVMTR
Tiếp cận nguồn nước trước và sau chi trả DVMTR
72

Tiếp cận nguồn điện trước và sau chi trả DVMTR
73

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhằm bảo vệ diện tích rừng hiện có, nâng cao chất lượng rừng, gia tăng đóng góp
của ngành lâm nghiệp vào nền kinh tế quốc dân, giảm nhẹ gánh nặng lên ngân sách
Nhà nước cho việc đầu tư vào ngành lâm nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội của
người làm nghề rừng, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thơng qua cơ chế tài chính
mới để huy động nguồn lực cho ngành lâm nghiệp đó là chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng (DVMTR) – chi trả DVMTR (Pham và cộng sự, 2013; Phạm Hồng
Lượng, 2018; Nguyễn Bá Ngãi, 2020). Chi trả dịch vụ mơi trường rừng được chính
phủ Việt Nam đánh giá là một trong 10 thành tựu lớn nhất của ngành nông lâm
nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020. Theo báo cáo của Quỹ Bảo vệ và
Phát triển rừng Việt Nam năm 2020, chi trả DVMTR đã đóng góp 28.1% vào năm
2019 và 26.4% vào tháng 11 năm 2020 trong tổng lượng đầu tư cho ngành lâm
nghiệp (Nguyễn Chiến Cường, 2020). Cũng theo báo cáo này, số tiền thu được từ
chi trả DVMTR năm 2019 bằng 164.2% và năm 2020 bằng 143.9% tổng ngân sách
nhà nước đầu tư cho ngành lâm nghiệp.
Mặc dù có nhiều các nghiên cứu đánh giá tác động chi trả DVMTR tại Việt Nam (ví
dụ: Tran và cộng sự, 2016; Trỉdal & Vedeld, 2017; Duong & de Groot, 2018;
Duong & de Groot, 2020) nhưng các nghiên cứu này đều ở quy mô nhỏ khơng
mang tính đại diện và phương pháp áp dụng đánh giá khơng chính xác và khơng đầy
đủ (Phạm Thu Thủy và cộng sự, 2018a; Pham và cộng sự, 2020). Điểm mấu chốt
của việc đánh giá tác động của chi trả DVMTR là phải chứng minh được tính bổ
sung của chính sách này. Cụ thể hơn, chất lượng rừng, diện tích rừng, điều kiện
sống của hộ gia đình có được cải thiện hơn khi so sánh trước và sau khi có chi trả

DVMTR, ở nơi có và khơng có chi trả DVMTR? Phần lớn các nghiên cứu cho tới
nay chỉ đánh giá tác động trước và sau khi có chi trả DVMTR mà không sử dụng
điểm đối chứng để chỉ rõ tính bổ sung của chi trả DVMTR. Điều này gây ra nhiều

1


khó khăn đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc xác định tác động thực
sự của chi trả DVMTR.
Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp
Quốc tế (CIFOR) và Tổng cục lâm nghiệp (VNFOREST) với mục đích cung cấp
các bằng chứng khoa học chính xác về tác động của chi trả DVMTR tại Việt Nam
cho Quỹ Bảo vệ Phát triển Rừng Việt Nam (VNFF) và Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn (Bộ NN&PTNT) để làm đầu vào cho việc hồn thiện chính sách
chi trả DVMTR và Chiến lược Lâm Nghiệp giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050
trong thời gian tới với định hướng chính sách chi trả DVMTR là phát triển đột phá
của ngành.
Trong bối cảnh của nghiên cứu này, học viên tập trung vào việc đánh giá tác động
của chi trả DVMTR dựa trên mục tiêu đề ra của chính sách và bám sát theo khung
pháp lí về giám sát đánh giá của chi trả DVMTR do Bộ NN&PTNT quy định. Theo
Nghị định 99, chi trả DVMTR có 3 mục tiêu chính: i) nâng cao chất lượng và số
lượng của dịch vụ môi trường rừng; (ii) cải thiện sinh kế của người dân; và (iii) huy
động nguồn ngân sách bền vững cho ngành lâm nghiệp. Trong khuôn khổ của đề tài
thạc sĩ này, báo cáo chỉ tập trung vào việc đánh giá tác động của chi trả DVMTR
trong việc cải thiện sinh kế của hộ gia đình bởi các lí do sau. Thứ nhất, đánh giá tác
động chi trả DVMTR đối với đầu ra về môi trường (chất lượng và số lượng rừng)
đòi hỏi phải thu thập một bộ số liệu trong một thời gian đủ dài. Những thay đổi về
hệ sinh thái rừng, diện tích và chất lượng rừng cần thời gian tối thiểu là 5- 10 năm
để chứng minh sự thay đổi rõ rệt, điều này vượt quá thời gian của đề tài nghiên cứu.
Thứ hai, việc đánh giá tác động của chi trả DVMTR lên huy động tài chính bền

