Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thích ứng chương trình giáo dục hành vi cho cha mẹ phù hợp với ông bà: Những bằng chứng lý luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.54 KB, 15 trang )

366

THÍCH ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HÀNH VI
CHO CHA MẸ PHÙ HỢP VỚI ÔNG BÀ:
NHỮNG BẰNG CHỨNG LÝ LUẬN
PGS.TS.Trần Thành Nam1
ThS.Trần Thị Hải Yến2

Tóm tắt: Các chương trình giáo dục hành vi làm cha mẹ đã được chứng
minh về tính hiệu quả trong việc can thiệp cho trẻ có các vấn đề hành vi. Tuy
vậy tại nhiều quốc gia, người dành nhiều thời gian để tương tác với trẻ lại là
ông bà chứ không phải cha mẹ. Mục tiêu của bài viết này nhằm điểm luận
các chương trình can thiệp huấn luyện hành vi làm cha mẹ tích cực (Triple
P), qua đó làm rõ về cấu trúc chương trình giáo dục, tính hiệu quả của các
chương trình giáo dục cha mẹ, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của
chương trình giáo dục làm cha mẹ, những điều chỉnh của chương trình để
thích ứng khi tập huấn cho ơng bà, hiệu quả của phiên bản thích ứng về các
chương trình giáo dục hành vi cho ông bà. Kết quả điểm luận sẽ giúp khái
quát và đề xuất khung chương trình giáo dục hành vi dành cho ông bà phù
hợp với bối cảnh văn hoá Việt Nam và là tiền đề cho các nghiên cứu thực
nghiệm tiếp theo.
Từ khóa: chương trình làm cha mẹ tích cực (Triple P), chương trình giáo dục
hành vi dành cho ơng bà, thích ứng.

1. Đặt vấn đề

Triple P là một chương trình giáo dục hành vi làm cha mẹ tích cực đã được
chứng minh về tính hiệu quả trong các nền văn hoá phương Tây như tại Anh (Eboni
1




2

Trưởng khoa Các Khoa học Giáo dục;
Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội;
Email: ;
Điện thoại: 0912013831.
Học viện Quản lý Giáo dục.


THÍCH ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HÀNH VI CHO CHA MẸ PHÙ HỢP VỚI ÔNG BÀ...

367

Baugh, 2014), (Lindsay & Strand, 2013) và Phương Đông như Hồng Kông (Leung
& cộng sự, 2014). Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ ra tính hiệu quả của các
chương trình, chưa làm rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến tính hiệu quả đó.
Những người phát triển chương trình làm cha mẹ tích cực đã ý thức được thời
gian ông bà dành cho trẻ, vai trị của ơng bà trong việc giáo dục hành vi cho trẻ
nên Triple P cũng có phiên bản dành cho ông bà (Kirby & Sanders, 2012). Các tác
giả này cho rằng mở rộng các chương trình ni dạy con cái bao gồm các thành
viên gia đình, chẳng hạn như ơng bà tham gia vào việc chăm sóc trẻ em có thể tăng
cường các nỗ lực để ngăn ngừa và giảm thiểu các vấn đề sức khỏe tâm thần và hành
vi ở trẻ em. Tuy nhiên, chưa có chương trình nào được thích ứng dành cho ơng bà
như những người chăm sóc chính, chưa có chương trình nào được thích ứng để
hướng dẫn ơng bà cách tương tác với trẻ có vấn đề hành vi. Hiệu quả lâu dài của
các chương trình dành cho ơng bà trước đây cũng cần được nghiên cứu thêm. Do
đó, nếu tính đến sự khác nhau về văn hóa, sự khác nhau trong vai trị người giáo
dục trẻ, quan tâm đến trẻ có vấn đề sức khỏe tâm thần và hành vi, từ đó định hướng
các cách triển khai nội dung chương trình phù hợp hơn với người thực hiện thì hiệu

quả có thể sẽ được nâng cao.
Ở Việt Nam, chương trình tập huấn hành vi dành cho cha mẹ đã được nghiên
cứu bởi một số tác giả như Trần Thành Nam & Bahr Weiss (2015), Nguyễn Thị
Diệu Anh (2017), Bộ môn Tâm lý học ứng dụng – Trường Đại học Hoa Sen –
Thành phố Hồ Chí Minh (2017). Các tác giả này đều chỉ ra rằng cha mẹ, ông bà
Việt thể hiện thái độ sẵn sàng chấp nhận và tham gia chương trình làm cha mẹ tích
cực. Mặt khác, ơng bà có vai trị vơ cùng lớn đối với việc chăm sóc và ni dạy trẻ
trong các gia đình ở Việt Nam. Văn hóa gia đình đa thế hệ, ơng bà sống chung cùng
con cháu tạo điều kiện cho ông bà dành nhiều thời gian cho cháu hơn cha mẹ. Tại
một số gia đình, cha mẹ trẻ đi làm xa, để con cho ông bà ni là một hiện tượng
phổ biến. Trong tình huống ấy, ơng bà có vai trị là người chăm sóc chính với trẻ.
Việc xây dựng và thực hiện một chương trình giáo dục hành vi được hiệu chỉnh để
phù hợp với đối tượng ông bà là cần thiết.
Với các lý do trên, tôi quyết định lựa chọn Triple P làm cơ sở thích ứng chương
trình tập huấn hành vi dành cho ông bà ở Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu điểm luận này, chúng tôi đã sử dụng cơ sở dữ liệu và
cơng cụ tìm kiếm của PsycINFO, PsyARTICLES, đề tìm các nghiên cứu có liên
quan bằng thuật ngữ “Triple P” hoặc “Positive Parenting Program”. Các kết quả
thu được sẽ được phân loại và điểm luận theo các nhóm vấn đề (i) bằng chứng về


