Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.76 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIÊN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 HỌC</b>


<b>TỐT BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG .</b>



<b>A. ĐẶT VẤN ĐỀ: </b>


I. Lí do chọn đề tài:


- Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “ Giữ gìn dân chủ,
xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công.
Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khoẻ tức làm
cho cả nước khoẻ mạnh …” và vì thế: “ Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn
phận của người dân yêu nước”.


- Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để xây
dựng một xã hội văn minh. Mục đích của GDTC phát triển tồn diện thế hệ trẻ Việt
Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu
giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước.


- Giáo dục thể chất nói chung và mơn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể
chất giữ vai trị quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp
tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những
kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi
dưỡng đạo đức tác phong con người mới.


- Ở học sinh phổ thơng nói chung và tuổi học sinh TH nói riêng, tính vui tươi, hồn
nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý
của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong mơn thể dục không nên theo khuynh
hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm
chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động
tồn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham
thích, tập luyện tốt hơn.



- Mục đích GDTC trong nhà trường tiểu học là nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe,
cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, môi trường,… hình thành thói
quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản thể dục thể thao, trò chơi vận
động,… tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được khơng khí vui
tươi, lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm,…


- Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thơng cịn góp phần bồi dưỡng nhân tài thể
dục thể thao cho đất nước,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

sinh yêu thích và học tốt bài thể dục phát triển chung với vai trò là người giáo viên
dạy thể dục tơi ln băn khoăn, suy nghĩ nhằm tìm ra các biện pháp hợp lí nhất.
II. Một số lỗi sai thường mắc khi tập bài thể dục phát triển chung lớp 4, 5.


- Không thực hiện đúng phương hướng, biên độ động tác, các động tác giơ tay cao,
các em không giơ tay hết biên độ hoặc giơ tay cuối đầu.


- Khơng thực hiện động tác hít vào và thở ra hoặc nhịp hô quá nhanh, các em không
thực hiện kịp.


<b>-</b>Khơng biết chuyển trọng tâmở động tác tồn thân.


- Không thẳng chân khi gập bụnghoặc đá chân.


- Không giữ được trọng tâm cơ thể thăng bằng ở động tác thăng bằng.
- Hai bàn chân di động, hông vặn ở động tác vặn mình.


III. Học sinh học chưa tốt bài thể dục phát triển chung có ảnh hưởng gì?


- Học sinh tập không tốt bài thể dục phát triển chung sẽ ảnh hưởng đến tiết dạy của


GV, làm mất nhiều thời gian để hướng dẫn lại cho học sinh, dẫn tới dạy quá nhiều
thời gian quy định.


- Học sinh tập không tốt bài thể dục phát triển chung các em khơng cịn hứng thúvới


việc học thể dụcdẫn tới thiếu tập trung trong tiết học.


- Do học sinh không hứng thú họcnên tiết học thiếu sinh động,mất trật tự.


<b>B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. </b>


I. Mục đích, yêu cầu giới hạn đề tài:


- Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học.


- Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập.


- Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn.
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:


- Học sinh tiểu học.


- Rèn luyện thân thể trong nhà trường và luyện tập ở nhà.
III. Phương pháp nghiên cứu:


- Kích thích các em ham thích học mơn thể dục.


- Sử dụng tranh ảnh, các dụng cụ học tập : Tranh các loại về bài TDPTC, bóng (các
loại bóng), Cầu đá (các loại cầu), dây nhảy,… mang tính hấp dẫn,…



- Phương pháp sử dụng “ Trò chơi ”.


- Phương pháp thi đua khen thưởng các thành tích trong thể dục thể thao,…


<i> </i>IV. Nội dung nghiên cứu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Đã gọi là làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật. Vì
những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các em. Đối với giáo viên
khơng chun, giáo viên khơng có khả năng làm mẫu thì nên cho học sinh quan sát
kỹ tranh ảnh, xem phim hoặc có thể bồi dưỡng cán sự, chọn những em có năng khiếu
tốt về mặt này để làm mẫu thay cho giáo viên khi giảng dạy động tác mới.


- Khi giảng giải phân tích kỷ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, xúc tích dễ
hiểu. Ngồi trời có thể sử dụng tranh ảnh, biểu đồ để minh hoạ làm tăng sự chú ý
trong các em.


<b>C. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. </b>


I. Biện pháp thứ nhất: “ Giúp học sinh thực hiện đúng phương hướng, biên độ


động tác”:


- Trong giải thích kĩ thuật TDTT việc vận dụng phương pháp giải thích là giúp học


sinhcó mục đích, hiểu nắm được kĩ thuật từng phần động tác, tạo điều kiện cho HS


tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kĩ thuật, qua đó nhằm hình thành biểu tượng


chung về động tác cho HS. Thường khi mô tả phải diễn ra đồng thời với q trình



làm động tác mẫu.


