Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Boi duong hoc sinh gioi lop 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.07 KB, 64 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THCS Hoµng Long CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 9 I. Yêu cầu chung : 1. Mỗi bài học sinh cần nắm được : - Thơ : thuộc lòng ; truyện : tóm tắt. - Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. - Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. - Từ ngữ, hình ảnh đặc sắc - Chi tiết, tình huống đặc sắc. - Ý nghĩa nhan đề 2. Dàn bài đại cương khi phân tích tác phẩm. 3. Bài tập cảm thụ, dựng đoạn : theo các kết cấu đoạn khác nhau có lồng ghép các yêu cầu về kiến thức tiếng Việt với số câu cụ thể (Ví dụ sử dụng lời dẫn trực tiếp, các kiểu câu, các tahnhf phần biệt lập, các biện pháp tu từ, các thành phần phụ, liên kết câu …) 4. Kiến thức tiếng Việt cụ thể trong bài tập đọc hiểu như : xác định các kiểu câu, phân tích cấu tạo câu, các phương châm hội thoại, các phương thức chuyển nghĩa, hàm ý, phép liên kết câu, các biện pháp tu từ…) II. Chương trình ôn tập : 1. Ôn tập các văn bản theo từng chuyên đề . Trong quá trình ôn tập kiến thức văn bản cần chú trọng lồng ghép kiến thức tiếng Việt và tập làm văn. 2. Giáo viên chủ động phân chia thời gian ôn tập cho từng chuyên đề, từng văn bản sao cho phù hợp với lớp phụ trách. 3. Trong quá trình ôn tập lí thuyết cần lồng ghép ôn tập đề thi cho học sinh. (có điều kiện GV nên chấm chữa cụ thể cho học sinh) 4. Trong tâm ôn tập là chuyên đề 1, 2, 3 còn chuyên đề 4 tuỳ thuộc vào lượng thời gian ôn tập mà GV sắp xếp ( chú ý không đựoc bỏ qua, ít nhất nên dành 1 đến 2 buổi để ôn tập) 5. Khi nhà trường tổ chức thi thử cho học sinh, GV coi thi nghiêm túc và chấm tráo bài thi của các lớp cụ thể như sau : A chấm I ; B chấm H ; C chấm G ; D chấm E ; E chấm A ; G chấm B ; H chấm C ; I chấm D Kết quả bài thi thử của học sinh nên gửi về cho phụ huynh xem. CHUYÊN ĐỀ I: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ÔN TẬP VĂN BẢN : CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Câu 1: Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. Nêu hiểu biết về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Truyền kì mạn lục” Câu 2: Vì sao nói lấy người phụ nữ làm nhân vật chính là một nét mới mẻ, thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ. Câu 3: Trong chuyện cổ tích ,khi bị oan,VN đã chạy ra sông tự tử. Còn trong CNCGNX, VN tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang thề cùng trời đất rồi mới gieo mình xuống sông. Theo em 2 cách kể khác nhau đó mang ý nghĩa như thế nào ? Câu 4 : So với chuyện cổ tích “Vợ chàng Trương” thì CNCGNX có thêm nhân vật bà mẹ Trương Sinh .Theo em điều đó có làm loãng câu chuyện không ? Vì sao? Câu 5: Câu chuyện có thể kết thúc qua lời bé Đản, Trương Sinh hiểu vợ bị oan .Thế nhưng Nguyễn Dữ lại thêm phần VN ở cung nước, trở về trần gian, rồi ra đi. Điều đó có ý nghĩa gì ?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 6:Viết tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành 1 đoạn văn khoảng 15 câu theo kết cấu diễn dịch hợăc tổng –phân -hợp : “Nhà văn đã đặt nhân vật VN vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của nàng .”(Trong đoạn văn có sử dụng 1câu kết là câu hỏi tu từ) Câu 7: Những nguyên nhân nào gây ra bi kịch của VN ? Theo em đâu là nguyên nhân chính ? Câu 8: Cho câu chủ đề sau: “Thái độ tàn tệ, rẻ rúng, phũ phàng của Trương Sinh với VN còn biểu hiện quyền thế của kẻ hào phú với người tay trắng, vào cái thời mà sự sùng bái tiền của đã bắt đầu làm đen bạc thói đời .” Viết tiếp câu chủ đề để tạo thành đoạn văn diễn dịch (trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp) Câu 9: Trong bài thơ “Viếng Vũ Thị “của Lê Thánh Tông có câu viết “Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng “.Em có đồng ý với tác giả không ? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em ? Câu 10: Hình ảnh “cái bóng” trong CNCGNX là một chi tiết nghệ thuật đắt giá .Viết 1 đoạn văn ngắn phân tích ý nghĩa ,vai trò của hình ảnh này. Câu11 : Phân tích nghệ thuật của CNCGNX để thấy sáng tạo của tài năng Nguyễn Dữ Câu 12: Có ý kiến cho rằng: Sự trở về của Vũ Nương ở phần kết tác phẩm đã hoá giải bi kịch trong truyện. Hãy nêu ý kiến của em. Câu13 : Kết thúc truyện là cảnh VN trở về trên kiệu hoa, đứng giữa dòng nói lời tạ từ Trương Sinh rồi ra đi mãi mãi .Hãy viết 1 đoạn văn diễn tả cảm xúc ,suy nghĩ của em về kết thúc ấy . Câu 14: Cho lời thoại sau: -Nhà cửa tiên nhân của nương tử ,cây cối thành rừng, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến ,nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao? a) Lời thoại này của nhân vật nào nói với nhân vật nào? b) Tìm các từ Hán Việt có trong lời thoại trên ? Việc sử dụng các từ Hán Việt đó có tác dụng gì? c) Lời thoại trên có hai câu văn, hãy chỉ ra sự liên kết giữa hai câu văn đó? d) Lời thoại trên có ba từ “tiên nhân” .Nghĩa của chúng có giống nhau không? e) Sau khi nghe lời thoại trên , thái đọ của nhân vật nghe như thế nào? Từ đó có thể hiểu thêm phẩm chất gì của nhân vật đó? Câu 15: a) Em hiểu thế nào là giá trị hiện thực ? b) Giá trị hiện thực của CNCGNX của Nguyễn Dữ được biểu hiện ở những chi tiết nào ? nêu và phân tích ? c) Ba chú thích sau đây có góp phần làm sáng tỏ giá trị hiện thực ko? -Khai đại: niên hiệu thứ hai của Hồ Hán Thương (1403-1407) -Trần Thiêm Bình : tên đại Việt gian thời nhà Hồ, theo giặc Minh -Nam Xương : nay thuộc huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam Câu 16 : Giá trị nhân đạo của CNCGNX được thể hiện như thế nào ? Câu17 : (TLV)Có ý kiến cho rằng:”CNCGNX khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN, đồng thời thể hiện niềm cảm thông đối với số phận oan nghiệt của họ dưới chế độ pk” Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên .. ĐÁP ÁN VĂN BẢN : CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 1: * Tóm tắt: Nàng VN đẹp người đẹp nết, được chàng TS cưới làm vợ. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì chàng Trương phải rời nhà đi lính. Ở nhà VN sinh con trai đặt tên là Đản. Khi trở về TS nghe theo lời con trẻ, nghi ngờ vợ phản bội. VN một mực kêu oan. TS không nghe đánh mắng đuổi đi. VN không tự minh oan được bèn trẫm mình tự vẫn. VN được Linh Phi cứu sống, nàng gặp Phan Lang là người cùng làng ở dưới động của Linh Phi. Phan Lang được trở về trần gian, VN gửi chiếc thoa vàng cùng lời nhắn cho TS. TS lập đàn giải oan trên bến HG. VN trở về tha thứ cho TS nhưng nàng không trở về cs trần gian nữa. * Tác giả: Nguyễn Dữ - sống nửa đầu thế kỉ 16 * Tác phẩm: TKML(áng thiên cổ kì bút- áng văn hay ngàn đời): ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền - Thể loại truyền kì: văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ TQ, thịnh hành đời Đường - Viết bằng chữ Hán - Cốt truyện: khai thác từ cac struyện cổ dân gian, truyền thuyết lịch sử, dã sử VN - Gồm 20 truyện - Nhân vật chính thường là người phụ nữ đức hạnh nhưng số phận lại đầy éo le, oan khuất, bất hạnh. Loại nhân vật thứ hai là nhưũng tri thức bất mãn với thời cuộc. - Đề tài phong phú : đả kích chế độ pk suy thoái, tình yêu hạnh phúc lứa đôi, hoài bão lí tưởng của kẻ sĩ trước thời cuộc… Câu 2: Có hai nguyên nhân chính sau : - Vì CNCGNX là truyện văn xuôi mở đầu cho văn chương trung đại viết về người phụ nữ-- Do đó lấy người phụ nữ là nhân vật chính là một nét mới mẻ trong sáng tác của ND - Đồng thời nó cũng thể hiện tinh thần nhân đạo của ông : + Ca ngợi vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp phẩm hạnh của người phụ mữ mà chế độ pk nam quyền luôn vùi dập + Luôn bênh vực và thông cảm với nỗi oan ức nỗi đau khôe của người phụ nữ + Lên án xhpk với những luật lện hà khắc ko có cái nhìn độ lượng trước lỗi lầm của người phụ nữ, chế độ nam qyuền đã cướp đi quyền sống của họ + Cách kết thúc có hậu thể hiện ước mơ ngàn đời của ông cha về lẽ công bằng Câu 3: Hai cách kể đó mang ý nghĩa khác nhau dù kết quả đều là việc VN gieo mình xuống sông tự vẫn. - Kể như chuyện cổ tích “vợ chàng Trương”, hành động của VN có phần tự phát, bồng bột, thiếu lí trí. - Còn trong “CNCGNX” , ta thấy một VN đau khổ hơn. Nàng đã chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình do không còn con đường nào khác. Rõ ràng hành động đó có chịu sự điều khiển của lí trí. Và mong ước đựơc giải oan đối với nàng là rất lớn, với VN chết không đáng sợ bằng mất danh dự Câu 4: Nhân vật bà mẹ TS là một sáng tạo của ND. Bà đã góp thêm một cách đánh giá khách quan về VN qua cách nàng cư xử với bà. Mặt khác ngwoif đọc sẽ hiểu thêm những đức tính quý báu của VN thông qua nhân vật này. Bên cacnhj đó nhứng điều mà bà mẹ mong muốn cho VN, tin rằng nàng được hưởng hạnh phúc thì lại không trở thành hiện thực mà nguyên nhân chính lại do chính con trai bà gây ra. Điều đó càng làm người đọc suy nggĩ day dứt hơn nhiều Câu 5: Phần cuối truyện, cảnh cung nước là sự kết thúc đầy sáng tạo của ND. Đó là những yếu tố kì lạ, hoang đưòng, làm nên chất truyền kì của tác phẩm. Mặt khác nó cũng góp phần không nhỏ vào việc thể hiện tinh thần hiện thựuc và nhân đạo cho tác phẩm (mặc dù rất kì lạ và hoang đường) Câu 6: Câu chủ đề đặt ở đầu đoạn. Các câu còn lại, cần triển khai làm sáng tỏ các ý sau: * VN là người phụ nữ đẹp người đẹp nết. (Qua lời nhận xét cảu tác giả- d/c sgk).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Qua việc đối xử với chồng: - Khi chồng ở nhà, biết chồng có tính đa nghi, hay ghen, VN hết mực gữ gìn khuôn phép, biết chăm nom vun vén hạnh phúc gia đình nên cuộc sống vợ chồng chưa từng xảy ra bất hoà - Khi tiễn chồng ra trận : + VN đã cư xử rất đúng mực chân tình. Nàng rót chén rượu đầy mà nói nhưũng lời đưa tiễn ngọt ngào nồng đượm mộtk tình yêu chung thuỷ. * Qua việc đối xử với mẹ chồng : - Khi chồngvắng nhà, VN hết sứa làm lụng để nuôi đứa con thơ và mẹ chồng già cả ốm đau. Nàng thuốc thang thần phật dùng lời khôn khéo khuyên lơn . Khi bà mất nàng đã lo ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ. Lời trăng trối của nhân vật bà mẹ TS là một minh chứng khách quan ghi nhận công ơn của nàng “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng nhưu con chẳng phụ mẹ” * Khi bị chồng nghi oan, nàng hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gđ đang có nguy cơ tan vỡ. Dù phải ghánh nỗi đắng cay đó, dù phải quyên sinh để giữu tròn phẩm giá nàng cúng chưa một lần to tiếng để phạm đạo làm vợ. * Dù phải xuống thuỷ cung, nàng vẫn mong có ngày được trở về bên chồng con, vẫn nhớ và lo lắng về nhà cửa về mồ mả hai bên cha mẹ đầy đủ. Khao khát mong muốn được minh oan và giải oan * Ý kiến đánh giá: Tác giả khắc hoạ tính cách nhân vật qua lời nói việc làmcách biểu hiện tình cảm và luôn đặt trong mọi mối quan hệ với môt jthái độ ca ngợi. Qua đó ta thấy VN quả là một ngwoif phụ nữ hoàn hảo, mang trong mình nét đẹp của ngwoif phụ nữ truyền thống VN: xin đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng ,rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Phẩm hạnh và đạo đức của nàng thật đáng trân trọng, ngợi ca Câu 7: Những nguyên nhân gây ra bi kịch cho VN là : -Nguyên nhân khách quan : chiến tranh , -Nguyên nhân chủ quan : cuộc hôn nhân ko bình đẳng giữa TS và VN, tính cách đa nghi phòng ngừa quá sức của TS dự báo 1 cuộc sống không tốt đẹp, tình huống bất ngờ là lời nói ngây thơ của con trẻ, tính gia trưởng , độc đoán ,cách xử sự hồ đồ vũ phu của TS, cuối cùng là những thành kiến hà khắc của xh pk đã cướp đi quyền sống của người phụ nữ Câu 8: Câu chủ đề đứng đầu đoạn .Các câu triển khai cần làm sáng tỏ các ý sau: -Nỗi mặc cảm của VN vì thân phận nhà nghèo “Thiếp vốn con kẻ khó , được nương tựa nhà giầu “sở dĩ nàng nương tựa vào TS vì có thú vui nghi gia nghi thất ,vợ chồng sum họp con cái đề huề được làm vợ ,làm mẹ - Thái độ của TS với VN “đem trăm lạng vàng “cưới VN về làm vợ cuộc hôn nhân trở nên có t/chất mua bán đồng thời thể hiện sự phân biệt giai cấp trong xh cũ .Khi nghi oan cho VN ,TS tỏ rõ thái độ gia trưởng của kẻ có quyền thế ,tiền bạc .Chẳng hỏi han lấy nửa câu chàng chỉ biết “quát cho hả giận rồi mắc nhiếc đánh đuổi đi” Câu 9: Vua Lê Thánh Tông đã nói rất đúng : một trong nhưũng nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vn là có bàn tay của TS. _ TS con nhà hào phú không có học, tính đa nghi cả ghen đối với vợ phòng ngừa quá sức. Tính cách này ít bảo đảm cho ngwoif vợ có đựoc cuộc sống hạnh phúc. - Sau 3 năm đi lính về tính cách của TS bộc lộ rõ dần. Đặc biệt khi nghe những lưòi nói ngây thơ của bé Đản với những thông tin mập mờ đáng suy nghĩ. TS đã không đủ tỉnh táo để để suy xét về nhưũng lời con nói. Chàng đinh ninh chắc chắn là vợ hư. Đó là suy nghgĩ vội vàng một chiều của con ngwoif vốn gia trưởng độc đoán. - Từ suy đoán ấy TS đã xử sự hồ đồ vũ phu, chàng không thẳng thắn hỏi han hoặc chất vấn thậm chí có thể theo dõi hành động, thái độ của vợ…Trái lại chàng đã không chịu nghe nhưũng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> lưòi phân trần của vợ không tin cả nhưũng nhân chứng bênh vựa cho nàng, cũng không để cho vợ co cơ hội giã bày, giảng giải minh oan. Chàng một mực mắng nhiếc đánh đuổi nàng đi..một chuỗi nhữung hành động đó của TS đã bịt kín mọi ngả đường giải oan của VN đẩy nàng vào cái chết oan khiên khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. --Lời chê trách của Vua LTT thật nhẹ nhàng nhưung vô cùng sâu sắc, đã kín đáo nêu lên một bài học cho đời về đối nhân xử thế, về cách cư xử trong đạo vợ chồng Câu 10: Phân tích chi tiết cái bóng đây là chi tiết vừa tạo ra những mâu thuẫn, xung đột cho truyện (thắt nút câu chuyện) vừa đóng vai trò giải quyết những mâu thẫn xung đột ấy (mở nút cho câu chuyện) Song bên cạnh ý nghĩa đó thì đây còn là một chi tiết nghệ thuật được cài đặt đầy dụng ý. Hình ảnh cái bóng tưởng như vô tình ngẫu nhiên nhưng thực ra là một chi tiết quan trọng của câu chuyện: Cái bóng xuất hiện với Vũ Nương là cách để nàng dỗ con ,mong muốn bù đắp tình cảm của người cha luôn thiếu vắng trong lòng bé Đản. Đó cũng là cách để người vợ thuỷ chung ấy khuây nguôi nỗi nhớ thương chồng. Song ngờ đâu, cái bóng lại biến thành người, cái giả cứ chập chờn trong cái thật. Cái bóng sang đến bé Đản thì thành người thật - một người đàn ông bí ẩn hằng đêm vẫn đến với mẹ. Và khi đến tai Trương Sinh lần thứ nhất thì cái bóng ấy trở thành người đàn ông gian díu với vợ mình, là bằng chứng không thể chối cãi về sự hư hỏng của vợ… để rồi dẫn đến một kết cục thật đau lòng. Và cũng chính cái bóng ấy xuất hiện lần thứ hai- cái bóng của chính chàng Trương đã mở mắt cho chàng về sự thật tội ác do chính chàng gây ra. Cái bóng cũng giải toả nỗi oan của Vũ Nương,nỗi oan oà ra với tất cả sự thảm khốc của nó, nhưng tất cả đã quá muộn. Có thể nói giá trị hiện thực và nhân đạo đã được gửi gắm qua hình tượng cái bóng thật là sâu sắc. Câu 11: Giá trị nghệ thuật của CNCGNX có thể phân tích theo gợi ý sau : -Xây dựng thành công nhân vật VN qua các chặng đời của nàng . Để làm rõ nhân vật VN ,lúc thì tác giả kể ,lúc thì để nv khác kể ,có lúc để VN tự nói về mình --lời kể linh hoạt -Truyện có thắt nút ,nở nút tự nhiên bất ngờ (hình ảnh cái bóng , lời nói của 1 đứa trẻ ) -Truyện có chi tiết huyền thoại : gây hấp dẫn và làm tôn lên tính cách nv chính -Truyện đã xd được hình tượng nghệ thuật giầu ý nghĩa :cái bóng .Xdựng được những nv mang tính điển hình ,khái quát cao: TS mang đẵc điểm của chế độ nam quyền bất công ,vùi dập phụ nữ , đa nghi , kém hiếu biết .VN tiêu biểu cho người phụ nữ đẹp người , đẹp nết bị xh cũ vùi dập Câu 12: Không đồng tình với ý kiến trên bởi vì sự trở về đó là ảo ảnh nó chỉ xuất hiện trong chốc lát rồi biến mất. Như vậy nó chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận còn hạnh phúc thực sự thì đâu còn ó thể làm lại được. chàng Trương thì vẫn pahỉ trả giá cho hành động “phũ phàng”của mình. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo này. Câu 13: Đoạn văn nêu suy nghĩ về kết thúc truyện: Lơig kết thúc “VN trở về trong chốc lát” cứu ám ảnh day dứt người đọc. Đây là chi tiết kì ảo mang tính snag tạo rất riêng của tác giả thể hiện rõ đặc trưng của thể loại truyền kì. Chi tiết này mang một số ý nghĩa sau: - Giống với biết bao câu chuyện cổ tích khác sự trở về của Vn là tối kết thức có hậu điều này thể hiện ước mơ công lí ngàn đời của nhân dân ta xưa, ngwoif tốt nhưu Vn phải được minh oan. Mặt khắc kết thúc ấy cũng làm dịu đi phần nào tâm lí căng thẳng của người đọc. - Hơn thế nữa sự trở về của Vn càng tô đậm và nổi bật đức hạnh cao quý của nàng- thương yêu chồng con, nặng tình nghĩa với xóm làng, quê hương. Một tấm lòng nhân hậu vị th, độ lượng. - Song ND lại để cho nhân vật VN vhỉ trở về trong chốc lát “loang loáng mờ nhạt rồi bién mất” Phải chăng sự trở về trong chốc láyt này đã khẳng định những điều tốt đẹp đã nói ở trên chỉ là ảo ảnh. một chút an ủi cho nguoi bạc phận, hạnh phúc thựuc sự đâu còn có thể làm lại được.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> nữa. Sự thật phũ phàng – người chết, hạnh phúc gia đình tan vỡ chia lìa. Như vậy tính bi kịch vẫn tiềm ẩn ngay trong cái lung linh kì ảo kia. Và điều đó một làn nữa thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ đồng thời lên án xhpk tàn bạo bất công không tạo ra đất sống cho những người phụ nữ như VN Câu 14: a. Lời thoại của nhân vật Phan Lang nói với VN khi ở dưới thuỷ cung, động của Linh Phi b. Các từ Hán việt :tiên nhân, nương tử, --tác dụng : không khí cổ xưa, trang trọng phù hợp với văn phong cổ. c. Liên kết phép lặp: tiên nhân, nương tử d. Giải nghĩa : tiên nhân(1,2) người đời trước mình chỉ cha ông, tổ tiên tiên nhân (3) ý chỉ Trương Sinh e. thái độ của nhân vật nghe :VN ứa nước nắt rồi quả quyết đổi giọng mà rằng “ Có lẽ không thể ẩn hình gởi bóngở đây mãi đượcđể mang tiếng xấu xa. Vả chăng ngựa Hồ gầm gió bán, chim Việt đậu cành namcảm vì nỗi ấy tôi tất phải tìm về có ngày. Hiểu thêm phẩm chất: Mong muốn đựoc trở về bên người thân, lo lắng cho phần mộ của gia tiên, vị tha, nhân hậu, khoa khát được minh oan Câu 15: a) Một tp có giá trị hiện thực là tp bằng hình tượng nghệ thuật sáng tạo của nghệ sĩ đã phản ánh đúng hiệh thực xh một cách khách quan .Qua đó nhằm tố cáo được cái xấu xa của hiện thực và có 1 cách nào đó thể hiện thái độ muốn xd hiện thực theo hướng tốt đẹp lên b) Giá trị hiện thực của “Chuện người con gái Nam xương” là -Tố cáo chiến tranh phi nghĩa -Tố cáo sự bất nhân của chế độ nam quyền trong xhpk xưa -Phản ánh thân phận của người phụ nữ dưới chế độ bất công ấy c. Ba chú thách trên đã góp phần làm sáng tỏ giá trị hiện thực ở chỗ :làm cho người đọc tin là sự thật, người thật ,việc thật Câu 16: Giá trị nhân đạo của “CNCGNX” biểu hiện ở : - Ca ngợi vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp phẩm hạnh của người phụ mữ mà chế độ pk nam quyền luôn vùi dập -Luôn bênh vực và thông cảm với nỗi oan ức nỗi đau khôe của người phụ nữ -Lên án xhpk với những luật lện hà khắc ko có cái nhìn độ lượng trước nỗi lầm của người pnữ ,chế độ nam qyuền đã cướp đi quyền sống của họ -Cách kết thúc có hậu thể hiện ước mơ ngàn đời của ông cha về lẽ công bằng Câu 17 : Lập dàn ý cho đề tập làm văn .. ÔN TẬP VĂN BẢN : CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH Câu1: Câu văn “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu, vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” a. Giải nghĩa cụm từ “triệu bất tường” b. Sự việc được nói đến trong câu văn trên có ý nghĩa như thế nào ? c. Nhận xét về nghệ thuật đắc sắc của câu văn đó và nêu tác dụng ? Câu 2: cho câu văn: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu ,huyện Thọ Xương,trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng ,lúc nở hoa ,trắng xoá thơm lừng ; trước nhà trung.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> đường cũng trồng hai cây lựu trắng , lựu đỏ , lúc ra quả trông rất đẹp , bà cung nhân ta sai chặt đi cũng vì cớ ấy.” có ý nghĩa như thế nào Câu 3: Tìm và phân tích ngắn gọn những chi tiết thể hiện thái độ kín đáo của tác giả qua đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” Câu 4: Theo em thế nào là thể tuỳ bút ? a) So với các tuỳ bút đã học ,chẳng hạn như “Mùa xuân của tôi” em nhận thấy tuỳ bút cổ có gì khác với tuỳ bút hiện đại ? b) Thể văn tuỳ bút ở văn bản này có gì khác so với thể loại truyện đã học ở bài “CNCGNX”của Nguyễn Dữ? Câu5: Phân tích yếu tố miêu tả trong văn bản “CCTPCT”? Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả ấy? Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 10 câu làm sáng tỏ nội dung câu chốt sau: “Trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, tác giả đã mô tả rất chân thực và sinh động thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh .” (trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp ) Câu 7: Cho câu chủ đề “Bọn hoạn quan cung giám vừa ních đầy túi tham ,vừa được tiếng mẫn cán trong công việc nhà chúa .” Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch để phát triển câu chủ đề trên ? (trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thám) Câu 8: Trong “Thượng kinh kí sự “,Lê Hữu Trác ,người cùng thời với Phạm Đình Hổ viết: “Qua dãy hành lang phía tây, đến một cái nhà lớn thật là cao và rộng. Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi . Đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng .Tên sập mắc một cái võng điều . Trước sập và hai bên bày bàn ghế ,những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy (…)Lại qua một cửa nữa, đến một cái lầu cao và rộng . Ỏ đây cột đều sơn son thiếp vàng.” a)Đoạn kí này có điểm giống với đoạn nào trong “CCTPCT”? Giống nhau như thế nào ? Điều đó có ý nghĩa gì ? b)Dựa vào “CCTPCT” phần đọc thêm trong sgk và đoạn trích trong “Thượng kinh kí sự “trên, hãy viết 1 đoạn văn phát biếu cảm nghĩ của em về xh VN thời vua Lê, chúa Trịnh cuối thế kỉ 18 ĐÁP ÁN VĂN BẢN : CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH Câu 1: * Nội dung của câu văn: - Miêu tả cảnh trong vườn của phủ chúa: cảnh đẹp nhưng lại gợi cảm giác ghê sợ với nhưũng âm thanh hãi hùng và hình ảnh kì quái. Cảnh vẽ ra một cái gì đang tan tác đau thương chứ không phải cảnh đẹp bình yên phồn thực. - đồng thời bộc lộ cảm xúc chủ quan của tác giả kho ông xem đó là “Triệu bất tường” tức là điềm gở, điềm chẳng lành. Nó như báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết chăm lo đến chuyện ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi xương máu của dân lành. Quả thực điều đó sảy ra không bao lâu khi Thịnh Vương mất. * Nghệ thuật : liệt kê, so sánh, kể chuyện đan xen miêu tả, biểu cảm, các từ Hán Việt cổ xưa.— Tác dụng gây ấn tưọng mạnh, linh hạot trong lối kể… Câu 2: Ý nghĩa của đoạn văn : Tác giả kể lại một sư jviệc đã từng sảy ran gay tại gia đình mình: Bà mẹ của tác giả đã pahỉ sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quý rất đẹp tropng vườn nhà mình để tránh tai hoạ -- Tác dụng: - Cách dẫn dắt câu chuyện như thế làm gia tăng đáng kể sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả ghi chép ở trên - Tạo ra cách viết phong phú sinh động, cảm xúc của tác giả (phê phán và bất bình) cũng đựoc gửi gắm một cách kín đáo..