368

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

tính hiệu quả của chương trình Triple P trên đối tượng cha mẹ; (ii) bằng chứng về
tính hiệu quả của chương trình Triple P trên đối tượng ông bà; (iii) các yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu quả chương trình. Cụ thể như sau:
2.1. Hiệu quả của chương trình làm cha mẹ tích cực Triple P

Triple P là chương trình ni dạy con tích cực, được xây dựng bởi Sanders và
cộng sự tại Đại học Queensland ở Australia. Chương trình giới thiệu các kỹ thuật
quản lý trẻ em tích cực, phi bạo lực, nhằm mục đích thúc đẩy năng lực của cha mẹ
trong việc tương tác với con. Triple P đã được sử dụng, thích nghi trong một số
quốc gia và đã được chứng minh là một chương trình có hiệu quả nhất trong việc
can thiệp trẻ có các vấn đề hành vi khơng thích nghi (Lindsay & Strand, 2013).
Hiệu quả của chương trình được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Cải thiện các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ: Tỷ lệ trẻ em được cha mẹ đánh
giá là khó khăn về mặt lâm sàng giảm một phần ba sau khi cha mẹ thực hành kết
hợp các chương trình làm cha mẹ tích cực. Sự giảm đáng kể các khó khăn của trẻ
sau khóa học được duy trì sau một năm, khơng có sự khác biệt đáng kể giữa điểm
sau khóa học và sau một năm (Lindsay & Strand, 2013). Điều này cho thấy cần
theo dõi thêm hiệu quả lâu dài của các chương trình giáo dục hành vi cho cha mẹ,
ơng bà đối với việc cải thiện các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ.
Giảm vấn đề hành vi của trẻ: Những cải thiện trong hành vi của trẻ trước và sau
khóa học cho Triple P tốt hơn đáng kể so với ba chương làm cha mẹ tích cực khác
(Lindsay & Strand, 2013). Trong đó, các vấn đề hành vi ở trẻ gái giảm đáng kể hơn
các vấn đề hành vi ở trẻ trai (Leung & cộng sự, 2004), (Thomas & cộng sự, 2007).
Cải thiện kỹ năng tương tác với con của cha mẹ: Sau khi tham gia chương
trình làm cha mẹ tích cực, cha mẹ ít khi đưa con mình vào phản ứng thái quá khi
con họ thể hiện những khó khăn về hành vi (Lindsay & Strand, 2013). Kết quả đó
là do cha mẹ đã hạn chế được các hành vi tiêu cực tại thời điểm sau khóa học. Điểm
số tăng nhẹ trong một năm theo dõi, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với các mức
trước khóa học (Leung & cộng sự, 2004). Thomas & cộng sự (2007) cịn chỉ ra rằng
chương trình hiệu quả trên người mẹ rõ ràng hơn người cha.
Giảm các triệu chứng căng thẳng của cha mẹ trong q trình ni dạy con: Sức
khỏe tâm thần của cha mẹ ở sau khóa học cao hơn đáng kể so với trước khóa học. Điểm

trung bình trong một năm theo dõi đã giảm trở lại so với điểm số sau khóa học nhưng
vẫn cao hơn đáng kể so với trước khóa học. Kết quả này ở chương trình Triple P cao hơn
các chương trình được so sánh khác (Lindsay & Strand, 2013). Nhóm tác giả Leung &
cộng sự, 2004; Bodenmanna & cộng sự (2008) cũng cho rằng chương trình có hiệu quả
trên phụ nữ hơn đàn ông, người mẹ nhận được nhiều tác động tích cực hơn người cha.


THÍCH ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HÀNH VI CHO CHA MẸ PHÙ HỢP VỚI ÔNG BÀ...

369

Gia tăng ý thức về năng lực của cha mẹ trong việc tương tác với con (Leung
& cộng sự, 2004). Những cải thiện về hành vi của trẻ hay của chính cha mẹ, sự cải
thiện mối quan hệ cha mẹ - con cái, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống sẽ
củng cố nhận thức tích cực cho cha mẹ, giúp họ duy trì niềm tin rằng mình có năng
lực tương tác với con, giúp con có những hành vi tích cực hơn.
Nâng cao chất lượng hơn nhân. Trong khi các chương trình phịng chống nạn
hơn nhân khơng chỉ ra những ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hơn nhân thì việc
cải thiện kỹ năng làm cha mẹ có thể giúp cải thiện chất lượng hơn nhân trong các
gia đình (Markman, 2003; Shadish & Baldwin, 2003).
2.2. Hiệu quả của các chương trình tập huấn hành vi dành cho cha mẹ được
hiệu chỉnh áp dụng trên ơng bà

Trên cơ sở chương trình làm cha mẹ tích cực Triple P, Sander và cộng sự tiếp
tục nghiên cứu và chỉ ra rằng các hiệu quả trên của Triple P sẽ được nâng cao hơn
nếu hệ thống tương tác gia đình cũng nhận được sự tác động giống như cha mẹ.
Chương trình Grand Triple P được ra đời, hướng đến khách thể là ơng bà với vai
trị là người đồng chăm sóc trẻ trong các gia đình. Gand Triple P được James N.
Kirby nghiên cứu lần đầu tiên (2014). Đến nay, chương trình dành cho ơng bà
cũng chứng minh được các hiệu quả thể hiện trên các khía cạnh sau:

Giảm đáng kể các vấn đề hành vi của trẻ em, ngăn chặn thành công nguy cơ
phát triển các rối loạn rối tâm thần của trẻ (Kirby & Sanders, 2014), (Leung &
cộng sự, 2014). Các khách thể chia sẻ “(Trong quá khứ), khi đứa cháu cãi tôi, (tôi)
căng thẳng. Bây giờ (tơi) học được kế hoạch phớt lờ. Nó thực sự hiệu quả”. Hay
“Cháu bây giờ cư xử tốt hơn nhiều. Tính khí (của cháu) đã được cải thiện. (Tơi có)
liên lạc nhiều hơn với đứa cháu. Cháu (đã thay đổi), ... từ những người không đồng
thuận trước đây, ... đến giờ, chúng tơi cùng vui vẻ với nhau. Đó là, (cháu) nói ‹yêu
bà rất nhiều› nhiều hơn nữa”.
Giảm mức độ trầm cảm và lo âu ở ông bà sau khi được can thiệp (Kirby &
Sanders, 2014). Cảm giác hoàn thành nhiệm vụ với tư cách là cha mẹ, giúp ông bà
chữa lành nỗi đau từ những vấn đề gia đình trong q khứ.
Tăng nhận thức của ơng bà về việc ni dưỡng, chăm sóc cháu. Một ơng/ bà
chia sẻ: “Nếu bạn muốn thay đổi hành vi của đứa cháu, bạn phải thay đổi chính
mình trong việc chăm sóc đứa cháu. Đây là khám phá lớn nhất”. Cụ thể ông bà đã
thay đổi bản thân sau chương trình để biết cách đối phó với các hành vi tiêu cực
của cháu (Leung, 2014). Ơng/bà khác cho rằng: “Họ (cha mẹ) có cách ni con cái
của họ, điều này có thể khơng phù hợp với thế hệ của tơi. Vì vậy, tơi thay đổi và đi
cùng với con đường của họ, và bất cứ điều gì xảy ra trong tương lai, nó là của họ.


370

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

Tơi có ý tưởng này. Tôi chỉ là một trợ lý. Tôi giúp bởi vì họ phải làm việc. Tơi giúp
họ chăm sóc (cháu). Vì vậy, tơi hạnh phúc hơn”. Ơng bà cũng nhận thức rằng việc
nuôi nấng cháu là cơ hội để trở thành cha mẹ một lần nữa: “Mặc dù con cái của
tơi khơng trở thành như tơi muốn, nhưng tơi có cơ hội thứ hai để làm điều đó với
những đứa cháu của mình, trở thành một người mẹ một lần nữa, một bà ngoại và

một người bạn” (Lee & cộng sự, 2014).
Giảm căng thẳng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và ơng bà, nhưng khơng
đáng kể: Ơng bà thành công trong việc giao tiếp với cha mẹ về các chủ đề chăm
sóc trẻ. Những điều này cho thấy Grand Triple P đã giúp cải thiện nhóm đồng ni
dưỡng giữa ông bà và cha mẹ, do đó cung cấp một mơi trường ổn định và bình tĩnh
hơn cho các cháu phát triển (Leung & cộng sự, 2014). Nhận thức của ông bà về
hành vi của cháu họ đã chứng minh những thay đổi tích cực sau can thiệp, vì họ đã
học cách buông xả và thoải mái hơn. Mặt khác, bà có thể chia sẻ với các ơng bà
khác trong nhóm can thiệp.
Sự duy trì thực hiện sau sáu tháng giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng khơng
có khác biệt, chứng tỏ khơng tìm thấy sự hấp dẫn hơn từ chương trình Triple P đối
với ơng bà nếu khơng có sự tác động, giám sát hàng ngày, điều đó cho thấy rằng
ông bà cần thêm thời gian để củng cố chiến lược ni dạy con cái mới được hình
thành (Kirby & Sanders, 2012).
Kết thúc chương trình tập huấn, ơng bà bày tỏ hài lịng với chương trình
(Kirby & Sanders, 2012).
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình tập huấn hành
vi cho cha mẹ và chương trình tập huấn hành vi cho ông bà

Bên cạnh hiệu quả đã được chứng minh ở trên, các nghiên cứu về chương trình
tập huấn hành vi cho cha mẹ và ơng bà cũng chỉ ra những tồn tại cần cải thiện,
những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình, cũng như mong muốn
của chính những người tham gia về chương trình. Việc tổng quan các yếu tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện Triple P trên ông bà sẽ giúp chúng tơi thích nghi chương
trình vào Việt Nam hiệu quả hơn.
2.3.1. Khó khăn của ơng bà khi ni dạy cháu
Ơng bà khơng biết làm gì với các hành vi có vấn đề của cháu, không biết các
chiến lược kỷ luật phù hợp cho các hành vi không phù hợp. Lý do là vì đã q lâu
họ chưa chăm sóc trẻ, cùng với trí nhớ bị giảm sút do tuổi tác, họ nhận thức rằng
việc thực hành nuôi dạy con cái đã thay đổi và họ không biết các chiến lược sẵn có

của các bậc cha mẹ để có cách ứng xử hiệu quả ngay khi trẻ có hành vi chưa phù
hợp (Kirby & Sanders, 2012).


THÍCH ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HÀNH VI CHO CHA MẸ PHÙ HỢP VỚI ÔNG BÀ...

