Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Tác động của hoạt dộng du lịch đối với đời sống văn hóa xã hội của cư dân tại khu du lịch tam cốc bích động ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 134 trang )

Bộ Giáo dục và đào tạo

Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch

Trờng Đại học văn hoá H Nội

--------------------

LƯƠNG THị PHƯƠNG

VĂN HóA TRUYềN THốNG LNG Cổ ĐÔNG SƠN
(phờng hm rồng, thnh phố thanh hoá)

Chuyên ngành : VĂN HóA HọC
M số

: 60 31 70

Luận văn Thạc sĩ văn hoá học

Ngời hớng dÉn khoa häc: ts. T¹ long

Hμ néi - 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, em đã nhận được sự chỉ bảo
và hướng dẫn tận tình, khoa học của TS. Tạ Long. Em xin gửi tới Thầy lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Đồng thời cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Thư viện Tổng hợp tỉnh
Thanh Hóa, ơng Nguyễn Đức Trường – Phó chủ tịch UBND phường Hàm


Rồng, ơng Nguyễn Văn Huệ - Trưởng làng cổ Đông Sơn, ông Lương Trọng
Duệ và các cụ cao niên trong làng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tư
liệu liên quan đến đề tài.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè tơi,
những người đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp của mình.
Nhờ những sự giúp đỡ q báu đó em đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này. Tuy nhiên do khả năng còn hạn chế nên chắc chắn luận văn cịn
nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành
của các thầy cơ giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2012
Học viên
Lương Thị Phương


1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. 3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HỐ TRUYỀN
THỐNG LÀNG CỔ ĐƠNG SƠN ...........................................................11
1.1. Yếu tố tự nhiên và dân cư.......................................................................... 11
1.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên .................................................................. 11
1.1.2. Đặc điểm dân cư ................................................................................ 12
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng ............................................... 14
1.2.1. Lịch sử hình thành .............................................................................. 14
1.2.2. Các giai đoạn phát triển của làng ....................................................... 16
1.3. Đặc điểm kinh tế ......................................................................................... 20
1.3.1. Nông nghiệp ....................................................................................... 20

1.3.2. Các nghề thủ công .............................................................................. 22
1.3.3. Thương nghiệp ................................................................................... 23
1.4. Cơ cấu tổ chức của làng cổ Đông Sơn ...................................................... 23
1.4.1. Cơ cấu tổ chức làng cổ Đông Sơn trước năm 1945 ........................... 23
1.4.2. Cơ cấu tổ chức làng cổ Đông Sơn hiện nay ....................................... 30
Tiểu kết ............................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH TỐ CỦA VĂN HỐ TRUYỀN THỐNG
LÀNG CỔ ĐƠNG SƠN .........................................................................32
2.1. Những giá trị văn hố vật thể ................................................................... 32
2.1.1. Đình và Đền Đức Thánh Cả ............................................................... 32
2.1.2. Miếu Nhị ............................................................................................ 37
2.1.3. Đền Mẫu ............................................................................................. 38
2.1.4. Chùa Đông Sơn .................................................................................. 40
2.1.5. Văn chỉ, Võ chỉ .................................................................................. 47
2.1.6. Di chỉ khảo cổ học văn hoá Đông Sơn............................................... 49


2
2.1.7. Nhà cổ ................................................................................................ 54
2.2. Những giá trị văn hoá phi vật thể ............................................................. 58
2.2.1. Tín ngưỡng thờ Thành hồng làng..................................................... 58
2.2.2. Lễ hội ở Đông Sơn ............................................................................. 59
2.2.3. Phong tục tập quán ............................................................................. 64
2.2.4. Truyền thống học tập và khoa cử của làng ........................................ 67
2.3. Vị trí, vai trị của văn hóa truyền thống làng cổ Đơng Sơn trong nền
cảnh văn hố Đơng Sơn và xứ Thanh ............................................................. 69
Tiểu kết ............................................................................................................... 73
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỐ
TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ ĐƠNG SƠN TRONG Q TRÌNH ĐƠ
THỊ HỐ HIỆN NAY ...........................................................................74

3.1. Đơ thị hố và tác động của đơ thị hố đối với q trình phát triển
kinh tế - xã hội của làng cổ Đơng Sơn ............................................................. 74
3.1.1. Đơ thị hố và những vấn đề đặt ra ..................................................... 74
3.1.2. Làng cổ Đông Sơn với sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế - xã hội .... 79
3.2. Những biến đổi văn hoá truyền thống làng cổ Đơng Sơn dưới tác
động của q trình đơ thị hoá hiện nay .......................................................... 83
3.2.1. Những biến đổi giá trị văn hoá vật thể ............................................... 83
3.2.2. Những biến đổi giá trị văn hoá phi vật thể......................................... 86
3.3. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hố truyền
thống làng cổ Đơng Sơn trong q trình đơ thị hố hiện nay....................... 87
3.3.1. Quan điểm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống .... 87
3.3.2. Một số giải pháp cụ thể ..................................................................... 90
3.3.3. Một số khuyến nghị........................................................................... 100
Tiểu kết ............................................................................................................... 101
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 104
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 107


3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
- âl

=

âm lịch


- CNH – HĐH

=

Cơng nghiệp hố - Hiện đại hoá

- HTX

=

Hợp tác xã

- KHXH

=

Khoa học xã hội

- Nxb

=

Nhà xuất bản

- UBND

=

Uỷ ban nhân dân



4
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa làng là một thành tố trong văn hóa truyền thống Việt Nam.
Văn hóa làng q như suối đầu nguồn tạo nên dịng chảy văn hóa dân tộc, như
con sơng nhỏ chở nặng phù sa bồi đắp cho làng quê ngày càng trù phú. Hiện
nay, đơ thị hóa nơng thơn đang tác động khơng nhỏ đến việc gìn giữ, bảo lưu
bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có bản sắc văn hóa làng. Vì vậy, để giữ
được các giá trị của văn hóa làng khơng chỉ là sự quan tâm của các cấp chính
quyền mà cịn là sự “vào cuộc” thật mạnh mẽ của cả cộng đồng.
Xứ Thanh một miền “ Địa linh, nhân kiệt”, như một người mẹ đôn hậu
và thông minh đã sản sinh cho đất nước biết bao anh hùng và danh nhân văn
hóa. Đây cịn là q hương của ba dòng vua ( Tiền Lê, Nhà Hồ, Hậu Lê), là
nơi của hai dòng chúa: Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn. Thanh Hóa có bề dày về
lịch sử đấu tranh cách mạng từ bao đời và truyền thống văn hóa, lại có địa
hình thiên nhiên sơng núi phong phú đa dạng. Vì thế di tích và thắng cảnh xứ
Thanh rất thơ mộng và đặc sắc. Thanh Hóa đã vang danh tên tuổi bởi văn hóa
Núi Đọ, văn hóa Đơng Sơn, mảnh đất của Bà Triệu cưỡi voi đánh giặc và
Lam Sơn tụ nghĩa của Lê Lợi mười năm làm rạng rỡ non sông đất nước.
Chúng ta đã từng nghe nhiều đến văn hóa Đơng Sơn. Sự nổi tiếng của
nền văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, nền văn hóa có sức sống mãnh
liệt, lâu bền và lan tỏa khắp vùng Đông Nam Á, phản ánh một thời kỳ phát
triển văn hố rực rỡ mà chủ nhân của nó là những người Việt cổ, là điều
khơng cần phải nói thêm. Nói đến văn hố Đơng Sơn là nói đến trống đồng,
nó gần như là tuyệt đỉnh của nghệ thuật đúc đồng với kỹ thuật phát triển đạt
tới đỉnh cao của thế giới cổ đại mà cho đến nay khiến cả thế giới phải khâm
phục. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, ở nơi phát hiện di chỉ khảo cổ học Đơng

