Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu tình hình thực thi và ảnh hưởng của chính sách miễn thủy lợi phí tới hoạt động của các hệ thống thủy lợi thuộc huyện đông anh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.91 KB, 103 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tác giả: Lê Thị Lương
Học viên cao học : 23Q11
Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu tình hình thực thi và ảnh hưởng của chính sách
miễn thủy lợi phí tới hoạt động của các hệ thống thủy lợi thuộc huyện Đông Anh
– Hà Nội”.
Tôi xin cam kết: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân và được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Lê Văn Ước
Các số liệu sử dụng để tính toán là trung thực, những kết quả nghiên cứu trong đề tài
luận văn chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về đề tài luận văn của mình.

Tác giả

Lê Thị Lương

i


LỜI CÁM ƠN
Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu tình hình thực thi và ảnh hưởng của chính sách
miễn thủy lợi phí tới hoạt động của các hệ thống thủy lợi thuộc huyện Đơng Anh
– Hà Nội” được hồn thành với sự giúp đỡ chân thành và nhiệt tình của các Thầy
trong trường Đại học Thủy Lợi, đồng nghiệp, gia đình và sự nỗ lực của bản thân trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới PGS.TS. Lê Văn Ước là
người Thầy đã luôn tận tình hướng dẫn và góp ý trong suốt q trình làm luận văn.
Tác giả xin cảm ơn các anh, chị em đồng nghiệp tại nơi tác giả công tác đã tạo điều
kiện giúp đỡ và cung cấp số liệu cũng như những thông tin liên quan để tác giả làm cơ
sở nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trường Đại học Thủy Lợi,


phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học về sự giúp đỡ trong thời gian tác giả học tập và
nghiên cứu tại trường.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV ĐTPT thủy lợi Hà
Nội nơi tác giả đang công tác đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả yên tâm học tập
và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tác giả chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cổ vũ, khích
lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Lê Thị Lương

ii

năm 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của Đề tài ..............................................................................................1
2. Mục đích của Đề tài .....................................................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................2
5. Kết quả đạt được ..........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THỦY LỢI PHÍ VÀ SỰ MIỄN
GIẢM THỦY LỢI PHÍ CHO NƠNG NGHIỆP .........................................................4

1.1 Chính sách Thủy lợi phí của một số nước trên thế giới ............................................4
1.2 Chính sách thủy lợi phí ở Việt Nam ..........................................................................7
1.3 Cơ sở lý luận cho việc thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí ........................12
1.3.1 Bản chất của thủy lợi phí ......................................................................................12
1.3.2 Các chính sách thủy lợi phí đối với hệ thống thủy lợi và sản xuất nông nghiệp ở
Việt Nam........................................................................................................................13
1.4 Chính sách miễn giảm thủy lợi phí cho nơng nghiệp ..............................................15
CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH
THỦY LỢI PHÍ Ở HUYỆN ĐƠNG ANH, HÀ NỘI ................................................18
2.1 Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống nông nghiệp của huyện Đông Anh .... 18
2.1.1 Vị trí địa lý của huyện Đơng Anh ........................................................................18
2.1.2 Điều kiện địa hình, cảnh quan ..............................................................................18
2.1.3 Khí hậu, thuỷ văn, nguồn nước ............................................................................20
2.1.4 Đất đai...................................................................................................................23
2.1.5 Nguồn nhân lực ....................................................................................................25
2.1.6 Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................28
2.1.7 Đặc điểm và hệ thống nông nghiệp của huyện Đông Anh ...................................37
2.2 Đặc điểm về các hệ thống thủy lợi của huyện Đông Anh .......................................41
2.2.2 Hệ thống tổ chức quản lý và vận hành, phương thức quản lý vận hành của các hệ
thống thủy lợi thuộc huyện Đông Anh ..........................................................................42
2.2.2.1 Các quy định và mơ hình về hệ thống tổ chức quản lý cơng trình thủy lợi ......42
2.2.2.2 Hệ thống tổ chức quản lý các hệ thống thủy lợi của huyện Đông Anh ............43
iii


2.2.3 Phương thức quản lý vận hành của các hệ thống thủy lợi thuộc huyện ............... 45
2.2.4 Công tác duy tu và bảo dưỡng hệ thống ............................................................... 47
2.3 Chính sách cấp bù thủy lợi phí trên địa bàn huyện Đơng Anh ............................... 48
2.3.1 Chi phí hoạt động của cơng ty khai thác cơng trình thủy lợi ............................... 48
2.3.2 Chính sách cấp bù thủy lợi phí ............................................................................. 49

2.4 Thực trạng về thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí...................................... 52
CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THỦY LỢI PHÍ VÀ
CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐƠNG ANH, HÀ NỘI.............. 58
3.1 Sự ảnh hưởng của chính sách miễn giảm thủy lợi phí đối với người nơng dân...... 58
3.1.1 Sự đón nhận của người dân đối với chính sách.................................................... 58
3.1.2 Chi phí sản xuất nơng nghiệp của người dân sau khi có chính sách miễn giảm
thủy lợi phí .................................................................................................................... 59
3.2 Đánh giá sự ảnh hưởng của chính sách cấp bù thủy lợi phí .................................... 62
3.2.1 Những ảnh hưởng tích cực của chính sách cấp bù TLP ...................................... 63
3.2.2 Những vấn đề cịn tồn tại của chính sách cấp bù TLP ........................................ 66
3.3 Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của chính sách miễn giảm thủy lợi phí đối với
công tác quản lý vận hành và khai thác các hệ thống thủy lợi của huyện Đông Anh ... 70
3.3.1 Ảnh hưởng của chính sách miễn giảm thủy lợi phí đến sự hoạt động của các đơn
vị dịch vụ cung cấp nước............................................................................................... 70
3.3.2 Ảnh hưởng của chính sách miễn giảm thủy lợi phí đến phương thức hoạt động
trong quản lý khai thác cơng trình thủy lợi ................................................................... 72
3.3.3 Hiệu quả sử dụng nước của các hệ thống thủy lợi ............................................... 74
3.3.4 Hiệu quả về kinh tế của các hệ thống ................................................................... 75
3.4 Những giải pháp nhằm hoàn thiện sự thực thi chính sách và nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống.......................................................................................................... 78
3.4.1 Giải pháp về cơ cấu hệ thống quản lý .................................................................. 78
3.4.2 Giải pháp về cơ chế chính sách đối với hoạt động trong cơng tác quản lý vận hành ......... 82
3.4.3. Giải pháp kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý vận hành .......................................... 84
3.4.4 Giải pháp hồn thiện chính sách tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống .............................................................................................................................. 84
iv