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu 3: Cần phân tích hai ý ở bài tập số 1, 2. Bổ sung: Suy nghĩ kín đáo của tác giả còn đựơc thể hiện ở việc miêu tả những cuộc dạo chơi của Chúa Trịnh (xây dựng cung điện đình đài liên mien; dạo chơi của chúa ở Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ; việc thu vật phụng thủ- thực chất là cướp đoạt miêu tả kĩ công phu việc đưa cây đa cổ thụ….Những câu kể tả tưởng như khách quan chân thựuc nhưng ẩn chứa trông đó là thái độ của tác giả Câu 4: * Thể tuỳ bút là nhằm ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể có thực qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. a. So sánh tuỳ bút cổ với tuỳ bút hiện đại - Tuỳ bút hiện đại :chủ yếu được viết theo dòng cảm xúc của tác giả. - Tuỳ bút cổ: chủ yếu được viết theo sự việc có thật đã xảy ra trong đời sống hiện thực khách quan. -- Sự khác biệt đó giúp cho tuỳ bút “CCTPCT” ghi chép tuỳ hứng các sự việc một cách sinh động chân thực. b. So sánh tuỳ bút với truyện: - Truyện : hiện thựuc của cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể. Cho nên thường có cốt truyện và nhân vật. Cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc hoạ nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú đa dạng bao gồm chi tiết sự việc xung đột chi tiết nội tâm, chi tiết ngaọi hình nhân vật chi tiết tính cách…thậm chí cả những chi tiết tưởng tượng haong đường. - Tuỳ bút (khái niệm như trên) Sự ghi chép ở đây tuỳ theo cảm hứng chủ quan của người viết có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống kết cấu gì nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo. Câu 5: Các yếu tố miêu tả là: miêu tả cuộc dạo chơi của chúa Trịnh ở Tây Hồ; miêu tả việc di chuyển cây đa cổ thụ; miêu tả vườn trong phủ Chúa; miêu tả thủ đoạn của bọn hoạn quan thái giám nhũng nhiễu dân lành… -- Tác dụng : + Gúp cho sự việc hiện ra cụ thể sinh động lối kể không bị nhàm chán, gây ấn tựơng, hứng thú cho người đọc + Tăng tính khách quan cho tác phẩm Câu 6: Đoạn văn: Trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, tác giả đã mô tả rất chân thực và sinh động thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh .” (trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp ) * Cần triển khai các ý sau : - Chúa cho xây dựng nhiều cung điện đình đài ở các nơi để thoả ý “thích chơi đèn đuốc”, ngắm cảnh đẹp, ý thích đó không biét bao nhiêu cho vừ, vì vậy việc xây dựng đình đài cứ liên mien hao tiền tốn của - Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ đưwcj miêu tả tỉ mỉ: tháng 3 ,4 lần huy động rât đông người hầu hạ(binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ mà hồ Tây thì rất rộng), các nội thần, hộ giá, nhạc công thì bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém (ăn mặc giả đàn bà bán hàng quanh hồ, dàn nhạc bố trí mọi nơi để tấu mua vui…)đúng là tốn kém xô bồ thiếu văn hoá - Thú chơi cây cảnh đựơc ghi lại bằng những sự việc “ra sức vơ vét những của quý trong thiên hạ” (đặc biệt tg miêu tả kĩ việc đưa cây đa cổ thụ từ bờ sông bên này sang phải cả một binh cơ hằng trăm người) Chúa Trịnh đã thảo mãn thú chơi cây bằng cách dùng quyền lực để cwops đoạt không ngại tốn kém công sức của mọi ngwoif. Đó không pahỉ là sự hưởng thụ cái đẹp một cách chính đáng mà là sự chiếm đoạt --- Từ đó ta thấy cách sông của vua chúa thời pk suy tàn chỉ lo ăn chơi xa xỉ không lo việc nước ăn chơi bằng quyền lực thiếu văn hoá hết sức tham lam..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu 7: câu chủ đề “Bọn hoạn quan, cung giám vừa ních đầy túi tham ,vừa được tiếng mẫn cán trong công việc nhà chúa .” * Triển khai các ý sau : - Chúng đã ra ngoài dọa dẫm - Dò xét xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim quý thì biên hai chữ "phụng thủ" (lấy để tiến, dâng chúa) - Đêm đến, lẻn ra, sai lính đến đem về, có khi phá nhà đập tường đẻ đưa cây hoặc đá non bộ đi. - Buộc gia chủ phải cất, giấu vật phụng thủ - Dậm dọa tống tiền => Đó là thủ đoạn vừa ăn cắp, vừa la làng của bọn tay sai quái đản, một quy trình quen thuộc của bọn hoạn quan thừa gió, bẻ măng, đục nước béo cò. Để được sống xa hoa, hưởng lạc đế vương, từ chúa đến quan trở thành bọn cướp ngày trắng trợn, xảo quyệt ra sức hoành hành trấn lột khắp chốn cùng quê. (cướp đêm là giặc cướp ngày là quan). - Sở dĩ chúng làm được như vậy là vì thời chúa Trịnh Sâm, bọn hoạn quan hầu cận trong phủ chúa rất được sùng ái, bởi chúng có thể giúp chúa đắc lực trong việc bày các trò ăn chơi hưởng lạc. Do thế chúng cũng ỷ thế nhà chúa mà hoành hành, tác oai, tác quái trong nhân dân để thoải mãn thú chơi xa xỉ. Đúng là dột từ nóc dột xuống: "thượng bất chính, hạ tắc loạn" (trên không nghiêm, dưới sinh loạn). - Những hành vi của chúng gây cho dân lành lương thiện nhiều nỗi cơ cực và cs luôn trong tình trạng bất ổn: bị vu oan, hãm hại, cửa nát nhà tan "Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá hủy tường nhà để khiêng ra". Người giầu có bỗng thành miếng mồi ngon cho bầy diều quạ hung dữ mượn danh Chúa đục khoét, hành hạ…. - Kết thúc đoạn văn miêu tả thủ đoạn của bọn hoạn quan này, tác giả kể lại một sự việc có thật tại gia đình mình: Bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quý, rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai họa. - Chi tiết này vừa tăng tính chân thực, tạo niềm tin cho người đọc mai hậu, vừa phê phán bộ mặt tham lam, ghê tởm của bọn quan lại thời Lê- Trịnh, vạch trần sự thối tha trong phủ chúa Câu 8: Suy nghĩ về xh VN thời vua Lê Chúa Trịnh - vua Lê bù nhìn, hèn yếu, bạc nhược - Chúa thì ra sức ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt của dân lành - Bọn quan lại thì mượn gió bẻ măng nhũng nhiễu, cướp bóc của dân. ÔN TẬP VĂN BẢN : HỒI THỨ 14 - HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ Câu 1: Tóm tắt hồi thứ mười bốn của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí ? Câu2: Vì sao tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí là những người vốn có cảm tình với nhà Lê vậy mà lại viết rất hay và chân thực về người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu 3: Cho nhận xét sau “Quang Trung không chỉ là vị hoàng đế có trí tuệ sáng suốt mà còn là vị tướng có tài thao lược hơn người “.Em hãy coi đây là câu chủ đề của đoạn văn, hãy triển khai đoạn văn đó theo phép lập luận diễn dịch (10-12 câu) Câu 4: Em có suy nghĩ gì về bộ mặt của bè lũ cướp nước và bán nước ? Trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn diễn dịch (10-12 câu ) Câu 5: a) Chọn các chi tiết miêu tả hai cuộc tháo chạy : một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê chiêu thống . b) Dựa vào các chi tiết đã chọn trên ,hãy so sánh và phân tích hai cuộc tháo chạy đó để thấy bút pháp của các tác giả trong dòng họ Ngô Thì? Câu 6: Theo em có thể gọi “Hoàng Lê nhất thống chí” là tiểu thuyết lịch sử vì lí do nào ? Câu 7:Một bạn học sinh dự kiến sẽ phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung -Nguyễn Huệ qua các ý dự kiến sau: 1. Nguyễn Huệ là một con người mạnh mẽ quyết đoán 2. Nguyễn Huệ là ông vua có trí tuệ sáng suốt sâu rộng nhạy bén 3. Nguyễn Huệ có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng 4. Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận của vị Hoàng đế Quang Trung. Một bạn học sinh cho rằng còn thiếu 1 ý rất quan trọng nữa a) Hãy phát hiện và bổ sung 1 ý thiếu đã nêu trên. b) Dựa vào các ý đó ,hãy viết bài văn hoàn chỉnh phân tích rõ hình tượng Hoàng đế Quang Trung -Nguyễn Huệ trong “HLNTC” (Hồi thứ mười bốn) ĐÁP ÁN VĂN BẢN HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ Câu 1: Tãm t¾t: Quân Thanh kéo vào Thăng Long tướng Tây Sưon là Ngô Văn Sở lui quân về vùng núi Tam điệp. QT lên ngôi vua ở Phú xuân, tựu đốc xuất đại binh nhằm ngày 25 tháng chạp năm 1788 tiến ra Bắc diệt Thanh. Dọc đường vua QT cho kén thêm lính, mở cuộc duyệt quân lớn chia quân thành các đạochỉ du jtướng lĩnh mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp, hẹn đến mồng 7 tết thắng giặc mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. Đội quân của QT đánh đến đâu thắng đến đó khiến quân Thanh đại bại. Ngày mồng 3 tết Qt lại tiến quân vào TL. Tướng Thanh là Tôn Sĩ Nghị vội vã tháo chạy về nước, vua LCT cùng gia quyến chạy trốn theo. Câu 2: Dường như có sự mâu thuẫn giữa nhan đề tác phẩm với nội dung tác phẩm. Nhan đề mang ý nghĩa ca ngợi nhà Lê, nhưng nội dung tác phẩm lại vạch rõ sự thối nát, mục ruỗng của triều đình nhà Lê, và ca ngợi người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ. Điều đó nói lên quan điểm phản ánh hiện thực của các tác giả là tôn trọng sự thật và ý thức dân tộc. Được chứng kiến trực tiếp, các tác giả là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng sự thật lịch sử. Mặt khác cũng được tận mắt chứng kiến sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của vua chúa thời Lê - Trịnh mạt cùng những sự độc ác, hống hách của bọn giặc Thanh, bọn Tôn Sĩ Nghị nên các ông không thể không thở dài ngán ngẩm, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không được dâng cao…. -> Tất cả những điều đó sẽ đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động, tự hào như vậy. - C¸c t¸c gi¶ lµ nh÷ng ngêi viÕt tiÓu thuyÕt lÞch sö ph¶i t«ng träng sù thËt lÞch sö nªn ph¶i ph¶n ¸nh kh¸ch quan nh©n vËt, sù kiÖn lÞch sö. - Vai trß Quang Trung trong chiÕn th¾ng cña d©n téc lµ kh«ng thÓ phñ nhËn..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Các tác giả họ Ngô Thì vốn là những ngời yêu nớc nên chiến thắng của dân tộc đối với quân Thanh kh«ng thÓ kh«ng lµm hä nøc lßng, tù hµo. Cõu 3: Đoạn văn gồm các ý: Biết chớp thời cơ để tổ chức một chiến dịch thần tốc; trực tiếp cầm quân lên đờng đánh giặc; tài điều binh khiển tớng… Câu 4: Suy nghĩ về bộ mặt của bè lũ bán nước và cướp nước * Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh. - Mưu cầu lợi ích riêng, lại không muốn tốn nhiều xương máu (chỉ lảng vảng bên bờ sông, lấy thanh thế suông để dọa dẫm mà thôi) - Hơn nữa, Tôn Sĩ Nghị còn là một tên tướng bất tài, không biết mình biết địch, kiêu căng chủ quan, tự mãn. (Dù đã được vua LCT báo trước, y vẫn không chút đề phòng, suốt mấy ngày "chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc, cho quân lính thỏa sức vui chơi) - Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, vứt cả ấn tín, bàn đèn, bỏ chạy thục mạng qua cầu phao sông Hồng. Quân sĩ hoảng loạn giày xéo lên nhau bỏ chạy, nước sông Nhĩ Hà tắc nghẽn không chảy được vì cầu phao gẫy… đêm ngày chạy gấp không dám nghỉ ngơi. * Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân. - Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đầu hàng bù nhìn, suốt mấy ngày chầu chực cầu cạnh van xin mà vẫn không được Sĩ Nghị tiếp. Từ xưa đến nay chưa thấy có vua chúa nào lại đê hèn đến thế! (lời nhận xét của người dân Thăng Long đương thời ). - Kết cục LCT và gia đình y đều phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc. Y đưa thái hậu hớt hải, sợ hãi chạy bán sống bán chết cướp cả thuyền của dân để qua sông. Đuổi kịp họ tôn, thầy tớ chỉ còn biết nhìn nhau chảy nước mắt than thở.. Và cuối cùng vua nhà Lê đã chết nơi đất khách quê người. -- Bè lũ bán nước: Bạc nhựơc, ham sống sợ chết, không nghĩ đến số phận của nhân dân, đất nớc. Cßn bän cướp nứơc: hÌn nh¸t, kiªu c¨ng, bÊt tµi… Câu 5: * Miêu tả cuộc tháo chạy của quân giặc: Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, vứt cả ấn tín, bàn đèn, bỏ chạy thục mạng qua cầu phao sông Hồng. Quân sĩ hoảng loạn giày xéo lên nhau bỏ chạy, nước sông Nhĩ Hà tắc nghẽn không chảy được vì cầu phao gẫy… đêm ngày chạy gấp không dám nghỉ ngơi. * Miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi LCT: Kết cục LCT và gia đình y đều phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc. Y đưa thái hậu hớt hải, sợ hãi chạy bán sống bán chết cướp cả thuyền của dân để qua sông. Đuổi kịp họ tôn, thầy tớ chỉ còn biết nhìn nhau chảy nước mắt than thở.. Và cuối cùng vua nhà Lê đã chết nơi đất khách quê người. * So sánh : Hai đoạn văn miêu tả hai cuộc tháo chạy , một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi LCT. Tất cả đều chi tiết cụ thể nhưng âm hưởng lại rất khác nhau. Đạon văn tả quân giặc nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, âm hưởng hào hứng, sôi nổi miêu tả khách quan nhưng vẫn chứa đựng vẻ hả hê sung sướng của ngwoif thắn trận trước sự thẩm hại củabè lũ cướp nước Tuy nhiên đoạn văn tả chân thực sự khốn cùng thê thảm của vua Lê và gia tộc, tác giả vẫn gửi vào đó chút cảm thương của một bề tôi cũ. Lòng thương.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> cảm của tác giả biểu hiện qua những giọt nước mắt và thái độ săn sóc tận tình của người thổ hào. Giọng văn có phần ngậm ngùi, thương cảm, khác với âm hưởng sôi nổi, hào hứng ở đoạn trên. Câu 6: Theo em có thể gọi “Hoàng Lê nhất thống chí” là tiểu thuyết lịch sử vì lí do nào ? - Vì truyện này liên quan đến sự thật lịch sử. - Vì sự thật lịch sử được ghi chép dưới hình thức tiểu thuyết . - Vì các nhân vật lịch sử nổi lên trong tác phẩm nhưu là các hình tượng văn học sinh động Câu 3, câu 7: Hình ảnh Quang Trung- Nguyễn Huệ. - Nghe tin dữ, Nguyễn Huệ không hề tỏ ra nao núng, ông giận lắm "định thân chinh cầm quân đi ngay" - Trong vòng hơn một tháng, NHuệ đã làm được nhiều việc lớn. + Ngày 25/chạp : Tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng Đế và hạ lệnh đốc xuất đại binh ra Bắc + Ngày 29/ chạp : đến Nghệ An, vượt khoảng 350 km qua núi, qua đèo, gặp gỡ "người cống sĩ ở huyện La Sơn" Nguyễn Thiếp. Đến Nghệ An, vừa tuyển mộ quân lính vừa tổ chức đội ngũ, vừa mở cuộc duyệt binh lớn chỉ trong vòng một ngày. + Ngày 30/Chạp đã vượt qua 150 km tới Tam Điệp. Hoạch định kế sách hành quân đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. ( chỉ trong vòng 7 ngày, mồng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long). Sau đó, ông cho tổ chức khao quân (ăn tết trước) + Đêm 30/chạp: lập tức lên đường tiến quân ra Thăng Long. * Quả thật, đó là một người hành động mạnh mẽ, quyết đoán. * Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. - Sáng suốt trong việc lên ngôi:Trước biến cố lớn của đất nước, rất cần có một người lãnh đạo đủ tài trí, đức hạnh để mang lại bình yên cho dân. Nguyễn Huệ lên ngôi là để "Chính vị hiệu" (làm cho cương vị được rõ ràng, tập trung quyền lực, tạo cho mình một vị trí độc tôn) để điều binh khiển tướng, thống nhất ý chí hành động của toàn dân tộc và cũng là để trấn an tinh thần của nhân dân :"Để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người". Và vì thế việc tuyển quân cũng trở nên dễ dàng và người dân cũn cảm thấy tự tin hơn khi giao phó cho một vị vua chính nghĩa. - Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. + Lời dụ quân của nhà vua ở trấn Nghệ An trong cuộc duyệt binh lớn trước khi lên đường ra Bắc như lời hịch ngắn gọn mà hào hùng kích động lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc. Bằng những lời lẽ, giản dị, dễ hiểu, nhà vua khẳng định chủ quyền đất nước, độc lập tự chủ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ đời Hán đến nay, từ Hai Bà Trưng đến Lê Thái Tổ : " đất nào, sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng"; vạch trần dã tâm của giặc: " bụng dạ ắt khác… giết hại nhân dân, vơ vét của cải"; kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, đề ra kỉ luật thật nghiêm minh…. - Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Lúc đầu rất giận, nghiêm khắc quở mắng và cho rằng đấy là tội đáng chém. + Sau đó, không những không mắng mà còn không tiếc lời an ủi, vỗ về. + Phân tích kế sách rút lui của Ngô Thì Nhậm nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia quân chặn giữ mối hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng. => Cách xử trí vừa mềm dẻo, vừa khôn ngoan lại rất độ lượng, công minh. Ông rất hiểu rõ tài năng của những vị tướng dưới quyền để khen chê đúng người, đúng việc…từ đó mà dùng người cho đúng. Nguyễn Huệ quả là bậc kì tài trong cách dùng người. * Nguyễn Huệ là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành lại được một tấc đất nào, vậy mà vua Quang Trung đã tuyên bố chắc chắn như đinh đóng cột: "Phương lược tiến đánh đã có tính sẵn"( kế hoạch chỉ trong 10 ngày đuổi được người Thanh và hẹn mồng 7 tháng giêng thì vào Thăng Long mở tiệc khao quân). Và còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng. Trong l/s nước ta từ trước đến nay ít ai dám định ngày chiến thắng trước như QT mà lại là chiến thắng trước một đội quân đông hơn mình hàng chục lần. Lời hẹn chắc như đinh đóng cột đó khẳng định niềm tin tưởng mãnh liệt ở chính nghĩa, tin ở chính mình và tin ở tướng sĩ biết bao. * Tài dụng binh như thần: - Cuộc hành quân thần tốc làm người đời sau kinh ngạc vì một đạo binh đông như thế lại có thể đi nhanh và an toàn, bảo đảm bí mật đến nơi tập kết đã định. Phương tiện hành quân chủ yếu là đôi chân chiến sĩ và ngựa, voi, xe kéo, cả đại bác hỏa hổ nặng nề: 4 ngày (từ 25- 29) vượt qua 350 km đường núi đèo. (có sách nói vua QT sử dụng cả biện pháp dùng võng khiêng, cứ hai người khiêng thì một người được nằm nghỉ, luân phiên nhau suốt đêm ngày.). Vừa tuyển binh, vừa duyệt binh, tổ chức đội ngũ chỉ trong 1 ngày. Chỉ 1 ngày sau đó đã vượt 150 km để tiến tới Tam Điệp. Từ Tam Điệp ra Thăng long (khoảng hơn 150 km), vừa hành quân vừa đánh giặc mà vua QT dự định kế hoạch chỉ trong vòng 7 ngày, mồng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long. Thế mà trong thực tế đã vượt trước hai ngày. Đã đánh là thắng, chiến đấu dũng mãnh, quyết tử, quân đội nghiêm minh. Thật là kì diệu bởi tài chỉ huy của vị chủ tướng. - Đội quân của QT không phải toàn là lính thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của QT, đã đánh những trận thật hào hùng, thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù: + Bắt sống hết quân do thám của địch ở Phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ. + Vây kín làng Hà Hồi, "quân lính luân phiên nhau dạ ran" làm cho lính trong đồn "ai nấy rụng rời sợ hãi" xin hàng. + Công phá đồn Ngọc Hồi , lấy ván ghép phủ rơm dấp nước để làm mộc che, dàn trận tiến đánh, khi giáp lá cà thì "quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> tới"…) Khí thế của đội quân này làm cho kẻ thù phải khiếp vía. Thật là: "tướng ở trên trời rơi xuống, quân chui dưới đất lên. * Hình ảnh người anh hùng QT Nguyễn Huệ trong chiến trận thật oai phong lẫm liệt. - Thân chinh cầm quân xông pha tên đạn bất chấp hiểm nguy.. - Trong trận đánh đồn Ngọc Hồi, vua QT cưỡi voi, đội khăn vàng chỉ huy ba quân trong khói đạn mù trời, tiếng quân reo dậy đất. Khí thế quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của QT thật như chẻ tre, như từ trên trời rơi xuống, từ dưới đất chui lên, bất ngờ sét đánh ngang tai làm quân giặc sợ hãi xin hàng, tướng giặc phải thắt cổ tự tử (Sầm Nghi Đống). - Hình ảnh QT ngồi trên bành voi, chiến bào đỏ đã sạm đen vì khói súng, dẫn đầu đoàn tượng binh vào Thăng Long quả thật lẫm liệt oai hùng hiếm có trong lịch sử. Đó là hình ảnh chiến thắng tuyệt đẹp của chính nghĩa.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Khác với Thuý Vân,Thuý Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về tài lẫn sắc. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép đẳng lập. Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả ngời của Nguyễn Du qua ®o¹n trÝch “ChÞ em Thuý KiÒu”.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> C©u 9. Ph©n tÝch nh÷ng thµnh c«ng vÒ nghÖ thuËt miªu t¶ thiªn nhiªn qua ®o¹n trÝch C¶nh ngµy xu©n. Câu 10. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bức hoạ mùa xuân đợc miêu tả trong 4 câu thơ ®Çu ®o¹n trÝch C¶nh ngµy xu©n. C©u 11.Dùa vµo c©u chèt sau h·y viÕt ®o¹n v¨n theo c¸ch qui n¹p : C¶nh ngµy xu©n trong buæi chiều tà đợc cảm nhận qua tâm trạng con ngời thật yểu điệu thớt tha trữ tình. Trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ. Câu 12: Nguyến Du đã dùng màu sắc nào để miêu tả vẻ đẹp của cảnh ngày xuân trong tiết Thanh Minh. Em cã nhËn xÐt g× vÒ mèi quan hÖ gi÷a c¸c mµu s¾c Êy? C©u 13: Gi÷a hai c¶nh lÔ vµ héi, t¸c gi¶ thiªn vÒ c¶nh nµo, v× sao? Câu14 Trong 6 câu kết có bao nhiêu từ lấy, chúng có đặc điểm gì chung? Câu 15. Cảm nhận về vẻ đẹp của Vân. ÔN TẬP VĂN BẢN : - “TRUYỆN KIỀU” của Nguyễn Du - CHỊ EM THUÝ KIỀU Câu 1: Giới thiệu về con người, cuộc đời và sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du ? Câu 2: Giới thiệu ngắn gọn về Truyện Kiều trên các mặt sau: Nhan đề, Tóm tắt, Giá trị nội dung, nghệ thuật ? Câu 3: Dưới đây là bài giới thiệu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du của một bạn học sinh. Theo em viết như vậy có điểm nào chưa chính xác ? Hãy chữa lại cho đúng: “Nguyễn Du (1766-1820) tên chữ là Thanh Hiên, hiệu là Tố Như, quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sống cuối thời nhà Nguyễn, giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, nông dân khởi nghĩa khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi đã đánh tan các tập đoàn phong kiến Lê- Mạc …” Câu 4: So sánh phần đọc thêm( sgk tr84) với đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” để thấy rõ tài năng sáng tạo của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể truyện và xây dựng nhân vật ? Câu 5: Hai câu thơ sau mỗi câu nói về một nhân vật nào? “Mây thua nước tóc, tuyết nhường mầu da” và “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” Hai cách miêu tả sắc đẹp của 2 nhân vật ấy có gì giống và khác nhau? Sự khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật ? Câu 6: Câu thơ “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn /Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” có bạn chép nhầm từ “hờn” thành từ “buồn”. a. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu chép sai như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới ý thơ ? b. Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật “thu thuỷ” “ xuân sơn” ? Cách nói “làn thu thuỷ” “nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ ? Hãy nói rõ vì sao em chọn nghệ thuật đó ? Câu 7: Từ câu chủ đề sau : “Khác với Thuý Vân, Thuý Kiều có vẻ đẹp sắc sảo , mặn mà cả tài lẫn sắc .”Hãy viết nối tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc tổng phân hợp (trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp ) tổng phân hợp (trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp ) Câu 8: Trong đoạn trích “Chị em Thuý Kều” có đoạn : Cung thương làu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> a) So sánh nghĩa của từ “trương” và “chương” b) “khúc nhà” và “một thiên bạc mệnh” dùng để chỉ một đối tượng hay hai đối tượng c) Giải nghĩa từ “não nhân” C âu 6: Nhiều người đã ngợi khen : đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” là một thành công trong việc đưa yếu tố miêu tả vào văn tự sự. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy làm rõ nhận xét trên? Câu 9. Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả ngời của Nguyễn Du qua ®o¹n trÝch “ChÞ em Thuý KiÒu” Câu 10 : Cảm hứng nhân đạo được thể hiện bao trùm toàn tác phẩm Truyện Kều. Đặc biệt ở đoạn trích « Chị em Thuý Kiều », cảm hứng nhân đạo được thể hiện rất rõ. Hãy làm rõ vấn đề trên. ÔN TẬP VĂN BẢN : - CẢNH NGÀY XUÂN. Câu 1: Bằng một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo kết cấu diễn dịch hãy phân tích 4 câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” để thấy bức hoạ mùa xuân tuyệt đẹp . Câu 2: Trong “Truyện Kiều”có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân rất đẹp “Cỏ non xanh tận chân trời /Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Còn trong thơ cổ Trung Hoa cũng có hai câu thơ tả cảnh đầy ấn tượng “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa”. Phân tích trong sự đối sánh 2 ccâu thơ trên để thấy sự tiếp thu và sáng tạo tài tình của Nguyễn Du Câu 3: Hãy so sánh sự khác nhau giữa 2 bức tranh cảnh ngày xuân ,lễ hội với cảnh ra về của chị em Thuý Kiều trên các phương diện sau: không gian, thời gian, cảnh vật ,con người , không khí . Hãy lí giải tại sao lại có sự khác nhau đó ? C©u 4. Ph©n tÝch nh÷ng thµnh c«ng vÒ nghÖ thuËt miªu t¶ thiªn nhiªn qua ®o¹n trÝch C¶nh ngµy xu©n. C©u 5 .Dùa vµo c©u chèt sau h·y viÕt ®o¹n v¨n theo c¸ch qui n¹p : C¶nh ngµy xu©n trong buæi chiều tà đợc cảm nhận qua tâm trạng con ngời thật yểu điệu thớt tha trữ tình. Trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ. Câu 6: Nguyến Du đã dùng màu sắc nào để miêu tả vẻ đẹp của cảnh ngày xuân trong tiết Thanh Minh. Em cã nhËn xÐt g× vÒ mèi quan hÖ gi÷a c¸c mµu s¾c Êy? C©u 7: Gi÷a hai c¶nh lÔ vµ héi, t¸c gi¶ thiªn vÒ c¶nh nµo, v× sao? Câu 8 Trong 6 câu kết có bao nhiêu từ lấy, chúng có đặc điểm gì chung? Câu 9: Cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” có hai câu thơ tả quang cảnh nhịp cầu và dòng nước chảy mà chị em Thuý Kiều đã gặp trong tiết Thanh minh: “Nao nao dòng nước uốn quanh/ Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.” Sau khi Kiều gặp Kim Trọng, lúc “Khách đà lên ngựa người còn ghé theo”, quang cảnh ấy lại một lần nữa được nhà thơ miêu tả “Dưới cầu nước chảy trong veo/Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha” Và chàng Kim sau buổi chia tay ấy “Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người”,một mình trở lại chốn cũ thì chỉ còn gặp lại: “Một vùng cỏ mọc xanh rì/ Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu” Em nhận thấy cùng một cảnh vật ,nhưng trong những lần miêu tả khác nhau có hiện lên hoàn toàn giống nhau hay không? Trình bày nhận xét của em về ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Du bằng một đoạn văn 12-15 câu..