Sơn nổi tiếng ấy, có một làng cổ với bề dày lịch sử hơn 2000 năm – Làng cổ


5
Đông Sơn. Đến với làng Đông Sơn là đến với một khơng gian văn hóa lâu
đời, giàu truyền thống.
Vào năm 1965, khi ngang qua xứ Thanh, nhà thơ Huy Cận đã từng viết
bài thơ “Chào Đông Sơn” để ca ngợi vùng đất này:
“Đông Sơn thôn anh hùng chống Mỹ
Nơi sơ sinh nền văn hoá quê nhà
Trống đồng vọng từ ba mươi thế kỷ
Lấp lánh trong luồng mắt chớp ra đa…”
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của thời gian, đặc biệt là những cuộc
ném bom tàn khốc của đế quốc Mỹ, tồn bộ làng Đơng Sơn đã bị tàn phá một
cách nặng nề, tuy vậy, làng vẫn giữ được nét êm đềm, cổ kính của một làng
Việt thuần nơng. Làng vẫn cịn giữ lại được chục ngơi nhà cổ có niên đại hơn
100 năm. Hiện nay, các đường làng, ngõ xóm đều giữ nguyên được cấu trúc
xưa với lối đường ngang - ngõ dọc. Làng có độ bốn, năm ngõ với chiếc cổng
vịm mềm mại, cổ kính mà rất vững chãi. Mỗi ngõ quần cư khoảng vài ba
chục nóc nhà; nhà cửa được phân bố như ô bàn cờ một cách rất tự nhiên và
khoa học. Vị thế của làng cho phép phát huy triệt để lợi thế của kinh tế ruộng
nước và đất đồi. Hệ thống di tích đình, chùa, miếu được tạo dựng và phân bố
hợp lý tạo nên những cảnh bình dị, giếng nước mái đình rất đỗi thân thương.
Ít có một làng q Việt Nam nào có bề dày lịch sử và q trình phát triển liên
tục như làng cổ Đông Sơn. Làng cổ Đông Sơn là địa điểm với những chứng
tích phát triển liên tục từ buổi các vua Hùng dựng nước cho đến thời hiện đại.
Theo dịng lịch sử có thể thấy lịch sử của làng gắn liền với những bước thăng
trầm của lịch sử vùng đất xứ Thanh.
Tuy nhiên, hiện nay dưới tác động của q trình cơng nghiệp hóa – hiện
đại hóa và đơ thị hóa, vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền

thống của một trong những ngôi làng cổ đẹp vào loại nhất nước này, đang
được đặt ra một cách cấp thiết. Nhất là khi dự án quy hoạch xây dựng Khu du


6
lịch văn hóa Hàm Rồng theo quyết định số 842/QĐ - UB của UBND tỉnh
Thanh Hóa năm 2000 đã và đang ảnh hưởng khơng nhỏ tới hệ thống di tích có
giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật của làng cổ Đông Sơn. Tám
mươi phần trăm đất nông nghiệp của người dân trong làng đã bị thu hồi cho
các dự án thương mại. Những khu vui chơi nghỉ mát, nhà nghỉ, hồ bơi, sân
tennis, các quán lẩu dê… mọc lên ngày một nhiều. Các khu đất đầu làng trở
nên đắt đỏ, làng đang có nguy cơ… “phố hóa”.
Nghiên cứu những giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đơng Sơn
là một đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Khi hồn thành, cơng trình
nghiên cứu sẽ cung cấp cho người đọc một cái nhìn tồn cảnh về văn hóa
truyền thống của ngơi làng cổ được cho là niềm tự hào của xứ Thanh này.
Đồng thời, trong bối cảnh đơ thị hóa hiện nay, khi mà tỉnh Thanh Hóa đang
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thì việc nghiên cứu những giá trị văn hóa
truyền thống của làng cổ Đơng Sơn có ý nghĩa to lớn trong công tác bảo tồn
và phát huy nội lực phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Chính vì những lý do trên, tơi quyết định chọn đề tài: “Văn hóa truyền
thống làng cổ Đơng Sơn (phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa)” làm
đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài làng xã Việt Nam đã được các học giả trong và ngoài nước đề
cập đến từ lâu với nhiều khía cạnh và góc độ tiếp cận khác nhau. Các nghiên
cứu đầu tiên về làng xã Việt Nam được bắt đầu với những học giả người Pháp
từ những năm cuối thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, văn hóa làng cũng rất được các
học giả trong nước quan tâm nghiên cứu. Chủ yếu là những cơng trình nghiên

cứu bối cảnh chung về làng xã Việt Nam, chủ yếu về kết cấu kinh tế - xã hội,
cơ cấu tổ chức, đặc điểm chung của các loại hình làng…Những cơng trình
nghiên cứu và tác giả tiêu biểu phải kể đến như: Nếp cũ làng xã Việt Nam của


