Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lí, phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông gianh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 124 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian dài thực hiện, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quy hoạch và
Quản lý Tài nguyên nước với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý, phát
triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sơng Gianh” đã được hồn thành. Ngồi
sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy
cơ giáo và các đồng nghiệp, bạn bè.
Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới người
hướng dẫn khoa học TS. Lê Trung Tuân và PGS.TS. Trần Viết Ổn - Phó Hiệu
trưởng - Trường Đại học Thủy lợi đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung
cấp những tài liệu, những thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô
giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy giáo, cô giáo các bộ môn đã truyền
đạt những kiến thức chun mơn trong q trình học tập.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Viện Quy hoạch Thuỷ
lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn tỉnh Quảng Bình và các đồng nghiệp,
bạn bè đã giúp đỡ, cung cấp các tài liệu cần thiết và đóng góp ý kiến cho tác giả
hồn thành luận văn.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, kinh nghiệm bản thân chưa nhiều, khối lượng
tài liệu lớn nên những thiếu sót của Luận văn là khơng thể tránh khỏi. Do đó, tác giả
rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như
những ý kiến đóng góp của bạn bè và của đồng nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tấm lòng của những người thân
trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ khích lệ tác giả trong suốt quá trình học
tập và hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà nội, tháng 8 năm 2012
Tác giả

Ngô Bá Thịnh



LỜI CAM ĐOAN

Tên tác giả:

Ngô Bá Thịnh

Học viên cao học:

Lớp CH17Q

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Trung Tuân
PGS.TS. Trần Viết Ổn
Tên đề tài Luận văn “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý, phát triển bền
vững tài nguyên nước lưu vực sông Gianh”.
Tác giả xin cam đoan đề tài Luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu
được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan nhà
nước, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, sách, báo… để đưa ra một số đề
xuất giải pháp. Tác giả không sao chép bất kỳ một Luận văn hoặc một đề tài nghiên
cứu nào trước đó.
Hà nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả

Ngô Bá Thịnh


1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lưu vực sơng Gianh nằm trên địa phận 4 huyện thuộc tỉnh Quảng Bình là
Minh Hóa, Tun Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và huyện Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh.

Tổng diện tích tự nhiên tồn lưu vực là 4,680 km2, trong đó diện tích đồi núi là
4,239 km2 chiếm 90,8% diện tích tồn lưu vực với 1,160 km2 là diện tích núi đá vôi.
Nguồn nước trên sông Gianh được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội
trong vùng như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ ... Đây là một
nguồn tài nguyên quan trọng, đặc biệt cần thiết cho sự sinh tồn của xã hội và là cơ
sở vật chất để phát triển kinh tế. Vị trí của sơng Gianh trong q trình phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình là rất quan trọng. Tuy vậy, trong những năm gần
đây, nhu cầu dùng nước trong vùng đã có những thay đổi:
- Việc khai thác vùng đất ven biển phục vụ nuôi thủy sản làm tăng nhu cầu
nước cho thủy sản.
- Sự biến động trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp đang diễn ra ngày càng rõ
nét trên tồn lưu vực.
- Tốc độ đơ thị hố, cơng nghiệp hố tăng nhanh, đặc biệt là vùng hạ du lưu
vực làm tăng nhu cầu nước cho công nghiệp và đô thị.
Yêu cầu sử dụng nước trong vùng vẫn tiếp tục gia tăng trong khi tài nguyên
nước trong lưu vực sông ngày càng bị cạn kiệt và suy thối. Do sự phân bố khơng
đồng đều giữa nguồn nước và nhu cầu sử dụng cùng với sự suy thoái, cạn kiệt
nguồn nước đã dẫn đến sự cạnh tranh giữa những người sử dụng nước, ngành sử
dụng nước, giữa thượng và hạ du lưu vực sơng. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý tài
nguyên nước còn hạn chế, yếu kém do thiếu kinh nghiệm, chưa có sự đồng thuận
giữa những nhà quản lý với những nhà khai thác sử dụng.
Sự thay đổi và những bất cập trên đây đang đặt ra sự cần thiết phải có các
giải pháp trong quản lý, phát triển tài nguyên nước lưu vực theo hướng bền vững.,
do đó cần thiết phải thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý, phát


2
triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Gianh” để đảm bảo cho việc phát triển
tài nguyên nước của lưu vực theo hướng bền vững.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Đưa ra các giải pháp quản lý, phát triển tài nguyên nước trên lưu vực sông
Gianh theo hướng bền vững.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong đề tài là nguồn nước cấp cho các
ngành sử dụng nước chủ yếu trong lưu vực sông Gianh như: nông nghiệp, công
nghiệp, dân sinh…
4. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH TIẾP CẬN
4.1. Nội dụng nghiên cứu:
Phân tích đánh giá nguồn nước, tính tốn nhu cầu nước của các ngành dùng
nước cho các giai đoạn phát triển đến năm 2020, tính cân bằng nước, đưa ra giải
pháp sử dụng nguồn nước hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả các cơng trình thuỷ lợi và
quản lý bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông Gianh.
4.2. Cách tiếp cận:
- Tiếp cận kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trong nước
cũng như trên thế giới;
- Tiếp cận theo quan điểm thực tiễn, tổng hợp đa mục tiêu;
- Tiếp cận đáp ứng nhu cầu;
- Tiếp cận theo quan điểm hệ thống;
- Tiếp cận theo quan điểm bền vững.
4.3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp kế thừa, phân tích tổng hợp;
- Phương pháp chuyên gia;
- Nghiên cứu phân tích, thống kê;
- Phương pháp ứng dụng mơ hình.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG


Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nơng
nghiệp, cơng nghiệp, dân dụng, giải trí và mơi trường. Hầu hết các hoạt động trên
đều cần nước ngọt. Theo thống kê thì 97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3%
còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và
các mũ băng ở Bắc và Nam cực. Phần còn lại khơng đóng băng được tìm thấy chủ
yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong khơng khí.
Tất cả sơng hồ, đất ngập nước trên thế giới cùng chỉ chiếm khoảng 1% diện tích đất
và 0,01% tổng lượng nước ngọt.
Tài nguyên nước là tài nguyên thiết yếu cho sự sống nhưng đồng thời cũng là
yếu tố môi trường rất quan trọng, do vậy quản lý và nghiên cứu tài nguyên nước
vừa là hoạt động đánh giá tài nguyên nước vừa là đánh giá tình trạng mơi trường
của một vùng lãnh thổ. Nước có quan hệ mật thiết với các tài nguyên khác như sinh
vật, đất ... và chính vì thế khi xu thế sa mạc hóa, hủy hoại tài nguyên đất, rừng thì
cũng đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng thiều nước về mùa khô và gây lũ lụt
vào mùa mưa.
Trên thế giới, kể từ sau Hội nghi Dublin và Hội nghị thượng đỉnh về Môi
trường và phát triển của thế giới họp tại Rio de Janero (Brazil, 1992), phần lớn các
nước trên thế giới đều trong tiến trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước
(QLTHTNN) với việc lấy lưu vực sông làm đơn vị quản lý nước càng được chú
trọng và được coi là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng nước, điều
phối và giải quyết tốt các mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước
giữa các vùng, các khu vực thượng hạ lưu của lưu vực sông.
Tổ chức công tác vì nước tồn cầu (GWP) cho rằng: “Quản lý tổng hợp lưu
vực sơng là một q trình mà trong đó con người phát triển và quản lý tài nguyên
nước, đất và các tài nguyên khác nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của các thành quả