vững cho ngành lâm nghiệp cũng như giảm áp lực vào ngân sách nhà nước cũng địi
hỏi q trình thu thập số liệu được tiến hành với các bộ ngành có liên quan trong
khoảng thời gian cả trước và sau khi có chi trả DVMTR và do vậy vượt quá khuôn
khổ của nghiên cứu này. Việc chọn nghiên cứu đánh giá tác động của chi trả
DVMTR lên sinh kế của hộ gia đình khơng chỉ phù hợp với nội dung và khung thời

2


gian của đề tài thạc sĩ mà còn kịp thời cung cấp các đầu vào hữu ích cho báo cáo
hàng năm của Quỹ bảo vệ phát triển rừng Việt Nam và cấp địa phương về tác động
của chi trả DVMTR. Ngoài ra, tác động của chi trả DVMTR đối với sinh kế của hộ
gia đình cũng là tác động xã hội quan trọng mà ngành lâm nghiệp đem lại cho sự
phát triển kinh tế chung của cả nước và do vậy được cả xã hội quan tâm và theo dõi.
Chi trả DVMTR được thực hiện tại 45 tỉnh thành trên cả nước nhưng nguồn thu lớn
từ chi trả DVMTR (trên 50 tỉ một năm) tập trung chủ yếu vào các tỉnh miền núi
phía Bắc và các tỉnh có diện tích rừng lớn nằm trong các Vườn Quốc Gia (VQG)
(Phạm Thu Thủy và cộng sự, 2018a). Tuy nhiên có rất ít các nghiên cứu đánh giá
hiệu quả của chi trả DVMTR đối với các cộng đồng dân cư sống tại vùng đệm và
vùng lõi của các VQG. Ngoài một số nghiên cứu nhỏ tại VQG Bạch Mã (ví dụ như
nghiên cứu của Haas và cộng sự, 2018), chưa có một nghiên cứu bài bản áp dụng
các phương pháp nghiên cứu chính xác để đánh giá tác động chi trả DVMTR ở bất
kì một VQG nào tại Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu này tiến hành tại VQG Cát Tiên
bởi những lí do sau: Thứ nhất, VQG Cát Tiên là một trong những chủ rừng lớn nhất
thuộc Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (VNFOREST), có diện tích 82.644,69ha
nằm trên địa bàn của 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. VQG Cát Tiên
có một hệ sinh thái điển hình cho khu vực Đông Nam Bộ với hệ động thực vật
phong phú và đa dạng; được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
thứ 411 vào năm 2001 và đang được Bộ NN&PTNT coi là một trong những ưu tiên
hàng đầu về bảo tồn của Việt Nam. Thứ hai, từ năm 2010 đến nay, VQG Cát Tiên

đã nhận được 100 tỷ đồng từ chi trả DVMTR, là một trong những VQG có nguồn
thu lớn nhất cả nước từ chi trả DVMTR. Thứ ba, việc thực hiện chi trả DVMTR tại
Cát Tiên đã đem tới nguồn lợi tài chính cho 1,263 hộ gia đình, 44 cộng đồng. Việc
đánh giá tác động của chi trả DVMTR tại VQG Cát Tiên sẽ có ý nghĩa trong việc
ghi nhận và phân tích các tác động của chi trả DVMTR đối với đời sống của người
dân nói riêng và cơng tác bảo tồn nói chung.
2. Câu hỏi nghiên cứu