- Lời giải thích của GV cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. việc giải thích cần được
chú ý giúp học sinh nắm vững nét cơ bản kĩ thuật, nắm được phương hướng và biên
độ động tác và nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác đã học, qua đó nhằm củng cố kĩ
năng, kĩ xảo vận động, tránh được những sai xót mắc phải trong tập luyện, đánh giá
được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Vì vậy lời giải thích của giáo viên có ý
nghĩa đáng kể trong q trình tập luyện, học tập.


II. Biện pháp thứ hai: “ Giúp học sinh thực hiện được động tác hít vào, thở ra và
thực hiện khẩu lệnh hơ”.


- Khẩu lệnh của GV phát ra xác định nội dung chính xác, bắt buộc học sinh hành
động theo.


- Ví dụ: Khi hơ động tác “ Vươn thở” GV dùng khẩu lệnh điều hành : “ Động tác
vươn thở…chuẩn bị” sau đó hơ nhịp cho HS tập.


- Khẩu lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra cần có sức truyền cảm, rõ, nhanh, chính
xác. Lệnh phát ra kéo dài hợp lí, đủ để cho học sinh chuẩn bị thực hiện khi lệnh ra.
Trong giảng dạy TD, khẩu lệnh áp dụng rộng rãi, song đối với học sinh tiểu học
không nên sử dụng quá nhiều, gây căng thẳng trong tiết học.


III. Biện pháp thứ ba: “ Làm mẫu ”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Làm mẫu phải kết hợp với giải thích, nhắc HS quan sát những khâu chủ yếu. Khi
giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm chủ yếu, then chốt của
động tác và có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh thực hiện bài tập. Khi
hướng dẫn HS bài TDPTC, nên sử dụng hình thức “ soi gương ” nghĩa là đứng đối
diện với HS, mặt và hướng động tác của GV là mặt và hướng động tác của HS, giúp


cho học sinh biết chuyển trọng tâm ở động tác toàn thân; duỗi thẳng chân khi gập
bụng hoặc đá chân; giữ được trọng tâm cơ thể thăng bằng ở động tác thăng bằng; hai
bàn chân không di động ở động tác thăng bằng.


Ví dụ: Muốn hướng dẫn HS làm động tác “ Quay thân 90 độ sang trái, hai chân giữ


nguyên, hai tay dang ngang bàn tay ngửa ” thì GV làm động tác ngược lại như: “
Quay thân 90 độ sang phải, hai chân giữ nguyên, hai tay dang ngang bàn tay ngửa ”.
Cần chú ý tính tự nhiên của động tác và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác.


<b>D. KẾT QUẢ, ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: </b>


I. Kết quả, ứng dụng và triển khai:


- Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy bản thân tự tin và chủ động hơn
khi dạy bài TDPTC, tiết dạy trở nên sơi nổi, HS tích cực học tập và tham gia nhiệt
tình vào các hoạt động tập luyện.


- Đối với HS khá giỏi các em học nhiệt tình, chuẩn xác hơn. Với HS yếu tham gia
yếu tham gia học nhiệt tình hơn, tiến bộ rõ rệt và đồng với các bạn trong lớp.


- Trong khối 4, 5 tôi ứng dụng đầu tiên vào lớp 4C và 5D, trước khi ứng dụng các
biện pháp trên các em tập luyện chưa nhiệt tình. Sau khi áp dụng các biện pháp trên
một thời gian, phần đông các em đã tham gia nhiệt tình, lớp học sơi nổi hơn.


- Với kết quả đạt được qua áp dụng kinh nghiệm thực tế ở cơ sở. Tơi muốn góp
phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục cũng như góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học khác ở tiểu học.


II. Bài học kinh nghiệm:



Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học thể dục ở trường Tiểu học trong
giai đoạn hiện nay, để đáp ứng là môi trường cung cấp cho xã hội những con người
trẻ có sức khỏe tráng kiện, hoạt bát trong cuộc sống. Người GV thể dục cần luôn
luôn học hỏi kinh nghiệm, cập nhật, cải tiến phương pháp giảng dạy, phải kiên trì
thuyết phục, xem cơng việc của bản thân là góp phần cống hiến cho cuộc sống xã
hội, đất nước cho nên cần có lịng u nghề thật sự xuất phát từ ý nghĩ đó chúng ta
mới đạt được mục đích nâng cao sức khỏe, cải tạo giống nịi đúng như lời kêu gọi
tồn dân tập thể dục của


Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta.
III. Kết luận:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

cao ở các em song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khoẻ, tinh thần ý thức, tổ chức kỷ
luật, là cơ sở để các em bước vào lớp kế tiếp với bản lĩnh tự tin hơn, tiến xa hơn.
- Qua thực hiện các biện pháp trên đa số học sinh tập đúng bài thể dục từ đó kích
thích được tính sáng tạo và hăng say luyện tập Thể dục.