7
Toan Ánh [1], Làng Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - xã hội – văn hóa của
Phan Đại Doãn [8], Lệ làng phép nước, Hương ước và quản lý làng xã của
Bùi Xn Đính [10], [11], Tìm hiểu làng Việt của Diệp Đình Hoa [14], Làng
văn hóa cổ truyền Việt Nam do Vũ Ngọc Khánh chủ biên [16], Cơ cấu tổ chức
của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của Trần Từ [34],…
Về văn hóa làng xứ Thanh, có một số cơng trình nghiên cứu đề cập
đến như Tên làng xã Thanh Hóa của Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử
Thanh Hóa [2], Làng nghề thủ cơng và làng khoa bảng thời phong kiến ở
đồng bằng sông Mã của Hà Mạnh Khoa [17], Khảo sát văn hóa truyền thống
Đông Sơn của tập thể tác giả Trần Thị Liên, Phạm Văn Đấu, Phạm Minh Trị
[19], Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa xứ Thanh của Hồng Anh Nhân
[21].
Về làng cổ Đơng Sơn thì được đề cập đến trong một số tác phẩm như
Thanh Hóa Di tích và Danh thắng tập III do Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh
Hóa biên soạn [5], Làng cổ Đơng Sơn của Lương Đại Dũng - một người con
của làng Đông Sơn [9], Thắng cảnh Đơng Sơn – Hàm Rồng của Hồng Tuấn
Phổ [22].
Các cơng trình nghiên cứu về làng cổ Đơng Sơn phần lớn chỉ mới dừng
lại ở việc giới thiệu cảnh đẹp hay điểm qua một vài nét văn hóa truyền thống.
Riêng cuốn sách Làng cổ Đông Sơn của Lương Đại Dũng giới thiệu khá tổng
quan về làng cổ Đông Sơn, tuy nhiên một số nét văn hoá truyền thống tiêu
biểu của làng thì chưa được nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu hoặc chưa
được đề cập đến như hệ thống nhà cổ, biến đổi văn hoá truyền thống trước tác
động của q trình đơ thị hố hiện nay.

Như vậy, qua khảo sát của tác giả thì chưa có một cơng trình nghiên
cứu nào đề cập một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về những giá
trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đơng Sơn, cũng như những biến đổi văn
hóa trước tác động của quá trình đơ thị hóa hiện nay. Trong luận văn của


8
mình, tác giả tiếp thu một số kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước. Từ
đó tác giả tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu của mình với mong muốn góp
phần lấp dần khoảng trống nghiên cứu trước đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu các yếu tố cấu thành văn hóa truyền
thống làng cổ Đơng Sơn. Qua đó, chỉ ra được những nét riêng, tiêu biểu nhất
trong các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đơng Sơn trong nền cảnh
văn hóa Đơng Sơn và xứ Thanh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Giới thiệu các thành tố của văn hoá truyền thống làng cổ Đông Sơn.
- Đồng thời chỉ ra những tác động của q trình đơ thị hóa đối với văn
hóa truyền thống làng cổ Đơng Sơn trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống làng cổ Đơng Sơn trong công cuộc đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội của Đơng Sơn nói riêng và xứ Thanh nói chung.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các thành tố của văn hóa
truyền thống làng cổ Đơng Sơn, thể hiện ở các giá trị văn hóa vật thể và văn
hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, dưới góc độ văn hóa, luận văn tìm hiểu mối
tương quan, ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, lịch sử, cư dân, xã hội đối
với việc hình thành diện mạo văn hóa truyền thống của làng cổ Đông Sơn.

* Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về thời gian: luận văn nghiên cứu các yếu tố cấu thành nền văn hóa
truyền thống của làng cổ Đông Sơn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
cho đến nay.
- Về không gian: luận văn chủ yếu khảo sát ở làng cổ Đông Sơn thuộc
địa bàn phường Hàm Rồng – Thành phố Thanh Hóa. Bên cạnh đó, do quá


9
trình nghiên cứu luận văn cần tìm hiểu vị trí, vai trị của văn hóa truyền thống
làng cổ Đơng Sơn trong nền cảnh văn hóa Đơng Sơn và xứ Thanh, cũng như
có một số yếu tố văn hóa liên quan nên luận văn mở rộng địa bàn nghiên cứu
sang một số làng xung quanh.

5. Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể mà luận văn sử dụng như:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: dân tộc học, sử học, khảo cổ
học, văn hóa dân gian…
- Phương pháp điền dã: trực tiếp đi khảo sát, phỏng vấn thực tế tại làng
cổ Đơng Sơn.
- Luận văn cịn sử dụng phương pháp hệ thống: đặt văn hóa làng cổ
Đơng Sơn trong mối quan hệ tổng thể với các yếu tố khác như lịch sử hình
thành làng, cơ sở kinh tế - xã hội.
- Trên cơ sở các nguồn tài liệu thành văn và nguồn tư liệu thu thập được
qua điền dã, tác giả tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra những nét
riêng, tiêu biểu trong giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đơng Sơn,
những biến đổi văn hoá trong thời kỳ hiện nay nhằm đưa ra những giải pháp
thiết thực và hiệu quả.

6. Những đóng góp của luận văn

- Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của những tác giả đi trước,
luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện và chuyên sâu về văn
hóa truyền thống làng cổ Đơng Sơn – Thanh Hóa, chỉ ra được vị trí, vai trị
của văn hóa truyền thống làng cổ Đơng Sơn trong nền cảnh văn hóa Đơng
Sơn và xứ Thanh.
- Luận văn góp thêm cơ sở khoa học để chính quyền phường Hàm
Rồng và tỉnh Thanh Hóa tham khảo trong việc đề ra các giải pháp để bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đông Sơn trong việc


10
phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương trong
bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa hiện nay. Đặc biệt luận
văn có thể là tài liệu tham khảo cho Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh
Thanh Hóa và Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng trong việc khai thác các giá trị
văn hóa truyển thống của làng cổ Đông Sơn phục vụ phát triển du lịch văn
hóa. Góp phần đưa làng cổ Đơng Sơn trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa ấn
tượng của xứ Thanh nói riêng và Việt Nam nói chung trong mắt bạn bè quốc tế.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu giúp cho nhân dân địa
phương hiểu thêm và tự hào về văn hóa truyền thống của q hương mình, để
mọi người khơng chỉ tự hào vì nơi đây là nơi phát hiện di chỉ khảo cổ học
Đông Sơn và trống đồng Đông Sơn nổi tiếng thế giới, mà cịn là một làng cổ
có văn hóa truyền thống lâu đời hàng nghìn năm lịch sử. Qua đó, nâng cao
tình u q hương, tinh thần đồn kết xây dựng q hương Đơng Sơn nói
riêng và xứ Thanh nói chung ngày càng giàu đẹp và văn minh.
- Luận văn góp thêm tư liệu vào việc nghiên cứu làng xã vùng đồng
bằng Sơng Mã nói riêng và văn hóa làng người Việt nói chung.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,

nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những yếu tố tác động đến văn hố truyền thống làng cổ
Đơng Sơn.
Chương 2: Các thành tố của văn hóa truyền thống làng cổ Đơng Sơn.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống làng
cổ Đơng Sơn trong q trình đơ thị hóa hiện nay.


