Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC, TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 101 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI










NGUYỄN TIẾN DŨNG







NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC
SÔNG TRÀ KHÚC, TỈNH QUẢNG NGÃI




LUẬN VĂN THẠC SĨ










HÀ NỘI– 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI








NGUYỄN TIẾN DŨNG





NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC
SÔNG TRÀ KHÚC, TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước

Mã số : 60580212





LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Văn Tuấn
2. PGS.TS Nguyễn Cao Đơn






HÀ NỘI – 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1


LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân, và
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Tuấn và
PGS. TS. Nguyễn Cao Đơn.

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên



Nguyễn Tiến Dũng

Luận văn thạc sĩ
2

LỜI CẢM ƠN
Đề tài
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác bền vững tài
nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi
” được hoàn thành tại
Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, trường Đại học Thủy lợi Hà Nội.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS. Nguyễn
Văn Tuấn và PGS. TS. Nguyễn Cao Đơn, người thầy đã luôn cổ vũ, động
viên, tận tình hướng dẫn và góp ý chỉ bảo trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Học viên xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo
Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học, thầy cô giáo các bộ môn trong Trường
Đại học Thủy lợi Hà Nội, những người đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức
chuyên môn và kỹ thuật trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp đã cổ vũ, khích lệ và
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi

những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô và các
bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày / /2014
Học viên



Nguyễn Tiến Dũng






Luận văn thạc sĩ
3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………7
1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU
VỰC SÔNG 11
1.1 Tổng quan về quản lý, khai thác tài nguyên nước lưu vực sông 11
1.1.1 Về quản lý, khai thác nước lưu vực sông trên thế giới 12
1.1.2 Về quản lý, khai thác nước lưu vực sông tại Việt Nam 17
1.2 Tổng quan vùng nghiên cứu 19
1.2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên 19
1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực sông Trà Khúc 29
2 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ MÔ HÌNH TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC VÀ GIỚI

THIỆU MÔ HÌNH MIKE BASIN 36
2.1 Khái niệm về hệ thống nguồn nước và cân bằng nước hệ thống 36
2.1.1 Hệ thống nguồn nước 36
2.1.2 Khái niệm cân bằng nước hệ thống 36
2.2 Các mô hình tính toán cân bằng nước 37
2.2.1 Hệ thống mô hình GIBSI 37
2.2.2 Chương trình Sử dụng nước (Water Ultilization Project) 38
2.2.3 Mô hình BASINS 39
2.2.4 Mô hình hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nước WEAP 40
2.2.5 Bộ mô hình MIKE (DHI) 41
2.3 Giới thiệu mô hình MIKE BASIN 42
2.3.1 Giới thiệu chung 42
2.3.2 Giới thiệu về MIKE BASIN 43
2.3.3 Cơ sở lý thuyết của mô hình MIKE BASIN 44
3 CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE BASIN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC, TỈNH QUẢNG NGÃI 47
3.1 Hiện trạng dùng nước trên lưu vực 47
3.1.1 Tài liệu nhu cầu dùng nước 47
3.1.2 Hiện trạng các hộ sử dụng nước trên lưu vực sông Trà Khúc 47
3.2 Cân bằng nước lưu vực sông Trà Khúc bằng mô hình MIKE BASIN 50
3.2.1 Phân vùng tính cân bằng nước 50
3.2.2 Tính toán nhu cầu dùng nước cho các nghành tại các tiểu vùng 52
3.2.3 Ứng dụng mô hình MIKE BASIN để tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực
sông Trà Khúc 69
3.3 Giải pháp quản lý, khai thác bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc. 74
3.3.1 Giải pháp công trình 74
3.3.2 Giải pháp quản lý, vận hành công trình 75
3.3.3 Giải pháp quản lý lưu vực 78
3.3.4 Các giải pháp phi công trình khác 81

4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85


Luận văn thạc sĩ
4


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Nhiệt độ trung bình tháng, năm tại các trạm (
0
C) 23
Bảng 1.2: Độ ẩm trung bình tháng, năm tại các trạm (%) 23
Bảng 1.3: Số giờ nắng bình quân tháng, năm tại các trạm (giờ) 24
Bảng 1.4: Lượng bốc hơi ống pitch trung bình tháng, năm (mm) 24
Bảng 1.5: Lượng mưa trung bình tháng và tỷ lệ so với mưa năm của một số trạm thuộc
LVS Trà Khúc 25
Bảng 1.6: Phân phối dòng chảy trung bình nhiều năm trạm Sơn Giang (m
3
/s) 27
Bảng 1.7: Biến động dòng chảy tháng tại trạm Sơn Giang – sông Trà Khúc (F
LV
= 2706
km
2
) 27
Bảng 1.8: Đặc trưng lũ lớn nhất trong lưu vực sông Trà Khúc 28
Bảng 1.9: Dòng chảy nhỏ nhất tại trạm Sơn Giang 28
Bảng 3.1: Phân tiểu lưu vực khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông Trà Khúc 51