3


Nghiên cứu được tiến hành để trả lời câu hỏi: Chi trả DVMTR đã có tác động như
thế nào đối với sinh kế của hộ gia đình tại VQG Cát Tiên?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tác động chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn quốc gia Cát
Tiên đối với sinh kế của hộ gia đình và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và
tác động của chính sách trong việc cải thiện sinh kế.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về chính sách chi trả DVMTR tại VQG
Cát Tiên luận văn tập trung vào việc:
-

Thực hiện tổng quan tài liệu nghiên cứu về vấn đề tác động của chính sách
chi trả DVMTR

-

Xây dựng khung phân tích và phương pháp nghiên cứu đánh giá tác động
của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế hộ gia đình tại

VQG Cát Tiên,

-

Phân tích tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh
kế hộ gia đình tại VQG Cát Tiên

-

Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao sinh kế hộ gia đình trong VQG Cát
Tiên.

4. Đối tƣợng nghiên cứu
Chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng đối với sinh kế hộ gia đình tại Vườn
quốc gia Cát Tiên.
5. Phạm vi nghiên cứu

4


Phạm vi không gian: nghiên cứu trên địa bàn của vườn quốc gia Cát Tiên (3 tỉnh
Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước).
Phạm vi thời gian: nghiên cứu trước (2010) và sau khi thực hiện chi trả DVMTR
(2019) ở trên địa bàn vườn quốc gia Cát Tiên.
Phạm vi nội dung: Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ mơi trường
rừng đối với sinh kế hộ gia đình dựa theo các tiêu chí giám sát đánh giá về chi trả
DVMTR của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn kết hợp với khung phân
tích đánh giá tính bổ sung của chi trả DVMTR và khung sinh kế bền vững gồm 5
nguồn vốn: xã hội, tài chính, con người, tài nguyên và điều kiện vật chất.
6. Kết cấu của luận văn

Luận văn được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về chi trả dịch vụ môi trường
rừng đối với sinh kế hộ gia đình
Chương 2: Khung phân tích và Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối
với sinh kế hộ gia đình tại Vườn quốc gia Cát Tiên và Đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả thực thi của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

5


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG VÀ SINH KẾ CỦA HỘ
GIA ĐÌNH.

1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Chi trả Dịch vụ môi trường trên thế giới
Từ giữa những năm 1990, chi trả Dịch vụ Môi trường (PES) được áp dụng rộng rãi
trên tồn cầu và được coi là một cơng cụ chính sách hữu hiệu trong việc tạo ra các
khuyến khích tài chính cho các chủ quản lí rừng sử dụng tài nguyên rừng hiệu quả
(Jack và cộng sự, 2008; Börner và cộng sự, 2010; Staton và cộng sự, 2010;
Andersson và cộng sự, 2011; Laurans và cộng sự, 2012). PES khác biệt với các
cơng cụ tài chính khuyến khích bảo tồn khác (ví dụ chương trình tích hợp bảo tồn
và phát triển; cấp chứng chỉ) là bởi tính điều kiện và bổ sung: cụ thể người sử dụng
dịch vụ môi trường rừng chỉ thanh tốn chi trả dịch vụ mơi trường rừng nếu họ xác
minh được rằng những bên cung cấp dịch vụ đã thực sự cung ứng được dịch vụ môi
trường rừng như đã thỏa thuận trong hợp đồng PES (Ezzine-de-Blas và cộng sự,
2016).
Trong hai thập kỷ vừa qua, thế giới đã có hàng trăm sáng kiến chi trả dịch vụ môi

trường/chi trả dịch vụ hệ sinh thái được thực hiện ở nhiều quy mô khác nhau: cộng
đồng, địa phương, khu vực và các quốc gia (Börner và cộng sự, 2017). Theo nghiên
cứu hơn 60 chương trình/cơ chế chi trả DVMTR của châu Mỹ Latin, châu Đại
dương, Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Phi của Phạm Thu Thủy và cộng sự
(2018a) thì trên thế giới có 5 loại dịch vụ chính được chi trả tiền dịch vụ hệ sinh thái
đó là: bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập
mặn, hấp thụ các-bon và vẻ đẹp cảnh quan. Trong đó chi trả cho dịch vụ bảo vệ
nguồn ngước cao nhất chiếm 51% vì chi trả dịch vụ hệ sinh thái liên quan đến bảo
vệ nguồn nước (bao gồm điều tiết duy trì nguồn nước, cung cấp nước, cải thiện chất