- Tóm lại việc học môn thể dục trong nhà trường tiểu học là một động lực
quan trọng để góp phần hồn thiện về mặt thể chất ngồi ra cịn có tác dụng tích cực
thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển.Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải
traodồi


kiến thức, tự hoàn thiện mình, ln trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng,
tập luyện phù hợp, khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng GDTT ngày càng
phát triển. Đào tạo cho xã hội thế hệ tương lai là những con người tồn diện có sức
khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên cường để tiếp túc sự nghiệp cách
mạng của


Đảng và sống cuộc sống vui tươi, lành mạnh.


IV. Kiến nghị, đề xuất:


Chúng ta đều biết TDTT là một lĩnh vực khoa học, khơng có kiến thức khoa học về
TDTT thì khơng có niềm tin mãnh liệt vào lợi ích, tác dụng kỳ diệu của TDTT đối
với


sức khoẻ con người và khơng thể xây dựng cho mình nếp sống văn minh khoa học,
nếp sống hằng ngày rèn luyện thân thể đều đặn. Cho nên việc GDTC là con dao
hai lưỡi, người giáo viên hướng dẫn học sinh tập luyện mà khơng nắm được tình
hình


sức khoẻ, đặc điểm sinh lý của học sinh thì dễ đưa đến hậu quả khó lường, gây nguy
hại đến sức khoẻ, tác động xấu đến sự phát triển tố chất của học sinh. Để thực hiện
được chương trình và giảng dạy cho học sinh tập luyện có hiệu quả, điều quan trọng
có tính quyết định là phải có giáo viên thể dục có trình độ vững vàng, u thích
TDTT, có sức khoẻ tốt. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó, tơi đưa ra một số kiến
nghị và đề xuất sau:


- Giáo viên thể dục phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học
của bộ môn, phải dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng mẫu để rút
kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên ln tìm tịi những phương dạy
học phù hợp với điều kiện thực tiễn, khơng áp đặt, khơng máy móc.


- Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng
chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho công tác chăm lo sức
khoẻ học sinh.


- Theo nội dung cũng như yêu cầu phương pháp đổi mới hiện nay, tôi thấy điều kiện
sân tập, trang thiết bị quá hạn chế, một số trang thiết bị kém chất lượng, không phù


hợp với khả năng, trình độ tập luyện của học sinh, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến
việc giảng dạy cũng như việc học của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

giáo dục nói chung và mơn Thể Dục nói riêng, khâu bố trí và xây dựng khu tập Thể
Dục ở trường là hết sức cần thiết, nhà trường cũng như cơ quan có chức năng cần
trang bị tốt hơn nữa trang thiết bị dụng cụ để có thể tổ chức một giờ học đáp ứng
được yêu cầu và nội dung giáo án đề ra.


- Tiến tới xây dựng nhà tập đa năng để đảm bảo tập luyện khi thời tiết không thuận
lợi.


- Trên đây là đề tài nghiên cứu của tôi, rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo
và các đồng nghiệp để đề tài trên được áp dụng vào giảng dạy có hiệu quả hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>MỤC LỤC:</b>


<b>A. ĐẶT VẤN ĐỀ.</b>


I. Lí do chọn đề tài.


II. Một số lỗi sai thường mắc khi tập bài thể dụcphát triển chung lớp 4, 5.
III. Học sinh học chưa tốt bài thể dục phát triển chung có ảnh hưởng gì?


<b>B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.</b>


I. Mục đích, yêu cầu giới hạn đề tài.


II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
III. Phương pháp nghiên cứu.
IV. Nội dung nghiên cứu.


<b>C. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUẾT VẤN ĐỀ.</b>




I. Biện pháp thứ nhất: “Giúp học sinh thực hiện đúng phương hướng, biên độ động


tác”.


II. Biện pháp thứ hai: “ Giúp học sinh thực hiện được động tác hít vào, thở ra và thực
hiện khẩu lệnh hơ”.


III. Biện pháp thứ ba: “ Làm mẫu ”.


<b>D. KẾT QUẢ, ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ</b>


<b>XUẤT.</b>



I. Kết quả, ứng dụng và triển khai.
II. Bài học kinh nghiệm.


III. Kết luận.


IV. Kiến nghị, đề xuất.


NGƯỜI THỰC HIỆN


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×