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................91

1.Kết luận.......................................................................................................................91
2.Kiến nghị ....................................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................95

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Nhiệt độ. Lượng mưa trung bình hàng năm .................................................. 21
Bảng 2.2 Phân bố sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh ...................................... 24
(kiểm kê đến ngày 01/01/2010) ..................................................................................... 24
Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu đời sống của người dân Đơng Anh so sánh với tồn thành
phố và một số quận/huyện khác .................................................................................... 33
Bảng 2.13 Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp, sản lượng một số sản phẩm nông
nghiệp giai đoạn 2006-2010 .......................................................................................... 38
Bảng 2.14 Tăng trưởng ngành Nông – lâm – thủy sản huyện Đông Anh giai đoạn
2006-2010 ...................................................................................................................... 39
Bảng 2.15 Tổng hợp diện tích tưới trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2012-2014
....................................................................................................................................... 50
Bảng 2.17 Tổng hợp mức thu một số loại cây trồng theo NĐ số 67/2012/NĐ-CP ...... 52
Bảng 2.18 Đánh giá mức thu giữa NĐ 115 và NĐ 67 .................................................. 55
Bảng 3.1 Tổng hợp chi phí tưới tiêu cho 1 ha của một hệ thống tưới .......................... 60
Bảng 3.2 Các khoản kinh phí cho sản xuất nơng nghiệp của HTX Cổ Điển vụ xuân
năm 2016 ....................................................................................................................... 62
Bảng 3.3 Tổng hợp diện tích tiêu vụ xuân năm 2014 trên địa bàn huyện Đơng Anh do
xí nghiệp ĐTPT thủy lợi Đơng Anh phục vụ ................................................................ 69
Bảng 3.4 Tóm tắt thay đổi về tổ chức và nhiệm vụ của các đơn vị quản lý KTCTTN 71
Bảng 3.5 Tổng hợp lượng nước bơm tưới cho diện tích canh tác nơng nghiệp do Xi
nghiệp thủy lợi Đơng Anh phục vụ ............................................................................... 74
Bảng 3.6 Tình hình thu, chi của Công ty KTCT thủy lợi Đông Anh trước và sau khi có

chính sách miễn giảm thủy lợi phí cho nơng nghiệp..................................................... 76
Bảng 3.7 Tổng hợp diện tích tưới, tiêu và kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí .............. 90

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Biểu đồ tăng trưởng kinh tế huyện Đơng Anh giai đoạn 2006-2010 .............32
Hình 2.2 Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nơng nghiệp ..................................................39
Hình 2.3 Hệ thống tổ chức quản lý các cơng trình thủy lợi huyện Đơng Anh ..............45
Hình 3.1 Tổng hợp số lượng ý kiến điều tra..................................................................59
Hình 3.2 Đánh giá ý thức của người dân khi sử dụng nước ..........................................68

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Diễn giải

TLP

Thủy lợi phí

HTDN

Hợp tác dùng nước

TNHH MTV ĐTPT


Trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư phát triển

TCHTDN

Tổ chức hợp tác dùng nước

HTX

Hợp tác xã

XNTL

Xí nghiệp thủy lợi

HTXNN

Hợp tác xã nơng nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân



Nghị định

TSCĐ

Tài sản cố định


HĐBT

Hội đồng bộ trưởng

KTCTTL

Khai thác cơng trình thủy lợi

CTKTCTTL

Cơng ty Khai thác cơng trình thủy

lợi
DNTN

Doanh nghiệp Thủy nông

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Hệ thống cơng trình thuỷ lợi là tập hợp các cơng trình thủy lợi thuộc kết cấu hạ tầng
phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Quốc gia hay vùng lãnh thổ. Kết quả
thực tế sản xuất và xã hội nhiều năm qua đã khẳng định những hiệu quả mà các hệ
thống cơng trình thuỷ lợi mang lại là hết sức to lớn, không chỉ đối với sản xuất nơng
nghiệp, các ngành kinh tế khác mà cịn đối với sự nghiệp phát triển nông thôn, môi
trường sinh thái. Đối với sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi không đơn giản là biện pháp
kỹ thuật hàng đầu mà nhiều nơi là điều kiện sản xuất, là tiền đề phát huy hiệu quả của

các biện pháp khác như khai hoang, phục hoá, tăng diện tích, chuyển vụ, đưa các
giống mới có năng suất cao và kỹ thuật thâm canh vào sản xuất đại trà. Các giải pháp
kỹ thuật và công tác quản lý trong xây dựng và khai thác cơng trình thuỷ lợi cùng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp kỹ thuật và cơ chế quản lý mới trong
nông nghiệp đã góp phần đưa nước ta trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu
gạo đứng hàng đầu thế giới.
Song song với các biện pháp về tổ chức hành chính, thì những chính sách của nhà
nước liên quan đến công tác quản lý vận hành và người hưởng lợi sẽ có tác động quan
trọng đến hiệu quả hoạt động của các hệ thống thủy lợi, nhất là chính sách về tài chính.
Một trong các chính sách về tài chính trong hoạt động của các hệ thống thủy lợi là
thủy lợi phí, vừa qua nhà nước đã có chính sách miễn giảm thủy lợi phí cho nơng
nghiệp, được áp dụng từ 01/01/2008, đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
ta đối với người nông dân, nhằm giảm gánh nặng, cải thiện đời sống của người dân.
Cùng với các địa phương khác trong cả nước Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã
nhanh chóng bắt tay vào cơng tác thực thi chính sách miễn thủy lợi phí cho nơng
nghiệp. Thủy lợi phí là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với khu vực nơng nghiệp, nơng
thơn và có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, bao gồm hàng triệu nông dân, hàng ngàn tổ
chức quản lý và sử dụng nước thuộc nhiều thành phần, nhiều địa phương khác nhau.