4

kinh tế xã hội một cách công bằng mà không đánh đổi bằng sự bền vững của các hệ
sinh thái then chốt”. Định nghĩa này nhấn mạnh những khía cạnh nổi bật của quản
lý tổng hợp lưu vực sông và cho thấy quản lý tổng hợp lưu vực sông là sự hợp tác
trong quản lý và khai thác sử dụng các nguồn tài ngun có trên tồn bộ lưu vực
một cách hợp lý, hiệu quả và công bằng để đạt được lợi ích kinh tế và xã hội mà
khơng làm tổn hại đến sự bền vững của hệ sinh thái.
Lưu vực sơng có thể xem như một vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia
nước trên mặt và dưới đất mà trong phạm vi đó nước trên mặt và dưới đất đều chảy
một cách tự nhiên vào lưu vực sông. Trong lưu vực sông tồn tại các mối quan hệ
chặt chẽ giữa nước mặt và nước ngầm, giữa số lượng và chất lượng nước, giữa đất
và nước và giữa vùng thượng lưu và hạ lưu. Các mối quan hệ này đã khiến cho lưu
vực sông từ một vùng địa lý đã trở thành một hệ thống ln dính kết với nhau
(Bryan Bruns, D.J, 2001).
Như vậy, mục đích của quản lý lưu vực sông là:
- Bảo vệ các chức năng của sông và lưu vực sông;
- Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước trong mối quan hệ với đất và
các tài nguyên sinh thái khác;
- Hạn chế suy thối và duy trì mơi trường của sơng và lưu vực sông bền vững
cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
1.1. VỀ QUẢN LÝ NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRÊN THẾ GIỚI
Quản lý lưu vực sơng (QLLVS) đã có lịch sử phát triển hơn một thế kỷ qua
và hiện nay nó càng được quan tâm của tất cả các nước trên thế giới để thực hiện
các mục tiêu của phát triển bền vững. Khái niệm quản lý lưu vực sơng hiện đại ngày
nay đã vượt ra ngồi khái niệm quản lý đất và nước truyền thống, bao gồm việc
quản lý tất cả những hoạt động của con người sử dụng nước hoặc gây ảnh hưởng
đến các hệ thống nước ngọt.
Hiện nay việc đổi mới thế chế trong QLLVS ở các nước phát triển và đang
phát triển thường tập trung vào hai việc là: (1) thành lập các tổ chức quản lý ở cấp
lưu vực, và (2) đổi mới các hoạt động liên quan đến quản lý nước ở lưu vực sông
như là xây dựng cơ chế phối hợp, đổi mới pháp chế, thiết kế lại các công cụ kinh tế



5
trong chính sách nước (như giá chuyển nước, thuế, trợ cấp), thiết kế lại các tổ chức
kinh tế (các tổ chức dịch vụ công, các tổ chức cung cấp dịch vụ, thị trường nước,
chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức dùng nước).
Trên thế giới có hàng trăm tổ chức lưu vực sông đang hoạt động, các tổ chức
này có thể có cơ cấu tổ chức và chức năng khơng hồn tồn giống nhau tùy thuộc
vào mỗi nước và điều kiện lưu vực. Các sự khác nhau thường tập trung vào các
điểm chính: Hình thức tổ chức, chức năng, mức độ tham gia trong quản lý nước của
tổ chức lưu vực sông, phương thức hoạt động, cơ chế tài chính.
* Mơ hình quản lý lưu vực sơng ở Pháp:
Nước Pháp từ năm 1966 đã quản lý tất cả 6 lưu vực sông trên cả nước dựa
theo luật về nước ban hành năm 1964. Mỗi lưu vực sơng có một cơ quan lưu vực
với chức năng chính là:
- Định hướng và khuyến khích các hộ dùng nước sử dụng hợp lý tài nguyên
nước thông qua các công cụ kinh tế.
- Khởi xướng và cung cấp thông tin cho các dự án (nhưng khơng trực tiếp
thực hiện dự án), điều hịa các lợi ích địa phương, lợi ích cá biệt và lợi ích chung
trong khai thác tài nguyên nước.
Cơ quan lưu vực có một Hội đồng quản trị trong đó một nửa đại diện các cơ
quan nhà nước, 1/4 là đại diện các chính quyền địa phương và 1/4 cịn lại là đại diện
các hộ dùng nước (công nghiệp, nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp,
thủy sản,…). Các quyết định của Hội đồng quản trị phải được Cơ quan lưu vực sơng
phê chuẩn.
* Mơ hình quản lý lưu vực sơng Hồng Hà (Trung Quốc):
Sơng Hồng Hà lớn thứ 2 Trung Quốc với diện tích lưu vực 795.000km2, số
dân 98 triệu người sống trên lưu vực. Để quản lý lưu vực sơng Hồng Hà, Nhà nước
Trung Quốc thành lập Ủy ban bảo vệ sơng Hồng Hà (YRCC). Ủy ban này là một
cơ quan của Bộ Thủy Lợi Trung Quốc nhằm quản lý lưu vực sơng Hồng Hà và các

sơng nội địa thuộc một số tỉnh và khu vực phía Tây Bắc Trung Quốc với chức năng
chủ yếu là:
- Quản lý thống nhất tài ngun nước và dịng sơng;


6
- Quản lý tổng hợp lưu vực sông;
- Phát triển và quản lý các cơng trình thủy lợi quan trọng trên lưu vực;
- Thực hiện quy hoạch, quản lý, điều phối, hướng dẫn và bổ trợ;
- Cải thiện quản lý sông và phát triển tổng hợp, khai thác và bảo vệ tài
ngun nước;
* Mơ hình quản lý lưu vực sơng Lerma - chapala tại Mê xico:
Sông Lerma - chapala dài 750 km ở miền Trung Mexico, có diện tích lưu
vực 54.000km2 , bao gồm 5 tiểu bang với tổng dân số 15 triệu người. Trong lưu vực
có một hồ tự nhiên là hồ Chapala rộng 111.000ha dung tích 8 tỷ m3 nước. Một trong
những thách thức lớn nhất của lưu vực là hồ này bị khai thác quá mức đang bị cạn
kiệt nguồn nước. Việc thành lập tổ chức quản lý lưu vực sơng nhằm giải quyết khó
khăn này.
Hội đồng lưu vực sông lưu vực sông Lerma - chapala (Lerma - chapala river
basin council) thành lập năm 1993. Trong giai đoạn năm 1993 - 1998 cơ cấu tổ
chức của Hội đồng bao gồm Chủ tịch là một Bộ trưởng, các thành viên là Thống
đốc các tiểu bang thuộc lưu vực, Bộ trưởng của 5 bộ có liên quan và lãnh đạo của
một số Ủy ban thuộc Chính Phủ. Từ năm 1998 cơ cấu này được điều chỉnh lại, Chủ
tịch hội đồng là chủ nhiệm Ủy ban nước quốc gia, các Ủy viên là Thống đốc của 5
tiểu bang thuộc lưu vực. Ngồi ra cịn có đại diện của các hộ dùng nước thuộc 6
ngành nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ, công nghiệp, chăn nuôi và cấp nước.