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> C©u 4 - §o¹n th¬ cã kÕt cÊu hîp lÝ. - Sö dông tõ l¸y, tõ ghÐp giÇu chÊt t¹o h×nh. - Sù kÕt hîp gi÷a bót ph¸p cô thÓ chi tiÕt vµ bót ph¸p gîi cã tÝnh chÊt ®iÓm xuyÕt chÊm ph¸. - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. C©u 6: Gîi ý: - Cảnh ngày xuân có rất nhiều sự kiện và chi tiết đợc miêu tả. Tuy nhiên chỉ có hai câu thơ đợc dïng cho chØ mµu s¾c: Cá non xanh tËn ch©n trêi- Cµnh lª tr¾ng ®iÓm mét vµi b«ng hoa.. Hai gam màu chủ đạo đợc tác giả sử dụng ở đây là màu xanh( của cỏ) và màu trắng( hoa lê). Cách tả mµu s¾c rÊt tinh tÕ. Tõ “ non” võa bæ nghÜa cho tõ cá ë phÝa tríc l¹i bæ nghÜa cho tõ xanh ë saugîi lªn mét mµu xanh mÒm m¹i vµ non t¬. Ba ch÷ tËn ch©n trêi khiÕn cho mµu xanh ë ®©y kÕt thành hình khối, mở rộng trong không gian. Cảnh xuân, vì thế, nh đợc nhuộm trong màu xanh ®Çy søc sèng. - Trªn nÒn mµu xanh rÊt gîi c¶m Êy, t¸c gi¶ ®iÓm xuyÕt s¾c tr¾ng cña mét vµi b«ng hoa trªn cành lê. Nếu màu xanh gợi vẻ đẹp đầy sức sống thì sắc trắng của hoa lê gợi vẻ đẹp trong trio, tinh khiÕt. - Chọn cỏ và hoa lê làm điểm nhấn để miêu tả sắc xuân đã có từ trong cổ thi. Tuy nhiên ở đây, Nguyến Du đã sáng tạo. Đó là từ trắng làm cho động từ điểm có thần hơn. Đặc biệt nhờ có sự xuất hiện của sắc trắng mà sắc xanh của cỏ non ở câu trớc đợc tô đậm hơn, xanh tơi hơn. Sắc xanh và sắc trắng cùng tôn nhau lên. Cảnh sắc mùa xuân vì thế, trở nên sinh động, sắc nét và đặc biệt rất gợi cảm. C©u 7: - Mặc dù giới thiệu: Thanh minh trong tiết tháng ba- Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. Nhng rõ ràng Nguyễn Du thiên về miêu tả, khắc hoạ cảnh hội hơn là lễ. Cảnh lễ hội đợc tả trực diện qua 6 câu thơ trong đó cảnh hội chiếm bốn câu, lễ chỉ đợc dành hai câu. - Sù thiªn lÖch nµy cã lÏ lµ v×: + Sự nô nức, đẹp đẽ “ dập dìu tài tử giai nhân” trong cảnh hội tơng hợp hơn với cảnh vật tng bong, rén r· cña mïa xu©n. + Cảnh ngày xuân đợc tả từ điểm nhìn của chị em Thuý Kiều, Thuý Vân. Sự trẻ trung trong tâm hån cña hai c« g¸i còng t¬ng hîp víi c¶nh héi h¬n lµ c¶nh lÔ. C©u 8: Gîi ý: - Có từ láy đợc sử dụng trong đoạn kết. - Đặc điểm của những từ láy đó: + Mang nÐt nghÜa gi¶m nhÑ: -> Giảm nhẹ trong động tác chuyển động: tà tà, thơ thẩn, nao nao. Sự sắc nét trong bức tranh phong cảnh cũng đợc giảm nhẹ, trở nên mơ hồ, thấp thoáng hơn: thanh thanh, nho nhỏ. -> Nét nghĩa này tạo ra sự tơng phản với cảnh lễ hội nhôn nhịp, tấp nập trớc đó với các từ láy mang nÐt nghÜa nhÊn m¹nh: n« nøc, dËp d×u, ngæn ngang. -> Sự tơng phản này khắc hoạ tinh tế bớc đi của thời gian: ngày đã đi vào nhịp ngng nghỉ. + Mang nÐt nghÜa biÓu c¶m: Nh÷ng tõ l¸y tµ tµ, nao nao, thanh thanh kh«ng chØ miªu t¶ c¶nh s¾c thiªn nhiªn mµ cßn nhuèm mµu t©m tr¹ng. Nã rÊt t¬ng hîp víi tr¹ng th¸i th¬ thÈn cña chÞ em Kiều lúc này. Tất cả đều lắng xuống, chơi vơi, một trạng thái mơ hồ nhng có thực- đang xâm chiÕm, bao trïm, bµng b¹c trong lßng ngêi còng nh ngo¹i c¶nh. Câu 9:Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh. Cảnh trong “Truyện Kiều tự nhiên sinh động như cuộc sống muôn màu vốn có của nó. Bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du cũng vẫn theo truyền thống có sẵn trong văn chương cổ tả cảnh ngụ tình. Với ông cảnh vui hay buồn là tuỳ thuộc vào tâm trạng con người . Dù tả thực hay ước ước lệ , Nguyễn Du cũng vẫn giữ vững nguyên tắc mà ông đã đúc kết trong nhận định “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Vì thế cũng là một cảnh, một đối tượng nhưng ở mỗi thời điểm khác nhau cảnh lại mang một mầu sắc mới ,dáng vẻ mới, một tâm cảnh mới. Cùng một vầng trăng mà diễn tả không biết bao nhiêu tâm trạng .Trăng đêm Thuý Kiều gặp gỡ thề nguyền với Kim Trọng ở vườn Thuý tròn đầy đẹp đẽ “Vầng trăng vằng vặc giữa trời”. Trăng hiu quạnh đêm chia tay với Thúc Sinh “Vầng trăng ai sẻ làm đôi / Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”.Trăng vô hồn nhạt nhẽo chốn lầu xanh “Lần thâu gió mát trăng thanh” Trăng lạnh lẽo hãi hùng trong đêm Kiều chốn khỏi nhà Hoạn Thư...Cảnh vật trong Truyện Kiều cũng là một “nhân vật” luôn luôn hiện diện , một “nhân vật”.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> im lặng nhưng thấu hiểu tâm trạng con người. Và đây là cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” có hai câu thơ tả quang cảnh nhịp cầu và dòng nước chảy mà chị em Thuý Kiều đã gặp trong tiết Thanh minh: “Nao nao dòng nước uốn quanh / Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”. Khung cảnh mang nét thanh tú , êm đềm của chiều xuân : nắng nhạt, khe suối nước trong veo, một dịp cầu nho nhỏ bắc ngang cuối ghềnh . cảnh đẹp nhưng nhuốm mầu tâm trạng .Ngày tàn, hội tan, lòng người sao tránh khỏi nỗi buồn bâng khuâng, vương vấn. Cảm xúc vui tươi mà lễ hội mùa xuân mang lại cho mỗi người vừa mới đây thôi, vậy mà dường như Kiều đã linh cảm về một điều gì đó sắp sẩy ra. Có một cái gì đó u uẩn, kì bí dẫn dắt bước chân nàng đến với điềm báo trước số mệnh đoạn trường Quả nhiên dòng nước uốn quanh đó đã dẫn Kiều đến với mấm mồ hoang lạnh của Đạm Tiên. Nghe Vương Quan kể về Đạm Tiêm và số kiếp ngwoif con gái tài hoa bạc mệnh ấy bắt đầu vận vào cuộc đời Thuý Kiều. Và tiếp sau đó nàng sẽ gặp chàng thư sinh Kim Trọng có “phong tư tài mạo tót vời” . Sau khi Kiều gặp Kim Trọng, lúc “Khách đà lên ngựa người còn ghé theo”, quang cảnh ấy lại một lần nữa được nhà thơ miêu tả “Dưới cầu nước chảy trong veo / Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”. Tơ liễu bóng chiều thướt tha là nỗi vấn vương trong lòng Thuý Kiều và Kim Trọng ở buổi đầu gặp gỡ. Cảnh không mang tâm trạng “nao nao” nữa mà là tâm trạng lưu luyến, vấn vương trong lòng Thuý Kiều và Kim Trọng. Vẫn là cảnh chiều tà mà sao nó thiết tha đến thế, trữ tình và thơ mộng đến thế ? Phải chăng cảnh được cảm nhận qua con mắt của những người đang yêu đều lãng mạn như vậy?. Và chàng Kim sau buổi chia tay ấy “Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người”, một mình trở lại chốn cũ thì chỉ còn gặp lại: “Một vùng cỏ mọc xanh rì/ Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu”. Vẫn là dòng nước ấy, nhịp cầu ấy mà sao cảnh u buồn đến vậy. Cái mầu xanh rì của một vùng cỏ đâu phải là cái mầu của “Cỏ non xanh tận chân trời”. Mầu xanh ấy gợi cái cảm giác rậm rạp hoang vắng không có sự sống của con người. Cái mầu nước trong vắt kia cũng thế nó lạnh lẽo, bẽ bàng làm sao đâu có như mầu nước “trong veo” thơ mộng lúc trước. Cảnh lúc này được cảm nhận qua tâm trạng buồn nhớ của chàng Kim về người con gái đã cùng chàng thế non hẹn biển trong vườn Thuý đêm nào. Có thể nói rằng với Nguyễn Du cảnh ở đây chỉ là phương tiện miêu tả còn tâm trạng mới là mục đích miêu tả. Ngòi bút của Nguyễ Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình. Đựơc đọc và học những vần thơ tả cảnh của đại thi hào này, ta không chỉ thấy một tài năng lớn mà còn là một nhân cánh lớn. §ÁP ÁN : - CH Ị EM THUÝ KI ỀU - C ẢNH NGÀY XUÂN C©u 1 a) So s¸nh “ tr¬ng” vµ “ ch¬ng”: - Trơng: cây ( sách có câu “ Cầm nhất trơng, kì nhất cục” có nghĩa là: đàn một cây, cờ một cuéc). - Ch¬ng: bµi. b) “ Khúc nhà” và “ một thiên Bạc mệnh” đều chỉ một đối tợng là bản nhạc do Kiều sáng tác. c) N·o nh©n: Lµ lµm cho lßng ngêi sÇu n·o, ®au khæ. C©u 2 - §ång ý víi nhËn xÐt. - Häc sinh tù chøng minh, dùa vµo ®o¹n trÝch ChÞ em Thuý KiÒu. C©u 3 =>Có thể chọn các chi tiết để chứng minh vấn đề đã nêu ở đề bài. Trớc hết là sự chọn lựa chi tiết để tả. +Thuý Vân: ( nét đẹp phúc hậu, đoan trang):.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> + T¶ khu«n mÆt + T¶ l«ng mµy + T¶ nô cêi, t¶ tiÕng nãi + T¶ tãc, t¶ da … - Thuý Kiều: ( nét đẹp sắc sảo, tinh anh): + Tả đôi mắt, tả đôi lông mày + §iÓn tÝch “ nghiªng níc, nghiªng thµnh”. C©u 4 * §iÓm gièng nhau: - Thuý Kiều, Thuý Vân là những nhân vật chính diện, chính vì thế, khi miêu tả vẻ đẹp của hai nh©n vËt nµy, NguyÔn Du thêng so s¸nh hä víi h×nh tîng thiªn nhiªn: mai, tuyÕt, tr¨ng, hoa, m©y, thu thuû ( níc mïa thu), xu©n s¬n ( nói mïa xu©n). - Những so sánh này khiến cho vẻ đẹp nhân vật hiện lên thiên nhiều về gợi chứ không phải là tả thực. Đặc biệt, nó không chỉ miêu tả vẻ đẹp hình thể mà còn khắc hoạ vẻ đẹp trong phẩm cách t©m hån cña nh©n vËt. * §iÓm kh¸c nhau: Miêu tả Thuý Vân, Nguyễn Du nhấn mạnh vào vẻ đẹp “ trang trọng”. Với Thuý Kiều, Nguyễn Du nhấn mạnh vào thuộc tính “ sắc sảo mặn mà”.Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp trang trọng, quý phái còn vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp rực rỡ khác thờng. C©u 5 - NguyÔn Du kh«ng tu©n theo c«ng thøc cña lÔ gi¸o phong kiÕn mµ nhÊn m¹nh vµo sù ph¸ c¸ch khác thờng - ông miêu tả ngời phụ nữ nh là biểu tợng cho vẻ đẹp tài năng của con ngời : đẹp từ ngoại hình đếntài năng phẩm hạnh. C©u 6 a) - Trong đoạn thơ trên bạn chép nhầm từ hờn thành từ buồn là sai, nó ảnh hởng lớn đến ý nghĩa cña c©u th¬. - V× hai tõ nµy cã ®iÓm gièng nhng còng cã nh÷ng ®iÓm hoµn toµn kh¸c biÖt. + Giống: Cả hai từ đều là những từ diễn tả trạng thái tâm lý tình cảm của con ngời: đó là không đợc vui. + Kh¸c: . Buån : chØ s¾c th¸i nghÜa kh«ng vui ë møc b×nh thêng, dÔ chÊp nhËn sù thùc . Hờn: chỉ sắc thái nghía không vui ở mức độ cao hơn, không chấp nhận , có xuất hiện của sự ghen ghét, đố kị, tức tối. Điều này dễ náy sinh mâu thuẫn với ngời đối diện. + Hơn nữa đặt trong câu thơ: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” thì mới có ý nghĩa, ghen ph¶i ®i víi hên. - Nh vậy nếu bạn chép nhầm thành từ buồn thì có nghĩa là vẻ đẹp của Kiều không làm cho thiªn nhiªn tøc tèi, ghen tÞ g×, th× lµm sao KiÒu cã thÓ r¬i vµo c¶nh ngé “ Hång nhan, b¹c mệnh” đợc. Chép thế cũng làm mất đi tính thống nhất giữa các từ ngữ trong đoạn thơ. b) * H×nh tîng nghÖ thuËt íc lÖ “thu thuû”, “xu©n s¬n” cã thÓ hiÓu lµ: + “Thu thuỷ” (nớc hồ mùa thu) tả vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều trong sáng, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ; làn nớc màu thu gợi lên thật sinh động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh ho¹t. + “Xuân sơn” (núi mùa xuân) gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gơng mặt trẻ trung tràn đầy sức sèng. + Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ vì vế so sánh là đôi mắt và đôi lông mày đợc ẩn đi, chỉ xuất hiện vế đợc so sánh là “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” c) Khi tả sắc đẹp của Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trớc cuộc đời và số phận của nàng qua hai c©u th¬: “ Hoa ghen thua th¾m, liÔu gêm kÐm xanh” Vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị: “hoa ghen”, “liễu hờn” nên sè phËn nµng Ðo le, ®au khæ, ®Çy tr¾c trë. C©u 7: Gîi ý: - Khác với Thuý Vân, Thuý Kiều mang một vẻ đẹp “ sắc sảo mặn mà” về cả tài lẫn sắc(1). - Khi miêu tả vẻ đẹp của Kiều, Nguyễn Du không miêu tả cụ thể mà ông tập trung vẽ đôi mắtphần gợi cảm nhất trên khuôn mặt. - Đôi mắt nàng trong sáng, long lanh nh làn nớc mùa thu êm ả, đôi lông mày thanh tú, tơi trẻ nh dáng núi mùa xuân. Chỉ đôi mắt mà đủ nói lên cái vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà của Kiều..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Nguyễn Du không những chỉ ra cái đẹp mà còn nêu ảnh hởng của cái đẹp: nàng đẹp đến hoa ghen, liễu hờn, đẹp đến nghiêng nớc, nghiêng thành. - Vẫn là bút pháp ớc lệ tợng trng xong biến hoá rất khéo léo, ND đã vẽ ra một bức chân dung tuyÖt s¾c giai nh©n. - Kiều không chỉ đẹp mà còn rất đa tài. Nàng biết làm thơ, vẽ tranh, chơi đàn, sáng tác nhạc. Không còn từ ngữ nào khác để ca ngợi vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Kiều. - Chính vì đẹp và đa tài mà cuộc đời của nàng thật nhiều bão tố, truân truyên. Đúng nh quan niệm cña NguyÔn Du” Ch÷ tµi ®i víi ch÷ tai mét vÇn”. C©u 8 - Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ớc lệ tợng trng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con ngời : + Thuý VËn : §oan trang, phóc hËu, quý ph¸i : hoa cêi, ngäc thèt, m©y thua níc tãc, tuyÕt nhêng mµu da. + Thuý KiÒu : S¾c s¶o mÆn mµ, lµn thu thuû, nÐt xu©n s¬n, hoa ghen liÔu hên. - Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp đài các của hai cô gái mà qua đó, nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con ngời. - Thủ pháp đòn bẩy, tả Vân trớc, Kiều sau cũng là một bút pháp tài hoa của Nguyễn Du để nhấn vào nhân vật trung tâm - Thuý Kiều- qua đó làm nổi bật vẻ đẹp cùng những dự báo về nỗi truân chuyên của cuộc đời nàng sau này. C©u 9 - §o¹n th¬ cã kÕt cÊu hîp lÝ. - Sö dông tõ l¸y, tõ ghÐp giÇu chÊt t¹o h×nh. - Sù kÕt hîp gi÷a bót ph¸p cô thÓ chi tiÕt vµ bót ph¸p gîi cã tÝnh chÊt ®iÓm xuyÕt chÊm ph¸. - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. C©u 10. HS tù lµm C©u 11: HS tù lµm C©u 12: Gîi ý: - Cảnh ngày xuân có rất nhiều sự kiện và chi tiết đợc miêu tả. Tuy nhiên chỉ có hai câu thơ đợc dïng cho chØ mµu s¾c: Cá non xanh tËn ch©n trêi- Cµnh lª tr¾ng ®iÓm mét vµi b«ng hoa.. Hai gam màu chủ đạo đợc tác giả sử dụng ở đây là màu xanh( của cỏ) và màu trắng( hoa lê). Cách tả mµu s¾c rÊt tinh tÕ. Tõ “ non” võa bæ nghÜa cho tõ cá ë phÝa tríc l¹i bæ nghÜa cho tõ xanh ë saugîi lªn mét mµu xanh mÒm m¹i vµ non t¬. Ba ch÷ tËn ch©n trêi khiÕn cho mµu xanh ë ®©y kÕt thành hình khối, mở rộng trong không gian. Cảnh xuân, vì thế, nh đợc nhuộm trong màu xanh ®Çy søc sèng. - Trªn nÒn mµu xanh rÊt gîi c¶m Êy, t¸c gi¶ ®iÓm xuyÕt s¾c tr¾ng cña mét vµi b«ng hoa trªn cành lê. Nếu màu xanh gợi vẻ đẹp đầy sức sống thì sắc trắng của hoa lê gợi vẻ đẹp trong trio, tinh khiÕt. - Chọn cỏ và hoa lê làm điểm nhấn để miêu tả sắc xuân đã có từ trong cổ thi. Tuy nhiên ở đây, Nguyến Du đã sáng tạo. Đó là từ trắng làm cho động từ điểm có thần hơn. Đặc biệt nhờ có sự xuất hiện của sắc trắng mà sắc xanh của cỏ non ở câu trớc đợc tô đậm hơn, xanh tơi hơn. Sắc xanh và sắc trắng cùng tôn nhau lên. Cảnh sắc mùa xuân vì thế, trở nên sinh động, sắc nét và đặc biệt rất gợi cảm. C©u 13: - Mặc dù giới thiệu: Thanh minh trong tiết tháng ba- Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. Nhng rõ ràng Nguyễn Du thiên về miêu tả, khắc hoạ cảnh hội hơn là lễ. Cảnh lễ hội đợc tả trực diện qua 6 câu thơ trong đó cảnh hội chiếm bốn câu, lễ chỉ đợc dành hai câu. - Sù thiªn lÖch nµy cã lÏ lµ v×: + Sự nô nức, đẹp đẽ “ dập dìu tài tử giai nhân” trong cảnh hội tơng hợp hơn với cảnh vật tng bong, rén r· cña mïa xu©n. + Cảnh ngày xuân đợc tả từ điểm nhìn của chị em Thuý Kiều, Thuý Vân. Sự trẻ trung trong tâm hån cña hai c« g¸i còng t¬ng hîp víi c¶nh héi h¬n lµ c¶nh lÔ. C©u 14: Gîi ý: - Có từ láy đợc sử dụng trong đoạn kết. - Đặc điểm của những từ láy đó: + Mang nÐt nghÜa gi¶m nhÑ: -> Giảm nhẹ trong động tác chuyển động: tà tà, thơ thẩn, nao nao. Sự sắc nét trong bức tranh phong cảnh cũng đợc giảm nhẹ, trở nên mơ hồ, thấp thoáng hơn: thanh thanh, nho nhỏ. -> Nét nghĩa này tạo ra sự tơng phản với cảnh lễ hội nhôn nhịp, tấp nập trớc đó với các từ láy mang nÐt nghÜa nhÊn m¹nh: n« nøc, dËp d×u, ngæn ngang. -> Sự tơng phản này khắc hoạ tinh tế bớc đi của thời gian: ngày đã đi vào nhịp ngng nghỉ..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + Mang nÐt nghÜa biÓu c¶m: Nh÷ng tõ l¸y tµ tµ, nao nao, thanh thanh kh«ng chØ miªu t¶ c¶nh s¾c thiªn nhiªn mµ cßn nhuèm mµu t©m tr¹ng. Nã rÊt t¬ng hîp víi tr¹ng th¸i th¬ thÈn cña chÞ em Kiều lúc này. Tất cả đều lắng xuống, chơi vơi, một trạng thái mơ hồ nhng có thực- đang xâm chiÕm, bao trïm, bµng b¹c trong lßng ngêi còng nh ngo¹i c¶nh. ____________________________________________________________ ÔN TẬPVĂN BẢN : - KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH - Mà GIÁM SINH MUA KIỀU 1.Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con ngời ở 6 câu thơ đầu có đặc điểm gì ? Có gì khác so với thiªn nhiªn trong t¸m c©u th¬ cuèi cña ®o¹n trÝch? 2.C©u th¬ Tin s¬ng luèng nh÷ng rµy tr«ng mai chê lµ chØ c¶nh ngé vµ t©m tr¹ng cña Kim Träng nhng lại qua lời độc thoại nội tâm của Kiều. Chi tiết này nói lên điều gì? 3.Thêi gian thùc tÕ mµ KiÒu xa cha mÑ cha nhiÒu nhng trong hai c©u th¬: S©n Lai c¸ch mÊy nắng ma – Có khi gốc tử đã vừa ngời ôm- thì dờng nh đã rất lâu, vời vợi, nghìn trùng cách biệt. H·y lÝ gi¶i c¶m nhËn nµy cña KiÒu? 4.Mối quan hệ giữa cái biến đổi và cái lặp lại trong 8 câu kết? 5.Cả đoạn trích chỉ có một âm thanh duy nhất đợc miêu tả: ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngåi . Nªu gi¸ trÞ nghÖ thuËt cña chi tiÕt nµy 6) Cho c©u th¬ sau vµ tr¶ lêi c©u hái bªn díi: TÊm son gét röa bao giê cho phai. a) C©u th¬ trªn n»m trong t¸c phÈm nµo, cña ai? b)Từ tấm son trong câu thơ mang đợc hiểu nh thế nào? Việc đặt hai chữ gột rửa bên cạnh hai chữ tấm son cho thấy nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nào? c) Có bạn hiểu câu thơ là nỗi băn khoăn về một tấm son không biết đến bao giờ mới đợc làm cho phai nhạt. Hiểu nh thế có đúng không? ý kiến của em thế nào? d) §©y lµ c©u th¬ biÓu hiÖn nçi nhí nhung, h·y cho biÕt nçi nhí Êy híng vÒ ai? T×nh c¶m Êy có khác gì so với thông thờng? Từ đó em hiểu thêm đợc gì về tính cách ngời đang thơng nhớ? 7) Trong “TruyÖn KiÒu” cã c©u: “Tởng ngời dới nguyệt chén đồng ……………………………………..” H·y chÐp 7 c©u th¬ tiÕp theo. a) §o¹n th¬ võa chÐp diÔn t¶ t×nh c¶m cña ai víi ai? b) Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thơng đó có hợp lí không ? Tại sao ? c) ViÕt mét ®o¹n v¨n ng¾n theo c¸ch diÔn dÞch ph©n tÝch t©m tr¹ng cña nh©n vËt tr÷ t×nh trong ®o¹n th¬ trªn. 8) Kh«ng mÊy ai cha tõng nghe lêi h¸t ru quen thuéc: Buån tr«ng con nhÖn ch¨ng t¬ NhÖn ¬i, nhÖn hìi, nhÖn chê mèi ai? Buån tr«ng chªnh chÕch sao mai Sao ¬i, sao hìi, nhí ai sao mê? a) Điệp ngữ “ Buồn trông “ đã mang lại hiệu quả gì trong việc diễn tả? b) Điệp ngữ này còn xuất hiện ở đoạn trích nào trong “ Truyện Kiều “ mà em đã đợc học. Chép thuéc ®o¹n th¬ nµy vµ nªu hiÖu qu¶ nghÖ thuËt cña ®iÖp ng÷ “Buån tr«ng” trong ®o¹n th¬? c) Cho câu chủ đề: “ Tám câu thơ cuối của đoạn trích đã thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và một dự cảm không lành “. Viết tiếp từ 9-12 câu để tạo thành một đoạn văn Tổng hợp- phân tíchtổng hợp. Trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu kết là một câu đảo ngữ? 9) Nªu c¶m nhËn vÒ thiªn nhiªn vµ t©m tr¹ng con ngêi qua 6 c©u ®Çu?.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 10) C¶m nhËn vÒ ch©n dung nh©n vËt M· Gi¸m Sinh? 11) T©m tr¹ng Thuý KiÒu qua 4 c©u th¬: Nçi m×nh thªm tøc nçi nhµ…mặt dày ĐÁP ÁN : VĂN BẢN : - Mà GIÁM SINH MUA KIỀU - KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH 1) - Thiªn nhiªn trong 6 c©u ®Çu réng lín, hoang v¾ng æitong khung c¶nh nµy con ngêi trở nên nhỏ bé cô cút. Trong lời thơ they rất rõ tâm trạng rợn ngợp, cô đơn trống trải cña nh©n vËt tr÷ t×nh. - Trong 8 câu cuối thiên nhiê và con ngời không có sự hoà đồng. Thiên nhiên xa lạ, lạnh lùng với con ngời càng làm tăng sự cô độc, nhỏ bé của con ngời. Đây là sự khác biÖt, thiªn nhiªn ë ®©y kh«ng cßn lµ thiªn nhiªn kh¸ch quan n÷a mµ them ®Ém c¶m xóc chñ quan cña con ngêi, trë thµnh tiÕng nãi t©m tr¹ng cña nh©n vËt. 2) - NgËm ngïi th¬ng cho ngêi t×nh råi míi xãt xa cho th©n phËn m×nh : Bªn trêi gãc bÓ b¬ v¬ - cho they t×nh yªu tha thiÕt cña KiÒu víi Kim Träng. - ThÊu hiÓu t©m tr¹ng cña Kim Träng chøng tá t×nh yªu mµ KiÒu dµnh cho Kim Träng lµ v« cïng s©u s¾c. 3) - §©y lµ kh«ng gian vµ thêi gian trong c¶m nhËn chñ quan cña nh©n vËt. Nã t« ®Ëm thân phận lẻ loi, bơ vơ của Kiều nơi đất khách quê ngời: không còn sợi dây liên lạc nào víi cha mÑ, ngêi th©n. - Cho they cảm giác mất mát của nhân vật trong hiện tại: ngời thân, chốn cũ đã vĩnh viÔn lïi s©u vµo trong qu¸ khø xa x«i. 4) - Cái biến đổi là trờng nhìn của nhân vật. - C¸i lÆp l¹i lµ t©m tr¹ng cña con ngêi: buån tr«ng. Nã lµm cho mäi c¶nh vËt trong c¶m nhận của nhân vật dù rất khác biệt nhng đều nhuốm một màu buồn thảm, trôi dạt, vô định. - Cái biến đổi tô đậm cái lặp lại. ở ngả nào Kiều cúng bắt gặp, phải đối diện với cái buồn. Vì thế nỗi buồn nh tràn ra, tràn ngập không gian, trời đất. Một nỗi buồn kéo dài, kh«ng døt. 5) - §©y lµ ©m thanh trong c¶m nhËn cña nh©n vËt. Nã lµ kÕt qu¶ cña sù c¶m nhËnb¬ v¬, cô độc ngày một gia tăng, dồn nén trong tâm hồn Kiều. - TiÕng sãng Çm Çm t« ®Ëm c¶m nhËn vÒ mét kh«ng gian xa l¹ ®Çy bÊt tr¾c. Nã b¸o hiêụ những tai ơng sẽ ập đến . Quả thật, ngay sau đó Kiều mắc mu Sở Khanh và đành: Còng liÒu mÆt phÊn, cho råi ngµy xanh. 8).

<span class='text_page_counter'>(24)</span> a) §iÖp ng÷ buån tr«ng g©y Ên tîng m¹nh vÒ nçi buån s©u s¾c, s½n cã nçi buån trong lßng nªn nh×n vµo ®©u còng thÊy buån thªm. b) §iÖp ng÷ nµy cßn xuÊt hiÖn ë ®o¹n trÝch KiÒu ë lÇu Ngng BÝch trong TruyÖn KiÒu cña NguyÔn Du. - ChÐp thuéc t¸m c©u th¬ cuèi trong ®o¹n trÝch KiÒu ë lÇu Ngng BÝch. - Điệp ngữ buồn trông đợc nhắc lại bốn lần trong đoạn thơ, tạo âm hởng trầm buồn, tạo cảm giác nỗi buồn dâng lên lớp lớp, nhìn vào đâu cũng thấy buồn. Buồn trông đã trở thµnh ®iÖp khóc cña ®o¹n th¬ vµ còng lµ ®iÖp khóc cña t©m tr¹ng KiÒu. c) - Tám câu thơ của đoạn trích đã thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và một dự cảm kh«ng lµnh . - Để diễn tả tâm trạng Kiều, Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “ tình trong cảnh ấy, c¶nh trong t×nh nµy . Mçi biÓu hiÖn cña c¶nh chiÒu tµ bªn bê biÓn, tõ c¸nh buåm thÊp thoáng, cánh hoa trôi man mác đến nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng ầm ầm, đều thể hiện cảnh ngộ và tâm trạng của Kiều: sự cô đơn, thân phận lênh đênh vô đinh . Đúng là cảnh lầu Ngng Bích đợc nhìn qua tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ . “ Buån tr«ng giã cuèn mÆt duÒnh - Çm Çm tiÕng sãng kªu quanh ghÕ ngåi “, h×nh ¶nh ngän giã cuèn mÆt duÒnh vµ tiÕng sãng kªu quanh ghÕ ngåi lµ c¶nh tîng h·i hïng. Khung c¶nh Êy nh b¸o tríc gi«ng b·o cña sè phËn sÏ næi lªn, x« ®Èy, vïi dËp cuộc đời Kiều . - Chóng ta b¾t gÆp ë ®©y bót ph¸p quen thuéc cña NguyÔn Du, c¶nh chØ mang tÝnh íc lÖ nhng ph¶n ¸nh râ t×nh ngêi, cô thÓ lµ nçi buån kh«ng giíi h¹n cña KiÒu . Mçi c¶nh ngô một ý, tăng dần lên theo suy nghĩ và mặc cảm về thân phận con ngời: lẻ loi, cô độc, trôi næi, dËp vïi, hÐo tµn vµ linh tÝnh b¸o tríc vÒ mét t¬ng lai ®en tèi ®Çy b·o tè . - Trong mỗi nỗi buồn của Kiều đều thấm đợm tấm lòng cảm thông, xót thơng của đại thi hµo NguyÔn Du . 10) - Víi ngßi bót hiÖn thùc cña NguyÔn Du, bøc ch©n dung tªn Gi¸m Sinh gi¶ dèi, v« häc, bất nhân đã hiện lên một cách rõ nét . - VÒ diÖn m¹o , cö chØ, y cã d¸ng vÎ ch¶i chuèt lè l¨ng , lh«ng phï hîp, tuæi ngoµi bèn m¬i mµ vÉn “ mµy r©u nh½n nhôi, ¸o quÇn b¶nh bao . - C¸ch nãi n¨ng th× céc lèc, v« lÔ, tr¶ lêi céc lèc, nh¸t gng kh«ng cÇn tha göi . Trong lêi nãi của y, đã thể hiện sự dối trá, vừa mới giới thiệu là viễn khách, lại nói cũng gần . - Tªn tuæi, nghÒ nghiÖp, quª qu¸n th× mËp mê, kh«ng râ rµng: hái tªn, h¾n nãi Gi¸m Sinh, hỏi quê hắn trả lời huyện Lâm Thanh cũng gần . Hắn mang theo một đám đầy tớ náo nháo, mÊt trËt tù kh«ng cã tÝ chót v¨n ho¸ nµo . - Cử chỉ thái độ thì bất lịch sự đến trơ trẽn, hỗn hào; “ ghế trên ngồi tót sỗ sàng “. Ghế trên là ghế ở vị trí trang trọng dành cho bậc cao niên, bậc huynh trởng đáng kính, kẻ đi hỏi vợ là hµng con c¸i mµ l¹i ngåi tãt th× thËt chíng m¾t, v« lÔ. - Bằng ngôn ngữ miêu tả trực diện, từ diện mạo đến cử chỉ, hành động, Nguyến Du đã lột trần đợc bản chất giả dối, vô lễ, bất kính của Mã Giám Sinh . _________________________________ ÔN TẬP VĂN BẢN : - LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA - LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN Câu 1: Dựa vào những đoạn trích đã học của hai tác phẩm Truyện Kiều và Lục Vân Tiên, hãy so sánh cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du và Nguyễn Đình chiểu ? Câu 2: Dựa vào 14 câu thơ mở đầu đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, hãy phân tích làm rõ hình ảnh một trang nam nhi thời phong kiến dũng cảm đánh cướp, cứu dân. Câu 2:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> a) Hãy chứng minh rằng: Nếu không có đoạn đối thoại 44 câu phía cuối đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”thì không thể hoàn tất bức chân dung Vân Tiên b) Từ đó hãy kết luận về tác dụng của đối thoại trong tự sự và thấy rõ ngôn ngữ thơ đa dạng trong sáng tạo của tác giả Nguyễn Đình Chiểu Câu 3: Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” tác giả thể hiện quan niệm về người anh hùng như thế nào? Câu thơ nào nói rõ quan niệm đó ? Câu 4: Dù gặp nạn, dù rơi vào hoàn cảnh hết sức bi đát nhưng tư tưởng trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Tiên vẫn tiếp tục toả sáng. Em có nhất trí với ý kiến đó không dựa vào đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” đã học để làm rõ? Câu 5: Vân Tiên bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông nhưng lại được : “Giao long dìu đỡ vào trong bãi rày.”. Chi tiết này nói lên điều gì ? Câu 6: Câu nói của ông ngư : “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn ?”, khiến em liên tưởng đến câu nói nào của Lục Vân Tiên ở đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” Qua hình ảnh của ông ngư và Lục Vân Tiên ở những đoạn trích đã học, em rút ra đặc điểm chính của nhân vật thiện trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình chiểu Câu 7: Nhà phê bình Hoài Thanh đã nói : “Mối oán thù nhân câu chuyện gọi bằng văn chương trong tâm địa của một tiểu nhân đã dẫn đến những chuyện không ngờ. Dựa vào 8 câu thơ mở đầu đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”, hãy làm rõ “chuyện không ngờ” để lột trần bộ mặt “tiểu nhân” Câu 8: Chất hiện thực và chất lãng mạn đã được kết hợp khá hài hoà trong đoạn thơ ghi lời ông Ngư nói về cuộc sống lao động của mình a) Hãy chỉ rõ đâu là chất hiện thực, đâu là chất lãng mạn b) Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về cuộc sống lao động trước cái nhìn hết sức lãng mạn của ông Ngư . Câu 9: Lớp em có một cuộc tranh luận đánh giá về nhân vật ông Ngư. Có bạn khẳng định: ông Ngư là hình ảnh tiêu biểu cho người lao động ; lại có bạn cho rằng : Ông Ngư giống như một ẩn sĩ đang mai danh ẩn tích . Em hãy bày tỏ quan điểm của mình trong cuộc tranh luận ấy . Câu 10: Hãy nêu những phẩm chất tốt đẹp của ông Ngư ? Trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” em còn biết những nhân vật nào cũng có tính cách và tấm lòng như ông Ngư ? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua những nhân vật này ? ĐÁP ÁN VĂN BẢN : LỤC VÂN TIÊN Câu 1: Sự khác nhau trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật của hai nhà thơ rất rõ : - Phương thức miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là kết hợp miêu tả ngoại hình với nội tâm, còn phương thức miêu tả nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu trong Truyện Lục Vân Tiên là miêu tả hành động,cử chỉ lời nói. Câu 2: a) Nếu như qua 14 câu thơ đầu của đoạn trích hành động đánh cướp đã bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của VT thì 44 câu cuối đoạn trích đã hoàn tất bức chân dung tinh thần của chàng. Qua đoạn đối thoại giữa LVT và KNN ta thấy rõ: - VT là một con người từ tâm nhân hậu, thương người, hỏi han quan tâm đến người bị nạn. Khi thấy 2 cô gái còn chưa hết hãi hùng VT “động lòng” tìm cách an ủi “ta đã trừ dòng lâu la”và ân cần hỏi han - Chàng là người có phong cách sống đàng hoàng, biết giữ những phép tắc lễ giáo, tôn trọng phẩm giá của người phụ nữ . Khi nghe KNN nói muốn được lạy tạ ơn ,VT đã vội gạt đi ngay” Khoan khoan ngồi đó chớ ra..”.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Nêu rõ quan niệm sống đẹp : làm ơn không phải để nhận trả ơn - thấy việc nghĩa không làm thì không phải là người anh hùng. Quan niện ấy đã bộc lộ tư cách của con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài b) - Đối thoại trong văn tự sự đã làm rõ tính cách nhân vật. Giúp cho tác phẩm sống động hơn - Ngôn ngữ thơ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết . Nếu như ở đoạn thơ đầu lời đối thoại trong không khí của cuộc chiến đang sôi sục thì 1 bên là lời VT đầy phẫn nộ 1 bên là lời tên tướng cướp hống hách kiêu căng. Còn đến đoạn đối thoại giữa VT và KNN thì lời lẽ mềm mỏng, xúc động, chân thành Câu 3:- Câu thơ thể hiện quan niệm về người anh hùng :”Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” - Câu thơ cho thấy quan niệm về người anh hùng như sau: Làm việc nghĩa là phận sự, trách nhiệm của đấng nam nhi . Cho nên khi làm việc nghĩa thì không phải so đo tính toán không vụ lợi. Chính vì vậy làm việc nghĩa thì không kể ơn cũng như không cần trả ơn. Thấy việc ngang tai trái mắt là hành động để cứu giúp người gặp nạn. Quan niệm này không phải của riêng NĐC mà nó đã trở thành đạo lí của nhân dân lao động, đó là quan niệm trọng nghĩa khinh tài Câu 4: - Tư tưởng trọng nghĩa khinh tài là một nét đẹp trong quan điểm sống của nv LVT . Tư tưởng ấy đã được bộc lộ khá đậm nét trong đoạn trích LVTCKNN, nhất là khi chàng phát biểu thành quan điểm: “Nhớ câu - Trong đoạn trích này ,LVT lại rơi vào cảnh gặp nạn . Mặc dù vậy chàng vẫn thể hiện tư tưởng trọng nghĩa tức là nét đẹp ấy trong nhân cách của chàng vẫn tiếp tục toả sáng. Điều đó được diễn tả qua thái độ cũng như lời nói băn khoăn của VT khi được ông Ngư cứu sống “Tiên rằng ông lấy chi nuôi/Thân tôi như thể trái mù trên cây/Nay đà trôi nổi đến đây/Không chi báo đáp mình nầy trơ trơ”.Với VT khi cứu người thì không hề nghĩ tới việc đòi hỏi phải được trả ơn; nhưng khi được người cứu thì điều mà chàng băn khoăn nhiều nhất vẫn là không biết lấy gì trả ơn. Cõu5: Trịnh Hâm độc ác, tàn nhẫn hơn cả thú dữ; niềm tin cái thiện không bao giờ bị tiêu diệt. Câu 6: 14. -Lµm ¬n… Nhí c©u…-- Nh©n tõ; hµo hiÖp kh«ng mµng danh lîi. Câu 7: Để làm rõ lời nhận xét của nhà phê bình văn học HT cần bám sát 8 câu thơ mở đầu đoạn trích LVTGN để làm rõ “chuyện không ngờ”ấy - Trịnh Hâm là kẻ có học song vì tính đố kị ganh ghét tài năng lo cho con đường tiến thân tương lai của mình mà hắn quyết định hãm hại VT .Thậm chí đến lúc này khi mối lo đó không còn có cơ sở nữa ( VT đã mù) ấy vậy mà hắn vẫn tìm cách hãn hại ,chứng tỏ sự độc ác dường như đã ngấm vào máu thịt hắn trở thành bản chất của hắn qủa là cái ác không có giới hạn, kẻ ác không biết chùm tay - Hắn đã có âm mưu, sắp đặt kế hoạch trước sau, kĩ lưỡng để hại VT: sau khi hại tiểu đồng (trói trong rừng sâu)hắn nhận lời đưa VT về quê. Hắn chọn thời điểm đêm tối không trăng sao mù mịt ,hắn chọn không gian sông nước con đò vắng để hại bạn. Khi đẩy VT xuống nước biết chắc là chìm hẳn hắn mới hô hoán mọi người cứu . Đúng là kẻ phạm tội nhờ gian ngoan sảo quyệt đã phủi sạch tay không 1 chút cắn rứt lương tâm - Quả thật 1 kẻ có học ,hảnh động hại bạn có kế hoạch và tàn bạo như vậy thì quả là 1 “chuyện không ngờ” thật Câu8: a) - Chất hiện thực chính là những công việc lao động của ngư dân: *thời gian làm việc “ngày kia, đêm nầy” *không gian diễn ra công việc”doi, vịnh, trích, dầm”,* tính chất công việc “quơ chài kéo, quang câu dầm” - chất lãng mạn thể hiện qua cái nhìn thi vị hoá tạo sự phóng khoáng về không gian, sự thoái mái tự do trong công việc, những thú vui dân dã của người lao động, tình yêu và sự say mê đối.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> với công việc của mình …Đó là thái độ ngợi ca và niềm tin mà tác giả dành cho những người lao động như ông Ngư. -b) Viết đoạn : làm rõ các ý sau - Rũ bỏ mọi danh lợi tìm về với sông nước để “rửa ruột sạch trơn”, tấm lòng ông Ngư trong sáng như sao. - Mơ mộng như cũng rất chủ động ung dung: “Một mình thong thả làm ăn/Khoẻ quơ chài kéo; mệt quang câu dầm”. Cuộc sống tự do của ông Ngư hạnh phúc biết bao, vui sướng biết bao - Hình ảnh chiếc thuyền cũng như hình tượng nv ông Ngư Được NĐC xây dựng nên từ sự thăng hoa của cảm hứng lãng mạn. - Dường như nhà thơ đã thâm nhập vào nhân vật vừa kể chuyện vừa ngợi ca vừa giãi bầy những tất cả những suy nghĩ, quan điểm, cảm xúc của mình về cuộc sống . Đó là cuộc sống nhân nghĩa ,cách sống thanh cao, trong sạch, cần cù lao động, tự chủ, tự tin hoà hợp với đất trời. Câu 9: Cả hai ý kiến đều có lí , tuy vậy ý kiến nào cũng còn đôi chút phiến diện : trước hết, ta thấy ở ông Ngư là đại diện của người lao động nghèo nhưng chan chứa lòng nhân nghĩa và có nhiều phẩm chất tốt đẹp . Nhưng qua quan điểm sống được ông trình bày trực tiếp thì ta vẫn thấy bóng dáng của một ẩn sĩ “kinh luân đã sẵn trong tay” nhưng vì thời cuộc rối ren nên sống mai danh ẩn tích để giữ trọn phẩm giá. Câu 10: a) Những phẩm chất tốt đẹp của ông Ngư: * Ông Ngư là người nhân hậu : - Thấy người bị nạn không suy tính thiệt hơn, vớt ngay lên bờ - Gọi vợ con đốt lửa khẩn cấp cứu người bị nạn - Khi nạn nhân tỉnh lại hỏi han quan tâm. Thấy tình cảnh khốn khổ của LVT ông Ngư sẵn sàng nhận lời cưu mang - VT băn khoăn vì chưa trả được nghĩa cứu đời ,lại phiền gđ ông , ông Ngư đã nói rõ quan điỉem sống tốt đẹp nhân hậu của mình “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” * Ông Ngư là người có lối sống đẹp: - Là người yêu cuộc sống lao động tự do, không bị dàng buộc bởi danh lợi - Là người yêu thiên nhiên : trăng , gió, biển khơi nay đây mai đó - Là người có tài “kinh bang tế thế”( trị nước cứu đời) b) Trong văn chương trung đại , hình tượng ông Tiều , ông Ngư dường như đã được dùng để ám chỉ những ẩn sĩ muốn chốn tránh cuộc đời đen bạc nhiễu nhương tìm về với thiên nhiên trong sáng” Ôm tài giấu tiếng làm Tiều, làm Ngư” - NĐC cũng rất quen với bút pháp ước lệ cổ điển đó cho nên qua những nv ông Tiều, ông Ngư ta thấy bóng dáng họ giống ẩn sĩ hơn là những con người lđ bình thường . Ông Ngư trong đoạn thơ này và ông Tiều ở đoạn thơ sau cùng có một cách nói giống nhau về cs của mình: “Tiều rằng vốn lão tình không/ Một mình ngơ ngẩn non tòng hôm mai/ Tấm lòng chẳng muốn của ai/ Lánh nơi danh lợi chông giai mặc lòng/ Kìa non nọ nước thong dong/ Trăng thanh gió mát bạn cùng hươu nai/ Công hầu phú quý mặc ai/ Lộc rừng ghánh vác hai vai tháng ngày.” - Họ hiện diện giữa đời sống trong sạch, thanh thản, khinh ghét sự đen bạc, tráo trở ,sự bạo ngược hung tàn và bao giờ cũng có mặt đúng lúc để cứu giúp người hoạn nạn với tấm lòng trọng nghĩa khinh tài “Xin tròn nhân ngãi còn hơn bạc vàng _____________________________________ CHUYÊN ĐỀ II: PHẦN THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ÔN TẬP VĂN BẢN : ĐÔNG CHÍ.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Câu 1: Cho câu thơ sau: " Quê hương anh nước mặn đồng chua" a/Chép nối tiếp 6 câu thơ tiếp theo? Đoạn thơ vừa chép nằm ở tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ? b/ Giải nghĩa từ " tri kỉ"? Tìm từ thuần Việt đồng nghĩa với nó? Có thể thay từ thuần Việt ấy trong câu thơ được không ? Tại sao? c/ Câu thơ thứ 7 của đoạn thơ này có gì đặc biệt? Phân tích giá trị biểu cảm của câu thơ đó? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó? d/ Để phân tích 7 câu thơ này, một bạn viết câu chủ đề sau: " Đoạn thơ đã cho ta thấy cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng" - Chỉ ra các điểm sáng nghệ thuật cần khai thác ở các luận điểm đó , nhằm làm nổi bật nội dung ? - Hãy làm rõ câu chủ đề trên bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng từ 10 đến 12 câu trong đó có sử dụng một câu ghép và một câu hỏi tu từ Câu 2: Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí? Câu 3: Chép chính xác đoạn thơ từ " ruộng nương anh…" cho đến " nắm lấy bàn tay". a/ Từ "mặc kệ " đặt giữa câu thơ thứ 2 cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp? b/ Câu thơ " Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy trong câu thơ? c/ Viết đoạn văn làm rõ câu chủ đề " Đoạn thơ cho thấy những biểu hiện của tình đồng chí không chỉ là sự cảm thông sâu sắc nỗi niềm của nhau mà còn là sự chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính"trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và phép thế. Câu 4: Thử đổi vị trí của “tôi” và “anh”, đọc lại bài thơ và nhận xét về sự thay đổi đó ? Câu 5: Tình đồng chí được hình thành trên cơ sở nào? So với tình tri kỉ có gì khác ? Câu 6: Lúc đầu nhà thơ Chính Hữu viết: “Đầu súng mảnh trăng treo” . Sau ông bớt đi một chữ mảnh thành “Đầu súng trăng treo”. So sánh hai câu thơ trên ? Có thể tự giải thích lí do tại sao nhà thơ lại bỏ chữ “mảnh”? Cõu 7:Nhận xét về cách sử dụng đại từ trong bài thơ có gì đặc biệt? Điều đó có tác dụng gì trong việc khắc hoạ vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội trong bài thơ? Câu 8: Em h·y nªu mèi quan hÖ cña c©u th¬: “Th¬ng nhau tay n¾m lÊy bµn tay” víi 6 c©u th¬ trớc đó? Cõu 9: Câu thơ kết là câu thơ biểu hiện vẻ đẹp sâu sắc trong tình đồng chí đồng đội. Em hãy cho biết tính hàm xúc của câu thơ đó? Câu 10: Cã ý kiÕn cho r»ng: Bµi th¬ “§ång chÝ” cña nhµ th¬ ChÝnh H÷u lµ mét trong nh÷ng thành công sớm nhất của thơ ca viết về anh bộ đội,đặc biệt là đã góp phần mở ra phơng hớng khai thác chất thơ,vẻ đẹp của ngời lính trong cái bình dị, bình thờng, chân thật trong giai ®o¹n ®Çu kh¸ng chiÕn chèng thùc d©n Ph¸p. a. Em có đồng ý với nhận xét đó không? b. H·y viÕt mét ®o¹n v¨n nghÞ luËn chøng minh cho ý kiÕn cña em? c.NÕu ph¶i ph©n tÝch bµi th¬ nµy em sÏ ph©n tÝch dùa trªn mÊy luËn ®iÓm chÝnh? H·y chØ ra c¸c luận điểm mà em dự định phân tích? Câu11 : Kết thúc bài thơ “Đồng chí” là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của những người lính . Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về 3 câu thơ này ĐÁP ÁN : ĐÔNG CHÍ 1. a/ Đồng chí – Chính Hữu..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Hoàn cảnh sáng tác: 1948 sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. b/ Tri kỉ: đôi bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình, từ thuần Việt: bạn thân, không thể thay thế vì nó tạo được sắc thái tình cảm trang trọng và diễ tả đúng ý thơ. c/ Câu thơ có cấu trúc đặc biệt: Một từ với dấu chấm than tạo nốt nhấn vang lên như một sự phát hiện, khẳng định, câu thơ là một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ 2 của bài thơ. Nó chốt lại cội nguồn và hình thành tình đồng đội đồng thời lại mở ra những biểu hiện của tình cảm đó. d/ Làm rõ các ý: tương đồng về cảnh ngộ xuất thân, cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng, chia sẻ gian lao cũng như niềm vui. 2. Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm kháng chiến, Đây là một hiện tượng của tình cảm cách mạng. 3.a/ Từ mặc kệ diễn tả sự mạnh mẽ dứt khoát sẵn sàng ra đi cứu nước của người lính, những hình ảnh nhân hóa, hoán dụ " Giếng…" thể hiện tình cảm quê hương với anh và của anh với quê hương b/ Câu thơ " Giếng…" sử dụng nhân hóa, hoán dụ, tác dụng ( phần a) c/ Làm rõ các ý: Cảm thông sâu sắc tâm tư, chia sẻ gian lao thiếu thốn. 4. Khi đổi vị trí các từ xưng hô “tôi” và “anh”, đọc bài thơ lên hầu như không có sự thay đổi về vần nhịp và ý nghĩa. Vì anh và tôi đều được quan niệm là nhưũng cá thể bình đẳng giống nhau về mọi mặt : thành phần xuất thân, lòng yêu nước, tinh thần đồng đội…Điều mà nhà thưo muốn nhấn mạnh chính là tình đ/c đồng đội thiêng liêng chứ không phải là sự độc đáo của mỗi cá thể. 5. Làm rõ ý: Tình đồng chí giúp người lính vượt qua hiện thực khắc nghiệt của những đêm phục kích giặc, họ chờ giặc trong tư thế chủ động. Hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh gợi nhiều sức liên tưởng phong phú. 5. Làm rõ các ý: Anh bộ đội xuất thân từ nông dân, những người lính phải trải qua gian lao thiếu thốn, đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội sâu sắc thắm thiết, kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng đội là bức tranh đặc sắc trong đoạn cuối bài thơ. 6.Bỏ từ mảnh là hợp lí hình ảnh khái quát hơn đẹp hơn ánh trăng đầy đặn hơn. 7.Đi suốt bài thơ là cặp đại từ anh và tôi .Có khi đợc tách ra ở từng câu thơ để thấy thấm thía hơn những gặp gỡ tơng đồng. Cũng có khi đợc gộp lại để cùng chia sẻ gánh vác. Để rồi ba câu thơ cuối anh và tôi nhập làm một trong thời gian đêm nay và trong cảnh “rừng hoang sơng muối”, trong lúc làm nhiệm vụ chờ giặc tới-> góp phần khắc hoạ tình đồng chí đồng đội ngày mét s©u nÆng g¾n bã. 8. Tổng kết khái quát lại tình cảm thắm thiết của tình đồng chí đồng đội 9. Một kết hợp rất đẹp nhng lại đợc bắt nguồn từ chính hiện thực. Chính Hữu dã từng kể lại “Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng… suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần vµ cã lóc nh treo l¬ löng trªn ®Çu mòi sóng. Hai c©u th¬ phÝa tríc víi h×nh ¶nh rõng hoang s¬ng muèi lµ hiÖn thùc gian khæ. C©u th¬ kÕt l¹i lµ hiÖn thùc tr÷ t×nh, th¬ méng. §©y lµ hai mÆt của cuộc kháng chiến :gian khổ đấy mà cũng thật cao đẹp, mà cũng thật lung linh . Điều quan trọng là chỉ có những con ngời đã đi qua gian khổ mới thấy đợc vẻ đẹp nên thơ của nó. -B¶n th©n cÆp h×nh ¶nh sóng vµ tr¨ng cïng gîi nhiÒu liªn tëng:ChiÕn tranh vµ hoµ b×nh, hiÖn thùc vµ l·ng m¹n sù hîp nhÊt chiªn sÜ vµ thi sÜ trong h×nh ¶nh ngêi vÖ quèc qu©n. _Bao quát hơn cả đó là biểu tợng cho thơ ca kháng chiến với sự kết hợp của chất liệu hiện thực víi c¶m høng l·ng m¹n. 10. học sinh tìm những chi tiết đợc miêu tả rất đỗi bình dị :tình cảm đợc tạo nên từ những cội nguồn gián đơn mà gắn bó sâu xa. Họ cùng gắn bó chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời ngời lính: cùng chịu cảnh áo rách vai quần có vài mảnh vá chịu chung cái cảnh chân không giầy…Tất cả đều đợc miêu tả hết sức chân thực và cảm động. Câu 11: Những câu thơ cuối bài đã hoàn chỉnh một cách xuất sắc chân dung người chiến sĩ : giản dị mộc mặc mà khoẻ khoắn can trường. Đây là những câu thơ cógiá trị tạo hình rất cao. Vẫn là “rừng hoang sương muối” cái giá cáic rét cái khó khăn vẫn cứ theo đuổi người chiến sĩ.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> nhưng không cản được họ đứng cạnh bên nhau. Tư thế “chờ giặc tới” là tư thế hoàn toàn chủ động. Trong hoàn cảnh ấy , đột nhiên một tứ thơ lạ độc đáo: “đầu súng trăng treo”. Trong thơ xưa đã từng có cảnh trăng treo đầu núi “Non Kì quạnh quẽ trăng treo/ Bến Phì gió thổi dìu hui mấy giò” (Chinh phụ ngâm)Trăng đấy núi đấy nhưng mà sao thê lương ảm đạm đến mức “quạnh quẽ” đìu hiu” .Thơ Chính Hữu hoàn toàn khác .Biểu tượng” Đầu súng trăng treo” là một biểu tượng đậm chất lãng mạn và khoẻ khoắn. Anh bộ đội cầm súng nòng súng chĩa lên trời vằng trăng trên cao đã xế nhìn nghiêng một góc nào đó ngỡ như trăng đang treo trên đầu súng. Cái ảo và cái thực hoà kết với nhau tạo nên 1 liên tưởng bất ngờ , kì thú .Câu thơ chỉ có 4 chữ mà sức nén rất căng. Cây súng trong tay người chiến sĩ tượng trưng cho hoà bình . Trăng biểu tượng cho cái đẹp thanh bình.Người lính cầm súng là để bảo vệ cho”quê anh, làng tôi, cho “giếng nước gốc đa” của TQ và cho cả vầng trăng thơ mộng kia nữa .Hai hình ảnh trăng và súng tưởng như đối lập nhau nhưng qua cái ảo để ở bên nhau 1 cách hợp lí không hề thiên cưỡng: hiện thực và lãng mạn, gần và xa, chất thép và chất thơ , chiến sĩ và thi sĩ…câu thơ như nhãn tự của cả bài vừa mang tính hiện thực vừa mang sứac thái lãng mạn là biểu twongj cao đẹp của tình đồng chí đồng đội thân thiết. Vẻ đẹp của tinh thần chiến đấu chất thơ của cuộc chiến tranh dồn tụ hài hoà trong một biểu tượng đẹp đẽ . Có lẽ đó là lí do để nhà thơ đặt tên cho tập thơ của mình là đầu súng trăng treo đó chăng ? ÔN TẬP VĂN BẢN : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Câu 1: Nhan đề bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có gì khác lạ ? Vì sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ là một sự sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật ? Câu 2:. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu độc đáo của bài thơ? Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc họa hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn? Hãy so sánh ngôn ngữ của bài thơ này với bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ? Câu 3: “Không có kính rồi xe không có đèn” a) Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm bốn dòng. b) Cho biết đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào ? Của ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ c) Từ “trái tim” trong câu cuối cùng của đoạn vừa chép được dùng với nghĩa như thế nào ? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao? d) Viết một đoạn văn diễn dịch từ 8-10 câu phân tích hình ảnh người lái xe trong đoạn thơ ? Câu 4:. Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ qua hệ thống luận điểm sau: a. Trên những chiếc xe không kính, người kính hiện ra với tư thế ung dung, hiên ngang bình tĩnh ( 2 khổ đầu) b. Thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ, tinh thần lạc quan của người lính trẻ ( 2 khổ 3,4) c. Tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn thắm thiết – một nét đẹp phẩm chất của người lính lái xe ( khổ 5,6) d. Tình yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc ( khổ cuối) Câu 5: Cảm nhận của em về 2 câu thơ "Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi, trời xanh thêm".

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Câu 6: Cảm nhận của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ ? So sánh điểm giống nhau và khác nhau về hình ảnh người lính ở bài thơ này với bài thơ " Đồng chí"? Câu 7: Cảm nhận của em về người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Cõu 8: .Hình ảnh chiếc xe ở phần đầu và phần kết bài thơ có gì thay đổi? Thuộc tính nào vẫn đợc giữ nguyên? ý nghĩa nghệ thuật của điều này nh thế nào? Cõu 9: .Hãy nêu mối quan hệ giữa cái “không”và cái “có” trong bài thơ: ‘Bài tho về tiểu đội xe kh«ng kÝnh” ? ĐÁP ÁN : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 1. nét độc đáo trong nhan đề bài thơ: Bài thơ có một nhan đề khá dài, tởng nh có chỗ thừa nhung chính nhan đề ấy lại thu hút ngời đọc ở cái vẻ lạ và độc đáo của nó. Nhan đề của bài thơ đã làm næi râ h×nh ¶nh cña toµn bµi : nh÷ng chiÕc xe kh«ng kÝnh. H×nh ¶nh nµy lµ mét ph¸t hiÖn thó vÞ của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đờng Trờng Sơn. Nhng vì sao tác giả lại còn thêm vào hai chữ bài thơ. Hai chữ đó cho thấy rõ hơn cách nhìn vµ khai th¸c hiÖn thùc kh«ng chØ viÕt vÒ nh÷ng chiÕc xe kh«ng kÝnh hay lµ c¸i hiÖn thùc khèc liÖt cña chiÕn tranh, mµ ®iÒu chñ yÕu lµ t¸c gi¶ muèn nãi vÒ chÊt th¬ cña hiÖn thùc Êy, chÊt th¬ cña tuæi trÎ hiªn ngang dòng c¶m trÎ trung vît lªn thiÕu thèn gian khæ hiÓm nguy cña chiÕn tranh. Đây là một hình ảnh sáng tạo độc đáo vì PTD đã phát hiện ra cái chất thơ trong một hình ảnh thực đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ. 2. Nhận xét về giọng điệuvà ngôn ngữ Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Lời thơ gần với lời nói thờng có những câu thơ nh câu văn xuôi tởng nhrấtkhó chấp nhận nhng đó lại là nét đặc sắc riªng cña bµi th¬ t¹o nªn mét giäng ®iÖu ngang tµng thÓ hiÖn c¸i hiªn ngang bÊt chÊp khã kh¨n hiÓm nguy cña c¸c anh lÝnh l¸i xe Trêng S¬n. Cã nhiÒu c©u th¬ chøa nh÷ng tõ khÈu ng÷ nh÷ng lời đối thoại với giọng bông đùa hóm hỉnh rất tự nhiên đầy chất lính tráng. Giọng điệu nhẹ nhàng khi nói đến bom đạn ác liệt đến khó khăn và hi sinh ; lời thơ hiên ngang gắn với cách ng¾t nhÞp tù nhiªn t¹o nªn giäng ®iÖu l¹. Ngôn ngữ giọng điệu rất gần với văn xuôi, lời nói bình thường, ngôn ngữ hàng ngày của lính tráng giọng điệu khỏe khoắn , vui tươi yêu đời, ngang tàng mang tính chất lính  thể hiện sự trẻ trung vui tươi hồn nhiên và phẩm chất hiên ngang bất chấp khó khăn nguy hiểm của người lính lái xe. -> Bài thơ Đồng chí sử dụng ngôn ngữ mộc mạc giản dị làm nổi bật lên vẻ đẹp của ngời lính trong c¸i b×nh dÞ b×nh thêng mµ ch©n thËt 3. b) hình ảnh “trái tim” được dùng theo nghĩa chuyển (phương thức hoán dụ)nghĩa là : trái tim của nồng nàn tình yêu nước, trái tim sục sôi ý chí quyết tâm cjiến đấu giải phóng MN của những người lính . c) Đoạn văn cần triển khai các ý sau: - Càng gần thắng lợi khó khăn càng cao, đó là quy luật . Mức độ ác liệt của chiến tranh in dấu rõ ràng trên những chiếc xe quân sự vận tải: không đèn không mui, thùng xe xước ….Bom đạn của kẻ thù đã khiến cho chiếc xe trở thành trơ trụi đến kì lạ. Điệp ngữ “không có” nhắc lại 3 lần như nhân lên những khó khăn thử thách .Hai dòng thơ ngắt làm 4 khúc “Không có kính/ rồi xe không có đèn/ không có mui xe / thùng xe có xước”như 4 chặng đường gập ghềnh khúc khuỷu đầy chông giai bom đạn. - Bốn câu thơ có sự tương phản rõ rệt giữa vật chất và tinh thần giữa bên trong và bên ngoài giữa cái không và cái có. Những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích đó lại như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn hăm hở lao ra tiền tuyến . Sức mạnh để chiếc xe băng mình ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính một trái tim nồng nàn tình yêu.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> nước một trái tim sôi trào ý trí chiến đấu gải phóng MN thống nhất tổ quốc . Hình ảnh “trái tim” là hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp tạo ra nhãn tự cho cả bài thơ giợi ra bao ý nghĩa . Điệp ngữ “khôngcó” tương phản với” chỉ cần có” tạo ra 1 ý thơ giọng thơ mạnh mẽ hào hùng. Vẫn là cách nói thản nhiên ngang tàng nhưng câu thơ lắng sâu lại như 1 lời thề thiêng liêng 4. a) Viết câu chủ đề :dựa vào yêu cầu về nội dung. Triển khai đoạn cần làm sáng tỏ các ý sau: -( khổ 1)Hình ảnh những chiếc xe không kính và hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh. Giới thiệu xe (những chiếc xe từng trải dày dặn trên đường ra trận) mà cúng là bước đầu giới thiệu về chủ nhân của chúng . Trên những chiếc xe không kính đó người lính hiện ra với tư thế hiên ngang bình tĩnh . Đảo ngữ “ung dung” với điệp từ “nhìn”,nhịp thơ 2/2/2 tạo âm điệu chậm rãi diễn tả thái độ thản nhiên đường hoàng đồng thời cho thấy tư thế khoan thai bình tĩnh tự tin của người làm chủ, chiến thắng hoàn cảnh. Chữ “nhìn tẳng” – nhìn thẳng vào gian khổ vào hi sinh không run sợ không né tránh - (khổ 2)Thật bất ngờ với tư thế ấy họ đã biến những hiểm nguy trở ngại trên đường thành niềm vui thích một sự hưởng thụ một cách tiếp xúc trực tiếp mạnh mẽ với không gian bên ngoài . Chữ “hnìn” lặp lại như 1 niềm sảng khoái bất tận không có kính càng dễ nhìn đất nhìn trời..Những cảm giác của người lính trong những chiếc xe không kính được miêu tả chân thực chính xác đến từng chi tiết qua những hình ảnh thơnhân hoá ẩn dụ so sánh điệp ngữ.. b) Viết câu chủ đề dựa vào yêu cầu. Cần triển khai các ý sau: - Hiện thực của chiến trường Trường Sơn. Các chữ “phun, tuôn, xối” phản ánh cái khắc nghiệt của thiên nhiên TS. - Câu thơ giản dị như lời nói cửa miệng của người. “không có kính ừ thì, chưa cần rửa chưa cần thay” điệp khúc ấy tạo nên 1 giọng điệu ngang tàng bất chấp. trước thử thách mới người chiến sĩ vẫn không nao núng mà các anh dũng cảm binhd tĩnh hơn chấp nhận thử thách như 1 tất yếu . Đầu tóc mặt mũi bụi bám trắng vẫn không cần rửa áo ướt không cần thay mà vẫn có thể “phì phèo..cười ha ha”sự bình thản tới mức vô tư lự , trẻ trung. Niềm vui tiếng cười của họ cứ vút lên giữa những gian khổ ác liệt nguy hiểm của chiến trường. Đúng là gian kgổ tột cùng mà hào hùng cũng tột bực. c) Câu chủ đề dựa vào yêu cầu . Cần triển khai các ý sau: - Những chiếc xe đã chiến thắng và hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc hội tụ về đây để thành lập 1 đơn vị đặc biệt “TĐXKK”. Và lạ lùng thay nhà thơ bất chợt khám phá ra điều thú vị là những khó khăn nguy hiểm của “không kính” lại trở thành tiện lợi vô cùng khi họ gặp nhau trên đường ra trận “Bắt tay..” - Gia đình của người lính thật giản dị mà ấm cúng biết bao: bữa cơm nấu vội, giấc ngủ chợp chờn trên cánh võng “chông …” đã đủ nói lên tất cả . Chính tình đồng đội máu thịt ấy đã sưởi ấm lòng người chiến sĩ , tạo nên sức mạnh nâng bước chân người lính để rồi lại tiếp tục hành quân , họ luôn tin tưởng ngày mai trời xanh thêm và chiến thắng đang tới gần. d) Xem lại câu 3 ph 5 . Nghệ thuật: điệp ngữ, nhịp thơ vừa sôi nổivừa nhịp nhànggợi tả nhịp sống chiến đấu và hành quân của “TĐXKK” không một sức mạnh bom đạn nào có thể ngăn nổi. Từ láy gợi tả “chông chênh” giấc ngủ chập chờn trên cánh võng hay là cảm giác chông chênh của chiếc xe đang chạy đã đi vào cả giấc ngủ của những người lính.Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” mang ý nghĩa biểu tượng đẹp về một tương lai tươi sáng và niềm tin , lạc quan . phép đối: cái “chông chênh” gập ghềnh của chiếc xe của con đường với nhịp sống chiến đấu đều đặn nhịp nhàng của người lính - Nội dung: Thể hiện niềm vui, lạc quan, tin vào tương lai tươi sáng hơn của người lính lái xe trên đường ra trận..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 7. sánh: Giống nhau:Lí tởng sống cao đẹp khát vọng giải phóng vì độc lập tự do của Tổ Quốc; Lòng dũng cảm tinh thần vợt qua mọi khó khăn hiểm nguy; Niềm lạc quan yêu đời ; ý chí sẵn sàng chiến đấu. Kh¸c nhau: ë bµi “§ång chÝ”:NGêi lÝnh xuÊt th©n tõ n«ng d©n lÇn ®Çu gia nhËp qu©n ngò hä đón nhận tình cảm đồng chí vừa mới mẻ vừa sâu sắc; họ cùng cảm thông chia sẻ những tâm t nỗi lòng của nhau, những khó khăn gian khổ của cuộc đời ngời lính quyết tâm chiến đấu để bảo vệ quê hơng. Họ hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc bình dị. + ở bài: “Bài….” ngời lính là thế hệ sau họ đã trởng thành có tri thức. Họ sống trẻ trung sôi nổi ngang tµng tinh nghÞch. 8. Hình ảnh chiếc xe ở đầu và cuối bài thơ có sự vận động: mở đầu bài thơ là hình ảnh chiếc xe kh«ng cã kÝnh kÕt thóc bµi th¬…->kh¾c ho¹ sù ¸c liÖt gian khæ ngµy mét t¨ng cña cuéc chiÕn. Nhng cã mét thuéc tÝnh vÉn bÊt biÕn Xe vÉn ch¹y v× miÒn Nam phÝa tríc lµ thuéc tÝnh xuyªn suốt bài thơ.. Vởy là cái biến đổi đã tô đậm hiện thực chiến tranh khốc liệt nhng đó chỉ là cái nền để làm hiện lên cái bất biến :-Lòng dũng cảm … 9. Cái không đến từ hiện thực khốc liệt của chiến tranh càng ngày cái không càng gia tăng ; cái không đem đến cái có của những khó khăn gian khổ; Mặt khác đem đến những cái có đầy chất th¬. §Êy lµ c¸i cã cña thiªn nhiªn nh mét ngêi b¹n nång hËu: ThÊy sao trêi…:Vµ c¸i cã cña t×nh đồng đội : vô t ngang tàng mà thật đẹp; Trên tất cả cái không làm nổi bật lên đẹp dẽ tinh thần yªu níc qu¶ c¶m cña ngêi lÝnh l¸i xe. ÔN TẬP VĂN BẢN : ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Câu 1. Bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " được triển khai theo trình tự nào? Trình tự ấy đã tạo ra nghệ thuật thời gian và không gian như thế nào cho bài thơ ? Câu 2. Chép chính xác khổ đầu và khổ cuối bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá" a/ Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? b/ Khổ thơ đầu và cuối có hình ảnh thơ nào được lặp lại? Cách lặp lại như thế tạo ra nghệ thuật gì trong kết cấu ? Hãy chỉ ra ý nghĩa của những hình ảnh được lặp lại này. c/ 2 câu thơ đầu của khổ một sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ đó? d/ Từ " đoàn thuyền" trong 2 khổ thơ trên được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Câu 3. Cho câu thơ: " Cá nhụ cá chim cùng cá đé" ghi lại chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. a/ Trong câu thơ thứ 2 có hình ảnh con cá song và ngọn đuốc vốn là 2 sự vật khác nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại có một sự liên tưởng hợp lí. Vì sao vậy ? Câu thơ này giúp người đọc hiểu thêm gì về thiên nhiên và tài quan sát của nhà thơ? b/ Để phân tích câu thơ trên có câu chủ đề: " Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương" Hãy viết tiếp khoảng 8 đến 16 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép tổng – phân – hợp. Câu 4: Trong bài thơ “Quê hương”, Tế Hanh viết : Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió a. Câu thơ này khiến em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận ? b. So sánh điểm giống và khác nhau trong cách miêu tả và cảm nhận đối tượng miêu tả của hai nhà thơ ? Câu 5. Để phân tích bài thơ" Đoàn thuyền đánh cá", một bạn học sinh viết: " Bài thơ đâu chỉ vẽ ra trước mắt ta cảnh đêm trăng trên biển lộng lẫy, huy hoàng mà còn là lời ngợi ca những con người lao động mới – những người ngư dân đêm ngày gắn bó với biển Đông"Coi.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> đây là câu chủ đề của một đoạn văn tổng – phân – hợp, em viết khoảng 12 câu để hoàn thành đoạn văn trên. Câu 6. Vì sao có thể nói bài " Đoàn thuyền đánh cá " là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống mới? ĐÁP ÁN : ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Câu 1. Bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " được triển khai theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, hai khổ thơ đầu: cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi; 4 khổ thơ tiếp theo: cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển trời ban đêm; khổ cuối: cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên. - Không gian nghệ thuật: rộng lớn, bao la, khoáng đạt với mặt trời, biển, trăng, sao, mây, gió - Thời gian nghệ thuật: nhịp tuần hòancủa vũ trụ từ lúc hoàng hôn tới lúc bình minh, cũng là thời gian của một chuyến ra biển rồi trở về của ĐTĐC: mặt trời xuống biển , cả đất trời vào đêm, trăng lên đêm thở sao lùa… rồi sao mờ .., mặt trời đội biển nhô lên trong một ngày mới . Điểm nhịp cho công việc của ĐTĐC là nhịp tuần hoàn của thiên nhiên vũ trụ Câu 2. a/ Tác giả: Huy Cận, hoàn cảnh sáng tác: 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chốnh TDP, niền Bắc được giải phóng \và đi vào xd cuộc sống mới . Không khí hào hứng phấn chấn tin tưởng bao trùm trong đời sống xh và ở khắp nơi dấy lên phong trào sản xuất xd đất nước. Chuyến thâm nhập thực tế ở vùng mỏ QN vào nửa cuối năm 1958 đã giúp nhà thơ HC thấy rõ và sống trong không khí lao động ấy của nd ta , góp phần quan trọng mở ra một chặng đường mới trong thơ HC – là kết quả của chuyến đi thực tế dài ngày của tác giả ở vùng biển Quảng Ninh. b/ Hình ảnh lặp lại " Câu hát căng buồm cùng gió khơi" ( khổ cuối thay từ " cùng" bằng từ " với") - Hình ảnh " đoàn thuyền' " mặt trời"  nghệ thuật đầu cuối tương ứng - Tác dụng: Niềm vui phấn trấn được thể hiện qua câu hát của người lao động từ lúc họ lên đường đến khi trở về. - Hình ảnh đoàn thuyền và mặt trờiVũ trụ không đối lập với con người , không làm cho hình ảnh con người trở nên nhỏ bé mà càng nâng cao làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh cảu con người trong sự hài hào đẹp đẽ với khung cảnh thiên nhiên c/ 2 câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, so sánh Sự vật trở nên gần gũi với con người Vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm bông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượt sóng là then cửa. d/ Từ " đoàn thuyền" chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ ( dấu hiệu – vật trong dấu hiệu) lấy đoàn thuyền để chỉ người dân đánh cá Câu 3 Cá song có thân dài, nhiều chấm, vạch màu đen hồng nên dưới ánh trăng chúng bơi lội trông như rước đuốc. - Hiểu thêm được: + Thiên nhiên biển cả đẹp lung linh như đêm hội. + Tài quan sát tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ. b/ Làm rõ 2 ý:- giàu có của biển cả ( tài nguyên thiên nhiên ): ĐÃ tự bao đời nay, người ngư dân có mối qua hệ chặt chẽ với biển cả họ thuộc biển như thuộc lòng bàn tay . Bao loài họ thuộc tên thuộc dáng thuộc cả thói quen của chúng. Nào cá nhụ cá chim nào cá đé cá song… bấy nhiêu loài cá là bấy nhiêu sản vật cảu biển cả. Biển hào phóng như một người bạn, biển ân tình như một người mẹ sẵn sàng trao ban cho con người những gì là tinh tuý nhất, đẹp đẽ nhất.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Vẻ đẹp lung linh của biển đêm: trên mặt biển đêm ánh trăng long lanh dát bạc từng đàn cá bơi lội tung tăng trên mặt nước. Những con cá song thân dài nhiều chấm, vạch mầu đen hồng như rước đuốc. cá quẫy đuôi sóng sánh ánh trăng vàng. Thiên biển cả đẹp lunh linh như một đêm hội. . Tô điểm cho bức tranh biển đêm là là cái nhịp thở cảu vũ trụ về đêm: nhịp thuỷ triều lên xuống và những con sóng dập dờn bầu trời đêm chi chít sao chiếu xuống mặt biển khiến như sao đang lùa nước vậy. - Câu chốt : Đâu chỉ nhờ có trí tưởng tượng và một hồn thơ bay bổng lãng mạn mà trước hết pahỉ là mọt người yêu thiên nhiên lắm, gắn bó với biển lắm HC mới có được những vần thơ đẹp như thế này. Câu 4: a. Liên tưuởng đến câu thơ : Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng b. Giống nhau: cùng miêu tả vẻ đẹp của con thuyền cánh buồm qua đó ngợi ca vẻ đẹp của nguời ngư dân Khác nhau: - Với Tế Hanh: Nghệ thuật so sánh cánh buồm với mảnh hồn làng cho thấy vẻ đẹp thiêng liêng của cánh buồm là biểu tượng cho linh hồn người dân làng chài. Nghệ thuật nhân hoá con thuyền “rướn thân trắng…” nhấn mạnh vẻ đẹp mạnh mẽ hăng hái đầy sức sống của con thuyền khi ra khơi--- miêu tả đối tượng vào một buổi sáng đẹp trời “Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng” - Với Huy Cận: Nghệ thuật ẩn dụ “buồm trăng” cho thấy vẻ đẹp lãng mạn của con thuyền. Hình ảnh ẩn dụ “lái gió” và nhân hoá “lướt giữa…” tô đậm sức mạnh của con thuyền sánh ngang với thiên nhiên vũ trụ--- miêu tả đối tượng vào một buổi tối Câu 5 Triển khai các ý: Con người lao động gắn bó với thiên nhiên, yêu thiên nhiên tươi đẹp, con người hăng say lao động với ý thức làm chủ, con người lạc quan yêu đời. Câu 6. Cả bài thơ có lặp lại bốn lần từ “hát”. Bài thơ tạo được âm hưởng vừa khoẻ khoắn vừa sôi nổi lại vừa phơi phới bay bổng . Góp phần tạo nên âm hưởng ấy là yếu tố lời thơ nhịp điệu vần ..Lời thơ dõng dạc điệu thơ như khúc hát say mê hào hứng phơi phới . Vì vậy có thể coi bài thơ là một khúc ca - một khúc ca về lđ và về thiên nhiên đất nước giầu đẹp . Khúc ca ấy vừa phơi phới hào hứng vừa khoẻ khoắn mạnh mẽ . Kết hợp cả âm thanh nhịp điệu và những động tác nhịp nhàng của con người với sự vận động tuần hoàn của thiên nhiên vũ trụ . ÔN TẬP VĂN BẢN: BẾP LỬA C©u 1: Cho c©u th¬ sau: “ Lận đận đời bà biết mấy nắng ma” a, H·y chÐp chÝnh x¸c 7 c©u th¬ tiÕp theo. b, §o¹n th¬ võa chÐp n»m trong bµi th¬ nµo? Ai lµ t¸c gi¶? c, Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. d, Tõ nhãm trong ®o¹n th¬ vµ chÐp cã nh÷ng nghÜa nµo? Tõ viÖc hiÓu tÝnh nhiÒu nghÜa cña tõ nhóm em hãy đặt một câu văn trong đó có từ nhóm đợc dùng theo nghĩa bóng. e. Ph©n tÝch gi¸ trÞ biÓu c¶m cña ®iÖp tõ+ tõ nhiÒu nghÜa nhãm C©u 2: §Ó ph©n tÝch khæ th¬ trªn cã mét b¹n häc sinh viÕt: “Tám câu thơ là những suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ, của đứa cháu về ngời Bà yêu kính, về hình ảnh bếp lửa trong mỗi gia đình Việt Nam”. NÕu coi ®©y lµ c©u më ®o¹n, em h·y hoµn chØnh ®o¹n v¨n kiÓu tæng hîp - ph©n tÝch - tæng hîp có độ dài khoảng 10 câu. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép đẳng lập?.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> C©u 3: Cho c©u th¬ sau: “ Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi “ a, H·y chÐp chÝnh x¸c 9 c©u th¬ tiÕp theo. Ghi râ tªn bµi th¬ vµ tªn t¸c gi¶? b, Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa đợc nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩ gì? C©u 4: Trong bµi th¬ kh«ng chØ lµ nh÷ng kØ niÖm s©u s¾c vÒ tuæi th¬ bªn bÕp löa mµ cßn trong ký ức của cháu ngời Bà hiện lên với bao phẩm chất cao quý- Những hình ảnh về ngời Bà giàu đức hy sinh. H·y nªu suy nghÜ cña em vÒ h×nh ¶nh ngêi Bµ trong ®o¹n th¬ trªn? C©u 5: " Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi …Mét ngän löa chøa niÒm tin dai d¼ng…" a. §o¹n th¬ trªn n»m trong bµi th¬ nµo? Ai lµ t¸c gi¶? b. So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy 1 phơng châm hội thoại đã bị vi ph¹m. §ã lµ ph¬ng ch©m héi tho¹i nµo? Sù kh«ng tu©n thñ ph¬ng ch©m héi tho¹i nh vËy cã ý nghÜa g×? c. Hai câu thơ cuối đoạn thơ không nhắc lại bếp lửa mà thay bằng từ ngọn lửa. Điều đó có ý nghĩa nh thÕ nµo? d. H·y viÕt 1 ®o¹n v¨n kho¶ng 10 c©u nªu c¶m nhËn cña em vÒ h×nh ¶nh ngêi bµ trong ®o¹n th¬ đã trích ở trên theo cách lập luận tổng- phân-hợp. Trong đoạn có sử dụng một câu dùng thành phÇn phô chó,mét c©u dïng thµnh phÇn t×nh th¸i ?. §¸p ¸n bµi bÕp löa C©u 1: a/ ChÐp chÝnh x¸c 8 c©u th¬.. b/ §o¹n th¬ võa chÐp n»m trong bµi th¬: “ BÕp löa” cña B»ng ViÖt. c/ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: “Bếp lửa” sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên đại học ngành luật ở nớc ngoài. Bài thơ đợc đa vào tập” Hơng cây- Bếp lửa” năm 1968, tập thơ đầu tay cña B»ng ViÖt vµ Lu Quang Vò. d/ tõ “ Nhãm “ trong ®o¹n th¬ võa chÐp cã nh÷ng nghÜa sau: - Chỉ hành động : dùng nắm rơm nhỏ , thổi lửa cho cháy lên để nấu nớng.( Nghĩa đen) - Ngời bà đã gieo vào lòng cháu, truyền cho cháu tình yêu thơng, niềm vui, niềm hi vọng vµo cuéc sèng.( NghÜa bãng) e/ điệp từ + từ nhiều nghĩa nhóm: nhấn mạnh, khẳng định giá trị lớn lao của những việc bà đã làm: từ việc nhóm bếp- bà đã khơi dậy tình yêu thơng, sự sống, niềm tin cho con cháu và cho mäi ngêi C©u 2: Tám câu thơ là những suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ, của đứa cháu về ngời bà kính yêu, về hình ảnh bếp lửa trong mỗi gia đình Việt Nam(1). Mỗi lần nhắc đến hình ảnh bếp lửa là tác giả thấy ngay sự hiện diện của ngời bà, ngời phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại, đức hi sinh vµ lßng nh©n hËu bao la(2). BÕp löa lµ t×nh bµ Êm ¸p, lµ nguån sèng do tay bµ ch¨m chót, chứng kiến những khó khăn, gian khổ của đời bà(3). Điệp từ nhóm mang nhiều ý nghĩa(4). Ngày ngµy bµ nhãm löa còng lµ nhãm lªn niÒm vui, niÒm hi väng, nhãm lªn t×nh yªu th¬ng dµnh cho con cháu và cho mọi ngời(5). Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận đ ợc trong hình ảnh bếp lửa bình dị, thân thuộc chứa đựng sự kì diệu, thiêng liêng khó tả:” ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”(6). Nhà thơ còn nhận ra một điều sâu sa hơn nữa là bếp lửa đợc bà nhen lên không chỉ b»ng r¬m r¹ mµ cßn b»ng c¶ ngän löa cña t×nh yªu th¬ng vµ niÒm tin bÊt diÖt(7). Bëi vËy, tõ h×nh ¶nh bÕp löa nhµ th¬ chuyÓn tiÕp sang h×nh ¶nh ngän löa víi nghÜa tîng trng vµ kh¸i qu¸t rÊt lín(8). Nh thÕ ,bµ kh«ng chØ lµ ngêi nhãm löa, gi÷ löa mµ cßn lµ ngêi truyÒn löa- ngän löa cña sù sèng, niÒm tin cho c¸c thÕ hÖ nèi tiÕp(9). Cã thÓ nãi bµ lµ h×nh tîng tiªu biÓu cho c¸c bµ.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> mÑ ViÖt Nam - nh÷ng ngêi nhãm löa, còng lµ ngêi gi÷ cho ngän löa cña t×nh yªu th¬ng lu«n Êm nóng và toả sáng trong mỗi gia đình(10). C©u 3. a. - ChÐp chÝnh x¸c 10 c©u th¬ - §o¹n th¬ trªn n»m trong bµi "BÕp löa" cña B»ng ViÖt b. Suốt bài thơ hình ảnh ngời bà luôn đi đôi với hình ảnh bếp lửa. Có tới mời lần tác giả nh¾c tíi bÕp löa vµ hiÖn diÖn cïng bÕp löa lµ h×nh ¶nh ngêi bµ, ngêi phô n÷ ViÖt Nam mu«n thuë với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại và đầy yêu thơng. Bếp lửa là tình bà ấm áp. Bếp lửa là nguồn sống do tay bà chăm chút. Bếp lửa chứng kiến những khó khăn, gian khổ của đời bà. Ngày ngày bà nhóm löa còng lµ nhãm lªn niÒm vui, niÒm hi väng, nhãm lªn sù sèng vµ t×nh yªu th¬ng dµnh cho con cháu. Bởi vậy hình ảnh Bếp lửa hay hình ảnh Ngọn lửa đợc nhắc lại nhiều lần trong bài thơ làm ®iÓm tùa kh¬i gîi mäi kØ niÖm, c¶m xóc vµ suy nghÜ vÒ bµ vµ t×nh bµ ch¸u. C©u 4: Hình ảnh ngời bà hiện lên trong đoạn thơ trên , đó là hình ảnh ngời bà giàu đức hi sinh, chu đáo, tận tình. Cuộc kháng chiến tuy khó khăn, gian khổ nhng bà vẫn vợt qua tất cả để các con yên tâm đánh giặc nơi chiến trờng xa: “ Vẫn vững lòng bà dặn chaú đinh ninh….Cứ bảo nhà vẫn đợc b×nh yªn”. Bµ lµ hËu ph¬ng lín lao, v÷ng ch¾c cña nh÷ng ngêi con ngoµi tiÒn tuyÕn. Råi ngµy l¹i ngày bà tiếp tục công việc nhóm lửa. Bếp lửa mà bà nhen lên không chỉ bằng rơm rạ mà còn đợc nhen lªn tõ ngän löa trong lßng bµ- ngän löa cña søc sèng, lßng yªu th¬ng, niÒm tin bÊt diÖt. Bµ kh«ng chØ lµ ngêi nhãm löa, gi÷ löa mµ cßn lµ ngêi truyÒn löa cho c¸c thÕ hÖ nèi tiÕp. Cã thÓ nãi bµ chÝnh lµ ngêi lu«n gi÷ cho ngän löa cña t×nh yªu th¬ng lu«n Êm nãng vµ to¶ s¸ng trong gia đình và trong trái tim của con cháu. C©u 5 a. Nh÷ng c©u th¬ trÝch tõ bµi "bÕp löa" cña B»ng ViÖt b. Phơng châm hội thoại đã bị vi phạm là phơng châm về chất Sự không tuân thủ phơng châm hội thoại nh vậy có ý nghĩa là để thực hiện mục đích khác: Bà không muốn cháu thông báo cho bố mẹ biết những khó khăn ở nhà để bố mẹ cháu yên tâm công t¸c . Từ đó thấy đợc sự hi sinh của bà vì con cháu và vì tình cảm của bà đối với kháng chiến, với đất nớc . c. Sù thay thÕ bÕp löa b»ng ngän löa ë 2 c©u cuèi cã ý nghÜa * ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa trừu tợng và khái quát hơn: bếp lửa đã cháy sáng lên - Bµ kh«ng chØ lµ ngêi nhãm löa, gi÷ löa mµ cßn lµ ngêi truyÒn löa- ngän löa cña sù sèng, niÒm tin cho c¸c thÕ hÖ tiÕp nèi - H×nh ¶nh bµ g¾n víi bÕp löa * Ngọn lòng bà là ẩn dụ chỉ niềm tin, tình yêu của bà với kháng chiến, với đất nớc. d. ViÕt ®o¹n v¨n néi dung xoay quanh c¸c ý sau: - nçi vÊt v¶ - tình yêu thơng, đức hi sinh của bà - niÒm tin vµo kh¸ng chiÕn. Ôn tập : Khúc. hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Câu 1:. Tại sao chỉ có một em Cu tai mà tác giả lại viết là " Những em bé lớn trên lưng mẹ"? Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào? Câu 2: Cho 2 câu thơ: " Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" a/ Từ " mặt trời " trong câu thơ thứ hai được sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì sao? b/ Cảm nhận về tình mẹ yêu con trong hai câu thơ này ?.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Câu 3: Câu thơ : “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” a) Hình ảnh so sánh trong câu thơ có gì đặc sắc ? Hãy phân tích để thấy cái hay của hình ảnh thơ này ? b) Từ “lưng” nào được dùng với nghĩa gốc ? từ “lưng” nào được dùng với nghĩa chuyển ? Phương thức chuyển nghĩa ở đây là gì ? Câu 4: Có bao nhiêu người ru trong bài thơ ? Khúc hát ru này có điều gì đặc biệt về cấu trúc, nhịp điệu và nội dung tình cảm? Câu 5: Trình bày bằng một đoạn văn ngắn cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong bài thơ ?. ĐÁP ÁN : KHÚC HÁT RU NHỮNG EM B É LỚN TRÊN LƯNG M Ẹ 1. Cách nói khái quát trong thơ, từ một em Cu tai cụ thể để nói nhiều em bé khác từ đó ca ngợi người mẹ miền núi cũng là người mẹ VN. 2. a. Dùng biện pháp ẩn dụ  Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa vì nghĩa của từ "" mặt trời" trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời. b. Cảm nhận về tình mẹ yêu con trong câu thơ: “Mặt trời cuar mẹ là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo, có ý nghĩa sâu sắc. Nếu như “mặt triời của bắp” đêm lại ánh sáng và sự sống cho vạn vật trên thế gian, đem lại hạt mẩy hạt chắc cho bắp cây thì em Cu tai là MT của mẹ, Cu tai là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính em đã góp phần sửa ấm lòng mẹ ,nuôi giữ lòng tinh yêu hi vọng và ý chí của mẹ trong cuộc sống. Mặt trời con cứ trẻ trung cứ ngày một rực rỡ trên thế gian này. 3. a. – Câu thơ gợi lại công việc lao động sản xuất của người mẹ và sự chụi đựng gian khổ của người mẹ giữa núi rừng mênh mông heo hút . Đồng thời hình ảnh so sánh trong câu thơ cũng ho thấy cách nhìn cách cảm của người dân tộc thiểu số rất mộc mạc, cụ thể . Tấm lưng của mẹ nhỏ nhắn chứa đựng đầy nhọc nhằn gian khó nó không to như lưng núi nhưng bền bỉ vững chãi như lưng núi và kiêu hãnh hơn lưng núi. b. “lưng núi” nghĩa chuyển – phương thức chuyển nghĩa là ẩn dụ 4. Có 2 lời ru của tác giả và người mẹ rue m Cu tai Hai lời ru này đan xen nhau và lặp lại  âm điệu dìu dặt và vấn vương của lời ru . Đây là lời ru không chỉ thể hiện tình cảm của người mẹ đối với đứa con mà còn là tình cảm dành cho bộ đội, dân làng, cho lãnh tụ và cho đất nước. Đây chính là nét mới mẻ, độc đáo của bài hát ru. 5. Triển khai các ý: Người mẹ yêu con, yêu dân làng, bộ đội, kháng chiến, đất nước. Người mẹ bền bỉ, quyết tâm trong công việc lao động kháng chiến. ÔN TẬP VĂN BẢN : ÁNH TRĂNG Cho c©u th¬ sau:“ Ngöa mÆt lªn nh×n mÆt “ a, H·y chÐp chÝnh x¸c 7 c©u th¬ tiÕp theo. Ghi râ tªn bµi th¬ vµ tªn t¸c gi¶? b, Từ mặt trong câu thơ đầu tiên của đoạn thơ trên đợc nhắc lại hai lần, có phải là chỉ khuôn mÆt cña mét ngêi kh«ng? Em hiÓu c©u th¬ nµy nh thÕ nµo? C©u 2: H×nh ¶nh vÇng tr¨ng trong ®o¹n th¬ nµy tîng trng cho ®iÒu g×? C©u 3: Trong mét ®o¹n v¨n c¶m nhËn vÒ ®o¹n th¬ trªn, cã mét c©u më ®Çu nh sau: C©u 1:.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> " Và chỉ khi rơi vào tình huống bất ngờ, con ngời trực tiếp đối diện với vầng trăng thì mới nhận ra m×nh qu¸ v« t×nh mµ tr¨ng th× vÉn ©n t×nh thuû chung." a, Câu mở đầu trên cho biết đoạn văn trên nó phải viết về đề tài gì? b, Đồng thời, câu văn ấy còn báo hiệu đoạn văn chứa nó phải mang đề tài gì? c, Lấy câu văn trên làm câu mở đầu, viết tiếp để hoàn chỉnh đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có một câu bị động và câu kết đoạn là một câu hỏi tu từ? C©u 4. Trong bµi th¬ “¸nh tr¨ng” cña NguyÔn Duy, con ngêi chît nhËn ra sù hiÖn diÖn cña vÇng trăng trong hoàn cảnh nào? Con ngời cảm nhận đợc gì ? Kể tên 2 bài thơ khác viết về trăng - ánh tr¨ng biÓu thÞ cho t×nh tri kû gi÷a con ngêi víi thiªn nhiªn , nªu râ tªn bµi th¬ vµ tªn t¸c gi¶ C©u 5 . NhËn xÐt vÒ bµi th¬ “ ¸nh tr¨ng” mét b¹n cã mét c©u v¨n trong bµi viÕt cña m×nh: “¸nh tr¨ng ë ®©y kh«ng chØ lµ h×nh ¶nh cña thiªn nhiªn t¬i m¸t, chan hoµ mµ nã cßn lµ biÓu tîng cho qu¸ khø vÑn nguyªn ®Çy ¾p t×nh c¶m thuû chung” a. Câu văn của bạn đã giới thiệu khái quát về ý nghĩa của hình tợng nào trong bài thơ ? b. Dùng câu trên làm câu mở đầu, viết tiếp đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) diễn tả ý câu mở đầu đó, trong đó có một câu văn mở rộng thành phần chủ ngữ và có ít nhất một câu có sử dụng biÖn ph¸p liªn kÕt c©u b»ng phÐp nèi? C©u 6: Nªu c¶m nhËn cña em vÒ ý nghÜa cña h×nh tîng ¸nh tr¨ng trong bµi th¬ ’"¸nh tr¨ng" cña NguyÔn Duy?( kho¶ng mét trang giÊy thi) Câu 7. Xác định thời điểm ra đời của bài “Ánh trăng”, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em , chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta ? Câu 8. Đoạn kết thúc 1 bài thơ có câu: “Trăng cứ tròn vành vạnh” a) Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ. b) Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Của ai? c) Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ? Câu 9. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghiã. Hãy phân tích điều ấy? Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm. Câu 10. Ánh trăng là một nhan đề đa nghĩa. Hãy phân tích. Câu 11 . Trong câu thơ: “ Ngửa mặt lên nhìn mặt”, từ “mặt” thứ hai được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Phân tích cái hay của cách dùng nhiều nghĩa trong câu thơ trên . Câu 12. Nhận xét về kết cÊu vµ giäng ®iÖu cña bài thơ“ Ánh trăng”. Câu 13. Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp, ý nghĩa của hình ảnh ánh trăng trong bài thơ. Câu 14 Phân tích bài thơ “ Ánh trăng”. ĐÁP ÁN VĂN BẢN : ÁNH TRĂNG C©u 1: a/- ChÐp th¬: ChÐp chÝnh x¸c hai khæ th¬. - §o¹n th¬ trÝch trong bµi th¬ ¸nh tr¨ng cña NguyÔn Duy - Bµi th¬ s¸ng t¸c 1978, t¹i thµnh phè Hå ChÝ Minh b/- Tõ mÆt thø nhÊt chØ khu«n mÆt cña con ngêi ( nhµ th¬). Tõ mÆt thø hai chØ vÇng tr¨ng.