371

Nội dung quản lý hành vi khiến ơng bà khó khăn nhất: quản lý giấc ngủ cho
cháu, cho cháu ngủ; Huấn luyện cháu đi vệ sinh; cung cấp thức ăn cho cháu; chăm
sóc nhiều hơn một đứa cháu tại một thời điểm; lo lắng cho các vấn đề của cháu;
hoạt động mua sắm với cháu (Kirby & Sanders, 2012).
Khó khăn trong giao tiếp với nhân viên nhà trường, tin rằng nhân viên nhà
trường không hiểu tình huống của gia đình họ. Các vấn đề liên lạc với nhân viên nhà
trường làm tăng cảm giác cô lập, họ không biết phải chuyển sang đâu để nhận câu trả
lời cho các thắc mắc của họ. Một ông/ bà chia sẻ: “Giao tiếp rất khó khăn. Chúng tơi
truyền đạt nhưng cảm thấy căng thẳng với giáo viên” (Lee & Blitzt, 2014).
Ông bà cũng phải đối mặt với trách nhiệm chăm sóc cho một đứa cháu dễ bị
tổn thương. Bất kể tình huống nào cha mẹ vắng mặt, trẻ em sẽ bị bế tắc, địi hỏi
nhiều nguồn lực tình cảm hơn từ ông bà. Trẻ nhỏ chưa phát triển khả năng diễn đạt
cảm xúc phức tạp và chịu đựng những trải nghiệm cảm xúc đau đớn dữ dội như đau
buồn. Nỗi đau này có thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm, khó chịu, gây hấn, các
vấn đề học thuật (Webb, 1993).
Đối với ơng bà ni dưỡng trẻ có những khó khăn tâm thần, thơng tin cụ thể
liên quan đến những vấn đề khó khăn tâm thần của trẻ cũng có thể là vấn đề với họ.
Họ khơng biết nhu cầu tâm lý của trẻ và cách đáp ứng phù hợp cho những nhu cầu
ấy (Lahner & Jooste, 2003), (Kaminski, 2004).
Ông bà cho rằng đương đầu với các cảm xúc mệt mỏi, cơ lập trong q trình
ni cháu cũng là một thách thức. Họ cũng cho rằng có một cảm giác nghĩa vụ phải
chăm sóc cháu, giống như một kỳ vọng tiềm ẩn của cha mẹ trẻ đối với họ. “Tơi

cảm thấy có nghĩa vụ và đó là một trong những điều lớn nhất ngay từ đầu với con
gái tôi” (Kirby & Sanders, 2012). Điều này khẳng định tầm quan trọng của việc bổ
sung nội dung hướng dẫn giải tỏa cảm xúc trong chương trình giáo dục dành cho
ơng bà.
2.3.2. Khó khăn của cha mẹ, ơng bà khi thực hiện chương trình tập huấn
hành vi
Nội dung khoảng lặng và phớt lờ trong chương trình nhận được ít sự tán thành
của cha mẹ vì họ cho rằng các kỹ thuật này khiến trẻ ít có khả năng nhận được sự
can thiệp đặc biệt từ chương trình.
Tham gia chương trình có thể bị ơng bà chống lại bởi vì nó có thể ám chỉ rằng
họ không nuôi dạy tốt con cái đã trưởng thành của họ. Tuy nhiên, thời gian thay
đổi có thể làm giảm tính phịng thủ đó của ơng bà (Pinson-Millburn, 1996). Do đó,
trong qua trình triển khai chương trình cần có thời gian tiếp cận, tư vấn tâm lý cho
ông bà.


372

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

Ông bà gặp khó khăn trong việc quản lý mối quan hệ với cha mẹ và ghi nhớ
hiệu quả chiến lược nuôi dạy con cái (Kirby & Sanders, 2012). Điều này đòi hỏi các
chương trình dành cho ơng bà cần phải được cải thiện về hình thức triển khai nội
dung, ghi nhớ, đánh giá và tự đánh giá của ông bà. Phải giám sát các cháu thường
xuyên để biết các dấu hiệu nhu cầu của chúng cũng khiến ơng bà cảm thấy khó
khăn (Lahner & Jooste, 2003). Ngoài ra, lý do phổ biến nhất khiến chương trình
khơng nhận được sự tham gia của khách thể là: Việc kháng thuốc sau hướng dẫn
thực hiện chương trình, tức là chương trình nhận được phản ứng gay gắt ngay khi
chỉ mới thực hiện bước giới thiệu; Phụ huynh khơng muốn, khơng thực hiện cam

kết hồn thành chương trình; Hoặc phụ huynh khơng thực hiện đủ các nội dung,
các yêu cầu của chương trình; Hoặc phụ huynh chuyển nơi ở trong q trình thực
hiện nên khơng theo đến cuối chương trình; Hoặc trình độ học vấn thấp, gia cảnh
nghèo; Cha mẹ đơn thân; Hoặc những cản trở về mặt hành chính (Mazzucchelli &
cộng sự, .2010).
2.3.3. Những yêu cầu để thực hiện hiệu quả chương trình tập huấn hành
vi cho ơng bà
Trong q trình thực hiện chương trình, ông bà gặp một vài khó khăn và mong
muốn Grand Triple P cần có một vài cải tiến để họ có thể dễ dàng tiếp nhận hơn:
Ơng bà gặp khó khăn với các bài tập viết, vì họ khơng quen với nó. Họ cũng
thấy rằng cần phải nhớ những điều được dạy trong lớp là khó khăn, điều này địi
hỏi các chương trình dành cho ơng bà sau này cần thay đổi việc truyền đạt nội dung
từ viết sang các hình thức khác. Các nhà hỗ trợ phải sử dụng các chiến lược khác
nhau để khuyến khích các thành viên trong gia đình hồn thành các hoạt động bài
tập về nhà. “Thật khó cho chúng tơi thể hiện bằng văn bản. Thật khó khi u cầu
họ (ơng/bà) làm bài tập về nhà của họ ... Khi họ quay lại và khi (tôi) hỏi họ liệu họ
đã làm (bài tập về nhà của họ), khơng ai trong số họ đã làm”.
Ơng bà cũng muốn có thêm chiến lược để đối phó với những căng thẳng liên
quan đến vai trò, đặc biệt là cảm xúc xung quanh sự thất vọng và cảm giác tội lỗi.
Nội dung chương trình cần bao gồm một modul tập trung vào cải thiện giao tiếp
ông bà - cha mẹ trong trường hợp phát sinh tình huống căng thẳng và xung đột
(Kirby & Sanders, 2012). Kế thừa luận điểm này, chương trình dành cho ơng bà
cần quan tâm đến nội dung hướng dẫn ông bà giải tỏa cảm xúc tiêu cực trong q
trình ni dạy cháu.
Ơng bà xác định rằng họ cần thời gian nghỉ, ví dụ: Đi nghỉ hoặc có một tuần
‘tắt’ cung cấp dịch vụ chăm sóc và ‘trong’ nghỉ (ví dụ, có một giấc ngủ ngắn trong
khi em bé ngồi) (Kirby & Sanders, 2012). Cần nhấn mạnh điều này trong quá trình
giáo dục tâm lý cho ông bà. Bản chất của việc tham gia huấn luyện hành vi là giúp



THÍCH ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HÀNH VI CHO CHA MẸ PHÙ HỢP VỚI ƠNG BÀ...