6


lượng nước, điều hịa dịng chảy và chống xói mịn) là nhu cầu cần thiết của các
công ty thủy điện, cơ sở sản xuất nước sạch, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và
người dân.
Trong khi Châu Âu và Châu Mĩ Latin có nhiều kinh nghiệm về thực hiện PES từ rất
sớm, các nước châu Á đang bắt đầu đưa PES vào trong thể chế chính sách của mình
vào những năm đầu của thế kỉ 20 trong khi châu Phi vẫn cịn nhìn nhận PES là khái
niệm rất mới mẻ (Phạm Thu Thủy và cộng sự, 2018a). Có thể nói, Việt Nam và
Indonesia là hai nước đi đầu trong lĩnh vực PES tại Châu Á (Heyde và cộng sự,
2012). Trong các Châu lục, Châu Mỹ Latin là nơi mà cơ chế chi trả dịch vụ môi
trường phát triển sớm và mạnh mẽ nhất, đặc biệt sau khi cơn bão Mitch năm 1998
đi qua đã cho thấy sự phụ thuộc của người dân, đặc biệt là người nghèo, vào các
dịch vụ môi trường do các hệ sinh thái rừng tự nhiên cung cấp (Pagiola và cộng sự,
2005). PES tại Costa Rica là trong một chương trình chi trả quốc gia sớm nhất trên
thế giới và Châu Mĩ Latin. Chương trình PES tại Costa Rica được hình thành vào
năm 1997 để tăng cường cung cấp dịch vụ môi trường trong lĩnh vực lâm nghiệp
(Pagiola, 2008). Năm 2003, Mexico đã thực hiện chương trình Chi trả cho các dịch
vụ


môi

trường

thủy

văn

(Pago

por

Servicios

Ambientales

Hidrolo

Thergicos/PSAH), chi trả cho việc bảo tồn rừng trong các lưu vực thủy văn quan
trọng bằng nguồn thu là phí sử dụng nước (Bulas, 2004). Ở Colombia, các nhóm
người sử dụng nước ở Thung lũng Cauca trả tiền cho các hoạt động bảo tồn ở đầu
nguồn của họ (Echevarria, 2002b). Còn tại Ecuador, thành phố Quito đã thành lập
Quỹ nước (FONAG) với sự đóng góp của công ty cấp nước và công ty điện lực để
trả tiền bảo tồn tại các khu vực được bảo vệ để lấy nước (Echevarria, 2002a).
Châu Âu cũng áp dụng nhiều mơ hình tiền thân của PES đặc biệt sau cải cách nông
nghiệp của châu Âu vào năm 2001, nhiều chương trình trong Chính sách nơng
nghiệp đã trả tiền cho nơng dân thực hiện các biện pháp bảo tồn tại các trang trại,
như giảm mức độ sử dụng chất gây ô nhiễm để bảo tồn môi trường sống tự nhiên
(Baylis và cộng sự, 2008).