Bảng 3.2: Các tiểu lưu vực trên lưu vực sông Trà Khúc 51
Bảng 3.3: Dân số đô thị, nông thôn trên lưu vực sông Trà Khúc (người) [2] 52
Bảng 3.4: Xác định các hộ, ngành sử dụng nước chính trên các tiểu lưu vực thuộc lưu vực
sông Trà Khúc 53
Bảng 3.5: Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt trong tỉnh Quảng Ngãi [10] 53
Bảng 3.6: Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt phân theo LVS 53
Bảng 3.7: Diện tích tưới thượng lưu LVS Trà Khúc [2] 54
Bảng 3.8: Diện tích tưới hạ lưu LVS Trà Khúc [2] 54
Bảng 3.9: Mức tưới tại mặt ruộng vùng thượng và hạ lưu lưu vực sông Trà Khúc [14] 55
Bảng 3.10: Nhu cầu sử dụng nước cho tưới nông nghiệp 56
Bảng 3.11: Chỉ tiêu dùng nước cho chăn nuôi 56
Bảng 3.12: Số lượng đàn gia cầm, gia súc [2] 57
Bảng 3.13: Nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi 57
Bảng 3.14: Nhu cầu sử dụng nước ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 58
Bảng 3.15: Nhu cầu sử dụng nước cho thủy sản 59
Bảng 3.16: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của các ngành giai đoạn hiện trạng 60
Bảng 3.17: Tổng hợp kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước của các ngành trên từng tiểu
lưu vực thuộc lưu vực sông Trà Khúc 61
Bảng 3.18: Dự kiến dân số lưu vực sông Trà Khúc đến năm 2020 (người) [9] 63
Bảng 3.19: Dự kiến nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt giai đoạn 2020 63
Bảng 3.20: Dự kiến diện tích gieo trồng trên LVS Trà Khúc đến năm 2020 (ha) [9] 64
Bảng 3.21: Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho tưới trên LVS Trà Khúc đến năm 2020 64
Bảng 3.22: Dự kiến số lượng gia cầm, gia súc đến năm 2020 (con) 64
Bảng 3.23: Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi đến năm 2020 65
Bảng 3.24: Dự báo nhu cầu cấp nước cho công nghiệp trên LVS Trà Khúc đến năm 2020
(m
3
) 65
Bảng 3.25: Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 66
Bảng 3.26: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của các ngành trong tương lai (năm 2020) 66

Bảng 3.27: Tổng hợp kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước của các ngành trên từng tiểu
lưu vực thuộc LVS Trà Khúc đến năm 2020 67
Bảng 3.28: Đặc trưng thủy văn tại các vị trí [14] 70
Bảng 3.29: Lượng nước thiếu trên từng tiểu lưu vực thuộc LVS Trà Khúc (triệu m
3)
72
Bảng 3.30: Tổng lượng nước thiếu trên lưu vực sông Trà Khúc (triệu m
3
) 73

Luận văn thạc sĩ
5


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Hội đồng lưu vực sông Lerma- Chapala 15
Hình 1.2: Sơ đồ lưu vực sông Trà Khúc 20
Hình 2.1: Sơ đồ minh hoạ cấu trúc mô hình MIKE BASIN 45
Hình 3.1: Sơ đồ tính toán cân bằng nước bằng mô hình MIKE - BASIN trên lưu vực sông
Trà Khúc – tỉnh Quảng Ngãi 71
Hình 3.2: Biểu đồ lượng nước thiếu của các ngành giai đoạn hiện tại (P = 85%) 72
Hình 3.3: Biểu đồ lượng nước thiếu của các ngành giai đoạn 2020 (P = 85%) 73


Luận văn thạc sĩ
6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


KCN: Khu công nghiệp;
KKT: Khu kinh tế;
KTSD: Khai thác sử dụng;
LVS: Lưu vực sông;
TNN: Tài nguyên nước.
Luận văn thạc sĩ
7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung, có diện tích tự nhiên 5.131
km
2
, gồm 13 huyện với dân số khoảng 1.230.000 người. Với chủ trương xây
dựng cảng Nước sâu và KCN phức hợp về lọc và hoá dầu, công nghiệp luyện
thép, công nghiệp nhẹ và công nghiệp kỹ thuật cao ở Dung Quất của Nhà nước
sẽ tạo cơ hội cho Quảng Ngãi trong đó có LVS Trà Khúc có nhịp độ tăng trưởng
đột biến và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, đô thị hoá sẽ được phát triển nhanh do được tiếp nhận vốn đầu tư của
nhà nước, vốn đầu tư của nước ngoài và động lực phát triển bên trong của tỉnh.
Hệ thống sông Trà Khúc là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, có
diện tích lưu vực 3.240 km
2
, chiếm khoảng 55% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lưu
vực sông nằm trên địa bàn các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn
Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, TP Quảng Ngãi của tỉnh Quảng Ngãi và một phần
huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum. Ngoài ra, một phần diện tích thuộc các huyện
Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ nằm trong khu hưởng lợi của công trình Thạch
Nham cũng được nghiên cứu trong qui hoạch này.
Quảng Ngãi có các hệ thống sông lớn là sông Trà Bồng, Trà Khúc và

sông Vệ, sông Trà khúc có diện tích lưu vực lớn nhất và lượng nước dồi dào
nhất. Sông Trà Khúc bắt nguồn từ vùng núi cao Kon Plong tỉnh Kon Tum ở độ
cao 1500 m. Phần thượng nguồn sông chảy theo hướng Nam-Bắc, đến Thạch
Nham chảy theo hướng Tây-Đông, đổ ra biển qua cửa Cổ Lũy. Sông có chiều
dài 135 km, diện tích lưu vực 3240 km2, diện tích tính đến Thạch Nham 2840
km2, mật độ lưới sông 0,39 km/km2, độ cao bình quân lưu vực 550m, chiều dài
lưu vực 123 km, chiều rộng trung bình lưu vực 26,3 km, độ dốc bình quân lưu
vực 18,5%. Với chiều dài sông 135 km, khoảng 2/3 chảy trong vùng núi cao có
cao độ từ 200-1000m, phần còn lại chảy qua vùng đồng bằng.
Chế độ mưa :
Trong lưu vực lượng mưa có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam và từ
Luận văn thạc sĩ
8

