Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.64 KB, 8 trang )
Kính áp tròng và dị ứng ở mắt
Vài năm nay, kính áp tròng (contact lens) được nhiều người dùng thay cho
những kính đeo mắt cồng kềnh. Tuy nhiên, mọi thứ đều có hai mặt. Bên cạnh lợi
ích, kính áp tròng cũng có những điều bất lợi, nổi bật là dị ứng ở mắt.
Vai trò của màng nước mắt
Màng nước mắt là một cấu trúc động, có nhiều chức năng để duy trì sự
khỏe mạnh của bề mặt nhãn cầu, bảo vệ nhãn cầu tránh khỏi những ảnh hưởng độc
hại, sửa chữa tổn thương và tạo bề mặt khúc xạ trước nhãn cầu được trong suốt, ổn
định, nhờ đó mắt nhìn được rõ ràng.
Về cấu trúc, màng nước mắt là một màng không bền giữa những lần chớp
mắt, gồm ba phần chính: Lớp nhầy trái thành màng bám vào bề mặt nhãn cầu,
giúp ổn định màng nước mắt, tương tác với lớp dầu ngoài cùng để làm sạch bề mặt
nhãn cầu khỏi các mảnh vụn của tế bào tróc ra hoặc của vi khuẩn. Lớp dầu được
sản xuất bởi các tuyến nằm trong mí mắt giúp làm chậm việc mất nước mắt và với
các chất nhầy, chúng bôi trơn vùng giữa mi mắt và bề mặt nhãn cầu.
Bên cạnh lợi ích, kính áp tròng cũng có những điều bất lợi, nổi bật là dị
ứng ở mắt
Thành phần dịch của nước mắt được sản xuất chủ yếu bởi tuyến lệ chứa tất
cả các chất hoà tan trong nước của nước mắt, bao gồm các chất điện giải và hàng
trăm loại protein, peptide (vì thế nước mắt mới có vị mằn mặn). Trong nước mắt
cũng có một số chất hiếm gặp hoặc chỉ xuất hiện khi có bất thường ở mắt, chẳng
hạn khi mắt bị dị ứng thì trong nước mắt có thể có kháng thể globulin miễn dịch
IgE…
Ảnh hưởng của kính áp tròng trên màng nước mắt và trên bề mặt
nhãn cầu
Kính áp tròng khi được đặt vào môi trường nước mắt trước nhãn cầu sẽ gây
một số ảnh hưởng trên bề mặt nhãn cầu và màng nước mắt. Các ảnh hưởng có thể
kể ra là: giảm oxy nuôi dưỡng mắt, tăng nhiệt độ giác mạc, vi chấn thương giác
mạc, giảm tốc độ chuyển hoá của giác mạc, giảm tốc độ phân bào của biểu mô,