Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Cường giáp (Phần 1) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.55 KB, 6 trang )

Cường giáp (Phần 1)

Cường giáp là gì?
Cường giáp là tình trạng tăng quá mức lượng hormon tuyến giáp lưu hành
trong máu do tăng hoạt động tuyến giáp. Thuật ngữ nhiễm độc giáp có liên quan
đến tình trạng nhiễm độc do tăng hormon tuyến giáp bởi bất kỳ nguyên nhân nào.
Bệnh có thể gây nên do tăng hấp thu hormon giáp và viêm tuyến giáp. Do cả bác
sĩ lẫn bệnh nhân thường sử dụng hai từ này thay thế lẫn nhau nên chúng tôi mạn
phép sử dụng từ cường giáp trong bài viết này.
Hormon tuyến giáp là gì?
Hormon giáp được tuyến giáp sản xuất. Tuyến này nằm ở vùng dưới cổ,
phía trên trái khế cổ. Tuyến giáp bao quanh khí quản và có hình giống cánh bướm
và liên hệ với nhau ở phần giữa. Tuyến giáp hấp thu Iodine (có trong hầu hết các
loại thức ăn như hải sản, bánh mì, muối) và sử dụng nó để sản xuất ra hormon
giáp. Hai hormon quan trọng nhất của tuyến giáp là thyroxine (T4) và
triiodothyronine (T3) tương ứng chiếm 99.9% và 0,1% hormon giáp. Hormon có
hoạt tính sinh học mạnh nhất lại là T3. Khi được phóng thích ra khỏi tuyến giáp
vào máu, một lượng lớn T4 được chuyển thành T3 - hormon thực sự có tác động
đến chuyển hóa của tế bào.
Ðiều hoà hormon tuyến giáp-trục điều khiển hoạt động tuyến giáp
Tuyến giáp được điều hòa bởi một tuyến khác tại não có tên là tuyến yên.
Ðến lượt mình, tuyến yên lại được điều hoà một phần bởi tuyến giáp (qua tác động
phản hồi của hormon tuyến giáp trên tuyến yên) và bởi một tuyến khác có tên là
vùng dưới đồi.
Vùng dưới đồi phóng thích một hormon có tên là thyrotropin, hormon này
sẽ gởi một tín hiệu đến tuyến yên để phóng thích hormon kích thích tuyến giáp
(thyroid stimulating hormon - TSH). Rồi TSH lại gởi một tín hiệu đến tuyến giáp
để phóng thích hormon giáp. Nếu có tăng quá mức hoạt động của bất kỳ tuyến nào
trong ba tuyến trên sẽ làm gia tăng lượng hormon giáp được sản xuất, gây nên
bệnh cường giáp.
 Vùng dưới đồi – TRH


 Tuyến yên – TSH
 Tuyến giáp - T4 và T3
Tỉ lệ sản xuất hormon giáp được tuyến yên điều khiển. Nếu thiếu lượng
hormon giáp lưu hành trong cơ thể để đảm bảo cho hoạt động chức năng bình
thường thì tuyến yên sẽ tăng tiết TSH nhằm kích thích tăng sản xuất hormon giáp.
Ngược lại, khi có sự tăng quá mức lượng hormon giáp lưu hành, mức TSH sẽ
được hạ xuống khi tuyến yên cố gắng giảm sản xuất hormon giáp. Ở người cường
giáp, có tình trạng tăng liên tục mức hormon giáp lưu hành.
Nguyên nhân gây bệnh cường giáp là gì?
 Bệnh Graves.
 Bướu nhân chức năng và bướu giáp đa nhân.
 Tăng hấp thu hormon giáp.
 Tiết TSH bất thường.
 Viêm giáp (tình trạng viêm của tuyến giáp)
 Ăn nhiều Iod.
Bệnh Graves
Bệnh Graves gây nên do tăng hoạt động tuyến giáp chung, là nguyên nhân
thường gặp nhất của bệnh cường giáp. Trong bệnh này, tuyến giáp phản loạn, có
nghĩa nó mất khả năng đáp ứng với điều khiển bình thường của tuyến yên. Ðây là
bệnh di truyền và phổ biến ở phụ nữ nhiều gấp 5 lần so với nam giới. Bệnh Graves
được nghĩ là bệnh tự miễn và những tự kháng thể đặc trưng cho bệnh được tìm
thấy trong máu. Những tự kháng thể này gồm có immunoglobin kích thích tuyến
giáp (kháng thể kháng TSI), kháng thể kháng peroxidase tuyến giáp (TPO), và
kháng thể kháng thụ thể TSH. Các yếu tố làm khởi phát bệnh gồm có stress, hút
thuốc, chiếu xạ vùng cổ, hoá trị, và nhiễm khuẩn như nhiễm virus. Bệnh Graves có
thể được chẩn đoán bằng chụp xạ hình tuyến giáp, cho thấy tăng hấp thu nồng độ
iodine đồng vị phóng xạ đánh dấu. Thêm vào đó, xét nghiệm máu có thể khám phá
ra tăng nồng độ TSI.
Bệnh Graves có thể có kết hợp với bệnh mắt (bệnh mắt Graves) và sang
thương da (bệnh lý da). Bệnh lý mắt có thể xuất hiện trước, sau hay cùng thời

điểm với cường giáp. Xuất hiện sớm có thể gây nên nhạy cảm ánh sáng và cảm
giác có bụi trong mắt. Mức độ bệnh mắt nặng thêm ở những bệnh nhân hút thuốc.
Quá trình bệnh mắt thường phụ thuộc vào bệnh cường giáp và điều trị steroid có
thể cần thiết để kiểm soát tình trạng viêm. Ðôi khi cũng cần đến phẫu thuật can
thiệp. Biểu hiện ở da của bệnh Graves là gây đau, đỏ da, hồng ban nốt xuất hiện
vùng trước chân, nhưng hiếm gặp.
Bướu nhân chức năng và bướu giáp đa nhân
Tuyến giáp sẽ có nhiều nốt hơn khi chúng già đi. Trong phần lớn các
trường hợp, những nốt này không sản xuất ra hormon giáp và cần phải điều trị.
Thông thường, một nốt có thể trở nên tự hoạt động, nghĩa là không đáp ứng với
điều hòa của tuyến yên và sản xuất hormon giáp một cách độc lập. Ðiều này càng
đúng khi nốt lớn hơn 3cm. Khi có một nốt đơn độc tự sản xuất hormon giáp thì gọi
là nốt chức năng. Nếu có nhiều hơn một nốt chức năng thì sử dụng thuật ngữ bướu
độc đa nhân. Những sang thương này có thể dễ dàng phát hiện bằng xét nghiệm
tuyến giáp.
Tăng hấp thu quá mức hormon giáp
Uống quá nhiều hormon giáp thường khá phổ biến. Quá liều hormon giáp
thường không phát hiện được do bệnh nhân uống thuốc không liên tục. Những
người khác có thể lạm dụng thuốc để cố đạt được các mục đích như giảm cân.
Bác sĩ có thể dễ dàng xác định tình trạng này nhờ xét nghiệm.
Tiết TSH bất thường
Một khối u tuyến yên có thể gây nên tăng tiết TSH (hormon kích thích
tuyến giáp). Ðiều này có thể làm tăng các tín hiệu đến tuyến giáp, kích thích tuyến
giáp sản xuất hormon giáp. Tình trạng này rất hiếm và có thể kết hợp với các bất
thường khác tại tuyến yên. Ðể xác định rối loạn này, bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ
làm các xét nghiệm phức tạp đánh giá sự phóng thích TSH.

×