7


Ủy viên Hội
đồng
Thống đốc
các tiểu
bang:
Guanajuato
Jalisco
Mexico
Michoacan
Quereta

Chủ tịch Hội đồng
Chủ nhiệm Ủy ban nước Quốc
i

Văn phòng Hội đồng
Văn phòng khu vực của Uỷ ban
nước Quốc gia

3 Ủy ban tiểu
khu vực

Các nhóm
cộng tác
chuyên đề

Ủy viên Hội
đồng
Đại diện các hộ
dùng nước:

Tưới
Cấp nước
Công nghiệp
Thủy sản
Dịch vụ
Chăn ni

Nhóm cơng tác giám sát và đánh giá

Đại hội các hộ
dùng nước
cấp lưu vực

Trung tâm
thông tin

Đại hội các hộ
dùng nước
cấp tiểu bang

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Hội đồng lưu vực sơng Lerma- Chapala
Tổng hợp các mơ hình của tổ chức quản lý lưu vực sông của thế giới có thể
rút ra một số ý kiến đánh giá như sau:
- Về hình thức: Có một số hình thức của cơ quan quản lý lưu vực sông hiện
hành trên thế giới, nhưng có thể quy thành ba hình thức phổ biến nhất đó là: (i) cơ
quan thủy vụ lưu vực sông, (ii) ủy hội lưu vực sông, và (iii) hội đồng lưu vực sơng.
Mỗi loại có một mức độ tập trung quyền lực cũng như mức độ tham gia vào quản lý
nước khác nhau.
- Về chức năng nhiệm vụ: Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý lưu vực
sơng có thể nhiều hay ít tùy thuộc theo mục tiêu của cơ quan quản lý lưu vực sông

được đặt ra khi thành lập. Việc xác định các chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản


8
lý lưu vực sông phải tương xứng với yêu cầu quản lý của lưu vực sông cần phải thực
hiện.
- Về quyền hạn: Quyền hạn biểu thị quyền lực của cơ quan quản lý lưu vực
sông để thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý lưu vực sông. Không có đủ
quyền hạn thì cơ quan quản lý lưu vực sơng khó có thể thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ được giao. Nói chung, tùy theo hình thức tổ chức của mỗi cơ quan quản lý
lưu vực sông mà nó có thể có nhiều hoặc ít quyền hạn trong quản lý TNN. Quyền
hạn của cơ quan quản lý lưu vực sơng phải được thể chế hóa trong các văn bản Nhà
nước và phải tương xứng với trách nhiệm và nhiệm vụ quản lý được giao
- Phương thức hoạt động: Phương thức hoạt động là cách thức để cơ quan
quản lý lưu vực sông thực hiện các hoạt động quản lý của mình. Thí dụ như cách
thức làm việc của Cơ quan điều hành hay văn phòng thường trực của cơ quan quản
lý lưu vực sông với các cơ quan hành chính trung ương hay địa phương. Mỗi cơ
quan quản lý lư vực sơng cần có một phương thức hoạt động phù hợp với hình thức
và quy mơ cơng việc của cơ quan quản lý lưu vực sông được giao và phải thuận lợi
cho việc tổ chức và triển khai các hoạt động hàng ngày
- Cơ chế tài chính: Hoạt động của cơ quan quản lý lưu vực sông cần có
nguồn kinh phí ổn định lâu dài, nếu khơng thì cơ quan quản lý lưu vực sông nếu
thành lập cũng khó mà hoạt động được như u cầu. Vì thế mỗi cơ quan quản lý lưu
vực sông cần xây dựng một cơ chế tài chính hợp lý để duy trì hoạt động thường
xuyên hàng năm của cơ quan quản lý lưu vực sông ngay khi đề xuất thành lập cơ
quan quản lý lưu vực sơng. Nguồn tài chính này có thể dựa trên sự trợ giúp của Nhà
nước, các tổ chức quốc tế hoặc đóng góp tài chính của các tỉnh, các hộ dùng nước
được hưởng lợi trên lưu vực sông. Tuy nhiên phần lớn các tổ chức lưu vực sơng
trích một phần nguồn thu từ thuế tài ngun nước và phí ơ nhiễm nước cho các hoạt
động quản lý của mình

- Thành phần tham gia: Cơ quan quản lý lưu vực sơng sẽ rất hạn chế. Nói
chung một cơ quan quản lý lưu vực sơng thường có sự tham gia của các thành phần
chủ yếu sau:
+ Cơ quan quản lý cấp Trung ương;


9
+ Đại diện của các Tỉnh và địa phương;
+ Đại diện của các Bộ, ngành dùng nước;
+ Đại diện các hộ dùng nước.
Tùy theo chức năng và nhiệm vụ của mỗi cơ quan quản lý lưu vực sông mà
mức độ tham gia của các thành phần này có thể khác nhau tạo nên đặc điểm riêng
về hoạt động của tổ chức lưu vực sơng đó.
1.2. VỀ QUẢN LÝ NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TẠI VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia có lượng mưa trung bình năm khá lớn tới trên
2000 mm. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi với độ che phủ rừng hiện khoảng 29%,
mạng lưới sông, suối, đầm, hồ ao, kênh mương khá dày và có nước quanh năm.
Nhờ đó tài ngun nước nhìn chung tương đối phong phú: hàng năm lượng nước
mặt sản sinh nội địa đạt 32,5 tỷ m3/năm, nếu kể cả lượng nước từ bên ngoài lãnh thổ
chảy vào khoảng 889 tỷ m3/năm, nước dưới đất có trữ lượng tiềm năng khoảng 48
tỷ m3/năm (trầm tích bở rời: 12,6; đá lục nguyên: 7,31; đá phun trào: 2,11; đá xâm
nhập: 8,05; đá carbonat: 2,4; đá biến chất: 7,79 và đá hỗn hợp: 7,75).
Mạng lưới sông suối trên lãnh thổ Việt Nam khá là nhiều. Nếu chỉ tính
những sơng suối có nước chảy thường xun và có chiều dài trên 10km thì trên lãnh
thổ Việt Nam có khoảng 2360 sơng, suối các loại. Tất cả các sơng suối này tập
trung trong 8 hệ thống sơng chính và các sông vừa và nhỏ khác. Tám hệ thống sơng
chính đó là: sơng Kỳ Cùng-Bằng Giang, sơng Hồng-Thái Bình, sông Mã, sông Cả,
sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai-Sài Gịn và sơng Mê Cơng; trong đó hệ
thống sơng Mê Cơng là lớn nhất sau đó đến hệ thống sơng Hồng. Trong các hệ
thống sơng ở Việt Nam thì có một số sơng bắt nguồn hay có dịng chảy qua các

nước láng giềng, như sông Kỳ Cùng-Bằng Giang, sông Hồng-Thái Bình, sơng Mã,
sơng Cả, sơng Đồng Nai-Sài Gịn và sông Mê Công.
1.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam
Theo điều 58 luật Tài nguyên nước, tổ chức quản lý nguồn nước ở nước ta
hiện nay chủ yếu vẫn theo địa giới hành chính theo các cấp từ Trung ương đến địa
phương : Hệ thống quản lý hành chính có 4 cấp, đó là:( i) chính quyền từ Trung
ương; (ii) chính quyền cấp tỉnh và thành phố; (iii) quận (ở thành thị) và huyện (ở