1


Khi thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí sẽ làm giảm chi phí sản xuất nơng
nghiệp cho các diện tích có tưới, tiêu của người dân, nhưng lại có tác động khơng nhỏ
đến nhiều yếu tố liên quan đến công tác quản lý vận hành và hiệu quả sử dụng nguồn
nước. Sau một số năm thực hiện cần có sự đánh giá về những yếu tố liên quan đến
cơng tác miễn thủy lợi phí cho nơng nghiệp như chính sách cấp bù thủy lợi phí, sự đón
nhận của người dân với chính sách, những thuận lợi và khó khăn khi thực thi chính
sách và tác động của nó tới công tác quản lý vận hành hệ thống thủy lợi và hiệu quả
hoạt động của các hệ thống thủy lợi thuộc huyện Đơng Anh, Hà Nội. Do đó việc

Nghiên cứu tình hình thực thi và ảnh hưởng của chính sách miễn thủy lợi phí tới
hoạt động của các hệ thống thủy lợi thuộc huyện Đông Anh – Hà Nội là rất cần
thiết, nhằm góp phần hồn thiện hệ thống chính sách để thực hiện mục tiêu phát triển
nơng nghiệp nơng thơn của huyện Đơng Anh, Hà Nội.
2. Mục đích của Đề tài
- Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí cho nơng
nghiệp tại huyện Đơng Anh, Hà Nội;
- Phân tích và đánh giá tác động của chính sách miễn giảm thủy lợi phí cho nơng
nghiệp với cơng tác quản lý vận hành của các hệ thống thủy lợi của huyện;
- Đề xuất các giải pháp hồn thiện q trình thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động
của các hê thống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các đơn vị cung ứng dịch vụ của các hệ thống thủy lợi và các
hộ nông dân.
- Phạm vi nghiên cứu: Các hệ thống thủy lợi thuộc huyện Đông Anh.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:
- Tổng hợp các tài liệu liên quan đến công tác thủy lợi phí trong và ngồi nước;

2


- Nghiên cứu và phân tích các tài liệu về các hoạt động của các hệ thống thủy lợi trong
khu vực nghiên cứu trước và sau khi có chính sách miễn thủy lợi phí cho nơng nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp kế thừa những kết quả nghiên cứu và đánh giá về thực thi chính sách
miễn thủy lợi phí và ảnh hưởng của nó tới hoạt động của các hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia.
5. Kết quả đạt được

- Kết quả nghiên cứu đánh giá được thực trạng và hiệu quả của việc thực thi chính
sách miễn giảm thủy lợi phí và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động quản lý khai thác
cơng trình thủy lợi và sử dụng nguồn nước của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện q trình thực thi chính sách, nâng cao hiệu
quả hoạt động và sử dụng các nguồn nước của các hệ thống thủy lợi thuộc huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THỦY LỢI PHÍ VÀ SỰ
MIỄN GIẢM THỦY LỢI PHÍ CHO NƠNG NGHIỆP
1.1 Chính sách Thủy lợi phí của một số nước trên thế giới
Đối với mỗi hệ thống tưới tiêu cụ thể, việc thiết lập mức thu thuỷ lợi phí đối với sản
xuất nông nghiệp phải dựa vào điều kiện thực tiễn của từng quốc gia, đặc biệt là điều
kiện kinh tế xã hội và mức sống của người dân để quyết định. Hầu hết các nước, việc
thu thuỷ lợi phí (giá nước) chỉ đề trang trải chi phí vận hành và bảo dưỡng và hầu như
vẫn chưa đủ chỉ bù đắp được khoảng 20-70% cho phí vận hành và bảo dưỡng, thấp
nhất là Ấn độ và Pakistan chỉ thu hồi được 20-39% chi phí vận hành và bảo dưỡng,
cao nhất là Madagasca cũng chỉ thu hồi được khoảng 75% chi phí vận hành và bảo
dưỡng và nước này đang có một cuộc cách mạng về cơng tác tài chính cho vận hành
và bảo dưỡng. Hầu hết các nước không thu hồi chi phí đầu tư kể cả các nước cơng
nghiệp phát triển, tỷ lệ thu hồi chi phí đầu tư cũng rất thấp như Canada và Italy. Thực
tế hiện nay, cả các nước phát triển và đang phát triển cũng đang tính lại chính sách về
phí sử dụng nước và một số nước đã bắt đầu thu lại ít nhất một phần kinh phí đầu tư
ban đầu từ người sử dụng như Australia và Brazil, [2].
Trung Quốc [2]
Chính phủ ban hành chính sách về giá nước mang tính nguyên tắc (quy định khung),
giao quyền cho địa phương trực tiếp quản lý công trình quy định cụ thể cho phù hợp

trên cơ sở lợi ích kinh tế và mức chi phí thực tế đã sử dụng, mức chi phí tính tốn và ý
kiến tham gia của người dân.
Giá nước bao gồm các khoản mục:
+ Các loại khấu hao
+ Chi phí quản lý vận hành
+ Các loại thuế và lãi
Cơ cấu giá nước bao gồm:

4


+ Đảm bảo chi phí cho đơn vị quản lý vận hành
+ Đảm bảo tính cơng bằng (dùng nước phải trả tiền, dùng nhiều trả nhiều, dùng ít trả
ít)
Kinh nghiệm của Trung quốc cho thấy từ khi bắt đầu thu thuỷ lợi phí (giá nước), việc
sử dụng nước được tiết kiệm hơn, đặc biệt là từ khi thuỷ lợi phí được tính bằng m3.
Nhưng điều này cũng là một thách thức đối với các đơn vị quản lý, điều này địi hỏi
đơn vị quản lý cơng trình thuỷ lợi phải có các biện pháp để quản lý tốt, giảm các tổn
thất để có nhiều nước bán cho nơng dân theo yêu cầu của họ và giảm thiểu chi phí.
Giá nước tưới có chính sách riêng, được quy định phù hợp với điều kiện cụ thể, mang
tính cơng ích và căn cứ vào chi phí thực tế. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các
trường hợp sau:
+ Vùng nghèo khó khăn, mức sống thấp.
+ Khi cơng trình hư hỏng nặng cần phải sửa chữa.
+ Hỗ trợ chi phí cho diện tích tiêu phi canh tác.
+ Hỗ trợ chi phí tiền điện tưới tiêu.
+ Khi có thiên tai gây mất mùa phải giảm mức thuế sử dụng đất.
Tuỳ theo loại hình cơng trình, tự chảy hay động lực, điều kiện cụ thể của hệ thống
cơng trình để quy định mức thu và có chính sách hỗ trợ. Cơ quan nào quyết định miễn
giảm giá nước tưới thì cơ quan đó có trách nhiệm cấp bù hỗ trợ tài chính cho đơn vị