7


Với tốc độ phát triển nhanh chóng của PES trên toàn cầu, số lượng hững nghiên cứu
về PES cũng ngày càng gia tăng. Theo thống kê khi tìm kiếm cụm từ liên quan đến
PES trên Google Scholar thì chỉ mất có 0.1 giây đã ra hàng triệu nghiên cứu liên
quan đến vấn đề này. Từ năm 2010-2015, trung bình mỗi năm có 1715 bài viết mỗi
năm xuất bản về chủ đề PES (Börner và cộng sự, 2017). Tuy số lượng chương trình,
chính sách, dự án và số lượng cơng trình nghiên cứu khoa học về PES ngày càng
tăng, có rất ít các nghiên cứu khoa học sử dụng các phương pháp tin cậy, tồn diện
và chính xác để đánh giá tính hiệu quả của PES (Phạm và cộng sự, 2014, Loft và
cộng sự, 2019). Các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh tại
nhiều diễn đàn biến đổi khí hậu quốc tế về sự cần thiết của việc tiến hành các
nghiên cứu khoa học chính xác và toàn diện để giải quyết khoảng trống kiến thức
này. Luận văn thạc sĩ này được tiến hành như một nỗ lực đóng góp vào việc giải
quyết thực trạng này.
1.1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu về mối tương quan giữa chi trả Dịch vụ môi
trường và sinh kế trên thế giới
Đánh giá tác động của PES đối với cải thiện sinh kế luôn là mối quan tâm trọng
điểm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài trợ và các chương trình dự án.
Tuy nhiên, việc đánh giá tác động kinh tế xã hội của PES rất phức tạp và địi hỏi
phải đánh giá theo khơng gian và thời gian; đa chiều và có sự tham gia đa bên
(Hegde và Bull, 2011).
Đã có nhiều nghiên cứu nhằm xác định mối liên kết giữa PES và cải thiện sinh kế
cho hộ gia đình trên tồn cầu (ví dụ, Pagiola và cộng sự, 2005; Wunder, 2008;
Tallis và cộng sự, 2008). Các nghiên cứu trên toàn cầu này chỉ ra tác động phức tạp
của PES đối với sinh kế của người dân. Cụ thể hơn, PES có thể giúp cải thiện sinh
kế tại một số nơi và một số lĩnh vực nhưng lại có thể tạo ra các tác động tiêu cực ở
một số địa phương và lĩnh vực khác. Ví dụ, một số tác động tích cực của PES trên

tồn cầu bao gồm đảm bảo quyền sử dụng đất (Lawlor và cộng sự, 2013), tăng lợi
nhuận, nâng cao và đa dạng hóa thu nhập (Pagiola và cộng sự, 2005; Wunder,

8


2008); tạo ra lợi ích sức khỏe thơng qua việc cải thiện và ổn định nguồn nước uống
(Wunder, 2008). Theo nghiên cứu của Clements & Milner-Gulland (2015) những
người tham gia chương trình PES ở Campuchia thu được nhiều lợi ích sinh kế như
tăng thu nhập, tăng năng suất nông nghiệp đồng thời đảm bảo lương thực. PES cũng
có thể cung cấp lợi ích giải trí, văn hóa, gắn kết xã hội và tăng trưởng kinh tế
(Tacconi và cộng sự, 2013; Blundo-Canto và cộng sự, 2018). Lợi ích trực tiếp của
PES là bổ sung cho nguồn thu nhập người dân trong khi lợi ích gián tiếp của PES là
cung cấp cho người nghèo cơng cụ, nguồn lực, từ đó tạo ra tiềm năng lớn hơn và
các tác động lâu bền cho người nghèo (Kiss, 2004).
Tuy nhiên, Blundo-Canto và cộng sự (2018) cũng đã ghi nhận sự giảm sút trong
thu nhập của hộ gia đình khi PES được thực hiện tại địa phương tại Trung Quốc,
Kenya, Indonesia. Ngoài ra, Pham và cộng sự (2013a) cũng chỉ rõ, việc tiến hành
PES với khái niệm tiền tệ hóa các dịch vụ mơi trường đã làm suy giảm các gắn kết
xã hội truyền thống liên quan đến bảo vệ rừng (ví dụ trước đây nhiều cộng đồng địa
phương coi việc bảo vệ rừng là văn hóa và trách nhiệm chung và sự đóng góp và
tồn thể người dân trong thôn đi bảo vệ rừng, nhưng khi có PES chỉ có người nào
được nhận tiền PES mới tham gia vào bảo vệ rừng). Ngoài ra, việc thay thế thu
nhập chính từ các loại hình sử dụng đất khác (ví dụ: ni trồng thủy sản, trồng cây
cơng nghiệp) vốn có lợi nhuận cao với tham gia PES với mức chi trả phần lớn là
thấp đã dẫn đến việc giảm sút thu nhập của nhiều hộ dân trên toàn cầu (Pham và
cộng sự, 2013a).Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tác động của PES đối với
sinh kế của hộ gia đình là tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm
thể chế, chính sách, bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, chi phí cơ hội, chi phí giao
dịch nguồn lực tài chính, tự nhiên, tài sản vật chất, nguồn lực xã hội và con người,