11
CHƯƠNG 1
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG
LÀNG CỔ ĐÔNG SƠN
1.1. Yếu tố tự nhiên và dân cư
1.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên
Làng Đông Sơn nằm ở vị trí 2206 vĩ tuyến Bắc, 114093 kinh tuyến
Đơng, cách cầu Hàm Rồng và quốc lộ 1A khoảng 900m về phía Tây Bắc,
cách trung tâm thành phố Thanh Hố khoảng hơn 4 km về phía Bắc – Đơng
Bắc, ngay bên hữu ngạn sông Mã, là khu vực trung tâm đồng bằng Thanh
Hoá, làng được bồi đắp bởi phù sa sông Mã và sông Chu, song cảnh quan nơi
đây lại xen rải rác nhiều núi đá, núi đất bao quanh làng, tạo thế vững chãi cho
một thung lũng.
Làng Đông Sơn từ xưa vốn dựa lưng vào thân núi Rồng (núi Sau Làng)
quay mặt về hướng Tây, chạy từ Đông sang Tây. Phía Bắc làng được bao bọc
bởi núi Voi, núi Tràng Tiền, đồng Ngược, bãi bồi giáp làng Dương Xá (hay
còn gọi là làng Giàng), xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hố. Phía Nam làng
được khống chế bởi núi Mã n, tiếp là núi Vàng, núi Cuộc, núi Cánh Tiên,
đến cánh đồng Me giáp làng Nghĩa Phương, phường Hàm Rồng; làng Nam
Ngạn, phường Nam Ngạn; giáp làng Đông Tác, phường Đông Thọ, thành phố
Thanh Hố. Phía Tây giáp với cánh đồng Đông giáp làng Đông Thổ (Hạc Oa)
xã Đông Cương, huyện Đơng Sơn. Phía Đơng tựa lưng vào thân núi Rồng,

cịn gọi là núi Sau Làng, dọc theo bờ hữu ngạn sông Mã, từ làng Dương Xá
đến giáp làng Nam Ngạn. Bên bờ tả ngạn sông Mã là Thị trấn Tào Xun, xã
Hoằng Long của huyện Hoằng Hố.
Làng Đơng Sơn nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Trung Bộ, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa, cũng như gió Lào và cũng


12
phân chia 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Với địa thế, địa hình đồng
ruộng, Đơng Sơn có nhiều thuận lợi trong việc tưới, tiêu, nhờ có nước sơng
Mã cũng như các khe suối, chỉ riêng cánh đồng Đông bị hạn chế về thoát lũ
(thường bị mất mùa khi mưa to).
Đối với địa thế tụ cư của làng, với địa hình 3 mặt: Bắc, Đơng, Nam là
núi đồi bao bọc, phía Tây thống đãng nhưng vào mùa hè mặt trời chiếu thẳng
vào nhà từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, làm nhiệt độ tăng cao, khó chịu hơn
khi những ngày có gió Lào, tuy gần sơng, biển, chiều và tối thường có gió
nồm Nam mang hơi nước rất mát nhưng rất ít gió lọt được vào làng. Về mùa
đơng thì ấm hơn vì có núi voi, cửa Luỹ, núi Sau Làng chắn, hạn chế gió Bắc
và Đơng Bắc.
Cứ nhìn vào thế đất, thế núi, thế sơng cũng đủ thấy người Đông Sơn
xưa đã chọn địa điểm quần cư có một vị trí hết sức ý nghĩa cả về mặt kinh tế,
quân sự lẫn chính trị biết chừng nào. Ba mặt có núi cao ngăn cách, phía trước
là sơng, thật là vị trí tuyệt đẹp cho phịng thủ, yếu tố khách quan khá tốt bảo
đảm an ninh cho tập thể người ở đây sống vào thời điểm mà trong cuộc sống
xã hội có nhiều biến động.
Là vùng kinh tế phát triển, là đầu mối giao tiếp nối liền hệ thống các
địa điểm quần cư khác như Thiệu Dương (huyện Thiệu Hoá), Hoằng Lý,
Hoằng Quỳ (huyện Hoằng Hoá)... là cứ điểm phịng ngự đáng tin cậy của
miền, địa điểm Đơng Sơn hẳn có vai trị rất quan trọng về chính trị. Khu vực
Đơng Sơn có thể giữ tư cách là trung tâm của bộ Cửu Chân thời Hùng Vương

như trên đã được chứng minh bằng ý nghĩa và tác dụng của vị trí địa lý tự
nhiên của vùng này, nó cịn có thể chứng minh bằng những chứng cứ khảo cổ
học đã được các nhà khoa học thu thập.
1.1.2. Đặc điểm dân cư
Cư dân Đông Sơn sau chiến tranh Lê - Mạc ( qua gia phả của các dòng
họ ở Đơng Sơn như: Lương Trọng, Lương Trí, Lương Bá) là nơi tụ cư của các


13
tộc họ: Dương, Đặng, Lê, Lương, Nguyễn. Riêng họ Lương là đơng nhất
gồm: Lương Bá, Lương Trọng, Lương Trí; họ Nguyễn có 3 dịng; họ Lê cũng
có 3 dịng. Năm 1954, có thêm một số anh em thương bệnh binh được nhận
làm con ni tại làng. Từ đó có thêm các họ mới: Đinh, Đoàn, Hà, Trần. Cho
đến đầu thế kỷ XXI phần lớn các dòng họ vẫn ở quanh khu vực làng Đông
Sơn. Dân số phát triển, nên một số hộ dân trong làng tách ra lập trại quanh núi
Đồng Trấm nay là xóm Đơng Quang. Ngồi ra trên con đường lập nghiệp,
con cháu làng Đông Sơn đã ổn định cuộc sống và định cư ở nhiều miền đất
mới như định cư tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Tây Nguyên và một
vài địa phương khác. Tính đến năm 2012, theo thống kê nhân khẩu của
Trưởng làng Đơng Sơn – Ơng Nguyễn Văn Huệ thì làng có 332 hộ dân với số
nhân khẩu là 1.205 khẩu (không kể những hộ đã lập nghiệp nơi khác).
Trong cuộc sống thường ngày, người làng Đông Sơn sống giản dị, chân
phương, đơn hậu, có tình, có nghĩa, đồn kết. Quan hệ cộng đồng, văn hóa
làng xã, ngồi sự gắn kết của quan hệ huyết thống gần hay xa 4 - 5 đời, dòng
máu của các dòng họ đã pha quyện vào nhau, cịn là tình làng nghĩa xóm gắn
bó, bao bọc lúc đói kém, tối lửa tắt đèn, san sẻ buồn vui qua nhiều thế hệ. Dù
định cư, lập nghiệp, sinh sống ở đâu người Đông Sơn vẫn nhớ tới cội nguồn,
tìm đến nhau, ai ai cũng tâm niệm đóng góp một phần cơng sức để xây dựng
q hương mình. Hàng năm vào dịp tết âl và ngày giỗ Thánh, hội làng vào
ngày 3 tháng 3 âl, người Đông Sơn lại về làng tụ họp, ở làng cũng truyền tụng

câu ca:
“Nhắn ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ Thánh tháng ba thì về
Dù ai có bận trăm bề
Ngày ba giỗ Thánh nhớ về hội quê”.


