Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu "Buôn chuyện" khéo léo nơi công sở docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.79 KB, 4 trang )

"Buôn chuyện" khéo léo nơi công sở
Chúng ta đều biết, “buôn chuyện” là việc cần tránh nơi công sở bởi nó có thể gây
ra nhiều mâu thuẫn giữa các thành viên trong công ty. Tuy nhiên, nếu biết cách
kiểm soát và tận dụng, điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển nghề
nghiệp của bạn.

“Buôn chuyện” là một cách để bạn giao tiếp và hòa hợp cùng đồng nghiệp... (Ảnh
minh họa)

“Buôn chuyện” là một cách để bạn giao tiếp và hòa hợp cùng đồng nghiệp. “Nếu
không tham gia vào những cuộc nói chuyện như vậy ở công sở, mọi người có thể
xa lánh bạn”, Nicole Williams, tác giả cuốn sách “Girls on top: Your guide to
turning dating rules into career success”, cho biết. Thêm nữa, nếu bạn biết trước ai
sắp rời công ty hoặc ai sắp được thăng chức, bạn có thể điều chỉnh bản thân để
nắm bắt cơ hội cho bản thân.
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn kiểm soát những câu chuyện phiếm và sử
dụng chúng cho công việc của mình:
1. Nhớ rằng không phải tất cả các câu chuyện phiếm đều xấu
Những chủ đề không mang tính xây dựng, nội dung không thích hợp như ai trong
công ty đã phẫu thuật thẩm mĩ, chuyện yêu đương của đồng nghiệp, chuyện gia
đình của người khác… là câu chuyện cần tránh nhất. Nhưng nếu mọi người
chuyển đề tài sang nguyên nhân cơn giận giữ của sếp hay những thói quen đặc biệt
của sếp, bạn có thể chăm chú lắng nghe. Frances Cole Jones, chủ tịch của tổ chức
quản lí truyền thông và tác giả cuốn sách “33 điều bạn cần và không cần thực hiện
để bảo đảm sự cạnh tranh của mình trong thế giới công việc hiện tại”, khuyên bạn
nên chú ý tới sở thích của người quản lí, như môn thể thao yêu thích, các hoạt
động tình nguyên họ tham gia hoặc con họ bao nhiều tuổi. Bạn sẽ rút ra những thói
quen, sở thích nào được sếp đánh giá cao và điều chỉnh cách cư xử của mình một
cách thích hợp để “lấy lòng” sếp.
2. Lắng nghe nhiều hơn nói
Sẽ tốt hơn nếu bạn chỉ là người tiếp nhận chứ không phải người phát tán chuyện


phiếm. Chris Perry, người thành lập Career Rocketer, một mạng lưới nghiên cứu
sự nghiệp, cho biết: “Việc phát tán tin đồn có thể làm ảnh hưởng tới công ty cũng
như danh tiếng của người phát tán.” Do đó, thay vì “bới móc” câu chuyện của
người khác, hãy lắng nghe và chọn lọc những thông tin có ích cho công việc của
bạn, ví dụ như về dự án mới hay chuyện thăng tiến, ai là người sắp rời công ty…

Sẽ tốt hơn nếu bạn chỉ là người tiếp nhận chứ không phải người phát tán chuyện
phiếm... (Ảnh minh họa)
3. Cân nhắc kĩ trước khi hành động
Bạn vừa nghe thấy tin đồn hay dấu hiệu có người chuẩn bị nghỉ việc nhưng đừng
vội chạy tới chất vấn họ hoặc đi nói với tất cả mọi người trong phòng/ công ty.
Nếu bạn thân thiết với người đó, bạn có thể nói chuyện bình thường với anh/ chị
ấy và thậm chí người ấy còn tình nguyện cho bạn biết mọi việc. Ngoài ra, bạn
cũng có thể tìm hiểu ở phòng nhân sự. Khi biết chắc chắn thông tin, bạn sẽ biết
mình cần làm gì tiếp theo.
4. Cẩn trọng với những điều bạn chia sẻ với người khác
“Đôi khi, để bắt đầu câu chuyện với mọi người, bạn sẵn sàng đặt cược một điều gì
đó”, Williams nói. Ví dụ, bạn đưa ra một thông tin “hot” trong khi chưa chắc chắn
về độ chính xác về nó. Nếu nó không đúng sự thật, bạn sẽ mang tiếng xấu là dựng
chuyện. “ Buôn chuyện” là việc làm mạo hiểm, vì thế đừng chia sẻ bất cứ điều gì
ảnh hưởng tới nềm tin của người khác với bạn. Và hãy tránh phát tán tin đồn về
đời sống cá nhân của người khác.
5. Không viết ra những câu chuyện phiếm
Những chuyện phiếm bạn gửi qua email tới mọi người có thể trở thành bằng
chứng chống lại bạn khi có tranh cãi. Hơn nữa, bạn sẽ không biết được những
người nào có thể đọc những email đó. Vì thế, đừng dại dột truyền bá chúng qua
văn bản.

×