Đông sang Tây. Vùng mưa lớn tập trung ở các vùng núi cao như Ba Tơ, Gia
Vực từ 3200- 4000 mm/năm, vùng đồng bằng ven biển lượng mưa nhỏ hơn
nhiều chỉ đạt từ 2300- 2700 mm/năm. Mùa mưa ở đây kéo dài 4 tháng, từ tháng
9 đến tháng 12, chiếm từ 70-80% tổng lượng mưa cả năm. Mưa đặc biệt lớn vào
2 tháng 10 và 11, lượng mưa trong 2 tháng này chiếm tới 40- 50% tổng lượng
mưa năm. Cường độ mưa lớn thường xuất hiện vào các tháng 10 và 11, là
nguyên nhân sinh ra lũ lụt và xói mòn trên lưu vực.
Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chiếm từ 20- 35% tổng lượng
mưa năm. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường là tháng 2. Trong các tháng 5
và 6 trong vùng xuất hiện các đợt mưa phụ, càng về phía Tây của vùng các đợt
mưa phụ càng rõ nét hơn, tuy nhiên giá trị mưa bình quân các tháng này cũng
không vượt qúa giá trị mưa bình quân các tháng trong năm.
Phân phối dòng chảy năm
Cũng như phân phối của mưa, dòng chảy trong năm phân phối không đều
trong vùng dự án và cũng chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Dòng
chảy giữa các tháng trong năm không đều nhau, chênh lệch giữa các tháng nhiều

nước và các tháng ít nước trong năm là rất lớn.
Mùa mưa ở đây kéo dài 4 tháng, nhưng mùa lũ chỉ có 3 tháng và thường
mùa lũ chậm hơn mùa mưa 1 tháng. Tháng 9 là tháng bắt đầu mùa mưa nhưng
đến tháng 10 lượng mưa mới lớn và lúc đó thực sự mới bước vào mùa lũ. Mùa
lũ kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, đôi khi sang tháng 1. Tháng có lượng dòng
chảy lũ lớn nhất là tháng 11. Mùa kiệt kéo dài 8 tháng, dòng chảy chỉ chiếm
30% tổng lượng dòng chảy năm, tháng 4 là tháng có dòng chảy kiệt nhỏ nhất.
Biến động dòng chảy giữa các năm tương đối lớn, năm nước lớn có thể gấp 4- 7 lần
năm nước nhỏ. Biến động dòng chảy giữa các tháng cũng gấp từ 2- 12 lần.
Như vậy, lượng mưa trong vùng có sự chênh lệch rất lớn giữa tháng mưa
nhiều và tháng mưa ít khoảng từ 400- 600 mm, tức tháng mưa nhiều có tổng
lượng mưa gấp 1,5- 2,0 lần tháng mưa ít. Hơn nữa, phân phối mưa trong năm rất
không đồng đều, điều này gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiêp, mùa
Luận văn thạc sĩ
9

khô thiếu nước, mùa mưa thường bị ngập lụt. Do sự phân phối dòng chảy không
đều trong năm, chênh lệch giữa mùa lũ và mùa kiệt rất lớn nên gây ra những bất
lợi, mùa kiệt xảy ra tình trạng thiếu nước và hạn hán, mùa lũ gây ngập lụt, tổn
thất nhiều về người và tài sản. Để từng bước khắc phục các bất lợi này cần có
các biện pháp điều hòa dòng chảy để phục vụ cho việc khai thác sử dụng nguồn
nước, phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong vùng.
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác
bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi” là cấp
thiết, sẽ tập trung giải quyết được các vấn đề về quản lý, khai thác bền vững tài
nguyên nước trên lưu vực sông.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng tài nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc;
- Xác định nhu cầu nước tổng hợp phục vụ các ngành và tính toán cân
bằng nước hiện tại và tương lai.

- Đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác nguồn nước sông Trà Khúc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên nước và lưu vực sông Trà Khúc.
- Phạm vi nghiên cứu: Lưu vực sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận:
(1) Tiếp cận tổng hợp
Xem khu vực nghiên cứu là toàn bộ lưu vực sông Trà Khúc, trong đó các
điều kiện cấu thành hệ thống gồm: địa hình, địa chất, khí hậu, nước, sinh vật,
con người, phương thức quản lý, khai thác .v.v…, là các thành phần của hệ
tương tác có quan hệ ràng buộc, tác động lẫn nhau.
(2) Tiếp cận hệ kinh tế – sinh thái – môi trường
Mục tiêu cơ bản của việc tính toán cân bằng nước lưu vực sông Trà Khúc
nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên nước phục vụ lợi ích con người và phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên sẽ tác động tới hệ sinh thái và môi
Luận văn thạc sĩ
10

trường. Vì vậy cách tiếp cận này bảo đảm nguyên tắc sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
(3) Tiếp cận tích hợp thông tin (ảnh viễn thám, bản đồ và hệ thống GIS)
Vùng nghiên cứu có cấu trúc địa hình phức tạp, điều kiện tự nhiên biến
động. Do vậy để nắm bắt thông tin cập nhật về tài nguyên về đất, nước phục vụ
công tác nghiên cứu đòi hỏi phải tích hợp các thông tin như ảnh vệ tinh; khai
thác bản đồ chuyên ngành ( bản đồ sử dụng đất, bản đồ về các vị trí khai thác
nước ngầm, bản đồ các vùng dân cư, đường xá ) và so sánh, đối chiếu với tài
liệu khảo sát mặt đất.
(4) Tiếp cận kế thừa, phát triển các kết quả nghiên cứu và tiếp thu công
nghệ.
+ Tiếp cận các kết quả nghiên cứu về tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi,

Kon Tum để ứng dụng vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu.
+ Sử dụng các công cụ tiên tiến để triển khai thực hiện đề tài như: Sử
dụng các phần mềm tính toán cân bằng nước và các phần mềm ứng dụng khác
để phục vụ công tác tính toán, dự báo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu;
- Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu;
- Phương pháp sử dụng mô hình toán.
5. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc luận văn có 3 chương cùng với mở đầu và kết luận
Chương I. Tổng quan về quản lý, khai thác tài nguyên nước lưu vực sông;
Chương II. Một số mô hình tính toán cân bằng nước và giới thiệu mô
hình Mike Basin;
Chương III. Áp dụng mô hình Mike Basin nghiên cứu đề xuất các giải
pháp quản lý khai thác bền vững TNN LVS Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi.
Luận văn thạc sĩ
11