quản lý cơng trình thuỷ lợi.
Australia [2]
Tại lưu vực miền nam Murray-Darling năm 1992 thuỷ lợi phí từ nơng nghiệp thu đáp
ứng được 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng và đến năm 1996 thu được 100% chi
phí vận hành và bảo dưỡng. Giá nước cũng khác nhau giữa các vùng. Ở bang Victoria
mức thu gần đảm bảo chi phí vận hành và bảo dưỡng (năm 1995), ở New South Wales
thu trong nội bang thu khoảng 0,92 USD/1000m3 (chỉ tương đương khoảng gần 13 đ
5


năm 1995) trong khi đó nếu nước được đưa sang bang Victoria thì giá nước tăng hơn
3,6 lần giá nước trong nội bang New South Wales. Tương tự như vậy ở bang
Queensland giá thu trong nội bang khoảng 1,5USD/1000m3 trong khi đó giá nước khi
chuyển ra ngồi ranh giới bang tăng hơn 4,2 lần; cuối cùng đối với vùng miền nam,
lưu vực Muray-Darlinh năm 1991-1992 mức thu đồng đều hơn 7,8USD/1000m3
(tương đương với 80% phí vận hành và bảo dưỡng, và từ năm 1992 trở đi giá nước cao
hơn giá thành là 11% để thu hẹp khoảng cách giữa chi phí đầu tư và thu hồi vốn.
Mỹ [2]
Mỹ là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú.
+ Trước kia thủy nơng địa phương (xí nghiệp thủy nơng huyện hoặc tỉnh) thu TLP dựa
trên cơ sở chi phí vận hành và bảo dưỡng cho các đất canh tác khác nhau. Ví dụ mức
thu đối với những vùng tưới động lực sẽ cao hơn mức thu những vùng tưới tự chảy.
+ Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, nhà nước đã xây dựng luật mà nó
bao hàm cả việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Thuỷ lợi phí đã được thu tăng lên
đáng kể. Ví dụ: thời điểm năm 1988 thuỷ nông huyện Broadview đã tăng mức thu từ
40USD/ha lên 100USD/ha với mức nước sử dụng được tính tốn; năm 1987 tại thuỷ
nơng huyện Pacheco mức thu tính theo 2 bậc, bậc thứ nhất mức thu 90USD/ha và bậc
thứ 2 thu 150USD/ha; đối với mức thu dựa trên khối lượng sử dụng ở hệ thống thuỷ
nông bang Califonia tăng mức thu từ từ 4,4USD/1000m3 lên 11,9USD/100m3. Với
mức thu như vậy thì thực tế đã cao hơn mức cần thiết để thu hồi các chi phí.

+ Riêng đối với hệ thống thuỷ nơng bang California, thu bình quân mức
6,3USD/1000m3, và sau đó tăng lên 11,0-16,3USD/1000m3 tuỳ thuộc vào mức đảm
bảo tưới; trong khi đó đối với hệ thống tưới huyện Madera mức thu tương ứng là 19,9
tăng lên 24,7-42,3USD/1000m3.
Italy [2]
Ở Italy, nước sử dụng cho nông nghiệp thu thủy lợi phí dựa trên cơ sở diện tích và
mức thu khác nhau giữa các vùng từ 2,2-82,36 USD/ha ( trung bình 37,38 USD/ha đây
là mức thu kế hoạch) nhưng thực tế chỉ thu được khoảng 80% so với kế hoạch và chỉ
6


đảm bảo được khoảng 60% chi phí vận hành, bảo dưỡng.
Tây Ban Nha [2]
Ở Tây Ban Nha thuỷ lợi phí nơng dân phải trả hầu hết tồn bộ chi phí từ xây dựng cơ
bản, quản lý vận hành hệ thống thuỷ nơng và cả quản lý cấp lưu vực. Có 3 cách tính
thuỷ lợi phí: dựa trên diện tích; dựa trên khối lượng sử dụng hoặc kết hợp cả hai cách
trên. Thuỷ lợi phí trung bình ở thời điểm năm 1994 khoảng 84,7 USD/ha-năm (dao
động khác nhau giữa các hệ khu vực từ 8,3-266 USD/ha-năm) và từ 0.008-0,16
USD/m3 sử dụng. Ví dụ ở hợp tác thuỷ lợi Grnil-Cabra vùng San Martin de Rubiales
quản lý kiểu hợp tác xã, tổng thuỷ lợi phí cho tưới bằng bơm nơng dân phải trả là 258
USD/ha-năm trong đó khoảng 112,5 USD/ha-năm (phần cứng) 145,8 USD/năm (phần
mềm) trên cơ sở khối lượng sử dụng.
Pakistan [2]
Pakistan là một quốc gia đang phát triển, đông dân và có chỉ số nguồn tài ngun nước
tính trên đầu người hàng năm tương đương với Việt nam. Mức thuỷ lợi phí là rất thấp
0,55USD/ha-vụ, ngơ 0,33USD/ha-vụ, thuỷ lợi phí thu từ nơng dân khoảng 20% chi phí
vận hành và bảo dưỡng cịn lại là nhà nước trợ cấp.
1.2 Chính sách thủy lợi phí ở Việt Nam
Chính sách thủy lợi phí ở Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Chinh sách
thủy lợi phí ở Việt Nam khơng đơn thuần chỉ tiếp cận trên phương diện kinh tế, kỹ

thuật mà còn đề cập đến nhiều vấn đề quan trong khác như ổn định chính trị, xã hội và
ý kiến đồng thuận của nhân dân. Bên cạnh đó chính sách về mức thu và thực tế thu
thủy lợi phí ln tồn tại những bất cập nên việc thực hiện khó đáp ứng được các yêu
cầu trong tình hình mới như đảm bảo thị trường, tính chất cơng ích và khơng cơng ích
đan xen trong hoạt động cung ứng dịch vụ…và đặc biệt là thu nhập của người Việt
Nam dã tiếp cận mức trung bình và áp lực ngân sách dành cho trả nợ là rất lớn.
Từ trước tới nay thu phí trong quản lý khai thác cơng trình thủy lợi đều gọi là thủy lợi
phí (TLP). Tất cả các chính sách ban hành đều có nguyên tắc là xác định mức thu sẽ
bù đắp các chi phí quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng cơng trình.
7