quyền sở hữu đất và mạng lưới xã hội (Wunder, 2005, Pham và cộng sự, 2013). Tất
cả các điều này đòi hỏi một khung đánh giá tác động của chi trả DVMTR một cách
đầy đủ và toàn diện giúp các nhà hoạch định chính sách khơng chỉ trả lời tác động
của chi trả DVMTR là gì mà quan trọng hơn, cần phải cải thiện yếu tố nào để nâng
cao hiệu quả của chi trả DVMTR.

9


1.1.2. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam về các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế hộ
gia đình và tác động của chi trả DVMTR đối với sinh kế hộ gia đình
Có nhiều báo cáo đã phân tích tác động của chi trả DVMTR đối với việc cải thiện
sinh kế của hộ gia đình tại Việt Nam nhưng phần lớn là các báo cáo kĩ thuật tiến
hành trong một thời gian ngắn, với số lượng mẫu nhỏ, không đại diện và không áp
dụng phương pháp khoa học để đánh giá tính bổ sung của chi trả DVMTR. Ví dụ,
Nguyễn Việt Dũng và cộng sự (2015) trong nghiên cứu tại 3 tỉnh Lào Cai, Quảng
Nam và Kon Tum đã chỉ ra rằng với mức chi trả trung bình 250,000 VNĐ/ha, chính
sách chi trả DVMTR đã bổ sung thêm thu nhập trung bình từ 1.8 – 2 triệu
VNĐ/hộ/năm cho gần 349,000 hộ gia đình cùng hơn 5,700 nhóm hộ, cộng đồng
tham gia quản lý, bảo vệ gần 5 triệu ha rừng trên tồn quốc. Chính sách cũng tạo
nguồn thu mới, hỗ trợ thêm chi phí hoạt động và vận hành cho các chủ rừng nhà
nước, nhất là các công ty lâm nghiệp trong bối cảnh cấm khai thác rừng tự nhiên.
Tại Sơn La, nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Thương (2011) tại Chiềng Cọ Sơn La
cũng cho thấy số tiền chi trả DVMTR người dân nhận được cao hơn một số chương
trình trước như chương trình 327 nhưng sự chênh lệch đó q ít, với số tiền đó thì
khơng thể cải thiện được cuộc sống của họ mà chỉ cải thiện được một bữa ăn cho
gia đình hoặc mua gia vị để nấu ăn hoặc chỉ đủ để mua một số món quà nhỏ để
động viên tinh thần chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tính tốn tới
nguồn thu bổ sung từ chi trả DVMTR chứ không xem xét tới các chi phí giao dịch
phải bỏ ra hoặc mất đi khi hộ dân tham gia thực hiện chi trả DVMTR. Ngồi ra, các

nghiên cứu này chỉ nhìn nhận vai trị tích cực của chi trả DVMTR đối với các tổ
chức nhà nước mà chưa xem xét các tác động tiêu cực đối với hộ gia đình từ thực
trạng này. Ví dụ, việc chi trả DVMTR tạo ra nguồn thu mới đã giúp nhiều lâm
trường quốc doanh, ban quản lí rừng phịng hộ và cơng ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên vốn hoạt động không hiệu quả theo chính sách phải giải thể để giao lại
đất cho cộng đồng và hộ dân quản lí đã khiến các cơ quan này chậm trễ trong việc
chuyển giao đất cho người dân theo quy định.