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
1.1 Tổng quan về quản lý, khai thác tài nguyên nước lưu vực sông
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động
nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt
động trên đều cần nước ngọt. Theo thống kê thì 97% nước trên Trái Đất là nước
muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở
dạng sông băng và các mũ băng ở Bắc và Nam cực. Phần còn lại không đóng

băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên
mặt đất và trong không khí. Tất cả sông hồ, đất ngập nước trên thế giới cùng chỉ
chiếm khoảng 1% diện tích đất và 0,01% tổng lượng nước ngọt.
Tài nguyên nước là tài nguyên thiết yếu cho sự sống nhưng đồng thời
cũng là yếu tố môi trường rất quan trọng, do vậy quản lý và nghiên cứu tài
nguyên nước vừa là hoạt động đánh giá tài nguyên nước vừa là đánh giá tình
trạng môi trường của một vùng lãnh thổ. Nước có quan hệ mật thiết với các tài
nguyên khác như sinh vật, đất và chính vì thế khi xu thế sa mạc hóa, hủy hoại
tài nguyên đất, rừng thì cũng đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng thiều
nước về mùa khô và gây lũ lụt vào mùa mưa.
Trên thế giới, kể từ sau Hội nghi Dublin và Hội nghị thượng đỉnh về Môi
trường và phát triển của thế giới họp tại Rio de Janero (Brazil, 1992), phần lớn
các nước trên thế giới đều trong tiến trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên
nước (QLTHTNN) với việc lấy lưu vực sông làm đơn vị quản lý nước càng
được chú trọng và được coi là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng
nước, điều phối và giải quyết tốt các mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài
nguyên nước giữa các vùng, các khu vực thượng hạ lưu của lưu vực sông.
Tổ chức công tác vì nước toàn cầu (GWP) cho rằng: “Quản lý tổng hợp
lưu vực sông là một quá trình mà trong đó con người phát triển và quản lý tài
nguyên nước, đất và các tài nguyên khác nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của các
thành quả kinh tế xã hội một cách công bằng mà không đánh đổi bằng sự bền
Luận văn thạc sĩ
12

vững của các hệ sinh thái then chốt”. Định nghĩa này nhấn mạnh những khía
cạnh nổi bật của quản lý tổng hợp lưu vực sông và cho thấy quản lý tổng hợp
lưu vực sông là sự hợp tác trong quản lý và khai thác sử dụng các nguồn tài
nguyên có trên toàn bộ lưu vực một cách hợp lý, hiệu quả và công bằng để đạt
được lợi ích kinh tế và xã hội mà không làm tổn hại đến sự bền vững của hệ sinh
thái.

Lưu vực sông có thể xem như một vùng địa lý được giới hạn bởi đường
chia nước trên mặt và dưới đất mà trong phạm vi đó nước trên mặt và dưới đất
đều chảy một cách tự nhiên vào lưu vực sông. Trong lưu vực sông tồn tại các
mối quan hệ chặt chẽ giữa nước mặt và nước ngầm, giữa số lượng và chất lượng
nước, giữa đất và nước và giữa vùng thượng lưu và hạ lưu. Các mối quan hệ này
đã khiến cho lưu vực sông từ một vùng địa lý đã trở thành một hệ thống luôn
dính kết với nhau (Bryan Bruns, D.J, 2001).
Như vậy, mục đích của quản lý lưu vực sông là:
- Bảo vệ các chức năng của sông và lưu vực sông;
- Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước trong mối quan hệ với đất
và các tài nguyên sinh thái khác;
- Hạn chế suy thoái và duy trì môi trường của sông và lưu vực sông bền
vững cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
1.1.1 Về quản lý, khai thác nước lưu vực sông trên thế giới
Quản lý lưu vực sông (QLLVS) đã có lịch sử phát triển hơn một thế kỷ
qua và hiện nay nó càng được quan tâm của tất cả các nước trên thế giới để thực
hiện các mục tiêu của phát triển bền vững. Khái niệm quản lý lưu vực sông hiện
đại ngày nay đã vượt ra ngoài khái niệm quản lý đất và nước truyền thống, bao
gồm việc quản lý tất cả những hoạt động của con người sử dụng nước hoặc gây
ảnh hưởng đến các hệ thống nước ngọt.
Hiện nay việc đổi mới thế chế trong QLLVS ở các nước phát triển và
đang phát triển thường tập trung vào hai việc là: (1) thành lập các tổ chức quản
lý ở cấp lưu vực, và (2) đổi mới các hoạt động liên quan đến quản lý nước ở lưu
vực sông như là xây dựng cơ chế phối hợp, đổi mới pháp chế, thiết kế lại các
Luận văn thạc sĩ
13

công cụ kinh tế trong chính sách nước (như giá chuyển nước, thuế, trợ cấp), thiết
kế lại các tổ chức kinh tế (các tổ chức dịch vụ công, các tổ chức cung cấp dịch
vụ, thị trường nước, chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức dùng nước).