373

ơng bà có kỹ năng tương tác với cháu. Nếu làm tốt, họ sẽ có thời gian nghỉ ngơi, và
họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Nhu cầu cần nghỉ ngơi cũng vì thế mà giảm.
Ơng bà muốn biết các chiến lược ni dạy con cái mới, muốn có ý tưởng về
những việc cần làm với các cháu, những cách tốt hơn để giao tiếp với cha mẹ cháu
về các vấn đề nuôi dạy con cái, muốn liên lạc với ông bà khác, và muốn thơng
tin về cách xử lý thời gian chuyển đổi, ví dụ: Đưa và đón cháu ở trường. Ơng bà
muốn nhận được một chương trình nhóm nơi họ có thể liên lạc với ông bà khác để
được hỗ trợ; Họ cũng muốn có một cuốn sách hoặc tờ thơng tin (họ có thể gọi là
tài ngun hướng dẫn về chương trình); Muốn được tiếp tục hỗ trợ sau khi chương
trình kết thúc hoặc thông qua việc ở lại liên hệ với ông bà khác trong nhóm hoặc
thông qua các cuộc gọi điện thoại; Muốn tự mình thực hiện chương trình mà không
cần bố mẹ hiện diện (Kirby & Sanders, 2012).
Bên cạnh các đề xuất trực tiếp từ phía ơng bà, các nghiên cứu về việc triển
khai các chương trình đã tổng kết được các nội dung cần có để các chương trình
được thực hiện có hiệu quả hơn. Đó là: Cung cấp các kỹ năng nuôi dạy con cái như
phong cách kỷ luật, giới hạn thiết lập và hậu quả; Rèn luyện kỹ năng giao tiếp về
các chủ đề như cách nói chuyện với thiếu niên hoặc giáo viên của trẻ; Các vấn đề
vận động bao gồm các câu hỏi pháp lý và hiểu biết về các quyền của một người;
Tư vấn về việc sử dụng ma túy và tình dục; Đau buồn và các vấn đề mất mát liên
quan (Lahner & Jooste, 2003).
Điều chỉnh chương trình tính đến điểm mạnh của người sử dụng thì hiệu quả
sẽ tăng lên, ví dụ đơn giản hóa ngơn ngữ trong Triple P giúp đáp ứng khả năng tiếng
Anh. Hoặc quan tâm đến yếu tố văn hóa trong việc thiết kế nội dung chương trình.
Nếu nội dung phù hợp văn hóa cộng đồng thì hiệu quả của chương trình sẽ cao hơn
(Taylor, 2012), (Durlak & DuPre, 2008), (Morawska & cộng sự,2011). Do đó, sử
dụng phương pháp tiếp cận thông tin của người sử dụng để thiết kế chương trình

là hiệu quả.
Chương trình giáo dục cho ông bà nên bao gồm các chiến lược nhằm giúp đỡ
ơng bà ủng hộ cha mẹ trong vai trị ni nấng cháu. Do đó, chiến lược tập trung
vào: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả; Giải quyết vấn đề; Chấp nhận; Kỹ năng đối phó
(Kirby & Sanders, 2012). Nội dung của chương trình giáo dục dành cho ơng bà
nên bao gồm ba lĩnh vực ưu tiên: Sử dụng các chiến lược làm cha mẹ tích cực; Xây
dựng một nhóm làm cha mẹ tích cực với cha mẹ; Các chiến lược đối phó để quản
lý những cảm xúc tiêu cực.
Ngồi ra, chương trình giáo dục dành cho ơng bà được phân phối trong bối
cảnh nhóm, như ơng bà đã báo cáo muốn hồn thành chương trình với ơng bà khác
(Kirby & Sanders, 2012), (Leung & cộng sự, 2014).


374

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

Khách thể (ông bà) và nhà cung cấp chương trình có liên quan đến việc trao đổi ý
tưởng hợp tác với sản xuất các sản phẩm, chương trình hoặc dịch vụ có ý nghĩa (Kirby
& Sanders, 2012). Có thể mở rộng hình thức triển khai chương trình tại cơ quan hoặc
qua điện thoại, nên cần sự linh hoạt để thích ứng phù hợp với thực tiễn tổ chức của người
tham gia (Breitkreuz & cộng sự 2011; Durlak & DuPre, 2008).
Ví dụ sửa đổi chương trình: Duy trì độ trung thực, nhưng cung cấp nhiều phiên
hơn, thực hiện các phiên linh hoạt hơn như qua điện thoại hoặc nơi làm việc nếu
cần, sửa đổi các ví dụ ni dạy tương tác với con cái cho phù hợp hơn với hồn
cảnh và văn hóa từng gia đình riêng lẻ, điều chỉnh kế hoạch ni dạy con cái từ
những gì được đề xuất (Durlak & DuPre, 2008).
Có sự hỗ trợ đồng đẳng giữa giám sát, người triển khai chương trình và người
tham gia trong những cuộc họp thường xuyên trong quá trình người tham gia thực