14
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng
1.2.1. Lịch sử hình thành
Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng thì Đơng Sơn được lập từ
hai trang Đông Cương Thượng và Đông Cương Hạ vào khoảng những năm
1740 – 1780.
Đơng Cương Hạ nằm phía Tây Nam làng và Đơng Cương Thượng ở
phía Bắc làng hiện nay. Người làng Đông Sơn đời này qua đời khác truyền
tụng rằng: Trang Đơng Cương Hạ, đóng tại khu vực Ba Khe kéo tới đồng
Khang, lưng tựa vào phần thấp núi Cánh Tiên, giáp làng Đông Thổ, mặt quay
về hướng Đông Bắc. Ở đây khơng cịn dấu tích gì, chỉ biết hiện nay một số
dịng họ cịn có mộ tổ tại Ba Khe (khu vực kho xăng dầu hiện nay) [9, tr.13].
Trang Đông Cương Thượng, tại khu vực đồng Ra, lưng tựa vào núi
Voi, mặt quay về hướng Đơng Bắc. Dấu tích nơi đây cũng có mồ mả của một
số dịng họ tại đồng Thông, đồng Thăng, đồng Ngược giáp làng Dương Xá.
Khu vực này, năm 1965 có một số hộ làm nhà tạm tránh máy bay Mỹ, sau đó
làm nhà kiên cố và ở luôn đến bây giờ. Một số gia đình trong q trình đào
móng làm nhà đã thu được một số đồ dùng bằng đồng (người dân không biết
là cổ vật nên đã bán cho người mua phế liệu). Theo truyền thuyết, Đức Thánh
Cả hoá tại khu vực này và dân làng đã lập miếu thờ. Nền miếu cũ nay là nơi
ông Lương Trọng Cẩn đang ở. Do hai trang đều đóng ở doi đất hẹp, lại đều
quay mặt về hướng Đơng Bắc nên khí hậu khơng tốt, người dân hay bị đau
ốm. Năm 1740, Cấm hoa thị vệ Trịnh Thế Lợi, quan nhà Lê, phụng mệnh vua

Lê về Thanh Hố tìm đất để lập chiến khu chống thù trong giặc ngồi, phịng
khi có biến cố. Ơng đã về khảo sát vùng đất Đông Sơn và thấy ngay đây là
vùng đất đẹp, vừa là nơi phát triển kinh tế thuận lợi, vừa là nơi có địa thế
hiểm yếu rất phù hợp cho việc lập hậu cứ. Sau khi xác định vị thế đất, ông
bàn với hai trang Đông Cương Thượng và Đông Cương Hạ cùng về lập làng


15
mới, chính là làng Đơng Sơn ngày nay. Trong q trình thuyết phục hai trang
về lập làng mới có sự giúp sức của ơng Lương Viết Vượng họ Lương Trí
(theo gia phả của họ Lương Trí). Để ghi nhớ cơng ơn của Trịnh Thế Lợi, làng
Đông Sơn đã tôn là Thành Hoàng làng và lập miếu thờ tại trung tâm làng, gọi
là miếu Nhị [9, tr.14].
Tại làng Đông Sơn, đa số gia phả của các họ như họ Lương Trọng,
Lương Trí, Lương Bá… ghi cụ tổ dịng họ có từ thế kỷ XIV, XV. Đặc biệt
trang đầu gia phả có ghi: “Những đời trước ghi không rõ, nên chỉ ghi được từ
đời này”! Như vậy các dịng họ có thể cịn xuất hiện ở đây sớm hơn nữa,
nhưng đã khơng ghi lại được.
Theo các tài liệu khảo cổ học thì tại khu vực làng Đông Sơn đã hiện
hữu cư dân cách đây hàng ngàn năm. Qua 7 lần tiến hành khai quật khảo cổ
quanh khu vực canh tác của làng, đặc biệt là 2 điểm khảo cổ ngay sát làng:
Đầu làng là Cồn Tam Thai (tức là 3 gò đất nối liền nhau, mỗi gò tròn như
bụng bà chửa - gọi là Tam Thai được khai quật năm 1960) và điểm cuối làng
là Vườn Chùa được khai quật lần thứ 7 vào tháng 12 năm 2003 cùng với sự
hiện diện của chùa làng: chùa Đơng Sơn hay cịn gọi là Am Vân Tự (Quán
Viên Tự) từ khoảng cuối triều Lý đầu triều Trần, đã minh chứng một điều
rằng thời kỳ đó khu vực này đã có cư dân sinh sống tại đây và có một đời
sống kinh tế, văn hố rất cao. Sau đó vì nhiều lý do: Lịch sử đấu tranh tồn tại
của nước Việt chống ngoại xâm, nội chiến khốc liệt…kéo dài liên miên, mảnh
đất này lại là điểm rất nhạy cảm khi có chiến sự, cư dân sinh sống tại đây

đương nhiên phải chịu nhiều tổn thất hoặc khơng cịn tồn tại, hoặc chuyển đi
nơi khác. Có thể một bộ phận dân cư đã lập ra hai trang Đông Cương Thượng
và Đông Cương Hạ. Rồi đến khi nước Việt thái bình sau chiến tranh Lê Mạc, đất lành chim lại đậu. Đúng thời điểm ấy Cấm hoa thị vệ Trịnh Thế Lợi
xuất hiện. Làng Đông Sơn được tái lập ngay trên mảnh đất người Đông Sơn
cổ đã tụ cư hàng ngàn năm trước.