10
nông thôn); và (iv) phường (ở thành thị) và xã (ở nơng thơn), trong đó UBND các
cấp là cơ quan đại diện chính quyền ở mỗi cấp.
Theo hệ thống này, Cơ quan quản lý nguồn nước cấp Trung ương xây dựng
thể chế, chính sách để nhà nước ban hành, đồng thời chỉ đạo các tỉnh thực hiện. Các
tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nguồn nước cũng như thực hiện các chính sách và
luật pháp về nước trong tỉnh. Giữa các tỉnh khơng có cơ chế phối hợp cụ thể được
quy định trong luật pháp mà có thể là cơ chế tự hợp tác khi cần thiết.
1.2.2. Về thực hiện quản lý nước theo các lưu vực sơng
Trước khi có luật tài nguyên nước, tại Việt Nam chưa có tiền đề cho việc
quản lý nước theo các lưu vực sông.
Luật tài nguyên nước năm 1998 trong điều 64 đã đặt cơ sở về mặt luật pháp
cho việc thực hiện quản lý lưu vực sông. Điều 64 Luật Tài nguyên nước mới chỉ đề
cập đến việc thành lập Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông và các nội dung của
quản lý quy hoạch lưu vực sơng, cịn về quản lý nước mới quy định về kiến nghị
giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông. Tuy nhiên nghị định
179/199 NĐ-CP mới quy định việc quản lý lưu vực sông cần tổ chức thực hiện đối
với các lưu vực sông lớn như lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sơng Đồng Nai, sơng
Cửu Long. Trên các lưu vực sông này thành lập các Cơ quan quản lý quy hoạch lưu
vực sông với các chức năng chủ yếu là:
- Lập trình duyệt và theo dõi việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông, đảm

bảo quản lý thống nhất quy hoạch kết hợp với địa bàn hành chính.
- Thực hiện việc phối hợp với các cơ quan hữu quan của các Bộ, ngành và
địa phương trong việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước của lưu
vực sơng và trong việc lập, trình duyệt và theo dõi việc thực hiện các quy hoạch lưu
vực sông nhánh.
- Kiến nghị giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông.
Thực hiện quy định của luật Tài nguyên nước, Năm 2002 Bộ Nông Nghiệp và
PTNT quyết định thành lập 3 Ban quản lý quy hoạch các lưu vực sơng Hồng - Thái
Bình, sơng Đồng Nai, sơng Cửu Long. Điểm nổi bật của các Ban này là chỉ có chức


11
năng về lập và theo dõi việc thực hiện quy hoạch lưu vực sơng mà chưa có chức
năng về quản lý nước.
Thực tế này cho thấy cần phải cải tiến về mặt thể chế đặc biệt là việc kiến
nghị sửa đổi luật Tài nguyên nước để bổ sung thêm chức năng quản lý tài nguyên
nước cho cơ quan quản lý lưu vực sông hơn là chỉ quản lý quy hoạch lưu vực sông
như là Luật tài nguyên nước 1998 đã ban hành. Việc cải tiến tổ chức lại các Ban
quản lý cả ba lưu vực sơng nói trên cho phù hợp với thực tế thì mới có thể thực hiện
quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông đạt được hiệu quả tốt.


12
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu
Vùng nghiên cứu của đề tài gồm tồn bộ dịng chính sơng Gianh các phụ lưu:
sông Rào Trổ, Rào Nan và sông Son, thuộc địa giới hành chính của 4 huyện là
Quảng Trạch, Bố Trạch, Tun Hóa, Minh Hố Tỉnh Quảng Bình và 6 xã của huyện

Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Diện tích tự nhiên tồn lưu vực là 4.680 km2, có tọa độ
địa lý từ 17020’ đến 18005’43” vĩ độ Bắc và từ 105036’24” đến 106036’26” kinh
độ Đơng.
- Phía Bắc giáp lưu vực sơng Rác, sơng Rịn.
- Phía Nam giáp lưu vực sơng Lý Hịa.
- Phía Tây giáp lưu vực sơng MêKơng, có biên giới Việt Lào làm phân lưu.
- Phía Đơng giáp biển Đơng.

Hình 2.1: Vị trí vùng nghiên cứu


13
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Lưu vực sơng Gianh có địa hình rất phức tạp có thể chia ra làm 5 dạng sau:
- Địa hình núi đá vơi: Nằm tập trung ở phía hữu sơng Gianh chạy dài từ Rào
Nan đến biên giới Việt - Lào nối liến với cung đá vôi Phong Nha và thượng nguồn
sông Đại Giang. Vùng này có nhiều núi đá vơi vách thẳng đứng, nhiều chỗ núi đá
ăn sát ra bờ sông như đoạn Cẩm Lệ. Địa hình dạng này chiếm tới 25% diện tích lưu
vực.
- Địa hình thung lũng đá vơi: Tập trung ở huyện Minh Hóa nằm trên thượng
nguồn sơng Rào Nan (một phụ lưu của sông Gianh). Các thung lũng nằm rải rác
trong vùng núi đá vơi có địa hình tương đối bằng phẳng và bao bọc bởi 3 mặt là núi
cao tạo nên những cánh đồng có nơi rộng đến 200-300 ha. Địa hình dạng này chiếm
20% diện tích lưu vực và có cao độ trong khoảng 70-90 m.
- Địa hình đồi núi: Dạng địa hình này nằm chủ yếu trên lưu vực sông Son
(sông Trốc) và vùng thượng du của sông Rào Trổ (thuộc đất Kỳ Anh), địa hình này
thường chạy dài theo sông và chia làm 2 cánh cung. Ở lưu vực sơng Son cánh cung
phía hữu từ Rào Nan ăn sát ra biển Đơng tạo thành đèo Lý Hịa. Phía tả sơng Son
(hữu sơng Gianh) từ phà Cẩm Lệ ngược lên biên giới là thung lũng dốc theo dạng
mái nhà trũng xuống dịng chính sơng Gianh, vùng này cũng bị các dãy núi đá vôi

xâm lấn, chia cắt thành các cánh đồng nhỏ dọc theo tuyến đường sắt Bắc Nam. Cao
độ bình quân các cánh đồng thung lũng dạng bãi sơng này từ 10-20m, ít khi bị ngập
lụt. Chạy dọc sát mép sông Gianh là các thung lũng thấp hơn có cao độ từ 5-10m,
hàng năm vào mùa mưa lũ hay bị ngập do trong thời gian sông Gianh có lũ lớn về
tiêu thốt khơng kịp.
- Dạng đồi và núi đất cao: Dọc theo dịng chính sơng Son và phía tả thượng
nguồn lưu vực suối Tiên Lang, Trung Thuần. Đồi đất dạng mái nhà nghiêng từ phía
Hà Tĩnh vào dịng chính sơng Gianh, độ dốc bình qn từ 25-300, vùng này ít có
thung lũng nơi đây thích hợp với cây lâm nghiệp.
- Khu vực đồng bằng: Đồng bằng chỉ chiếm khoảng 11% diện tích lưu vực
và có thể chia thành hai khu vực:


14
+ Khu Bắc sông Gianh: Bắt đầu từ khu tưới của cơng trình Tiên Lang, Trung
Thuần chạy dọc đến Cảnh Dương (cửa sơng Gianh). Địa hình dốc theo hướng Tây Đông, giáp biển là cồn cát cao (cao độ trung bình từ 4-7 m). Đồng bằng Bắc sơng
Gianh khá bằng phẳng có cao độ bình qn 3,0-3,5 m, trong vùng đồng bằng có
những trảng cát xen giữa.
+ Khu Nam sơng Gianh: chạy từ khu tưới của hệ thống Rào Nan đến giáp
biển, sát biển là dãy cồn cát có cao độ từ 5-7 m chạy suốt từ sông Gianh đến đèo Lý
Hịa. Đồng bằng Nam sơng Gianh khá bằng phẳng có cao độ 2,0-2,5 m.
2.1.3. Địa chất và khống sản
a. Cấu tạo địa chất
Giới palezoi: Bao gồm:
- Hệ tầng Orđovic - Silur: Phân bố ở vùng rừng núi thượng nguồn sông Dinh,
sông Rào Nậy (Gianh) và sông Rào Trổ với các trầm tích là đá phiến sét, cát bột kết
xen lẫn lớp cát kết, đá phiến thạch anh và cuội kết thạch anh.
- Hệ tầng Devon: Được phân bố thành các dải chạy dài tập trung ở vùng
trung lưu của lưu vực sông Gianh thường lộ ra thành dải hẹp với thành phần cát kết,
bột kết màu vàng đến nâu đỏ, đá phiến sét, đá vôi, sét vôi dày từ 600 - 1.000 m.

- Hệ tầng Cacbon - Permi: Tập trung ở vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ
Bàng với đá vôi màu xám, đá vôi trứng cá, sét thanh, sét vôi dày từ 300 - 900 m
Giới Mesozoi: Gồm
- Hệ tầng Trias và Creta: các trầm tích này chiếm diện tích khá lớn ở phía
Bắc Rào Nậy, vùng kẹp giữa sơng Rào Trổ và thượng nguồn sơng Rịn với thành
phần là cuội kết cơ sở, cát kết, bột kết và sét kết với chiều dày khoảng 1.000 - 1.500
m.
Giới Kanozoi: Gồm:
- Hệ Neogon: Với thành phần cuội kết, bột kết, sét kết dày khoảng 250m
chiếm một diện tích nhỏ ở vùng hạ du lưu vực sông Dinh.
- Các trầm tích hệ Đệ tứ: Hệ tầng dày khoảng 12 - 13 m, với các trầm tích
thuộc hệ tầng Tú Loan phổ biến ở vùng Tú Loan thuộc vùng ven biển của huyện
Quảng Trạch có thành phần bột, cát, sét màu vàng xám bị Laterit hố có chỗ dày từ


15
0.5 - 1,0 m. Các trầm tích hệ Holocen với nguồn gốc sông (a QIV) phân bố dọc các
sông suối dưới dạng bãi bồi ven bờ và bãi giữa sông có thành phần cát, bột, sét, ở
vùng đồi thì có thành phần cát, cuội, sỏi. Hệ tầng có độ dày từ 2 - 8 m. Các trầm
tích nguồn gốc biển - gió (mv QIV) có độ dày khoảng 19 m, phân bố chủ yếu dọc
theo bờ biển thành dải song song với đường bờ thành phần gồm cát, thạch anh từ
nhỏ đến trung bình màu vàng xám trắng có nhiều vảy muscovit, mảnh vỏ sị, ốc
biển. Ngồi ra cịn các trầm tích eluvi, đeluvi thuộc hệ Đệ Tứ khơng phân chia (Q)
được phân bố ở vùng đồi núi.
b. Khoáng sản
Trong vùng có những mỏ khống sản phân bố và trữ lượng cụ thể như sau:
- Than đá xóm Nha: Được phát hiện năm 1963 than thành tạo trong hệ tầng
Mục Bài (D2g mb) thuộc huyện Minh Hố gồm: sét vơi màu xám, bột kết màu đen
dày 150 m. Diện tích chứa than dài 1,6 km, rộng 250 m. Chất lượng than: tro độ Ak
= 3%, chất bốc Vch = 5%, nhiệt lượng Qch = 8.000 Kcal/kg. Điểm này khơng có

giá trị công nghiệp.
- Than bùn Ba Đồn: Nằm trong trầm tích đầm lầy ven biển Đệ tứ. Diện tích
dài 7km, rộng 4 km. Chất lượng than: tro độ Ak = 59,7%, chất bốc Vch = 25,1%,
nhiệt lượng Qch = 1140 - 3360 Kcal/kg, S = 0,36%, tỷ trọng trung bình 1,86. Than
có thể sử dụng làm chất đốt hoặc làm phân bón. Trữ lượng 1,4.106 tấn.
- Kim loại: Gồm có các điểm sắt limonit ở Khe Ngang, Làng Va, Lèn á và
Thu Lộc. Các điểm quặng mangan Kim Lũ, Đồng Văn ở rìa nếp lồi Quy Đạt. Quặng
phân bố theo đứt gãy Rào Nậy tại những nơi bị cà nát mạnh .
- Không kim loại: Arsen, Pyrit, Phosphorit, Kaolin, Thạch anh mạnh,
pegmatit, cát thủy tinh, Thạch anh tinh thể.
- Vật liệu xây dựng: Granit ở khối Đồng Lê thuộc phức hệ sơng Mã có thể sử
dụng làm đá ốp lát hoặc xây dựng. Đá vơi xi măng đã có 4 mỏ: Ca Tạng, Kim Lũ,
Hạ Trang và Troóc tập trung một diện tích khá rộng, thành phần chủ yếu là calcit,
đá vơi này có thể dùng trong cơng nghiệp xi măng, trữ lượng của mỏ Hạ Trạng 0,45
triệu tấn, các mỏ khác chưa được đánh giá. Đá vôi xây dựng có thể là vật liệu xây
dựng có ở Văn Hố, Minh Cầm, Thanh Sơn, các khối đá vơi có chiều dài 2,5 km,