Trên thế giới có hàng trăm tổ chức lưu vực sông đang hoạt động, các tổ
chức này có thể có cơ cấu tổ chức và chức năng không hoàn toàn giống nhau tùy
thuộc vào mỗi nước và điều kiện lưu vực. Các sự khác nhau thường tập trung
vào các điểm chính: Hình thức tổ chức, chức năng, mức độ tham gia trong quản
lý nước của tổ chức lưu vực sông, phương thức hoạt động, cơ chế tài chính.
* Mô hình quản lý lưu vực sông ở Pháp:
Nước Pháp từ năm 1966 đã quản lý tất cả 6 lưu vực sông trên cả nước dựa
theo luật về nước ban hành năm 1964. Mỗi lưu vực sông có một cơ quan lưu vực
với chức năng chính là:
- Định hướng và khuyến khích các hộ dùng nước sử dụng hợp lý tài
nguyên nước thông qua các công cụ kinh tế.
- Khởi xướng và cung cấp thông tin cho các dự án (nhưng không trực tiếp
thực hiện dự án), điều hòa các lợi ích địa phương, lợi ích cá biệt và lợi ích chung
trong khai thác tài nguyên nước.
Cơ quan lưu vực có một Hội đồng quản trị trong đó một nửa đại diện các
cơ quan nhà nước, 1/4 là đại diện các chính quyền địa phương và 1/4 còn lại là
đại diện các hộ dùng nước (công nghiệp, nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và
công nghiệp, thủy sản,…). Các quyết định của Hội đồng quản trị phải được Cơ
quan lưu vực sông phê chuẩn.
* Mô hình quản lý lưu vực sông Hoàng Hà (Trung Quốc):
Sông Hoàng Hà lớn thứ 2 Trung Quốc với diện tích lưu vực 795.000km2,
số dân 98 triệu người sống trên lưu vực. Để quản lý lưu vực sông Hoàng Hà,
Nhà nước Trung Quốc thành lập Ủy ban bảo vệ sông Hoàng Hà (YRCC). Ủy
ban này là một cơ quan của Bộ Thủy Lợi Trung Quốc nhằm quản lý lưu vực
sông Hoàng Hà và các sông nội địa thuộc một số tỉnh và khu vực phía Tây Bắc
Trung Quốc với chức năng chủ yếu là:
Luận văn thạc sĩ
14

- Quản lý thống nhất tài nguyên nước và dòng sông;

- Quản lý tổng hợp lưu vực sông;
- Phát triển và quản lý các công trình thủy lợi quan trọng trên lưu vực;
- Thực hiện quy hoạch, quản lý, điều phối, hướng dẫn và bổ trợ;
- Cải thiện quản lý sông và phát triển tổng hợp, khai thác và bảo vệ tài
nguyên nước;
* Mô hình quản lý lưu vực sông Lerma - chapala tại Mê xico:
Sông Lerma - chapala dài 750 km ở miền Trung Mexico, có diện tích lưu
vực 54.000km2 , bao gồm 5 tiểu bang với tổng dân số 15 triệu người. Trong lưu
vực có một hồ tự nhiên là hồ Chapala rộng 111.000ha dung tích 8 tỷ m3 nước.
Một trong những thách thức lớn nhất của lưu vực là hồ này bị khai thác quá mức
đang bị cạn kiệt nguồn nước. Việc thành lập tổ chức quản lý lưu vực sông nhằm
giải quyết khó khăn này.
Hội đồng lưu vực sông lưu vực sông Lerma - chapala (Lerma - chapala
river basin council) thành lập năm 1993. Trong giai đoạn năm 1993 - 1998 cơ
cấu tổ chức của Hội đồng bao gồm Chủ tịch là một Bộ trưởng, các thành viên là
Thống đốc các tiểu bang thuộc lưu vực, Bộ trưởng của 5 bộ có liên quan và lãnh
đạo của một số Ủy ban thuộc Chính Phủ. Từ năm 1998 cơ cấu này được điều
chỉnh lại, Chủ tịch hội đồng là chủ nhiệm Ủy ban nước quốc gia, các Ủy viên là
Thống đốc của 5 tiểu bang thuộc lưu vực. Ngoài ra còn có đại diện của các hộ
dùng nước thuộc 6 ngành nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ, công nghiệp, chăn
nuôi và cấp nước.

Luận văn thạc sĩ
15


Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Hội đồng lưu vực sông Lerma- Chapala

Tổng hợp các mô hình của tổ chức quản lý lưu vực sông của thế giới có
thể rút ra một số ý kiến đánh giá như sau:

- Về hình thức: Có một số hình thức của cơ quan quản lý lưu vực sông
hiện hành trên thế giới, nhưng có thể quy thành ba hình thức phổ biến nhất đó là:
(i) cơ quan thủy vụ lưu vực sông, (ii) ủy hội lưu vực sông, và (iii) hội đồng lưu
vực sông. Mỗi loại có một mức độ tập trung quyền lực cũng như mức độ tham
gia vào quản lý nước khác nhau.
- Về chức năng nhiệm vụ: Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý
lưu vực sông có thể nhiều hay ít tùy thuộc theo mục tiêu của cơ quan quản lý lưu
vực sông được đặt ra khi thành lập. Việc xác định các chức năng và nhiệm vụ
của cơ quan quản lý lưu vực sông phải tương xứng với yêu cầu quản lý của lưu
vực sông cần phải thực hiện.
- Về quyền hạn: Quyền hạn biểu thị quyền lực của cơ quan quản lý lưu
Văn phòng Hội đồng
Văn phòng khu vực của Uỷ ban
nước Quốc gia
Ủy viên Hội
đồng
Thống đốc
các tiểu
bang:
Guanajuato
Jalisco
Mexico
Michoacan
Quereta
Chủ tịch Hội đồng
Chủ nhiệm Ủy ban nước Quốc
i
Ủy viên Hội
đồng
Đại diện các hộ

dùng nước:
Tưới
Cấp nước
Công nghiệp
Thủy sản
Dịch vụ
Chăn nuôi
3 Ủy ban tiểu
khu vực
Nhóm công tác giám sát và đánh giá
Đại hội các hộ
dùng nước
cấp lưu vực
Đại hội các hộ
dùng nước
cấp tiểu bang
Các nhóm
cộng tác
chuyên đề
Trung tâm
thông tin
Luận văn thạc sĩ
16

vực sông để thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý lưu vực sông.
Không có đủ quyền hạn thì cơ quan quản lý lưu vực sông khó có thể thực hiện
các chức năng và nhiệm vụ được giao. Nói chung, tùy theo hình thức tổ chức
của mỗi cơ quan quản lý lưu vực sông mà nó có thể có nhiều hoặc ít quyền hạn
trong quản lý TNN. Quyền hạn của cơ quan quản lý lưu vực sông phải được thể
chế hóa trong các văn bản Nhà nước và phải tương xứng với trách nhiệm và