16
Làng Đông Sơn lưng tựa vào thân núi Rồng, núi Cánh Tiên án ngữ
vịng ngồi, núi nối núi trùng điệp cùng dịng sơng Mã uốn quanh, địa thế của
làng Đơng Sơn tốt lên vẻ đẹp hùng vĩ, non sơng kỳ ảo, phong thuỷ địa linh.
Mặt hướng về phía Tây thống đãng với cánh đồng lúa 2 vụ thẳng cánh cò
bay. Phía Nam và Bắc làng đều có núi bao quanh. Đường chính đi vào làng từ
phía Đơng Nam cũng phải leo dốc dài khoảng 150m. Có thể đi vào làng Đơng
Sơn bằng hai đường khác nhưng rất khó đi như đường qua làng Đơng Thổ (từ
phía Tây Nam) và đường đi từ làng Dương Xá (từ phía Đơng Bắc). Cũng có
thể đây là ý định của người tìm đất lập làng, xây dựng làng thành căn cứ địa.
Về mặt an ninh đây là một vị trí chiến lược lý tưởng chống thú dữ, chống
trộm cướp, chống kẻ thù, bảo vệ làng. Có lẽ cũng vì thế mà rất ít người biết có
một làng Đơng Sơn đã và đang tồn tại hàng bao năm nay tại đây. Sau sự kiện
năm 1924, làng Đông Sơn mới được nhiều người biết đến và sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945, làng Đông Sơn mới rộng mở với bên ngoài. Người xưa
đã khái quát thế đất làng Đông Sơn qua bốn câu thơ sau:
“Long Hổ đồng hội kiến
Sơn thuỷ cộng tri giao
Xã tắc như thạch diện
Hồng thuỷ bất ba đào”
(Nghĩa là: ở thế đất đã hội tụ đủ cả Rồng và Hổ, núi sơng hồ quyện vào nhau
hữu tình, xã tắc vững như bàn thạch, nước lớn nhưng khơng sóng gió).
1.2.2. Các giai đoạn phát triển của làng

* Làng Đông Sơn thời kỳ đồ đá và trước cơng ngun
Khơng thấy tài liệu nào nói về dân cư ở đây, song căn cứ vào hàng
ngàn di vật khảo cổ học như cơng cụ, mộ táng…tìm thấy tại khu vực làng
Đơng Sơn có tuổi tới 3000 – 4000 năm, có thể khẳng định chắc chắn tại vùng
đất này đã có lớp cư dân cổ. Họ đã biết làm ra các công cụ để chiến đấu, săn


17
bắt thú, sản xuất và dụng cụ sinh hoạt hàng ngày làm bằng đồng, sắt.... Các
nhà khảo cổ học đã nhất trí rằng: đây là di chỉ cư trú và chôn cất của một làng
người Việt cổ tồn tại trong khoảng thời gian 1.000 năm trước công nguyên
đến thế kỷ thứ II hoặc thứ III sau công nguyên. Hiện vật thu được tại các mộ
táng cho thấy cư dân Đông Sơn cổ có đời sống vật chất, tinh thần đa dạng và
phong phú.
* Làng Đông Sơn từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ IX sau công nguyên
Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI sau công nguyên, Đông Sơn thuộc
Cửu Chân, Giao Chỉ bị các triều đại phong kiến Trung Quốc thay nhau đô hộ.
Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ IX sau công nguyên, đất Giao Châu bị
nhà Tuỳ - Đường đô hộ (603 - 907). Vào đời Tuỳ Dạng Đế (niên hiệu đại
nghiệp 605 - 617) khi nhà Đường diệt nhà Tuỳ, Thái thú quận Cửu Chân là Lê
Ngọc (tên húy là Lê Cốc) cùng các con trai, gái đứng lên chống lại nhà
Đường. Ông được nhân dân quận Cửu Chân rất ủng hộ, song thế quân nhà
Đường quá mạnh, cha con ông lần lượt hi sinh. Đặc biệt người con trai thứ 3
tên là Lê Hữu, còn gọi là Chàng Ất Đại Vương, được phong là Tham Xung
Tá Quốc. Có câu chuyện kể rằng: trong trận tử chiến với quân nhà Đường, khi
bị chém rơi đầu, Ngài lắp đầu lại đánh tiếp. Để tưởng nhớ người anh hùng,
khắp vùng Thanh Hóa có tới gần 100 nơi lập đền thờ. Cư dân Trang Đông
Cương Thượng và Đông Cương Hạ (Tiền thân của làng Đông Sơn sau này) đã
xây đền thờ Ngài (Đền Đức Thánh Cả) tại chân núi Voi ở phía Bắc của làng
[9], [22]. Đây cũng là một minh chứng nữa về lớp cư dân Đông Sơn cổ tại

vùng đất này.
* Làng Đông Sơn từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XVIII
Sau khi họ Khúc giành lại độc lập cho Giao Châu từ nhà Đường, Giao
Châu lại bị nhà Hán đô hộ. Năm 938, chiến thắng của Ngô Quyền trên sơng
Bạch Đằng đã nhấn chìm hàng vạn qn Nam Hán, mở ra một thời kỳ độc lập
mới cho nước ta. Triều Ngô tồn tại trong 26 năm (939 - 965).


18
Sau khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất tồn bộ đất
nước, ơng lên ngơi Hồng Đế, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Triều đại nhà Đinh
đã tồn tại trong 12 năm (968 - 980). Tiếp đến triều đại nhà Tiền Lê tồn tại 29
năm (980 - 1009). Tuy sử sách khơng ghi chép song có lẽ trong đoàn quân
của Đinh Bộ Lĩnh và của Lê Hoàn có cư dân Đơng Sơn cổ tham gia (vì Đinh
Bộ Lĩnh là một tướng của Dương Đình Nghệ - Dương Đình Nghệ q làng
Dương Xá cách làng Đơng Sơn một bãi bồi, cịn Lê Hồn lại là người Châu
Ái).
Năm 1010, Lý Cơng Uẩn lên ngơi Hồng Đế, đồng thời quyết định dời
đô từ Hoa Lư về thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Đây là thời kỳ đất nước
hưng thịnh, Phật giáo phát triển vì thế chùa chiền được xây dựng khắp nơi.
Tại vùng đất Đơng Sơn, có một ngôi chùa đã đi vào thơ ca từ rất sớm, đó là
ngơi chùa có tên Bồ Đề Tự (tức chùa làng ngày nay). Theo các câu chuyện
được kể trong Nam Ông Mộng Lục của Hồ Nguyên Trừng và những bài thơ
về chùa Đông Sơn của Phạm Sư Mạnh, Trần Nghệ Tơng thì chùa được cư dân
của hai trang Đơng Cương Thượng và Đơng Cương Hạ xây dựng có thể vào
khoảng cuối thời Lý, đầu thời Trần. Chùa nằm ở phía Bắc làng Đông Sơn,
gần như là trung tâm của hai trang thời ấy. Bồ Đề Tự là nơi thờ cúng, lễ bái
chung của hai trang cho tới thế kỷ XVIII khi thành lập làng Đông Sơn. Bồ Đề
Tự do Quán Viên Quốc Sư trụ trì đầu tiên, sau đó vào khoảng đầu thế kỷ XIV,
người trụ trì thứ hai là nhà sư Phạm Thơng cịn gọi là Tuệ Thơng Đại Sư.