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Trong hoàn cảnh bất ngờ - đèn điện tắt, con ngời chợt nhận ra sự hiện diện của vầng trăng. Bất giác ngửa mặt lên cao đối diện với vầng trăng. Cũng có nghĩa là đối diện với quá khứ tốt đẹp, với quá khứ thuỷ chung và bao dung độ lợng. C©u 2: VÇng tr¨ng trong ®o¹n th¬ nµy tîng trng cho qu¸ khø ©n t×nh, cho nh÷ng t×nh c¶m lín lao méc m¹c nhng bÊt tö, s¸ng trong m·i m·i. ¸nh tr¨ng ë ®©y c¶nh b¸o vÒ hiÖn tîng suy thãai vÒ tình cảm, sẽ dẫn đến suy thoái lối sống, suy thoái đạo đức. Nó nhắc nhở con ngời cần thuỷ chung với quá khứ, với những điều tốt đẹp từng có trong quá khứ. C©u 3 a/ Câu mở đầu trên cho biết đoạn văn trên nó phải viết về đề tài: Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, lãng quên quá khứ của con ngời trong cuộc sống hiện đại. b/ Đồng thời câu văn ấy còn báo hiệu đoạn văn chứa nó mang đề tài: Hiện tại con ngời đã nhận ra sù v« t×nh l·ng quªn qu¸ khø cña m×nh trong khi qu¸ khø vÉn ©n t×nh thuû chung. c/ ViÕt ®o¹n v¨n: Và chỉ khi rơi vào tình huống bất ngờ, con ngời trực tiếp đối diện với vầng trăng thì mới nhận ra m×nh qu¸ v« t×nh mµ tr¨ng th× vÉn ©n t×nh thuû chung(1). Khi con ngêi trÇn trôi gi÷a thiªn nhiên, hồn nhiên, không so đo tính toán, tâm hồn khoáng đạt, rộng mở thì trăng là biểu tợng của quá khứ tốt đẹp đầy ắp tình cảm(2). Nhng khi kháng chiến thành công thì con ngời nhốt mình vào cöa kÝnh, sèng cho riªn m×nh(3). Bëi thÕ kh«ng gÇn gòi, kh«ng mÆn mµ víi vÇng tr¨ng(4). Lóc nµy vÇng tr¨ng tîng trng cho qu¸ khø ©n t×nh, cho nh÷ng t×nh c¶m lín lao méc m¹c nhng bÊt tö, s¸ng tronh m·i m·i(5). Con ngêi cã thÓ quªn qu¸ khø nhng qu¸ khø th× kh«ng bao giê quªn(6). Trăng cứ tròn vành vạnh, cũng nh quá khứ tơi đẹp không bao giờ mờ phai(7). Vầng trăng vẫn bao dung mặc cho thái độ vô tình của con ngời(8). Chính thái độ im lặng cao thợng ấy càng làm cho những ai sớm quên quá khứ nghĩa tình phải giật mình(9. Con ngời đợc vầng trăng CB§ nhắc nhở cần thuỷ chung với quá khứ, với những điều tốt đẹp của quá khứ(10). Phải chăng đó cũng là sự cảnh báo hiện tơng suy thoái về tình cảm, lối sống, suy thoái về đạo đức của con ng ời trong xã hội hiện đại ngày nay(11)? CHTT C©u 4. Trong bµi th¬ ¸nh tr¨ng cña NguyÔn Duy, con ngêi chît nhËn ra sù hiÖn diÖn cña cña vÇng trăng trong hoàn cảnh thật đặc biệt và bất ngờ: “ Thình lình đèn điện tắt- Phòng buyn đinh tối om” - Lúc này con ngời mới chợt nhận thấy: mình đã vô tình quên mất sự hiện diện của trăng hay quên mất quá khứ tốt đẹp. Còn vầng trăng kia vẫn ân tình thuỷ chung. - Hai bµi th¬ viÕt vÒ tr¨ng: “ Ng¾m tr¨ng”, “ Tin th¾ng trËn” cña Hå Chñ TÞch. C©u 5. a/ Câu văn của bạn đã giới thiệu khái quát về ý nghĩa của hình tợng ánh trăng trong bài thơ. b/ ViÕt ®o¹n v¨n. ¸nh tr¨ng ë ®©y kh«ng chØ lµ h×nh ¶nh cña thiªn nhiªn t¬i m¸t, chan hoµ mµ nã cßn lµ biÓu tîng cho qu¸ khø vÑn nguyªn ®Çy ¾p t×nh c¶m thuû chung(1). ThËt vËy, bµi th¬ lµ nh÷ng t©m sù, suy ngẫm của nhà thơ trớc sự thay đổi của hoàn cảnh sống(2). Khi con ngời trần trụi giữa thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo tính toán, tâm hồn khoáng đạt, rộng mở thì trăng là biểu tợng của quá khứ tốt đẹp đầy ắp tình cảm(3). Nhng khi kháng chiến thành công thì con ngời nhốt mình vào cöa kÝnh, sèng cho riªn m×nh(4). Bëi thÕ kh«ng gÇn gòi, kh«ng mÆn mµ víi vÇng tr¨ng(5). Lóc nµy vÇng tr¨ng tîng trng cho qu¸ khø ©n t×nh, cho nh÷ng t×nh c¶m lín lao méc m¹c nhng bÊt tö, s¸ng tronh m·i m·i(6). Con ngêi cã thÓ quªn qu¸ khø nhng qu¸ khø th× kh«ng bao giê quªn(7). trăng cứ tròn vành vạnh, cũng nh quá khứ tơi đẹp không bao giờ mờ phai(8). Vầng trăng vẫn bao dung mặc cho thái độ vô tình của con ngời(9). Trăng với thái độ im lặng cao thợng ấy càng làm cho nh÷ng ai sím quªn qu¸ khø nghÜa t×nh ph¶i giËt m×nh(10). VÇng tr¨ng CMRTPCN nhắc nhở con ngời cần thuỷ chung với quá khứ, với những điều tốt đẹp của quá khứ(11). đó cũng là sự cảnh báo hiện tơng suy thoái về tình cảm, lối sống, suy thoái về đạo đức của con ngời trong xã hội hiện đại ngày nay(12). C©u 6: H×nh ¶nh vÇng tr¨ng trong bµi th¬ "Ánh tr¨ng" cña NguyÔn Duy mang nhiÒu ý nghÜa. Tríc hÕt lµ vÇng tr¨ng cña tù nhiªn t¬i m¸t vµ chan hoµ lu«n lu«n g¾n bã víi con ngêi. Nhng vÇng tr¨ng cßn lµ biÓu tîng cña qu¸ khø t×nh c¶m. Khi con ngêi trÇn trôi gi÷a thiªn nhiªn, hån nhiªn, không so đo tính toán, tâm hồn khoáng đạt, rộng mở nh sông, nh đồng, nh bể, nh rừng:.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> “Håi nhá sèng víi s«ng......... hån nhiªn nh c©y cá”. Toàn những hình ảnh thiên nhiên rộng dài, hùng vĩ thì trăng là biểu tợng của quá khứ tốt đẹp ®Çy ¾p t×nh c¶m, g¾n bã thiÕt tha víi con ngêi. Nhng khi kh¸ng chiÕn thµnh c«ng th× con ngêi nhèt m×nh vµo cöa kÝnh, sèng cho riªng m×nh: “ Tõ ngµy vÒ thµnh phè..... Nh ngời dng qua đờng”. Bëi thÕ kh«ng gÇn gòi, kh«ng mÆn mµ víi vÇng tr¨ng. Vµ chØ khi r¬i vµo t×nh huèng bÊt ngê, con ngời trực tiếp đối diện với vầng trăng : “ Thình lình đèn điện tắt..... nh lµ s«ng lµ rõng” th× míi nhËn ra m×nh qu¸ v« t×nh mµ tr¨ng th× vÉn ©n t×nh thuû chung. Lóc nµy vÇng tr¨ng tîng trng cho qu¸ khø ©n t×nh, cho nh÷ng t×nh c¶m lín lao méc m¹c nhng bÊt tö, s¸ng tronh m·i m·i. Con ngêi cã thÓ quªn qu¸ khø nhng qu¸ khø th× kh«ng bao giê quªn. Tr¨ng cø trßn vµnh v¹nh, cũng nh quá khứ tơi đẹp không bao giờ mờ phai. ChØ cã nh÷ng ai mª m¶i víi c¸i riªng míi cã thÓ döng dng. Nhng vÇng tr¨ng Êy vÉn bao dung mặc cho thái độ vô tình của con ngời. Chính thái độ im lặng cao thợng ấy càng làm cho những ai sớm quên quá khứ nghĩa tình phải giật mình. Những sông, đồng, biển, rừng là hình ảnh tợng trng , nhng còng lµ h×nh ¶nh thËt cña nh÷ng ngêi kh¸ng chiÕn. Thµnh phè- m«i trêng míi, tiÖn nghi míi, hoµn c¶nh míi lµm cho con ngêi sèng c¸ch biÖt víi thiªn nhiªn, còng cã nghÜa lµ xa dÇn qu¸ khứ, lạnh nhạt dần với quá khứ. Con ngời đợc vầng trăng nhắc nhở cần thuỷ chung với quá khứ, với những điều tốt đẹp của quá khứ. Phải chăng đó cũng là sự cảnh báo hiện tơng suy thoái về tình cảm, lối sống, suy thoái về đạo đức của con ngời trong xã hội hiện đại ngày nay? C©u 7. - Chủ đề của bài thơ: từ 1 câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng gian khổ mà nghĩa tình đối với thiên nhiên, đất nớc bình dị. - Gợi lên những suy nghĩ về đạo lí, lẽ sống của ngời VN ta: bài thơ nh 1 câu chuyện riêng nhng có søc kh¸i qu¸t rÊt lín. Nã kh«ng chØ lµ c©u chuyÖn cña riªng nhµ th¬, riªng mét ngêi mµ lµ cña c¶ 1 thế hệ đã trải qua những năm dài chiến tranh gian khổ, mất mát, đã từng sống giữa thiên nhiên, sống giữa nhân dân tình nghĩa. Giờ đây sống trong cảnh hoà bìnhvới những tiện nghi đầy đủ, hiện đại, ngời ta có thể thay đổi, đánh mất quá khứ, đánh mất nghĩa tình để rồi 1 lúc nào đó lại phải ân hận, ăn năn. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ là kẻ vô tình, vô nghĩa, bạc bẽo, vô ơn. "ánh trăng" nằm trong mạch cảm xúc " Uống nớc nhớ nguồn" gợi lên đạo lí sống thuỷ chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc VNam. C©u 8 a. ChÐp th¬: ChÐp chÝnh x¸c khæ th¬. b. §o¹n th¬ trÝch trong bµi th¬ ¸nh tr¨ng cña NguyÔn Duy c. Tham khảo đáp án câu 7 C©u 9 Tham khảo đáp án câu 6 Khổ thơ kết chứa đựng ý nghĩa triết lí sâu sắc của toàn bài: + đối lập ánh trăng với con ngời. Chú ý nghệ thuật nhân hoá, từ ngữ đối lập + Lêi nh¾c nhë t©m t×nh cña nhµ th¬. C©u 10 VÇng tr¨ng trong bµi th¬ tîng trng cho qu¸ khø ©n t×nh, cho nh÷ng t×nh c¶m lín lao méc m¹c nhng bÊt tö, s¸ng trong m·i m·i. ¸nh tr¨ng ë ®©y c¶nh b¸o vÒ hiÖn tîng suy tho¸i vÒ t×nh cảm, sẽ dẫn đến suy thoái lối sống, suy thoái đạo đức. Nó nhắc nhở con ngời cần thuỷ chung với quá khứ, với những điều tốt đẹp từng có trong quá khứ. C©u 11. Tham khảo đáp án câu 1. C©u 12 . Bµi th¬ kh«ng chØ thµnh c«ng ë triÕt lÝ s©u xa cña nh©n vËt tr÷ t×nh mµ cßn thµnh c«ng vÒ kết cÊu vµ giäng ®iÖu : - Lµ sù kÕt hîp hµi hoµ, tù nhiªn gi÷a tù sù vµ tr÷ t×nh. Sù viÖc trong tù sù dÉn m¹ch cho c¶m xóc tr÷ t×nh, lµm cho c¶m xóc ch©n thµnh, tha thiÕt. - Thể thơ 5 chữ phù hợp với chất tự sự đợc thể hiện bằng giọng điệu tâm tình, thấm thía..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - C¸ch tr×nh bµy c¸c ch÷ ®Çu dßng th¬ lµm cho c¸c sù viÖc diÔn ra liÒn m¹ch vÒ ý tëng còng nh vÒ h×nh ¶nh th¬. - NhÞp th¬ tr«i ch¶y, tù nhiªn, nhÞp nhµng theo lêi kÓ: khi ng©n nga thiÕt tha c¶m xóc, lóc l¹i trÇm l¾ng ®Çy ¾p suy t =>kết cấu và giọng điệu bài thơ làm nổi bật chủ đề của tác phẩm tạo nên tính chân thực, chân thành có sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tợng mạnh với ngời đọc. LUYỆN VĂN BẢN : CON CÒ Câu 1: Đọc thuộc lòng bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên . Giới thiệu ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả và giá trị nội dung, nghệ thuật chính của bài thơ ? Câu 2: Cho biết ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ ? (trả lời ngắn gọn ) Câu 3: Giọng điệu của bài thơ có gì đặc sắc ? Nêu vai trò của nó trong việc thể hiện tư tưởng chủ đạo của bài thơ ? Câu 4: Cho câu chủ đề sau : Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức . Hãy viết một đoạn văn phân tích phần I bài thơ “Con cò” để làm rõ nhận xét trên. Câu 5: Chế Lan Viên đã có những sáng tạo tuyệt hay về ba chặng đời người con gắn liền với hình ảnh con cò qua lời ru, qua ước mơ của người mẹ. Đó là: Ngủ yên ! Ngủ yên ! Ngủ yên ! Cho cò trắng đến làm quen Cò đứng ở quanh nôi Rồi cò vào trong tổ . Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi. Mai khôn lớn con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân Lớn lên, lớn lên, lớn lên… Con làm gì ? Con làm thi sĩ ! Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn. a/ Hãy nêu một câu khái quát nội dung đoạn thơ trên ? Có thể đặt tên cho ba chặng đường đời của người con mà mẹ đẫ gửi gắm ước mơ qua hình ảnh con cò ? b/ Viết đoạn văn bàn luận về các câu thơ tuyệt hay này để thấy được tài năng của thi sĩ. Câu 6 :Có bẩy câu thơ trong bài “Con cò” đã thể hiện thật hàm súc chủ đề muôn thủa mà cổ kim đã từng nói : “Lòng mẹ”. Phân tích sự sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên trong bẩy câu thơ trích và đặt nhan đề cho đoạn thơ ấy : “Dù ở gần con /Dù ở xa con /Lên rừng xuống bể / Cò sẽ tìm con /Cò mãi yêu con /Con dù lớn vẫn là con của mẹ /Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con Câu 7: Hãy đọc đoạn thơ kết thúc bài “Con cò”: À ơi !/ Một con cò thôi/ Con cò mẹ hát/ Cũng là cuộc đời / Vỗ cánh qua nôi/ Ngủ đi! Ngủ đi! / Cho cánh cò, cánh vạc, / Cho cả sắc trời / Đến hát / Quanh nôi. a/ Đoạn thơ có xen yếu tố nghị luận . Hãy chỉ ra yếu tố nghị luận đó và phân tích cái hay theo sự cảm nhận của em. c/ Cảm nhận về cái hay của khổ thơ cuối Câu 8: Đọc lại đoạn trích trong bài “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy và trả lời các câu hỏi sau :.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> a/ Có dấu hiệu sáng tạo nào về chữ nghĩa của Nguyễn Duy mà ta đã gặp ở bài thơ “Ánh trăng” b/ Hãy chỉ ra điểm gặp gỡ giữa Chế Lan Viên và Nguyễn Duy (hai nhà thơ ở hai thế hệ) khi diễn tả tình mẹ con.. C©u hái «n tËp bµi Mïa Xu©n nho nhá. Thanh H¶i 1/Trong bµi th¬ MXNN cã nh÷ng h×nh ¶nh mïa xu©n nµo? Ph©n tÝch quan hÖ gi÷a c¸c h×nh ¶nh mïa xu©n Êy? 2/Trong phần đầu của bài thơ tác giả dùng đại từ " tôi", sang phần sau bài thơ lại dùng đại từ " ta". Em hiểu về sự chuyển đổi đại từ nhân xng ấy của chủ thể trữ tình là gì? 3/Trong c©u th¬: a/" Mïa xu©n ngêi cÇm sóng Léc gi¾t ®Çy trªn lng... Cø ®i lªn phÝa tríc". Ch÷"léc" ë ®©y cã nghÜa lµ g×? T¹i sao t¸c gi¶ l¹i cã thÓ biÕt léc gi¾t ®Çy trªn l ng ngêi cÇm sóng. Theo em, nhờ đâu mà cách nói ấy có thể làm cho câu thơ trên thêm ý nghĩa và thêm đẹp? b/:Chỉ ra và phân tích các hiệu quả của những biện pháp tu từ đợc sử dụng trong đoạn thơ trên? 4/Hai c©u th¬ ®Çu bµi th¬ t¸c gi¶ cã viÕt: " Mäc gi÷a dßng s«ng xanh Mét b«ng hoa tÝm biÕc" Em cã nhËn xÐt vÒ vÞ trÝ cña tõ "mäc" vµ gÝa trÞ cña nã trong c©u th¬. Tr×nh bµy ng¾n gän b»ng mét ®o¹n v¨n ng¾n tõ 5-7 c©u? 5/Theo em, "giät long lanh" ë c©u th¬: " Tõng giät long lanh r¬i Tôi đa tay hứng đều" Có ý nghĩa ntn? Cảm nhận hình ảnh đó bằng một đoạn văn từ 6-8 câu 6/Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đã đợc miêu tả nh thế nào qua những hình ảnh mầu sắc âm thanh trong ba khổ thơ đầu. Cảm xúc của tác giả trớc vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nớc ra sao ? 6 b/:Cho câu chủ đề sau: “Mùa xuân của đất nớc, con ngời Việt Nam đợc miêu tả tràn đầy sức sèng, khÈn tr¬ng vµ n¸o nøc” Viết 1 ĐV diễn dịch khoảng 10 câu làm rõ ý của câu chủ đề trên qua việc phân tích khổ thơ thứ 2, 3 trong bµi th¬ MXNN.Trong ®o¹n v¨n cã sö dông 2 thµnh phÇn biÖt lËp kh¸c nhau vµ ghi chó 7/Trong bµi th¬ "Mïa xu©n..." cña Thanh H¶i cã c©u: "Ta lµ con chim hãt" a. ChÐp chÝnh x¸c 7 c©u nèi tiÕp c©u th¬ trªn? b. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Hoàn cảnh đó có ý nghĩa nh thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc cña nhµ th¬. c. ở phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ "tôi", nhng đoạn thơ vừa chép lại dùng đại từ "ta". Vì sao vËy? d.Trong bµi th¬ MXNN cña Thanh H¶i tõ xu©n cã ý nghÜa g×? Tõ viÖc hiÓu ý nghÜa cña tõ xu©n nh vậy em hãy giải nghĩa nhan đề MXNN và nhận xét sự sáng tạo của Thanh Hải trong h/ ảnh MXNN? ®.Më ®Çu ®o¹n v¨n ph©n tÝch 8 c©u th¬ trªn, mét häc sinh viÕt: "Từ cảm xúc trớc mùa xuân của thiên nhiên đất nớc, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời". Coi đây là đoạn câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân bài có độ dài khoảng 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ. 8/Cho câu chủ đề sau: “Bức tranh mùa xuân hiện ra trong khổ thơ đầu thật sinh động, tơi đẹp trµn ®Çy søc sèng vµ c¶m xóc” Lấy câu trên làm câu chủ đề, viết một ĐV từ 10- 12 câu theo lối T- P- H làm rõ ý câu chủ đề trên LUYỆN VĂN BẢN : VIẾNG LĂNG BÁC Câu 1: Mạnh cảm xúc của bài thơ được vận động theo trình tự nào ? Câu 2: Nhận xét về giọng điệu của bì thjơ và cho biết giọng điệu đó được tạo nên từ những yếu tố nào và quan hệ như thế nào với cảm xúc của tác giả ? Câu 3: Chép chính xác hai khổ thơ đầu bài “Viếng lăng Bác” a/ Hình ảnh hàng tre mấy lần xuất hiện trong bài thơ ? Nêu ý nghĩa của mỗi lần xuất hiện đó.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> b/ Vì sao sự thật là Bác đã đi xa, Người không còn nữa nhưng Viễn Phương vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên” Phân tích để thấy giá trị biểu cảm của cách diễn đạt này. c/ Hình ảnh hàng tre lại xuất hiện trong khổ cuối bài thơ tạo nên nghệ thuật kết cấu như thế nào? tác dụng của nghệ thuật ấy. Câu 4: “Viếng lăng Bác là một trong những bài thơ đặc sắc viết về Bác Hồ. Ở tác phẩm này hệ thống các ẩn dụ trang nhã đã góp phần tạo nên những hình ảnh thơ đẹp, lời thơ giầu cảm xúc, thể hiện tình cảm sâu nặng thiêng liêng của đồng bào Miền Nam đối với vị cha già dân tộc . a/ Em hãy liệt kê những hình ảnh đó.Con có nhận xét gì về điểm chung của hình ảnh thơ này ? b/Chọn và phân tích một trong những hình ảnh mà em ấn tượng nhất. Câu 5: Có gì mâu thuẫn khi tác giả viết “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim” Câu 7: Khổ cuối bài thơ là tâm trạng lưu luyến không muốn dời xa lăng Bác, muốn được ở mãi bên Người. Hãy viết một đoạn văn triển khai câu chủ đề trên , trong đoạn văn có sử dụng 1 thành phần biệt lập. ĐÁP ÁN ÔN TẬP : VIẾNG LĂNG BÁC Câu 1: Mạch cmả xúc đựoc vận động theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác : không gian và thời gian: Lúc ở bên ngoài lăng; lúc vào trong lăng; lúc dời xa lăng Bác Câu 2: Giọng điệu thành kính, trang nghiêm mà thiết tha sâu lắng phù hợp với tâm trạng và cảm xúc vừa bồi hồi xúc động tựu hào pha lẫn nối xót đau - Giọng điệu đó có được tạo nên từ nhiều yếu tố : câu thơ 8 chữ nhịp thơ chậm các từu ngữ xưng hô và cảm thán giầu cảm xúc nhất là hình ảnh ẩn dụ gợi sự trang trọng cao cả thiêng liêng Câu 3: Chép chính xác hai khổ thơ đầu bài “Viếng lăng Bác” a/ Hình ảnh “hang tre” hai lần xuất hiện trong bài thơ ở khổ 1 và khổ cuối. Ý nghĩa của mỗi lần xuất hiện là : - Lần thứ nhất: biểu tượng cho vẻ đẹp phẩm chất của con người, dân tộc VN (thuỷ chung nhũn nhặn, giầu sức sống, ngay thẳng kiên cường bất khuất trong gian khó – đó là dáng đứng của con người VN. - Lần thứ hai hình ảnh “cây tre” mang ý nghĩa biểu tượng cho ước nguyện hoá thân của nhà thơ mong muốn mãi mãi được ở bên người như hang tre quanh lang Bác kia ; bên cạnh đó hình ảnh lặp lại vừa tạo ra ý nghĩa mới vừa nâng cao ý nghĩa đã có đó là nó bổ sung và hoàn thiện them vẻ đẹp phẩm chất của con người, dân tộc VN : cây tre trung hiếu – trung hiếu với Bác, với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người . Như thế sự lặp lại tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng b/ Sự thật là Người đã ra đi, không còn nữa nhưng nhà thơ lại dùng từ “thăm” và cụm từ” giấc ngủ bình yên” vì nó tạo ra cách nói giảm nói tránh không tạo ra cảm giác quá đau thưong mất mát ngụ ý như Bác vẫn còn sống như đang ngủ gợi sự gần gũi c/ Sự lặp lại hình ảnh “hang tre” ở khổ đầu và cuối tạo nên nghệ thuật kết cấu đầu cuối tương ứng. Câu 4: a/ Các hình ảnh ẩn dụ trang nhã là : Ngày ngày mặt trời đi….rất đỏ / Ngày ngày dong người….kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân / Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền / Vẫn biết trời xanh là mãi mãi. Điểm chung của các hình ảnh thơ này là đều là một hệ thống hình ảnh vũ trụ: mặt trời, vầng trăng, trời xanh, mùa xuân…để biểu lộ cái vĩ đại rực rỡ, cái cao siêu của con người và sự nghiệp của Bác. b/ Phân tích hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: HS tự làm Câu 5: mâu thuẫn: - Mẫu thuẫn giữa một cảm nhận bất tử trưởng tồn vĩnh hằng của Bác “Bác sông như trời đất của ta” , Bác bất tử cùng non sông đất nước vĩnh cửu như trời xanh nhưng con tim của tác giả thì lại.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> đau nhói vì sự ra đi của Người. Câu 6: Đoạn văn : “Khổ cuối bài thơ là tâm trạng lưu luyến không muốn dời xa lăng Bác, muốn được ở mãi bên Người. Giọng thơ như lắng lại” mai về” , tình yêu thương Bác khiến nhà thơ “trào nước mắt” Câu thơ như lời nói thường ngày mà thật xúc động bởi cách nói chân thành. Tình thương ấy đã khiến tác giả muốn xoay chuyển tất cả “Muốn làm …chốn này”. Ước nguyện hoá thân thật giản dị mà cao đẹp biết bao. Một con chim nhỏ góp tiếng hót làm vui những bình minh của Bác, một đoá hoa góp hương thơm không gian quanh Bác một cây tre trong hang tre xanh toả bong mát quanh lăng…. Nhà thơ muốn hoá thân để ru cho Bác ngủ, để được mãi mãi bên Bác và canh giấc ngủ cho Người. Với điệp từ “ta làm” và nhịp thơ nhanh diễn tả ước nguyện chân thành của 1 người con đối với Bác - vị cha già dân tộc LUYỆN VĂN BẢN : NÓI VỚI CON: Câu 1: Lòng yêu con, mong muốn con sống xứng đáng với truyền thống tổ tiên , quê hương là một tình cảm tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. “Nói với con” là bài thơ nằm trong cảm hứng rộng lớn phổ biến đó. Tuy nhiên người đọc lại thích thú bởi nét riêng, nét độc đáo của bài thơ . Hãy chỉ ra nét riêng độc đáo ấy. Câu 2: a/ Cùng viết về đề tài lòng yêu con, trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có những tác phẩm nào, của các tác giả nào ? b/ Hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách thể hiện nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm đó? Câu 3: Cho câu chủ đề sau: “Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương – cái nôi để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm tâm hồn.” a/ Chép chính xác khổ đầu bài thơ b/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu chủ đề trên. c/ Bằng một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu hãy làm sáng tỏ câu chủ đề trên. Câu 4: Bài thơ “Nói với con” có một câu thơ được lặp đi lặp lại như tạo ra một điệp khúc có sức ngân vang lan toả. Tuy nhiên đó là sự lặp lại không hoàn toàn mà có thay đổi từ ngữ. Theo em đó là những câu thơ nào ? Giải thích vì sao lại có sự thay đổi như vậy ? Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn nêu những suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con qua khổ thơ sau: “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con / Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương / Còn quê hương thì làm phong tục.”. Gîi ý tr¶ lêi bµi Mïa xu©n nho nhá. * Bµi tËp 1: * Nh÷ng h×nh ¶nh mïa xu©n trong bµi th¬: Gåm 3 h×nh ¶nh mïa xu©n - Mùa xuân của thiên nhiên đất trời. - Mùa xuân của đất nớc - Mïa xu©n cña mçi con ngêi * Mèi quan hÖ - Từ cảm hứng về mùa xuân thiên nhiên nghĩ đến mùa xuân đất nớc. - Từ mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nớc mà liên tởng đến mùa xuân của mỗi con ngời , mỗi cuộ đời- một mùa xuân nhỏ nhỏ góp vào 1 mùa xuân lớn của đất nớc..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Nh vËy, h×nh ¶nh mïa xu©n tríc chuÈn bÞ vµ gîi ra h×nh ¶nh mïa xu©n mïa xu©n tiÕp theo. Trong h×n ảnh mùa xuân đất nớc cũng có hình ảnh mùa xuân thiên nhiên( lộc xuân). Hình ảnh mùa xuân nho nh của mỗi ngời cũng đợc thể hiện bằng những chi tiết đã đợc hiện ra trong hình ảnh mùa xuân thiên nhiê nhng có sự biến đổi. * Bµi tËp 2: - Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xng của chủ thể trữ tình từ " tôi" sang " t điều này không phải là hoan toàn ngẫu nhiên mà đợc tác giả sử dụng nh một dụng ý nghệ thuật thíc hîp víi sù chuyÓn biÕn cña c¶m xóc vµ t tëng trong bµi th¬: Ch÷ " t«i" trong c©u " t«i ®a tay t«i høng ở khổ thơ đầu vừa thể hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện đợc sự nâng niu trâ trọng với vẻ đẹp của sức sống mùa xuân. Do vậy, nếu thay đổi bằng chữ " ta" thì hoàn toàn không thíc hîp víi néi dung c¶m xóc Êy, mµ chØ vÏ ra mét t thÕ cã vÎ ph« tr¬ng. - Còn trong phần sau khi bày tỏ tâm niệm tha thiết nh 1 khát vọng đợc dâng hiến những gía trị tinh tu của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ " ta" lại tạo đợc sắc thái trang trọng, thiêng liêng của m lêi nguyÖn íc. - H¬n n÷a ®iÒu t©m nguyÖn Êy kh«ng chØ cña riªng nhµ th¬ mµ c¸i " ta" Êy kh«ng cßn lµ íc nguyÖn cñ nhiều ngời, ở mọi lứa tuổi, mọi thời đại. Cái" tôi" của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác nó nh thiÕt ph¶i ho¸ th©n thµnh c¸i "ta ". C¸i " ta" kh«ng hÒ chung chung v« h×nh mµ vÉn nhËn ra mét giän nhỏ nhẹ, khiêm nhờng, đằm thắm của cái " tôi" Thanh Hải. Bµi tËp3: a/+ " lộc ở đây đợc hiểu theo những tầng nghĩa khác nhau. - NghÜa ®en : " léc" lµ nh÷ng l¸ non, chåi non cña c©y cèi. - Nghĩa bóng: " lộc" ở đây là sức sống của mùa xuân, sức sống ấy đang đựoc vơn lên trỗi dậy. + Cách nói của tác giả làm cho câu thơ thêm ý nghĩa thêm đẹp vì:' - Trớc kia trong các cuộc chiến tranh, ngời lính khi tham gia vào chiến dịch đều giắt trên lng trên đầ những cành lá nguỵ trang để che mắt quân thù. Những cành lá lộc non ấy, nh tiếp thêm cho ngời lính lực bởi đó chính là sức sống của mùa xuân đã theo ngời chiến sĩ vào chiến trờng chiến đấu và bảo vệ quèc. b/+ H/ảnh so sánh đất nớc nh vì sao : Ca ngợi sự trờng tồn của đất nớc, tin tởng vào sự phát triển đi lê của đất nớc, dù nhỏ bé khiêm nhờng nhng mạnh mẽ và bền vững + §iÖp tõ, ®iÖp ng÷ vµ c¸c tõ l¸y “hèi h¶, x«n xao”, nhÞp th¬ nhanh, dån dËp thÓ hiÖn kh«ng khÝ dùn x©y hèi h¶, khÈn tr¬ng, n¸o nøc *Bµi tËp 4 - Động từ " mọc" đứng ở đầu câu thơ làm cho trật tự của câu có sự thay đổi cụ thể nhà thơ có sử dụn biện pháp đảo trật tự cú pháp trong câu. - §©y lµ mét dông ý nghÖ thuËt cña nhµ th¬, t¸c gi¶ muèn nhÊn m¹nh sù v¬n lªn, trçi dËy cña thiª nhiªn mïa xu©n. * Bµi tËp 5: Theo em, "giät long lanh" ë c©u th¬: " Tõng giät long lanh r¬i Tôi đa tay hứng đều" Kh«ng ph¶i lµ giät s¬ng mµ lµ giät ©m thanh cña tiÕng chim chiÒn chiÖn. + Vì âm thanh ấy hay quá, vang vọng quá, âm thanh tiếng chim chiền chiện tác động đến tâm hồn nh th¬ lµm cho nhµ th¬ say sa ng©y ngÊt, chÝnh v× vËy mµ t©m tr¹ng cña nh©n vËt tr÷ t×nh còng lµ s chuyển đổi cảm giác từ thính giác đến xúc giác. + C¶m nghÜ vÒ c¸i hay trong c©u th¬ trªn:( §o¹n v¨n) Tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện đã đánh thức tất cả đất trời vào xuân. Âm thanh của tiến chim không tan không loãng vào không trung mà đọng lại thành từng giọt, lắng lại thành dấu ấn mùa xuân, trong sâu thẳm tâm hồn nhà thơ. Nh thế âm thanh ấy đã trở thành có hình c khối, lung linh ánh sáng và sắc màu. Bởi lẽ nhà thơ đang căng tất cả các giác quan để cảm nhận â thanh kì diệu của mùa xuân với niềm say mê ngây ngất. Thoạt đầu, đọc câu th tởng chừng nh vô lí âm thanh chỉ nghe sao có thể nhìn nhng thực ra nó lại có lí vì nhà thơ đã có sự chuyển đổi cảm giá Khi nhµ th¬ l¾ng tai nghe tiÕng chim hãt vang trêi lµ lóc mµ «ng c¶m nhËn ©m thanh b»ng thÝnh gi¸ Khi nhµ th¬ nh×n thÊy tõng giät long lanh ¸nh s¸ng vµ s¾c mµu ®ang r¬i xuèng lµ lóc «ng c¶m nhËn © thanh b»ng thÞ gi¸c, cßn lóc nhµ th¬ tr©n träng ®a tay ra “ høng”tõng giät ©m thanh lµ lóc «ng c¶m nhË bằng xúc giác. Nh vậy, nhà thơ dang rộng đôi tay, mở rộng tấm lòng để đón mùa xuân về với một cả xóc trµo d©ng m·nh liÖt. * Bµi tËp 6 : Mùa xuân của thiên nhiên đất trời đã đợc tác giả miêu tả qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh. * Trong khæ th¬ ®Çu : Tác giả vẽ bức tranh thiên nhiên vào xuân thật sống động bằng cả mầu sắc lẫn âm thanh..