nhiệm vụ quản lý được giao.
- Phương thức hoạt động: Phương thức hoạt động là cách thức để cơ quan
quản lý lưu vực sông thực hiện các hoạt động quản lý của mình. Thí dụ như cách
thức làm việc của Cơ quan điều hành hay văn phòng thường trực của cơ quan
quản lý lưu vực sông với các cơ quan hành chính trung ương hay địa phương.
Mỗi cơ quan quản lý lư vực sông cần có một phương thức hoạt động phù hợp
với hình thức và quy mô công việc của cơ quan quản lý lưu vực sông được giao
và phải thuận lợi cho việc tổ chức và triển khai các hoạt động hàng ngày.
- Cơ chế tài chính: Hoạt động của cơ quan quản lý lưu vực sông cần có
nguồn kinh phí ổn định lâu dài, nếu không thì cơ quan quản lý lưu vực sông nếu
thành lập cũng khó mà hoạt động được như yêu cầu. Vì thế mỗi cơ quan quản lý
lưu vực sông cần xây dựng một cơ chế tài chính hợp lý để duy trì hoạt động
thường xuyên hàng năm của cơ quan quản lý lưu vực sông ngay khi đề xuất
thành lập cơ quan quản lý lưu vực sông. Nguồn tài chính này có thể dựa trên sự
trợ giúp của Nhà nước, các tổ chức quốc tế hoặc đóng góp tài chính của các tỉnh,
các hộ dùng nước được hưởng lợi trên lưu vực sông. Tuy nhiên phần lớn các tổ
chức lưu vực sông trích một phần nguồn thu từ thuế tài nguyên nước và phí ô
nhiễm nước cho các hoạt động quản lý của mình.
- Thành phần tham gia: Cơ quan quản lý lưu vực sông sẽ rất hạn chế. Nói
chung một cơ quan quản lý lưu vực sông thường có sự tham gia của các thành
phần chủ yếu sau:
+ Cơ quan quản lý cấp Trung ương;
+ Đại diện của các Tỉnh và địa phương;
Luận văn thạc sĩ
17

+ Đại diện của các Bộ, ngành dùng nước;
+ Đại diện các hộ dùng nước.
Tùy theo chức năng và nhiệm vụ của mỗi cơ quan quản lý lưu vực sông
mà mức độ tham gia của các thành phần này có thể khác nhau tạo nên đặc điểm

riêng về hoạt động của tổ chức lưu vực sông đó.
1.1.2 Về quản lý, khai thác nước lưu vực sông tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có lượng mưa trung bình năm khá lớn tới trên
2000 mm. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi với độ che phủ rừng hiện khoảng 29%,
mạng lưới sông, suối, đầm, hồ ao, kênh mương khá dày và có nước quanh năm.
Nhờ đó TNN nhìn chung tương đối phong phú: hàng năm lượng nước mặt sản
sinh nội địa đạt 32,5 tỷ m3/năm, nếu kể cả lượng nước từ bên ngoài lãnh thổ
chảy vào khoảng 889 tỷ m3/năm, nước dưới đất có trữ lượng tiềm năng khoảng
48 tỷ m3/năm (trầm tích bở rời: 12,6; đá lục nguyên: 7,31; đá phun trào: 2,11; đá
xâm nhập: 8,05; đá carbonat: 2,4; đá biến chất: 7,79 và đá hỗn hợp: 7,75).
Mạng lưới sông suối trên lãnh thổ Việt Nam khá là nhiều. Nếu chỉ tính
những sông suối có nước chảy thường xuyên và có chiều dài trên 10km thì trên
lãnh thổ Việt Nam có khoảng 2360 sông, suối các loại. Tất cả các sông suối này
tập trung trong 8 hệ thống sông chính và các sông vừa và nhỏ khác. Tám hệ
thống sông chính đó là: sông Kỳ Cùng-Bằng Giang, sông Hồng-Thái Bình, sông
Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai-Sài Gòn và sông Mê
Công; trong đó hệ thống sông Mê Công là lớn nhất sau đó đến hệ thống sông
Hồng. Trong các hệ thống sông ở Việt Nam thì có một số sông bắt nguồn hay có
dòng chảy qua các nước láng giềng, như sông Kỳ Cùng-Bằng Giang, sông
Hồng-Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai-Sài Gòn và sông Mê Công.
1. Hệ thống tổ chức quản lý, khai thác tài nguyên nước tại Việt Nam
Theo điều 58 luật Tài nguyên nước, tổ chức quản lý nguồn nước ở nước ta
hiện nay chủ yếu vẫn theo địa giới hành chính theo các cấp từ Trung ương đến
địa phương : Hệ thống quản lý hành chính có 4 cấp, đó là:( i) chính quyền từ
Trung ương; (ii) chính quyền cấp tỉnh và thành phố; (iii) quận (ở thành thị) và
huyện (ở nông thôn); và (iv) phường (ở thành thị) và xã (ở nông thôn), trong đó
Luận văn thạc sĩ
18

UBND các cấp là cơ quan đại diện chính quyền ở mỗi cấp.