16
rộng 400-500 m và có thể làm chất độn bê tơng, xây kè cống hoặc làm móng cơng
trình. Ngồi ra cịn các vật liệu có giá trị khác như: đá hoa, sét chịu lửa, sét gạch
ngói, cát kết xây dựng, cuội sỏi.
- Nước khống - nước nóng: Đã phát hiện điểm nước khống - nước nóng là
Động Nghèn và Trc. Tại Động Nghèn nước lộ ra ở ven suối với chiều dài 50 m,
chảy dài như một cái phễu có đường kính 1,2 - 1,4 m, nước có mùi hắc, vị chát,
nhiều bọt khí, nhiệt độ 430c, độ pH = 4,5, Q = 0,2 l/s. Tại Troóc nước thuộc loại
clorur-bicacbonat natri, Q = 0,52 l/s, nhiệt độ 420c, pH = 7, tự do = 13,2 mg/l, CO2,
liên hệ = 3,84 mg/l.
2.1.4. Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng
Đất đai trên lưu vực sông sông Gianh được thành tạo do nhiều nguồn gốc. Sự

xâm nhập nước biển nhiều năm và sự chuyển tải bùn cát sườn dốc, trên các sông
suối bị ứ tràn pha trộn phù sa biển tạo cho vùng đồng bằng sơng Gianh có lớp bề
mặt là phù sa biển, phù sa sơng biển và phù sa sơng, sườn tích, dốc tụ và bào mòn
bạc màu trên vùng đất dốc. Thổ nhưỡng lưu vực sơng Gianh có một số loại đất
chính như sau:
- Đất phù sa bị nhiễm mặn hàng năm, cấu tượng đất màu đen lẫn nhiều vỏ sò
hến. Khi khơ đóng vón, rắn gặp nước bở rời, độ dính kết kém. Đất này tập trung ở
vùng ngập nước của sông Gianh. Đất đang sử dụng nuôi trồng hải sản và trồng cây
sú vẹt chắn sóng.
- Đất thềm dốc cao loại đất này thành tạo do sản phẩm phong hoá bở rời của
đá Feratic, đá sét, đá sa diệp thạch đất màu vàng nhạt, vàng xám lẫn nhiều sạn sỏi,
nhiều nơi đang bị xói mịn do dịng chảy mặt có tốc độ cao. Đất phân bố ở vùng đồi
và núi lưu vực thượng sơng Gianh thuộc Tun Hố, Minh Hoá. Đất phù hợp với
cây lâm nghiệp, cây trồng cạn và chế độ canh tác vườn rừng, loại đất này chiếm tới
80% diện tích lưu vực.
- Đất cát pha và đất cát là sản phẩm của phù sa biển, phù sa sơng và phù sa
sơng - biển, đất có dạng đất thịt, thịt pha cát và đất mùn cát. Cấu tượng của đất bở
tơi, độ ngấm hút lớn, màu xám hoặc nâu xám. Dễ đóng vảy khi có nước và bở rời
tạo thành mùn khi bị khô hạn. Phân bố chủ yếu ở khu tưới đồng bằng Nam sông


17
Gianh đất thành tạo từ phù sa sông biển pha sườn tích dạng đất thịt nặng và đất thịt
pha sét, cấu tượng chặt độ mùn cao màu nâu hoặc màu vàng, nghèo nàn và ít thấm
nước.
2.1.5. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
2.1.5.1. Lưới trạm khí tượng thủy văn
a. Trạm khí tượng và trạm đo mưa
Để phục vụ nghiên cứu tình hình khí hậu vùng, nghiên cứu đã sử dụng tài
liệu của trạm khí tượng: Tun Hố, Ba Đồn. Tại các trạm này có các quan trắc các

yếu tố: nhiệt độ khơng khí, bức xạ, độ ẩm, gió mưa. Các trạm đo mưa: Đồng Tâm,
Trooc, Làng Mô, Trường Sơn, Tân Mỹ, Nơng trường Việt Trung, Mai Hóa, Minh
Hóa.
Phần lớn các trạm được quan trắc từ năm 1960 -1961. Các số liệu khí hậu, đo
mưa của các trạm do Tổng Cục khí Tượng Thuỷ Văn cung cấp đã chỉnh lý nên chất
lượng đảm bảo, tin cậy.
Bảng 2.1 : Các trạm khí tượng và trạm mưa
Lưu vực
sơng
Tun Hố
1960 - 2009
Gianh
Ba Đồn
1960-2009
Gianh
Minh Hố
1961-1965, 1975-2009
Gianh
Làng Mô
1980 -2009
Gianh
Thanh Khê
1972 - 1998
Gianh
Tân Mỹ
1962 - 2009
Gianh
Rào Nan
1975 - 1991
Rào Nan

Cự Nẫm
1961 - 1975
Rào Nan
Tân Sum
1983 -1990
Gianh
Cao Hoá
1975 - 1990
Gianh
Thanh Lạng
1975 - 1988
Gianh
Đồng Tâm
1960 - 2009
Gianh
Mai Hoá (Lạc Sơn)
1962 - 2009
Gianh
Ghi chú: X: lượng mưa (mm/năm); T: nhiệt độ khơng
Tên trạm

Liệt thời gian

Kinh độ
106011’
106o25’

106026’

105o52’

105o51'
106006
106011’
khí (oC);

Các yếu tố
quan trắc
0
17 49’
X, V, Z To, U
17o45’
X, V, Z To, U
X
X
0
17 42’
X
X
X
X
o
17 51'
X
X
o
17 59'
X
0
17 50
X

0
17 48’
X
U: độ ẩm (%); Z: bốc hơi
Vĩ độ

(mm/năm); V = tốc độ gió (m/s).

b. Tài liệu thủy văn
Trên sơng Gianh có 2 trạm đo thuỷ văn đó là trạm Đồng Tâm trên dịng
chính sơng Gianh và trạm Tân Lâm trên nhánh Rào Trổ. Trạm Đồng Tâm bắt đầu


18
quan trắc đầy đủ các yếu tố H, Q, và độ đục từ năm 1961, đến năm 1982 thì hạ cấp,
chỉ còn đo đặc trưng mực nước. Trạm Tân Lâm cũng có được thời gian đo các đặc
trưng H và Q từ năm 1970 đến hết năm 1979. Năm 1980 trạm này ngừng hoạt động.
Có 4 trạm đo mực nước là Mai Hóa, Lạc Sơn, Phú Trịch và Thanh Khê (Tân Mỹ).
Các trạm này bắt đầu đo từ những năm 1963, 1964. Đến nay chỉ cịn trạm Mai Hóa
và Tân Mỹ là còn đo mực nước, trạm Phù Trịch ngừng đo năm 1969. Các trạm đo
thủy văn còn hoạt động đến nay đã thống nhất cao độ về cao độ quốc gia.
Bảng 2.2 : Các trạm đo mực nước và lưu lượng
Tên

Liệt thời gian

L.vực sông

Kinh
độ


Vĩ độ

Các yếu tố

Q(1961-1981), H(19612009), ρ (1962-1974)
0
0
Tân Lâm
1970 - 1979
Rào Trổ
106 13’ 17 54’
Q, H
0
0
Lạc Sơn
1963 - 1982
Gianh
106 11’ 17 48’
H triều
Mai Hoá
1975 - 2009
Gianh
H triều
Tân Mỹ
1963 - 2009
Gianh
H triều
Ghi chú: Q: lưu lượng (m3/s); H: mực nước (m); ρ: chất rắn lơ lửng (g/l)