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> + Mµu "tÝm biÕc" cña b«ng hoa trªn nÒn "dßng s«ng xanh" t¹o nªn mét s¾c mÇu hµi hoµ, t¬i th¾m. § là sắc màu đặc trng của mùa xuân xứ Huế + Gieo vào không gian thoáng đãng ấy là âm thanh lảnh lót của tiếng chim chiền chiện. Nhà thơ tr mến đón nhận âm thanh ấy "ôi con chim chiền chiện" - hót chi mà vang trời". Đặc biệt những âm than đợc cảm nhận bằng thính giác bỗng chốc biến thành hình ảnh, nhà thơ nh đợc nhìn thấy những "giọ ©m thanh, n©ng nui nã "t«i ®a tay t«i høng". * H×nh ¶nh mïa xu©n trong khæ th¬ thø 2 - Hình ảnh mùa xuân ở khổ thơ 2 tợng trng cho nhịp sống mới sôi động. "Lộc" là chồi non, nhành no cũng đợc hiểu là niềm vui của cuộc sống mới. - Hình ảnh mùa xuân theo ngời ra trận, theo ngời ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động v chiến đấu, xây dựng và bảo vệ, hai nhiệm vụ ấy không thể tách rời. Họ đã đem mùa xuân đến mọi n trên đất nớc. * Cảm xúc của tác giả trớc vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nớc. Tác giả nh đợc cuốn vào nhịp sống mới của thời đại, hoà nhịp với "ngời cầm súng" (bảo vệ đất nớ "ngời ra đồng" (xây dựng đất nớc). Từ những hình ảnh ấy nhà thơ liên tởng đến hình ảnh đất nớc bố nghìn năm tơi đẹp. Từ đó nhà thơ tin tởng, tự hào về tơng lai tơi sáng của đất nớc cho dù có nhiều vất v khó khăn. Hình ảnh so sánh ngợi ca vẻ đẹp, sức sống dạt dạt của đất nớc vào mùa xuân. * Bµi tËp 7 : Gîi ý : a. ChÐp chÝnh x¸c 7 c©u nèi tiÕp b. Bài thơ đợc viết vào khoảng tháng 11/1980, không lâu trớc khi nhà thơ mất.  Bµi th¬ nh mét lêi t©m niÖm ch©n thµnh, lêi göi g¾m tha thiÕt vÒ c¶m xóc tríc mïa xu©n cu¶ thiª nhiên đất nớc và ớc nguỵên dâng hiến những gì tốt đẹp nhất của nhà thơ để lại với cuộc đời. - Hoàn cảnh ấy khiến ngời đọc sẽ càng thấu hiểu và trân trọng tình cảm yêu mến thiết tha dành cho qu hơng ớc muốn chân thành giản dị đợc sống có ích - cống hiến cho đời của tác giả. c. Cả "Tôi" và "Ta" đều là đại từ nhân xng ngôi thứ nhất. - "Tôi" ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc riêng của nhà thơ với thái độ nâng niu, trân trọng vẻ đẹp sứ sống của mùa xuân thiên nhiên tơi đẹp. - Từ "ta" ở khổ sau bày tỏ ớc nguyện và khát vọng đợc hiến dâng cuộc đời, hiến dâng những giá trị t đẹp nhất cho quê hơng đất nớc, thể hiện cảm xúc thiêng liêng của lời ớc nguyện. Ước nguyện ấy ở nh thơ bắt gặp cảm xúc của nhiều ngời  Khi xng ta tác giả đã nói hộ cho nhiều cái " t«i" kh¸c cã cïng c¶m xóc nh m×nh. d, ý nghĩa nhan đề :" Mùa xuân nho nhỏ' là một hình ảnh ẩn dụ(Mùa xuân là khái niệm rừu tợng đợ gắn với tính từ nho nhỏ làm cho mùa xuân có hình khối), là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện m mẻ của nhà thơ.(Có nhiều ngời đã gắn cho mùa xuân những định ngữ khác nhau: mùa xuân chín, mù xu©n xanh, xu©n ý, xu©n lßng...) - Hình ảnh" Mùa xuân nho nhỏ" là biểu tợng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộ đời mỗi con ngời. - Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và cộng đồng. - Thể hiện ớc nguyện của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sốn tơi trẻ của mình nhng rất khiêm nhờng là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nớc, củ cuộc đời chung. Đó chính là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ Thanh Hải muốn gửi gắm. đ, Viết đợc đoạn văn có câu chủ đề theo lối T-P-H làm rõ: * VÒ h×nh thøc: - Đoạn văn mạch lạc, các câu văn liên kết, cùng hớng về câu chủ đề, có dẫn chứng cụ thể chính xá ( qua viÖc sö dông lêi dÉn trùc tiÕp). - §o¹n v¨n cã 1 c©u cã thµnh phÇn t×nh th¸i, 1 c©u hái tu tõ. * VÒ néi dung: Hai khổ thơ trên là những ớc nguyện và tâm niệm vô cùng cao đẹp của nhà thơ cũng nh của chính co ngêi. * Ước nguyện đợc dâng hiến - Nhà thơ muốn làm những việc hữu ích dâng cho đời, điều đó đợc bày tỏ qua những hình ảnh thơ già ý nghĩa, lấy cái đẹp tinh tuý của thiên nhiên để diễn tả vẻ đẹp của tâm hồn. + Nhà thơ muốn làm con chim hót giữa muôn ngàn tiếng chim để cống hiến những âm thanh vui nhộ cho cuéc sèng. + Muốn là một cành hoa giữa vờn hoa rực rỡ sắc mầu để cống hiến hơng sắc cho đời. + Muốn làm một nốt trầm giữa bản hoà tấu muôn điệu cống hiến cho đời những âm thanh du dơng trầ bæng. ChØ lµ "mét" bÐ nhá, chØ lµ nèt trÇm trong b¶n hoµ ca kh«ng phã trëng ån µo, mµ còng thËt tù t m·nh liÖt.  Ước nguyện đó thật khiêm nhờng và đáng quý biết bao. Điệp từ "ta làm" đợc lặp lại tạo nên một nh.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> thơ sôi nổi, thể hiện một trái tim tha thiết với đời, ý thức sâu sắc về giá trị cuộc đời, về niềm hạnh phú cña sù hiÕn d©ng, kh«ng kÓ thêi gian tuæi t¸c dï trÎ hay giµ miÔn sao ph¶i ch©n thµnh. * Tâm niệm của nhà thơ là cống hiến cho cuộc đời một cách lặng lẽ âm thầm và hết mình. - Đây không phải là khẩu hiệu của một thanh niên bớc vào đời mà là của một con ngời đã từng trải qu hai cuộc kháng chiến đã cống hiến trọn cuộc đời cho cách mạng mà vẫn tha thiết đợc sống đẹp, sống c ích với tất cả sức sống tơi trẻ cho cuộc đời chung. - Nh vậy khát vọng đợc hoà nhập, đợc cống hiến rất giản dị chân thành khiêm tốn nhng vô cùng mãn liệt. Bài thơ đợc viết một tháng trớc khi nhà thơ trở về với cát bụi nhng không một chút băn khoăn bệnh tật, không một chút riêng t cho bản thân mà chỉ là một khát khao đợc dâng hiến cho đời.Nhữn điều ấy khiến ngời đọc càng thấu hiểu và trân trọng tình cảm, những cống hiến của tác giả dành ch quê hơng đất nớc. *Bµi tËp 8: HS dùa vµo bµi 5 ,6 viÕt thµnh ®o¹n v¨n theo yªu cÇu ÔN TẬP VĂN BẢN Sang Thu H÷u thØnh 1/ Trong bµi : “§©y mïa thu tíi” cña Xu©n DiÖu cã c©u: “ §· nghe rÐt mít luån trong giã” a. Bài thơ trên khiến em nghĩ tới bài thơ nào đợc học trong chơng trình nhữ văn lớp 9?Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ? b.Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu đợc tác giả cảm nhận bằng các giác quan nào? qua những hình ¶nh th¬ nµo ë khæ th¬ thø nhÊt ? c.Khi viÕt “S¬ng chïng ch×nh”, t¸c gi¶ sö dông biÖn ph¸p nghÖ thuËt g×?Ph©n tÝch gi¸ trÞ biÓu c¶m cña biÖn ph¸p nghÖ thuËt Êy? d. Tõ " bçng" ë c©u ®Çu vµ tõ " h×nh nh" ë c©u cuèi khæ 1 gîi cho em suy nghÜ g× vÒ t©m thÕ cña nhµ th¬ tríc nh÷ng tÝn hiÖu thu vÒ? 2/Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu với câu chủ đề : “Khổ thơ là những cảm nhËn ban ®Çu rÊt tinh tÕ cña t¸c gi¶ vÒ tÝn hiÖu thu vÒ trong thiªn nhiªn ë kh«ng gian gÇn vµ hÑp”.Trong ®o¹n v¨n cã sö dông c©u chøa thµnh phÇn biÖt lËp. 3/ S«ng dîc lóc dÒnh dµng Chim b¾t ®Çu véi v· Có đám mây mùa hạ V¾t nöa m×nh sang thu a.Chỉ ra các biện pháp tu từ đợc sử dụng trong đoạn thơ trên b.Tính giao thời giữa hai mùa hạ -thu đợc thể hiện rõ nhất qua hình ảnh thơ nào?và đặc biệt ở từ ngữ nµo? c. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của h/ảnh đám mây mùa hạ trong khæ th¬ trªn?Trong ®o¹n v¨n cã sö dông 1 thµnh phÇn t×nh th¸i. 4/Em hiÓu thÕ nµo vÒ c¸c tÇng nghÜa trong 2 c©u th¬: " SÊm còng bít bÊt ngê Trên hàng cây đứng tuổi" 5/Câu chủ đề: " Khổ thơ không chỉ tả cảnh sang thu mà còn chứa chất những suy ngẫm sâu sắc của tác giả về con ngời, về cuộc đời".Hãy viết tiếp để hoàn thành đoạn văn theo kết cấu diễn dịch. Trong ®o¹n v¨n cã sö dông 1 c©u ghÐp, 1 c©u chøa thµnh phÇn biÖt lËp. 6/Cho câu chủ đề; " Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên trong thời điểm giao mùa đợc vẽ bằng những nét tinh tế cña mét t©m hån tha thiÕt yªu cuéc sèng". Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12-14 câu làm rõ ỹ nghĩa câu chủ đề.Trong đoạn văn có sử dụng 1 c©u chøa thµnh phÇn biÖt lËp vµ chØ ra 2 phÐp liªn kÕt c©u. Gîi ý tr¶ lêi Bµi Sangthu.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 1/a.Hoµn c¶nh s¸ng t¸c: ST-H÷u ThØnh s¸ng t¸c n¨m 1977 in trong tËp “Tõ chiÕn hµo tíi thµnh phè” b.Sự biến đổi của đất trời lúc giao mùa đợc cảm nhân bằng nhiều giác quan: ... Các hình ảnh Hơng ổi đợc cảm nhận bằng khứu giác, gió đợc cảm nhận bằng xúc giác, Sơng đợc cảm nhận bằng thị giác và sự nhạy cảm của tâm hồn thi sĩ c.Khi viÕt : “S¬ng chïng ch×nh” , t¸c gi¶ sö dông nghÖ thuËt nh©n hãa Làn sơng giăng mắc nơi đờng thôn ngõ xóm nh cố ý đi chậm lại, nh bịn rịn, nh bâng khuâng lu luyÕn.H×nh ¶nh th¬ trë nªn cã hån d.Tõ bçng, h×nh nh thÓ hiÖn tr¹ng th¸i c¶m xóc ngì ngµng, chît nhËn ra tÝn hiÖu thu vÒ m¬ hå, mê nh¹t nh cã, nh kh«ng, thu vÒ kh«ng b¸o tríc khiÕn nhµ th¬ thÊy bÊt ngê ph¶i hái l¹i mµ cha tin h¼n.Ph¶i tinh tÕ l¾m trong c¶m nhËn th× míi nhËn ra tÝn hiÖu thu vÒ nhÑ nhµng trong kh«ng gian 2/Viết đoạn văn với câu chủ đề: “Khæ th¬ lµ nh÷ng c¶m nhËn ban ®Çu rÊt tinh tÕ cña t¸c gi¶ vÒ tÝn hiÖu thu vÒ trong thiªn nhiªn ë kh«ng gian gÇn vµ hÑp” Các ý triển khai : -Cảm nhận về mùa thu của HT đợc bắt đầu với mùi hơng của ổi lan tỏa trong không gian , với làn gió heo may se lạnh hơi khô .rất đặc trng của mùa thu xứ Bắc.Thu cha sang h¼n mµ chØ míi b¾t ®Çu chím th«i. - nhà thơ dùng từ phả rất khéo , gợi cảm giác mát mẻ thoảng nhanh mơ hồ nhng đủ để nhận diÖn. Kh«ng chØ c¶m nhËn b»ng nhiÒu gi¸c quan mµ ph¶i cã sù nh¹y c¶m cña mét t©m hån thi sÜ mới có đợc cảm nhận tinh tế nh vậy. -S¬ng chïng ch×nh lµ h/¶nh nh©n hãa giµu søc gîi t¶, gîi c¶m. H×nh nh lµn s¬ng gi¨ng m¾c n¬i đờng thôn ngõ xóm nh cố ý đi chậm lại, nh bịn rịn, nh bâng khuâng lu luyến.Hình ảnh thơ trở nªn cã hån... -Bỗng, hình nh thể hiện cảm giác ngỡ ngàng, bối rối của tâm hồn thi sĩ trớc vẻ đẹp của thiên nhiªn lóc giao mïa víi nh÷ng tÝn hiÖu ban ®Çu nhe nhµng, b¶ng l¶ng cha râ. (Thành phần biệt lập : đợc gạch chân: Hình nh) 3/a, C¸c biÖn ph¸p tu tõ : Nh©n hãa: S«ng dÒnh dµng; chim véi v· - đối lập: giữa hai hình ảnh; dòng sông dềnh dàng, chậm và những cánh chim vội vã tìm n¬i tr¸nh rÐt - Nh©n hãa, Èn dô -§¸m m©y mïa h¹ v¾t nöa m×nh b, Khoảnh khắc giao mùa đợc thể hiện rõ nhất qua h/ảnh thơ : “ đám mây mùa hạ /vắt nủa mình...” và đặc biệt ở từ vắt c,Viết đoạn văn cảm nhận về cái hay... :Trong bức tranh đất trời chuyển mình sang thu, nổi bật lên hình ảnh mới mẻ và độc đáo: “Có đám mây mùa hạ/ vắt...”Hình ảnh thơ thể hiện sự liên tởng thú vị của tác giả . Nào có ai biết đám mây mùa hạ khác mây mùa thu thế nào mà nhà thơ lại miêu tả cụ thể đên thế. H/ ảnh nhân hóa giúp ng đọc hình dung đám mây trữ tình mỏng nhe kÐo dµi nh mét d¶i lôa, mét tÊm voan v¾t nöa bªn nµy lµ mïa h¹, bªn kia lµ mïa thu nh lu luyªn, vÊn v¬ng. Dêng nh gi÷a mïa h¹ vµ mïa thu cã mét ranh giíi hiÓn hiªn, h÷u h×nh.H¹ cha nhêng bíc mµ thu cha lÊn chiÕm h¼n. C¸i tµi cña nhµ th¬ lµ dïng kh«ng gian vÏ ra thêi gian.B»ng sù tinh tế, nhạy bén thiên phú của một nghệ sĩ nhà thơ cảm thấu đợc những chuyển biến vô hình rất khó nhận thấy của đất trời.Có thể nói h/ảnh đấm mây mùa hạ/.... là hình anh duyên dángthần t×nh nhÊt thÓ hiÖn khóc giao mïa trong thiªn nhiªn 4/ SÊm, hµng c©y : Võa cã nghÜ t¶ thùc võ cã nghiac Èn dô Sâm cuối hạ nhỏ ít tha dần không còn gây bất ngờ với những hàng cây cổ thụ đã qua bao mùa thay lá. Sấm chỉ những vang động bất thờng của ngoại cảnh Hàng cây đứng tuổi chỉ những con ngời từng trải , đã ở tuổi trung niên, họ từng trải nên vững vàng trớc những tác động bất thờng của ngoại cảnh 5/ ViÕt ®o¹n v¨n Câu chủ đề: “Khổ thơ không chỉ tả cảnh sang thu mà còn chứa chất những suy ngẫm sâu sắc của tác giả về con ngời, về cuộc đời". Triển khai: -Nắng, ma, sấm là những hiện tợng thiện nhiên đặc trng của mùa hạ nắng lắm, ma nhiều ở vùng khí hâu cận nhiệt đới. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng, nhng không gay gắt chói chang ma ít dần không còn những cơn ma rào chợt đến chợt đi -Từ vơi vốn là từ dùng chỉ mức độ của những vật có khối lợng cụ thể đợc dùng rất khéo diễn tả sù v¬i dÇn, Ýt d©n, tha dÇn nh÷ng c¬n ma - Nghệ thuật đảo ngữ.... đa những phó từ chỉ mức độ lên đầu câu... cảm nhận tinh tế của tác giả -Hai c©u th¬ kÕt võa mang ý nghÜa t¶ thùc võa mang ý nghÜa biÓu tîng. NghÜa thùc lµ sù thay đổi của cảnh vật, hiện tợng lúc đất trời chuyển mùa.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Sâm cuối hạ nhỏ ít tha dần không còn ầm ầm gây bất ngờ với những hàng cây cổ thụ đã qua bao mùa thay lá. Sấm chỉ những vang động bất thờng của ngoại cảnh Hàng cây đứng tuổi chỉ những con ngời từng trải , đã ở tuổi trung niên, họ đã qua bao biến động, bao sóng gió cuộc đời nên trầm tĩnh, vững vàng trớc những tác động bất thờng của ngoại cảnh. Phải chăng đó cũng là triết lí, suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời mà nhà thơ mốn gửi gắm? Câu chủ đề: " Khổ thơ không chỉ tả cảnh sang thu mà còn chứa chất kinh nghiệm về con ngời, về cuộc đời" - §o¹n v¨n: Vẫn là nắng, là sấm, là ma những thi liệu đặc trng của mùa hạ nhng nó đợc miêu tả với tốc độ giảm dần. Sự phân hoá giữa hai mùa thu - hạ là đờng ranh giới hết sức mong manh. Thi sĩ nh đo đếm đợc độ đậm nhạt của nắng: nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã bớt đi những cơn ma rào ào ạt và hàng cây cũng không còn bất ngờ, bị giật mình bởi tiếng sấm nữa. Dờng nh đất trời đang làm một cuộc chuyển giao kì diệu. Vậy còn con ngời thì sao? Hình ảnh " Hàng cây đứng tuổi" với nghĩa tả thực bình thản đón nhận mùa thu đến không vội vàng gợi ra cho ta một liên tởng về con ngời và cuộc sống. Mợn hình ¶nh Èn dô cã ý nghÜa t¶ thùc nµy, nh©n vËt tr÷ t×nh nh muèn göi g¾m suy nghÜ cña m×nh khi con ngời đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trớc những tác động bất thờng của ngoại cảnh, của cuộc đời. Nói tóm lại, khổ thơ không chỉ tả cảnh sang thu mà còn chứa chất kinh nghiệm về con ngời, về cuộc đời. 6/ HSViÕt ®o¹n v¨n cÈm thô bµi th¬ dùa vµo c¸c c©u viÕt ®o¹n ë trªn LUYỆN VĂN BẢN : NÓI VỚI CON: Câu 1: Lòng yêu con, mong muốn con sống xứng đáng với truyền thống tổ tiên , quê hương là một tình cảm tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. “Nói với con” là bài thơ nằm trong cảm hứng rộng lớn phổ biến đó. Tuy nhiên người đọc lại thích thú bởi nét riêng, nét độc đáo của bài thơ . Hãy chỉ ra nét riêng độc đáo ấy. Câu 2: a/ Cùng viết về đề tài lòng yêu con, trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có những tác phẩm nào, của các tác giả nào ? b/ Hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách thể hiện nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm đó? Câu 3: Cho câu chủ đề sau: “Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương – cái nôi để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm tâm hồn.” a/ Chép chính xác khổ đầu bài thơ b/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu chủ đề trên. c/ Bằng một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu hãy làm sáng tỏ câu chủ đề trên. Câu 4: Bài thơ “Nói với con” có một câu thơ được lặp đi lặp lại như tạo ra một điệp khúc có sức ngân vang lan toả. Tuy nhiên đó là sự lặp lại không hoàn toàn mà có thay đổi từ ngữ. Theo em đó là những câu thơ nào ? Giải thích vì sao lại có sự thay đổi như vậy ? Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn nêu những suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con qua khổ thơ sau: “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con / Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương / Còn quê hương thì làm phong tục.”. Lµng -Kim LânCâu1) Trình bày hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Làng”.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> C©u 2) H·y viÕt mét ®o¹n v¨n ng¾n nªu c¶m nhËn cña em vÒ nh©n vËt «ng Hai (trong đoạn văn cã sö dông mét c©u cã thµnh phÇn khëi ng÷ ) C©u3) Trong truyện ngắn Làng nhà văn Kim Lân đã xây dựng đợc một tình huống truyện hết sức đặc sắc để qua đó nhân vật ông Hai bộc lộ tình cảm yêu làng quê yêu đất nớc.Hãy nêu rõ t×nh huèng Êy? C¸ch x©y dùng t×nh huèng nµy cho thÊy tµi n¨ng g× cña nhµ v¨n ? C©u4: Díi ®©y lµ mét phÇn truyÖn ng¾n Lµng : - ThÕ nhµ con ë ®©u ? - Nhµ ta ë lµng chî DÇu . - ThÕ con cã thÝch vÒ lµng chî DÇu kh«ng? - Th»ng bÐ nÐp ®Çu vµo ngùc bæ tr¶ lêi khe khÏ : - Cã ¤ng l·o «m khÝt th»ng bÐ vµo lßng ,mét lóc l©u «ng l¹i hái : - ThÇy hái con nhÐ .ThÕ con ñng hé ai? Th»ng bÐ gi¬ tay lªn m¹nh b¹o vµ rµnh rät -ñng hé cô Hå ChÝ Minh mu«n n¨m! Níc m¾t «ng l·o giµn ra , ch¶y rßng rßng hai bªn m¸.¤ng nãi thñ thØ: - ừ ,đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ . 1) Qua đoạn đối thoại này ,em thấy tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt ? Điều đó thể hiện nỗi niÒm s©u kÝn cña nh©n vËt nÇy như thế nào ? 2)V× sao khi x©y dùng h×nh tîng nh©n vËt chÝnh lu«n híng vÒ lµng chî DÇu nhng Kim L©n l¹i đặt tên cho truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là Làngchợ Dầu ? 3)Em hãy kể tên hai tỏc phẩm văn xuôi Việt Nam đã đợc học trong chương trỡnh THCS ,viết về đề tài ngời nông dân và ghi rõ tên tác giả? Câu5:Trong truyện ngắn Làng có chi tiết :Sau khi nghe tin tức chiến sự ở quán nớc ngoài đàu làng nơi tản c, ông Hai chợt nhận đợc tin làng chợ Dầu của ông theo việt gian qua một ngời đàn bà nói lại .Em hãy cho biết tâm trạng của ông Hai lúc đó cho tới khi về đến nhà như thế nào ? Tác giả Kim Lân đã dùng nghệ thuật kể chuyện gì để núi lên tâm trạng ấy ? Hãy trình bày bằng một ĐV trong đó SD một câu có thành phần khởi ngữ . Câu6:Cho câu chủ đề sau:Ông Hai là nhân vật tiêu biểu cho những ngời nông dân Việt Nam có tình yêu làng quê đất nớc sâu sắc ,chân thực trong KC chống Pháp Dựa vào nhân vật ụng Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một ĐVngắn khoảng 12câu (Theo 1 trong 3 cách đã học: Diễn dịch, quy nạp, tổng phõn hợp )Trong §V cã cã sử dụng mét c©u ghÐp ,mét c©u cã thµnh phÇn t×nh th¸i. Câu7: Xung đột diễn ra trong nội tâm nhân vật ông Hai là xung đột giữa nhữg tình cảm nào? Vì sao lại nảy sinh sự xung đột ấy trong nội tâm nhõn vật ? ông Hai đã giải quyết ntn?. LẶNG LẼ SA PA Câu 1. Tóm tắt truyện ngắn “Lạng lẽ Sa Pa”. Nêu hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm. Câu 2. Tình huống cơ bản của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là gì? Vai trò của tình huống đó đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện như thế nào? Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa của tên truyện “Lặng lẽ Sa Pa”. Truyện ngắn này gợi nhớ bài thơ nào gần gũi về tư tưởng chủ đề. Câu 4. Truyện được trần thuật theo ý nghĩ và điểm nhìn của nhân vật nào? Tác dụng của cách trần thuật ấy trong việc khắc họa nhân vật chính và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện. Câu 5. Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nhân vật bác lái xe đã giới thiệu với ông họa sĩ: “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”. Con người mà bác lái xe muốn giới thiệu là ai? Theo em ý nghĩa của lời giới thiệu này như thế nào? Câu 6. Vì sao tác giả Nguyễn Thành Long lại không đặt tên cho tất cả các nhân vật mà chỉ gọi là bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư?.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Câu 7. Tác giả Nguyễn Thành Long gọi “Lặng lẽ Sa Pa” là một “Bức chân dung”. Em hãy làm rõ và nêu nhận xét về bức chân dung ấy. Câu 8. “Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã để lại một thông điệp tới bạn đọc: Hãy sống tốt đẹp, hãy đến với cuộc sống, với mọi người bằng tất cả những gì tốt đẹp nhất của mình.” a.Chép lại câu nói trên sau khi chữa đúng lỗi sai ngữ pháp. b.Coi câu trên là câu mở đoạn của đoạn văn diễn dịch hãy phát triển rõ ý khoảng 8 đến 10 câu qua nhân vật chính và những nhân vật gián tiếp trong tác phẩm. Câu 9. Có ý kiến cho rằng: Một trong những yếu tố tạo nên thành công của Lặng lẽ Sa Pa là sự có mặt của chất thơ trong tác phẩm. Theo em, nhận xét này chính xác hay không? Vì sao? Câu 10. Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp nhưng họ góp phần làm nên một Sa Pa không lặng lẽ. a.Những nhân vật đó là ai. b.Coi câu trên là chủ đề của đoạn văn. Hãy khai triển thành một đoạn diễn dịch làm sáng tỏ nhận định trên. Câu 11. Cho câu chủ đề: “Dưới vẻ đẹp thơ mộng, Lặng lẽ Sa Pa – nơi thường gợi đến sự nghỉ ngơi vẫn có những con người hăng say làm việc cho đất nước.” Hãy triển khai thành một đoạn văn tổng- phân – hợp. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập, phép liên hoàn kết câu (Gạch chân câu văn có các thành phần ấy). Câu 12. Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niªn. ĐÁP ÁN LẶNG LẼ SA PA Câu 1: _ Học sinh tự tóm tắt theo đoạn trích trong sách giáo khoa. _ Hiểu biết về tác giả. + Nguyễn thành Long (1925- 1991), quê Duy Xuyên, Quảng Nam. + Trong kháng chiến chống Pháp hoạt động ở chiến khu V, sau 1950 ông tập kết ra Bắc. + Ông là một cây bút văn xuôi đáng chú ý trong những năm 1960- 1970, chỉ chuyên viết truyện ngắn và kí. + Truyện của ông thường mang chất kí, mang vẻ đẹp thơ mộng trong trẻo. + Ông viết nhiều, đã cho in hàng chục tập truyện ngắn và kí. _ Hoàn cảnh sáng tác: + Truyện được viết năm 1970, là kết quả của chuyến đi thực tế trên Lào Cai của tác giả. + Truyện được rút từ tập “Giữa trong xanh” xuất bản năm 1972. Câu 2: _ Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ, thú vị giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. _ Vai trò: Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả trình bày “bức chân dung nhân vật chính” một cách tự nhiên tập trung. Qua lời kể của nhân vật anh thanh niên, tác giả có thể giới thiệu thêm chân dung nhân vật khác: ông kĩ sư ở vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét. Cùng với hình ảnh người thanh niên, các nhân vật ấy đã khắc sâu them chủ đề của truyện. Câu 3:.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> _ Ý nghĩa: Đặt tên truyện là “Lặng lẽ Sa Pa” nhà văn muốn thông qua việc viết về một nơi yên tĩnh, nơi nghỉ mát nổi tiếng để phản ánh sự cống hiến lặng lẽ, âm thầm của những con người hết lòng vì cuộc sống mới. Sa Pa nhìn bề ngoài lặng lẽ nhưng Sa Pa đang góp phần xây dựng cuộc sống mới. _ Tên truyện và tư tưởng chủ đề gợi nhớ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Bài thơ, câu chuyện đều ca ngợi sự cống hiến lặng thầm cho đất nước. Câu 4: _ Truyện được trần thuật theo điểm nhìn và ý nghĩ của ông họa sĩ. Cái nhìn, suy nghĩ của một người từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đói tượng của nghệ thuật. _ Tác dụng: Qua cái nhìn của nhân vật này, nhân vật chính hiện lên đẹp hơn và cũng giàu chất thơ, chất họa hơn. Câu 5: _ Con người bác lái xe muốn giới thiệu là anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. _ Ý nghĩa của lời giới thiệu: gợi sự tò mò, tạo ấn tượng cho người đọc. Câu 6: Vì tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình thường, phổ biến, thường gặp trong quần chúng nhân dân ta trên khắp nẻo đường đất nước. Câu 7: _ Truyện có nhiều nhân vật nhưng nhân vật chính là anh thanh niên và “bức chân dung” trong câu chuyện chính là hình ảnh nhân vật đó. + Vì tác giả chỉ để nhân vật này xuất hiện trong một khoảnh khắc ngắn ngủi là cuộc gặp gỡ của nah thanh niên với bác lái xe và hai người khách trên chuyến xe- ông họa sĩ và cô kĩ sư. Tác giả không kể tỉ mỉ về cuộc sống và công việc của anh mà những điều đó được kể lại vắn tắt qua lời của anh và bác lái xe, qua sự quan sát của hai người khách trong cuộc đến thăm ngắn ngủi của họ ở trạm khí tượng. + Thứ hai, nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua sự quan sát, cảm nhận của người họa sĩ trong truyện. Chính ông muốn nắm bắt và thể hiện hình ảnh người thanh niên bằng một bức chân dung. _ Nhưng cần hiểu “bức chân dung” trong truyện theo nghĩa rộng. Đây không phải hình dáng, khuôn mặt bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là hình ảnh cuộc sống, làm việc và suy nghĩ của nhân vật được thể hiện và bộc lộ tập trung trong một khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi. _ Nhận xét: “Bức chân dung” ấy cho thấy: nét đẹp ở người thanh niên không chỉ là một cách sống có lí tưởng mà còn ở những suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống, về những người khác và mối quan hệ với mọi người, sự cởi mở, chân thành, ân cần, nhiệt tình của anh dành cho mọi người. Câu 8: a) Chữa lỗi sai: + Bỏ từ “trong” +Thay “để lại” bằng “gửi” b) Đoạn văn nêu được các ý: _ Anh thanh niên: + Hết lòng vì công việc. + Có những suy nghĩ đúng đắn về công việc. + Sống chân thành, cởi mở, quan tâm đến những người xung quanh. + Khiêm tốn. _ Ông kĩ sư vườn rau: Thầm lặng làm việc để mang lại niềm vui cho nhân dân từ những củ su hào “ngon hơn, ngọt hơn”. _ Anh cán bộ nghiên cứu sét: + Say mê làm việc đến không có cả thời gian lấy vợ, mười một năm không nghỉ một ngày. + Mong muốn làm bản đồ sét để tìm khoáng sản cho đất nước. Câu 9: Đây là ý kiến chính xác. Chất thơ trong tác phẩm thể hiện ở các khía cạnh sau: _ Chất thơ tỏa ra từ vẻ đẹp của thiên nhiên. _ Quan trọng hơn, chất thơ tỏa ra từ vẻ đẹp tâm hồn của con người, từ tinh thần trách nhiệm và tình yêu cuộc sống của con người. _ Lời văn giàu chất trữ tình, hình ảnh mềm mại, ngôn ngữ giàu chất thơ..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> CHIẾC LƯỢC NGÀ của Nguyễn Quang Sáng. 