10


Tương tự như vậy, theo Đỗ Đăng Tèo và Anchana NaRanong (2019), các yếu tố
ảnh hưởng đến tác động của chi trả DVMTR đối với sinh kế của hộ gia đình tại
Quảng Nam và Thừa Thiên Huế bao gồm tuổi, giới tính và mức thu nhập. Tại hai
tỉnh này, các hộ nghèo tham gia vào chi trả DVMTR sẽ có có thu nhập cao hơn so
với những hộ nghèo khơng tham gia vào chi trả DVMTR nhưng sự khác biệt về
tổng thu nhập giữa các hộ nghèo có và khơng có chi trả DVMTR là khơng đáng kể
về mặt thống kê. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào quy mơ hộ mà chưa
tính đến các yếu tố thể chế khác có thể dẫn đến tác động đáng kể lên sinh kế của hộ
gia đình (ví dụ hệ thống và hiệu quả của hệ thống quản trị hiện hành, số lượng các
dự án hỗ trợ đời sống và sinh kế của người dân, mạng lưới xã hội trong việc thông
tin, bảo vệ và phát triển rừng). Tác động của chi trả DVMTR đối với sinh tế hộ dân
rất đa dạng và tùy vào điều kiện bối cảnh của từng địa phương sẽ có các tác động
khác nhau.
Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tác
động của chi trả DVMTR đối với sinh kế hộ gia đình. Ví dụ, tại đồng bằng sơng
Cửu Long, Hà Nội, tác động của các chính sách môi trường (bao gồm chi trả
DVMTR) đối với hộ gia đình phụ thuộc vào tài sản vật chất, nguồn tài chính, chất
lượng lao động, sự đa dạng trong nguồn thu nhập, giá thành và thị trường nông sản,
thiên tai, trình độ học vấn, cơ sở hạ tầng, mạng lưới đường giao thông (Võ Văn

Tuấn và Lê Cảnh Dũng 2015; Tại Kiên Giang, các yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh kế của người dân bao gồm: diện tích đất canh tác và tỷ lệ lao động
(Nguyễn Văn Dũng 2017).
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hương (2011) tại Sơn La,
trước khi có chi trả DVMTR mức thu nhập của người làm rừng là rất thấp, do đó họ
bị hạn chế trong quan hệ với các cộng đồng khác, khơng có cơ hội tiếp cận với đời
sống văn minh và sẵn sàng thực hiện nhiều hoạt động phi pháp để có thêm thu nhập
(phá rừng trồng cà phê, cao su...). Nhưng kể từ khi có chi trả DVMTR, người dân
làm nghề rừng (đặc biệt là người nghèo) cơ hội cải thiện đời sống vật chất, tiếp cận

11


với những kiến thức mới và có cơ hội tiếp xúc cũng như học hỏi kỹ năng tiên tiến
trong mỗi buổi đào tạo, tuyên truyền phổ biến về chi trả DVMTR. Và do đó, người
người đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong tiến
trình đàm phán hợp đồng, thực hiện chính sách để đảm bảo quyền lợi của mình
cũng như sẽ giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội (Hoàng Thị Thu Thương, 2011). Tuy
nhiên Pham và cộng sự (2013) và Pham và cộng sự (2014) với nghiên cứu trên địa
bàn 55 xã tại Sơn La đã chỉ rõ những thách thức đối với chi trả DVMTR trong việc
nâng cao đời sống của người dân khi mức chi trả chi trả DVMTR quá nhỏ và phần
lớn người dân tham gia đều khơng có quyền sử dụng đất rõ ràng. Một nghiên cứu
đánh giá tác động của DVMTR tại Sơn La của Phạm Thu Thủy và cộng sự (2018b)
sử dụng bộ chỉ số giám sát và đánh giá của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam
cho thấy: tại cấp xã, thu nhập bình quân từ chi trả DVMTR dao động từ
402,156/hộ/năm đến 2,276,661/hộ/năm và đóng góp từ 1-15 % tổng thu nhập hộ gia
đình. Ở cấp thơn bản thì người dân có thu nhập từ lâm nghiệp ở cả các bản có tham
gia chi trả DVMTR và không tham gia chi trả DVMTR. Tuy nhiên, số hộ gia đình
có thu nhập từ lâm nghiệp ở các bản tham gia cao gấp đôi so với tổng số hộ ở bản
không tham gia chi trả DVMTR. Thu nhập lâm nghiệp ở các bản có và khơng có