Để đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển thủy lợi phục vụ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế, xã hội, trong từng giai đoạn Nhà nước đã ban hành các chính sách thủy lợi phí
như sau:
Sắc lệnh số 68-SL
Ngày 18/6/1949 Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 68-SL về việc “Ấn hành kế
hoạch thực hành các công tác thủy nơng và thể lệ bảo vệ cơng trình thủy nông”, nhằm
huy động sự tham gia của người dân “bằng cách giúp đổi công và của vào việc xây
dựng, tu bổ và khai thác cơng trình thủy nơng…”. Trong Sắc lệnh này cũng quy định
rõ: “Cấm không ai được đào đất, trồng cây, cắm cọc, làm nhà, cho súc vật dẫm phá
gần đê, đập, kênh và cầu cống phụ thuộc, trong một địa phận bảo vệ, do Bộ Giao thơng
Cơng chính ấn định ; hoặc làm hư hỏng, bằng một cách nào khác, các cơng trình thuỷ
nơng. Chỉ những nhân viên chuyên môn chuyên trách mới được phép sử dụng các
cơng trình thuỷ nơng, theo đúng mục đích của các cơng trình đó”.
Nghị định 1028-TTg
Ngày 29 tháng 8 năm 1956 Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Nghị định 1028TTg “Ban hành điều lệ tạm thời về thuyền, bè đi trên nơng giang” (thủy lợi phí đối với
giao thơng vận tải) qui định thu vận tải phí theo loại thuyền, sà lan, bè, trọng tải
(thuyền và sà lan từ 3-10 tấn thu 150 đồng, từ 61 tấn trở lên thu 550 đồng, bè gỗ 1m2
thu 8 đồng…). Mục đích của Nghị định này là :”….quy định những việc mà thuyền bè

đi trên nông giang phải tuân theo để bảo vệ cơng trình, bảo đảm giao thơng vận tải,
bảo đảm tưới ruộng, đồng thời để giảm bớt chi tiêu cho cơng quỹ bằng cách thu vận tải
phí”.
Nghị định số 66-CP
Ngay từ khi thành lập Bộ Thuỷ lợi (1958), Bộ đã triển khai nghiên cứu trình Hội đồng
Chính phủ ban hành Điều lệ thu thuỷ lợi phí. Ngày 5 tháng 6 năm 1962 Thủ tướng
Chính phủ đã ký, ban hành Nghị định số 66-CP ” về việc ban hành Điều lệ thu thủy lợi
phí”, nhằm mục đích “…làm cho việc đóng góp của nhân dân được cơng bằng, hợp lý,
đảm bảo đồn kết ở nơng thơn, đồng thời tạo điều kiện tiến lên, quản lý nông
8


giang theo chế độ hạch toán kinh tế, thúc đẩy việc tiết kiệm nước, hạ giá thành quản lý
để phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp”. Nghị định quy định một số điểm chính như sau:
- Tất cả các hệ thống nông giang do Nhà nước đầu tư vốn phục hồi hoặc xây dựng tác
xã có ruộng đất được hưởng nước chịu phí tổn về quản lý và tu sửa. Phí tổn này gọi là
thủy lợi phí;
- Mức thu TLP sẽ căn cứ vào lợi ích hưởng nước của ruộng đất và phí tổn về quản lý
và tu sửa của hệ thống nông giang tùy theo từng loại;
- Mức thu TLP qui định chỉ đối với lúa: tối đa 180 kg ha/năm, tối thiểu 60
kg/ha/năm.
Nghị định 141-CP
Ngày 26/9/1963, Chính phủ ban hành Nghị định số 141-CP kèm theo “Điều lệ quản lý,
khai thác và bảo vệ các cơng trình thủy nông”, bước đầu thực hiện việc phân công,
phân cấp, phát huy vai trò của người dân tham gia quản lý khai thác và bảo vệ cơng
trình thủy lợi và trả TLP… Nghị định quy định một số điểm chính:
- Đối với các hệ thống thủy nông loại nhỏ và tiểu thủy nơng có liên quan đến nhiều
hợp tác xã (HTX) trở lên, các chi phí về quản lý, tu bổ, khai thác đều do HTX và nơng
dân có ruộng đất hưởng nước cùng nhau thỏa thuận đóng góp;
-.Ở mỗi hệ thống thủy nông loại nhỏ và tiểu thủy nông chỉ liên quan đến một vài xã

hoặc nhiều HTX thì giữa các xã hoặc HTX hưởng nước thỏa thuận cử người phụ trách
hoặc phân công quản lý..”
Nghị định số 112 / HĐBT
Ngày 25 tháng 8 năm 1984 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 112 / HĐBT “
Về thu thủy lợi phí” thực hiện trong phạm vi cả nước, thay cho Nghị định số 66 – CP
ngày 5/6/1962. Đây là Nghị định về TLP đầu tiên được áp dụng chung trong cả nước
kể từ khi đất nước thống nhất. Mục đích của Nghị định là:
- Nhằm đảm bảo duy trì và khai thác tốt các cơng trình thủy nơng bằng sự đóng góp
cơng bằng, hợp lý của những diện tích được hưởng lợi về nước…;
9


- Đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền và nhân dân trong việc bảo vệ, quản lý,
sử dụng tốt cơng trình thủy nơng…;
- Nghị đình 112/ HĐBT qui định TLP thu bằng thóc và được qui đổi thành tiền theo
giá thóc do Nhà nước qui định. Mức thu theo tỷ lệ % năng suất lúa bình quân trên một
đơn vị diện tích héc-ta được tưới, theo mùa vụ, loại cơng trình (cao nhất là 8%, thấp
nhất 4% )
Sau gần 20 năm thực hiện, Nghị định 112/HĐBT đã bộc lộ nhiều tồn tại, bất hợp lý.
Nghị định 143/2003/NĐ-CP
Thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 1998, Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ cơng trình
thủy lợi (sửa đổi) ngày 4/4/2001, để khắc phục những tồn tại, bất hợp lý của Nghị định
112/HĐBT, ngày 28/11/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2003/NĐ-CP
“Qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ cơng trình
thủy lợi”, trong đó qui định việc giao cơng trình thủy lợi cho “Tổ chức hợp tác dùng
nước” (HTDN), cá nhân quản lý, việc Nhà nước cấp kinh phí trong các trường hợp
bơm nước chống úng, hạn, đại tu nâng cấp cơng trình, thất thu TLP do thiên tai, khơi
phục cơng trình thủy lợi bị thiên tai phá hoại. Đặc biệt Nghị định qui định mức thu
TLP đối với tất cả các hộ sử dụng nước từ cơng trình thủy lợi, nhằm giảm bớt mức thu
đối với đối tượng sử dụng nước tưới cây lương thực (nông dân) và đảm bảo cơng bằng

trong việc sử dụng nước từ cơng trình thủy lợi. Nghị định 143/NĐ-CP qui định khung
mức TLP, thu TLP bằng tiền, được phân biệt theo hai đối tượng :
- Đối với đối tượng sử dụng nước để tưới cho lúa, rau, màu, cây vụ đông, cây công
nghiệp ngắn ngày thì mức thu thấp (Nhà nước đã bao cấp trên 60%). Trong phạm vi
DNTN phục vụ, mức thu được tính tại vị trí đầu kênh của tổ chức Hợp tác xã dùng
nước (HTDN). Trong phạm vi phục vụ của tổ chức HTDN thì mức thu do tổ chức
THDN thỏa thuận với tổ chức, cá nhân sử dụng nước….;
- Đối với đối tượng sử dụng nước không phải sản xuất lương thực, như cấp nước dùng
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cấp nước cho nhà máy nước sinh hoạt,
chăn nuôi, tưới cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa và cây dược liệu, nuôi trồng
10


thủy sản, vận tải qua âu thuyền, cơng trình thủy lợi phát điện, kinh doanh du lịch, nghỉ
mát, an dưỡng, giải trí (kể cả kinh doanh sân gơn, Casino, nhà hàng) thì mức thu TLP
được qui định cho từng loại, trong đó Nhà nước đã bao cấp khoảng 50%.
Cấp nước cho sinh hoạt: cho nhà máy nước sinh hoạt thì mức TLP thấp nhất đối với hệ
thống bơm điện là 300 đ/m3, hồ chứa 250đ/ m3.
Nghị định 154/2007/NĐ-CP
Ngày 15 tháng 10 năm 2007 Chính phủ ban hành Nghị định 154/2007/NĐ-CP về việc
sửa đổi bổ sung thêm một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ
cơng trình thủy lợi có quy định về chế độ miễn thủy lợi phí cho nơng nghiệp, chính
sách thủy lợi phí đối với các hộ dùng nước khác như nghị định 143/2003/NĐ-CP, Nghị
định có hiệu lực từ ngày 01/01/2008.
Nghị định 115/2008/NĐ-CP
Nghị định 115/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ cơng trình thuỷ lợi.
NĐ 115/2008 thay NĐ 154 và quy định mức thu tăng hơn so với NĐ 143 khoảng 2,31

lần (bằng tiền) nhưng nếu so với sản lượng cũng chỉ tương đương khoảng 3,6-5,5%
sản lượng lúa.
Nghị định 67/2012/NĐ-CP
Nghị định 67/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi, có hiệu lực từ ngày
01/01/2013 và thay thế cho NĐ 115/2008/ NĐ-CP.
Quy định lại mức thu bằng tiền tăng từ 1,2 – 2,42 lần so với NĐ 115/2008. Các mức
thu đối với đối tượng sản xuất khác từ 8-15% Sản lượng hoặc doanh thu.
Như vậy, tất cả các nghị định ban hành sau nghị định 143/NĐ-CP đều sửa đổi, bổ sung
11


một số điều của nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ cơng
trình thuỷ lợi và chưa đến nay chưa có nghị định nào thay thế cho nghị định143/NĐCP. Trong vịng 63 năm Chính phủ đã ban hành 9 nghị định về thủy lợi phí, nó cho
thấy những mặt hạn chế của từng nghị định khi triển khai. Để làm rõ những ưu nhược
điểm của các nghị định, tác giả sẽ đi phân tích trong phần sau của luận văn.
1.3 Cơ sở lý luận cho việc thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí
1.3.1 Bản chất của thủy lợi phí
Cho đến nay ở Việt nam, mặc dù Nhà nước đã có chủ trương, chính sách rõ ràng về
Thủy lợi phí (TLP) và nó đã mang tính truyền thống và trở thành tiềm thức của người
nông dân nhiều thập kỷ qua, nhưng cách hiểu về TLP còn rất khác nhau. Sự khác nhau
đó tập trung chủ yếu ở hai khía cạnh: Thủy lợi phí là chi phí sản xuất hay là khoản
thu của nhà nước đối với nông dân trong việc sử dụng nước ?
Theo Nghị định số 66-CP ngày 5 tháng 6 năm 1962 của Hội đồng Chính phủ (nay là
Chính phủ) thì “phí tổn về quản lý và tu sửa của các hệ thống nông giang” mà người
dùng nước phải trả được gọi là "Thủy lợi phí”.
Theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ cơng trình thủy lợi (số 32/2001/PL-UBTVQH10)
thì TLP “là phí dịch vụ thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ cơng

trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nơng nghiệp để góp phần chi phí cho việc quản lý,
duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ cơng trình thủy lợi và "tiền nước“ là giá tiền trong hợp
đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ cơng
trình thủy lợi ngồi mục đích sản xuất nơng nghiệp”
Như vậy “Thủy lợi phí” thực chất là “tiền nước" (nói đúng hơn là giá nước) được qui
định đối với sản xuất nông nghiệp, trong đó nhà nước đã bao cấp trên 50% giá
thành. Nói cách khác, Thủy lợi phí là một trong những chi phí đầu vào (tương tự như
chi phí về điện, phân, giống...) cho sản xuất sản phẩm trong nông nghiệp có tưới, tiêu
mà người sản xuất phải trả.
Với mức thu thủy lợi phí như những năm vừa qua thì số tiền TLP thu được chỉ để phục
12