hiện chương trình.
Dễ dàng thực hiện hơn nếu được tích hợp chương trình: Cha mẹ chỉ cần thêm
vào những kỹ thuật họ đã làm trong việc tương tác với con, thay vì thay đổi các kỹ
thuật đó để thực hiện chỉ triple P.
2.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chương trình giáo
dục hành vi cho ơng bà
Nhận thức và kỹ năng hiện tại của người tham gia ảnh hưởng đến hiệu quả của
việc thực hiện chương trình tirple P (Durlak & DuPre, 2008). Khi gia đình sẵn sàng
thay đổi sẽ thực hiện can thiệp một cách phấn khích, kết hợp với nhà can thiệp nỗ
lực thì chương trình sẽ hiệu quả hơn. Người cung cấp chương trình cũng thấy cần
thực hiện chương trình đó. Hai nhu cầu gặp nhau thì việc thực hiện chương trinh sẽ
có hiệu quả. Nhu cầu của nhà cung cấp chứng tỏ sự tự tin của họ về chương trình
(Shapiro & cộng sự, 2012; Shapiro & cộng sự, 2014; Sanders, 2005).
2.3.5. Điểm mạnh từ phía người tham gia (ơng bà) trong việc thực hiện
chương trình
Ơng bà cho rằng việc được xem con cái của họ trở thành cha mẹ và nhìn thấy
cách họ đối phó với vai trị ni dạy con cái giống như một phần thưởng. Họ nhấn
mạnh rằng họ có thể dành nhiều thời gian hơn với cháu của họ bây giờ so với khi
họ đang nuôi dạy con trước đây. Do đó ơng bà nhận thấy ý nghĩa của chương trình
can thiệp, giúp họ thể hiện vai trò lớn hơn với cháu. Với những lý do ấy, ơng bà có
nhu cầu học hỏi để tương tác với cháu tốt hơn. “Ông bà muốn biết các chiến lược
nuôi dạy con cái mới, muốn có ý tưởng về những việc cần làm với các cháu, những
cách tốt hơn để giao tiếp với cha mẹ cháu về các vấn đề nuôi dạy con cái, muốn liên
lạc với ơng bà khác chăm sóc, và muốn thông tin về cách xử lý thời gian chuyển


THÍCH ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HÀNH VI CHO CHA MẸ PHÙ HỢP VỚI ƠNG BÀ...

375


đổi (ví dụ: Đưa và đón cháu ở trường)” (Kirby & Sanders, 2012).
2.4. Định hướng chương trình giáo dục hành vi dành cho ơng bà ở Việt Nam

Với những bằng chứng nghiên cứu đi trước, để phát triển một chương trình
giáo dục hành vi cho ông bà nhằm giúp ông bà hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý
trẻ em và vị thành niên, nhận biết nguyên nhân tại sao trẻ ứng xử sai, cải thiện mối
quan hệ giữa người chăm sóc và trẻ, áp dụng kỹ năng làm cha mẹ tích cực, áp dụng
các kỹ năng kỷ luật tích cực và khái quát kỹ năng quản lý hành vi trong mơi trường
ngồi gia đình. Với những mục tiêu trên, một chương trình giáo dục hành vi cho
ông bà cần bao gồm:
Phiên 1: Tư vấn giáo dục cho ông bà về sự cần thiết tham gia vào khóa tập
huấn hành vi dành cho ơng bà: Giới thiệu cho ơng bà về nội dung chương trình;
Thấu cảm với ông bà, đánh giá cao ông bà về việc hỗ trợ nuôi dạy trẻ; Chỉ ra cho
ông bà thấy rằng trẻ ln có tiềm năng, nhưng với những trẻ có vấn đề hành vi thì
cần có những cách ứng xử phù hợp để phát triển tiềm năng đó, và điều này cần phải
học; Giáo dục cho ông bà thấy rằng trẻ xa bố mẹ ln có những thiếu thốn tình
cảm, cần nhiều thời gian được yêu thương, quan tâm và tác động đúng cách hơn;
Thống nhất với ông bà rằng họ mới chính là người sẽ giúp đỡ cháu của họ trong
việc cải thiện và thay đổi hành vi, bởi họ là người dành nhiều thời gian cho cháu,
ảnh hưởng đến cháu nhiều hơn những chuyên gia, chuyên gia chỉ là những người
bạn giúp ông bà trong hành trình đó. Mục tiêu của phiên một là sự cam kết tham
gia q trình tập huấn của ơng bà.
Phiên 2: Giới thiệu cho ông bà về đặc điểm hành vi của trẻ. Chỉ ra cho ông bà
thấy rằng về cơ bản hành vi của trẻ là hành vi tích cực, nhưng đơi khi trẻ có những
hành vi tiêu cực. Những hành vi tiêu cực đều có lý do. Cung cấp cho ơng bà kiến
thức về mơ hình bốn yếu tố của hành vi để giúp ông bà biết cách xác định ngun
nhân các hành vi của trẻ, từ đó tìm cách tác động phù hợp, hiệu quả. Bốn yếu tố
trong mơ hình đó bao gồm: Đặc điểm của trẻ, đặc điểm của người chăm sóc (ơng
bà/ cha mẹ), các sự kiện trong cuộc đời, hệ quả hành vi. Mục tiêu của phiên hai là
giúp ông bà nhận ra những điểm tương đồng và khác biệt trong đặc điểm của trẻ

với ông bà, phát hiện ra ảnh hưởng của những điểm khác biệt, thậm chí mâu thuẫn
đó đến hành vi của trẻ; Giúp ơng bà có cái nhìn bao qt về con đường phát triển
của trẻ, và những yếu tố góp phần tác động đến cách ứng xử của trẻ trong suốt q
trình phát triển đó.
Phiên 3: Hướng dẫn ơng bà cách giải tỏa căng thẳng trong quá trình tương tác
với cháu và trong quá trình thực hiện các kỹ thuật quản lý hành vi được học đối với
trẻ, nhấn mạnh cảm giác tội lỗi và thất vọng. Nếu khơng có kỹ thuật thì việc tương
tác với trẻ, đặc biệt là thời lượng tương tác với trẻ sẽ tăng lên trong thời gian tham