Làng cổ Đông Sơn đã hiện diện và hồi sinh qua hình ảnh của Am Vân
Tự sau đó gọi là Bồ Đề Tự - nơi được xem là chốn du ngoạn tao nhã, gửi gắm
tâm linh, linh thiêng màu nhiệm, qua đó nói lên đời sống văn hóa tinh thần
phát triển cao của người làng Đông Sơn lúc bấy giờ. Người xưa đã từng đúc
kết rằng: “Đất vua Chùa làng, phong cảnh Bụt”, làng có giầu, chùa mới đẹp,
dân có thịnh, Phật mới thiêng. Trong suốt thời kỳ Lê sơ – thời kỳ phát triển
thịnh đạt của xã hội phong kiến Việt Nam, làng cổ Đông Sơn lúc bấy giờ gồm


19
hai trang: Đơng Cương Thượng và Đơng Cương Hạ có đời sống khá sung túc,
đình chùa được tơn tạo và xây dựng thêm.
Đầu thế kỷ XVI, nhà Mạc lật đổ nhà Lê Sơ. Trong cuộc chiến tranh Lê
– Mạc giữa thế kỷ XVI, vùng Ái Châu (Thanh Hóa) lại bị cuốn vào vịng
xốy của chiến tranh. Cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII, sau khi hậu Lê
khôi phục lại vương triều, nước Việt lại được yên bình. Làng cổ Đơng Sơn
hồi sinh, đình chùa, miếu mạo được tu bổ, xây mới thêm; có nhiều đình đền
đã được các vua Lê ban tặng, sắc phong; đền Đức Thánh Cả, tổng cộng có 22
sắc phong từ đời vua Lê Thần Tông (1619 - 1643) đến vua Lê Mẫn Đế (17871789). Cũng khơng thấy tài liệu nào nói cư dân Đơng Sơn sau chiến tranh Lê
– Mạc, còn bao nhiêu người gốc Đơng Sơn cổ đại, có bao nhiêu người nhập
cư mới nhưng có một điều chắc chắn là các thế hệ người Đông Sơn kế tiếp
luôn phát huy truyền thống và sức sống mãnh liệt của một làng quê có từ buổi
ban đầu dựng nước.
Thế kỷ XVIII, khoảng những năm 1740 - 1780, làng Đông Sơn được
lập trên cơ sở quy tụ dân cư của hai trang Đông Cương Thượng và Đơng
Cương Hạ. Làng Đơng Sơn lúc đó thuộc tổng Thọ Hạc, phủ Thiệu Thiên (
được ghi rõ trong các gia phả của các dịng họ làng Đơng Sơn như họ Lương
Trọng, Lương Trí, Lương Bá…).
* Làng Đơng Sơn từ thế kỷ XIX cho đến nay
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX làng Đông Sơn thuộc xã Đơng

Sơn, tổng Thọ Hạc, huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trong sắc phong của
nhà Nguyễn đền Đức Thánh Cả và miếu Nhị có ghi: Đơng Sơn thơn, Đơng
Sơn xã, Đơng Sơn huyện, Thanh Hóa tỉnh).
Từ năm 1945 đến năm 1958 làng Đông Sơn thuộc xã Đông Thọ, huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa [37].
Từ cuối tháng 8/1945 đến năm 1946, Ủy ban lâm thời xã Nam Sơn Thọ
được thành lập [37]. Làng Đơng Sơn thuộc xã Nam Sơn Thọ. Ơng Dương


20
Đình Thúy làng Đơng Sơn giữ chức Phó chủ tịch. Chính quyền trong làng sử
dụng thân hào, thân sĩ vào các công việc như trưởng làng trông coi việc
chung, thôn đội trưởng coi việc an ninh. Để thực hiện tiêu thổ kháng chiến,
rào làng kháng chiến, ở làng Đông Sơn người người tham gia tiêu thổ kháng
chiến quanh thị xã Thanh Hóa. Tất cả mọi người đều tập trung chuẩn bị cho
kháng chiến, một số thanh niên thì tham gia giải phóng qn, tạo ra khí thế nơ
nức lịng qn trong lớp trẻ.
Cuối năm 1947, xã Nam Sơn Thọ sát nhập với xã Đông Thọ lấy tên là
xã Đông Thọ. Đến năm 1957, xã Đông Thọ tách thành 4 xã trong đó làng
Đơng Sơn thuộc xã Đơng Giang (gồm 4 làng: làng Đông Sơn, Nam Ngạn,
Nghĩa Phương, Đông Tân), huyện Đơng Sơn. Theo quyết định số 30/CP của
hội đồng chính phủ ngày 16/3/1963 sáp nhập xã Đông Giang huyện Đông
Sơn và xóm Núi xã Hồng Long huyện Hoằng Hóa vào thị xã Thanh Hóa. Từ
tháng 3/1963 đến tháng 7/1981 làng Đơng Sơn thuộc tiểu khu 3, khu hành
chính Hàm Rồng, thị xã Thanh Hóa [37].
Theo quyết định số 511/CT/UBND tháng 8 năm 1981 của Chủ tịch tỉnh
Thanh Hóa đổi tên tiểu khu 3 Hàm Rồng thành phường Hàm Rồng. Từ tháng
8 năm 1981 đến nay, làng Đông Sơn thuộc phường Hàm Rồng, thành phố
Thanh Hóa [37].
1.3. Đặc điểm kinh tế

1.3.1. Nông nghiệp
Làng Đông Sơn nằm trong đồng bằng sông Mã, dọc sông Mã xuôi cửa
Hới đến biển Sầm Sơn 15km. Về đường bộ, làng Đông Sơn nằm sát ngay
quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam, cách cầu Hàm Rồng chưa đến 1km, cách
trung tâm thành phố Thanh Hoá chưa đến 5km.
Về đường thuỷ, từ làng Đông Sơn, cư dân có thể ngược dịng sơng Mã
giao lưu với các tộc người miền núi anh em ở các huyện Thiệu Hoá, Thọ


21
Xuân, Yên Định, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Lang Chánh, Bá Thước, Quan
Hố, hay xi qua các huyện Hoằng Hố, Quảng Xương để ra biển. Dịng
sơng Mã cũng giúp cho người dân Đông Sơn một lượng lớn nước để tưới tiêu
đồng ruộng, và giao thương.
Dân gian đã từng tổng kết các làng quê có điều kiện để phát triển kinh
tế rất thuận lợi nếu ở vào địa thế: thứ nhất cận thị, thứ nhì cận giang. Làng
Đơng Sơn lại có cả hai lợi thế đó để phát triển kinh tế và giao lưu với người
dân ở mọi miền đất nước một cách dễ dàng.
Do địa thế tụ cư của làng, với địa hình 3 mặt: Bắc, Đơng, Nam là núi
đồi bao bọc, phía Tây thống đãng tuy gần sơng Mã nhưng dịng sơng này
chảy qua làng lại chạy dọc ven theo những ngọn núi phía Đơng làng nên rất
hạn chế trong việc mở rộng việc đánh bắt cá trên sơng, chính vì vậy, Đơng
Sơn được biết đến chủ yếu là một làng q thuần nơng. Diện tích đất ở và đất
khai khẩn thuộc làng Đơng Sơn khoảng 4.000 ha, trong đó có 4/5 là đồi núi,
1/5 là đất canh tác. Với địa hình đa dạng như: có ruộng cấy 2 vụ, 1 vụ, có bãi
bồi, có ruộng vườn trồng hoa màu, có núi đá, đồi đất, có sơng Mã chạy dọc
phía Đông làng rất thuận tiện cho việc trồng trọt, chăn nuôi gia súc. Trên đất
đồi người dân nơi đây thường trồng khoai sắn, đậu; trên đất bãi trồng ngô,
khoai, bắp cải, cà chua, su hào,… Ngồi diện tích trồng lúa hai vụ (đồng
Đơng, đồng Me…), làng Đơng Sơn cịn có diện tích trồng lúa một vụ và một