Theo hệ thống này, Cơ quan quản lý nguồn nước cấp Trung ương xây
dựng thể chế, chính sách để nhà nước ban hành, đồng thời chỉ đạo các tỉnh thực
hiện. Các tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nguồn nước cũng như thực hiện các
chính sách và luật pháp về nước trong tỉnh. Giữa các tỉnh không có cơ chế phối
hợp cụ thể được quy định trong luật pháp mà có thể là cơ chế tự hợp tác khi cần
thiết.
2. Về thực hiện quản lý, khai thác nước theo các lưu vực sông
Trước khi có luật tài nguyên nước, tại Việt Nam chưa có tiền đề cho việc
quản lý nước theo các lưu vực sông.
Luật tài nguyên nước năm 1998 trong điều 64 đã đặt cơ sở về mặt luật
pháp cho việc thực hiện quản lý lưu vực sông. Điều 64 Luật Tài nguyên nước
mới chỉ đề cập đến việc thành lập Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông và các
nội dung của quản lý quy hoạch lưu vực sông, còn về quản lý nước mới quy
định về kiến nghị giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông.
Tuy nhiên nghị định 179/199 NĐ-CP mới quy định việc quản lý lưu vực sông
cần tổ chức thực hiện đối với các lưu vực sông lớn như lưu vực sông Hồng -
Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long. Trên các lưu vực sông này thành lập
các Cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông với các chức năng chủ yếu là:
- Lập trình duyệt và theo dõi việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông, đảm
bảo quản lý thống nhất quy hoạch kết hợp với địa bàn hành chính.
- Thực hiện việc phối hợp với các cơ quan hữu quan của các Bộ, ngành và
địa phương trong việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước của
lưu vực sông và trong việc lập, trình duyệt và theo dõi việc thực hiện các quy
hoạch lưu vực sông nhánh.
- Kiến nghị giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực
sông.
Thực hiện quy định của luật Tài nguyên nước, Năm 2002 Bộ Nông
Nghiệp và PTNT quyết định thành lập 3 Ban quản lý quy hoạch các lưu vực
Luận văn thạc sĩ
19


sông Hồng - Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long. Điểm nổi bật của các
Ban này là chỉ có chức năng về lập và theo dõi việc thực hiện quy hoạch lưu vực
sông mà chưa có chức năng về quản lý nước.
Thực tế này cho thấy cần phải cải tiến về mặt thể chế đặc biệt là việc kiến
nghị sửa đổi luật Tài nguyên nước để bổ sung thêm chức năng quản lý tài
nguyên nước cho cơ quan quản lý lưu vực sông hơn là chỉ quản lý quy hoạch lưu
vực sông như là Luật tài nguyên nước 1998 đã ban hành. Việc cải tiến tổ chức
lại các Ban quản lý cả ba lưu vực sông nói trên cho phù hợp với thực tế thì mới
có thể thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông đạt được
hiệu quả tốt.
1.2 Tổng quan vùng nghiên cứu
1.2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Hệ thống sông Trà Khúc là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, có
diện tích lưu vực 3.240 km
2
, chiếm khoảng 55% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lưu
vực sông nằm trên địa bàn các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn
Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, TP. Quảng Ngãi, một phần diện tích thuộc các
huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ của tỉnh Quảng Ngãi và một phần huyện
Kon Plong tỉnh Kon Tum.
Vùng nghiên cứu có tọa độ địa lý:
- 14
0
35’ đến 15
0
25’ Vĩ độ Bắc;
- 108
0

15’ đến 109
0
0’ Kinh độ Đông.
Ranh giới vùng nghiên cứu:
- Phía Bắc giáp lưu vực sông Trà Bồng;
- Phía Nam giáp lưu vực sông Vệ;
- Phía Tây giáp lưu vực sông Sê San;
- Phía Đông giáp biển Đông.
Luận văn thạc sĩ
20


Hình 1.2: Sơ đồ lưu vực sông Trà Khúc

2. Địa hình
- Sông Trà Khúc bắt nguồn từ vùng núi cao huyện Kon Plong tỉnh Kon
Tum, có độ cao 1300m - 1500m. Phần thượng lưu sông chảy theo hướng Bắc -
Nam, phần hạ lưu chảy theo hướng Tây - Đông, đổ ra biển qua cửa Cổ Lũy.
- Nhìn chung địa hình của lưu vực theo xu thế thấp dần từ Tây sang Đông,
giữa vùng núi và vùng đồng bằng địa hình thay đổi đáng kể, hình thành hai bậc
địa hình cao và thấp nằm kế tiếp nhau, hầu như không có khu đệm chuyển tiếp.
- Toàn lưu vực có thể chia thành hai loại địa hình:
+ Địa hình vùng núi cao: Là các vùng đất từ thượng nguồn về tới đập
Luận văn thạc sĩ
21

Thạch Nham, đất đai đa phần là đồi núi, thuộc phía tây của lưu vực đồng thời
cũng là phía tây của tỉnh Quảng Ngãi. Vùng có độ cao trung bình 600m – 700m,
thượng nguồn có các đỉnh núi cao 1200 – 1500 m, thấp dần về phía hạ lưu, tiếp
giáp với đồng bằng là các đỉnh núi thấp có cao độ từ 200m – 250m như núi

Vách Đá, núi Lin, núi Đá Lơ….Trong khu vực địa hình này diện tích rừng còn
nhiều, độ dốc lớn và địa hình chia cắt mạnh. Dạng địa hình này thuộc các huyện
Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ của tỉnh Quảng Ngãi và huyện Kon Plong
của Kon Tum. Đất canh tác trong vùng chủ yếu tập trung ở thị trấn Sơn Hà và
ven hai bên sông Trà Khúc, sông Đăk Đrinh, sông Re.
+ Địa hình vùng đồng bằng: Dạng địa hình vùng đồng bằng nằm ở phía
đông vùng nghiên cứu, chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên toàn lưu vực. Đây
là vùng đất tương đối bằng phẳng, có cao độ từ 2m – 20m, nằm trên địa bàn các
huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Bình Sơn và Mộ Đức, ở dạng địa hình
này có diện tích canh tác lớn và thích hợp cho trồng lúa, hoa màu và cây công
nghiệp ngắn ngày.
3. Địa chất
Theo một số tài liệu thu thập được, lãnh thổ Quảng Ngãi nằm trên đới cấu
tạo Kon Tum, gồm hai loại chính:
- Khối mac ma axit, điển hình là đá granit, thành phần chủ yếu là thạch
anh, ngoài ra có mica. Đất hình thành trên đá granit thường có thành phần cơ
giới nhẹ.
- Đá trầm tích thuộc dạng sa thạch, phiến thạch và phiến sa. Đất hình
thành trên sa thạch, kết cấu thường rời rạc, giữ nước kém.
4. Thổ nhưỡng
- Đất vùng núi nói chung rất dốc, những vùng còn cây cối có lớp màu khá
dày do tích tụ lá cây qua nhiều năm. Đất vùng thung lũng hình thành trong quá
trình bào mòn từ núi xuống, những chỗ có nước đất thường bị lầy và chua.
- Đất vùng đồi gò bị bào mòn, bạc màu, tầng đất canh tác mỏng chủ yếu
tập trung trong các huyện: Sơn Hà, Sơn Tây, Nghĩa hành và Minh Long.
Luận văn thạc sĩ
22

- Vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa, hàm lượng NPK khá, đây là
nhóm đất màu mỡ được hình thành do tích tụ phù sa của các sông rất thích hợp

với các loại cây lương thực và hoa màu. Loại đất này được phân bố rộng rãi ở hạ
lưu sông Trà Bồng, Trà Khúc và Sông Vệ trong phạm vi các huyện: Bình Sơn,
Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ và TP. Quảng Ngãi.
- Đất cát ven biển phần lớn là đất cát rời rạc, dinh dưỡng kém.
5. Thảm phủ thực vật
Thảm phủ thực vật có tác dụng quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và
điều tiết dòng chảy. Đặc biệt rừng có tác dụng làm giảm dòng chảy lũ và tăng
lượng dòng chảy mùa kiệt.
Rừng ở Quảng Ngãi tuy ít so với cả nước, chủ yếu là rừng nghèo và rừng
trung bình nhưng trữ lượng rừng rất phong phú và có nhiều loại gỗ quý như gõ,
sơn, dổi, và có nhiều quế … như ở Minh Long, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà.
Rừng trong lưu vực chủ yếu tập trung ở vùng thượng nguồn trên các vùng
núi cao, độ dốc lớn (5
0
- 30
0
). Việc trồng cây gây rừng vẫn chưa hàn gắn được
những tổn thất về rừng trong thời kỳ chiến tranh và hậu quả của việc khai thác
bừa bãi, chưa hợp lý và tệ chặt phá rừng lấy gỗ và làm nương rẫy. Hiện nay có
xu thế giảm rừng giàu và trung bình, tăng diện tích rừng nghèo. Độ che phủ của
rừng thấp làm cho xói mòn đất, suy thoái nguồn nước làm cho tình hình lũ lụt
hạn hán ngày càng gia tăng.
6. Đặc điểm khí tượng, thủy văn
A) Mạng lưới các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn
a) Trạm khí tượng
Trong vùng nghiên cứu có các trạm đo khí tượng Quảng Ngãi, Ba Tơ và 7
trạm đo mưa khác.
b) Trạm thủy văn
Trên sông Trà Khúc có 3 trạm đo thủy văn, trạm Sơn Giang đo các yếu tố
lưu lượng, mực nước, mưa, độ đục, trạm Trà Khúc đo mực nước, gần đây tại ví

trí đập Thạch Nham cũng tiến hành đo các yếu tố lưu lượng, mực nước.
Luận văn thạc sĩ
23

c) Trạm đo mưa
Ngoài các trạm khí tượng, trong và lân cận lưu vực có 1 mạng lưới các
trạm đo mưa với liệt thời gian đo tương đối dài (trên 20 năm).
B) Đặc điểm khí tượng
a) Chế độ nhiệt
Trong vùng nghiên cứu có chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới với cán cân
bức xạ dương, dẫn đến một nền nhiệt độ cao cho vùng. Nhiệt độ trong vùng có
xu hướng thay đổi theo độ cao, các vùng núi cao nhiệt độ thấp hơn vùng đồng
bằng. Vùng đồng bằng có nhiệt độ trung bình 25
0
C – 26
0
C, tương đương với
tổng nhiệt độ năm 9000 – 9500
0
C. Vùng núi có nhiệt độ trung bình 24
0
C–25
0
C,
tương đương tổng nhiệt độ năm 8700 – 9000
0
C.
Bảng 1.1: Nhiệt độ trung bình tháng, năm tại các trạm (
0
C)

Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Ba Tơ
21.4
22.7
24.6
26.8
27.7
28.1
28.0
27.8
26.5
25.1
23.5
21.6
25.3
Quảng Ngãi
21.7

22.5
24.4
26.7
28.3
28.8
28.7
28.6
27.1
25.8
24.1
22.0
25.7

b) Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm trong vùng khoảng 85%. Vào các
tháng mùa mưa độ ẩm không khí vùng đồng bằng ven biển đạt 85- 88%, vùng
núi có thể đạt 90- 95%. Các tháng mùa khô độ ẩm thấp hơn, vùng đồng bằng
ven biển dưới 80%, vùng núi 80- 85%.
Vào những tháng mùa khô, trong một vài ngày cá biệt độ ẩm có thể xuống
dưới 30 - 40%.
Bảng 1.2: Độ ẩm trung bình tháng, năm tại các trạm (%)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII

IX
X
XI
XII
Năm
Ba Tơ
88
87
84
82
83
81
80
80
86
89
90
90
85
Quảng Ngãi
88
87
86
84
82
81
80
80
85
88

89
89
85

c) Số giờ nắng
Vùng có số giờ nắng rất phong phú, vùng núi ít nắng cũng đạt khoảng
2000 giờ/năm, vùng đồng bằng nắng nhiều hơn khoảng 2200 giờ/năm. Tháng có
số giờ nắng lớn vào các tháng IV và tháng V, trung bình từ 8 - 9 giờ/ngày ở
vùng đồng bằng (TP. Quảng Ngãi) và 7 - 8 giờ/ngày ở vùng núi (Ba Tơ). Tháng
nắng ít là tháng XII, ở TP. Quảng Ngãi chỉ đạt 3,5 giờ/ngày và Ba Tơ chỉ đạt 2,4
Luận văn thạc sĩ

×