376

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

gia chương trình giáo dục sẽ có thể khiến ơng bà rơi vào trạng thái căng thẳng. Mục
tiêu của phiên này là giúp ông bà chuẩn bị tâm thế cho các tình huống gây căng
thẳng đó và biết cách vượt qua cảm xúc tiêu cực trong hành trình hình thành hành
vi tốt cho trẻ.
Phiên 4,5,6,7,8: Hướng dẫn ông bà cách thiết lập mối quan hệ gần gũi, cởi
mở với cháu; giúp ông bà nhận thức được vai trò của việc dành thời gian chơi cùng
cháu, hướng dẫn ơng bà cách chơi cùng cháu có hiệu quả; cung cấp cho ông bà các
kỹ thuật để chơi và tương tác hiệu quả với cháu: đưa ra yêu cầu hiệu quả; đối xử
phù hợp khi trẻ thực hiện các hành vi tốt: khen, thưởng; xử lý tình huống trẻ có các
vấn đề hành vi tiêu cực như: Phớt lờ, khoảng lặng; Định hướng ơng bà hình thành
một số kỹ năng cần thiết cho trẻ để giúp trẻ có kỹ năng giải quyết vấn đề trong mọi
tình huống xã hội. Mục tiêu của các phiên này là giúp ông bà biết chú ý đến trẻ và
hành vi tích cực, chủ động phớt lờ các hành vi tiêu cực ở mức cho phép của trẻ.
Phiên 9: Hướng dẫn ông bà quản lý hành vi của trẻ ngồi gia đình. Khơng gian
ngồi gia đình bao gồm: cơng viên, trường học, chợ, siêu thị, chỗ đông người…

Mục tiêu của phiên này là giúp ơng bà duy trì được hệ thống quản lý hành vi đã áp
dụng với trẻ và tạo cơ hội cho trẻ được thực hiện hành vi tích cực.
Phiên 10: Cung cấp cho ông bà các kỹ năng cần thiết hình thành cho cháu,
để cháu có thể tự mình sử dụng các kỹ năng đó giải quyết các tình huống độc lập,
không cần sự tham gia của ông bà. Điều này phù hợp với các trẻ lớn hơn. Vì trẻ
phải đối mặt với nhiều tình huống ngồi mơi trường mà ơng bà khơng kiểm sốt
được, nên kỹ năng là cần thiết để trẻ xử lý tình huống một cách tích cực. Đây là
mục tiêu của phiên này.
Phiên 11: Định hướng cho ông bà cách thức phối hợp với trường học để tăng
cường hành vi tích cực của trẻ ở nhà trường. Để làm được điều này, ông bà cần
biết cách tương tác, giao tiếp, trao đổi và phối hợp với thầy cô, cán bộ nhân viên
trong trường học của trẻ để tạo điều kiện cho trẻ thực hiện được hành vi tích cực
ở trường, đạt được hệ thống thưởng một cách liên tiếp cả ở nhà và ở trường. Mục
tiêu của phiên này là giúp ông bà biết cách lôi kéo và hợp tác với giáo viên trong
việc quản lý hành vi của trẻ.
Để việc triển khai chương trình giáo dục hành vi cho ơng bà có hiệu quả cần
lưu ý một số điểm sau:
Sau mỗi phiên giáo dục với các nội dung như trên, ông bà đều cần được thực
hành ngay các kỹ thuật và cần được hướng dẫn để thực hành ở nhà. Việc thực
hành của ông bà ln cần được giám sát, hỗ trợ và khích lệ, động viên. Thiết kế
các bài tập về nhà bằng hoạt động và thay vì viết, hướng dẫn ơng bà cách theo
dõi bằng kí hiệu.


THÍCH ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HÀNH VI CHO CHA MẸ PHÙ HỢP VỚI ÔNG BÀ...

377

Thiết kế cẩm nang hướng dẫn dành cho ơng bà, mơ hình hóa, tình huống hóa
các nội dung giáo dục. Mục tiêu là mười tình huống cụ thể có thể xảy ra thường

xuyên trong quá trình tương tác với cháu, trong đó gồm các tình huống tương tác
trực tiếp với cháu, các tình huống tương tác với các lực lượng liên quan: thầy cơ,
nhóm bạn của cháu, vấn đề giới tính của cháu…
Liên tục giám sát, động viên trong quá trình, và duy trì can thiệp ít nhất sáu
tháng sau khi kết thúc chương trình giáo dục để đánh giá hiệu quả tức thời và lâu
dài của chương trình.
Phối hợp với Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ… để cùng khích lệ ơng bà, thiết
lập chế tài khích lệ; thiết lập nhóm ơng bà ni dạy cháu; triển khai chương trình
trong khn khổ sinh hoạt Hội, mưa dầm thấm lâu …
3. Kết luận

Các nghiên cứu về các chương trình giáo dục hành vi cho cha mẹ và chương
trình giáo dục hành vi áp dụng cho ông bà được tổng quan trong bài viết này thêm
một lần nữa khẳng định hiệu quả của việc can thiệp đến ơng bà sẽ góp phần cải
thiện các vấn đề về hành vi, các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ, cải thiện chất
lượng mối quan hệ ông bà – cháu, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, cần thiết
phải thực hiện một chương trình giáo dục hành vi cho ông bà ở Việt Nam để hướng
dẫn ông bà cách quản lý hành vi của cháu, giúp các cháu thực hiện các hành vi tích
cực như một thói quen, đặc biệt đối với những trẻ sống xa bố mẹ, ơng bà có vai trị
là người chăm sóc chính.
Tài liệu tham khảo

Alina Morawska. Matthew Sanders & cộng sự (2011). Is the Triple P-Positive
Parenting Program Acceptable to Parents from Culturally Diverse
Backgrounds? doi: 10.1007/s10826-010-9436-x
1. Ballard & Taylor. Ballard, S M & Taylor A C (2012). Family life education
with diverse populations. Los Angeles: SAGE.
2. Breitkreuz, R., McConnell, D., Savage, A., & Hamilton, A. (2011). Integrating
triple p into existing family support services: A case study on program
implementation. doi.org/10.1007/s11121-011-0233-6.