vụ trồng hoa màu (đồng Ngược, đồng Xuôi, đồng Cách). Ao hồ trong làng
cũng chiếm một diện tích đáng kể được dùng để ni thả cá.
Nghề chính của cư dân làng Đơng Sơn là nghề nông: làm ruộng và
chăn nuôi gia súc. Sản phẩm nông nghiệp của làng cũng rất đa dạng. Lúa có
lúa màu đỏ, tám thơm, lúa nếp. Từ năm 1960 trờ về trước, năng suất chỉ đạt
khoảng từ 150kg – 200kg trên 1 sào trung bộ (tức khoảng 3 tấn/ha). Sau này
có nhiều giống lúa mới có năng suất cao hơn được đưa vào trồng, năng suất


22
đã đạt hơn 5 tấn/ha. Các loại củ, quả, rau của làng Đông Sơn nổi tiếng khắp
xứ Thanh: Sắn, khoai, củ từ, củ đậu, mía, lạc, vừng…Đặc biệt sắn vỏ đỏ, ruột
trắng, củ hình quả mướp hương đã từng được người dân truyền tụng trong câu
thơ:
“ Nhất sắn làng Đông
Nhất bơng làng Vạc”
(Làng Vạc thuộc huyện Thiệu Hố là nơi trồng bơng khá có tiếng)
Nghề dánh bắt cá trên sơng, trên đồng tuy khơng phải là nghề chính
nhưng cũng tạo cho cư dân Đông Sơn đủ lượng thực phẩm trong cuộc sống.
Nghề chăn nuôi gia súc cũng rất được chú trọng. Nhà nào cũng ni ít nhất
một con lợn nái, trên đồi thì chăn thả trâu bị. Có tới 80% hộ có ít nhất một
con trâu hoặc bị, một số hộ thậm chí cịn có nhiều tới hàng chục con. Dê núi
Đông Sơn cũng ngon nổi tiếng khắp vùng. Trước đây dê chỉ nuôi trên núi đá,
hầu như nhà nào cũng nuôi dê, mỗi lần bắt dê là một kỳ công, sau này người
dân không nuôi dê trên núi đá nữa, mà chăn thả trên đồi, tối đưa về chuồng
cạnh nhà để tiện chăm sóc, bảo vệ. Hiện nay số dê được nuôi trong làng
khoảng 500 con. Đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể của người dân làng
Đông Sơn trong thời gian gần đây.
1.3.2. Các nghề thủ công
Tuy không có phường nghề nào, nhưng trước kia một số nghề thủ công

cũng đã được chú trọng phát triển ở làng Đông Sơn như nghề rèn, đan lát và
nghề mộc…
Làng Đông Sơn cũng có nhiều núi đá vơi nên nghề làm đá cũng được
hình thành từ khá sớm. Các loại sản phẩm đá một phần để xây dựng nhà cửa,
các công trình phúc lợi cơng cộng, một phần để nung vơi phục vụ sản xuất
nơng nghiệp, ngồi ra cịn được cung cấp cho các cơng trình xây dựng lớn


23
trong vùng như nhà máy điện, nhà máy phân lân, cơng trình xây dựng cầu
Hàm Rồng (1961 - 1964). Đến thập niên 80 thế kỷ XX, để bảo vệ môi trường
và cảnh quan nơi đây, tỉnh mới cấm khai thác đá, nghề này mới chấm dứt và
thay thế bằng nghề xây dựng.
1.3.3. Thương nghiệp
Nói đến thương nghiệp thì người làng Đông Sơn chủ yếu buôn bán nhỏ,
chạy chợ bán các loại nông sản tại các chợ Quăng, chợ Vườn Hoa, chợ
Mới…Đi chợ người Đơng Sơn cũng có sự sắp xếp hợp lý với từng người, tại
gốc cây Đại cổ thụ dốc cửa Trổng, vào khoảng 4 - 5 giờ sáng ngày có phiên
chợ, các bà các chị đi chợ tập trung ở đây, rồi bắt đầu phân công ai đi chợ
nào, ai ai cũng vui vẻ với sự sắp xếp của tập thể. Mật mía, thuốc lào, thuốc lá
là mặt hàng có giá trị cao thời bấy giờ, các nhà bn đến tận nhà mua. Thuốc
lá Đơng Sơn có tiếng thơm ngon, sợi nhỏ đều vàng óng như tơ. Xưa kia nhà
nào có 2 – 3 chum thuốc lá, mật mía là được liệt vào loại giầu có. Làng Đơng
Sơn có kiểu thắt giắng đặc biệt, khơng lẫn với vùng nào được, đi chợ tìm
người Đơng Sơn, nhìn qua đơi giắng là có thể biết ngay. Giắng Đơng Sơn
được thắt bằng song mây, tám sợi, bốn đôi dây, đầu tết kép hình quả trám,
dưới đầu giắng có miếng lót da bò, nên gọi là giắng đầu Đa (da).
1.4. Cơ cấu tổ chức của làng cổ Đông Sơn
1.4.1. Cơ cấu tổ chức làng cổ Đơng Sơn trước năm 1945
Như đã nói ở phần các giai đoạn phát triển của làng, vào những năm

1740 - 1780, làng Đông Sơn được lập trên cơ sở quy tụ dân cư của hai trang
Đông Cương Thượng và Đơng Cương Hạ. Làng Đơng Sơn lúc đó thuộc tổng
Thọ Hạc, phủ Thiệu Thiên ( được ghi rõ trong các sắc phong của các dịng họ
làng Đơng Sơn). Cho đến nay chưa phát hiện được tài liệu ghi nhận cách thức
tổ chức xã hội và quản lý hành chính của làng trong thời kỳ này. Một số sắc
phong của triều Nguyễn từ vua Thiệu Trị năm thứ 6 (1846) đến vua Khải


×