vụ cho việc vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi và cho người dùng nước
ngay trên địa bàn của họ, không thu cho ngân sách như các loại thuế, khơng dùng để
chi cho mục đích khác, khơng huy động để chi cho vùng khác.
1.3.2 Các chính sách thủy lợi phí đối với hệ thống thủy lợi và sản xuất nơng nghiệp
ở Việt Nam
Thủy lợi có vai trị quan trọng trong sản xuất và đời sống. Riêng đối với nơng nghiệp,
nơng thơn, nơng dân thì thủy lợi có ý nghĩa quyết định đối với năng suất, sản lượng,
giá thành của các sản phẩm nơng nghiệp có tưới (như lúa, gạo, cà phê, rau, màu, cây
ăn quả…). Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến thủy lợi và đã thực
hiện nhiều chủ trương, chính sách đối với vấn đề này theo phương châm “ Nhà nước
và nhân dân cùng làm”. Chính sách thủy lợi phí của Việt Nam được hình thành rất
sớm, trong quá trình thực hiện được điều chỉnh cho phù hợp theo từng giai đoạn thể
hiện qua hệ thống các văn bản pháp qui về thủy lợi phí:
- Nghị định 66/CP/1962 là văn bản pháp lý đầu tiên của Chính phủ ra đời quy định rõ
về mức thu thuỷ lợi phí trong các hệ thống thuỷ lợi. Tuy nhiên, Nghị định này chỉ
được thi hành đối với tất cả các hệ thống nông giang thuộc loại đại thuỷ nơng, cịn đối
với những hệ thống trung thuỷ nơng thì Uỷ ban hành chính khu, thành, tỉnh sẽ căn cứ

vào điều lệ này để quy định việc thu thuỷ lợi phí sao cho sát với hồn cảnh địa phương
nhằm mục đích tổ chức việc quản lý, khai thác sử dụng tốt hệ thống nông giang, phục
vụ sản xuất nông nghiệp. Nghị định này được ban hành nhằm tăng cường công tác
quản lý và khai thác các hệ thống nơng giang, làm cho việc đóng góp của người dân
được cơng bằng, hợp lý, đảm bảo đồn kết ở nông thôn, đồng thời tạo điều kiện tiến
lên, quản lý các hệ thống nông giang theo chế độ hạch toán kinh tế, thúc đẩy việc tiết
kiệm nước, hạ giá thành quản lý để phục vụ tốt sản xuất nơng nghiệp.
- Với mục đích nâng cao trách nhiệm của người hưởng lợi về nước từ cơng trình thủy
lợi, có thêm kinh phí phục vụ cho quản lý, duy tu, vận hành, ngày 25/8/1984 Hội đồng
Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã ban hành Nghị định 112-HĐBT thay thế cho Nghị
định 66/CP nói trên, quy định mức thu theo tỷ lệ % năng suất lúa từ 4-8% đối với từng
vùng, miền và hình thức tưới, tiêu. Tuy nhiên, Nghị định này được ra đời trong giai
đoạn đất nước còn bao cấp nặng nề, sau gần 20 năm tồn tại không còn phù hợp với quá
13


trình biến đổi của xã hội hiện nay như mức thu thủy lợi phí của địa phương đều ở mức
thấp so với quy định của Nghị định, thường chỉ từ 3-5% năng suất, tình trạng thất thu
thủy lợi phí do dân nợ đọng, chiếm dụng thủy lợi phí sử dụng vào các mục đích khác
của địa phương, cộng với giá đầu vào (điện, xăng dầu, nguyên nhiên vật liệu) luôn
biến động theo chiều hướng tăng trong khi mức thủy lợi phí vẫn giữ ngun theo mức
cũ nên khơng đảm bảo cho các doanh nghiệp KTCTTL hoạt động.
- Để tháo gỡ về tài chính cho các doanh nghiệp KTCTTL, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 143/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình
thủy lợi, trong đó có quy định mức thu thủy lợi phí mới bằng tiền, mức thu từ 2-6,5%
sản lượng, đồng thời quy định mức thu tiền nước đối với các đối tượng sử dụng nước
khác: cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch, phát điện... Những
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn giảm thủy lợi phí;
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì giảm từ 50-70% mức thủy lợi phí.
Như vậy, qua q trình thực hiện việc thu thủy lợi phí của các cơng ty khai thác cơng

trình thủy lợi (CTKTCTTL) của cả nước, cũng như huyện Đông Anh theo các nghị
định trước đây cũng như Nghị định 143/2003/NĐ-CP, lượng thu rất thấp. NĐ
112/HĐBT/1984 mức thu chỉ chiếm khoảng 4-8% năng xuất lúa, thực thu thủy lợi phí
của địa phương đều ở mức thấp hơn so với quy định của Nghị định, thường chỉ từ 35%; NĐ 143/2003/NĐ-CP mức thu bằng tiền chiếm từ 2-6,5% giá trị sản phẩm nông
nghiệp. Thực tế các cơng ty khai thác cơng trình thủy lợi chỉ thu được khoảng 50%
theo quy định, nên kinh phí thu được từ thủy lợi phí so với kinh phí hoạt động hàng
năm của các CTKTCTTL là nhỏ.
Mức thu thủy lợi phí cho một ha tưới theo theo Nghị định 143/2003/NĐ-CP là 2-6,5%,
bình qn khoảng 720.000 đ/ha, trong khi đó nhà nước cịn có chính sách hỗ trợ cho
diện tích lúa nước bằng khoảng 30% thủy lợi phí. Như vậy việc miễn giảm thủy lợi phí
cho nơng nghiệp, giảm chi phí cho nơng dân trong sản xuất nơng nghiệp, khuyến khích
người dân phát triển sản xuất nơng nghiệp; Kinh phí cấp bù của nhà nước cho các
Công ty chiếm tỉ lệ nhỏ so với ngân sách hỗ trợ cho hoạt động của các cơng ty. Theo
Bộ Tài chính, việc thu thủy lợi phí khơng cịn phát huy tác dụng. Cụ thể năm 2006, cả
nước chỉ thu được hơn 900 tỷ đồng thủy lợi phí, trong khi tổng nợ đọng thủy lợi phí
14