DVMTR được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau như: củi, gỗ, lâm sản ngoài gỗ (chủ
yếu là tre trúc), cây thuốc và khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên, gỗ và củi chiếm phần
lớn thu nhập lâm nghiệp và chi trả DVMTR chỉ đóng một vai trị nhỏ. Khảo sát cho
thấy thu nhập từ việc bán gỗ và củi cao gấp 4 lần so với thu nhập của DVMTR và
việc bán măng cao gấp 7,34 lần so với chi trả của DVMTR. Ngoài ra, các kết quả
khảo sát tại 240 hộ gia đình ở cả các bản có DVMTR và khơng có DVMTR cho
thấy thu nhập bình qn từ lâm nghiệp (bao gồm cả DVMTR) đóng góp rất ít vào
thu nhập hộ gia đình và ít hơn so với các nguồn thu nhập khác, đặc biệt là nông
nghiệp. Ở các bản có DVMTR, thu nhập từ lâm nghiệp (bao gồm cả DVMTR) chỉ
bằng 2.25% từ thu nhập từ nông nghiệp trong khi ở các bản khơng có DVMTR, con
số này chỉ là 0.84%.

12


DVMTR được kì vọng sẽ giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo. Trên thực tế, kết quả
nghiên cứu của Phạm Thu Thủy và cộng sự (2018) cho thấy tại Sơn La ở các bản có
DVMTR khảo sát, 100% số hộ nghèo được nhận tiền DVMTR. Tuy nhiên, do đóng
góp của DVMTR vào tổng thu nhập còn thấp và phần lớn các hộ nghèo đều chỉ có
một diện tích rừng nhỏ (<0,2 hecta), Chi trả DVMTR không giúp được nhiều trong
việc giúp các hộ nghèo thoát nghèo (Phạm Thu Thủy và cộng sự, 2018b). Cũng theo
các hộ phỏng vấn, không phải ai cũng muốn tham gia chương trình chi trả DVMTR
vì khi tham gia, các hộ này sẽ không được khai thác lâm sản ngoài gỗ và do vậy sẽ
ảnh hưởng đến thu nhập của họ. (Phạm Thu Thủy và cộng sự, 2018b).
Tuy nhiên cần lưu ý trong việc đánh giá tác động của chi trả DVMTR tại Việt Nam
bởi các tại địa phương ln có nhiều chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế. Một
mặt, kết hợp các hình thức chi trả khác nhau sẽ thúc đẩy nâng cao động lực của
người dân vì nó đóng góp sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập của người dân
(Yang và cộng sự, 2015). Một mặt khác, việc có nhiều dự án và chương trình hỗ trợ
phát triển kinh tế sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc đánh giá đâu là tác động và

tính bổ sung thực sự của chi trả DVMTR.
Kết quả rà sốt tài liệu cho thấy có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tác động
của chi trả DVMTR đối với sinh kế hộ gia đình. Chính vì vậy, luận văn này sẽ xem
xét các yếu tố này trong phần 3 để đánh giá tác động và yếu tố ảnh hưởng đến tác
động của chi trả DVMTR tại Cát Tiên.
1.1.3. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu và các khoảng trống kiến thức
Những cơng trình nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam kể trên là nguồn
tài liệu tham khảo quý báu giúp cho học viên có thể kế thừa và phát triển thêm vấn
đề nghiên cứu về tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với
sinh kế hộ gia đình. Như đã trình bày ở phần trên, các nghiên cứu đã sử dụng những
cách tiếp cận khác nhau để đánh giá chính sách chi trả DVMTR cũng như đánh giá
sự tác động của chính sách này đến sinh kế hộ gia đình như cách tiếp cận kinh tế

13


×