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện “Chiếc lược ngà”, xuất xứ văn bản. 2. Tóm tắt văn bản “Chiếc lược ngà”. 3. Trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”, ghi lại cảnh chia tay của cha con ông Sáu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết: “Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi”. a/ Vì sao khi chứng kiến giây phút này, bà con xung quanh và nhân vật “tôi” lại có cảm xúc như vậy? b/ Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để tạo nên sự thành công của “Chiếc lược ngà”? 4. Nêu tình huống của truyện “Chiếc lược ngà”? 5. Em hãy phân tích chi tiết cái chết của ông Sáu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ nhận xét của nhân vật ông Ba trong tác phẩm: “…hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”. 6. Cho câu chủ đề sau: “Truyện ‘Chiếc lược ngà’ của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.” Hãy viết một đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp (khoảng 10-12 câu) làm rõ câu chủ đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng một thành phần phụ chú và một câu bị động (Gạch dưới). 7. Tìm hiểu nhan đề truyện “Chiếc lược ngà”. Vì sao câu chuyện về tình cha con cảm động trong chiến tranh lại được Nguyễn Quang Sáng đặt tên là “Chiếc lược ngà”?. ĐÁP ÁN: CHIẾC LƯỢC NGÀ của Nguyễn Quang Sáng. 1. Hoàn cảnh sáng tác: “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Xuất xứ văn bản: Văn bản trích phần giữa của truyện, tập trung thể hiện tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu. 2. Tóm tắt văn bản (Học sinh tự tóm tắt). 3. a/ Mọi người xung quanh và nhân vật “tôi” đều: -. Hiểu hoàn cảnh trớ trêu, éo le và sự hy sinh mà ông Sáu phải chịu đựng..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> -. Xúc động trước tình cảm sâu nặng, trọn vẹn của cha con ông Sáu và phần nào cả sự ân hận của bé Thu.. b/ Người kể chuyện là ông Ba – người bạn chiến đấu thân thiết của ông Sáu. Tác dụng của cách chọn vai kể: -. Làm câu chuyện trở nên khách quan, đáng tin cậy, người kể có thể đồng cảm chia sẻ với các nhân vật.. -. Chủ động điều chỉnh nhịp kể và xen vào những suy nghĩ bình luận.. -. Các chi tiết, sự việc khác được bộc lộ rõ, làm truyện thêm hấp dẫn.. 4. Tình huống truyện: -. Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 8 năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra cha thì ông Sáu lại phải lên đường nhận công tác.. -. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm yêu thương, mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng chiếc lược chưa gửi tới con thì ông Sáu đã hy sinh..  Tình huống 1 biểu lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha.  Tình huống 2 bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha đối với đứa con. 5. “Tình cha con không thể chết được” là câu nói của bác Ba nhận xét về tình cảm cha con của anh Sáu và bé Thu. Người cha đi kháng chiến bảy, tám năm không có điều kiện nghe con gọi một tiếng “ba”. Khi trở về ngắn ngủi trong ba ngày, con không nhận vì gương mặt anh có vết thẹo. Chỉ có trước lúc ra đi, người cha mới được nghe con gọi tiếng “ba” kìm nén trong bao năm. Rồi tình cảm của anh dồn hết cả vào chiếc lược, món quà mà con anh dặn mua cho nó. Anh đã chăm chú, kỳ công cưa chiếc lược ngà, khắc dòng chữ tặng con gái, ngày ngày đem nó ra mài vào tóc cho nhẵn. Biết là không thể sống để trở về gặp con như lời hứa, người cha đã gửi lại cây lược cho đồng đội và “nhìn hồi lâu”. Chỉ đến khi người bạn hứa sẽ trao tận tay con gái, lúc ấy người cha mới yên tâm nhắm mắt. Chiếc lược ngà là kỷ vật cuối cùng của người cha muốn trao cho con. Và tình cảm cha con không thể chết, dù người cha đã hy sinh. 6. Nội dung đoạn văn: Tình cha con sâu nặng giữa ông Sáu và bé Thu -. Hoàn cảnh éo le: Ông Sáu đi công tác xa nhà 7,8 năm, không một lần được nghe tiếng con gọi “ba”.. -. Khi ông Sáu về thăm nhà, bé Thu nhất định không chịu nhận Ba chỉ vì trên mặt ông có vết sẹo, không giống với người trong ảnh chụp chung với má nó.. -. Lúc chia tay, chính lúc ông Sáu không còn hi vọng gì thì con lại gọi tiếng “ba” mà ông mong đợi và nó kìm nén trong bao năm. Hai cha con chỉ có giây phút ngắn ngủi để chia tay.. -. Ở chiến khu, ông Sáu dồn tình cảm yêu nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> -. Trong một trận càn của địch, ông Sáu bị thương. Trước lúc hy sinh, ông đã nhờ người bạn thân – ông Ba – đem chiếc lược ngà trao lại cho con gái..  Tình yêu thương cha sâu sắc của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương, mất mát, éo le do chiến tranh gây ra. . Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và một câu bị động (chỉ rõ).. 7. Nhan đề “Chiếc lược ngà”: Chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng của người cha vô cùng yêu thương con để lại cho con gái trước lúc hy sinh. Chiếc lược ngà là biểu tượng cho tình cha con của ông Sáu và bé Thu..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> BẾN QUÊ của Nguyễn Minh Châu. 1. Vấn đề được đề cập đến trong truyện “Bến quê” là gì? 2. Tóm tắt truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. 3. Trong truyện “Bến quê”, tác giả đã đặt Nhĩ vào tình huống như thế nào? Nêu ý nghĩa của tình huống đó. 4. Khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ có khao khát gì? Khao khát đó có ý nghĩa gì? 5. Hãy trình bày ý nghĩa của truyện ngắn “Bến quê”. 6. Trong truyện ngắn “Bến quê”, có nhiều hình ảnh chi tiết thực nhưng lại mang ý nghĩa biểu tượng. Hãy nêu và phân tích ý nghĩa biểu tượng của một số hình ảnh, chi tiết đó. 7. Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu đã gợi cho em những suy nghĩ gì về con người và cuộc đời? Hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn khoảng 1012 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một thành phần phụ chú tình thái và một câu hỏi tu từ (Gạch dưới). 8. Ý nghĩa tên truyện “Bến quê”.. ĐÁP ÁN : BẾN QUÊ của Nguyễn Minh Châu 1. Vấn đề được đề cập trong truyện “Bến quê” là những vấn đề trong cuộc sống thường ngày. 2. Tóm tắt truyện “Bến quê” (Học sinh tự làm). 3. Tình huống truyện: Xây dựng một tình huống nghịch lý: -. Nhân vật chính của truyện là Nhĩ rơi vào một hoàn cảnh đặc biệt, bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển được. Cả một đời Nhĩ đã đi khắp mọi nơi nhưng cuối đời, anh chỉ muốn nhích tới bên cửa sổ mà khó khăn như phải đi hết cả nửa vòng trái đất.. -. Tình huống trớ trêu ấy lại dẫn đến một tình huống tiếp theo, cũng đầy nghịch lý. Khi Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà mình thì anh cũng nhận ra một cách cay đắng là sẽ không bao giờ có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh. Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình khao khát ấy nhưng rồi cậu con trai không hiểu nên đã để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Ngay cả người vợ một đời tần tảo, giàu tình yêu thương nhưng phải đợi đến lúc sắp giã biệt cõi đời Nhĩ mới cảm nhận thấm thía được..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> -. Ý nghĩa: Đặt nhân vật Nhĩ vào trong tình huống với cả chuỗi những nghịch lý như trên, phải chăng tác giả muốn lưu ý người đọc về nhận thức về cuộc đời: Cuộc sống và số phận con người chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt qua ngoài những dự định, ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của con người. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn gửi gắm hay khẳng định triết lý mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả một đời người: “Trong cuộc đời, người ta thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình, thường hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình”.. 4. Khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ có khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Ý nghĩa: xem gợi ý câu 3. 5. Ý nghĩa truyện ngắn “Bến quê”: Thể hiện những nhận thức, chiêm nghiệm về cuộc đời: cuộc sống, số phận con người đầy những trớ trêu, nghịch lý, vượt khỏi dự định, ước mơ, toan tính. Người ta khó lường trước được điều đó. 6. Trong truyện “Bến quê”, hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Ý nghĩa biểu tượng được gợi ra từ hình ảnh thực và hai lớp nghĩa này gắn bó thống nhất với nhau đem đến cho truyện ngắn này một vẻ đẹp riêng: vừa gợi cảm sinh động, vừa khái quát triết lý. -. Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp gần gũi, bình dị, thân thuộc của quê hương xứ sở, những gì thân thương nhất mà trong một đời người thường dễ dàng lãng quên bởi chính cái điều vòng vèo, chùng chình hay mắc phải.. -. Những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt khi mới nở, đậm sắc hơn khi đã sắp hết mùa, rồi lại càng thẫm màu hơn, một màu tím thẫm như bong tối. Đó là ý nghĩa biểu tượng về không gian và thời gian: Cái đẹp gần gũi bình dị rồi cũng tàn phai vì thời gian luôn thay đổi với những bước đi.. -. Những tảng đất lở bên bờ sông khi con lũ đầu nguồn đã dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ báo hiệu trước sự sống của nhân vật Nhĩ cũng sắp lụi tàn.. -. Chân dung và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện: chỉ còn đôi bàn tay với những ngón tay vừa bấu chặt, vừa run lẩy bẩy. Cánh tay gầy guộc đưa ra về phía cửa sổ khoát khoát như đang hụt hẫng, cố bám víu hiện tại nhưng lại vô vọng bởi chính cái sự vòng vèo, chùng chình của người con.. -. Ngay cả hình ảnh: “Nhĩ đang nhìn thấy như chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa” cũng chỉ là cái cảm giác mơ hồ được hóa thân vào một con người khác để được thỏa mãn một khát vọng vốn rất bình thường nhưng lại quá mong manh..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 7. Trong đoạn văn, câu hỏi tu từ có thể đặt ở kết đoạn, để nhấn mạnh nội dung đã trình bày. Nội dung đoạn văn gồm các ý: -. Qua những tình huống đầy nghịch lý xảy ra với nhân vật Nhĩ, ta hiểu cuộc sống và số phận con người có những điều ngẫu nhiên, vượt ra khỏi những dự định và ước muốn, hiểu biết, tính toán của con người. Có những điều giản dị nhưng không dễ nhận ra.. -. Cuộc sống thật đẹp, cái đẹp bình dị, gần gũi và tình yêu của con người với quê hương, cuộc sống thật bền chặt.. -. Từ đó, câu chuyên thức tỉnh ta đừng sa vào những điều vòng vèo, chùng chình để hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững của cuộc sống.. 8. Ý nghĩa nhan đề truyện “Bến quê”: “Bến quê” là nhan đề mang đầy ý nghĩa ẩn dụ: Bến quê tượng trưng cho vẻ đẹp gần gũi, bình dị của quê hương và những giá trị đích thực của cuộc sống. Từ đó nêu lên thông điệp: Mọi người hãy biết trân trọng giá trị đích thực của cuộc sống, gia đình, quê hương..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> ¤n TËp Nh÷ng ng«i sao xa x«i Lª Minh Khuª 1/Tãm t¾t truyÖn:" Nh÷ng ng«i sao xa x«i"? Nªu nh÷ng nÐt chÝnh vÒ t¸c gi¶?Hoµn c¶nh s¸ng t¸c cña t¸c phÈm? 2/ Làm rõ vẻ đẹp của thế hệ thanh niên trên tuyến đờng Trờng Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ qua t¸c phÈm: " Nh÷ng ng«i sao xa x«i"? 3/ Theo em, điều gì để làm nên thành công của tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi” 3/ Nêu vẻ đẹp của nhân vật Phơng Định trong tác phẩm? 4/ Truyện ngắn" Những ngôi sao xa xôi" ca ngợi những phẩm chất tốt cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ nhng không đề cập tới những mất mát , éo le của nhân vật trong truyện, em hãy lý gi¶i dông ý cña t¸c gi¶? 5/ Đọc đoạn văn từ ... " Nhng tạnh mất rồi" đến " tiếng rao của bà bán xôi có cái mủng trên đầu’’. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phơng Định đợc thể hiện nh thế nào ở phần văn bản trên? 6/ ë ®Çu ®o¹n trÝch" Nh÷ng ng«i sao xa x«i' cña Lª Minh Khuª cã viÕt:" Chóng t«i cã ba ngêi. Ba c« g¸i. Chóng t«i ë trong mét c¸i hang díi ch©n cao ®iÓm..." Nh©n vËt t«i trong truyÖn lµ ai? Chän c¸ch trÇn thuËt nh thÕ cã t¸c dông g× trong viÖc thÓ hiÖn néi dung c©u chuyÖn? Ba c« g¸i trong truyÖn lµm nhiÖm vô g× mµ hä ph¶i " ë trong mét c¸i hang díi ch©n cao ®iÓm"? Hä có những nét nào đều đáng yêu, đáng trân trọng? 7/ Qua ba nh©n vËt trong truyÖn, em c¶m nhËn nh thÕ nµo vÒ tuæi trÎ ViÖt Nam trong thêi kú kh¸ng chiÕn chèng Mü? 8/ §Ó nªu suy nghÜ cña m×nh vÒ 3 c« g¸i thanh niªn xung phong trong truyÖn, 1 b¹n häc sinh viÕt: " Chuyện đâu chỉ ca ngợi tinh thần hi sinh của 3 cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đờng Trờng S¬n quyÕt liÖt mµ truyÖn cßn lµm næi bËt t©m hån trong s¸ng, th¬ méng, hån nhiªn, l¹c quan cña hä" a, Chép lại câu văn trên sau khi đã sửa hết các lỗi về chính tả và cách dùng từ? b, Nếu coi đây là câu mở đầu cho một đoạn văn tổng phân hợp thì theo em đề tài của đoạn văn ấy là gì? Đề tài của đoạn văn trớc đó là gì? c, Hãy viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng 10-12 câu văn để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài mà em vừa xác định.( trong đó có ít nhất một lời dẫn trực tiếp và câu kết đoạn là một câu cảm thán). ĐÁP ÁN : NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI * Bµi tËp 1: Tãm t¾t " Nh÷ng ng«i sao xa x«i" lµ c©u chuyÖn kÓ vÒ ba n÷ thanh niªn xung phong: Ph¬ng §Þnh, Nho, Thao- tổ trởng, làm nhiệm vụ trinh sát mặt đờng ở một vùng trọng điểm trên tuyến đờng Trờng Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát dịch ném bom, đo khối lợng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các quả bom cha nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom - Công việc diễn ra từ 3-5 lần mỗi ngày. Họ ở trong một cái hang dới chân cao điểm. Cuộc sống của 3 cô gái dù là khắc nghiệt nguy hiểm nhng vẫn có những niềm vui hồn nhiên cuả tuổi trẻ, những phút giây thanh thản và thơ mộng và đặc biệt họ gắn bó, yêu thơng nhau trong tình đồng đội dù mỗi ngời một cá tính. Phơng Định - nhân vật kÓ chuyÖn vµ còng lµ nh©n vËt chÝnh lµ mét c« g¸i giµu c¶m xóc hay m¬ méng, hån nhiªn vµ lu«n nhớ về những kỷ niệm với gia đình và thành phố của mình. Trong một lần phá bom, Nho bị thơng, Phơng định và chị Thao đã hết lòng lo lắng chăm sóc. Một cơn ma đá bất chợt đến trên điểm cao khiÕn c¸c c« hÕt søc vui thÝch. *Bài tập 2 :Làm rõ vẻ đẹp của thế hệ thanh niên trên tuyến đờng Trờng Sơn thời kì kháng chiến chèng MÜ qua c¸c t¸c phÈm: " Nh÷ng ng«i sao xa x«i cña Lª Minh Khuª? 1. Hoàn cảnh sống: Sống chiến đấu trên cao điểm ở tuyến đờng Trờng Sơn, công việc ấy là đo lợng đất đá, đánh dấu. Rất nguy hiểm đến tính mạng, căng thẳng. - Hä lµ ngêi cã tinh thÇn tr¸ch nhiÖm cao: mÆc dï khã kh¨n, nguy hiÓm nhng vÉn lu«n hoµn thµnh xuÊt s¾c. 2. Lµ nh÷ng ngêi dòng c¶m, kiªn cêng, bÊt chÊp khã kh¨n; kh«ng bao giê do dù, chÇn chõ tríc.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> nh÷ng nguy hiÓm.ChÊp nhËn nh÷ng khã kh¨n vÒ m×nh: d/c : trùc ®iÖn tho¹i lµ nhiÖm vô an toµn nhng ai cũng muốn ra cao điểm để đối mặt với bom đạn. 3. Đặc biệt họ có tình đồng đội keo sơn gắn bó: thể hiện ở việc Nho bị thơng, đợc chị Thao và đồng đội lo lắng, chăm sóc và tình cảm của anh em bộ đội... 4. Họ có tấm lòng trong sáng, nhạy cảm, dễ xúc động, nhiều mộng mơ. PĐ và Nho luôn nhớ quê hơng, những tình cảm đồng đội dành cho mình. 5. Sống có tinh thần lạc quan: dù hoàn cảnh khắc nghiệt nhng vẫn hát, vẫn trêu đùa.  Gặp nhau ở tình cảm yêu nớc, quyết tâm hy sinh vì đất nớc. * Bài tập 2: Theo em, điều gì để làm nên thành công của " Những ngôi sao xa xôi"? Khuynh hớng sử thi của tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp của con ngời, những tập thể trong những giai đoạn lÞch sö cô ( nhất định). - Đan xen những chi tiết có tình cảm ca ngợi, tác giả còn miêu tả nội tâm của nhân vật đều có tình cảm chung, đồng thời có những tính cách riêng tạo thành sự đa dạng phong phú trong nét đẹp chung vµ riªng. * Bài tập 3: Nêu vẻ đẹp của nhân vật Phơng Định trong tác phẩm? 1.Tinh thần yêu nớc dám hi sinh, hạnh phúc cá nhân vì đất nớc. 2. Là cô gái Hà Nội có thời học sinh vô t bên mẹ, bên gia đình , có rất nhiều kỉ niệm đẹp với thành phố nhng vẫn bỏ lại lên đờng làm nhiệm vụ. 3. ë chiÕn trêng: + Lµ mét c« g¸i cã tr¸ch nhiÖm cao víi c«ng viÖc, cã lßng tù träng, cã tinh thÇn dòng c¶m(trong mäi hoµn c¶nh sèng). + Cô làm công việc: san lấp, đo đạc, phá bom. Dù trong nhiệm vụ nào cô vẫn hoàn thành xuất sắc với tinh thần trách nhiệm cao. Điều đó đợc thể hiện rõ trong các lần phá bom. Phá bom 1 công việc cận kề với cái chết bởi bom nổ lúc nào không nằm trong sự quyết định của ngời phá bom. Mặc dù đã làm rất nhiều lần nhng Phơng Định vẫn cảm thấy run sợ, nhng nỗi run sợ không thắng đợc sự dũng c¶m quyÕt t©m trong c«ng viÖc, hoµn thµnh c«ng viÖc nhiÖm vô. + Có tinh thần đồng chí, đồng đội: thái độ của cô khi Nho bị thơng: lo lắng, đau đớn nh chính mình bÞ th¬ng ch¨m sãc tËn t×nh cho b¹n. Thể hiện qua những lời kể của các chiến sĩ, tổ trinh sát và những ngời lính hàng đêm cô gặp. + Lµ mét c« g¸i hån nhiªn, trong s¸ng, vµ nh¹y c¶m. - Luôn nhớ về những kỉ niệm ở Hà Nội qua trận ma đá. - Nhiều mộng mơ, thích hát, sáng tác, tự ngắm mình trong gơng, tự thấy mình rất xinh đẹp. - Rất tự tin, nhạy cảm khi biết rằng cô đợc rất nhiều ngời yêu mến. - C« cã rÊt nhiÒu íc m¬ vÒ t¬ng lai Là một cô gái có tâm hồn phong phú, trong sáng, nhng không phức tạp, có nhiều tình cảm tốt đẹp đáng trân trọng. * Bài tập 4: Truyện ngắn" Những ngôi sao xa xôi" ca ngợi những phẩm chất tốt cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ nhng không đề cập tới những mất mát , éo le của nhân vật trong truyện, em h·y lý gi¶i dông ý cña t¸c gi¶? - Xét hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Đầu năm 1971 cuộc chiến tranh chống Mĩ đang diễn ra các liệt, cuộc chiến đấu cần rất nhiều nhng con ngời dũng cảm, hy sinh vì đất nớc, những con ngời này là sự khích lệ tinh thần chiến đấu, ý chí xả thân vì đất nớc. Nếu nói đến những mất mát, hy sinh thì không thích hợp với thời đại, với khó khăn làm nhụt ý chí những con ngời đang trong cuộc và những ngời sắp bớc vào cuộc chiến đấu..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> * Bài tập 5: Đọc đoạn văn từ ... " Nhng tạnh mất rồi" đến " tiếng rao của bà bán xôi có cái mủng trªn ®Çu”. Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phơng Định. Vẻ đẹp ấy đợc thể hiện nh thế nào ë phÇn v¨n b¶n trªn? -Tình cảm trong sáng, lãng mạn tâm hồn nhạy cảm của một cô gái trẻ Hà Nội tràn ngập kỷ niệm đẹp nh cổ tích về thành phố. Nỗi nhớ êm đềm, cơn ma đá làm sống dậy trong cô những hồi ức ấy Diễn t¶ kho¶nh kh¾c b×nh yªn, kho¶ng trêi yªn b×nh gi÷a chiÕn trêng ¸c liÖt thÓ hiÖn sù l¹c quan cña tuæi trÎ thêi chiÕn tranh. NghÖ thuËt miªu t¶ t©m lý nh©n vËt : sö dông so s¸nh, ®iÖp tõ, liÖt kª vµ sù phèi hîp c¸c kiÓu c©u : c©u hái, c©u tØnh lù¬c, cã thµnh phÇn t×nh th¸i, c¸c h×nh ¶nh lung linh , mê ¶o cña kÝ øc. *Bµi tËp 6: ë ®Çu ®o¹n trÝch" Nh÷ng ng«i sao xa x«i' cña Lª Minh Khuª cã viÕt: " Chóng t«i cã ba ngêi. Ba c« g¸i. Chóng t«i ë trong mét c¸i hang díi ch©n cao ®iÓm..." Nh©n vËt t«i trong truyÖn lµ ai? Chän c¸ch trÇn thuËt nh thÕ cã t¸c dông g× trong viÖc thÓ hiÖn néi dung truyÖn? ? Ba c« g¸i trong truyÖn lµm nhiÖm vô g× mµ hä ph¶i " ë trong mét c¸i hang díi ch©n cao ®iÓm"? Hä có những nét nào đều đáng yêu, đáng trân trọng?. - Nh©n vËt t«i trong truyÖn lµ Ph¬ng §Þnh- nh©n vËt chÝnh trong truyÖn. - Chọn vai kể đó, ngời kể là ngời trong cuộc dễ dàng bộc lộ những suy t, đặc biệt những diễn biến tinh tế trong tâm hồn làm chi tình tiết câu chuyện chân thực, cảm động, góp phần làm nên thành c«ng cña t¸c phÈm - Ba cô gái( Chị Thao, Phơng Định, Nho) trong tổ trinh sát trên cao điểm tuyến đờng Trờng Sơn, họ có nhiệm vụ theo dõi những đợt bắn phá của địch, phá bom, mở đờng. - Nét chung của ba cô gái đều có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì cuộc chiến đấu chung; tính cách trẻ trung, hồn nhiên yêu đời, luôn yêu thơng đồng đội. * Bµi tËp 7: Qua ba nh©n vËt trong truyÖn, em c¶m nhËn nh thÕ nµo vÒ tuæi trÎ ViÖt Nam trong thêi kú kh¸ng chiÕn chèng Mü? - Cảm phục trớc lòng yêu nớc, sự gan dạ, dũng cảm đối mặt với khó khăn của họ. - Yêu mến bởi họ lạc quan, yêu đời ngay trong kháng chiến chống Mỹ. Biết ơn những con ngời đã đem cả tuổi thanh xuân và tính mạng của mình để đổi lấy độc lập tự do cho Tổ quốc. Sự hy sinh của họ đã góp phần to lớn đối vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nớc * Bµi tËp 8 §Ó nªu suy nghÜ cña m×nh vÒ 3 c« g¸i thanh niªn xung phong trong truyÖn, 1 b¹n häc sinh viÕt: " ChuyÖn ®©u chØ ca ngîi tinh thÇn hi sinh cña 3 c« g¸i thanh niªn xung phong trªn tuyÕn đờng Trờng Sơn quyết liệt mà truyện còn làm nổi bật tâm hồn trong sáng, thơ mộng, hồn nhiên, lạc quan cña hä” a, Viết lại câu văn sau khi đã sửa lỗi sai b, Nếu coi đây là câu mở đầu cho một đoạn văn tổng phân hợp thì theo em đề tài của đoạn văn ấy là gì? Đề tài của đoạn văn trớc đó là gì? c, Hãy viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng 10-12 câu văn để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài mà em vừa xác định.( trong đó có ít nhất một lời dẫn trực tiếp và câu kết đoạn là một câu cảm thán) a, Câu văn đã đợc sửa lỗi và chép lại:" Truyện đâu chỉ ca ngợi tinh thần dũng cảm của 3 cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đờng Trờng Sơn ác liệt mà truyện còn làm nổi bật tâm hồn trong sáng, th¬ méng, hån nhiªn, l¹c quan cña hä". b, NÕu coi ®©y lµ c©u më ®Çu trong mét ®o¹n v¨n tæng ph©n hîp th×: + Đề tài của đoạn văn đó: Tâm hồn trong sáng thơ mộng, hồn nhiên, lạc quan của 3 cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đờng Trờng Sơn. + Đề tài của đoạn văn trớc đó là: Tinh thần dũng cảm của 3 cô gái TNXP. c, Néi dung ®o¹n v¨n: + Họ đều là những cô gái trẻ, dễ cảm xúc hay mơ mộng, dễ vui nhng cũng dễ trầm t. + Dù nơi chiến trờng khói lửa, họ vẫn luôn yêu đời: Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ( Nho thÝch thªu thïa, thÝch nhai kÑo. Thao hay lµm d¸ng. Ph¬ng §Þnh thÝch ng¾m m×nh trong g¬ng, bã gèi th¬ méng, rÊt thÝch h¸t. + Dới cơn ma đá, cả 3 đều vui thích, hồn nhiên nh con trẻ. * Bom đạn của kẻ thù, sự hy sinh gian khổ đã không thể làm cho tâm hồn các cô chai cứng khô c»n mµ ngîc l¹i tr¸i tim hä, t©m hån hä vÉn lu«n to¶ s¸ng, lung linh nh nh÷ng ng«i sao trªn bầu trời . Họ thật đáng yêu và đáng trân trọng!.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> PHÒNG GD- ĐT QUẬN BA ĐÌNH TRƯỜNG THCS BA ĐÌNH ĐỀ THI THỬ SỐ 2. ĐỀ THI THỬ LỚP 9 – VÒNG II NĂM HỌC 2008-2009. Môn : Ngữ văn Ngày thi : 30 tháng 5 năm 2009 Thời gian làm bài : 120 phút. Phần I. (5.5 điểm) Cùng với vòng tuần hoàn của thiên nhiên thu, hạ, đông, không biết tự bao giờ, mùa xuân đã trở thành mạch nguồn cảm hứng sáng tác cho biết bao thi nhân. Mở đầu một khổ thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải viết: “Ta làm con chin hót” 1. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh hai khổ thơ nối tiếp nhau. 2. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? Theo em, cách đặt nhan đề bài thơ có gì độc đáo ? Nêu ý nghĩa nhan đề này ? 3. Những câu thơ trong khổ thơ đầu mà em vừa chép, khiến em liên tưởng đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ? Điểm giống nhau và khác nhau trong cách diễn đạt và cảm nhận của hai nhà thơ đó là gì ? 4. Dựa vào sự hiểu biết về tác phẩm và hai khổ thơ mà em vừa chép, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách tổng – phân - hợp trong đó có sử dụng phép nối và một câu có thành phần tình thái để làm rõ lẽ sống cao đẹp của nhà thơ. (Gạch chân dưới câu có thành phần tình thái và những từ ngữ làm phép nối) Phần II ( 3,5 điểm) Cho đoạn trích sau : (…)Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ hôm nay thấy bố có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão cứ nắm chặt hai tay mà rít lên : - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này .(…) (Ngữ văn 9, tập 1) 1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào ? Ai là tác giả ? 2. Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng gì của nhân vật ông Hai ? Tình huống nào khiến ông Hai có tâm trạng đó ? Vì sao có thể nói rằng việc xây dựng tình huống như thế là một nét đặc sắc của thiên truyện này ? 3. Ngôn ngữ của nhân vật trong đoạn trích có gì đặc sắc ? Cách sử dụng ngôn ngữ nhân vật như thế góp phần như thế nào để tạo nên sự thành công của tác phẩm này ? Phần III: (1,5 điểm) Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao nhiêu đời nay. Trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, Nguyễn Khoa Điềm có những câu thơ thật xúc động : “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” 1. Trong hai câu thơ trên, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì ? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ?.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 2. Kể tên một tác phẩm văn học nước ngoài và một tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại có trong chương trình ngữ văn lớp 9 cũng viết về đề tài tình mẫu tử và ghi rõ tên tác giả ?.

<span class='text_page_counter'>(65)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×