3. Cynthia Leung. Matthew R Sanders. S Shirley Leung. Rose Mak. Joseph
Lau M. (2004). An Outcome Evaluation of the Implementation of the Triple
P-Positive Parenting Program in Hong Kong. doi.org/10.1111/j.15455300.2003.00531.x


378

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

4. Cynthia Leung. Matthew Sanders. Barbara Fung & James Kirby (2014). The
effectiveness of the Grandparent Triple P program with Hong Kong Chinese
families: A randomized controlled trial. doi.org/10.1080/13229400.2014.11082000
5. Durlak J & DuPre J (2008). Implementation matters: A review of the research
on the influence of implementation on program outcomes and the factors
affecting implementation. doi.org/10.1007/s10464-008-9165-0
6. Eboni Baugh (2014). Evaluation Of The Implementation Of The Triple
P Positive ParentingProgram In Pitt County. />7. Geoff Lindsay and Steve Strand (2013). Evaluation of the national roll-out
of parenting programmes across England: the parenting early intervention
programme (PEIP). doi.org/10.1186/1471-2458-13-972
8. Guy Bodenmanna. Annette Cinaa. Thomas Ledermanna. Mathew R Sanders
(2008). The efficacy of the Triple P-Positive Parenting Program in improving
parenting and child behavior: A comparison with two other treatment
conditions. doi.org/10.1016/j.brat.2008.01.001
9. James N Kirby. Matthew R Sanders (2014). A randomized controlled trial
evalueating a parenting programe designed specifically for grandparents. doi.
org/10.1016/j.brat.2013.11.002
10. James N Kirby. Matthew R Sanders (2012). Using Consumer Input to Tailor
Evidence-Based Parenting Interventions to the Needs of Grandparents. doi.
org/10.1007/s10826-011-9514-8

11. Kaminski P L & Hayslip B (2004). Parenting attitudes of custodial grandparents.
Paper presented at the annual convention of the American Psychological
Association, Honolulu, HI.
13. Mazzucchelli T G & Sanders M R (2010). Facilitating practitioner flexibility
within an empirically supported intervention: Lessons from a system of
parenting support. doi.org/10.1111/j.1468-2850.2010.01215.x
12. Nguyễn Thị Diệu Anh (2017). Nghiên cứu tổng quan về chương trình Kỹ năng
làm cha mẹ. Kỷ yếu hội thảo khoa học Tâm lý học và sự phát triển bền vững
con người trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0. tr 391-402.
14. Pinson-Millburn M. Fabian E. Schlossberg N & Pyle M (1996). Grandparents
raising grandchildren. doi.org/10.1002/j.1556-6676.1996.tb02291.x
15. Rae Thomas. Melanie J. Zimmer-Gembeck (2007). Behavioral Outcomes of
Parent-Child Interaction Therapy and Triple P—Positive Parenting Program:
A Review and Meta-Analysis. doi.org/10.1007/s10802-007-9104-9


THÍCH ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HÀNH VI CHO CHA MẸ PHÙ HỢP VỚI ÔNG BÀ...

379

16. Sanders M & Turner K (2005). Reflections on the challenges of effective
dissemination of behavioral family intervention: Our experience with the Triple
P–Positive Parenting Program. doi.org/10.1111/j.1475-3588.2005.00367.x
17. Shapiro, C., Prinz, R., & Sanders, M (2012). Facilitators and barriers to
implementation of an evidence based parenting intervention to prevent
child maltreatment: The triple-p positive parenting program. doi.
org/10.1177/1077559511424774
18. Tran Thanh Nam. Bahr Weiss (2014). Vietnamese Parents’ Attitudes Towards
Western-based Behavioral Parent Training. />ViewOnline?bitstid=2058&type=1
19. Wohl E Lahner J & Jooste J (2003). Group processes among grandparents

raising grandchildren. In B. Hayslip & J. Patrick (Eds). Working with custodial
grandparents. New York: Springer.
20. Youjung Lee. Lisa V Blitzt (2014). We’re GRAND: a qualitative design and
development pilot project addressing the needs and strengths of grandparents
raising grandchildren. doi.org/10.1111/cfs.12153


380

ADAPTIVE BEHAVIORAL TRAINING PROGRAM
FOR PARENTS APPLIED FOR GANDPARENTS:
RESEARCH EVIDENCES
Tran Thanh Nam, Assoc.Prof.PhD1
MA. Tran Thi Hai Yen2

Abstract: Parenting training behaviour programs have proven to be
effective in intervention for children with behavioral problems. However, in
many countries, people who spend a lot of time interacting with children’re
grandparents rather than parents. The purpose of this article is to discuss
interventions for parenting positive program (Triple P) that clarify the structure
of the training program, the effectiveness of parent training programs, factors
influencing the effectiveness of parenting training programs, adjustments to
accommodate grandparent training, effectiveness of adaptive behavioral
training programs for grandparents. The results will help to outline and
propose framework for behavioral training for grandparents that’s relevant
to the Vietnamese cultural context and prerequisite for further empirical
research.
Keywords: Positive Positive parenting programs, Triple P, behavioral training
programs for grandparents, Adaptive.


1


2

University of Education – Vietnam National University, Hanoi;
Email: ;
Tel: 0912013831.
National Academy of Education Manafement.



×