Đồng Tâm

1961 - 1981

Rào Nậy

106006’

17050’

c. Đánh giá chất lượng tài liệu quan trắc
Các trạm khí hậu được phân bố đều cho vùng núi thượng, trung du và vùng
đồng bằng hạ du, các trạm khí hậu đo các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, gió,
nắng.v.v.... số liệu từ năm 1960 - 2009, chất lượng tài liệu tin cậy, các trạm này đều
do Tổng Cục Khí tượng Thủy văn thiết lập, quản lý, tài liệu tương đối dài có thể
đưa vào tính tốn đặc trưng khí hậu trong vùng.
Trong số 16 trạm đo mưa đã được thiết lập hiện nay còn 9 trạm đo mưa hoạt
động, còn lại các trạm đã giải thể. Các trạm quan trắc mưa phân bố đều trên tồn
vùng, trạm có liệt thực đo ngắn nhất cũng đạt xấp xỉ trên dưới 15 năm, trạm dài
cũng trên 40 năm. Vùng núi cao rất ít trạm đo mưa, đặc biệt trạm đo mưa bằng máy
tự ghi rất ít chỉ trừ một số trạm đo khí hậu có máy đo mưa tự ghi. Những trạm đo
mưa do Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn quản lý có chất lượng tài liệu tốt.
- Tài liệu thuỷ văn: Tài liệu của các trạm đo dịng chảy thì q ít và liệt tài
liệu cũng khơng đủ dài. Cả vùng có 2 trạm đo dịng chảy là trạm Đồng Tâm, Tân
Lâm, nhưng tài liệu thực đo các yếu tố dòng chảy cũng chỉ được từ 10 năm đến 20


19
năm. Hai trạm này đều nằm trên dịng chính sơng Gianh, phía sơng Rào Nan và
sơng Son khơng có trạm đo nào, do đó khi tính tốn phân phối dịng chảy cho các

vùng gặp phải những khó khăn nhất định.
- Về tài liệu mực nước: Các trạm đo mực nước cũng đều nằm trên dịng
chính sơng Gianh. Số liệu thu thập được tại các trạm quan trắc mực nước đều đã
được thống nhất chuyển về cao độ quốc gia, chất lượng tài liệu tốt, đảm bảo cho
tính tốn thủy văn trong giai đoạn quy hoạch này.
2.1.5.2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
Lưu vực sơng Gianh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do địa hình
lưu vực nằm giữa 2 dãy núi Hoành Sơn bị giới hạn bởi hai đèo (đèo Ngang và đèo
Lý Hồ) nên chế độ khí hậu ở đây cũng có những nét riêng biệt của vùng tiểu khí
hậu. Đặc trưng khí hậu lưu vực sơng Gianh thơng qua các yếu tố:
a. Chế độ nhiệt
Nhìn chung, nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng bằng tăng dần từ Bắc vào
Nam, còn ở vùng núi do độ cao và địa hình khác nhau nên phân bố nhiệt khơng
hồn tồn theo quy luật này. Nhiệt độ trung bình năm ở vùng dao động từ 24÷25 0C.
- Mùa nóng là thời kỳ nhiệt độ trung bình ổn định trên 250C. Ngày bắt đầu
mùa nóng có thể xảy ra từ giữa tháng IV và kết thúc vào tháng X. Thời gian kéo dài
trung bình 160 ngày. Sự chênh lệch sớm, muộn của mùa nóng ở các nơi khơng lớn lắm.
- Trong 3 tháng mùa lạnh (XII, I, II) thì nhiệt độ trung bình tháng I thấp nhất.
Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 100C tại trung du và đồng bằng ven biển, dưới
50C ở vùng núi cao.
Bảng 2.3: Đặc trưng nhiệt độ tháng năm vùng nghiên cứu
Đơn vị: oC
Trạm Yếu tố
T0 C
Tuyên
Tmax
Hóa
Tmin
T0 C
Ba Đồn Tmax

Tmin

1
18,0
34,9
5,4
18,6
34,7
6,8

2
19,1
37,5
7,8
19,4
35,6
8,5

3
21,6
39,6
9,2
21,6
37,8
7,8

4
25,1
41,3
12,4

24,8
40,0
13,4

5
27,7
41,6
16,3
27,8
40,3
12,4

Tháng
6
7
29,1 29,2
40,0 40,4
19,3 21,4
29,5 29,6
40,1 40,6
20,4 21,7

8
28,1
40,0
21,6
28,8
39,7
21,3


9
26,2
38,0
17,1
27,0
39
18

10
23,8
36,4
13,9
24,8
35,3
16

11
21,2
36,2
6,7
22,0
34,7
12,3

12
18,5
33,5
5,0
19,4
38,1

7,6

Năm
24,0
41,6
5,0
24,4
40,6
6,8


20
b. Số giờ nắng
Nắng là một yếu tố khí hậu có quan hệ chặt chẽ với bức xạ mặt trời và bị chi
phối trực tiếp bởi lượng mây. Trong vùng nghiên cứu hàng năm có đến 1.700
÷1.900 giờ nắng, nhiều hơn số giờ nắng thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
- Mùa đơng trung bình mỗi tháng có khoảng 60 ÷100 giờ nắng. Số giờ nắng
ít nhất vào tháng II, tháng III.
- Mùa hạ trung bình mỗi tháng có 170 ÷ 250 giờ nắng, nhiều nhất là từ tháng
V đến tháng VII.
Bảng 2.4: Tổng số giờ nắng trên địa bàn vùng nghiên cứu
Đơn vị: giờ
Tháng
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
Ba Đồn
94,3 73,7 105,8 163,4 223,0 218,3 234,5 192,4 160,5 130,6 97,6
Tuyên Hoá 73,9 60,3 108,6 147,6 199,2 197,8 216,6 176,8 125,9 104,1 71,3
Trạm

Năm
12
82,2 1776,3
61,6 1519,5

c. Độ ẩm
Độ ẩm bình qn năm trên lưu vực sơng Gianh từ 84% - 86%. Độ ẩm tối cao
đến 92%, tối thấp 63%. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 5, tháng 6, độ ẩm cao
nhất vào tháng 1, tháng 2.
Bảng 2.5: Tổng số giờ năgns trên địa bàn vùng nghiên cứu
Đơn vị: %
Trạm
Tuyên Hoá
Ba Đồn

1
90
88

2
90

89

3
89
89

4
85
87

5
79
81

6
76
75

Tháng
7
8
72
78
73
77

9
87
85


10
89
87

11
89
87

12
89
87

Năm
84
84

d. Bốc hơi Piche
Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche năm trung bình từ 1.000÷1.400 mm ở
đồng bằng ven biển và từ 800÷1.000 mm ở vùng núi thấp. Nhìn chung, lượng bốc
hơi trung bình nhiều năm được đo bằng ống Piche ở các nơi trong vùng đều đạt từ
1.000mm trở lên, vùng đồng bằng ven biển thường lớn hơn vùng đồi núi trung du.