trên tồn quốc lên tới 377 tỉ đồng ước tính, mỗi năm nông dân sẽ được hưởng lợi hơn
1.000 tỷ đồng nhờ chính sách này.
Các yếu tố trên là cơ sở cho nhà nước đề ra chính sách miễn giảm thủy lợi phí cho
nơng nghiệp.
1.4 Chính sách miễn giảm thủy lợi phí cho nơng nghiệp
Trong những năm qua Nhà nước đã quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp, phát
triển nông thôn nhằm cải thiện và nâng cao đời sống cho người nông dân. Nhà nước đã
đầu tư số vốn rất lớn để xây dựng các cơng trình thủy lợi, giao thơng nơng thơn,
trường học, đường điện, cơng trình văn hóa. Để chuẩn bị cho việc miễn giảm thủy lợi
phí cho nông nghiệp, nhà nước đã chỉ đạo hai tỉnh Vĩnh Phúc và Hưng n làm thí
điểm về cơng tác giảm Thủy lợi phí cho nơng nghiệp.
Nhìn từ việc làm thí điểm của tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy nó thực sự mang lại khí thế lao

động mới trên các vùng quê, diện tích sản xuất ngày càng được mở rộng. Mặc dù việc
miễn, giảm thủy lợi phí sẽ khiến các Cơng ty quản lý và khai thác cơng trình thủy lợi
gặp khó khăn nhưng việc miễn giảm Thủy lợi phí đã giúp 80% dân số sản xuất nông
nghiệp được hưởng lợi.
Bên cạnh đó ở Hưng Yên tỉnh quyết định giảm 50% thủy lợi phí từ vụ chiêm năm
2007 và miễn 100% cho vụ màu và vụ đông năm 2007, là những tỉnh đi đầu cả nước
về miễn giảm thủy lợi phí. Nhưng một số huyện cũng gặp khó khăn trong chi trả kinh
phí cho các HTX làm dịch vụ dùng nước. Trong khi nơng dân thì phấn khởi được giảm
chi chi phí cho sản xuất nhưng một số nơi cũng phải chịu hậu quả nước tưới được cấp
không đều. Căn cứ vào việc thu thủy lợi phí của các đơn vị quản lý khai thác cơng
trình thủy lợi trong cả nước và kết quả tích cực của các tỉnh làm thí điểm, Chính phủ
đã có chính sách miễn giảm thủy lợi phí cho nơng nghiệp theo Nghị định
154/2007/NĐ-CP. Trong Nghị định Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, trong đó có chính sách miễn
thủy lợi phí đối với: “Hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trong hạn mức giao đất nông
nghiệp, bao gồm: đất do Nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng, chuyển nhượng hợp
15


pháp, kể cả phần diện tích đất 5% cơng ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình
cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng”. Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn và khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư được miễn TLP
đối với toàn bộ diện tích đất, mặt nước dùng vào nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối không phân biệt trong hay ngoài hạn mức giao đất…Các đơn vị
quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi được ngân sách Nhà nước cấp bù số tiền do miễn
thu TLP quy định tại nghị định này.
Đây là chính sách quan trọng của Chính phủ và có tác động mạnh mẽ đối với hoạt
động khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi liên quan chặt chẽ đến đông đảo bà con
nông dân. Từ năm 2008 Nghị định có hiệu lực, đem lại lợi ích cho hàng triệu nơng dân

trên cả nước. Sau đó là Nghị định 115/2008/NĐ-CP thay NĐ 154/2007/NĐ-CP, Nghị
định 67/2012/NĐ-CP thay thế NĐ 115/2008/NĐ-CP, hồn thiện chính sách miễn giảm
thủy lợi phí cho nơng nghiệp phù hợp với thực tế.
Thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí là phải đảm bảo đầy đủ và tiến tới tăng
diện tích đất nơng nghiệp được tưới tiêu, đồng thời đẩy mạnh phân cấp, giao các cơng
trình thủy lợi nhỏ (trạm bơm, hồ chứa quy mô nhỏ) cho người dân, tổ hợp tác dùng
nước để tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng, vận hành hiệu quả.
Bên cạnh đó việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy của các công ty quản lý, khai thác cơng
trình thủy lợi thuộc địa phương quản lý, đồng thời phải nâng cao trình độ cho các cán
bộ của các tổ hợp tác, đơn vị cung ứng dịch vụ thủy lợi ở nhiều địa phương để đảm
bảo năng lực vận hành hệ thống cơng trình thủy lợi.
Khi thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí để hỗ trợ nơng dân thì ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương phải bù đắp khoản kinh phí này, do đó sẽ ảnh hưởng
đến các lĩnh vực kinh tế xã hội khác, mặt khác phải có chính sách sử dụng nguồn nước
một cách tiết kiệm và công bằng giữa các đối tượng sử dụng nước, đồng thời nâng cao
chất lượng hệ thống cơng trình thủy lợi.
Tuy nhiên, sau khi chính sách thủy lợi phí chính thức có hiệu lực, nơng dân ở nhiều
địa phương mong chờ hưởng lợi từ chính sách này. Song, thực tế triển khai tại nhiều
địa phương cho thấy đã có những bất cập xuất hiện trong việc xác định đối tượng miễn
16


thủy lợi phí, cơ chế cấp bù phí thủy lợi, mức cấp bù, khả năng thu thủy lợi phí của các
tổ chức hợp tác dùng nước, chất lượng cung ứng dịch vụ thủy lợi cho các hộ nông
dân…Tất cả những khó khăn trên đã dẫn đến tình trạng nhiều nơi người dân không
được cấp đầy đủ nước để phục vụ sản xuất, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.
Việc Nghiên cứu tình hình thực thi và ảnh hưởng của chính sách miễn thủy lợi phí tới
hoạt động của các hệ thống thủy lợi trong cả nước và Huyện Đông Anh có ý nghĩa
thực tiễn rất lớn.


17


×