21
Bảng 2.6: Lượng bốc hơi ống Piche
Đơn vị: mm
Trạm
Tuyên Hoá
Ba Đồn


Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
39,5 35,7 54,5 76,8 112,1 141,4 164,4 116,5 62,7 46,2
44,5 37,0 45,0 62,2 107,5 145,0 162,1 135,0 73,6 61,4

Năm
11
12
42,1 40,5 932,4
55,9 52,4 981,6

e. Gió, bão:
Do hình thế lưu vực mở rộng ra biển Đông lại bị che chắn bởi đèo Ngang và
đèo Lý Hoà ở Bắc và Nam, đỉnh Trường Sơn khép kín ở phía Tây nên chế độ gió
mùa ở đây đã bắt đầu bị pha tạp. Trong mùa đơng gió thịnh hành là hướng gió thổi
từ Đơng bắc chuyển dần theo hướng chính Đơng. Do hồn lưu khí quyển giao mùa
tháng 4, tháng 5 có gió tây thổi từ Lào sang đến giữa mùa lũ hướng gió chính là gió
Tây nam. Tốc độ gió bình qn mùa đơng 2,0 m/s, bình quân mùa hè 2,2 m/s. Trong
mùa hè thường có những đợt gió lốc xốy nhẹ hoặc những cơn giơng. Nhờ sự hoạt
động thường xun của gió mùa đơng bắc, cộng với tiểu khí hậu ven biển nên từ
tháng 1 đến tháng 4 ở vùng này có những trận mưa nhỏ.

Bão là một tác nhân gây thiệt hại nhiều nhất cho vùng ven biển Quảng Bình
theo thống kê của Cục khí tượng thuỷ văn từ 1961 đến 1989 có 130 cơn bão đổ bộ
vào Việt Nam, có tới 22 cơn đổ bộ trực tiếp vào vùng sông Gianh, từ 1989 - 1998
có 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào từ Quảng Trị đến Quảng Bình. Bão đổ
bộ trực tiếp vào vùng thường có cấp gió từ cấp 10 đến cấp 12 hướng bão có tới 70%
từ biển đông đổ bộ vào theo hướng Tây - Tây bắc nghĩa là đi dọc theo dịng chảy
sơng Gianh. Bão thường kèm theo mưa bão gây lũ cho hai hệ thống sông này.
f. Chế độ mưa
Theo tài liệu đo đạc của các trạm trong lưu vực lượng mưa bình quân năm
vùng này đạt từ 2.200- 2.400 mm chế độ mưa phân bố không đều theo thời gian và
không gian. Vùng thượng nguồn sơng Gianh (Minh Hố, Tun Hố) lượng mưa
bình quân năm lớn hơn vùng hạ du từ phà Gianh đến đèo Ngang từ 3 - 5%. Về thời
gian thời kỳ mưa chính trên lưu vực là từ tháng 8 đến tháng 11, tổng lượng mưa
trong 4 tháng này chiếm tới 65% tổng lượng mưa năm. Một năm ở lưu vực này có


22
hai đỉnh mưa tháng 5, tháng 6 mưa tiểu mãn và tháng 10 mưa chính vụ. Trong mùa
khơ lượng mưa không nhiều chỉ chiếm 25% nhưng lại phân bố tương đối đều trong
các tháng.
2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
2.2.1. Hiện trạng các ngành kinh tế xã hội
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn vùng nghiên cứu đã có sự chuyển dịch rõ ràng
theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hố. Tăng trưởng kinh tế theo GDP của
nơng, lâm, ngư nghiệp tăng bình qn từ 4,2-5,3%, cơng nghiệp và xây dựng tăng
16-18%, dịch vụ tăng 10,2-11,6%.
Bảng 2.7: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn vùng nghiên cứu
Cơ cấu ngành
Kinh tế chung
Nông lâm - thuỷ sản

Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ

Đơn vị
%
%
%
%

2005
100,00
29,5
32,3
38,2

2009
100,00
25,8
35,4
38,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình
Năm 2009

Năm 2005

30%

38%
32%


Nơng-Lâm-Thuỷ sản

CN-XD

26%

39%
35%

Dịch vụ

Nơng-Lâm-Thuỷ sản

CN-XD

Dịch vụ

Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế vùng nghiên cứu
Cơ cấu kinh tế theo chiều hướng giảm ở khu vực Nông - Lâm & ngư nghiệp
và tăng ở khu vực công nghiệp dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng vào
khoảng 11,4%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 7,78 triệu đồng/ngườinăm.
2.2.1.1. Dân số
Theo kết quả điều tra năm 2008 dân số trong vùng là 338.162 người. Mật độ
dân số bình quân toàn vùng là: 58 người/km2, tốc độ phát triển dân số 1,059%.


23
Trong đó số dân sống ở thành thị (thị trấn, thị tứ) là 11.495 người chiếm 3,4%; còn
lại là dân cư nông thôn với 326.667 người chiếm 96,6%. Trong vùng có nhiều dân

tộc sinh sống, đơng nhất là người Kinh (chiếm 98,6%), các dân tộc ít người sống
chủ yếu ở miền núi của huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá là: Bru Vân Kiều (Khùa),
Mây, Sách, Thổ Arem, Mã Liềng, Chứt, Rục. Dân cư phân bố không đều chủ yếu
tập trung ở vùng đồng bằng ven biển, ở miền núi nhân dân sống rất phân tán, ở dải
rác các thung lũng gần sơng suối có đất bằng, dân cư thưa thớt.
2.2.1.2. Hiện trạng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
a. Nông nghiệp:
* Về sản xuất nơng nghiệp:
Theo thống kê năm 2009 diện tích đất canh tác toàn vùng là: 23.263,4 ha.
Chủ yếu trồng lúa, màu (ngô, khoai, sắn, đậu các loại ...), cây công nghiệp ngắn
ngày như lạc, vừng, thuốc lá... Trong vùng gieo trồng theo 2 vụ chính là vụ Đơng
xn và vụ Hè thu, một số nơi có trồng thêm vụ Đơng nhưng với diện tích khơng
đáng kể và chủ yếu là cây màu ngắn ngày như khoai Đông, các loại rau.
Bảng 2.8: Thống kê diện tích gieo trồng một số cây trồng chính
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Mùa vụ
Lúa đơng xn
Lúa hè thu
Lúa mùa
Màu đơng xn
Màu mùa

Vụ Đơng
Cây hàng năm
Cây lâu năm

Diện tích gieo trồng (ha)
8847.6
6131.8
1064.8
5450.4
4503.1
2190.4
4414
9004.1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình

Nhìn chung canh tác trong vùng còn phụ thuộc vào thời tiết nên năng suất
cây trồng trong vùng cịn thấp. Diện tích trồng lúa trong vùng tương đối ổn định,
diện tích trồng lúa chiếm khoảng 50-60% diện tích gieo trồng, cịn lại là sắn, khoai,
ngô và cây công nghiệp ngắn ngày.
* Chăn nuôi gia súc trong vùng:
Hình thức chăn ni hiện tại trên địa bàn chủ yếu vẫn là chăn nuôi theo hộ
gia đình. Một vài nơi đã hình thành trang trại nhỏ với quy mô đàn gia súc khoảng


×